Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

ĐỀ THI THỬ ĐÁNH GIÁ NĂNG lực 34 Thầy Đặng Khương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (43.06 KB, 8 trang )

ĐỀ THI THỬ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC
KÌ THI 2015 – 2016
(Đề số 34)
Câu 1: Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách…
Truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân không chỉ miêu tả tình cảnh thê thảm của người nông thôn nước ta
trong nạn đói khủng khiếp năm 1945 mà còn thể hiện được bản chất tốt đẹp và sức sống kì diệu của họ:
ngay trên bờ vực của cái chết, họ vẫn hướng về sự sống, khát khao tổ ấm gia đình và thương yêu đùm
bọc lẫn nhau.
a. tình cảnh b. nông thôn
c. bờ vực d. bản chất
Câu 2: Chọn một từ mà nghĩa của nó không cùng nhóm với các từ còn lại
a. Nhượng bộ b. Hòa hoãn
c. Do dự d. Chần chừ
Câu 3: Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
……………………..là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của văn nghệ giải phóng miền Nam thời kì
kháng chiến chống đế quốc Mĩ. Ông quê ở miền Bắc nhưng đã gắn bó sâu nặng với nhân dân miền Nam
và thực sự xứng đáng với danh hiệu Nhà văn xủa người nông dân Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống
Mĩ cứu nước.
a. Đoàn Giỏi b. Nguyễn Hoàng Ca
c. Sơn Tùng d. Nguyễn Trung Thành
Câu 4: Tác giả nào không thuộc giai đoạn chống Mĩ?
a. Phạm Tiến Duật b. Huy Thông
c. Lâm Thị Mĩ Dạ d. Xuân Quỳnh
Câu 5: Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách…
Truyện kể về những người con trong một gia đình nông dân Nam Bộ có truyền thống yêu nước, căm thù
giặc, thủy chung son sắc với quê hương cách mạng. Chính sự gắn bó sâu nặng giữa tình cảm gia đình với
tình yêu nước, giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn
của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
a. truyện b. nông dân



c. son sắc d. to lớn
Câu 7: Chọn một từ mà cấu tạo của nó không cùng nhóm với các từ còn lại
a. sâu róm, b. diều hâu,
c. dưa hấu d. Phân bón
Câu 8: Tác phẩm nào không phải là tác phẩm của nhà văn Nguyễn Minh Châu?
a. Những vùng trời khác nhau b. Dấu chân người lính
c. Nỗi buồn chiến tranh d. Mảnh đất tình yêu
Câu 9: Tác phẩm nào không có màu sắc cổ điển?
b. Tràng giang b. Chiều tối
c. Giải đi sớm d. Việt Bắc
Câu 10: Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
Trong quá trình trình bày luận điểm, luận cứ, cần vận dụng các ………………. lập luận thích hợp. Các
…………………. ấy phải kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn với nhau. Chú ý không để bài làm mắc lỗi về lập
luận.
a. Cách thức – cách thức b. Cách thức – thao tác
c. Thao tác – thao tác d. Thao tác – cách thức
Câu 11: Chọn một từ mà nghĩa của nó không cùng nhóm với các từ còn lại
a. Dũng cảm b. Gan dạ
c. Táo tợn d. Bạo gan
Câu 12: Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” mang đậm phong cách…………………………………….của Nguyễn Minh
Châu. Với ngôn từ dung dị đời thường, truyện kể lại chuyến đi thực tế của một nghệ sĩ nhiếp ảnh và
những chiêm nghiệm sâu sắ của ông về nghệ thuật và cuộc đời.
a. Thế sự - đời tư b. Thế sự - đời thường
b. Triết lí – suy tưởng c. Tự sự - triết lí
Câu 13: Nhận định sau nói về nhà văn nào?


a. Làm văn nghệ, ông dùng ngòi bút để phanh phui các “căn bệnh tinh thần” của quốc dân, lưu ý mọi
người tìm phương thuốc chạy chưa. Ông đã hát cho đồng bào mình nghe bài hát lạc điệu của chính họ,

chỉ cho họ thấy những bước đi sai nhịp trên con đường tiến về tương lai.
a. Vũ Trọng Phụng b. Lỗ Tấn
c. Shê – khốp d. Nguyễn Khải
Câu 14: Chọn một từ mà cấu tạo của nó không cùng nhóm với các từ còn lại
a. Lả lơi b. thì thầm,
c. ngẩn ngơ d. Lạ lẫm
Câu 15: Nhà văn nào không sở trường về đề tài nông thông?
a. Nam Cao b. Ngô Tất Tố
c. Nguyễn Văn Tài d. Vũ Trọng Phụng
Câu 16: Mở bài thông báo chính xác, ngắn gọn vấn đề cần nghị luận; hướng người đọc (người nghe) vào
nội dung bàn luận một ách tự nhiên và gợi sự hứng thú với vấn đề được trình bày trong tác phẩm.
a. Mở bài b. Nghị luận
c. hứng thú d. tác phẩm
Câu 17: Nhận định sau nói về nhà văn nào?
Ông dám nói lên sự thật dù đôi khi khắc nghiệt, cay đắng. Ông coi sứ mạng cao cả nhất của nghệ thuật là
“ca ngợi nhân dân – người lao động, nhân dân – người xây dựng, nhân dân anh hùng” của mình.
a. Tố Hữu b. Nguyễn Tuân
c. Sô – lô – khốp d. Hê – minh – uê
Câu 18: Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách…
Hình ảnh ông lão đánh cá đơn độc dũng cảm săn đuổi con cá lớn nhất đời là một biểu tượng về vẻ đẹp
của ước mơ và hành trình gian khổ của con người để biến ước mơ thành hiện thực. Sự chuyển hóa từ
bức tranh với những nét trần trụi, chân thực, giản dị sang một lớp nghĩa hàm ẩn, rộng lớn – đó chính là
quan niệm của Hê – minh – uê và cũng là sự thể hiện nguyên lí sáng tác của ông: tác phẩm nghệ thuật
như một “tảng băng trôi”.
a. Hình ảnh b. biểu tượng
c. quan niệm d. nguyên lí
Câu 19: Chọn một từ mà cấu tạo của nó không cùng nhóm với các từ còn lại


a. lí lịch b. biên niên

c. bức bách d. Tí tách
Câu 20: Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách…
Qua đoạn trích vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, Lưu Quang Vũ muốn gửi tới người đọc thông
điệp: Được sống làm người quý giá thật, nên được sống đúng là mình, sống trọn vẹn những giá trị mình
vốn có và theo đuổi còn quý giá hơn.
a. Qua b. thông điệp
c. nên d. theo đuổi
Câu 21. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 5
Nhưng bây giờ thì hắn tỉnh. Hắn bâng khuâng như tỉnh dậy sau một cơn say rất dài. Cũng như người say
tỉnh dậy, hắn thấy miệng đắng, lòng mơ hồ buồn. Người thì bủn rủn, chân tay không buồn nhấc. Hay là
đói rượu? Nghĩ đến rượu hắn hơi rùng mình. Ruột gan lại nôn nao lên một tí. Hắn sợ rượu cũng như
những người ốm thường sợ cơm. Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá! Có tiếng cười nói của những
người đi chợ. Anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá. Những tiếng quen thuộc ấy hôm nào chả có. Nhưng
hôm nay hắn mới nghe thấy… Chao ôi là buồn!
– Vải hôm nay bán mấy?
– Kém ba xu dì ạ!
– Thế thì còn ăn thua gì!
– Có kéo co mới được một tấm năm xu.
– Thật thế đấy. Nhưng chẳng lẽ rằng lại chơi.
Chí Phèo đoán chắc rằng một người đàn bà hỏi một người đàn bà khác đi bán vải ở Nam Định về. Hắn lại
nao nao buồn, là vì mẩu chuyện ấy nhắc cho hắn một cái gì rất xa xôi. Hình như có một thời hắn đã ao
ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải, chúng lại bỏ một con lợn nuôi để
làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm.
21.1. Chủ đề của đoạn trích trên là gì?
a. Nỗi buồn của Chí Phèo khi tỉnh rượu
b. Tâm trạng của Chí Phèo buổi sáng tỉnh dậy sau đêm ăn nằm với Thị Nở
c. Nỗi nhớ của Chí Phèo về kí ức xa xôi
d. Bức tranh thiên nhiên làng Vũ Đại lúc sáng sớm



21.2. Từ “bủn rủn” (được gạch chân trong đoạn trích) có thể được thay thế bằng từ nào sau đây?
a. Buồn bả
b. Rã rời
c. Co ro
d. Chán chường
21.3. Câu văn: “Hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ...” có ý nghĩa gì?
a. Chí Phèo bắt đầu thức tỉnh và nhớ về quá khứ lương thiện của mình.
b. Chí bắt đầu thức tỉnh và mơ ước có một gia đình nho nhỏ
c. Chí bắt đầu thức tỉnh và nuối tiếc về những mơ ước bình dị trong quá khứ lương thiện của mình
d. Chí bắt đầu thức tỉnh và đang cố nhớ về quá khứ của mình
21.4. Đoạn trích trên có bao nhiêu từ láy?
a. 4 từ
b. 5 từ
c. 6 từ
d. 7 từ
21.5. Đoạn trích thể hiện tài năng viết truyện ngắn của Nam Cao ở phương diện nổi bật nào?
Chọn 1 câu trả lời đúng
a. Sử dụng ngôi kể thứ nhất hợp lý và điểm nhìn linh hoạt
b. Miêu tả chân thực ngoại hình và tính cách nhân vật
c. Miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật một cách tinh tế
d. Ngôn ngữ đối thoại sinh động và độc thoại nội tâm sâu sắc
22. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách…
Phát triển trong hoàn cảnh của một đất nước thuộc địa, chịu sự lấn áp mạnh mẽ và sâu sắc của phong
trào đấu tranh giải phóng dân tộc, văn học Việt Nam thời kì này đã hình thành hai bộ phận: công khai và
không công khai. Văn học công khai là văn học hợp pháp, tồn tại trong vòng pháp luật của chính quyền
thực dân phong kiến. Văn học không công khai bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, phải lưu hành bí mật
a. Lấn áp b. Bộ phận


c. Chính quyền d. Bí mật

Câu 23: Chọn một từ mà nghĩa của nó không cùng nhóm với các từ còn lại
a. Độc đạo b. Hướng đạo
c. Nhân đạo d. Lãnh đạo
Câu 24. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách…
Với tư duy nhạy bén và không ngừng đổi mới, tài năng sáng tạo đa dạng, phong phú, Phan Bội Chôi từng
một thời làm chấn động biết bao con tim yêu nước bằng những vần thơ sôi sục nhiệt huyết của mình.
a. nhạy bén b. chấn động
c. con tim d. sôi sục
Câu 25: Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
Mỗi câu thường có hai thành phần nghĩa: đề cập đến một sự việc (hoạc một vài sự việc); bày tỏ thái độ,
sự đánh giá của người nói đối với sự việc đó. Thành phần nghĩa thứ nhất gọi là nghĩa ……………………….,
thành phần nghĩa thứ 2 gọi là nghĩa……………………….
a. Biểu đạt – sự việc b. Sự việc – tình thái
c. Sắc thái – biểu đạt c. Sắc thái – sự việc
Câu 26: Chọn một từ mà cấu tạo của nó không cùng nhóm với các từ còn lại
a. Bút bi b. Bút máy
c. Bút kí d. Bút chì
Câu 30: Chọn một từ mà nghĩa của nó không cùng nhóm với các từ còn lại
a. Chinh chiến b. Chinh phu
c. Trường chinh d. Chinh phục
Câu 31. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 5
Thủy triều đỏ là tên gọi chung cho những hiện tượng được biết đến như là những đợt bùng phát tảo
biển nở hoa, nó gây ra bởi một số loại tảo sống và nở hoa mang đến màu đỏ hoặc nâu. Thủy triều đỏ là
sự kiện thường xảy ra ở các cửa sông, cửa biển hoặc tảo nước ngọt tích lũy nhanh chóng trong các cột
nước. Thủy triều đỏ dễ dàng nhận biết nhanh chóng bằng trực quan khi nước biển thường có chất dính
và mùi tanh hôi.


Những tảo này, đặc biệt là thực vật phù du, là những sinh vật nguyên sinh đơn bào, các sinh vật như
thảo mộc có thể hình thành những đám dày đặc, các vết có thể nhìn thấy ở gần bề mặt nước. Một số

loài thực vật phù du, tảo chứa sắc tố quang hợp khác nhau về màu sắc từ xanh sang nâu đỏ.
Khi mật độ tảo tập trung cao, nước sẽ đổi màu hay xỉn lại, từ tím đến gần như màu hồng, thường là màu
đỏ hoặc màu xanh lá cây. Không phải tất cả việc nở rộ tào đều dày đặc đủ để làm cho nước đổi màu, và
không phải tất cả những nước đổi màu có liên quan đến nở rộ tảo đều đỏ. Ngoài ra, thủy triều đỏ không
thường gắn liền với hoạt động thủy triều của nước, do đó tốt hơn là tham khảo các nhà khoa học để
dùng từ nở rộ tảo.
Một số thủy triều đỏ có liên quan đến việc tăng sản xuất các độc tố tự nhiên, sự giảm oxy hòa tan hoặc
các tác hại khác, và thường được mô tả như tảo nở hoa gây hại. Các hậu quả dễ thấy nhất của thủy triều
đỏ là làm chết động vật hoang dã ở biển và các loài sống ven biển như cá, chim, động vật có vú biển, và
các sinh vật khác.
31.1. Đoạn trích trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?
a. Báo chí c. Chính luận
c. Khoa học d. Nghệ thuật
31.2. Nhan đề nào phù hợp với đoạn trích trên?
a. Thủy triều đỏ
b. Tác hại của thủy triều đỏ
c. Sự nguy hiểm của thủy triều đỏ
d. Sự phát triển của thủy triều đỏ
31.3. Ý nào không được đề cập đến trong đoạn trích?
a. Thủy triều được biết đến như là những đợt bùng phát tảo biển nở hoa.
b. Thủy triều đỏ là sự kiện thường xảy ra ở các cửa sông, cửa biển
c. Thủy triều đỏ thường gắn liền với hoạt động thủy triều của nước
d. Không phải tất cả thủy triều đều liên quan đến việc tăng sản xuất các độc tố tự nhiên.
Câu 32: Nền văn học được khai sinh từ khi Cách mạng tháng Tám thành công còn được gọi là:
a. Nền văn học nhân dân
b. Nền văn học cách mạng
c. Nền văn học dân tộc


d. Nền văn học thời đại

Câu 33: Đường lối lãnh đạo của Đảng đã xác định cho văn nghệ một định hướng quan trọng là:
a. Lập trường nhân dân
b.
b. Những nội dung tiêu biểu của thời đại cách mạng cần phản ánh
c. Hình thức nghệ thuật giản dị, trong sáng, hấp dẫn.
d. Lí tưởng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội
Câu 34: Cảm hứng chủ đạo của văn học giai đoạn 1945 – 1975 là gì?
a. Cảm hứng lãng mạn và cảm hứng yêu nước.
b. Cảm hứng sử thi và cảm hứng yêu nước.
c. Cảm hứng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
d. Cảm hứng sử thi và cảm hứng nhân đạo



×