Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Hiệu trưởng chỉ đạo và quản lý công tác thư viện ở trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.72 KB, 11 trang )

Hiệu trưởng chỉ đạo và quản lý công tác thư viện ở trường Nguyễn Viết Xuân
A/ PHẦN MỞ ĐẦU.
I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Thư viện trường học có một vai trò rất quan trọng. Nó là một bộ phận cơ
sở vật chất trọng yếu, trung tâm sinh hoạt văn hoá và khoa học của nhà trường.
Thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng kiến
thức cơ bản về khoa học, xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu của giáo
viên, đọc sách của học sinh và xây dựng nếp sống văn hoá mới cho các thành
viên của nhà trường.
Thư viện là nơi cung cấp cho giáo viên và học sinh đầy đủ các loại sách
giáo khoa, sách tham khảo, sách nghiệp vụ, các loại từ điển để tra cứu, các loại
sách báo, tạp chí các loại tài liệu, cần thiết của Đảng, Nhà nước và của các cấp
các ngành phục vụ giảng day, học tập, nghiên cứu khoa học giáo dục, bổ sung
kiến thức các môn khoa học, góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện của nhà trường.
Hiện nay, một số trường vẫn còn xem nhẹ công tác thư viện. Chưa có sự
quan tâm đúng mức về các hoạt động của thư viện nhà trường. Cán bộ thư viện
kiêm nhiệm quá nhiều việc, Hiệu trưởng thiếu sự chỉ đạo và quản lý sát sao về
công tác này, hoặc quản lý còn lỏng lẻo dẫn đến hiệu quả công tác thư viện
không đạt yêu cầu.
Vì vậy, cần phải làm thế nào để xây dựng thư viện trường học đạt hiệu quả
chủ động khai thác vốn sách, tổ chức các hoạt động của thư viện, quản lý thư
viện, để kịp thời bổ sung các loại sách, tài liệu mới, sử dụng và quản lý chặt chẽ
kinh phí đầu tư cho thư viện của nhà trường đúng mục đích. Đó là điều mà tôi
băn khoăn, trăn trở trong vai trò công tác quản lý của mình. Chính vì vậy tôi
chọn đề tài “Hiệu trưởng chỉ đạo và quản lý công tác thư viện ở trường tiểu học
Nguyễn Viết Xuân”.
II/ MỤC TIÊU NHIỆM VỤ.
1/ MỤC TIÊU.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác thư viện ở trường tiểu học Nguyễn
Viết Xuân, huyện CưMgar những vấn đề đặt ra trước mắt, đề ra những giải pháp


nhằm chỉ đạo, quản lý công tác thư viện nhà trường đạt hiệu quả.
2/ NHIỆM VỤ.
Khảo sát tình hình thực tế, đánh giá thực trạng công tác thư viện của nhà
trường. Nêu ra những giải pháp tích cực để chỉ đạo, quản lý công tác thư viện
nhà trường qua các việc làm cụ thể hàng tuần, hàng tháng. Nêu được kết quả
thực hiện qua 3 năm 2007 – 2008; 2008 – 2009; 2009 – 2010.
3/ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
Công tác thư viện trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân huyện CưMgar từ
năm học 2007 – 2008; 2008 – 2009; 2009 – 2010.
Phạm Thị Khánh – Trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân 1
Hiệu trưởng chỉ đạo và quản lý công tác thư viện ở trường Nguyễn Viết Xuân
Thời gian nghiên cứu : từ tháng 12/2009 – 3/2010.
4/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, các văn bản pháp qui về thư viện.
- Phương pháp khảo sát, điều tra biểu mẫu, số liệu.
5/ BỐ CỤC ĐỀ TÀI.
Đề tài gồm 3 phần:
A/ Phần mở đầu.
B/ Phần nội dung.
I/ Cơ sở lý luận – cơ sở thực tiễn, thực trạng ở trường tiểu học Nguyễn
Viết Xuân, huyện CưMgar.
1/ Cơ sở lý luận.
2/ Cơ sở thực tiễn.
II/ Những vấn đề đặt ra và giải pháp để quản lý chỉ đạo công tác thư viện ở
trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân, huyện CưMgar.
1/ Những vấn đề đặt ra.
2/ Những giải pháp quản lý, chỉ đạo công tác thư viện ở trường tiểu học
Nguyễn Viết Xuân, huyện CưMgar.
III/ Kết quả đề tài.
C/ Kết luận và kiến nghị.

1/ Kết luận.
2/ Kiến nghị.
Phạm Thị Khánh – Trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân 2
Hiệu trưởng chỉ đạo và quản lý công tác thư viện ở trường Nguyễn Viết Xuân
B/ PHẦN NỘI DUNG.
I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ THỰC TRẠNG
CÔNG TÁC THƯ VIỆN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN VIẾT XUÂN.
1/ Cơ sở lý luận của đề tài.
Năm học 2009 – 2010 là năm học thứ 4 thực hiện nghị quyết Đại hội lần
thứ X. Theo tinh thần Nghị quyết số 40/2000/QH10 ngày 09 tháng 12 năm 2000
và chỉ thị số 14/2001/TTg ngày 11 tháng 6 năm 2001 về việc đổi mới chương
trình giáo dục phổ thông. Mục tiêu trong giai đoạn hiện nay là phải tăng cường
tính thực tiễn, kỹ năng thực hành, năng lực tự học coi trọng kiến thức khoa học
xã hội và nhân văn, bổ sung những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại phù
hợp với khả năng tiếp thu của học sinh.
Điều 2. Chương 1, Quyết định số 61/1998/QĐ/BGD&ĐT ngày 06 tháng
11 năm 1998 về qui chế tổ chức và hoạt động thư viện trường phổ thông đã nêu:
“Thư viện có nhiệm vụ cung cấp cho giáo viên và học sinh đầy đủ các loại SGK,
sách tham khảo, sách nghiệp vụ, các loại từ điển, tác phẩm kinh điển để tra cứu,
các loại sách báo cần thiết khác, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, học
tập và tự bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên và học sinh”.
Sưu tầm và giới thiệu rộng rãi trong cán bộ, giáo viên và học sinh những
sách báo cần thiết của Đảng, Nhà nước và của ngành giáo dục – Đào tạo, phục
vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học giáo dục, bổ sung kiến thức của các
bộ phận khoa học, góp phần vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy toàn diện
“Công tác tổ chức và hoạt động của thư viện phải là một nội dung quan trọng
trong đánh giá để công nhận trường chuẩn quốc gia và Danh hiệu thi đua hàng
năm” (Quyết định số 61/1998/QĐ – BGD&ĐT).
Trong sự nghiệp đổi mới của đất nước, giáo dục là quốc sách hàng đầu của
quốc gia trong việc đào tạo con người mới phát triển toàn diện ... Không thể nào

hình dung được một chiến lược phát triển giáo dục phổ thông mà không có sự
tham gia tích cực của thư viện trường học cũng như các cơ quan thông tin.
Thư viện còn giúp cho cán bộ - giáo viên – nhân viên – học sinh xây dựng
phương pháp học tập, phong các làm việc khoa học, biết kỹ năng sử dụng sách,
báo, tài liệu ...
2/ Cơ sở thực tiễn của đề tài:
Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện là nhiệm vụ của nhà trường. Xây
dựng thư viện, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, tổ chức thu hút mọi thành
viên trong nhà trường tham gia hoạt động thư viện nhằm khai thác triệt để kho
sách, nhất là sách nghiệp vụ và sách tham khảo là góp phần để nâng cao chất
lượng giáo dục của nhà trường. Thực tiễn hoạt động thư viện của những năm
trước đây: cơ sở vật chất thiếu thốn, không có phòng đọc, không có trang thiết bị
Phạm Thị Khánh – Trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân 3
Hiệu trưởng chỉ đạo và quản lý công tác thư viện ở trường Nguyễn Viết Xuân
tối thiểu, sách, tài liệu tham khảo, báo chí còn hết sức nghèo nàn ... còn rất nhiều
hạn chế trong công tác thư viện trường học.
Nhận thức công tác thư viên trường học đóng một vai trò quan trọng,
trong công tác chỉ đạo, quản lý tôi đã có những cách làm, những giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện nhà trường.
3/ Thực trạng thư viện nhà trường.
3.1/ Vài nét về nhà trường.
Trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân được tách ra từ trường cấp 1,2
Nguyễn Viết Xuân từ năm học 1996. Trường đóng chân trên địa bàn thôn Cư H
Lâm thuộc thị trấn Ea Pốc. Cơ sở vật chất của nhà trường trước đây là sử dụng
tạm thời khu trạm xá cũ của Nông trường Ea Pốc. Không đảm bảo điều kiện cho
dạy của giáo viên và của học sinh.
Từ năm học 2005 – 2006 được sự hỗ trợ của Nhà nước cùng với nguồn
huy động đóng góp của nhân dân đã xây dựng được phòng học và các phòng
chức năng khá khang trang, cảnh quan, môi trường xanh – sạch – đẹp.
Hiện nay, tổng số cán bộ - giáo viên là 29 người. Tổng số học sinh là 324

em với 14 lớp. Trong đó học sinh người đồng bào chiếm 65% , 100% học sinh
của trường đã được học 2 buổi/ngày.
3.2/ Về thư viện.
Từ năm học 1996, 1997 đến năm học 2005 – 2006 thư viện nhà trường
hầu như chưa được đầu tư thích đáng. Chỉ có một kho sách và thiết bị chung.
Sách chủ yếu là sách giáo khoa của học sinh và một ít sách nghiệp vụ của giáo
viên, rất nghèo nàn về số lượng và chất lượng. Cán bộ thư viện chưa có, chỉ cử
một người làm công tác kiêm nhiệm nên không có hiệu quả. Chỉ làm nhiệm vụ
phát sách cho giáo viên và học sinh đầu năm cuối năm thu lại.
3.3/ Nguyên nhân của thực trạng.
- Do cơ sở vật chất nhà trường quá thiếu thốn, phòng học chỉ dành đủ cho
học sinh học một buổi/ngày.
- Cán bộ thư việ còn làm kiêm nhiệm, chưa có cán bộ có trình độ đúng
theo yêu cầu.
- Ban giám hiệu chưa có sự quan tâm đúng mức, nhận thức về công tác
thư viện chưa đầy đủ nên trong công tác chỉ đạo quản lý chưa sát sao.
- Chưa huy động được các nguồn lực trong nhà trường, các tổ chức đoàn
thể địa phương để tham gia xây dựng thư viện vững mạnh.
Từ thực trạng công tác thư viện như thế, nhận thức được tầm quan trọng
của thư viện trong trường học là góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện của nhà trường. Đặc biệt sự quan tâm chỉ đạo, quản lý của người Hiệu
trưởng với công tác thư viện là vô cùng quan trọng nó quyết định sự thành công
hay thất bại của nhà trường.
Phạm Thị Khánh – Trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân 4
Hiệu trưởng chỉ đạo và quản lý công tác thư viện ở trường Nguyễn Viết Xuân
II/ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP TRONG CHỈ ĐẠO,
QUẢN LÝ CÔNG TÁC THƯ VIỆN CỦA HIỆU TRƯỞNG.
1/ Những vấn đề đặt ra.
. Vấn đề thứ nhất : Xây dựng được thư viện trường học, có kho sách, có
phòng đọc, tủ kệ đựng sách, có đủ bàn ghế cho giáo viên và học sinh ngồi đọc

và vốn tài liệu.
. Vấn đề thứ hai : Muốn xây dựng thư viện chuẩn cần phải có cán bộ thư
viện, có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ về công tác thư viện để xử lý kỹ thuật
như đăng ký, đóng dấu, phân loại sách, mô tả, sắp xếp sách ....
. Vấn đề thứ ba : Làm thế nào để tổ công tác thư viện hoạt động đều và có
chất lượng.
. Vấn đề thứ tư : Khi đã có thư viên, có tổ cộng tác viên thì việc tổ chức
đọc sách, khai thác sách như thế nào để đạt được mục đích và có hiệu quả.
2/ Giải pháp thực hiện.
2.1/ Tăng cường công tác xây dựng cơ sở vật chất cho thư viện.
Theo qui định về tiêu chuẩn thư viên trường phổ thông, (Ban hành kèm
theo quyết định số 01/2003/QĐ – BGD&ĐT ngày 02 tháng 01 năm 2003 của Bộ
trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo) thì hầu như cơ sở vật chất về thư viện chưa đạt
yêu cầu.
Từ năm học 2006 – 2007, bám sát yêu cầu về tiêu chuẩn cơ sở vật chất thư
viện trường học, Ban giám hiệu đã lên kế hoạch đầu tư xây dựng thư viện để
phấn đấu đạt trường chuẩn quốc gia. Về phòng thư viện, chúng tôi đã bố trí một
kho đựng sách diện tích 40m
2
, một phòng đọc sách 45m
2
. Lắp điện, quạt đầy đủ,
thoáng mát, đủ ánh sáng để phục vụ bạn đọc. Về trang thiết bị chuyên dùng,
chúng tôi đã tham mưu với Phòng giáo dục hỗ trợ một nguồn kinh phí ban đầu
cùng với nguồn kinh phí tiết kiệm từ nguồn chi thường xuyên để mua sắm tủ, kệ
đựng sách, tủ thư mục, bàn ghế ngồi đọc sách cho giáo viên và học sinh, bàn
ghế cho cán bộ thư viện.
Trang bị máy tính có nối mạng Internet để truy cập thông tin. Trang trí
phòng thư viện , bảng hướng dẫn giáo viên, học sinh cách sử dựng tài liệu trong
thư viên ...

Hàng năm, chúng tôi đều dành nguồn kinh phí từ nguồn ngân sách để mua
sách, báo, thiết bị để nâng cấp thư viện.
Về sách giáo khoa, chúng tôi đã xây dựng “Tủ sách giáo khoa dùng
chung” để phục vụ cho những học sinh không có điều kiện mua sách, các em có
thể đến thư viện để mượn.
Đối với giáo viên, cung cấp cho mỗi giáo viên một bộ sách theo khối lớp.
Ngoài ta, chúng tôi còn dự trữ mỗi tên sách ít nhất 3 bản.
Phạm Thị Khánh – Trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân 5

×