Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và hóa chất trong nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh ở mỹ xuyên – sóc trăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (680.59 KB, 44 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Mã số: D620301

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC VÀ HÓA CHẤT
TRONG NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG THÂM CANH Ở
HUYỆN MỸ XUYÊN - SÓC TRĂNG

Sinh viên thực hiện:
TÔ ANH CHƯƠNG
MSSV: 1153040006
LỚP: NTTS 6

Cần Thơ, 2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC VÀ HÓA CHẤT
TRONG NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG THÂM CANH Ở
HUYỆN MỸ XUYÊN-SÓC TRĂNG

Cán bộ hướng dẫn:



Sinh viên thực hiện:

ThS. NGUYỄN LÊ HOÀNG YẾN
ThS. NGUYỄN HỮU LỘC

TÔ ANH CHƯƠNG
MSSV: 1153040006
LỚP: NTTS 6

Cần Thơ, 2015


TÓM TẮT
Đề tài khảo sát tình hình sử dụng thuốc và hóa chất trong nuôi tôm thẻ chân trắng thâm
canh ở Mỹ Xuyên – Sóc Trăng được thực hiện nhằm đánh giá hiện trạng sử dụng
thuốc, hóa chất được sử dụng phổ biến trong nuôi tôm thẻ chân trắng tại Mỹ Xuyên –
Sóc Trăng, từ đó tìm ra giải pháp tốt nhất để khắc phục các vấn đề tồn tại trong nghề
nuôi tôm tại địa phương. Số liệu thứ cấp được thu bằng phương pháp phỏng vấn trực
tiếp 20 nông hộ nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh. Kết quả: Tổng diện tích nuôi tôm
thẻ chân trắng là 11.459,3 ha. Các hộ thả nuôi 2 vụ mỗi năm với diện tích trung bình
3445 ± 1233 m2. Trong thời gian nuôi tôm thẻ chân trắng ở Mỹ Xuyên – Sóc Trăng
các nông hộ sử dụng những sản phẩm thuốc, hóa chất thuộc 4 nhóm chính: xử lí nước,
diệt tạp, nhóm bổ sung chất dinh dưỡng và nhóm thuốc, hóa chất phòng, trị bệnh.
Trong đó nhóm các sản phẩm phòng bệnh được sử dụng nhiều nhất với 8 sản phẩm,
các sản phẩm có công dụng cung cấp khoáng, hổ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa một số
bệnh do vi khuẩn gây ra trên tôm thẻ chân trắng. Có 7 loại kháng sinh được sử dụng để
điều trị khi xuất hiện bệnh trên tôm thẻ chân trắng, đa số các loại kháng sinh có thành
phần chính là: Doxycylin, Sulfadimethoxine và được sử dụng để đặc trị một số bệnh
như: gan tụy, cong thân và phân trắng.



LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên xin cảm ơn cha mẹ và những người thân trong gia đình đã tạo điều kiện
về vật chất và tinh thần, là điểm tựa cho con trong suốt thời gian học tập
Xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô Khoa SHƯD – Trường đại học
Tây Đô đã tận tình dạy bảo, truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu và tạo mọi
điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành khóa học.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cùng ThS. Nguyễn Lê Hoàng Yến và ThS. Nguyễn
Hữu Lộc những người đã tận tình định hướng, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình thực hiện đề tài.
Cám ơn các bạn lớp Nuôi Trồng Thủy Sản 6 đã cùng tôi gắn bó vượt qua một chặng
đường dài học tập.
Cuối cùng tôi xin gửi đến các Thầy, Cô lời chúc sức khỏe dồi dào, luôn thành công
trong trong công việc và cuộc sống
Tôi xin chân thành cảm ơn và ghi nhớ !


XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Tiểu luận: Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và hóa chất trong nuôi tôm thẻ chân trắng
thâm canh ở huyện Mỹ Xuyên-Sóc Trăng
Sinh viên thực hiện: Tô Anh Chương
Lớp: Nuôi trồng thủy sản Khóa 6
Tiểu luận đã được hoàn thành theo yêu cầu của cán bộ hướng dẫn

Cần Thơ, ngày ….tháng….năm 2015
Cán bộ hướng dẫn
(Chữ ký)

Sinh viên thực hiện

(Chữ ký)

……………………………

………………………

ThS. NGUYỄN HỮU LỘC

TÔ ANH CHƯƠNG

Cán bộ hướng dẫn
(Chữ ký)

…………………………………..
ThS. NGUYỄN LÊ HOÀNG YẾN


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................... 1
1.1. Giới thiệu .......................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu ............................................................................................................ 1
1.3. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................... 1
CHƯƠNG 2. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ................................................................... 2
2.1. Đặc điểm sinh học............................................................................................. 2
2.1.2. Đặc điểm hình thái ..................................................................................... 2
2.1.3. Phân bố ...................................................................................................... 3
2.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng ................................................................................. 3
2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng .................................................................................. 3
2.1.6 Một số loại thuốc và hóa chất sử dụng trong nuôi tôm thẻ chân trắng .......... 4
2.2 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng ...................................................................... 6

2.2.1. Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế giới .......................................... 6
2.2.2. Tình hình nuôi tôm trong nước ................................................................... 7
2.3 . Tình hình kinh tế xã hội huyện Mỹ Xuyên – Sóc Trăng ................................... 8
2.4 . Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng huyện Mỹ Xuyên – Sóc Trăng .................... 8
CHƯƠNG 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................... 10
3.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .................................................................... 10
3.2. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................... 10
3.3. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu............................................................. 10
3.4. Thông tin thu thập........................................................................................... 11
3.5. Phân tích chi phí, thu nhập, lợi nhuận.............................................................. 11
3.6. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................... 11
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................... 13
4.1 Thông tin thứ cấp ............................................................................................. 13
4.1.1 Tổng quan về vùng nuôi, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng huyện Mỹ
Xuyên ................................................................................................................ 13
4.1.2 Năng suất, sản lượng từ tôm thẻ chân trắng ............................................... 14
4.2 Số liệu sơ cấp ................................................................................................... 14
4.2.1 Thông tin về nông hộ ................................................................................ 14


4.2.2 Thông tin về mô hình nuôi ........................................................................ 15
4.2.3 Tình hình sử dụng thuốc thú y thủy sản trong nuôi tôm thẻ thâm canh ...... 18
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ............................................................... 26
5.1 Kết luận ........................................................................................................... 26
5.2 Đề xuất ............................................................................................................ 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 26
PHỤ LỤC ..................................................................... Error! Bookmark not defined.


CHƯƠNG 1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Giới thiệu
Những năm gần đây tôm thẻ chân trắng được sản xuất giống đại trà ở nước ta. Do lợi
nhuận của nghề nuôi tôm đem lại khá lớn nên diện tích nuôi ngày càng mở rộng vượt
ngoài sự quản lý của cơ quan chức năng, chính điều này đã khiến nghề nuôi đối mặt
với những nguy cơ tiềm ẩn như: ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, tôm chết hàng loạt
nguyên nhân được xác định chủ yếu là do tình trạng sử dụng thuốc, hóa chất bừa bãi,
không hợp lý khiến tôm bị ảnh hưởng nghiêm trọng (Nguyễn Thị Phương Nga, 2004).
Đứng trước thực trạng đó việc lựa chọn thuốc, hóa chất sử dụng trong nuôi tôm là rất
quan trọng. Sử dụng hợp lý và hiệu quả thuốc và hóa chất có thể giúp bà con nuôi tôm
kiểm soát dịch bệnh, nâng cao hiệu quả và hạn chế rủi ro.
Mỹ Xuyên - Sóc Trăng được biết đến như là một địa phương có nguồn lực và tiềm
năng to lớn trong sản xuất thủy sản, đặc biệt là với đối tượng tôm thẻ chân trắng.
Nhưng ở vài năm gần đây, do việc thả nuôi tôm thẻ đại trà cũng như lạm dụng thuốc
và hóa chất đang khiến nhiều nông hộ gặp nhiều khó khăn. Tìm được hướng đi đúng,
nâng cao trình độ người nuôi trong vấn đề quản lý, sử dụng hiệu quả thuốc và hóa chất
đang là 2 mục tiêu hàng đầu mà huyện Mỹ Xuyên đang hướng tới (Đào Duy Sự, 2014)
Để có thể nắm bắt được tình hình sử dụng thuốc và hóa chất của bà con nông hộ, từ đó
đề ra những giải pháp đúng đắn về việc lựa chọn, sử dụng hợp lý thuốc và hóa chất để
phục vụ tốt nhất cho nghề nuôi. Đề tài: “Khảo sát hiện trạng sử dụng thuốc và hóa
chất trong nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) thâm canh tại huyện
Mỹ Xuyên-Sóc Trăng” được thực hiện.
1.2. Mục tiêu
Tìm hiểu hiện trạng sử dụng thuốc và hóa chất trong nuôi tôm thẻ chân trắng
(Litopenaeus vannamei) thâm canh ở huyện Mỹ Xuyên từ đó để ra phương pháp sử
dụng thuốc và hóa chất một cách hợp lý, mang lại hiệu quả kinh tế cho nông hộ.
1.3. Nội dung nghiên cứu
Tìm hiểu tình hình sử dụng thuốc và hóa chất trong nuôi tôm thẻ chân trắng qua đó
đánh giá, phân tích tính hợp lý, hiệu quả của việc sử dụng thuốc và hóa chất trong nuôi
tôm thẻ chân trắng huyện Mỹ Xuyên – Sóc Trăng.


1


CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1. Đặc điểm sinh học
2.1.1. Phân loại
Theo http: //www.itis.usda.gov (Được trích bởi Nguyễn Văn Thường, 2006) tôm thẻ
chân trắng được phân loại như sau:
Ngành: Arthropoda
Lớp: Malacostraca
Bộ: Decapoda
Họ: Penaeidae
Giống: Litopenaeus
Loài: Litopenaeus vannamei
Tên tiếng Anh: White leg shrimp.
Tên tiếng Việt: Tôm thẻ chân trắng, tôm chân trắng
2.1.2. Đặc điểm hình thái
Cơ thể tôm thẻ chân trắng chia làm 2 phần: Phần đầu ngực và phần bụng, phần đầu
ngực có các đôi phần phụ, một đôi mắt kép có cuống mắt, 2 đôi râu: Râu 1 (A1), Râu
(A2) với chức năng khứu giác và giữ thăng bằng, 3 đôi hàm có chức năng ăn mồi, giữ
mồi và hỗ trợ hoạt động bơi lội của tôm, 5 đôi chân ngực giúp cho việc ăn và bò trên
mặt đáy của tôm.

Hình 2.1. Đặc điểm hình thái tôm thẻ chân trắng
2


Đối với tôm cái: Ở giữa chân ngực 4 và 5 có thelycum (Cơ quan sinh dục ở con cái)

phần đầu ngực được bảo vệ bởi giáp đầu ngực, trên giáp đầu ngực có nhiều gai, gờ,
sóng, rãnh. Phần bụng được chia làm 7 đốt, mỗi đốt đều mang theo một đôi chân bơi.
Đốt thứ 7 biến thành telson hợp với đôi chân đuôi phân nhánh tạo thành đuôi giúp tôm
bơi lội và có khả năng búng nhảy. Tôm có thể đạt tới chiều dài 230 mm.
Đối với tôm đực: 2 nhánh trong của đôi chân bụng 1 có petesma (Cơ quan sinh dục ở
con đực) và 2 nhánh trong của đôi chân bụng 2 biến thành đôi phụ bộ đực, là các bộ
phận sinh dục bên ngoài (Theo Nguyễn Trọng Nho và ctv, 2003). Tôm có thể đạt tới
chiều dài tối đa 187 mm.
2.1.3. Phân bố
Tôm thẻ chân trắng xuất xứ từ Nam Mỹ (Peru, Mêxicô) nhóm này phân bố tự nhiên ở
vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới của vùng đông Thái Bình Dương, khi trưởng
thành chúng sống ở biển và giai đoạn con giống thì chúng sống ở sông rạch (Trần Viết
Mỹ, 2009)
Tôm thẻ chân trắng phân bố khắp các thủy vực vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, tập trung
ở vùng Ấn Độ - Tây Thái Bình Dương, Nam Phi, Nhật Bản, Bắc Úc, Trung Quốc. Đặc
biệt phân bố chủ yếu ở Đông Nam Châu Á như: Đài Loan, Philippine, Indonexia, Thái
Lan, Malaysia.
Trong tự nhiên, tôm thẻ chân trắng phân bố tập trung ở những nơi có nền đáy cát bùn,
khi còn nhỏ tôm phân bố ở vùng cửa sông và di cư ra các vùng ven biển khi đã trưởng
thành.
2.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng
Tôm thẻ chân trắng là loài ăn tạp thiên về động vật, bắt mồi khỏe, tôm sử dụng được
nhiều loại thức ăn tự nhiên có kích cỡ tương đối nhỏ như mùn bã hữu cơ, động - thực
vật thủy sinh. Ngoài ra còn có thể cung cấp thức ăn nhân tạo cho tôm. Tôm ăn ít vào
ban ngày (25 – 35%) và nhiều vào ban đêm (65 – 75%) (Nguyễn Khắc Hường, 2007)
Nhu cầu protein trong khẩu phần thức ăn cho tôm thẻ chân trắng thấp hơn so với các
đối tượng khác (Khoảng 35%) (Lee, 1971 trích bởi Trần Viết Mỹ, 2009). Trong thời
kỳ sinh sản và đặc biệt giữa và cuối giai đoạn phát dục của buồng trứng thì nhu cầu
lượng thức ăn hằng ngày tăng gấp 2 - 5 lần. Khả năng chuyển hóa thức ăn của tôm rất
cao, trong điều kiện nuôi thâm canh hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) có thể đạt từ là

1,1 – 1,3 (Trần Viết Mỹ, 2009)
2.1.5. Đặc điểm sinh trưởng
Tôm thẻ chân trắng là loài tôm nhiệt đới, có khả năng thích nghi với giới hạn rộng về
độ mặn và nhiệt độ (15 – 330C. Và phát triển tốt nhất ở 23 – 320C. Nhiệt độ tối ưu cho
tôm lúc nhỏ là 300C và cho tôm là 270C (Trần Viết Mỹ, 2009)
3


Độ mặn: Tôm thẻ chân trắng có khả năng thích nghi với độ mặn 0,5 – 45‰, khoảng
thích hợp cho sự phát triển tối ưu là: 7 – 34‰ (Trần Viết Mỹ, 2009) và pH dao động
từ 5 – 9 và tối ưu ở 7 – 8.
Tôm tăng trưởng nhanh trong điều kiện nuôi phù hợp tôm có khả năng đạt 8 – 10g
trong 60 – 80 ngày, 35 – 40g trong khoảng thời gian là 180 ngày.Tôm tăng trưởng
nhanh trong khoảng 2 tháng đầu tiên và dần tăng trưởng chậm. Tuổi thọ trung bình của
tôm trên 32 tháng (Thái Bá Hồ và ctv, 2004)
2.1.6. Một số loại thuốc và hóa chất sử dụng trong nuôi tôm thẻ chân trắng
Theo GESAMP (1997) thuốc, hóa chất sử dụng trong nuôi tôm với nhiều mục đích
khác nhau như: xử lý nước, chất lắng đọng, tăng năng suất thủy vực, thức ăn bổ sung,
kích thích sinh trưởng ...
Thuốc, hóa chất sử dụng có thể chia thành 4 nhóm tùy vào mục đích sử dụng gồm:
Nhóm xử lý môi trường
Vôi: đươc dùng rộng rãi để trung hòa axit, tăng độ kiềm, phổ biến là vôi nông nghiệp
CaCO3, Dolomite MgCa(CO3). Trong chuẩn bị ao, bón với liều lượng 10-15kg/100m2,
dùng ổn định môi trường 20-25kg/1.000m2. Việc bón vôi có tác dụng để trung hòa axit
sunfuric sinh ra từ quá trình oxy hóa tầng phèn trong các ao được xây dựng từ vùng
rừng ngập mặn. (Nguyễn Thị Phương Nga, 2004)
Sunfat nhôm - kali (Phèn): được sử dụng với nồng độ 10-20ppm, làm giảm độ đục ở
các ao nuôi tôm
Zeolite: với thành phần là SiO2, Al2O3 dùng để hấp thu khí độc như NH3, NO2 với liều
lượng thích hợp có thể giảm tác dụng khi sử dụng trong nước lợ do bị kiềm chế bởi

nồng độ cation. (Đặng Thị Hoàng Oanh, 2005)
EDTA (Ethyleneaminetetraacetic): có công thức hóa học là (C10H16N2O8) dùng để kết
tủa kim loại nặng, như đồng, sắt, cadium,… có trong nước ảnh hưởng đến tôm dùng để
xử lý nước trước khi nuôi với liều lượng 10-15ppm và phòng trị bệnh do vi khuẩn từ
2-3ppm (Nguyễn Thị Phương Nga, 2004)
Nhóm diệt khuẩn, diệt tạp
Formol (Formaldehyde): cấu tạo hóa học có gốc đặc trưng 0=CH2, formol dạng lỏng
màu trắng. Sản phẩm thương mại rất đa dạng với nhiều hàm lượng khác nhau 20%,
35%, 37%, được sử dụng để diệt khuẩn, ký sinh trùng, tảo với nồng độ thấp và nồng
độ cao(>200ppm) để kiểm soát trứng (Thái Bá Hồ, 2004)
Thuốc tím (KMnO4): dạng hạt mịn màu tím đen dễ tan trong nước dùng để lắng phù
sa, diệt khuẩn, nấm và ký sinh trùng, nồng độ sử dụng 4-5ppm (ngâm) (Nguyễn Thị
Phương Nga, 2004). Ngoài ra thuốc tím là chất oxy hóa mạnh, nên khi sử dụng thuốc
tím cần chú ý đến liều lượng sử dụng. Đối với nước có nhiều tảo, hợp chất hữu cơ lơ
4


lững, sau thời gian xử lý, nước trở nên rất trong, do tảo và các hợp chất hữu cơ lắng
xuống đáy.
Chlorine (Ca(OCl)2): dùng để khử trùng bể ương, các dụng cụ, xử lý bệnh vi
khuẩn,…với nồng độ từ 25-250ppm, chlorine cũng có hiệu quả đối với các chất hữu
cơ, có tác dụng làm giảm lượng hữu cơ, độ đục trong nước, tính oxy hóa mạnh, phản
ứng hầu hết với các chất như Fe, Mn, H2S, NH3…
Saponin: là sản phẩm được chiết xuất từ bã hạt chè dại là chất diệt tạp trong ao trước
khi thả tôm với nồng độ 20-30ppm, kích thích tôm lột xác với nồng độ 5-7ppm. Các
sản phẩm thương mại chỉ có 12-17% Saponin, ở độ mặn và nhiệt độ càng cao thì tác
dụng của Saponin càng hiệu quả.
Oxy già (Hydrogen peroxit): có công thức hóa học là H2O2, khi tác dụng với chất hữu
cơ sẽ sủi bọt vì phóng thích oxygen. Thuốc bền vững trong dung dịch axit nhẹ nhưng
kém bền vững trong môi trường kiềm hoặc chất hữu cơ, kim loại (Nguyễn Thị Phương

Nga, 2004). Hydrogen peroxit sản phẩm thương mại chứa 3% hoạt chất có tác dụng
như: Diệt trùng, khử mùi hôi do có tính oxy hóa mạnh tạo oxy nguyên tử là dạng chất
khí tự do không liên kết, Ngoài ra Oxy già còn được sử dụng để tẩy vết thương mưng
mủ, lở loét trên cá.
Iốt: có công thức hóa học là I2 dùng để sát trùng vết thương, diệt khuẩn, nấm trên gia
súc gia cầm. Trong thủy sản Iốt được khuyến cáo như là chất sát khuẩn phổ rộng, diệt
cả loài vi khuẩn gam âm (-) và gam dương (+) như: vibrio harveyi, Pseudomonas spp,
nấm và nguyên sinh động vật đặc biệt là ký sinh trùng trên mang và thân tôm (Đặng
Thị Hoàng Oanh, 2005)
Nhóm vitamin, khoáng
Vitamin C: dùng tăng cường sức đề kháng và hội chứng suy giảm miễn dịch ở cá, vẹo
cột sống, xuất huyết toàn thân. Tôm sú thiếu vitamin C sẽ không có khả năng lột xác,
khuyết tật ở vỏ giáp, rối loạn trao đổi khí ở mang và tỷ lệ chết cao (Nguyễn Thị
Phương Nga, 2004)
Vitamin E: giúp tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa hội chứng suy giảm, suy dinh
dưỡng thiếu máu và tác hại đối với màng tế bào, thoái hóa bắp thịt, gan, não, mỡ.
Vitamin B1: có tác dụng giúp ngăn ngừa viêm thần kinh, tê phù, nếu thiếu vitamin B1
tuyến sinh dục kém phát triển, trứng dễ thóai hóa, kém ăn và sinh trưởng chậm.
Vitamin A: là thành phần của sắc tố Rodopsin trong võng mô mắt, giữ vai trò trong
quá trình vận chuyển hydro, duy trì tốt màng nhầy ống tiêu hóa, hệ hô hấp, thận, mắt,
quá trình tạo lập xương. Nếu thiếu vitamin A cá sẽ tróc vảy, dây thần kinh thắt lại dẫn
đến tê phù, mắt bị mềm và kéo mây (Trần Ngọc Hải, 2004)
5


Nhóm kháng sinh
2 nhóm kháng sinh được sử dụng rộng rãi trong ao nuôi tôm là Cloramphenicol và
Fluoroquinolon. Thường được nông dân dùng để trộn vào thức ăn hoặc hoà loãng với
nước đổ xuống ao để chữa bệnh và phòng bệnh trong tôm, cá. Đây là hai loại kháng
sinh có tác dụng với nhiều loại vi khuẩn hiện vẫn được dùng rộng rãi trong điều trị

bệnh (Nguyễn Thị Phương Nga, 2004)
Chloramphenicol: được y học dùng từ lâu nên rất quen thuộc với chúng ta. Thuốc
này có nhiều tên gọi và biệt dược khác nhau như Cloromycetin, Cloroxit, Tifomycin.
Chloramphenicol có tác dụng trên nhiều loại vi khuẩn, cả các chủng Gram (+) và
Gram (-), các Rickettsia, Chlamydia, Mycoplasma
Fluoroquinolon: là những loại kháng sinh mới có tác dụng mạnh với nhiều loại vi
khuẩn gây bệnh nên được dùng để đặc trị một số bệnh do vi khuẩn gây ra ở tôm, từ các
bệnh nhiễm khuẩn đường ruột, các bênh gan, tụy… Nhóm này có tên thương mại:
Ciprofloxacin, Ofloxacin. Thuốc này được bà con nông hộ sử dụng rất nhiều bởi hiệu
quả mang lại rất cao và có thể điều trị nhiều bệnh nhiễm khuẩn hiện nay. Nhưng thuốc
có độc tính cao, nhiều chống chỉ định, và chỉ được sử dụng ở nồng độ rất thấp.
Ngoài ra còn có các chất dẫn dụ, kích thích tôm bắt mồi như dầu gan mực,
chlothin…được sử dụng thường xuyên trong nuôi tôm.
Chất phụ gia được các nhà sản xuất thức ăn thuỷ sản sử dụng dưới dạng chất bảo quản
như nhóm Hydroxyanisol butyl hoá, Ethoxyquin. (Nguyễn Thị Phương Nga, 2004)
2.2 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng
2.2.1. Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế giới
Trên thế giới tôm thẻ chân trắng được nuôi nhiều ở các nước Nam Mỹ và có sản lượng
đứng hàng đầu. Tôm thẻ chân trắng được nuôi vào khoảng thập niên 80 (FAO, 2011).
Đến năm 1992, chúng đã được nuôi phổ biến trên thế giới, nhưng chủ yếu vẫn tập
trung ở các nước Nam Mỹ. Khi đó nhiều nước Châu Á đã tìm cách hạn chế sự phát
triển tôm chân trắng do sợ lây bệnh cho tôm sú. Cho đến năm 2003 thì các nước châu
Á bắt đầu nuôi đối tượng này và sản lượng tôm thẻ chân trắng trên thế giới đạt khoảng
1 triệu tấn, từ đó sản lượng tôm liên tục tăng nhanh qua các năm đạt 1,6 triệu tấn
(2009), đến năm 2010 sản lượng tôm đạt khoảng 2,7 triệu tấn (FAO, 2011). Đến năm
2012 sản lượng tôm đạt khoảng 4 triệu tấn (FAO, 2013). Các nước nuôi tôm chủ yếu
trên thế giới gồm Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Brazil, Ecuador, Mexico,
Venezuela, Honduras, Guatemala, Nicaragua, Belize, Việt Nam, Malaysia, Peru,
Colombia, Costa Rica, Panama, El Salvador, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Philippines, Campuchia,
Suriname, Saint Kitts, Jamaica, Cuba, Cộng hòa Dominica, Bahamas…(FAO, 2012).

Trong đó Trung Quốc có sản lượng cao nhất thế giới đạt khoảng 1,3 triệu tấn vào năm
6


2012 (FAO, 2012). Hình thức nuôi chủ yếu là thâm canh và siêu thâm canh. Dự kiến
sản lượng tôm thẻ chân trắng đạt sản lượng khoảng 6 triệu tấn vào năm 2015 (FAO,
2012)
2.2.2. Tình hình nuôi tôm trong nước
Mặc dù tôm thẻ chân trắng chỉ mới được phép nuôi đại trà tại ĐBSCL hơn 5 năm trở
lại đây, nhưng đã phát triển vượt bậc cả về diện tích nuôi và giá trị xuất khẩu, vượt qua
đối tượng con tôm sú đã phát triển rất lâu trước đó.
Đầu năm 2008, sau một thời gian có mặt tại Việt Nam, tôm thẻ chân trắng được Bộ
NN & PTNT cho phép nuôi đại trà tại vùng ĐBSCL nhằm đa dạng hóa đối tượng thủy
sản xuất khẩu. Chỉ sau một thời gian ngắn, tôm thẻ chân trắng được nhiều nông dân
chọn nuôi, do đó diện tích, sản lượng đã tăng nhanh chóng.
Năm 2011, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III triển khai dự án “Phát triển nuôi
tôm thẻ chân trắng theo quy trình GAP”. Dự án này được thực hiện tại Khánh Hòa với
3 mô hình có diện tích 4 ha. Nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy trình GAP đạt sản
lượng 10 – 12 tấn/ha. Theo VASEP (2011), kim ngạch xuất khẩu của tôm thẻ chân
trắng đã tương đương với tôm sú khoảng 1 tỷ USD. Dự kiến năm 2011 xuất khẩu tôm
đạt 2,1 tỷ USD.
Theo thống kê của Tổng cục Thủy sản, 2013, tính đến cuối tháng 9/2013, diện tích
nuôi tôm cả nước đạt hơn 628.700 ha, sản lượng thu hoạch đạt hơn 258.780 tấn. Trong
đó, diện tích tôm sú đạt gần 581.500 ha, sản lượng đạt trên 152.313 tấn. Trong khi
diện tích tôm thẻ chân trắng xấp xỉ 47.300 ha nhưng sản lượng thu hoạch được cũng
đạt mức rất cao 106.479 tấn.
Tại nhiều vùng chuyên nuôi tôm khu vực ĐBSCL hiện nay như Tiền Giang, Sóc
Trăng, Trà Vinh, Bến Tre... tôm thẻ chân trắng được nhiều nông dân ưu tiên chọn nuôi
do năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn, chỉ từ 2 - 3 tháng có thể thu hoạch nên
xoay vòng vốn nhanh.

Bên cạnh sự phát triển về năng suất, sản lượng trong nước, hoạt động xuất khẩu tôm
thẻ chân trắng cũng tăng mạnh thời gian gần đây. Báo cáo của (VASEP) cho biết, tính
đến giữa tháng 9/2013, kim ngạch xuất khẩu tôm thẻ chân trắng đạt 875,4 triệu USD,
vượt qua mức 868,3 triệu USD thu từ xuất khẩu tôm sú.
Theo hiệp hội thủy sản Việt Nam ước tính giá trị xuất khẩu tôm thẻ chân trắng 9 tháng
đầu năm 2013 chiếm hơn 47% tổng giá trị xuất khẩu tôm cả nước, cao hơn xuất khẩu
tôm sú với mức gần 46%.

7


2.3. Tình hình kinh tế xã hội huyện Mỹ Xuyên – Sóc Trăng
Sóc Trăng có diện tích tự nhiên là 3.223 km2 với tổng dân số 1.226,7 nghìn người
(2002). Với tổng diện tích nuôi thủy sản của tỉnh là 48.124 ha (2002), đến cuối 2007
tổng diện tích nuôi thủy sản của toàn tỉnh là 64.871 ha.Tổng sản lượng tôm nuôi đạt
58.912 tấn, trong đó sản lượng nuôi tôm công nghiệp đạt 18.723,5 tấn, bán công
nghiệp đạt 29.144 tấn và quảng canh cải tiến (QCCT) đạt 11.045 tấn. Tính từ đầu năm
đến tháng 5/2008 tỉnh đã tập huấn khuyến ngư cho 14 lớp với 406 lượt người tham dự
về vấn đề quản lý nước và phòng trừ dịch bệnh trên tôm nuôi. Hình thức nuôi tôm trên
địa bàn tỉnh chủ yếu là nuôi hộ gia đình chiếm 70-75%, các hình thức câu lạc bộ nuôi
tôm như hợp tác xã và trang trại chiếm 20-25% (Trung Tâm Khuyến Ngư Sóc Trăng,
2014)
Theo báo cáo của Sở NN & PTNT tỉnh Sóc Trăng, năm 2013 trong số khoảng 10.000
ha diện tích thu hoạch tôm đầu tiên thì Mỹ Xuyên có 80,6% hộ dân nuôi tôm có lãi với
mức lãi từ 20-200 triệu đồng. Thời gian gần đây, tình trạng tôm chết đột ngột ở Sóc
Trăng diễn ra nhanh, diện tích nuôi tôm bị thiệt hại cũng tăng một cách nhanh chóng;
không chỉ mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến, mà các diện tích nuôi tôm công
nghiệp và bán công nghiệp với kỹ thuật nuôi tiên tiến cũng bị thiệt hại nặng.
Mức độ sử dụng thuốc, hóa chất trong nuôi tôm trên địa bàn Sóc Trăng có chiều hướng
tăng trong những năm gần đây do điều kiện thời tiết không ổn định, tâm lý sợ thua lỗ

của bà con nông hộ dẫn đến việc lạm dụng thuốc, hóa chất kéo theo sự phát triển của
các cơ sơ kinh doanh thuốc, hóa chất trên địa bàn (Trung Tâm Khuyến Ngư Sóc
Trăng, 2014) Tại trung tâm huyện Mỹ Xuyên đã có hơn 8 cơ sở bán thuốc hóa chất
phục vụ nghề nuôi. Ngoài ra ở các xã có diện tích nuôi tôm nhiều như Thạnh Phú,
Thạnh Quới, Ngọc Tố đều có từ 10 - 12 cơ sở kinh doanh thuốc hóa chất nhưng chỉ
với quy mô vừa và nhỏ.
2.4 . Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng huyện Mỹ Xuyên – Sóc Trăng
Thuận lợi
Được sự quan tâm của các cấp, các ngành; đặc biệt là sự quan tâm của chỉ đạo Huyện
Ủy, UBND huyện với tiêu chí tập trung phát triển đối tượng tôm thẻ chân trắng các
hoạt động hỗ trợ phục vụ sản xuất như: Làm thủy lợi nội đồng kết thúc mùa vụ đảm
bảo cấp thoát nước cho vùng nuôi kịp thời, tăng cường công tác khuyến ngư hỗ trợ
nông dân, đẩy mạnh công tác giám sát phòng chống dịch bệnh, bảo vệ nguồn lợi thủy
sản nên tình hình thủy sản trong huyện càng ngày càng phát triển theo hướng bền
vững.
Năm 2014, đa số nông dân nuôi tôm có lãi nên công tác chuẩn bị cho vụ nuôi mới
được chú trọng đặc biệt là ở khâu cải tạo ao chuẩn bị công trình nuôi. Mặc dù lợi
8


nhuận trước mắt nhưng đa phần nông dân vẫn giữ tâm lí bình tĩnh, không nóng vội thả
giống ồ ạt mà chỉ mang tính chậm rãi, thăm dò chọn hình thức nuôi đúng đắn để vụ
nuôi có hiệu quả.
Khó khăn
Cuối năm 2014 một số hộ thả sớm bị thiệt hại nặng nề, đây cũng là nguyên nhân làm
bùng phát dịch bệnh ở đầu năm 2015.
Một số diện tích đã nâng cấp hình thức nuôi từ quảng canh cải tiến sang bán thâm canh
hoặc thả nuôi tôm thẻ chân trắng một cách ồ ạt, tự phát gây ảnh hưởng đến chỉ tiêu kế
hoạch đã đặt ra.
Nhu cầu con giống thẻ chân trắng rất lớn trong khi đó trên địa bàn huyện vẫn chưa có

cơ sở sản xuất giống nào có quy mô đủ để đáp ứng, giống đa phần phải nhập từ các
huyện khác trong tỉnh và các vùng lân cận.
Ảnh hưởng của thời tiết lạnh kéo dài nên phát sinh dịch bệnh, đặc biệt là bệnh phân
trắng gây thiệt hại trầm trọng ở các xã: Thạnh Phú, Thạnh Quới, Gia Hòa 1.
Điện phục vụ sản xuất có khảo sát, quy hoạch nâng cấp nhưng vẫn chưa đáp ứng được
nhu cầu trước sự tăng nhanh về diện tích nuôi của tôm thẻ chân trắng.
Dịch bệnh vẫn còn nhiều tìm ẩn, chưa xác định rõ đuọc nguyên nhân.
Bên cạnh đó vấn đề giá cả tôm, đầu ra sản phẩm cũng còn nhiều bất cập vẫn đang là
những khó khăn mà ngành thủy sản huyện nhà cũng như bà con nuôi tôm phải đối mặt.

9


CHƯƠNG 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Địa điểm thực hiện đề tài: đề tài được tiến hành tại huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng.
Thời gian thực hiện: Từ tháng 2/2015 đến tháng 5/2015.

Hình 3.1 Bản đồ hành chính huyện Mỹ Xuyên
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Điều tra về thực trạng sử dụng thuốc, hóa chất trong nuôi tôm thẻ chân trắng thâm
canh.
3.3. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
Số liệu thứ cấp: Là các số liệu, thông tin về các vùng nuôi, diện tích nuôi, thuận lợi,
khó khăn của nuôi tôm thẻ chân trắng trong địa bàn huyện được thu thập tại các cơ
quan NN-PTNN, Chi cục thủy sản, Phòng nông nghiệp huyện Mỹ Xuyên.
10



Số liệu sơ cấp: được thu thập bằng phương pháp thống kê sau khi phỏng vấn trực tiếp
20 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh ở Mỹ Xuyên (10 hộ ở xã Tham Đôn và 10 hộ
ở xã Thạnh Phú) và ghi nhận vào phiếu phỏng vấn.
3.4. Thông tin thu thập
Thông tin nông hộ: Họ tên, tuổi, số năm nuôi, trình độ chuyên môn, địa chỉ, số điện
thoại liên lạc.
Thông tin, đăc điểm công trình: Diện tích nuôi, cách cải tạo ao, hóa chất cải tạo, liều
lượng, giá thành, công trình và thiết bị nuôi.
Thông tin về thuốc và hóa chất: Tên hóa chất sử dụng, công dụng, liều lượng, giá cả
hóa chất, mức độ sử dụng…
Thông tin thức ăn và phương pháp cho ăn: Loại thức ăn, thành phần đạm, số lần cho
ăn/ngày, cách cho ăn, quản lý sàn ăn, hệ số FCR.
Thông tin về chăm sóc và quản lý: Theo dõi chất lượng nước, gây tảo, sử dụng vôi,
hóa chất xử lý ao, xử lý nước đầu vào, xử lý bệnh.
Thông tin thu hoạch: Thời gian nuôi, cách thức thu hoạch trọng lượng, kích cỡ thu
hoạch, tổng sản lượng, tỷ lệ sống, giá thành trung bình, lợi nhuận của vụ nuôi.
Trong đó thông tin thuốc, hóa chất là quan trọng nhất.
3.5. Phân tích chi phí, thu nhập, lợi nhuận
Theo Lê Xuân Sinh (2010), các bước phân tích các chỉ tiêu kinh tế như sau:
Phân tích chi phí sản xuất nông hộ
Tổng chi phí là toàn bộ chi phí đầu tư về vật chất và lao động mà nông hộ sản xuất ra
khối lượng sản phẩm tôm thẻ chân trắng trong vụ nuôi.
Tổng thu nhập của nông hộ được tính là tổng thu nhập từ việc nuôi tôm thẻ chân trắng
Lợi nhuận là phần còn lại sau khi lấy tổng thu trừ đi tổng chi phí. Lợi nhuận là biểu
hiện mối quan hệ nghịch chiều giữa thu nhập và chi phí trong hoạt động nuôi tôm thẻ
chân trắng của nông hộ trong một vụ nuôi.
Đặc biệt so sánh tỉ lệ giữa chi phí thuốc, hóa chất sử dụng trong vụ nuôi so với tổng
chi phí sản xuất từ đó tiến hành phân tích hiệu quả sử dụng thuốc và hóa chất của từng
nông hộ, đề ra phương pháp khách quan, hiệu quả nhất để nâng cao hiệu quả sản xuất
3.6. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu sau khi được thu thập về được kiểm tra. Sử dụng phần mềm Microsoft Excel
để tính toán các giá trị và so sánh. Kết quả được trình bày chủ yếu dưới dạng thống kê

11


mô tả các đặc điểm chung của nông hộ và các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu của
mô hình gồm có: mô tả trung bình, độ lệch chuẩn, tần suất, phần trăm.

12


CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thông tin thứ cấp
4.1.1 Tổng quan về vùng nuôi, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng huyện Mỹ
Xuyên
Huyện Mỹ Xuyên có 10 xã và 01 thị trấn, với hai vùng sinh thái rõ rệt, vùng ngọt trồng
lúa và hoa màu cùng với vùng lợ nuôi thủy sản. Trong đó nuôi tôm là thế mạnh của địa
phương, nhiều mô hình nuôi tôm bán thâm canh, mô hình tôm lúa sản xuất có hiệu quả
đã và đang được phát triển mạnh đóng góp vào sự phát triển của kinh tế huyện nhà.
Mỹ Xuyên có 21.198,1 ha diện tích nuôi thủy sản trong đó cao nhất là diện tích nuôi 2
đối tượng: tôm sú và tôm thẻ chân trắng với tổng diện tích thả nuôi là 99% (Phòng NN
& PTNT Huyện Mỹ Xuyên, 2014). Nếu như diện tích thả nuôi tôm sú đang giảm dần
thì diện tích thả nuôi thẻ chân trắng tăng nhanh qua các năm.
Trong số 10 xã thuộc huyện Mỹ Xuyên thì Tham Đôn và Thạnh Phú là 02 xã có diện
tích thả nuôi tôm thẻ chân trắng cao nhất và mang tính tập trung, bên cạnh đó do hệ
thống giao thông thuận tiện và có vị trí địa lí gần với trung tâm thành phố Sóc Trăng
cho nên những nông hộ nuôi tôm trong hai xã Thạnh Phú và Tham Đôn có thể tiếp cận
với các cơ sở thuốc, hóa chất nhiều và dễ dàng hơn. Vì lẽ đó các nông hộ được phỏng

vấn đều thuộc 02 xã Thạnh Phú (10 hộ) và Tham Đôn (10 hộ)
Bảng 4.1. Diện tích nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng 2010 – 2014
Năm

Tôm Sú (ha)

Thẻ Chân Trắng (ha)

2010

17186

121,5

2011

16489

340,5

2012

15678

937,2

2013

12073,6


5091,5

2014

9538,8

11459,3

Năm 2014 diện tích thu hoạch thẻ chân trắng đạt 7796,6 ha, tăng 2048 ha so với năm
2013, mặc dù vậy, diện tích thiệt hại tôm của đối tượng tôm thẻ chân trắng cũng rất
cao, lên đến 4701,7 ha chiếm 41,03% diện tích thả nuôi (Trong đó thiệt hại trước ngày
15/03/2014 là 480,7 ha; chính vụ là 3705,7 ha)
13


4.1.2 Năng suất, sản lượng từ tôm thẻ chân trắng
Tính đến cuối năm 2014 năng suất tôm thẻ chân trắng đạt 2,93 tấn/ha đạt 105,1% kế
hoạch so với cùng kì năm trước. Với tổng sản lượng 19.821,9 tấn, thẻ chân trắng đã
chính thức vượt mặt tôm sú trở thành mặt hàng thủy sản chủ lực của huyện.

4.2 Số liệu sơ cấp
4.2.1 Thông tin về nông hộ
Độ tuổi
Độ tuổi trung bình của nông hộ nuôi tôm tại hai xã Tham Đôn và Thạnh Phú thuộc
huyện Mỹ Xuyên là 37,8 ± 11,4 tuổi. Đa phần các hộ nuôi có tuổi đời không quá lớn,
hộ nuôi tuổi từ 20 - 30 chiếm 30% và hộ nuôi trong khoảng 31 - 40 tuổi chiếm 45%.
Hộ nuôi trong độ tuổi 41 - 50, 51 - 60 chỉ chiếm 10% (Hình 4.1)
Đặc biệt chỉ có một trường hợp (5%), người nuôi lớn tuổi mặc dù đã 72 tuổi nhưng
vẫn trực tiếp quản lý ao nuôi cũng như có thêm sự phụ giúp từ người thân trong gia
đình.


Hình 4.1 Tỷ lệ độ tuổi của các nông hộ nuôi tôm tại Long Phú
Đa phần các hộ nuôi đều tự quản lí ao nuôi, nhân công là các thành viên trong gia đình
hoặc những người quen, hàng xóm tại địa phương, các nhân công toàn bộ là nam và có
tuổi đời rất trẻ, 18 hộ nuôi (90%) có công nhân dưới 25 tuổi và chỉ có 2 hộ nuôi (10%)
thuê nhân công trên 25 tuổi.
Số năm kinh nghiệm
Hầu hết các hộ nuôi có trình độ chuyên môn chủ yếu là kiến thức cơ bản của gia đình,
kinh nghiệm tích lũy của bản thân trong quá trình sản xuất. Trước thẻ chân trắng thì đa
phần các hộ nuôi đều có một khoảng thời gian nuôi tôm sú, nhưng vì hiệu quả kinh tế
14


nên đã chuyển sang tôm thẻ chân trắng vài năm lại đây. Trung bình kinh nghiệm nuôi
tôm thẻ của các hộ nuôi là 2,9 ± 1,6 năm, trong đó số hộ nuôi có kinh nghiệm nuôi từ
1-2 năm chiếm 45%, 3-4 năm chiếm 45% và chỉ có hai trường hợp nuôi trên 5 năm
(Hình 4.2)

Hình 4.2 Tỷ lệ số năm kinh nghiệm của các nông hộ
Trong số 9 hộ nuôi có số năm kinh nghiệm 1 – 2 năm thì có đến 4 hộ nuôi (44%) đạt
năng suất thấp, không có lãi. Các hộ nuôi có số năm kinh nghiệm từ 3 – 4 năm có 2 hộ
không có lãi (22%). Và 2 trường hợp có kinh nghiệm trên 5 năm thì đều đạt năng suất
cao, lợi nhuận cuối vụ cao. Điều này cho thấy hộ nuôi có trình độ chuyên môn và số
năm kinh nghiệm càng cao thì tỷ lệ sống của tôm nuôi càng cao, năng suất vụ nuôi cao
và ít bị rủi ro hơn các hộ nuôi có trình độ chuyên môn và số năm kinh nghiệm thấp.
Điều này được lí giải do những hộ nuôi có trình độ chuyên môn và số năm kinh
nghiệm cao có nhiều kiến thức chuyên môn, có khả năng quản lí và bố trí ao nuôi tốt,
sử dụng thuốc, hóa chất hợp lí và có hiệu quả hơn so với các hộ nuôi ít kinh nghiệm và
trình môn chuyên môn thấp.
4.2.2 Thông tin về mô hình nuôi

Qua điều tra cho thấy diện tích ao nuôi trung bình của các nông hộ huyện Mỹ Xuyên là
3445 ± 1233 m2, trong đó ao nuôi có diện tích lớn nhất là 6000 m2 và ao nuôi có diện
tích nhỏ nhất là 1500 m2

15


Bảng 4.2 Diện tích ao nuôi của các nông hộ huyện Mỹ Xuyên
Diện tích (m2)

Số hộ nuôi

Tỉ lệ (%)

< 3000

6

30

3000 – 5000

13

65

> 5000

1


5

Diện tích ao nuôi có qui mô vừa và nhỏ, trong số 20 hộ được phỏng vấn có 6 hộ nuôi
với diện tích < 3000 m2 (chiếm 30%). 13 hộ nuôi với diện tích 3000 – 5000 m2 (65%).
Và chỉ có 1 trường hợp nuôi với diện tích > 5000 m2 (5%)
Bảng 4.3 So sánh công trình giữa 2 xã Tham Đôn và Thạnh Phú
Chỉ tiêu

Xã Tham Đôn

Xã Thạnh Phú

Diện tích trung bình ao nuôi
(m2)

3050 ± 1087 m2

3840 ± 1296 m2

Vị trí ao nuôi

Gần khu vực nhà ở

Riêng biệt, cách xa nhà

Nếu như xã Tham Đôn có diện tích nuôi tương đối nhỏ và tận dụng những vùng đất
trống gần nhà thì ở Xã Thạnh Phú có sự khác biệt rõ rệt, các ao tôm tập trung ở một
khu vực riêng và xa nhà với qui mô lớn hơn, điều này có thể lí giải do các nông hộ
nuôi tôm ở xã Tham Đôn chủ yếu là các hộ gia đình, nghề nuôi tôm đã trở thành nghề
truyền thống của gia đình, các ao nuôi tôm có diện tích nhỏ và do chính các thành viên

trong gia đình quản lí. Còn ở xã Thạnh Phú các nông hộ là những gia đình khá giả, họ
đầu tư những ao nuôi tôm lớn ở những khu vực tập trung và thuê nhân công quản lí.
Nguồn gốc và giá thành tôm giống thả nuôi
Mỹ Xuyên có vị trí địa lí thuận lợi, ở gần 2 trung tâm sản xuất giống lớn là Sóc Trăng
và Bạc Liêu vì thế tôm giống được sử dụng có nguồn gốc từ 2 khu vực này, bên cạnh
đó một số hộ lại tin tưởng sử dụng nguồn giống chất lượng của công ty CP
Về giá cả tôm giống cũng rất đa dạng với nhiều mức giá khác nhau từ 90đ – 110đ/con.
Cao nhất là tôm giống Sóc Trăng 110 đồng/con và thấp nhất là giống CP có những
thời điểm chỉ ở mức 90 đồng/con

16


Có 8 hộ sử dụng tôm giống có xuất xứ từ Bạc Liêu với các thương hiệu được bà con
tin cậy, thấp hơn với số lượng 7 hộ sử dụng là nguồn tôm giống của công ty CP, và
thấp nhất là Sóc Trăng với chỉ 5 hộ tin dùng.
Nguyên nhân là do các doanh nghiệp tôm giống Bạc Liêu đã có thương hiệu từ rất lâu,
điều kiện tự nhiên ở Bạc Liêu và huyện Mỹ Xuyên cũng tương tự vì thế tâm lý bà con
nông hộ rất tin tưởng sử dụng và cho rằng giống Bạc Liêu là phù hợp và có thể phát
triển tốt, ít nhiễm bệnh khi thả nuôi. Giống CP nổi bật vì có thương hiệu và được
nghiên cứu ương nuôi trong môi trường nghiêm ngặt, áp dụng nhiều khoa học kĩ thuật,
bên cạnh đó công ty cũng có nhiều những hậu mãi, những chính sách chăm sóc khách
hàng để thuyết phục nông hộ sử dụng.
Bảng 4.4 Nguồn gốc và giá thành trung bình giống tôm thẻ chân trắng
Diễn giải

Số hộ tin dùng

Tỉ lệ


Giá trung bình

(%)

(đồng/con)

Sóc Trăng

5

25

106

Bạc Liêu

8

40

102

CP

7

35

100


Mật độ thả
Mật độ thả giống có tác động rất lớn đến khả năng tăng trưởng của tôm, mật độ thả
trung bình của hộ nuôi được điều tra là 91,6 ± 9,0 con/m2. Mật độ thả tôm cao nhất là
105 con/m2, và thấp nhất là 75 con/m2
Thức ăn
Thức ăn trong mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh chiếm chi phí cao và có ảnh
hưởng trực tiếp đến tỷ lệ sống, năng suất và lợi nhuận của vụ nuôi vì thế người nuôi
thường có xu hướng chọn loại thức ăn chất lượng được sản xuất bởi các công ty uy tín
và có thành phần đạm cao, hệ số FCR thấp.
Trong tổng số 20 hộ được phỏng vấn có 11 hộ (55%) sử dụng các sản phẩm thức ăn
của công ty CP như Hi-PO, Hi-Gro hay Lotus. Tiếp đến là các sản phẩm của Tongwei
và TomBoy chiếm tỉ lệ lần lượt là 30% và 15% số hộ sử dụng.
So với những năm trước, số hộ sử dụng thức ăn nuôi tôm của công ty CP tăng cao,
nguyên dân là do công ty tung ra thị trường nhiều loại sản phẩm khác nhau, mẫu mã và
17


giá thành đa dạng nhằm đáp ứng các yêu cầu khác nhau của nông hộ. Sản phẩm thức
ăn của công ty Tomboy giảm nhiều do sức ép cạnh tranh từ các công ty khác. Ngoài ra
chỉ mới xuất hiện trên thị trường một thời gian ngắn nhưng các sản phẩm thức ăn của
công ty Tongwei đã được nhiều nông hộ tin tưởng sử dụng do có độ đạm tối đa rất cao
(> 42%)
Độ đạm tối đa của các sản phẩm thức ăn trong khoảng từ 37 - 42%. Các loại thức ăn
có giá thành trung bình 35,03 nghìn đồng/kg. Đắt nhất là thức ăn của công ty Tongwei
có giá thành 37 nghìn đồng/kg
Bảng 4.5 Loại thức ăn dùng trong nuôi tôm thẻ chân trắng ở huyện Mỹ Xuyên
Tên thức ăn

Công ty sản
xuất


Chất Đạm tối
đa (%)

Số hộ sử
dụng

Tỉ lệ (%)

Tongwei

Tongwei

>42

6

30

Tomboy

Tomboy

>41

3

15

Lotus


CP

>38

6

30

Hi-PO

CP

>37

3

15

Hi-Gro

CP

>40

2

10

4.2.3 Tình hình sử dụng thuốc thú y thủy sản trong nuôi tôm thẻ thâm canh

Thuốc – hóa chất ngày càng được sử dụng nhiều trong quá trình nuôi, từ cải tạo cho
đến quản lý chất lượng nước và phòng trị bệnh cho tôm. Tùy thuộc vào trình độ quản
lý của các nông hộ và tình hình bệnh xảy ra trong quá trình nuôi mà mức độ sử dụng
thuốc, hóa chất của từng hộ nuôi sẽ khác nhau, được chia theo từng giai đoạn nuôi như
cải tạo ao xử lí nước, diệt tạp, bổ sung các chất dinh dưỡng và phòng trị bệnh
Nhóm sản phẩm dùng để xử lí nước
Qua kết quả điều tra thì các hộ nuôi đều sử dụng các sản phẩm thuốc, hóa chất cải tạo
ao nuôi trước khi thả giống. 100% nông hộ sử dụng vôi đá để cải tạo ao do đây là loại
hóa chất rẻ tiền, dễ mua, có chức năng diệt khuẩn và hiệu quả sử dụng cao nên được
đa số người nuôi sử dụng. Các sản phẩm thuốc, hóa chất như Iodine, Chlorine và
TCCA (Trichloroisocyanuric acid) cũng được nhiều nông hộ lựa chọn để xử lí nước,
hạn chế sự tấn công của các loại cá tạp, côn trùng và các mầm bệnh còn tồn đọng dưới
đáy ao ở vụ nuôi trước
18


×