Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

GIẢI QUYẾT TRIỆT ĐỂ VẤN ĐỀ ĐẤT ĐAI:MỘT TRONG NHỮNG TIỀN ĐỀ CỦA QUÁ TRÌNH TÁI CƠ CẤU NỀN KINH TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.04 KB, 11 trang )

GIẢI QUYẾT TRIỆT ĐỂ VẤN ĐỀ ĐẤT ĐAI:
MỘT TRONG NHỮNG TIỀN ĐỀ CỦA QUÁ TRÌNH
TÁI CƠ CẤU NỀN KINH TẾ
TS. Đặng Kim Sơn
Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT

I. ĐỊNH HƯỚNG TÁI CƠ CẤU NỀN KINH TẾ
Trong vòng 25 năm kể từ khi áp dụng chính sách Đổi mới theo
định hướng thị trường, trong lĩnh vực nông nghiệp, chính sách giao
đất cho hộ nông dân cùng với tự do hoá thương mại, cải cách chính
sách vĩ mô đã tạo ra động lực lớn cho nông nghiệp tăng trưởng ở mức
3-4%/năm. Từ một nước thiếu ăn thường xuyên, Việt Nam đã đảm bảo
được an ninh lương thực, cung cấp nguyên liệu và lao động hỗ trợ công
nghiệp hóa và trở thành nước xuất khẩu đứng thứ hạng cao trên thế giới
về các mặt hàng như gạo, cà phê, cao su, chè, tiêu, điều, thủy sản và đồ
gỗ v.v… Tăng trưởng kinh tế cũng đã tạo ra tác động tích cực đối với
xóa đói giảm nghèo với tỷ lệ nghèo giảm mạnh từ mức 51% năm 1992
xuống còn 14% năm 2010. Nâng cao hiệu quả sử dụng đất, biến đất đai
thành tài sản để đầu tư và tư liệu tạo sinh kế cho người nghèo, tạo cơ
chế bình đẳng đối với quyền sử dụng đất của nông dân là giải pháp quan
trọng để giảm nghèo, đảm bảo công bằng và ổn định xã hội.
Sau một thời gian phát triển thuận lợi, đã có nhiều cảnh báo rằng
Việt Nam đã đạt đến ngưỡng của tăng trưởng theo chiều rộng dựa trên
mức đầu tư cao về lao động và vật tư, tăng khai thác tài nguyên tự nhiên.
Nếu không có bước đột phá mới về đầu tư, khoa học công nghệ và tổ
chức sản xuất để sử dụng đất nông nghiệp một cách hiệu quả và bền
vững, nông nghiệp Việt Nam khó có thể tiếp tục là nền tảng cho tăng
trưởng kinh tế trong thời gian tới. Trên bình diện xã hội, bất bình đẳng
đang có xu hướng gia tăng giữa nông thôn và thành thị, giữa miền núi
và miền xuôi, giữa nhóm dân tộc thiểu số và nhóm Kinh, giữa các nhóm
176




giàu nhất và nghèo nhất tại khu vực nông thôn. Đặc biệt, trong bối cảnh
suy thoái kinh tế gần đây tốc độ giảm nghèo có xu hướng chậm lại.
Để tiếp tục duy trì tăng trưởng trong bối cảnh suy thoái kinh tế
thế giới và khó khăn kinh tế vĩ mô trong nước, Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ XI đề ra một trong những mục tiêu chủ yếu của nước ta trong
giai đoạn 2011-2015 là: “Ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới mô hình tăng
trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng từ chủ yếu phát triển theo
chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, nâng
cao chất lượng, hiệu quả của nền kinh tế, bảo đảm phát triển nhanh và
bền vững, nâng cao tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế; huy động và
sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; từng bước xây dựng kết cấu hạ tầng
hiện đại. Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa. Theo chủ trương trên, ngành nông nghiệp sẽ tái cơ cấu,
đổi mới sang mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, phát huy lợi thế so
sánh, ưu tiên phát triển các ngành hiệu quả và có khả năng lan tỏa cao.
Để đạt được mục tiêu tái cơ cấu kinh tế, không thể thiếu các giải
pháp đột phá về quản lý và sử dụng một trong những tài nguyên quan
trọng nhất là đất đai, đặc biệt là những vấn đềtăng hiệu quả, đảm bảo
tính bền vững trong sử dụng đất, đảm bảo công bằng về quyền lợi đối
với đất đai và vấn đề sở hữu đất. Dưới đây là một số vấn đề bất cập
liên quan tới đất đai đang là cản trở đối với quá trình tái cơ cấu kinh
tế ngành nông nghiệp nông thôn và những quan điểm mới nhằm khắc
phục chúng, tạo tiền đề cho quá trình tái cơ cấu kinh tế đất nước.
II. NHỮNG VẤN ĐỀ TRỞ NGẠI CHÍNH VỀ ĐẤT ĐAI HIỆN NAY
1. Đất đai sử dụng lãng phí
Nguồn tài nguyên đất đai của đất nước chưa thực sự được huy
động hiệu quả nhất để trở thành động lực cho phát triển kinh tế - xã hội.
Trong phát triển công nghiệp và đô thị, nhiều dự án phát triển các khu

dự án mới được mở ra ở hầu hết các địa phương trong cả nước nhưng
tỷ lệ lấp đầy thấp, hiệu quả sử dụng lãng phí. Tình trạng đất được Nhà
nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư nhưng chậm sử dụng
hoặc không đưa vào sử dụng vẫn còn diễn ra khá phổ biến.
177


Hiệu quả sử dụng đất trong lĩnh vực nông lâm thủy sản còn thấp.
Tốc độ tăng hệ số sử dụng đất lúa giảm từ 2,15% giai đoạn 1990-2000
xuống còn -0,03% giai đoạn 2000-2009, do đó tỉ lệ đóng góp cho tăng
trưởng của hệ số sử dụng đất giảm từ 40,4% giai đoạn 1990-2000 xuống
còn -1,5% giai đoạn 2000-2009. Ngành lâm nghiệp với diện tích lớn,
chiếm gần 14 triệu ha, nhưng có đóng góp rất nhỏ cho nền kinh tế quốc
dân GDP (tính giá trị kinh tế đơn thuần chỉ khoảng 1%; nếu tính cả giá
trị kinh tế và giá trị môi trườngkhoảng 3-4%).
Một diện tích lớn đất giao cho các nông, lâm trường quản lý, sử
dụng kém hiệu quả. Trước khi sắp xếp, nông lâm trường quản lý 4,6
triệu ha trong đó các nông trường quốc doanh quản lý gần 524.000 ha
(402.000 ha đất nông nghiệp); lâm trường quốc doanh quản lý gần 4,1
triệu ha (3,9 triệu ha đất lâm nghiệp). Sau khi sắp xếp, diện tích nông
lâm trường quản lý giảm xuống chỉ còn lại khoảng 4 triệu ha31.Theo tính
toán của nhóm nghiên cứu Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT,
dựa trên định mức giá của các địa phương năm 2010, tổng số đất mà các
nông lâm trường quốc doanh đang nắm giữ có giá trị ít nhất khoảng 47
tỷ đô la, nhưng được sử dụng rất kém hiệu quả làm lãng phí tài nguyên
của đất nước. Bình quân tỷ lệ doanh thu/vốn là 0,61; lợi nhuận/vốn của
nông lâm trường là 0,07. So với doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong
cùng lĩnh vực là 1,5 và 0,1432.
Tuy nhiên, đây chỉ là các số liệu theo báo cáo, thực tế diện tích
do các nông lâm trường quốc doanh quản lý có thể thấp hơn rất nhiều.

Trong quá trình sắp xếp, đổi mới, đa số nông lâm trường quốc doanh
chỉ rà soát đất đai theo số liệu trên sổ sách, rất ít đơn vị thực hiện đo
đạc, cắm mốc thực địa. Theo báo cáo của Ban chỉ đạo đổi mới và phát
triển doanh nghiệp, một diện tích lớn đất đai được tính vào sổ sách của
31Giai

đoạn 2003 - 2010, NTQD đã bàn giao trả địa phương 48 nghìn ha, chiếm 15,80% diện
tích được giao. Diện tích đất doanh nghiệp nông nghiệp đang quản lý đến năm 2010 là 355
nghìn ha, chiếm 93,14% diện tích được giao quản lý năm 2003; bình quân một doanh nghiệp
quản lý khoảng 2.075 ha. Bên cạnh đó, LTQD cũng đã bàn giao trả địa phương 32,02% diện
tích được giao, chủ yếu là diện tích đất lâm nghiệp thuộc diện tranh chấp hoặc bị lấn chiếm.
Diện tích đất doanh nghiệp lâm nghiệp đang quản lý đến năm 2010 là 1.790 nghìn ha, chiếm
71,76% diện tích được giao quản lý năm 2003; bình quân một doanh nghiệp quản lý khoảng
11.685 ha.
32Tổng cục Thống kê.

178


nông lâm trường thực tế chưa thu hồi được từ những đối tượng mà nông
lâm trường đã giao đất dưới hình thức cho thuê, cho mượn, liên doanh
liên kết33.
Đất trống đồi núi trọc vẫn còn chưa đưa vào khai thác phổ biến tại
các vùng trên cả nước. Theo số liệu của Viện Quy hoạch rừng thì đến
năm 2005 nước ta vẫn còn gần 6,5 triệu héc ta đất trống đồi núi trọc,
tập trung chủ yếu ở hai khu vực là Đông Bắc (1,3 triệu ha) và Tây Bắc
(1,7 triệu ha) trong khi trữ lượng rừng tại khu vực này thấp. Đây không
những là lãng phí về đất đai mà còn gây mối quan ngại cho hiểm họa
về môi trường.
2. Ruộng đất manh mún, người sử dụng hiệu quả không có

điều kiện tích tụ đất
Ước tính đến năm 2007 cả nước có 9,4 triệu ha đất nông nghiệp34,
trung bình diện tích đất nông nghiệp trên đầu người là 0,16 héc ta, chưa
bằng 1/3 so với Thái Lan và Campuchia35. Điều tra nông thôn của dự án
Danida năm 2010 tại 12 tỉnh cho thấy diện tích đất canh tác trung bình
của một hộ nông dân là 0,85 ha, trung bình một hộ có 5,7 mảnh đất khác
nhau, tổng khoảng cách từ nơi ở đến ruộng của các hộ dân là khoảng 4,7
km. Ruộng đất phân tán cản trở sản xuất quy mô lớn, áp dụng cơ giới
hóa và tiến bộ kỹ thuật để tăng năng suất. Số liệu điều tra cho thấy hộ
nông dân càng có nhiều mảnh đất thì lại nhuận trung bình thu được từ
mảnh đất đó càng giảm và chi phí càng tăng.
Tuy nhiên, khả năng tích tụ và tập trung ruộng đất của nông dân
hiện nay rất thấp. Kinh tế trang trại phát triển chậm, chỉ chiếm 1% số
nông hộ. Quy mô đất trung bình của một trang trại cũng chỉ đạt 6 ha.
Trong khi đó, hoạt động của thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp
rất yếu ớt. Theo kết quả điều tra, chỉ có 2,5% hộ nông thôn bán quyền
sử dụng đất trong 5 năm từ 2001-2005. Hoạt động thị trường thuê đất ở
nông thôn cũng rất hạn chế. Trong khi đó, với nguồn tích lũy hạn chế và
thiếu hỗ trợ tín dụng nên rất khó cho các nông dân giỏi có đủ khả năng
33Tình

hình thực hiện sắp xếp, đổi mới và phát triển nông lâm trường quốc doanh theo Nghị
định số 170/2004/NĐ-CP và Nghị định số 200/2004/NĐ-CP (2011).
34Niên giám Thống kê 2007.
35World Bank 2009.

179


mua hoặc thuê lại đất của các nông dân khác. Kết quả là rất nhiều đất

nông nghiệp, đặc biệt tại khu vực ven đô được các nhà đầu tư thành thị
mua hoặc thuê để đầu cơ, nhiều đất công bị sử dụng kém hiệu quả hoặc
bị giao hợp đồng lại.
3. Hệ số quay vòng đất giảm
Hiện nay, ngày càng nhiều lao động nông thôn di cư ra làm việc tại
đô thị, rất nhiều lao động nông thôn thu nhập chủ yếu từ các hoạt động
phi nông nghiệp, phi chính thức nhưng do không có hệ thống an sinh
xã hội chính thức tại nông thôn nên vẫn phải giữ đất để đề phòng rủi ro,
đất nông nghiệp ở quê không được chuyển nhượng quyền sử dụng đất
cho những người ở lại nên không tăng được hiệu quả sử dụng đất. Đất
bị bỏ hoang hóa hoặc không chăm sóc, đất nhận khoán bị nông dân trả
lại, tạo ra sự lãng phí rất lớn. Hệ số quay vòng đất lúa từ năm 2000 đến
nay có xu hướng giảm. Trong khi hệ số quay vòng sử dụng đất tăng từ
1,33 năm 1985 lên 1,82 năm 2000, năm 2006 hệ số này giảm xuống còn
1,74 và năm 2009 là 1,81.
4. Luật lệ, chính sách, quy hoạch, chồng chéo, ngắn hạn, không
được tuân thủ nghiêm ngặt
Chất lượng quy hoạch sử dụng đất còn thấp, quy hoạch ngành không
gắn kết, trình tự quy hoạch không đi từ tổng thể đến chi tiết, và nhiều kế
hoạch không phù hợp quy hoạch mà vẫn thực hiện. Ví dụ chồng chéo
trong quy hoạch đất rừng là một trong những nguyên nhân làm giảm
chất lượng rừng, đe dọa môi trường bền vững. Quy hoạch ngắn hạn, kém
hiệu quả dẫn tới sự lãng phí về tài nguyên đất. Sự phát triển ồ ạt của các
sân golf, sân bay, cảng biển v.v… không tính đúng hiệu quả, mức độ cần
thiết của từng dự án. Việc công bố thông tin quy hoạch nhiều trường hợp
chưa minh bạch, việc giám sát thực hiện không nghiêm minh.
Bên cạnh đó, hệ thống văn bản pháp luật và chính sách đất đai hiện
nay được ban hành quá nhiều, thay đổi thường xuyên, thiếu tính thống
nhất, chồng chéo làm cho việc quản lý đất đai gặp nhiều khó khăn; hệ
thống pháp luật liên quan đến quản lý đất đai thiếu tính thống nhất; các

luật và văn bản chính sách mâu thuẫn, không thống nhất khi thực hiện
gây thiệt hại cho nhà đầu tư, khiến nhiều nhà đầu tư không yên tâm đầu
tư sản xuất lâu dài.
180


5. Bất bình đẳng trong việc đảm bảo các quyền về đất
Đối với hầu hết nông dân Việt Nam, đất đai là tư liệu sản xuất và
cũng là tài sản cơ bản. Luật Đất đai hiện tại cho phép nông dân quyền
sử dụng, chuyển giao, cho thuê, thừa kế, thế chấp, cho/tặng, và góp vốn.
Theo đúng Luật, nông dân phải được chính quyền cho phép để chuyển
từ mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang mục đích nông nghiệp khác.
Thời hạn giao đất bị hạn chế (đối với hộ gia đình và cá nhân canh tác
cây hàng năm và nuôi trồng thủy sản, thời gian giao đất là 20 năm và
đối với cây lâu năm, đất rừng là 50 năm). Luật cũng đặt mức hạn điền
cho mỗi hộ theo từng loại đất (hạn mức giao đất nông nghiệpở miền
Bắc và miền Trung là 4 ha và ở miền Nam là 6 ha36, đối với cây lâu
năm, mức hạn điền là 20 ha ở vùng đồng bằng và 50 ha ở vùng trung du
và miền núi). Quyền sử dụng đất của nông dân bị hạn chế, và bị giám
sát sao, chi phí giao dịch cao và thời gian tiến hành dài.
Trong khi đó, người sử dụng đất ở đô thị được hưởng lợi nhiều hơn
từ cơ chế chính sách: không bị giới hạn về thời gian, quy mô, thủ tục
giao dịch thuận lợi hơn, mức độ bồi hoàn cao hơn khi bị thu hồi, quy
hoạch rõ ràng hơn, giá trị đất đai cao hơn, thế chấp vay vốn dễ hơn rất
nhiều so với đất nông nghiệp.
Các nhóm dân tộc thiểu số ở Việt Nam đối mặt với nhiều khó khăn,
thiệt thòi trong tiếp cận và sử dụng đất để đảm bảo sinh kế, đồng thời
cũng là nhóm dễ bị tổn thương trước các tác động của thiên tai và biến
đổi khí hậu. Đối với đối tượng này, vai trò của cộng đồng thôn bản là
rất quan trọng, có nhiều dân tộc có tập quán quản lý đất đai theo cộng

đồng (đất sản xuất hoặc đất rừng, sông suối, mặt nước v.v…). Mặc dù
Luật Đất đai 2003 công nhận quyền quản lý và sử dụng đất của một số
cộng đồng, nhưng cộng đồng lại không có quyền ngang bằng với cá
nhân hay tổ chức trong chuyển đổi mục đích sử dụng, không được phép
chuyển nhượng, trao đổi, cho thuê, cho tặng và thế chấp. Chính sách
phát triển các nông lâm trường quốc doanh đã lấy đi rất nhiều diện tích
đất của đồng bào một cách tùy tiện không tính đến lịch sử về quyền sở
hữu đất đai của họ.
36Nghị

quyết số 1126/2007/NQ-UBTVQH11 về Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông
nghiệp của hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích nông nghiệp.

181


6. Đất chưa trở thành tài sản đem lại lợi ích cho toàn dân và
hài hòa giữa các đối tượng
Khi tiến hành thu hồi đất để xây dựng các dự án phát triển phần địa
tô tăng lên do chuyển đổi mục đích sử dụng chủ yếu rơi làm lợi cho nhà
đầu tư, chưa đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, người sử dụng đất
và nhà đầu tư. Hiệu quả của việc giao đất thông qua hình thức đấu giá
quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án sử dụng đất còn hạn chế. Nhiều quỹ
đất có địa tô rất cao về vị trí, đầu tư kết cấu hạ tầng, độ phì nhiêu v.v…
nhưng Nhà nước chưa thực hiện tốt vai trò điều tiết chênh lệch địa tô từ
đất hình thành nhờ quy hoạch, đầu tư.
Ở Việt Nam, các loại thuế đất đai và bất động sản vẫn đang trong giai
đoạn phát triển. Thị trường đất và bất động sản thành thị có giá trị giao
dịch khổng lồ nhưng Bộ Tài chính báo cáo thuế đất tại Việt Nam không
phải là nguồn thu thuế đáng kể, đặc biệt cho ngân sách địa phương37. So

với các quốc gia khác, khoản thu từ thuế đất đai của Việt Nam khá thấp.
Trong hai thập kỷ trở lại đây, mức độ đóng góp trung bình trong GDP từ
thuế đất và nhà ở tại các nước có nền kinh tế phát triển (OECD) là 2%.
Các nước đang phát triển khác cũng đạt 0,5% và các nước chuyển đổi
đạt mức 0,6%38. Nếu tính riêng tiền thu từ thuế đất đai và nhà cửa của
Việt Nam chỉ chiếm 0,07% GDP năm 201039. Theo Tổng cục Thống kê,
tổng các nguồn thu từ đất của Việt Nam chiếm khoảng 5-8% tổng thu
ngân sách nhà nước, trong đó chủ yếu là thu tiền sử dụng đất.
Thất thu thuế đất làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng ở
Việt Nam. Những người có khả năng tiếp cận với đất và bất động sản
đang gia tăng tích lũy của cải mà không phải đóng góp cho công cuộc
phát triển đất nước. Trong khi nông dân nông thôn lại chịu thiệt thòi vì
không được đầu tư bù đắp.
37Thuế

đất mang lại nguồn thu cho các cấp chính quyền để trang trải cho việc xây dựng và duy
tu cơ sở hạ tầng, nâng cao khả năng sản xuất của đất. Chất lượng của dịch vụ hạ tầng được vốn
hóa trong giá trị của đất, đánh thuế đất sẽ khiến cho người sử dụng đất chia sẻ phần nào lợi ích
với Chính phủ. Nếu không, người sử dụng đất được hưởng trợ cấp của những người đóng thuế
khác. Khi chính quyền địa phương có nguồn thu từ thuế đất hàng năm sẽ ít bị phụ thuộc vào
cấp phát của trung ương, thúc đẩy khuyến khích các hình thức sử dụng đất hiệu quả hơn tại địa
phương.
38Rosengard và Đỗ Ngọc Huỳnh, 2008.
39Tổng cục Thống kê, 2010.

182


7. Đời sống của nông dân bị thu hồi đất bấp bênh
Chính sách thu hồi đền bù chưa thực sự thỏa đáng, hầu hết các dự

án thu hồi đền bù chưa tính đến sinh kế lâu dài cho người nông dân mất
đất. Thời gian qua, mặc dù Nhà nước và các doanh nghiệp đã có nhiều
cố gắng đền bù, hỗ trợ giải quyết việc làm nhưng 53% thu nhập của số
hộ bị thu hồi đất bị giảm và có tới 34,5% số hộ có điều kiện sống thấp
hơn so với trước khi bị thu hồi đất. Nông dân bị thu hồi đất mất đi tư
liệu sản xuất nhưng thường chỉ được bồi thường bằng tiền. Đặc biệt, các
dự án tái định cư thủy điện còn nhiều bất cập, tác động tiêu cực đến sinh
kế một bộ phận lớn người dân tộc thiểu số. Ở nhiều nơi, việc đền bù giải
phóng mặt bằng và tái định cư chưa quan tâm đúng mức đến phong tục,
tập quán của người dân tộc, thiếu sự gắn bó với truyền thống văn hoá
lâu đời của người dân bản địa.
Nhìn chung, trong thu hồi và bồi thường đất nông nghiệp,tình trạng
bồi thường không công bằng, thiếu cơ chế phản ánh khiếu nại và xử lý
tranh chấp, tiếng nói của người dân ít được coi trọng đang tạo nguy cơ
lạm dụng, tham nhũng cao, gây nên tình trạng khiếu kiện, bất ổn xã hội
ở nhiều nơi.
8. Khai thác tài nguyên tự nhiên quá mức cho phép
Chương trình trồng 5 triệu ha rừng đến năm 2010 mới đạt kế hoạch
63,4% (tái sinh rừng khoảng 1 triệu ha, trồng mới 2,17 triệu ha rừng).
Chất lượng rừng suy giảm rất nhiều, rừng giàu, nguyên sinh chỉ còn
khoảng 10%. Rừng ngập mặn vẫn bị thu hẹp dần. Tổng diện tích rừng
ngập mặn hiện nay so với năm 1990 chỉ còn khoảng 60%, so với năm
1943 chỉ còn 37%. Tình trạng chiếm đất, phá rừng trái phép còn xảy ra
trầm trọng. Nhiều loại khoáng sản chủ yếu đã khai thác quá mức, đang
dần cạn kiệt. Trữ lượng than trong bờ và dầu ngoài khơi ở các mỏ hiện
đang khai thác chỉ còn được khoảng vài ba chục năm nữa. Cấp phép
khai thác khoáng sản còn chồng chéo, tùy tiện và nhiều sơ hở, đặc biệt
là việc cấp phép khai thác khoáng sản thuộc quyền quản lý của các địa
phương. Hậu quả khai thác kinh doanh bừa bãi khoáng sản đang gây
tác hại khôn lường cả về kinh tế, xã hội và môi trường ở nhiều nơi. Đất

canh tác mầu mỡ bị khai thác làm gạch, đá, cát bị khai thác bừa bãi làm
183


vật liệu xây dựng, nước mặt và nước ngầm nhiều nơi bị sử dụng lãng
phí cho sản xuất nông nghiệp.
9. Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
Quá trình đầu tư phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị đã mang
lại tỷ lệ tăng trưởng khá cao của kinh tế Việt Nam, nhưng gây ô nhiễm
khá cao cho khu vực nông thôn, đặc biệt tại đồng bằng sông Hồng và
đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh tình trạng ô nhiễm môi trường do
nước thải từ các khu công nghiệp, khu đô thị gây ra, chất thải rắn cũng
đang tạo nên những nguy cơ lớn cho bền vững môi trường. Nguồn nước
ngọt ngày càng khan hiếm, ô nhiễm môi trường nước ngày càng tăng,
nhiều dòng sông trước đây có chất lượng nước thuộc loại A, nay đã suy
thoái trở thành nước loại B, một số đoạn sông đã trở thành sông “chết”,
úng ngập đô thị ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt là ở các đô thị lớn.
Việc sử dụng, lạm dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu trong sản
xuất nông nghiệp là nguồn gây ô nhiễm to lớn làm bẩn môi trường đất,
nước. Lượng phân bón sử dụng trong nông nghiệp ngày càng tăng, cả
về số lượng lẫn chủng loại, mặc dù ở nhiều nơi mức sử dụng đã vượt
quá giới hạn cần thiết. Các khu sản xuất chăn nuôi và nuôi trồng thủy
sản tập trung cũng là nguồn xả chất thải quan trọng không những làm
hại cho môi trường mà còn làm phát sinh dịch bệnh gây hại trực tiếp cho
sản xuất nông nghiệp. Tình trạng ô nhiễm tại các làng nghề, khu dân cư
nông thôn cũng đáng báo động.
III. QUAN ĐIỂM ĐỀ XUẤT GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ĐẤT
ĐAI LÀM TIỀN ĐỀ CHO TÁI CƠ CẤU KINH TẾ
Từ những vấn đề vướng mắc đang đạt ra cho công tác xây dựng
luật lệ, chính sách đất đai nêu trên, từ kinh nghiệm sử lý thành công của

các nước khác và thực tiễn đổi mới thời gian qua ở Việt Nam có thể đề
ra một số quan điểm chính cần tham khảo trong quá trình giải quyết triệt
để vấn đề đất đai làm tiền đề cho quá trình tái cơ cấu nền kinh tế nước
ta như sau:
- Đất là tài sản đặc biệt chỉ có thể sử dụng và khai thác có hiệu quả
nhờ vào sự quản lý và đầu tư ổn định, lâu dài từ thế hệ này sang thế hệ
184


khác. Vì vậy, phải xác định rõ chủ thể sở hữu (hướng tới đa sở hữu Nhà
nước, cộng đồng và tư nhân), xác lập quy hoạch, ước tính được giá trị
mới đảm bảo an toàn dài hạn cho quản lý và sử dụng đất đai, tạo ra động
lực để các chủ thể khai thác đất một cách hiệu quả.
- Cơ chế thị trường là giải pháp điều chuyển sử dụng đất một cách
linh động nhất để đảm bảo hiệu quả kinh tế. Vì vậy, phải hình thành nên
thị trường giao dịch, chuyển nhượng, cho thuê với điều kiện vận hành
thuận lợi nhất, chi phí giao dịch thấp nhất. Dựa trên các động lực thị
trường, giao đất cho nông dân trực canh, tháo gỡ giới hạn về không gian
và thời gian để khuyến khích họ tích tụ ruộng đất phát triển sản xuất lớn
hàng hóa, áp dụng khoa học công nghệ và cơ giới hóa để tăng hiệu quả
sử dụng đất.Để thị trường vận hành hiệu quả, công tác cấp giấy chứng
nhận, đo đạc bản đồ, cắm mốc thực địa, quản lý cơ sở dữ liệu phải được
làm minh bạch, cung cấp rẻ và nhanh, thuận tiện cho toàn dân.
- Vai trò của Nhà nước nên tập trung vào việc hỗ trợ và tạo động
lực cho các thành phần kinh tế khác đầu tư vào các loại đất chưa đem
lại hiệu quả kinh tế như đất trống đồi núi trọc, đất rừng đặc dụng, v.v…
Đất công (đặc biệt là đất nông lâm trường quốc doanh) là thành quả
của cách mạng cần phải bảo vệ, phát huy giá trị, khả năng sử dụng và
quản lý đất công bằng một cơ quan quản lý quỹ đất thống nhất (như một
nguồn giá trị tài chính) có đủ năng lực đại diện của nhân dân để dùng

quĩ đất đó đầu tư, cho thuê, bán, bồi hoàn v.v… phục vụ cho mục đích
công ích.
- Nông nghiệp là lợi thế quan trọng của Việt Nam, phải cương
quyết điều chỉnh các chính sách “coi nhẹ nông nghiệp nông thôn”. Thay
vào đó, cần phát triển cân đối giữa các ngành/vùng, dựa trên lợi thế so
sánh, phát huy tối đa khả năng liên kết của các ngành để tăng năng lực
cạnh tranh quốc gia, định hướng giãn phát triển công nghiệp, đô thị về
địa bàn nông thôn, chỉ dùng đất đai sử dụng cho mục đích nông nghiệp
kém hiệu quả để xây dựng các dự án công nghiệp và đô thị, tăng đầu tư
cho nông nghiệp nông thôn.
- Công bằng và ổn định xã hội phải được đảm bảo thông qua các
cân đối chính giữa các ngành, các vùng, và sự tham gia của mọi đối
185


tượng vào xây dựng quy hoạch và chính sách. Sự khác biệt về địa tô
phải được phân phối lại bằng các chính sách thuế hợp lý.
Nếu các điểm nhấn quan trọng trên được quan tâm, xử lý một cách
triệt để thì một lần nữa sẽ tạo ra được động lực mới cho nông dân phát
triển đột phá ngành nông nghiệp và xã hội nông thôn Việt Nam, tạo cơ
cấu mới cho kinh tế tăng trưởng hiệu quả và vững bền, ngược lại, nếu
chúng ta ngập ngừng, kéo dài các giải pháp chữa cháy tạm thời, lẩn
tránh xử lý những mâu thuẫn của quá trình phát triển thì chẳng những
quá trình tăng trưởng kinh tế sẽ chững lại mà ổn định chính trị xã hội,
bền vững môi trường sẽ bị đe dọa. Những vấn đề vướng mắc về đất đai
đã đến lúc cần được giải quyết.

186




×