Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Ảnh hưởng của thức ăn và khẩu phần ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá trê vàng (clarias macrocephalus) giai đoạn bột lên giống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (470.96 KB, 32 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ SỐ: D620301

ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN
VÀ KHẨU PHẦN ĂN LÊN TĂNG TRƯỞNG
VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ TRÊ VÀNG
GIAI ĐOẠN BỘT LÊN GIỐNG

Sinh viên thực hiện
LÊ THỊ GẮM
Lớp NTTS K6
MSSV: 1153040020

Cần Thơ, 2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ SỐ: D620301

ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN
VÀ KHẨU PHẦN ĂN LÊN TĂNG TRƯỞNG


VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ TRÊ VÀNG
GIAI ĐOẠN BỘT LÊN GIỐNG

Cán bộ hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

Ths. TRẦN NGỌC TUYỀN

LÊ THỊ GẮM
Lớp NTTS K6
MSSV: 1153040020

Cần Thơ, 2015
i


XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Khóa luận: “Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn và khẩu phần ăn khác nhau lên tăng
trưởng và tỷ lệ sống của cá trê vàng giai đoạn bột lên giống”.
Sinh viên thực hiện: LÊ THỊ GẮM
Lớp: Đại học NTTS K6
Khóa luận đã được hoàn thành theo góp ý của Hội đồng chấm khóa luận ngày 15/6/2015.

Cần Thơ, ngày… tháng…năm 2015
Cán bộ hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

ThS. TRẦN NGỌC TUYỀN


LÊ THỊ GẮM

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

…………………………………………

ii


LỜI CẢM TẠ
Sau hơn 6 tháng thực hiện khóa luận tốt nghiệp, tại khu vực An Phú, Phường Phú Thứ,
Quận Cái Răng TP Cần Thơ, áp dụng những kiến thức đã học kết hợp với kinh nghiệm
thực tế, nay khóa luận đã được chỉnh sửa và hoàn thành.
Trước hết, xin cám ơn gia đình, cám ơn cha mẹ, anh chị và những người thân đã ủng hộ và
động viên tôi rất nhiều trong suốt thời gian học tập.
Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến cô Trần Ngọc Tuyền đã dành thời gian
tận tình hướng dẫn, cung cấp nhiều kiến thức quý báu và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi
trong thời gian thực hiện khóa luận.
Xin chân thành cảm ơn thầy Tạ Văn Phương - cố vấn lớp nuôi trồng thủy sản khóa 6 đã tận
tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập.
Xin chân thành cảm ơn tất cả quý Thầy Cô - Khoa Sinh học ứng dụng - Trường Đại học
Tây Đô đã tận tình dạy bảo, truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời
gian học tập và tạo mọi điều kiện thuận lợi để khóa luận được hoàn thành, xây dựng hành
trang để tôi bước vào cuộc sống sau này.
Cuối cùng xin cám ơn các bạn lớp Nuôi trồng thủy sản K6 đã giúp đỡ và động viên tôi
hoàn thành khóa luận.
Tôi xin chân thành cám ơn và ghi nhớ!

iii



TÓM TẮT
Đề tài “Ảnh hưởng của thức ăn và khẩu phần ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá trê
vàng (Clarias macrocephalus) giai đoạn bột lên giống” được thực hiện nhằm xác định hàm
lượng đạm và khẩu phần ăn phù hợp cho cá trê vàng khi ương cá giai đoạn bột lên giống.
Đề tài gồm hai thí nghiệm và được tiến hành trên hệ thống gồm 18 bể, với thể tích nước là
25 lít/bể và mật độ 5 con/lít. Mỗi TN gồm 3 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức lặp lai 3 lần
trong thời gian 10 tuần. Hệ thống ương của hai thí nghiệm được bố trí trong nhà có máy
che và có sục khí liên tục.
Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của thức ăn có hàm lượng đạm khác nhau lên tăng trưởng và tỷ
lệ sống của cá trê vàng trong giai đoạn từ bột lên giống. Cá được cho ăn 30N (NT1), 35N
(NT2) và 40N (NT3). Kết quả, tỷ lệ sống cá ở NT3 là 94,9% cao hơn và khác biệt có ý
nghĩa (p < 0,05) so với tỷ lệ sống của cá ở 2 nghiệm thức còn lại. Bên cạnh đó sự tăng
trưởng về chiều dài và khối lượng cá đạt cao nhất ở NT3 lần lượt là 76,6 mm và 4.874 mg.
Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của khẩu phần thức ăn khác nhau lên tăng trưởng và tỷ lệ sống
của cá trê vàng trong giai đoạn từ bột lên giống. Cá ở các nghiệm thức được cho ăn cùng
loại thức ăn là 40N. Khẩu phần ăn theo khối lượng thân ở cá NT lần lượt là: 10% (NT1),
15% (NT2), 20% (NT3). Kết quả, tỷ lệ sống cá đạt cao nhất ở nghiệm thức cho cá ăn với
khẩu phần 20% là 93,1% và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với tỷ lệ sống của
cá ở 2 nghiệm thức còn lại. Ngoài ra sự tăng trưởng về chiều dài và khối lượng của cá ở
NT3 cũng đạt cao hơn so với các chỉ tiêu tương ứng của cá ở các NT còn lại.
Tóm lại: khi ương cá trê vàng giai đoạn từ bột lên giống với hàm lượng đạm khác nhau thì
thức ăn 40N sẽ thích hợp cho cá (khi cho ăn theo nhu cầu). Ở thí nghiêm ương cá trê vàng
với khẩu phần ăn khác nhau thì khẩu phần 20% khối lượng thân sẽ cho kết quả tốt (đối với
thức ăn 40N).
Từ khóa: Tỷ lệ sống; tăng trưởng; mật độ; thức ăn; khẩu phần; hàm lượng đạm.

iv



MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ ............................................................................................................... ...i
TÓM TẮT .................................................................................................................... ..ii
MỤC LỤC .................................................................................................................... .iii
DANH SÁCH HÌNH ................................................................................................... viii
DANH SÁCH BẢNG ................................................................................................... vi
CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................... 1
1.1 Giới thiệu ................................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................... 1
1.3 Nội dung nghiên cứu .................................................................................................. 1
CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ........................................................................ 3
2.1 Đặc điểm sinh học của cá trê vàng ............................................................................. 3
2.1.1 Phân loại ........................................................................................................... 3
2.1.2 Đặc điểm hình thái ............................................................................................ 3
2.1.3 Đặc điểm phân bố và môi trường sống .............................................................. 4
2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng ........................................................................................ 4
2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng ........................................................................................ 4
2.1.6 Đặc điểm sinh sản ............................................................................................. 4
2.2 Các công trình nghiên cứu về ương cá trê .................................................................. 5
2.3 Nhu cầu dinh dưỡng của một số loài cá trê ................................................................. 5
2.4 Vai trò của thức ăn công nghiệp trong ương nuôi cá................................................... 6
CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................. 8
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài........................................................................ 8
3.2 Vật liệu và thiết bị dùng trong nghiên cứu .................................................................. 8
3.2.1 Vật liệu và thiết bị............................................................................................. 8
3.2.2 Đối tượng và nguồn cá thí nghiệm .................................................................... 8
3.2.3 Thức ăn dùng trong ương cá ............................................................................. 8
3.2.4 Hóa chất sử dụng .............................................................................................. 9
3.3 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 9

v


3.3.1 Phương pháp bố trí............................................................................................ 9
3.3.1.1 Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của thức ăn có hàm lượng đạm khác nhau . ..9
3.3.1.2 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của khẩu phần thức ăn khác nhau………....10
3.3.2 Phương pháp chăm sóc và quản lý .................................................................. 10
3.3.3 Phương pháp thu và phân tích mẫu ................................................................. 10
3.3.3.1 Một số chỉ tiêu môi trường .................................................................. 10
3.3.3.2 Một số chỉ tiêu của cá thí nghiệm........................................................ 10
3.4 Phần mềm xử lý số liệu và viết bài ........................................................................... 12
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................. 13
4.1 Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của thức ăn có hàm lượng đạm khác nhau ....................... 13
4.1.1 Các yếu tố môi trường của thí nghiệm 1 ......................................................... 12
4.1.2 Ảnh hưởng của thức ăn có hàm lượng đạm khác nhau ................................... 14
4.1.2.1 Sự tăng trưởng về khối lượng của cá trê vàng ..................................... 14
4.1.2.2 Sự tăng trưởng về chiều dài của cá trê vàng........................................ 14
4.1.3 Tỷ lệ sống của cá khi được cung cấp thức ăn có hàm lượng đạm khác nhau ... .15
4.1.4 Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) của cá trê vàng .................................................. 16
4.2 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của khẩu phần ăn khác nhau .......................................... 17
4.2.1 Các yếu tố môi trường của thí nghiệm 2.......................................................... 17
4.2.2 Ảnh hưởng của khẩu phân ăn khác nhau lên tăng trưởng của cá trê vàng ....... 18
4.2.2.1 Sự tăng trưởng về khối lượng của cá trê vàng ...................................... 18
4.2.2.2 Sự tăng trưởng về chiều dài của cá trê vàng......................................... 18
4.2.3 Ảnh hưởng của khẩu phần ăn khác nhau lên tỷ lệ sống của cá trê vàng ........... 19
4.2.4 Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) .......................................................................... 20
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ................................................................. 21
5.1 Kết luận ................................................................................................................... 21
5.2 Đề xuất .................................................................................................................... 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 22

PHỤ LỤC A: THÍ NGHIỆM 1..................................................................................... A
PHỤ LỤC B: THÍ NGHIỆM 2 .................................................................................... M
PHỤ LUC C: KẾT QUẢ XỬ LÝ THỐNG KÊ ........................................................... X
vi


DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1 Hình thái bên ngoài của cá trê vàng……………………………………………..3
Hình 3.2 Thức ăn dùng trong thí nghiệm ………………………………………………....8

DANH SÁCH BẢNG
Bảng 3.1 Thành phần của thức ăn công nghiệp sử dụng trong nghiên cứu……………….9
Bảng 4.1 Một số yếu tố môi trường của thí nghiệm 1 .................................................... 14
Bảng 4.2 Sự tăng trưởng về khối của cá trê vàng ở TN1 ................................................ 15
Bảng 4.3 Sự tăng trưởng về chiều dài của cá trê vàng ở TN1 ........................................ 16
Bảng 4.4 Tỷ lệ sống của cá trê vàng ở TN1 .................................................................... 16
Bảng 4.5 Hệ số tiêu tốn thức ăn của cá trê vàng ở TN1 .................................................. 17
Bảng 4.6 Một số yếu tố môi trường của TN 2 ............................................................... 18
Bảng 4.7 Sự tăng trưởng khối lượng của cá ở TN2 ....................................................... 19
Bảng 4.8 Sự tăng trưởng về chiều dài của cá ở TN2 ....................................................... 19
Bảng 4.9 Tỷ lệ sống của cá trê vàng ở TN2 .................................................................... 20
Bảng 4.10 Hệ số tiêu tốn thức ăn của cá trê vàng ở TN2 ................................................ 21

vii


CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng trọng điểm sản xuất thủy sản, hàng năm

cung cấp trên 52% sản lượng thủy sản cả nước (28/01/2015). Năm 2014, vùng ĐBSCL
có diện tích nuôi thủy sản gần 800.000 ha sản lượng đạt trên 2,4 triệu tấn, có hệ thống
sông ngòi chằng chịt đa dạng về loại hình thủy vực, đó chính là những điều kiện thuận lợi
cho nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi trồng thủy sản nước ngọt với diện tích khoảng
450.000 ha (Tổng cục thủy sản năm 2014). Hiện nay, thủy sản đã trở thành một trong
những ngành kinh tế mũi nhọn của vùng và cả nước.
Trong những năm qua, nuôi trồng thủy sản nước ngọt đã phát triển với nhiều giống loài
cá đồng rô, cá sặc rằn, cá trê, cá lóc… Trong đó, cá trê vàng (Clarias macrocephalus) là
một trong những loài có giá trị kinh tế. Gần đây, phong trào nuôi cá trê vàng cũng đã phát
triển rộng đến một số tỉnh thành phía Bắc. Cá trê vàng có đặc điểm dễ nuôi, chịu đựng tốt
với điều kiện khắc nghiệt của môi trường và có giá trị dinh dưỡng cao. Cá trê vàng là loài
cá ăn tạp, thức ăn dễ tìm, sử dụng được các phế phẩm nông nghiệp… (Dương Nhựt
Long, 2004), chính những đặc điểm trên nên cá trê vàng đã trở thành đối tượng thu hút
được nhiều người nuôi quan tâm.
Bên cạnh với điều kiện phát triển đó thì hiện nay nghề nuôi cá trê cũng đang gặp một số
khó khăn như: chất lượng con giống hàng năm chưa đảm bảo, chưa chủ động đáp ứng
cho người nuôi. Dịch bệnh ngày càng phổ biến như bệnh nhầy da, bệnh trắng da khoang
thân (khi mắc bệnh cá bột thường nổi trên mặt nước, da bị loét). Hệ thống ao nuôi chưa
hoàn thiện, thiếu ao chứa, ao xử lý nước thải dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường
nước, giá thức ăn tăng, hiệu quả ương nuôi còn thấp… Trong ương nuôi cá, thức ăn cũng
đóng vai trò quyết định đến sự thành công, do đó việc tìm và xác định thức ăn có độ đạm
và khẩu phần ăn phù hợp là yếu tố cần thiết nhằm nâng cao tỷ lệ sống và chất lượng cá
giống, giảm giá thành sản xuất nhằm phục vụ nhu cầu người nuôi (Nguyễn Thanh
Phương, 2004). Xuất phát từ những vấn đề trên, đề tài “Ảnh hưởng của thức ăn và
khẩu phần ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá trê vàng giai đoạn bột lên giống”
được tiến hành.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Xác định hàm lượng đạm và khẩu phần ăn phù hợp cho cá trê vàng khi ương cá giai đoạn
bột lên giống.
Bổ sung thêm một số thông tin kỹ thuật về ương cá trê vàng giai đoạn cá bột lên cá giống.

1.3 Nội dung nghiên cứu
(i) Theo dõi một số chỉ tiêu như nhiệt độ và pH trong hệ thống thí nghiệm.
1


(ii) So sánh ảnh hưởng của hàm lượng đạm khác nhau lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của
cá trê vàng giai đoạn từ bột lên giống.
(iii) So sánh ảnh hưởng của khẩu phần ăn khác nhau lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá
trê vàng giai đoạn từ bột lên giống.
.

2


CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học của cá trê vàng
2.1.1 Phân loại
Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993), cá trê vàng thuộc:
Bộ: Siluriformes
Họ: Clariidae
Giống: Clarias
Loài: Clarias macrocephalus (Gunther, 1864)
Tên tiếng anh: Yellow catfish
Tên tiếng Việt: Cá trê vàng
2.1.2 Đặc điểm hình thái
Cá trê vàng là loài có đầu to, rộng, dẹp bằng. Thân thon dài, dẹp dần về phía đuôi, xương
sọ nổi lên rõ ràng. Mặt lưng của thân và đầu có màu xám đến nâu đen và nhạt dần xuống
bụng. Bụng và mặt dưới của đầu có màu vàng. Trên mỗi bên có khoảng 10 chấm nhỏ
màu trắng nằm vắt ngang. Miêng cận dưới, không co duỗi được, rạch miệng thẳng, nằm

ngang, có 4 đôi râu: 1 đôi râu mũi, 1 đôi râu mép và 2 đôi râu cằm dưới. Râu mép to và
dài hơn các đôi râu khác. Mắt nhỏ, nằm gần mặt lưng của đầu và nằm gần chót mõm hơn
điểm cuối của nắp mang. Đầu có hai lỗ thóp, một lỗ nằm phía sau đường ngang nối hai
mắt, còn lỗ còn lại nằm phía trước gốc mấu xương chẩm. Lỗ mang hẹp, nằm ở mặt bụng
của đầu, xương nắp mang kém phát triển. Thân thon dài phần trước tròn phần sau mỏng,
dẹp dần, cuống đuôi ngắn. Vây đường bên chạy từ mép trên của lỗ mang và chấm dứt ở
điểm giữa gốc vây đuôi. Vây hậu môn rất dài phần cuối gần chạm gốc vây đuôi. Gai vây
ngực cứng, nhọn, cả hai điều có răng cưa hướng xuống gốc, xương vây ngực lộ hẳn ra
ngoài. Cơ gốc vây phát triển, phủ bên lên phần phía ngọn các tia vây (Trương Thủ Khoa
và Trần Thị Thu Hương, 1993).

Hình 2.1 Hình thái bên ngoài của cá trê vàng (nguồn tự chụp)
3


2.1.3 Đặc điểm phân bố và môi trường sống
Cá trê vàng là loài sống trong môi trường nước ngọt ở vùng khí hậu nhiệt đới tập trung
chủ yếu ở các quốc gia như Malaysia, Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam. Cá được tìm
thấy trong các thủy vực như mương vườn, ao, đìa, đầm lầy và cả trong ruộng lúa (Trương
Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993).
Các loài cá trê nói chung đều chịu đựng tốt với môi trường khắc nghiệt như ao tù, nơi có
hàm lượng oxy thấp vì cơ thể cá trê có cơ quan hô hấp phụ gọi là “hoa khế” giúp cá hô
hấp được là nhờ khí trời (Dương Nhựt Long, 2004).
Theo Đoàn Khắc Độ (2008), cá nuôi được ở nhiệt độ cao và môi trường nhiễm bẩn, thích
nghi với môi trường nước có nhiệt độ biến đổi rộng 11 - 39 0C; pH thấp từ 4,5 - 9,5; nước
lợ có nồng độ muối thấp.
2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng
Cá mới nở từ trứng do có túi noãn hoàng nên không ăn thức ăn bên ngoài. Sau 48 giờ cá
mới tiêu hết noãn hoàng, cá bột nở từ ngày thứ ba trở đi ăn được trứng nước và có thể ăn
được giáp xác nhỏ. Cá có kích thước 4 - 6 cm cá có thể ăn được trùn chỉ, từ cỡ 4 - 6 cm

trở đi cá có thể ăn được ruốc, cá, tép, côn trùng, các phụ phế phẩm như đầu vỏ tôm và các
thức ăn khác như cám, bắp, bột cá (Bạch Thị Huỳnh Mai, 2006).
Cá trê có đặc tính ăn tạp, thức ăn chủ yếu là động vật. Trong tự nhiên cá trê ăn côn trùng,
giun đất, tôm, cua, cá… ngoài ra trong điều kiện ao nuôi cá trê còn ăn các phụ phẩm từ
trại chăn nuôi, nhà máy chế biến thủy sản, chất thải từ lò mổ (Dương Nhựt Long, 2003).
Khả năng sử dụng và tiêu hóa thức ăn chế biến của cá trê cũng rất cao (Nguyễn Văn
Kiểm, 2004).
2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng
Cá trê vàng có kích thước nhỏ, tốc độ tăng trưởng của cá trê vàng ở mức trung bình. Ở
giai đoạn từ cá bột đến cá giống cá tăng trưởng nhanh về chiều dài. Theo Đoàn Khắc Độ
(2008), kích thước cá từ 15 cm thì trọng lượng cá tăng nhanh hơn. Ngoài ra cá còn có thể
sống trong môi trường nước hơi phèn và trong điều kiện nước hơi lợ (độ mặn 5 ‰). Cá
phát triển trong môi trường có độ pH khoảng 5,5 - 8,0 (Bạch Thị Huỳnh Mai, 2006).
Trong tự nhiên cá đạt 1 năm tuổi có khối lượng trung bình từ 400 - 500 g/con, (Phạm
Văn Khánh và Lý Thị Thanh Loan, 2004). Sức lớn của cá phụ thuộc vào mật độ thả nuôi,
số lượng và chất lượng thức ăn được cung cấp, điều kiện ao nuôi (Từ Thanh Dung và
Trần Thị thanh Hiền, 1994).
2.1.6 Đặc điểm sinh sản
Ngoài tự nhiên, cá trê vàng có thể sinh sản quanh năm, cá thành thục lần đầu khi 8 đến 10
tháng tuổi và có khả năng sinh sản. Theo Dương Nhựt Long (2004), mùa vụ sinh sản của
cá trê bắt đầu từ mùa mưa từ tháng 4 - 9 tập trung vào tháng 5 - 7. Trong điều kiện nuôi
thích hợp cá có thể sinh sản từ 4 - 6 lần. Nhiệt độ đảm bảo để cá sinh sản từ 25 - 32 0C.
4


Sau khi cá sinh sản xong ta có thể nuôi vỗ tái thành thục khoảng 30 ngày thì cá có thể
tham gia sinh sản trở lại. Sức sinh sản của cá trê vàng từ 60.000 - 80.000 trứng/kg cá cái.
Đường kính trứng 1,1 - 1,2 mm, trứng cá có màu nâu nhạt, vàng nâu. Trứng cá trê thuột
loại trứng dính và có tập tính làm tổ dọc theo bờ ao, mương nuôi có mực nước khoảng
0,3 - 0,5. Cá thường đẻ vào ban đêm và thường rộ nhất vào gần sáng và nhiệt độ thích

hợp cho sự sinh sản của cá trê là 28 - 30 0C (Nguyễn Văn Kiểm, 2004).
2.2 Các công trình nghiên cứu về ương cá trê
Theo Nguyễn Văn Mãi (2011), nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau lên
tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá trê vàng lai. Thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức: cho cá ăn
hoàn toàn bằng trùn chỉ (NT1); cho cá ăn bằng thức ăn công nghiệp (NT2); và cho cá ăn
tép xay (NT3). Sau 30 ngày TN đạt kết quả: Tỷ lệ sống cá cao nhất ở thí NT1 là 89,0%
và khác biệt thống kê (p < 0,05) so với tỷ lệ sống của cá ở 2 nghiệm thức còn lại. Bên
cạnh đó, khi phân tích về tăng trưởng chiều dài và khối lượng cá, tác giả cũng đã khẳng
định ở nghiệm thức cho cá ăn hoàn toàn bằng trùn chỉ thì khối lượng cá đạt 1.280g và
chiều dài 42,33 mm, cá đều lớn hơn so với cá ở NT2 và NT3.
Theo Danh Thanh Tùng (2006), nghiên cứu việc thay thế Moina bằng thức ăn viên và so
sánh các loại thức ăn khác nhau lên mức tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá trê vàng giai
đoạn từ cá bột lên cá hương đã đưa ra một số kết quả: ở NT cá được cho ăn bằng trùn chỉ
thì đạt mức tăng trưởng chiều dài là 29,33 mm, tăng trưởng khối lượng là 230 g và tỷ lệ
sống đạt 82% cao hơn các giá trị tương ứng nghiệm thức cho cá ăn thức ăn viên đạt giá
trị lần lượt là 10,67 mm; 270 mg; 30,67%. Mặc khác, tác giả cũng đã khẳng định việc
thay thế Moina bằng thức ăn viên kể từ ngày thứ 4 trở đi sẽ làm giảm chi phí ương đồng
thời vẫn đạt được hiệu quả kinh tế.
Mật độ là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới tỷ lệ sống và tốc độ tăng
trưởng của cá trê vàng lai. Theo Trần Thị Hoài Thương (2011), kết quả đạt được là sự
tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá giảm dần theo mật độ ương nghĩa là ương ở mật độ càng
cao thì tốc độ tăng trưởng của cá chậm và ương ở mật độ thấp cá tăng trưởng nhanh hơn.
Cá ương ở mật độ 2,5 con/lít đạt tỷ lệ sống là 88,7%, tốc độ tăng trưởng chiều dài đạt
50,9mm và tăng trưởng khối lượng đạt 178,5g đạt cao nhất so với nghiệm thức ương cá
với mật độ 3,75 con/lít có giá trị lần lượt là 84,9%; 46,8 mm; 142,5g và nghiệm thức
ương cá 5 con/lít có giá trị tương ứng là 74,3%; 43,3 mm và 1.085 mg.
2.3 Nhu cầu dinh dưỡng của một số loài cá
Theo Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn, 2004), nhu cầu về đạm của đông vật
thủy sản khoảng 25 - 55% cao hơn nhiều so với gia súc gia cầm. Vì vậy trong chế biến
thức ăn thủy sản thì nguồn nguyên liệu cung cấp chất đạm luôn là yếu tố được quan tâm

đầu tiên. Thường thì nguồn nguyên liệu cung cấp đạm có hạm lượng lớn hơn 30% tuy
thuộc vào nguồn gốc đạm động vật hay thực vật. Nhu cầu đạm tối ưu của loài cá da trơn
dao động từ 25 - 45% và thường từ 30 - 35% đạm trong thức ăn tự nhiên.
5


Võ Văn Nhứt (2012), xác định nhu cầu protein của cá trê vàng (Clarias macrocephalus
Giinther, 1864) giai đoạn giống. Thí nghiệm gồm 6 nghiệm thứ và mỗi nghiệm thức có
hàm lượng đạm tăng dần từ 25N - 50N. Sau 7 tuần thí nghiệm thì tỷ lệ sống của cá dao
động trong khoảng 67,78% - 100%. Cá tăng trưởng tối đa ở hàm lượng protein là 46,05N,
khoảng protein thích hợp cho cá tăng trưởng tốt là 39,8N - 41,9N. Hệ số FCR thấp nhất ở
nghiệm thức 45N (1,06). Hiệu quả sử dụng protein dao động trong khoảng 1,64N - 2,54.
Hàm lượng protein của cá sau thí nghiệm tăng dần giữa các nghiệm thức từ 25N - 50N.
Một nghiên cứu của Meenakshi Jindal (2011) khi cho cá trê trắng (Clarias batrachus)
giống ăn thức ăn với các hàm lượng protein khác nhau. Kết quả tốc độ tăng trưởng cao
nhất với hàm lương protein là 40,2%.
Theo Mollah and Alam (1990) khi cho cá trê trắng giống (0,9 - 1,1g) ăn thức ăn có hàm
lượng đạm, lipid được duy trì ở mức 40% và 9,3% với các mức carbohydrate khác nhau.
Kết quả cho thấy hàm lượng carbohydrate tối ưu cho cá trê trắng nằm trong khoảng 15 20%.
Kết quả nhiên cướu tăng trưởng của Murthy và Naik (1999) trên cá trê phi (Clarias
gariepinus) với thức ăn có hai mức protein là 30%, 35% và hai mức lipid 12%, 18%. Kết
quả cho thấy với hàm lượng 34,6% protein và 12,1% lipid tốc độ tăng trưởng của cá đạt
cao nhất.
2.4 Vai trò của thức ăn công nghiệp trong ương nuôi cá
Thức ăn là vật chất chứa đựng chất dinh dưỡng mà động vật có thể ăn, tiêu hóa và hấp
thụ được các chất dinh dưỡng đó để duy trì sự sống, xây dựng cấu trúc cho cơ thể (Trần
Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn, 2009).
Hiện nay có nhiều nghiên cứu về ương nuôi cá trê vàng bằng nhiều loại thức ăn khác
nhau như thức ăn tươi sống thức ăn tự nhiên và thức ăn công nghiệp. Nhưng nhìn chung
việc ương nuôi cá trê vàng bằng thức ăn công nghiệp chưa được nghiên cứu sâu trong khi

hiện nay thức ăn công nghiệp có thể thay thế thức ăn tương sốngvà thức ăn tự chế với
lượng thức ăn thấp nhưng đạt tỷ lệ sống cao, vừa chủ động được nguồn thức ăn với số
lượng lớn, vừa chủ động được tính thời vụ góp phần nâng cao sản lượng nuôi. Theo
Phạm Hiếu Ngởi (2014), nếu nuôi 1 kg cá trê vàng thương phẩm bằng thức ăn tự chế phải
tốn đến 4,0 kg thức ăn, trong khi đó thức ăn công nghiệp chỉ tốn 1,21 kg nên sẽ giảm
được giá thành sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế. Ngoài ra, trong nuôi thương phẩm cá trê
vàng ở nghiệm thức sử dụng thức ăn công nghiệp có tỷ lệ sống là 85,2% cao hơn so với
nghiệm thức sử dụng thức ăn tự chế là 83,1%. Qua đó cho thấy việc sử dụng thức ăn
công nghiệp trong nuôi thương phẩm cá trê vàng đang mang lại hiệu quả cao hơn so với
thức ăn tự chế.
Mặt khác, thức ăn công nghiệp có giá trị dinh dưỡng cao, có thể bảo quản được lâu, chi
phí bảo quản và vận chuyển đơn giản, sử dụng thức ăn công nghiệp sẽ giảm rủi ro cho cá
bột do ít nhiễm vi sinh vật gây bệnh và đặc biệt là hiệu quả sử dụng thức ăn cao do thức
6


ăn chậm tan trong nước và hạn chế ô nhiễm môi trường nuôi (Trần Thị Thanh Hiền và
Nguyễn Anh Tuấn, 2009). Khi cho cá ăn bằng thức ăn công nghiệp phải chọn kích cỡ
viên thức ăn phù hợp với miệng cá. Cần bổ sung thêm vitamin, khoáng chất giúp cá khỏe
mạnh, tăng sức đề kháng.
Thức ăn công nghiệp cân bằng dinh dưỡng thường chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết
yếu như đạm, vitamin và khoáng chất đáp ứng nhu cầu sinh trưởng tối ưu, cho cá nuôi.
Hầu hết các loại thức ăn chế biến hiện nay được nông dân sử dụng điều thuộc loại thức
ăn này. Hàm lượng protein thường chiếm 18 - 50%, chất béo 10 - 25%, đường 15 - 20%,
tro nhỏ hơn 8,5%, photpho tổng số nhỏ hơn 1,5%, độ ẩm nhỏ hơn 10%, ngoài ra còn có
bổ sung thêm vitamin và khoáng chất. Cá nuôi ở mật độ cao, đòi hỏi thức ăn có chất
lượng tốt, đầy đủ dinh dưỡng nhằm đảm bảo sinh trưởng nhanh và khỏe mạnh
(www.rial.org/modules/news/).

7



CHƯƠNG 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện
Đề tài được thực hiện từ tháng 01 năm 2015 đến tháng 6 năm 2015 tại trại giống thủy
sản, khu vực An Phú, phường Phú Thứ, quận Cái Răng TP Cần Thơ.
3.2 Vật liệu và thiết bị dùng trong nghiên cứu
Thiết bị gồm có: máy bơm nước; cân điện tử; bể xi măng (2,5m x 2,0m x 1,0m); ao đất
lót bạt (8,0m x 4,0m x 0,8m); thùng nhựa có thể tích 30 lít, thau, vợt...
Một số vật liệu cần thiết khác phục vụ cho quá trình nghiên cứu.
3.2.2 Đối tượng và nguồn cá thí nghiệm
Cá dùng trong thí nghiệm là cá trê vàng, giai đoạn cá khoảng 10 ngày tuổi, có giá trị
trung bình về chiều dài và khối lượng lần lượt là: 12,5 mm và 18,1 mg.
Nguồn cá thí nghiệm được mua về từ trại cá giống lộ 91B, khu dân cư Hồng Phát, Thành
phố Cần Thơ.
3.2.3 Thức ăn dùng trong ương cá

Hình 3.2: Thức ăn dùng trong thí nghiệm (Nguồn: tự chụp)
Thức ăn sử dụng cho cá trê vàng trong hệ thống thí nghiệm là thức ăn công nghiệp được
mua về từ cùng một công ty có độ đạm lần lượt là 30N, 35N và 40N (Bảng 3.1).
Bảng 3.1 Thành phần của thức ăn công nghiệp sử dụng trong nghiên cứu
Thức ăn
Thức ăn 30N
Thức ăn 35N
Thức ăn 40N

Protein
30,0
35,0

40,0

Thành phần phần trăm (%)
Lipid

5,00
7,00
5,00
9,00
8,00
6,00

8

Độ ẩm
11,0
11,0
11,0


3.2.4 Hóa chất sử dụng
Hóa chất dùng trong thí nghiệm gồm có thuốc lắng (polyaluminium cholride sulfate - có
công thức [Al(OH)xCly]n,với n > 4 và x + y = 3); chlorine (Nhật); test pH (Đức).
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp bố trí
Chuẩn bị nguồn nước thí nghiệm: Trước khi bố trí thí nghiệm nước được bơm vào bể
xi măng, nguồn nước sử dụng trong suốt quá trình thí nghiệm là nước sông đã qua xử lý
bằng thuốc lắng với liều lượng 8 - 10 g/m3 nước. Khuấy mạnh đều trong 2 - 5 phút, để
lắng khoảng 30 phút trước khi sử dụng.
Chuẩn bị thùng ương: Các thùng dùng để ương cá được rửa thật sạch, ngâm chlorine

nồng độ 10 ppm và sụ khí mạnh trong 24 giờ để sát khuẩn, Sử dụng bộ test kits để kiểm
tra nồng độ chlorine trong nước, sau đó cấp vào mỗi thùng ương 25 lít nước.
Chuẩn bị ao dưỡng cá: Ao đất có diện tích 24m2 được lót bạt, có lưới bao xung quanh
tránh trường hợp cá nhảy ra ngoài, đồng thời hạn chế địch hại tấn công.
Chuẩn bị nguồn nước: Trước khi thả cá 3 - 4 ngày, tiến hành cấp nước vào ao nuôi
dưỡng, ngâm và bơm xả ao từ 3 - 5 lần nhằm loại bỏ bớt mùi hôi của bạt. Sau đó bơm
nước vào với mực nước là 0,8m.
Nguồn thức ăn cho cá: Trước khi thả cá, tiến hành gây nuôi thức ăn tự nhiên bằng cách
bổ sung Moina vào bể đồng thời sử dụng bột cá đã ủ để duy trì Moina trong suốt thời
gian ương dưỡng cá.
Nguồn cá trê bột vừa tiêu hết noãn hoàng được ương dưỡng trong ao đất lót bạt đã được
gây nuôi thức ăn tự nhiên, tập cho cá làm quen với điều kiện môi trường, trong 3 ngày
đầu cho cá ăn Moina và lòng đỏ trứng gà, bắt đầu từ ngày thứ 4 tập cho cá làm quen với
thức ăn công nghiệp cho đến khi cá được 10 ngày tuổi, sau đó tiến hành bố trí cá vào các
thùng ương đã được chuẩn bị sẵn.
Tiêu chuẩn lựa chọn nguồn cá có chất lượng tốt: kích cỡ đồng đều, khỏe mạnh màu sắc
sáng, không dị tật.
3.3.1.1 Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của thức ăn có hàm lượng đạm khác nhau lên tăng
trưởng và tỷ lệ sống của cá trê vàng trong giai đoạn từ bột lên giống
Thí nghiệm được tiến hành trong các thùng nhựa đã được chuẩn bị sẵn. Cá thí nghiệm
được ương với mật độ ương 5 con/lít và có sục khí liên tục, trong 10 tuần. TN gồm 3 NT
với thức ăn cung cấp có hàm lượng đạm khác nhau mỗi NT được lặp lại 3 lần như sau:
Nghiệm thức 1: Cho cá ăn thức ăn với hàm lượng đạm 30N
Nghiệm thức 2: Cho cá ăn thức ăn với hàm lượng đạm 35N
Nghiệm thức 3: Cho cá ăn thức ăn với hàm lượng đạm 40N
9


3.3.1.2 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của khẩu phần thức ăn khác nhau lên tăng trưởng
và tỷ lệ sống của cá trê vàng trong giai đoạn từ bột lên giống

Thí nghiệm được bố trí trong điều kiện có máy che, được thực hiện trong thùng nhựa đã
được chuẩn bị sẵn với mật độ ương 5 con/lít trong 10 tuần. TN được bố trí hoàn toàn
ngẫu nhiên gồm 3 NT, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần. Thức ăn dùng để ương cá có cùng
độ đạm là 40N, nhưng giữa các nghiệm thức khác nhau về khẩu phần thức ăn.
Nghiệm thức 1: Cho cá ăn với khẩu phần thức ăn bằng 10% khối lượng thân/ngày
Nghiệm thức 2: Cho cá ăn với khẩu phần thức ăn bằng 15% khối lượng thân/ngày
Nghiệm thức 3: Cho cá ăn với khẩu phần thức ăn bằng 20% khối lượng thân/ngày
3.3.2 Phương pháp chăm sóc và quản lý
Kỹ thuật ương: các nghiệm thức được bố trí cùng nguồn nước, cùng chế độ chăm sóc và
quản lý. Mỗi ngày cho cá trê vàng ăn 4 lần vào thời điểm 7 giờ, 11 giờ, 15 giờ và 19 giờ.
Ở thí nghiệm 1 cho ăn theo nhu cầu bắt mồi. Ở thí nghiệm 2 cho cá ăn theo khẩu phần
thức ăn như đã quy định. Quan sát sau khi cá bắt mồi đều thì dùng vợt vớt lượng thức ăn
thừa ra khỏi bể ương, tránh tình trạng làm bẩn nước. Ngoài ra còn theo dõi sự biến động
của môi trường như nhiệt độ và pH.
Quản lý bể ương: Trong quá trình ương, thường xuyên quan sát nước bể ương, định kỳ
thay nước và hút cặn 3 lần/tuần, mỗi lần thay khoảng 10 - 20% lượng nước trong bể,
đồng thời chú ý đến hoạt động bắt mồi và theo dõi tình trạng sức khỏe của cá.
3.3.3 Phương pháp thu và phân tích mẫu
3.3.3.1 Một số chỉ tiêu môi trường
Nhiệt độ và pH của nước trong hệ thống thí nghiệm được kiểm tra 2 lần/ngày vào lúc 6
giờ và 14 giờ. Đối với chỉ tiêu nhiệt độ được đo bằng nhiệt kế; chỉ tiêu pH được xác định
bằng bộ test pH.
3.3.3.2 Một số chỉ tiêu của cá thí nghiệm
Trước khi tiến hành bố trí thí nghiệm, thu 30 cá thể để xác định giá trị trung bình về chiều
dài và khối lượng.
Sau 5 tuần ương: tiến hành thu 10 cá thể/bể để xác định khối lượng trung bình của cá để
điều chỉnh khẩu phần ăn cho cá (áp dụng cho thí nghiệm 2).
Kết thúc thí nghiệm, thu toàn bộ cá ở các nghiệm thức để xác định các chỉ tiêu sau:
Tỷ lệ sống (Survival rate, SR): tổng số cá thể thu được sau khi kết thúc thí nghiệm chia
cho tổng số cá thể thả lúc bố trí thí nghiệm và nhân cho 100, được tính theo công thức

(3.1).
Tổng số cá thể thu được
SR (%) =
X 100
Tổng số cá thể thả ban đầu
(3.1)
10


Tăng trọng (Weight Gain, WG): khối lượng của cá thu được sau khi kết thúc thí
nghiệm trừ đi khối lượng của cá lúc thả ương được tính theo công thức (3.2).
(3.2)

WG (mg) = Wc - Wđ

Tăng trưởng khối lượng tuyệt đối theo ngày (Daily weight Gain, DWG): hiệu số của
khối lượng cá thu được sau khi kết thúc thí nghiệm trừ cho khối lượng của cá lúc thả
ương, chia cho thời gian thí nghiệm (tính theo ngày), được tính theo công thức (3.3).
(3.3)
Wc - Wđ
DWG (mg/ngày) =
T
Tốc độ tăng trưởng tương đối (%/ngày) (Specific growth rate, SGR)
[ln(Wc) - ln(Wđ)]
SGR(%/ngày) =

X 100

(3.4)


T
Tăng trưởng chiều dài (Length Gain, LG): chiều dài cá thả lúc đầu trừ cho chiều dài cá
sau khi kết thúc thí nghiệm được tính theo công thức (3.5)
(3.5)
LG (mm) = Lc - Lđ
Tăng trọng chiều dài theo ngày (Daily Length Gain, DLG): chiều dài cá thả lúc đầu
trừ cho chiều dài cá sau khi kết thúc thí nghiệm, chia cho thời gian bố trí thí nghiệm,
được tính theo công thức (3.6)
DLG (mm/ngày) =

Lc - Lđ

(3.6)

T
Hệ số tiêu tốn thức ăn (Feed Convertion Ratio, FCR): tổng khối lượng thức ăn cho cá
trong thời gian thí nghiệm chia cho 1kg cá tăng trọng, được tính theo công thức (3.7)
Khối lượng thức ăn (kg)
(3.7)

FCR =
Cá tăng trọng (kg)
Trong đó: Wđ và Wc lần lượt là khối lượng của cá lúc thả và lúc thu (mg)
Lđ và Lc lần lược là chiều dài của cá lúc thả và lúc thu (mm)
T là thời gian thí nghiệm (ngày)

11

(3.7)



Sự phân hóa sinh trưởng của cá: là sự tăng trưởng không đồng đều về khối lượng và
kích thước của cá trong cùng một khoảng thời gian và không gian sống. Được tính dựa
trên tỷ lệ phần trăm theo nhóm khối lượng và chiều dài, được tính theo công thức (3.7)
∑i
% cá thể thứ i =
=

∑thu

X 100

(3.8)

3.4 Phần mềm dùng để xử lý số liệu và viết bài
Các số liệu trung bình và độ lệch chuẩn của các chỉ tiêu được tính toán bằng phần mềm
Microsoft office Excel 2007.
So sánh sự khác biệt giữa các giá trị bằng phần mềm SPSS 16.0.
Bài viết được viết bằng phần mềm Microsoft office Word 2007.

12


CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của thức ăn có hàm lượng đạm khác nhau lên tăng
trưởng và tỷ lệ sống của cá trê vàng trong giai đoạn từ bột lên giống
4.1.1 Các yếu tố môi trường của thí nghiệm 1
Môi trường nước là một trong những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của thủy
sinh vật. Vì thế các yếu tố môi trường trong bể ương được theo dõi thường xuyên thông

qua các chỉ tiêu nhiệt độ, pH.
Bảng 4.1 Một số yếu tố môi trường của ở TN1
Nghiệm thức

Yếu tố môi trường
Nhiệt độ (0C)
pH
25,3 ± 0,210
7,64 ± 0,030
29,0 ± 0,150
7,80 ± 0,05

Thời gian

NT1(30N)

Sáng
Chiều

NT2(35N)

Sáng
Chiều

25,1 ± 0,020
28,8 ± 0,130

7,65 ± 0,060
7,87 ± 0,050


Sáng
Chiều

25,2 ± 0,020
28,7 ± 0,090

7,64 ± 0,020
7,80 ± 0,020

NT3(40N)

Giá trị trên thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn

Nhiệt độ
Nhiệt độ là một trong những yếu tố môi trường quan trọng ảnh hưởng đến độ tiêu hóa của
cá. Khi nhiệt độ môi trường thay đổi dẫn đến hoạt tính enzym tiêu hóa của động vật thủy
sản cũng thay đổi. Nhiệt độ của nước tăng lên, cá có khuynh hướng tăng sự điều tiết và
tăng hoạt tính của enzym tiêu hóa (Trần Thị Thanh Hiền và ct. 2004).
Trong quá trình thí nghiệm, nhiệt độ trung bình trong ngày dao động trong khoảng 25,1 29,0 0C nằm trong khoảng thích hợp đối với sự phát triển của cá. Theo trương Quốc Phú
và Nguyễn Lê Hoàng Yến (2006), nhiệt độ thích hợp cho động vật thủy sản vùng nhiệt
đới nằm trong khoảng 25 - 32 0C. Như vậy nhiệt độ trong suốt quá trình thí nghiệm hoàn
toàn thích hợp cho sự phát triển của cá.
pH
pH là một trong những yếu tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến đời
sống thủy sinh vật như sinh trưởng, tỷ lệ sống, sinh sản và dinh dưỡng. pH thích hợp cho
cho cá là từ 6,5 - 9,0. Khi pH môi trường quá cao hay quá thấp đều không thuận lợi cho
sự phát triển của thủy sinh vật. Tác động chủ yếu của pH quá cao hay quá thấp là khi thay
đổi độ thẩm thấu của màng tế bào dẫn đến rối loạn quá trình trao đổi muối - nước giữa cơ
thể và môi trường ngoài gây bất lợi cho quá trình phát triển của thủy sinh vật (Trương
Quốc Phú và Nguyễn Lê Hoàng Yến, 2006).

13


Giá trị pH của TN ghi nhận được dao động từ 7,64 - 7,87 (Bảng 4.1), thích hợp cho sự
sinh trưởng và phát triển của cá.
4.1.2 Ảnh hưởng của thức ăn có hàm lượng đạm khác nhau lên tăng trưởng của cá
trê vàng giai đoạn bột lên giống
4.1.2.1 Sự tăng trưởng về khối lượng của cá trê vàng
Hàm lượng đạm có trong thức ăn là một trong những thành phần dinh dưỡng rất quan
trọng ảnh hưởng lớn đến quá trình tăng trưởng của cá và cũng góp phần quyết định đến
năng suất và hiệu quả của quá trình ương nuôi (Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh
Tuấn, 2009).
Bảng 4.2 Sự tăng trưởng về khối lượng của cá trê vàng ở TN1
NT
NT1
NT2
NT3


(mg
18,1 ± 0,550
18,1 ± 0,550
18,1 ± 0,550

Wc
WG
(mg)
(mg)
3.572 ± 21,59 3.554 ± 21,6a
3.873 ± 21,59 3.853 ± 21,5b

4.874 ± 21,30 4.856 ± 21,5c

DWG
(mg/ngày)
59,3 ± 0,350a
64,3 ± 0,352b
80,9 ± 0,351c

SGR
(%/ngày)
8,81 ± 0,010a
8,95 ± 0,011b
9,33 ± 0,010c

Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn
Các giá trị thể hiện trong cùng một cột có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa (p < 0,05)

Bảng 4.2 cho thấy, tốc độ tăng trưởng khối lượng của cá có chiều hướng gia tăng từ
nghiệm thức 30N đến nghiệm thức 40N. Ở nghiệm thức 3 cho cá ăn bằng thức ăn 40N cá
có tăng trọng, tăng trọng bình quân trên ngày và tốc độ tăng trưởng đặc biệt lần lượt là
4.856 ± 21,5 mg; 80,9 ± 0,35 mg/ngày; 9,33 ± 0,01 %/ngày, đều nhanh hơn và khác biệt
có ý nghĩa (p < 0,05) so với các chỉ tiêu tương ứng của cá ở 2 nghiệm thức còn lại. Kết
quả trong nghiên cứu này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Meenakshi Jindal (2011)
khi cho cá trê trắng (Clarias batrachus) giống ăn thức ăn với hàm lượng protein khác
nhau từ thấp đến cao và nhận thấy, khi cho cá ăn thức ăn có hàm lương protein là 40,25%
thì cá đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất là 5.250 mg và kết luân rằng, tốc độ tăng trưởng
của cá chậm ở các nghiệm thức cho cá ăn thức ăn có hàm lượng protein thấp và cá có tốc
độ tăng trưởng nhanh hơn ở các nhiệm thức cho cá ăn thức ăn có hàm lương protein cao.
Từ kết quả phân tích cho thấy, nghiệm thức cho cá ăn 30N cá có sự gia tăng về khối
lượng chậm nhất, ở nghiệm thức cho cá ăn thức ăn 40N cá có sự gia tăng về khối lượng

nhanh nhất, do ở nghiệm thức này cá được cung cập một lượng protein cần thiết và đáp
ứng đầy đủ dưỡng chất cho cá sinh trưởng và phát triển, vì vậy sự tăng trưởng về khối
lượng của cá tăng khi hàm lượng đạm trong thức ăn tăng.
4.1.2.2 Sự tăng trưởng về chiều dài của cá trê vàng
Nguyên lý then chốt nhất trong việc cung cấp thức ăn cho cá ương là thức ăn phải phù
hợp đặc tính dinh dưỡng của cá, điều này cũng nói lên được hiệu quả của thức ăn đã được
sử dụng trong quá trình ương (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009).
14


Bảng 4.3 Sự tăng trưởng về chiều dài của cá trê vàng ở TN1
NT
NT1
NT2
NT3


(mm)
12,5 ± 0,510
12,5 ± 0,510
12,5 ± 0,510

Lc
(mm)
55,7 ± 1,88
64,4 ± 2,12
76,6 ± 1,85

LG
(mm)

43,2 ± 1,90a
51,9 ± 2,15b
64,1 ± 1,85c

DLG
(mm/ngày)
0,72 ± 0,030a
0,86 ± 0,035b
1,07 ± 0,030c

SGR
(%/ngày)
2,49 ± 0,055a
2,73 ± 0,050b
3,02 ± 0,040c

Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn
Các giá trị thể hiện trong cùng một cột có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa (p < 0,05)

Bảng 4.3 cho thấy, sự gia tăng chiều dài của cá ở nghiệm thức 3 so với chiều dài cá ở hai
nghiệm thức còn lại khác biệt có ý nghĩa (p < 0,05). Trong đó, mức gia tăng chiều dài
của cá ở nghiệm thức 1 là thấp nhất chỉ đạt 43,2 mm/cá thể và cao nhất là sự gia tăng
chiều dài của cá ở nghiệm thức 3 đạt 64,1 mm/cá thể. Điều này chứng tỏ rằng, cá sẽ có sự
gia tăng về chiều dài nhanh khi cho cá ăn với hàm lượng đạm cao hơn so với khi cho cá
ăn thức ăn với hàm lượng đạm thấp.
Từ những kết quả trên đã khẳng định được hàm lượng đạm có trong thức ăn ảnh hưởng
rất lớn đến sự tăng trưởng cả về khối lượng lẫn chiều dài của cá. Theo Trần Thị Thanh
Hiền và Nguyễn Anh Tuấn (2009), thì khoảng nhu cầu đạm của cá trê là 30N - 40N.
Trong khoảng nhu cầu đạm thích hợp của loài nhận thấy khi ương cá với thức ăn 40N thì
cá đạt kết quả tăng trưởng tốt nhất.

Theo Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm (2009), cá không thể sống, sinh trưởng và
phát triển bình thường trong môi trường thức ăn không đáp ứng được nhu cấu dinh
dưỡng, nhất là trong giai đoạn cá bột lên cá hương. Nếu thức ăn có hàm lượng đạm
không phù hợp cá sẽ không đạt được tốc độ tăng trưởng như mong muốn, hay nói cách
khác là công tác sản xuất giống không đem lại hiệu quả. Khi thức ăn cung cấp cho cá đáp
ứng được nhu cầu dinh dưỡng thì cá sẽ tăng nhanh về khối lượng và hiển nhiên chiều dài
cũng tăng theo tương ứng.
4.1.3 Tỷ lệ sống của cá khi được cung cấp thức ăn có hàm lượng đạm khác nhau
Tỷ lệ sống là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của người nuôi. Do đó
trong nuôi thủy sản tỷ lệ sống là một trong những yếu tố đáng được qua tâm.
Bảng 4.4 Tỷ lệ sống của cá trê vàng ở TN1
Nghiệm thức hàm lượng đạm
NT1 cho cá ăn với hàm lượng đạm (30N)
NT2 cho cá ăn với hàm lượng đạm (35N)
NT3 cho cá ăn với hàm lượng đạm (40N)

Tỷ lệ sống (%)
81,9 ± 3,61a
86,1 ± 3,33a
94,9 ± 2,01b

Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn
Các giá trị thể hiện trong cùng một cột có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa (p < 0,05)

Qua các giá trị ở Bảng 4.4 cho thấy, tỷ lệ sống của cá ở cả 3 nghiệm thức tương đối cao.
Cá ở 3 nghiệm thức được bố trí cùng mật độ ương nhưng xét thấy NT3 cho cá ăn thức ăn
40N đạt tỷ lệ sống là 94,9 ± 2,01% cao hơn tỷ lệ sống của cá ở 2 nghiệm thức còn lại và
15



khác biệt có ý nghĩa (p < 0,05), thấp nhất là NT1 cho cá ăn thức ăn 30N cá có tỷ lệ sống
81,9 ± 3,61%. Kết quả này tương đương với kết quả nghiện cứu của Võ Văn Nhứt
(2012), tỷ lệ sống của cá tăng dần theo hàm lượng đạm, cho cá ăn với hàm lượng đạm
30N cá đạt tỷ lệ sống 91,1%, 40N cá đạt tỷ lệ sống 92,2% và với hàm lượng đạm 50N thì
tỷ lệ sống của cá đạt 100%.
Từ kết quả trên cho thấy, cho cá ăn thức ăn 40N là tốt nhất do dung cấp đủ hàm lượng
dinh dưỡng cần thiết cho cá giai đoạn cá nhỏ và nghiệm thức này cá cũng đạt tỷ lệ sống
cao nhất, đều này còn khẳng định tỷ lệ sống của cá đã chịu ảnh hưởng của loại thức ăn và
hàm lượng đạm có trong thức ăn.
4.1.4 Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) của cá trê vàng
Hệ số thức ăn (FCR) là một chỉ số rất quan trọng quyết định đến hiệu quả kinh tế của việc
ương nuôi cá. Hệ số FCR thấp thì người nuôi giảm được chi phí thức ăn nhưng cá vẫn đạt
được tốc độ tăng trưởng nhanh. Ngược lại hệ số FCR cao thì chi phí cho thức ăn cao từ
đó kéo theo lợi nhuận thấp (Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn, 2009).
Bảng 4.5 Hệ số tiêu tốn thức ăn của cá trê vàng của cá trê vàng ở TN1
Nghiệm thức hàm lượng đạm
NT1 cho cá ăn với hàm lượng đạm (30N)
NT2 cho cá ăn với hàm lượng đạm (35N)
NT3 cho cá ăn với hàm lượng đạm (40N)

FCR
1,53 ± 0,025c
1,43 ± 0,025b
1,32 ± 0,020a

Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn
Các giá trị thể hiện trong cùng một cột có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa (p < 0,05)

Kết quả của thí nghiệm này cho thấy, hệ số thức ăn (FCR) ở nghiệm thức 30N là cao nhất
1,53 ± 0,03, kế đến là cho cá ăn thức ăn 35N có giá trị tương ứng là 1,43 và thấp nhất là

NT3 cho cá ăn thức ăn 40N có hệ số tiêu tốn thức ăn là 1,32, giữa 3 nghiệm thức đều có
sự khác biệt và khác biệt có ý nghĩa (p < 0,05). Trong 3 nghiệm thức trên, nhận thấy
nghiệm thức 3 có hệ số FCR tương đương với nghiên cứu của Lê Trung Vinh (2013), hệ
số FCR khi nuôi cá trê lai thương phẩm là 1,39 - 1,41.
Trong thí nghiệm này thức ăn có hàm lượng đạm 40N là thích hợp cho cá tăng trưởng tốt
nên hiệu quả sử dụng thức ăn tốt hơn so với hai nghiệm thức còn lại. Theo Trần Thị
Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn (2009), hệ số FCR thấp thì giúp người nuôi giảm được
chi phí thức ăn. Ngược lại hệ số FCR cao thì chi phí cho thức ăn cao từ đó kéo theo lợi
nhuận thấp.

16


4.2 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của khẩu phần ăn khác nhau lên tăng trưởng và tỷ lệ
sống của cá trê vàng trong giai đoạn từ bột lên giống
4.2.1 Các yếu tố môi trường trong thí nghiệm 2
Sự biến động của các yếu tố môi trường trong suốt thời giang thí nghiệm ương cá trê
vàng giai đoạn từ bột lên giống với khẩu phần thức ăn khác nhau được trình bày trong
bảng 4.6.
Bảng 4.6 Một số yếu tố môi rường của thí nghiệm 2
Nghiệm thức

Yếu tố môi trường
Nhiệt độ (0C)
pH
25,6 ± 0,212
7,58 ± 0,030
29,3 ± 0,151
7,73 ± 0,021


Thời gian

NT1(10N)

Sáng
Chiều

NT2(15N)

Sáng
Chiều

25,7 ± 0,102
29,3 ± 0,200

7,59 ± 0,070
7,72 ± 0,031

Sáng
Chiều

25,3 ± 0,211
29,1 ± 0,150

7,55 ± 0,050
7,73 ± 0,100

NT3(20N)

Giá trị trên thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn


Nhiệt độ
Tương tự thí nghiệm 1 thì nhiệt độ ở thí nghiệm 2 cũng có sự biến động nhưng không
đáng kể, nhiêt độ trung bình trong ngày dao động khoảng từ 25,3 - 29,3 0C nằm trong
khoảng thích hợp đối với sự phát triển của cá. Kết quả này phù hợp với nhận định của
Trương Quốc Phú và Nguyễn Lê Hoàng Yến (2006), nhiệt độ thích hợp cho động vật
thủy sản vùng nhiệt đới nằm trong khoảng 25 - 32 0C.
pH
Bảng 4.6 cho thấy, pH có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến các quá trình: sinh lý; sinh
trưởng; sinh sản; dinh dưỡng của động vật thủy sản, pH cho nuôi cá là 6,5 - 9,0 (Trương
Quốc Phú và Nguyễn Lê Hoàng Yến, 2006). pH ghi nhận được trong suốt quá trình ương
dao động từ 7,55 - 7,73 (Bảng 4.6). Như vậy pH trong quá trình thí nghiệm nằm trong
khoảng thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá.
Nhìn chung các yếu tố môi trường được ghi nhận đều nằm trong khoảng thích hợp cho sự
sinh trưởng và phát triển của cá.

17


×