Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Mật số vi khuẩn vibrio và bacillus trong ương ấu trùng tôm sú và thẻ chân trắng theo qui trình nước trong kín

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 69 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG
-----oooooo-----

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ SỐ: D620301

MẬT SỐ VI KHUẨN VIBRIO VÀ BACILLUS
TRONG ƯƠNG ẤU TRÙNG TÔM SÚ
VÀ THẺ CHÂN TRẮNG THEO QUI TRÌNH
NƯỚC TRONG KÍN

Sinh viên thực hiện
PHẠM NGÔ ANH HÀO
MSSV: 1153040022
Lớp NTTS K6

Cần Thơ, 2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG
------oooooo-----

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ SỐ: D620301

MẬT SỐ VI KHUẨN VIBRIO VÀ BACILLUS
TRONG ƯƠNG ẤU TRÙNG TÔM SÚ


VÀ THẺ CHÂN TRẮNG THEO QUI TRÌNH
NƯỚC TRONG KÍN

Cán bộ hướng dẫn
Ths. Nguyễn Lê Hoàng Yến

Cần Thơ, 2015

Sinh viên thực hiện
PHẠM NGÔ ANH HÀO
MSSV: 1153040022
Lớp NTTS K6


LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam kết khóa luận này được hoàn thành trên các kết quả nghiên cứu của tôi và
các kết quả này chưa được công bố dùng trong bất cứ khóa luận nào cùng cấp.

Cần Thơ, ngày…. tháng…. năm 2015
Sinh viên thực hiện
(Chữ ký)

Phạm Ngô Anh Hào

i


XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Đề tài nghiên cứu: “Mật số vi khuẩn Vibrio và Bacillus trong ương ấu trùng tôm sú và thẻ

chân trắng theo qui trình nước trong kín”.
Sinh viên thực hiện: Phạm Ngô Anh Hào
Lớp: Nuôi trồng thủy sản K6
Khóa luận đã được hoàn thành theo yêu cầu của cán bộ hướng dẫn và chỉnh sửa theo góp ý
của hội đồng bảo vệ khóa luận tốt nghiệp Đại học của Khoa Sinh học ứng dụng-Trường Đại
học Tây Đô ngày 14/09/2015.

Cần Thơ, ngày…. tháng…. năm 2015
Sinh viên thực hiện
(Chữ ký)

Cán bộ hướng dẫn
(Chữ ký)

Phạm Ngô Anh Hào

Ths. Nguyễn Lê Hoàng Yến

ii


LỜI CẢM ƠN
Lời nói đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ths. Nguyễn Lê Hoàng Yến
đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong
suốt quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Tiếp đến, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Tây Đô đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập.
Bên cạnh đó, xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến ThS. Tạ Văn Phương-cố vấn học tập của
lớp và quý thầy cô Khoa Sinh học ứng dụng đã tận tình giảng dạy, gắn lý thuyết vào thực
hành qua những bài học hữu ích trên lớp và cả những chuyến tham quan thực tế, đây sẽ là

hành trang vô cùng vững chắc để phục vụ cho công việc và những nghiên cứu của tôi sau
này.
Sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cha mẹ và tất cả các bạn trong tập thể lớp
Nuôi trồng thủy sản K6 đã động viên và hỗ trợ để tôi có được thành công ngày hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn với tấm lòng trân trọng!

Phạm Ngô Anh Hào

iii


TÓM TẮT
Đề tài mật số vi khuẩn Vibrio và Bacillus trong ương ấu trùng tôm sú và thẻ chân trắng
theo qui trình nước trong kín được tiến hành với 2 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức được
lặp lại 3 lần. Qua đó khảo sát về mật độ vi khuẩn Vibrio, Bacillus, vi khuẩn tổng.
Mật độ vi khuẩn Vibrio trung bình trong mẫu ấu trùng tôm sú, ấu trùng tôm thẻ chân
trắng, nước ương tôm sú, nước ương tôm thẻ chân trắng với các giá trị lần lượt là:
4,36±3,69; 4,24±2,94; 3,25±2,00; 3,77±2,62 (x103 CFU/mL). Mật độ Bacillus trung bình
trong các mẫu nước ương tôm sú, tôm thẻ chân trắng; ấu trùng tôm sú, ấu trùng tôm thẻ
chân trắng lần lượt là: 3,50±3,51; 2,80±2,82; 2,86±3,24; 2,76±2,78 (x104 CFU/mL). Giá
trị mật độ vi khuẩn tổng trung bình trong mẫu ấu trùng tôm thẻ chân trắng, ấu trùng tôm
sú; nước ương tôm thẻ chân trắng, nước ương tôm sú lần lượt là: 15,9±12,3; 14,7±12,9;
3,95±2,78; 3,97±2,46 (x105 CFU/mL).
Qua khảo sát mẫu ấu trùng và mẫu nước ương trên cả 2 đối tượng ương đều không có ký
sinh trùng.
Tỷ lệ sống của ấu trùng tôm sú 36,6±3,30, tôm thẻ chân trắng là 34,2±9,60 giữa 2 nghiệm
thức với khác biệt không có ý nghĩa thống kê (α=5%).
Từ khóa: ấu trùng tôm sú, ấu trùng tôm thẻ chân trắng, Bacillus, Vibrio, vi khuẩn tổng.

iv



MỤC LỤC
LỜI CAM KẾT .............................................................................................................. i
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ .................................................................... ii
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC .................................................................... ii
LỜI CẢM ƠN ..............................................................................................................iii
TÓM TẮT .................................................................................................................... iv
DANH SÁCH HÌNH .................................................................................................... ix
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................... x
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ........................................................................................... 1
1.1 Giới thiệu ............................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu đề tài ....................................................................................................... 1
1.3 Nội dung đề tài ...................................................................................................... 1
CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ....................................................................... 2
2.1 Sơ lược đặc điểm phân loại, sinh học đối tượng ương ............................................ 2
2.1.1 Tôm sú.............................................................................................................. 2
2.1.2 Tôm thẻ chân trắng ........................................................................................... 4
2.2 Tình hình sản xuất giống tôm sú và tôm TCT ........................................................ 8
2.2.1 Trên thế giới ..................................................................................................... 8
2.2.2 Việt Nam .......................................................................................................... 9
2.3. Sơ lược về vi khuẩn ............................................................................................ 10
2.3.1 Bacillus........................................................................................................... 10
2.3.2 Vibrio ............................................................................................................. 10
CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................. 12
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ........................................................................ 12
3.2 Vật liệu nghiên cứu .............................................................................................. 12
3.2.1 Vật liệu sử dụng trong ương ấu trùng .............................................................. 12
3.2.2 Vật liệu sử dụng trong phân tích mẫu.............................................................. 12
3.2.3 Hóa chất ......................................................................................................... 12

3.2.4 Thức ăn........................................................................................................... 12
3.2.5 Ấu trùng ......................................................................................................... 13
3.3 Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 13
v


3.3.1 Chuẩn bị thí nghiệm........................................................................................ 13
3.3.2 Bố trí thí nghiệm ............................................................................................. 13
3.3.3 Chăm sóc và quản lý thí nghiệm ..................................................................... 14
3.3.4 Phương pháp thu và phân tích mẫu ................................................................. 15
3.3.5 Phương pháp phân tích mẫu ............................................................................ 16
3.3.5 Xác định các chỉ tiêu sinh lý, sinh hoá của vi khuẩn Bacillus .......................... 17
3.3.6 Thu hoạch ....................................................................................................... 18
3.4 Phương pháp phân tích số liệu ............................................................................. 18
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................... 19
4.1 Các yếu tố môi trường.......................................................................................... 19
4.1.1 Nhiệt độ và pH................................................................................................ 19
4.1.2 Biến động các yếu tố thủy hóa ........................................................................ 20
4.2 Biến động mật số vi khuẩn trong mẫu nước ương và mẫu ấu trùng ...................... 23
4.2.1 Vibrio ............................................................................................................. 23
4.2.2 Bacillus........................................................................................................... 25
4.2.3 Vi khuẩn tổng ................................................................................................. 26
4.4 TLS của ấu trùng ................................................................................................. 28
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ................................................................... 29
5.1 Kết luận ............................................................................................................... 29
5.2 Đề xuất ................................................................................................................ 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 30
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... A
Phụ lục A.1 Biến động nhiệt độ sáng ............................................................................. A
Phụ lục A.2 Biến động nhiệt độ chiều ............................................................................ B

Phụ lục B.1 Biến động pH sáng ..................................................................................... C
Phụ lục B.2 Biến động pH chiều .................................................................................... C
Phụ lục C.1 Nồng độ Nitrite trong mẫu nước (mg/L) ..................................................... D
Phụ lục C.2 Nồng độ Nitrate trong mẫu nước (mg/L)..................................................... D
Phụ lục C.3 Nồng độ TAN trong mẫu nước (mg/L) ....................................................... D
Phụ lục D.1 Khối lượng và loại thức ăn cho ấu trùng giai đoạn Z1-PL1/ngày ................. E
Phụ lục D.2 Khối lượng và loại thức ăn cho ấu trùng giai đoạn PL1-PL12/ngày .............. E
Phụ lục F.1 Biến động mật độ vi khuẩn Vibrio trong mẫu nước TCT ............................. G
vi


Phụ lục F.2 Biến động mật độ vi khuẩn Vibrio trong mẫu nước sú ................................. G
Phụ lục F.3 Biến động mật độ vi khuẩn Vibrio trong mẫu tôm TCT............................... H
Phụ lục F.4 Biến động mật độ vi khuẩn Vibrio trong mẫu tôm sú................................... H
Phụ lục G.1 Biến động mật độ vi khuẩn Bacillus trong mẫu nước TCT .......................... I
Phụ lục G.2 Biến động mật độ vi khuẩn Bacillus trong mẫu nước sú .............................. J
Phụ lục G.3 Biến động mật độ vi khuẩn Bacillus trong mẫu tôm TCT ............................ J
Phụ lục G.4 Biến động mật độ vi khuẩn Bacillus trong mẫu tôm sú ............................... K
Phụ lục H.1 Biến động mật độ VKT cộng trong mẫu nước TCT .................................... K
Phụ lục H.2 Biến động mật độ VKT cộng trong mẫu nước sú ........................................ L
Phụ lục H.3 Biến động mật độ VKT cộng trong mẫu tôm TCT ..................................... M
Phụ lục H.4 Biến động mật độ VKT cộng trong mẫu tôm sú ......................................... M
Phụ lục H.5 Giá trị TB và ĐLC của các mẫu cấy vi khuẩn trong chu kỳ ương ấu trùng.. N
Phụ lục K. Kết quả test sinh hóa vi khuẩn Bacillus ........................................................ N
Phụ lục L.1 Thành phần một số loại môi trường nuôi cấy vi khuẩn ................................. P
Phụ lục L.1 Thành phần một số loại môi trường nuôi cấy vi khuẩn ................................ Q
Phụ lục L.2 Phương pháp pha chế môi trường và kỹ thuật vô trùng ............................... R
Phụ lục M. TLS của ấu trùng ......................................................................................... U

vii



DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Vòng đời tôm sú (Kenway và Hall, 2002) ........................................................ 3
Bảng 2.2 Các giai đoạn phát triển của ấu trùng Nauplius ................................................ 3
Bảng 2.3 Vòng đời tôm TCT (Litopenaeus vannamei) .................................................... 6
Bảng 3.1 Phương pháp phân tích các chỉ tiêu môi trường.............................................. 16
Bảng 3.2 Các chỉ tiêu test sinh hóa vi khuẩn Bacillus ................................................... 17
Bảng 4.1 Biến động nhiệt độ và pH trong nước ương ấu trùng ...................................... 19
Bảng 4.2 TLS của ấu trùng ........................................................................................... 28

viii


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Hình thái bên ngoài tôm sú ............................................................................... 2
Hình 2.2 Vòng đời tôm sú ............................................................................................... 3
Hình 2.3 Hình thái bên ngoài tôm TCT ........................................................................... 5
Hình 3.1 Hệ thống bể thí nghiệm .................................................................................. 13
Hình 3.2 Phương pháp pha loãng mẫu .......................................................................... 16
Hình 4.1 Biến động TAN trong chu kỳ ương ................................................................ 21
Hình 4.3 Biến động Nitrate trong chu kỳ ương ............................................................. 22
Hình 4.2 Biến động Nitrite trong chu kỳ ương .............................................................. 21
Hình 4.4 Biến động mật độ Vibrio trong mẫu nước ương .............................................. 23
Hình 4.5 Biến động mật độ Vibrio trong mẫu ấu trùng .................................................. 24
Hình 4.6 Biến động mật độ Bacillus trong mẫu nước ương ........................................... 25
Hình 4.7 Biến động mật độ Bacillus trong mẫu ấu trùng ............................................... 26
Hình 4.8 Biến động VKT trong nước ương ................................................................... 27

Hình 4.9 Biến động VKT trong ấu trùng tôm ................................................................ 27

ix


DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
N: Nauplius
Z: Zoea
M: Mysis
PL: Postlarvae
CFU/mL: số khuẩn lạc/mL
tb: tế bào
TCT: thẻ chân trắng
ĐBSCL: đồng bằng sông Cửu Long
ĐVTS: Động vật thủy sản
S: buổi sáng
C: buổi chiều
M1, M2: tên loại thức ăn.
VKT: vi khuẩn tổng
D-: ngày ương thứ
TB: giá trị trung bình
ĐLC: độ lệch chuẩn
LL…: lần lặp thứ …
TLS: tỷ lệ sống

x


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU

1.1 Giới thiệu
Theo thống kê của tổng cục thủy sản năm 2014, đến tháng 9/2014 diện tích thả nuôi tôm
lũy kế đạt 663 nghìn ha (tăng 5,2% so với cùng kỳ năm 2013), trong đó diện tích tôm sú
là 572 nghìn ha (giảm 1,8%), TCT 91 nghìn ha (tăng 91,8%). Sản lượng lũy kế ước đạt
395 nghìn tấn, tăng 50% so với cùng kỳ năm 2013; trong đó, tôm sú là 180 nghìn tấn,
tôm TCT 215 nghìn tấn. Diện tích nuôi trồng thủy sản tăng nhanh với nhiều mô hình nuôi
kéo theo nhu cầu về số lượng và chất lượng con giống ngày càng tăng, đặc biệt là những
đối tượng có giá trị kinh tế cao (tôm sú, tôm TCT, cua biển). Tuy nhiên tình hình dịch
bệnh trên tôm nước lợ còn diễn biến phức tạp, đặc biệt là các nhóm vi khuẩn, virus thuộc
nhóm gây hại đã lây lan trên diện rộng trong hệ thống ương nuôi ấu trùng và cả các ao
tôm nuôi thương phẩm, làm tôm chậm tăng trưởng hoặc chết hàng loạt, gây ảnh hưởng
tiêu cực đến hiệu quả kinh tế của người sản xuất giống và người nuôi. TLS của ấu trùng
thấp do nguồn tôm bố mẹ khai thác ngoài tự nhiên rất khó kiểm soát được mầm bệnh,
chất lượng nguồn nước ương không đảm bảo, khâu xử lí ấu trùng trước khi lắp vào bể
ương còn nhiều hạn chế, thành phần và mật độ các nhóm vi sinh vật gây hại trong bể
ương vẫn chưa được kiểm soát chặt chẽ, đã gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng tôm
giống. Ngoài ra, trong ương ấu trùng tôm sú và TCT cũng nhiễm một số loại nguyên sinh
động vật, các giống thường gặp nhất là Epistylis, Apiosoma, Zoothamnium, Vorticella
làm giảm hô hấp và làm tôm chậm lớn. Vì vậy, đề tài “Mật số vi khuẩn Vibrio và
Bacillus trong ương ấu trùng tôm sú và thẻ chân trắng theo qui trình nước trong kín”
được thực hiện nhằm tạo ra tiền đề trong việc kiểm soát các yếu tố vi sinh vật bất lợi,
hướng tới một môi trường ương ấu trùng bền vững hơn cho ngành thủy sản.
1.2 Mục tiêu đề tài
Cung cấp thêm những thông tin cần thiết về hệ sinh vật hiện diện trong hệ thống ương ấu
trùng 2 đối tượng trên, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phòng và xử lý các đối tượng
gây bệnh trong quá trình ương.
1.3 Nội dung đề tài
Xác định sự biến động mật độ VKT cộng, vi khuẩn Vibrio, Bacillus trong môi trường
nước ương ấu trùng.
So sánh thành phần và mật độ vi khuẩn đã xác định trên 2 đối tượng ương.


1


CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Sơ lược đặc điểm phân loại, sinh học đối tượng ương
2.1.1 Tôm sú
2.1.1.1 Phân loại và phân bố
Ngành: Artemiahropoda
Ngành phụ: Crustacea
Lớp: Malacostraca
Lớp phụ: Eumalacostraca
Tổng bộ: Eucarida
Bộ: Decapoda
Bộ phụ: Macrura Natantia
Họ: Penaeidae
Giống: Penaeus
Loài: Penaeus monodon (Fabricius, 1798)

Hình 2.1 Hình thái bên ngoài tôm sú
(Nguồn: )
Tôm sú phân bố ở vùng Ấn Độ-Tây Thái Bình Dương: từ Đông và Đông Nam Châu Phi,
Pakistan đến Nhật Bản, xuống Indonesia và Bắc Úc, nơi có độ sâu 0-162 m, đáy bùn hay
2


cát, tôm trưởng thành sống ở biển nhưng ấu niên sống ở cửa sông (Bailey-Brock and
Moss, 1992; Jory và Cabrera, 2003).
2.1.1.2 Đặc điểm hình thái

Tôm sú: có 7-8 răng trên chủy và 3-4 răng dưới chủy, chủy cong xuống rất ít. Gờ gan dài
và cong. Gai đuôi có rãnh nhưng không có gai bên. Phần đầu ngực và phần bụng có
những vạch đen ngang. Chân ngực có thể có màu đỏ. Tôm sú là loài kinh tế, kích cỡ lớn
nhất trong nhóm tôm he, cơ thể có thể dài đến 360mm.
2.1.1.3 Vòng đời tôm sú
Giai đoạn, kích cỡ và nơi phân bố của tôm sú được thể hiện ở bảng 2.1 (Kenway và Hall,
2002).
Bảng 2.1 Vòng đời tôm sú (Kenway và Hall, 2002)
Giai đoạn
Tôm bột
Ấu niên
Tiền trưởng thành
Bố mẹ

Độ tuổi
Ngày 21-35
Tháng 1,2-5
Tháng 5-6
Tháng 6-24

Chiều dài (mm)
29-56
56-134
134-164
164-266

Khối lượng (g)
0,02-1,3
1,3-33
33-60

60-261

Nơi sống
Cửa sông
Cửa sông
Vùng ven biển
Biển khơi

Hình 2.2 Vòng đời tôm sú
(Nguồn:Motoh H., 1981)

2.1.1.4 Đặc điểm các giai đoạn phát triển ấu trùng tôm sú
Nauplius (N): 6 giai đoạn: 36-51 giờ, các N bơi từng đoạn ngắn rồi nghỉ, lột vỏ 4 lần, mỗi
lần khoảng 7 giờ, tự sống bằng noãn hoàng, không cần cho ăn.
Bảng 2.2 Các giai đoạn phát triển của ấu trùng Nauplius
Giai đoạn
N1
N2
N3

Chiều dài (mm)
0,40
0,45
0,49

Bề dày (mm)
0,20
0,20
0,20


3


N4
N5

0,55
0,61

0,20
0,20

Zoea (Z): 3 giai đoạn: 105-120 giờ, các Z bơi liên tục gần mặt nước, lột vỏ 2 lần, mỗi lần
khoảng 36 giờ, ăn thực vật phiêu sinh. Z có tính hướng quang mạnh và bơi về phía trước.
Z1: dài khoảng 1,00 mm, dày 0,45 mm, xuất hiện hai phần đầu và bụng rõ rệt.
Z2: dài khoảng 1,90 mm, xuất hiện mặt và chủy.
Z3: dài khoảng 2,70 mm, xuất hiện gai trên bụng.
Mysis (M): 3 giai đoạn (72 giờ), các M bơi hướng xuống sâu, đuôi đi trước, đầu đi sau.
M1: dài khoảng 3,40 mm, có hình dạng của tôm trưởng thành, xuất hiện các cặp chân
bụng, đuôi và quạt đuôi, các gai bụng thu nhỏ lại.
M2: dài khoảng 4,00 mm.
M3: dài khoảng 4,40 mm, chân bụng dài hơn, phân thành đốt nhỏ, xuất hiện răng trên
chủy.
Postlarvae (PL): giai đoạn gần trưởng thành.
Juvenile: giai đoạn trưởng thành.
2.1.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng
Ấu trùng Nauplius dinh dưỡng bằng noãn hoàng cho đến giai đoạn Zoea thì bắt đầu dinh
dưỡng ngoài, thức ăn ưa thích là tảo silic, điển hình là loài Skeletonema costatum,
Chaetoceros sp., ấu trùng Artemia. Ngoài ra còn sử dụng luân trùng Brachionus sp. Giai
đoạn Mysis: Thức ăn ưa thích của ấu trùng tôm vẫn là các loại ấu trùng Artemia, luân

trùng Brachionus sp. Giai đoạn hậu ấu trùng (PL): Tôm chuyển sang ăn đáy và thức ăn là
các loài động vật phù du, xác động vật thối rữa… Giai đoạn trưởng thành tôm sống ở
tầng đáy, thức ăn chủ yếu là động vật đáy, lớp hai mảnh vỏ,… Men tiêu hóa trong dạ dày
của tôm chủ yếu là peptilaza nên tôm sú ăn thiên về động vật.
2.1.2 Tôm thẻ chân trắng
2.1.2.1 Phân loại và phân bố
Ngành: Artemiahropoda
Ngành phụ: Crustacea
Lớp: Malacostraca
Lớp phụ: Eumalacostraca
Tổng bộ: Eucarida
Bộ: Decapoda
Bộ phụ: Dendrobranchiata
4


Tổng họ: Penaeidea
Họ: Penaeidea
Giống: Litopenaeus
Loài: Litopenaeus vannamei (Boone, 1931)
Tên tiếng Anh: White leg shrimp

Hình 2.3 Hình thái bên ngoài tôm TCT
(Nguồn: />Tôm TCT phân bố ở vùng ven bờ phía đông Thái Bình Dương, từ biển Bắc Peru đến

Nam Mexico và Equador. Hiện tôm TCT đã được di giống nuôi ở nhiều nước Đông Á và
Đông Nam Á như Trung Quốc, Thái Lan, Philippin, Indonesia, Malaysia và Việt Nam.
Tôm TCT có thể sống ở độ sâu 72 m, đáy bùn, nhiệt độ nước ổn định từ 25-32oC, độ mặn
từ 28-34‰, pH từ 7,7-8,3; giai đoạn tôm con sống ở vùng cửa sông, giai đoạn trưởng
thành sống ở biển sâu.

2.1.2.2 Đặc điểm hình thái
Tôm TCT có cơ thể màu trắng trong, chân bò có màu trắng ngà hay nhợt nhạt nên gọi là
tôm chân trắng. Dưới chủy có 2-4 răng cưa và có 7-10 răng trên chủy.
Vỏ đầu ngực có những gai gân và gai râu rất rõ, không có gai mắt và gai đuôi (gai
telson), không có rãnh sau mắt, đường gờ sau chủy khá dài. Gờ bên chủy ngắn, chỉ kéo
dài tới gai thượng vị.
Có 7 đốt bụng: 5 đốt đầu mỗi đốt mang một đôi chân bơi (chân bụng). Mỗi chân bụng có
một đốt chung bên trong, đốt ngoài chia làm 2 nhánh: nhánh trong và nhánh ngoài. Đốt
bụng thứ 7 biến thành telson hợp với đôi chân đuôi phân thành nhánh tạo thành đuôi giúp
cho tôm chuyển động lên xuống và búng nhảy. Ở tôm đực, hai nhánh trong của đôi chân
bụng 2 biến thành đôi phụ bộ đực, đó là bộ phận sinh dục bên ngoài của tôm.

5


2.1.2.3 Vòng đời tôm TCT
Vòng đời tôm TCT có bốn giai đoạn bao gồm tôm bột, ấu niên, tiền trưởng thành và tôm
trưởng thành.
Theo Doll và ctv., (1990), ở thời kỳ ấu niên tôm sống ở vùng cửa sông; ở giai đoạn tiền
trưởng thành và trưởng thành, khi tôm có thể tham gia sinh sản lần đầu thì chúng sống ở
vùng triều ở độ sâu khoảng 7-20 m nước. Những con trưởng thành và sản phẩm sinh dục
đã chín hoàn toàn thì chúng di chuyển ra vùng biển khơi có độ sâu khoảng 70m nước và
tham gia sinh sản.
Trứng và ấu trùng Mysis sống và phát triển tại vùng biển khơi theo dòng nước trôi dạt
vào bờ. Khi đến vùng triều thì ấu trùng chuyển sang giai đoạn PL và tiếp tục theo thủy
triều trôi dạt vào vùng cửa sông, phát triển thành ấu niên và tiếp tục vòng đời của chúng.
Bảng 2.3 Vòng đời tôm TCT (Litopenaeus vannamei)
Giai đoạn
Tôm bột
Ấu niên

Tiền trưởng thành
Bố mẹ

Độ tuổi
20-35 ngày tuổi
1-5 tháng tuổi
5-6 tháng tuổi
6-24 tháng tuổi

Nơi sống
Cửa sông
Cửa sông
Vùng ven bờ
Biển khơi

2.1.2.4 Đặc điểm sinh trưởng
Bắt đầu từ khi trứng được thụ tinh cho đến khi tôm chết bao gồm nhiều thời kỳ như: thời
kỳ phôi, thời kỳ ấy trùng, thời kỳ ấu niên, thời kỳ thiếu niên, thời kỳ sắp trưởng thành và
thời kỳ trưởng thành.
Thời kỳ phôi: bắt đầu khi trứng được thu tinh cho đến ki trứng nở, thời gian phát triển
phôi phụ thuộc rất lớn vào yếu tố nhiệt độ nước.
Thời kỳ ấu trùng:
Giai đoạn Nauplius: ấu trùng tôm TCT trải qua nhiều lần lột xác và biến thái bao gồm 6
lần lột xác. Ấu trùng bơi lội bằng 3 đôi phần phụ, vận động theo kiểu zik zak, không định
hướng và không liên tục.
Giai đoạn Zoea: có 3 giai đoạn phụ gồm:
Zoea 1: Cơ thể kéo dài chia làm hai phần, phần đầu có vỏ giáp, phần sau gồm 5 đốt ngực
và phần bụng chưa phân đốt có chạc đuôi, chưa có chủy đầu, mắt chưa có cuống.
Zoea 2: Chủy đầu xuất hiện, hai kép mắt có cuống mắt tách rời, phần bụng đã chia thành
4 đốt.

Zoea 3: Có chủy đầu, hai mắt kép có cuống. Ở mặt bụng phần đầu ngực xuất hiện 5 đôi
chân ngực. Phần bụng có 7 đốt gồm 6 đốt bụng và 1 chạc đuôi, đốt bụng 6 kéo dài có
mầm chân đuôi.
6


Ấu trùng Zoea bơi lội nhờ 2 đôi Anten và ba đôi chân hàm. Chúng bơi liên tục có định
hướng, bơi thẳng về phía trước.
Giai đoạn Mysis: có 3 giai đoạn phụ là M1, M2, M3.
Giai đoạn Mysis mầm chân đuôi phát triển, nhánh ngoài của Anten 2 dẹp hình thành vẩy
râu, cơ thể cong rập. Ở giai đoạn này, ấu trùng M bơi lội theo kiểu búng ngược vận động
chủ yếu dựa vào 5 đôi chân bò.
Sự khác biệt giữa Z và M là Z ăn thực vật phù du, còn M ăn cả thực vật phù du lẫn động
vật phù du; Z có khuynh hướng bơi gần mặt nước do đặc tính hướng quang, còn M thì
bơi hướng xuống sâu và đuôi đi trước, đầu đi sau. M ít bị lôi cuốn bởi ánh sáng như các
thời kỳ N và Z. Khi bơi ngược đầu M dùng 5 cặp chân bơi ở dưới bụng tạo ra những
dòng nước nhỏ đẩy tảo khuê vào miệng và đẩy động vật phù du về phía cặp chân đi để
tóm lấy dễ dàng hơn.
Giai đoạn PostLarvae
Hậu ấu trùng PL đã có hình dạng ngoài giống như của loài nhưng sắc tố chưa hoàn thiện,
nhánh trong của Anten 2 chưa kéo dài. PL bơi thẳng có định hướng về phía trước, bơi lội
chủ yếu dựa vào 5 đôi chân bụng. PL bắt mồi chủ động, thức ăn chủ yếu là động vật nổi.
Tuổi của PL tính theo ngày, đầu giai đoạn PL sống trôi nổi nhưng từ PL5 trở đi chúng di
chuyển xuống đáy.
Thời kỳ ấu niên
Do ấu trùng đã có hệ thống mang hoàn chỉnh nên tôm chuyển sang sống đáy, bắt đầu bò
bằng chân bò và bơi bằng chân bơi. Anten 2 và sắc tố thân ngày càng phát triển, thời kỳ
này tương đương với tôm bột hay PL5 ÷ PL20.
Thời kỳ thiếu niên
Thời kỳ này, tôm bắt đầu ổn định tỷ lệ thân, thelycum và petasma được hình thành nhưng

chưa hoàn chỉnh, hai nhánh của petasma còn tách biệt. Cuối thời kỳ ấu niên bắt đầu xuất
hiện sự sinh trưởng không đồng đều giữa 2 giới, cá thể cái lớn nhanh hơn đực. Giai đoạn
này tương đương với giai đoạn ương giống và nuôi thương phẩm trong sản xuất.
Thời kỳ sắp trưởng thành
Tôm trưởng thành về mặt sinh dục như cơ quan sinh dục ngoài đã hoàn thiện, cá thể đực
bắt đầu có tinh trùng trong túi tinh, cá thể cái đã tham gia giao vĩ lần đầu.
Thời kỳ trưởng thành
Tôm có khả năng tham gia sinh sản, chúng di cư và sống ở vùng biển sâu, nơi có độ trong
cao và độ mặn ổn định.

7


2.1.2.5 Đặc điểm dinh dưỡng
Tôm TCT là loài ăn tạp, có thể ăn nhiều loại thức ăn có nguồn gốc từ động vật, thực vật.
Trong giai đoạn nuôi thâm canh hay nuôi bán thâm canh có thể sử dụng các loại thức ăn
công nghiệp. Ở giai đoạn tiền ấu trùng và hậu ấu trùng, chúng sử dụng thức ăn tự nhiên
của loài chủ yếu là tảo đơn bào và luân trùng. Trong sinh sản nhân tạo người ta thường sử
dụng các loại thức ăn công nghiệp, tảo khô, các chất bổ sung khác…
2.1.2.6 Tính ăn của tôm
Theo Nguyễn Trọng Nho và ctv. (2006) tôm TCT là động vật ăn tạp. Trong thiên nhiên
thức ăn của tôm thay đổi theo từng giai đoạn phát triển và có liên quan mật thiết đến sinh
vật phù du và sinh vật đáy.
Trong vòng đời của tôm, tùy thuộc vào giai đoạn biến thái mà chúng sử dụng các loại
thức ăn khác nhau.
Giai đoạn N: Tôm dinh dưỡng bằng noãn hoàng dự trữ, chưa sử dụng thức ăn ngoài. Đến
cuối N6 hệ tiêu hóa bắt đầu có sự chuyển động nhu động, chuẩn bị cho giai đoạn sử dụng
thức ăn ngoài.
Giai đoạn Z: Ấu trùng Z thiên về ăn lọc, ăn mồi liên tục, thức ăn là thực vật nổi, chủ yếu
là tảo Silic như: Skeletonema costatum, Chaetoceros sp., Coscinodiscus, Nitzchia,

Rhizosolenia... Ở giai đoạn này ấu trùng ăn mồi liên tục, thức ăn trong ruột không ngắt
quãng, đuôi phân dài nên giai đoạn này phải đảm bảo đầy đủ lượng tảo cho ấu trùng. Mật
độ thức ăn tăng dần từ Z1 đến Z3. Ấu trùng bắt đầu ăn mồi chủ động.
Giai đoạn M: Tôm bắt mồi chủ động. Thức ăn chủ yếu là động vật nổi như luân trùng, ấu
trùng N-Copepoda, N-Artemia, ấu trùng động vật thân mềm.
Giai đoạn PL: Giai đoạn này cần cung cấp mồi sống là động vật nổi (Copepoda, ấu trùng
của giáp xác, ấu trùng Artemia, ấu trùng động vật thân mềm) để tránh tôm ăn thịt lẫn
nhau.
2.2 Tình hình sản xuất giống tôm sú và tôm TCT
2.2.1 Trên thế giới
Trong lịch sử phát triển của nghề sản xuất giống và nuôi tôm biển, một trong những mốc
đầu tiên và quan trọng nhất là thành công trong nghiên cứu sản xuất giống loài tôm he
Nhật Bản (Penaeus japonicus) trong bể lớn do Hudinaga thực hiện vào năm 1933 tại
Nhật Bản. Năm 1966, Cook và Murphy đã thành công trong sản xuất giống nhân tạo loài
tôm P.aztecus và P. setiferus bằng mô hình Galveston ở Texas (Mỹ). Trong thập kỷ 6070, mô hình Galveston đã được ứng dụng rộng rãi ở châu Á cho các loài tôm thẻ đuôi đỏ
(F. indicus), tôm thẻ đuôi xanh (F. merguiensis), tôm sú (P. monodon). Trong thập kỷ 80,
mô hình tuần hoàn cũng đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công trong sản xuất
giống tôm biển ở Tahiti và Polynesia (Pháp) (Aquacop, 1983 và 1985) (trích bởi Trần
8


Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương, 2009). Chương trình sản xuất tôm giống sạch bệnh
và tiếp theo đó là sản xuất giống miễn nhiễm một số bệnh đặc thù ở tôm biển đã được bắt
đầu ở Pháp từ năm 1987 trên đối tượng P. stiliferus, ở Mỹ từ 1989 trên tôm TCT
(Litopenaeus vannamei), và ở Úc từ 1995 trên tôm he Nhật Bản (P. japonicus) và 1999
trên tôm sú (P. monodon). Đến nay, đã có 24 loài tôm thuộc nhóm Penaeus và 7 loài
thuộc Metapenaeus đã được nghiên cứu sinh sản nhân tạo, trong đó có 11 loài được ứng
dụng sản xuất giống đại trà (Primavera, 1985; Jory và Cabrera, 2003).
2.2.2 Việt Nam
Ở nước ta, nghiên cứu sinh sản nhân tạo đầu tiên được tiến hành ở miền Bắc từ thập kỷ

70 với các loài tôm P. merguiensis, P. penicilatus, P. japonicus. Năm 1982 trại sản xuất
giống tôm biển được thành lập tại Quy Nhơn do FAO hỗ trợ với mục tiêu ban đầu là sản
xuất giống tôm thẻ P. merguiensis. Từ năm 1984-1985, tôm sú đã được sinh sản nhân tạo
thành công ở Nha Trang và dần dần trở thành đối tượng chủ yếu trong sản xuất và nuôi
tôm biển ở nước ta (Vũ Đỗ Quỳnh, 1992). Năm 1994 cả nước đã có 800 trại sản xuất
giống tôm biển, năm 1999 trên cả nước có 2.125 trại tôm (Bộ Thủy sản, 1999) và đến
năm 2002 cả nước có 4.774 trại (Bộ Thủy sản, 2003). Khu vực sản xuất giống tập trung
nhất nước ta là các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận và Cà Mau với số lượng trại tương ứng
là 1.260, 1.196, và 821 trại vào năm 2002. Sản lượng tôm PL sản xuất năm 2002 của cả
nước đạt trên 19 tỷ con (Bộ Thủy sản, 2003). Đến năm 2003, cả nước có 5.094 trại với
sản lượng 25,9 tỷ tôm (Bộ Thủy sản, 2005).
Thạch Thanh và ctv., 1999 đã ứng dụng thành công quy trình lọc sinh học vào sản xuất
giống tôm sú, hạn chế thay và sử dụng nước ót nên có khả năng ứng dụng cho sản xuất
giống tôm sú ngay trong nội địa, trong mùa mưa và nơi có độ mặn thấp.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là nơi nuôi tôm chính của cả nước nhưng số trại
giống chỉ là 1.261 trại sản xuất được khoảng 11,1 tỷ con. Vì thế ĐBSCL hàng năm phải
nhập thêm một số lượng lớn tôm hậu ấu trùng (trên 15 tỷ con) từ các tỉnh miền Trung để
đảm bảo cung cấp giống cho người nuôi trong vùng (Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh
Phương, 2009).
Tháng 5/2013, cả nước có 1.425 cơ sở sản xuất giống tôm sú và 103 cơ sở sản xuất giống
tôm TCT. Với sản lượng giống ước đạt trên 23,5 tỷ con (trong đó tôm sú 15 tỷ và tôm
TCT 8,5 tỷ). Tập trung chủ yếu tại các tỉnh Nam Trung Bộ như Ninh Thuận, Bình Thuận,
Khánh Hòa, Phú Yên với 623 trại (Tổng cục Thủy sản, 2013).
Về tình hình sản xuất giống và cung ứng giống thủy sản 6 tháng đầu năm 2014, cả nước
hiện có 2.265 cơ sở sản xuất giống, trong đó có 1.647 cơ sở sản xuất giống tôm sú, 618
cơ sở sản xuất giống tôm TCT. Sản lượng khoảng 77,8 tỷ con. Trong đó, tôm chân trắng
54,2 tỷ con, tôm sú 23 tỷ con (Tổng cục Thủy sản, 2014).
Tôm bột thường được ương nuôi trong bể xi-măng để khống chế được môi trường nước
ương và để xử lý dịch bệnh xảy ra. Diện tích bể khoảng 15-60m2 với chiều cao 60-100
9



cm, trong bể có hệ thống sục khí. Mật độ thả ương 2000-4000 con/m2, thay nước 20-30%
hàng ngày sau tuần đầu, cho ăn thức ăn tránh dư thừa và thời gian ương nuôi 21-24 ngày
(Lê Văn An và Nguyễn Trung Nghĩa, 2002).
2.3. Sơ lược về vi khuẩn
2.3.1 Bacillus
Giới: Bacteria
Ngành: Firmicutes
Lớp: Bacilli
Bộ: Bacillales
Họ: Bacillaceae
Giống: Bacillus (Cohn, 1872).
Bacillus là những vi khuẩn gram dương, catalase dương tính, nhóm vi khuẩn này thường
tìm thấy trong môi trường có độ pH biến động cao, sinh trưởng dưới điều kiện hiếu khí
hoặc kị khí không bắt buộc.
Bacillus có hình que, phần lớn những chiếc que này có bào tử trong hình oval có khuynh
hướng phình ra ở một đầu. Bacillus có bao nhầy (giác mạc) được cấu tạo bởi polypeptit.
Việc hình thành bao nhầy giúp cho vi khuẩn B. subtilis có thể dự trữ thức ăn và tránh bị
tổn thương khi gặp khô hạn (Trần Thị Thu Hiền, 2010).
2.3.2 Vibrio
Giới: Bacteria
Ngành: Proteobacteria
Lớp: Gammaproteobacteria
Bộ: Vibrionales
Họ: Vibrionaceae
Giống: Vibrio (Pacini, 1854)
Theo Đỗ Thị Hòa (2004), Vibrio là nhóm vi khuẩn gram âm, hình que thẳng hoặc hơi uốn
cong, kích thước 0,3-0,5 x 1,4-2,6 μm. Chúng không hình thành bào tử và chuyển động
nhờ một tiên mao hoặc nhiều tiên mao mảnh. Thiosulphate citrate bile salt agar (TCBS)

là môi trường chọn lọc của Vibrio. Những loài gây bệnh cho động vật thuỷ sản là: V.
alginolyticus; V. anguillarum; V. ordalii; V. salmonicida, V. parahaemolyticus, V.
harvey, V. vulnificus....

10


Đối với tôm, Vibrio spp., V. harveyi, V. parahaemolyticus gây bệnh phát sáng; V.
anguillarum., V. alginolyticus gây bệnh đỏ dọc thân ấu trùng tôm sú; V. vulnificus, V.
anguillarum... gây bệnh đỏ thân ở tôm sú thịt, ăn mòn vỏ ở giáp xác…
Tình hình nghiên cứu bệnh do Vibrio và Bacillus gây ra trên động vật thủy sản
Tôm sú và tôm TCT là loài động vật thân mềm thuộc lớp giáp xác, trong cơ thể không có
tế bào ghi nhớ nên không thể tạo kháng nguyên đối với bệnh đã từng bị nhiễm, nên
không thể sử dụng vaccine để phòng bệnh và đó là một rủi ro rất lớn, hầu hết tôm bị
nhiễm sẽ có tỷ lệ chết rất cao, đặc biệt đối với các bệnh do virus.
Cùng với việc thâm canh hóa nghề nuôi tôm trong những năm gần đây, tôm nuôi của toàn
thế giới đang chịu ảnh hưởng của dịch bệnh, bao gồm cả bệnh do vi khuẩn và bệnh do
virus. Đa số các bệnh nhiễm khuẩn xảy ra là do tác nhân gây bệnh Vibrio (V. harveyi, V.
splendida, V. alginolyticus, V. paraheamolyticus) và một số loài khác (Nguyễn Thị Ngọc
Tĩnh và ctv., 2010). Hiện nay người ta đã phân lập và định danh được 172 chủng vi khuẩn
từ tôm bệnh và tìm thấy khoảng 90% chủng vi khuẩn thuộc nhóm Vibrio (Nguyễn Thị
Ngọc Tĩnh và ctv., 2010). Ở Việt Nam đã phân lập được các loài V. alginolyticus, V.
harveyi, V. vulnificus, V. cholerae, V. mimicus trên cá, tôm nhiễm bệnh (Oanh et al.,
1999).
Nguyễn Thị Ngọc Tĩnh và ctv. (2010), nghiên cứu sản xuất thử nghiệm vi sinh vật hữu
ích nhằm nâng cao TLS ấu trùng cá biển và tôm sú. Các sản phẩm này đã được thử
nghiệm các trại giống tôm sú ở Ninh Thuận. Kết quả cho thấy các sản phẩm của đã giúp
nâng cao TLS của ấu trùng tôm sú lên 10%.

11



CHƯƠNG 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 10/2014 đến tháng 05/2015.
Địa điểm: Trại thực nghiệm khoa Sinh học ứng dụng-Trường Đại học Tây Đô, khu vực
Lộ Hậu Thạnh Mỹ, phường Lê Bình, quận Cái Răng, Thành phố Cần Thơ.
3.2 Vật liệu nghiên cứu
3.2.1 Vật liệu sử dụng trong ương ấu trùng
Bể composite (2m3) dùng để chứa và xử lý nước.
Hệ thống bể ương: 6 bể composite thể tích 200 lít/bể.
Bể nuôi cấy tảo, bể ấp Artemia.
Hệ thống sục khí: máy sục khí, ống dẫn khí, van nhựa, đá bọt, đá sứ.
Kính hiển vi, đĩa petri, cốc thủy tinh, vợt thu và lọc thức ăn, túi lọc, nhiệt kế, ống đo độ
mặn... và một số dụng cụ cần thiết khác.
3.2.2 Vật liệu sử dụng trong phân tích mẫu
Nồi hấp tiệt trùng, kính hiển vi;
Cân điện tử, bếp điện, micropipette 10-100 µL, pipette 100-1000 µL;
Tủ cấy vô trùng, tủ ấm, tủ lạnh, tủ sấy;
Các dụng cụ thí nghiệm: đĩa petri, ống falcon, que cấy vi khuẩn, que trải thủy tinh, đèn
cồn, ống nghiệm, bình tam giác, bình định mức, ống đong, đầu cole;
Bộ test pH, kiềm, nhiệt kế.
3.2.3 Hóa chất
Nước cất, cồn 96o, cồn 70o, formol, natri thiosulfate (Na2S2O3), natribicarbonat
(NaHCO3), chlorine, EDTA, NaCl.
Hóa chất phân tích các chỉ tiêu: TAN, N-NO2-, N-NO3-.
Môi trường Tryptic Soya Agar (TSA), Nutrient Agar (NA), TCBS agar.
3.2.4 Thức ăn
Tảo tươi Chaetoceros sp., Artemia;

Thức ăn chế biến: Frippak 1, Frippak 2, M1 sú/thẻ, M2 sú/thẻ, Multi V5.

12


3.2.5 Ấu trùng
Ấu trùng Nauplius tôm sú và TCT được mua từ trại sản xuất giống.
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Chuẩn bị thí nghiệm
Vệ sinh bể và dụng cụ: Bể ương được khử trùng bằng chlorine nồng độ 200 ppm và
được rửa kỹ lại bằng nước sạch, các dụng cụ có liên quan được khử trùng trước khi sử
dụng.
Nguồn nước: Nước sử dụng ương ấu trùng có độ mặn 30‰ được xử lý kỹ bằng chlorine
với nồng độ 30 ppm. Nước xử lý được sục khí mạnh trong 3-4 ngày, kiểm tra hàm lượng
chlorine dư bằng bộ test Chlorine, trung hòa hết chlorine dư bằng Na2S2O3 trước khi sử
dụng. Sau đó xử lý bằng EDTA nồng độ 10 ppm để hạn chế kim loại nặng trong nước.
Độ kiềm dao động trong khoảng 120-150.
3.3.2 Bố trí thí nghiệm
Ấu trùng bố trí thí nghiệm được xử lý qua dung dịch formol và iodine trước khi bố trí.
Thí nghiệm gồm 2 nghiệm thức được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại
Nghiệm thức 1: Ương tôm sú theo qui trình nước trong kín.
Nghiệm thức 2: Ương tôm TCT theo qui trình nước trong kín.

Hình 3.1 Hệ thống bể thí nghiệm

13


×