Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

So sánh một số chỉ tiêu kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của việc nuôi ghép cá trê vàng với một số loài cá khác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 88 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ SỐ: D620301

SO SÁNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU KỸ THUẬT
VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA VIỆC
NUÔI GHÉP CÁ TRÊ VÀNG
VỚI MỘT SỐ LOÀI CÁ KHÁC

Sinh viên thực hiện
TRƯƠNG THANH TUẤN
MSSV: 1153040105
LỚP: NTTS K6

Cần Thơ, 2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ SỐ: D620301

SO SÁNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU KỸ THUẬT
VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA VIỆC


NUÔI GHÉP CÁ TRÊ VÀNG
VỚI MỘT SỐ LOÀI CÁ KHÁC

Giảng viên hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

ThS. TRẦN NGỌC TUYỀN

TRƯƠNG THANH TUẤN
MSSV: 1153040105
LỚP: NTTS K6

Cần Thơ, 2015


XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Đề tài: “So sánh một số chỉ tiêu kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của việc nuôi ghép cá
trê vàng với một số loài cá khác”.
Sinh viên thực hiện: TRƯƠNG THANH TUẤN
Lớp: Nuôi trồng thủy sản K6
Đề tài đã được hoàn thành theo yêu cầu của cán bộ hướng dẫn và hội đồng bảo vệ
khóa luận tốt nghiệp đại học của Khoa Sinh học ứng dụng - Trường Đại học Tây Đô.
Cần Thơ, ngày.......tháng.......năm 2015
Sinh viên thực hiện

Cán bộ hướng dẫn

TRƯƠNG THANH TUẤN


ThS. TRẦN NGỌC TUYỀN

Chủ tịch hội đồng

………………………………



LỜI CẢM TẠ
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình đã luôn tạo điều kiện và động viên tôi trên con đường
dài học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến Cô - Thạc sĩ Trần Ngọc Tuyền đã tận tình chỉ dẫn,
giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Tôi xin cảm ơn quý Thầy, Cô của Khoa sinh học ứng dụng - Trường đại học Tây Đô và
tập thể lớp nuôi trồng thủy sản K6 đã giúp tôi hoàn thành tốt khóa luận này.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường đại học Tây Đô đã tạo điều
kiện cho tôi được học tập trong thời gian qua.
Xin chân thành cảm ơn!

i


CAM KẾT KẾT QUẢ
Tôi xin cam kết khóa luận này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi
và các kết quả của nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ khóa luận cùng cấp nào
khác.

Cần Thơ, ngày.......tháng.......năm 2015
Sinh viên thực hiện


TRƯƠNG THANH TUẤN

ii


TÓM TẮT
Đề tài “So sánh một số chỉ tiêu kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của việc nuôi ghép cá trê
vàng với một số loài cá khác” nhằm bổ sung một số thông tin kỹ thuật về nuôi ghép cá
trê vàng với các đối tượng khác. Thí nghiệm được tiến hành trong thời gian 5 tháng, cá
được nuôi với mật độ là 40 con/m2 và khối lượng trung bình ban đầu của cá trê vàng là
8,67 g/con, cá sặc rằn là 6,67 g/con và cá tai tượng là 6,00 g/con. Thí nghiệm được thực
hiện gồm 4 nghiệm thức với tỷ lệ nuôi ghép (cá trê vàng, cá sặc rằn, cá tai tượng) khác
nhau lần lượt là: NTĐC (160: 0: 0 con), NT1 (80: 48: 32 con), NT2 (96: 40: 24 con), NT3
(112: 32: 16 con) và cho ăn thức ăn công nghiệp có cùng lượng và cùng độ đạm (40N).
Các giá trị về môi trường trong thí nghiệm dao động lần lượt là nhiệt độ từ 26,1 - 30,8 0C,
pH từ 7,13 - 7,58 và oxy từ 2,02 - 4,05 ppm.
Kết quả về tỷ lệ sống của các loài cá: cá trê vàng từ 84,2% - 89,6%, cá sặc rằn từ 80,8% 86,5% và cá tai tượng từ 43,8% - 59,7%.
Tăng trưởng khối lượng (WG) của cá trê vàng cao nhất ở NT3 (217,4g) và khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p < 0,05) so với các nghiệm thức còn lại, thấp nhất ở NT1 (183,3 g/con).
Tăng trưởng khối lượng (WG) của cá sặc rằn cao nhất ở NT2 (78,9 g/con) và khác biệt có
ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với các NT1 nhưng lại khác biệt không có ý nghĩa thống
kê (p > 0,05) với NT3, thấp nhất ở NT1 (68,8 g/con). Tăng trưởng khối lượng (WG) của
cá tai tượng cao nhất ở NT3 (188,4 g/con) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so
với các nghiệm thức còn lại, thấp nhất ở NT1 (115,7 g/con).
Sản lượng cá (kg/giai/vụ) cao nhất ở NTĐC (30,6 kg/giai/vụ) và thấp nhất ở NT1 (17,9
kg/giai/vụ) và giá trị này giữa các NT có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

Từ khóa: cá trê vàng, cá sặc rằn, cá tai tượng, tỷ lệ ghép, sản lượng.


iii


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM TẠ ...................................................................................................................... i
CAM KẾT KẾT QUẢ ....................................................................................................... ii
TÓM TẮT ......................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ......................................................................................................................... iv
DANH SÁCH HÌNH........................................................................................................ vii
DANH SÁCH BẢNG ...................................................................................................... viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................... ix
CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................. 1
1.1 Giới thiệu ................................................................................................................ 1
1.2 Mục tiêu đề tài ......................................................................................................... 2
1.3 Nội dung nghiên cứu ............................................................................................... 2
CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ........................................................................... 3
2.1 Đặc điểm sinh học của một số loài cá ...................................................................... 3
2.1.1 Cá trê vàng ........................................................................................................ 3
2.1.1.1 Phân loại ..................................................................................................... 3
2.1.1.2 Đặc điểm hình thái ...................................................................................... 4
2.1.1.3 Phân bố và môi trường sống ........................................................................ 5
2.1.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng .................................................................................. 5
2.1.1.5 Đặc điểm sinh trưởng .................................................................................. 6
2.1.1.6 Đặc điểm sinh sản ....................................................................................... 6
2.1.2 Cá sặc rằn .......................................................................................................... 7
2.1.2.1 Phân loại ..................................................................................................... 7
2.1.2.2 Đặc điểm hình thái ...................................................................................... 7
2.1.2.3 Phân bố và môi trường sống ........................................................................ 8
2.1.2.4 Đặc điểm dinh dưỡng .................................................................................. 8

2.1.2.5 Đặc điểm sinh trưởng .................................................................................. 9
2.1.2.6 Đặc điểm sinh sản ....................................................................................... 9
iv


2.1.3 Cá tai tượng ..................................................................................................... 10
2.1.3.1 Phân loại ................................................................................................... 10
2.1.3.2 Đặc điểm hình thái .................................................................................... 10
2.1.3.3 Phân bố và môi trường sống ...................................................................... 11
2.1.3.4 Đặc điểm dinh dưỡng ................................................................................ 11
2.1.3.5 Đặc điểm sinh trưởng ................................................................................ 12
2.1.3.6 Đặc điểm sinh sản ..................................................................................... 12
2.2 Tình hình ương nuôi cá trê ..................................................................................... 12
2.3 Các mô hình nuôi cá trê ......................................................................................... 13
2.3.1 Nuôi đơn ......................................................................................................... 13
2.3.1 Nuôi kết hợp .................................................................................................... 13
CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................. 15
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài ................................................................... 15
3.2 Vật liệu và thiết bị dùng trong nghiên cứu ............................................................. 15
3.3 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 15
3.3.1 Đối tượng và nguồn gốc cá thí nghiệm ............................................................ 15
3.3.2 Chuẩn bị ao và giai nuôi .................................................................................. 15
3.3.3 Thức ăn cho cá ................................................................................................ 17
3.3.4 Bố trí thí nghiệm ............................................................................................. 17
3.3.5 Chăm sóc và quản lý........................................................................................ 18
3.4 Các chỉ tiêu theo dõi .............................................................................................. 18
3.4.1 Chỉ tiêu môi trường ......................................................................................... 18
3.4.2 Một số chỉ tiêu cần theo dõi ở thí nghiệm ....................................................... 19
3.4.3 Hệ số thức ăn (FCR) ........................................................................................ 20
3.4.4 Hiệu quả kinh tế .............................................................................................. 20

3.5 Phương pháp xử lý số liệu và viết bài .................................................................... 20
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN................................................................... 21
4.1 Một số yếu tố môi trường trong ao nuôi ................................................................. 21
4.1.1 Nhiệt độ........................................................................................................... 21
4.1.2 pH ................................................................................................................... 21
v


4.1.3 Oxy hòa tan trong nước ................................................................................... 22
4.2 Tăng trưởng về khối lượng của cá trong thí nghiệm ............................................... 22
4.2.1 Tăng trưởng về khối lượng của cá trê vàng ...................................................... 22
4.2.2 Tăng trưởng về khối lượng của cá sặc rằn........................................................ 23
4.2.3 Tăng trưởng về khối lượng của cá tai tượng..................................................... 25
4.3 Tỷ lệ sống của cá ................................................................................................... 26
4.4 Phân hóa khối lượng của cá thí nghiệm.................................................................. 27
4.4.1 Cá trê vàng ...................................................................................................... 27
4.4.2 Cá sặc rằn ........................................................................................................ 28
4.4.3 Cá tai tượng ..................................................................................................... 30
4.5 Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) ................................................................................. 31
4.6 Sản lượng và năng suất .......................................................................................... 32
4.7 Hạch toán hiệu quả kinh tế..................................................................................... 32
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ...................................................................... 35
5.1 Kết luận ................................................................................................................. 35
5.2 Đề xuất .................................................................................................................. 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 36
PHỤ LỤC A ...................................................................................................................... A
PHỤ LỤC B........................................................................................................................ I
PHỤ LỤC C .................................................................................................................... .W

vi



DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Hình thái xương chẩm của các loại cá trê…….….…………………………..….4
Hình 2.2 Hình thái bên ngoài cá trê vàng………….………………………………………5
Hình 2.3 Hình thái bên ngoài cá sặc rằn……………………………………….……….…8
Hình 2.4 Hình thái bên ngoài cá tai tượng……………………………………………….11
Hình 3.1 Ao dùng bố trí thí nghiệm……………………………………………………...16
Hình 3.2 Hệ thống giai thí nghiệm……………………………………………………….16
Hình 3.3 Thức ăn dùng trong thí nghiệm.………………………………………………..17
Hình 3.4 Một số dụng cụ dùng trong thí nghiệm………………………………………...18
Hình 4.2 Biểu đồ phân hóa khối lượng cá trê vàng…….………………………………...28
Hình 4.2 Biểu đồ phân hóa khối lượng cá sặc rằn…………………………………….….29
Hình 4.4 Biểu đồ phân hóa khối lượng cá tai tượng………………………………….…..30

vii


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Thành phần thức ăn công nghiệp sử dụng trong thí nghiệm……..…...………..17
Bảng 3.2 Cách bố trí cá trong thí nghiệm…………………………………….…………..18
Bảng 4.1 Biến động nhiệt độ, oxy và pH trong thí nghiệm…………………….…….…..21
Bảng 4.2 Kết quả tăng trưởng về khối lượng của cá trê vàng……………….….…..……23
Bảng 4.3 Kết quả tăng trưởng về khối lượng của cá sặc rằn...…………………..…,,,.….24
Bảng 4.4 Kết quả tăng trưởng về khối lượng của cá tai tượng…………………….....…..25
Bảng 4.5 Tỷ lệ sống của cá thí nghiệm……………………………………………,,,……26
Bảng 4.6 Hệ số tiêu tốn thức ăn……………...…………………………………………...31
Bảng 4.7 Sản lượng và năng suất cá thí nghiệm…………………………………….……32

Bảng 4.8 Chi phí trong thí nghiệm……………….………………………………………33
Bảng 4.9 Hạch toán hiệu quả kinh tế………………..……………………………….…...33

viii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐBSCL:

Đồng Bằng Sông Cửu Long

NT:

Nghiệm thức

NTĐC:

Nghiệm thức đối chứng

TĂCN:

Thức ăn công nghiệp

0A, 0B, 0C:

Các lần lặp lại ở nghiệm thức đối chứng

1A, 1B, 1C:

Các lần lặp lại ở nghiệm thức 1


2A, 2B, 2C:

Các lần lặp lại ở nghiệm thức 2

3A, 3B, 3C:

Các lần lặp lại ở nghiệm thức 3

TV:

Cá trê vàng

SR:

Cá sặc rằn

TT:

Cá tai tượng

ix


CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Trong những năm gần đây, thủy sản Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể về số lượng
lẫn chất lượng, kim ngạch xuất khẩu thủy sản luôn đứng đầu các mặt hàng xuất khẩu.
Diện tích nuôi trồng thủy sản nước ngọt Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là 180.000

ha (2010) và là vùng có hệ thống sông ngòi chằng chịt, nguồn lao dộng dồi dào đã tạo cho
vùng đất này có một tiềm năng to lớn trong ngành nuôi trồng thủy sản nói chung và ngành
nuôi thủy sản nước ngọt nói riêng (Dương Nhựt Long và ctv., 2014).
Nghề nuôi cá nước ngọt là một trong những nghề đóng vai trò quan trọng trong việc sản
xuất đạm động vật cho con người, đem lại thu nhập đáng kể cho người dân ĐBSCL. Một
trong những đối tượng thủy sản nước ngọt được người nuôi quan tâm hiện nay đó là cá trê
vàng (Clarias macrocephalus) do cá trê vàng là loài thủy sản dễ nuôi, thịt ngon, thị
trường tiêu thụ lớn và có sức chịu đựng cao với điều kiện môi trường khắc nghiệt (Dương
Nhựt Long, 2004).
Tuy nhiên, nguồn lợi cá trê vàng ngoài tự nhiên ngày càng hạn chế. Do đó, nhiều địa
phương đã và đang phát triển mô hình nuôi cá trê vàng. Bên cạnh những thành công bước
đầu về hiệu quả thu nhập, người nuôi cá ở ĐBSCL còn gặp khá nhiều khó khăn, ảnh
hưởng quan trọng đến sự phát triển của phong trào nuôi đó là: tỷ lệ sống và năng suất, sản
lượng cá nuôi thường không ổn định; mật độ nuôi quá cao, mô hình nuôi chủ yếu nhỏ lẻ
và đặc biệt kỹ thuật chưa có nên quá trình nuôi dễ xảy ra dịch bệnh nếu việc quản lý
nguồn thức ăn và nguồn nước không chủ động. Mặt khác, người dân chỉ tập trung nuôi
đơn lẻ một đối tượng mà chưa biết nuôi ghép nhiều đối tượng trong ao nuôi, chính vì thế
làm lãng phí đi một nguồn tài nguyên lớn là lượng thức ăn dư thừa, chưa sử dụng hết tầng
nước trong thủy vực, chất thải từ cá trê không được sử dụng góp phần làm môi trường
nước bị ô nhiễm… Do vậy, nhằm từng bước khắc phục những trở ngại như đã đề cập, góp
phần tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào nuôi cá trê vàng phát triển thể hiện tính ổn
định, hiệu quả. Thiết nghĩ vấn đề nghiên cứu thay đổi phương thức nuôi, lựa chọn mô
hình nuôi ghép phù hợp và hiệu quả nhất đối với người dân Đồng Bằng Sông Cửu Long
là giải pháp kỹ thuật rất cần được đầu tư và có giải pháp khắc phục hợp lý.
Do vậy, để giải quyết những vấn đề khó khăn và nâng cao hiệu quả kinh tế của việc nuôi
cá trê vàng ở ĐBSCL nên đề tài “So sánh một số chỉ tiêu kỹ thuật và hiệu quả kinh tế
của việc nuôi ghép cá trê vàng và một số loài cá khác” đã được thực hiện.

1



1.2 Mục tiêu đề tài
Xác định được tỷ lệ nuôi ghép phù hợp giữa cá trê vàng với cá sặc rằn và cá tai tượng.
Đánh giá được hiệu quả nuôi ghép cá trê vàng với cá sặc rằn và cá tai tượng.
1.3 Nội dung nghiên cứu
Theo dõi một số yếu tố môi trường (nhiệt độ, pH, O2) trong quá trình nuôi.
So sánh các chỉ tiêu tăng trưởng và tỷ lệ sống của các loài cá nuôi ghép.
Đánh giá hiệu quả kinh tế và kỹ thuật của mô hình nuôi.

2


CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học của một số loài cá
2.1.1 Cá trê vàng
2.1.1.1 Phân loại
Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993), cá trê vàng được phân loại theo
khóa phân loại sau:
Ngành: Chodrata
Lớp: Actinoptergii
Bộ: Siluriformes
Họ: Clariidae
Giống: Clarias
Loài: Clarias macrocephalus (Gunther, 1964)
Tên địa phương: Cá trê vàng
Tên tiếng anh: Yellow catfish
Họ cá trê gồm nhiều loài ở châu Á và châu Phi. Ở nước ta đang khai thác và nuôi 4 loài
đó là cá trê trắng (Clarias batracus), trê vàng (Clarias macrocephalus), trê phi (Clarias
gariepinus) và cá trê lai (hybrid catfish) con lai giữa cá trê vàng cái và cá trê phi đực.

Theo Phạm Thanh Liêm (2006) có nhiều chỉ tiêu hình thái để phân biệt các loài cá trê, tuy
nhiên có 5 đặc điểm hình thái dễ nhận biết nhất giúp phân biệt nhanh các loài cá trê đó là
các đặc điểm về màu sắc cơ thể (1), hình dạng của thóp trán (2), xương chẩm (3), khoảng
cách xương chẩm - vi lưng (4) và sau cùng là gai vi ngực (5).

3


Hình 2.1 Đặc điểm nhận dạng 4 loài cá trê
2.1.1.2 Đặc điểm hình thái
Cá trê vàng đầu rộng dẹp bằng, da đầu mỏng, xương sọ nổi lên rõ ràng. Miệng cá không
co duỗi được, rạch miệng thẳng, nằm ngang, răng trên hàm nhỏ, mịn, cứng, đôi râu khá
phát triển: 1 đôi râu mũi, 1 đôi râu mép và 2 đôi râu cằm dưới, râu mép. Mắt nhỏ, nằm ở
mặt lưng của đầu và gần chóp mõm hơn điểm mang. Phần trán giữa hai mắt rộng. Đầu có
hai lỗ thóp, một lỗ nằm phía sau đường nối hai mắt, còn lỗ kia nằm phía trước gốc mấu
xương chẫm. Mấu xương chẫm tròn rộng gốc mấu xương chẫm tương đương 3 - 5 lần
chiều cao của nó. Thân dài phần trước tròn, phần sau mỏng, dẹp bên. Cuống đuôi ngắn.
Đường bên chạy từ mép trên của lỗ mang và chấm dứt ở điểm giữa gốc vi đuôi. Cơ gốc vi
phát triển, phủ lên gần tới ngọn các tia vi. Gai vi ngực cứng, nhọn ở đầu và đều có răng
cưa hướng xuống đất, xương đai vi ngực lộ hẳn ra ngoài. Vi đuôi tròn chẻ hai. Mặt lưng
của thân của đầu có màu xám đến nâu đen và nhạt dần xuống mặt bụng và mặt dưới của
đầu có màu vàng. Trên thân mỗi bên có 10 hàng chấm nhỏ nằm vắt ngang thân. Cá trê
vàng sống ở nước ngọt (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993).

4


Hình 2.2 Hình thái bên ngoài cá trê vàng (Nguồn: tự chụp)
2.1.1.3 Phân bố và môi trường sống
Cá trê là loài sống trong môi trường nước ngọt nhưng chúng có thể sống được môi trường

hơi phèn và trong điều kiện nước lợ (độ mặn < 5,00%). Cá phát triển tốt trong môi trường
có pH khoảng 5,50 - 8,00 (Bạch Thị Quỳnh Mai, 2004).
Cá trê vàng là loài sống trong môi trường nước ngọt ở vùng khí hậu nhiệt đới. Cá được
tìm thấy trong các thủy vực như mương vườn, ao, đìa, đầm lầy và cả trong ruộng lúa ở
Malaysia, Trung Quốc, Thái Lan… và Việt Nam (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu
Hương, 1993).
Theo Đoàn Khắc Độ (2008) cá trê có thể chịu đựng môi trường có nhiệt độ từ 11,0 - 39,0
C; pH từ 3,50 - 10,5; hàm lượng oxy hòa tan thấp (1,00 - 2,00 mg/l) vì cơ thể cá trê có cơ
quan hô hấp phụ gọi là “hoa khế” giúp cá hô hấp được nhờ khí trời. Cá trê có thể sống
trong môi trường nước hơi lợ, độ muối dưới 16,0 ‰ (Nguyễn Duy Khoát, 2004).

0

2.1.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng
Cá trê vàng là loài ăn tạp thiên về chất hữu cơ và xác chết động vật. Khi cá trê vàng còn
nhỏ ở giai đoạn cá bột và cá hương, cá trê cũng thể hiện tính ăn dữ như cá tra (Phạm
Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009). Cá mới nở từ trứng do có túi noãn hoàng nên
không ăn thức ăn bên ngoài. Sau 48 giờ cá mới tiêu hết noãn hoàng, cá bột từ ngày thứ 3
trở đi bắt đầu ăn được trứng nước và có thể ăn được các loại giáp xác nhỏ. Khi cá có kích
5


cỡ 4,00 - 6,00 cm cá có thể ăn được trùng chỉ. Từ cỡ 4,00 - 6,00 cm trở đi cá có thể ăn
được ruốc, tép, côn trùng, các phụ phế phẩm như dầu vỏ tôm và các thức ăn tinh khác như
cám, bắp, bột cá…(Bạch Thị Huỳnh Mai, 1999).
Giai đoạn cá hương, cá giống thức ăn chủ yếu là moina,… Ngoài ra trong dạ dày còn xuất
hiện một số giống loài thực vật phù du với lượng rất nhỏ (Lê Thị Kim Hoa, 1981). Ngoài
ra, cá trê còn có thể sử dụng các loại thức ăn nhân tạo như: thức ăn chế biến, bột bắp, bột
cá, phụ phẩm của nhà bếp… Chúng thường hoạt động, bơi lội, ăn mạnh vào chiều tối
hoặc ban đêm vào lúc trời gần sáng (Phạm Văn Khánh và Lý Thị Thanh Loan, 2004).

Cá trê có đặc tính ăn tạp, thức ăn chủ yếu là động vật. Trong tự nhiên cá trê ăn côn trùng,
giun ốc, tôm cua, cá... Trong đều kiện ao nuôi cá trê còn có thể ăn các phụ phẩm từ trại
chăn nuôi, nhà máy chế biến thủy sản, chất thải từ lò mổ (Dương Nhựt Long, 2003).
2.1.1.5 Đặc điểm sinh trưởng
Cá trê vàng có kích cỡ nhỏ, tốc độ tăng trưởng ở mức trung bình. Cá tăng trưởng nhanh
về chiều dài khi ở giai đoạn cá bột lên cá giống. Khi kích thước từ 15,0 cm trở lên thì cá
tăng nhanh về khối lượng (Đoàn Khắc Độ, 2008). Cá 1 năm tuổi trong tự nhiên có khối
lượng trung bình 400 - 500 g/con (Phạm Văn Khánh và Lý Thị Thanh Loan, 2004).
Theo Lê Tuyết Minh (2000), đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa sinh trưởng và thành
phần hóa học trong cơ thể của cá trê vàng, cá trê phi cá trê lai và kết quả nghiên cứu cho
thấy cá trê phi có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất cả về chiều dài và khối lượng, cá trê vàng
có tốc độ tăng trưởng chậm nhất, cá trê lai có tốc độ tăng trưởng mang tính chất trung
gian giữa cá trê vàng và cá trê phi.
2.1.1.6 Đặc điểm sinh sản
Mùa vụ sinh sản của cá trê vàng bắt đầu vào mùa mưa từ tháng 4 - 9 tập trung chủ yếu
vào tháng 5 - 7. Trong điều kiện nuôi, cá có thể sinh sản nhiều lần trong năm (4 - 6 lần).
Nhiệt độ để cá sinh sản tốt từ 25,0 - 32,0 0C. Sức sinh sản của cá trê vàng thấp khoảng
60.000 - 80.000 trứng/kg cá cái. Sau khi cá sinh sản xong có thể nuôi vỗ tái phát dục
khoảng 30 ngày thì cá có thể tham gia sinh sản trở lại. Trứng cá trê thuộc dạng trứng dính
và có tập tính làm tổ đẻ gần bờ ao, mương nơi có mực nước khoảng 0,30 - 0,50m (Dương
Nhựt Long, 2004).
Theo Ngô Trọng Lư và Lê Đăng Khuyến (2000), cá trê cái dài 37,0 cm có đến khoảng
35.770 trứng, nhưng cá cái dài 19,0 cm chỉ đạt 10.640 trứng.

6


2.1.2 Cá sặc rằn
2.1.2.1 Phân loại
Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993), cá sặc rằn được phân loại theo

khóa phân loại sau:
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Perciformes
Họ: Anabantidae
Giống: Trichogaster
Loài: Trichogaster pectoralis (Regan, 1909)
Tên địa phương: Cá sặc rằn, cá sặc bổi, cá lò tho.
Tên tiếng anh: Snake skin gouramy.
2.1.2.2 Đặc điểm hình thái
Cá sặc rằn có đầu nhỏ, dẹp bên. Mõm cá ngắn, miệng hơi hướng trên, mắt lớn, môi cá
dầy, đầu phủ kín vẩy, vây ngực phát triển, vây bụng đầu tiên có tia mềm kéo dài về phía
sau. Thân cá dẹp bên. Vẩy lược phủ khắp thân và đầu, có một số vẩy nhỏ chồng lên gốc vi
hậu môn, vi đuôi, vi bụng và vi ngực. Đường bên bắt đầu từ mép trên lỗ mang, cong lên
phía trên một đoạn ngắn rồi uốn cong tới trục giữa thân sau đó chạy ngoằn ngoèo đến
giữa gốc vi đuôi. Khởi điểm vi lưng ngang với vẩy đường bên thứ 17 - 19. Ở cá đực khi
trưởng thành, vi lưng kéo dài tới khỏi gốc vi đuôi còn con cái thì vi này ngắn, chưa tới
gốc vi đuôi. Gốc vi hậu môn kéo dài. Khởi điểm vi hậu môn ngang với vẩy đường bên thứ
5 và phần cuối nối với vi đuôi. Gai vi lưng, vi hậu môn cứng và nhọn. Tia phân nhánh đầu
tiên của vi bụng kéo dài có thể chạm tới ngọn vi đuôi. Vi đuôi chẽ hai, rãnh chẽ cạn và
phần cuối của hai thùy vi đuôi tròn. Phần bụng của thân và đầu có màu xanh đen hoặc
xám đen và lợt dần xuống bụng. Cá sặc rằn có nhiều sọc đen nằm xiên vắt ngang thân cá.
Chiều rộng của 2 sọc lớn hơn khoảng cách 2 sọc. Ở cá nhỏ các sọc ngang chưa rõ nhưng
có 1 sọc dọc chạy từ mõm tới gốc vi đuôi và ở gốc vi đuôi có 1 chấm đen tròn. Chấm và
sọc này nhạt dần và mất hẳn khi cá lớn (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương,
1993).

7



Hình 2.3 Hình thái bên ngoài cá sặc rằn (Nguồn: tự chụp)
2.1.2.3 Phân bố và môi trường sống
Cá sặc rằn sống ở nước ngọt nhưng có thể sống được ở nước lợ, cá sống được ở ao đìa,
ruộng lùa, rừng tràm,… Trên thế giới cá phân bố ở Thái Lan, Campuchia, nam Việt Nam
và được di giống sang nuôi ở một số nước khác (Lê Như Xuân và ctv., 2000).
Cá sặc rằn phân bố chủ yếu ở vùng Đông Nam Á và nam Việt Nam. Cá sống ở những
thủy vực có nhiều cây cỏ thủy sinh với nhiều chất hữu cơ. Các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu,
Cần Thơ, Kiên Giang… là những tỉnh cá phân bố tập trung và sản lượng cao ở ĐBSCL
(Dương Nhựt Long, 2003).
Cá sặc rằn có cơ quan hô hấp khí trời nên sống được ở điều kiện nước thiếu hoặc không
có oxy. Cá cũng có khả năng chịu đựng được điều kiện môi trường nước bẩn, hàm lượng
hữu cơ cao cũng như môi trường có độ pH thấp từ 4,00 - 4,50. Nhiệt độ thích hợp cho cá
từ 24,0 - 30,0 0C, nhưng cá có thể chịu đựng được nhiệt độ từ 11,0 - 39,0 0C (Lê Như
Xuân và ctv., 2000).
2.1.2.4 Đặc điểm dinh dưỡng
Cá sặc rằn sau khi nở, cá dinh dưỡng bằng noãn hoàng. Sau khi noãn hoàng tiêu biến cá
chuyển sang ăn thức ăn bên ngoài. Tùy theo giai đoạn mà tính ăn của cá có sự thay đổi,
thời kỳ đầu thức ăn của cá sặc rằn là động vật phiêu sinh, thực vật phiêu sinh và mùn bã
hữu cơ. Ở thời kỳ trưởng thành cá ăn mùn bã hữu cơ, mầm non thực vật và các loại thực
8


vật thủy sinh mềm trong nước… do cấu tạo bộ máy tiêu hóa của cá có sự thay đổi (chiều
dài ruột gấp 5,6 - 8,5 lần chiều dài thân), cấu tạo của hệ tiêu hóa đặc trưng của loài ăn tạp
(Dương Tấn Lộc, 2001).
Tùy theo đặc điểm tính ăn của từng giai đoạn phát triển mà loại thức ăn sử dụng khác
nhau. Ở giai đoạn đầu thức ăn sử dụng chủ yếu là động vật phiêu sinh cỡ nhỏ như luân
trùng, các chất hữu cơ lơ lững trong nước, tảo phù du… Khi cá càng lớn chúng sử dụng
càng nhiều loại thức ăn hơn. Đến giai đoạn trưởng thành cá ăn tạp thiên về thực vật (Lê
Như Xuân và ctv., 2000).

Ngoài ra, cá cũng sử dụng tốt các loại thức ăn do người nuôi cung cấp như: bột ngũ cốc,
thức ăn công nghiệp (Quách Thanh Hùng và ctv., 1999).
2.1.2.5 Đặc điểm sinh trưởng
Trong điều kiện nhiệt độ nước 28,0 - 30,0 0C trứng thụ tinh và nở thành cá con sau 24 - 26
giờ. Cá sau khi nở dinh dưỡng bằng noãn hoàng trong thời gian 2,3 - 3 ngày. Lúc này cá
nổi trên mặt nước. Sau khi tiêu hết noãn hoàng cá con di chuyển từ trên xuống lớp nước
dưới để kiếm mồi. Cá sặc rằn khi nuôi trong ao sau 30 - 35 ngày đạt chiều dài 2,00 - 3,00
cm. Cá sặc rằn sinh trưởng chậm, cá lớn nhanh trong 7 tháng đầu. Tốc độ tăng trưởng của
cá phụ thuộc vào mùa vụ, mùa mưa tốc độ tăng trưởng nhanh hơn mùa khô (Lê Như
Xuân, 1993).
Theo Dương Tấn Lộc (2001), các giai đoạn sinh trưởng của cá sặc rằn được mô tả như
sau: Cá 1 ngày tuổi dài 3,00 mm, có màu đen, nằm ngửa trên mặt nước. Cá 3 ngày tuổi
dài 4,00 - 5,00 mm, trên thân xuất hiện nhiều sắc tố đen nằm rải rác, cá nằm sấp và
thường tập trung ở nơi có ánh sáng. Cá 5 ngày tuổi dài 5,00 cm, xương nắp mang xuất
hiện, tia mang hình thành nhưng chưa đầy đủ. Tim cấu tạo hoàn chỉnh gồm bầu động
mạch, tâm thất và tâm nhĩ. Cá 35 ngày tuổi dài 23,0 - 27,0 mm; lưng màu đen; thân phủ
vảy; vây đuôi; vây lưng; vây hậu môn… đã hoàn chỉnh. Trong các ao nuôi và các thủy
vực ĐBSCL, cá sặc rằn sau 1 năm tuổi có trọng lượng khoảng 50,0 - 80,0 g/con, sau 2
năm có thể đạt từ 100 -150 g/con.
Nuôi cá sặc rằn ở ruộng lúa hay trong ao sử dụng phân động vật cá lớn nhanh sau 1 năm
nuôi cá đạt trọng lượng 50,0 - 80,0 g/con. Sau 18 - 24 tháng cá đạt 100 -150 g/con là cỡ
thu hoạch tốt khi nuôi thương phẩm cá sặc rằn ở Đồng Bằng Sông Cửu Long hiện nay (Lê
Như Xuân và ctv., 2000).
2.1.2.6 Đặc điểm sinh sản
Cá sặc rằn thường đẻ vào mùa mưa từ tháng 4 - 10. Ở điều kiện nuôi trong ao, cá đẻ
quanh năm nhưng tập trung chủ yếu từ tháng 4 - 8. Cá thành thục sinh dục khoảng 7 tháng
9


tuổi. Trong tự nhiên, cá đẻ trong ruộng lúa, ao nuôi nơi có nhiều cây cỏ thủy sinh. Khi

sinh sản, cá đực và cá cái ghép cặp tìm nơi yên tĩnh, gần bờ, có cây cỏ thủy sinh để đẻ
trứng. Trứng sau khi đẻ nổi trên mặt nước, cá đực gom trứng vào miệng và nhả trở lại mặt
nước dưới dạng bọt “tổ bọt”. Trong suốt quá trình phát triển phôi và giai đoạn ấu trùng
mới nở, cá đực và cá cái thay nhau bảo vệ tổ (Dương Nhựt Long, 2003).
Mùa vụ sinh sản tự nhiên từ tháng 4 đến tháng 9. Hệ số thành thục: 20,2 ± 0,50%. Cá sặc
rằn có sức sinh sản cao dao động từ 200.000 - 300.000 trứng/kg cá cái. Đường kính trứng
0,87 mm. Thời gian tái thành thục 25 - 30 ngày, trong năm cá sặc rằn có thể đẻ 3 - 4 lần
(Nguyễn Tường Anh, 2008).
2.1.3 Cá tai tượng
2.1.3.1 Phân loại
Theo Fishbase cá tai tượng thuộc hệ thống phân loại sau:
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Perciformes
Họ: Osphronemidae
Giống: Osphronemus
Loài: Osphronemus goramy (Lacepede, 1801)
Tên địa phương: Cá tai tượng
Tên tiếng anh: Giant gourami
2.1.3.2 Đặc điểm hình thái
Cá tai tượng có thân dẹp bên, chiều dài thân gần gấp đôi chiều cao. Đầu cá ngắn, miệng
nhỏ trề. Cá có mắt to tròn ở nửa trước và phía trên của đầu gần miệng kéo dài về phía sau
Trên đỉnh đầu có một gờ nhô cao. Vây hậu môn và vây lưng dài, tia vây mềm. Điểm khởi
đầu của vây bụng nằm sau vây ngực và có dạng hình sợi kéo dài về phía sau. Vây đuôi
tròn. Cá có số gai vây lưng: 12 - 14, tia vây lưng: 10 - 13, tia vây hậu môn: 18 - 21, đốt
xương sống: 30 - 31. Cá non có 8 - 10 vạch đứng sậm màu, cá trưởng thành không có
vạch, số hàng vẩy 61/2, số lượng gai vi lưng thường từ 12 - 13 (hiếm khi 11 - 14), phần
vây mềm ở vây hậu môn rất lớn và kéo dài đến chóp của đuôi (Dương Nhựt Long, 2003).

10



Hình 2.4 Hình thái bên ngoài cá tai tượng (Nguồn: tự chụp)
2.1.3.3 Phân bố và môi trường sống
Cá tai tượng là loài cá đặc trưng cho vùng nhiệt đới. Cá phân bố chủ yếu ở Indonesia,
Thái Lan, Malaysia, Campuchia, Việt Nam. Hiện tại cá đang là đối tượng nuôi phổ biến ở
miền nam Việt Nam. Đây là loài cá có khả năng thích nghi đặc biệt với điều kiện khắc
nghiệt của môi trường. Chúng sống được trong môi trường nước ao bẩn, thiếu oxi (3,00
mg/l) nhờ cơ quan hô hấp phụ nằm ở cung mang thứ nhất (Lê Như Xuân và ctv., 1994).
Cá tai tượng có thể sống trong nước có độ pH bằng 4 nhưng cá phát triển không bình
thường, nước nhiểm mặn có nồng độ muối 6,50 - 8,00 ‰, chúng có thể sống được trong
điều kiện nhiệt độ nước dao động từ 16 – 42 0C. Tuy nhiên cá tai tượng sinh trưởng và
phát triển tốt ở nhiệt độ nước 22,0 - 30,0 0C, ở nhiệt độ thấp hơn cá thường hay bị bệnh
(Dương Tấn Lộc, 2008).
So với cá sặc rằn và cá rô phi thì khả năng chịu lạnh của cá tai tượng kém hơn, nhưng sức
chịu nóng lại cao hơn (Dương Nhựt Long, 2003).
2.1.3.4 Đặc điểm dinh dưỡng
Theo Nguyễn Tường Anh (2008) ống tiêu hóa của cá tai tượng dài trên gấp 3 lần thân, cá
có thể ăn tất cả những thực vật thân mềm như: lá khoai mì, lá đu đủ, các loại rau: rau
muống, bắp cải, cá rốt. Cá tai tượng ăn nhiều, lượng thức ăn và nội chất trong đường tiêu
hóa có thể chiếm đến 5% thể trọng của cá.
11


Cá tai tượng thuộc nhóm cá ăn tạp thiên về thực vật. Cá bột dinh dưỡng bằng noãn hoàng
với thời gian khá dài từ 5 - 7 ngày. Thức ăn đầu tiên của cá bột là động vật phù du cỡ nhỏ
và vừa như: Moina, Daphnia, Cyslops do kích thước cá bột tương đối lớn. Sau hai tuần
tuổi, cá ăn được trùn chỉ, sâu bọ, bèo cám,... Đến một tháng tuổi cá tai tượng bắt đầu
chuyển sang ăn tạp nhưng thiên về động vật 84,7% và càng về sau cá tai tượng chuyển
sang ăn thực vật là chính chiếm 87,5%. Khi trưởng thành cá tai tượng ăn được hầu hết các

loại rau, thực vật thủy sinh và cả những phụ phẩm khác (Dương Nhựt Long, 2003).
2.1.3.5 Đặc điểm sinh trưởng
Cá tai tượng là loài cá có kích thước lớn, cỡ cá lớn nhất được biết là 50,0 kg và dài 1,80
m. Tuy vậy, cá tai tượng là loài sinh trưởng chậm. Trong ao nuôi được cung cấp thức ăn
đầy đủ với mật độ nuôi thưa cá có thể tăng trọng 800 - 1.200 g/năm. Tuy nhiên, thực tế
cho thấy, cá thường có tốc độ lớn nhanh ở năm thứ 2, cá sau 3 năm tuổi đạt kích cỡ từ
1,80 - 2,50 kg/con (Dương Nhựt Long và ctv., 2014).
2.1.3.6 Đặc điểm sinh sản
Trong điều kiện nuôi vỗ tốt cá tai tượng phát dục khi đạt 1,5 - 2 năm tuổi, trọng lượng
nhỏ nhất có thể tham gia sinh sản là 300 - 400 g/con; cá bố mẹ 3 - 5 năm tuổi trọng lượng
từ 1,00 - 1,50kg có sức sinh sản 3.000 – 5.000 trứng, tỷ lệ thụ tinh và nở cao. Cá tai tượng
thường đẻ ban ngày vào thời điểm nhiệt độ cao từ 12 - 16 giờ (Nguyễn Duy Thoát, 2007).
Theo Dương Tấn Lộc (2008) trong ao nuôi vỗ, cá đẻ từ tháng 2 - 7, tập trung chủ yếu vào
tháng 3 - 5, kể từ tháng 8 trở đi số lượng cá tham gia sinh sản giảm rõ rệt.
2.2 Tình hình ương nuôi cá trê
Ở nước ta có nhiều công trình nghiên cứu về các loại cá trê như:
Năm 1982, Viện Nghiên cứu thủy sản II, Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố, Trường
Đại Học Cần Thơ đã sản xuất nhân tạo và nuôi thành công cá trê phi (Clarias gariepinus).
Năm 1988, Khoa Thủy Sản của Trường Đại Học Cần Thơ đã cho lai tạo thành công cá trê
vàng và cá trê phi được con lai F1, con lai thể hiện những ưu điểm là lớn nhanh, phẩm
chất thịt ngon, chịu đựng được điều kiện khắc nghiệt của môi trường và từ đó phong trào
nuôi cá trê đươc phát triển nhanh ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long (Danh Thanh
Tùng, 2006).
Cá trê vàng do tăng trưởng tương đối chậm nên ít được nông dân chọn nuôi mà thay vào
đó là loài cá trê vàng lai có tốc độ tăng trưởng nhanh. Mô hình nuôi cá trê vàng lai đã cho
hiệu quả kinh tế cao ở các huyện Cờ Đỏ, Thới Lai và quận Ô Môn, Thốt Nốt. Mỗi năm
nuôi cá trê vàng lai được 2 vụ, sau khi thả con giống 3,5 - 4 tháng thì thu hoạch cá đạt
trọng lượng 400 - 500 g/con, sản lượng 20 tấn/ha. Sau khi thu hoạch thương lái vào tận ao
12



×