Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Thử nghiệm sử dụng dịch trùn quế promin trong ương ấu trùng tôm sú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (892.63 KB, 53 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG
--------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ SỐ: D620301

THỬ NGHIỆM SỬ DỤNG DỊCH TRÙN QUẾ PROMIN
TRONG ƯƠNG ẤU TRÙNG TÔM SÚ
(Penaeus monodon)

Sinh viên thực hiện
Châu Văn Triều
MSSV: 1153040100
Lớp: NTTS K6

Cần Thơ, 2015
1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG
--------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ SỐ: D620301

THỬ NGHIỆM SỬ DỤNG DỊCH TRÙN QUẾ PROMIN
TRONG ƯƠNG ẤU TRÙNG TÔM SÚ


(Penaeus monodon)

Cán bộ hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

Ths. Tăng Minh Khoa

Châu Văn Triều
MSSV: 1153040100
Lớp: NTTS K6
Cần Thơ, 2015

2


LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam kết khóa luận này được hoàn thành trên các kết quả nghiên cứu
của tôi và các kết quả của nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ khóa
luận cùng cấp nào.

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2015
Sinh viên thực hiện

Châu Văn Triều

3


XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Đề tài: Thử nghiệm sử dụng dịch trùn quế promin trong ương ấu trùng tôm
sú.
Sinh viên thực hiện: Châu Văn Triều.
Lớp: Nuôi Trồng Thủy Sản K6.
Khóa luận đã được hoàn thành theo góp ý của hội đồng bảo vệ khóa luận tốt
nghiệp. Ngày 21 tháng 07 năm 2015.

Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2015

Cán bộ hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

Ths. Tăng Minh Khoa

Châu Văn Triều

4


LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại học Tây Đô đã
tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình học tập tại trường.
Xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô của Khoa Sinh Học Ứng Dụng – Trường
Đại học Tây Đô đã tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đối với Ths. Tăng Minh Khoa
đã tận tình dìu dắt, động viên và truyền đạt cho tôi những kiến thức, kinh
nghiệm quý báo trong suốt quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn cha, mẹ, những người thân đã giúp đỡ, động viên tôi
trong suốt quá trình đại học và thực hiện đề tài.

Sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả mọi người đã giúp đỡ và
chia sẻ khó khăn để tôi có thành công ngày hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn với tấm lòng trân trọng !

5


TÓM TẮT
Đề tài “Thử nghiệm sử dụng dịch trùn quế promin trong ương ấu trùng tôm
sú (Penaeus monodon)” được thực hiện nhằm tăng năng suất trong sản xuất
giống tôm sú, nâng cao chất lượng tôm sú giống. Thí nghiệm được tiến hành
trên bể 60 lít mỗi bể được cấp với 50 lít nước biển 30‰ có sục khí liên tục,
mật độ ấu trùng 150 con/lít. Thí nghiệm được bố trí với 2 nhân tố: Nhân tố 1
phương thức sử dụng dịch trùn quế (trộn vào thức ăn và giàu hóa Artemia),
nhân tố 2 liều lượng sử dụng (3, 5 và 7 %/kg thức ăn) và giàu hóa Artemia với
(3, 5 và 7ppm).
Trong suốt quá trình thí nghiệm, nhiệt độ và pH đều nằm trong khoảng thích
hợp cho sự phát triển của ấu trùng và dao động lần lượt là 25-290C và 8,0 –
8,5. Hàm lượng TAN cao nhất ở nghiệm thức trộn vào thức ăn với liều lượng
7% (3,00±1,73 mg/L), thấp nhất ở nghiệm thức giàu hóa Artemia với liều
lượng 7ppm (0,62±0,29 mg/L). NO2- cao nhất ở nghiệm thức trộn vào thức ăn
với liều lượng 3% (3,00±1,73 mg/L) và thấp nhất ở nghiệm thức giàu hóa
Artemia với liều lượng 7ppm (0,62±0,29 mg/L).
Kết quả cho thấy chiều dài PL12 ở nghiệm thức giàu hóa với liều lượng 5ppm
cho chiều dài ấu trùng cao (11,33±0,23 mm).
Tỷ lệ sống PL12 ở nghiệm thức giàu hóa với liều lượng 5ppm cao nhất
(69,34±0,58%).
Chất lượng đánh giá tôm giống PL12 theo Watchana Sunththorn của các
nghiệm thức điều cho kết quả tốt với số điểm đánh giá 80 điểm trở lên.
Như vậy, việc sử dụng promin theo phương pháp giàu hóa Artemia với liều

lượng 5ppm có ảnh hưởng đến chất lượng ấu trùng tôm sú tốt hơn so với các
nghiệm thức trộn promin và nghiệm thức không sử dụng promin.
Từ khóa: Dịch trùn quế, ương ấu trùng, promin, sử dụng promin, Tôm sú (Penaeus
monodon).

6


MỤC LỤC
MỤC LỤC ..... ....................................................................................................... i
DANH SÁCH BẢNG ............................................................................................... iii
DANH SÁCH HÌNH ................................................................................................ iv
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................... v
CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................... 1
1.1 Giới thiệu ................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 1
1.3 Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 2
CHƯƠNG II: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ....................................................................... 3
2.1 Vị trí phân loại, hình thái và đặc điểm phân bố tôm sú ............................... 3
2.1.1 Vị trí phân loại .................................................................................. 3
2.1.2 Hình thái ........................................................................................... 3
2.1.3 Đặc điểm phân bố ............................................................................. 3
2.2 Đặc điểm sinh học ...................................................................................... 5
2.2.1 Chu kỳ sống và giai đoạn phát triển ấu trùng .................................... 5
2.2.2 Đặc điểm dinh dưỡng ....................................................................... 8
2.2.3 Đặc điểm sinh trưởng ....................................................................... 9
2.2.5 Điều kiện môi trường sống ............................................................... 10
2.3 Tình hình sản xuất giống tôm sú ở Việt Nam .............................................. 10
2.4 Trùn quế ..................................................................................................... 12
2.4.1 Vị trí phân loại .................................................................................. 12

2.4.2 Đặc điểm sinh học............................................................................. 13
2.4.3 Đặc điểm sinh lý................................................................................ 13
2.4.4 Đặc điểm sinh trưởng ....................................................................... 14
7


2.4.5 Đặc điểm sinh sản ............................................................................. 14
2.4.6 Thành phần dinh dưỡng trùn quế ..................................................... 15
2.5 Vấn đề sử dung trùn quế trong thủy sản .................................................... 16
CHƯƠNG III: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................... 19
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................................... 19
3.2 Vật liệu nghiên cứu .................................................................................... 19
3.2.1 Dụng cụ và trang thiết bị ................................................................... 19
3.2.2 Thuốc và hóa chất sử dụng ............................................................... 19
3.2.3 Đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 19
3.2.4 Thức ăn và dinh dưỡng giàu hóa ....................................................... 19
3.3 Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 20
3.3.1 Chuẩn bị bể ....................................................................................... 20
3.3.2 Chuẩn bị nguồn nước........................................................................ 20
3.3.3 Bố trí thí nghiệm ............................................................................... 20
3.3.4 Chăm sóc và quản lý ......................................................................... 21
3.4 Phương pháp thu mẫu và xử lý số liệu ...................................................... 22
3.4.1 Thu mẫu và phân tích ấu trùng ......................................................... 22
3.4.2 Thu mẫu và phân tích mẫu nước ...................................................... 23
3.4.3 Phân tích số liệu ................................................................................ 23
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................ 24
4.1 Các yếu tố môi trường .............................................................................. 24
4.1.1 Nhiệt độ ............................................................................................ 24
4.1.2 pH ..................................................................................................... 25
4.1.3 Độ mặn ............................................................................................. 25

4.1.4 Ammonia tổng TAN .......................................................................... 26
8


4.1.5 Nitrite ............................................................................................... 27
4.2 Chiều dài của ấu trùng và hậu ấu trùng ..................................................... 29
4.3 Tỷ lệ sống của ấu trùng và hậu ấu trùng .................................................... 30
4.4 Đánh giá chất lượng tôm giống theo Watchana Sunthorn (1996).............. 32
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT..................................................................... 35
5.1 Kết luận ..................................................................................................... 35
5.2 Đề xuất ..................................................................................................... 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 36
PHỤ LỤC .............................................................................................................. A

9


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1 Các giai đoạn trong vòng đời tôm sú ................................................... 8
Bảng 2.2 Thành phần dinh dưỡng từ 100% trùn quế ......................................... 15
Bảng 3.1 Thành phần thức ăn chế biến ở giai đoạn Zoae ................................... 21
Bảng 4.1 Nhiệt đô trung bình của thí nghiệm .................................................... 24
Bảng 4.2 pH trung bình của thí nghiệm .............................................................. 25
Bảng 4.3 Độ mặn trung bình của thí nghiệm ...................................................... 26
Bảng 4.4 Tỷ lệ chiều dài của ấu trùng và hậu ấu trùng ....................................... 29
Bảng 4.5 Tỷ lệ sống của ấu trùng và hậu ấu trùng .............................................. 31

10



Bảng 4.6 Đánh giá chất lượng tôm giống ........................................................... 34

11


DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1 Hình thái tôm sú .................................................................................. 3
Hình 2.2 Vòng đời tôm sú .................................................................................. 5
Hình 2.3 Các giai đoạn phát triển của ấu trùng Nauplius.................................... 6
Hình 2.4 Các giai đoạn phát triển của ấu trùng Zoae .......................................... 6
Hình 2.5 Các giai đoạn phát triển của ấu trùng Mysis ........................................ 7
Hình 2.8 Hình thái trùn quế ............................................................................... 13
Hình 4.1 Hàm lượng TAN qua các lần đo ........................................................... 26
Hình 4.2 Hàm lượng Nitrite ............................................................................... 28
Hình 4.3 Chiều dài các giai đoạn ........................................................................ 30
Hình 4.4 Tỷ lệ sống qua các giai đoạn ................................................................ 31

12


13


DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
CSUV: Cơ sở ương vèo
ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long
ĐC: Đối chứng
FAO: Food and Agriculture Organization
LL: Liều lượng
M: Mysis

NT: Nghiệm thức
PL: Postlarvae
SXG: Sản xuất giống
TB: Trung bình
Z: Zoae

14


CHƯƠNG I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Theo tổng kết của Tổng cục thủy sản 9 tháng đầu năm 2014 thì sản lượng nuôi
trồng thủy sản của nước ta ước lượng đạt 2,12 tấn, tăng 3,2% so với cùng kỳ
năm trước. Với giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 5,7 tỷ USD tăng 23%. Diện tích
nuôi tôm nước lợ mặn 663 nghìn ha (tăng 5,2% so với cùng kỳ năm 2013);
Trong đó diện tích nuôi tôm sú là 572 nghìn ha (giảm 1,8%), đạt sản lượng 180
nghìn tấn. Tuy diện tích tôm sú giảm nhưng tôm sú được xem là một trong
những đối tượng nuôi quan trọng của ngành thủy sản Việt Nam nói chung và
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng. Với diện tích nuôi rộng lớn
như thế thì nhu cầu con giống đáp ứng cho thị trường khoảng 35 tỷ con tôm sú
giống. Trong sản xuất tôm sú để tạo ra con giống tốt cần có nhiều nhiều tố như:
nguồn giống, dinh dưỡng, môi trường,… trong đó, thức ăn tự nhiên là yêu cầu
không thể thiếu. Do đó, nghề nuôi sinh vật làm thức ăn cho ấu trùng thủy sản
(nuôi thức ăn tự nhiên) đóng vai trò rất quan trọng.
Trùn quế (Perionyx excavatus) hiện nay được xem là nguồn thức ăn quý trong
ương nuôi các đối tượng thủy sản như tôm hùm, ba ba, tôm càng xanh, cá nước
ngọt,… do trùn quế có giá trị dinh dưỡng cao cùng các acid amin thiết yếu. Các
sản phẩm từ trùn quế đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công trong thủy
sản như: Bột trùn, phân trùn, dịch trùn quế promin, BIO-T,… Trong đó, bột

trùn quế đã được nghiên cứu làm thức ăn bổ sung trong ương ấu trùng tôm sú,
cho kết quả chất lượng Postlorvae – 15 tốt hơn thức ăn ngoại nhập Frippack
(Phan Thị Bích Trâm và ctv., 2009). Bên cạnh đó, Theo Nguyễn Văn Minh và
ctv, (2010) khi phân lập vi sinh vật kiểm soát mầm bệnh trong trùn quế
(Perionyx excavatus) nhận thấy: trong 13 chủng Bacillus sp, thì thấy 3 chủng
Bacillus sp, đối kháng với khuẩn gây bệnh và kháng mạnh với nhóm Vibrio.
Mặc dù đã được ứng dụng nhiều trong thủy sản nhưng việc sử dung dịch trùn
quế trong sản xuất giống tôm sú vẫn còn hạn chế, do đó “Thử nghiệm sử dụng
dịch trùn quế Promin trong ương ấu trùng tôm sú” được thực hiện nhằm
góp phần nâng cao tỷ lệ sống ấu trùng trong sản xuất giống tôm sú.
1.2 Mục tiêu của đề tài
Tăng năng suất trong sản xuất giống tôm sú, nâng cao chất lượng tôm sú giống

15


1.3 Nội dung nghiên cứu
Ảnh hưởng của liều lượng, cách thức cho ấu trùng sử dụng thức ăn có bổ sung
dịch trùn quế Promin đến các yếu tố môi trường: nhiệt độ, pH, TAN, NO2-.
So sánh tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng tôm sú khi cho ăn thức chế biến
được phối trộn với dịch trùn quế và được giàu hóa Artemia bởi dịch trùn quế
promin.

16


CHƯƠNG II
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Vị trí phân loại, hình thái và đặc điểm phân bố tôm sú
2.1.1 Vị trí phân loại tôm sú

Theo Hothuis (1980) và Barnes (1987) trích dẫn bởi Thạch Thanh và ctv,
(2005) thì tôm sú được định danh trong hệ thống như sau:
Tôm sú (Tên tiếng Anh: Giant/Black Tiger Prawn).
Ngành: Arthropoda
Ngành phụ: Crustacea
Lớp: Malacostraca
Lớp phụ: Eumalacostraca
Tổng bộ: Eecapoda
Bộ: Decapoda
Bộ phụ: Dedrobranchiata bate, 1888
Họ chung: Penaeidea
Họ: Penaeius
Giống: Penaeus
Loài: Penaeus monodon
Tên khoa học: Penaeus monodon (Fabricius, 1798)
Tên tiếng việt: Tôm sú.
2.1.2 Hình thái

Hình 2.1 Hình thái tôm sú (Penaeus monodon)
(Nguồn: Tepbac.com)

17


Theo Nguyễn Văn Thường và Trương Quốc Phú, (2009) thì tôm sú được mô tả
chi tiết như sau:
Tôm sú có 7-8 răng trên chủy và 3-4 răng dưới chủy, chủy thẳng nhô lên. Sống
gan nghiêng, gai đuôi có rảnh nhưng không có gai bên. Phần đầu ngực và phần
bụng có những băng đen ngang, chân ngực màu đỏ. Khi tôm còn nhỏ (<80mm)
thân có màu xanh rất thẫm. Tôm lớn có màu xanh dương thẫm. Chân bụng có

những đốm tròn màu vàng và phần ngón đỏ hồng hoặc da cam (nguyễn Văn
Thường, 2009). Đây là loài có kích thước lớn nhất trong họ tôm he và giá trị
kinh tế cao (Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương, 2009). Tôm sú thuộc
loại hình phái tính, con cái có kích thước to hơn con đực. Khi tôm trưởng thành
phân biệt đực, cái thông qua cơ quan sinh dục bên ngoài.
Tôm sú đực: cơ quan sinh dục chính của con đực nằm ở phía trong phần đầu
ngực, bên ngoài có cơ quan giao phối phụ nằm ở nhánh ngoài đôi chân ngực
thứ hai, lỗ sinh dục đực mở ra hốc háng đôi chân ngực thứ năm, tinh trùng
được chứa trong túi.
Tôm sú cái: buồng trứng nằm dọc theo mặt lưng phía trên, hai ống dẫn trứng
mở ra ở khớp hang đôi chân ngực thứ ba, bộ phận chứa túi tinh gồm hai tấm
phồng lên ở đôi chân ngực thứ tư và năm.
2.1.3 Đặc điểm phân bố
Theo Racek. 1955, Holthuis và Rosa. 1965, Motoh. 1985 tôm sú có phạm vi
phân bố rộng từ Ấn Độ Dương qua hướng Nhật Bản, Đài Loan, châu Úc,
Hawaii, Đông Nam Á, Nam Á, Tây Phi, Thái Bình Dương, bán đảo Ả Rập,
vùng Địa Trung Hải, bờ biển Đại Tây Dương (Racek, 1955), phân bố từ kinh
độ 30oE đến 155oE và từ vĩ độ 35oN đến 35oS xung quanh các vùng xích đạo
như: Philipines, Malaysia, Indonesia và Việt Nam, sống ở độ sâu từ 0 – 162m,
có nền đáy bùn cát, tôm trưởng thành sống ở biển nhưng ấu niên sống ở cửa
sông.
Ở Việt Nam tôm sú phân bố dọc bờ biển Đông cả 3 miền và quần đảo Phú
Quốc, Vịnh Bắc bộ, ven biển miền Trung và Nam bộ; Vùng biển tây nam bộ,
Ông trang bãi háp, sông Ông đốc và Khánh hội, Kim qui, Hòn Chông, Hà Tiên,
nhưng tập trung nhiều ở vùng Duyên Hải miền Trung. Tôm chủ yếu sống vùng
nước lợ, cửa sông. Giai đoạn nhỏ tôm chủ yếu sống gần bờ, ven vùng ngập
mặn, khi trưởng thành tôm di chuyển ra vùng nước sâu hơn để sinh trưởng
(Nguyễn Văn Thường và Trương Quốc Phú, 2009).

18



2.2 Đặc điểm sinh học
2.2.1 Chu kỳ sống và giai đoạn phát triển của ấu trùng
Vòng đời của tôm sú trải qua các giai đoạn phát triển gồm 6 thời kỳ: Thời kỳ
phôi, thời kỳ ấu trùng, thời kỳ ấu niên, thời kỳ thiếu niên, thời kỳ tiền trưởng
thành, thời kỳ trưởng thành.
Thời kỳ phôi: Trứng tôm sú có hình cầu, màu vàng xanh, đường kính trung
bình 0,3mm. Ở điều kiện nhiệt độ 28oC sau 14 – 15 giờ sẽ nở thành ấu trùng
Nauplius.

Hình 2.2 vòng đời của tôm sú (Motoh, 1981)
Thời kỳ ấu trùng gồm có các giai đoạn phụ:
Nauplius gồm 6 giai đoạn: Các nauplius mới nở kéo dài khoảng 36 – 51 giờ sau
thụ tinh có hình quả lê, qua 5 lần lột xác biến đổi dần và trở nên dài ra. Các
Nauplius sống phù du trôi nổi ở tầng trên, dinh dưỡng bằng noãn hoàng, vận
động theo kiểu zíc zắc, không định hướng, không liên tục, hướng quang mạnh.
Cuối Nauplius hệ tiêu hóa bắt đầu hình thành và hoạt động.
Zoae gồm 3 giai đoạn: Giai đoạn zoae dài khoảng 105 – 120 giờ, cơ thể gồm 3
phần đầu – ngực – bụng. Z1 dài khoảng 1 mm, ở giai đoạn này chủy xuất hiện,
cuống mắt kép, phần bụng phân đốt và sự phát triển của gai cứng, xuất hiện
bụng rõ rệt; Z2 dài khoảng 1,9 mm; Z3 dài khoảng 2,7 mm, xuất hiện gai trên

19


bụng, các Zoae bơi lội liên tục có định hướng về phía trước nhờ hai đôi râu (đôi
1 phân đốt, đôi 2 phân nhánh) gần mặt nước. Ấu trùng bắt đầu ăn lọc thực vật
phiêu sinh . Do chúng bắt mồi liên tục nên chúng có đuôi phân dài. Ở giai đoạn
này chủy xuất hiện, cuống mắt kép, phần bụng phân đốt và sự phát triển của gai

cứng, gai bên đốt bụng. Thời gian phát triển là từ 30 – 48 giờ tùy theo nhiệt độ.
Mysis gồm 3 giai đoạn, ở giai đoạn Mysis 1 dài khoảng 3,4 mm, có hình dạng
giống tôm trưởng thành, xuất hiện các cặp chân bụng, đuôi, các gai bụng thu
nhỏ lại, cơ thể thon dài, chân ngực phát triển telson xuất hiện chưa có mầm
chân bụng . Mysis 2 dài khoảng 4 mm sự thay đổi không đáng kể so với Mysis
1, mầm chân bụng có 1 đốt. Mysis 3 dài khoảng 4,4 mm có chân bụng phát
triển gấp đôi so với giai đoạn Mysis 2, mầm chân bụng có 2 đốt. Ở giai đoạn
Mysis thức ăn là động vật phiêu sinh, bơi ngữa và giật về phía sau.
a. Nauplius 1
b. Nauplius 2
c. Nauplius 3
d. Nauplius 4
e. Nauplius 5
f. Nauplius 6

Hình 2.3 Các giai đoạn phát triển của ấu trùng Nauplius (google.com.vn)

Zoae 1

Zoae 2

Zoae 3

Hình 2.4 Các giai đoạn phát triển của ấu trùng Zoae
(Nguồn: Ảnh chụp)

20


Hình 2.5 Các giai đoạn phát triển của ấu trùng Mysis (Le Van Huy, 2006).

Postlarvae có hình dạng tương tự như tôm trưởng thành nhưng chưa hoàn thiện
về màu sắc. Postlarvae bơi thẳng, có định hướng về phía trước, hoạt động bơi
lội chủ yếu nhờ vào chân bụng. Cơ thể có 1 đường sắc tố kéo dài ở mặt bụng từ
đầu râu đến cuối telson. Lúc đầu đường sắt tố có màu đỏ sau chuyển sang màu
đen. Tuổi của Postlarvae được tính theo ngày kể từ biến thành Postlarvae đầu
tiên. Từ PL1 – PL5 chúng sống trôi nổi, từ PL6 trở đi chúng chuyển sang sống
đáy (Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2004).
Thời kỳ ấu niên: Từ postlarvae 6 trở đi bắt đầu sống đáy, giai đoạn này tôm
bắt đầu bò bằng chân bò và bơi bằng chân bơi, thường khi quan sát trong bể
ương sẽ thấy tôm bám vào thành bể.
Thời kỳ thiếu niên: Tôm bắt đầu ổn định về tỷ lệ đực cái và có thể phân biệt
giới tính tôm dựa vào cơ quan sinh sản petasma ở con đực và thelycum ở con
cái.
Thời kỳ tiền trưởng thành: Thời kỳ đặc trưng bởi sự phát triển của tuyến sinh
dục. Tôm bắt đầu thành từng đàn di cư đến bãi giao vĩ, sau đó di chuyển ra
vùng nước sâu để đẻ trứng.
Tôm giống: Từ 6-8 tháng sau đạt chuẩn tôm trưởng thành và có khả năng tham
gia sinh sản (Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2004).
Thời kỳ trưởng thành: Thời kỳ này sự chín sinh dục đã hoàn toàn, có thể tham
gia sinh sản, nếu đẻ tôm sẽ di cư đến vùng nước sâu hơn.

21


Bảng 2.1 Các giai đoạn trong vòng đời tôm sú
Thời kỳ

Thời điểm bắt đầu

Phương thức

sống

Nơi sống

Phôi

Thụ tinh

Nổi

Khơi

Ấu trùng

Nở

Nổi

Khơi – vùng
triều

Ấu niên

Hoàn thiện mang

Đáy

Cửa sông

Thiếu niên


Tỷ lệ thân ổn định,
phát triển cơ quan
sinh dục ngoài

Đáy

Cửa sông

Sắp trưởng thành

Thành thục sinh dục
giao vĩ lần đầu

Đáy

Vùng triều –
khơi

Trưởng thành

Chín sinh dục hoàn
toàn

Đáy

Khơi

2.2.2 Đặc điểm dinh dưỡng
Theo Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2008 thì tôm sú là loại ăn tạp, thích các

động vật sống và di chuyển chậm hơn là xác thối rửa hay mảnh vụn hữu cơ,
đặc biệt ưa ăn giáp xác, thực vật dưới nước, mảnh vụn hữu cơ, giun nhiều tơ,
loại 2 mảnh vỏ, côn trùng. Tôm sống ngoài tự nhiên ăn 85% là giáp xác, cua
nhỏ, động vật nhuyễn thể hai mảnh vỏ, còn lại 15% là cá, giun nhiều tơ, thuỷ
sinh vật, mảnh vụn hữu cơ, cát bùn. Giai đoạn ấu trùng tôm bắt mồi thụ động,
thức ăn ưa thích là tảo khuê, luân trùng, vật chất hữu cơ có nguồn gốc thực vật.
Giai đoạn trưởng thành tôm chủ yếu ăn tạp thiên về động vật, thức ăn ưa thích
là giáp xác sống đáy, hai mảnh vỏ, giun nhiều tơ, ấu trùng các loài động vật
đáy,…
Trong tự nhiên, tôm sú bắt mồi nhiều hơn khi thuỷ triều rút. Nuôi tôm sú trong
ao, hoạt động bắt mồi nhiều vào sáng sớm và chiều tối. Tôm bắt mồi bằng
càng, sau đó đẩy thức ăn vào miệng để gặm, thời gian tiêu hoá 4 – 5 giờ trong
dạ dày. Nếu pH, TAN, NO2- thay đổi củng có thể gây sốc cho tôm làm tôm
giảm ăn (Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2009).
Theo từng giai đoạn phát triển thì thức ăn tôm sử dụng khác nhau.
Ở giai đoạn Nauplius tôm sú dinh dưỡng bằng noãn hoàng.
Giai đoạn Zoae thức ăn (<50µm), của chúng chủ yếu là tảo khuê như
Chaetoceros sp hay Skeletonema sp, nếu trong quá trình sản xuất giống nhân
22


tạo thiếu tảo thì có thể bổ sung bằng các loại thức ăn công nghiệp như Tảo khô
Spirulina sp, Lansy, Frippack 1, AP0, AP1 (Thạch Thanh và ctv, 2003).
Giai đoạn Mysis thức ăn (50µm-90µm), chủ yếu của tôm sú là phiêu sinh động
vật, ấu trùng Artemia, trong sản xuất giống thức ăn bổ sung được sử dụng là
Lansy, Frippack 2, AP0, AP1 (Thạch Thanh và ctv, 2003).
Ở giai đoạn Postlarvae trong tự nhiên tôm ăn (90µm-250µm), các loại thức ăn
như giáp xác nhỏ, nhuyễn thể, giun nhiều tơ, trong sản xuất giống có thể sử
dụng thức ăn được phối trộn từ nhiều nguồn nguyên liệu như: Thịt tép, mực,
lòng đỏ trứng gà, hay các loại thực ăn công nghiệp như là Frippack 2, Frippack

150 (Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2004).
Giai đoạn tôm trưởng thành: Giai đoạn này tôm ăn tạp thiên về động vật như:
giáp xác sống đáy (Benthis crustacean), hai mảnh vỏ (Bivalvia), giun nhiều tơ,
các loại ấu trùng của động vật đáy. Nhu cầu về đạm cho tôm sú thịt khoảng 36–
42%, đối với tôm sú bố mẹ thì nhu cầu dinh dưỡng cao hơn (Cuzon và
Gillaume, 1999). Thức ăn được dùng cho tôm sú bố mẹ như: Gan bò, gan heo,
ốc mượn hồn, mực,… Lượng thức ăn cho tôm ăn tùy theo nhu cầu của từng con
tôm mẹ chiếm từ 20 – 30% trọng lượng cơ thể. Thời gian cho ăn thường 2
lần/ngày, sáng 7 giờ và chiều 16 giờ.
2.2.3 Đặc điểm sinh trưởng
Trong quá trình tăng trưởng, khi trọng lượng và kích thước tăng lên mức độ
nhất định, tôm phải lột bỏ lớp vỏ cũ để lớn lên. Tốc độ sinh trưởng được quyết
định bởi chu kỳ lột xác và kích cỡ sau mỗi lần lột xác. Điều kiện dinh dưỡng và
môi trường sống sẽ ảnh hưởng đến hai yếu tố trên. Sự lột xác thường xảy ra
vào ban đêm. Chu kỳ lột xác sẽ ngắn ở giai đoạn tôm con và kéo dài khi tôm
càng lớn. Tôm nhỏ tăng trưởng về chiều dài ở tôm lớn tăng trương nhanh về
trọng lượng (Dall, 1990).
Khi quan sát tôm nuôi trong bể, hiện tượng lột xác xảy ra như sau: Lớp biểu bì
giữa khớp đầu ngực và phần bụng nứt ra, các phần phụ của đầu ngực rút ra
trước, theo sau là phần bụng và các phần phụ phía sau, rút ra khỏi lớp vỏ cứng,
với động tác uốn cong mình toàn cơ thể. Lớp vỏ mới của tôm sau khi lột xác
song mềm nên rất nhạy cảm với môi trường sống thay đổi đột ngột và lớp vỏ
này sẽ cứng lại sau 1-2 giờ với tôm nhỏ, 1-2 ngày đối với tôm lớn. Trong quá
trình nuôi tôm, thông qua hiện tượng này, có thể điều chỉnh môi trường nuôi
kịp thời.
Hormone hạn chế sự lột xác lột xác (MIH, molt - inhibiting hormone) được tiết
ra do các tế bào trong cơ quan của cuống mắt, truyền theo sợi trục tuyến xoang,

23



chúng tích luỹ lại và chuyển vào trong máu, nhằm kiểm tra chặt chẽ sự lột xác.
Các yếu tố bên ngoài như ánh sáng, nhiệt độ, độ mặn, điều này có ảnh hưởng
tới tôm đang lột xác.
2.2.6 Điều kiện môi trường sống
Tôm sú là loài sống rộng muối 4 – 45‰ và rộng nhiệt 14 – 35oC (Nguyễn Khắc
Hường, 2007). Nhiệt độ tốt cho tôm sú tăng trưởng 25 – 30oC (Nguyễn Thanh
Phương và Trần Ngọc Hải, 2009). Độ mặn thích hợp nhất cho tăng trưởng là 25
- 30‰, oxy hòa tan là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong quá trình
nuôi tôm, hàm lượng oxy hòa tan thích hợp là 4 – 8mg/l (Nguyễn Khắc Hường;
Đoàn Xuân Diệp và ctv, 2009).
Độ kiềm trong nước có vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ đệm, làm giảm
sự biến động pH trong ao. Độ kiềm thích hợp nhất cho ao nuôi tôm từ 80120mg/CaCO3/L (Nguyễn Thanh Phương, 2009).
Theo nghiên cứu của Motoh (1981), ở vùng vịnh Thái Lan tôm sú sống độ sâu
30-39m, vùng biển Philippine chúng sống sâu 70m.
2.3 Tình hình sản xuất giống tôm sú ở Việt Nam
Ở nước ta, nghiên cứu sinh sản nhân tạo đầu tiên được tiến hành ở Miền Bắc từ
thập kỷ 70 với các loài tôm Penaeus merguiensis, P.penicilatus và P.japonicus.
Năm 1982 trại sản xuất giống tôm biển được thành lập tại Quy Nhơn do FAO
hổ trợ với mục tiêu ban đầu là sản xuất tôm thẻ Penaeus merguiensis. Từ năm
1984-1985, tôm sú đã được sinh sản nhân tạo thành công ở Nha Trang và dần
dần trở thành đối tượng chủ yếu trong sản xuất và nuôi tôm biển ở nước ta (Vũ
Đỗ Quỳnh, 1992; Nguyễn Minh Niên và Lin, 1996).
Năm 1994 cả nước ta đã có 800 trại sản xuất tôm biển, năm 1999 cả nước có
2.125 trại sản xuất tôm (Bộ Thủy Sản, 1999).
Nguyễn Văn Chung và ctv, 1997 đã thực nghiệm cho tôm bố mẹ có nguồn gốc
từ ao đầm sinh sản thành công góp phần giải quyết vấn đề khan hiếm tôm bố
mẹ và góp phần chủ động nguồn tôm nuôi. Bênh cạnh đó, việc gia hóa tôm bố
mẹ được nghiên cứu và đưa vào sử dụng, tuy sức sinh sản, tỷ lệ thành thục, tỷ
lệ nở,…không hiệu quả bằng tôm tự nhiên nhưng có thể được sử dụng thay thế

khi nguồn tôm ngoài khan hiếm và mang nhiều mầm bệnh nguy hiểm (Nguyễn
Thanh Phương, 2005).
Thạnh Thanh và ctv, 1999 đã ứng dụng thành công quy trình lọc sinh học vào
sản xuất tôm sú, hạn chế thay và sử dụng nước ót nên có khả năng ứng dụng
cho sản xuất giống tôm sú trong nội địa, trong mùa mưa và nơi có độ mặn thấp.

24


Năm 2002 cả nước có 4.774 trại sản xuất được 19 tỷ tôm sú giống, các trại sản
xuất tập chung chủ yếu ở Khánh Hòa, Ninh Thuận và Cà Mau với số trại tương
ứng là 1.260, 1.196 và 821 (Bộ Thủy Sản, 2003). Đến năm 2003, cả nước có
5.094 trại sản lượng đạt 25,9 tỷ tôm PL 15 (Bộ Thủy Sản, 2005). Năm 2004 cả
nước sản xuất được 26,1 tỷ tôm giống, trong đó ĐBSCL chỉ sản xuất được 7 tỷ
con giống (Bộ Thủy Sản, 2005).
Năm 2005 cả nước có 4.280 trại và sản lượng ướt đạt trên 28,8 tỷ tôm bột
(Trần Ngọc và Nguyễn Thanh Phương, 2009).
Nước biển nhân tạo cũng được nghiên cứu sử dụng sản xuất giống tôm sú thay
thế một phần hoặc hoàn toàn cho nước biển và nước ót (Thạch Thanh và ctv,
2005). Tuy nhiên ứng dụng về nguồn nước này chưa được sử dụng nhiều.
Năng lực sản xuất giống tôm sú tăng dần trong giai đoạn năm 2009 - 2013. Tuy
nhiên, xu hướng sản xuất giống tôm sú giảm dần và sản xuất giống tôm thẻ
chân trắng tăng dần. Những cơ sở nhỏ, chất lượng giống thấp không cạnh tranh
được dần đóng cửa. Các trại lớn mở rộng quy mô sản xuất có quy mô từ 250
triệu tới hàng tỷ tôm Postlarvae trong một năm nên số lượng trại sản xuất giảm
đi nhưng sản lượng giống tăng lên (Bộ Thủy Sản, 2014).
Năm 2009, ĐBSCL có 1.100 trại sản xuất giống (SXG) tôm sú sản lượng hơn 9
tỷ tôm sú và hơn 250 triệu tôm thẻ chân trắng giống, nhưng chỉ đáp ứng không
quá 50% nhu cầu (Bộ thủy sản, 2014).
Các trại SXG tôm sú ở vùng ĐBSCL ra đời chủ yếu trong giai đoạn năm 1997 2001. Mỗi trại có diện tích bình quân 530 m2 với khoảng 20 - 30 bể ương ấu

trùng, thể tích 4,8 m3/bể. Mật độ ương ấu trùng bình quân 149,3 con/lít, tỷ lệ
sống 56,7% và năng suất 81.300 con/m3/đợt (Bộ Thủy Sản, 2014).
Các cơ sở ương vèo (CSUV) tôm giống xuất hiện chậm hơn, đa số từ sau
năm 2000. Diện tích bình quân 154m2 với 5 – 7 ao hoặc bể ương, thể tích 3,2
m3/ao hoặc bể ương. Mỗi đợt một cơ sở mua khoảng 2,3 triệu Postlarvae, với
mật độ 100/m3, tỷ lệ sống và năng suất tương ứng là 90,0% và 92,9 con/m3.
Gần như toàn bộ tôm giống sau khi ương, vèo đều bán trực tiếp cho người nuôi
tôm trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Mỗi CSUV vận hành khoảng 50 đợt/năm (35 ngày/đợt), chi phí 2,11 triệu đồng/m3/đợt, trong đó 85,1% dành cho mua
Postlarvae đầu vào. Lợi nhuận từ ương vèo tôm bình quân đạt 1,52 triệu
đồng/m3/đợt (Bộ Thủy Sản, 2014).
Năm 2013, cả nước có 1.987 cơ sở sản xuất tôm sú với công suất sản xuất thực
tế đạt 29.233 triệu post, đạt 85,6% số cơ sở và 97,4% sản lượng giống theo quy
hoạch hệ thống giống đến năm 2015. Trong đó, vùng ĐBSCL có tổng số cơ sở
và sản lượng sản xuất giống lớn nhất cả nước với 1.254 cơ sở và 19.633 triệu
25


×