Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Khảo sát khía cạnh kinh tế, kỹ thuật của mô hình nuôi tôm càng xanh (macrobrachium rosenbergii) theo VietGAP tại cao lãnh đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (865.79 KB, 56 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ SỐ: D620301

KHẢO SÁT KHÍA CẠNH KINH TẾ, KỸ THUẬT
CỦA MÔ HÌNH NUÔI TÔM CÀNG XANH
THEO VIETGAP TẠI
CAO LÃNH - ĐỒNG THÁP

Sinh viên thực hiện
NGUYỄN VŨ LINH
MSSV: 1153040037
Lớp: Nuôi trồng thủy sản 6

Cần Thơ, 2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ SỐ: D620301

KHẢO SÁT KHÍA CẠNH KINH TẾ, KỸ THUẬT
CỦA MÔ HÌNH NUÔI TÔM CÀNG XANH
THEO VIETGAP TẠI
CAO LÃNH - ĐỒNG THÁP



Cán bộ hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

Ths. NGUYỄN HỮU LỘC
Ths. NGUYỄN LÊ HOÀNG YẾN

NGUYỄN VŨ LINH
MSSV: 1153040037
Lớp: Nuôi trồng thủy sản 6

Cần Thơ, 2015


XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Đề tài: Khảo sát khía cạnh kinh tế, kỹ thuật của mô hình nuôi tôm càng xanh
(Macrobrachium rosenbergii) theo VietGAP tại Cao Lãnh - Đồng Tháp.
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN VŨ LINH
Lớp: Nuôi trồng thủy sản K6.
Đề tài đã được hoàn thành theo yêu cầu của cán bộ hướng dẫn và chỉnh sửa theo
góp ý của hội đồng bảo vệ tiểu luận tốt nghiệp ngày 21 tháng 7 năm 2015.
Cần Thơ, ngày……tháng…….năm 2015
Cán bộ hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

(Chữ ký)

(Chữ ký)


ThS. NGUYỄN HỮU LỘC

NGUYỄN VŨ LINH

ThS. NGUYỄN LÊ HOÀNG YẾN


LỜI CẢM TẠ
Trước hết, Tôi xin chân thành biết ơn cha mẹ và gia đình đã quan tâm, ủng hộ và
động viên tôi trong suốt quá trình học tập.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Nguyễn Lê Hoàng Yến và thầy Nguyễn
Hữu Lộc đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành đề
tài tốt nghiệp này.
Xin chân thành biết ơn toàn thể quý Thầy, Cô của Khoa Sinh học ứng dụng Trường Đại học Tây Đô đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành đề tài và đã
truyền đạt những kinh nghiệm quý báu trong những năm học tập tại trường.
Xin gởi lời biết ơn chân thành đến các anh chị, các cô chú đang công tác tại Phòng
Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp, sự nhiệt
tình của bà con nông dân ở huyện Cao Lãnh đã cung cấp thông tin và giúp đỡ cho
tôi trong quá trình phỏng vấn và thu thập số liệu.
Sau cùng là xin biết ơn đến các bạn lớp Nuôi Trồng Thủy Sản khóa 6 đã nhiệt tình
giúp đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian học tập tại trường và thời gian thực
hiện đề tài.
Cuối cùng em xin chúc quý Thầy Cô - Khoa Sinh học ứng dụng - Trường Đại học
Tây Đô vui, khỏe, công tác tốt và không ngừng cống hiến cho sự nghiệp giáo dục.
Em xin chân thành cảm ơn và ghi nhớ!

Nguyễn Vũ Linh

i



TÓM TẮT
Với mục đích khảo sát và phân tích các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của mô hình nuôi
tôm càng xanh theo VietGAP và tìm ra những mặt ưu điểm và hạn chế của mô hình,
đồng thời là cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo, nên đề tài “Khảo sát khía cạnh kinh
tế - kỹ thuật của mô hình nuôi tôm càng xanh theo VietGAP ở huyện Cao Lãnh,
tỉnh Đồng Tháp” được thực hiện từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2015.
Qua kết quả khảo sát cho thấy, ao nuôi có diện tích trung bình khoảng 1 ha, nguồn
nước sử dụng trong suốt quá trình nuôi là nước sông, con giống chủ yếu là post 10 –
15 và phần lớn con giống có nguồn gốc từ địa phương. Mật độ thả giống phổ biến ở
mô hình này dao động từ 15 –20 con/m2, tỷ lệ sống trung bình là 58,6%, năng suất
bình quân là 2,2 tấn/ha. Thức ăn được chọn sử dụng cho nuôi tôm chủ yếu là thức
ăn công nghiệp. Chi phí bình quân là 237,6 trđ/ha, lợi nhuận trung bình 329,8
trđ/ha/vụ. Tỷ suất lợi nhuận bình quân là 0,578 ± 0,033 và không có hộ thua lỗ.
Từ thực tế cho thấy hiệu quả và lợi nhuận mang lại từ mô hình nuôi tôm càng xanh
theo VietGAP khá cao.
Từ khóa: Đồng Tháp, kinh tế xã hội, VietGAP, tôm càng xanh.

ii


CAM KẾT
Tôi xin cam kết chuyên đề này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu
của tôi trong khuôn khổ của đề tài “Khảo sát khía cạnh kinh tế, kỹ thuật của mô
hình nuôi tôm càng xanh theo VietGAP tại Cao Lãnh - Đồng Tháp” và các kết quả
của nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ chuyên đề cùng cấp nào khác.
Cần Thơ,

ngày tháng

Ký tên

năm 2015

NGUYỄN VŨ LINH

iii


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM TẠ ................................................................................................................... i
TÓM TẮT........................................................................................................................ ii
CAM KẾT ...................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ...................................................................................................................... iv
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................... vii
DANH SÁCH BẢNG .................................................................................................... viii

CHƯƠNG I .......................................................................................................... 1
GIỚI THIỆU.......................................................................................................... 1
1.1 Giới thiệu ....................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu của đề tài ......................................................................................... 2
1.3 Nội dung đề tài............................................................................................... 2
CHƯƠNG 2 ........................................................................................................... 3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................................... 3
2.1 Đặc điểm sinh học của tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) ............ 3
2.1.1 Phân loại và hình thái tôm càng xanh .......................................................... 3
2.1.2 Phân bố tôm càng xanh ............................................................................... 3
2.1.3 Vòng đời của tôm càng xanh ....................................................................... 4
2.1.4 Đặc điểm sinh trưởng .................................................................................. 4

2.1.5 Đặc điểm sinh sản ....................................................................................... 4
2.1.6 Đặc điểm dinh dưỡng .................................................................................. 5
2.1.7 Đặc điểm sinh thái môi trường .................................................................... 5
2.2 Tình hình nuôi tôm càng xanh trong nước và trên thế giới ............................. 6
2.2.1 Tình hình thế giới ........................................................................................ 6
2.2.2 Tình hình trong nước................................................................................... 6
2.2.3 Tình hình nuôi tôm càng xanh ở tỉnh Đồng Tháp ........................................ 7
2.3 Tổng quan về tỉnh Đồng Tháp ........................................................................ 7
2.4 Tổng quan về huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp ............................................. 9
2.4.1 Điều kiện tự nhiên ....................................................................................... 9
2.4.2 Xã hội ......................................................................................................... 9
2.5 Một số tiêu chí của mô hình nuôi tôm càng xanh theo tiêu chuẩn VietGap ... 10
2.5.1 Địa điểm sản xuất nuôi trồng thủy sản....................................................... 10
2.5.2 Chất lượng nước nuôi trồng thủy sản theo VietGAP.................................. 10
2.5.3 Giống thủy sản .......................................................................................... 10
iv


2.5.4 Thức ăn, thuốc, hóa chất xử lý cải tạo môi trường ..................................... 11
2.5.5 Quản lý sức khỏe tôm nuôi ........................................................................ 11
2.5.6 Xử lý rác thải, bảo vệ môi trường .............................................................. 11
2.5.7 Hồ sơ ........................................................................................................ 12
CHƯƠNG 3 ......................................................................................................... 13
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................. 13
3.1 Thời gian và địa điểm .................................................................................. 13
3.2 Vật liệu và trang thiết bị ............................................................................... 13
3.3 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 13
3.3.1 Phương pháp thu số liệu thứ cấp................................................................ 13
3.3.2 Phương pháp thu số liệu sơ cấp ................................................................. 14
3.3 Phương pháp xử lý ....................................................................................... 16

CHƯƠNG 4 ......................................................................................................... 17
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................................. 17
4.1 Thông tin chung về hộ nuôi tôm càng xanh theo mô hình VietGAP ở huyện
Cao Lãnh, Đồng Tháp ........................................................................................ 17
4.1.1 Giới tính và độ tuổi ................................................................................... 17
4.1.2 Trình độ học vấn, kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn .......................... 18
4.2 Thông tin về kỹ thuật nuôi tôm càng xanh theo mô hình VietGAP ở huyện
Cao Lãnh, Đồng Tháp ........................................................................................ 20
4.2.1 Diện tích và độ sâu ao nuôi ...................................................................... 20
4.2.2 Cải tạo ao và thay nước trong vụ nuôi ....................................................... 21
4.2.3 Nguồn giống và thời điểm thả giống của nông hộ...................................... 21
4.2.4 Mật độ và kích cỡ tôm giống ..................................................................... 22
4.2.5 Thức ăn sử dụng trong nuôi tôm càng xanh ............................................... 23
4.2.6 Tình hình bệnh và thuốc phòng trị trong các ao nuôi tôm càng xanh theo mô
hình VietGAP .................................................................................................... 24
4.2.7 Thời gian nuôi, tỷ lệ sống và năng suất nuôi.............................................. 25
4.3 Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm càng xanh theo mô hình
VietGAP ở huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp ........................................................... 27
4.3.1 Chi phí nuôi tôm càng xanh....................................................................... 27
4.3.2 Thu nhập và lợi nhuận của mô hình nuôi ................................................... 28
4.4 Thuận lợi và khó khăn ……………………………………………………………...29
4.4.1 Thuận lợi ……………………………………………………………..…………..29
4.4.2 Khó Khăn ……………………………………………………………………….. 29

CHƯƠNG 5 ......................................................................................................... 30
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ................................................................................. 30
v


5.1 Kết luận ....................................................................................................... 30

5.2 Đề xuất ........................................................................................................ 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 31
PHỤ LỤC 1 .......................................................................................................... 33
PHỤ LỤC 2 ............................................................................................................ 39

PHỤ LUC 3 ............................................................................................................ 40

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Hình thái tôm càng xanh ................................................................... 3
Hình 2.2: Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Tháp................................................... 8
Hình 3.1: Bản đồ hành chánh huyện Cao Lãnh ............................................... 13
Hình 4.1: Trình độ học vấn của các hộ nuôi được khảo sát ............................. 18
Hình 4.2: Trình độ chuyên môn của các hộ nuôi ............................................. 19
Hình 4.3: Mật độ thả giống ............................................................................. 22

vii


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1. Chất lượng nước cấp vào ao nuôi và nước ao nuôi thủy sản nước ngọt . 10
Bảng 2.2.Chất lượng nước thải từ ao nuôi trước khi thải ra môi trường bên ngoài.12
Bảng 4.1. Tỷ lệ giới tính số hộ khảo sát................................................................ 12
Bảng 4.2. Cơ cấu các nhóm tuổi của các hộ nuôi tôm càng xanh theo VietGAP ở
Nhị Mỹ - Cao Lãnh .............................................................................................. 17
Bảng 4.3. Kinh nghiệm nuôi thủy sản của các hộ đã được điều tra ....................... 19
Bảng 4.4. Diện tích ao nuôi tôm càng xanh .......................................................... 20
Bảng 4.5. Độ sâu mực nước ao nuôi của 30 hộ khảo sát ....................................... 20

Bảng 4.6. Danh sách các loại hóa chất được sử dụng cải tạo ao ............................ 21
Bảng 4.7. Các loại thức ăn công nghiệp và giá trung bình của từng loại (đồng/kg)24
Bảng 4.8. Kết quả một số bệnh thường gặp .......................................................... 24
Bảng 4.9. Tỷ lệ sống bình quân trong ao nuôi tôm càng xanh theo VietGAP ở Cao
Lãnh ..................................................................................................................... 26
Bảng 4.10. Thời gian nuôi đến thu hoạch hết ao .................................................... 26

Bảng 4.11. Sản lượng, nâng suất và giá bán trong vụ nuôi.................................... 27
Bảng 4.12 Các chi phí trong ao nuôi tôm càng xanh theo VietGAP ở Cao Lãnh .. 27
Bảng 4.13 Hiệu quả của mô hình nuôi tôm càng xanh theo VietGAP ................. 28

viii


CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU
1.1 Giới thiệu
Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) là loài có kích thước lớn nhất trong
các loài tôm nước ngọt, là mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao, mang lại nguồn
thu nhập lớn cho người dân Việt Nam nói chung và Đồng Bằng Sông Cửu Long nói
riêng.
Ở nước ta nhờ vào sự thuận lợi của điều kiện tự nhiên và diện tích mặt nước rộng
lớn đã giúp cho nghề nuôi tôm càng xanh ngày càng phát triển mang lại năng suất
và lợi nhuận khá cao cho người nuôi. Diện tích nuôi tôm càng xanh tập trung chủ
yếu tại các tỉnh ven sông Tiền và sông Hậu như: An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ,
Bến Tre, Vĩnh Long và Trà Vinh. Với sản lượng hàng năm đạt khoảng trên 6.028
tấn đã thu về cho nước ta hàng trăm triệu USD từ xuất khẩu. Tuy nhiên các sản
phẩm chế biến xuất khẩu vẫn chưa có giá trị và sức cạnh tranh cao trên thị trường
trong nước và quốc tế.
Trong xu thế hiện nay, để nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm thì một

trong những yêu cầu đặt ra là phải nâng cao trình độ quản lý và chứng nhận cho các
sản phẩm thủy sản nuôi. Để đáp ứng yêu cầu của thị trường và đảm bảo chất lượng
sản phẩm nông nghiệp nói chung và sản phẩm thủy sản nói riêng thì việc áp dụng
quy phạm thực hành nuôi tốt là cần thiết. VietGAP trong nuôi trồng thủy sản là quy
phạm thực hành áp dụng trong nuôi trồng thủy sản nhằm đảm bảo an toàn thực
phẩm, giảm thiểu dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường sinh thái, đảm bảo
trách nhiệm xã hội và truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Áp dụng VietGAP là thúc đẩy
nuôi trồng thủy sản Việt Nam hướng đến phát triển bền vững.
Ở tỉnh Đồng Tháp nhất là huyện Cao Lãnh toàn huyện hiện có 124 ha nuôi tôm, sản
lượng thu hoạch 234 tấn, năng suất khoảng 1,8 tấn/ha. Riêng xã Nhị Mỹ được sự
hướng dẫn của các ngành chuyên môn sau gần 5 tháng thực hiện mô hình nuôi tôm
càng xanh theo hướng VietGAP trên quy mô tập thể với 58 hộ/81,86ha, Tổ hợp tác
nuôi tôm xã Nhị Mỹ đã được Tổng cục Thủy sản – Vasep đánh giá cấp giấy tổ hợp
tác nuôi tôm xã Nhị Mỹ đạt chứng nhận VietGAP, với sản lượng ước đạt 150
tấn/năm ( Phòng Nông ghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cao Lãnh, 2014).
Với kết quả đạt được đã tạo niềm tin để các hộ nuôi tôm mạnh dạn mở rộng diện
tích sản xuất, đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm
1


nâng cao chất lượng, uy tín và khả năng cạnh tranh của con tôm càng xanh. Đây là
mô hình tiên tiến mang lại hiệu quả kinh tế cao nên cần được nhân rộng. Với thực tế
trên nên đề tài “Khảo sát khía cạnh kinh tế, kỹ thuật của mô hình nuôi tôm càng
xanh theo VietGAP tại Cao Lãnh - Đồng Tháp” được thực hiện.
1.2 Mục tiêu của đề tài
Đề tài được tiến hành để khảo sát và phân tích các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của mô
hình nuôi tôm càng xanh theo VietGAP nhằm tìm ra những mặt ưu điểm và hạn chế
của mô hình, đồng thời là cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo.
1.3 Nội dung đề tài
Khảo sát hiện trạng nghề nuôi tôm càng xanh ở huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.

Phân tích khía cạnh về kinh tế và kỹ thuật của mô hình nuôi tôm càng xanh theo
VietGAP ở huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.

2


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học của tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii)
2.1.1 Phân loại và hình thái tôm càng xanh
Theo Nguyễn Văn Thường và ctv. (2010), tôm càng xanh có vị trí phân loại như
sau:
Ngành: Arthoropod
Lớp: Crustacae
Bộ: Decapoda
Phân bộ: Caridea
Họ: Palaemonidae
Giống: Macrobrachium
Loài: Macrobrachium rosenbergii (De Man 1879)
Hình thái tôm càng xanh gồm 2 phần: phần đầu hay còn gọi là vỏ đầu ngực và phần
mình gồm 6 đốt tận cùng là đuôi có 1 gai nhọn. Thân tôm tương đối tròn, thân có
màu xanh dương xen kẽ những đoạn trắng trong trên thân. Chủy rất phát triển, nhọn
ở đầu và cong vút lên. Mặt trên của chủy có 11 – 15 răng, thường có 3 – 4 răng sau
hốc mắt, mặt dưới chủy có 12 – 15 răng.

Hình 2.1: Hình thái tôm càng xanh
2.1.2 Phân bố tôm càng xanh
Ở Việt Nam, tôm càng xanh phân bố tự nhiên vùng nước ngọt và lợ (độ mặn 6 –
20‰) phía Nam từ Nha Trang trở vào tới Đồng Bằng Nam Bộ; Trên thế giới, chúng
phân bố tự nhiên vùng Ấn Độ, Tây Thái Bình Dương và từ Ấn Độ đến Đông

Dương, Philippine, New Guinea, Bắc Autralia (Nguyễn Văn Thường và ctv., 2010).
Ở các thủy vực có độ mặn 18‰ hay đôi khi cả 25‰ vẫn có thể tìm thấy tôm xuất
hiện. Tùy từng thủy vực đối với đặc điểm môi trường khác nhau và tùy mùa vụ khác
3


nhau mà tôm xuất hiện với kích cỡ, giai đoạn thành thục và mức độ phong phú khác
nhau (Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2004).
2.1.3 Vòng đời của tôm càng xanh
Vòng đời của tôm càng xanh có 4 giai đoạn rõ ràng: trứng, ấu trùng, hậu ấu trùng
và trưởng thành.
Tôm càng xanh trưởng thành và sống chủ yếu ở nước ngọt. Khi thành thục, tôm bắt
cặp, đẻ trứng, trứng bám vào chân bụng của tôm mẹ và tôm trứng di cư ra vùng cửa
sông nước lợ (6 – 8 ‰) để nở. Ấu trùng nở ra sống phù du và trải qua 11 lần biến
thái để trở thành hậu ấu trùng. Lúc này tôm có xu hướng tiến vào vùng nước ngọt
như sông, rạch, ruộng, ao, hồ… ở đó chúng sinh sống và lớn lên.
Tôm có thể di cư rất xa trong phạm vi hơn 200km từ bờ biển vào nội địa. Khi
trưởng thành chúng lại di cư ra vùng nước lợ có độ mặn thích hợp để sinh sản và
vòng đời lại tiếp tục (Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2004).
2.1.4 Đặc điểm sinh trưởng
Ở thời gian đầu tôm với trọng lượng nhỏ sẽ có mức tăng trọng lớn, càng lớn mức độ
càng thấp nhưng trọng lượng đạt lớn (Nguyễn Việt Thắng, 2003). Trong quá trình
lớn lên, tôm trãi qua nhiều lần lột xác. Chu kì lột xác (thời gian giữa hai lần lột vỏ
liên tiếp nhau) tùy thuộc vào kích cở của tôm, giới tính, tình trạng sinh lý, điều kiện
dinh dưỡng và điều kiện môi trường. Tôm nhỏ có chu kỳ lột xác ngắn hơn tôm lớn.
Trong giai đoạn từ tôm bột đến đạt kích cỡ 30 – 50g sự sinh trưởng của tôm đực và
tôm cái tương đương nhau, sau đó chúng khác nhau rõ theo giới tính. Tôm đực sinh
trưởng nhanh hơn tôm cái và đạt trọng lượng gấp đôi tôm cái trong cùng thời gian
nuôi (Nguyễn Thanh Phương, 2004).
2.1.5 Đặc điểm sinh sản

Tôm càng xanh thành thục quanh năm, nhưng ở Đồng bằng sông Cửu Long có 2
mùa tôm sinh sản chính là khoảng tháng 4 – 6 và tháng 8 – 10.
Sức sinh sản của tôm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kích thước, môi trường sống
và điều kiện dinh dưỡng. Sức sinh sản của tôm càng xanh tăng dần theo kích thước
từ 20g – 140g, lớn hơn 140g sức sinh sản của tôm giảm dần (Nguyễn Việt Thắng,
1993) tùy thuộc vào kích cở và trọng lượng của tôm cũng như chất lượng và số lần
tham gia sinh sản của tôm có thể thay đổi từ 7000 – 50.000 trứng.
Tôm cái thành thục lần đầu khoảng 3 – 3,5 tháng kể từ tôm bột (PL 10 – 15). Kích
cỡ tôm nhỏ nhất đạt thành thục đã được phát hiện là khoảng 10 – 13cm và nặng
4


7,5g. Tuy nhiên, tuổi và kích cỡ khi thành thục của tôm còn phụ thuộc vào rất nhiều
yếu tố như môi trường và thức ăn. Trong quá trình thành thục, buồng trứng trải qua
4 giai đoạn phát triển trong vòng 14 – 20 ngày (Nguyễn Thanh Phương và ctv,
2004).
- Giai đoạn I: Chưa thành thục, đường kính trứng đạt 0,064 – 0,128 mm
- Giai đoạn II: Chớm thành thục, đường kính trứng đạt 0,191 – 0,447 mm
- Giai đoạn III: Thành thục, đường kính trứng đạt 0,319 – 0,545 mm
- Giai đoạn IV: Chín muồi, đường kính trứng đạt 0,447 - 0,545 mm
2.1.6 Đặc điểm dinh dưỡng
Tôm càng xanh là loài giáp xác bậc cao, nhưng được ghép vào loại động vật sống
đáy. Tuy nhiên, trong thực tế tôm càng xanh là loài ăn tạp, tính lựa chọn thức ăn
không cao: thức ăn của chúng chủ yếu là các chất dạng hữu cơ phân hủy, động vật
và các khoáng (Nguyễn Việt Thắng, 2003). Hàm lượng đạm tối ưu cho tôm là từ
27 - 35%. Nhu cầu đạm của tôm thay đổi rất lớn theo giai đoạn phát triển. Ngoài
nhu cầu về đạm, tôm còn có nhu cầu về một số chất khác như: chất béo 6 – 7,55%,
chất bột đường (tôm càng xanh có khả năng sử dụng tốt chất bột đường) vitamin và
chất khoáng (Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2004).
Ngoài ra trong điều kiện nuôi thì tôm cũng ăn thức ăn viên. Hình dạng, kích thước

và mùi vị của thức ăn đóng vai trò đặc biệt quan trọng việc kích thích tôm bắt mồi.
Tôm tìm thức ăn bằng cơ quan xúc giác, chúng dùng râu quét ngang, dọc phía trước
hướng di chuyển, khi tìm gặp thức ăn chúng dùng chân ngực thứ nhất kẹp gắp thức
ăn đưa vào miệng. Tôm thường bắt mồi vào chiều tối hay sáng sớm, tôm không ăn
khi lột xác và sẽ ăn lại sau khi lột xác xong.
2.1.7 Đặc điểm sinh thái môi trường
Tôm càng xanh là loài giáp xác 10 chân, sống chủ yếu ở tầng đáy. Tôm sống hầu
hết ở các thủy vực nước ngọt trong nội địa và vùng nước lợ. Tôm là loài giáp xác
vừa bơi vừa bò. Các chỉ tiêu môi trường thích hợp cho tôm càng xanh phát triển như
sau:
Độ pH: có ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm, tôm sinh
trưởng tốt trong môi trường nước trung tính pH dao động từ 7,0 – 8,5, pH từ 5,5 –
6,5 tôm có thể sống nhưng tăng trọng rất kém. Độ pH < 5,5 tôm sẽ chết. Điều này
cần lưu ý khi nuôi tôm ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là những vùng
bị nhiễm phèn.
5


Nhiệt độ: tôm thích ứng ở nhiệt độ 25 – 30oC. Tôm không chịu được lạnh hay quá
nóng 35 – 380C. Vì thế nuôi tôm trong mùa khô phải đảm bảo đủ độ sâu tối thiểu
của nước 0,8m.
Oxygen hòa tan: tôm thích sống trong môi trường nước sạch, không nhiễm mặn,
phèn và nhiễm bẩn. Tốt nhất nên đảm bảo oxy hòa tan là 5mg/l.
Độ mặn: tôm sinh trưởng và phát triển tốt trong môi trường nước ngọt, tuy nhiên
trong môi trường nước lợ (5 - 70/00) tôm vẫn sinh trưởng và phát triển bình thường.
2.2 Tình hình nuôi tôm càng xanh trong nước và trên thế giới
2.2.1 Tình hình thế giới
Nghề nuôi tôm càng xanh đã được hình thành và phát triển ở nhiều quốc gia trên thế
giới khoảng 20 năm qua, nhất là sau khi qui trình sản xuất giống tôm nhân tạo được
Ling (1969) nghiên cứu thành công và hoàn chỉnh vào năm 1977. Sự thành công

trong sản xuất tôm giống nhân tạo đã thúc đẩy nghề nuôi tôm thương phẩm phát
triển nhanh ở nhiều quốc gia trên thế giới. Hiện nay tôm càng xanh được nuôi ở
nhiều nước như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippin, Ấn độ, Mỹ, Brazil,
Mexico, Ecuador, Đài Loan, Israel,…với nhiều hình thức nuôi khác nhau như thâm
canh, bán thâm canh trong bể xi măng hay trong ao, nuôi trong lồng, nuôi trong
ruộng lúa, nuôi ghép với cá rô phi hay cá chép (Huỳnh Tấn Đạt, 2009).
Theo FAO (2012), tổng sản lượng tôm càng xanh thế giới năm 2012 đạt trên
900.000 tấn, Châu Á là nơi có sản lượng tôm càng xanh lớn nhất, chiếm 94% tổng
sản lượng tôm càng xanh trên thế giới, trong đó Trung Quốc gần 400.000 tấn, chiếm
29% tổng sản lượng toàn cầu.
2.2.2 Tình hình trong nước
Hiện nay, những mô hình nuôi tôm càng xanh trong nước đặc biệt là khu vực Đồng
bằng sông Cửu Long tập trung ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Bến Tre,
Vĩnh Long và Trà Vinh phát triển rất phong phú, từ quảng canh, quảng canh cải tiến
đến thâm canh ở các mương vườn, ruộng lúa, đăng quầng ven sông Tiền, sông Hậu.
Đặc biệt, nông dân xây dựng “Mô hình nuôi tôm càng xanh theo VietGAP”. Để sử
dụng hiệu quả diện tích mặt nước, làm tăng thu nhập nâng cao chất lượng, uy tín và
khả năng cạnh tranh của con tôm càng xanh (Tổng cục thống kê, 2014).
Theo Tổng cục Thủy sản, năm 2013 cả nước có khoảng 21 tỉnh, thành nuôi tôm
càng xanh với 12.299 ha, trong đó ĐBSCL nuôi nhiều nhất với 12.250 ha, chiếm

6


99,6%, sản lượng đạt 6.028 tấn (Trang thông tin điện tử Nông nghiệp Việt Nam,
2014).
2.2.3 Tình hình nuôi tôm càng xanh ở tỉnh Đồng Tháp
Năm 2009, sản lượng tôm càng xanh là 1.974 tấn với năng suất bình quân 1,56
tấn/ha. Đến năm 2012, sản lượng tôm nuôi giảm, chỉ đạt 1.528 tấn/1.291 ha, năng
suất chỉ đạt 1,18 tấn/ha. Nguyên nhân của sự sụt giảm về năng suất là do ảnh hưởng

của nước lũ thấp, về muộn làm tôm chậm lớn, hao hụt nhiều. Năm 2013 là năm khá
thuận lợi cho nghề nuôi tôm càng xanh ở Đồng Tháp do nước lũ về cao, sớm và kéo
dài (1.133ha, năng suất trung bình đạt 1,4 tấn/ha).
Thời gian gần đây, diện tích nuôi tôm có xu hướng giảm do điều kiện thời tiết
không thuận lợi như: nắng nóng, nước lũ về muộn và thấp, chi phí đầu tư tăng cao.
Ngoài ra, chất lượng tôm giống kém cũng là yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản
xuất. Nhưng với kinh nghiệm nuôi tôm nhiều năm của nông dân, đặc biệt được sự
quan tâm của chính quyền các cấp, sự hỗ trợ của các cơ quan chuyên môn đã tìm
biện pháp khắc phục khó khăn để mô hình tiếp tục nhân rộng. Tính đến cuối tháng
5/2014, toàn tỉnh có 245 hộ thả nuôi với 49,7 triệu con post trên 365,5 ha, chủ yếu
tập trung tại các huyện: Tân Hồng, Hồng ngự, Tam Nông, Thanh Bình, Cao Lãnh,
Tháp Mười, Lấp Vò.
2.3 Tổng quan về tỉnh Đồng Tháp
Đồng Tháp là một tỉnh của ĐBSCL, ở đầu nguồn sông Tiền, phía Bắc giáp Long
An, phía Tây Bắc giáp tỉnh Preyveng – Campuchia, phía Nam giáp An Giang và
Cần Thơ. Tổng diện tích tự nhiên 3.238 km2 (có 2/3 diện tích tự nhiên thuộc khu
vực Đồng Tháp Mười), với 9 huyện và 2 thành phố (Cao Lãnh và Sa Đéc), trung
tâm tỉnh lỵ đặt tại Cao Lãnh (Bộ kế hoạch và đầu tư).
Đồng Tháp có đường biên giới quốc gia với Campuchia dìa khoảng 50 km từ Hồng
Ngự đến Tân Hồng với 4 cửa khẩu (Thông Bình, Dinh Bà, Mỹ Cân và Thường
Phước). Hệ thống đường quốc lộ 30, 80, 45 cùng với quốc lộ N1, N2 gắn kết Đồng
Tháp với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trong khu vực (Bộ kế hoạch và đầu tư,
2011).

7


Hình 2.2: Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Tháp
(Nguồn: Cổng thông tin điện tử Đồng Tháp, 2007)
Khí hậu, thời tiết: Đồng Tháp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, đồng nhất trên

toàn tỉnh, có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 – 11, mùa khô từ tháng 12 – 4 năm
sau. Nhiệt độ trung bình năm là 82,5%, số giờ nắng trung bình 6,8 giờ/ngày. Lượng
mưa trung bình từ 1.170 – 1.520 mm, tập trung vào mùa mưa, chiếm 90 – 95%
lượng mưa cả năm. Đặc điểm khí hậu này tương đối thuận lợi cho phát triển nông
nghiệp toàn diện (Bộ kế hoạch và đầu tư, 2011).
Thủy văn: Nằm ở hạ lưu châu thổ sông Mekong, tỉnh Đồng Tháp chịu ảnh hưởng
của chế độ dòng chảy sông Mekong, thuỷ triều biển Đông, chế độ thuỷ văn sông
Tiền, sông Hậu, hệ thống sông Vàm Cỏ và chế độ mưa trong khu vực. (Lê Trọng
Quý, 2011)
Đất đai: Theo kết quả điều tra đất của Phân viện Quy hoạch và Thiết kế nông
nghiệp miền Nam (1997) và kết quả chỉnh lý bản đồ đất (Đại học Nông Lâm 1998), Đồng Tháp có các loại đất chính sau: đất cát (sandy soil), đất phù sa (alluvial
soil), đất phèn (alkaline soil).
Như vậy, trong khu vực nghiên cứu các loại đất khá đa dạng và màu mỡ. Đặc biệt là
đất phù sa. Đây là một loại đất rất tốt, giàu dinh dưỡng, thích hợp với nhiều loại cây
trồng, nhất là các cây ăn quả và cây nông nghiệp ngắn ngày như lúa nước, đậu
tương, ngô, khoai, ...Ngoài ra, trong khu vực còn có diện tích đất cát, đất xám trên

8


phù sa cổ rộng lớn với ưu thế là bề mặt tương đối bằng phẳng, thích hợp cho canh
tác nông nghiệp (Lê Trọng Quý, 2011).
2.4 Tổng quan về huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp
2.4.1 Điều kiện tự nhiên
Huyện Cao Lãnh có diện tích là 491 km2, là một huyện phía bắc Sông Tiền thuộc
vùng Đồng Tháp Mười, cánh trung tâm tỉnh Đồng Tháp khoảng 8 km về hướng
Đông Nam. nằm trên trục Quốc Lộ 30 nối liền Thành Phố Cao Lãnh với TP HCM,
các trục kinh tế lúa gạo, thuận lợi trong việc phát triển giao lưu kinh tế theo các trục
này, làm cơ sở phát triển sản xuất nông nghiệp theo chiều sâu và thu hút đầu tư phát
triển công nghiệp – đô thị (UBND tỉnh Đồng Tháp, 2010).

Huyện Cao Lãnh có vị trí địa lý như sau: phía bắc và tây bắc giáp huyện Tam Nông
và huyện Thanh Bình, phía nam giáp huyện Châu Thành, phía đông giáp huyện
Tháp Mười và tỉnh Tiền Giang, phía tây và tây nam giáp Thành phố Cao Lãnh và
Thị xã Sa Đéc.
Huyện Cao Lãnh có 18 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 1 thị trấn huyện lỵ và 17 xã: Thị
trấn Mỹ Thọ, xã An Bình, xã Ba Sao, xã Bình Hàng Tây, xã Bình Hàng Trung,

xã Bình Thạnh, xã Gáo Giồng, xã Mỹ Hiệp, xã Mỹ Hội, xã Mỹ Long, xã Mỹ Thọ,
xã Mỹ Xương, xã Nhị Mỹ, xã Phong Mỹ, xã Phương Thịnh, xã Phương Trà, xã Tân
Hội Trung, xã Tân Nghĩa.
Trung tâm huyện đặt tại thị trấn Mỹ Thọ, là nơi tập trung các cơ quan Đảng, đoàn
thể, trụ sở hành chính quản lý nhà nước, các cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa cấp huyện
và là trung tâm kinh tế đô thị hàng đầu của huyện (UBND tỉnh Đồng Tháp, 2010).
Đất đai: phần lớn thuộc nhóm phù sa, độ phì khá, địa hình tương đối bằng phẳng,
thuận lợi cho sản xuất và bố trí hệ thống thủy lợi. Nguồn nước ngọt quanh năm và
cột nước bơm thấp, khả năng bồi lắng phù sa dồi dào thuận lợi cho việc bơm, tưới
tiêu phục vụ trồng trọt, chăn nuôi (UBND tỉnh Đồng Tháp, 2010).
2.4.2 Xã hội
Dân số huyện Cao Lãnh năm 2010 ước tính từ tổng điều tra dân số năm 2009 là
138.212 người.
Cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch chậm, nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn (trên
97%) và thu nhập từ nông nghiệp thấp, tiềm năng phát triển ngành nghề nông thôn
chưa được tổ chức khai thác và phát triển có hiệu quả.Tiểu thủ công nghiệp, thương

9


mại và dịch vụ chưa phát triển.Cơ sở hạ tầng nông thôn mà đặc biệt là giao thông,
thủy lợi chưa đồng bộ với yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống.
So với tỉnh Đồng Tháp, diện tích huyện Cao Lãnh bằng 13,65% diện tích của tỉnh,

nhưng dân số chỉ chiếm 8,26%, cho thấy Cao Lãnh là huyện đất rộng người thưa
của Đồng Tháp (UBND tỉnh Đồng Tháp, 2010).
2.5 Một số tiêu chí của mô hình nuôi tôm càng xanh theo tiêu chuẩn VietGap
2.5.1 Địa điểm sản xuất nuôi trồng thủy sản
Cơ sở nuôi phải nằm trong vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản của địa phương.
Nơi nuôi phải được xây dựng ở những nơi ít bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm.
Trước khi thả giống, cơ sở phải cải tạo ao bảo đảm đáy ao phẳng, dốc nghiêng về
cống thoát, không bị thấm, không có mùn bã hữu cơ.
Chất lượng nước cấp vào ao nuôi bảo đảm giá trị của các thông số được quy định tại
bảng 2.1.
Bảng 2.1. Chất lượng nước cấp vào ao nuôi và nước ao nuôi thủy sản nước ngọt
TT

Thông số

Đơn vị
mg/l

Giá trị cho phép

1

Ô xy hòa tan (DO)

> 2,0

2

pH


3

Độ kiềm

mg CaCO3/l

4

NH3

mg/l

≤ 0,3

5

H2S

mg/l

≤ 0,05

6

Nhiệt độ

°C

25 - 32


7-9
60 - 180

(Nguồn: Thông tư số 22/2014/TT-BNNPTNT)
2.5.2 Chất lượng nước nuôi trồng thủy sản theo VietGAP
Nước sử dụng cho nuôi trồng thủy sản phải phù hợp với từng đối tượng nuôi cụ thể.
Có hệ thống cấp thoát nước, ao lắng tại khu vực nuôi.
Không có địch hại (cua, ốc, côn trùng, cá tạp...) trong ao.
2.5.3 Giống thủy sản
Chất lượng tôm giống đảm bảo các yêu cầu sau:
Giống có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng theo quy chuẩn quốc gia, tiêu
chuẩn quốc gia tương ứng.

10


Khi mua giống, chủ cơ sở nuôi phải yêu cầu người bán cung cấp bản sao có chứng
thực giấy chứng nhận cơ sở sản xuất giống đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh giống
thuỷ sản do cấp có thẩm quyền cấp. Phải lưu các chứng từ liên quan đến việc mua
bán (hợp đồng, hóa đơn hoặc phiếu thu hoặc giấy biên nhận).
Khi mua giống, phải kiểm tra và giữ lại bản sao giấy kiểm dịch về con giống do cơ
quan có thẩm quyền cấp. Chỉ mua giống đã qua kiểm dịch và có kết quả kiểm dịch
là âm tính.
2.5.4 Thức ăn, thuốc, hóa chất xử lý cải tạo môi trường
Thức ăn sử dụng trong quá trình nuôi phải có trong danh mục được phép lưu hành
tại Việt Nam, có nhãn hàng hóa đầy đủ theo quy định về ghi nhãn hàng hóa và được
bảo quản theo hướng dẫn ghi trên nhãn hàng hóa.
Thức ăn cho từng cỡ tôm, liều lượng và số lần cho ăn trong ngày thực hiện theo
hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc cơ quan quản lý nhà nước. Trường hợp sử dụng
thức ăn tự chế phải bảo đảm: không nấm mốc độc (Aspergillus flavus), độc tố

aflatoxin B1, không chứa kháng sinh, hóa chất cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy
sản.
Không sử dụng thức ăn đã hết hạn sử dụng.
Cơ sở nuôi không sử dụng hóa chất, kháng sinh trong danh mục cấm do Bộ nông
nghiệp và phát triển nông thôn quy định (Danh mục cấm ở phụ lục 2).
Không sử dụng thuốc, vi sinh vật, chế phẩm sinh học, hóa chất và chất xử lý cải tạo
môi trường đã hết hạn sử dụng.
2.5.5 Quản lý sức khỏe tôm nuôi
Khi phát hiện bệnh, cơ sở nuôi phải thực hiện biện pháp cách ly, ngăn chặn sự lây
nhiễm bệnh giữa các đơn vị nuôi và từ nơi nuôi ra bên ngoài. Khi xảy ra bệnh nằm
trong danh mục các bệnh thủy sản phải công bố dịch, cơ sở nuôi phải thông báo cho
cơ quan quản lý thủy sản hoặc thú y gần nhất và áp dụng các biện pháp dập dịch,
thực hiện khử trùng tại nơi xảy ra dịch.
2.5.6 Xử lý rác thải, bảo vệ môi trường
Cơ sở nuôi phải thực hiện thu gom, phân loại, xử lý kịp thời các chất thải rắn thông
thường, chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản
theo quy định hiện hành.
Nước thải ra ngoài môi trường phải đạt các chỉ tiêu chất lượng theo quy định hiện
hành.
11


Bảng 2.2. Chất lượng nước thải từ ao nuôi trước khi thải ra môi trường bên ngoài
TT

Thông số

Đơn vị

Giá trị cho phép


1

pH

2

BOD5(20°C)

mg/l

≤ 50

3

COD

mg/l

≤ 150

4

Chất rắn lơ lửng

mg/l

≤ 100

5


Coliform

MPN/100ml

5,5 - 9

≤ 5.000

(Nguồn: Thông tư số 22/2014/TT-BNNPTNT)
2.5.7 Hồ sơ
Cơ sở nuôi phải lập, duy trì và lưu trữ hồ sơ về các hoạt động đã thực hiện trong quá
trình nuôi tôm. Hồ sơ liên quan đến sản phẩm phải được lưu trữ ít nhất 24 tháng sau
thu hoạch.

12


CHƯƠNG 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm
Điều tra được thực hiện từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2015 tại các hộ nuôi tôm càng
xanh theo mô hình VietGAP tại xã Nhị Mỹ, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.

Địa điểm khảo sát

Hình 3.1: Bản đồ hành chánh huyện Cao Lãnh
(Nguồn: Cổng thông tin điện tử Đồng Tháp, 2007)
3.2 Vật liệu và trang thiết bị
Phiếu phỏng vấn nông hộ.

Sổ ghi chép (nhật ký).
Máy tính.
3.3 Phương pháp nghiên cứu
Các khía cạnh kinh tế và kỹ thuật của mô hình nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium
rosenbergii) theo VietGAP tại Cao Lãnh - Đồng Tháp được đánh giá thông qua việc
điều tra ngẫu nhiên dự kiến là 30 hộ nuôi tôm càng xanh theo mô hình VietGAP
được thực hiện thông qua phiếu phỏng vấn soạn sẵn trên địa bàn huyện Cao Lãnh,
tỉnh Đồng Tháp.
3.3.1 Phương pháp thu số liệu thứ cấp
Liên hệ với các cơ quan ban ngành tại địa bàn (Trung tâm khuyến nông khuyến
ngư, Chi Cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn) để lấy thông tin,
kết hợp tham khảo các tài liệu như: sách, tạp chí, internet và các nghiên cứu trước
để tìm thông tin liên quan tới đề tài.
13


3.3.2 Phương pháp thu số liệu sơ cấp
Thu thập số liệu bằng phiếu điều tra đã soạn sẵn, đến phỏng vấn trực tiếp 30 hộ tại
huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, để tìm hiểu kỹ thuật cũng như hiệu quả của mô
hình nuôi.
Số liệu sơ cấp được thu thập theo các thông tin sau:
Thông tin về chủ hộ
Thông tin về chủ hộ như tên, tuổi, địa chỉ, số năm kinh nghiệm, trình độ văn hóa,
chuyên môn về thủy sản, mô hình nuôi.
Kỹ thuật nuôi
Xây dựng công trình và cải tạo ao.
Mùa vụ nuôi của mô hình.
Con giống và các mật độ thả.
Thức ăn và cách cho ăn.
Chăm sóc và quản lý.

Thu hoạch và tiêu thụ.
Thông tin về thị trường
Tình hình cung ứng các yếu tố đầu vào. Tình hình tiêu thụ sản phẩm sau thu hoạch.
Hiệu quả kinh tế
Theo Lê Xuân Sinh (2005), các bước phân tích chỉ tiêu kinh tế như sau:
Phân tích chi phí sản xuất nông hộ
Tổng chi phí (TC) là toàn bộ chi phí đầu tư về vật chất và lao động mà nông hộ sản
xuât ra khối lượng sản phẩm sản xuất ra trong vụ nuôi. Được viết dưới dạng công
thức:
TC = Xi = Qi * Pi

(3.1)

Trong đó:
Xi: chi phí của khoản mục đầu tư vào i
Qi: số lương đơn vị đầu vào i
Pi: giá của một đơn vị vào i

Phân tích tổng thu nhập của nông hộ

14


×