Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

NHỮNG NỘI DUNG CẦN ĐỔI MỚI TRONG QUẢN LÝ CƠ SỞ GIÁO DỤC DỰA TRÊN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 VÀ THỰC TIỄN GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG CĐKT LÝ TỰ TRỌNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (303.86 KB, 29 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC


TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA
Lớp bồi dưỡng CBQL khoa, phòng, bộ môn trường Đại học, Cao đẳng và
TCCN tại Trường CĐCN Thủ Đức

NHỮNG NỘI DUNG CẦN ĐỔI MỚI TRONG QUẢN LÝ
CƠ SỞ GIÁO DỤC DỰA TRÊN CHIẾN LƯỢC PHÁT
TRIỂN GIÁO DỤC VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 VÀ
THỰC TIỄN GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG CĐKT LÝ TỰ
TRỌNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Học viên: Nguyễn Hữu Thiện
Trường CĐKT Lý Tự Trọng Tp.HCM

TP.HCM, Tháng 8 năm 2014


MỤC LỤC

I. Lý do chọn đề tài tiểu luận.......................................................................................4
II. Tổng quát về trường Cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng Tp. Hồ Chí Minh.........5

1.Giới thiệu tổng quan về trường...................................................................5
2.Sơ đồ tổ chức:................................................................................................7
3.Thực trạng nhà trường hiện nay.................................................................8
3.1. Về đào tạo..........................................................................................................8
3.2. Về nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và dịch vụ cộng đồng.........8
3.3. Về hợp tác quốc tế...........................................................................................10


3.4. Về tổ chức, quản lý nhà trường và xây dựng đội ngũ cán bộ giảng viên.......11
3.5. Về nguồn lực tài chính và hoạt động tài chính:..............................................14

4.Phân tích các vấn đề chiến lược phát triển trường..................................14
III. Mục tiêu, chiến lược phát triển và giải pháp.....................................................15

1.Mục tiêu chiến lược....................................................................................15
1.1. Mục tiêu chung................................................................................................15
1.2. Mục tiêu cụ thể................................................................................................15

2.Chiến lược phát triển đào tạo (quy mô; ngành nghề; các bậc đào tạo).16
2.1. Mục tiêu phát triển đào tạo:.............................................................................16
2.2. Quy mô phát triển đào tạo:..............................................................................17
2.3. Các giải pháp:..................................................................................................17

3.Chiến lược phát triển nghiên cứu khoa học - công nghệ.........................19
4.Chiến lược phát triển hợp tác quốc tế......................................................19
5.Chiến lược nâng cao chất lượng đào tạo..................................................20
6.Chiến lược phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật.......................................20
6.1. Mục tiêu phát triển:..........................................................................................20
6.2. Chỉ tiêu đặt ra:..................................................................................................21

7. Chiến lược phát triển nguồn lực tài chính...............................................21
7.1. Mục tiêu phát triển nguồn lực tài chính..........................................................21
7.2. Chỉ tiêu phát triển nguồn lực tài chính............................................................22
7.3. Giải pháp phát triển nguồn lực tài chính.........................................................22

8.Chiến lược phát triển đội ngũ....................................................................22
8.1. Mục tiêu phát triển đội ngũ............................................................................22
8.2. Nhu cầu về đội ngũ cán bộ giảng viên............................................................23

8.3. Chiến lược sử dụng nguồn nhân lực:...............................................................23
8.4. Giải pháp phát triển đội ngũ............................................................................24
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................26

1.Kết luận.......................................................................................................26
2.Kiến nghị.....................................................................................................26
PHỤ LỤC...................................................................................................................29
2


3


I. Lý do chọn đề tài tiểu luận
Trong thời gian qua, ngành Giáo dục đã đạt được những thành tựu quan trọng
về mọi mặt rất đáng ghi nhận. Hệ thống giáo dục quốc dân ngày một hoàn chỉnh hơn,
mạng lưới trường học các cấp từ Mầm non đến Đại học ngày càng mở rộng, đội ngũ
nhà giáo đang được tăng cường về số lượng, chất lượng... Nhìn lại 20 năm đổi mới và
phát triển, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X khẳng định: “Giáo dục và đào tạo tiếp tục
phát triển và được đầu tư nhiều hơn; cơ sở vật chất được tăng cường; quy mô đào tạo
mở rộng, nhất là ở bậc trung học và dạy nghề. Trình độ dân trí được nâng lên...”
Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng cũng đã nêu rõ: Mục tiêu
xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD được chuẩn hoá đảm bảo chất lượng, đồng bộ
về cơ cấu, đặc biệt là nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất lối sống, lương tâm, tay
nghề của nhà giáo; thông qua việc quản lý phát triển đúng định hướng và có hiệu quả
sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đòi hỏi ngày càng
cao của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Nhà giáo và CBQLGD là lực lượng nòng cốt trong việc phát triển và nâng cao
chất lượng giáo dục qua các thời kỳ lịch sử ở nước ta. Vì vậy, Đảng, Nhà nước, nhân
dân ta luôn coi trọng việc xây dựng đội ngũ nhà giáo, CBQLGD và đã có chính sách

chăm lo cho thầy, cô giáo. Bước vào thời kỳ đổi mới, đội ngũ nhà giáo nước ta với gần
một triệu thầy, cô giáo và hơn 90.000 CBQLGD từ thành phố đến nông thôn, miền
núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo vẫn phát huy được truyền thống tốt đẹp của ngành giáo
dục. Họ đã khắc phục khó khăn, lao động sáng tạo, tâm huyết với sự nghiệp trồng
người và có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp phát triển giáo dục nước ta với quy
mô trên 22 triệu người đi học.
Tuy nhiên, trước yêu cầu tăng quy mô, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
nguồn nhân lực theo yêu cầu đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, việc xây dựng đội
ngũ nhà giáo và CBQLGD đạt chuẩn về đạo đức, trình độ, đủ về số lượng, đồng bộ về
cơ cấu đang là vấn đề bức bách, cần sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, xã hội và của
ngành Giáo dục.
Cán bộ quản lý giáo dục thường được lựa chọn từ các nhà giáo có trình độ
chuyên môn phù hợp với các bậc học, có kinh nghiệm trong công tác giáo dục nên am
hiểu khá sâu sắc về giáo dục., Nhìn chung, CBQLGD nắm được đường lối, chủ
4


trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về giáo dục; tận tụy, có ý thức giữ gìn phẩm
chất đạo đức; tích cực và có năng lực triển khai các nhiệm vụ trong công tác quản lý vì
vậy đã có những đóng góp quan trọng đối với sự phát triển giáo dục trong những năm
đổi mới. Tuy nhiên, đa số CBQLGD không được cập nhật về nghiệp vụ QLGD hiện
đại, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm; thiếu các kiến thức về pháp luật, quản trị nhân sự,
tài chính; hạn chế về trình độ ngoại ngữ, kỹ năng tin học nên công tác QLGD hiện đại
còn nhiều thiếu sót.
Quản lý giáo dục là một lĩnh vực khoa học, đòi hỏi tính chuyên môn cao, là
công cụ giữ vai trò quan trọng để giữ gìn kỷ cương trong việc tổ chức, triển khai các
hoạt động giáo dục, nhất là trong dạy và học, bảo đảm điều kiện cần thiết cho việc
nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. QLGD thiếu chặt chẽ sẽ tạo điều kiện cho
những tiêu cực phát triển.
Đó là lý do tôi chọn đề tài: “Những nội dung cần đổi mới trong quản lý cơ sở

giáo dục dựa trên chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam đến năm 2020 và thực
tiễn giáo dục ở trường CĐKT Lý Tự Trọng Thành phố Hồ Chí Minh”.
II. Tổng quát về trường Cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng Tp. Hồ Chí Minh
1. Giới thiệu tổng quan về trường
Trường Cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng TP. Hồ Chí Minh được thành lập theo
Quyết định số 621/QĐ-BGD&ĐT-TCCB ngày 03 tháng 02 năm 2005 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Các dấu mốc pháp lý về việc hình thành trường:
+ Quyết định số 58/QĐ-UB ngày 12 tháng 5 năm 1983 của Ủy ban Nhân dân
thành phố Hồ Chí Minh về việc giao Trường Phổ thông Trung học Lý Tự Trọng cho
Ban Giáo dục Chuyên nghiệp cải tạo thành Trường Dạy nghề do Liên Xô viện trợ thiết
bị không hoàn lại;
+ Quyết định số 18/QĐ-UB ngày 01 tháng 2 năm 1986 của Ủy ban Nhân dân
thành phố Hồ Chí Minh về việc thành lập Trường Dạy nghề Trung học Lý Tự Trọng
trực thuộc Ban Giáo dục Chuyên nghiệp thành phố;
+ Quyết định số 2426/QĐ-UB-NCVX ngày 31 tháng 3 năm 1995 của Ủy ban
Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc đổi tên Trường Dạy nghề Trung học Lý Tự
5


Trọng thành Trường Trung học Nghề Lý Tự Trọng trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo
thành phố;
+ Quyết định số 1485/QĐ-UB-VX ngày 16 tháng 3 năm 1999 của Ủy ban Nhân
dân thành phố Hồ Chí Minh về việc chuyển Trường Trung học Nghề Lý Tự Trọng
thành Trường Trung học Kỹ thuật Lý Tự Trọng Thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc
Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố.
+ Quyết định số 621/QĐ-BGD&ĐT-TCCB ngày 03 tháng 02 năm 2005 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo về việc thành lập Trường Cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng TP.Hồ
Chí Minh
- Địa chỉ: 390 Hoàng Văn Thụ, phường 4, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí

Minh.
- Tên tiếng Anh:
LY TU TRONG TECHNICAL COLLEGE OF HO CHI MINH CITY
- Điện thoại:

(84.8) 3844 0567; Fax: (84.8) 3811 8676

- Website:

www.lytc.edu.vn

- E-mail:



Trường Cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng TP. Hồ Chí Minh được quy hoạch là
một trong những trường trọng điểm của ngành giáo dục đào tạo thành phố. Với nhiều
bậc và hệ đào tạo, quy mô học sinh sinh viên từ bậc trung học phổ thông đến cao
đẳng, đội ngũ giảng viên – giáo viên có trình độ chuyên môn tốt. Hiện nay trường
đang từng bước đưa công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học của trường hòa nhập với
sự phát triển chung của giáo dục đại học, từng bước quốc tế hóa kiến thức cho người
dạy và người học, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.
Chức năng, nhiệm vụ của trường là đào tạo cán bộ có trình độ cao đẳng kỹ thuật
và các trình độ thấp hơn trong lĩnh vực: Cơ khí chế tạo, Công nghệ thông tin, Điện
công nghiệp, Tiện; Nguội sửa chữa; Phay bào; Gò Hàn; Sửa chữa Ôtô; Điện xí nghiệp;
Điện lạnh; Điện tử; Công nghệ May và thời trang nhằm đáp ứng cho quá trình thực
hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu thứ hai là
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ: kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học
và sản xuất, dịch vụ khoa học và công nghệ theo quy định của Luật Khoa học và Công
nghệ, Luật Giáo dục và các quy định khác của pháp luật.

6


2. Sơ đồ tổ chức:

7


3. Thực trạng nhà trường hiện nay
3.1. Về đào tạo
* Trung cấp chuyên nghiệp: 9 ngành, bao gồm ngành Công nghệ kỹ thuật Cơ
khí (Phay), Công nghệ kỹ thuật Cơ khí (Tiện), Công nghệ kỹ thuật May, Công nghệ kỹ
thuật Điện công nghiệp, Công nghệ kỹ thuật Điện lạnh, Công nghệ kỹ thuật Điện tử,
Công nghệ sửa chữa Ôtô, Tin học Công nghệ Phần mềm; Tin học Mạng máy tính.
* Cao đẳng: 6 ngành, bao gồm ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện - Điện tử ( gồm
2 chuyên ngành: Công nghệ Kỹ thuật Điện. Công nghệ Kỹ thuật Điện tử); ngành Công
nghệ Kỹ thuật Nhiệt lạnh; Công nghệ Kỹ thuật Cơ khí; Công nghệ Kỹ thuật Ô tô;
Công nghệ kỹ thuật May; Công nghệ thông tin (gồm 2 chuyên ngành: Công nghệ Phần
mềm, Mạng máy tính)
- Tích cực: Nội dung, chương trình đào tạo bám sát khung chương trình chung
do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, đáp ứng được nhu cầu của quá trình phát triển
giáo dục các cấp. Học sinh - sinh viên tốt nghiệp ra trường đảm bảo về trình độ kiến
thức, kĩ năng nghiệp vụ, có khả năng thích ứng nhanh thị trường lao động.
- Hạn chế: Phương pháp tổ chức, quản lý đào tạo, phương pháp giảng dạy chậm
đổi mới; việc phát huy tính tích cực, tự nghiên cứu của sinh viên còn hạn chế; cơ sở
vật chất, trang thiết bị thực hành, thí nghiệm chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.
- Nhu cầu đổi mới: Đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp quản lý, tổ
chức quá trình đào tạo là trọng tâm và cấp thiết. Tiếp tục đổi mới nội dung, chương
trình đào tạo theo hướng chuẩn hoá - hiện đại hoá phù hợp với phương thức tổ chức
quản lý đào tạo. Hoàn thiện phương thức tổ chức, quản lý đào tạo theo hệ thống tín

chỉ.
3.2. Về nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và dịch vụ cộng đồng
3.2.1. Về xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động khoa học, công nghệ
phù hợp với sứ mạng nghiên cứu và phát triển của Trường.
Hoạt động khoa học - công nghệ của Trường được triển khai trên cơ sở các văn
bản hướng dẫn của các cấp như: căn cứ trên quy định về hoạt động Khoa học và Công
nghệ trong các trường đại học, cao đẳng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành vào
ngày 15/06/2005; Quy chế tổ chức và hoạt động của trường Cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự
8


Trọng ; Quy định chế độ làm việc đối với giảng viên theo Quyết định số 64/2008/QĐBGD&ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Trên cơ sở hệ thống các văn bản trên của các cấp, Trường đã soạn thảo và ban
hành “Quy định về công tác nghiên cứu khoa học của giảng viên, cán bộ, giáo viên
Trường Cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng” ; Quy định hình thức, cấu trúc của giáo
trình, tài liệu giảng dạy, học tập tại trường Cao đẳng kỹ thuật Lý Tự Trọng; Quy trình
thực hiện đề tài khoa học và công nghệ cấp trường.
Về ngân sách, căn cứ trên Thông tư liên tịch số 45 của Bộ Tài chính, Bộ Khoa
học Công nghệ và môi trường hướng dẫn chỉ tiêu đối với nhiệm vụ khoa học công
nghệ và thông tư liên tịch hướng dẫn chế độ khoán kinh phí của đề tài, dự án khoa học
và công nghệ sử dụng ngân sách của nhà nước số 93/2006/TTLT/BTC-BKHCN của
Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và Công nghệ, trường đã ban hành Quy định tạm thời
định mức chi các hoạt động nghiên cứu khoa học, hội đồng khoa học – đào tạo cấp
trường và hội thảo khoa học do trường tổ chức ban hành ngày 09/01/2007 nhằm cụ thể
hóa các khoản chi cho các hoạt động NCKH. Công tác quản lý khoa học - công nghệ
của trường được thực hiện theo tiến độ thực hiện kế hoạch đề tài nghiên cứu khoa học
các cấp
Hàng năm, căn cứ vào nhiệm vụ khoa học công nghệ do Bộ Giáo dục và Đào
tạo, Bộ Khoa học Công nghệ giao cho, mục tiêu và nội dung nghiên cứu khoa học do
Sở Khoa học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đặt hàng nghiên cứu, căn cứ nhu cầu

đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ của cán bộ, giảng viên Trường cụ
thể hóa chỉ tiêu trong nghị quyết hội nghị cán bộ, công chức hàng năm
3.2.2. Về tạo điều kiện cho cán bộ, giảng viên và người học tham gia nghiên
cứu và phát huy sáng kiến
Trường hướng dẫn các đơn vị xây dựng thuyết minh đề tài nghiên cứu của các
cấp theo mẫu hướng dẫn và đăng ký theo quy trình. Trong việc triển khai xây dựng kế
hoạch hoạt động nghiên cứu khoa học, thông báo đến các đơn vị và cá nhân, đề xuất
hướng nghiên cứu cho hàng năm. Các hoạt động nghiên cứu của Trường đã được gắn
với yêu cầu phát triển của đơn vị, nghiên cứu gắn với đơn đặt hàng có địa chỉ cụ thể.
Công tác NCKH được tổng kết trong các hội nghị tổng kết khoa học và Đào tạo
hàng học kỳ, hàng năm nhằm khắc phục những tồn tại và vạch ra phương hướng thực
hiện trong năm tới cho CBGV của Trường.
9


Từ năm học 2006 đến 2010, CBGV của Trường đã thực hiện 2 đề tài cấp Thành
phố, 50 đề tài cấp Trường và 268 đề tài cấp khoa (phụ lục: bảng 7)
Nhà trường tạo điều kiện cho giảng viên qua các chính sách: tài trợ kinh phí cho
các giáo viên đi tham quan học tập nghiên cứu các công nghệ kỹ thuật và đào tạo nghề
ở các nước tiên tiến trên thế giới và khu vực: Đức, Hàn Quốc.
Nhà trường luôn khuyến khích người học tham gia nghiên cứu khoa học thông
qua việc áp dụng Quy định đối với HS-SV hệ chính quy của trường, ban hành Quy chế
về NCKH của sinh viên trường Cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng Thành phố Hồ Chí
Minh, bổ sung học phần “Phương pháp luận NCKH” cho sinh viên vào chương trình
đào tạo từ năm 2007
3.3. Về hợp tác quốc tế
Các hoạt động giao lưu văn hóa diễn ra hết sức sôi nổi điển hình làm nguồn
động viên lớn cho các em có thể định hướng nghề nghiệp tương lai của mình và thể
hiện sự tự tin của người sinh viên trong bối cảnh nền kinh tế của đất nước hòa nhập
với WTO.

Căn cứ trên các văn bản, nghị định về hợp tác quốc tế, Trường đã xác định các
đối tác chiến lược (đã ký bản ghi nhớ), gồm: Đào tạo ngành Điện tử chất lượng cao với
trường Northern California Vocational College, USA; Trường đại học Informatics,
Singapore; Trường đại học Taekyueng, Hàn Quốc; Trường Đại học cộng đồng South
Seattle, USA.
Vấn đề tăng cường hợp tác quốc tế để đóng góp vào nguồn lực cho trường được
Nhà trường hết sức quan tâm, thể hiện sự nỗ lực của trường qua đề án liên kết đào tạo
ngành điện tử viễn thông với trường Northern California Vocational College, Mỹ và
trang thiết bị giảng dạy chuyên ngành sẽ được bổ sung theo danh mục.
Trường cũng tranh thủ việc hỗ trợ các doanh nghiệp để có thêm công cụ giảng
dạy, nâng cao tay nghề của HS-SV.
Nhà trường luôn chú trọng đến vấn đề nâng cao kỹ năng giao tiếp tiếng Anh của
sinh viên, thông qua các hội thảo chuyên đề và xác định chuẩn kỹ năng tiếng Anh sau
khi tốt nghiệp để cải tiến giáo trình dạy tiếng Anh chuyên ngành với viện khảo thí giáo
dục Hoa Kỳ.

10


3.4. Về tổ chức, quản lý nhà trường và xây dựng đội ngũ cán bộ giảng viên.
3.4.1. Công tác tổ chức và quản lý nhà trường
Việc tổ chức quản lý và điều hành các mặt hoạt động của trường được thực hiện
theo tinh thần “dân chủ - công khai - công bằng”. Quan hệ giữa các tổ chức: Đảng
Cộng sản Việt Nam, chính quyền, Công đoàn, Đoàn Thanh niên công sản Hồ Chí
Minh, Hội Sinh viên trong trường đã thể hiện sự phân công và hợp tác để phát huy vai
trò trong sự phát triển chung của nhà trường. Trên tinh thần đó, trường đã phân cấp
nhằm tăng cường tính chủ động cho các đơn vị trong hoạt động, nhằm thực hiện tốt
“Quy chế dân chủ ở cơ sở”. Trường luôn chủ động đáp ứng sự thay đổi đang diễn ra để
bổ sung, sửa đổi quy trình phân bổ nguồn lực, cấu trúc tổ chức - quản lý và các
chương trình giảng dạy một cách toàn diện.

Trường Cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng TP. Hồ Chí Minh là một trong những
trường đầu tiên của ngành giáo dục và đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện thí
điểm tự chủ về tài chính (từ năm 2004). Điều này cho phép trường thích ứng tốt hơn
với thay đổi của môi trường bên ngoài và năng động hơn trong việc nâng cao chất
lượng đào tạo, đẩy mạnh công tác tổ chức và quản lý, đảm bảo tính hiệu quả trong
hoạt động của bộ máy. Một trong những nhiệm vụ quan trọng là hợp lý hóa thế mạnh
của trường hiện có để mở ra những cơ hội mới cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ,
nghiên cứu khoa học và tiết kiệm trong quản lý điều hành. Bên cạnh đó, trường luôn
chú trọng đến công tác giáo dục ý thức cộng đồng và trách nhiệm xã hội cho đội ngũ
cán bộ giảng viên và học sinh sinh viên của trường.
3.4.2. Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ viên chức:
- Tổng số cán bộ viên chức:

444 người

Trong đó:
- Số cán bộ viên chức cơ hữu:

297 người

Gồm:

- Biên chế:

127 người

- Hợp đồng dài hạn và thử việc:

170 người


- Số nhân viên hợp đồng ngắn hạn với Trường:

74 người

- Số giảng viên thỉnh giảng khối chuyên nghiệp

40 người

- Số giáo viên thỉnh giảng trường THPT

33 người

Số lượng cán bộ viên chức đạt chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ:
11


* Cán bộ quản lý (Ban Giám hiệu và phòng ban):

Đạt chuẩn

24/26(92,3%)
* GV trực tiếp giảng dạy (gồm CBQL khoa):

Đạt chuẩn 214/216 (99,077%)

* Nhân viên:

Đạt chuẩn 55/56 (98,2%)

Số giảng viên, giáo viên, cán bộ quản lý có chứng chỉ quốc gia A, B, C trở lên về

ngoại ngữ đạt 62% và tin học đạt 23%.
Số cán bộ giảng dạy có trình độ sau đại học đạt 21,33%.
Tỷ lệ giảng viên (gồm cả giảng viên thỉnh giảng)/sinh viên học sinh là 23:1.
Tích cực:
- Ban Giám Hiệu, cán bộ quản lý các đơn vị trực thuộc có năng lực, thể hiện tính
sáng tạo, gương mẫu. Đội ngũ giảng viên, giáo viên có trách nhiệm, nhiệt tình trong
công tác.
- Đội ngũ cán bộ giảng dạy đã chú trọng cập nhật các phương pháp giảng dạy
mới qua các hội thảo chuyên đề do trường tổ chức, qua tập huấn các giáo viên được cử
tham gia lớp đào tạo giáo viên hạt nhân về phổ biến lại cho đồng nghiệp.
- Nhà trường khuyến khích và tạo điều kiện cho số cán bộ giảng dạy trẻ đi học
sau đại học theo các chuyên ngành phục vụ cho các mục tiêu đào tạo của trường.
Tuyển mới sinh viên tốt nghiệp loại khá trở lên ở các trường đại học và tạo điều kiện
cho đi học sau đại học.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên vừa hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy
được giao, vừa có điều kiện tham gia nghiên cứu thực nghiệm khoa học, nâng cao
trình độ, gắn hoạt động chuyên môn với thực tiễn sản xuất, cải tiến và đổi mới
phương pháp dạy học, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.
Hạn chế:
- Một số cán bộ viên chức lớn tuổi ngại thay đổi, chưa tích cực theo học các lớp
bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học để nâng cao chất lượng đội
ngũ.
- Chưa tin học hóa công tác quản lý nhà trường.
* Đánh giá về thực trạng cơ sở vật chất của Trường :
Tích cực :

12


Trong những năm gần đây, cơ sở vật chất của Trường đã được đầu tư đáng kể,

về cơ bản đã được kiên cố hoá, đặc biệt là hệ thống Thư viện , phòng học và nhà làm
việc.
Năm 2009 và 2010 một số công trình mới đã và đang hoàn thiện : Sân trường,
khu vui chơi luyện tập TDTT , hội trường , phòng làm việc cho giảng viên, Thư viện,
phòng thực hành thí nghiệm ...
Từ năm 2007, 2008, 2009, 2010 Nhà trường đã đầu tư Tập trung cho các Khoa
như : Điện – điện tử , Cơ khí chính xác , Động lực , Tin học …. Với các phòng thực
hành thí nghiệm như :
- 02 Phòng CNC với 06 máy Tiện , 04 máy Phay
- Phòng Cơ điện tử
- 01 Phòng Lab
- Phòng Multimedia
- Phòng Điện tử viễn thông
- Phòng thực hành sửa chữa Ôtô
- Tăng thêm 11 Phòng tin học ( Quản trị mạng , lắp ráp máy ..) , tổng cộng tất cả
được 25 phòng tin học .
Hạn chế:
Còn nhiều phòng học, phòng thí nghiệm cần được hiện đại hoá, hệ thống phòng
học chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Thư viện của Trường
chưa nâng cấp thành thư viện điện tử . Kinh phí đầu tư đổi mới trang thiết bị hàng
năm còn hạn chế.
Nhiều nhà xưởng, phòng học được xây dựng từ hơn 45 năm trước (năm 1965)
nhưng do những qui định, cơ chế .. nên việc sửa chữa nâng cấp còn gặp nhiều khó
khăn .
Nhu cầu đổi mới:
Tăng cường cơ sở vật chất cho thư viện (Đặc biệt xây dựng mới hệ thống các
kho sách, tài liệu; hệ thống các phòng phục vụ cán bộ giảng viên và học sinh sinh
viên; tăng cường các đầu sách mới, các tài liệu tham khảo, các thiết bị tra cứu . . .),
tiến tới xây dựng thư viện điện tử phục vụ công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu
khoa học.

13


Tiếp tục theo đuổi kế hoạch đầu tư xây dựng ký túc xá, nhà thi đấu đa năng, sân
vận động, nâng cấp hệ thống các phòng thí nghiệm, thực hành. Xây dựng một số
phòng thí nghiệm ảo nhằm giảm bớt chi phí đầu tư, nâng cao hiệu quả đào tạo.
Tăng cường cơ sở vật chất, hiện đại hoá các phòng học. Đầu tư để đưa công nghệ
thông tin vào công tác quản lý và công tác giảng dạy, học tập của Trường.
Hoàn thiện và xây dựng thêm các phòng học đáp ứng quy mô đào tạo, một số
phòng học lớn phục vụ nhu cầu tổ chức đào tạo theo hệ thống tín chỉ.
3.5. Về nguồn lực tài chính và hoạt động tài chính:
Đánh giá về công tác tài chính:
Tích cực: Đổi mới công tác quản lý tài chính, khai thác và quản lý tốt các nguồn
thu. Chủ động các nguồn thu, chi nên đã phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị, có tích lũy
hàng năm để đầu tư phát triển nhà trường.
Hạn chế: Nguồn lực tài chính của Trường chỉ đủ đảm bảo thực hiện các hoạt
động thường xuyên của Nhà trường, có một phần tích luỹ nhỏ chỉ để tham gia thực
hiện các dự án ngắn hạn, nhưng chưa có tích lũy để xây dựng, thực hiện các chiến lược
phát triển trung hạn, dài hạn.
Chưa khai thác hết tiềm năng sẵn có của trường, nhất là trong các lĩnh vực
nghiên cứu khoa học, chưa liên kết đào tạo với các tổ chức trong và ngoài nước để
tăng nguồn thu cho nhà trường.
4. Phân tích các vấn đề chiến lược phát triển trường
Với sứ mạng cung cấp cho người học các chương trình đào tạo có chất lượng về
kỹ thuật đồng thời phát triển trường có đủ năng lực thành lập trường đại học đa ngành
sau năm 2020, trường cần tập trung các vấn đề chiến lược sau đây:
Trước tiên, cần phát huy mọi nguồn lực để cải tiến nội dung giáo trình, tài liệu
tham khảo, đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực, học sinh sinh viên áp
dụng phương pháp học chủ động, nhằm đạt kết quả cao trong hoạt động đào tạo. Cập
nhật các công nghệ mới và chương trình đào tạo tiên tiến của nước ngoài, đạt tới chất

lượng cao với chi phí phù hợp. Áp dụng và dần hoàn thiện học chế tín chỉ cho các bậc
đào tạo cao đẳng - trung cấp chuyên nghiệp theo lộ trình thích hợp;

14


Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học, gắn nghiên cứu khoa học với phục vụ
đào tạo, tăng dần tỷ trọng nguồn thu từ các hoạt động nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh
hợp tác quốc tế phục vụ cho đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển đội ngũ;
Tăng cường cơ sở vật chất và các nguồn thu đảm bảo phục vụ tốt cho hoạt động
giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học và xây dựng đội ngũ;
Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ giảng dạy, cán bộ quản lý và nhân viên
với chuyên môn cao, đạo đức tốt, đoàn kết và gắn bó với trường. Thường xuyên tăng
cường chất lượng đội ngũ qua các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, tham quan, liên
kết đào tạo..., phát huy cao nhất năng lực của đội ngũ, chú trọng đặc biệt đến hệ thống
quản lý theo tín chỉ.
III. Mục tiêu, chiến lược phát triển và giải pháp
1. Mục tiêu chiến lược
1.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung là xây dựng Trường Cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng TP. Hồ Chí
Minh trở thành trường trọng điểm của Thành phố Hồ Chí Minh trong lĩnh vực đào tạo
kỹ thuật, nghiên cứu khoa học và tư vấn khoa học kỹ thuật ở thành phố; xây dựng đội
ngũ cán bộ giảng dạy và quản lý có chuyên môn cao, có năng lực nghiên cứu khoa
học, đảm bảo cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại phục vụ mọi hoạt động của
trường; Sau 2020, nâng cấp trường thành trường đại học đa ngành với các chương
trình đào tạo bắt kịp trình độ giáo dục đại học trong khu vực và tiếp cận xu thế phát
triển giáo dục đại học tiên tiến trên thế giới; có năng lực cạnh tranh cao và thích ứng
hội nhập toàn cầu.
1.2. Mục tiêu cụ thể
Không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, đảm bảo cho học sinh sinh viên được

học tập kiến thức chuyên môn hiện đại, được ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến. Trong
quá trình đào tạo được rèn luyện kỹ năng và trau dồi phẩm chất đạo đức nghề nghiệp;
Phát triển quy mô đào tạo một cách hợp lý. Tích cực tăng cường máy móc thiết bị
hiện đại, sử dụng công nghệ thông tin - truyền thông và các công cụ dạy học hiện đại

15


trong quá trình dạy và học. Thực hiện các phương pháp giảng dạy tích cực nhằm phát
huy tính chủ động của học sinh sinh viên;
Từng bước tổ chức công tác quản lý học sinh, sinh viên theo hệ tín chỉ phù hợp
với yêu cầu chung của giáo dục đại học. Tiếp nhận và phúc đáp toàn bộ yêu cầu của
học sinh, sinh viên trên cơ sở những qui định của Bộ Giáo dục đào tạo và của trường,
giải quyết kịp thời và đúng đắn các vấn đề có liên quan đến học sinh, sinh viên theo
qui định;
Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, gắn kết nghiên cứu khoa học với đào tạo và
phục vụ xã hội. Tăng cường nguồn thu từ các hoạt động nghiên cứu khoa học và hợp tác
quốc tế. Đẩy mạnh tổ chức cho học sinh sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học, đến
năm 2015 đạt tỷ lệ 15% trên tổng số học sinh, sinh viên;
Tăng cường hợp tác quốc tế để hỗ trợ hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học,
khai thác tối đa các lợi ích từ nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế để phục vụ quá
trình đào tạo;
Thực hiện kiểm định chất lượng trường cao đẳng và có các giải pháp cụ thể để
bảo đảm chất lượng đào tạo của trường;
Tin học hóa công tác quản lý hành chính, đáp ứng yêu cầu chính quy, hiện đại, tiết
kiệm kinh phí và tiết kiệm sức lao động;
Xây dựng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý đủ về số lượng, có phẩm chất đạo
đức và lương tâm nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn cao, phong cách giảng dạy và
quản lý tiên tiến.
2. Chiến lược phát triển đào tạo (quy mô; ngành nghề; các bậc đào tạo)

Xuất phát từ sứ mạng và mục tiêu của Trường Cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng
tới năm 2020, căn cứ vào kết quả đánh giá các cơ hội thách thức và điểm mạnh, yếu
của Trường, chiến lược được hình thành theo hướng kết hợp các năng lực sẵn có của
Trường, khai thác các cơ hội, vượt qua các thách thức, phát huy các điểm mạnh và
khắc phục những điểm yếu.
2.1. Mục tiêu phát triển đào tạo:
Nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội;

16


Chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo được đổi mới toàn diện, căn
bản theo hướng hiện đại tiếp cận với trình độ các trường lớn trong nước và khu vực,
tiến tới hoàn thiện đào tạo theo hệ thống tín chỉ tất cả các hệ đào tạo, các chương trình
đào tạo của Trường.
Chất lượng đào tạo được nâng cao, đảm bảo việc đào tạo những con người có
kiến thức khoa học cập nhật, vững vàng, có kĩ năng nghề nghiệp thành thạo và trình độ
tư duy sáng tạo, được các cơ sở tiếp nhận đánh giá tốt.
2.2. Quy mô phát triển đào tạo:
Phấn đấu đến năm 2015 toàn trường có 6.000 học sinh-sinh viên và đến năm
2020 sẽ có khoảng 10.000 học sinh-sinh viên.
Tuyển mới hàng năm trung bình :
- Hệ chính quy vào năm 2011 : 2.665
- Hệ chính quy vào năm 2015 : 3.300
- Hệ chính quy vào năm 2020 : 4.200
Xây dựng và phát triển loại hình đào tạo: Liên thông từ TCCN lên cao đẳng cho
tất cả các ngành đào tạo TCCN của trường
Cấp đào tạo: phát triển quy mô đào tạo trình độ Cao đẳng, Trung cấp chuyên
nghiệp theo nhu cầu xã hội.
Cơ cấu ngành nghề: Duy trì và đảm bảo chất lượng với các ngành và chuyên

ngành đã có, mở các chuyên ngành đào tạo mới theo nhu cầu phát triển của xã hội (mở
ngành Điện tử viễn thông, thiết kế thời trang…).
2.3. Các giải pháp:
Đẩy mạnh vai trò quản lý cấp bộ môn, cấp Khoa;
Đảm bảo đánh giá định kỳ công tác tổ chức và quản lý đào tạo trên nguyên tắc
đa chiều;
Thống nhất quản lý các hệ đào tạo;
Tăng cường đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất phục vụ việc mở rộng quy mô
đào tạo. Đội ngũ giảng viên phải đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng trình độ,
được đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức thường xuyên;
17


Đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng hiện đại hoá, triệt để ứng dụng công
nghệ thông tin, giảm giờ giảng trên lớp, tăng cường giờ tự học, tự nghiên cứu, thí
nghiệm, thực hành. Từng bước tiếp cận phương pháp đào tạo của "Trường học điện
tử";
Hoàn thiện nội dung, chương trình đào tạo quản lý theo hệ thống tín chỉ đảm bảo
tính cơ bản, thiết thực, khoa học, từng bước thực hiện mục tiêu "chuẩn hoá, hiện đại
hoá";
Tăng cường đầu tư hệ thống thư viện đảm bảo đầy đủ giáo trình phục vụ nhiệm
vụ đào tạo, nguồn tài liệu tham khảo phong phú cho giảng viên, sinh viên dạy và học;
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thi nhằm đánh giá đúng kết quả học tập
của sinh viên;
Tăng cường khả năng liên kết đào tạo trong và ngoài nước, triển khai áp dụng
một số chương trình đào tạo tiên tiến của nước ngoài, triển khai, đầu tư một số
chương trình đào tạo mũi nhọn, tăng nhanh trình độ ngoại ngữ cho sinh viên;
Phát huy hiệu quả thực hành nghề nghiệp;
Gắn bó chặt chẽ công tác đào tạo của Trường với nhu cầu của xã hội và thị
trường lao động;

Đến năm 2015 đào tạo theo hệ thống tín chỉ ổn định nề nếp, vững chắc;
Duy trì đảm bảo yêu cầu Kiểm định chất lượng, tăng cường nhiệm vụ NCKH,
chuyển giao công nghệ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo;
Thực hiện nề nếp khảo sát sinh viên có việc làm đúng ngành, nghề, gắn bó
nhiệm vụ đào tạo với nhu cầu thực tế của xã hội;
Thực hiện 3 công khai: Công khai năng lực đào tạo, công khai tài chính, công
khai chất lượng.
Chỉ tiêu phát triển đào tạo
Ổn định lưu lượng học sinh, sinh viên đến năm 2015 khoảng 6.000 sinh viên cho
các bậc đào tạo;
Đến năm 2020 lưu lượng học sinh, sinh viên khoảng 10.000 cho các bậc đào tạo;
Học sinh, sinh viên ra trường có việc làm đạt tỷ lệ 100%;
Số học sinh, sinh viên đạt kết quả rèn luyện từ trung bình trở lên đạt 90%;
Hạn chế số lượng học sinh, sinh viên bỏ học dưới 30% đối với trung cấp chuyên
nghiệp, dưới 10% đối với Cao đẳng kỹ thuật.
18


Giải pháp thực hiện
Tăng cường công tác chính trị tư tưởng cho học sinh, sinh viên thông qua công
tác giảng dạy và các hoạt động ngoại khóa;
Tổ chức thảo luận “Làm gì để nâng cao đạo đức của học sinh, sinh viên”;
Xây dựng văn hóa học đường;
Đổi mới công tác quản lý học sinh, sinh viên;
Hoàn thiện văn bản;
Xây dựng qui định việc đánh giá quản lý giáo dục: Học sinh, sinh viên tham gia
đánh giá công tác giảng dạy của Giáo viên;
Phối hợp gia đình học sinh, sinh viên, địa phương, doanh nghiệp. . .;
Tăng cường bồi dưỡng kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên;
Thu thập ý kiến của các nhà tuyển dụng, đánh giá học sinh, sinh viên, ý kiến

phản hồi của cựu học sinh, sinh viên.
3. Chiến lược phát triển nghiên cứu khoa học - công nghệ
Mục tiêu phát triển nghiên cứu khoa học - công nghệ;
Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học của đội ngũ cán bộ giảng dạy và sinh
viên của trường ngang tầm các trường đại học - cao đẳng tiên tiến;
Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý khoa học và công nghệ;
Kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ;
Giải pháp phát triển nghiên cứu khoa học - công nghệ;
Đến năm 2015 thực hiện ít nhất 80 đề tài khoa học công nghệ cấp trường và 200
đề tài cấp khoa, tham gia 2 đề tài cấp Bộ, Sở; biên soạn giáo trình cho 100% số học
phần đang đào tạo.
Tổ chức 5 hội thảo khoa học, số lượng bài báo quốc tế:1, tạp chí chuyên ngành:
3
4. Chiến lược phát triển hợp tác quốc tế
Mục tiêu phát triển hợp tác quốc tế
Mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác quốc tế;
Thực hiện sứ mạng của Trường đối với cộng đồng và doanh nghiệp ở TP. HCM
Thu hút các nguồn vốn đầu tư, vốn vay, tài trợ và học bổng.
Giải pháp phát triển hợp tác quốc tế
Thực hiện 01 đề án hợp tác về lĩnh vực đào tạo
19


Mỗi khoa có ít nhất 3 giảng viên có khả năng giảng dạy bằng tiếng Anh
5. Chiến lược nâng cao chất lượng đào tạo
+ Mục tiêu : Người học được cung cấp các chương trình đào tạo có chất lượng
cao, có kiến thức khoa học được cập nhật, vững vàng, có kĩ năng nghề nghiệp thành
thạo và trình độ tư duy sáng tạo, được các cơ sở tiếp nhận đánh giá tốt.
+ Các chỉ tiêu thực hiện :
100% chương trình đào tạo được xây dựng đều có sự tham khảo ý kiến của các

doanh nghiệp, được cập nhật các công nghệ mới và chương trình đào tạo tiên tiến của
nước ngoài.
100% các học phần đều có giáo trình
100% chương trình được cập nhật, bổ sung kiến thức mới hàng năm
Tăng cường trang thiết bị mới, hiện đại đáp ứng yêu cầu xã hội.
100% giảng viên đứng lớp đều đạt chuẩn quy định của Bộ Giáo dục Đào tạo và
được kiểm tra toàn diện hàng năm.
+ Giải pháp thực hiện chiến lược nâng cao chất lượng đào tạo :
Tổ chức hội thảo lấy ý kiến của doanh nghiệp về chương trình đào tạo ít nhất 1
lần/ 1-2 năm
Thường xuyên cập nhật công nghệ mới và tham khảo chương trình đào tạo
Tăng cường quản lý, kiểm tra hoạt động giảng dạy của giảng viên ( giáo trình, số
tiết thực dạy, nội dung giảng dạy…)
Thực hiện kế hoạch dự giờ, kiểm tra hồ sơ chuyên môn của giáo viên hàng năm
Tăng kinh phí đầu tư trang thiết bị học tập giảng dạy
6. Chiến lược phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật
6.1. Mục tiêu phát triển:
Tập trung đầu tư những công trình trọng điểm để đưa vào sử dụng bao gồm: Nhà
xưởng , Thư viện; phòng làm việc của giảng viên, Phòng thí nghiệm, thực hành; Các
công trình dịch vụ cho sinh viên; Hệ thống công nghệ thông tin; Hiện đại hoá các
giảng đường, xây dựng các phòng học lớn. Phấn đấu đến năm 2015 cơ bản hoàn thành

20


nhiệm vụ xây dựng cơ sở vật chất phục vụ nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học của
Trường và đến năm 2020 ổn định và phát triển.
6.2. Chỉ tiêu đặt ra:
Qui mô phát triển cơ sở vật chất: (phụ lục: bảng 1)
6.2.1. Cơ sở 1: 390 Hoàng Văn Thụ, phường 4, quận Tân Bình

Dự kiến đến năm 2020, đầu tư xây dựng các hạng mục chủ yếu tại cơ sở 1
(phụ lục: bảng 2)
6.2.2. Cơ sở 2: Xã Phú Hòa Đông, Huyện Củ Chi:
Các cơ sở phục vụ đào tạo của Phân hiệu phân bố hợp lý trên diện tích 33,7 ha.
Gồm:
Khu nhà làm việc + phụ trợ: 5.000 m2
Khu lý thuyết: 15.000m2
Khu Xưởng Tiện – Phay + Nguội sửa chữa + Gò – Hàn + Điện – Điện tử:
15.000m2
Khu liên hợp thể dục thể thao (gồm sân bóng, hồ bơi, nhà thi đấu thể thao đa
năng) + Nhà Giáo dục thể chất: 20.000 m2
Ký túc xá: 10.000 m2
Thư viện :5,000 m2
Còn lại là cây xanh, thảm cỏ, đường đi, bãi đậu xe. . .
Trang thiết bị:
Nâng cấp/ trang bị mới các xưởng thực tập tại các khoa nghề (phụ lục: bảng 3)
Trang bị mới và thay thế các phòng máy vi tính phục vụ nhu cầu học tập, nghiên
cứu cho sinh viên khoa công nghệ thông tin bình quân 2 sinh viên/1 máy tính, các
khoa khác 10 sinh viên/máy
Thư viện: xây dựng hệ thống thư viện hiện đại với nguồn tài nguyên thông tin
cập nhật phong phú; liên thông với các thư viện trong nước.
7. Chiến lược phát triển nguồn lực tài chính
7.1. Mục tiêu phát triển nguồn lực tài chính
21


Huy động mọi nguồn lực nhằm tạo nguồn tài chính dồi dào, đủ để đảm bảo chủ
động thực hiện các chiến lược phát triển nhà trường.
7.2. Chỉ tiêu phát triển nguồn lực tài chính
Kinh phí đầu tư hàng năm tăng dần đến 2015 so với năm 2010 :

- Kinh phí đào tạo đội ngũ cán bộ tăng 2,5 lần
- Đầu tư trang thiết bị tăng 8 – 10 lần
- Đầu tư cơ sở vật chất tăng 2 lần
- Đầu tư cho hoạt động đào tạo tăng 0,5 lần
- Đầu tư cho hoạt động đối ngoại tăng 2 lần
- Đầu tư cho hoạt động KH-CN tăng 2 lần
- Chi tiền công, tiền lương tăng 2 lần
7.3. Giải pháp phát triển nguồn lực tài chính
Tăng cường các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu thị trường lao
động để tăng nguồn thu.
Đẩy mạnh, ưu tiên các hoạt động nghiên cứu khoa học ứng dụng, chuyển giao
công nghệ có thu.
Lập các dự án vay vốn ưu đãi, tranh thủ tối đa sự hỗ trợ tài chính của các chương
trình, các tổ chức trong và ngoài nước.
Đổi mới tư duy quản lý tài chính, cơ sở vật chất. Tăng cường hiệu quả công tác
quản lý tài chính, quản lý tốt các nguồn thu, chủ động quản lý kế hoạch tài chính.
Tiết kiệm các khoản chi phí để tập trung tài chính cho các chương trình phát
triển của Nhà trường.
Có chiến lược, lộ trình cụ thể trong việc xây dựng phát triển nhà trường đến năm
2020, chú trọng tính khả thi trong dự án chiến lược để thành phố và các cơ quan chức
năng hỗ trợ, ghi vốn nhằm nhanh chóng thực hiện các hạng mục đúng tiến độ.
8. Chiến lược phát triển đội ngũ
8.1. Mục tiêu phát triển đội ngũ
22


Xây dựng đội ngũ cán bộ viên chức, đặc biệt là đội ngũ cán bộ giảng dạy đủ về
số lượng, mạnh về trình độ, giỏi về chuyên môn cả lý thuyết và thực hành cùng kinh
nghiệm thực tế, có đủ năng lực về ngoại ngữ và tin học để tiếp cận với những kiến
thức hiện đại, có khả năng thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học và

hợp tác quốc tế, phù hợp với xu hướng của các đại học – cao đẳng tiên tiến trên thế
giới, có phẩm chất và trách nhiệm của nhà giáo, gắn bó và hết lòng vì sự nghiệp giáo
dục;
Đảm bảo tỷ lệ giảng viên/sinh viên theo quy chuẩn. Đào tạo đội ngũ kế cận có đủ
đức đủ tài, đảm bảo sự kế thừa và phát triển vững chắc để thực hiện tốt mục tiêu chiến
lược phát triển của trường;
8.2. Nhu cầu về đội ngũ cán bộ giảng viên
Dự kiến:
Năm 2011 có 297 CBCC trong đó có 166 là cán bộ giảng dạy khối chuyên
nghiệp,(không tính 50 cán bộ giảng dạy khối trung học phổ thông để tính quy đổi); tỷ
lệ sinh viên quy đổi trên một giảng viên quy đổi đạt 23:1;
Năm 2015 là 380 CBCC trong đó 200 là cán bộ giảng dạy khối chuyên nghiệp,
tỷ lệ sinh viên quy đổi trên một giảng viên quy đổi đạt 20:1;
Năm 2020 là 500 CBCC, trong đó 280 là cán bộ giảng dạy khối chuyên nghiệp,
tỷ lệ sinh viên quy đổi trên một giảng viên quy đổi đạt 17:1.
Về cơ cấu trình độ đội ngũ cán bộ giảng dạy:
Năm 2011 đội ngũ cán bộ giảng dạy có 21,33% đạt trình độ sau đại học; 5% có
khả năng giao tiếp bằng tiếng nước ngoài.
Năm 2015 có 30% đạt trình độ sau đại học, trong đó có 2% tiến sĩ; 10% có khả
năng giao tiếp bằng tiếng nước ngoài.
Năm 2020 có 60% đạt trình độ sau đại học, trong đó có 15% tiến sĩ; 30% có khả
năng giao tiếp bằng tiếng nước ngoài.
8.3. Chiến lược sử dụng nguồn nhân lực:
Chú trọng công tác chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức; nâng cao trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học… cho đội ngũ. Làm tốt công tác quy
23


hoạch, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng viên vượt chuẩn quy định
của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Bố trí, sắp xếp, bổ sung, cân đối nguồn nhân lực cho việc sử dụng đội ngũ một
cách tối ưu nhất; bố trí công việc đúng với khả năng của từng người, tạo điều kiện để
cá nhân có thể phát huy cao nhất sở trường của mình;
Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ kế cận đủ năng lực để tiếp tục sự nghiệp phát triển
trường trong giai đoạn tới;
Thực hiện chính sách thu hút nhân tài. Lựa chọn cán bộ giảng dạy trẻ có năng
lực gửi đi đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ ở nước ngoài;
Xây dựng đề án sử dụng nguồn nhân lực của trường cho từng giai đoạn phát triển
đạt hiệu quả tối ưu nhất, sử dụng hiệu quả nhất.
8.4. Giải pháp phát triển đội ngũ
Lập kế hoạch và tổ chức định kỳ cho cán bộ viên chức đơn vị chức năng tham
gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, năng lực chuyên môn,
nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, tin học để làm việc với tác phong chính quy, hiện đại,
hiệu quả;
Quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ quản lý các cấp, bảo đảm tính kế thừa, dân chủ và
công khai;
Luôn chú trọng trau dồi phẩm chất đạo đức; tạo điều kiện học tập, bồi dưỡng về
chính trị và pháp luật cho cán bộ giảng viên của trường;
Củng cố và xây dựng đội ngũ cán bộ viên chức có chuyên môn, nghiệp vụ phù
hợp với tiêu chuẩn ngạch bậc, chức danh đảm nhiệm. Thực hiện tốt các chỉ số đo
lường đảm bảo đội ngũ cán bộ giảng viên có năng lực giảng dạy tốt nhất;
Thỉnh giảng các cán bộ khoa học ngoài trường và chuyên gia từ các doanh
nghiệp tham gia vào công tác giảng dạy. Lập kế hoạch sử dụng có hiệu quả đội ngũ
cán bộ giảng dạy cơ hữu và thỉnh giảng;
Theo phân cấp từ Sở Giáo dục và Đào tạo, hoàn thiện quy trình tuyển dụng đội
ngũ cán bộ giảng dạy và cán bộ quản lý. Ưu tiên tuyển dụng người có học vị tiến sĩ,
thạc sĩ từ nhiều nguồn để bổ sung cho đội ngũ giảng dạy;

24



Thông qua các dự án hợp tác quốc tế bằng nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước,
kinh phí của trường và các nguồn kinh phí khác, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ
giảng dạy của trường. Tích cực tìm học bổng cử cán bộ giảng dạy trẻ đi học tập và
nghiên cứu ở nước ngoài;
Chú trọng các phương pháp đánh giá hợp lý hoạt động giảng dạy của giảng viên;
chú trọng triển khai đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp đánh giá kết quả
học tập của người học. Đánh giá chất lượng của đội ngũ cán bộ giảng viên thông qua:
khối lượng giờ giảng đảm nhận, các công trình nghiên cứu khoa học, các tài liệu, giáo
trình biên soạn, quỹ thời gian dành cho học tập, nghiên cứu khoa học, tự đào tạo, đảm
bảo khoa học, chính xác.

25


×