Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Khảo sát khía cạnh kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tại huyện hòn đất kiên giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (573.86 KB, 46 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG


TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ NGÀNH : D620301

KHẢO SÁT KHÍA CẠNH KỸ THUẬT VÀ HIỆU QUẢ
KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG
THÂM CANH TẠI HUYỆN HÒN ĐẤT - KIÊN GIANG

Sinh viên thực hiện
DANH ĐÂM

MSSV:1153040009
LỚP: NTTS K6

Cần Thơ, 2015
1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG


TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ NGÀNH : D620301

KHẢO SÁT KHÍA CẠNH KỸ THUẬT VÀ HIỆU QUẢ


KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG
THÂM CANH TẠI HUYỆN HÒN ĐẤT - KIÊN GIANG

Cán bộ hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

ThS. NGUYỄN LÊ HOÀNG YỀN

DANH ĐÂM

ThS. NGUYỄN HỮU LỘC

MSSV:1153040009
LỚP: NTTS K6

Cần Thơ, 2015

2


XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Tiểu luận: Khảo sát khía cạnh kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm Thẻ
chân trắng thâm canh tại huyện Hòn Đất - Kiên Giang.
Sinh viên thực hiện: DANH ĐÂM
Lớp: Nuôi trồng thủy sản K6
Báo cáo đã được hoàn chỉnh theo yêu cầu của cán bộ hướng dẫn và chỉnh sửa theo góp
ý của hội đồng bảo vệ tiểu luận tốt nghiệp ngày 22 tháng 07 năm 2015.

Cần Thơ, ngày

Cán bộ hướng dẫn

tháng

năm 2015

Sinh viên thực hiện

ThS. NGUYỄN LÊ HOÀNG YẾN

DANH ĐÂM

ThS. NGUYỄN HỮU LỘC

3


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
Việt Nam là một trong những quốc gia có lợi thế về biển, có vị trí địa lý thuận lợi để
phát triển nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản, hàng hải, du lịch biển. Việt Nam có nhiều
vịnh, vũng, eo ngách, các dòng hải lưu, sông, ngòi. Tiềm năng đó đã và đang tạo nền
tảng và cơ hội cho thủy sản phát triển ở tất cả các loại hình thủy sản nói chung và tôm
thẻ chân trắng nói riêng. Sự phát triển toàn diện, đa lĩnh vực với trọng tâm, trọng điểm
rõ ràng đã đưa Việt Nam trở thành quốc gia phát triển mạnh về thủy sản. Mười năm
qua, sản xuất thủy sản Việt Nam tăng mạnh cả về sản lượng lẫn giá trị, trở thành một
ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Với trên 160 quốc gia và vùng lãnh thổ mà thủy
sản Việt Nam đã đi tới (kim ngạch xuất khẩu 6,7 tỷ USD trong năm 2013), ngành thủy
sản Việt Nam nhanh chóng lọt vào tốp 10 nước sản xuất và xuất khẩu thủy sản hàng
đầu thế giới. Sự tăng trưởng nhanh trong xuất khẩu cùng với quá trình hội nhập thị

trường quốc tế càng tạo động lực cho ngành thủy sản trưởng thành về mọi phương
diện. Điều đó đã được thể hiện qua sự tăng nhanh của nghề khai thác chuyển đổi mạnh
theo hướng đánh bắt các sản phẩm cho thị trường xuất khẩu. Đối với lĩnh vực nuôi
trồng thủy sản, cơ chế thị trường đem lại hiệu quả sản xuất cao, khơi nguồn thu hút
đầu tư xã hội, đầu tư tự có của đông đảo nông, ngư dân vào lĩnh vực này. Điển hình
như phong trào nuôi tôm công nghiệp phục vụ xuất khẩu. Phong trào đã tạo nền tảng
vững chắc về nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến xuất khẩu phát triển thủy
sản. Nuôi tôm nhanh chóng trở thành ngành sản xuất hàng hóa quy mô lớn thu hút
nhiều vốn, tạo nhiều việc làm và tăng nhanh thu nhập cho người dân. Sản phẩm tôm
xuất khẩu luôn chiếm tỷ trọng lớn (năm 2013 là 46%) nói chung và tôm thẻ chân trắng
nói riêng, trong đó, sản lượng và giá trị tôm thẻ chân trắng đã vượt tôm sú.
Ngoài ra, với sự hỗ trợ của khoa học kỹ thuật, cùng với việc phát triển mạnh các đối
tượng nuôi sản xuất hàng hóa nên rất thuận lợi phát triển hoạt động khai thác và nuôi
trồng thủy sản. Vì vậy, việc nghiên cứu “ Khảo sát khía cạnh kỹ thuật và hiệu quả
kinh tế của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tại huyện Hòn Đất - Kiên
Giang” được thực hiện, đây là vấn đề hết sức cần thiết, để tìm hiểu rõ hơn về đối
tượng này và khuyến cáo người nuôi tôm trong thời gian tới.
Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu hiệu quả kinh tế-kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh nhằm
làm cơ sở khoa học tìm ra những mặt ưu khuyết điểm của đối tượng nuôi, qua đó giúp
nghề nuôi tôm thẻ chân trắng phát triển một cách hiệu quả và bền vững.
4


Nội dung nghiên cứu
Đánh giá hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh ở
huyện Hòn Đất tỉnh Kiên Giang.

5



CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1. Đặc điểm phân loại, hình thái và phân bố
2.1.1 Phân loại
Được trích dẫn bởi Nguyễn Văn Thường (2006) tôm thẻ chân trắng được phân loại
như sau:
Ngành: Arthopoda
Ngành phụ: Eumalacostraca
Lớp: Malacostraca
Lớp phụ: Eumalacostraca
Tổng bộ: Eucarida
Bộ: Decapoda
Bộ phụ: Dendrobranchiata
Tổng họ: Penaeoidea
Họ: Penaeidea
Giống: Litopenaeus
Loài: Litopenaeus vannamei
Tên khoa học: Litopenaeus vannamei (Boone, 1931)
2.1.2. Hình thái bên ngoài
Tôm thẻ chân trắng có chủy hơi cong xuống, 7-10 răng trên chủy và 2-4 răng dưới
chủy. Cơ thể có màu trắng, chân ngực 4 và 5 có màu trắng đục. Con đực có chiều dài
lớn nhất là 187mm và con cái là 230mm (Nguyễn Văn Thường, 2006).

Hình 2.1: Hình dạng bên ngoài của tôm thẻ chân trắng

Nguồn: tepbac.com
6



2.1.3. Phân bố
Trên thế giới, với họ tôm he (Penaeidae) phạm vi phân bố rộng khắp các thủy vực
vùng nhiệt đới, á nhiệt đới, từ Ấn Độ Dương qua hướng Nhật Bản, Đài Loan, phía
Đông Tahiti, phía Nam châu Úc và phía Tây châu Phi (Racek - 1955, Holthuis và Rosa
- 1965, Motoh - 1981, 1985 trích bởi Nguyễn Văn Thường, (2006). Nhìn chung, thẻ
chân trắng phân bố từ 30 kinh độ Đông (30E) đến 155 kinh độ Đông (155E) và từ vĩ
độ 35 độ Bắc (35N) tới 35 vĩ độ Nam (35S) xung quanh các nước vùng xích đạo, đặc
biệt là Indonesia, Malaixia, Philippines và Việt Nam. Hiện nay được nuôi nhiều ở các
nước trên thế giới như Đài Loan, Trung Quốc và Việt Nam… Trong tự nhiên tôm thẻ
phân bố chủ yếu ở nơi có nền đáy cát bùn, độ sâu <72m, tôm trưởng thành chủ yếu
phân bố ven biển gần bờ, tôm nhỏ phân bố nhiều ở vùng của sông nhiều dinh dưỡng
(Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lư, 2004).
2.2. Đặc điểm sinh học
2.2.1. Tập tính sống
Tôm thẻ chân trắng là loài tôm nhiệt đới, có khả năng thích nghi rộng với độ mặn và
nhiệt độ khác nhau. Với độ mặn từ 0,5-45‰ tôm cũng có thể thích nghi nhưng phát
triển rất chậm, thích hợp và phát triển tốt nhất với độ mặn từ 7-34‰. Mặc dù khả năng
thích nghi rộng về nhiệt độ (15-33°C), nhưng ngưỡng nhiệt độ để phát triển tốt là (23 –
30°C). Xét tổng thể, tôm thẻ chân trắng là đối tượng quan trọng cho việc nuôi thủy sản
ở những vùng có độ mặn thấp. Tuy nhiên, trong điều kiện nhiệt độ thấp, tôm mẫn cảm
với một số bệnh như hội chứng Taura và đốm trắng. Trong điều kiện nuôi phù hợp tôm
phát triển từ 60-80 ngày đầu với trọng lượng đạt được từ 8-10g, đạt từ 35-40g trong
khoảng 180 ngày (Sở NN và PTNT thành phố Hồ Chí Minh, 2009).
2.2.2. Đặc điểm sinh dưỡng
Tôm thẻ chân trắng là loài ăn tạp thiên về động vật, khả năng bắt mồi khỏe, tôm sử
dụng được nhiều loại thức ăn tự nhiên khác nhau với kích cở phù hợp từ mùn bã hữu
cơ đến động vật thủy sinh. Tôm chủ động bắt mồi vào ban đêm, ban ngày ẩn mình
dưới đáy ao không chủ động kiếm thức ăn. Nhưng trong môi trường nuôi nhân tạo với
nhiệt độ cao, thì ban ngày tôm kết thành đàn ở các tầng nước. Lượng thức ăn cho tôm
ăn vào ban ngày chiếm từ (25-35%), ban đêm chiếm từ (65-75%) Nhờ đặc tính ăn tạp,

bắt mồi khỏe, linh hoạt, nên tôm thẻ chân trắng trong quần đàn có khả năng bắt mồi
như nhau, vì thế tôm nuôi tăng trưởng khá đồng đều, ít bị phân đàn (Nguyễn Khắc
Hường, 2007).

7


2.2.3. Tập tính sinh sản
Trong thiên nhiên, tôm trưởng thành giao vĩ trong những vùng biển có độ sâu 70m với
nhiệt độ 26-28°C, độ mặn khá cao 35ppt. Tôm thẻ chân trắng giao vĩ vài giờ trước khi
đẻ trứng và túi tinh của con đực được chuyển sang con cái để thụ tinh cho trứng khi
đẻ, giao vĩ thường bắt đầu khoảng 19-21h (Trần Ngọc Hải, 2009). Tới giai đoạn
Potlarvae, chúng bơi vào gần bờ và sinh sống ở đáy những vùng cửa sông cạn. Nơi đây
điều kiện môi trường rất khác biệt: thức ăn nhiều hơn, độ mặn thấp hơn, nhiệt độ cao
hơn. Sau vài tháng, tôm con trưởng thành, chúng bơi ngược ra biển và tiếp diễn cuộc
sống giao vĩ và sinh sản theo chu kỳ vòng đời của chúng. Kết quả thử nghiệm tôm ở
các nhóm kích cỡ khác nhau cho thấy nhóm tôm có khối lượng từ 45 g/con trở lên có
tỷ lệ thành thục, tỷ lệ giao vĩ đẻ trứng, sức sinh sản và số lượng Nauplii/lần đẻ cao hơn
có ý nghĩa thống kê so với nhóm tôm cỡ nhỏ hơn (Nguyễn Thanh Phương, 2009).
Sự sai khác về tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở và tỷ lệ chuyển Z1 giữa các nghiệm thức là
không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Kết quả nghiên cứu này hoàn toàn phù hợp với
nghiên cứu của Palacios và ctv. (2000) nghiên cứu trên tôm he cho rằng tôm có khối
lượng lớn hơn có khả năng sinh sản tốt hơn. Kết quả nghiên cứu về sinh sản tôm
Penaeus merguiensis và tôm Farfantepenaeus paulensis (Peixoto et al., 2004; Cavalli
et al., 1997) cũng cho kết quả tương tự. Tôm mẹ cỡ lớn có khả năng sinh sản tốt hơn
tôm cỡ nhỏ ở cùng độ tuổi.
Kết quả nghiên cứu trên tôm chân trắng trong thí nghiệm này cũng phù hợp với nhận
định của các tác giả Wyban và Sweeney (1991), Vannamei (2010), Han-Jin et al.
(2011) khi cho rằng tôm có khối lượng đạt trên 45 g/con là phù hợp cho sinh sản nhân
tạo. Tỷ lệ sống của tôm bố mẹ thí nghiệm có xu hướng tỷ lệ nghịch so với khối lượng

thân. Nhóm tôm có khối lượng nhỏ hơn 45 g/con có tỷ lệ sống đạt từ 96,7% trở lên,
cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm khối lượng còn lại (Dương Xuân Hùng,
2013).
2.3. Tình hình nuôi tôm trên thế giới và trong nước
2.3.1. Trên thế giới
Tôm thẻ chân trắng được nuôi vào khoảng thập niên 80 (FAO. Fishery Statistic, 2011).
Đến năm 1992, chúng đã được nuôi phổ biến trên thế giới, nhưng chủ yếu tập trung ở
các nước Nam Mỹ (Wedner &Rosenberry.,1992). Khi đó nhiều nước Châu Á đã tìm
cách hạn chế phát triển tôm chân trắng do sợ lây bệnh cho tôm sú. Cho đến năm 2003
thì các nước châu Á bắt đầu nuôi đối tượng này và sản lượng tôm thẻ chân trắng trên
thế giới đạt khoảng 1 triệu tấn, từ đó sản lượng tôm liên tục tăng nhanh qua các năm,
đến năm 2010 sản lượng tôm đạt khoảng 2,7 triệu tấn (FAO, 2011).
8


Đến năm 2012 sản lượng tôm đạt khoảng 4 triệu tấn (GOAL 2013). Các nước nuôi
tôm chủ yếu trên thế giới gồm Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Brazil, Ecuador,
Mexico, Venezuela, Honduras, Guatemala, Nicaragua, Belize, Việt Nam, Malaysia,
Thái Bình Dương, đảo Peru, Colombia, Costa Rica, Panama, El Salvador, Hoa Kỳ, Ấn
Độ, Philippines, Campuchia, Suriname, Saint Kitts, Jamaica, Cuba, Cộng hòa
Dominica, Bahamas (FAO, 2012), trong đó, Trung Quốc có sản lượng cao nhất thế
giới đạt khoảng 1,3 triệu tấn vào năm 2012 (GOAL, 2012). Hình thức nuôi chủ yếu là
thâm canh và siêu thâm canh.
Tình hình dịch bệnh: So với tôm sú thì tôm thẻ chân trắng có nhiều ưu điểm hơn về
chất lượng con giống vì loài này đã được giao hóa qua nhiều thế hệ để tạo được con
giống chất lượng cao như tăng trưởng nhanh, chịu đựng tốt với môi trường và quan
trọng là tôm sạch bệnh, kháng được một số bệnh đặc thù từ đó mà các nước trên thế
giới tập trung nuôi đối tượng này. Mặc dù trong thực tế cũng thường xảy ra nhiều loại
bệnh nhưng vẫn có những bệnh gây thiệt hại lớn như bệnh đốm trắng (WSSV), Taura
(TSV), bệnh hoại tử cơ (IMNV) và hội chứng hoại tử cấp tính (AHPNS). Năm 1992

dịch bệnh TSV lần đầu tiên xảy ra ở Ecuador (Lightner, 2011) và năm1995 ở Trung
Quốc (Rosenberry, 2002). Bệnh hoại tử cơ xuất biện ở Brazil vào năm 2002 (Andrade,
2009). Bệnh đốm trắng xuất hiện ở Trung Quốc vào năm 1992 sau đó là các nước
Châu Á (Lightner, 2011). Trong những năm gần đây thì bệnh hội chứng hoại tử cấp
tính gây thiệt hại lớn cho nghề nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế giới. Bệnh này xuất
hiện ở Trung Quốc năm 2009, Việt Nam xảy ra 2010, Thái Lan và Malaysia vào năm
2011 (Lightner,2011) và Mexico năm 2013, còn ở các nước như Bangladesh, Ecuador,
Ấn Độ và Indonesia chưa thấy xuất hiện bệnh này (Lightner,2013). Tuy bệnh hội
chứng hoại tử cấp tính đã xuất hiện nhiều năm nhưng tới tháng 6 năm 2013 thì
Lightner và cộng sự tại Đại học Arizona mới phát hiện được tác nhân gây bệnh hội
chứng hoại tử cấp tính AHPNS trên tôm là do một dòng đặc biệt của vi khuẩn Vibrio
parahaemolyticus đã nhiễm bởi một loại virus được biết đến như một thể thực khuẩn
(phage), virus này xâm nhiễm đã làm vi khuẩn sản xuất ra một loại độc tố cực mạnh
gây rối loạn chức năng cơ quan tiêu hóa đặc biệt là hệ gan tụy của tôm, kết quả gan tụy
sẽ bị hoại tử. Theo nhận định của các chuyên gia thủy sản trên thế giới hội chứng hoại
tử cấp tính còn xuất hiện trong vài năm tới và hiện nay các nước đang tìm cách khắc
phục bệnh này để duy trì nghề nuôi tôm phát triển bền vững.

9


2.3.2. Trong nước
Đầu năm 2008, nhận thấy thị trường thế giới đang có xu hướng tiêu thụ mạnh mặt
hàng tôm thẻ chân trắng của Thái Lan, Trung Quốc. Và sản phẩm tôm sú nuôi của Việt
Nam bị cạnh tranh mạnh, hiệu quả sản xuất thấp, Bộ NN&PTNT đã ban hành Chỉ thị
số 228/CT – BNN&PTNT cho phép nuôi tôm chân trắng tại vùng ĐBSCL nhằm đa
dạng hoá sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu, giảm áp lực cạnh tranh, đáp ứng được nhu cầu
tiêu dùng của các nước trong khu vực và trên thế giới. Cuối năm 2012, cả nước có
185 cơ sở sản xuất giống tôm chân trắng, sản xuất được gần 30 tỷ con. Sang năm 2013
(tính đến hết tháng 5), cả nước có 103 cơ sở sản xuất giống tôm chân trắng, cung cấp

cho thị trường 3,5 tỷ con. Số trại sản xuất tôm chân trắng và tôm sú chủ yếu tập trung
tại các tỉnh Nam Trung Bộ, trong đó Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hoà và Phú Yên
chiếm khoảng 40% trong tổng số trại sản xuất giống tôm của cả nước (tương đương
với 623 trại). Sản lượng giống tôm nước lợ ở khu vực này chiếm khoảng 70% tổng sản
lượng giống tôm của cả nước. Bên cạnh đó, các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang
cũng là những địa phương sản xuất giống tôm thẻ chân trắng cung cấp lượng lớn tôm
giống cho thị trường.
Năm 2013, giá tôm giống nhìn chung ổn định tại các tỉnh phía Nam. Song, tại các tỉnh
phía Bắc như Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, do chi phí vận chuyển tăng cao, giá
tôm giống cũng tăng lên. Giá giống tôm chân trắng dao động trong khoảng 80-90
đồng/con. Từ một số mô hình nuôi thành công, tôm chân trắng đang ngày càng được
các hộ nuôi trồng thuỷ sản quan tâm phát triển. Năm 2012, trong khi diện tích thả
giống tôm sú đạt 619,4 nghìn ha - giảm 7,1% so với năm 2011; và sản lượng thu hoạch
298,6 nghìn tấn - giảm 6,5% so với năm 2011; thì diện tích thả giống tôm chân trắng
tăng15,5% - đạt xấp xỉ 38,2 nghìn ha, sản lượng thu hoạch tăng 3,2% - đạt 177,8 nghìn
tấn. Tình hình diễn ra tương tự với 7 tháng đầu năm 2013 (tính đến ngày 20/7), trong
khi diện tích thả giống tôm sú giảm (chỉ đạt 560 nghìn ha, bằng 94,4% mức cùng kỳ
năm ngoái) và sản lượng thu hoạch là 85 nghìn tấn (bằng 80% mức cùng kỳ năm
ngoái) thì diện tích thả giống tôm chân trắng tăng (đạt xấp xỉ 24 nghìn ha, bằng 116%
so với cùng kỳ năm ngoái), sản lượng thu hoạch là 30 nghìn tấn (gần bằng 142% mức
cùng kỳ năm 2012). Có thể thấy, ngoài lợi thế về tôm sú thì Việt Nam vẫn còn rất
nhiều tiềm năng để đầu tư phát triển tôm thẻ chân trắng, trong đó, tôm cỡ nhỏ là một
lợi thế mà Việt Nam cần tích cực khai thác. Theo tính toán của các chuyên gia thuỷ
sản, chi phí sản xuất tôm thẻ chân trắng nguyên liệu thông thường chỉ bằng 0,4-0,5 chi
phí sản xuất tôm sú. Tuy nhiên, để có thể khai thác thành công các tiềm năng và lợi thế
ở tôm thẻ chân trắng, Việt Nam cũng cần phải kiểm soát tốt dịch bệnh. Năm 2012, cả
nước có tới 106 nghìn ha diện tích tôm nuôi nước lợ bị thiệt hại.
10



Sang năm 2013 (tính đến ngày 27/4), diện tích tôm nuôi bị thiệt hại khoảng 14,6 nghìn
ha. Trong đó, diện tích tôm chân trắng bị thiệt hại là 666 ha (chiếm gần 9% diện tích
thả nuôi). Sáu tháng đầu năm 2013, 17% diện tích thả nuôi tôm chân trắng bị thiệt hại tương đương với 3.081 ha (trong khi tôm sú thả nuôi chỉ bị thiệt hại 3,8%). So với
cùng kỳ năm 2012, diện tích tôm sú thả nuôi bị thiệt hại bằng 65%, nhưng với tôm
chân trắng thì con số này lên tới 125%. Diện tích nuôi tôm bị bệnh tập trung chủ yếu ở
vùng ĐBSCL và một số tỉnh khu vực Trung Trung Bộ.
Theo báo cáo tại buổi họp báo về tình hình dịch bệnh nuôi tôm nước lợ năm 2012, hội
chứng hoại tử gan tuỵ xảy ra chủ yếu ở các vùng nuôi tôm thân canh và bán thâm
canh, xảy ra ở hầu hết các tháng trong năm, nhưng mức độ dịch bệnh trầm trọng nhất
từ tháng 4 đến tháng 7, chiếm 75% tổng diện tích báo cáo bị bệnh trong cả năm. Các
vùng nuôi có độ mặn thấp, tỷ lệ mắc bệnh ít hơn so với vùng nuôi có độ mặn cao. Các
tháng nhiệt độ thấp, mùa mưa, tỷ lệ xuất hiện bệnh thấp hơn các tháng mùa khô, nhiệt
độ cao. Hội chứng hoại tử gan tuỵ cấp tính gây chết tôm ở giai đoạn 15-40 ngày sau
khi thả nuôi. Tôm ngừng ăn, bơi chậm, vỏ mỏng, màu tôm nhợt nhạt. Gan tụy có biểu
hiện sưng, nhũn, teo. Như vậy, về nuôi trồng thuỷ sản, tôm thẻ chân trắng đang gặp
khá nhiều khó khăn. Tuy nhiên, trong lĩnh vực xuất khẩu thuỷ sản, mặt hàng này lại
đang khẳng định được vị thế. 7 tháng đầu năm 2013, trong khi xuất khẩu tôm sú chỉ
tăng 1,3% so với cùng kỳ năm 2012 (đạt xấp xỉ 680 triệu USD) thì xuất khẩu tôm chân
trắng đạt 609 triệu USD, tăng 51,5% so với cùng kỳ năm 2012, chiếm 43,7% trong
tổng kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam. Giá đầu tư thấp, mùa vụ nuôi ngắn, có
khả năng thích ứng tốt trong điều kiện nuôi rộng muối, cho năng suất cao, kích cỡ tôm
phù hợp với nhu cầu tiêu thụ của thế giới… Là những điều kiện để tôm chân trắng
chiếm được vị trí ưu tiên trong nuôi trồng thuỷ sản tại Việt Nam. Để đạt chỉ tiêu diện
tích thả nuôi tôm chân trắng là 40 nghìn ha (bằng 104,8% năm 2012), về sản lượng
phấn đấu đạt 190 nghìn tấn trong năm 2013. Trong những năm tới Bộ thủy sản và các
Sở sẽ đẩy mạnh phát triển ngành thủy sản.
2.3.3. Tỉnh Kiên Giang
Trong năm 2012, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh Kiên Giang triển khai
chương trình nuôi thủy sản vùng ven biển và hải đảo tại huyện Kiên Hải, huyện Kiên
Lương, huyện Phú Quốc và các huyện ven biển vùng U Minh Thượng…nhằm chuyển

giao những tiến bộ khoa học kỹ thuật đến tận tay người dân ở vùng ven biển và hải
đảo; đưa đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao vào phát huy thế mạnh của các huyện
ven biển và hải đảo nhằm đa dạng hóa đối tượng nuôi thủy sản trong tỉnh, tăng thu
nhập cho nông ngư dân.
11


Trong năm đã tiến hành lập kế hoạch và triển khai thực hiện tốt 12 chương trình dự án
Khuyến nông – Khuyến ngư; đầu tư cho mỗi hộ 60% con giống và 30% vật tư thiết
yếu. Trong suốt quá trình xây dựng các mô hình nuôi, cán bộ Khuyến nông thường
xuyên xuống theo dõi và hướng dẫn kỹ thuật cho người dân nên các điểm trình diễn ít
xảy ra dịch bệnh, tỷ lệ sống cao, góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập từng
bước nâng cao đời sống kinh tế cho bà con nông ngư dân vùng ven biển và hải đảo.
Qua mô hình trình diễn người dân trực tiếp chứng kiến, tiếp thu kiến thức khoa học kỹ
thuật, đút kết kinh nghiệm thực tế, từ đó mô hình được lan tỏa. Tính đến thời điểm này
toàn tỉnh đã thả nuôi được 89.000/90.563 ha tôm nước lợ.
Trong đó, tôm nuôi theo hình thức công nghiệp, bán công nghiệp là 2.015 ha, tăng
51,6% so với cùng kỳ, nuôi quảng canh cải tiến 17.048 ha, còn lại là tôm lúa. Sản
lượng thu hoạch đạt 51.430 tấn, tăng 22,5% so với cùng kỳ. Sản lượng tôm nuôi của
tỉnh tăng mạnh là do năm nay tình hình thời tiết tương đối ổn định, dịch bệnh được
kiểm soát, giá thương phẩm cả tôm sú và tôm thẻ chân trắng luôn ở mức cao nên
người dân mạnh dạn đầu tư thả nuôi. Theo Sở Công thương Kiên Giang 2012, kim
ngạch xuất khẩu của tỉnh năm qua đạt trên 496 triệu USD, trong đó có sự đóng góp rất
lớn của nhiều mặt hàng nông, thủy sản, nhất là mặt hàng chế biến từ tôm nuôi.
Năm 2015 tỉnh Kiên Giang phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 526 triệu USD, với các
mặt hàng chủ lực là gạo, tôm, cá đông và đồ hộp (Theo Sở NN-PTNT Kiên
Giang15/12/2014) chủ yếu là mặt hàng tôm.
2.3.4. Huyện Hòn Đất
Dưới tác động của biến đổi khí hậu, nhiệt độ thay đổi thất thường, tình hình dịch bệnh
diễn biến phức tạp trong nuôi thẻ thâm canh những năm vừa qua, đã gây thiệt hại

không nhỏ cho người nuôi tôm tại tỉnh Kiên Giang nói chung va huyện Hòn Đất nói
riêng. Để hạn chế những thiệt hại nói trên cũng như phát triển một cách bền vững lĩnh
vực nuôi tôm thâm canh của tỉnh, trong năm 2014, Trung tâm KNKN Kiên Giang đã
phối hợp Trạm KNKN huyện Hòn Đất triển khai mô hình “Nuôi tôm thẻ chân trắng
theo VietGAP” tại 2 hộ Hà Mỹ Linh và Trần Đình Bửu ở ấp Hòn Quéo, xã Thổ Sơn,
huyện Hòn Đất, với quy mô 4.000 m2/hộ (mật độ nuôi 80 con/m2). Mô hình “Nuôi tôm
thẻ chân trắng theo VietGAP” thuộc chương trình dự án khuyến nông trung ương,
nông dân tham gia mô hình được Nhà nước hỗ trợ trên 83 triệu đồng cho một mô hình
(100% giá trị con giống, 30% thức ăn, chế phẩm sinh học) và được tập huấn quy trình
kỹ thuật. Quy trình thực hành nuôi thủy sản tốt VietGAP, nhằm giúp cho nông dân có
điều kiện tiếp cận và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong nuôi tôm
thẻ chân trắng theo hướng VietGAP, nhằm hạn chế tối đa về dịch bệnh, nâng cao hiệu
quả kinh tế.
12


Với kết quả đạt được các hộ tham gia mô hình đều khẳng định áp dụng quy phạm nuôi
tôm thẻ chân trắng theo VietGAP là rất cần thiết nhằm mục đích để nâng cao năng
suất, sản lượng và tạo ra sản phẩm sạch cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu,
góp phần tăng thu nhập cho hộ gia đình cũng như cải thiện và nâng cao quy trình kỹ
thuật và ý thức trách nhiệm của hộ nuôi đối với xã hội, môi trường và sức khỏe con
người.
2.5. Các loại bệnh thường gặp trên tôm thẻ chân trắng
a) Hội chứng Taura (TSV – Taura Syndrome virus)
TVS được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1992 tại Ecuador đã gây ảnh hưởng nghiêm
trọng lên ngành nuôi tôm thẻ chân trắng. Bệnh TSV do virus thuộc giống Piconavirus
gây ra, bệnh thường xảy ra ở giai đoạn ấu niên từ 14 - 40 ngày tuổi, có thể gây chết
đến 90%. Triệu chứng nổi bật nhất ở tôm bệnh cơ thể có màu hồng sáng hoặc đỏ, nhất
là đuôi và các chân bơi, ột số tôm bị mềm vỏ, phồng mang, ruột rỗng, tôm thường chết
sau khi lột xác.

b) Bệnh đốm trắng (WSSV – White Spot Syndrome Virus)
Bệnh WSSV do virus thuộc giống Baculovirus gây ra. Bệnh thường xảy ra trong 2
tháng nuôi đầu. Bệnh gây tỉ lệ chết rất cao, có thể lên đến 99% trong 3 – 7 ngày. Dấu
hiệu đặc trưng của bệnh cơ thể tôm xuất hiện các đốm trắng, tròn, dưới lớp vỏ kitin,
tập trung nhiều ở giáp đầu ngực và đốt bụng cuối cùng, khi mắt bệnh tôm bệnh giảm
ăn rõ rệt, bơi gần bờ. WSSV được xem là loại virus gây bệnh nguy hiểm trên tôm thẻ
chân trắng và một số tôm cùng họ khác. Ở Châu Á WSSV lần đầu tiên được công bố
vào năm 1992 tại Nhật Bản sau khi nhập giống nhiễm bệnh từ Trung Quốc.
Cùng thời điểm đó ở Đài Loan, miền nam Thái Lan WSSV cũng được tìm thấy trên
tôm sú (Lightner và Redman, 1998) và sau đó dịch bệnh WSSV trên tôm lây lan nhanh
chóng khắp các vùng nuôi tôm ở Châu Á.
c) Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu (IHHNV -Infectious hypodermal and
haematopoietic necrosis)
Bệnh do virut Parvovirus gây ra. Tôm bị bệnh thường ở dạng mãn tính với các triệu
chứng như còi cọc, dị dạng các bộ phận cơ thể (chủy, râu, vỏ, …), tôm chậm lớn và tỉ
lệ phân đàn cao. Bệnh này không ảnh hưởng đến tỉ lệ sống của tôm nhưng ảnh hưởng
rất lớn đến sản lượng tôm nuôi. Các bệnh do virus nêu trên có thể lây nhiễm theo cả 2
trục ngang và dọc. Bệnh được truyền từ tôm bố mẹ sang con trong sản xuất giống hay
lây nhiễm từ tôm bệnh sang tôm khỏe hoặc từ sinh vật mang mầm bệnh khác lây
nhiễm sang tôm nuôi.

13


Bệnh virut là bệnh gây thiệt hại nặng nề nhất và là trở ngại rất lớn cho tôm nuôi toàn
thế giới. Đến nay vẫn chưa có biện pháp điều trị bệnh do virus. Vì thế, biện pháp
phòng bệnh được xem là yếu tố hàng đầu trong thực tế sản xuất.
d) Virus gây bệnh đầu vàng (YHV)
Bệnh do virus YHV (yellow head virus) được phát hiện lần đầu tiên miền Tây Thái
Lan, sau đó nhanh chóng xuất hiện ở miền Nam Thái Lan, Đài Loan, Indonesia,

Trung Quốc, Philippine và Việt Nam. Khi nhiễm bệnh trước tiên tôm trở nên ăn
nhiều một cách khác thường trong vài ngày, sau đó đột ngột ngừng ăn. Sau 1 - 2
ngày tôm bắt đầu lờ đờ trên mặt và ven bờ rồi chết, mức độ chết tăng dần. Phần
đầu ngực, nhất là gan tụy chuyển màu vàng và sưng. Gan có màu trắng nhạt hay
vàng nhạt đến nâu. Thân màu nhợt nhạt. Theo báo cáo của các nhà khoa học, thì từ
năm 2001 đến nay phát hiện thấy tôm bị bệnh vàng đầu có độ tuổi từ 25 ngày đến
70 ngày tuổi. Nếu là tôm nhỏ từ 25-35 ngày bị nhiễm bệnh càng nặng và sẽ chết
hết trong thời gian 2-3 ngày tỷ lệ chết lên đến 99%. (Theo SITTO Việt Nam
21/02/2014).

14


CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại huyện Hòn Đất – tỉnh Kiên Giang trong thời gian từ (01/2015
- 06/2015).
3.2. Đối tượng nghiên cứu

Thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei).
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu được giới hạn ở khía cạnh kỹ thuật nuôi và hiệu quả kinh tế của mô hình
nuôi tôm thẻ chân trắng tại địa bàn huyện Hòn Đất của tỉnh Kiên Giang.
Địa bàn thu mẫu

Hình 3.1: Bản đồ Huyện Hòn Đất tỉnh Kiên Giang
3.4. Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp được thu tại Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn ở địa phương
về vùng nuôi, diện tích nuôi, thuận lợi và khó khăn trong quá trình nuôi, đặc biệt là

hiệu quả kinh tế.
Số liệu sơ cấp được thu bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp 20 hộ nuôi thẻ chân
trắng tại huyện Hòn Đất bằng phiếu phỏng vấn.

15


Bảng 3.1: Phân bố số hộ phỏng vấn trên địa bàn huyện Hòn Đất
STT



Số hộ

1

Lình Huỳnh

16

2

Thổ Sơn

4

3.4.1. Về mặt kỹ thuật
Thông tin chung: Tên, tuổi, năm kinh nghiệm, trình độ chuyên môn, mô hình nuôi,
địa chỉ, số điện thoại.
Thông tin thiết kế xây dựng về mô hình nuôi: diện tích nuôi, cách cải tạo ao, hóa

chất cải tạo, liều lượng, hiệu quả, giá thành.
Thông tin con giống: số vụ thả nuôi/năm, nguồn giống, kiểm tra giống, phương pháp
kiểm tra, kích cở khi thả nuôi, thời gian thả, con giống và mật độ thả.
Thông tin thức ăn và phương thức cho ăn: Loại thức ăn, thành phần đạm, số lần cho
ăn/ngày, thời gian cho ăn, cách cho ăn, hệ số FCR, quản lý sàn ăn.
Thông tin về chăm sóc quản lý: Theo dõi chất lượng nước, gây tảo, sử dụng vôi, hóa
chất xử lý ao, xử lý nước đầu vào, xử lý bệnh.
Thông tin thu hoạch và lợi nhuân: Thời gian thu hoạch, cách thu hoạch (thu toàn bộ
hay thu tỉa), trọng lượng và kích cỡ tôm thu hoạch, tổng sản lượng, tỷ lệ sống và giá
bán trung bình.
3.4.2. Phân tích chi phí, thu nhập, lợi nhuận
Theo Lê Xuân Sinh (2005), các bước phân tích chỉ tiêu kinh tế như sau:
Phân tích chi phí sản xuất nông hộ
Tổng chi phí (TC) là toàn bộ chi phí đầu tư về vật chất và lao động mà nông hộ sản
xuât ra khối lượng sản phẩm sản xuất ra trong vụ nuôi. Được viết dưới dạng công
thức:
TC = Xi = Qi * Pi

(3.1)

Trong đó:
Xi: chi phí của khoản mục đầu tư vào i
Qi: số lương đơn vị đầu vào i
Pi: giá của một đơn vị vào i
16


Phân tích tổng thu nhập của nông hộ
Tổng thu nhập (TR) của nông hộ được tính là tổng thu nhập từ việc nuôi được tính:
TR = Qj * Pj


(3.2)

Trong đó:
j: là sản phẩm j
Qj: sản lượng của sản phẩm j
Pj: đơn giá bán của sản phẩm j
Phân tích lợi nhuận và hiệu quả kinh tếcủa nông hộ
Lợi nhuận (PR) là phần còn lại sau khi tổng thu nhập (TR) trừ đi tổng chi phí (TC).
Lợi nhuận là biểu hiện mối quan hệ nghịch chiều giữa thu nhập và chi phí trong hoạt
động nuôi tôm thẻ chân trắng của nông hộ trên vụ nuôi. Lợi nhuận được tính:
PR = TR –TC

(3.3)

3.5. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu sau khi thu về kiểm tra kỹ trước khi nhập vào máy tính để tính toán. Phần mềm
Microsoft Office 2010 được dùng để nhập xử lý và phân tích số liệu. Các phương pháp
phân tích được sử dụng gồm có: Mô tả trung bình, độ lệch chuẩn, tần suất, phần trăm.

17


CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.1. Khảo sát thực trạng nuôi tôm tại huyện Hòn Đất tỉnh Kiên Giang.
Nuôi tôm nước lợ, mặn đang có xu hướng gia tăng trong đó nuôi tôm thẻ chân trắng
thâm canh đang là ngành chủ lực giúp phát triển kinh tế của tỉnh Kiên Giang nói chung
và huyện Hòn Đất nói riêng.
Bảng 4.1: Diện tích và sản lượng thủy sản tại huyện Hòn Đất

Năm

Tổng diện

DT nuôi

tích TS (ha) tôm (ha)

Sản lượng DT nuôi
(tấn)

Sản lượng

Năng suất

thẻ (ha)

(tấn)

(tấn/ha)

2010

118.891

81.726

34.737

746


10.800

14.47

2011

153.920

84.608

39.601

1.150

13.020

11.32

2012

163.761

87.504

40.290

1.063

12.921


12.15

2013

162.611

88.000

41.978

1.158

13.728

11.85

2014

196.245

90.563

51.430

1.915

19.072

9.95


Năm 2010 tỉnh có 118.891 ha nuôi thủy sản, trong đó nuôi tôm 81.726 ha và diện tích
nuôi tôm thẻ 746 ha (Sở NN và PTNT, 2015). Sản lượng nuôi trồng thủy sản của
huyện Hòn Đất phát triển trong đó nuôi tôm thẻ thâm canh thay tôm sú được người
dân hưởng ứng và hiệu quả mang lại khá cao. Nhìn chung diện tích nuôi trồng thủy sản
của huyện Hòn Đất đều tăng lên qua từng năm trong đó diện tôm thẻ chân trắng cũng
phát triển và tăng dần từ năm 2010 với diện tích nuôi tôm thẻ là 746 đến 2014 tăng lên
1.915 ha chiếm 2% nuôi tôm nước lợ mặn. Tổng diện tích nuôi tôm nước lợ mặn mặn
2014 là 90.563 ha, tăng 2,91% (2.563 ha) so với cùng kỳ, vượt 1,76% (1.563 ha) so
với kế hoạch. Sản lượng tôm nuôi năm 2014 là 51.430 tấn, tăng 22,52% (9.452 tấn) so
với cùng kỳ, gần đạt kế hoạch đề ra (kế hoạch năm 2014 là 52.000 tấn). Trong đó Tôm
công nghiệp - bán công nghiệp được nuôi với diện tích 2.015 ha, sản lượng 19.341 tấn,
năng suất bình quân 9,60 tấn/ha (tôm chân trắng diện tích 1.915 ha, sản lượng 19.072
tấn, năng suất bình quân 9,96 tấn/ha từ năm 2010- 2014 chiếm 30%) (Sở NN và
PTNT, 2015).

18


Sở NN và PTNT 2015 của tỉnh đã có những chỉ đạo và quan tâm đến các ngành
chuyên môn, xây dựng lịch thời vụ phù hợp với từng loại thủy sản nuôi, tăng cường
công tác kiểm soát, thông báo, họp dân để có biện pháp phòng bệnh cho tôm nuôi nhất
là vào thời điểm giao mùa là thời gian có thể gây ảnh hưởng cao nhất cho thủy sản
nuôi đặc biệt là tôm.
4.2 Khía cạnh kỹ thuật của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng
4.2.1 Kinh nghiệm nuôi
Tôm thẻ chân trắng là đối tượng thủy sản còn khá mới đối với nhiều vùng nuôi, qua đó
kinh nghiệm nuôi còn thấp, dao động 3-4 năm. Tuy nhiên các hộ nuôi này trước đó đã
từng nuôi tôm sú và kinh nghiệm nuôi có hộ đã nuôi trên 10 năm. Thẻ chân trắng đang
là đối tượng được quan tâm, cho nên các công tác hỗ trợ tập huấn. Của các công ty

thuốc và thức ăn được tiến hành thường xuyên, đó cũng là một trong những yếu tố
quyết định đến năng suất khi nuôi. Các hộ nuôi có bằng trung cấp thủy sản chiếm
20%, các nông hộ thông qua lớp tập huấn chiếm 10%, các hộ nuôi dựa trên kinh
nghiệm là 70%.

TH (10%)

TC (20%)

TH
TC
KN

KN ( 70%)

Hình 4.1 Trình độ chuyên môn của nông hộ nuôi tôm thẻ chân trắng
4.2.2 Trình độ chuyên môn
Năng suất trung bình những hộ nuôi bằng kinh nghiệm cao nhất là (4,8 tấn/ha), tỷ lệ
sống trung bình (57%) năng suất rất thấp (2,67 tấn/ha), tỷ lệ sống (38%). Các hộ được
tập huấn đạt (5 tấn/ha), tỷ lệ sống (53%), các hộ nuôi có trình độ trung cấp thủy sản
năng suất nuôi đạt (5-6 tấn/ha), tỷ lệ sống trung bình từ (66%-75%). Thể hiện qua
bảng sau:

19


Bảng 4.2 Trình độ chuyên môn và hiệu quả trong khi nuôi
Trình độ
Chuyên môn


Tỷ lệ
(%)

Năng suất
( tấn/ha)

Tỷ lệ sống
(%)

Trung cấp

20

6

65-75

Tập huấn

10

5

53

Trung cấp

70

4,8


57

Năng suất tôm nuôi của những hộ được tập huấn, trình độ trung cấp cao hơn những hộ
nuôi bằng kinh nghiệm. Những hộ này có trình độ chuyên môn cao, có nhiều kiến thức
trong quá trình học tại trường, công tác quản lý bệnh cũng chặt chẽ hơn nên đạt hiệu
quả cao trong khi nuôi, còn những hộ nuôi bằng kinh nghiệm có tới 45% hộ nuôi thất
bại hoặc trắng tay sau vụ nuôi do tôm bị mắc một số bệnh ảnh hưởng tới quá trình
nuôi. Một nguyên nhân khác tôm thẻ vẫn là đối tượng mới với các hộ nuôi, quá trình
chăm sóc khó khăn nên các hộ nuôi theo hình thức truyền thống khó nắm bắt được
trong khi nuôi đó là lý do tại sao các hộ nuôi kinh nghiệm còn gặp khó khăn khi nuôi.
4.2.3 Diện tích ao nuôi
Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh bình quân 0,39 ± 0,42 ha, diện tích nuôi
tôm lớn nhất là 2 ha, thấp nhất là 0,1 ha. Diện tích nằm trong khoảng từ 0,2 đến 0,4 ha
chiếm tỷ lệ cao nhất 70%, diện tích nhỏ hơn 0,2 ha chiếm 15% và diện tích lớn hơn 0,4
ha chiếm 15% cơ cấu diện tích ao nuôi được thể hiện qua hình 4.2 như sau:

70%

80%
70%
60%
50%

<0,2 ha

40%

0,2-0,4 ha


30%

15%

15%

20%
10%
0%
<0,2 ha

0,2-0,4 ha

>0,4 ha

Hình 4.2 Diện tích ao nuôi tôm thẻ chân trắng
20

>0,4 ha


Từ hình 4.2 ta thấy người nuôi có xu hướng xây dựng ao nuôi có diện tích từ 0,2 – 0,4
ha vì với diện tích này nguồn nước sử dụng hay môi trường không quá khó khăn trong
khâu quản lý. Nhưng năng suất đạt vẫn còn rất thấp, có hộ nuôi tiêu hủy tôm hoàn toàn
trong quá trình nuôi hoặc bỏ ao do tôm mắc bệnh. Chỉ có 9 hộ có năng suất ổn định từ
(50% - 57%) còn những hộ nuôi có diện tích ao nuôi lớn hơn 0,4 ha năng suất bình
quân đạt 4,85% tấn/ ha, tỷ lệ sống trung bình 63,4% đạt hiệu quả hơn so với những hộ
nuôi có diện tích 0,2 - 0,4 ha. Theo ý kiến của các hộ nuôi đạt hiệu quả cho biết diện
tích nuôi lớn tuy khó trong khâu quản lý nhưng hiệu quả mang lại khi nuôi khá ổn, còn
những hộ nuôi thua lỗ tuy diện tích nhỏ dễ dàng trong khâu quản lý nhưng lại gặp khó

khăn trong việc xử lý bệnh cho tôm nên năng suất mang lại không cao. Theo kết quả
nghiên cứu của Nguyễn Thanh Phương và ctv.,(2008), thì ao nuôi có diện tích nhỏ hơn
4000m2 cho năng suất, kích cỡ thu hoạch lớn hơn và có thời gian nuôi ngắn hơn so với
các ao có diện tích lớn hơn.
4.2.4 Thời điểm và mùa vụ nuôi
Thả giống đúng mùa, đúng thời vụ góp phần tạo nên thành công cho một vụ nuôi tôm.
Đồng thời giảm rủi ro do tác động của môi trường, khí hậu. Theo kết quả khảo sát cho
thấy mùa vụ thả nuôi tôm thẻ chân trắng bắt đầu từ tháng 2 – 4 âm lịch nhưng người
nuôi tôm thẻ chân trắng thường thả vào rằm tháng 3. Đây là thời gian khá thuận lợi để
thả tôm vì thời gian này có điều kiện nhiệt độ thuận lợi, ít bị tác động của tự nhiên.
Thời gian tháng 3 hằng năm nhiệt độ nước khoảng 20ºC. Mùa mưa bão ít xảy ra vào
thời gian này mà thường xảy ra trong tháng 8 và tháng 9. Do vậy, vụ nuôi tôm chỉ bắt
đầu được từ giữa tháng 3, đầu tháng 4 đến hết tháng 7 là tốt nhất. Tháng 6 – 7 âm lịch
của mùa vụ các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tập trung thu hoạch, mùa vụ thu
hoạch tôm thẻ chân trắng tập trung mạnh vào tháng 6 âm lịch và giảm dần qua các
tháng 7 – 8 âm lịch.
4.2.5 Cải tạo ao nuôi
Thời gian sêt vét, cải tạo ao bắt đầu vào tháng 2 âm lịch chuẩn bị cho vụ thả tôm, đây
là khâu quan trọng trong các mô hình nuôi thủy sản nói chung và nuôi tôm thẻ chân
trắng thâm canh nói riêng. Khi mức độ thâm canh càng tăng thì lượng vật chất dư thừa
như phân tôm, thức ăn dư thừa…lắng đọng ở đáy ao càng cao. Lượng vật chất dư thừa
này là một phần tác nhân gây ảnh hưởng cho tôm như mang mầm bệnh từ vụ nuôi
trước lây qua tôm đang nuôi, tạo ra các khí độc H2S, NH3, CH4 ảnh hưởng trực tiếp
cho tôm nuôi. Như vậy sên vét, cải tạo ao sẽ hạn chế các mối nguy như sinh vật mang
mầm bệnh gây ảnh hưởng cho tôm, đặc biệt là các bệnh lây truyền như đốm trắng, đỏ
thân.
21


70%


65%

60%
50%
40%

35%
Không qua ao lắng

30%

Qua ao lắng

20%
10%
0%
Không qua ao lắng

Qua ao lắng

Hình 4.3. Mức độ xử lý nước cấp của hộ nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh
Trong quá trình nuôi các hộ nuôi thường xuyên châm hoặc thay thêm nước vào ao
nuôi do khi nuôi nước bị bốc hơi, hoặc nhằm cải thiện nguồn nước trong ao nuôi, kích
thích khả năng bắt mồi, lột xác và tăng trưởng của tôm. Với cùng diện tích ao nuôi, khi
mật độ nuôi càng cao thì khả năng môi trường nước bị ô nhiễm sẽ tăng do lượng thức
ăn cho tôm nhiều hơn và lượng phân tôm thải ra càng tăng lên. Kết quả khảo sát hình
4.3 cho thấy tình hình xử lý nước trước khi đưa vào ao nuôi tôm thẻ chân trắng thâm
canh chiếm 35% còn các hộ nuôi đưa nước trực tiếp vào ao nuôi là 65% do ở đây là
vùng nuôi giáp biển chỉ cách khoảng 500m từ biển đến vùng nuôi nên việc thay nước

không cần qua ao lắng được nhiều hộ nuôi thực hiện. Tuy nguồn nước cung cấp dồi
dào do được ưu đãi từ biển nhưng nếu không được xử lý triệt để người nuôi khó có thể
gặp khó khăn trong khâu quản lý dịch bệnh. Chính việc xử lý nước cấp không triệt để
như thế rất dễ tạo cơ hội cho mầm bệnh phát sinh và lây lan gây hậu quả nghiêm trọng
cho vụ nuôi sau này. Cũng có hộ ý thức nắm bắt được tầm quan trọng của việc xử lý
qua ao lắng nên đã tích cực hưởng ứng nhưng chỉ là phần nhỏ trong vùng nuôi (chiếm
35%).
4.2.6 Thông số về con giống
Bảng 4.3 thông tin con giống
Diễn giải

TB ± ĐLC

Kích cỡ thả giống (PL)

10 -13

Mật độ thả nuôi (con/m2 )

74,25±7,3

22


4.2.6.1 Mật độ thả nuôi
Mức độ thả nuôi tỷ lệ thuận diện tích nuôi. Diện tích càng lớn thì mức độ con giống
thả nuôi càng cao. Khi thả giống với mật độ càng cao thì chi phí vụ nuôi càng cao, đặc
biệt là các khoảng chi phí như thức ăn, thuốc, hóa chất xử lý môi trường sẽ tăng theo
và rủi ro dịch bệnh càng cao. Mật độ thả nuôi phụ thuộc vào nguồn vốn đầu tư cho mô
hình nuôi của mô hình nuôi, trình độ kỹ thuật chăm sóc, quản lý ao nuôi và loài nuôi.


10%
lớn hơn 80 com/m2
80 con/m2
55%

nhỏ hơn 80 con/m2

35%

Hình 4.4: Mật độ thả nuôi tôm thẻ chân trắng
Qua kết quả khảo sát cho thấy, mật độ nuôi trung bình là 74,25±7,3 con/m2 (Bảng 4.3).
Mật độ nuôi tôm của các nông hộ nuôi trong khoảng từ 60- 90 con/m2. Trong đó lớn
hơn 80 con/m2 chiếm 10% trong tổng số 20 hộ nuôi, 80 con/m2 chiếm 35%, nhỏ 80
con/m2 là 55%. Các hộ cũng cho biết thêm mật độ nuôi thẻ cao thì cho năng suất cao
nhưng tỷ lệ sống lại thấp nên hiện nay các hộ nuôi có xu hướng nuôi tôm với mật độ
70-90 con/m2, với mật độ nuôi này tỷ lệ sống ổn định, năng suất thu được tương đối
cao. Nguyễn Huy Điền (2007) khuyến khích người nuôi tôm thẻ chân trắng với mật độ
vừa phải (70 con/m2), tối đa cũng chỉ nên thả ở mật độ 100 con/m2. Tuy nhiên, theo
Wyban (2007) mật độ nuôi tôm thẻ chân trắng ở Thái Lan dao động từ 120-200 con/m2
nhưng mật độ thả nuôi ở tỉnh Kiên Giang nói chung hay huyện Hòn Đất nói riêng chỉ
thả ở mức độ vừa phải, thậm chí còn thấp. Còn một số vùng như Kiên Lương, mức độ
thả nuôi trung bình từ 80-100 con/m2 , tỷ lệ sống từ 60-80,4%, năng suất trung bình đạt
5,35 tấn/ha đến 6,23 tấn/ha, ở huyện An Biên tôm thẻ chân trắng thâm canh được nuôi
với mật độ 70-100 con/m2 nhưng cũng có các hộ nuôi với mật độ dày 110 con/m2, tỷ lệ
sống từ 53,4-78,3%, năng suất đạt trung bình 4,85-6,32 tấn/ha (sở NN và PTNT,
2015). Nhìn chung so với các huyện nuôi tôm thẻ thâm canh trong tỉnh thì hiệu quả và
mật độ thả nuôi tôm thẻ thâm canh của huyện Hòn Đất vẫn còn thấp và hiệu quả mang
lại chưa cao.
23



4.2.6.2 Nguồn giống, kích cỡ con giống và chất lượng con giống
Con giống là yếu tố quan trọng góp phần làm tăng năng suất, tỷ lệ sống trong nuôi
trồng thủy sản nói chung, đặc biệt là mô hình nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng. Do
đó việc lựa chọn con giống tốt, kích cỡ con giống phù hợp, chất lượng không nhiễm
bệnh (WSSV, MBV) là điều mà người nuôi rất quan tâm. Nếu thả giống kém chất
lượng, mang mầm bệnh có thể dẫm đến tôm chết và thiệt hại nặng làm thua lỗ trong vụ
nuôi.
100%

90%

90%
80%
70%
60%
50%

Tôm giống Việt Úc

40%

Tôm giống Kiên Lương

30%

Tôm giống Bến Tre

20%

10%

5%

5%

0%
Tôm giống Việt Úc

Tôm giống Kiên
Lương

Tôm giống Bến Tre

Hình 4.5: Nguồn giống của tôm thẻ chân trắng
Đối với người nuôi tôm thẻ chân trắng kích cỡ con giống được chọn từ PL 10 - PL 13,
nhưng phần lớn là chọn PL 12 (65%), qua kết quả khảo sát có đến 90% tôm giống hộ
nuôi lựa chọn là tôm giống có nguồn gốc tại Kiên Lương, tôm giống của công ty Việt
Úc (5%), tôm giống Hùng Vương có nguồn gốc tại Bến Tre (5%) (Hình 4.5).
Chất lượng con giống có vai trò quyết định rất lớn đến hiệu quả nuôi tôm thâm canh.
Theo kết quả khảo sát 90% các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng sử dụng phương pháp PCR
để kiểm tra chất lượng con giống trước khi thả nuôi. Điều này chứng tỏ người dân am
hiểu, và quan tâm đến chất lượng con giống và chú trọng đến hiệu quả, năng suất trong
quá trình nuôi. Người nuôi hiểu rằng PCR là phương pháp duy nhất có thể phát hiện
kịp thời các mối nguy do mầm bệnh giúp người nuôi loại bỏ những mẫu tôm giống
không đạt chất lượng nhiễm bệnh và giảm bớt rủi ro trong khi nuôi.
4.2.7 Thức ăn và hệ số chuyển hóa thức ăn
4.2.7.1 Loại thức ăn
Thức ăn được sử dụng nhiều trong nuôi tôm thẻ chân trắng phổ biến nhất là thức ăn
CP (80%), tiếp đến là loại thức ăn UP (15%), Hi-Po (5%)

24


Bảng 4.4: Loại thức ăn dùng trong nuôi tôm thẻ chân trắng.
Thức ăn

FCR Protein

Năng suất

Tỷ lệ sống

Đơn giá

Số hộ

Tỷ lệ

(tấn/ha)

(%)

(đồng/kg)

sử dụng

(%)

CP


1,5

40

6,0

66

27.400

16

80

UP

1,10

40

5,0

75

27.000

3

15


Hi-Po

1,54

40

4,3

55,7

29.000

1

5

Qua kết quả khảo sát những hộ nuôi tôm bằng thức ăn CP có FCR trung bình là 1,5;
FCR của thức ăn UP là 1,10 và Hi-Po có FCR là 1,54.
Kết quả thống kê bảng 4.4 cho thấy, thức ăn CP và Hi-Po có FCR tương đương nhau
nhưng giá của thức ăn CP lại thấp hơn và cho năng suất cao hơn thức ăn Hi-Po nên có
đến 80% hộ nuôi sử dụng. Thức ăn UP có FCR thấp có giá thức ăn này thấp hơn thức
ăn CP và Hi-Po nhưng năng suất mang lại ở mức độ trung bình nên chỉ có 15% hộ
nuôi sử dụng. Trong mô hình nuôi tôm thâm canh, thức ăn là yếu tố quan trọng, chiếm
một khoảng chi phí lớn trong quá trình nuôi, ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và năng suất
của vụ nuôi. Vì thế các hộ nuôi thường có xu hướng chọn loại thức ăn có thành phần
đạm cao và hệ số FCR thấp. Như vậy việc sử dụng thức ăn sẽ ảnh hưởng đế kết quả
năng suất tôm nuôi khi thu hoạch. Do đó, trong quá trình nuôi, các hộ nuôi cần chọn
cho mình một loại thức ăn có giá vừa phải, FCR ổn định ở mức thấp nhưng hiệu quả
mang lại ổn định về tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống và năng suất của tôm, vì thế thức
ăn CP là loại thức ăn được các hộ nuôi lựa chọn sử dụng nhiều nhất. Từ đó cho thấy

FCR có ý nghia rất quan trọng trong nuôi tôm thẻ thương phẩm.

5%
15%
CP
UP
Hi-Po

80%

Hình 4.6: Các loại thức ăn trong nuôi tôm thẻ chân trắng
25


×