Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh thái của cá tra (pangasianodon hypophthalmus) giai đoạn cá hương và cá giống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 41 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ NGÀNH: D620301

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH THÁI
CỦA CÁ TRA
(Pangasianodon hypophthalmus)
GIAI ĐOẠN CÁ HƯƠNG VÀ CÁ GIỐNG

SINH VIÊN THỰC HIỆN
NGUYỄN THỊ BẢO XUÂN
MSSV: 1153040116
LỚP: NTTS K6

Cần Thơ, 2015

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ NGÀNH: D620301

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH THÁI
CỦA CÁ TRA


(Pangasianodon hypophthalmus)
GIAI ĐOẠN CÁ HƯƠNG VÀ CÁ GIỐNG

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

SINH VIÊN THỰC HIỆN

PGS. TS. NGUYỄN VĂN KIỂM
ThS. TRẦN NGỌC HUYỀN

NGUYỄN THỊ BẢO XUÂN
MSSV: 1153040116
LỚP: NTTS K6

Cần Thơ, 2015
2


CAM KẾT KẾT QUẢ
Tôi xin cam kết khóa luận này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của
tôi và các kết quả này chưa được dùng cho bất cứ khóa luận cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày

tháng

2015

Nguyễn Thị Bảo Xuân

3


năm


LỜI CẢM TẠ
Trước tiên con xin cảm ơn gia đình, người thân đã tạo điều kiện tốt nhất để con có
được ngày hôm nay.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn là PGs. Ts. Nguyễn Văn
Kiểm và Ths. Trần Ngọc Huyền đã tận tình quan tâm, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho em trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Xin
gửi lòng biết ơn đến tất cả quý thầy, cô khoa Sinh học ứng dụng đã giảng dạy và
truyền đạt kiến thức trong quá trình em học tập tại trường.
Xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Thành Tâm đã hỗ trợ và tạo điều kiện cho em
trong quá trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng là lòng biết ơn bạn bè đã động viên và giúp tôi vượt qua khó khăn để có
được thành công ngày hôm nay.
Chân thành cảm ơn!

4


TÓM TẮT
Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn lên một số chỉ tiêu sinh lý của cá tra
(Pangasianodon hypophthalmus) giai đoạn cá hương và cá giống được tiến hành tại
khoa Sinh học ứng dụng, trường Đại học Tây Đô. Đề tài tiến hành với hai nghiên cứu
chính là khả năng chịu đựng của cá tra ở các độ mặn khác nhau được bố trí ở 4 nghiệm
thức là đối chứng 0‰, 5‰, 10‰, 15‰. Và nghiên cứu khả năng chịu đựng chịu đựng
của cá trong điều kiện gây sốc độ mặn với 3 nghiệm thức 5‰, 10‰, 15‰ và gây sốc
nhiệt độ ở 18 – 42ºC và (–4)ºC.
Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận: ngưỡng oxy, ngưỡng nhiệt độ của cá tra hương và

giống thấp nhất ở độ mặn 5‰. Trong khi đó, ngưỡng oxy, nhiệt độ của cá ở nghiệm
thức 0‰, 10‰, 15‰ tương đương nhau. Tiêu hao oxy của cá ở nghiệm thức đối
chứng cao nhất và sai khác (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại. Kết quả nghiên
cứu cũng chỉ ra rằng giới hạn pH thấp nhất và cao nhất của cá tra hương và giống vượt
ra khỏi biên độ thích ứng chung về pH của các loài cá nước ngọt với các giá trị tương
ứng 4,0 và 10,3.
Ngoài ra kết quả nghiên cứu cũng cho biết khả năng phục hồi sự sống sau khi sốc nhiệt
lạnh (–4)ºC phụ thuộc vào thời gian tác động của nhiệt độ thấp. Nếu thời gian tác động
càng dài thì khả năng phục hồi của cá càng giảm.

5


MỤC LỤC
CAM KẾT KẾT QUẢ ......................................................................................................... i
LỜI CẢM TẠ........................................................................................................................ ii
TÓM TẮT ............................................................................................................................. iii
MỤC LỤC ............................................................................................................................ iv
DANH SÁCH HÌNH ............................................................................................................. vi
DANH SÁCH BẢNG ............................................................................................................ vii
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ................................................................................................ 1
1.1 Giới thiệu .......................................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................................... 1
1.3 Nội dung nghiên cứu ......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ............................................................................... 2
2.1 Đặc điểm sinh học của cá tra ............................................................................................. 2
2.1.1 Đặc điểm phân loại chung ....................................................................................... 2
2.1.2 Đặc điểm hình thái .................................................................................................. 2
2.1.3 Đặc điểm phân bố và môi trường sống .................................................................... 2
2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng .............................................................................................. 3

2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng .............................................................................................. 3
2.1.6 Đặc điểm sinh sản ................................................................................................... 4
2.2 Tình hình nuôi cá tra ở Đồng Bằng Sông Cửu Long .......................................................... 4
2.4 Một số nghiên cứu về chỉ tiêu sinh thái của một số loài cá ................................................ 5
2.5 Một số yếu tố ảnh hưởng đến đời sống cá ......................................................................... 6
2.5.1 Ảnh hưởng của độ mặn ........................................................................................... 6
2.5.2 Oxy hòa tan và ngưỡng oxy, tiêu hao oxy của cá ..................................................... 7
2.5.3 Nhiệt độ .................................................................................................................. 8
2.5.4 pH ........................................................................................................................... 9
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................... 11
3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .................................................................................... 11
3.2 Vật liệu nghiên cứu .......................................................................................................... 11
3.2.1 Dụng cụ.................................................................................................................. 11
3.2.2 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................. 11
3.2.3 Nguồn nước nghiên cứu ......................................................................................... 11
3.3 Phương pháp nghiên cứu................................................................................................... 11
3.3.1 Nghiên cứu về khả năng chịu đựng của cá ở độ mặn khác nhau.............................. 11
3.3.1.1 Xác định ngưỡng oxy .................................................................................. 12
3.3.1.2 Xác định tiêu hao oxy ................................................................................. 13
3.3.1.3 Xác định ngưỡng pH ................................................................................... 14
3.3.1.4 Xác định ngưỡng nhiệt độ ........................................................................... 14
3.3.2 Nghiên cứu khả năng chịu đựng của cá tra trong điều kiện gây sốc ........................ 14
6


3.3.2.1 Nghiên cứu khả năng chịu đựng độ mặn ..................................................... 14
3.3.2.2 Nghiên cứu khả năng chịu đựng nhiệt độ .................................................... 14
3.4 Phương pháp tính toán và xử lí số liệu ............................................................................. 15
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................................... 16
4.1. Kết quả nghiên cứu khả năng chịu đựng với oxy ở các độ mặn khác nhau ....................... 16

4.2 So sánh tiêu hao oxy ......................................................................................................... 18
4.3 Kết quả nghiên cứu khả năng chịu đựng pH ...................................................................... 20
4.4 So sánh ngưỡng nhiệt độ ................................................................................................... 20
4.4.1 Ngưỡng nhiệt độ dưới ............................................................................................. 21
4.4.2 Ngưỡng nhiệt độ trên .............................................................................................. 21
4.5 Nghiên gây sốc độ mặn tới tỷ lệ chết của cá tra theo thời gian .......................................... 22
4.6 Nghiên cứu khả năng chịu đựng nhiệt độ của cá tra .......................................................... 24
4.6.1 Khả năng chịu nhiệt của cá tra từ 18 – 42ºC ........................................................... 24
4.6.2 Khả năng chịu đựng nhiệt độ của cá tra ở nhiệt độ cực thấp (–4)ºC ........................ 25
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ............................................................................. 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................... 29
PHỤ LỤC .............................................................................................................................. A

7


DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1 Hình thái cá tra giai đoạn cá hương .......................................................................... 1
Hình 3.1 Bố trí nghiệm thức độ mặn ....................................................................................... 12
Hình 3.2 Bố trí thí nghiệm ngưỡng oxy................................................................................... 12
Hình 3.3 Bố trí thí nghiệm (–4)ºC ........................................................................................... 15

8


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 4.1 Kết quả nghiên cứu ngưỡng oxy cá ở 2 giai đoạn theo độ mặn ................................. 16
Bảng 4.2 Tỷ lệ chết của cá theo thời gian, độ mặn và ngưỡng oxy chịu đựng.......................... 17
Bảng 4.3 Kết quả thí nghiệm tiêu hao oxy của cá tra theo giai đoạn phát triển ........................ 19
Bảng 4.4 Kết quả thí nghiệm ngưỡng pH cá............................................................................ 20

Bảng 4.5 Kết quả thí nghiệm ngưỡng nhiệt độ cá .................................................................... 21
Bảng 4.6 Tỷ lệ cá hương chết theo thời gian và độ mặn .......................................................... 23
Bảng 4.7 Tỷ lệ cá giống chết theo thời gian và độ mặn ........................................................... 23
Bảng 4.8 Tỷ lệ cá hương chết theo thời gian và nhiệt độ ......................................................... 24
Bảng 4.9 Tỷ lệ cá giống chết theo thời gian và độ mặn ........................................................... 25
Bảng 4.10 Tỷ lệ cá phục hồi khả năng hô hấp bằng mang và khả năng bơi sau khi cá ở
môi trường (–4)ºC trong 30 giây ............................................................................................. 25
Bảng 4.11 Tỷ lệ cá phục hồi khả năng hô hấp bằng mang và khả năng bơi sau khi cá ở
môi trường (–4)ºC trong 1 phút ............................................................................................... 25

9


CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Nuôi trồng thủy sản ở Đồng Bằng Sông Cửu Long trong thời gian qua được khẳng
định là nghề sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế và xã hội cao, góp phần thay đổi cơ
cấu kinh tế ở các vùng nông thôn và ven biển; giải quyết vấn đề việc làm, tăng thu
nhập, xóa đói giảm nghèo và thu hút được sự quan tâm đầu tư của nhiều thành phần
kinh tế trong và ngoài nước. Nuôi trồng thủy sản ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đã
chuyển sang sản xuất hàng hóa và đang từng bước trở thành một trong những nghề sản
xuất chính, phát triển rộng khắp và chiếm vị trí quan trọng ở nhiều địa phương trong
vùng. Năm 2007 thành tích xuất khẩu đạt 2,4 tỷ USD, chiếm 64% tổng kim ngạch xuất
khẩu thủy sản cả nước.
Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) là một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ
lực chiếm 31,6% tổng sản phẩm thủy sản xuất khẩu. Tính đến tháng 3/2014 sản lượng
nuôi trồng thủy sản ước đạt 176 nghìn tấn, tăng 0,3% so với cùng kỳ năm 2013. Theo
báo cáo của các sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thuộc Đồng Bằng Sông Cửu
Long, diện tích nuôi cá tra ở các tỉnh trong khu vực ba tháng đầu năm ước đạt 5.400 ha

với sản lượng 382 nghìn tấn.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, chất lượng cá giống không được đảm bảo, kỹ
thuật ương nuôi còn hạn chế dẫn đến tỷ lệ cá giống bị hao hụt là rất lớn. Theo đánh giá
của Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt Nam Bộ, hiện nay tỷ lệ hao hụt từ
cá bột lên hương lên tới 80%, từ cá hương lên giống hao hụt tới 40 – 50%. Tỷ lệ hao
hụt ở giai đoạn cá giống cao một phần là do ở giai đoạn này, cá có nhiều biến đổi phức
tạp về sinh lý sinh thái và phụ thuộc vào nhóm yếu tố môi trường như nhiệt độ, pH,
oxy, … Các yếu tố này sẽ quyết định đến số lượng và chất lượng con giống về sau. Do
đó, việc xác định các chỉ tiêu này là rất cần thiết để tạo nên con giống có chất lượng.
Tuy nhiên cho đến nay chưa có kết quả công bố về vấn đề thích ứng của cá tra ở các
độ mặn khác nhau. Từ vấn đề trên, đề tài “Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh thái của
cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) giai đoạn cá hương và cá giống” được thực
hiện.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Bổ sung vào dẫn liệu về khả năng chịu đựng của cá tra đối với môi trường, góp phần
hoàn thiện và làm cơ sở phát triển kỹ thuật ương nuôi cá tra giống đạt hiệu quả cao
hơn.
1.3 Nội dung nghiên cứu
So sánh khả năng chịu đựng của cá tra giai đoạn cá hương và cá giống trong điều kiện
môi trường khác nhau về nhiệt độ, oxy, độ mặn và pH.
10


CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học của cá tra
2.1.1 Đặc điểm phân loại chung của cá tra
Hệ thống phân loại của cá tra được xác định như sau:
Bộ: Siluriformes
Họ: Pangasiidae

Giống: Pangasianodon
Loài: Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage, 1878)
2.1.2 Đặc điểm hình thái cá tra

Hình 2.1 Cá tra giai đoạn cá hương
Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993), miêu tả cá tra là cá da trơn,
đầu rộng, dẹp bằng. Mõm ngắn, nhìn từ trên chóp mõm tròm. Miệng cận dưới, rộng
ngang. Răng nhỏ, mịn. Lỗ mũi sau gần lỗ mũi trước hơn mắt và nằm trên đường thẳng
kể từ lỗ mũi trước đến cạnh trên của mắt. Có hai đôi râu, râu mép kéo dài chưa chạm
đến gốc vi ngực, râu cằm ngắn hơn. Mắt lớn, nằm trên đường thẳng ngang kẻ từ góc
miệng. Thân thon, dài, phần sau dẹp bên. Mặt sau của gai vi lưng, vi ngực có răng cưa
hướng xuống gốc vi. Vi bụng kéo dài chưa chạm đến khởi điểm gốc vi hậu môn.
2.1.3 Đặc điểm phân bố và môi trường sống
Cá phân bố ở lưu vực sông Mekong, có mặt ở cả 4 nước Lào, Việt Nam, Campuchia
và Thái Lan. Ở nước ta, những năm khi chưa có cá sinh sản nhân tạo, cá bột và cá
giống được vớt trên sông Tiền và sông Hậu. Cá trưởng thành rất ít gặp trong tự nhiên ở
địa phận Việt Nam do cá có tập tính di cư ngược dòng sông Mekong để sinh sống và
tìm nơi sinh sản tự nhiên (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993; Nguyễn
Văn Thường, 2008; Nguyễn Chung, 2014).
11


Cá tra sống ở những vùng nước ấm nhiệt độ thích hợp là 26 – 32ºC. Cá tiêu hao oxy và
có ngưỡng oxy rất thấp nên có thể sống được ở những nơi ao hồ chật hẹp, thiếu oxy, ở
nơi có môi trường khắc nghiệt nước bị nhiễm bẩn, nhiễm phèn có pH bằng 4 – 5 và ở
nới có độ mặn cao 7 – 10‰, chịu được nhiệt độ cao 39ºC, nhưng dễ chết ở nhiệt độ
dưới 15ºC (Nguyễn Chung, 2008).
2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng
Cũng như các loài cá khác, lúc mới nở cá dinh dưỡng bằng noãn hoàng. Sau 24 – 36
giờ khi noãn hoàng tiêu hóa gần hết cá bắt đầu sử dụng thức ăn ngoài là động vật phù

du cỡ nhỏ như luân trùng, trứng nước. Cá hoạt động rất mạnh, chúng ăn tất cả các loại
thức ăn trên đường đi kể cả những thức ăn có kích cỡ lớn hơn cỡ miệng của chúng như
cá bột đồng loại (Dương Nhựt Long, 2003). Theo Nguyễn Văn Kiểm (2005), cá tra sau
khi nở 60 – 62 giờ thì có răng, có khả năng bắt mồi nên chúng ăn nhau rất nhiều. Tính
hung dữ của cá giảm dần và sau khoảng 10 ngày tuổi thì khả năng sát hại không đáng
kể.
Cá tra có dạ dày phình to hình chữ U và có thể co giãn được, ruột cá tra ngắn không
gấp khúc lên nhau mà dính vào màng treo ruột ngay dưới bóng khí và tuyến sinh dục.
Khi cá lớn thể hiện tính ăn rộng, ăn đáy và ăn tạp thiên về động vật nhưng dễ chuyển
đổi thức ăn. Trong điều kiện thiếu thức ăn, cá có thể sử dụng các loại thức ăn như mùn
bã hữu cơ, thức ăn có nguồn gốc động vật. Trong ao nuôi, cá tra có khả năng thích ứng
cao với các loại thức ăn khác nhau như cám, rau muống, động vật đáy ngoài ra cá còn
sử dụng tốt các loại thức ăn công nghiệp do con người cung cấp (Trương Thủ Khoa và
Trần Thị Thu Hương, 1993; Phạm Văn Khánh, 2004; Dương Nhựt Long và ctv.,
2014).
2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng
Tốc độ tăng trưởng của cá tra tương đối nhanh, còn nhỏ cá tăng nhanh về chiều dài, cá
2 tháng đạt chiều dài 10 – 12cm (14- 15g). Cá từ 0,3 – 0,4 kg/con tăng nhanh về chiều
dài và trọng lượng, cá từ 2,5 kg/con trở đi mức tăng trọng nhanh hơn so với tăng chiều
dài cơ thể và cá trên 10 tuổi tăng trọng rất ít (Nguyễn Chung, 2008). Theo Lê Như
Xuân và ctv (1994), trong điều kiện nuôi dưỡng dưới dạng truyền thống, bình quân sau
1 năm nuôi khối lượng của cá có thể đạt từ 0,7 – 0,8 kg/con, sau khoảng 3 – 4 năm
nuôi, khối lượng của cá có thể đạt khối lượng đến 2,5 – 3,5 kg/con và sau 10 – 12 năm
cá tra nuôi trong ao có thể đạt khối lượng đến 20 – 25 kg. Ngược lại, khi sử dụng thức
ăn viên công nghiệp với chất lượng dinh dưỡng cao, hàm lượng protein dao động từ 18
– 28%, khẩu phần cung cấp cho cá ăn thích hợp với các giai đoạn phát triển, khối
lượng của cá có thể đạt từ 1,0 – 1,2 kg/con/vụ nuôi 6 tháng; Thực nghiệm nuôi cá tra
thương phẩm trong ao đất của Bộ môn nuôi cá nước ngọt, Khoa Thủy sản – Đại học
Cần Thơ từ năm 2001 – 2003 cho thấy trong điều kiện nhiệt độ nước dao động từ 28 –
30,5ºC, độ trong 10 – 20cm, pH từ 6,5 – 7,0, hàm lượng oxygen 2,6 – 6,0 ppm, N–

NH4+ 0,2 – 0,92 ppm và H2S từ 0,05 – 0,45 ppm. Trong điều kiện ao nuôi cá tra
12


thương phẩm sử dụng thức ăn công nghiệp, hàm lượng đạm dao động từ 18 – 28% đạt
mức tăng trọng ngày dao động từ 5,98 – 6,15 g/ngày cao hơn (p < 0,05) so với tăng
trọng cá tra đạt từ 5,8 – 5,86 g/ngày chỉ sử dụng thức ăn tự chế biến, đồng thời sau 6
tháng nuôi cá đạt khối lượng dao động từ 1 – 1,3 kg/con (Dương Nhật Long và ctv,
2014).
2.1.6 Đặc điểm sinh sản
Cá tra không sinh sản trong ao nuôi, có tập tính di cư ngược dòng sinh sản trên những
khúc sông có điều kiện sinh thái phù hợp. Mùa vụ sinh sản của cá trong tự nhiên bắt
đầu từ tháng 5 – 7 âm lịch hàng năm. Tuổi thành thục của cá tra trên sông Cửu Long 3
– 4 năm tuổi. Trọng lượng cá thành thục lần đầu 2,5 – 3 kg. Trong tự nhiên chỉ gặp cá
thành thục trên sông ở địa phận Campuchia và Thái Lan. Ở Việt Nam cá tra cũng
không có bãi sinh sản tự nhiên. Cá tra sinh sản ở Campuchia năm trên sông Cứu Long
từ Sombor trở lên, cá bột theo dòng nước về Việt Nam (Nguyễn Văn Kiểm, 2005;
Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993).
Theo Nguyễn Văn Trọng (1989), cá tra không có cơ quan sinh dục phụ, nếu chỉ nhìn
hình dáng bên ngoài thì khó phân biệt cá đực và cá cái. Bắt đầu phân biệt được cá đực
cá cái từ giai đoạn II, các giai đoạn sau, buồng trứng tăng về kích thước, hạt trứng màu
vàng, tinh sào có hình dạng phân nhánh, màu hồng chuyển dần sang màu trắng sữa.
2.2 Tình hình cá tra giống ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
Trước đây, nguồn cá bột được vớt ngoài tự nhiên vào đầu những tháng trong mùa
nước nổi và được thả nuôi trong ao và bè chủ yếu đáp ứng cho tiêu dùng nội địa. Vào
năm 1990 cá da trơn được giới thiệu trên thị trường quốc tế và được chấp nhận rộng
rãi từ người tiêu dùng (Nguyễn Văn Hảo, 2007 trích bởi Lương Quốc Bảo, 2011 ).
Từ năm 1998 cá tra giống nhân tạo hầu như thay thế hoàn toàn cá tra giống vớt ngoài
tự nhiên. Cho đến nay thì nguồn giống cá tra gần như hoàn toàn được người dân chủ
động. Tại Đồng Bằng Sông Cửu Long, hiện các tỉnh đang đi đầu trong nghề ương cá

tra giống là An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ...
Do nhu cầu lớn về con giống nên các cở sản xuất chỉ tập trung đến sản lượng cá bột
mà ít quan tâm đến chất lượng cá bột và cá giống. Năm 2004, tiêu chuẩn ngành về sản
xuất giống cá tra và cá basa đã được ban hành nhưng việc áp dụng chưa được rộng rãi
và kiểm tra thực hiện chưa được chặt chẽ. Nguyên nhân của tình trạng trên là do các
cơ sở sản xuất, kinh doanh giống và người nuôi chưa nhận thức được hết tầm quan
trọng của việc quản lý chất lượng con giống nên còn né tránh, chưa có trạm kiểm dịch
giống cá tra ở các tuyến giáp ranh giữa các tỉnh (Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản
II, 2009).
Năng suất ương từ cá bột lên cá giống giảm dần, từ năm 2011 trở về trước năng suất
đạt trung bình 40%, hiện nay xuống còn 10 – 15%. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến
chất lượng con giống như cá bố mẹ có nguồn gốc không rõ ràng và không được tuyển
13


chọn, kích thước cá bố mẹ và kỹ thuật nuôi vỗ chưa đạt, ép đẻ, khai thác quá mức do
đẻ nhiều lần trong năm, cạnh tranh không lành mạnh giữa các nhà sản xuất. Kỹ thuật
ương chưa đảm bảo do ao hồ nhỏ, ít thay nước, lạm dụng thuốc và hóa chất, không ghi
chép sổ sách đặc biệt là lịch sử bệnh và thuốc sử dụng (Viện nghiên cứu nuôi trồng
thủy sản II, 2009).
Tỉnh An Giang đã bắt đầu có một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giống cá tra,
tuy nhiên cần thời gian để đánh giá hiệu quả của việc áp dụng (Viện nghiên cứu nuôi
trồng thủy sản II, 2009).
2.4 Một số nghiên cứu về chỉ tiêu sinh thái của một số loài cá
Nghiên cứu của Dương Thúy Yên (2003), ghi nhận giai đoạn cá hương có các ngưỡng
chịu đựng về nhiệt độ trên và dưới của cá tra lần lượt là 40,8±0,3ºC và 16,7±0,3ºC,
ngưỡng pH dưới của cá là 3,79±0,1, ngưỡng oxy là 1,88±0,07 mg/L, cường độ hô hấp
548±23 mg/kg/giờ. Đối với cá tra lai, kết quả nghiên cứu ghi nhận ngưỡng nhiệt độ
trên là 41,8±0,3ºC và dưới 15,7±0,3ºC, ngưỡng pH thấp, ngưỡng oxy và cường độ hô
hấp lần lượt là 4,07±0,06, 1,88±0,07 mg/L, 548±23 mg/kg/giờ.

Nghiên cứu của Bùi Thị Thanh Tuyền (2012), cá tra giống có kích cỡ trung bình
14,11g và 12,73cm ở 3 độ mặn khác nhau 5, 10, 15‰. Với 3 nguồn cá là nguồn cá trại
1 là cá có nguồn gốc cá bố mẹ ở trại (sử dụng thức ăn độ đạm 30%), nguồn cá trại 2 là
cá nguồn gốc cá bố mẹ tự nhiên (sử dụng thức ăn độ đạm 40%), nguồn cá trại 3 là cá
có nguồn gốc là cá bố mẹ từ cá thịt, cá hậu bị (độ đạm thức ăn 26%). Kết quả cho ở 3
nghiệm thức độ mặn 5, 10, 15 (sau 24 giờ, 9 giờ, 3 giờ thí nghiệm), nguồn giống 2 cho
kết quả chịu đựng tốt nhất (tỉ lệ chết là 0%, 4,67%, 88,67%), kế đến là nguồn giống 1
(tỉ lệ chết là 3,33%, 15,67%, 46,67%) và thấp nhất cá nguồn giống 3 (tỉ lệ chết cao
nhất (64,33%, 81%, 100%).
Theo nhận định của Đặng Ngọc Thanh và ctv (2007) được trích bởi Phạm Minh Thành
và Nguyễn Văn Kiểm (2009) thì các loài cá tuy không có họ hàng nhưng có tập tính
phân bố tương tự thì đều có một số tập tính sinh học tương tự nhau. Với nhận định như
trên có thể thấy cá chạch bùn, cá chạch lấu, cá trê, cá thát lát còm có tập tính tương tự
như cá tra.
Nghiên cứu của Võ Thị Thùy Trang (2009) kết luận ở cá bột cá trê vàng ngưỡng nhiệt
độ trên là 42,1 ± 4,0, ngưỡng nhiệt độ trên là 11,5 ± 5,0, ngưỡng pH trên là 9,2 ± 0,3,
ngưỡng pH dưới là 3,8 ± 0,2, ngưỡng oxy trung bình là 1,04 . Ở cá bột cá thát lát còm
ngưỡng nhiệt độ trên là 38,2 ± 2,0, ngưỡng nhiệt độ dưới 14,2 ± 3,0, ngưỡng pH trên
là 8,8 ± 0,2, ngưỡng pH dưới 4,3 ± 0,3, ngưỡng oxy là 0,97.
Ngưỡng nhiệt độ của cá trê lai ở độ mặn 5‰ là 38ºC. Ngưỡng pH ở cũng độ mặn của
cá trê bột là 4,71 (Hồ Thị Phương ngân, 2011).

14


Kết quả nghiên cứu của Đặng Thanh Sơn (2012) kết luận cá chạch lấu có ngưỡng oxy
ở giai đoạn phôi tự do, cá bột, cá hương lần lượt là 0,87 mg/L, 0,90 mg/L, 0,87 mg/L.
tương tự, ngưỡng pH lần lượt là 9,80, 10,1 và 10,2.
Phạm Văn Dức (2014) kết luận ngưỡng pH trên của cá chạch bùn Đài Loan ở giai
đoạn cá bột và cá hương lần lượt là 11,1 và 11,6; ngưỡng pH dưới lần lượt là 4,37 và

4,08. Ngưỡng độ mặn của cá ở giai đoạn cá bột là 13,33 và giai đoạn cá hương là 15,0.
2.5 Một số yếu tố ảnh hưởng đến đời sống cá
2.5.1 Ảnh hưởng của độ mặn
Stress là một vấn đề phổ biến trong cuộc sống. Cũng giống như các loài động vật có
xương sống trên cạn, cá đã phát triển một hệ thống các phản ứng phòng thủ để bảo vệ
cơ thể nhằm chống lại các tác nhân kích thích từ môi trường bên ngoài bằng việc duy
trì trạng thái cân bằng nội môi như chuyển đổi trạng thái, chức năng sinh lý và tạo ra
mức năng lượng cao để đáp ứng với những tác động từ bên ngoài (Fuzzen, Bernier, &
Kraak, 2011 trích bởi Nguyễn Loan Thảo, 2011).
Độ mặn là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ sống, phân bố, trao đổi chất
trong suốt quá trình phát triển của cá. Nơi phân bố của mỗi loài cá phụ thuộc vào nồng
độ mặn thông qua khả năng điều hòa áp suất thẩm thấu của cá. Cá có khả năng điều
hòa áp suất thẩm thấu sau khi nở và khả năng điều hòa tăng lên theo giai đoạn sau. Cá
hẹp muối có khả năng chịu đựng được độ mặn hẹp trong môi trường nước biển hoặc
nước ngọt; nhưng cá rộng muối thì khả năng chịu đựng tốt hơn với môi trường sống có
sự chênh lệch độ mặn cao. Cá xương nước ngọt áp suất thẩm thấu máu nhỏ hơn môi
trường ở cá xương biển (Đỗ Thị Thanh Hương và Nguyễn Văn Tư, 2010).
Động vật thủy sinh như tôm, cá đều có một cơ chế điều hòa áp suất thẩm thấu để duy
trì sự trao đổi muối giữa cơ thể và môi trường bên ngoài. Áp suất thẩm thấu ổn định sẽ
đảm bảo cho quá trình trao đổi nước và sự sống của tế bào. Mỗi loài sẽ có một sự trao
đổi nước và muối với môi trường bên ngoài khác nhau tùy thuộc vào loài sống ở môi
trường nước ngọt hay nước mặn. Trong quá trình điều hòa muối ở thủy sinh vật, có thể
thấy rằng: nồng độ muối của dịch cơ thể thủy sinh vật bao giờ cũng ở trong khoảng 5 –
8‰, thấp nhất là ở 5‰ điều kiện để đảm bảo cho thủy sinh vật còn sống được bình
thường. Ở thủy sinh vật nước ngọt, sức sống tăng lên khi nồng độ muối hạ thấp dưới 5
– 8‰. Có thể cho rằng nồng độ 5 – 8‰ là ngưỡng sinh lí chung ở thủy sinh vật, cần
thiết cho các quá trình sống trong cơ thể có thể tiến hành được (Đặng Ngọc Thanh,
1974).
Nhiều nghiên cứu trước đây cho rằng động vật thủy sản giành 20% đến hơn 50% năng
lượng cho quá trình diều hòa áp suất thẫm thấu của cơ thể(Boeuf et al., 2000). Tuy

nhiên, các nghiên cứu gần đây lại chỉ ra rằng tiêu hao năng lượng cho quá trình điều
hòa áp suất thẫm thấu cơ thể chỉ khoảng 10% tổng năng lượng tiêu hao. Các nghiên
cứu cũng cho thấy sự giới hạn nguồn thức ăn cũng như sự thay đổi thức ăn quen thuộc
15


đều phụ thuộc vào yếu tố độ mặn của môi trường. Giữa nhiệt độ và độ mặn đều có ảnh
hưởng đến sự trao đổi chất của cá với cơ thể khá phức tạp thông qua sự hoạt động của
các hormon.
Theo nghiên cứu của Đỗ Thị Thanh Hương và Trần Nguyễn Thế Quyên (2012), ở môi
trường 15‰ trứng cá tra chết hoàn toàn khi phát triển đến giai đoạn phôi nang cao.
Trong môi trường nước ngọt và 1‰, ương cá tra bột là tốt nhất. Ở giai đoạn cá bột đến
hương, cá có khả năng điều hòa áp suất thẩm thấu và ion tốt trong môi trường có độ
mặn 0 đến 3‰, cá có thể chịu đựng được sự thay đổi độ mặn trong khoảng thích hợp
này.
Nghiên cứu của Nguyễn Loan Thảo và ctv (2013), cá tra giống có khối lượng 10 – 20g
sinh trưởng và phát triển tốt ở điều kiện môi trường có độ mặn 6‰, tỷ lệ sống của cá
giảm đáng kể khi độ mặn tăng hơn 14‰.
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Vân (2009) về ảnh hưởng độ mặn lên điều
hòa áp suất thẩm thấu, tỷ lệ sống của cá chình (Anguilla marmorata) cho thấy điểm
đẳng áp của cá tại độ mặn 11,1 – 12,4‰ với mức điều hòa áp suất thẩm thấu dao động
trong khoảng 285,4 – 297,4 mOsm/kg . Thời gian chịu đựng được độ mặn cao nhất
(64‰) của cá là 773,3 giờ (trích bởi Trần Sử Đạt, 2010).
2.5.2 Oxy hòa tan và ngưỡng oxy, tiêu hao oxy của cá.
Trong nuôi trồng thủy sản, oxy được xem là một trong những yếu tố môi trường quan
trọng và phải được kiểm tra thường xuyên bởi vì oxy hòa tan có vai trò quan trọng đối
với quá trình trao đổi chất của cá, hơn thế nữa nếu hàm lượng oxy hòa tan không được
duy trì trong khoảng thích hợp sẽ làm cho cá bỏ ăn và có thể dẫn đến chết nếu oxy
giảm quá thấp (Stickney, 1994 trích dẫn bởi Trang Văn Phước, 2010).
Sự hòa tan oxy trong nước phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện nhiệt độ. Nhiệt độ càng

cao thì độ bão hòa oxy của nước càng giảm. Khi nhiệt độ tăng thì cường độ trao đổi
chất của cơ thể cũng tăng, đòi hỏi một lượng lớn oxy. Nhưng lúc này độ bão hòa oxy
trong nước lại thấp, khả năng kết hợp với oxy của hemoglobin sẽ giảm, do đó cá rất
nhạy cảm với nhiệt độ, nhất là cá biển (Dương Tuấn, 1981).
Theo Swingle (1969) trích dẫn bởi Trương Quốc Phú (2006) thì nồng độ oxy hòa tan
trong nước lí tưởng cho tôm, cá là trên 5ppm. Tuy nhiên, nếu hàm lượng oxy hòa tan
vượt quá mức độ bão hòa cá sẽ bị bệnh bọt khí trong máu, làm tắt nghẽn các mạch
máu dẫn đến não, tim và dẫn đến sự xuất huyết ở các vây, hậu môn. Do đó việc theo
dõi biến động hàm lượng oxy trong ao nuôi là rất cần thiết.
Ngưỡng oxy là hàm lượng oxy thấp nhất trong nước mà cá có thể sống được. Ngưỡng
oxy được tính là mgO2/L hoặc mlO2/L. Ngưỡng oxy của thủy sinh vật quen sống ở nơi
nhiều oxy bao giờ cũng cao hơn sống ở nơi có hàm lượng oxy thường xảy ra tình hình
giảm oxy trong thủy vực do nhiệt độ cao, vì vậy ngưỡng oxy của chúng cao hơn. Cá
thể trưởng thành chịu điều kiện đủ oxy, ngưỡng oxy cao. Nhiệt độ ảnh hưởng đến
16


ngưỡng oxy, nhiệt độ càng cao thì nhu cầu oxy của thủy sinh vật cũng tăng cao do trao
đổi chất tăng cao (Đặng Ngọc Thanh, 1974).
Tiêu hao oxy là lượng oxy cần thiết cung cấp cho cơ thể cho cơ thể cá trong một thời
gian nào đó. Tiêu hao oxy là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá cường độ trao đổ chất
của cá (Đỗ Thị Thanh Hương và Nguyễn Văn Tư, 2010).
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Hà và ctv (2012), nuôi cá tra ở mức 100% oxy
bão hòa sẽ cho tốc độ tăng trưởng cao hơn khi nuôi cá ở 30% và 60% oxy bão hòa. Độ
tiêu hóa thức ăn (vật chất khô), đạm và năng lượng của cá tra nuôi ở mức 100% oxy
bão hòa cao hơn khi nuôi ở 30% và 60% oxy bão hòa.Hệ số thức ăn FCR của cá tra
khi nuôi ở 100% oxy bão hòa thấp hơn khi nuôi ở 30% và 60% oxy bão hòa.
Nghiên cứu của Trần Sử Đạt (2010) về ảnh hưởng của độ mặn khác nhau lên cá Bống
tượng giai đoạn cá giống. Kết luận tiêu hao oxy cơ bản tăng dần từ 130,0 ± 3,0 – 153,8
± 4,1 ngO2/kg/h và tiêu hao oxy khi tiêu hóa dao động từ 377,0 ± 18,1 – 466,0 ± 14,8

ngO2/kg/h khi độ mặn tăng lên (0 – 15‰). Đồng thời ngưỡng oxy của cá Bống tượng
khi tiêu hóa cũng tăng dần (0,43 – 1,07 mg/L) khi độ mặn tăng lên. Thời gian tiêu hóa
cực đại chậm nhất (13,9 giờ) ở độ mặn 10‰.
2.5.3 Nhiệt độ
Nhiệt độ luôn có ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống sinh học ở tất cả các cấp độ tổ chức
từ mức phân tử đến hệ sinh thái thông qua tác động của nó lên các phản ứng sinh học
tương tác. Đa số nhó sinh vật máu nóng thì thân nhiệt được tạo ra từ quá trình trao đổi
chất bên trong cơ thể; trong khi động vật máu lạnh thì thân nhiệt cơ thể biến thiên theo
môi trường bên ngoài và thuộc nhóm động vật biến nhiệt. Hầu hết các loài cá là động
vật biến nhiệt máu lạnh có thân nhiệt thay đổi theo môi trường, nhưng một số ít vẫn có
thể coi là động vật máu lạnh đẳng nhiệt khi chúng sống trong một môi trường ổn định
nhiệt độ (Schulte, 2011 trích bởi Phan Vĩnh Thịnh, 2013).
Theo Nguyễn Văn Kiểm (2005) thì cường độ trao đổi chất của cá phụ thuộc rất nhiều
vào nhiệt độ môi trường; trong phạm vi thích ứng của loài thì khi nhiệt độ tăng, cường
độ trao đổi chất tăng và mỗi loài cá có khoảng thích ứng nhất định.Sự thay đổi nhiệt độ
đột ngột quá cao hoặc quá thấp có thể làm cá chết. Nhiệt độ thấp nhất làm chết cá gọi
là ngưỡng nhiệt độ dưới, nhiệt độ cao nhất làm chết cá gọi là ngưỡng nhiệt độ trên.
Mỗi loài cá có ngưỡng nhiệt độ khác nhau và trong cùng một loài ngưỡng nhiệt độ của
các giai đoạn phát triển khác nhau cũng không giống nhau. Phạm vi nhiệt độ thích ứng
thay đổi tùy theo loài động vật, tuổi và thời gian sinh trưởng. Cá con có phạm vi thích
ứng cao hơn cá trưởng thành. Thông thường, nhiệt độ thích ứng cho đa số các loài cá
nuôi từ 20 – 30ºC. Giới hạn cho phép là từ 10 – 40ºC , nếu nhiệt độ cao hơn 40ºC hay
nhỏ hơn 10ºC ít loài cá nào có khả năng sống sót (Trương Quốc Phú, 2006).
Khi nhiệt độ tăng cá sẽ tăng cường trao đổi chất nên cá sẽ tăng nhu cầu oxy. Để thỏa
mãn nhu cầu oxy cá phải tăng cường đưa nước qua mang được thực hiện bằng cách
17


tăng tần số hô hấp đồng thời gia tăng lượng máu đến mang và huy động hồng cầu từ
kho dự trữ đến hệ thống tuần hoàn làm gia tăng khả năng vận chuyển oxy trong máu.

Khi nhiệt độ quá cao thì cá sẽ không lấy đủ oxy dẫn đến chết. Ở nhiệt độ cao 25ºC
hàm lượng oxy cung cấp cho cơ thể qua da chỉ còn lại một nửa so với ở nhiệt độ thấp.
Ở nhiệt độ 16ºC lượng oxy cũng cấp cho cơ thể được lấy qua da lớn hơn qua mang
(Đỗ Thị Thanh Hương và Trần Thị Thanh Hiền, 2000).
Nguyễn Văn Kiểm (2004) thí nghiệm ở 3 loài cá chép cùng giai đoạn nhận thấy, giai
đoạn phát triển càng lớn thì khả năng chịu đựng nhiệt độ cao cũng như nhiệt độ thấp
đều tốt hơn. Ở giai đoạn cá hương thì ngưỡng nhiệt độ thấp của cá chép Hung thấp hơn
từ 0,9 – 1ºC so với cá chép vàng (Cyprinus carpio) và cá chép trắng.
Chung Lân (1969) nghiên cứu về khả năng tiêu thụ oxy của cá mè trắng ở nhiệt độ
nước 25 - 27ºC. Tiêu thụ oxy tại giai đoạn bắt đầu tuần hoàn máu là 0,983 mg/1.000
con/giờ tương đương 0,59 mg/g/giờ. Ở thời kỳ cá bột lượng tiêu thụ oxy ở giai đoạn
sau khi nở 24 giờ là 0,82 mg/g/giờ. Ở thời kỳ cá bột lên hương lượng tiêu thụ oxy sau
khi nở 47 giờ là 1,71 mg/g/giờ.
2.5.4 pH
pH là một trong những nhân tố môi trường có ảnh hưởng rất trực tiếp và gián tiếp đối
với đời sống thủy sinh vật như: sinh trưởng, tỷ lệ sống, sinh sản và dinh dưỡng. pH
thích hợp cho thủy sinh vật là 6,5 – 9. Khi pH môi trường quá cao hay quá thấp đều
không thuận lợi cho quá trình phát triển thủy sinh vật. Tác động chủ yếu của pH khi
quá cao hay quá thấp là làm thay đổi độ thẩm thấu của màng tế bào dẫn đến làm rối
loạn quá trình trao đổi muối – nước giữa cơ thể và môi trường ngoài. Do đó, pH là
nhân tố quyết định giới hạn phân bố các loài thủy sinh vật (Trương Quốc Phú, 2006).
Theo Nguyễn Văn Kiểm (2004) khi pH tăng hay giảm đều làm tăng tiêu hao oxy của
cá.
Độ pH trong nước phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân và được coi là căn cứ để xác định
hàm lượng của nhiều thành phần khác, nguyên nhân chủ yếu là sự phân lý H2CO3
trong nước. Ngoài ra độ pH còn phụ thuộc vào hàm lượng acid muối hữu cơ ở đáy hồ
và vào độ thủy phân của các muối kim loại nặng. Trong các thủy vực tự nhiên độ pH
được điều chỉnh nhờ vào hệ đệm carbonat. Độ pH thay đổi còn làm thay đổi cân bằng
các hệ thống hóa học trong nước qua đó ảnh hưởng gián tiếp đến đời sống thủy sinh
vật. (Đặng Ngọc Thanh, 1974).

pH có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của phôi, quá trình dinh dưỡng, sinh trưởng
và sinh sản của cá. Cá sống trong môi trường có pH thấp sẽ chậm phát dục, nếu pH
quá thấp sẽ không đẻ hay đẻ rất ít (Trương Quốc Phú, 2006).
Thí nghiệm của Lê Phú Khởi (2010) cho thấy thời gian nở ở các nghiệm thức có độ pH
cao (>9) hoặc thấp (<5) thì dài hơn. Giá trị pH cao nhất mà cá rô đồng có thể sống khi
18


thay đổi chậm là 10 và thấp nhất là 4. Tuy nhiên tỷ lệ sống của cá ở các điểm này là rất
thấp (5,3%: pH = 10 và 0,7%: pH = 4) so với nghiệm thức có pH từ 5 – 9.
Kết quả nghiên cứu khả năng tồn tại của cá Prochilodus lineatus (89g) khi pH thay đổi
cho thấy ngưỡng pH thấp của cá từ 3,5 – 3,7 (tỷ lệ sống sau 120 giờ 3%) tỷ lệ sống ở
pH = 4 là 68% và ngưỡng pH cao là 9,84 với tỷ lệ sống đạt 93% và ở pH từ 9,82 –
10,12 thì tỷ lệ sống giảm chỉ còn 30% (Zaniboni Filho et al, 2002).

19


CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2015.
Địa điểm nghiên cứu: đề tài được thực hiện tại trại Thực nghiệm và Phòng thí nghiệm
khoa Sinh học ứng dụng, trường Đại học Tây Đô.
3.2 Vật liệu nghiên cứu
3.2.1 Dụng cụ
Máy đo pH, khúc xạ kế, cân điện tử.
Nhiệt kế, cốc thủy tinh 1L, ống đong.
Bình tam giác 1L, bình kín 1L.
Xô nhựa, thau nhựa.

Hóa chất và dụng cụ phân tích trong phòng thí nghiệm.
3.2.2 Đối tượng nghiên cứu
Nguồn cá được mua từ Trung tâm giống Nông nghiệp Vĩnh Long.
Cá sau khi mua về được ương dưỡng trong bể 10 – 15 ngày cho đến khi quen với điều
kiện sống trong bể và trong môi trường nước mới. Khi cá ổn định mới tiến hành thí
nghiệm.
Nghiên cứu được tiến hành đối với cá tra có chiều dài 2 – 3cm và 5 – 6cm.
3.2.3 Nguồn nước nghiên cứu
Nguồn nước được dùng trong thí nghiệm được lấy từ hệ thống nước máy của trường
có pH là 7 – 8.
Nước mặn dùng để bố trí thí nghiệm là nước biển có độ mặn 94‰.
3.3 Phương pháp nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh thái của cá tra
3.3.1 Nghiên cứu về khả năng chịu đựng của cá ở độ mặn khác nhau
Thí nghiệm được tiến hành ở các độ mặn khác nhau gồm 4 nghiệm thức.
Nghiệm thức 1: nghiệm thức đối chứng 0‰.
Nghiệm thức 2: nghiệm thức 5‰.
Nghiệm thức 3: nghiệm thức 10‰.
Nghiệm thức 4: nghiệm thức 15‰.

20


Cá tra sau thời gian ương dưỡng được bố trí vào 12 bể (60 L/bể), mỗi nghiệm thức lặp
lại 3 lần với mật độ 160 con/bể . Thể tích nước trong bể khoảng 45L.
Sau khi đưa cá vào bể 1 ngày, cá được thuần với độ mặn xác định bằng cách tăng 2
‰/ngày cho tới khi đạt độ mặn mục tiêu. Tiến hành thí nghiệm xác định các chỉ tiêu
về ngưỡng oxy, tiêu hao oxy, ngưỡng nhiệt độ và ngưỡng pH.

Hình 3.1 Bố trí nghiệm thức độ mặn
3.3.1.1 Xác định ngưỡng oxy

Ngưỡng oxy được xác định theo phương pháp bình kín
Cho cá vào bình kín 2 vòi. Cụ thể là cho 4 cá thể vào bình 1L. Sau khi thả cá vào bình,
2 vòi được bịt kín không cho không khí lọt vào. Tiến hành đặt 7 bình kín vào thùng
xốp chứa nước, nhiệt độ nước trong thùng xốp giữ ở mức 28ºC. Thí nghiệm được lặp
lại 7 lần.

Hình 3.2 Bố trí thí nghiệm ngưỡng oxy
21


Xác định hàm lượng oxy tại thời điểm có 50% số cá chết. Thu mẫu nước phân tích
mẫu theo phương pháp Winkler.
Công thức tính ngưỡng oxy:
Vtb x N x 8 x 1000
DO (mg/L) =

Vm

(3.1)
Trong đó:

Vtb: thể tích trung bình dung dịch Na2S2O3 0,01N (mL) trong các lần chuẩn độ.
N: nồng độ đương lượng gam của dung dịch Na2S2O3 đã sử dụng.
8: đương lượng gam của oxy.
1000: hệ số chuyển đổi mg.
Vm: thể tích mẫu nước phân tích (mL).
3.3.1.2 Xác định tiêu hao oxy
Cường độ hô hấp được xác định theo phương pháp bình kín.
Thí nghiệm được bố trí tương tự như thí nghiệm xác định ngưỡng oxy. Nhưng trước
khi thả cá, tiến hành thu mẫu nước và chai nút mài nâu rồi cố định mẫu nước và tiến

hành phân tích hàm lượng oxy ban đầu. Thí nghiệm kết thúc sau 1 giờ, thu mẫu nước
vào chai lọ mài nâu, cố định mẫu nước và tiến hành phân tích hàm lượng oxy. Thí
nghiệm được lặp lại 7 lần.
Tính toán kết quả
(DOđ – DOc) x (Vb – Vc)
CĐHH =
(3.2)

Wxt

Trong đó:
CĐHH: cường độ hô hấp (mgO2/g×phút).
DOđ: lượng oxy ban đầu.
DOc: lượng oxy cuối (mg/L).
Vb: thể tích bình chứa cá (mL).
Vc: thể tích cá thí nghiệm (mL).
t: thời gian thí nghiệm (phút).
W: trọng lượng cá (mg).
22


3.3.1.3 Xác định ngưỡng pH
Cho cá vào cốc nhưa 0,5L có chứa pH = (môi trường nước giữ cá). Bố trí 3 cốc ở
ngưỡng pH trên và 3 cốc ở ngưỡng pH dưới. Mật độ cá là 4 con/cốc. Dùng dung dịch
H3PO4 loãng để giảm pH và dung dịch NaOH loãng để tăng giá trị pH. Theo dõi pH
nước bằng máy đo. Cứ sau 15 phút tăng hoặc giảm 0,2 giá trị pH. Thí nghiệm kết thúc
khi có 50% cá trong cốc chết. Ghi nhận kết quả.
3.3.2.4 Xác định ngưỡng nhiệt độ
Đặt bình tam giác 1L vào thau chứa nước 10L. Điều chỉnh nhiệt độ môi trường gián
tiếp qua thau đựng dụng cụ chứa cá bằng nước nóng (xác định ngưỡng trên) hoặc

nước đá (xác định ngưỡng dưới), theo nguyên tắc 1 giờ không thay đổi quá 2ºC. Trong
đó dụng cụ chứa cá có đặt nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ. Nghiệm thức đối chứng trong
thí nghiệm này là nhiệt độ nước tự nhiên không có sự thay đổi nhiệt độ, bố trí trong
khoảng thời gian bằng với thời gian thí nghiệm. Mật độ cá trong bình là 4 con/bình.
Quan sát và ghi nhận khi có 50% số cá chết.
3.3.2 Nghiên cứu khả năng chịu đựng của cá tra trong điều kiện gây sốc
3.3.2.1 Nghiên cứu khả năng chịu đựng độ mặn của cá tra.
Cho 4 con cá dùng để thí nghiệm vào cốc thủy tinh 1L.
Dùng cốc thủy tinh 1L. Dùng nước biển độ mặn 30‰ pha với nước ngọt tạo môi
trường có độ mặn 5‰, 10‰, 15‰ . Tiến hành thả cá trực tiếp vào cốc.
Công thức xác định độ mặn:
C1V1 = C2V2
Trong đó:

C1: Nồng độ nước biển (‰)
V1: Thể tích nước biển (L)
C2: Nồng độ nước cần dùng (‰)
V2: Thể tích nước cần dùng (L)

Quan sát và ghi nhận thời gian cá chết 50%, 75%, 100%.
3.3.2.2 Nghiên cứu khả năng chịu đựng nhiệt độ
a. Nghiên cứu khả năng chịu đựng của cá từ 18 – 42ºC
Chuẩn bị bình tam giác 1L.
Đặt bình tam giác vào thau chứa nước 10L. Mật độ thả cá 4 con/bình. Điều chỉnh
nhiệt độ môi trường gián tiếp qua thau đựng dụng cụ chứa cá bằng nước nóng hoặc
nước đá. Trong đó dụng cụ chứa cá có đặt nhiệt kế để theo dõi và ổn định nhiệt độ.
Tiến hành thả cá trực tiếp vào bình tam giác.
23



Nghiệm thức đối chứng trong thí nghiệm này là nhiệt độ nước tự nhiên không có sự
thay đổi nhiệt độ, bố trí trong khoảng thời gian bằng với thời gian thí nghiệm. Mỗi
nghiệm thức bố trí kế nhau có nhiệt độ cách nhau 2ºC. Giữ nhiệt độ ổn định cho đến
khi cá chết 50%, 75%, 100%.
Ghi chú: thời gian ghi nhận cá chết là tại thời điểm mang cá ngưng hoạt động.
b. Nghiên cứu khả năng chịu đựng của cá ở nhiệt độ cực thấp (–4)ºC
Dựa trên cơ sở khoa học về điểm đông đặc của nước và sự hấp thu nhiệt của chất tan.
Nước đóng băng ở 0ºC nhưng khi thêm chất tan vào thì các liên kết giữa các phân tử
nước bị yếu đi làm cho điểm đông đặc của nước giảm xuống. Trong khi đó, khi cho
chất tan (muối, đường,...) vào nước thì quá trình tan của chất tan sẽ hấp thu nhiệt, từ
đó nhiệt độ môi trường xung quanh bị giảm xuống. Ứng dụng vào thực tế, khi bố trí
thí nghiệm, nước được giữ trong bình tam giác được cho thêm đường (100g/1L nước)
để hạ điểm đông đặc, đồng thời thùng xốp dùng để chứa bình tam giác được chất nước
đá và sử dụng muối để giảm nhiệt thùng chứa. Đặt bình tam giác vào thùng xốp, đậy
nắp thùng để không bị tác động nhiệt độ bên ngoài. Theo dõi nhiệt độ bình cho đến
khi đạt nhiệt độ mục tiêu. Tiến hành shock nhiệt, ghi nhận thời gian cá phục hồi khả
năng hô hấp bằng mang và khả năng bơi sau khi sốc cá ở (–4)ºC trong thời gian 30
giây và 1 phút.
Nhiệt độ trong thí nghiệm được đo bằng nhiệt kế điện tử Thermo.
Ghi chú: khả năng phục hồi hô hấp mang được ghi nhận ở đây là thời điểm quan sát
thấy cá có hoạt động cử động mang trở lại sau khi đưa cá trực tiếp từ nhiệt độ (–4)ºC
sang nhiệt độ nước bình thường.

Hình 4.3 Bố trí thí nghiệm (–4)ºC
3.4 Phương pháp tính toán và xử lý số liệu
Số liệu trong quá trình thí nghiệm được xử lý bằng phần mềm Microsoft office, phần
mềm SPSS 20.
24



CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Kết quả nghiên cứu khả năng chịu đựng với oxy của cá tra ở các độ mặn khác
nhau
Ngưỡng oxy cá tra cá hương và giống được thể hiện qua Bảng 4.1.
Bảng 4.1 Kết quả nghiên cứu ngưỡng oxy cá ở 2 giai đoạn theo độ mặn
Ngưỡng oxy (mgO2/L)
Nghiệm thức

Giai đoạn cá hương

Giai đoạn cá giống

0‰

2,33 ± 0,21b

1,74 ± 0,17b

5‰

1,73 ± 0,37a

1,08 ± 0,83a

10‰

2,20 ± 0,25b

1,68 ± 0,12b


15‰

2,12 ± 1,00b

1,65 ± 0,25b

Ghi chú: giá trị là trung bình ± độ lệch chuẩn. Các giá trị trong cùng một cột có chữ cái khác nhau thì
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Khả năng chịu đựng với hàm lượng oxy hòa tan trong nước của cá có sự khác nhau và
phụ thuộc vào độ mặn, kích cỡ cá. Kết quả nghiên cứu ghi nhận:
Khả năng chịu đựng với oxy hòa tan trong nước của cá có sự dao động ở các nghiệm
thức, điều này cho thấy độ mặn và giai đoạn phát triển của cá có ảnh hưởng đến khả
năng chịu đựng oxy thấp của cá. Ở cùng độ mặn, giai đoạn cá hương ngưỡng oxy cao
hơn so với ngưỡng oxy cá giống, nguyên nhân là do ở giai đoạn này cường độ trao đổi
chất diễn ra mạnh hơn nên nhu cầu tiêu hao oxy cũng nhiều hơn (Đỗ Thị Thanh
Hương và Nguyễn Văn Tư, 2010).
Xét trong cùng độ mặn: nhu cầu oxy của cá giảm dần theo sự phát triển của cơ thể. Cá
càng lớn khả năng chịu đựng oxy thấp của cá càng cao. Ở cùng độ mặn, khả năng chịu
đựng với oxy thấp của cá tra giống đều thấp hơn cá tra hương lần lượt là 1,34, 1,6, 1,3
và 1,28 lần.
Ở giai đoạn cá hương: ngưỡng oxy cá thấp nhất ở nghiệm thức 5‰ và khác biệt
(p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại. Trong khi đó, ngưỡng oxy của cá hương ở
nghiệm thức 0‰, 10‰, 15‰ tương đương nhau (Bảng 4.1). Ngưỡng oxy của cá đạt
cao nhất ở nghiệm thức 0‰ khác biệt (p>0,05) so với 10‰, 15‰.
Giai đoạn cá giống: cá có ngưỡng oxy cao nhất ở nghiệm thức 0‰ với giá trị 1,74
mgO2/L, khác biệt không có ý nghĩa thống kê với 2 nghiệm thức 10‰ và 15‰,
25



×