Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

So sánh hiệu quả của ba phương pháp kích thích cá thát lát cườm (chitala chitala) sinh sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 41 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG
––––––––

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ SỐ: D620301

SO SÁNH HIỆU QUẢ CỦA BA PHƯƠNG PHÁP
SINH SẢN CÁ THÁT LÁT CƯỜM (Chitala chitala)

Sinh viên thực hiện
ĐẶNG BẢO TRÂN
MSSV: 1153040096
Lớp: ĐH NTTS 6

Cần Thơ, 2015
i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG
––––––––

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ SỐ: D620301

SO SÁNH HIỆU QUẢ BA PHƯƠNG PHÁP
SINH SẢN CÁ THÁT LÁT CƯỜM (Chitala chitala)


Cán bộ hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

PGS. TS. NGUYỄN VĂN KIỂM

ĐẶNG BẢO TRÂN
MSSV: 1153040096
Lớp: ĐH NTTS 6

Cần Thơ, 2015
ii


XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Đề tài: “So sánh hiệu quả của ba phương pháp kích thích cá thát lát cườm
(Chitala chitala) sinh sản”.
Sinh viên thực hiện: Đặng Bảo Trân
Lớp: Nuôi trồng thủy sản khóa 6
Khóa luận đã được hoàn thành theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và góp ý của
hội đồng chấm khóa luận ngày 20 tháng 7 năm 2015.

Cán bộ hướng dẫn
(chữ ký)

Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2015
Sinh viên thực hiện
(chữ ký)

Đặng Bảo Trân


Nguyễn Văn Kiểm

iii


LỜI CẢM TẠ
Sau thời gian 11 tháng thực hiện khóa luận, tại 308 ấp Phước Hòa, xã Đông Phước,
huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang nay đã được hoàn thành.
Tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Tây Đô đã tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu tại trường.
Xin chân thành cám ơn thầy Nguyễn Văn Kiểm đã tận tình hướng dẫn trong quá
trình em thực hiện khóa luận.
Xin cám ơn quý Thầy Cô trong Khoa Sinh học ứng dụng – Trường Đại học Tây Đô
đã tận tâm giảng dạy em trong quá trình học tập tại Trường.
Xin cám ơn sự hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi của gia đình trong suốt quá
trình thực hiện khóa luận.
Cảm ơn sự quan tâm, động viên, giúp đỡ của bạn bè trong thời gian học tập cũng
như trong quá trình thực hiện khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn !

iv


TÓM TẮT
Khóa luận “So sánh hiệu quả của ba phương pháp kích thích cá thát lát cườm
(Chitala chitala) sinh sản” nhằm tìm ra phương pháp sinh sản hiệu quả nhất. Thí
nghiệm được thực hiện tại 308 ấp Phước Hòa, xã Đông Phước, huyện Châu Thành,
tỉnh Hậu Giang. Từ ngày 11/7/2014 đến ngày 7/6/2015. Khóa luận được bố trí với 3
thí nghiệm. Thí nghiệm 1: để cá sinh sản tự nhiên. Thí nghiệm 2: kích thích cá sinh

sản bằng phương pháp bán nhân tạo. Thí nghiệm 3: cho cá sinh sản bằng phương
pháp nhân tạo. Thí nghiệm 1 với 1 nghiệm thức được thực hiện lặp lại 3 lần. Hai thí
nghiệm còn lại gồm 4 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần.
Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận. Thí nghiệm để cá đẻ tự nhiên có tỷ lệ cá đẻ là
100%, sức sinh sản tương đối là 594,33 trứng/kg cá cái, tỷ lệ thụ tinh đạt 95%, tỷ lệ
nở đạt 94%, tỷ lệ sống đạt 99%, có thời gian tái thành thục là 132 ngày.
Ở thí nghiệm sinh sản bán nhân tạo đã thu được tỷ lệ cá đẻ trung bình 66,67%, sức
sinh sản thực tế tương đối 272 trứng/kg cá cái. Tỷ lệ thụ tinh dao động từ 95 – 97%
và tỷ lệ nở của trứng 92 – 97%.
Đối với phương pháp sinh sản nhân tạo đã thu được tỷ lệ cá đẻ dao động từ 33,3 –
66,6%, sức sinh sản thực tế tương đối dao động từ 193 – 242 trứng/kg cá cái, tỷ lệ
thụ tinh từ 32 – 92% và tỷ lệ nở dao động từ 87 – 99%. Thời gian tái thành thục của
cá ở 2 phương pháp sinh sản bán nhân tạo và nhân dao động từ 18 – 21 ngày.
Từ khóa: cá nàng hai, cá đao, thát lát còm, thát lát cườm, Chitala chitala, sinh sản
tự nhiên, sinh sản nhân tạo.

v


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM TẠ........................................................................................................... i
TÓM TẮT ............................................................................................................... v
MỤC LỤC .............................................................................................................. vi
DANH SÁCH HÌNH ............................................................................................ viii
DANH SÁCH BẢNG ............................................................................................. ix
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. x
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ..................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ................................................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................. 1

1.3 Nội dung nghiên cứu ................................................................................................. 1

CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ................................................................. 2
2.1 Đặc điểm phân loại và phân bố của cá thát lát cườm .................................................. 2
2.1.1 Đặc điểm phân loại ................................................................................................. 2
2.1.2 Đặc điểm hình thái ................................................................................................. 2
2.1.3 Phân bố .................................................................................................................. 3
2.2.3 Dinh dưỡng ............................................................................................................ 5
2.2.4 Đặc điểm môi trường sống ..................................................................................... 5
2.3 Những kết quả kích thích sinh sản ............................................................................. 5
2.4 Kỹ thuật sinh sản cá thát lát cườm ............................................................................. 6
2.4.1 Chọn cá bố mẹ cho sinh sản.................................................................................... 6
2.4.2 Sinh sản bán nhân tạo ............................................................................................. 7
2.4.3 Sinh sản nhân tạo.................................................................................................... 7
2.5 Các loại kích thích tố dùng trong sinh sản cá thát lát cườm ........................................ 7
2.5.1 HCG (Human Chorionic Gonadotropine) ............................................................... 7
2.5.2 LHRH – a (Luteotropin Releasing Hormoned Analog) .......................................... 8
2.5.3 Não thùy................................................................................................................. 9
2.5.4 Dom (Domperidom) ............................................................................................ 10

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................... 11
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................................................ 11
3.1.1 Thời gian .............................................................................................................. 11
3.1.2 Địa điểm............................................................................................................... 11
3.2 Vật liệu thí nghiệm .................................................................................................. 11

vi


3.3 Các loại hormone dùng trong quá trình thí nghiệm .................................................. 12

3.4 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 12
3.4.1 Nuôi vỗ ................................................................................................................ 12
3.5 Kích thích cá sinh sản ............................................................................................. 14
3.5.1 Cho cá sinh sản tự nhiên ....................................................................................... 14
3.3.2 Kích thích cá sinh sản bán nhân tạo ...................................................................... 15
3.3.3 Kích thích cá sinh sản nhân tạo ............................................................................. 17
3.3.4 Nuôi vỗ tái thành thục .......................................................................................... 20
3.4 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu ..................................................................... 20
3.4.1 Phương pháp xác định chỉ số môi trường .............................................................. 20
3.4.2 Xác định các chỉ tiêu sinh sản ............................................................................... 20
3.4.3 Ghi nhận và xử lý số liệu ...................................................................................... 21

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................... 22
4.1 Kết quả nuôi vỗ cá bố mẹ và kích thích sinh sản ...................................................... 22
4.2 Kết quả kích thích cá sinh sản ................................................................................. 23
4.2.1 So sánh thời gian hiệu ứng thuốc .......................................................................... 23
4.2.3 So sánh tỷ lệ sinh sản............................................................................................ 23
4.2.4 So sánh sức sinh sản tương đối ............................................................................. 24
4.3 So sánh kết quả ấp trứng.......................................................................................... 25
4.3.1 Một số yếu tố môi trường trong bể ấp ................................................................... 25
4.3.2 So sánh tỷ lệ thụ tinh ............................................................................................ 26
4.3.3 So sánh tỷ lệ nở .................................................................................................... 27
4.3.4 So sánh thời gian phát triển phôi........................................................................... 27
4.3.5 So sánh tỷ lệ sống của cá bột đến khi hết noãn hoàng .......................................... 28
4.3.6 Tỷ lệ dị hình ......................................................................................................... 28
4.4 Kết quả nuôi vỗ tái thành thục ................................................................................. 29

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ............................................................. 30
5.1. Kết luận.................................................................................................................. 30
5.2. Đề xuất................................................................................................................... 30


TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 31
PHỤ LỤC A ........................................................................................................... A
PHỤ LỤC B ..............................................................................................................

vii


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1: Hình dáng bên ngoài của cá thát lát cườm .................................................... 3
Hình 2.2 Buồng trứng cá thát lát cườm........................................................................... 4
Hình 2.3: Kích thích tố HCG ........................................................................................... 8
Hình 2.4: Kích thích tố LRH – A3 ................................................................................... 9
Hình 2.5: Não thùy ......................................................................................................... 10
Hình 2.6: Dom ................................................................................................................ 10
Hình 3.1: Khay và cắt ấp trứng...................................................................................... 11
Hình 3.2: Thức ăn của cá bố mẹ .................................................................................... 12
Hình 3.3: Ao nuôi vỗ cá thát lát cườm bố mẹ............................................................... 13
Hình 3.4: Vèo chứa cá bố mẹ ........................................................................................ 13
Hình 3.8: Vèo cá sinh sản tự nhiên .............................................................................. 15
Hình 3.9: Ấp trứng trên giá thể của cá sinh sản tự nhiên ............................................ 15
Hình 3.10: Vèo cá sinh sản bán nhân tạo ...................................................................... 16
Hình 3.11: Ấp trứng trên giá thể của cá sinh sản bán nhân tạo ................................... 17
Hình 3.12: Bể chứa cá bố mẹ sau khi tiêm kích thích tố ............................................ 18
Hình 3.5: Vuốt trứng cá cái ........................................................................................... 18
Hình 3.6: Lấy tinh cá đực .............................................................................................. 19
Hình 3.13: Vị trí tiêm kích thích tố ............................................................................... 19

viii



DANH SÁCH BẢNG
Trang

Bảng 3.1: Tiêu chuẩn chọn cá bố mẹ ...................................................................... 16
Bảng 3.2: Kích thích cá sinh sản bán nhân tạo bằng các loại kích thích tố .............. 20
Bảng 3.3: Kích thích cá sinh sản nhân tạo bằng các loại kích thích tố ..................... 22
Bảng 4.1: Tỷ lệ thành thục của đàn cá bố mẹ ......................................................... 26
Bảng 4.2: Thời gian hiệu ứng thuốc của cá Thát lát cườm trong các NT................. 27
Bảng 4.3: Tỷ lệ cá tham gia sinh sản trong mỗi nghiệm thức của thí nghiệm .......... 28
Bảng 4.4: Sức sinh sản tương đối của cá trong các thí nghiệm ............................... 29
Bảng 4.5: Nhiệt độ và pH trong bể ấp .................................................................... 30
Bảng 4.6: Tỷ lệ thụ tinh của trứng trong các thí nghiệm ......................................... 31
Bảng 4.7: Tỷ lệ cá nở ở các thí nghiệm .................................................................. 32
Bảng 4.8 Thời gian bắt đầu ấp đến khi cá hết noãn hoàng ...................................... 33
Bảng 4.9: Tỷ lệ sống của cá bột ở các thí nghiệm ................................................... 33
Bảng 4.10 Tỷ lệ dị hình của cá trong các thí nghiệm .............................................. 34
Bảng 4.11: Thời gian tái thành thục của cá bố mẹ sau khi sinh sản ......................... 35

ix


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Ctv

Cộng tác viên

ĐBSCL


Đồng bằng sông Cửu Long

DOM

Domperidone

HCG

Human Chorionic Gonadotropin

LHRH a

Luteotropin Releasing Hormoned Analog

NT

Nghiệm thức

TN

Thí nghiệm

TTT

Tái thành thục

x


CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có diện tích rộng lớn, hệ thống sông ngòi dày
đặc, đa dạng về sinh cảnh, điều kiện thiên nhiên thuận lợi để phát triển nghề nuôi
trồng thủy sản.
ĐBSCL nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có nhiệt độ
trung bình trong năm cao, biên độ nhiệt biến động lại thấp, rất thích hợp cho sự
sống, sinh trưởng và phát triển của thủy sinh vật.
Ở ĐBSCL hội tụ hơn 200 loài cá nước ngọt. Trong đó, nhiều loài có giá trị kinh tế
cao đã được chọn làm đối tượng nuôi.
Từ những điều kiện trên đã góp phần tích cực tạo nên một ĐBSCL có tính đa dạng
sinh học cao, cũng là cơ sở đưa ĐBSCL trở thành khu vực có tiềm năng to lớn để
phát triển kinh tế thủy sản.
Hiện nay, một trong những loài cá nước ngọt đang được chú trọng đầu tư là cá thát
lát cườm (Chitala chitala) hay còn gọi là cá nàng hai.
Vì cá là một loài đặc sản, có giá trị kinh tế cao với chất lượng thịt thơm ngon được
nhiều người ưa chuộng. Ngoài ra, cá có hình dáng đẹp, bắt mắt có thể làm cá cảnh,
cá dễ nuôi, ít bệnh, có khả năng thích ứng tốt với điều kiện sống. Do đó nhu cầu con
giống ngày càng cao. Đồng thời nhằm giảm áp lực khai thác cá giống trong tự
nhiên. Đòi hỏi phải cung cấp được nguồn con giống có chất lượng với số lượng lớn.
Để làm được điều đó cần phải xác định được phương pháp kích thích cá sinh sản
hiệu quả nhất nên đề tài “So sánh hiệu quả của ba phương pháp kích thích cá
thát lát cườm sinh sản” được tiến hành.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Cung cấp thêm thông tin về ba phương pháp sinh sản cá thát lát cườm, từ đó rút ra
được phương pháp cho cá thát lát cườm sinh sản đạt hiệu quả cao nhất.
1.3 Nội dung nghiên cứu
So sánh một số chỉ tiêu sinh sản của ba phương pháp: sinh sản tự nhiên, sinh sản
bán nhân tạo, sinh sản nhân tạo.


1


CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm phân loại và phân bố của cá thát lát cườm
2.1.1 Đặc điểm phân loại
Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993), cá thát lát cườm có hệ
thống phân loại như sau:
Ngành có dây sống: Chordata
Ngành phụ có xương sống: Vertebrata
Tổng lớp miệng có hàm: Gnathostomata
Bộ: Osteoglossiformes
Họ: Notopteride
Giống: Notopterus
Loài: Notopterus chitala
Tên khoa học khác: Notopterus maculatus, Chitala ornate (Gray, 1831)
Tên tiếng Việt: Cá Còm, cá Nàng Hai, cá Đao.
Tên tiếng Anh: Clown knife fish, Feather back fish.
2.1.2 Đặc điểm hình thái
Cá có đầu nhỏ, dẹp bên. Miệng trước, có răng bén nhọn mọc ở hàm dưới, có một
đôi râu mũi nhỏ ngắn, mắt nằm lệch về phía lưng của đầu (Đoàn Khắc Độ, 2008).
Rạch miệng xiên kéo dài qua khỏi mắt, xương hàm trên phát triển. Cá có thân dài,
lưng gù độ cong của lưng tăng dần theo kích thước của cá, có hai hàng gai chạy dọc
theo lường bụng. Màng da sau xương nắp mang rất phát triển. Vảy nhỏ, có kích
thước bằng nhau phủ khắp thân và đầu, vảy bám rất chắc vào da cá. Vi lưng của cá
nhỏ nằm hơi lệch về phía sau của thân. Gốc vi hậu môn rất dài, vi hậu môn nỗi liền
với vi đuôi. Vi bụng rất nhỏ. Vi đuôi tròn, không chẻ hai (Trương Thủ Khoa và
Trần Thị Thu Hương, 1993).
Cá có màu xám trắng ở hai bên hông và bụng, đầu và phần lưng có màu xanh rêu

(Đoàn Khắc Độ, 2008).
Khi cá còn nhỏ, ngang thân có từ 4 – 6 sọc màu đen, mờ dần và mất hẳn khi cá lớn
thay vào là những đốm đen có viền trắng nhưng không hẳn mỗi sọc ứng với một
đốm (Dương Nhựt Long, 2014).

2


Hình 2.1: Hình dáng bên ngoài của cá thát lát cườm
2.1.3 Phân bố
Cá thát lát cườm phân bố ở nhiều nước như: Ấn Độ, Thái Lan, Myanma,
Campuchia, Indonesia và Nam Bộ của Việt Nam. Ở Việt Nam, loài cá này không có
ở các tỉnh phía Bắc (Phạm Văn Khánh, 2012). Vào mùa lũ, cá sống ở các đồng
ruộng ngập nước, mùa khô, cá sống ở các sông, rạch lớn, sông chính, nơi có mực
nước sâu. Trong điều kiện tự nhiên, cá sống ở tầng giữa và tầng đáy. Ban ngày cá
thường ẩn nấp nơi có thực vật thủy sinh sinh sống. Cá hoạt động nhiều vào ban đêm
(Dương Nhựt Long, 2014).
2.2 Đặc điểm sinh học
2.2.1 Sinh trưởng
Nghiên cứu sinh trưởng của cá cho thấy, ở giai đoạn cá giống cá tăng chủ yếu về
chiều dài. Đến giai đoạn cá thát lát cườm ăn được thức ăn của loài. Nếu cung cấp
thức ăn đủ về số lượng và chất lượng, cá tăng nhanh về khối lượng. Cá sống trong
môi trường ao nuôi thời gian chuyển tính ăn qua các giai đoạn sớm hơn so với cá
sống ngoài tự nhiên. Cá thát lát cườm có tốc độ tăng trưởng nhanh sau thời gian
nuôi 6 tháng với thức ăn là động vật (cá tạp), cá có thể đạt khối lượng từ 600 –
800g/con, và sau 12 tháng nuôi, cá hoàn toàn đạt được khối lượng từ 1 – 1,2 kg/con
(Dương Nhựt Long, 2014).
Ngoài tự nhiên cá có thể sống từ 8 – 10 năm, chiều dài có thể hơn 80 cm và nặng từ
8 – 10 kg. Trong môi trường ao nuôi, 35 – 40 ngày sau khi nở, cá đạt chiều dài 3 –
4cm, mất thêm 30 – 40 ngày nữa cá mới đạt chiều dài 12 – 15 cm. Trong nuôi

thương phẩm, từ tháng thứ 3 cá tăng trọng nhanh, sau 6 tháng cá có trọng lượng 400
– 500 g/con, đến 12 tháng thì cá đạt trọng lượng 1kg/con, mỗi năm tăng từ 1 –
1,2kg (Nguyễn Chung, 2006).
Cá thát lát cườm nuôi càng lâu thì hiệu quả kinh tế càng cao, lượng thức ăn giảm
dần, chất lượng thịt càng thơm ngon (Đoàn Khắc Độ, 2008).
2.2.2 Sinh sản
3


Trong điều kiện nuôi vỗ khác nhau, tuổi thành thục sinh dục lần đầu của cá thát lát
cườm cũng khác nhau. Cá có thể thành thục lần đầu từ 2 năm tuổi trở lên nặng 2kg
(Cao Thành Chung, 2011).
Khi chưa đến tuổi thành thục thì khó phân biệt đực, cái. Khi thành thục có thể phân
biệt giới tính dựa vào hình dáng bên ngoài: Cá đực: thân hình thon dài, gai sinh dục
nhọn. Cá cái: lỗ sinh dục có màu hồng nhạt, hơi phồng (Đoàn Khắc Độ, 2008).
Theo Phạm Văn Khánh (2012). Tuyến sinh dục của cá đực gồm hai thùy, trong đó
có một thùy bị thoái hóa. Tuyến sinh dục của cá cái chỉ có một thùy lớn, giống như
một cái túi.
Sức sinh sản của cá tương đối thấp đạt khoảng 1.000 trứng/kg cá cái, sức sinh sản
tương đối thực tế chỉ khoảng từ 13 – 14 trứng/g thể trọng (Phạm Văn Khánh, 2012).
Theo Nguyễn Chung (2006) cá thát lát cườm ngoài tự nhiên buồng trứng phát triển
không đều và mỗi lần đẻ từ 1000 – 5000 trứng với cá 2 – 3 kg/con.

Hình 2.2 Buồng trứng cá thát lát cườm
Ngoài tự nhiên, cá đực và cá cái thay nhau bảo vệ trứng, dùng đuôi quạt nước để
cung cấp oxy cho trứng phát triển (Đoàn Khắc Độ, 2008).
Trong điều kiện tự nhiên, mùa vụ sinh sản tập trung từ tháng 5 – tháng 7. Trong
sinh sản nhân tạo do chủ động được thức ăn và các điều kiện nuôi vỗ có thể cho cá
đẻ từ tháng 2 đến tháng 11 (Cao Thành Chung, 2011). Theo Phạm Văn Khánh
(2012) thì mùa vụ sinh sản của cá thát lát cườm trong tự nhiên từ tháng 5 – tháng 10

hằng năm.
Theo Phạm Phú Hùng (2007) cá có thể thành thục sau 4 tháng nuôi vỗ. Cá đẻ vào
giá thể vật liệu cứng.
4


Phạm Minh Thành và ctv (2008), khẳng định cho cá thát lát cườm sinh sản bán nhân
tạo hay nhân tạo đều đạt kết quả cao. Cá được nuôi vỗ có thể tham gia sinh sản 3
lần trong năm, có thời gian tái thành thục khoảng 37 ngày.
2.2.3 Dinh dưỡng
Hệ thống tiêu hóa của cá gồm: miệng, thực quản, dạ dày, ruột. Thực quản ngắn,
rộng và có vách hơi dài, dạ dày hình chữ J, vách hơi dài. Ranh giới giữa ruột non và
ruột già không phân biệt rõ ràng. Tỷ lệ Li/Lo = 0,3 cho nên về bản chất là loài cá có
tính ăn thiên về động vật và ấu trùng côn trùng (Dương Nhựt Long, 2014).
Cá có tập tính bắt mồi ở tầng giữa và tầng đáy, nhưng trong ao nuôi cá cũng bắt mồi
ở tầng mặt. Khi còn nhỏ, cá ăn các loài phiêu sinh động vật như moina, trùn chỉ.
Khi lớn cá có thể ăn côn trùng, giáp xác, tôm, tép, cá con… Trong môi trường ao
nuôi để cá ăn được thức ăn chế biến và thức ăn viên công nghiệp phải tập dần khi cá
đã ăn rành phiêu sinh động vật (Đoàn Khắc Độ, 2008).
Cá thát lát cườm rất dữ, có thể tấn công đồng loại khi đói. Khi môi trường thay đổi
đột ngột hoặc thay đổi thức ăn cá sẽ bỏ ăn. Cho nên trong quá trình nuôi khi chuyển
thức ăn cần tập cho cá quen dần với thức ăn mới (Nguyễn Chung, 2006).
2.2.4 Đặc điểm môi trường sống
Vì cá thát lát cườm là loài có cơ quan hô hấp phụ, có khả năng hấp thu oxy từ khí
trời, nên có thể sống ở môi trường nước với hàm lượng oxy hòa tan thấp. Cá có khả
năng sống được trong các ao nước tĩnh, điều kiện chật hẹp, với hàm lượng vật chất
hữu cơ cao, pH nước dao động từ 6,5 – 7. Cá thích sống ở môi trường có nhiều thực
vật thủy sinh lớn. Tiêu hao oxy trung bình của cá là 0,59 mgO2/g/giờ ở nhiệt độ 28
– 29oC. Nhiệt độ thích hợp cho cá phát triển từ 26 – 32oC. Trong điều kiện nhiệt độ
cao hoăc thấp hơn mức cho phép cá có biểu hiện lờ đờ, hôn mê, tê cứng và chết

trong thời gian ngắn nếu nhiệt độ lên đến 36oC (Dương Nhựt Long, 2014).
Theo Đoàn Khắc Độ (2008), cá thát lát cườm là loài nước ngọt, tuy nhiên cũng có
thể sinh sống ở độ mặn 6‰, cá dễ mẫn cảm với sự biến động của chất nước và các
loại hóa chất.
Cá từ 1 – 50 ngày tuổi có ngưỡng nhiệt độ dưới trong khoảng 10,1 – 11 °C, ngưỡng
nhiệt độ trên từ 41 – 41,7 °C, ngưỡng độ mặn từ 11 - 12‰, ngưỡng pH dưới 3,5 –
4,5 và ngưỡng oxy từ 0,53 – 0,77 mg/L (Lã Ánh Nguyệt, 2011).
2.3 Những kết quả kích thích sinh sản
Về vấn đề sử dụng kích thích tố cho cá thát lát cườm sinh sản, có thể sử dụng một
số loại khích thích tố thông thường để kích thích cá thát lát cườm đẻ trứng. Tuy
nhiên, tỷ lệ cá đễ thay đổi theo chủng loại và liều lượng kích thích tố.

5


Theo Phạm Văn Khánh (2012) có thể dùng HCG với liều lượng 4.000 – 4.500
UI/kg cá cái và 1.000 – 1.500 UI/kg cá đực. Sử dụng LHRH – A với liều lượng 120
– 150 µg/kg cá cái và 40 – 50 µg/kg cá đực đã có tác dụng thúc đẩy cá thát lát đẻ
trứng.
Theo Nguyễn Chung (2006) có thể sử dụng kích thích tố HCG + não thùy, với liều
lượng (3.000 - 4.000 UI + 5 mg)/kg cá cái, với LHRH – A + Dom thì sử dụng với
liều lượng (150 - 200 µg + 5 mg)/kg cá cái. Cá đực tiêm liều bằng ½ cá cái.
Phạm Minh Thành và ctv (2008) sử dụng kích thích tố LHRH – A + Dom với liều
lượng (150µg + 10 mg)/kg cá cái và 70µg LHRH – A cho 1 kg cá đực.
Theo Phạm Phú Hùng (2007) kích thích tố sử dụng là: HCG với liều lượng 2.000
UI/kg cá cái, LHRH – A + Dom với liều lượng từ 100 – 150 µg/ kg cá cái, não thùy
với liều lượng từ 5 mg/kg cá cái. Cá đực tiêm bằng ½ liều của cá cái.
2.4 Kỹ thuật sinh sản cá thát lát cườm
2.4.1 Chọn cá bố mẹ cho sinh sản
Khi cá thành thục, chọn cá cái có bụng to, mềm, kiểm tra thấy hạt trứng to, căng

tròn, bề mặt trứng còn rất ít mạch máu hoặc mạch máu đứt đoạn. Cá đực có màu sắc
thân sáng vàng hơn trước và có những động tác bắt cặp với cá cái.
Vào mùa sinh sản: cá đực có dấu hiệu thành thục, vây bụng kéo dài qua gốc vây hậu
môn, mình thon dài, đầu phần gai sinh dục nhon hơn, có màu hồng đỏ nhạt ở đầu
mút. Màu cơ thể sáng vàng hơn bình thường. Cá cái thì bụng to, mềm, phần đầu gai
sinh dục tù, hơi phẳng và ửng hồng, vây bụng chỉ dài đến điểm đầu gốc vây hậu
môn (Phạm Văn Khánh, 2012).
Chọn những cá thành thục sinh dục, khỏe mạnh, mập mạp, không bị xây xát. Đưa
toàn bộ cá bố mẹ đã chọn vào bể, để cá nghỉ ngơi khoảng 3 giờ mới tiến hành tiêm
kích thích tố (Đoàn Khắc Độ, 2008).
Ao cho cá sinh sản củng giống như ao nuôi vỗ. Cũng có thể dùng ao nuôi vỗ để cho
cá sinh sản. Với điều kiện. Phải chủ động về nguồn nước trong quá trình cho cá sinh
sản, nước phải sạch, không sử dụng nước mương, nước trong ao tù vì có nguy cơ
chứa mầm bệnh. Nền đáy ao phải được vét kỹ, chỉ để một ít bùn làm tổ cho cá đẻ.
Làm tổ cho cá đẻ: đào những hố nhỏ hình tròn đường kính khoảng 0,3 – 0,4m, sâu
khoảng 0,1m ở gần bờ ao, rồi đặt giá thể như: bộng sành, lục bình, dây nhựa,… vào
hố để cá sinh sản. Nên đánh dấu vị trí tổ đẻ để việc thu trứng được dễ dàng và
không bỏ sót.
Khi ao được chuẩn bị xong, tiến hành thả cá bố mẹ đã thành thục trong quá trình
nuôi vỗ vào ao để chúng bắt cặp sinh sản. Thả với tỷ lệ đực cái là 1 : 1

6


Sau khi thả cá bố mẹ vào ao, mở cống cho nước ra vào thường xuyên, nhằm kích
thích cá bắt cặp sinh sản, khi cá ngừng sinh sản thì đóng cống lại, ngoài ra còn có
thể phun nước để kích thích cá hưng phấn và đẻ trứng. Sau khi sinh sản thì cá đực
bơi xung quanh để quạt khí cho trứng.
Kiểm tra các giá thể mỗi ngày, đặc biệt là những nơi cá thường ngoi lên đớp khí.
Nếu thấy có trứng dính trên giá thể thì thu giá thể đặt vào bể ấp đã được chuẩn bị

(Đoàn Khắc Độ, 2008).
2.4.2 Sinh sản bán nhân tạo
Vệ sinh ao vét sạch bùn đáy ao, diệt tạp trước khi thả cá bố mẹ cho sinh sản. Đặt
vào ao đoạn tre, ống nhựa, khúc gỗ để làm giá thể cho cá cái đẻ trứng dính vào.
Sau khi chọn được cá bố mẹ thành thục, tiến hành tiêm kích thích tố để kích thích
cá sinh sản. Rồi đưa cá vào ao đã được chuẩn bị sẵn, tạo dòng nước trong ao chảy
nhẹ để cá khỏe và kích thích cá rụng trứng. Cá đẻ vào giá thể được dưới ao và cá
đực bám theo để thụ tinh cho trứng. Theo dõi hoạt động đẻ trứng của cá và thu
trứng kịp thời.
2.4.3 Sinh sản nhân tạo
Chuẩn bị bể chứa cá bố mẹ, có kích thước phù hợp với lượng cá tham gia sinh sản.
Thông thường người ta dùng bể xi măng, diện tích từ 10 – 20m2, có độ sâu 0,4 –
0,8m, đặt nơi yên tĩnh, thoáng mát, có mái che nắng mưa. Nước sạch, nhiệt độ từ 28
– 30oC. Các dụng cụ phục vụ trong quá trình sinh sản, cần phải khử trùng trước khi
sử dụng (Đoàn Khắc Độ, 2008).
Theo Đoàn Khắc Độ (2008) có 3 loại kích thích tố thường được sử dụng đó là HCG,
LHRH – a, não thùy. LHRH – a thường kết hợp với Domperidone.
Tiêm cho cá cái sử dụng liều đơn hoặc liều kết hợp.
Liều kết hợp: 5mg não thùy + 3.000 đến 4.000 UI HCG/kg cá cái, hoặc 150 – 200
μg LHRH – a + 5 mg Dom/ kg cá cái.
Cá đực tiêm ½ liều của cá cái.
Cá cái tiêm 2 liều cách nhau từ 16 – 20 giờ, cá đực tiêm một liều cùng thời gian với
liều quyết định ở cá cái. Tiêm vào gốc vây lưng, gốc vây ngực của cá.
2.5 Các loại kích thích tố dùng trong sinh sản cá thát lát cườm
2.5.1 HCG (Human Chorionic Gonadotropine)
Lần đầu tiên vào năm 1913, hai nhà khoa học Aschhein và Zondek đã tìm thấy
HCG trong nhau thai nhi và đến năm 1919 họ lại tìm thấy trong nước tiểu phụ nữ có
thai, lúc đó người ta đặt tên là Prolan B.
7



HCG là nội tiết sinh dục nữ bài tiết ra từ nhau thai nhi qua đường nước tiểu của
người
phụ nữ mang thai. HCG kích thích sự sinh trưởng thành nang bào và phá vỡ nang
bào
dễ dàng.
Nguyên lý cơ bản của kỹ thuật cho cá đẻ nhân tạo là dùng nguồn kích thích tố từ
bên ngoài, ở đây là dùng HCG thay cho chất kích dục trong não thùy cần thiết phải
tiết ra, trực tiếp tác dụng vào tuyến sinh dục làm cho cá cái, cá đực hưng phấn,
thành thục, bắt cặp đẻ trứng (Bách khoa thủy sản, 2008).
HCG chỉ chứa yếu tố gây rụng trứng là LH (Lutenezing hormone). Nên HCG chỉ
được tiêm cho cá khi đã xác định chính xác toàn bộ noãn bào của cá đã hoàn tất quá
trình chín. Trong thực tế HCG vẫn được sử dụng ở liều sơ bộ với lượng thấp, HCG
chỉ đóng vai trò là tác nhân gián tiếp thúc đẩy trứng chín thêm một bước (Nguyễn
Văn Kiểm, 2013).

Hình 2.3: Kích thích tố HCG
2.5.2 LHRH – a (Luteotropin Releasing Hormoned Analog)
LHRH – a là hormone nhân tạo, có hoạt tính cao, có tác dụng như GnRH khi sử
dụng được kết hợp với thụ thể nhân tạo Domperidon có tác dụng kháng Dopamine.
GnRH (Gonadotropin Releasing Hormone) là hormone phóng thích kích dục tố.
Dưới tác dụng của các yếu tố môi trường như: nhiệt độ, ánh sáng, dòng nước, giới
tính…vùng dưới đồi (hypothalamus) và não trước tiết ta GnRH kích thích não thùy
tiết ra kích dục tố. GnRH được sử dụng rộng rãi trên từng thế giới vì có nhiều ưu
điểm như: có thể tổng hợp được và có chất lượng luôn ổn định, tránh sự lan truyền
8


của bệnh, sử dụng được với nhiều loài cá khác nhau (Nguyễn Văn Kiểm,
2005).LHRH – a có tác dụng làm chuyển hóa buồng trứng và đồng thời gián tiếp

gây rụng trứng. Nhưng, khi sử dụng LHRH – a kích thích sinh sản cá thì tồn tại
nhược điểm là kéo dài thời gian tái thành thục của cá so với sử dụng HCG hoặc não
thùy. Nguyên nhân chủ yếu là LHRH – a đã làm cá sử dụng cạn kiệt FSH và LH từ
não thùy cho quá trình chín và rụng trứng.

Hình 2.4: Kích thích tố LRH – A3
2.5.3 Não thùy
Cách đây hai phần ba thế kỉ các nhà nghiên cứu đã chúng minh được việc tiêm dịch
chiết từ tuyến yên có thể làm cho cá sinh sản. Phương pháp này được gọi là phép
tiêm não thùy. Não thùy được lấy từ cá thuộc các loài cá chép, trắm, mè... đã thành
thục còn tươi sống. Cá có hệ số thành thục càng cao, càng gần thời điểm sinh sản thì
hoạt tính kích dục của não thùy càng cao (Nguyễn Tường Anh, 1999).
Có ưu điểm ít gây phản ứng phụ khi tiêm cho cá, não thùy cá chứa nhiều loại kích
thích tố khác nhau có thể tác dụng trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình chín và
rụng trứng ở cá. Tuy nhiên còn tùy thuộc vào mức độ thành thục của cá cho não.
Tác dụng của não thùy còn mang tính đặc hiệu theo loài (Nguyễn Văn Kiểm, 2013).

9


Hình 2.5: Não Thùy
2.5.4 Dom (Domperidom)
Trong tuyến yên của cá, ngoài các hormon sinh dục, còn tiết ra một chất quan trọng
khác có tác dụng ức chế quá trình tiết kích dục tố cơ bản mà còn ức chế cả sự tiết
kích dục tố dưới sự ảnh hưởng của LHRH – a, đó là chất Dopamin. Để làm giảm tác
dụng của chất ức chế, người ta tiêm thêm chất kháng Dopamin là Domperidom
(Dom).

Hình 2.6: Dom


10


CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
3.1.1 Thời gian
Thời gian thực hiện: từ ngày 11/7/2014 đến 7/6/2015.
3.1.2 Địa điểm
Nghiên cứu được thực hiện tại: 308 Ấp Phước Hòa – Xã Đông Phước – Huyện
Châu Thành – Tỉnh Hậu Giang.
3.2 Vật liệu thí nghiệm
Cá thát lát cườm bố mẹ với số lượng 46 con, gồm 27 cá cái và 19 cá đực.
Máy sục khí, hệ thống máy bơm phục vụ cấp nước, vèo lưới rộng 4 m2, cao 1 m.
Bể thí nghiệm: gồm bể lắng bằng xi măng có lót bạt thể tích 17 m3 chứa 15 m3
nước được xử lý chlorine với liều lượng 3 g/m3, 1 bể đẻ có đường kính 2 m, cao 1,2
m, chứa 1,5 m3 nước và được sục khí liên tục.
Dụng cụ khác: nhiệt kế, test pH, ống chích, kim tiêm, cối sứ và chày sứ, thao, vợt,
xô, cân đồng hồ, khung lưới ấp trứng, khăn, muỗng, lông gà, khay nhựa,..
Chlorine, nước muối sinh lý 9 ‰.

Hình 3.1: Khay và cắt ấp trứng

11


3.3 Các loại hormone dùng trong quá trình thí nghiệm
HCG (Human Chorionic Gonadotropin) 10.000 UI/lọ.
LHRH–A3 (Luteinizing Hormon – Releasing Hormon – analog) 200 µg/ống.
Dom (viên Domperidon) 10 mg/viên.

Não thùy từ 0,5 – 1 mg/não (tùy theo não lớn hay nhỏ).
3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Nuôi vỗ
Đàn cá bố mẹ với số lượng 800 con, được nuôi từ cá giống đến 2 năm tuổi trở lên
có khối lượng từ 1 – 2.3 kg.
Ao nuôi vỗ có diện tích 2000 m², sâu từ 1.2 – 1.8 m, có bùn đáy từ 10 – 15 cm,
trồng rau muống xung quanh làm nơi trú ẩn cho cá, cho nước ra vô thường xuyên.
Mật độ nuôi 2 con/ m². Vào mùa vụ sinh sản đưa cá bố mẹ vào vèo lưới với mật độ
nuôi 10 con/ m².
Thức ăn: 95 % cá biển tươi + 5% cám mịn hoặc thức ăn công nghiệp xay nhuyễn.
Khẩu phần ăn: 5 – 8% trọng lượng cơ thể cá (50 – 80 g thức ăn/1 kg cá).
Chế độ nuôi: cho ăn vào khoảng thời gian từ 4 – 5 giờ chiều mỗi ngày.
Để đánh giá sự thành thục của cá chủ yếu dựa vào hình dáng bên ngoài, màu sắc
thân, kiểm tra độ mềm của bụng cá.

Hình 3.2: Thức ăn dùng để nuôi vỗ

12


Hình 3.3: Ao nuôi vỗ cá thát lát cườm bố mẹ

Hình 3.4: Vèo chứa cá bố mẹ

13


Cá bố mẹ sử dụng cho sinh sản đạt các tiêu chuẩn sau:
Bảng 3.1: Tiêu chuẩn chọn cá bố mẹ
Hình cá bố mẹ thành thục


Đặc điểm thành thục

Cá đực
 Bụng nhỏ, mình thon dài
 Màu cơ thể sáng, vàng
hơn bình thường

 Gai sinh dục phần đầu
nhọn hơn, màu hồng đỏ
nhạt ở đầu mút
 Vây bụng kéo dài qua
gốc vây hậu môn

 Bụng to, mềm, hằng rõ
hai bên hông

Cá cái

 Cơ thể có màu sẫm hơn
 Lỗ sinh dục màu hồng,
hơi cương
Vây bụng chỉ dài gần đến
vây hậu môn
3.5 Kích thích cá sinh sản
Đề tài đã tiến hành 3 thí nghiệm về kích thích cá thát lát cườm sinh sản.
3.5.1 Cho cá sinh sản tự nhiên
Giăng 3 vèo lưới dưới ao nuôi, mỗi vèo có kích thước (3 x 3 x 1,5) m, ở từng góc
được buộc vào một cây thẳng, căng đều 4 góc tạo thành hình vuông, dùng gạch đặt
trên đáy vèo tránh đáy vèo nổi lên mặt nước.


14


Hình 3.8: Vèo cá sinh sản tự nhiên

Mỗi vèo chứa một cặp cá bố mẹ, có giá thể là đoạn cây dài khoảng 1m. Trong quá
trình sinh sản tự nhiên vẫn cho ăn bình thường với thức ăn là cá biển xây nhuyễn
trộn với thức ăn công nghiệp, đầu tôm, với khối lượng từ 50 – 80g thức ăn/1 kg cá.
Cho nước ra vô thường xuyên mỗi ngày.
Sau khi cá sinh sản thì vớt giá thể đặt vào bể ấp chứa 2,5 m3 nước, đã được xử lý
chlorine từ trước và sục khí liên tục trong quá trình ấp, theo dõi các chỉ tiêu sinh
sản.

Hình 3.9: Ấp trứng trên giá thể của cá sinh sản tự nhiên
Cá bố mẹ tiếp tục được nuôi vỗ để theo dõi thời gian tái thành thục của cá.
3.3.2 Kích thích cá sinh sản bán nhân tạo
Thí nghiệm được tiến hành với 4 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức là một loại kích
thích tố đơn hay kết hợp như sau: LHRH – A3, não thùy, LHRH – A3 + DOM, HCG
+ não thùy, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần.

15


×