Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Giải pháp nâng cao chất lượng phân môn Tập đọc lớp 3c trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.93 KB, 21 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
“GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN MÔN TẬP ĐỌC
LỚP 3C TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN VIẾT XUÂN”
I. MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Phân môn Tập đọc trong trường Tiểu học có một ý nghĩa rất to lớn. Nó trở thành
một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi người đi học. Đọc giúp trẻ em chiếm lĩnh được
một ngôn ngữ dùng trong giao tiếp và học tập. Nó là một công cụ để học tập các môn học
khác. Việc dạy Tập đọc sẽ giúp học sinh hiểu biết hơn, bồi dưỡng ở các em lòng yêu cái
thiện, dạy cho các em biết suy nghĩ một cách lô gíc cũng như có hình ảnh.
Như vậy, dạy Tập đọc có một ý nghĩa to lớn vì nó bao gồm các nhiệm vụ giáo
dưỡng, giáo dục tình cảm chuẩn mực đạo đức và phát triển trí tuệ, tư duy.
Qua nhiều năm dạy lớp 3. Tôi nhận thấy học sinh yếu các môn là do đọc yếu, đọc
sai, phát âm không đúng và đọc không mạch lạc, không hiểu nội dung câu đọc. Thực tế
năm học 2009 - 2010 học sinh lớp 3C của tôi chất lượng phân môn Tập đọc đầu năm
chưa cao vì:
4/ 31 em đọc chậm, còn đánh vần.
6/ 31 em ngắt nghỉ hơi chưa hợp lý
3 / 31 em đọc và phát âm chưa đúng.
6 / 31 em đọc vẹt chưa hiểu nội dung.
Đứng trước thực trạng trên là vấn đề nan giải, tôi nghĩ: Làm thế nào để nâng cao
chất lượng phân môn Tập đọc ở lớp tôi ngày càng cao hơn để các em thuận lợi trong quá
trình học tập các môn. Vì vậy, tôi chọn đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng phân
môn Tập đọc lớp 3C trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân” năm học 2009 - 2010 để
nghiên cứu tiếp.
2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
- Ý thức, thái độ học tập của học sinh lớp 3C đối với phân môn Tập đọc.
- Nhận thức của giáo viên lớp 3 về tầm quan trọng của phân môn Tập đọc.
- Sự giúp đỡ của Ban giám hiệu và Tổ chuyên môn.
- Sự quan tâm của phụ huynh đối với phân môn Tập đọc.


- Giải pháp nâng cao chất lượng phân môn Tập đọc lớp 3C trường Tiểu học Nguyễn Viết
Xuân - Tân Đông - Tân Châu - Tây Ninh.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:
a/ Về không gian:
Biện pháp nâng cao chất lượng phân môn Tập đọc lớp 3C trường Tiểu học Nguyễn
Viết Xuân.
b/ Về thời gian:
Đề tài này được áp dụng trong suốt quá trình cả năm học 2009 - 2010 qua từng giai
đoạn cụ thể:
- Giai đoạn I: Từ đầu năm - Giữa học kì I : Chọn đăng ký đề tài, sưu tầm tài liệu,
điều tra thực tế lớp 3C,tổ khối lớp 3.
- Giai đoạn II: Giữa học kì I - Cuối học kì I: Lập đề cương, đưa ra giải pháp vận
dụng vào thực tế, chỉnh sửa bản nháp.
- Giai đoạn III: Cuối học kì I - Giữa học kì II: Thống kê, so sánh, đối chiếu kết quả,
hoàn chỉnh đề tài.
- Giai đoạn IV: Giữa học kì II - Cuối học kì II: Tiếp tục vận dụng đề tài.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
a/ Phương pháp đọc tài liệu.
- Đọc sách giáo khoa, sách giáo viên, Sách thiết kế Tiếng Việt 3.
- Các tài liệu hướng dẫn triển khai thay sách.
- Tài liệu tham khảo nắm được nội dung, chương trình sách giáo khoa.
- Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên Tiểu học chu kỳ III, tập II.
- Phương pháp dạy môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học nói chung, lớp 3 nói riêng.
b/ Phương pháp điều tra:
- Dự giờ:
+ Dự giờ minh hoạ chuyên đề.
+ Dự giờ đồng nghiệp 4 tiết / tháng
- Đàm thoại:
+ Ban giám hiệu 1 tháng / lần
+ Tổ khối 1 tháng / 2lần

+ Cha mẹ học sinh: Mỗi giai đoạn 1 lần
- So sánh, đối chiếu kết quả: Gíao viên điều tra kết quả đầu năm, phân loại học sinh để có
biện pháp dạy phù hợp với từng đối tượng.
B. NỘI DUNG:
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
- Dạy tốt phân môn Tập đọc là tạo cho học sinh có một nền tảng vững chắc để học
tốt môn Tiếng Việt và tất cả các phân môn khác. Có đọc đúng, đọc trôi chảy mới cảm thụ
được bài văn và đọc đúng sẽ hiểu tất cả các văn bản khác. Những năng lực này không
phải tự nhiên mà có. Nhà trường phải từng bước hình thành và trường Tiểu học nhận
nhiệm vụ đặt viên gạch đầu tiên.
- Tập đọc là một phân môn thực hành, nhiệm vụ quan trọng nhất là hình thành năng
lực đọc cho học sinh từ 4 yêu cầu về chất lượng “đọc”: Đọc đúng, đọc nhanh, đọc có ý
thức và đọc diễn cảm.
- Đọc đúng, đọc nhanh là đọc lưu loát trôi chảy.
- Đọc có ý thức là đọc thông, hiểu được nội dung.
- Đọc diễn cảm là ngắt, nghỉ hợp lí, giọng đọc phù hợp với từng nội dung, câu đọc,
bài đọc, thể hiện nội tâm trong từng lời nói nhân vật hay nội tâm toàn bộ bài đọc. Các kỹ
năng đọc tác động tích cực qua lại lẫn nhau. Vì vậy trong dạy học không thể xem nhẹ yếu
tố nào.
- Phân môn Tập đọc còn hình thành ở các em phương pháp và thói quen làm việc với
văn bản, giúp các em thấy được lợi ích của việc đọc trong học tập và cuộc sống.
- Ngoài ra, phân môn Tập đọc còn có nhiệm vụ:
+ Làm giàu kiến thức về ngôn ngữ, đời sống và kiến thức văn học cho học sinh.
+ Phát triển ngôn ngữ và tư duy cho học sinh.
+ Giáo dục tư tưởng, đạo đức, thị hiếu thẩm mĩ cho học sinh.
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
- Tất cả học sinh lớp 3C rất cần sự nhiệt tình của giáo viên. Vì thế, bằng mọi hình
thức giáo viên phải giúp học sinh học tốt phân môn Tập đọc.
- Học tốt phân môn Tập đọc các em sẽ thuận lợi trong các môn học khác.
- Năm học 2009 - 2010 tôi được giao nhiệm vụ dạy lớp 3C với tổng số học sinh là 31

học sinh / 16 nữ.
* Qua kì thi khảo sát đầu năm chất lượng phân môn Tập đọc như sau:
Lớp TSHS
Giỏi Khá Trung bình Yếu
SL % SL % SL % SL %
3C 31 5 6 11 9
Đây là lớp 2 buổi / ngày mà tỉ lệ học sinh đọc yếu còn nhiều. Nếu thực trạng này kéo
dài thì chất lượng phân môn Tập đọc không cao; học sinh sẽ gặp khó khăn trong việc học
môn Tiếng Việt và ảnh hưởng không nhỏ tới các môn học khác. Tập đọc nó tích hợp tất
cả các môn học. Với kết quả học sinh đọc yếu nhiều tôi rất băn khoăn, trăn trở và đã tìm
ra những nguyên nhân của thực trạng đó:
a/ Đối với giáo viên:
- Phần chuẩn bị còn phụ thuộc vào sách giáo viên, sách thiết kế nên bài dạy mang
tính áp đặt, đơn điệu chưa phù hợp với từng đối tượng học sinh.
- Giáo viên đọc bài chưa diễn cảm, chưa thu hút sự chú ý của học sinh.
- Giáo viên chưa chú ý nhiều đến học sinh yếu vì sợ mất thời gian.
- Việc chọn từ và giải nghĩa từ giáo viên còn rập khuôn (bám sát từ ở phần chú giải
trong sách giáo khoa).
- Chưa phân biệt lựa chọn từ mới để cung cấp cho nội dung bài.
- Giáo viên chưa linh động, sáng tạo nhiều trong phương pháp giảng dạy, chưa khai
thác hết ý đồ của sách giáo khoa.
b/ Đối với học sinh:
- Học sinh ít đọc sách, không chịu đọc sách ở nhà. Nếu có đọc thì học sinh cũng chưa
biết cách đọc, chỉ đọc một cách qua loa, đại khái, đọc cho có đọc, lười tìm hiểu.
- Chưa có sự chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp.
- Học sinh đọc rất chậm, còn đánh vần, chưa ý thức được thói quen tập trung chú ý
khi đọc thầm.
- Học sinh phát âm chưa chuẩn, chưa biết cách ngắt nghỉ hơi khi đọc, quen đọc theo
tiếng địa phương:
+ Học sinh đọc chưa đúng phụ âm đầu: ch/tr; d/r/gi; l/n; v/d:

Ví dụ: “che chẻ” (tre trẻ) ; “cây che” ( cây tre)
“dây phút” (giây phút) ; “dực dơ”õ ( rực rỡ)
“chảo gián” (chảo rán) ; “lằm im” ( nằm im)
“dui dẻ”û (vui vẻ)
+ Học sinh đọc chưa đúng vần:
Ví dụ : “khuỷ tay” (khuỷu tay)
“ngã khuỵ” (ngã khuỵu)
“thằng lằn” (thằn lằn)
“xe být” (xe buýt)
+ Học sinh đọc chưa đúng các âm chính:
Ví dụ: “ưu tin” (ưu tiên)
“mua riệu” (mua rượu)
+ Học sinh đọc chưa đúng thanh hỏi, thanh ngã:
Ví dụ: “trôi nỗi” (trôi nổi)
“kiên nhẩn” (kiên nhẫn)….
* Sau đây là bảng thống kê phân loại đối tượng học sinh học chưa tốt phân môn
Tập đọc:
Tổng số học sinh
học chưa tốt
phân môn Tập đọc
Đọc
chậm
Phát âm
chưa đúng
Ngắt nghỉ
hơi chưa
hợp lý
Đọc vẹt
chưa hiểu
nội dung

19 / 31 4 3 6 6
c/ Đối với phụ huynh:
- Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân thuộc địa bàn xã biên giới, người dân đa số
từ các nơi đến lập nghiệp, trong đó không ít là Việt kiều Cam-pu-chia, nên trình độ còn
thấp, ít quan tâm đến việc học của học sinh. Bên cạnh đó, còn có một số phụ huynh có tư
tưởng khoán trắng cho nhà trường và giáo viên chủ nhiệm nên việc kết hợp giữa gia đình
với giáo viên trong việc giáo dục học sinh còn nhiều hạn chế.
3. NỘI DUNG VẤN ĐỀ:
- Khi dạy phân môn Tập đọc người giáo viên cần chú ý coi trọng quan điểm dạy học
“Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh”.
- Để có một tiết dạy Tập đọc tốt, đạt hiệu quả cao, giáo viên cần coi trọng quan điểm
dạy học: “Lấy học sinh làm trung tâm”.
- Giáo viên cần xây dựng nề nếp học tập cho học sinh ngay từ đầu năm học, học sinh
có ý thức học tập. Giáo dục cho học sinh thấy được tầm quan trọng trong việc học phân
môn Tập đọc.
- Giáo viên cần chú ý đến công tác chuẩn bị.
- Dạy Tập đọc nhất thiết giáo viên phải đọc bài Tập đọc nhiều lần từ việc đọc hiểu đến
đọc diễn cảm và cảm thụ bài đọc, dựa vào chuẩn kiến thức, đối tượng học sinh của lớp để
xây dựng mục tiêu bài dạy và đề ra phương án tiến hành.
- Tham khảo thêm tài liệu có liên quan đến bài dạy (sách giáo viên, sách thiết kế, các
tư liệu khác…) nhưng không được rập khuôn mà phải dựa vào tình hình thực tế của lớp.
- Chọn phương án dạy, dự kiến các tình huống có thể xảy ra trên lớp: từ khó học sinh
đọc dễ sai, từ mới học sinh khó hiểu, cách ngắt nghỉ hơi của một số câu thơ, đoạn văn,
bài văn hay những văn bản; thông tin, báo chí, hành chính…
- Ngoài việc rèn đọc đúng, chính xác, giáo viên cần hướng dẫn học sinh ngắt nghỉ
hợp lý và thể hiện giọng đọc đúng nội dung với một số câu tiêu biểu.
Ví dụ: Bài: “Cậu bé thông minh”; Sách giáo khoa Tiếng Việt 3 Tập I Trang 4.
Sau đây là cách đọc một số câu:
- Ngày xưa,/ có một ông vua muốn tìm người tài ra giúp nước.// Vua hạ lệnh cho
mỗi làng trong vùng nọ/ nộp một con gà trống biết đẻ trứng, / nếu không có thì cả làng

phải chịu tội. // ( giọng đọc chậm rãi).
- Cậu bé kia, / sao dám đến đây làm ầm ĩ ?// (đọc với giọng oai nghiêm)
- Thằng bé này láo, / dám đùa với trẫm! // Bố ngươi là đàn ông thì đẻ sao được? //
(Giọng bực tức, lên giọng ở cuối câu).
- Muôn tâu, / vậy sao Đức vua lại hạ lệnh cho làng con / phải nộp gà trống biết đẻ
trứng ạ? // ( Đọc với giọng lễ phép, bình tĩnh, tự tin).
- Giáo viên đọc mẫu để học sinh luyện đọc theo mẫu.
+ Đối với học sinh yếu, giáo viên xếp học sinh ngồi đầu bàn để tiện việc rèn
đọc cho học sinh. Đặc biệt, chú ý rèn đọc trong mọi tiết dạy, luyện đọc cá nhân nhiều lần
để học sinh đọc đúng và nhớ lâu.
- Trong từng bài dạy, giáo viên cần chọn lọc ra từ mới trọng tâm để giảng từ theo
phương pháp gợi mở nhằm cung cấp vốn từ cho học sinh.
- Giáo viên nghe, sửa, hướng dẫn đọc mẫu cho học sinh là cơ bản.
- Giáo viên phải có kế hoạch để rèn đọc cho từng học sinh lớp mình, dạy sao cho học
sinh thấy được luyện đọc là quyền lợi, đồng thời là nghĩa vụ trong tiết học Tập đọc.
- Giáo viên kết hợp chặt chẽ giữa tìm hiểu bài với luyện đọc.
- Giáo viên rèn đọc diễn cảm ngay từ đầu và cuối tiết học, dành thời gian để một vài
học sinh đọc diễn cảm toàn bài.
- Rèn tốt nề nếp luyện đọc tiếp sức câu, luyện đọc tiếp sức đoạn, luyện đọc nhóm, tạo
mọi điều kiện để học sinh tham gia vào tiết học bằng nhiều hình thức thảo luận cặp,
nhóm, hoạt động cả lớp.
- Để giờ dạy Tập đọc nhẹ nhàng, đem lại hiệu quả thiết thực đối với học sinh thuộc
đối tượng cá biệt, giáo viên cần lưu ý một số điểm về phương pháp dạy Tập đọc như sau:
+ Giáo viên cần chú trọng hình thức đọc cá nhân để rèn luyện, uốn nắn cho từng
học sinh, kết hợp hình thức đọc theo nhóm để nhiều học sinh tham gia và tham gia đọc
nhiều lần trong một tiết học, xen kẽ hợp lý đọc đồng thanh để tạo không khí lôi cuốn học
sinh yếu, học sinh còn rụt rè vào hoạt động học.
+ Đảm bảo toàn bộ cho học sinh đều đựơc tham gia luyện đọc càng đựơc nhiều lần
càng tốt.
+ Đối với phần tìm hiểu bài, cần chú ý giải nghĩa từ khó, tận dụng tối đa tranh

minh họa và đồ dùng dạy học trong việc giải nghĩa từ hoặc giải nghĩa từ trong câu cụ thể
để các em dễ cảm nhận tránh giải nghĩa từ dài dòng, vì vốn từ tiếng Việt của học sinh còn
hạn chế.
- Một số câu hỏi khó trong phần hướng dẫn tìm hiểu bài, giáo viên có thể chủ động
gợi ý hoặc giải thích không yêu cầu học sinh tự tìm hiểu và trả lời, dành thời gian nhiều
hơn cho phần luyện đọc rõ ràng, rành mạch.
- Giáo viên nên cho học sinh nhận xét ý kiến của bạn đựơc rèn đọc đúng và diễn
cảm trong tiết học, giáo viên giữ vai trò tổ chức hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài và luyện
đọc bằng nghe và sửa cách đọc của từng học sinh nhưng không áp đặt và gò ép. Nên tổ
chức trò chơi thi đua trong tiết học.
- Muốn cho học sinh có tính siêng năng, chăm học, thích tìm tòi, giáo viên cần giới
thiệu sách hay có liên quan đến bài học để học sinh tìm đọc. Hình thức đọc cũng rèn kĩ
năng đọc của các em.
- Giáo viên cần rèn đọc thông qua các môn học khác, chẳng hạn như đọc câu hỏi,
đọc yêu cầu bài, đọc đề bài.
- Phân loại học sinh theo từng đối tượng (dạy theo từng đối tượng).
* CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ:
1. Đối với học sinh:
a/ Học sinh đọc chậm, phát âm chưa đúng:
- Giáo viên hướng dẫn rèn luyện đọc nhiều lần để các em quen với mặt chữ.
- Giáo viên cần hướng dẫn các em đọc theo hình thức cá nhân; luyện đọc tiếng khó,
từ khó nhiều lần để học sinh đọc đúng.
- Giáo viên xếp học sinh ngồi đầu bàn để tiện việc rèn đọc cho học sinh.
- Ngoài việc đọc đúng giáo viên cần xây dựng nề nếp học, thói quen đọc tiếp sức
câu, đoạn.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh khá giỏi kèm thêm học sinh đọc chậm, phát âm
chưa đúng trong giờ Tập đọc (đọc sách ở Thư viện).
- Giáo viên vận dụng phương pháp luyện đọc theo mẫu, yêu cầu học sinh nghe và
nhìn; giáo viên đọc mẫu thật chuẩn, học sinh chú ý nghe và nhìn miệng giáo viên để đọc
theo. Biện pháp này giáo viên cần giảng, phân tích một cách đơn giản khi học sinh phát

âm để phát âm đúng: s/x; r/d/gi; ch/tr; l/n…để học sinh nhận diện nhằm khắc sâu trí nhớ
cách đọc đúng cho học sinh.
Ví dụ: “ con sâu”
“ xâu kim”

+ Rèn cho học sinh phát âm theo đúng chữ viết.
Ví dụ: phát âm “ưu tiên”chứ không phải “ưu tin”
+ Hướng dẫn cho học sinh phát âm đúng thanh hỏi, thanh ngã
Ví dụ: “nỗi buồn” chứ không phải “nổi buồn”
“một nửa” chứ không phải “một nữa”
b/ Học sinh ngắt nghỉ hơi chưa hợp lí:
- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh đọc ngắt, nghỉ theo dấu câu. Nếu là dấu phẩy thì
chỉ ngắt hơi, nếu là dấu chấm thì phải nghỉ hơi. Giọng đọc rõ ràng, phát âm chuẩn.
s
âu
x
Ví du 1ï: Trong bài thơ “Bận” Sách giáo khoa Tiếng Việt - Tập I trang 59.
Ngoài việc đọc đúng, chính xác, giáo viên cần chú ý hướng dẫn học sinh cách
nhấn giọng và ngắt nhịp giữa các dòng thơ đúng chỗ và thể hiện giọng đọc đúng với nội
dung.
Trời thu / bận xanh / Còn con / bận bú /
Sông Hồng / bận chảy / Bận ngủ / bận chơi /
Cái xe / bận chạy / Bận / tập khóc cười /
Lịch bận tính ngày .// Bận / nhìn ánh sáng. //
Với bài này đọc với giọng vui, khẩn trương, thể hiện sự bận rộn của mọi vật, mọi
người.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm đoạn văn với giọng hồi hộp, nhẹ nhàng,
đầy cảm xúc; nhấn giọng những từ gợi tả, gợi cảm. Hướng dẫn học sinh cách ngắt câu
dài.
Ví dụ 2: Bài : “Nhớ lại buổi đầu đi học” Sách giáo khoa Tiếng Việt - Tập I trang 51.

Đoạn 1:
Hằng năm, / cứ vào cuối thu, / lá ngoài đường rụng nhiều, / lòng tôi lại nao nức/
những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.// Tôi quên thế nào được những cảm giác
trong sáng ấy / nảy nở trong lòng tôi / như mấy cánh hoa tươi / mỉm cười giữa bầu trời
quang đãng. //
- Giáo viên sử dụng phương pháp luyện đọc theo mẫu. Giáo viên đọc mẫu, học sinh
theo dõi đọc lại.
c/ Đối với học sinh đọc vẹt, chưa hiểu nội dung:
- Giáo viên cần rèn cho học sinh kĩ năng đọc thầm. Đây là hình thức đọc hiểu mà
đòi hỏi học sinh phải có tính tự giác. Do đó, trước khi cho học sinh đọc thầm, giáo viên
cần giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh nhằm định hướng rõ việc đọc - hiểu (đoạn văn hay
khổ thơ nào, đọc để biết, hiểu, nhớ hay suy nghĩ và trao đổi về điều gì,…)
- Giáo viên kết hợp quan sát, theo dõi từng học sinh để biết học sinh đọc đến đâu.
Có như vậy mới nâng cao được chất lượng đọc thầm nhằm giúp các em hiểu được nội
dung bài đọc. Học sinh được rèn kĩ năng đọc thầm, đọc lướt thường chủ yếu ở phần tìm
hiểu bài ở phân môn Tập đọc.
- Giáo viên nên chọn từ trọng tâm và giải thích ngắn gọn, dứt khoát, dễ hiểu.
- Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị bài trước ở nhà, tìm hiểu nội dung bài theo
từng câu hỏi ở sách giáo khoa.
- Ngoài ra, giáo viên cần xây dựng cho học sinh thói quen tìm đọc sách ở Thư viện
và ghi chép những thông tin cần thiết khi đọc nhằm hỗ trợ cho các môn học khác. Từ đó
rèn được kĩ năng đọc - hiểu cho học sinh.
d/ Đối với học sinh trung bình:
- Bên cạnh rèn học sinh yếu, giáo viên không thể quên các em đã đọc được mà cần
nâng từ mức độ trung bình lên khá.
- Ngoài việc đọc đúng, giáo viên cần xây dựng cho học sinh có thói quen đọc tiếp
sức đoạn và tự giác học tập, phát huy tính tích cực học tập. Tạo mọi điều kiện để học sinh
được tham gia vào tiết học (trả lời câu hỏi, phát biểu về nghĩa của từ, mở rộng từ, tìm từ
cùng nghĩa, trái nghĩa, đặt câu…). Đề xuất cách đọc diễn cảm sau khi hiểu từ hiểu nghĩa;
biết lắng nghe và nhận xét ý kiến của bạn, được rèn đọc đúng và diễn cảm, tham gia các

trò chơi luyện đọc, đọc theo cách phân vai.
Ví dụ: Bài : “Người liên lạc nhỏ” ở đoạn 3. Sách giáo khoa Tiếng Việt 3 - Tập
I trang 112.
- Giáo viên đọc diễn cảm:
+ Thể hiện giọng đọc qua từng đoạn:
Đoạn 1: Đọc với giọng kể chậm rãi, nhấn giọng các từ ngữ tả dáng đi nhanh nhẹn của
Kim Đồng, phong thái ung dung của ông ké (hiền hậu, nhanh nhẹn ,lững thững,…)
Đoạn 2: (Hai bác cháu gặp địch) giọng hồi hộp.
Đoạn 3: giọng bọn lính hống hách, giọng Kim Đồng tự nhiên, bình tĩnh.
Đoạn 4: giọng vui phấn khởi, nhấn giọng các từ ngữ thể hiện sự ngu ngốc của bọn lính
(tráo trưng, thông manh)
Hướng dẫn học sinh đọc phân biệt lời người dẫn chuyện, bọn giặc, Kim Đồng, ông ké,
nhằm luyện đọc diễn cảm cho học sinh, giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc đúng, thể
hiện đúng lời các nhân vật.
. Lời ông ké thân mật, vui vẻ: Nào bác cháu ta lên đường!
. Lời Kim Đồng trong đoạn đóng kịch để lừa lũ giặc: bình tĩnh, thản nhiên, không hề tỏ
ra bối rối, sợ sệt khi trả lời bọn lính (Đón thầy mo về cúng cho mẹ ốm); Tự nhiên, thân
tình khi gặp ông ké( Già ơi! Ta đi thôi! Về nhà cháu còn xa đấy!)
Đọc câu văn: Mắt giặc tráo trưng mà hóa thong manh (giọng giễu cợt bọn giặc; đọc câu
miêu tả “Những tảng đá ven đường sáng hẳn lên như vui trong nắng sớm”, với giọng vui.
- Trong tiết học, giáo viên giữ vai trò tổ chức hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm
hiểu bài; giáo viên nghe và sửa chữa cách đọc của từng học sinh nhưng không áp đặt và
gò ép.
e/ Đối với học sinh khá giỏi:
Giáo viên cần cho học sinh khá giỏi đọc mẫu để phát huy năng lực đọc cho các
em.
Giáo viên cần khuyến khích cách đọc sáng tạo của học sinh, tránh áp đặt một cách
đọc theo khuôn mẫu.
Sau khi tìm hiểu nội dung bài, giáo viên cần mở rộng nội dung bài; đặt câu hỏi mở
rộng phù hợp với nội dung bài để học sinh suy nghĩ, phán đoán, tạo cho học sinh có cơ

hội phát huy năng lưcï tìm tòi, sáng tạo trong học tập.
2. Đối với giáo viên:
- Giáo viên cần xây dựng nề nếp học tập cho học sinh ngay từ đầu năm học. Học sinh
có ý thức học tập. Giáo dục cho học sinh thấy được tầm quan trọng trong việc học phân
môn Tập đọc.
- Đến nhà những học sinh yếu gặp trực tiếp với phụ huynh để trao đổi kết quả học tập.
- Giáo viên cần phải đọc bài Tập đọc nhiều lần, từ việc đọc hiểu đến đọc diễn cảm và
cảm thụ bài đọc.
- Tham khảo thêm tài liệu có liên quan đến bài dạy.
- Khi giải nghĩa từ khó, giáo viên cần tận dụng tối đa đồ dùng dạy học để các em
hiểu một cách dễ dàng.
- Giáo viên cần chú trọng hình thức đọc cá nhân để rèn luyện, uốn nắn cho từng
học sinh, kết hợp hình thức đọc theo nhóm để nhiều học sinh tham gia và tham gia đọc
nhiều lần trong một tiết học, xen kẽ hợp lý đọc đồng thanh để tạo không khí lôi cuốn học
sinh yếu, học sinh còn rụt rè vào hoạt động học.
- Một số câu hỏi khó trong phần hướng dẫn tìm hiểu bài, giáo viên có thể chủ động
gợi ý hoặc giải thích không yêu cầu học sinh tự tìm hiểu và trả lời, dành thời gian nhiều
hơn cho cho học sinh yếu đọc.
- Giáo viên cần chuẩn bị bài thật kỹ trứớc khi đến lớp như: câu hỏi phụ, từ mới cần
giải nghĩa, dự đoán tình huống xảy ra… Xác định đúng mục tiêu yêu cầu trọng tâm của
từng bài dạy.
3. Đối với phụ huynh:
- Tổ chức họp định kỳ với phụ huynh qua các giai đoạn: Đầu năm, giữa học kỳ I, cuối
học kỳ I, giữa học kỳ II, cuối học kỳ II (5 lần/1 năm) để phụ huynh nắm được tình hình
học tập của con em mình. Từ đó, phụ huynh có biện pháp rèn các em học ở nhà.
- Phụ huynh phải sắp xếp thời gian hợp lý để các em có thời gian rảnh tìm đọc sách,
truyện, chuẩn bị trước bài khi đến lớp.
- Thường xuyên quan tâm đến việc học tập của con em mình, tạo không khí học tập thoải
mái cho các em.
- Nếu có gì chưa rõ về việc học của con em mình thì cần gặp trực tiếp giáo viên để trao

đổi.
Tóm lại: Giáo viên cần nắm vững chuẩn kiến thức cần đạt của phân môn Tập đọc
đối với học sinh lớp 3, nắm được từng đối tượng học sinh để sử dụng phương pháp dạy
sao cho phù hợp, đạt hiệu quả nhằm nâng cao được chất lượng học tập của học sinh.
* Quy trình giảng dạy:
1. Ổn định .
2. Kiểm tra bài cũ:
- Giáo viên nêu câu hỏi kết hợp gọi học sinh đọc bài Tập đọc (đọc thuộc lòng
bài thơ, đoạn văn hoặc kể lại nội dung câu chuyện) đã học ở tiết trước. Học sinh đọc bài
và trả lời câu hỏi. Lớp theo dõi nhận xét,bổ sung.
- Giáo viên nhận xét từng học sinh, ghi điểm, tuyên dương.
* Giáo viên nhận xét chung.
3. Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
Tuỳ theo nội dung bài giáo viên vào bài trực tiếp hoặc gián tiếp kết hợp tranh minh
họa.
b/ Luyện đọc.
- Giáo viên đọc toàn bài nhằm giới thiệu, gây cảm xúc, tạo hứng thú cho học sinh.
Giáo viên có thể đọc một hoặc hai lần theo mục đích đề ra.
- Giáo viên nên hướng dẫn học sinh luyện đọc :
+ Đọc câu, đoạn nhằm hướng dẫn gợi ý hoặc “tạo tình huống” để học sinh nhận
xét, giải thích tự tìm ra cách đọc.
+ Học sinh đọc nối tiếp nhau đọc từng câu( 1 hoặc 2 lượt)
-Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc đoạn kết hợp giải nghĩa từ khó.
- Bên cạnh hiểu từ ngữ bằng cách đọc phần chú giải sách giáo khoa, Giáo viên cũng
có thể dựa vào vốn từ học sinh đã có để giải nghĩa bằng đồ dùng dạy học (hiện vật, tranh
vẽ, mô hình…). Hoặc cho học sinh làm bài tập nhỏ để nắm nghĩa của từ ngữ.
- Đọc từ, cụm từ nhằm sửa phát âm sai và rèn cách đọc đúng cho học sinh
+ Giáo viên sửa lỗi phát âm cho học sinh.
- Một vài học sinh nối tiếp về cách đọc từng đoạn trong bài, giáo viên giúp học sinh

đọc đúng.
- Đọc theo nhóm nhằm sửa sai khi bạn đọc sai.
+ Luyện đọc theo nhóm nhỏ.
- Gồm các hình thức: Từng học sinh đọc, một nhóm (bàn, tổ) đọc đồng thanh, cá
nhân, lớp đọc đồng thanh, một nhóm học sinh đọc theo vai.
- Trong việc luyện đọc của học sinh, giáo viên cần biết nghe học sinh đọc để có
cách rèn luyện thích hợp với từng em và khuyến khích từng học sinh trong lớp trao đổi
nhận xét về chỗ được và chỗ chưa được của bạn nhằm giúp học sinh học tốt hơn.
+ Thi đọc giữa các nhóm, học sinh, giáo viên nhận xét tuyên dương.
+ Cả lớp đọc đồng thanh một đoạn hoặc cả bài (tuỳ bài).
c/ Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Phạm vi nội dung cần tìm hiểu:
+ Nhân vật (số lượng, tên, đặc điểm) tình tiết của câu chuyện.
+ Ý nghĩa của câu chuyện, của bài văn, bài thơ.
- Luyện đọc thầm:
. Dựa vào sách giáo khoa, giáo viên giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh nhằm
định hướng việc đọc - hiểu.
. Có đọan văn (thơ) cần cho học sinh đọc thầm đoạn, với tốc độ nhanh dần và
từng bước thực hiện các yêu cầu từ dễ đến khó, nhằm rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu, khắc
phục tình trạng học sinh đọc thầm một cách hình thức. Cách tìm hiểu nội dung bài.
- Phương hướng và trình tự tìm hiểu nội dung bài đọc thể hiện ở những câu hỏi và
bài tập đặt sau mỗi bài.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc thầm và tìm hiểu bài dựa theo câu hỏi, bài tập
trong sách giáo khoa; rút ra nội dung bài học.
d/ Luyện đọc lại - Học thuộc lòng:
- Giáo viên đọc diễn cảm về giọng điệu chung của đoạn hoặc bài, những câu cần
chú ý.
- Giáo viên cần cho học sinh đọc kĩ hơn. Có thể ghi bảng một số tiếng đầu của câu
văn (thơ) làm “điểm tựa” cho học sinh dễ nhớ và đọc thuộc, sau
đó xoá “dần hết” để học sinh tự nhớ và đọc thuộc toàn bộ hoặc tổ chức cuộc thi hay trò

chơi một cách nhẹ nhàng gây hứng thú cho học sinh.
- Từng học sinh hoặc nhóm học sinh đọc, giáo viên uốn nắn cách đọc của học sinh.
- Học sinh luyện đọc theo hình thức phân vai theo đoạn, bài .
- Tổ chức cho học sinh thi đọc đoạn, toàn bài theo, tổ, cá nhân.
4/ Củng cố:
- Về nội dung bài Tập đọc kết hợp liên hệ.
5/ Nhận xét - Dặn dò:
- Cách đọc và cách học ở nhà. Chuẩn bị kỹ bài sau.
- Nhận xét tiết học.
Lưu ý: Đối với bài 2 tiết (Tập đọc-Kể chuyện):
Có thể được phân bố thời gian theo cách sau:
1,5 tiết dành cho dạy Tập đọc.
0,5 tiết dành cho dạy Kể chuyện
* Kết quả phân môn Tập đọc qua từng giai đoạn cụ thể như sau:
Xếp loại
Đầu năm Giữa HKI Cuốiù HKI Giữa HKII
SL % SL % SL % SL %
Giỏi 5 7 9
Khá 6 9 13
TB 11 10 8
Yếu 9 5

Với kết quả trên tôi nhận thấy: phân môn Tập đọc ở lớp 3C có tiến bộ rõ rệt, chất
lượng môn Tiếng Việt cũng đã nâng cao nên tôi mạnh dạn thực hiện theo đề tài này để
cuối cùng học sinh yếu lớp tôi không còn, số học sinh giỏi tăng lên nhiều.

C. KẾT LUẬN:
1. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
- Dạy Tập đọc giáo viên cần chú ý đến đọc diễn cảm khi cần thiết, cần có nhiều
thời gian để rèn học sinh đọc đúng, nhanh.

- Phải biết kết hợp nhiều phương pháp, biện pháp áp dụng việc dạy đọc, rèn luyện
đọc trong nhiều môn học.
- Để đạt được kết quả trên bản thân giáo viên có nhiều nỗ lực trong giảng dạy, phải
tìm tòi những phương pháp để học sinh tiếp thu nhanh đọc trôi chảy hơn.
- Đặc biệt giáo viên phải kiên trì uốn nắn cho các em kịp thời, phân bố thời gian
hợp lí, rèn luyện học sinh, theo dõi, kiểm tra thường xuyên việc đọc và kĩ năng đọc cho
học sinh.
- Luôn tôn trọng ý kiến phát biểu của học sinh; tế nhị, khéo léo đối với những lời
phát biểu sai của học sinh; động viên những học sinh còn nhút nhát mạnh dạn phát biểu ý
kiến.
- Luôn khen thưởng, động viên kịp thời, tạo sự phấn khởi về mặt tâm lí giúp các
em học tốt hơn.
- Luôn tạo cho học sinh làm quen với nhiều hình thức học tập. Tạo điều kiện cho
vấn đề học cá nhân là chủ yếu, học tổ có gắn liền thi đua.
- Chăm sóc từng học sinh, học sinh giỏi được làm bài tập khó hơn,học sinh yếu
luôn được giáo viên theo dõi, giúp đỡ các em tránh tự ti trong học tập, luôn tự tin, tự giác
tham gia giải quyết vấn đề trong học tập.
2. HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP:
Với giải pháp nâng cao chất lượng phân môn Tập đọc ở lớp 3C đã giúp học sinh lớp
tôi học tốt tất cả các môn nhất là môn Tiếng Việt. Năm học 2010- 2011 tôi sẽ tiếp tục
nghiên cứu đề tài này và áp dụng vào khối lớp Ba để chất lượng học sinh ngày càng nâng
cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. “Phương pháp dạy học môn Tiếng Việt ở tiểu học” của Phó tiến sĩ Lê Phương Nga –
Đỗ Xuân Hảo- Lê Hữu Tĩnh .
2. Tài liệu “ Bồi dưỡng thường xuyên” cho giáo viên chu kì III - Tập II của Bộ Giáo Dục
& ĐT- Vụ Giáo Dục tiểu học.
3. “Dạy và học môn Tiếng Việt ở tiểu học” theo chương trình mới của Tiến sĩ Nguyễn Trí
.
4. Tài liệu “ Bồi dưỡng giáo viên” SGK lớp 3 theo chương trình tiểu học mới của Đặng

Huỳnh Mai.
5. Sách giáo khoa, Sách giáo viên Tiếng Việt lớp 3 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
6. Tài liệu “Để có một giờ dạy nhẹ nhàng hơn, tự nhiên hơn, chất lượng hơn và hiệu quả
hơn” của Nguyễn Hữu Du - Sở Giáo dục và Đào tạo Vũng Tàu.

×