Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

BẢN THU HOẠCH tìm hiểu văn hóa dân tộc DAO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.53 KB, 4 trang )

Họ và tên: Triệu Thị Dậu

BẢN THU HOẠCH
TÌM HIỂU VĂN HÓA DÂN TỘC DAO ĐỎ
TẠI XÃ NAM CƯỜNG – HUYỆN CHỢ ĐỒN – TỈNH BẮC KẠN
Tại tỉnh Bắc Kạn, Việt Nam, dân tộc Dao là dân tộc thiểu số đông dân
đứng thứ 2 sau dân tộc Tày. Trong 3 loại dân tộc Dao (Dao Đỏ, Dao Tiền, Dao
Sán Chỉ), dân tộc Dao Đỏ chiếm đại đa số.
Quê hương tôi – xã Nam Cường, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn, dân tộc
Dao Đỏ khá đông đúc, sống thành từng bản làng và hòa thuận với các dân tộc
khác.
Ngày nay, kinh tế xã hội ngày càng phát triển, dân trí cao, đời sống con
người được cải thiện, các dân tộc Dao Đỏ tại Nam Cường đã tự lọc bỏ những hủ
tục, tiếp thu các tinh hóa văn hóa dân tộc Dao Đỏ và tiếp tục lưu truyền lại cho
con cháu đời sau.
1. Trang phục dân tộc
Nói đến một dân tộc, theo thường lệ, người ta sẽ nghĩ ngay đến trang phục
đầu tiên, bởi chỉ nhìn vào đó là bạn có thể đoán được họ thuộc dân tộc nào.
Trang phục dân tộc Dao Đỏ khá sặc sỡ và lấy màu đỏ làm tông màu chủ đạo.
Phụ nữ Dao Đỏ ngày xưa đều phải biết thêu
thùa, may vá. Đó cũng là cách lưu giữ bản
sắc dân tộc của người Dao Đỏ mà ông bà,
cha mẹ truyền lại. Ngày nay, không còn có
nhiều người có thể tự thêu thùa, may vá.
Trên trang phục dân tộc Dao Đỏ có thêu các
họa tiết hoa văn màu sắc sặc sỡ và độc đáo
ở cổ áo, vạt váy, ống quần, ống tay áo, khăn
quấn bụng và khăn quấn đầu. Đầu tiên là
thêu các đường thẳng, đường răng cưa,
đường uốn lượn dích dắc, thêu các hình
vuông, chữ nhật, tam giác, rồi mới chắp các


hình đó lại; học thêu từ hoa chữ thập đến
các loại hoa có cánh, tiếp đó là hình cây,
hình các con vật hình người và hình các vị
thần linh.
Yêu cầu của kỹ thuật thêu là đường thêu
phải khít sát nhau, mặt chỉ phải phẳng, thêu
mặt trái nhưng lấy mặt phải nên đường thêu
phải chính xác, mịn màng, không nổi mấu
chỉ. Các hình họa phải cân đối, hình thù con
vật và người phải đúng và nhìn chân thật…
Khăn quấn bụng có trang trí các tua chỉ màu
xanh, đỏ, vàng. Trước ngực có trang trí
những bông len như bông hoa.
Page 1

Trang phục dân tộc Dao Đỏ
tại xã Nam Cường-Chợ Đồn-Bắc Kạn


Họ và tên: Triệu Thị Dậu
(hình ảnh minh họa)

Có lẽ chỉ khi nhìn thấy trực tiếp, được khoác lên mình bộ trang phục Dân Tộc
Dao Đỏ tại Nam Cường bạn mới có thể cảm nhận được hết vẻ đẹp và sự quyễn
rũ của chúng.
2. Văn hóa ẩm thực
Văn hóa ẩm thực của dân tộc Dao Đỏ tại xã Nam Cường-Chợ Đồn-Bắc
Kạn cũng rất độc đáo, nếu ai đó đã thử qua một lần thì sẽ nhớ mãi không quên
mùi vị của Rượu Ngô men lá, món ăn Khẩu Nhục và bánh trôi nhân hoa chuối.
Rượu Ngô men lá của dân tộc Dao Đỏ tại Nam Cường được người dân tộc tự ủ

men và tự nấu. Men rượu được làm từ lá thuốc bắc và bột gạo. Để có được men
tốt, tạo nên hương vị đặc trưng của rượu thì bí quyết quan trọng nhất chính là
thuốc bắc, mỗi thang thuốc bắc có tới 20 vị kết hợp với nhau, trong 20 vị thuốc
ấy sẽ không thể thiếu được củ riềng vì củ riềng có vị cay, mùi thơm tạo mùi
thơm đặc trưng riêng cho rượu. Số lá thuốc này đem về đun sắc lấy khoảng 1 lít
nước lần đầu, lần thứ hai sắc lấy đủ để ngâm gạo. Muốn làm được men ngon
phải chọn lấy 30kg gạo Bao Thai đem ngâm 24 giờ, sau đó vớt lên để ráo nước
mới nghiền thành bột, bột sẽ được trộn đều với nước thuốc đã được chắt lấy lần
đầu và nặn ra thành từng cái bánh to như cái chén uống nước. Cách ủ men cũng
như thời gian ủ men phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường và mỗi gia đình có bí
quyết ủ men riêng. Thường thì men được xếp vào một cái nong to có rơm khô
rải bên dưới, xếp men xong tiếp tục phủ một lớp rơm lên trên. Vào mùa hè
thường phủ thêm một chăn mỏng, qua đêm là ra men được. Còn mùa đông phải
mất 2 ngày ủ thật ấm mới ra được men. Men này sau khi phơi khô được nghiền
thành bột và cho xuống ngô đã nấu để nguội, ủ ngô trong chum kín khí từ 1 đến
2 tháng để lên men rồi đem nấu thành rượu Ngô Men Lá.
Rượu Ngô Men Lá dân tộc Dao Đỏ xã Nam Cường có mùi vị riêng biệt so với
dân tộc Tày và dân tộc Kinh. Nếu khách du lịch có đến Nam Cường tham quan,
Rượu Ngô Men Lá bản làng dân tộc Dao Đỏ sẽ là gợi ý mà mọi người dân nơi
đây sẽ giới thiệu.
Tiếp theo là ẩm thực Khẩu Nhục. Khẩu Nhục là món ăn đặc sản luôn có trong
mâm cỗ của người dân tộc Dao nơi đây. Cách làm món ăn đặc sản Khẩu Nhục
như sau:
• Nguyên liệu:
- Thịt lợn ba chỉ;
- Gia vị: muối, mì chính, hạt tiêu;
- Giấm, gừng, nghệ;
- Nấm hương;
- Khoai sọ.
• Chế biến:

Thịt ba chỉ thái miếng to bằng bàn tay -> Rửa sạch -> luộc thịt ba chỉ đã thái
miếng cho chín tới -> lấy thịt ra, trộn đều với nước gừng, nước nghệ cho
thấm vị và màu -> Rán thịt cho vàng -> Sau khi lấy thịt ra, thái miếng vừa ăn
-> cho thịt đã thái, khoai sọ thái miếng vừa ăn xuống nồi cách thủy -> cho
tiếp nấm hương, muối, mì chính, hạt tiêu rồi hầm thịt cho chín dừ. Sau đó,
món Khẩu Nhục được hoàn thành.
Page 2


Họ và tên: Triệu Thị Dậu
Khẩu Nhục thường chỉ có trong các mâm cố bởi vì cách chế biến khá phức tạp
và mất thời gian. Tuy nhiên, nếu có khách đến chơi nhà, chắc chắn những người
dân tộc Dao Đỏ chất phác quê tôi sẽ luôn vui vẻ và nhiệt tình tiếp đón món đặc
sản Khẩu Nhục bằng tất cả tấm chân tình.
Món đặc sản nữa đó là Bành Trôi nhân hoa chuối. Nói đến bánh trôi, quý
khách có thể mường tượng ra bánh trôi nước “bảy nổi ba chìm”, nhưng Bánh
trôi của người dân tộc Dao Đỏ tại Nam Cường lại khác lạ hơn. Kích thước mỗi
cái bánh to bằng một nắm đấm với rất nhiều nhân hoa chuối trong đó. Hầu hết
dân tộc Dao Đỏ quê tôi đều làm nghề nông dân, “bán lưng cho đất, bán mặt cho
trời”, vì thế họ thường làm các món bánh từ chính gạo họ làm ra ngon, tốn ít
thời gian nhất và đơn giản nhất. Thay vì dành cả tiếng đồng hồ như làm bánh
trôi thông thường, họ tiết kiệm thời gian gấp 5 lần để làm bánh trôi nhân hoa
chuối. Nhân của bánh ngày nay còn có thêm thịt lợn băm nhỏ, hoặc thịt ngan,
hoặc cá...tùy sở thích mỗi người. Thịt băm được xào chín với hành củ và hoa
chuối thái nhỏ, thêm muối và mì chính cho vị đậm đà. Sau khi nhồi nhân vào
bánh, cho bánh xuống nồi nấu sôi, rồi ăn. Văn hóa ẩm thực người dân tộc Dao
Đỏ quê tôi được thể hiện tiêu biểu qua ba món đặc sản trên.
3. Phong tục tập quán
Phong tục tập quán của dân tộc Dao Đỏ xã Nam Cường cũng rất đặc sắc
và phong phú. Trong đó, tiêu biểu là lễ Cấp Sắc vẫn còn lưu truyền trong cộng

đồng dân tộc Dao Đỏ ngày nay. Lễ Cấp Sắc của dân tộc Dao Đỏ vừa được Bộ
VHTT&DL đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Theo tiếng địa phương, gọi là nghi lễ “Quá tăng” hay “Quá tang”. “Quá” nghĩa
là từng trải hoặc qua thử thách, “tang” là đèn hoặc vật dụng dùng để soi sáng.
Bởi vậy, tên gọi quá tang có nghĩa là trải qua lễ soi đèn, soi sáng người được thụ
lễ trong tiến trình .
Về nguồn gốc của Lễ cấp sắc được người Dao truyền tụng rằng, ngày xưa, khi tổ
tiên người Dao đang sinh sống yên ổn trên các triển núi, bỗng đâu ma quỷ xuất
hiện phá hoại mùa màng, giết hại con người và vật nuôi... Ngọc Hoàng bèn lệnh
cho các vị thần tiên truyền phép thuật cho người đàn ông làm chủ gia đình trong
bản, rồi cấp một đạo sắc phong thầy để cùng quân nhà trời trừ yêu quái. Cũng từ
đó, để để phòng ma quy quấy phá, Ngọc Hoàng đã ban lệnh cấp sắc (Quá tăng)
cho người đàn ông có lòng muốn giúp dân trừ họa. Lễ cấp sắc là một trong
những nghi lễ quan trọng nhất đối với đời người đàn ông Dao. Sau khi cấp sắc
người đàn ông Dao mới được coi là thực sự trưởng thành, người có vị trí trong
xã hội. Nghi lễ này là một trong những nghi lễ độc đáo được lưu truyền từ bao
đời nay trong cộng đồng người Dao.
Lễ cấp sắc thường diễn ra vào dịp cuối năm hoặc tháng giếng âm lịch. Lễ cấp
sắc có nhiều bậc: 3 đèn, 7 đèn, 12 đèn. Ông thầy trong lễ cấp sắc là thầy cao
tay, ngày tháng cấp sắc cũng được chọn kỹ lưỡng, người được cấp sắc và người
được gia chủ mời đến phụ giúp đều là những người hiểu khá rõ về trình tự các
bước, các thủ tục diễn ra trong lễ cấp sắc. Buổi lễ cấp sắc có thể làm thủ tục cho
một người hoặc vài người nhưng phải là số lẻ. Người Dao quan niệm để Lễ cấp
sắc được suôn sẻ, các đệ tử được cấp sắc hôm đó phải kiêng kị một số điều như:
vợ chồng không được đánh chửi nhau, không được ngủ chung trước, trong và
Page 3


Họ và tên: Triệu Thị Dậu
sau 10 ngày diễn ra lễ cấp sắc. Trong thời gian làm lễ, các đệ tử cần phải ăn

chay, cần giữ sạch sẽ trang phục…
Trong lễ cấp sắc có rất nhiều nghi thức được tiến hành tuần tự từng bước, có thể
cùng một lúc diễn ra vài nghi thức, mỗi nghi thức có những nội dung, ý nghĩa
khác nhau và có một thầy đảm nhiệm. Trong đó lễ cấp sắc là nghi lễ quan trọng
và đặc sắc nhất. Đây là một nghi lễ bắt buộc đối với mọi người đàn ông Dao. Lễ
lên đèn cấp sắc cơ bản nhất được biểu trưng bằng một một vật hình trụ, trên vật
có các nhánh để đặt đèn, thường đối với cấp sắc 7 đèn thì sẽ có 5 đèn đặt trên trụ
và 2 đèn sẽ được đặt dưới chân của các đệ tử. Trong quá trình cấp sắc chính thức
các đệ tử sẽ được ngồi lên những chiếc ghế có dán giấy đỏ thể hiện sự may mắn.
Những chiếc đèn với dụng ý soi sáng cho cơ thể, tẩy rửa tất cả các tội lỗi để trở
thành người trong sạch. Vị trí đèn được đặt đúng theo quy định, thể hiện vị trí
cao thấp khác nhau của người thụ lễ. Khi thắp đèn xong các thầy sẽ đọc các bài
văn khấn và đi vòng quanh các đệ tử, trong quá trình này coi như các đệ tử dần
dần được truyền bùa phép. Đến khi các đệ tử được truyền bùa phép hết và được
phân binh tướng thì người đàn ông Dao mới thật sự trở thành người lớn và có vị
trí trong xã hội.
Lễ Cấp Sắc có ý nghĩa giáo dục cho lớp người sau không được quyên tổ tiên,
không được làm điều ác, con người phải sống lương thiện. Bởi, trong lễ thầy
cúng đã cung cấp cho người thụ lễ một hoặc hai đạo sắc. Trong đó, có 10 điều
cấm và 10 điều nguyện. Nội dung giáo huấn được thể hiện trong các đạo sắc đều
hướng con người đến cái thiện, rèn luyện đạo đức của con người (như biết ơn
cha mẹ, kính trọng thầy, thuỷ chung trong quan hệ vợ chồng, tôn trọng bạn bè,
anh em, không dâm ô, trộm cắp…), tất cả đều được linh thiêng hoá và nó đã trở
thành như những giá trị đạo đức mà mỗi con người phải gìn giữ và phấn đấu
vươn tới: đó là Chân - Thiện - Mỹ.
Lễ Cấp Sắc là một nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa - tín ngưỡng của người Dao
Đỏ xã Nam Cường, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. Ngày nay, lễ không còn
rườm rà và nhiều thủ tục như ngày xưa nữa, người Dao Đỏ xã Nam Cường đã
chắt lọc và tiếp thụ những bước làm lễ có giá trị nhân văn và tiếp tục lưu truyền
sang thế hệ con cháu đời sau.

Mặc dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, nhưng đồng bào dân tộc Dao Đỏ
quê tôi vẫn luôn luôn vui vẻ với bản chất thật thà, chất phác, và mến khách.
Khách đến chơi nhà nhất định “ một lần đến, mười lần say”, say rượu Ngô Men
Lá, say con người, say văn hóa đặc sắc, phong phú của dân tộc Dao Đỏ.
Cuộc sống của bà con nơi đây đơn giản thế đó, họ quây quần bên bàn
rượu tạm quên đi sự mệt nhọc của một ngày lao động vất vả, mang tới cho nhau
những niềm vui và tiếng cười.
Dân tộc Dao Đỏ xã Nam Cường, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn đã và
đang tiếp tục phát huy những văn hóa truyền thống tốt đẹp, và truyền thụ lại cho
thế hệ mai sau.

Page 4



×