Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Ảnh hưởng của mật độ ương lên tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá cóc (cyclocheilichthys enoplos) giai đoạn bột lên giống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (717.33 KB, 30 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG

======  ======

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ SỐ: D620301

ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ ƯƠNG LÊN
TĂNG TRƯỞNG VÀ TỈ LỆ SỐNG CỦA
CÁ CÓC (Cyclocheilichthys enoplos) GIAI
ĐOẠN BỘT LÊN GIỐNG

Sinh viên thực hiện
Vỏ Văn Minh Thái
MSSV: 1153040070
Lớp: NTTS6

Năm 2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
i


KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ SỐ: D620301

ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ ƯƠNG LÊN


TĂNG TRƯỞNG VÀ TỈ LỆ SỐNG CỦA
CÁ CÓC(Cyclocheilichthys enoplos) GIAI
ĐOẠN BỘT LÊN GIỐNG

Cán bộ hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

T.S Nguyễn Văn Triều

Vỏ Văn Minh Thái
MSSV 1153040070
Lớp NTTS6

Năm 2015

ii


LỜI CẢM TẠ
Trước hết em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám Hiệu, Ban Chủ Nhiệm
Khoa Sinh học ứng dụng – Trường Đại học Tây Đô, đã tạo điều kiện tốt để em hoàn
thành khóa học đại học ngành nuôi trồng thủy sản, niên khóa 2011 – 2015.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với thầy Nguyễn Văn Triều đã tạo điều
kiện tốt cho em học tập và nhiệt tình hướng dẫn em thực hiện đề tài và hoàn thành tiểu
luận tốt nghiệp đại học.
Em xin tỏ lòng cảm ơn đến quý thầy cô trong khoa Sinh học Ứng Dụng – Trường Đại
học Tây Đô đã cung cấp kiến thức và giúp đỡ em hoàn thành khóa học.
Xin cảm ơn các bạn cùng làm đề tài tại trại cá đã nhiệt tình giúp đỡ đóng góp ý kiến và
chia sẽ kinh nghiệm để tôi hoàn thành tiểu luận tốt nghiệp đại học này.

Xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình và tất cả mọi người đã giúp đỡ và
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho con trong suốt thời gian học tập và thời gian làm đề tài.
Xin chân thành cảm ơn!

iii


CAM KẾT KẾTQUẢ
Tôi xin cam kết tiểu luận này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi
và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ tiểu luận cùng cấp nào khác.
Kí tên

Vỏ Văn Minh Thái

iv


TÓM TẮT
Đề tài “ Ảnh hưởng của mật độ ương lên tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá cóc
(Cyclocheilichthys enoplos) giai đoạn bột lên giống” được thực hiện từ tháng
12/2014 – 4/ 2015 tại Trại giống thủy sản thuộc khu vực An Phú, phường Phú Thứ,
quận Cái Răng, Thành phố Cần Thơ. Đề tài được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 4
nghiệm thức gồm: Nghiệm thức 1 (2 con/lít), nghiệm thức 2 (4 con/lít), nghiệm thức3
(6 con/lít) và nghiệm thức 4 (8 con/lít) thí nghiệm được lặp lại 3 lần sau 60 ngày ương.
Kết quả cho thấy: Các chỉ tiêu môi trường nằm trong giới hạn sinh trưởng và phát triển
của cá cóc. Sau thời gian thí nghiệm tỷ lệ sống của cá lần lượt là 26,7; 41,8; 62,7 và
93,7 %. Kết quả tăng trưởng về khối lượng của cá ở các nghiệm thức từ 43 – 150mg và
tốc độ tăng trưởng đặc biệt từ 5,62 – 7.70%/ngày. Kết quả tăng trưởng về chiều dài
của cá ở các nghiệm thức từ 16,8 22,0mm và tốc độ tăng trưởng đặc biệt từ 2,09 –
3,29%/ngày.

Từ khóa: Cá cóc, mật độ, phân hóa, tăng trưởng, tỷ lệ sống

v


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM TẠ .............................................................................................. i
CAM KẾT KẾTQUẢ................................................................................ iv
TÓM TẮT................................................................................................... v
DANH SÁCH HÌNH ............................................................................... viii
DANH SÁCH BẢNG ................................................................................ ix
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................... 1
1.1 Giới thiệu ........................................................................................ 1
1.2 Mục tiêu.......................................................................................... 2
1.3 Nội dung ......................................................................................... 2
CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ................................................... 3
2.1 Đặc điểm sinh học của cá cóc ......................................................... 3
2.1.1. Phân loại và hình thái cá cóc (Cyclocheilichthys enoplos)........... 3
2.1.2 Đặc điểm Phân bố ........................................................................ 4
2.1.3 Đặc điểm dinh dưỡng ................................................................... 4
2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng ................................................................... 4
2.1.6 Đặc điểm sinh sản ........................................................................ 4
2.2 Một số vấn đề kỹ thuật ương một số loài cá họ Ciprinidae .............. 5
2.2.1 Mật độ ương ................................................................................ 5
2.2.2 Phương pháp cho ăn ..................................................................... 6
2.3 Thức ăn tươi sống ........................................................................... 6
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................... 8
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................... 8
3.2 Vật liệu nghiên cứu ......................................................................... 8

3.2.1 Đối tượng và nguồn cá thí nghiệm ............................................... 8
3.2.2 Thiết bị, dụng cụ và hóa chất ....................................................... 8
3.2.3 Thức ăn sử dụng ương cá ............................................................. 8
vi


3.3 Phương pháp nghiên cứu................................................................. 8
3.3.1 Hệ thống thí nghiệm..................................................................... 8
3.3.2 Bố trí thí nghiệm .......................................................................... 9
3.3.3 Thức ăn thí nghiệm ...................................................................... 9
3.3.4 Chăm sóc và quản lí ..................................................................... 9
3.4 Phương pháp thu mẫu ................................................................... 10
3.4.1 Các yếu tố môi trường................................................................ 10
3.4.2 Các chỉ tiêu tăng trưởng và tỉ lệ sống ......................................... 10
3.5 Tính toán kết quả .......................................................................... 10
3.4 Phương pháp xử lí số liệu ............................................................. 12
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................... 13
4.1 Các yếu tố môi trường .................................................................. 13
4.1.1 Nhiệt độ ..................................................................................... 13
4.1.2 pH .............................................................................................. 13
4.1.3 Oxy ............................................................................................ 14
4.2 Tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá cóc .................................. 14
4.2.2 Tốc độ tăng trưởng về chiều dài của cá ...................................... 15
4.2.4 Phân hóa sinh trưởng về chiều dài.............................................. 16
4.3 Tỷ lệ sống của cá .......................................................................... 18
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ............................................... 19
5.1 Kết luận ........................................................................................ 19
5.2 Đề xuất ......................................................................................... 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 20
PHỤ LỤC …………………………………………………………………..A


vii


DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1 Cá cóc (Cyclocheilichthys enoplos)............................................................3
Hình 3.4 Dụng cụ đo pH, Oxy và nhiệt độ (Nguồn: tự chụp) ........................................... 12

Hình 4.1 Sự phân hóa khối lượng của cá cóc ....................................................... .20
Hình 4.2 Sự phân hóa chiều dài của cá cóc ........................................................... .21

viii


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1 Tuổi cá và mật độ thả............................................................................. 5
Bảng 3.1 Các loại thức ăn sử dụng trong thí nghiệm……………………………...12
Bảng 4.1 Một số yếu tố môi trường trong hệ thống thí nghiêm…………………...15
Bảng 4.2 Tăng trưởng về khối lượng của cá cóc giai đoạn bột lên giống ............ ...16
Bảng 4.3 Tỷ lệ sống của cá cóc .......................................................................... ...18

ix


CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng đất màu mở ở phía Tây Nam Việt
Nam, một trong những đồng bằng châu thổ rộng lớn và phì nhiêu ở Đông Nam Á
và thế giới. ĐBSCL được thiên nhiên ưu đãi, ban tặng cho đầy đủ mọi loại hình:

sông nước, núi rừng, đồng bằng và biển cả đã làm cho vùng đất này trở thành một
nơi đầy tiềm năng cho nghề khai thác và nuôi trồng thủy sản. Theo Hiệp hội chế
biến và xuất nhập khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản năm
2014 đạt 7,836 tỷ USD, tăng 16,5% so với năm 2013. Để phát triển bền vững
ngành thủy sản, ngoài những đối tượng nuôi chủ lực hiện nay như cá tra, tôm sú
thì nhiều đối tượng nước ngọt có tiềm năng kinh tế đang rất được chú ý.
Cá cóc trong tự nhiên phân bố rộng ở khu vực Đông Nam Á. Cụ thể ở một số quốc
gia: Lào, Campuchia, Indonesia và Việt Nam. Ở Việt Nam cá cóc sống trong các
kênh, rạch, ao, hồ, sông ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (Ngô Trọng Lư và
Nguyễn Kim Độ, 2006). Đây là loài có kích thước lớn và là loài đặc sản có giá trị
kinh tế và hàm lượng dinh dưỡng cao, thịt cá ăn rất ngon. Ở nước ta một số tỉnh
như: An Giang, Cần Thơ, Tiền Giang bắt đầu nuôi đối tượng này với nhiều hình
thức: nuôi lồng, nuôi trong ao đất, nuôi bè đã đem lại thu nhập cao cho người dân
chính vì vậy mà xu hướng nuôi cá ngày càng tăng.
Hiện nay, cá cóc được Trung tâm quốc gia giống thủy sản nước ngọt Nam bộ cho
sinh sản nhân tạo thành công. Tuy nhiên, qui trình ương cá cóc từ cá bột lên cá
giống chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, Vì vậy, số lượng và chất lượng cá
cóc giống không đảm bảo như: cá bị xay sát trong quá trình đánh bắt và vận
chuyển, không đồng cỡ,.. đã gây nhiều trở ngại trong quá trình nuôi. Vấn đề cung
cấp con giống cá cóc với chất lượng và số lượng đảm bảo là rất cần thiết. Vì vậy,
việc nghiên cứu đề xuất qui trình ương giống cá cóc rất quan trọng trong giai đoạn
hiện nay, nhằm đáp ứng nhu cầu con giống cá cóc ngày càng tăng của người nuôi.
Chính vì vậy đề tài “ Ảnh hưởng của mật độ ương lên tăng trưởng và tỉ lệ sống
của cá cóc (Cyclocheilichthys enoplos) giai đoạn bột lên giống” được thực hiện.

1


1.2 Mục tiêu
Mục tiêu của đề tài nhằm xác định mật độ thích hợp trong ương cá cóc giai đoạn

bột lên giống
1.3 Nội dung
Theo dõi một số chỉ tiêu môi trường trong thí nghiệm ương cá cóc.
Ảnh hưởng của mật độ lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá cóc giai đoạn giống

2


CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học của cá cóc
2.1.1. Phân loại và hình thái cá cóc (Cyclocheilichthys enoplos)
Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) cá cóc có hệ thống phân
loại như sau:
Bộ: Cypriniformes
Họ: Ciprinidae
Họ phụ: Cyprininae
Giống: Cyclocheilichthys
Loài: Cyclocheilichthys enoplos (Bleeker, 1950)
Tên Tiếng Việt: Cá cóc
Tên tiếng Anh: Soldier river barb

Hình 2.1 Cá cóc (Cyclocheilichthys enoplos) ( Nguồn: tự chụp)
Cá cóc có một số đặc điểm hình thái như sau: thân thon, dài, dẹp bên. Vẩy tròn
phủ khắp thân, đầu nhỏ không có vẩy, hơi dẹp bên. Mõm hơi tù. Miệng dưới, hẹp
ngang. Rạch miệng gần như nằm ngang, môi trơn, rãnh sau môi trên liên tục, rãnh
sau môi dưới gián đoạn ở giữa nhưng rất ít. Có hai đôi râu, râu mép và râu mõm,
Hai đôi râu này tương đương nhau và tương đương với 1/2 đường kính mắt. Mắt
to, màng mờ chung quanh mắt phát triển, nằm lệch về nữa trên của đầu và gần
chót mõm hơn gần điểm cuối nắp mang. Phần trán giữa hai mắt phẳng. Gốc vây

lưng và vây hậu môn có một hàng vẩy phủ lên, gốc vây đuôi có 4 hàng, vẩy nách
gốc vây bụng hình mũi mác và dài hơn gốc vây bụng. Đường bên hoàn toàn, phần
sau nằm trên trục giữa thân và chấm dứt tại điểm giữa gốc vây đuôi, có một số vẩy
cảm giác trên đường bên, ống cảm giác chẻ hai. Vây đuôi chẻ hai, rãnh chẻ sâu
3


hơn 1/2 chiều dài vây đuôi. Mặt lưng của thân và đầu hơi xám nhạt, mặt bên và
mặt bụng màu trắng bạc. Nắp mang màu vàng nhạt. Mép sau vây lưng, vây đuôi
màu đen. Vây ngực, vây bụng, vây hậu môn màu trắng trong (Trương Thủ Khoa
và Trần Thị Thu Hương, 1993).
2.1.2 Đặc điểm Phân bố
Theo Ngô Trọng Lư và Nguyễn Kim Độ (2006) cá cóc phân bố rộng ở khu vực
Đông Nam Á. Cụ thể ở một số quốc gia: Lào, Campuchia, Indonesia và Việt Nam.
Ở Việt Nam cá cóc sống trong các kênh rạch ao, hồ sông ở vùng Đồng Bằng Sông
Cửu Long. Cá cóc có thể sống ở môi trường nước ngọt và cả nước lợ (Trương Thủ
Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993). Cá cóc phân bố rộng rãi trên dòng chính
sông Mê Kông, chúng còn phân bố đến tận các chi lưu lớn như hệ thống sông Sê –
san và sông Song – khram (Poulsen và ctv, 2005).
2.1.3 Đặc điểm dinh dưỡng
Theo Ngô Trọng Lư và Nguyễn Kim Độ (2006) thành phần thức ăn trong ruột cá
cóc rất đa dạng: mùn bã hữu cơ 30%, động vật phù du và động vật đáy 39%, côn
trùng, giáp xác 14,5%, thực vật phù du 65,5%. Cá ăn chủ yếu là động vật 2 mảnh
vỏ, rể của cây, động vật phù du, các ấu trùng côn trùng, động vật giáp xác và cả cá
nhỏ. Ngoài ra, khi nuôi thương phẩm cá cóc trong các loại hình nuôi như ao, bè,
đăng quần cho cá ăn thức ăn chế biến hoặc thức ăn công nghiệp đều thích hợp. Hệ
số thức ăn dao động từ 1,95 - 2,05 (thức ăn công nghiệp) và 3,30 - 4,85 (cho thức
ăn chế biến). Năng suất nuôi trong ao đạt từ 1,17 - 2,93 tấn/ha, trong bè 9,36 12,42 kg/m3 bè, nuôi ghép trong đăng quần sau 4 tháng đạt năng suất 0,45 tấn/ha.
(Trung tâm quốc gia giống thủy sản nước ngọt Nam bộ, 2005).
2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng

Cá cóc có kích thước lớn nhất trên 80cm (Mai Đình Yên, 1992). Cá cóc cũng
tương tự với các loài cá khác ở giai đoạn nhỏ cá cóc tăng trưởng nhanh về chiều
dài, sau đó tăng nhanh về khối lượng. Mối tương quan chiều dài (L) và khối lượng
(W) thể hiện ở phương trình W= 0,0119L3,0075 (Trung tâm quốc gia giống thủy sản
nước ngọt Nam bộ, 2005).
2.1.6 Đặc điểm sinh sản
Cá cóc thành thục sinh dục ở năm tuổi thứ 2. Sức sinh sản tương đối của cá phụ
thuộc vào khối lượng cơ thể, với cá có chiều dài thân 61,5 cm và nặng 2,7 kg có
sức sinh sản tương đối là 149.980 trứng, cá có khối lượng 1,8 kg sức sinh sản tuyệt
đối 16.420 trứng. Bãi cá đẻ là những nơi nước chảy. Mùa cá đẻ vào tháng 4 – 6
4


(Ngô Trọng Lư và Nguyễn Kim Độ, 2006). Cá cóc có tập tính di cư sinh sản chúng
bắt đầu sinh sản vào đầu mùa lũ trên dòng chính sông Mê Kông. Khi bước vào đầu
mùa lũ cá trưởng thành sẽ di cư ngược dòng lên thượng nguồn để đẻ trứng. Cá đẻ ở
những chỗ sông rộng, thoáng, trứng và ấu trùng của chúng trôi theo dòng nước để tìm
thức ăn (Poulsen và ctv, 2005).
Cá cóc có thể phân biệt đực cái khi cá thành thục. Cá cái có bụng to do buồng
trứng phát triển, cá đực có tinh dịch chảy ra khi vuốt nhẹ lườn bụng. Vào tháng 2 –
3, kích thước trứng còn nhỏ (0,3 – 0,5 mm), tương ứng buồng trứng giai đoạn II III. Đến tháng 4 kích thước trứng đạt 0,6 mm, buồng trứng giai đoạn III và đạt tối
đa vào tháng 5 – 6, đường kính trứng 0,9 – 1 mm, buồng trứng đạt giai đoạn IV.
Trứng cá cóc thuộc loại trứng bán trôi nổi, sau khi thụ tinh và trương nước đạt kích
thước 1,8 – 2 mm. Thời gian phát triển phôi từ trứng thụ tinh đến cá bột nở là 14
giờ 30 phút khi nhiệt độ môi trường 290C (Trung tâm quốc gia giống thủy sản nước
ngọt nam bộ, 2005)
2.2 Một số vấn đề kỹ thuật ương một số loài cá họ Cyprinidae
2.2.1 Mật độ ương
Mật độ ương cá cóc giai đoạn cá bột lên hương trong bể (2500 – 3000 con/m2),
thời gian ương nuôi 25 ngày sẽ đạt tỷ lệ sống 75,16 – 84,21%. Thời gian ương 25 30 ngày, cá hương đạt cở 1,7 – 2 cm. Ương từ cá giống với mật độ 250 -300

con/m2, sau 50 ngày ương đạt cỡ 3,8 – 4cm, tỷ lệ sống từ 56 – 58,13% (Trung tâm
quốc gia giống thủy sản nước ngọt Nam bộ, 2006).
Theo Phạm Thị Thùy Trang (2010) đã thử nghiệm ương cá linh ống (Cirhinus
jullieni Sauvage, 1878) với các mật độ khác nhau. Mật độ được chọn ở các nghiệm
thức là NT1 500 con/m2, NT2 1000 con/m2, NT3 1500 con/m2. Sau thời gian thí
nghiệm tốc độ tăng trưởng chiều dài và trọng lượng của cá ở mật độ ương 500
con/m2 là nhanh nhất (0,54 mm/ngày, 0,0027 g/ngày).
Theo Trần Văn Vỹ (2000) khi ương cá trôi Ấn Độ giai đoạn cá bột lên cá hương
chọn ao ương có diện tích 250 – 500 m2, mức nước 1 – 1,2 m nước ao. Đối với các
ao vùng đồng bằng nên ương cá với mật độ 400 – 500 con/m2.
Theo Thi Thanh Vinh, 2010 khi ương cá hô giai đoạn từ cá hương lên cá giống, cá
hương được ương 30 ngày trong giai có diện tích 15m2 sâu 0.8m được đặt trong ao
có diện tích 2000m2, mật độ ương 200con/m2 và cho ăn thức ăn viên công nghiệp
có độ đạm 30 – 35% đạt tỷ lệ sống 42 – 47% tương ướng với khối lượng 0,113 –
0,114 g/con.

5


Theo Đặng Văn Trường (2009), thí nghiệm ương cá mè hôi với các mật độ khác
nhau. Sử dụng thức ăn công nghiệp dạng bột mịn 40% đạm. Kết quả sinh trưởng
chiều dài sau 21 ngày của cá nhanh nhất ở nghiệm thức mật độ 500 con/m2 (0,1245
cm/ngày) kể đến là mật độ 700 con/m2 (0,0966 cm/ngày) và thấp nhất là ở mật độ
1000 con/m2 (0,0775 cm/ngày). Tốc độ tăng trưởng nhanh nhất ở mật độ 500
con/m2 (0,1186 g/ngày) và thấp nhất ở nghiệm thức mật độ 1000 con/m2 (0,0738
g/ngày).
2.2.2 Thức ăn cho ăn
Theo Đỗ Đoàn Hiệp và ctv (2009) cá trắm cỏ lúc đầu ăn thực vật phù du nhưng
sau đó chuyển nhanh sang ăn thực vật lớn, cá bắt mồi hỗn hợp khi được 2 ngày
tuổi. Lúc tiền ấu trùng, cá có chiều dài 4 – 6,15 mm, nặng 1 – 1,5 mg. Sau 3 ngày

tuổi, cá có chiều dài 6,5 – 7 mm, nặng 1,6 – 2 mg, ăn tảo, đôi khi có cả động vật
phù du. Khi cá được 5 ngày tuổi, dài 6 – 8 mm, ăn giáp xác như moina, daphnia.
Cá trắm cỏ là loài có hệ chuyển hóa thức ăn thấp, nó không thể tiêu hóa được
Cenlulozo. Các thức ăn thực vật thường được nén chặt trong ruột, chỉ có lớp thức
ăn tiếp xúc với thành ruột là được hấp thụ.
Theo Phạm Văn Khánh (1998), ương cá mè vinh giai đoạn bột lên giống nên chọn
ao có diện tích từ 500 – 2000 m2 là vừa phải để đảm bảo các yếu tố môi trường ổn
định, mật độ thả 400 – 600 con/m2, thức ăn gồm bột trứng, bột gạo, bột đậu
nành,… trộn với trứng, lượng thức ăn là 100g bột + 10 quả trứng/100 nghìn cá
bột/ngày chia cho 4 – 6 lần cho ăn.
2.3 Thức ăn tươi sống
Thức ăn tươi sống đóng vai trò quan trọng, quyết định sự thành công trong ương
nhiều loài động vật thủy sản đặt biệt là ở gian đoạn đầu của ấu trùng. Artemia,
Moina và trùn chỉ là các loại thức ăn ưa thích của ấu trùng tôm cá và rất được quan
tâm hiện nay (Trần Ngọc Tuyền, 2008).
Moina: Moina có hàm lượng dinh dưỡng cao, được sử dụng nhiều trong ương
nuôi ấu trùng cá nước ngọt. Moina và Daphnia có mối quan hệ gần nhau, chúng
phân bố rộng khắp trên thế giới nhưng chủ yếu sống trong môi trường nước ngọt.
Moina có kích thước nhỏ hơn Daphnia, hàm lượng đạm cao hơn và có giá trị kinh
tế. Sinh khối của moina được sử dụng rất thành công trong ương ấu trùng cá hồi
(Oncorhynchus gorborbuscha), cá mú sọc (Epinephelus latifasciatus),… Người ta
dùng Moina dưới dạng đông lạnh để làm thức ăn cho hơn 60 loài cá nước ngọt và
mặn (Alam, 1992).

6


Giá trị dinh dưỡng của Moina phụ thuộc vào giai đoạn phát triển cũng như vào
thành phần và giá trị của thức ăn. Hàm lượng protein trong Moina lớn hơn 50%.
Hàm lượng chất béo ở con trưởng thành chiếm khoảng 20 – 27% cao hơn con non

4 – 6%. Moina là loài nước ngọt, vì thế không thích hợp làm thức ăn cho các loài
tôm, cá biển do chứa rất ít HUFA. Tuy nhiên, chúng có chứa nhiều enzyme tiêu
hóa như proteinases, peptidases, amylases, lipases và ngay cả cellulases, vì thế
chúng có thể cung cấp nhiều men tiêu hóa cho ấu trùng cá (Trần Thị Thanh Hiền
và Nguyễn Anh Tuấn, 2009).
Moina được sử dụng như là thức ăn ban đầu thích hợp cho đa số cá bột mới nở của
các loài cá nước ngọt. Tuy nhiên cần chú ý đến mật độ cũng như khả năng gia tăng
kích thước của Moina trong khi cho cá bột ăn. Kích thước Moina phải phù hợp với
kích cở miệng cá, tránh mật độ Moina quá cao sẽ dẫn đến sự cạnh tranh oxy với cá
bột (Trần Ngọc Tuyền, 2008).

7


CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian: Đề tài được thực hiện từ tháng 11/2014 đến 4/2015.
Địa điểm: Tại trại giống thủy sản thuộc khu vực An Phú, phường Phú Thứ, quận
Cái Răng, Thành phố Cần Thơ.
3.2 Vật liệu nghiên cứu
3.2.1 Đối tượng và nguồn cá thí nghiệm
Thí nghiệm được thực hiện ở cá cóc (Cyclocheilichthys enoplos) giai đoạn từ cá
bột lên cá giống
Nguồn cá thí nghiệm được cho sinh sản tại trại sản xuất giống.
3.2.2 Thiết bị, dụng cụ và hóa chất
Dụng cụ: Xô nhựa dùng để ương cá có thể tích 25 lít, thao, vợt, thao, chén, muỗng,
thước kẻ, bể dự trữ và lắng để cung cấp nước cho các bể ương.
Thiết bị: Nhiệt kế, cân 2 số lẽ, máy bơm nước, hệ thống máy sục khí,…
Hóa chất: Bộ test pH, bộ test O2, Chlorine, keo lắng nước, muối,…

3.2.3 Thức ăn sử dụng ương cá
Cá được cho ăn bằng lòng đỏ trứng, moina và thức ăn công nghiệp hiệu De Heus
40% đạm dạng bột.
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Hệ thống thí nghiệm
Thí nghiệm được tiến hành trong xô nhựa 25L, được bố trí trong hệ thống mái che
bằng lưới lan và có sục khí liên tục.
Nguồn nước được cấp từ kênh Ngã Bát. Nước được bơm lên bể xi măng và được
xử lý bằng keo lắng với liều lượng 80 g/m3 nhằm hạn chế chất lơ lửng, phù sa ảnh
hưởng đến cá trong quá trình ương. Thời gian để lắng nước khoảng 1 – 2 ngày.

8


3.3.2 Bố trí thí nghiệm
Cá được chọn bố trí thí nghiệm sau khi hết noãn hoàng có khối lượng khoảng 1,48
mg và chiều dài khoảng 3,55 mm, cá khỏe mạnh, không bị dị hình. Thí nghiệm
được thực hiện trong thời gian 60 ngày.
Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 04 nghiệm thức và được lặp lại
03 lần. Các nghiệm thức thí nghiệm gồm các mật độ lần lượt là 2, 4, 6, 8 con/L.
3.3.3 Thức ăn thí nghiệm
Thức ăn được sử dụng trong thí nghiệm gồm: Moina, lòng đỏ trứng và thức ăn
công nghiệp dạng bột. Cá được cho ăn bằng các loại thức ăn khác nhau tùy theo
giai đoạn phát triển theo (Bảng 3.2)
Bảng 3.2 Các loại thức ăn sử dụng trong thí nghiệm
Thời gian

Loại thức ăn

TN(ngày)


7 giờ

13 giờ

18 giờ

Bắt đầu – 7 ngày

Moina

Lòng đỏ trứng

Lòng đỏ trứng

8– 15 ngày

Moina

Moina

TĂCN dạng bột

16 – 30 ngày

Moina

TĂCN dạng bột

TĂCN dạng bột


31 – 60 ngày

TĂCN dạng bột

TĂCN dạng bột

TĂCN dạng bột

Trước khi cho cá ăn, tắt sục khí và thức ăn được cho vào nơi cá tập trung nhiều để
cá bắt mồi và cho ăn theo nhu cầu của cá.
3.3.4 Chăm sóc và quản lí
Nước thí nghiệm được thay hàng ngày, lượng nước được thay khoảng 20 – 30%
tổng lượng nước. Định kỳ tắm muối cho cá 3 lần/tuần với nồng độ là 3‰ cho tất
cả các nghiệm thức để hạn chế cá bị nhiễm nấm, ký sinh…
Tắt sục khí trước khi cho cá ăn, theo dõi tình trạng sức khỏe và khả năng bắt mồi
của cá, hàng ngày để kịp thời phát hiện những bất thường và có biện pháp xử lý.

9


3.4 Phương pháp thu mẫu
3.4.1 Các yếu tố môi trường
Các chỉ tiêu môi trường nước trong thí nghiệm gồm: nhiệt độ, oxy, pH được xác
định 2 lần/ngày ( 6 giờ và 14 giờ).
Nhiệt độ: Sử dụng nhiệt kế để đo.
pH: pH được kiểm tra bằng bộ test pH hiệu sera
O2: Được kiểm tra bằng bộ test O2 hiệu sera

Hình 3.1: Dụng cụ đo pH, Oxy và nhiệt độ (Nguồn: tự chụp)


3.4.2 Các chỉ tiêu tăng trưởng và tỉ lệ sống
Trước khi bố trí thí nghiệm cá được cân và đo 30 cá thể để xác định chiều dài và
khối lượng ban đầu.
Khi kết thúc thí nghiệm toàn bộ số cá trong xô sẽ được thu để tiến hành đếm số
lượng để xác định tỷ lệ sống. 30 cá thể sẽ được bắt ngẫu nhiên để cân, đo, xác định
các chỉ tiêu tăng trưởng.
3.5 Tính toán kết quả
Tỷ lệ sống của cá (Survival rate, SR)
Số cá thu
SR (%) =

x 100

(3.1)

Số cá thả
Tăng trưởng về khối lượng của cá cóc (Weight Growth, WG)
WG =Wc - Wđ

(3.2)

10


Tốc độ tăng trưởng về khối lượng theo ngày (Daily Weight Gain, DWG)
Wc – Wđ
DWG (g/ngày)=

(3.3)

T

Tốc độ tăng trưởng đặt biệt về khối lượng (Specific growth rate, SGR)
LnWc – LnWđ

SGRW (%)/ngày =

x 100

(3.4)

T

Tăng trưởng về chiều dài của cá cóc (Length growth, LG)

LG (mm) = Lc – Lđ

(3.5)

Tốc độ tăng trưởng chiều dài theo ngày (Daily Length Gain, DLG)
Lc – Lđ

DLG (mm/ngày) =

(3.6)

T

Tốc độ tăng trưởng đặc biệt về chiều dài


[(lnLc – lnLđ) x 100)]

SGRL (%/ngày) =

(3.7)
T

11


Sự phân hóa chiều dài và khối lượng
∑nli

Li (%) =

x 100

(3.8)

x 100

(3.9)

∑n

∑nwi

Wi (%) =
∑n


Trong đó:
Wc , Wđ (mg): Lần lượt là khối lượng trung bình cá trước và kết thúc thí nghiệm.
Lc, Lđ (mm): Lần lượt là chiều dài trung bình của cá trước và kết thúc thí nghiệm.
T (ngày): Thời gian thí nghiệm.
Li (%): Phần trăm cá có chiều dài thuộc nhóm i.
Wi (%) Phần trăm cá có khối lượng thuộc nhóm i.
3.4 Phương pháp xử lí số liệu
Các số liệu được tính giá trị trung bình và độ lệch chuẩn sử dụng phần mềm Excel.
So sánh sự khác biệt của các giá trị trung bình tỉ lệ sống và tăng trưởng của cá
bằng phân tích ANOVA một nhân tố dựa vào phép thử Duncan sử dụng phần mềm
SPSS 16.1.

12


CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Các yếu tố môi trường
Điều kiện môi trường là yếu tố quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của
cá. Sự biến động của các yếu tố môi trường trong thí nghiệm đã được ghi nhận và
trình bày ở Bảng 4.1.
Bảng 4.1 Một số yếu tố môi trường trong hệ thống thí nghiệm
Yếu tố môi trường
NT
Nhiệt độ ( C)
pH
Oxy (ppm)
Sáng
chiều
Sáng

chiều
Sáng
chiều
1
24,8 ± 0,08 29,4 ± 0,22 7,43 ± 0,05 7,85 ± 0,05 5,68 ± 0,10 5,90 ± 0,05
2
24,7 ± 0,18 29,4 ± 0,13 7,39 ± 0,06 7,82 ± 0,05 5,73 ± 0,03 5,92 ± 0,08
3
24,7 ± 0,10 29,4 ± 0,12 7,44 ± 0,04 7,84 ± 0,04 5,75 ± 0,05 5,92 ± 0,03
4
24,5 ± 0,10 29,3 ± 0,14 7,42 ± 0,03 7,83 ± 0,07 5,57 ± 0,03 5,92 ± 0,03
Ghi chú: Tất cả các số liệu được trình bày dạng số trung bình ± độ lệch chuẩn.
0

4.1.1 Nhiệt độ
Bảng 4.1 cho thấy, trong suốt thời gian thí nghiệm, nhiệt độ trung bình dao động
trong khoảng 24,50C – 29,40C. Nhiệt độ nước có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống
của cá, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng, lượng thức ăn ăn vào và hoạt động
trao đổi chất của chúng. Trong giới hạn nhất định thì nhiệt độ tỷ lệ thuận với quá
trình trao đổi chất (Trương Quốc Phú, 2000).
Nếu nhiệt độ tăng quá cao thì cá sẽ giảm ăn và sinh trưởng chậm lại (Trương Quốc
Phú, 2000). Khoảng nhiệt độ thích hợp cho cá sinh trưởng và phát triển nằm trong
khoảng 25 – 320C. Kết quả theo dõi nhiệt độ trong thí nghiệm cho thấy, nhiệt độ
của thí nghiệm tốt sinh trưởng và phát triển của cá.
4.1.2 pH
pH là yếu tố môi trường có ảnh hưởng lớn đến đời sống của thủy sinh vật, mọi sự
biến động của nó đều không thuận lợi đến sự phát triển của thủy sinh vật. Trong
thí nghiệm, pH trung bình dao động trong khoảng 7,39 ± 0,06 vào buổi sáng và
7,85 ± 0,05 vào buổi chiều và pH nằm trong khoảng 6,5 – 9 là thích hợp cho tôm
cá phát triển (Trương Quốc Phú, 2000). Kết quả theo dõi pH trong thí nghiệm ổn

định và thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển ở cá.
13


4.1.3 Oxy
Ở các nghiệm thức của thí nghiệm, hàm lượng oxy hòa tan nằm trong khoảng thích
hợp và không ảnh hưởng xấu đến cá. Nồng độ oxy dao động trong khoảng 5,68 ±
0,10 đến 5,92 ± 0,03 (Bảng 4.1). Các bể thí nghiệm được sục khí thường xuyên đã
làm cho hàm lượng oxy luôn duy trì ở mức > 5ppm.
Như vậy, các yếu tố nhiệt độ, pH đều nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển
của cá. Điều kiện oxy trong thí nghiệm được đảm bảo do được sục khí liên tục.
4.2 Tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá cóc
4.2.1 Tốc độ tăng trưởng về khối lượng của cá
Tăng trưởng về khối lượng của cá cóc khi ương giai đoạn bột lên hương với các
mật độ khác nhau được ghi nhận ở bảng 4.2
Bảng 4.2 Tăng trưởng về khối lượng của cá cóc ở giai đoạn bột lên giống
Nghiệm thức
Chỉ tiêu
Wđ (mg/con)
Wc (mg/con)
WG (mg/con)
DWG (mg/ngày)
SGR (%/ngày)

NT1
(2 con/lít)

NT2
(4 con/lít)


NT3
(6 con/lít)

NT4
(8 con/lít)

1,48 ± 0,01
150 ± 3,18
149 ± 3,00d
2,48 ± 0,05d
7,70 ± 0,04d

1,48 ± 0,01
103 ± 4,93
101 ± 5,14c
1,69 ± 0,08c
7,06 ± 0,08c

1,48 ± 0,01
67 ± 3,48
65,5 ± 3,86b
1,09 ± 0,06b
6,35 ± 0,10b

1,48 ± 0,01
43 ± 2,36
41,8 ± 2,38a
0,69 ± 0,04a
5,62 ± 0,90a


Tất cả các số liệu được trình bày dạng số trung bình ± độ lệch chuẩn.Giá trị trong cùng một dòng có cùng
chữ cái thì khác biệt không có ý nghĩa (p > 0,05).

Bảng 4.2 cho thấy, cá cóc có khối lượng trung bình ban đầu là 1,48 mg/con. Sau 60
ngày thí nghiệm cá có sự tăng trưởng đáng kể về khối lượng trung bình dao động
trong khoảng 43 – 150 mg/con. Ở nghiệm thức ương với mật độ 2 con/lít, cá có tốc
độ tăng trưởng về khối lượng và tốc độ tăng trưởng đặt biệt về khối lượng cao nhất
lần lượt là 149mg và 7,70 %/ngày khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với
các nghiệm thức còn lại. Ở nghiệm thức ương 8 con/lít, cá có tốc độ tăng trưởng về
khối lượng và tốc độ tăng trưởng đặt biệt về khối lượng thấp lần lượt là 41,8mg và
5,62 %/ngày nhưng vẫn khác biệt có ý nghĩa ( p < 0,05) so với hai nghiệm thức 4
con/lít và 6 con/lít. Điều này cho thấy mật độ ương có ảnh hưởng đến sự tăng
trưởng của cá cóc. Khi ương cá ở mật độ thấp thì cá có khoảng không gian rộng để
14


sinh sống, phát triển và cơ hội bắt mồi tốt hơn khi ương ở mật độ cao. Bên cạnh đó,
ương cá ở mật độ thấp thì vấn đề quản lý chất lượng nước cũng dễ kiểm soát hơn.
Kết quả thí nghiệm cho thấy, mật độ ương có ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng
khối lượng của cá cóc giai đoạn bột lên giống. Theo Dương Nhựt Long (2007),
ương cá ở mật độ cao thì sự cạnh tranh về thức ăn cũng như về chỗ ở càng cao nên
tốc độ tăng trưởng sẽ chậm hơn so với ương mật độ ương thưa. Trong thí nghiệm
này, cá cóc được ương ở mật độ 2 con/lít có tốc độ tăng trưởng về khối lượng và
tốc độ tăng trưởng đặt biệt về khối lượng tốt hơn so với các nghiệm thức còn lại.
4.2.2 Tốc độ tăng trưởng về chiều dài của cá
Bảng 4.3 Tăng trưởng về chiều dài của cá cóc ở giai đoạn bột lên giống
Nghiệm thức
Chỉ tiêu
Lđ (mm/con)
Lc (mm/con)

LG (mm/con)
DLG (mm/ngày)
SGR (%/ngày)

NT1
(2 con/lít)

NT2
(4 con/lít)

NT3
(6 con/lít)

NT4
(8 con/lít)

3,50 ± 0,06
25,6 ± 0,20
22,0 ± 0,20d
0,37 ± 0,01d
3,29 ± 0,01d

3,50 ± 0,06
23,6 ± 0,18
20,1 ± 0,19c
0,33 ± 0,01c
3,16 ± 0,01c

3,50 ± 0,06
21,9 ± 0,22

18,4 ± 0,20b
0,31 ± 0,01b
3,03 ± 0,02b

3,50 ± 0,06
20,3 ± 0,24
16,8 ± 0,25a
0,28 ± 0,01a
2,90 ± 0,02a

Tất cả các số liệu được trình bày dạng số trung bình ± độ lệch chuẩn. Giá trị trong cùng một dòng có cùng
chữ cái thì khác biệt không có ý nghĩa (p > 0,05).

Bảng 4.3 cho thấy, tốc độ tăng trưởng chiều dài theo ngày (DLG) của cá ở các
nghiệm thức ương với mật độ 2 con/lít, 4 con/lít, 6 con/lít, 8 con/lít lần lượt là 0,37
mg/ngày, 0,33 mg/ngày, 0,31 mg/ngày và 0,28 mg/ngày. Nghiệm thức 2 con/lít có
tốc độ tăng trưởng chiều dài nhanh nhất và chậm nhất là nghiệm thức (8 con/lít).
Kết quả phân tích thống kê cho thấy, tăng trưởng về chiều dài giữa các nghiệm thức
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Tốc độ tăng trưởng đặc biệt (SGR) của cá ở
nghiệm thức ương với mật độ 2 con/l cao nhất (3,29%/ngày) khác biệt so với các
nghiệm thức còn lại.
Theo Phạm Thị Thùy Trang (2010) ương cá linh ống (Cirhinus jullieni Sauvage,
1878) với các mật độ khác nhau. Sau thời gian thí nghiệm tốc độ tăng trưởng chiều
dài và trọng lượng của cá ở mật độ ương 500 con/m2 là nhanh nhất (0,54 mm/ngày,
0,0027 g/ngày).
Tương tự như tăng trưởng về khối lượng, mật độ ương cũng ảnh hưởng đến tốc độ
tăng trưởng về chiều dài. Theo Thạch Thuôn (2009), cá thả ương ở mật độ càng cao
15



thì tốc độ tăng trưởng sẽ chậm hơn so với mật độ ương thưa hơn. Trong thí nghiệm
này, cá cóc được ương ở mật độ 2 con/lít có tốc độ tăng trưởng về chiều dài và tốc
độ tăng trưởng đặt biệt về chiều dài tốt hơn so với các nghiệm thức còn lại.
4.2.3 Phân hóa sinh trưởng về khối lượng

%
90

82.2

81

80
70

63.7

61
<40

60

40 - <60

50

60 - <90
40

90 - <120

27.3

30

26

120 - 150
19

17.8

20

>150

13

10
0

0 0 0 0
NT1

0 0

0
NT2

0


0 0 0
NT3

0 0 0 0
NT4

Hình 4.1 Sự phân hóa khối lượng của cá cóc

Qua hình 4.1 cho thấy, khối lượng cá ở các nghiệm thức được phân thành 5 nhóm:
Xét nhóm cá có khối lượng lớn hơn 150mg, ở nghiệm thức 1 chiếm tỷ lệ 27,3%
Ngược lại khi phân tích khối lượng cá nhỏ hơn 40mg rơi vào nghiệm thức 4 chiếm
81% và chưa có sự xuất hiện cá thể nào có nhóm khối lượng này ở các nghiệm thức
còn lại. Ở nhóm cá có khối lượng trung bình 120 – 150mg, nghiệm thức 1 chiếm tỷ
lệ cao nhất 63,7% và chiếm 26% ở nghiệm thức 2.
Nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa kích cở của cá cóc là do mật độ ương của mỗi
nghiệm thức khác nhau, nghiệm thức 1 có mật độ ương thấp nhất, nghiệm thức 4 có
mật độ ương cao nhất điều này làm cho không gian hoạt động của cá ở nghiệm 4 có
giới hạn, những con lớn sẽ cạnh tranh thức ăn và nơi ở với các con yếu làm cho tỷ
lệ phân kích cở trong nghiệm thức cao.
4.2.4 Phân hóa sinh trưởng về chiều dài

Sự phân hóa sinh trưởng về chiều dài của thí nghiệm được thể hiện qua hình 4.2.
16


×