Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Ảnh hưởng của bột bắp với tỷ lệ khác nhau lên tăng trưởng và hàm lượng carotenoid trong cơ thịt cá trê vàng (clarias macrocephalus)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.85 MB, 55 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ SỐ: D620301

ẢNH HƯỞNG CỦA BỘT BẮP VỚI
TỶ LỆ KHÁC NHAU LÊN TĂNG TRƯỞNG
VÀ HÀM LƯỢNG CAROTENOID
TRONG CƠ THỊT CÁ TRÊ VÀNG

Sinh viên thực hiện
Nguyễn Hữu Nghĩa
Lớp: NTTS6
MSSV: 1153040045

Cần Thơ, 2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ SỐ: D620301

ẢNH HƯỞNG CỦA BỘT BẮP VỚI
TỶ LỆ KHÁC NHAU LÊN TĂNG TRƯỞNG
VÀ HÀM LƯỢNG CAROTENOID


TRONG CƠ THỊT CÁ TRÊ VÀNG

Cán bộ hướng dẫn
ThS. Trần Ngọc Tuyền

Sinh viên thực hiện
Nguyễn Hữu Nghĩa
Lớp: NTTS6
MSSV: 1153040045

Cần Thơ, 2015


LỜI CẢM TẠ
Trước hết tôi xin chân thành cảm tạ Ban Giám Hiệu, Ban Chủ Nhiệm Khoa Sinh
học ứng dụng, Trường Đại học Tây Đô đã tạo mọi điều kiện để tôi học tập trong
những năm qua và luôn tạo điều kiện, hỗ trợ tôi trong lúc tiến hành đề tài.
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Trần Ngọc Tuyền đã tận
tình hướng dẫn, tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tiến hành thí
nghiệm và hoàn chỉnh khóa luận tốt nghiệp.
Xin cảm ơn các bạn lớp Nuôi Trồng Thủy Sản K6 đã giúp đỡ, động viên tôi trong
những năm học tập.
Cuối cùng là lời cám ơn đến Ba, Mẹ, gia đình và những người thân đã động viên
và giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện đề tài và
hoàn chỉnh khóa luận tốt nghiệp.
Xin cảm ơn tất cả mọi người đã giúp đỡ và chia sẻ để tôi được thành công hôm
nay. Xin chân thành cám ơn!

i



CAM KẾT KẾT QUẢ
Tôi xin cam kết khóa luận này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu
của tôi và các kết quả của nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ khóa luận
cùng cấp nào khác.

ii


TÓM TẮT
Thí nghiệm tìm hiểu khả năng ảnh hưởng của bột bắp với tỷ lệ khác nhau lên
tăng trưởng và hàm lượng carotenoid trong cơ thịt của cá trê vàng được tiến hành
trong thời gian 5 tháng, nuôi cá với mật độ là 40 con/m2 và có khối lượng trung
bình ban đầu là 8,67 g/con. Thí nghiệm được thực hiện với 4 nghiệm thức, mỗi
nghiệm thức lặp lại 3 lần và nuôi trong 12 giai hình hộp chữ nhật có thể tích nước
(4m3). Hệ thống giai nuôi được bố trí trong cùng 1 ao có độ sâu ao là 1,5m và bố
trí hoàn toàn ngẫu nhiên. Các nghiệm thức được bổ sung nguồn bột bắp với các
tỷ lệ tăng dần đều từ nghiệm thức 1 đến nghiệm thức 4 lần lượt là 0%, 5%, 10%,
15% và được phối trộn với nguồn thức ăn có độ đạm là 40%. Cá ở các giai nuôi
có cùng điều kiện chăm sóc và quản lý.
Trong suốt quá trình thí nghiệm, nhiệt độ dao động 26,2 - 29,9 0C, pH dao động
từ 7,50 - 7,71. Tỷ lệ sống ở các nghiệm thức khá cao dao động từ 92,3% - 95,8%.
Khi xét về chỉ tiêu khối lượng cá thì kết thúc thí nghiệm khối lượng của cá trung
bình đạt từ 243 - 255,7 g/con. Hệ số (FCR) của cá thấp nhất ở nghiệm thức 3 là
1,13, kế đến là nghiệm thức 2 có giá trị FCR là 1,14 và FCR cao nhất là nghiệm
thức 1 và nghiệm thức 4 có giá trị FCR là 1,16. Sản lượng cá ở nghiệm thức 3 đạt
38,1 (kg/giai/vụ) và ở nghiệm thức 2 là 37,7 (kg/giai/vụ) và thấp nhất là nghiệm
thức 1 và nghiệm thức 4 chỉ đạt 37,3 (kg/giai/vụ).
Kết quả phân tích hàm lượng carotenoid cho thấy, hàm lượng này trong cơ thịt
của cá ngoài tự nhiên là cao nhất 32,3 µg/L nhưng khác biệt không có ý nghĩa

thống kê (p > 0,05) so với chỉ tiêu tương ứng ở nghiệm thức 4. Ngược lại, hàm
lượng carotenoid thấp nhất ở nghiệm thức 1 là 12,8 µg/L và khác biệt có ý nghĩa
thống kê (p < 0,05) so với chỉ tiêu tương ứng của cá ở các nghiệm thức còn lại.
Từ khóa: tỷ lệ sống, năng suất, chi phí thức ăn, bột bắp, carotenoid.

iii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
W

Khối lượng

WG

Tăng trưởng về khối lượng

DWG

Daily Weight: tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng

FCR

Food conversion ratio: hệ số thức ăn

SGR

Specific Growth Rate: tốc độ tăng trưởng tương đối

NT1


Nghiệm thức 1

NT2

Nghiệm thức 2

NT3

Nghiệm thức 3

NT4

Nghiệm thức 4

T0

Nhiệt độ

A1, A2, A3

Lần lượt là các giai được bố trí ngẫu nhiên ở nghiệm thức 1

B1, B2, B3

Lần lượt là các giai được bố trí ngẫu nhiên ở nghiệm thức 2

C1, C2, C3

Lần lượt là các giai được bố trí ngẫu nhiên ở nghiệm thức 3


D1, D2, D3

Lần lượt là các giai được bố trí ngẫu nhiên ở nghiệm thức 4

ĐBSCL

Đồng Bằng Sông Cửu Long

TATC

Thức ăn tự chế

TACN

Thức ăn công nghiệp

ĐVTS

Động vật thủy sản

E480

Giá trị đo quang phổ ở bước sóng 480 nm

iv


MỤC LỤC
Trang

TRANG XÁC NHẬN .................................................................................. i
LỜI CẢM TẠ ................................................................................................ ii
CAM KẾT KẾT QUẢ ................................................................................. III
TÓM TẮT .................................................................................................... III
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................... IV
MỤC LỤC..................................................................................................... V
DANH SÁCH BẢNG ................................................................................... IX
DANH SÁCH HÌNH..................................................................................... X
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ............................................................................ 1
1.1 Giới thiệu ................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu của đề tài ..................................................................................... 2
1.3 Nội dung của đề tài .................................................................................... 2
CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ........................................................ 3
2.1 Đặc điểm sinh học cá Trê vàng (Clarias macrocephalus) .......................... 3
2.1.1 Phân loại ............................................................................................. 3
2.1.2 Phân bố và điều kiện môi trường sống ................................................ 4
2.1.3 Đặc điểm dinh dưỡng .......................................................................... 4
2.1.4 Đặc điểm sinh trưởng .......................................................................... 5
2.1.5 Đặc điểm sinh sản ............................................................................... 5
2.2 Vài nét về tình hình nuôi cá Trê trên thế giới và trong nước....................... 5
2.2.1 Tình hình nuôi cá Trê trên thế giới ...................................................... 5
2.2.2 Tình hình nuôi cá Trê trong nước ........................................................ 6
2.3 Kỹ thuật nuôi cá Trê vàng .......................................................................... 7
2.3.1 Ao nuôi ............................................................................................... 7
2.3.2 Tiêu chuẩn chọn cá giống và mật độ thả nuôi ...................................... 7
v


2.3.3 Thức ăn và phương pháp cho ăn.......................................................... 7
2.3.4 Chăm sóc và quản lý ao nuôi .............................................................. 7

2.3.5 Thu hoạch ........................................................................................... 8
2.4 Nhu cầu dinh dưỡng của cá da trơn ............................................................ 8
2.4.1 Nhu cầu protein .................................................................................. 8
2.4.2 Nhu cầu chất bột đường (Cacbohydrate) ........................................... 10
2.4.3 Nhu cầu lipid (Chất béo) ................................................................... 10
2.4 Sơ lược về tình hình sử dụng thức ăn công nghiệp trong thủy sản ............ 11
2.4.1 Tình hình thế giới ............................................................................. 11
2.4.2 Tình hình trong nước ........................................................................ 12
2.4.3 Hiệu quả từ việc sử dụng thức ăn công nghiệp .................................. 13
2.5 Thành phần hóa học bột bắp .................................................................... 14
2.6 Sắc tố carotenoid ..................................................................................... 14
2.6.1 Khái niệm và phân bố ....................................................................... 14
2.6.2 Phân loại và cấu tạo .......................................................................... 14
2.6.3 Tính chất vật lý ................................................................................. 15
2.6.4 Tính chất hóa học.............................................................................. 15
2.6.5 Chức năng......................................................................................... 16
2.7 Phương pháp phân tích các thành phần hóa học trong mẫu thức ăn .......... 16
2.7.1 Định lượng Protein bằng phương pháp Kjeldahl ............................... 16
2.7.2 Phương pháp phân tích Lipit ............................................................. 16
2.7.3 Phương pháp xác định hàm lượng Carbohydrat ................................. 17
2.7.4 Phương pháp xác định hàm lượng Carotenoid ................................... 17
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................ 18
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................................ 18
3.1.1 Thời gian .......................................................................................... 18
3.1.2 Địa điểm ........................................................................................... 18
vi


3.2 Vật liệu nghiên cứu.................................................................................. 18
3.2.1 Vật liệu và trang thiết bị .................................................................... 18

3.2.2 Đối tượng và nguồn gốc cá thí nghiệm .............................................. 18
3.2.3 Thức ăn sử dụng trong thí nghiệm..................................................... 18
3.3 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 19
3.3.1 Chuẩn bị hệ thống nuôi ..................................................................... 19
3.3.1.1 Chuẩn bị ao nuôi ........................................................................19
3.3.1.2 Chuẩn bị giai nuôi ......................................................................19
3.3.1.3 Tiêu chuẩn chọn cá trong thí nghiệm..........................................20
3.3.2 Chuẩn bị thức ăn trong thí nghiệm .................................................... 20
3.3.3 Xác định thành phần hóa học của thức ăn dùng trong thí nghiệm ...... 23
3.3.4 Bố trí thí nghiệm ............................................................................... 24
3.3.5 Chăm sóc và quản lý ......................................................................... 24
3.4 Ghi nhận các chỉ tiêu trong thí nghiệm..................................................... 24
3.4.1 Các chỉ tiêu môi trường..................................................................... 24
3.4.2 Các chỉ tiêu của cá trong thí nghiệm ..................................................... 25
3.4.2.1 Tăng trưởng và tỷ lệ sống ...........................................................26
3.4.2.2 Xác định màu sắc cơ thịt cá ........................................................26
3.4.2.3 Xác định chỉ số FCR ..................................................................27
3.4.3 So sánh hiệu quả kinh tế ................................................................... 27
3.5 Xử lý số liệu và viết bài ........................................................................... 27
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................ 28
4.1 Các yếu tố môi trường trong thí nghiệm................................................... 28
4.2 Tỷ lệ sống ................................................................................................ 29
4.3 Sự tăng trưởng của cá Trê vàng trong thí nghiệm..................................... 29
4.4 Hàm lượng carotenoids trong thịt cá ........................................................ 32
4.5 Hệ số thức ăn, chi phí thức ăn, sản lượng và năng suất ............................ 32
vii


4.6 Hạch toán hiệu quả kinh tế....................................................................... 34
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ................................................... 37

5.1 Kết luận ................................................................................................... 37
5.2 Đề xuất .................................................................................................... 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 38
PHỤ LỤC A: CÁC CHỈ TIÊU MÔI TRƯỜNG ......................................... A
PHỤ LỤC B: CÁC CHỈ TIÊU CỦA CÁ ...................................................... J
PHỤ LỤC C: HẠCH TOÁN HIỆU QUẢ KINH TẾ ................................ DD

viii


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Nhu cầu từng loại acid amin của cá nheo Mỹ và cá Trê phi ........... 10
Bảng 2.2 Mức sử dụng tối đa lipid trong thức ăn một số loài cá ................... 12
Bảng 3.1 Tỷ lệ phối trộn bột bắp với thức ăn trong các nghiệm thức ............ 22
Bảng 3.2 Thành phần hóa học của thức ăn dùng trong thí nghiệm ............... 24
Bảng 4.1 Sự biến động của nhiệt độ và pH trong thí nghiệm nuôi cá ............ 28
Bảng 4.2 Tỷ lệ sống của cá Trê vàng sau 5 tháng nuôi .................................. 29
Bảng 4.3 Tăng trưởng khối lượng của cá trong thí nghiệm .......................... 30
Bảng 4.4 Hàm lượng carotenoids trong thịt cá .............................................. 32
Bảng 4.5 Hệ số thức ăn, chi phí thức ăn, sản lượng và năng suất .................. 33
Bảng 4.6 Hạch toán hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi cá Trê vàng ............ 35

ix


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Phân biệt các loài cá Trê theo hình thái xương chẩm ...................... 3
Hình 3.1 Ao dùng bố trí thí nghiệm .............................................................. 20

Hình 3.2 Hệ thống giai thí nghiệm ................................................................ 21
Hình 3.3 Cá giống dùng trong thí nghiệm .................................................... 21
Hình 3.4 Mẫu thức ăn sau khi được phối trộn ............................................... 22
Hình 3.5 Bộ test pH, nhiệt kế ....................................................................... 25
Hình 3.6 Cân mẫu cá trê vàng lúc thu hoạch ............................................... 25
Hình 4.1 Biểu đồ so sánh tăng trưởng khối lượng của cá trong thí nghiệm ... 31
Hình 4.2 Biểu đồ thể hiện các khoản chi phí dùng trong thí nghiệm ............ 34

x


xi


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 Giới thiệu
Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng nuôi thủy sản lớn nhất của cả
nước, sản lượng nuôi trồng thủy sản chiếm khoảng 65%, diện tích nuôi trồng
khoảng 60% và giá trị xuất khẩu chiếm 51% của cả nước. Nhiều mặt hàng thủy
sản không chỉ đáp ứng được nhu cầu của vùng mà còn đáp ứng nhu cầu của cả
nước. Trong đó, cá Trê là loài cá quen thuộc, được nuôi phổ biến khắp các tỉnh
ĐBSCL, không chỉ bởi đặc điểm là chịu được điều kiện khắc nghiệt của môi
trường, chất lượng thịt thơm, ngon mà còn do giá trị dinh dưỡng cao (Dương
Nhựt Long, 2004).
Trong các cá Trê ở nước ta hiện nay thì cá Trê vàng (Clarias macrocephalus) là
loài có giá trị kinh tế nhất, do chất lượng thịt thơm ngon nên được nhiều người
ưa chuộng và thịt cá có màu vàng nghệ trông hấp dẫn hơn nên càng thu hút
được nhiều thực khách. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi thương phẩm, việc sử
dụng thức ăn công nghiệp đã làm mất màu sắc tự nhiên và mùi vị đặc trưng của

thịt cá dẫn đến việc tiêu thụ còn gặp nhiều khó khăn do sản phẩm tạo ra không
đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Theo Phạm Hiếu Ngởi
(2014), việc sử dụng thức ăn tự chế có kết hợp với bột bắp đã làm tăng độ vàng
của cơ thịt cá, người mua trả giá cao hơn so với cá Trê vàng được nuôi hoàn
toàn bằng thức ăn công nghiệp. Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu để sản xuất thức
ăn tự chế còn mang tính mùa vụ, vì thế việc nuôi thương phẩm cá Trê vàng
bằng thức ăn công nghiệp có bổ sung bột bắp là việc làm rất cần thiết.
Trong bắp có chứa 2 loại vitamin tan trong chất béo là tiền vitamin A hay
carotenoids và vitamin E. Theo Sở Khoa Học và Công Nghệ Tiền Giang (2008),
việc sử dụng thức ăn có chứa màu vàng thực phẩm (caroten) như bắp, bí đỏ, cà
chua…, màu này khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa vào trong cơ thịt giúp thịt
cá vàng hơn. Vấn đề bổ sung bột bắp vào thức ăn công nghiệp để làm tăng màu
sắc tự nhiên của cá Trê vàng hiện nay vẫn chưa có tác giả nào đề cập đến.
Chính vì những nguyên nhân trên nên đề tài “ảnh hưởng của bột bắp với tỷ lệ
khác nhau lên tăng trưởng và hàm lượng carotenoid trong cơ thịt cá trê
vàng (Clarias macrocephalus)” được thực hiện.

1


1.2 Mục tiêu của đề tài
Xác định được sự ảnh hưởng của bột bắp lên sự tăng trưởng và màu sắc cơ thịt
của cá Trê vàng.
Bổ sung thêm một số thông tin kỹ thuật trong nuôi thương phẩm cá Trê vàng.
1.3 Nội dung của đề tài
Xác định một số chỉ tiêu môi trường (nhiệt độ, pH) trong hệ thống nuôi cá Trê
vàng thương phẩm.
Xác định một số thành phần hóa học của thức ăn dùng trong thí nghiệm.
Xác định hàm lượng carotenoid trong cơ thịt cá.
Theo dõi tăng trưởng, tỷ lệ sống của cá và FCR để tính hiệu quả kinh tế của mô

hình nuôi.

2


CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học cá Trê vàng (Clarias macrocephalus)
2.1.1 Phân loại
Theo Nguyễn Bạch Loan (2003), cá Trê vàng được nhận dạng theo khóa phân
loại sau:
Ngành: Chordata
Ngành phụ: Verebrata
Lớp: Osteichthyes
Bộ: Siluriformes
Họ: Clariidae
Giống: Clarias
Loài: Clarias macrocephalus Gunther, 1864
Theo Phạm Thanh Liêm (2006), có nhiều chỉ tiêu hình thái để phân biệt các loài
cá Trê, tuy nhiên có năm đặc điểm dễ nhận biết nhất các loài cá đó là: các đặc
điểm về màu sắc cơ thể, hình thái của thóp trán, xương chẩm, khoảng cách
xương chẩm - vi lưng và cuối cùng là gai ngực.

Trê trắng

Trê vàng

Trê phi

Hình 2.1 Phân biệt các loài cá Trê theo hình thái xương chẩm

3


(Nguồn: )
Trong các chỉ tiêu hình thái để phân biệt giữa các loài cá Trê thì dựa vào xương
chẩm là đặc điểm phân biệt các loài cá trê dễ nhất. Theo Nguyễn Tường Anh
(2005), có thể phân biệt 3 loài cá Trê ở Nam Bộ thông qua hình thái bên ngoài
là dựa vào các gốc xương chẩm: cá Trê trắng (Clarias batrachus) gốc xương
chẩm có hình chữ V, cá Trê vàng (Clarias macrocephalus) gốc xương chẩm có
hình cánh cung, cá Trê phi (Clarias gariepinus) gốc xương chẩm có hình chữ
M. Ngoài ra ở gốc vi đuôi cá Trê vàng có một vạch thẳng đứng mà các loài cá
Trê khác không có (Từ Thanh Dung và Trần Thị Thanh Hiền, 1994).
2.1.2 Phân bố và điều kiện môi trường sống
Cá Trê sống ở nước ngọt phân bố ở Ấn Độ, Thái Lan, Lào, Campuchia, Miến
Điện và Đồng Bằng Sông Cửu Long - Việt Nam.
Cá có thể chịu đựng với điều kiện khắc nghiệt của môi trường như ao tù mương
rãnh, nơi có hàm lượng ôxy thấp. Do cơ thể cá Trê có cơ quan hô hấp phụ là
hoa khế giúp cá hô hấp được khí trời và sống cả những nơi có điều kiện ôxy rất
thấp, khoảng 1 - 2 mg/l (Đoàn Khắc Độ, 2008) mặt khác có thể chịu được nơi
có pH thấp từ 4 - 4,5 (Dương Nhựt Long, 2004).
Cá Trê là loài sống trong môi trường nước ngọt nhưng chúng có thể sống được
môi trường hơi phèn và trong điều kiện nước lợ (độ mặn < 5‰). Cá phát triển
tốt trong môi trường có pH khoảng 5,5 - 8,0 (Bạch Thị Quỳnh Mai, 2004).
Nhiệt độ thích hợp cho nuôi Cá Trê vàng từ 12 - 390C (Vũ Ngọc Út và Dương
Thúy Yên, 1991).
2.1.3 Đặc điểm dinh dưỡng
Cá Trê vàng là loài ăn tạp thiên về chất hữu cơ và xác chết động vật. Khi còn
nhỏ ở giai đoạn cá bột và cá hương, cá Trê cũng thể hiện tính ăn dữ như cá Tra
(Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009). Thức ăn thích hợp là tôm tép,
cá con, phiêu sinh vật, động vật không xương sống, côn trùng và các phụ phẩm

từ trại chăn nuôi, các phế phẩm từ nhà máy chế biến thủy sản, rất thích ăn mồi
là động vật thối rữa. Khả năng sử dụng và tiêu hóa thức ăn chế biến của cá Trê
cũng rất cao (Nguyễn Văn Kiểm, 2004).
Cá Trê hoạt động, bơi lội ăn mạnh vào chiều tối hoặc ban đêm vào lúc trời gần
sáng (Phạm Văn Khánh và Lý Thị Thanh Loan, 2004).

4


2.1.4 Đặc điểm sinh trưởng
Cá Trê vàng có kích thước nhỏ, tốc độ tăng trưởng của cá trê vàng ở mức trung
bình. Ở giai đoạn từ cá bột đến cá giống cá Trê vàng tăng trưởng nhanh về
chiều dài. Theo Đoàn Khắc Độ (2008), kích thước cá từ 15cm thì khối lượng cá
tăng nhanh hơn. Tốc độ tăng trưởng cá phụ thuộc vào mật độ cá thả nuôi, số
lượng và chất lượng thức ăn, điều kiện ao nuôi (Từ Thanh Dung và Trần Thị
Thanh Hiền, 1994).
2.1.5 Đặc điểm sinh sản
Trong tự nhiên cá Trê vàng có thể sinh sản quanh năm, cá thành thục lần đầu
khi được khoảng 8 tháng tuổi. Theo Dương Nhựt Long (2004), mùa vụ sinh sản
của cá vào mùa mưa từ tháng 4 - 9 tập trung chủ yếu vào tháng 5 - 7. Trong
điều kiện nuôi, cá có thể sinh sản từ 4 - 6 lần trong 1 năm. Nhiệt độ thích hợp để
cá sinh sản từ 25 - 32 0C. Sau khi sinh sản xong có thể nuôi vỗ tái thành thục
khoảng 30 ngày thì cá có thể tham gia sinh sản trở lại. Sức sinh sản của cá Trê
vàng từ 60.000 - 80.000 trứng/kg cá cái, đường kính trứng 1,1 - 1,2 mm, trứng
có màu nâu nhạt, vàng nâu, trứng cá Trê thuộc trứng dính và cá có tập tính làm
tổ đẻ gần bờ ao, mương nơi có mực nước khoảng 0,3 - 0,5m. Cá thường đẻ vào
ban đêm và thường rộ nhất vào lúc gần sáng, sau những cơn mưa rào, sau khi đẻ
con đực giữ tổ con cái nằm gần đấy (Huỳnh Kim Hường, 2005). Nhiệt độ tốt
nhất cho sự sinh sản của cá từ 28 - 30 0C (Nguyễn Văn Kiểm, 2004).
2.2 Vài nét về tình hình nuôi cá Trê trên thế giới và trong nước

2.2.1 Tình hình nuôi cá Trê trên thế giới
Trong số các loài cá nước ngọt và nước lợ được nuôi trên thế giới thì các loài cá
da trơn có sản lượng chiếm khoảng 350.000 tấn có sản lượng lớn thứ 5. Trong
số các loài cá da trơn thì cá Trê cũng rất được sư quan tâm của người nuôi thủy
sản, ở Châu Á Thái Bình Dương thì họ cá Trê chiếm ưu thế hơn về sản lượng so
với các loài cá da trơn. Có ba loài cá Trê được nuôi phổ biến đó là cá Trê trắng
(Clarias batrachus), cá Trê vàng (Clarias macrocephalus), cá Trê phi (Clarias
gariepinus). Cá trê trắng là loài được nuôi rộng rãi nhất, đặc biệt ở Thái Lan do
cá tăng trưởng nhanh, dễ sinh sản, thịt không quá mềm. Các nghiên cứu về công
nghệ nuôi, công thức thức ăn, sản xuất thức ăn đã và đang được quan tâm. Nghề
nuôi cá Trê được phát triển mạnh mẽ và rộng rãi đặc biệt là các nước trong khu
vực Đông Nam Á.
5


Theo Lê Hà (2001), đã đưa thông tin về nuôi cá Trê ở Thái lan bắt đầu vào
những năm 1950, lúc đầu ở Bangkok và sau đó phát triển nhiều ở miền trung
Thái Lan. Năm 1987 cá Trê Phi được đưa từ Lào sang nuôi ở Thái Lan. Cục
nghề cá Thái Lan đã khuyến cáo nông dân nuôi loài này vì chất lượng tốt hơn,
lớn nhanh hơn và khả năng chống chịu với bệnh tật cao hơn. Khi lai tạo cá Trê
Phi và cá Trê Vàng thành công, Thái Lan đã chuyển hướng nuôi con lai giữa 2
loài này. Năm 1997, sản lượng đạt 52.680 tấn, trị giá 43.615.000 USD, đưa
Thái Lan thành nước sản xuất cá Trê lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
Nuôi cá Trê ở Malaysia bắt đầu từ những năm 1960 ở quy mô nhỏ với loài cá
Trê trắng. Sản lượng nuôi cá Trê đạt đỉnh cao vào đầu những năm 1970, nhưng
sang đầu những năm 1980 lại giảm do dịch bệnh, sau đó phục hồi vào giữa
những năm 1980 khi sản xuất giống cá Trê vàng thành công tại trung tâm
nghiên cứu cá nước ngọt ở Batu Berendam. Cùng lúc đó cá Trê Phi trở thành
đối tượng nuôi phổ biến và nhanh chóng được người dân địa phương chấp nhận.
Tuy nhu cầu và giá không cao bằng các loài bảng địa. Nhưng hầu hết các cá Trê

nuôi ở Malaysia hiện nay là con lai giữa Trê Vàng và Trê Phi. Tương tự như các
loài cá bản địa, cá Trê lai nhanh chóng được ưa chuộng và có giá trị cao hơn.
Sản lượng năm 1988 đạt 183 tấn nhưng đến năm 1997 đã đạt 4.117 tấn. Sự gia
tăng này là nhờ cải thiện công nghệ và sử dụng thức ăn viên nổi (Lê Hà, 2001).
2.2.2 Tình hình nuôi cá Trê trong nước
Ở nước ta có nhiều công trình nghiên cứu về cá Trê như:
Năm 1982 Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II, Trường Đại Học Nông Lâm
Thành Phố Hồ Chí Minh, Trường Đại Học Cần Thơ đã sản xuất và nuôi thành
công cá Trê phi (Clarias gariepinus).
Năm 2012, Trung Tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ Long An kết
hợp với Trường Đại học Cần Thơ thực hiện đề tài khoa học “ Phát triển mô hình
sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá Trê vàng (Clarias macrocephalus) ở
Đồng Tháp, đề tài được thực hiện trong 30 tháng. Đề tài đã hoàn thiện quy trình
sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá Trê vàng, chủ động sản xuất được
nguồn giống nhân tạo phục vụ nhu cầu nuôi, tạo thêm sản phẩm cá thịt phục vụ
thị trường người tiêu dùng, góp phần đa dạng hóa mô hình nuôi, khai thác hiệu
quả tiềm năng diện tích đất canh tác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tạo thêm thu
nhập cho các nông hộ vùng Đồng Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp. Kết quả đã cung
cấp con giống đạt chất lượng tốt cho người nuôi trong vùng với số lượng
6


khoảng 200.000 con đạt kích cỡ trung bình từ 5 - 7 cm. Sản lượng cá Trê vàng
thương phẩm khoảng 30 tấn/ha.
2.3 Kỹ thuật nuôi cá Trê vàng
Theo Đoàn Hữu Nghị (2013), đã đưa ra mô hình nuôi thương phẩm cá Trê vàng
trong ao đất với những thông số kỹ thuật như sau:
2.3.1 Ao nuôi
Ao nuôi thường có hình chữ nhật, có hệ thống cấp và thoát nước. Mực nước
trong ao giữ ở mức từ 1,6 - 1,8 m. Đáy ao ít bùn, bờ vững chắc, kè và rào chắn

xung quanh ao. Ao được tẩy dọn thật kỹ, tát cạn và diệt cá dữ bằng dây thuốc cá
với liều lượng 0,5 - 1 kg/100m3, lấp tất cả hang hốc. Bón vôi cho ao từ 7 - 15
kg/100 m2 (Đoàn Hữu Nghị, 2013).
2.3.2 Tiêu chuẩn chọn cá giống và mật độ thả nuôi
Cá giống thả nuôi có kích cở đồng đều từ 5 - 10 cm, không xây xát, dị hình. Mật
độ thả từ 15 - 20 con/m2 và thả cá vào lúc trời mát. Trước khi thả nuôi, cá được
tắm bằng nước muối với liều lượng từ 3 - 5

nhằm loại bỏ ký sinh (Đoàn Hữu

Nghị, 2013).
2.3.3 Thức ăn và phương pháp cho ăn
Lượng thức ăn công nghiệp sử dụng trong nuôi thương phẩm cá Trê vàng được
điều chỉnh để cung cấp cho cá vừa đủ, tùy theo các giai đoạn phát triển, lượng
thức ăn hằng ngày cho cá Trê vàng dao động từ 5 - 7% khối lượng cá trong ao.
Mỗi ngày cho cá ăn 2 lần. Dùng sàn cho ăn và lập nhiều điểm cho ăn ở trong ao
để cá phát triển đều hơn. Hàm lượng chất đạm cần thiết để cá phát triển tốt ở
tháng thứ 1 là từ 28 - 30N, tháng thứ 2 là 24 - 26N và tháng thứ 3 là 18 - 20N.
(Đoàn Hữu Nghị, 2013).
2.3.4 Chăm sóc và quản lý ao nuôi
Trong nuôi thương phẩm cá Trê vàng cần duy trì mực nước trong ao nuôi ổn
định từ 1,6 - 1,8m trong suốt vụ nuôi. Định kỳ thay nước từ 10 - 15 ngày/lần,
mỗi lần thay 1/3 nước trong ao. Thường xuyên kiểm tra bờ, cống, rào chắn cẩn
thận đề phòng sự thất thoát cá nuôi, nhất là vào mùa mưa lũ.
Định kỳ 2 lần/tuần, trộn thêm Vitamin C vào thức ăn với liều lượng 0,05 - 0,1%
lượng thức ăn hàng ngày và chất khoáng đa lượng như: Canxi, photpho với liều
7


lượng là 1 - 3% lượng thức ăn hàng ngày, trộn với thức ăn để tăng cường sức đề

kháng cũng như giúp cá tăng trưởng tốt hơn và theo dõi hoạt động của cá hằng
ngày (Đoàn Hữu Nghị, 2013).
2.3.5 Thu hoạch
Sau thời gian từ 5 - 6 tháng nuôi cá Trê vàng sẽ đạt kích cỡ thương phẩm tiến
hành thu hoạch (Đoàn Hữu Nghị, 2013).
Bên cạnh đó, theo Phạm Hiếu Ngởi (2014) cũng đã công bố mô hình nuôi cá
Trê vàng trong ao đất với 2 nghiệm thức. Nghiệm thức 1 sử dụng thức ăn tự chế
được phối trộn từ các nguyên liệu như bột thịt cá tra, bột bắp, dầu. Thức ăn sau
khi được phối trộn có độ đạm là 32,7N và được đặt trên sàn ăn cho cá ăn thì sau
5 tháng nuôi cá có khối lượng là 220 g/con và thịt cá có màu vàng hơn so với cá
Trê vàng nuôi hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp. Đối với nghiệm thức 2 sử
dụng hoàn toàn thức ăn công nghiệp có độ đạm từ 30 - 35N thì sau 5 tháng nuôi
cá đạt khối lượng trung bình 190 g/con. Tuy nhiên, khi sử dụng thức ăn công
nghiệp thì có thể khắc phục được những hạn chế của thức ăn tự chế vì thức ăn
công nghiệp có thể bảo quản lâu, chi phí bảo quản và vận chuyển đơn giản, ít bị
biến động bởi mùa vụ, số lượng cũng như chất lượng luôn được ổn định, giảm
thiểu rủi ro, ít bị nhiễm vi sinh vật gây hại, đặc biệt là hiệu quả sử dụng thức ăn
cao do chậm tan trong nước, hạn chế ô nhiễm môi trường nuôi.
2.4 Nhu cầu dinh dưỡng của cá da trơn
2.4.1 Nhu cầu protein
Protein là thành phần hóa học chủ yếu trong thịt động vật thủy sản, chiếm
khoảng 60 - 75% khối lượng khô của cơ thể (Halver, 1989; Trích dẫn bởi Trần
Thị Thanh Hiền và ctv., 2004). Đây là thành phần chủ yếu tham gia cấu tạo cơ
thể, hình thành các tổ chức mới. Do đó khi thức ăn thiếu đạm thì cá chậm sinh
trưởng, chậm phát dục, sức sinh sản giảm. Nhu cầu protein của cá dao động
trong khoảng từ 25 - 55%, trung bình là 30% và nhu cầu protein tối ưu của một
loài nào đó phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu làm thức ăn, giai đoạn phát triển
của cơ thể, và các yếu tố bên ngoài khác (Trần Thị Thanh Hiền và ctv., 2004).
Thực chất nhu cầu protein ở cá là nhu cầu amino acid, có hai loại amino acid
thiết yếu và không thiết yếu. Vấn đề được quan tâm nhiều là nhu cầu amino

acid thiết yếu bởi vì cá không thể tự tổng hợp mà phải lấy từ thức ăn. Các loài
cá nói chung cần 10 loại amino acid như arginin, histidin, isoleucin, leucin,
8


lysin, methionin, phenillalanin, threonin, tryptophan và valin. Nhu cầu Lysine
của cá nheo Mỹ trong thức ăn chứa 24% đạm là 1,23%. Bên cạnh đó, nhu cầu
Methionine của đối tượng này là 0,46% ở mức đạm tương tự (Trần Thị Thanh
Hiền và ctv., 2004).
Mặc dù các nghiên cứu về nhu cầu acid amin ở cá trơn là rất ít. Tuy nhiên, đã có
một số ý kiến cho rằng các loài cá trơn khác cũng có nhu cầu amino acid tương
tự như cá nheo Mỹ (Dương Thúy Yên, 2000).
Bảng 2.1 Nhu cầu từng loại acid amin của cá nheo Mỹ và cá Trê phi
Acid amin (% của đạm)
Arginine

Cá nheo Mỹ
4,30

Cá Trê phi
4,30

Histidine

1,50

1,50

Isoleusine


1,50

1,50

Leusine

1,50

1,50

Lysine

5,10

5,70

Methionine + Cystine

2,30

3,30

(Nguồn: Lovell, 1989)

Nhu cầu protein tối ưu của cá là lượng protein tối thiểu trong thức ăn đảm bảo
thoả mãn yêu cầu các amino acid để cá đạt tăng trọng tối đa (NRC, 1993; Trích
dẫn bởi Trần Thị Thanh Hiền và ctv., 2004). Nếu thức ăn không cung cấp đủ
nhu cầu protein cho cá sẽ dẫn đến cá chậm lớn, ngừng tăng trưởng hoặc giảm
trọng lượng. Ngược lại, nếu protein trong thức ăn dư thừa, vượt quá nhu cầu thì
chỉ một phần được sử dụng để tạo protein mới, phần còn lại sẽ chuyển sang

dạng năng lượng và cá sẽ bài tiết amonia nhiều, điều này sẽ làm lãng phí thức
ăn, tăng giá thành thức ăn không cần thiết. Hơn nữa, do động vật thủy sản có
khả năng sử dụng năng lượng biến dưỡng từ nguồn protein trong thức ăn nên
nhu cầu protein của chúng có khả năng giảm khi mức năng lượng trong thức ăn
tăng lên. Nhưng nếu thức ăn quá giàu năng lượng thì sẽ hạn chế sự tiêu thụ thức
ăn của động vật thủy sản vì chúng sẽ ngưng bắt mồi khi thỏa mãn nhu cầu năng
lượng (Lee và Putnam, 1973; Page và Adrew, 1973; Trích dẫn bởi Trần Thị
Thanh Hiền và ctv., 2004). Do đó, hàm lượng protein tối ưu cho động vật thủy
sản chịu ảnh hưởng bởi tỷ lệ tối ưu giữa protein và năng lượng.
Ngoài ra, mức độ cho ăn cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến nhu cầu
protein của cá. Khi cho cá ăn ở mức độ giới hạn (tính theo khối lượng thân) có
9


thể làm tăng nhu cầu protein (Robinson, 1980; Trích dẫn bởi Trần Thị Thanh
Hiền và ctv., 2004). Nếu mức cho ăn thấp gần bằng mức cần thiết để duy trì cơ
thể sẽ dẫn đến hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) cao và cá tăng trưởng rất chậm
hoặc bị ngừng lại, như vậy giá trị protein tối ưu sẽ tăng cao, khó xác định.
Ngược lại, nếu dư thừa lượng thức ăn cũng cho kết quả là hiệu quả chuyển hóa
thức ăn kém do thức ăn bị hao hụt và sự tiêu hóa thức ăn bị giảm đi.
2.4.2 Nhu cầu chất bột đường (Cacbohydrate)
Khả năng sử dụng carbohydrate của các loài cá khác nhau, trong đó tính ăn của
mỗi loài là yếu tố quyết định đến khả năng sử dụng carbohydrate. Theo Trần
Thị Thanh Hiền và ctv., (2004) những loài cá tạp, thực vật có khả năng sử dụng
carbohydrate tốt hơn loài ăn động vật. Cá trê phi hấp thụ carbohydrate chậm
hơn cá rô phi lai (O. niloticus x O. aureus) (Degani and Revach, 1991; Trích
dẫn bởi Wilson and Moreau, 1996).
Theo kết quả nghiên cứu của Huỳnh Văn Hiền (2003), thức ăn có cùng mức
protein nhưng mức carbohydrate khác nhau thì ảnh hưởng đến tăng trọng, hệ số
thức ăn và hiệu quả sử dụng đạm của cá. Thức ăn có chứa 35% carbohydrate

cho kết quả tốt nhất. Tuy nhiên, cá tra có khả năng sử dụng mức carbohydrate
trong thức ăn đến 45%. Ngược lại, ở mức 20% carbohydrate trong thức ăn sẽ
làm giảm hiệu quả sử dụng protein, hệ số thức ăn và tăng trọng. Ngoài ra, tỷ lệ
mỡ trong cơ thể cá cũng bị ảnh hưởng bởi mức carbohydrate trong thức ăn. Tỷ
lệ mỡ tăng theo mức tăng của carbohydrate.
Wilson and Moreau (1996) đề nghị cá nheo Mỹ có thể sử dụng tinh bột hiệu quả
trong thức ăn từ 25 - 30% và đây có thể xem như mức carbohydrate thích hợp
cho các loài cá da trơn khác. Bên cạnh đó, thành phần carbohydrate nhiều trong
thức ăn sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa của cá và giảm sự tiêu hóa protein
(Trần Thị Thanh Hiền và ctv., 2004). Việc nấu chín hay hồ hóa tinh bột đều
giúp cải thiện độ tiêu hóa thức ăn tinh bột (Trần Thị Thanh Hiền và ctv., 2004).
Mặc dầu vậy, việc bổ sung carbohydrate vào thức ăn cho cá gồm nhiều mục
đích như chia sẻ năng lượng với protein, tăng độ bền trong nước,… nhằm tăng
hiệu quả sử dụng và giảm chi phí thức ăn.
2.4.3 Nhu cầu lipid (Chất béo)
Khả năng tiêu hóa của chất béo sẽ giảm nếu hàm lượng chất béo trong thức ăn
tăng quá cao (Harrison, 1990; Trích dẫn bởi Trần Thị Thanh Hiền và ctv.,
10


2004). Theo Dương Thúy Yên (2000), nhu cầu và dinh dưỡng của các loài cá da
trơn có thể sử dụng mức lipid trong thức ăn khá lớn. Cá nheo Mỹ vẫn tăng
trưởng tốt ở mức lipid 15% hoặc hơn (Wilson và Moreau, 1996). Nhưng nếu
lipid trong thức ăn quá nhiều sẽ dẫn đến sự tích lũy mỡ trong thịt cá nhiều làm
giảm chất lượng cá. Hơn nữa, lượng lipid nhiều còn ảnh hưởng đến độ bền chặt
của viên thức ăn và khó bảo quản. Do đó, Wilson và Moreau (1996) đề nghị
mức lipid thích hợp trong thức ăn của cá nheo Mỹ là từ 5 - 6%. Theo Nguyễn
Thanh Phương và ctv., (1998), đối với cá basa cở (16,4 - 16,9g) thức ăn chứa
7,7% lipid là cho tăng trưởng tốt nhất và cá giảm tăng trưởng khi lipid trong
thức ăn từ 11,3 - 20,8%. Wing (2000) cho biết cá lăng lớn nhanh nhất ở mức

8% dầu cọ thô hoặc tinh chế. Từ các kết quả này, có thể đề nghị mức lipid trong
thức ăn của một số loài cá trơn từ 5 - 8%.
Bảng 2.2 Mức sử dụng tối đa lipid trong thức ăn một số loài cá
Giống loài
Cá chép
Rô phi
Cá trơn Mỹ
Cá trê phi
Cá tra

Tỷ lệ Lipid trong thức ăn (%)
12 - 15
< 10
7 - 10
7 - 10
4-8

(Nguồn: Trần Thị Thanh Hiền và ctv., 2004)

2.4 Sơ lược về tình hình sử dụng thức ăn công nghiệp trong thủy sản
2.4.1 Tình hình thế giới
Nhìn chung nghề nuôi thủy sản trên thế giới đã đạt trình độ cao, đặc biệt là ở
các nước phát triển. Người sản xuất sử dụng mô hình nuôi theo hệ thống kín
tuần hoàn nhằm hạn chế thấp nhất nước thải ra môi trường, cho nên TATC hầu
như ít được sử dụng. Trong nghề nuôi cá nheo ở Mỹ, các nhà nghiên cứu đã sử
dụng TACN cho cá giống và cá trưởng thành nuôi ở mật độ cao nhằm tránh ô
nhiễm môi trường và tránh xảy ra dịch bệnh.
Ở châu Á nghề nuôi cá da trơn phát triển nhanh tập trung ở một số quốc gia
(Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Nepal, Malaysia,...) (New and Csavas, 1993).
Theo số liệu thống kê, lượng TATC cho nuôi thủy sản ở châu Á vào năm 1990

chiếm 71% tổng lượng thức ăn, dự đoán đến năm 2000 tỷ lệ này chỉ còn 62%.
Điều này cho thấy TACN ngày càng đóng vai trò quan trọng do hạn chế được ô
nhiễm môi trương so với sử dụng TATC.
11


×