Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

Ương tôm thẻ chân trắng (litopenaeus vannamei) với các thể tích bể ương khác nhau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (488.56 KB, 38 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG


TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ SỐ: D620301

ƯƠNG TÔM THẺ CHÂN TRẮNG
(Litopenaeus vannamei) VỚI CÁC THỂ TÍCH
BỂ ƯƠNG KHÁC NHAU

Sinh viên thực hiện
Cao Đức Phú
Lớp NTTS6
MSSV: 1153040056

Cần Thơ, 2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG


TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ SỐ: D620301

ƯƠNG TÔM THẺ CHÂN TRẮNG
(Litopenaeus vannamei) VỚI CÁC THỂ TÍCH
BỂ ƯƠNG KHÁC NHAU



Cán bộ hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

ThS. Nguyễn Lê Hoàng Yến

Cao Đức Phú
Lớp NTTS6
MSSV: 1153040056

Cần Thơ, 2015


XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Đề tài: “Ương tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) với các thể tích bể ương
khác nhau”.
Sinh viên thực hiện: Cao Đức Phú
Lớp: Nuôi trồng thủy sản K6
Tiểu luận đã được hoàn thành theo yêu cầu của cán bộ hướng dẫn.

Cán bộ hướng dẫn

ThS. Nguyễn Lê Hoàng Yến

Cần Thơ, ngày.......tháng.......năm 2015
Sinh viên thực hiện

Cao Đức Phú



LỜI CẢM TẠ
Đầu tiên, tôi xin bài tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với gia đình là chỗ dựa vững chắc cho em
trong suốt chặn đường dài học tập.
Cảm ơn Cô Nguyễn Lê Hoàng Yến đã tận tình chỉ dạy cho em trong suốt thời gian làm đề
tài và định hướng nghiên cứu.
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong Khoa Sinh học ứng dụng – Đại học Tây Đô
đã tận tình dạy bảo, truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong những năm học
vừa qua, tạo dựng hành trang để em bước vào đời.
Xin cảm ơn tất cả các bạn lớp NTTS K6 đã tận tình giúp đỡ và gắn bó cùng em vượt qua
một chặng đường dài học tập.
Cuối cùng em xin chúc quý Thầy Cô – Khoa Sinh học ứng dụng – Đại học Tây Đô luôn
vui, khỏe, công tác tốt và không ngừng cống hiến cho sự nghiệp giáo dục.
Xin chân thành cảm ơn và ghi nhớ !

i


TÓM TẮT
Đề tài được thực hiện gồm 2 nghiệm thức nhằm so sánh sự ảnh hưởng của thể tích nước
ương khác nhau lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm thẻ chân trắng.
Thí nghiệm được bố trí gồm hai hệ thống bể ương 4m3 (nghiệm thức 1) và 8m3 (nghiệm
thức 2), thời gian thí nghiệm từ giai đoạn Nauplius đến giai đoạn PL10, mỗi nghiệm thức
lặp lại 3 lần, mật độ ương 300 ấu trùng/lít. Kết quả thí nghiệm ở giai đoạn PL10 cho thấy
tỷ lệ sống của ấu trùng đạt cao nhất ở nghiệm thức 1 là 34,7% trong khi đó nghiệm thức 2
chỉ đạt 25,5%. Mặt khác, khi phân tích về khả năng tăng trưởng của ấu trùng thì ngược
lại, nghiệm thức 2 ấu trùng phát triển tốt và đạt đến 10,83mm trong khi đó nghiệm thức 1
ấu trùng chỉ đạt chiều dài là 9,61mm. Qua phân tích thống kê nhận thấy tỷ lệ sống và
chiều dài ấu trùng giữa hai nghiệm thức có sự khác biệt không ý nghĩa (P<0,05). Tóm

lại thể tích bể 4m3 ương tốt hơn so với thể tích bể 8m3 trong ương tôm thẻ chân trắng.
Từ khóa : mật độ; Tôm thẻ chân trắng; tăng trưởng; tỷ lệ sống;thể tích bể ương.

ii


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM TẠ .................................................................................................................. i
TÓM TẮT ...................................................................................................................... ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH SÁCH HÌNH ..................................................................................................... vi
DANH SÁCH BẢNG ................................................................................................... vii
CHƯƠNG I GIỚI THIỆU ............................................................................................. 1
1.1 Giới thiệu ............................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 1
1.3 Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 1
CHƯƠNG II LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ....................................................................... 2
2.1 Một số đặc điểm sinh học của tôm thẻ chân trắng ................................................... 2
2.1.1 Vị trí phân loại ................................................................................................. 2
2.1.2 Đặc điểm phân bố ............................................................................................ 2
2.1.3 Đặc điểm về sinh thái ....................................................................................... 3
2.1.3.1 Tập tính sống ........................................................................................... 3
2.1.3.2 Môi trường sống ...................................................................................... 3
2.1.4 Đặc điểm sinh trưởng ....................................................................................... 3
2.1.5 Vòng đời tôm thẻ chân trắng ............................................................................ 3
2.1.5.1 Thời kỳ phát triển .................................................................................... 4
2.1.5.2 Thời kỳ ấu niên ....................................................................................... 5
2.1.5.3 Thời kỳ thiếu niên ................................................................................... 5
2.1.6 Đặc điểm dinh dưỡng ....................................................................................... 5

2.2 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng .......................................................................... 6
2.2.1 Trên thế giới..................................................................................................... 6
2.2.2 Ở Việt Nam ...................................................................................................... 6
CHƯƠNG III: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................. 8
3.1 Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu .......................................................... 8
iii


3.2 Vật liệu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và thu thập số liệu........................... 8
3.2.1 Vật liệu nghiên cứu .......................................................................................... 8
3.2.1.1 Dụng cụ và trang thiết bị ......................................................................... 8
3.2.1.2 Hóa chất .................................................................................................. 8
3.2.1.3 Thức ăn ................................................................................................... 8
3.2.2 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 8
3.2.2.1 Vệ sinh trại và dụng cụ thí nghiệm .......................................................... 8
3.2.1.2 Pha nước và xử lý nước ........................................................................... 8
3.2.1.3 Cấy tảo .................................................................................................... 9
3.2.1.4 Ấp Artemia.............................................................................................. 9
3.2.1.5 Bố trí thí nghiệm ..................................................................................... 9
3.2.3 Chăm sóc và quản lý ...................................................................................... 10
3.2.3.1 Chăm sóc cho ăn ................................................................................... 10
3.2.3.2 Quản lý môi trường ............................................................................... 10
3.2.4 Các chỉ tiêu theo dõi trong quá trình thí nghiệm ............................................. 11
3.2.4.1 Yếu tố môi trường ................................................................................. 11
3.2.4.2 Tăng trưởng và tỷ lệ sống ...................................................................... 11
3.2.5 Đánh giá chất lượng PL10 ............................................................................... 11
3.3 Phương pháp xử lý số liệu và viết bài ................................................................... 11
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN...................................................................... 12
4.1 Các chỉ tiêu môi trường thí nghiệm....................................................................... 12
4.2 Tỷ lệ sống của ấu trùng qua các giai đoạn............................................................. 17

4.3 Tăng trưởng chiều dài của ấu trùng....................................................................... 18
4.4 Đánh giá chất lượng Pl 10 .................................................................................... 19
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .................................................................... 20
5.1 Kết luận ................................................................................................................ 20
5.1.1 Các chỉ tiêu môi trường trong thí nghiệm ....................................................... 20
5.1.2 Các chỉ tiêu tăng trưởng và tỷ lệ sống............................................................. 20
5.2 Đề xuất ................................................................................................................. 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 21
iv


PHỤ LỤC ...................................................................................................................... A
Phụ lục A1 Nhiệt độ nước (0C) trong thí nghiệm ......................................................... A
Phụ lục A2 pH nước trong thí nghiệm ......................................................................... A
Phụ lục A3 Độ kiềm nước thí nghiệm.......................................................................... B
Phụ luc A4 Hàm lượng TAN (mg/L) trong thí nghiệm ................................................ C
Phụ lục A5 Hàm lượng N – NO3- (mg/L) trong thí nghiệm .......................................... C
Phụ lục A6 Hàm lượng N – NO2 (mg/L) trong thí nghiệm ........................................... C
Phụ lục A7 Tỷ lệ sống (%) của ấu trùng trong thí nghiệm ........................................... C
Phụ lục A8 Chiều dài ấu trùng (mm) trong thí nghiệm ................................................ D
Phụ lục B1. Chiều dài (mm) ấu trùng trong TN........................................................... E
Phụ lục B2. Tỷ lệ sống (%) của ấu trùng trong TN....................................................... F

v


DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1 Hình dạng ngoài của tôm He chân trắng ............................................................ 2
Hình 2.2 Vòng đời phát triển của tôm thẻ chân trắng ...................................................... 4


vi


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1 Khả năng thích nghi của tôm He chân trắng với một số yếu tố môi trường: ....... 3
Bảng 2.2 Đặc điểm phân biệt các giai đoạn phụ ấu trùng Nauplius .................................. 4
Bảng 2.3 Đặc điểm các giai đoạn phụ ấu trùng Zoea ...................................................... ..4
Bảng 2.4 Đặc điểm giai đoạn Mysis ................................................................................. 5
Bảng 2.5 Diện tích, sản lượng và năng suất tôm thẻ chân trắng qua các năm.................... 7
Bảng 3.1 Chế độ cho ăn (Thạch Thanh và ctv, 1999) ..................................................... 10
Bảng 3.2 Yếu tố môi trường cần theo dõi ....................................................................... 11

Bảng 4.1 Nhiệt độ của các NT trong suốt thí nghiệm ........................................... 12
Bảng 4.2 pH của các NT trong suốt thí nghiệm .................................................... 13
Bảng 4.3 Sự biến động của độ kiềm trong suốt TN .............................................. 13
Bảng 4.4 Sự biến động TAN trong suốt TN ......................................................... 14
Bảng 4.5 Sự biến động NO3- trong TN ................................................................ 15
Bảng 4.6 Sự biến động NO2- trong suốt TN.......................................................... 16
Bảng 4.7 Trung bình về tỷ lệ sống các giai đoạn ấu trùng tôm thẻ chân trắng................. 17

Bảng 4.8 Chiều dài trung bình của ấu trùng qua từng giai đoạn phát triển ............ 18

vii


CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU
1.1 Giới thiệu
Trong những năm gần đây, nuôi trồng thủy sản nước lợ mặn ở các tỉnh Đồng bằng Sông
Cửu Long đã và đang phát triển, tôm sú đã là đối tượng được nuôi phổ biến từ nhiều thập

kỷ, nghề nuôi tôm sú đã góp phần cải thiện đời sống cộng đồng dân cư vùng nước lợ
mặn. Tuy nhiên, gần đây nuôi tôm sú đang gặp một số khó khăn do dịch bệnh bùng phát
khiến những hộ nuôi gặp nhiều khó khăn, một số vùng đã chuyển hướng sang nuôi tôm
thẻ chân trắng (Penaeus vanamei), đây là đối tượng mới đang được quan tâm và tạo điều
kiện để phát triển trong tương lai.
Theo Tổng cục thống kê (2014), trong 6 tháng đầu năm 2014 nghề nuôi tôm tiếp tục
chuyển dịch mạnh cơ cấu từ nuôi tôm sú sang nuôi tôm thẻ chân trắng do tôm thẻ chân
trắng có thời gian nuôi ngắn, năng suất cao nên hiệu quả kinh tế hơn (FAO, 2011). Diện
tích thu hoạch tôm sú 6 tháng đầu năm ước tính đạt 495 nghìn ha, giảm 10% so với cùng
kỳ năm trước; sản lượng đạt 106 nghìn tấn, giảm 5,5%. Trong khi đó, tôm thẻ chân trắng
có diện tích và sản lượng tăng mạnh với diện tích đạt 53 nghìn ha, tăng 111% và sản
lượng ước đạt 117 nghìn tấn, tăng 105% so với cùng kỳ năm 2013.
Để đáp ứng được sản lượng tôm giống thẻ chân trắng đạt yêu cầu về chất lượng, đảm bảo
sạch bệnh cho người nuôi là vấn đề đang được quan tâm. Trong đó, bể ương với thể tích
như thế nào là phù hợp để sản xuất ra đàn tôm giống thẻ chân trắng đạt tốc độ tăng
trưởng tối đa rất cần được nghiên cứu. Xuất phát từ nhu cầu trên, đề tài “Ương tôm thẻ
chân trắng với các thể tích bể ương khác nhau” được thực hiện.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Nhằm tìm ra thể tích bể ương mang lại hiệu quả tốt nhất cho qui trình ương tôm thẻ chân
trắng tại các trại sản xuất giống.
1.3 Nội dung nghiên cứu
Đánh giá sự biến động môi trường nước ương như: pH, nhiệt độ, NH3/ NH4+, NO3-,
NO2- trong suốt quá trình ương.
Đánh giá và so sánh tỷ lệ sống, tốc độ tăng trưởng, của ấu trùng, chất lượng PL10 giữa bể
ương có thể tích 4m3 và 8m3.

1


CHƯƠNG II

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Một số đặc điểm sinh học của tôm thẻ chân trắng
2.1.1 Vị trí phân loại
Theo Nguyễn Văn Thường và ctv (2009), tôm thẻ chân trắng được phân loại như sau:
Ngành chân khớp: Arthropoda
Lớp giáp xác: Crustacea
Bộ mười chân: Decapoda
Bộ phụ bơi lội: Natantia
Bộ tôm he: Penaeidae
Giống: Litopenaeus
Loài: Litopenaeus vanamei

Hình 2.1 Hình dạng bên ngoài của tôm thẻ chân trắng (nguồn Boone, 1931)
Tên tiếng Anh: Whiteleg shrimp
Tên Việt Nam: Tôm thẻ chân trắng
Tên FAO: Camaron patiplanco
Tên khoa học: Litopenaeus vannamei.
2.1.2 Đặc điểm phân bố
Tôm thẻ chân trắng có nguồn gốc từ vùng biển xích đạo thuộc Đông Thái Bình Dương
và Nam Trung Mỹ.
Hiện nay, tôm thẻ chân trắng được nuôi ở Đài Loan, Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan và
nhiều nước khác (Bùi Quang Tề, 2009).

2


2.1.3 Đặc điểm về sinh thái
2.1.3.1 Tập tính sống
Ngoài tự nhiên tôm thẻ chân trắng sống ở nền đáy cát, có độ sâu từ 0 – 72m, tôm nhỏ ưa
sống ở khu vực cửa sông giàu dinh dưỡng, có độ mặn thấp, nhiệt độ cao, tôm trưởng

thành bơi ra biển giao vĩ và tiến hành sinh sản, ban ngày tôm vùi mình trong bùn, ban
đêm mới đi kiếm ăn (Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lư, 2011).
2.1.3.2 Môi trường sống
Theo Nguyễn Trọng Nho và ctv (2003), tôm thẻ chân trắng sinh trưởng và phát triển bình
thường nếu các yếu tố môi trường dao động trong khoảng thích hợp (Bảng 2.1).
Bảng 2.1: Khả năng thích nghi của tôm thẻ chân trắng với một số yếu tố môi trường
TT

Chỉ tiêu

Khả năng thích nghi

Khoảng thuận lợi

1

Nhiệt độ (0C)

18 – 37

25 – 32

2

Độ mặn (S0/00)

0,5 – 4 5

18 – 22


3

pH

7,0 – 9,0

7,5 – 8 ,5

4

Oxi hòa tan (mg/l)

4–8

≥4

5

Độ kiềm(mg/l)

100 – 250

6

Độ trong (cm)

30 – 50

7


N – NH4(mg/l)

≥ 0,4

8

NH3 (mg/l)

< 0,1

9

H2S (mg/l)

< 0,002

10

BOD (mg/l)

5 – 30

11

COD (mg/l)

<6

2.1.4 Đặc điểm sinh trưởng
Tôm thẻ chân trắng có tốc độ tăng trưởng phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển, giới

tính, điều kiện môi trường và dinh dưỡng. Tôm lớn nhanh trong 3 tuần đầu tiên, khi đạt
cỡ 30 gam/con tôm tăng trưởng chậm dần và con cái lớn nhanh hơn tôm đực (Thái Bá Hồ
và Ngô Trọng Lư, 2011).
2.1.5 Vòng đời tôm thẻ chân trắng

3


Hình 2.2 Vòng đời phát triển của tôm thẻ chân trắng
Hình 2.2 Vòng đời của tôm thẻ chân trắng (Nguồn: Nguyễn Đình Vương, 2011)

2.1.5.1 Thời kỳ phát triển
Thời kỳ phôi: Theo Lục Minh Diệp và ctv (2006), thời kỳ phôi tôm thẻ chân trắng bắt
đầu khi trứng được thụ tinh đến khi trứng nở (14 - 16 giờ).
Thời kỳ ấu trùng
Ấu trùng tôm thẻ chân trắng trải qua nhiều lần lột xác và biến thái bao gồm các giai đoạn
Nauplius; zoae; Mysis, Postlavae.
Giai đoạn Nauplius:
Ấu trùng bơi lội theo kiểu zíc zắc, không định hướng và không liên tục. Ấu trùng trải
qua 6 giai đoạn phụ.
Bảng 2.2: Đặc điểm phân biệt các giai đoạn phụ ấu trùng Nauplius
Giai đoạn
Nauplius 1
Nauplius 2
Nauplius 3
Nauplius 4
Nauplius 5
Nauplius 6

Công thức gai đuôi

1–1
1–1
2 – 3; 3 – 3
3 – 4; 4 – 4
4 – 5; 5 – 5
7–7

Đặc điểm lông cứng
Trơn
Lông chim
Lông chim
Lông chim
Lông chim
Lông chim

(Nguyễn Trọng Nho, Tạ Khắc Thường, Lục Minh Diệp, 2003)

Giai đoạn Zoae:
Ấu trùng bơi lội liên tục có định hướng, bơi thẳng về phía trước, gồm ba giai đoạn phụ.
Bảng 2.3: Đặc điểm các giai đoạn phụ ấu trùng Zoea
Đặc điểm
Chủy đầu
Cuống mắt
Mầm chân đuôi

Zoea 1
Không
Không
Không


(Nguyễn Trọng Nho, Tạ Khắc Thường, Lục Minh Diệp, 2006)

4

Zoea 2

Không
Không

Zoea 3





Giai đoạn Mysis (M):
Ấu trùng bơi lội theo kiểu búng ngược, vận động chủ yếu dựa vào 5 đôi chân bò, gồm 3
giai đoạn phụ là M1, M 2, M3.
Bảng 2.4 Đặc điểm giai đoạn Mysis
Đặc điểm
Mầm chân bụng

M1
Bắt đầu hình thành

M2
Có một đốt

M3
Có 2 đốt


(Nguyễn Trọng Nho, Tạ Khắc Thường, Lục Minh Diệp, 2003)

Giai đoạn Postlarvae (PL)
Hậu ấu trùng PL có hình dạng ngoài giống tôm trưởng thành nhưng sắc tố chưa hoàn
thiện, nhánh trong của Anten 2 chưa kéo dài. PL bơi thẳng có định hướng về phía trước,
bơi lội chủ yếu dựa vào 5 đôi chân bụng, chúng bắt mồi chủ động, thức ăn chủ yếu là
động vật nổi. Tuổi của PL tính theo ngày, đầu giai đoạn PL sống trôi nổi, nhưng từ PL5
trở đi chúng di chuyển xuống đáy.
2.1.5.2 Thời kỳ ấu niên
Tôm chuyển sang sống đáy, bắt đầu bò bằng chân bò và bơi bằng chân bơi. Anten 2 và
sắc tố thân ngày càng phát triển, thời kỳ này tương đương với tôm bột hay PL5 – PL20.
2.1.5.3 Thời kỳ thiếu niên
Thời kỳ này, thelycum và petasma được hình thành nhưng chưa hoàn chỉnh, hai nhánh
của petasma còn tách biệt. Cuối thời kỳ ấu niên bắt đằu xuất hiện sự sinh trưởng không
đều giữa hai giới, cá thể cái lớn nhanh hơn đực. Giai đoạn này tương đương với giai đoạn
ương giống và nuôi thương phẩm trong sản xuất.
Thời kỳ sắp trưởng thành
Tôm trưởng thành về mặt sinh dục, cơ quan sinh dục ngoài đã hoàn thiện, cá thể đực bắt
đầu có tinh trùng trong túi tinh, cá thể cái đã tham gia giao vĩ lần đầu.
Thời kỳ trưởng thành
Tôm có khả năng tham gia sinh sản, chúng di cư và sống ở vùng biển sâu, nơi có độ
trong cao và độ mặn ổn định.
2.1.6 Đặc điểm dinh dưỡng
Giai đoạn Nauplius
Tôm dinh dưỡng bằng lượng noãn hoàng dự trữ, chưa sử dụng thức ăn ngoài. Đến cuối
N6 hệ tiêu hóa có sự chuyển động nhu động, chuẩn bị cho giai đoạn sử dụng thức ăn
ngoài.
5



Giai đoạn Zoea
Ấu trùng thiên về ăn lọc, ăn mồi liên tục, thức ăn là thực vật nổi chủ yếu là tảo Silic như:
Skeletonema costatum, Chaetoceros sp, Cossinodiscus, Nitzschia, Rhizosolenia,…
Giai đoạn Mysis
Ấu trùng bắt mồi chủ động, thức ăn chủ yếu là động vật nổi như luân trùng, ấu trùng NCopepoda, N-artemia, ấu trùng động vật thân mềm, … Tuy nhiên, thực tế sản xuất cho
thấy ấu trùng Mysis vẫn có thể ăn tảo Silic.
Giai đoạn Post larvae
Tôm bắt mồi chủ động, thức ăn chủ yếu là động vật nổi như Artemia, Copepoda, ấu trùng
giáp xác, ấu trùng động vật thân mềm,… giai đoạn này tôm thích ăn mồi sống, nếu thiếu
thức ăn thì tôm sẽ ăn thịt lẫn nhau.
Thời kỳ ấu niên đến trưởng thành
Tôm thể hiện tính ăn của loài, thức ăn là các động vật như giáp xác, động vật thân mềm,
giun nhiều tơ, cá nhỏ. Trong sản xuất giống nhân tạo tôm chân trắng còn được cho ăn các
loại thức ăn như thịt tôm, thịt hầu,…
2.2 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng
2.2.1 Trên thế giới
Tôm thẻ chân trắng được nuôi vào khoảng thập niên 80 (FAO Fishery Statistic, 2011),
đến năm 1992, tôm thẻ chân trắng phát triển phổ biến trên thế giới và tập trung chủ yếu ở
các nước Nam Mỹ (Wedner &Rosenberry.,1992).
Châu Á bắt đầu nuôi tôm thẻ chân trắng vào năm 2003 và đạt sản lượng khoảng 1 triệu
tấn/năm, từ đó sản lượng tôm liên tục tăng nhanh qua các năm, đến năm 2010 sản lượng
tôm đạt khoảng 2,7 triệu tấn. (FAO, 2011).
Năm 2012, sản lượng tôm thẻ chân trắng ở các nước châu Á đạt khoảng 4 triệu tấn, các
nước nuôi tôm chủ yếu gồm Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Brazil, Ecuador, Mexico,
Việt Nam, Malaysia, Colombia, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Philippines, Campuchia,... Trong đó,
Trung Quốc có sản lượng cao nhất thế giới đạt khoảng 1,3 triệu tấn/năm với thức nuôi
chủ yếu là thâm canh và siêu thâm canh (GOAL, 2012).
2.2.2 Ở Việt Nam
Theo Bộ nông nghiệm và phát triển nông thôn (2010), tôm thẻ chân trắng được nuôi đầu

tiên vào năm 2001 tại Công ty Duyên Hải (Bạc Liêu), Công ty Việt Mỹ (Quảng Ninh) và
công ty Asia Hawaii (Phú Yên). Tuy nhiên, vào thời điểm này nước ta còn hạn chế phát
triển tôm thẻ chân trắng vì tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh cho tôm sú.
6


Năm 2006, tôm thẻ chân trắng được nuôi tại các tỉnh từ Quảng Ninh đến Bình Thuận
nhưng vẫn cấm nuôi tại khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Ngày 25/01/2008, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành chỉ thị số 228/CTBNN-NTTS về việc phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng tại các tỉnh phía Nam. Từ đó, diện
tích và sản lượng tôm thẻ chân trắng không ngừng được tăng lên. Năm 2014, sản lượng
tôm thẻ chân trắng đạt 449.500 tấn (Bộ NN&PTNT 2010).
Theo Tổng cục thủy sản Việt Nam (2013), ở nước ta tôm thẻ chân trắng được nuôi với
hình thức thâm canh năng suất đạt từ 2.980 kg/ha (năm 2005) và tăng lên 4.460 kg/ha
(năm 2012). Đồng Bằng Sông Cửu Long là khu vực nuôi tôm thẻ chân trắng chủ yếu,
chiếm khoảng 94 % diện tích của cả nước.
Bảng 2.5: Diện tích, sản lượng và năng suất tôm thẻ chân trắng qua các năm.
Năm
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012

Diện tích
(ha)
13.455
18.441

19.919
15.079
21.339
25.397
28.683
41.789

Sản lượng
(tấn)
40.096
57.185
64.776
47.827
89.521
136.719
152.939
186.197

Nguồn: Tổng cục thủy sản 2013

7

Năng suất bình quân
(kg/ha)
2.980
3.100
3.250
3.170
4.190
5.380

5.330
4.460


CHƯƠNG III
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu
Địa điểm: Công ty cổ phần tôm giống Cần Thơ, số 439 Ấp Mỹ Lộc, Xã Mỹ Khánh,
Huyện Phong Điền, TP.Cần Thơ.
Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 10/3/2015 – 2/5/2015
Đối tượng nghiên cứu: Tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei Bone, 1931).
3.2 Vật liệu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và thu thập số liệu
3.2.1 Vật liệu nghiên cứu
3.2.1.1 Dụng cụ và trang thiết bị
Bể 40m3 chứa và xử lý nước. Bể ương 4m3 và 8m3. Bể nuôi tảo, bình ấp artemia.
Nhiệt kế, khúc xạ kế.
Túi lọc vải, túi lọc gòn.
Kính hiển vi, lame.
3.2.1.2 Hóa chất
Chlorin 70%, Formaline, EDTA, Thiosulphatenatri, Thuốc tím (KMnO4), Bicarbonatnatri
Bộ test kit đo pH, NH3/NH4+, test kiềm, NO2-…
Dung dịch cấy tảo: KEY BLOOM.
3.2.1.3 Thức ăn
Tảo tươi Chaetoceros, Artemia Vĩnh Châu, artemia Mỹ, thức ăn chế biến như Lansy,
Frippak 1, Frippak 2, Frippak 150.
3.2.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.2.1 Vệ sinh trại và dụng cụ thí nghiệm
Trại ương được chuẩn bị, khử trùng diệt mần bệnh, tất cả các dụng cụ sử dụng trong quá
trình ương như hệ thống bể ương ấu trùng, bể chứa nước phục vụ cho nuôi cấy tảo, bể ấp
Artemia,... đều được khử trùng bằng chlorine 200ppm, sau đó rửa lại nước sạch để khô

chuẩn bị cho công tác ương.
3.2.1.2 Pha nước và xử lý nước
Nguồn nước ngọt được lấy từ nước máy pha với nước nước ót thành nước có độ mặn
300/00. Dùng Chlorine diệt khuẩn với nồng độ 60ppm, sục khí mạnh liên tục để Chlorine
8


tan đều trong nước. Sau 48 giờ, kiểm tra hàm lượng Chlorine bằng test kit Chlorine, nếu
vẫn còn hàm lượng Chlorine trong nước, thì trung hòa bằng Na2S2O3.
Nước sau khi xử lý qua Chlorine để lắng và lọc qua túi vải đưa vào bể ương nhằm loại bỏ
đi các tạp chất và giảm bớt các vật chất lơ lửng nhằm tránh hiện tượng Nauplius và Zoae
dính chân (Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương, 2009).
Nước ương được kiểm tra nồng độ kiềm, pH, kết tủa kim loại nặng bằng EDTA 10ppm
trước khi sử dụng. NaHCO3, CaCO3 được sử dụng để nâng kiềm và pH trong trường hợp
kiềm và pH thấp.
Để pha nước có độ mặn mong muốn áp dụng hệ phương trình sau:
C1 x V1 = C2 x V2
Trong đó:
C1: Độ mặn của nước mặn ban đầu
V1: Thể tích của nước mặn ban đầu cần dùng để pha
C2: Độ mặn của nước muốn có
V2: Thể tích của nước muốn có
3.2.1.3 Cấy tảo
Nguồn tảo khuê được sử dụng thuộc giống Chaetoceros sp có nguồn gốc từ phòng thí
nghiệm tảo Đại Học Cần Thơ.
Nước nuôi cấy tảo có độ mặn 250/00, dung dịch KEY BLOOM được cung cấp với liều
lượng 70 – 100ppm để làm dinh dưỡng nuôi tảo. Hệ thống bể nuôi tảo được chiếu sáng
liên tục. Sau 2 – 3 ngày, mật độ tảo phát triển khoảng 106 tb/ml thì có thể thu hoạch làm
thức ăn cho ấu trùng tôm.
3.2.1.4 Ấp Artemia

Trứng Artemia trước khi ấp được ngâm trong nước ngọt khoảng 30 phút, sau đó ngâm
Javel 1-2 phút rồi rửa thật sạch bằng nước ngọt và ấp trứng trong nước mặn từ 12 –
200/00, sục khí liên tục. Sau 24 giờ trứng nở, thu ấu trùng Artemia và xử lý bằng dung
dịch formol 100ppm trong 3 – 5 phút, rửa lại bằng nước ngọt thật sạch trước khi cho tôm
ăn.
3.2.1.5 Bố trí thí nghiệm
Thực nghiệm ương tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) với thể tích khác nhau
với cùng mật độ 300 ấu trùng/lít gồm hai nghiệm thức, mỗi nghiệm thức lập lại 3 lần như
sau:
9


Nghiệm thức 1: Bể ương thể tích 4m3.
Nghiệm thức 2: Bể ương thể tích 8m3.
3.2.3 Chăm sóc và quản lý
3.2.3.1 Chăm sóc cho ăn
Loại thức ăn và cách cho ăn ở cả 2 nghiệm thức đều giống nhau và phải phù hợp theo
từng giai đoạn phát triển của ấu trùng. Các loại thức ăn cho ấu trùng ăn trong giai đoạn
zoae là tảo tươi Chaetoceros sp., Lansy. Ấu trùng giai đoạn Mysis sử dụng thức ăn
Lansy, Frippack 2 và nauplius của artemia.
Thời gian cho ấu trùng ăn là 3 giờ/lần, cách cho ăn và lượng thức ăn cho ấu trùng ăn
được thể hiện ở bảng 3.1.
Bảng 3.1: Chế độ cho ăn
Giai
đoạn
Z1
Z2
Z3
Z3-M1
M1

M2
M3
M3-P
P1
P2
P3
P4
P5
P6
P7
P8
P9
P10

Tảo
(1.000TB/ml)
Cho ăn
theo nhu
cầu

Lansy
(g/m3)
3
3
6
6
9
12
18


Frippack 2 Frippack 150
N2
(g/ m3)
(g/ m3)
(g/ m3)

6
6
12
12
30
24
18
15
9

9
18
24
33
45
48
51
54
57
51

6
9


Artemia
(con/ml)

3
3
6
12
12
15
15
15
12
9
9
9
6
6

3.2.3.2 Quản lý môi trường
Hằng ngày cần vệ sinh bể bằng cách rút cặn nền đáy, loại bỏ sản phẩm thải của ấu trùng
và giảm nhẹ sục khí, dùng ống nhựa rút loại bỏ cặn, thức ăn dư thừa, vỏ ấu trùng chết ra
ngoài qua vợt.

10


3.2.4 Các chỉ tiêu theo dõi trong quá trình thí nghiệm
3.2.4.1 Yếu tố môi trường
Bảng 3.2: Yếu tố môi trường cần theo dõi
Các chỉ tiêu

Nhiệt độ
pH
Độ kiềm
TAN (mg/L)
NO3NO2- (mg/L)

Thời gian thu
2 lần/ngày
2 lần/ngày
2 lần/ngày
4 ngày/lần
4 ngày/lần
4 ngày/lần

Phương pháp xác định
Đo bằng nhiệt kế
Bộ test kit Sera
Bộ test kit Sera
Bộ test kit Sera
Bộ test kit Sera
Bộ test kit Sera

3.2.4.2 Tăng trưởng và tỷ lệ sống
Tăng trưởng: Dùng cốc thủy tinh 100ml lấy ngẫu nhiên 3 vị trí trong bể ương, tiếp theo
dùng pipette hút từng cá thể (khoảng 20 cá thể) ngẫu nhiên đưa lên lame và quan sát trên
kính hiển vi, dùng thước milimét để đo chiều dài và ghi nhận số liệu, (số liệu thu nhận ở
các giai đoạn PL1 – PL10).
Xác định tỉ lệ sống: Dùng cốc thủy tinh 1000ml múc trong bể thí nghiệm 3 lần mỗi lần
1000ml có sục khí đều, tính trung bình và qui đổi về tổng số lượng ấu trùng trong toàn bộ
thể tích bể ương. Tỷ lệ sống được theo dõi ở giai đoạn Zoea 2, Mysis 2, PL1, PL10 bằng

công thức:
Ấu trùng/Post theo từng giai đoạn
TLS (%) =

x 100
Tổng số ấu trùng bố trí ban đầu

3.2.5 Đánh giá chất lượng PL10
Gây sốc PL10 bằng dung dịch Formaline 150ppm. Trên mỗi bể ương tiến hành 3 lần lặp
lại với số tôm gây sốc là 30 con/lần. Quan sát 10 phút/lần, ghi nhận lại số tôm chết. Theo
dõi trong thời gian 60 phút, ghi nhận tổng số tôm chết trung bình trong bể. Bể ương có
tổng số tôm chết thấp thì PL có chất lượng tốt (Nguyễn Lê Hoàng Yến, 2008).
3.3 Phương pháp xử lý số liệu và viết bài
Các giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của các chỉ tiêu được tính toán bằng phần mềm
Microsoft Office Excel 2007.
So sánh sự khác biệt giữa các giá trị tính toán bằng phần mềm SPSS 16.0.
Bài báo cáo được viết bằng phần mềm Microsoft Office Word 2007.

11


CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.1 Các chỉ tiêu môi trường thí nghiệm

Đối với thủy sinh vật thì môi trường nước là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng rất
lớn đến hoạt động sống của thủy sinh vật. Trong đó các yếu tố môi trường tác động
trực tiếp và gián tiếp đến cơ thể thủy sinh vật làm thay đổi hoạt động sinh lý, sinh
hóa của chúng. Vì vậy các chỉ tiêu môi trường được theo dỏi trong suốt quá trình
thí nghiệm. nhìn chung các chỉ tiêu môi trường biến động không lớn giữa các

nghiệm thức trong suốt quá trình thí nghiệm.
4.1.1 Sự biến động nhiệt độ

Nhiệt độ là yếu tố sinh thái rất quan trọng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của tôm
thẻ chân trắng. Theo quy luật tổng nhiệt sinh trưởng: đối với thủy sinh vật, chúng
đạt được mức sinh trưởng tối đa phải đạt đến một tổng nhiệt nhất định (hằng số),
tổng nhiệt sinh trưởng có tính đặc trưng cho từng loài và được tính bằng tích số
thời gian sinh trưởng và nhiệt độ trung bình/ngày (Trích bởi trương Quốc Phú và
Nguyễn Lê Hoàng Yến, 2006). Yếu tố nhiệt độ trong suốt thí nghiệm được trình
bày cụ thể trong bảng 4.1.
Bảng 4.1 Nhiệt độ của các NT trong suốt thí nghiệm
Chỉ tiêu
Nhiệt độ (oC)

Buổi
Sáng
Chiều

NT1
27,4 ± 0,10
28,3 ± 0,22

NT2
27,3 ± 0,11
28,2 ± 0,23

Từ bảng 4.1 cho thấy, nhiệt độ nước trong suốt quá trình thí nghiệm dao động từ
27,3 – 28,2 0C (buổi chiều), nhiệt độ trong ngày có sự chênh lệch nhưng không
đáng kể. Cụ thể là nhiệt độ thấp nhất vào buổi sáng là 27,3 (NT2) và cao nhất vào
buổi chiều là 28,3 (NT1). Theo Boyd et al., 2002, trích dẫn bởi Trương Quốc Phú

(2006) nhiệt độ trong ngày dao động không quá 5 0C là giới hạn an toàn cho thủy
sinh vật. Mặt khác, theo Nguyễn Khắc Hường (2002) thì nhiệt độ tốt nhất cho tôm
thẻ chân trắng là từ 25 – 28 0C, vì thế nhiệt độ trong suốt quá trình thí nghiệm nằm
trong khoảng thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của ấu trùng.
4.1.2 Sự biến động pH

pH là một trong những nhân tố môi trường ảnh hưởng lớn đến đời sống thủy sinh
vật, pH quá cao hay quá thấp làm thay đổi độ thẩm thấu của màng tế bào dẫn đến
12


rối loạn quá trình trao đổi muối - nước giữa cơ thể sinh vật với môi trường ngoài
(Trương Quốc Phú và Nguyễn Lê Hoàng Yến, 2006).
Bảng 4.2 pH của các NT trong suốt thí nghiệm
Chỉ tiêu
pH

Buổi
Sáng
Chiều

NT1
7,80 ± 0,06
8,00 ± 0,05

NT2
7,80 ± 0,06
8,0 ± 0,054

Trong thí nghiệm, pH tương đối ổn định giữa các nghiệm thức và dao động trong

khoảng từ 7,8 – 8. Theo Nguyễn Khắc Hường (2002) thì pH thích hợp cho tôm thẻ
chân trắng phát triển là từ 7,5 – 8,5. Như vậy giá trị pH của các NT trong suốt quá
trình thí nghiệm nằm trong khoảng thích hợp cho sinh trưởng của ấu trùng tôm.
4.1.3 Độ kiềm

Theo Lục Minh Diệp (2012) độ kiềm là khả năng đệm của nước để chống lại sự
biến động của pH do sự thay đổi của các chất có tính acid hoặc base trong nước.
Mặt khác theo Nguyễn Thanh Phương và ctv (2012) thì độ kiềm là tổng hàm lượng
base trong nước, được tính bằng mgCaCO3/L, chủ yếu là bicarbonate và carbonate.
Sự biến động của độ kiềm trong suốt thời gian thí nghiệm được trình bày trong
bảng 4.3
Bảng 4.3 Sự biến động của độ kiềm trong suốt TN
Chỉ tiêu
Độ Kiềm
(mgCaCO3/L)

Buổi
Sáng
Chiều

NT1
137,5 ± 0,991
138,6 ± 0,825

NT2
137,8 ± 0,991
137,9 ± 0,727

Độ kiềm giữa các nghiệm thức có sự khác biệt nhưng không đáng kể, chỉ dao động
từ 137,5 đến 138,6 mgCaCO3/L. Ngay từ mẫu nước đầu bố trí thí nghiệm và vào những

lần thay nước, cấp nước vào bể ương ấu trùng đều test kiềm, sử dụng Sodium
Bicarbonate để nâng kiềm (trường hợp kiềm thấp). Đây là nguyên nhân làm cho độ kiềm
trong bể ương ít bị biến động qua các lần thu mẫu.
Theo Limsuwan (2005), độ kiềm thích hợp cho tôm thẻ chân trắng tăng trưởng tốt và tỷ
lệ sống cao là từ > 80 mgCaCO3/L. Tuy nhiên, nếu độ kiềm quá thấp hoặc quá cao điều
ảnh hưởng không tốt đến ấu trùng như chậm lột xác, mềm vỏ dễ bị hao hụt do ăn lẫn
nhau, ảnh hưởng đến pH nước (Trương Quốc Phú, 2006). Nhìn chung, các nghiệm thức
có độ kiềm thích hợp cho ấu trùng tôm thẻ phát triển bình thường.
4.1.3 Sự biến động TAN (NH4+/NH3)
4.1.3.1 Sự biến động TAN (NH4+/NH3) trong suốt thí nghiệm
13


TAN là yếu tố rất quan trọng đối với đời sống của thủy sinh vật, dạng tự do NH3
rất độc đối với động vật thủy sản, dạng ion NH4+ không độc và rất cần thiết cho sự
phát triển của sinh vật. Tính độc của NH3 tăng khi pH, nhiệt độ tăng và ngược lại.
Bảng 4.4 Sự biến động TAN trong suốt TN
TAN (mg/l)

Nghiệm thức
NT1: bể ương 4m3
NT2: bể ương 8m3

0,93 ± 0,15
0,67 ± 0,12

Hàm lượng TAN trung bình của các NT dao động trong khoảng 0,67 ± 0,12 ở NT2
và 0,93 ± 0,15 ở NT1. Theo Whetston (2002) trích bởi Lê Thanh Tâm (2013) thì
hàm lượng NH4+ nhỏ hơn 2ppm không ảnh hưởng đến thủy sinh vật và mức độ an
toàn của NH3 là từ 0,1 – 0,5ppm. Theo Boyd (1998) thì TAN ít độc và chỉ ức chế

sinh trưởng của động vật thủy sản khi nồng độ lớn hơn 2 mg/l. Như vậy, nồng độ
TAN ở các NT đều thích hợp cho sự phát triển của ấu trùng.
4.1.3.2 Sự biến động TAN (NH4+/NH3) trong các kỳ thu mẫu

NH3 là khí độc tồn tại chủ yếu ở nền đáy, được hình thành do sự tích tụ hữu cơ, ở
mỗi giai đoạn phát triển của ấu trùng thì lượng chất hữu cơ khác nhau và hiễn
nhiên là nồng độ NH3 cũng khác nhau. Sự biến động của TAN trong những lần thu
mẫu được thể hiện trong hình 4.1.
2,50
2,00

2,00

1,50
1,33

1,33

0,83

1,00

NT1
NT2

1,00
0,50

0,50
0,00

0,00

0,50

0,50

TB lần 2

TB lần 3

0,00

TB lần 1

TB lần 4

TB lần 5

Hình 4.1 Biểu đồ thể hiện sự biến động TAN trong các lần thu mẫu

Trong 2 NT, hàm lượng TAN đều có xu hướng tăng dần từ Nauplius đến PL 10.
Điều này cho thấy sự tích lũy nitơ từ thức ăn dư thừa và chất bài tiết của tôm ngày
càng tăng dẫn đến hàm lượng TAN ngày càng cao. Ở NT 1 TAN tăng dần từ 0
mg/L đến 2 mg/L, tăng nhiều hơn so với NT2 là từ 0 mg/L đến 1,33 mg/L, do NT2
14


sử dụng bể ương với thể tích 8m3 nên ấu trùng có không gian sống thoáng hơn và
khả năng phân tán chất thảy, điều hòa khí độc cao hơn so với NT1.
NH3 Là một chất độc ảnh hưởng đến tôm, độc tính của NH3 phụ thuộc vào nhiệt độ

và pH nước, cụ thể là tỷ lệ NH3 thấp khi nhiệt độ và pH trong bể thấp và ngược lại
(Hargreaves, 2013). Trong quá trình thực nghiệm, hàng ngày có sử dụng rỉ đường
đánh vào bể ương với nồng độ 1ml/1m3 nước nhằm giảm nhẹ pH gián tiếp làm
giảm hàm lượng NH3 trong nước, ngoài ra có sử dụng vi sinh (prolife và ponlus)
để xứ lý nền đáy bể ương. Đây là nguyên nhân làm cho hàm lượng TAN ở cả 2NT
nằm ở mức toàn cho ấu trùng (nhỏ hơn hoặc bằng 2 mg/l).
4.1.4 Sự biến động Nitrate (N-NO3-)
4.1.4.1 Sự biến động Nitrate trong suốt thí nghiệm

Nitrate không độc đối với thủy sinh vật và rất cần thiết cho sự phát triển của sinh
vật. Tuy nhiên hàm lượng Nitrate quá cao cũng gây bất lợi cho động vật thủy sản.
Hàm lượng Nitrate trong thí nghiệm được ghi nhận và trình bày trong bảng 4.5
Bảng 4.5 Sự biến động NO3- trong TN

Nitrate (mg/l)

Nghiệm thức
NT1: bể ương 4m3
NT2: bể ương 8m3

0,50 ± 0,10
0,50 ± 0,10

Theo Nguyễn Thanh Phương (2003) thì hàm lượng Nitrate không nên vượt quá 20
mg/l là giới hạn an toàn cho động vật thủy sản. Hàm lượng Nitrate trung bình của 2
NT đều bằng nhau với mức 0,5 mg/l, giá trị này nằm trong khoảng thích hợp cho
sự phát triển của ấu trùng tôm thẻ chân trắng trong suốt quá trình thí nghiệm.
4.1.4.2 Sự biến động Nitrate trong các kỳ thu mẫu

Nitrate là yếu tố gây bất lợi cho sự phát triển của ấu trùng tôm, đồng thời cũng là

yếu tố thể hiện mức độ cải thiện chất lượng nước do hệ vi sinh vật hiện diện trong
quá trình nuôi. Nitrate cao làm tảo phát triển quá mức từ đó kéo theo sự biến động
một số yếu tố hóa học như pH, ô xi, CO2 gây bất lợi cho ấu trùng. Chính vì thế mà
trong TN Nitrate cũng được theo dõi thường xuyên.

15


×