Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Báo cáo thực tập trường tiểu học nguyễn viêt xuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 14 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

Trường thực tập

: Nguyễn Viết Xuân

Lớp thực tập

: 55

Giáo viên hướng dẫn : Cù Thị Hồng Uyên
Giáo sinh thực tập

: Nguyễn Lê Xuân Phương

MSSV

:K37.901.906

2015


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên chúng em xin cảm ơn sâu sắc nhất đến Ban giám hiệu cùng
toàn thể quý thầy cô Trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân đã tạo điều kiện tốt cho
chúng em khi về trường thực tập .
Những bài học thu nhận được trong tám tuần thực tập dưới mái trường
Tiểu học Nguyễn Viết Xuân sẽ là hành trang quý giá đồng hành cùng chúng em
trên con đường sự nghiệp nhà giáo. Quãng thời gian thực tập tuy không dài nhưng


cũng không là ngắn đã giúp chúng em được tiếp xúc thực tế được với nghề, hiểu
hơn và thấy tin yêu hơn sự nghiệp mình theo đuổi. Chúng em hứa sẽ cố gắng hơn
nữa, phấn đấu hơn nữa, nỗ lực hết mình để thực hiện sứ mệnh trồng người một cách
trọn vẹn. Từng khoảnh khắc, kỉ niệm đầu đời sư phạm dưới mái trường này sẽ mãi
mãi in dấu đậm sâu trong trái tim mỗi sinh viên chúng em : Khi ta ở chỉ là nơi đất
ở, khi ta đi đất đã hóa tâm hồn” . Để rồi sau này, dù có đi đâu, thì lòng mãi náo nức
những cảm xúc xao xuyến , bồi hồi yêu thương mỗi khi nhớ về. Chúng em xin gởi
những lời tri ân sâu sắc nhất đến toàn thể quý thầy cô. Biết nói sao hết những lời
cảm kích trong lòng, cảm ơn thật nhiều những chân tình, những tâm huyết, tình
cảm của thầy cô đã dành cho chúng em .


PHẦN I: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG
Tình hình giáo dục tại địa phương

I.

Ngành giáo dục Quận 5 hiện nay có 18 trường tiểu học, trong đó:
Công lập: 16 trường
Dân lập, Tư thục: 02 trường (Văn Lang – Kiều Mỹ)
II.
1.

Tình hình, đặc điểm nhà trường
Cơ sở vật chất
Trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân được thành lập theo Quyết định số
443/QĐ-UB ngày 14 tháng 12 năm 1978 của Ủy Ban Nhân Dân Quận 5. Trường
tọa lạc tại địa chỉ 768 Nguyễn Trãi, Phường 11, Quận 5.
Đây là địa bàn tập trung nhiều trường học, khu vực buôn bán – dịch vụ, mật độ
lưu thông cao, là nơi có đông người dân gốc Hoa sinh sống. Tỷ lệ học sinh người

Hoa hằng năm học tại trường chiếm khoảng 46%, đa số HS thuộc thành phần gia
đình lao động, có hoàn cảnh khó khăn.
Cơ sở giáo dục của trường là cơ sở giáo dục cũ của Hội quán người Hoa, được
xây dựng và năm 1960 với diện tích đất 974,6 m 2, diện tích sử dụng 3213m2. Tuy
xây dựng đã lâu, kết cấu, kiến trúc có phần lỗi thời nhưng nhiều năm qua, nhờ sự
quan tâm của Ủy Ban Nhân Dân Quận 5, sự hỗ trợ của quí cha mẹ học sinh,
trường đã có thêm nguồn kinh phí để cải tạo, sửa chữa nâng cấp trường, lớp và lắp
đặt một số công trình như: hệ thống Phòng cháy chữa cháy, hệ thống dây dẫn
điện, lát gạch mới toàn bộ các lớp học hành lang, trang bị hệ thống điều hòa ở 03
phòng ngủ học sinh gồm 20 máy lạnh...
Nhà trường hiện có 29 phòng học, 08 phòng hành chính ( phòng Hiệu trưởng,
Phó Hiệu trưởng, Văn phòng, phòng Giáo viên, phòng Kế toán – Thủ quỹ, phòng
y tế, nha, bảo vệ, nhà thư viện – thiết bị) 03 phòng chức năng (tin học, Anh văn,
phòng thao giảng). Đa số các phòng học có diện tích nhỏ dưới 40m 2.Tuy nhiên,


tất cả điều được trang bị đầy đủ bàn, ghế và các thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy
học.
Đội ngũ giáo viên – nhân viên:

2.

Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên: 84 người (Ban giám hiệu 03, giáo viên
dạy nhiều môn: 36; giáo viên bộ môn: 08, giáo viên thỉnh giảng: 08. Cấp dưỡng –
bảo mẫu: 18, nhân viên phục vụ: 04, bảo vệ: 02, nhân viên y tế - nha: 02, Kế toán:
01, Thủ quỹ: 01, Thư viện: 1).
Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên 100% đạt trình độ trên chuẩn.
Đội ngũ nhân viên có trình độ không đồng đều, đa số tốt nghiệp cấp II và III.
Nhà trường đảm bảo thực hiện đúng chế độ chính sách cho đội ngũ.
Đoàn thể


3.

Nhà trường có Chi bộ độc lập với 12 đảng viên (19%). Đảng viên là cán bộ
quản lý và giáo viên có năng lực, gương mẫu, là những nhân tố tích cực lôi cuốn
trong các hoạt động. Chi bộ bảo đảm công tác lãnh đạo toàn bộ hoạt động của nhà
trường.
Công đoàn nhà trường phối hợp tốt với chính quyền trong công tác giáo dục
cũng như chăm lo, bảo đảm chế độ chính sách cho đội ngũ. Ban chấp hành tích
cực trong các phong trào của ngành, của trường, vận động tốt công đoàn viên
tham gia.
Chi đoàn với 15 đoàn viên, luôn xung kích trong các phong trào, gương mẫu,
tích cực. Công tác Đoàn – Đội hàng năm đều đạt xuất sắc.
Các hoạt động trong nhà trường:

4.
a.

Hoạt động giảng dạy

-

Trường hiện có 29 lớp học/ 952 học sinh. Trong đó, khối Một có 05 lớp/ 163
học sinh; khối Hai 06 lớp/220 học sinh; khối Ba 07 lớp/233 học sinh; khối Bốn 06
lớp/174 học sinh; khối Năm 05 lớp/162 học sinh.


-

Học sinh học 2 buổi/ ngày: 100%


-

Học sinh bán trú: 79% - 83%

-

Hiệu suất đào tạo hằng năm đạt từ 99% trở lên, không có học sinh bỏ học, tỷ lệ
lên lớp hẳn hằng năm đạt từ 99% trở lên; học sinh lớp 5 hoàn thành chương trình
tiểu học hằng năm đạt 100%.
Tổ Chuyên môn: có 5 tổ (gồm các Giáo viên chủ nhiệm – Giáo viên dự
khuyết – Giáo viên bộ môn) sinh hoạt tổ chuyên môn 2 tuần/ 1 lần (khối 1: thứ
sáu; khối 2: thứ hai; khối 3: thứ ba; khối 4: thứ tư; khối 5: thứ năm). Tổ Hoa văn,
Anh văn sinh hoạt chuyên môn riêng.
Hồ sơ sổ sách: sổ theo dõi nhận xét (hiện nay đang thực hiện ứng dụng web
trên cổng thông tin điện tử do Sở Giáo dục – Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh
cung cấp), học bạ, sổ liên lạc...
Cách thức đánh giá, xếp loại HS: theo thông tư 30/2014 TT-BGD&ĐT
Nội dung và phương pháp giảng dạy:

-

Nhà trường chỉ đạo, quản lý việc dạy học và đánh giá kết quả học tập của học
sinh theo chuẩn kiến thức kỹ năng các môn học ở tiểu học; tiếp tục thực hiện công
văn 5842/BGD-ĐT ngày 01/09/2011 về hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học ở
phổ thông và Chuẩn Kiến thức – Kỹ năng;

-

Thường xuyên vận dụng đổi mới phương pháp dạy học đặc biệt là các phương

pháp và kỹ thuật dạy học hợp tác, chú ý thực hiện tích hợp các nội dung giáo dục
trong dạy học các môn học, chú trọng giáo dục đạo đức và kỹ năng sống cho học
sinh. Quyền và bổn phận của trẻ em; bình đẳng giới; an toàn giao thông; phòng
chống tai nạn thương tích đảm bảo tính hiệu quả...
Hội thi:

-

Học sinh: thi vẽ tranh; thi kể chuyện theo sách, thi viết chữ đẹp, thi tin học, thi
Thể dục – Thể thao (Hội khỏe Phù Đổng)…


-

Giáo viên: thi giáo viên dạy giỏi, thi giáo viên chủ nhiệm giỏi...

b.

Các hoạt động giáo dục:
* Chính khóa
Dạy các môn học bắt buộc và tự chọn. Trường có dạy tiếng Hoa tăng cường và
Anh văn, Tin học tự chọn.
* Ngoại khóa
- Tham gia các ngày hội, lễ hội, vui chơi, thể dục thể thao, tham gia du lịch,
giao lưu văn hóa, bảo vệ môi trường, lao động công ích, xã hội,....
- Tham gia các phong trào, hoạt động của Đội tổ chức: Nụ cười hồng, giải Lê
Quý Đôn trên báo Nhi Đồng, Nghi thức Đội, Sử ca học đường, kể chuyện về Bác,
sáng tác, vẽ tranh...
Thành tích nổi bật:


III.
-

Năm 2011, được Bằng khen của Thủ tướng chính phủ về “Thành tích trong
công tác Xã hội từ thiện, góp phần vào xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ
quốc”

-

Năm 2014, được Bằng khen của Thủ tướng chính phủ về “Thành tích trong
công tác giáo dục và đào tạo”.

-

Nhiều năm liền, Trường đạt danh hiệu: “Tập thể lao động xuất sắc” - Cấp
thành phố, chi bộ đạt danh hiệu: “Chi bộ trong sạch, vững mạnh”, Công đoàn đạt
danh hiệu: “Công đoàn vững mạnh xuất sắc”.

-

Trường đạt chất lượng giáo dục cấp độ 1.
PHẦN II :BÁO CÁO THỰC TẬP
1/ Thực tập giảng dạy – kế hoạch
a . Dự giờ

-

Trong 8 tuần ở Trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân , em đã được dự giờ giảng
mẫu một số tiết như ngày 7/10 mở rộng vốn từ : từ ngữ về cây cối . Đặt và trả lời



câu hỏi “ Để làm gì ?’’ của khối lớp 2 , ngày 8/10 toán: “gấp một số lên nhiều lần
của khối lớp 3”, ngày 13-10 tập đọc: “Điều ước của vua Mi-đát” của khối lớp 4,
ngày 14-10 Tiếng Việt “vần oi- ai” của khối lớp 1 , ngày 15/10 khoa học: “hỗn
-

hợp” ( bàn tay nặn bột – bảng tương tác ) của khối lớp 5 ……
Qua những tiết dạy mẫu đã phần nào giúp cho em được rất nhiều kinh nghiệm
như: cách bao quát lớp, sự phân bố thời gian hợp lí, giáo viên đưa ra những câu
hỏi theo sát bài học. Tiết học em tâm đắc nhất là môn khoa học của cô lớp 5 dạy
rất công phu, cô đã sử dụng phương pháp mới để ứng dụng vào bài học từ đó hình
thành cho các em có tư duy sáng tạo và yêu thích môn học.


b . Thực tập giảng dạy:
Trong hai tuần đầu là khoảng thời gian chúng em làm quen với học sinh, soạn
giáo án rồi đưa cho cô hướng dẫn chỉnh sửa để lên tiết được tốt.
Em lên mười tiết gồm: đạo đức bài “Tình bạn” giúp cho học sinh hiểu về tình
đoàn kết, yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau trong lúc khó khăn. Lịch sử bài “Cách
mạng mùa thu” giúp cho học sinh hiểu biết về những trận đánh hào hùng của dân
tộc ta. Toán bài “Tổng nhiều số thập phân” giúp cho học sinh biết cách tính cộng
số thập phân. Tập đọc bài “Chuyện một khu vườn nhỏ” giúp cho học sinh thêm
yêu thiên nhiên và cách giữ gìn cây cối…


Qua những lần lên tiết dạy em thấy em còn hạn chế về giọng nói (giọng nói
chưa to), chưa bao quát hết lớp... Nhưng nhờ sự chỉ dạy tận tình của cô hướng dẫn
và tập thể lớp rất nhiệt tình giơ tay phát biểu đã giúp cho tiết học của em hoàn
thành tốt.
c . Dự giờ sinh hoat tổ khối chuyên môn

Do lớp em thực tập là lớp khối 5 do Cù Thị Hồng Uyên làm trưởng khối, nên
chúng em họp tổ khối vào chiều ngày thứ 5. Những lúc đó các thầy cô trong tổ đã
chia sẻ cho chúng em những kinh nghiệm khi lên tiết, chỉ dạy tận tình cho chúng
em khi lên tiết dạy cần có tranh ảnh cụ thể, những đồ vật chi tiết để các em dễ
hình dung hơn trong cuộc sống hằng ngày.
2/ Thực tập chủ nhiệm lớp
a . Điều kiện, hoàn cảnh, tâm sinh lý học sinh
- Em thực tập ở lớp 5/5 với sĩ số lớp: 38 em, gồm 22 học sinh nam và 16 học
sinh nữ. Dân tộc Kinh là 29 em và dân tộc khác là 9 em. Do lớp em không phải là
lớp tăng cường tiếng Anh nên các em rất thân thiện và gần gũi.
- Trình độ học tập của các em không đồng đều. Một số em chỉ sống với cha,
hoặc mẹ hoặc người thân khác, nên các em chưa được quan tâm đến việc học tập.
- Một số em tiếp thu bài chậm do mất căn bản và chưa chăm chỉ học như:
Lương, Sang, Tùng, Kiệt, Linh.
- Một số em chăm chỉ học và rất năng động trong giờ học như: Hải Anh, Minh
Anh, Thi Anh, Trâm Anh, Hà, Ngọc.
- Một em có hoàn cảnh khó khăn đã đươc nhà trường quan tâm và hỗ trợ: Gia
Minh.
- Các em năng khiếu và thích tham gia phong trào như về thể dục thể thao:
Cường, Kiến. Mỹ Thuật: Thi Anh, Hải Anh, Huy, Trà, Hoàng.
- Vài em còn nhút nhát, cần động viên khích lệ : Long, Đạt.
- Để hoàn thành công tác chủ nhiệm tốt trước hết người giáo viên phải nắm
vững tình hình lớp, đặc biệt là tâm lí của từng học sinh về thuận lợi cũng như khó
khăn để từ đó người giáo viên nhanh chóng, kịp thời giải quyết những sai sót mà
các em học sinh mắc phải.


b . Dã ngoại , vui chơi
-


Ngày 30-10 chúng em được tham gia dã ngoại với toàn trường, đây là những
kỉ niệm không bao giờ chúng em quên. Do là năm cuối nên lớp em tham gia đầy
đủ. Các bạn đi chơi rất ngoan và biết nghe lời, đặc biệt là các bạn rất quan tâm và


giúp đỡ lẫn nhau như bạn Yến đút cơm cho bạn Minh Long ăn (vì bạn này ăn
chậm).

-

Chúng em và các bạn học sinh đã cùng nhau trang trí lớp để chào mừng ngày
nhà giáo Việt Nam 20-11. Bằng nhiều hoạt động như sắp xếp lại kệ sách, trang trí
góc nhỏ học tập, trồng cây (làm vườn cây thuốc nam).

-

Chúng em
khối lớp 5
cho ngày 20Cánh buồm

phụ với các cô
làm báo tường
11 chủ đề:
tri thức.

-

Chúng em
lưu niệm với
thực tập nhân

Việt Nam.

còn chụp hình
cô hướng dẫn
ngày Nhà giáo


PHẦN III: KẾT LUẬN
A . Kết luận chung
- Thuận lợi: nhờ sự giúp đỡ tận tình của Ban giám hiệu và cô hướng dẫn đã
giúp đỡ chúng em lên tiết một cách được trọn vẹn hơn trong 08 tuần vừa qua .
- Khó khăn: chúng em còn lúng túng khi đứng lớp nên đôi khi bị quên lời,
kiến thức chuyên môn chưa sâu và chưa giải quyết tốt các tình huống sư phạm…
B. Bài học kinh nghiệm
- Để hoàn thành công tác chủ nhiệm tốt trước hết người giáo viên phải nắm
vững tình hình lớp, đặc biệt là tâm lí của từng học sinh về thuận lợi cũng như khó
khăn để từ đó người giáo viên nhanh chóng, kịp thời giải quyết những sai sót mà
các em học sinh mắc phải.
- Các hồ sơ, sổ liên lạc là phương tiện ghi thông tin, lời nhận xét của giáo viên
đối với từng học sinh đến với phụ huynh hàng tháng. Giáo viên chủ nhiệm luôn
phải có sổ chủ nhiệm để ghi lại những diễn biến về tâm lí, hành vi và kết quả học
tập của từng học sinh.
- Một lần nữa chúng em xin cảm ơn đến Ban giám hiệu cùng quý thầy cô toàn
trường đã tạo cho chúng em có điều kiện tốt để học hỏi và chia sẻ cho chúng em
những kinh nghiệm quý báu làm hành trang để cho chúng em phát triển sự nghiệp
sau này.


Giáo viên hướng dẫn


Cù Thị Hồng Uyên

Thực tập sinh

Nguyễn Lê Xuân Phương



×