Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Báo cáo tiêu chuẩn môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (548.65 KB, 73 trang )

Việt Nam – Đan Mạch
Hợp tác phát triển trong lĩnh vực môi trường (DCE) 2005-2010

Hợp phần Kiểm soát ô nhiễm tại các khu vực đông dân nghèo (PCDA)

Hợp phần nr 104.Vietnam.806-2

Tiêu chuẩn môi trường
Báo cáo cuối cùng
14 Tháng 12 năm 2007.


Mục lục.
0.
1.
2.
3.
4.
5.

6.

Danh mục các từ viết tắt
Tóm tắt
Giới thiệu
Cấu trúc báo cáo
Sự liên hệ giữa các tiêu chuẩn môi trường và
các tiêu chuẩn chất lượng môi trường
Áp dụng tiêu chuẩn môi trường ở Châu Âu và Đan Mạch
Các phương pháp và quy trình lập các tiêu chuẩn môi trường
5.1 Nước


5.2 Các tiêu chuẩn dựa trên đánh giá riêng
của người tiếp nhận
5.3 Tiêu chuẩn môi trường cho các hoạt động
công nghiệp
Các tiêu chuẩn áp dụng tại Châu Âu và các nước thành viên
6.1 Quy định và các tiêu chuẩn cho việc thải
nước thải tại Châu Âu và Đan Mạch
6.2 Các chất nguy hiểm - Nước – water
6.3 Quy định đối với nước thải trong tương lai
6.4 Tiêu chuẩn chất lượng không khí
6.5 Tiêu chuẩn môi trường đối với
hoạt động công nghiệp
6.5.1 Cách tiếp cận chung của Châu Âu
6.5.2 Các hoạt động công nghiệp
chủ yếu thải ra nước thải biodegradable
6.5.3 Áp dụng Tiêu chuẩn môi trường
6.5.4 Quy định của các hoạt động
công nghiệp mà chỉ thị IPPC
không đề cập đến

p. 5
p. 8
p. 9
p. 10
p. 10
p. 12
p. 12
p. 13
p. 14
p. 14

p. 14
p. 16
p. 17
p. 18
p. 20
p. 20
p. 22
p. 23
p. 23

7.

Thanh tra và cưỡng chế Tiêu chuẩn môi trường tại Đan Mạch p. 25

8

Nhận xét chung về Tiêu chuẩn môi trường ở Việt Nam

9.

Đề xuất liên quan đến đầu ra số 2 trong Điều khoản tham chiếu p. 27
9.1 Bộ thông số
p. 27
9.2 Kế hoạch áp dụng
p. 29
9.3 Thanh tra và báo cáo
p. 30
9.4 Hệ số vùng
p. 31


10.

Đề xuất liên quan đến đầu ra số 3 trong Điều khoản tham chiếu p. 32
10.1 Giới thiệu chung
p. 32
10.2 Việc áp dụng Tiêu chuẩn môi trường ở Việt Nam hiện nay
p. 33
10.3 Đề xuất cho các quy định cụ thể đối với hoạt động
nghề thủ công
p. 34
10.3.1 Các quy định chung về quản lý môi trường
đối với nghề thủ công
p. 34
10.3.2 Các quy định cụ thể đối với việc áp dụng
Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp (TCVN 5939:2005) p. 35
10.3.3 Quy định áp dụng cụ thể đối với
2

p. 26


Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với
các chất hữu cơ TCVN 5940:2005
p. 36
10.3.4 Quy định áp dụng cụ thể đối Tiêu chuẩn
nước thải công nghiệp TCVN 5945:2005
p. 36
10.3.5 Quy định cụ thể đối với quy định kỹ thuật
quốc gia về chất lượng nước thải ngành dệt
p. 37

10.4 Áp dụng quy định kỹ thuật quốc gia đối với nước thải
p. 37
10.5 Góp ý và đề xuất của Chuyên gia tư vấn quốc tế ngắn hạn (ISTA) về
việc quy định Tiêu chuẩn môi trường đối với các hoạt động thủ công
và các khu dân nghèo
p. 38
10.6 Đề xuất các hướng dẫn xây dựng và vận hành các
phương tiện kiểm soát ô nhiễm
p. 38
10.6.1 Góp ý và đề xuất của ISTA
p. 39
10.7 Tiến độ áp dụng đối với các hoạt động thủ công và
các khu vực đông dân nghèo tại 4 tỉnh
p. 41
10.7.1 Góp ý và đề xuất của ISTA
p. 41
10.8 Đề xuất các hệ số trong quy định kỹ thuật đối vối
các làng nghề thủ công và các khu dân nghèo
p. 42
10.9 Quy định thanh tra và giám sát
p. 42
10.9.1 Báo cáo
p. 43
10.9.2 Góp ý và đề xuất của ISTA
p. 44
11.

Các đề xuất liên quan đến đầu ra số 4 trong
Điều khoản tham chiếu
10.1 Đề xuất hướng dẫn cho ngành công nghiệp

10.2 Đề xuất hướng dẫn đối với nước thải
10.3 Đề xuất hướng dẫn thanh tra và báo cáo
10.4 Đào tạo

p. 44
p. 45
p. 46
p. 46
p. 47

12.

Các hoạt động trong nhiệm vụ của ISTA

p. 48

13.

Kết luận và các khuyến nghị

p. 49

14.

Tham khảo

p. 50

15.


Phụ lục

3


List of abbreviations
BAT: Kỹ thuật tốt nhất hiện có
BREF: Tài liệu tham khảo Kỹ thuật tốt nhất hiện có
DCE: Hợp tác Phát triển môi trường
DoE: Vụ Môi trường
ES: Tiêu chuẩn môi trường
EU: Liên minh châu Âu
EQS: Tiêu chuẩn chất lượng môi trường
IPPC: Chỉ thị Lồng ghép phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm
ISTA: Chuyên gia tư vấn quốc tế ngắn hạn
MONRE: Bộ Tài nguyên và Môi trường
MOST: Bộ Khoa học và Công nghệ
NSEP: Chiến lược quốc gia bảo vệ môi trường
NSTA: Chuyên gia tư vấn trong nước ngắn hạn
PC: Ủy ban Nhân dân
PCDA: Kiểm soát ô nhiễm tại các khu vực đông dân nghèo
p.e.: Person equivalent
TR: Quy định kỹ thuật
UWWTD: Chỉ thị xử lý nước thải đô thị
WFD: Chỉ thị khung về nước
WQS: Tiêu chuẩn chất lượng nước

4



Tóm tắt.
Xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn môi trường là công cụ chính trong các hoạt động kiểm soát ô
nhiễm của các cơ quan chức năng tại Việt Nam. Cho tới hiện tại đã có nhiều tiêu chuẩn đã
được xây dựng và ban hành nhưng mức độ hiệu quả trong việc áp dụng dường như vẫn bị giới
hạn. Các đề xuất cho việc làm mới và sửa đổi một số quy định hiện thời đã được chuẩn bị và
đang trong quá trình hearing trong những tháng tới.
Hợp phần sẽ hoạt động tại bốn trong số sáu tỉnh của chương trình, bao gồm Thái Nguyên, Hà
Nam, Quảng Nam và Bến Tre.
Báo cáo được biên soạn bởi hai chuyên gia trong nước, Giáo sư Đăng và Phó Giáo Sư Trình
và một chuyên gia tư vấn quốc tế là Poul Nordemann Jensen đến từ Đan Mạch.
Nghiên cứu “Tiêu chuẩn môi trường” có 4 đầu ra:
1. Báo cáo đánh giá chung và cho mỗi tỉnh tham gia Hợp phần (được các NSTA chuẩn
bị)
2. Quy định về áp dụng các tiêu chuẩn cụ thể
3. Quy định áp dụn Tiêu chuẩn môi trường trong các làng nghề thủ công và các khu dân
nghèo
4. Hướng dẫn, tài liệu phổ biến và hệ thống quy định tiêu chuẩn môi trường
Tài liêu này trình bày các đề xuất cụ thể đối với quy định về tiêu chuẩn môi trường cho đầu ra
số 3 (đầu ra kết hợp của các NSTA và ISTA) và các đề xuất và khuyến nghị về mức độ bao
quát hơn cho đầu ra 2 và 4 (ISTA). Việc hoàn thiện hai đầu ra sẽ được thực hiện vào năm
2008 sau khi các quy định mới và sửa đổi về tiêu chuẩn môi trường được phê duyệt.
Tài liệu trình bày trong 7 chương đầu một số kinh nghiệm và phương pháp thiết lập và áp
dụng tiêu chuẩn môi trường tại Châu Âu. Các mô tả một phần dựa trên yêu cầu về thông tin
quốc tế từ các NSTA và Vụ Môi trường và một số thông tin được bổ sung ví dụ và tham khảo
trong phần phụ lục
Cách tiếp cận chung tại Châu Âu trong lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm là nhằm phòng ngừa ô
nhiễm và nếu không thể phòng ngừa thì giảm lượng thải tới mức tối thiểu đề cấp đến các khả
năng kỹ thuật và các điều kiện kinh tế khả thi v.v. Cách tiếp cận này là rõ ràng nhất trong khu
vực công nghiệp ( chỉ thị IPPC), ở đây có hai thuật ngữ quan trọng:
• Lồng ghép, có nghĩa là nhìn tổng thể điều kiện môi trường của hệ thống như việc sử

dụng nguyên liệu thô, sự phát thải ra không khí, nước, chất thải, hiệu suất năng lượng
v.v.
• Các kỹ thuật tốt nhất hiện có (BAT)
BAT và tiêu chuẩn môi trường có quan hệ chặt chẽ với nhau, as it on the overall level is the
use of BAT, nó sẽ quyết định giới hạn phát thải của một hệ thống cụ thể. Giới hạn phát thải
cuối cùng sau đó được đưa xuống giới hạn cho phép của hệ thống đề cập đến công nghệ và
kinh tế v.v.
Điều này có nghĩa là ở cấp EU, không có danh sách cố định các tiêu chuẩn môi trường mà các
ngành công nghiệp phải tuân theo ngoại trừ các chất nguy hiểm được quy định trong các
hướng dẫn cụ thể. Thay vào đó, một số hướng dẫn đã được EU chuẩn bị, trong đó mô tả các
khả năng về BAT và các giới hạn phát thải đi kèm.
Kiểm soát ô nhiễm ở cấp chung của EU được phân biệt bởi

5






Hoạt động, do chỉ thị lồng ghép kiểm soát và phòng ngừa ô nhiễm chỉ bao trùm một số
hoạt động công nghiệp, IPPC (lồng ghép kiểm soát và phòng ngừa ô nhiễm là chỉ thị
chính của Ủy ban châu Âu quy định về việc phát thải công nghiệp)
Quy mô, như ví dụ chỉ các trạm xử lý nước thải với một quy mô nào đó được bao trùm
và các trạm xử lý lớn nên tuân theo tiêu chuẩn môi trường sớm hơn các trạm nhỏ hơn.
Thời gian, như ví dụ giới hạn thời gian cho việc tuân thủ IPPC là 8 năm cho các hệ
thống hiện đang tồn tại và giới hạn cho việc tuân thủ tiêu chuẩn môi trường đối với
việc thải nước lá tới 14 năm.

Kiểm soát các hoạt động gây ô nhiễm không được nói tới trong các chỉ thị của EU ( các trạm

xử lý nước thải quy mô nhỏ hoặc các ngành công nghiệp không được IPPC nhắc đến) là trách
nhiệm của mỗi quốc gia. Một số ví dụ về vấn đề này được đưa ra trong báo cáo.
Thanh tra các hệ thống gây ô nhiễm là rất quan trọng vì những lý do sau:
• Nhằm siết chặt công tác bảo vệ môi trường bằng cách kiểm soát việc tuân thủ các giới
hạn phát thải
• Có cuộc đối thoại với người chịu trách nhiệm với hệ thống về các biện pháp cần tiến
hành để tuân thủ các giới hạn phát thải
• Nhằm khuyến khích người chịu trách nhiệm của một hệ thống có hành động tối ưu về
môi trường để giảm sự phát thải nhiều nhất có thể (tốt hơn các yêu cầu)
Nhằm hướng mục tiêu tới các tài nguyên, công tác kiểm tra khác biệt được mô tả có đề cập
đến quy mô thải và tuân thủ các điều kiện, do vậy các hệ thống có tuân thủ sẽ bị thanh tra ít
hơn các hệ thống không tuân thủ.
Đề xuất chung đối với các thông số thích hợp cho công tác kiểm soát ô nhiễm (chương 9) bắt
đầu với một bộ thông số trong một ngành cụ thể, nó sẽ bao gồm những sự phát thải chính từ
một hoạt động nào đó, thay bằng một danh sách cố định có tính bắt buộc không kể đến loại
hình sản xuất. Thừa nhận là hiện nay bộ tiêu chuẩn môi trường Việt Nam sẽ đủ cho hầu hết
các ngành. Bộ tiêu chuẩn này sẽ bao trùm toàn bộ cả sự phát thải ra không khí và nước.
Cũng đề xuát rằng bộ tiêu chuẩn môi trường của một ngành cụ thể nên được bổ sung những
yêu cầu khác ảnh hưởng đến sự phát thải như việc xây dựng, vận hành v.v, so vậy một hướng
dẫn/quy định ngành sẽ đưa ra toàn bộ những yêu cầu cần thiết đối với việc cấp phép nhằm tạo
thuận lợi cho cơ quan có thẩm quyền và người chịu trách nhiệm của hệ thống.
Thời gian chuyển tiếp được thừa nhận trong các chỉ thị của EU cho các cơ quan chức năng
ban hành giấy phép và cho người chịu trách nhiệm/người chủ tuân thủ theo quy định mới.
Tiến độ thời gian chung cho việc tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam (cho cả ngành
công nghiệp và các trạm xử lý nước thải) được đề xuất dựa trên:
• Quy mô của hệ thống
• Hệ thống mới hoặc đang tồn tại
• Tiêu chuẩn môi trường đó phải được phải tuân thủ trong thời gian lâu dài, nhưng một
bước trung gian với tiêu chuẩn môi trường khắt khe hơn nên được hoàn thành sớm
hơn.

Tiến độ áp dụng như thế sẽ phòng ngừa sự hủy hoại thêm đối với môi trường, và bảo đảm sự
cải thiện từng bước đối với môi trường.
Những quy định cụ thể của tiêu chuẩn môi trường đối với các hoạt động thủ công và các khu
vực dân cư nghèo được đề xuất trong chương 10 cho 4 tỉnh và các loại hoạt động gây ô nhiễm
được các NSTA mô tả.
6


Những nguyên tắc chính đằng sau những đề xuất là:
• Các thông số đặt mục tiêu hướng tới các chất gây ô nhiễm chính
• Số lượng các thông số thấp
• Các thông số được đề xuất là một phần của các quy định hiện có (hoặc sẽ có)
Một kế hoạch áp dụng cũng được đề xuất với việc tuân thủ hoàn toàn tiêu chuẩn môi trường
trong vòng 5 năm đối với các hoạt động thủ công hiện có, việc xây dựng hệ thống cống thoát
nước tại các làng nghề trong vòng 5 năm và tuân thủ hoàn toàn với các tiêu chuẩn môi trường
về nước thải trong vòng 10 năm.
Chuyên gia tư vấn quốc tế ngắn hạn nhận thấy kế hoạch này rất khó khăn và không chắc chắn,
liệu nó có thực tế hay không.
Báo cáo được bổ sung với một số các phụ lục có liên hệ tới các tham khảo, mô tả các tiêu
chuẩn môi trường đối với các ngành cụ thể và các ví dụ khác.

7


1. Giới thiệu.
“Chương trình Hợp tác phát triển trong lĩnh vực môi trường (DCE) 2005 – 2010” được thiết
kế nhằm hỗ trợ chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường và đưa ra sự hợp tác nhất trí giữa
Chính phủ Việt Nam và Đan Mạch trong lĩnh vực môi trường. Hợp phần “Kiểm soát ô nhiễm
tại các khu vực đông dân nghèo” là một trong số 5 hợp phần trong chương trình DCE và được
mong đợi sẽ đóng góp hữu ích cho việc thực hiện chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường

tại các khu vực trọng tâm về năng lực nhằm bảo vệ môi trườmg từ cấp trung ương đến cấp địa
phương.
Việc xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn môi trường là một công cụ chính trong các hoạt
động kiểm soát ô nhiễm đối với các cơ quan chức năng tại Việt Nam. Cho tới nay, có nhiều
tiêu chuẩn đã được xây dựng và ban hành nhưng mức độ hiệu quả của việc áp dụng dường
như vẫn bị giới hạn. Do đó, thời gian này là lúc đánh giá kinh nghiệm hiện nay đối với các
tiêu chuẩn môi trường, xác định xem liệu các tiêu chuẩn này có cần bổ sung và/hoặc điều
chỉnh không, và dựa trên đánh giá này để xây dựng các quy định và hướng dẫn cho việc phát
triển và áp dụng các tiêu chuẩn trong tương lai. Nghiên cứu này sẽ xây dựng các hướng dẫn
cho việc áp dụng tiêu chuẩn môi trường ở các địa điểm khác nhau và các khu vực liên quan
đến kiểm soát ô nhiễm tại các khu vực đông dân cư có thu nhập thấp. Hợp phần sẽ hoạt động
tại bốn trong số sáu tỉnh của chương trình, Thái Nguyên, Hà Nam, Quảng Nam và Bến Tre.
Hai chuyên gia tư vấn trong nước ngắn hạn đã được thuê tuyển để thực hiện đánh giá chung
trong mỗi tỉnh. Sau đánh giá này, người đứng đầu của hai NSTA sẽ xây dựng các quy định áp
dụng tiêu chuẩn môi trường riêng cho mỗi tỉnh đối với các khu vực công nghiệp, các làng
nghề và khu vực dân cư có thu nhập thấp. Cuối cùng, cũng chính NSTA đó sẽ xây dựng các
hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn môi trường trong các lĩnh vực cụ thể. Một chuyên gia tư vấn
quốc tế ngắn hạn (ISTA) được thuê tuyển để hỗ trợ NSTA hoàn thiện các quy định và hướng
dẫn.
Vai trò chính của ISTA là cung cấp hướng dẫn liên quan đến thực tế quốc tế và hỗ trợ chung
và cụ thể như các NSTA yêu cầu.
Các đầu ra cụ thể nhiệm vụ kết hợp của ISTA và NSTA là:
1) Báo cáo đánh giá chung và tại môi tỉnh tham gia hợp phần bao gồm các chi tiết sau:
• Tổng quan và đánh giá chung về hiện trạng môi trường và các giải pháp bảo vệ/quản
lý môi trường;
• Đánh giá quá trình xây dựng tiêu chuẩn môi trường: thiết lập, phổ biến và áp dụng để
hoàn thành công tác bảo vệ môi trường và kiểm soát ô nhiễm tại các khu vực công
nghiệp, khu vực đô thị, các làng nghề thủ công và các khu dân nghèo…;
• Hiện trạng việc áp dụng tiêu chuẩn môi trường trong các khu vực trọng điểm đặc
trưng (khu công nghiệp, khu đô thị, các làng nghề thủ công, các khu dân nghèo) bao

gồm đánh giá về các tác động tích cực và tiêu cực của việc áp dụng.
2) Các quy định áp dụng các tiêu chuẩn đặc trưng:




Để xuất các thông số phù hợp đề cập đến yêu cầu quản lý đối với mỗi tiêu chuẩn cụ
thể dựa trên việc áp dụng thực tế (tuân theo Quy định kỹ thuật, thuộc về các điều kiện
cụ thể của các lĩnh vực có thể áp dụng được, các thông số trong các tiêu chuẩn được
Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt có thể được sử dụng để thiết lập các quy định
kỹ thuật, các quy định này có thể ít hơn hoặc nhiều hơn tiêu chuẩn phụ thuộc vào các
điều kiện thực tế);
Đề xuất các hệ số vùng và kế hoạch áp dụng cho môi tiêu chuẩn cụ thể
8




Đề xuất các quy định thanh tra/kiểm tra/báo cáo liên quan đến việc áp dụng mỗi tiêu
chuẩn môi trường cụ thể.

3) Các quy định về việ áp dụng tiêu chuẩn môi trường tại các làng nghề thủ công và các khu
dân nghèo:




Đề xuất các thông số phù hợp, đề xập đế yêu cầu quản lý trong các làng nghề thủ công
và các khu dân nghèo;
Đề xuất các hệ số, kế hoạch áp dụng cho môi quy định tiêu chuẩn;

Đề xuất các quy định thanh tra/kiểm tra/báo cáo liên quan đến việc áp dụng mỗi tiêu
chuẩn môi trường cụ thể.

4) Hướng dẫn, tài liệu tuyên truyền và hệ thống quy định tiêu chuẩn môi trường bao gồm:
• Tài liệu tuyên truyền các tiêu chuẩn môi trường hiện nay có thể áp dụng cho các khu
vực và chủ đề khác nhau;
• Ghi chép việc áp dụng của các tiêu chuẩn môi trường cụ thể (được Bộ Khoa học &
Công nghệ ban hành) nhằm chuyển các tiêu chuẩn này thành các quyết định bắt buộc
có thể áp dụng được đối với mỗi tiêu chuẩn môi trường cụ thể;
• Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật và các quy định áp dụng tiêu chuẩn môi trường đối với:
- Các khu công nghiệp;
- Các làng nghề thủ công;
- Các khu dân nghèo;
Chuyên gia tư vấn trong nước ngắn hạn chính sẽ phối hợp để nhận các bản thảo và báo cáo
cuối cùng phù hợp với các đầu ra và phạm vi công việc nói trên. Tuy nhiên, ISTA được mong
đợi sẽ có những đầu vào chính và khuyến nghị đối với các báo cáo về các quy định và hướng
dẫn.

2. Cấu trúc báo cáo.
7 chương đầu của tài liệu này đưa ra thông tin cơ sở về việc thiết lập và áp dụng các tiêu
chuẩn môi trường tại châu Âu nói chung và các ví dụ từ một số quốc gia châu Âu, và theo
cách này thông tin chung liên quan đến thực tiễn quốc tế.
Đánh giá chung việc áp dụng tiêu chuẩn môi trường ở Việt Nam được đưa ra trong báo cáo
hiện trạng (tham khảo 1) và nói chung không được đưa vào tại liệu này, nhưng sẽ nhắc đến
khi thích hợp.
Nhìn chung, các vấn đề được mô tả riêng biệt đối với nước và không khí bất cứ khi nào thích
hợp.
Báo cáo được bổ sung với một số các phụ lục có liên hệ tới một số website có liên quan và
một số vị dụ chủ yếu dựa trên yêu cầu của các NSTA, tới một mức độ nhất định các ví dụ cụ
thể đã có thể dử dụng được.

Những chương chính của báo cáo này là các chương 8 đến 11, trong đó có một số các đề xuất
được mô tả bắt đầu điểm khởi đầu trong các đầu ra của Điều khoản tham chiếu. Về đầu ra số
3, chương 10, các đề xuất là đầu vào của các NSTA và các góp ý và đề xuất từ phía ISTA,
trong khi các đề xuất và ý tưởng cho đầu ra 2 và 4 chỉ thể hiện quan điểm của ISTA và sẽ sử
dụng được đối với các NSTA trong quá trình soạn thảo các quy định và hướng dẫn sắp tới.

3. Sự liên hệ giữa các tiêu chuẩn môi trường với các tiêu chuẩn chất lượng
môi trường (EQS).
9


Các tiêu chuẩn chất lượng môi trường (EQS) trong Chỉ thị khung về nước của EU được định
nghĩa là nồng độ của một chất ô nhiễm cụ thể hay một nhóm chất ô nhiễm trong nước, cặn
hoặc khu sinh vật không được vượt quá giới hạn nhằm bảo vệ sức khỏe con người và môi
trường
Tiêu chuẩn môi trường (ES) được định nghĩa là khối lượng thể hiện dưới dạng các thông số
cụ thể nào đó, nồng độ và/hoặc mức độ phát thải không được vượt quán giới hạn trong suốt
một hoặc các chu kỳ thời gian. Các giá trị giới hạn thải có thể áp dụng cho các nhóm, gia đình
hoặc các loại chất.
Trong tình trạng lý tưởng, tiêu chuẩn môi trường nên đặt ở một mức có thể đạt được sự đáp
ứng EQS tại địa điểm phát thải cụ thể. Vì tiêu chuẩn môi trường thường được áp dụng ở mức
như nhau không kể đén bản chất của hoạt động và tình trạng môi trường xung quanh hoạt
động cụ thể đó, điều kiện lý tưởng này không phải lúc nào cũng đạt được. Nếu tiêu chuẩn môi
trường đạt được sự đáp ứng EQS ở tất cả các địa điểm , tiêu chuẩn môi trường một là rất
nghiêm ngặt, hoặc là EQS rất cao. Đôi khi có một sự tương ứng rất tốt, đôi khi EQS is met
with a good margin, nhưng trong nhiều trường hợp tiêu chuẩn môi trường nói chung sẽ không
đáp ứng được EQS ở một địa điểm cụ thể.
Báo cáo từ 3 lưu vực sông đưa ra một ví dụ đúng cho điều này. Dự báo cho thấy nếu các trạm
xử lý nước thải đáp ứng tiêu chuẩn môi trường tại các lưu vực sông, nó sẽ dẫn tới sự đáp ứng
các tiêu chuẩn chất lượng nước trong một số trường hợp, nhưng ở các con sông khác hoặc các

phần của nó thì việc này lại không đủ để tiến tới tình trạng mong muốn của con sông đó.
Sự không thống nhất giữa ES và EQS có thể được giải quyết bằng cách thiết lập các ES riêng
theo EQS tại một địa điểm cụ thể.
Một ví dụ về việc này là WFD của EU, ở đây điểm bắt đầu cho việc thiết lập các giới hạn thải
là mục tiêu đối với nguồn nước tiếp nhận nước thải – và không chỉ là nguồn tiếp nhận sơ cấp
(chủ yếu là sông) mà còn là nguồn thứ cấp như hồ hoặc khu vực ven biển. Giới hạn thải đối
với một hoạt động ô nhiễm cụ thể sau đó phải đặt ở một mức đảm bảo sự thỏa mãn đối với
mục tiêu.
Tiêu chuẩn môi trường chung đối với xử lý nước thải (xem chương 6) sẽ vẫn có hiệu lực
nhưng sẽ đóng vai trò như những yêu cầu tối thiểu phải đạt được ngay cả khi mục tiêu được
thỏa mãn với một good margin. Do vậy, cách tiếp cận liên kết ES và EQS này nhìn xa sẽ dẫn
đến ES nghiêm ngặt hơn tiêu chuẩn chung đối với ít nhất một số trạm xử lý tại châu Âu.

4. Áp dụng tiêu chuẩn môi trường tại EU và các nước thành viên.
Pháp luật tại EU phải được nghị viện EU và các quốc gia thành viên thông qua trước khi nó
được ban hành và trở thành điều bắt buộc đối với các nước thành viên. Trước khi luật được
thông qua, a hearing của các đối tác khác nhau và của công chúng phải được tiến hành. Điều
này có nghĩa rằng có một quy trình rất dài trong hệ thống EU trước khi một bộ quy định có
hiệu lực. Sau khi phê duyệt lần cuối cùng, các quốc gia thành viên có một khoảng thời gian
nhất định (thường là 3 năm đối với những chỉ thị chính được đưa ra trong tài liệu này) để thay
đổi các quy định, luật pháp quốc gia và các thủ tục hành chính tuân thủ theo chỉ thị. Cuối
cùng, các nước thành viên sẽ có một khoảng thời gian nhất định để thực sự thực hiện các biện
pháp cần thiết để tuân thủ các yêu cầu trong chỉ thị (như 14 năm đối với việc xử lý nước thải).
Có thể nói rằng có một quá trình rất dài đi từ nhu cầu có một quy định chung trong EU được
xác định đến việc các quốc gia thành viên hoàn tòa tuân thủ nó.

10


Quá trình chuyển luật của EU vào luật pháp và quy định quốc gia được Ủy ban châu Âu và

các giám sát và nước thành viên phải báo cáo trở lại Ủy ban về tình hình thực hiện.
Một số chỉ thị như chỉ thị nước thải đô thị (UWWTD) hay chỉ thị về các nhà máy nhiệt điện
có đưa tiêu chuẩn môi trường cụ thể mà các nước thành viên phải đưa vào quy định quốc gia
như là tiêu chuẩn tối thiều. Do vậy, giấy phép được nhà nước ban hành để cho phép hoạt động
phải bap gồm tiêu chuẩn môi trường đối với các chất được nhắc đến và ở mức tối thiểu như đã
đưa ra trong chỉ thị.
Các chỉ thị khác là các chỉ thị khung như WFD hay IPPC (xem chương 6.3), các khung được
điền vào bởi các hướng dân và cá tài liệu triển khai thực hiện chung v.v.
Chỉ thị IPPC không bao gồm tiêu chuẩn môi trường nhưng khá cụ thể cho nội dung của một
giấy phép, nó đề ra như sau:


Các quốc gia thành viên phải đảm bảo rằng giấy phép bao gồm các biện pháp cần thiết
cho việc tuân thủ các yêu cầu cấp phép nhằm đạt được mức độ cao trong việc bảo vệ
môi trường bằng các biện pháp bảo vệ môi trường không khí, nước và đất.
• Trong trường hợp một hệ thống mới hoặc một sự thay đổi lớn Chỉ thị sẽ đề cập đến
các mục đích cấp phép.
• Giấy phép sẽ gồm có các giá trị giới hạn thải của các chất ô nhiễm, nói riêng, những
giá trị được liệt kê (phụ lục 4 trong báo cáo này), có khả năng bị thải ra từ hệ thống có
liên quan đến số lượng lớn.
Tài liệu chính liên quan đến tiêu chuẩn môi trường đối với các hoạt động công nghiệp do đó
sẽ là giấy phép cho việc hoạt động, ở đó các giới hạn thải bắt buộc được đề ra có kể đến các
thông số như các kỹ thuật hiện có, sự xem xét về kinh tế v.v, ( được mô tả chi tiết hơn trong
phần 6.3).
Sau khi việc triển khai chính thức các chỉ thị EU với luật pháp Đan Mạch và sự phân chia
trách nhiệm rõ ràng giữa các cơ quan chức năng, hầu hết trong các trường hợp, sự cần thiết
đối với cơ quan chịu trách nhiệm quốc gia (EPA Đan Mạch) là ban hành các hướng dẫn để tạo
thuận lợi cho các cơ quan chức năng trong lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm như các ban ngành nhà
nước ở đại phương và chính quyền các khu tự trị. Những hướng dẫn thường rất toàn diện và
bao trùm tất cả các vấn đề liên quan đến quy định.

Một ví dụ về hướng dẫn cho công tác kiểm soát ô nhiễm không khí, các đầu mục chính là:











Nguyên tắc tỹ thuật tốt nhất hiện có (BAT)
Áp dụng BAT
Giới hạn mass-flow
Các giá trị giới hạn thải
Tính toán chiều cao đầu ra sử dụng mô hình OML
Lập các điều kiện và quy tắc thanh tra
Phương pháp lấy mẫu và phân tích
Các giá trị giới hạn thải đối với các nhà máy năng lượng
Các yêu cấu đối với thiết kết các bể và xilô
Các giá trị giới hạn thải đề xuất v.v đối với các hệ thống ôxy hóa nhiệt và xúc tác cho
việc loại bỏ các chất hữu cơ hòa tan

Như vậy, hướng dẫn này bao trùm toàn bộ các khía cạnh mà cơ quan chức năng cần đề cấp
phép, thanh tra và đánh giá xem liệu các điều kiện trong giấy phép có được đáp ứng không.
Bên cạnh đó, bình thường nên tổ chức các khóa đào tạo cho các cán bộ có liên quan, coi đây
11



như là sự giới thiệu quy định mới và sau đó bổ sung vào tài liệu hướng dẫn. Thực ra, nhiều
khóa đào tạo và các buổi họp bổ sung nhằm trao đổi kinh nghiệm được các cơ quan có thẩm
quyền hay một tổ chức bố trí thực hiện cho các cán bộ trong ngành môi trường. Đặc biệt trong
ngành công nghiệp, các mạng lưới địa phương được thành lập nhằm nâng cao sự liên lạc giữa
ngành công nghiệp nói chung và các cơ quan chức năng.
Một thể chế quan trọng khác để cung cấp hướng dẫn cho các cơ quan chức năng trong việc áp
dụng đầy đủ các quy định là hệ thống appealing. Trong tất cả các quy định của Đan Mạch,
khả năng trợ giúp đối với người áp dụng, các tổ chức phi chính phủ, các cá nhân v.v được đề
ra. Các quyết dịnh từ ban trợ giúp được các cơ quan tuân theo, và theo cách này, ban trợ giúp
lọc ra những vấn đề chưa chắc chắn trong các quy định.

5. Các phương pháp và quy trình thiết lập các tiêu chuẩn.
Các phương pháp thiết lập các tiêu chuẩn môi trường cho dù về tiêu chuẩn thải hay tiêu chuẩn
chất lượng khác nhau rất nhiều phụ thuộc vào media (không khí, nước v.v) và các chất đề cập
đến.
Một số vấn đề cần được cân nhắc như:
• Tác động ô nhiễm của chất, bao gồm cả độ độc
• Tác động cụ bộ và/hoặc tích lũy (rải rộng)
• Độ nhạy của các khu vực nhất định (Zonation)
• Sự sãn có về kỹ thuật nhằm phòng ngừa và giảm thải (kỹ thuật tốt nhất hiện có – xem
phần 6.3)
• Các khuyến nghị quốc tế như WHO về chất lượng không khí xung quanh
• Chi phí kinh tế
Hầu hết các tiêu chuẩn môi trường luôn có một số sự mở rộng một yếu tốt nhận xét chuyên
môn mà không thể tiêu chuẩn hóa được nhưng có thể kiểm nghiệm qua sự nhất trí của một số
chuyên gia (ở EU thướng là bởi các quốc gia thành viên)
5.1 Các tiêu chuẩn về nước.
Các tiêu chuẩn cụ thể đối với việc thải nước được đưa ra trong chỉ thị xử lý nước thải đô thị
(UWWT) (xem phần 6.1). Chỉ thị có hiệu lực từ năm1991, do vậy nồng độ thải đưa ra trong
chỉ thỉ thể hiện các khả năng công nghệ và các điều kiện kinh tế khả thi tại thời điểm đó (thực

tế một số loại đánh giá kỹ thuật tốt nhất hiện có). Điều này có nghĩa các giới hạn thực tế đối
với BOD, Nitơ v.v là kết quả nhận xét của chuyên gia, mức thải nào có thể đạt được từ xử lý
sơ và thứ cấp trong giới hạn chi phí hợp lý.
Các tiêu chuẩn cũng thể hiện thực tế rằng việc xử lý nước thải tại nhiều quốc gia vào thời
điểm đó là rất kém và thiếu sót. Do vậy, một mức xử lý đưa vào tiêu chuẩn môi trường trong
chỉ thị sẽ đem tới một sự cải thiện đáng kể tình tràng của các nguồn tiếp nhận tại nhiều quốc
gia.
Chỉ thị cũng bao gồm zonation vì cá quốc gia thành viên phải xác định các khu vực nhạy cảm
(catchments) nơi mà các tiêu chuẩn môi trường nghiêm ngặt hơn cần được áp dụng tương
xứng với xử lý thứ cấp (loại bỏ N và P). Hai khu vực được mô tả:
• Các hồ nước ngọt tự nhiên, các nguồn nước ngọt khác, nước ở cửa sông và ven biển
được cho rằng là có dinh dưỡng tốt hoặc có thể có dinh dưỡng tốt nếu hành động bảo
vệ không được tiến hành;
• Nước mặt sử dụng để sản xuất nước uống nếu như lượng nitơrát vượt quá các giới hạn
cho phép.

12


Đan Mạch như một số các quốc gia thành viên khác phải lựa chọn để xác định tất cả các khu
vực khi có đường nước dẫn đến một khu vực nhạy cảm, đó là toàn bộ các trạm xử lý được chỉ
thị nhắc đến phải tuân thủ với các tiêu chuẩn khắt khe hơn trong chỉ thị.
Liên quan đến Chỉ thị khung về nước (WFD), một phương pháp được mô tả để thiết lập các
tiêu chuẩn chất lượng môi trường (EQS) đối với các chất nguy hiểm như thuốc trừ sâu.
Phương pháp được dựa trên độ độc và đề cập đến cả đặc tính độc thường xuyên lặp đi lặp lại
và cấp tính. Các phương pháp chỉ sử dụng được cho việc thiết lập nồng độ mà không sử dụng
được cho việc đánh giá các tác động tích lũy và sự tồn tại.
Đầu vào chính của quá trình là dữ liệu về độ độc nhưn các kết quả kiểm tra v.v từ nghiên cứu
quốc tế đối với 3 cấp độ dinh dưỡng khác nhau:
• Tảo

• Daphnia
• Cá
Và L (E)C50 (nồng đồ gây tử vong hoặc ảnh hưởng, ở nơi có 50 % dân số chết hoặc bị ảnh
hưởng) và NOEC (nồng độ tác dụng không quan sát).
Bộ dữ liệu hiện có.
Ít nhất một L(E)50 ngắn hạn từ một trong 3 cấp dinh dưỡng (cá,
Daphnia, and algae)
Một giá trị NOEC dài hạn (cá hoặc daphnia)
Hai giá trị NOEC dài hạn từ 2 cấp dinh dưỡng khác nhau
Các giá trị NOEC từ ít nhất 3 loài đại diện cho 3 cấp dinh dưỡng

Hệ số ước đoán
1000
100
50
10

EQS sau đó được thiết lập bằng cách lấy nồng độ thấp nhất của các kiểm tra và chia cho hệ số
ước đoán, ví dụn có một giá trị NOEC là 1000ug/l, kết quả WQS sẽ là 10ug/l
EQS sau đó có thể là cơ sở cho các hới hạn thải có kể đến sự pha loãng tại điểm thải (được đo
như dòng chảy đáy, đó là dòng chảy thấp nhất) và nồng độ các chất phía trên điểm xả
5.2 Các tiêu chuẩn dựa trên các đánh giá riêng của người tiếp nhận.
Vấn đề này được Vụ Môi trường cho rằng một số ví dụ làm cách nào các giới hạn thải riêng
biệt có thể áp dụng và sẽ thỏa mãn. Để thiết lập các giới hạn thải riêng yêu cầu phải có một
EQS, nó có thể liên quan đến điểm phát thải. Một bí dụ về việc này được đưa ra trong phần
trước để tính toán EQS cho các chất nguy hiểm và làm sao nó có thể áp dụng cho việc thải từ
một nguồn cụ thể. Điều này tương đối dễ khi EQS là một nồng độ trong nguồn tiếp nhận sơ
cấp như các chất nguy hiểm và BOD.
Đối với BOD, các giới hạn thải riêng cho công tác xử lý nước thải khắt khe hơn là các hoạt
động chung được nhắc tới trong phần 6.1 chủ yếu dựa trên nguyên tắc pha loãng, đó là không

vượt qiá một nồng độ nhất định trong một con sông say khi hòa trộn hòan toàn hoặc tăng
nồng độ lên một mức giới hạn. Đó là điều kiện tiên quyết cho việc tính toán, EQS đối với
sông phải tuân theo ít ntấ dòng chảy đáy trung bình, đó là trung bình của các dòng chảy đáy
thấp nhất qua một số năm
Khi nó tiến tới tổng số cho một chất, nó trở lên khó hơn. Ví dụ như một hồ ở Đan Mạch, ở
đay tải lượng phốt pho quá cao là nguyên nhân dẫn đến việc không đáp ứng được mụctiêu.
Một số trạm xử lý trong khu vực dòng chảy góp phần vào việc quá tải P. Với một mô hình,
tổng lượng P giảm cần thiết để đáp ứng mục tiêu có thể tính toán được, đó là “khoảng cách
13


đến mục tiêu”. Sự giảm bớt này phải được chi nhỏ với một tỷ lệ tương xứng (dựa trên số
người tương đương) đối với mỗi trạm xư rlý và sau đó được đưa vào các giấy phép cho các
trạm này. Điều này có nghãi là các giới hạn thải P theo mg/l đối với các trạm được bàn đến
bao gồm dòng thải được chấp nhận nên đảm bào rằng tổng lượng phốt pho thải ra hồn được
giảm đến mực chấp nhận được.
5.3 Tiêu chuẩn môi trường đối với các hoạt động công nghiệp.
Trong phần 6.3 sự mô tả chi tiết hơn quy định đối với các hoạt động công nghiệp tại EU được
đưa ra. Cơ sở của quy định này là các tài liệu BREF cho một số ngành, mô tả một số kỹ thuật
sẵn có và các mức thải kèm theo.
Phương pháp biên soạn các tài liệu này cũng như các hướng dẫn cho các giới hạn thải là các
nhóm kỹ thuật, ở đó các chuyên gia từ các nước thành viên cùng với đại diện từ các ngành
công nghiệp cụ thể thảo luận các biện pháp khả thi và các tác động đi kèm. Tùy thuộc vào
ngành, các nhòm kỹ thuật này thảo luận các chủ đề cho tới vài năm để thông qua nhiều giải
pháp kỹ thuật trong nhiều trường hợp và tiến tới sự nhất trí. Nếu điều đó là không thể, việc
xem xét spilt được đưa ra.
Cuối cùng, văn bản được Ủy ban châu Âu thông qua và chuyên qua các nước thành viên. Cho
tới này các tài liệu BREF đã được biên soạn cho khoảng 30 ngành công nghiệp khác nhau và
đây là một khối lượng tài liệu rất lớn đến vài trăm trang. Bản tóm tắt đã được chuẩn bị cho
mỗi tài liệu đưa ra các findíng chính, tóm tắt những kết luận chính cho BAT và các mức thải

và tiêu thụ kèm theo. Danh sách tài liệu BREF hiện có được đưa ra trong phụ lục 4 và liên hệ
với trang web với các tài liệu BREF, các phần tóm tắt có thể tìm thấy trong phụ lục 1.

6. Các tiêu chuẩn được áp dụng tại EU và các quốc gia thành viên.
6.1 Quy định và các tiêu chuẩn đối với nước thải tại EU và Đan Mạch.
Việc thải nước ở cấp châu Âu được quy định bởi Chỉ thị Xử lý nước thải đô thị (UWWTD)
ban hành năm 1992. Chỉ thị thiết lập các tiêu chuẩn đối với nước thải đô thị như được đưa ra
trong bảng 6.1.
Giới hạn thải tại EU mg/l
Chât hữu cơ
BOD
25
COD
125
Photpho aggl.<100.000 p.e.
2
Photpho aggl. >100.000 p.e.
1
Nitơ aggl <100.000 p.e.
15
Nitơ aggl. > 100.000 p.e.
10
Chất rắn lơ lửng aggl< 10.000
60
p.e.
Chất rắn lơ lửng aggl. >
35
10.000 p.e. (không bắt buộc)
Bảng 6.1: Tiêu chuẩn môi trường đối với các khu vực nhạy cảm.


Giới hạn thải tại Đan Mạch
mg/l
15
75
1,5
1,5
8
8

Các yêu cầu trong chỉ thị có sự khác biệt theo nhiều cách:
• Nguồn tiếp nhận được định hướn do đó nó mang tính địa lý (mức dẫn dòng), do các
quốc gia thành viên phải chỉ rõ các khu vực nhạy cảm, ở đó các yêu cầu sẽ nghiêm
14


ngặt hơn mức chung (chỉ đối với các chất dinh dưỡng). Xử lý thứ cấp đối với toàn bộ
lượng thải > 10.000 p.e. (2.000 đối với khu vực nước ngọt) Các khu vực nhạy cảm:
việc xử lý khắt khe hơn đối với các thông số từ agg.> 10.000 p.e. (nước ven biển) và
2.000 p.e đối với việc thải ra nguồn nước ngọt.
• Quy mô, do chỉ thị chỉ bao hàm sự kết tụ với hơn 10.000 p.e nói chung và 2000 trong
các dòng dẫn nước đến các khu vực nhạy cảm và thải ra nguồn nước ngọt.
• Thời gian, do chỉ thị có sự khác biệt về kế hoạch thời gian đối với việc tuân thủ theo
chỉ thị. Các quốc gia thành viên sẽ đảm bảo rằng nước thải đô thị đi vào hệ thống thu
gom trước khi thải ra sẽ phải qua xử lý thứ cấp hoặc xử lý tương đương như sau:
- muộn nhất vào 31 tháng 12 năm 2000 đối với tất cả các loại nước thải từ sự kết tụ
lớn hơn 1500 p.e.,
- muộn nhất vào 31 tháng 12 năm 2005 đối với tất cả các loại nước thải từ sự kết tụ
từ 10000 đến 1500 p.e.,
- muộn nhất vào 31 tháng 12 năm 2005 đối với tất cả các loại nước thải dẫn đến
nguồn nước ngọt và cửa sông từ sự kết tụ từ 2000 đến 1000 p.e.,

Như là một điều kiện tiên quyết đối với công tác xử lý, chỉ thị cũng nói rằng tất cả các sự tích
tụ cần được cung cấp hệ thống thu gom đối với nước thải đô thị,
- muộn nhất vào 31 tháng 12 năm 2000 đối với đối với those có hơn 1500 p.e., và
- muộn nhất vào 31 tháng 12 năm 2000 đối với đối với those có từ 2000 đến 15000 p.e.
Tất cả các nước thành viên đã phê duyệt chỉ thị thì bây giời phải tuân theo các tiêu chuẩn có
trong chỉ thị đó. Từ 1991, một số các quốc gia, đặc biệt là các nước Liên bang Xô Viết cũ đã
gia nhật EU và đối với họ, việc tuân thủ theo chỉ thị là một vấn đề - một phần vì thời hạn cuối
cùng (về kỹ thuật không khả thi để xây dựng các hệ thống) nhưng cũng bởi chi phí kinh thế
để đưa các tiêu chuẩn đến mức của chỉ thị. Do đó, kế hoạchthời gian riêng đã được đặt ra cho
các nước này với sự khác biệt như nhau, do vậy các nguồn gây ô nhiễm lớn phải tuân thủ theo
các tiêu chuẩn đầu tiên.
Như một ví dụ, Ba Lan có giai đoạn chuyển tiếp lên tới 13 năm để tuân thủ với các yêu cầu
trong chỉ thị, với giai đoạn dài hơn đối với agglomerations nhỏ hơn.
Ở một số các nước thành viên, sự cải thiện trong việc xử lý nước thải đã bắt đầu rất lâu trước
chỉ thị UWWTD từ năm 1991. Thực ra, một phần lớn nước thải ở Đan Mạch vào năm 1991 đã
được xử lý tới các giới hạn BOD và P trong chỉ thị. Chí đối với nitơ thì cần thiết phải nâng
cấp công tác xử lý một các tổng thể để tuân thủ được theo các tiêu chuẩn.
Một cái nhìn hết sức tổng quan lịch sử của công tác xử lý nước thải tại Đan Mạch
• Những năm 1970: Xử lý bậc hai đối với nước thải từ các nhà máy lớn thải ra các
water couses
• Những năm 1980: Xử lý bậc hai đối với các nhà máy xử lý vừa và nhỏ thải ra các
water courses. Việc loại bỏ Nitơ tại các nhà máy vừa và lớn hơn, nơi mà nguồn tiếp
nhận thứ cấp là hồ.
• Những năm 1980: xử lý bậc 3 hòan toàn (loại bỏ N và P) cho các nhà máy, nơi mà
nguồn tiếp nhận thứ cấp và tam cấp là các hồ và khu vực ven biển.
• 2000 -2007: Nâng cấp xử lý tại nhiều nhà máy. Xử lý nước thải từ các khu vực rất
nhỏ các làng nhỏ và ngày cả các ngôi nhà đơn lẻ) trong các khu vực nhất định đã
được xác định.
Đây là ví dụ chỉ để minh họa rằng, ở đó, đằng sau tiêu chuẩn rất cao đối với xử lý nước thải ở
Đan mạch ngày nay là cả một lịch xử hơn 30 năm từ khi bắt đầu một hành động có tổ chức

hơn để có được môi trường nước tốt đẹp hơn.
15


Có thể thấy ở bảng 6.1, Đan Mạch đã lựa chọn để tăng cường yêu cầu của EU đối với hầu hết
các thông số. Cần chú ý rằng sự cấp phép thải cho hầu hết các nhà máy xử lý nước thải của
Đan Mạch đều có các giới hạn khắt khe hơn các tiêu chuẩn quốc gia để bảo về và cải thiện
tình trạng môi trường của các nguồn nước riêng lẻ (water courses, hồ và các khu vực ven
biển). Nhưng yêu cầu khắt khe hơn này đã được ban hành bởi các cơ quan chức năng địa
phương dựa trên dữ liệu giám sát và quyết định chính trị của địa phương đối với các mục tiêu
chất lượng nước.
EU

Quốc gia

Địa phương

Photpho
Quy mô của
agglomeration

1-2 mg/l

1,5 mg/l

0,3 mg/l

>2.000

>2.000


Nhà đơn

Chất hữu cơ BOD
Size of agglomeration

25 mg/l
> 2.000

15 mg/l
> 2.000

<10 mg/l
Nhà đơn

Nitơ
Quy mô

10-15 mg/l
>2.000

8 mg/l
>2.000

Không

Bảng 6.2:Ví dụ về sự khác biệt giữa các tiêu chuẩn đối với nước thải.
Từ ví dụ trong bảng 6.2 có thể thấy, giới hạn thải tại Đan Mạch đối với chất hữu cơ, P và N có
thể thấp hơn nhiều đối với các nhà máy xử lý lớn hơn và việc xử lý nước thải là bắt buộc đối
ngay cả với các ngôi nhà đơn lẻ trong nước nếu phát hiện ra một tác động xấu lên nguồn tiếp

nhận.
Chỉ thị UWWT cũng bao gồm việc thải nước thải biodegradable trong công nghiệp như ngành
công nghiệp chế biến cá và các nhà máy đường (xem phụ lục 4) với lượng nước thải tương
đương hơn 4.000 p.e. Không có giới hạn thải đối với những ngành công nghiệp này trong chỉ
thị, nhưng những nước thành viên bắt buộc phải đặt ra các yêu cầu phù hợp cho việc xử lý.
Chủ để được nói đến chi tiết hơn trong phần 6.3.
6.2 Các chất nguy hiểm trong nước.
Qua các năm, EU đã ban hành nhiều chỉ thị hướng mục tiêu vào các chất đặc trưng (thủy
ngân, cadimi v.v.). Chỉ thị gần đây nhất bắt buộc các quốc gia thành viên phải đưa ra cac tiêu
chuẩn chất lượng nước (WQS) cho danh sách các chất trong bảng 6.3 (từ việc thực hiện của
Đan Mạch). Các chất được xác định là chất nguy hiển (Tham khảo Chỉ thị 76/464/EEC ngầy 4
tháng 5 năm 1976
về ô nhiễm gây ra vởi các chất nguy hiểm thải vào môi trường nước của cộng đồng).
Thông số

Aldrin
Cadimi
carbontetrachloride

Tiêu chuẩn
chất lượng
nước đối với
nước ngọt

Tiêu chuẩn chất
lượng nước đối
với nước ngọt
Nước ven biển

µg/l

0,01
5,0
10

µg/l
0,01
2,5
10
16


(tetrachlormethan)
Chloroform (trichlormethan)
10
10
1,2-dichlorethan
10
10
DDT (incl. DDD go DDE)
0,002
0,002
Dieldrin
0,01
0,01
Endrin
0,005
0,005
Hexachlorbenzen
0.01
0,01

Hexachlorbutadien
0,1
0,1
hexachlorcyclohexan
0,01
0,01
Isodrin
0,005
0,005
Thủy ngân
1,0
0,3
Pentachlorphenol
1
1
tetrachlorethylen
10
10
(perchlorethylen)
Trichlorbenzen
0,1
0,1
Trichlorethylen
10
10
Bảng 6.3: Tiêu chuẩn chất lượng nước (WQS) đối với các chất nguy hiển.
Cơ quan chức năng cấp giấy phép cho việc thải nước cần đảm bảo rằng việc thải đó không
dẫn đến việc vượt quá các tiêu chuẩn chất lượng nước..
6.3 Quy định thải nước trong tương lai.
Quy định hiện thời trong Chỉ thị UWWTD có sự khác biệt theo sự nhạy cảm của nguồn nước

tiếp nhận nước thải, do các khu vực nhạy cảm được định ra bởi các quốc gia thành viên. Tuy
nhiên, việc chỉ định này không liên quan đến mục tiêu môi trường đối với nguồn tiếp nhận, ví
dụ đâu là sự giảm nhẹ cần thiết trong tải lượng ô nhiễm để đạt được mục tiêu đối với một
nguồn nước cụ thể (sông, hồ hoặc khu vực ven biển)
Việc cải thiện và bảo vệ nước mặt ở toàn châu Âu trong tương lai sẽ chủ yếu được quy định
bởi chỉ thị khung về nước (WFD). Hiện nay, chỉ thị đang được triển khai ở các quốc gia thanh
viên của EU, và kế hoạch nước đầu tiên bao gồm một chương trình cho các phương pháp phải
có hiệu lực vào cuối năm 2009.
Nguyên tắc chính của chỉ thị là thiết lập một mục tiêu cho mỗi nguồn nước (một phần của một
con sông, hồ, khu vực ven biển), đó là tiêu chuẩn chất lượng nước chủ yếu dựa trên các chỉ số
sinh học và để quyết định những biện pháp cần thiết để đạt được mục tiêu đó.
The programme of measures phải có các phương pháp cần thiết bao gồm các yêu cầu đối với
xử lý nước thải để đạt được mục tiêu của nguồn tiếp nhận, nói chung các nguồn này ở tình
trạng sinh học tốt. Do vậy, trong tương lai, các tiêu chuẩn môi trường trong Chỉ thị UWWTD
sẽ là yêu cầu tối thiểu mà các nhà máy xử lý liên quan phải áp dụng nhưng nó có thể được
củng cố nếu đó là cách hiểu quả kinh tế nhất để đạt được mục tiêu.
Như đã nói ở phần trên, cách tiếp cận này đã được sử dụng Đan Mạch trong một số năm và
cho thấy việc xét đến mục tiêu cho các nguồn nước riêng sẽ đi tới các giới hạn thải khắt khe
hơn các tiêu chuẩn môi trường chung như ở trong Chỉ thị UWWTD. Chỉ thị này sẽ vẫn có
hiệu lực và sẽ đóng vai trò như là mức tối thiểu đối với công tác xử lý nước thải mà các nhà
máy có liên quan ở EU phải tuân theo.
6.4 Các tiêu chuẩn chất lượng không khí
17


EU đã rất quan tâm đến ô nhiễm không khí và đã ban hành một số chỉ thị tới các quốc gia
thành viên. Bên cạnh các tiêu chuẩn chất lượng đối với các chất cụ thể, các chỉ thị cũng có các
yêu cầu giám sát, biện pháp/tiêu chuẩn cho công tác giám sát và ho một số chất báo hiệu ban
đầu sẽ sử dụng để cảnh báo cộng đồng.
Thông tin công động nói chung là một vấn đề rất quan trọng và các quy định EU nói rằng các

quốc gia thành viên phải đảm bảo thông tinh hàng ngày về mật độ không khí của một số chất
(như NO2 và CO).
Mục tiêu chỉ thị quốc gia là để thiết lập các tiêu chuẩn dựa trên sức khỏe và mục tiêu đối với
một số chất ô nhiễm trong không khí (xem dánh sách các chỉ thị trong phụ lục 1). Những tiêu
chuẩn và mục tiêu này từ các chỉ thị khác nhau được tóm trắt trong bảng 6.4. Chúng được áp
dụng qua các giai đoạn khác nhau vì các tác động đến sức khỏe theo dõi cùng với nhiều chất ô
nhiễm xảy ra qua các thời điểm khác nhau.
Luật pháp châu Âu về chất lượng không khí được xây dựng trên những nguyên tắc nhất định.
Nguyên tắc đầu tiên là các quốc gia thành viên chia lãnh thổ của mình thành các khu vực và
agglomerations. Trong các khu vực và agglomerations, các quốc gia thành viên phải tiến hành
các đánh giá về mức độ ô nhiễm không khí sử dụng các phép đo, mô hình và các kỹ thuật theo
kinh nghiệm khác. Ở nơi có mức độ ô nhiễm cao, các quốc gia thành viên phải chuẩn bị kế
hoạch hoặc chất lượng không khí để đảm bảo việc tuân theo giá trị giới hạn trước ngày giá trị
chính thức có hiệu lực. Thêm vào đó, thông tin về chất lượng không khí phải được phổ biến
đến cộng đồng.
Ở Đan Mạch, chương trình quan trắc phù hợp với những chỉ thị này bao gồm 8 địa điểm quan
trắc – 4 điểm ở 4 thàn phố lớn nhất và 4 điểm ở các khu vực nông thôn đẻ đưa ra nồng độ cơ
sở.
Chất ô
nhiễm
Sulphur
dioxide (SO2)

Nồng độ

350 µg/m3

1 hour

125 µg/m3


24 hours

Nitrogen
200 µg/m3
dioxide (NO2)
40 µg/m3
PM10

Chì (Pb)

Thời gian
trung
bình

1 hour
1 year

50 µg/m3

24 hours

40 µg/m3

1 year

0.5 µg/m3

1 year


Tính pháp lý

Giá trị giới hạn có hiệu
lực từ ngày 1.1.2005
Giá trị giới hạn có hiệu
lực từ ngày 1.1.2005
Giá trị giới hạn có hiệu
lực từ ngày 1.1.2010
Giá trị giới hạn có hiệu
lực từ ngày 1.1.2010
Giá trị giới hạn có hiệu
lực từ ngày 1.1.2005
Giá trị giới hạn có hiệu
lực từ ngày 1.1.2005
Giá trị giới hạn có hiệu
lực từ ngày 1.1.2005
(hoặc 1.1.2010 ở vùng
lân cận gần nhất, các
nguồn công nghiệp được
thông báo; giá trị giới
hạn 1.0 µg/m3 áp dụng
từ 1.1.2005 đến
18

Giá trị vượt
quá cho
phép mỗi
năm
24
3

18
Không áp
dụng
35
Không áp
dụng
Không áp
dụng


Carbon
monoxide
(CO)

10 mg/m3

Benzene

0.5 µg/m3

Ozone

120 µg/m3

Arsenic (As)

6 ng/m3

Nhiều
nhất trung

bình 8h
một ngày
1 năm

Cadimi(Cd)

5 ng/m3

1 năm

Nickel (Ni)

20 ng/m3

1 năm

Nhiều
nhất trung
bình 8h
một ngày
1 năm

Polycyclic
1 ng/m3
1 năm
Aromatic
(như nồng độ
Hydrocarbons của
Benzo(a)pyrene)


31.12.2009)
Giá trị giới hạn có hiệu
lực từ ngày 1.1.2005

Không áp
dụng

Giá trị giới hạn có hiệu
lực từ ngày 1.1.2010
Mục tiêu là giá trị có
hiệu lực từ 1.1.2010

Không áp
dụng
25 days
averaged
over 3 years

Mục tiêu là giá trị có
hiệu lực từ 1.1.2012
Mục tiêu là giá trị có
hiệu lực từ 1.1.2012
Mục tiêu là giá trị có
hiệu lực từ 1.1.2012
Mục tiêu là giá trị có
hiệu lực từ 1.1.2012

Không áp
dụng
Không áp

dụng
Không áp
dụng
Không áp
dụng

Bảng 6.4: Tóm tắt các tiêu chuẩn chung về chất lượng không khí của EU
Dưới luật của EU, một giá trị giới hạn đang có tính bắt buộc pháp lý từ ngày nó có hiệu lực.
Một giá trị mục tiêu để được càng nhiều càng tốt vào ngành đạt được giá trị mục tiêu đó và do
đó đỡ khắt khe hơn một giá trị giới hạn.
Một cách tiếp cận khác mà EU đã thực hiện là giảm ô nhiễm không khí ở khu vực giáp danh
biên giới thừa nhận rừng việc cải thiện chất lượng không khí không chỉ là nghĩa vụ quốc gia
mà còn phải đáp ứng tối thiểu trong sự hợp tác giữa một số quốc gia, trong trường hợp này là
cá thành viên của EU.
Các chất được nói đến trong quy định là dioxit lưu huỳnh, oxit nitơ, các hợp chất hữu cơ dễ
bay hơi và amôn. Những mục tiêu chính của quy định là nhằm giảm sự axit hóa ..., nước mặt,
đất và các tòa nhà v.v và để phòng ngừa ảnh hưởng xấu về mặt dinh dưỡng tại các khu vực tự
nhiên như hồ và các khu vực biển.
Những ceilings được đưa ra trong Chỉ thị và như ví dụ đưa ra trong bẳng 6.5 đối với Đan
Mạch.
Đan Mạch
Emission ceiling

Dioxit lưa huỳnh
tấn/năm
55.000

Oxit nitơ
tấn/năm
127.000


VOC
tấn/năm
85.000

Amôn
tấn/năm
69.000

Bảng 6.5: Emissions ceilings Đan mạch phải đáp ứng trước năm 2010.
6.5 Tiêu chuẩn môi trường đối với các hoạt động công nghiệp.
Vấn đề này rất phức tạp và bao gồm các lộ trình thải khác nhau (nước, không khí, chất thải
v.v), một số lượng lớn các chất và do đó có cả các tác động môi trường đối với con người và
19


tư nhiên xung quanh từ những chất này. Đối với một số sự phát thải, tác động ở khoảng cách
xa và tại lượng thải cũng phải được xem xét và xử lý qua các tiêu chuẩn môi trường.
Chương này sẽ tập trung vào:
• Cách tiếp cận chung của EU nhằm phòng ngừa và giảm ô nhiễm từ các hoạt động
công nghiệp
• Ví dụ về các tiêu chuẩn đề xuất đối với nước thải theo chỉ hị IPPC
• Ví dụ về các tiêu chuẩn đề xuất đối với việc thải khí theo chỉ thị IPPC
Vì phạm vi tương đối rộng nên không khể đề cập toàn bộ các hoạt động công nghiệp ở tất các
các loại địa điểm và cho tất cả các quy mô hoạt động. Do đó, chương này được sắp xếp với sự
mô tả chung về quy định đối với các hoạt động công nghiệp ở EU và như các ví dụ với các
tham khảo tới các tài liệu hiện có. Chuyên gia tư vấn quốc tế đã được các chuyên gia trong
nước yêu cầu cung cấp các tài liệu với tiêu chuẩn môi trường đối với một số ngành công
nghiệp. Trong chương 12, những viện dẫn cho các ngành này được sẽ được nói đến.
6.5.1 Cách tiếp cận chung của EU.

Khung quy định của lĩnh vực này được đưa ra trong một chỉ thị cấp trung ương vào năm
1996, Chỉ thị Lồng ghép phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm (IPPC). Cho tới sau đó, ngành
công nghiệp đã được quy định ở các khu vực cụ thể, bao trùm việc phát thải của các chất nguy
hiểm nhất định như thủy ngân, cadimi v.v. (xem danh sách các chỉ thị trong phụ lục 1) hoặc
của các hoạt động cụ thể như các nhà máy nhiệt điện. Những chỉ thị “cũ” này vẫn đang có
hiệu lực và quy định tối thiểu đối với những chất đặc trưng này hoặc đối với các hoạt động
vẫn sẽ phải áp dụng.
Những chỉ thị khác như chỉ thị về nước và không khí (xem chương 6.1 và 6.4) cũng phải được
xem như là các tiêu chuẩn thải tối thiểu cho các hoạt động công nghiệp.
Chỉ thị IPPC dựa trên một số nguyên tắc:
1. Cách tiếp cận lồng ghép có nghĩa là sự cho phép phải đề cập đến toàn bộ điều kiện
môi trường của nhà máy, bao gồm, ví dụ như việc thải vào không khí, nước và đất, sự
phát sinh chất thải, việc sử dụng vật liệu thô, hiệu suất năng lượng, tiếng ồn, phòng
tránh tai nạn, và việc phục hồi lại địa điểm khi kết thúc. Mục đích của Chỉ thị là để
đảm bảo mức độ bảo vệ cao đối với môi trường ở taken as a whole
2. Điều kiện cấp phép bao gồm các giới hạn thải phải dựa trên Những kỹ thuật tốt nhất
hiện có (BAT), như được định nghĩa trong Chỉ thị IPPC. Để hỗ trợ các cơ quan cấp
phép và các công ty xác định BAT, một bộ tài liệu chung đã được thông qua, trong đó
mô tả BAT cho từng hoạt động công nghiệp được đề cập đến trong chỉ thị (xem phụ
lục 3). Những tài liệu về BAT này có trên trang web – để truy cập được, xem phụ lục
1.
3. Chỉ thị IPPC có các yếu tố mềm mỏng cho phép các cơ quan cấp phép trong quá trình
xác định điều kiện cấp phép đề cập đến:
(a) các đặc điểm kỹ thuật của hệ thống,
(b) vị trí địa lý và
(c) điều kiện môi trường địa phương.
4. Chỉ thị bảo đảm rằng cộng đồng có quyền tham gia vào quá trình ra quyết định và
được thông báo về kết quả của nó bằng cách vào xem

20



(a) các văn bản cấp phép để có thể góp ý,
(b) các giấy phép,
(c) kết quả việc monitoring of releases
Chỉ thị IPPC bao gồm một phạm vi rộng các hoạt động công nghiệp như được đưa ra trong
phụ lục 3. Đối với một số hoạt động, có một ngưỡng giá trị đối với việc sản xuất mà hoạt
động của nó không được nói đế trong chỉ thị. Những hoạt động này sau đó sẽ được quy định
bằng các luật khác của EU (như đối với việc phải không khí và nước thải) hoặc sẽ được quy
định bằng luật pháp quốc gia.
Chỉ thị IPPC bắt buộc các quốc gia thành viên phải đảm bảo rằng một giấy phép được cấp cho
tất cả các hoạt động nói đến trong chỉ thị và các hệ thống hiện có phải vận hành theo chỉ thị
trong vòng 8 ngày (không muộn hơn năm 2004)
Theo cách của mình, EU cho phép một giai đoạn chuyển tiếp cho các hệ thống đang tồn tại để
các cơ quan chức năng có các cuộc đối thoại cần thiết với những người điều hành tại hệ thống
và trên cơ sở tham vấn này ban hành giấy phép cho các hoạt động công nghiệp hiện tại.
Khái niện chính trong quy định đối với các hệ thống công nghiệp là BAT. Chỉ thị định nghĩa
BAT như sau:





'những kỹ thuật` bao gồm cả công nghệ sử dụng và cách hệ thống được thiết kế, xây
dựng, bảo dưỡng, vận hành và ngừng hoạt động,
Những kỹ thuật “hiện có” có nghĩa là những kỹ thuật được phát triển theo quy mô cho
phép việc triển khai thực hiện ở ngành công nghiệp liên quan, dưới điều kiện kinh tế
và kỹ thuật khả thi, xét đến những lợi ích và chi phí, liệu các kỹ thuật có được sử dụng
và sản xuất ở quốc gia thành viên không, chỉ cần nó hợp lý và người điều hành có thể
tiếp cận được,

‘tốt nhất’ có nghĩa là hiệu quả cao nhất trong việc đạt được mức độ chung cao trong
bảo vệ môi trường.

Đây là một khái niệm rất rộng với các khía cạnh như tính khả thi về kinh tế, sự tiếp cận v.v
cần phải có một đối thoại thật chặt chẽ giữa cơ quan chức năng và người điều hành (người
chủ) của hệ thống để đạt được một các hiểu chung về BAT đối với ngành sản xuất đặc trưng.
Đây là một lĩnh vực rộng hơn đòi hỏi cán bộ phải có kỹ năng không chi của các cơ quan chức
năng mà còn của người điều hành.
Để tạo điều kiện cho cả hai phía và cộng đồng, EU quyết định đưa ra những văn bản cụ thể
mô tả BAT đối với các loại hình hoạt động công nghiệp được nói đến trong chỉ thị và được
đưa ra trong phụ lục 3 – cái gọi là tài liệu BREF. Các chuyên gia từ các quốc gia thành viên
cùng với đại diện từ các ngành công nghiệp khác nhau soạn thảo tài liệu rất toàn diện diện và
kỹ thuật này. Một tóm tắt của mỗi tài liệu gốc được chuẩn bị để đưa ra những thực tế chung
và những khuyến nghị (danh sách các tài liệu BREF trong phụ lục 4).
Giữa các chủ để khác, các tài liệu BREF bao gồm





Một mô tả về ngành
Dữ liệutiêu thụ và thải
Một mô tả về các khả năng BAT khác nhau
Những giới hạn thải có thể đạt được đối với kỹ thuật cụ thể.

21


Một điều quan trọng là phải nhấn mạnh rằng BREF không đặt ra những tiêu chuẩn bắt buốc
có tính pháp lý, nó có ý nghĩa đem thông tin hướng dẫn cho ngành công nghiệp, các cơ quan

chức năng trong các quốc gia thành viên và cộng đồng về các mức thải có thể đạt được khi sử
dụng những kỹ thuật được xác định.
6.5.2 Các hoạt động công nghiệp chủ yếu thải ra nước thải gây biodegradable.
Như đã mô tả trước đây, 11 lĩnh vực công nghiệp chủ yếu thải ra nước thải biodegradable
được nói đến trong chỉ thị UWWTD, (xem phụ lục 3). Ba trong số các lĩnh vực trên cũng
được nói đến trong chỉ thị IPPC với tài liệu BREF và một khuyến nghị cho các giới hạn thải:


Nguyên liệu động vật thô trừ sữa > 75 tấn sản xuất một ngày



Nguyên liệu thực vật thô > 300 tấn sản xuất một ngày



Xử lý và chế biến sữa > 200 tấn sản xuất một ngày

Các giá trị giới hạn thải đề xuất cho không khí và nước thải, những nguồn ô nhiễm chính,
được xác định sẽ là việc sử dụng nước trong sản xuất và năng lượng. Những giới hạn thải
chính được đề xuất ở đây được trích ra từ phần tóm tắt:
“Kỹ thuật tốt nhất hiện có (BAT) là để áp dụng một chiến lược kiểm soát việc thải khí và trừ
phi những cách khác đã được xác định trong chương về BAT, ở đó quá trình lồng ghép BAT
giảm thiểu khí thải bằng cách lựa chọn và sử dựng các chất, và việc áp dụng các ký thuật
không đạt được mức thải 5 – 20mg/Nm3 đối với bụi khô, 35 – 60 mg/Nm3 đối với bụi ướt/dính
và <50 mg/Nm3 TOC, để đạt được những mức này thông qua việc áp dụng abatement
techniques.
Trừ phi những cách khác được nói đến trong chương BAT, những mức thải đưa ra trong bảng
sau biểu thị các mức sẽ phải đạt được với những kỹ thuật được xét đến trình bày trong BAT.
Chúng không cần thiết thể hiện những mức hiện nay đã đạt được trong công nghiệp nhưng

dựa trên ý kiến chuyên gia của nhóm kỹ thuật (TWG).
Thông số

Nồng độ
(mg/l)
<25
<125
<50
6–9
<10
<10
0.4 – 5

BOD5
COD
TSS
pH
Dầu và mỡ
Tổng Nitơ
Tổng photpho

Mức BOD5 và COD tốt hơn có thể đạt được. Không
phải lúc nào cũng có thể hay đạt được hiệu quả chi
phí khi đạt được mức tổng nitơ và tổng photpho như
trên theo cách nhìn vào điều kiện địa phương.

Chất lượng nước thải đặc trưng sau xử lý”

Một sự so sánh về các giới hạn thải trong chỉ thị UWWTD và các giới hạn được đề xuất trong
tài liệu BREF đưa ra mức như nhau, nhưng BREF chỉ ra rằng nếu áp dụng kỹ thuật xử lý

đúng, giới hạn thấp hơn sẽ có thể đạt được đối với một số thông số.

22


Nó cũng chỉ ra rằng các giới hạn thải trong chỉ thị UWWTD có thể đạt được đối với các
ngành công nghiệp chỉ được nói đến trong chỉ thị.
6.5.3 Áp dụng tiêu chuẩn môi trường.
Nguyên tắc chính trong chỉ thị IPPC là phòng tránh ô nhiễm và nếu không thể thì giảm tác
động lên môi trường xung quanh từ các hoạt động công nghiệp nhiều nhất có thể - có tính đến
bản chất của việc sản xuất v.v như đã mô tả ở trên. Điều này có nghĩa là một bộ tiêu chuẩn bắt
buộc cố định ở cấp EU là không có đối với phần lớn các chất có thể phát sinh trong sự phát
thải từ các hoạt động công nghiệp.
Như đã mô tả trước đây, các hướng dẫn cho các giới hạn thải có thể đạt được sử dụng BAT có
trong tài liệu BREF và những giứoi hạn này là điểm bắt đầu cho cuộc đối thoại giữa cơ quan
chức năng và người áp dụng.
Giới hạn thải bắt buộc có tính pháp lý và cuối cùng này sẽ được đưa vào giấy phép được cơ
quan chức năng banh hành, đề cập đến điều kiện địa phương bap gồm tính nhạy cảm của tự
nhiên xung quanh, hoạt động của con người, địa điểm, các khía cạnh kỹ thuật và kinh tế v.v.
6.5.4 Quy định đối với các hoạt động công nghiệp không được chỉ thị IPPC đề cập đến.
Chỉ thị IPPC chỉ áp dụng cho một số hoạt động nhất định và chỉ cho những hoạt động vượt
quá một giới hạn sản xuất nhất định (xem phụ lục 3). Tại Đan Mạch, gần 1.500 hệ thống
được nói đến qua các định nghĩa trong chỉ thị IPPC, do đó đa số các công ty Đan Mạch được
quy định bởi luật pháp và các tiêu chuẩn quốc gia (….qua các quy định của EU như chỉ thị
nước thải). Tất nhiên đây là tình trạng của toàn châu Âu.
Ở một số nước châu Âu, các tiêu chuẩn quốc gia đã được đưa ra để tạo điều kiện cho các cơ
quan chức năng và đề đảm bảo một cách tiếp cận chung tới công tác kiểm soát ô nhiễm đối
với các công ty không được chỉ thị IPPC hoặc các luật khác của EU nhắc tới. Ví dụ từ Hà
Lan, Đức và Đan Mạch được mô tả vắn tắt. Các mối liên kết đến các văn bản bằng tiếng Anh
được cung cấp trong phụ lục 1.

Làm sao các tiêu chuẩn sẽ được áp dụng khác nhau giữa các quốc gia, từ tiêu chuẩn có tính
bắt buộc đối với các cơ quan chức năng tới các hướng dẫn không có tính bắt buộc pháp lý
(như các tài liệu BREF). Nguyên tắc chính đằng sau các tiêu chuẩn là như nhau như đối với
chỉ thị IPPC, đó là các giới hạn thải dựa trên việc sử dụng BAT.
Tại Đan Mạch, một bộ yêu cầu tiêu chuẩn bao gồm các giới hạn thải tiêu chuẩn đã được sọan
thảo cho khoảng 20 ngành khác nhau. Các ngành được chọn cho thủ tục là những ngành với
loại hình sản xuất tiêu chuẩn và loại hình thải tương đối quen thuộc. Các ngành mà quy định
tiêu chuẩn nói tới là rất khác nhau như nhà máy điện (phụ lục 6), các nhà máy làm phân
compot từ chất thải, mạ kim loại hoặc các nhà máy phá huỷ phương tiên đi lại. Các yêu cầu
tiêu chuẩn là bắt buộc đối với các cơ quan và chỉ có thể được tăng cường nếu việc bảo vệ cụ
thể môi trường xung quanh là cần thiết.
Cả ở Hà Lan và Đức, việc thiết lập tương tự đã được thực hiệ đối với các tiêu chuẩn khí thải
với mô tả về các mức thải có thể đạt được khi sử dụng BAT cho phạm vi rộng các hệ thống và
loại hình sản xuất (xem phụ lục 1 để có đường dẫn).

23


Quy định của Hà Lan bao gồm 2 loại: Các chất bắt buộc phải giảm thiểu ( được chia thành
những rủi ro cao và các chất giảm thiểu khác) với nỗ lực đạt được mức thải là không dối với
các chất các nguy cơ rủi ro cao và giới hạn thải đối với một danh sách dài các chất.
Hướng dẫn của Hà Lan có đưa ra, đối với các chất giảm thiểu khác rằng “những yêu cầu này
chỉ ra những mức thải nào là khả thi ở mức độ áp dụng lớn nhất của các phương pháp hiện có.
Đối với tình hình mới, những giá trị này có thể coi như giới hạn hoàn toàn trên đối với nồng
độ thải mà sự cấp phép đòi hỏi.
Đối với tình hình hiện nay, một nồng độ thải cao hơn các giá trị của các yêu cầu có thể được
cho phép trên cơ sở cân nhắc khả năng kinh tế và kỹ thuật. Với giả thiết điều kiện là các tác
động môi trường vẫn giữ ở mức dưới tiêu chuẩn chất lượng không khí. Ngay cả nếu các mức
mục tiêu được tuân thủ, cần tiếp tục nỗ lực để giảm sự phát thải
Do đó sự hệ thống của Hà Lan khác biệt giữa một nhà máy mới và những hoạt động đang tồn

tại, nhưng với mục tiêu đối với cả hai tình huống là giảm thải những chất này tới mức tối
thiểu sử dụng nguyên tắc BAT.
Ngoài ra, những giới hạn thải chung này còn có các chất rủi ro, hướng dẫn ở Hà Lan đưa ra
các đề xuất cho các giới hạn thải của các chất liên quan đối với các hoạt động công nghiệp cụ
thể bao gồm một pham vi rộng các cơ sở và việc sử dụng nguyên liệu thô.
Quy định của Đức (hướng dẫn kỹ thuật về kiểm soát chất lượng không khí – TA luft) về ô
nhiẽm không khí từ các hoạt động công nghiệp về nhiều mặt tương tự với cách tiếp cận của
Đan Mạch và Hà Lan.
• Sự tranh luận về phạm vi của việc áp dụng TA luft nhằm rà soát sự áp dụng để cấp
phép xây dựng và hoạt động các hệ thống công nghiệp mới (hay sửa đổi các hệ thống
đang tồn tại) và để xác định liệu những hệ thống mới hoặc sửa đổi theo đề xuất sẽ tuân
thủ các yêu cầu của TA luft hay không và các yêu cầu của các quy định khí thải ô
nhiễm khác được Liên đoàn Kiểm soát ô nhiễm không khí ban hành.
• Nhứng giới hạn phát thải khí gây ô nhiễm đối với bụi, SO2, NO2, axit flohydric và các
hợp chất flo vô cơ ở thể khí, asen và các hợp chất asen vô cơ, chì và các hợp chất vô
cơ của chì, catmi và các hợp chất vô cơ của catmi, niken và các hợp chất vô cơ của
niken, thủy ngân và các hợp chất vô cơ của thủy ngân, tali và các hợp chất vô cơ của
tali, amôn từ trang trại và các hoạt động chăn nuôi, khí và hạt vô cơ, chất hữu cơ và
các chất khác.
• Các giới hạn thải có thể cũng được thiết lập đối với các chất nguy hại, độc tính, các
chất gây ung thư và mutagenic như một phần việc của TA luft khi rà soát các thủ tục.
• Những giới hạn khác liên quan đến chiều cao ống khói (đối với các khí từ ống khói
hoặc các quá trình thông hơi khác).
• Nhiều yêu cầu khác nhau đối với việc lấy mẫu, đo đạc và giám sát sự phát thải
• Liệt kê các ngành công nghiệp tùy thuộc vào các yêu cầu của TA luft như khai thác
mỏ, phát điện, kính và gốm sứ, thép, nhôm và các kim loại khác, nhà máy hóa chất,
tinh chế dầu, nhựa, thực phẩm và các ngành khác.
Một quy định song song đối với nước thải từ các nguồn sinh hoạt và công nghiệp có hiệu lực
ở Đức. Nó cũng được chia nhỏ thành các ngành khác nhau của các hoạt động công nghiệp và
đưa ra các giới hạn thải không chỉ trực tiếp tới nguồn tiếp nhận mà còn cho các nồng độ cho

phép trong nước thải đối với một số chất nguy hại trước khi hòa trộn với nước thải khác để
đảm bảo hệ thống sinh học tại trạm xử lý.

24


Một số tiêu chuẩn môi trường ở Đức không dựa trên sự phân tích thông thường đối với các
hất mà dựa trên những giới hạn tác động, ví dụ như trứng cá, tảo daphnia và các sinh vật nước
khác.

7. Thanh tra và cưỡng chế tiêu chuẩn môi trường tại Đan Mạch.
Mục đích chính của việc thanh tra là để đảm bảo công tác bảo việc môi trường thông qua việc
kiểm tra việc thực hiện các điều khoản trong giấy phép, bao gồm các giới hạn thải. Đặc biệt
đối với giới hạn thải, việc thanh tra này có thể được thực hiện mà không cần thanh tra theo
quy luật hệ thống, vì việc này chủ yếu bao gồm các kết quả công tác tự giám sát được gửi tới
cơ quan chức năng. Rất ít khi các cơ quan chức năng ở Đan Mạch tự mình lấy mẫu trong suốt
quá trình thanh tra. Ở Đan Mạch, cơ quan chức năng có những trách nhiệm khác ngoại từ vai
trò của một cơ quan kiểm soát:
1.
2.
3.
4.

Là sự thể hiện tự nhiên tại hệ thống, đó là việc thanh tra được chủ động
Tới mức có thể là một sự đối thoại với người điều hành/chủ
Tiếp tục thực hiện các điều khoản chưa được đáp ứng
Rằng việc thanh tra được phân biệt

Chủ động thanh tra do vậy có thể nói là điều kiện tiên quyết cho sự đối thoại giữa cơ quan
chức năng và người điều hành/chủ. Một trong những mục đích của cuộc đối thoại có tính xây

dựng là để có gắng tạo dựng một sự hiểu biết chung về đâu là nguyên nhân của việc vượt quá
các giới hạn thải và đâu là những biện pháp cần phải áp dụng để đáp ứng đầy đủ các điều
khoản trong giấy phép. Bằng cách thu hút người điều hành tham gia vào việc ra quyết định
đối với các biện pháp sẽ được áp dụng, hy vọng rằng những biện pháp này sẽ có khả năng
được áp dụng và vận hành đúng cách, nhờ vậy các điều khoản sẽ được đáp ứng.
Một mục đích quan trọng khác của cuộc đối thoại là để thảo luận về những khả năng để có
điều kiện môi trường tốt hơn vượt ra những yêu cầu trong sự cho phép. Điều đó có thể đạt
được bằng cách thay đổi nguyên liệu thô, việc sản xuất sản phẩm v.v và những nhu cầu không
cần thiết phải có them chi phí cho doanh nghiệp.
Để sử dụng các nguồn tài nguyên hiệu quả, công tác thanh tra tại Đan Mạch được đặt mục
tiêu hướng tới các hệ thống gặp phải vấn đề trong việc đáp ứng các yêu cầu trong giấy phép
hoặc nói chung là việc tuân theo các quy định về môi trường. Mặt khác, những hệ thống đáp
ứng các điều khoản hay thực hiện tốt hơn cả các quy định sẽ bị thanh tra ít hơn. Dường như
cũng quan trọng đối với việc thanh tra “những anh chàng tốt” để giữ kênh đối thoại và để chỉ
ra rằng những cố gắng của các doanh nghiệp được cơ quan chức năng đánh giá cao. Đối với
cơ quan chức năng đó cũng là một cơ hội quan trọng để có được thông tin về những ví dụ về
thực tiễn và công nghệ có thể hữu dụng đối với các hệ thống khác.
Thanh tra, đối thoại và các giải pháp bảo vệ môi trường là những nhân tố chính trong việc
cưỡng chế tuân thủ quy định môi trường tịa Đan Mạch. Không may là nó không đủ trong một
tình huống nhất định bởi sự vi phạm nghiêm trọng gây ra ô nhiễm nặng hoặc đe dọa con
người hoặc bởi các doanh nghiệp không sẵn sàng sử dụng các biện pháp cần thiết để làm theo
các điều khoản. Trong những trường hợp này, các quy định của Đan Mạch có khả năng phạt
những đối tượng thường xuyên vi phạm một khoản tiền hoặc nếu nghiêm trọng có thể bị tống
giam. Nếu sự vi phạm có mang lại lợi nhuận, có thể sung công khoản lợi nhuận đó. Việc có
phạt hay không là quyền quyết định của tòa án.

8. Nhận xét chung về tiêu chuẩn môi trường ở Việt Nam.
25



×