Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Du lịch tìm hiểu văn hóa truyền thống xứ Hàn pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.72 KB, 5 trang )










Du lịch tìm hiểu văn hóa
truyền thống xứ Hàn

Jeonju là th
ủ phủ của tỉnh Jeollabuk, một trung
tâm du lịch quan trọng của Hàn Quốc. Điều
đặc biệt của Jeonju là một địa chỉ số một về du
lịch trải nghiệm văn hóa truyền thống, giúp
cho du khách nước ngoài cảm nhận được
nguyên vẹn hình ảnh của Hàn Quốc xưa.

Cũng như các thành phố cổ khác tại xứ Hàn, đô thị hóa phát triển làm thay đ
ổi diện
mạo của Jeonju. Bức tường thành quan trọng từng bảo vệ thành phố đã biến mất
bởi những tòa nhà cao tầng. Tuy nhiên, một phần quá khứ huy hoàng của Jeonju
vẫn còn hiện hữu trong diện tích khoảng 250.000m2 với hơn 700 ngôi nhà cổ.
Jeonju là thành phố duy nhất Hàn Quốc có làng truyền thống được bảo tồn nguyên
trạng: từ những ngôi nhà truyền thống 3-4 gian của người dân thường đến những
ngôi nhà cổ 99 gian của tầng lớp quý tộc phong kiến với nét đặc sắc của kiến trúc
thời Joseon.
Làng truyền thống Hanok Jeonju tồn tại hơn 100 năm cũng là không khí trang
nghiêm, cổ kính. Từ năm 1905, người Nhật Bản đã đến Jeonju và chọn vùng ngoại


ô phía Tây - vốn dĩ là nơi sinh sống của những thương nhân hoặc những người lao
động nghèo khổ Hàn Quốc - để cư trú. Ngoài Nhật du nhập xây dựng hệ thống
đường xá và những tòa nhà kiểu mới, Làng truyền thống được người dân Jeonju
xây dựng ở phía Đông của Poongnammun mới là để ngăn chặn sự bành trướng thế
lực của những kẻ xâm nhập. Sau khi được giải phóng khỏi ách áp bức của phát xít
Nh
ật, làng truyền thống trở thành làng của những người có thế lực, của cải nhưng
theo thời gian lại rơi vào tình trạng bỏ hoang phế. Năm 1977, làng truyền thống
đư
ợc Chính phủ H
àn Qu
ốc chọn l
à nơi b
ảo tồn di tích nh
à c
ổ H
àn Qu
ốc.

Nhân s

kiện Hàn Quốc tổ chức World Cup 2002, làng truyền thống đã được trùng tu, tôn
tạo giữ nguyên những kiến trúc từ thời Chosun.
Khác với những ngôi làng kiểu mẫu mà chỉ dành cho khách thập phương thưởng
lãm, tại làng truyền thống Hanok Jeonju người dân vẫn sinh sống bình thường.
Làng truyền thống Hanok Jeonju như một “bảo tàng sống”, lưu giữ nếp sinh hoạt
của người dân Hàn trên suốt chặng đường lịch sử cận hiện đại. 8 khu nhà cổ tên
Đồng Lạc Viên, Thăng Quang Tế, Thuyết Lễ Viên, Nhã Thế Hiến, Phong Nam
Hiến, Tiếu Đàm Viên, Học Nhân Đường và Dưỡng Sĩ Tài luôn được mở cửa đón
khách thập phương. Hàng loạt các hoạt động thú vị được tổ chức tại các nơi này

như tập làm cơm trộn bibimbap, mặc áo truyền thống hanbok, học diễn xư
ớng kịch
hát bài chòi pansori, chơi nhạc cụ, thực hiện lễ thức trà đạo hay lễ nghi cung đ
ình
Đồng Lạc Viên có nghĩa là nơi “Những người bạn tâm giao cùng nhau vui chơi h
ội
họp”. Tại đây, du khách không chỉ được thưởng thức nghệ thuật ẩm thực cơm trộn
cổ truyền độc đáo mà còn được xem chương trình thời trang hanbok. Du khách có
thể “cùng ăn cùng ở” với người dân, cùng nhau làm cơm trộn bibimbap, mặc đồ
hanbok hay ngủ chung trong phòng sưởi sàn ondol của người Hàn Quốc
N
ếu du khách đến chơi nhà cổ Nhã Thế Hiến sẽ được đắm chìm trong không gian
cổ nhạc xứ Hàn. Trên đường đi, có cây ngân hạnh 600 năm tuổi - tương truyền do
vị học giả nổi tiếng Choi Dam tự tay trồng vào khoảng năm 1383 (tức năm thứ 9
đời vua Vũ triều đại Goryeo). Cây cao 16m và thân cây có chu vi 4,5m. (Thứ cây
“cổ” này đã tạo nên bối cảnh truyền thuyết cho bộ phim “Giường cây ngân hạnh”
nổi tiếng). Bên cạnh cây cha là cây con, cha đã 600 tuổi mà con trai mới vỏn vẹn
có 5 tuổi đời. Hàng cây ngân hạnh cha già-con thơ tạo nên nét độc đáo cho làng
truyền thống Jeonju. Tại khu nhà cổ Nhã Thế Hiến (cõi đi về của những bậc tao
nhân), du khách s
ẽ đ
ư
ợc t
ìm hi
ểu, học cách thức diễn tấu kịch hát b
ài chòi pansori,
diễn xướng đàn tranh 12 dây Gayageum, hay hát dân ca
Du khách có thể nghỉ tại nhà cổ. Dù hơi nhỏ và không tiện lợi như nhà nghỉ nhưng
du khách có thể cảm nhận được sự ấm áp và yên bình. Khách có thể ngâm mình
trong phòng nóng của nhà cổ và được thưởng thức bữa ăn sáng thanh đạm. Du

khách cũng có thể nghỉ tại Yangsajae và Dongrakwon - câu lạc bộ sinh hoạt văn
hóa truyền thống. Đây là hai khu nhà nằm trong trường cổ Jeonju. Khách có thể
thưởng thức hương vị trà thơm ngon, tinh khiết tại Yangsajae - là nơi đã từng diễn
ra các kỳ thi vào các trường đại học thuở xưa cho các sĩ tử sau khi đã học xong ở
thư đường trường cổ. Ngoài ra, du khách còn được trải nghiệm các hoạt động văn
hóa đa dạng như: kỹ thuật làm giấy Hàn, học hát các bài hát dân ca, cách mời trà
tại Dongrakwon giữa khu vườn được trang trí rất nghệ thuật.
Còn có Gyeonggijeon Shrine - đền thờ lưu giữ chân dung của Thái tổ Lee Sung
Gye. Đây là một nơi nghỉ ngơi lý tưởng với cảnh sắc tuyệt đẹp. Bên cạnh điện
Gyunggijeon là Poongnammun - cổng thành còn l
ại duy nhất ở Jeonju. Đối diện đó
là thánh đường Jeondong - thánh đường lớn nhất và là một công trình nổi tiếng, kế
t
hợp hài hòa giữa phong cách kiến trúc của thời đế quốc Đông La Mã với phong
cách Roman của châu Âu. Bảo tàng rượu truyền thống lưu giữ hương vị truyền
thống được ủ ở từng gia đình, khách có thể thưởng thức rượu tại chỗ hoặc mua về
làm quà. Ở đây cũng tổ chức những hoạt động theo định kỳ như “Lễ hội ủ rượu”.
Jeonju là một trong những biểu tượng về nỗ lực của người dân Hàn Quốc gìn giữ
những giá trị truyền thống của dân tộc. Viện giấy truyền thống - Pan Asia Paper
Museum - đang trực tiếp tái tạo lại loại giấy cổ này với đúng những đặc điểm: mặt
giấy thô ráp, hương thơm thoang thoảng, màu sắc tươi tắn. Viện giấy trưng bày và
bán các vật lưu niệm làm từ chất liệu giấy. Quạt giấy được làm từ những thân tre
t
ốt chẻ nhỏ v
à dán gi
ấy truyền thống
-

là m
ột đồ vật r

ất quý của những ng
ư
ời gi
àu
có thuở xưa.
Để tìm chốn bình yên sau một ngày bận rộn, du khách chỉ cần nửa giờ xe buýt số
89 từ Poongnammun đến Gimje để đến được Đại tự Geumsan-sa - một trong
những ngôi chùa Phật giáo nổi tiếng Hàn Quốc. Chùa này được thành lập vào
những năm đầu tiên của triều đại vua Beop - Baekje (năm 599 trước Công
nguyên). Từ năm 762 đến 766, đại sư Jinpyo đã mở rộng ngôi chùa trở thành tu
viện chính. Geumsan-sa được coi là bảo vật của nền văn hóa Hàn Quốc, làm bằng
đá và gỗ. Sau thời kỳ, bị chế độ phong kiến Nhật Bản xâm lược vào thế kỷ XVI,
khu chánh điện Mireukjeon đồ sộ chỉ còn lại tòa nhà 3 tầng theo kiến trúc truyền
thống Hàn Quốc. Mireukjeon chỉ là một trong nhiều di sản văn hóa quan trọng mà
tu viện này sở hữu. Ngọn núi nơi ngôi chùa tọa lạc là Moaksan, được xem là một
trong những ngọn núi tâm linh quan trọng nhất của đạo Saman Hàn Quốc.
N
ếu còn thời gian, du khách nên đến làng làm phomat Limsil để xem những hoạt
động đa dạng liên quan đến phomat. Tại đây, du khách sẽ được tham gia những
chương trình độc đáo, cùng những kinh nghiệm làm phomat có từ vài thập kỷ trư
ớc
và thưởng thức phomat được nghe về quá trình sản xuất những sản phẩm nông
nghiệp cũng như lịch sử của làng phomat Limsil.



×