Tải bản đầy đủ (.doc) (125 trang)

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ NHIỄM GIUN MÓC CỦA NGƯỜI DÂN 1560 TUỔI TẠI XÃ PHÚ HÒA ĐÔNG, HUYỆN CỦ CHI, TP HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (978.99 KB, 125 trang )

i

BỘ Y TẾ

ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH
š¯¯¯›

LƯU TRÚC VIÊN

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH
VỀ NHIỄM GIUN MÓC CỦA NGƯỜI DÂN 15-60 TUỔI
TẠI XÃ PHÚ HÒA ĐÔNG, HUYỆN CỦ CHI, TP.HCM

LUẬN VĂN BÁC SĨ CHUYÊN KHOA II
Chuyên ngành: Quản lý Y tế
Mã số: 62720301CK

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2015


BỘ Y TẾ

ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH
š¯¯¯›

LƯU TRÚC VIÊN


KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH
VỀ NHIỄM GIUN MÓC CỦA NGƯỜI DÂN 15-60 TUỔI
TẠI XÃ PHÚ HÒA ĐÔNG, HUYỆN CỦ CHI, TP.HCM

LUẬN VĂN BÁC SĨ CHUYÊN KHOA II
Chuyên ngành: Quản lý Y tế
Mã số: 62720301CK

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. BS TRẦN THỊ HỒNG

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và
kết quả nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố trong
bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Ký tên

LƯU TRÚC VIÊN


MỤC LỤC
Trang phụ bìa

Trang

Lời cam đoan

Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu đồ, hình
Mở đầu..........................................................................................................................1
Mục tiêu nghiên cứu.....................................................................................................3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN Y VĂN.........................................................................4
1.1. Thông tin về giun móc...........................................................................................4
1.2. Tác hại của giun móc đối với cộng đồng............................................................10
1.3. Tình hình nhiễm giun móc....................................................................................10
1.4. Các nghiên cứu về mối liên quan giữa kiến thức, thái độ, thực hành về nhiễm
giun móc với các đặc tính DSH...........................................................................17
1.5. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu........................................................................21
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................24
2.1. Thiết kế nghiên cứu.............................................................................................24
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu.......................................................................24
2.3. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................24
2.4. Phương pháp thu thập số liệu..............................................................................26
2.5. Xử lý và phân tích số liệu....................................................................................36
2.6. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số..........................37
2.7. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu.......................................................................38
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................................39
3.1. Các đặc điểm của mẫu nghiên cứu......................................................................39
3.2. Xác định tỷ lệ người dân từ 15-60 tuổi nhiễm giun móc tại xã Phú Hòa Đông từ
9/2014-12/2014.....................................................................................................43
3.3. Xác định tỷ lệ người dân từ 15-60 tuổi có kiến thức, thái độ, thực hành đúng về
nhiễm giun móc tại xã Phú Hòa Đông, từ 9/2014- 12/2014.............................45


3.4. Xác định các mối liên quan với kiến thức về nhiễm giun móc..........................49
3.5. Xác định các mối liên quan với thái độ về nhiễm giun móc..............................54

3.6. Xác định các mối liên quan với thực hành về nhiễm giun móc.........................59
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN.........................................................................................64
4.1. Xác định tỷ lệ người dân từ 15-60 tuổi nhiễm giun móc tại xã Phú Hòa Đông, từ
9/2014-12/2014 ....................................................................................................64
4.2. Xác định tỷ lệ người dân từ 15-60 tuổi có kiến thức, thái độ, thực hành đúng về
nhiễm giun móc tại xã Phú Hòa Đông từ 9/2014- 12/2014.................................67
4.3. Các mối liên quan của kiến thức về nhiễm giun móc.........................................72
4.4. Các mối liên quan của thái độ về nhiễm giun móc.............................................75
4.5. Các mối liên quan của thực hành về nhiễm giun móc........................................78
4.6. Bàn luận mô hình các yếu tố ảnh hưởng kiến thức, thái độ, thực hành về nhiễm
giun móc qua phân tích bằng hồi quy đa biến......................................................82
4.7. Giá trị và khả năng ứng dụng của nghiên cứu....................................................84
4.8. Nhận xét về đề tài nghiên cứu.............................................................................85
KẾT LUẬN.................................................................................................................87
KIẾN NGHỊ................................................................................................................88
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Tiếng Anh
µm

Miro mét

OR

Odds Ratio

P


p- value

Tiếng Việt
BHYT
CĐĐH

Bảo hiểm y tế
Cao đẳng đại học

Cs
DSH

Cộng sự
Dân số học

GDSK
KTC
THCN
TPHCM

Giáo dục sức khỏe
Khoảng tin cậy
Trung học chuyên nghiệp
Thành phố Hồ Chí Minh

TT TTGDSK

Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe


TTYTDP

Trung tâm y tế dự phòng

UBND

Ủy ban nhân dân

Viện SR-KST-CTTW

Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương

VN-CPC

Việt Nam -Campuchia


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Tỷ lệ nhiễm giun móc tại cộng đồng dân cư dọc biên giới VN-CPC.......17
Bảng 1.2. Kiến thức, thực hành về nhiễm giun móc theo Nasr. A và AcKa CA.....17
Bảng 1.3. Mối liên quan giữa kiến thức với đặc tính DSH theo Nasr. A.................18
Bảng 3.1 Đặc tính DSH của mẫu nghiên cứu............................................................39
Bảng 3.2 Thời gian xổ giun định kỳ .........................................................................43
Bảng 3.3 Kiến thức đúng về nhiễm giun móc của mẫu nghiên cứu ........................45
Bảng 3.4 Thái độ đúng về nhiễm giun móc của mẫu nghiên cứu ............................46
Bảng 3.5 Thực hành đúng về nhiễm giun móc của mẫu nghiên cứu ......................47
Bảng 3.6 Kiến thức ảnh hưởng tình trạng nhiễm giun móc......................................48
Bảng 3.7 Thái độ ảnh hưởng tình trạng nhiễm giun móc..........................................48
Bảng 3.8 Thực hành ảnh hưởng tình trạng nhiễm giun móc.....................................48
Bảng 3.9 Kiến thức ảnh hưởng thái độ......................................................................49

Bảng 3.10 Kiến thức ảnh hưởng thực hành .............................................................49
Bảng 3.11 Nguồn thông tin ảnh hưởng kiến thức....................................................50
Bảng 3.12 Đặc tính DSH ảnh hưởng kiến thức .......................................................51
Bảng 3.13 Kết quả phân tích đa biến các yếu tố ảnh hưởng kiến thức.....................53
Bảng 3.14 Thái độ ảnh hưởng thực hành...................................................................54
Bảng 3.15 Nguồn thông tin ảnh hưởng thái độ.........................................................55
Bảng 3.16 Đặc tính DSH ảnh hưởng thái độ.............................................................56
Bảng 3.17 Kết quả phân tích đa biến các yếu tố ảnh hưởng thái độ.........................58
Bảng 3.18 Nguồn thông tin ảnh hưởng thực hành....................................................59
Bảng 3.19 Đặc tính DSH ảnh hưởng thực hành........................................................61
Bảng 3.20 Kết quả phân tích đa biến các yếu tố ảnh hưởng thực hành....................63
Bảng 4.1 Tỷ lệ nhiễm giun móc tại các xã ở huyện Củ Chi......................................64
Bảng 4.2 Tỷ lệ nhiễm giun móc trong nghiên cứu của một số tác giả .....................65
Bảng 4.3 So sánh kiến thức về yếu tố gây nhiễm với các nghiên cứu khác.............68
Bảng 4.4 Tỷ lệ sử dụng hố xí hợp vệ sinh ở các xã thuộc huyện Củ Chi.................71


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Đặc điểm nơi cư trú của mẫu nghiên cứu .............................................41
Biểu đồ 3.2 Mô tả nơi thường xuyên đi chân đất của mẫu nghiên cứu ...................41
Biểu đồ 3.3 Mô tả loại đất trồng của mẫu nghiên cứu .............................................42
Biểu đồ 3.4 Mô tả nguồn thông tin về giun móc ......................................................42
Biểu đồ 3.5 Tỷ lệ nhiễm giun móc ............................................................................43


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1 Chu trình phát triển của giun móc................................................................6
Hình 1.2 Giun móc ký sinh trong hành tá tràng .................................................10
Hình 1.3 Bản đồ dịch tễ của giun móc trên thế giới ...............................................12

Hình 1.4 Bản đồ xã Phú Hòa Đông ....................................................................... 22
Hình 3.1 Tỷ lệ nhiễm giun móc của từng ấp ......................................................... 44


10

MỞ ĐẦU
Giun móc là một loại ký sinh trùng sống ký sinh ở ruột người. Bệnh giun móc
gặp ở hầu hết các nước trên thế giới. Ước tính trên toàn cầu có khoảng 740 triệu
người ở các vùng nông thôn nghèo thuộc miền nhiệt đới và cận nhiệt đới bị nhiễm
giun móc[39]. Bệnh phụ thuộc vào khí hậu, thổ nhưỡng, phong tục tập quán, nghề
nghiệp và sự phát triển kinh tế của mỗi nước. Ở Châu Âu, những khu công nghiệp
hầm mỏ thường có tỷ lệ nhiễm cao. Tây Ban Nha có tỷ lệ nhiễm 34%, Italia 40%.
Tại Đông Nam Á, tỷ lệ nhiễm giun móc phụ thuộc vào từng nước, từng khu vực:
Thái Lan: 40,56%, Indonesia: 47,7%, Malaysia: 7,1%, Singapore: 0,3%-6,1%, Lào:
2%-31%, Campuchia: 35%-56%
Tại Việt Nam, giun móc là một trong các loài giun truyền qua đất phổ biến.
Tại nhiều vùng nông thôn vẫn còn thói quen đi chân đất, dùng phân tươi trong canh
tác, không sử dụng nhà vệ sinh...là những yếu tố nguy cơ lây nhiễm rất cao. Các báo
cáo từ 1957-1999 cho thấy 30-68% dân số có xét nghiệm phân dương tính với giun
móc, có nơi lên tới 80%. Hiện có khoảng 67 triệu người trong số 86 triệu người dân
Việt Nam ở 53 trên tổng số 63 tỉnh thành sống trong vùng dịch tễ của bệnh[33].
Tại huyện Củ Chi, những khảo sát từ năm 1998 đến nay cho thấy tỉ lệ nhiễm
giun móc dao động từ 33,86%-53,73% và gặp ở lứa tuổi lao động nhiều hơn do
nguy cơ tiếp xúc với mầm bệnh cao hơn

. Xã Phú Hòa Đông là một xã thuộc

huyện Củ Chi. Hiện nay, thành phần kinh tế chính vẫn là nông nghiệp, với 4830 lao
động, chiếm 39% số người trong độ tuổi lao động[31]. Về khí hậu, một năm có hai

mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô. Về loại đất, thuộc vùng đất cát. Xét về khí hậu
và loại đất, thì nơi đây đã đủ điều kiện thuận lợi cho ấu trùng giun móc phát triển và
truyền bệnh. Theo tác giả Ngụy Cẩm Huy và cs, điều tra tình hình nhiễm giun móc
và giun lươn năm 2007 tại xã cho thấy tỷ lệ nhiệm giun móc là 39,9% .
Theo Tổ chức y tế thế giới, chỉ định điều trị một lần một năm khi tỷ lệ nhiễm
giun truyền qua đất trong cộng đồng lớn hơn 20%, và hai lần một năm khi tỷ lệ
nhiễm trong cộng đồng lớn hơn 50%[64]. Như vậy, với tình hình dịch tễ học đáng
báo động như trên, cùng với những tác động nguy hiểm do giun móc gây ra nên


11

nhiễm giun móc trở thành vấn đề sức khỏe cộng đồng cần quan tâm. Giun móc có
thể gây ra những tác hại nghiêm trọng. Nhiễm giun móc là một trong những nguyên
nhân chính gây thiếu máu thiếu sắt ở cộng đồng các nước đang phát triển, ảnh
hưởng đến 44,3 triệu phụ nữ có thai, gây chậm tăng trưởng thai, sinh non, sinh con
nhẹ cân[5], có thể gây ra chậm phát triển tâm thần vận động ở trẻ em [58]. Những
tác hại trên thường âm thầm, nên người dân ít quan tâm, đặc biệt là đối tượng nông
dân. Những nghiên cứu trước đây trong nhiều năm cho thấy tình hình nhiễm giun
móc vẫn là vấn đề lớn ảnh hưởng đến sức khỏe tại địa phương. Một trong các
nguyên nhân có thể do kiến thức, thái độ, thực hành của người dân về nhiễm giun
móc chưa đủ để mang lại hiệu quả phòng bệnh. Do đó, chúng tôi thực hiện đề tài
nghiên cứu “Kiến thức, thái độ, thực hành về nhiễm giun móc của người dân 15-60
tuổi tại xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi, TP.HCM”, thời gian từ tháng 09/2014 –
12/2014 để tìm hiểu kiến thức, thái độ, thực hành đúng về nhiễm giun móc của
người dân trong độ tuổi lao động tại xã Phú Hòa Đông, đồng thời đề ra các biện
pháp phòng bệnh thích hợp, nhằm làm giảm những tác hại giun móc có thể gây ra
cho cộng đồng.



12

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Tỷ lệ người dân 15-60 tuổi có kiến thức, thái độ, thực hành đúng về nhiễm
giun móc là bao nhiêu?

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
MỤC TIÊU TỔNG QUÁT
Xác định tỷ lệ người dân 15-60 tuổi có kiến thức, thái độ, thực hành đúng về
nhiễm giun móc tại xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi, TP.HCM
MỤC TIÊU CỤ THỂ
-

Xác định tỷ lệ người dân 15-60 tuổi nhiễm giun móc tại xã Phú Hòa Đông,

huyện Củ Chi, TP.HCM
-

Xác định tỷ lệ người dân 15-60 tuổi có kiến thức, thái độ, thực hành đúng về

nhiễm giun móc tại xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi, TP.HCM. Xác định mối liên
quan giữa tỷ lệ nhiễm giun móc với kiến thức, thái độ, thực hành.
-

Xác định mối liên quan giữa kiến thức với thái độ và thực hành của người

dân về nhiễm giun móc và mối liên quan giữa kiến thức, thái độ, thực hành về
nhiễm giun móc với một số đặc tính DSH của người dân 15-60 tuổi tại xã Phú Hòa
Đông, huyện Củ Chi, TP.HCM



13

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN Y VĂN
Giun móc là một loại giun hình ống ký sinh ở ruột người gây thiếu máu, đặc
biệt là trẻ em và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ [27]. Nhiễm giun móc thường gặp ở
vùng khí hậu nóng và ẩm. Mặc dù có sự khác biệt rõ rệt về hình thái học giữa giun
trưởng thành của 2 loại giun móc Ancylostoma duodenal và Necator americanus,
nhưng trứng và ấu trùng của 2 loại rất giống nhau. Trên thế giới có khoảng 740 triệu
người mắc bệnh giun móc[39] và khoảng 60 000 người chết hàng năm[27].
1.1 THÔNG TIN VỀ GIUN MÓC
1.1.1. Lịch sử
Sinh lý bệnh và dịch tễ học của nhiễm giun móc trên người là chủ đề nghiên
cứu từ hơn một trăm năm nay.
− Ancylostoma duodenale được phát hiện bởi Dubini vào năm 1838 trong khi
giải phẫu tử thi từ một phụ nữ gốc Ý, nhưng đến năm 1843 tác giả mới công bố phát
hiện của mình. Ancylostoma duodenale được biết là nguyên nhân thiếu máu của
những công nhân xây dựng đường hầm xe lửa Saint Gothard trong dãy núi Alps
của Thụy Sĩ. Vào đầu thế kỷ thứ 20, chu kỳ sống của Ancylostoma duodenale lần
đầu tiên được làm sáng tỏ bởi Looss (1901)[35].
− Năm 1902, Charles W.Stiles đã phát hiện loại giun móc gây thiếu máu chủ
yếu ở đông nam Hoa Kỳ có tên là Necator americanus. Thật ra đây là loại có nguồn
gốc từ Châu Phi, đi vào Châu Mỹ do sự buôn nô lệ[11].
− Năm 1901, tác hại của nhiễm giun móc trên sức khỏe cộng đồng đã được
phát hiện khi nhiễm giun móc có liên quan đến cái chết của gần 12.000 cư dân trên
đảo Puerto Rico hàng năm. Sau đó, Ủy ban vệ sinh Rockefeller đã được thành lập
để phòng chống giun móc ở Hoa Kỳ. Năm 1916, Khoa Giun học đầu tiên tại Hoa
Kỳ được thành lập tại trường Johns Hopkins. Những điều tra ban đầu được tiến



14

hành trong bốn thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XX đã cung cấp nhiều kiến thức quan
trọng về chu trình phát triển cũng như sinh bệnh học của giun móc[35].
1.1.2. Hình thể
− Trứng: trứng của Ancylostoma duodenale và Necator americanus tương đối
giống nhau, kích thước 60-70µm, có hình trái xoan, vỏ mỏng, trong suốt, không bắt
màu. Trứng lúc sinh ra có từ 4-8 phôi bào
− Ấu trùng:
Ấu trùng giai đoạn 1: kích thước 250µm x 17µm, miệng mở, xoang miệng
tương đối dài khoảng 8µm, thực quản dày, hình bầu do bắp thịt tạo thành, giai đoạn
này không truyền bệnh
Ấu trùng giai đoạn 2: kích thước 550µm x 60µm, miệng đóng lại, có 1 lớp
màng bọc trước, thực quản dài hình trụ, đuôi nhọn.


Giun trưởng thành:
Ancylostoma duodenale: giun trưởng thành có màu trắng sữa , bộ phận

miệng có 2 đôi răng hình móc, bố trí cân đối, giun đực dài 8-11mm, giun cái dài 1013mm, đuôi giun đực, sườn lưng chia hai nhánh ờ đàng đầu và mỗi nhánh lại chẻ
ba, giữa túi giao hợp có 2 gai giao hợp mảnh và riêng rẽ, đuôi giun cái cùn.
Necator americanus: giun trưởng thành ngắn và nhỏ hơn giun móc
Ancylostoma duodenale, bộ phận miệng có 2 răng hình bán nguyệt sắc bén. Giun
đực dài 7-9 mm, giun cái dài 9-11 mm. Sườn lưng ở túi giao hợp chia hai nhánh từ
chân sườn và mỗi nhánh lại chẻ hai.
1.1.3. Chu trình phát triển
Necator americanus bám vào niêm mạc phần đầu hỗng tràng, có thể tồn tại
từ 10-15 năm. Mỗi con Necator americanus hút 0,01-0,04ml máu mỗi ngày.
Ancylostoma duodenale sống ở tá tràng khoảng 5 năm, tiêu thụ mỗi ngày

0,05-0,3 ml máu.
Chu trình phát triển của giun móc trải qua 3 giai đoạn: giai đoạn I ở môi


15

trường bên ngoài, giai đoạn II ở mô người, giai đoạn III ở ống tiêu hóa. Sau khi thụ
tinh, giun cái đẻ trứng trong ruột non, Necator americanus đẻ 5000-10000
trứng/ngày, Ancylostoma duodenale đẻ 10 000-30 000 trứng/ ngày.
Trứng theo phân ra môi trường ngoài, gặp điều kiện thuận lợi sẽ nở ra ấu
trùng giai đoạn I trong khoảng thời gian 24-48 giờ.. Ấu trùng giai đoạn I ăn các chất
hữu cơ trong phân và lớn lên, khoảng 1 tuần sau, ấu trùng giai đoạn I lột xác thành
ấu trùng giai đoạn II. Ấu trùng này di động và đề kháng, nhất là ở vùng đất ẩm và
bùn lầy, ấu trùng ngưng phát triển cho đến khi vào ký chủ thích hợp. Necator
americanus chỉ lây nhiễm bằng cách chui qua da người, còn Ancylostoma
duodenale có thể lây nhiễm qua da lẫn đường tiêu hóa. Khi ấu trùng giai đoạn II
tiếp xúc với da người nhất là ở kẽ tay, kẽ chân, ấu trùng sẽ qua tĩnh mạch nhỏ vào
hệ bạch huyết đến mao quản phổi, vào phế nang. Sau đó đi ngược lên cuống tiểu
phế quản, phế quản lớn, lên khí quản rồi rơi xuống thực quản và phát triển thành
giun trưởng thành ở đầu ruột non. Người là ký chủ chính của hai loại giun này.

Hình 1.1. Chu trình phát triển của giun móc
[Nguồn: Ký sinh trùng y học 2013, giáo trình Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch]
1.1.4 Lâm sàng


16

1.1.4.1 Giai đoạn ấu trùng xuyên qua da
Khi ấu trùng chui qua da bệnh nhân, nhất là mu bàn chân hay các kẽ ngón

tay, ngón chân, chúng gây ra những nốt sẩn, mụn nước ngứa ngáy rất khó chịu, mức
độ ngứa nhiều hay ít tùy thuộc vào số lượng ấu trùng, kéo dài khoảng 3- 4 ngày rồi
tự nhiên khỏi.
1.1.4.2 Giai đoạn qua phổi
Có một kích thích đơn giản ở đường hô hấp trên, ho thường vào buổi chiều,
có đàm nhày nhớt, khàn tiếng, khó nuốt, không có hội chứng Loeffler rõ như trường
hợp giun đũa Ascaris lumbricoides.
1.1.4.3 Giai đoạn ruột
Sự có mặt của giun trưởng thành ở ruột chỉ gây một ít rối loạn tiêu hóa (đau
vùng thượng vị, nôn ói, ăn không ngon, tiêu chảy có bọt, sôi ruột, gầy yếu) nhưng
chủ yếu là thiếu máu (xanh xao, khó thở, nhịp tim nhanh, hạ huyết áp, phù, bất
thường về móng), nguyên nhân thiếu máu do giun trưởng thành hút máu của ký chủ.
Bên cạnh đó, có chảy máu rỉ rả do giun tiết chất kháng đông tại vị trí bám. Bệnh
nhân nhiễm Ancylostoma duodenale thường gây mất máu nhiều hơn so với nhiễm
Necator americanus.
Triệu chứng cấp tính tùy thuộc vào số lượng giun, có thể biểu hiện bởi tình
trạng mệt mỏi, buồn nôn, nôn ói, đau bụng, đi cầu phân có máu đỏ hoặc phân đen,
suy nhược và xanh xao. Một số trường hợp nhiễm giun nặng ở trẻ nhỏ có thể để lại
di chứng, thậm chí gây tử vong.
Nhiễm giun mạn tính thường gây thiếu máu thiếu sắt với bệnh cảnh xanh
xao, mệt mỏi, phù mặt, phù chân, nhiều trường hợp hemoglobin giảm dưới 5g/dl, có
thể có bóng tim to, chậm phát triển thể chất và tâm thần.
1.1.5 Chẩn đoán
Chẩn đoán nhiễm giun móc dựa vào phương pháp soi phân tìm trứng.


17

Phương pháp tập trung bằng phương pháp Kato-Katz hay làm nổi trứng bằng nước
muối bảo hòa có thể làm tăng tỷ lệ phát hiện lên vài lần (Phụ lục 6).

Công thức máu: biểu hiện tình trạng thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc kèm
tăng bạch cầu ái toan. Các phản ứng kháng thể với giun móc gồm chủ yếu là các
kháng thể IgG1, IgG4, và IgE, chủ yếu là IgE. IgE tham gia vào hoạt động chống lại
giun sán, giảm số lượng ký sinh trùng và khả năng sinh sản của chúng[35].
1.1.6 Điều trị
1.1.6.1 Nguyên tắc :
Vừa xổ giun, vừa bồi hoàn sắt đã mất, điều trị triệu chứng, nâng cao chế độ
dinh dưỡng
1.1.6.2 Những thuốc trị giun thường dùng[43] .
Thuốc lựa chọn : Albendazole
400 mg
Mebendazole
500 mg

Liều duy nhất
Liều duy nhất

- Trường hợp nhiễm nặng, nên xét nghiệm kiểm tra phân sau 2 tuần
1.1.7. Dự phòng và quản lý
1.1.7.1 Dự phòng và quản lý cho cộng đồng[27][52]
− Uống thuốc xổ giun định kỳ mỗi 3 – 6 tháng, đặc biệt đối với những vùng
giun móc lưu hành cao, có thể làm giảm tỷ lệ bệnh và hậu quả nặng nề của bệnh
như thiếu máu thiếu sắt, suy dinh dưỡng...
− Hạn chế tiếp xúc với đất như đi ủng, mang găng khi tiếp xúc với đất, tránh đi
chân đất và không cho trẻ em nghịch đất, chơi các trò chơi tiếp xúc với đất.
− Quản lý phân bằng các biện pháp như xây dựng hố xí hợp vệ sinh, không
phóng uế bừa bãi, phân ủ kỹ trước khi bón cho hoa màu.


Lồng ghép chương trình phòng chống giun sán vào những chương trình sức


khỏe khác, như cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường, điều trị hàng loạt cho cộng
đồng có tỷ lệ nhiễm cao.
1.1.7.2 Chiến lược phòng chống giun truyền qua đất của Tổ chức Y tế thế giới[64].


18

Mục tiêu toàn cầu nhằm loại trừ tỷ lệ mắc bệnh do giun truyền qua đất ở trẻ
em vào năm 2020. Chiến lược phòng chống nhiễm giun truyền qua đất là khống chế
tỷ lệ mắc bệnh thông qua điều trị định kỳ cho nhóm người có nguy cơ sống trong
các vùng lưu hành. Nhóm nguy cơ bao gồm: Trẻ em trong lứa tuổi mẫu giáo, tuổi
học đường, phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ (bao gồm phụ nữ mang thai ở kỳ thứ hai và thứ
ba, phụ nữ cho con bú). Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo xổ giun định kỳ mà
không cần các chẩn đoán cá thể trước đó đối với tất cả mọi người có nguy cơ cao
sống trong các vùng lưu hành. Điều trị phải được một lần một năm khi tỷ lệ mắc
giun truyền qua đất ở trong cộng đồng lớn hơn 20%, và hai lần một năm khi tỷ lệ
mắc giun truyền qua đất trong cộng đồng lớn hơn 50%. Các giải pháp bổ sung bao
gồm: giáo dục sức khoẻ và vệ sinh, làm giảm sự lan truyền và tái nhiễm, khuyến
khích các hành vi có lợi cho sức khoẻ. Cung cấp tình trạng vệ sinh đầy đủ là quan
trọng nhưng không luôn sẵn có ở các nơi nghèo nguồn lực. Mục đích của các hoạt
động phòng chống là khống chế tỷ lệ mắc bao gồm:
-

Xổ giun định kỳ quần thể nguy cơ cao sẽ làm giảm mức độ trầm trọng của

tình trạng nhiễm và bảo vệ các cá thể bị mắc bệnh.
-

Xổ giun định kỳ có thể lồng ghép với các ngày sức khoẻ trẻ em hoặc chương


trình bổ sung vitamin A cho trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo hoặc lồng ghép với các
chương trình y tế học đường
Trong năm 2013, trên 368 triệu trẻ em ở lứa tuổi học đường được xổ giun ở
các quốc gia lưu hành bệnh, tương ứng tới 42% trẻ nguy cơ. Các thuốc được khuyến
cáo là Albendazole (400mg) và Mebendazole (500mg) vừa có hiệu quả, vừa không
đắt tiền, vừa ít tác dụng phụ và dễ dàng được thực hiện bởi các đối tượng không
thuộc ngành y tế (ví dụ như giáo viên). Cả Albendazole và Mebendazole đều được
tài trợ đến Bộ y tế các nước thông qua Tổ chức Y tế thế giới . Đích đến toàn cầu là
đạt được điều trị đều đặn ít nhất 75% tất cả các trẻ em lứa tuổi học đường có nguy
cơ bị bệnh giun truyền qua đất. Tiến bộ đạt được ở mỗi quốc gia được đo lường so
với chỉ số này.
1.2 TÁC HẠI CỦA GIUN MÓC ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG


19

Tác hại chủ yếu của giun móc là gây thiếu máu thiếu sắt. Bệnh nhân có da
xanh, niêm mạc nhợt và đau vùng thượng vị tuỳ theo mức độ nhiễm giun. Lâu ngày
có thể dẫn đến suy tim. Bệnh thường diễn tiến âm thầm, khi phát hiện là bệnh đã
nặng. Ngoài tác hại hút máu, giun móc còn gây viêm hành tá tràng và tiết ra chất
chống đông máu, chất độc ức chế cơ quan tạo máu sản sinh hồng cầu làm cho người
bệnh bị mất máu nhiều hơn, gây bệnh thiếu máu trầm trọng hơn[27].
Giun móc rất nguy hiểm đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai. Đây là một
trong những nguyên nhân gây chậm phát triển thai, sẩy thai, sinh non[5].
Đối với trẻ em, phải đối mặt với hàng loạt hậu quả nguy hiểm: thiếu máu,
biếng ăn, chậm lớn, suy dinh dưỡng, rối loạn tiêu hoá, chậm phát triển tâm thần vận
động[58]

Hình 1.2 Giun móc ký sinh trong hành tá tràng


[Nguồn: Zhao Y, Wang L, Si J (2009), Hook worm caused chronic anemia found
during the procedure of acute gastrointestinal bleeding: a case report]
1.3 TÌNH HÌNH NHIỄM GIUN MÓC
Nhiễm giun móc là một trong những bệnh nhiễm trùng phổ biến nhất của con
người, gặp ở khu vực nông thôn của vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Giun móc
liên quan mật thiết với nghề nông ở các nước đang phát triển[60]. Sự thịnh hành của


20

bệnh giun móc liên hệ đến nhiều yếu tố. Khí hậu nóng ẩm thích hợp cho sự phát
triển của ấu trùng, sự truyền bệnh suốt năm, nhưng thường nhất vào mùa mưa. Các
yếu tố nguy cơ như : tình trạng đi tiêu bừa bãi, không sử dụng hố xí hợp vệ sinh, sử
dụng phân người còn tươi làm phân bón, làm đất bị ô nhiễm ấu trùng giun móc, thói
quen đi chân đất, tiếp xúc đất không mang dụng cụ bảo hộ lao động khi làm việc
của những nông dân, thói quen nghịch đất của trẻ em, không xổ giun định kỳ, dễ
gây nhiễm và tái nhiễm giun móc thường xuyên [27].
1.3.1. Tình hình nhiễm giun móc trên thế giới
Về phân bố các loài, Necator americanus là giun móc chiếm ưu thế trên toàn
thế giới, ngoại trừ ở một số địa điểm Ancylostoma duodenale chiếm ưu thế. Các khu
vực ưu thế cho Necator americanus bao gồm miền nam và tây nam Trung Quốc,
miền nam Ấn Độ, Đông Nam Á, châu Phi cận Sahara, Trung và Nam Mỹ. Khu vực
ven biển của các khu vực này có tỷ lệ cao Necator americanus [50], cũng có thể
xảy ra ở Bắc Mỹ, đặc biệt là miền nam Mexico; thậm chí có thể vẫn còn ở miền
đông nam Hoa Kỳ[60]. Ancylostoma duodenale chiếm ưu thế ở các vùng thuộc
phía bắc của miền nam và tây Trung Quốc (ví dụ An Huy, tỉnh Tứ Xuyên), Ấn Độ
(ví dụ Kanpur). So với Necator americanus, Ancylostoma duodenale có thể tồn tại
trong những điều kiện khí hậu khắc nghiệt hơn. Nhiễm Ancylostoma duodenale
cũng xảy ra ở Ai Cập, Bắc Úc, Bắc Argentina, Paraguay, Peru [48]. Trên toàn thế

giới, nhiễm phối hợp hai loài giun móc là phổ biến
Sự phân bố của bệnh giun móc theo vị trí địa lý bị ảnh hưởng bởi độ ẩm môi
trường, nhiệt độ, tia cực tím và các yếu tố liên quan như lượng mưa, loại đất và độ
cao. Độ ẩm môi trường, nhiệt độ và tia cực tím ánh sáng ảnh hưởng đến sự phát
triển và sự sống còn của ấu trùng giun móc. Nhiệt độ 20-30°C là tối ưu để ấu trùng
trưởng thành trong năm ngày, ở nhiệt độ trên 35-40°C, ấu trùng giun móc có khả
năng di chuyển vào trong đất và các vùng bóng râm để trú ẩn và truyền bệnh [35].
Tác giả Mabaso MLH và cs nghiên cứu ở ven biển trên toàn tỉnh KwaZulu-Natal,
Nam Phi cho thấy sự lan truyền bệnh giun móc được giới hạn ở các đồng bằng ven


21

biển có độ cao 150 m so với mực nước biển . Theo Brooker S và cs, trên những
vùng nhiệt độ thấp (<20°C) hạn chế sự lây lan của ký sinh trùng này[36].
Ancylostoma duodenale có khả năng tồn tại trong những tháng mùa đông lạnh mà
Necator americanus không có khả năng này. Do đó, có thể chỉ thấy Ancylostoma
duodenale ở tỉnh An Huy của Trung Quốc, nơi mà nhiệt độ đôi khi dưới 00C[65].

Hình 1.3 Bản đồ dịch tễ của giun móc trên thế giới
[Nguồn: Human hookworm infection in the 21st century]
Sự xuất hiện bệnh giun móc cũng liên quan trực tiếp đến lượng mưa. Tùy
theo từng vùng, những số liệu thu thập được về tỷ lệ hiện mắc càng cao ở những
vùng mà mùa mưa càng kéo dài . Udonsi JK và cs nghiên cứu ở Tây Phi cho thấy số
lượng ấu trùng cao nhất trong mùa mưa [62] và theo 2 tác giả Knight R, Merrett
TG, số lượng trứng trong phân cao nhất 2-7 tháng sau mùa mưa[47].
Yếu tố môi trường có thể ảnh hưởng đến truyền bệnh giun móc là loại đất.
Ấu trùng giun móc phát triển mạnh trong khu vực có đất cát vì đất cát có kích thước
hạt nhỏ và kết cấu có lỗ hổng chứa khí. Dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp, mặc dù ấu
trùng nhanh chóng chết trên bề mặt của đất cát nhưng chúng cũng có thể di chuyển

nhanh vào trong đất. Ngược lại, đất sét ức chế di chuyển của ấu trùng. Nghiên cứu


22

của Mabaso MLH và cs ở Nam Phi cho thấy tỷ lệ nhiễm giun móc cao liên quan với
các loại đất cát thoát nước tốt trong khi tỷ lệ nhiễm thấp liên quan với đất sét.
1.3.1.1 Châu Mỹ
Nghiên cứu của Cabada MM và cs trên 290 đối tượng tại cộng đồng dân tộc
Matsigenka ở Pê-ru, Nam Mỹ tháng 10/2012 cho thấy tỷ lệ nhiễm giun móc trong
cộng đồng là 19,1%.
Cũng tại Nam Mỹ, Ban vệ sinh Rockefeller triển khai dự án thanh toán bệnh
giun móc có ba mục tiêu: ước tính tỷ lệ nhiễm giun móc ở Nam Mỹ, điều trị, và
diệt trừ căn bệnh này. Điều tra trên 11 tiểu bang miền Nam, kết quả tỷ lệ nhiễm
giun móc 40% .
Tác giả Canales M và cs nghiên cứu tại Honduras từ năm 2001 đến 2012 để
xác định tỷ lệ nhiễm giun móc các yếu tố liên quan, kết quả tỷ lệ nhiễm giun móc
20%[38].
1.3.1.2 Châu Phi
Tại Ethiopia, một nước nông nghiệp ở Đông Phi, khí hậu nhiệt đới gió mùa,
tác giả Fentie T và cs nghiên cứu tại khu vực hồ Tana Basin, tây bắc Ethiopia, từ
11/2007 đến tháng 2/2008, để đánh giá mức độ nhiễm ký sinh trùng cho thấy giun
móc là ký sinh trùng đường ruột chiếm ưu thế 23,5%[42].
Tại Gha Na Tây Phi, có khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có 2 mùa mưa
và khô rõ rệt, Humphries D và cs nghiên cứu cắt ngang trên 292 đối tượng từ 62 hộ
gia đình ở Bắc Kintampo, Ghana tháng 7/2007, kết quả cho thấy tỷ lệ nhiễm giun
móc là 45%[45].
Một nghiên cứu khác ở Tây Phi thực hiện bởi Ouattara M và cs trên 195
người lớn (101 nam, 94 nữ) tại vùng nam trung bộ Côte d’Ivoire vào giữa năm
2010, nhận thấy tỷ lệ nhiễm giun móc là 39%[56].

1.3.1.3 Châu Á


23

Tại châu Á, ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng đáng kể trong kinh tế nên
nhiễm giun móc ở nhiều vùng còn khá cao, đặc biệt là vùng Nam Á và Đông Nam
Á, nhất là ở các nước đang phát triển.
Mangali A, Sasabone P và cs tiến hành khảo sát tại 3 làng ven biển và 2 làng
nội địa thuộc Quận Campalagian, Nam Sulawesi, Indonesia, vào tháng 7/1992.
Tổng cộng có 398 mẫu phân đã được xét nghiệm bằng phương pháp Kato-Katz , kết
quả tỷ lệ nhiễm giun móc là 68,3%.
Ở Bangladesh, nghiên cứu của tác giả Gilgen D và cs cho thấy tỷ lệ nhiễm
giun móc khá cao 74% trong cộng đồng công nhân vườn chè[44].
Nghiên cứu của Kaliappan SP và cs xác định tỷ lệ nhiễm giun của 1237
người thuộc bộ lạc Tamil Nadu ở miền nam Ấn Độ từ 11/2011 đến 4/2012 cho thấy
tỷ lệ nhiễm giun móc 38%[46].
Năm 2012, Tawin Inpankaew và cs khảo sát tại một ngôi làng nông thôn ở
Campuchia cho thấy trên 57% dân số bị nhiễm giun móc; trong số đó, 52% là
Ancylostoma ceylanicum. Một giả thuyết được đưa ra là hóa trị phòng ngừa có thể
là một yếu tố dẫn đến sự xuất hiện của Ancylostoma ceylanicum. Bên cạnh Necator
americanus và Ancylostoma duodenale là nguyên nhân hàng đầu của tình trạng
thiếu máu thiếu sắt và suy dinh dưỡng ở các nước đang phát triển, điều tra dịch tễ
học phân tử gần đây đã chỉ ra Ancylostoma ceylanicum là loài giun móc phổ biến
thứ hai lây nhiễm cho con người ở châu Á. Ở Thái Lan, Lào, Malaysia, 6% -23% số
người dương tính với trứng giun móc Ancylostoma ceylanicum.
Tác giả Phongluxa K và cs nghiên cứu tại Lào, 2 tháng đầu năm 2010, xác
định tỷ lệ nhiễm giun móc, kiến thức, thái độ và thực hành của người dân với
nhiễm giun móc. Nghiên cứu được tiến hành tại 10 làng chọn ngẫu nhiên tại huyện
Saravane, Nam Lào trên 574 đối tượng ( ≥ 2 tuổi) được xét nghiệm phân bằng

phương pháp Kato- Katz. Kết quả cho thấy tỷ lệ nhiễm giun móc là 86,6%[59].
Một nghiên cứu khác tại Lào năm 2012 của Laymanivong S và cs về giun
sán quốc gia được thực hiện hàng năm. Với mẫu phân thu thập từ 8.610 cư dân của
12 tỉnh và một thành phố, kết quả cho thấy tỷ lệ nhiễm giun móc là 25%.


24

Tại 3 thôn của quận Xiaojie, thành phố Jinghong, tỉnh Vân Nam, Trung
Quốc, tác giả Du ZW, Jiang JY và cs điều tra tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất của
người dân tộc LaHu trên 289 đối tượng, nhằm cung cấp các bằng chứng kiểm soát
hiệu quả, tình trạng nhiễm giun được xác định bằng phương pháp Kato-Katz. Kết
quả cho thấy tỷ lệ nhiễm giun móc là 72,66%.
1.3.2. Tình hình nhiễm giun móc tại Việt Nam
Tác giả Van der Hoek W và cs điều tra về tình hình nhiễm giun truyền qua
đất tại Việt Nam từ năm 1990 đến năm 2001. Kết quả cho thấy, tỷ lệ nhiễm giun
móc tại Việt Nam là 28,6%, tập trung ở các vùng nông thôn. Theo các tác giả trên,
can thiệp cụ thể đối với phụ nữ trong cộng đồng nông nghiệp có nguy cơ bị nhiễm
giun móc là cần thiết trong cả nước[63].
1.3.2.1 Miền Bắc
Nghiên cứu của P. Verle và cs thực hiện tại tỉnh Hòa Bình, tây bắc Việt Nam,
năm 2003 trên 526 hộ gia đình của sáu nhóm dân tộc: Mường, Kinh, Dao, Thái, Tày
và người Hơ-Mông. Kết quả tỷ lệ nhiễm giun móc là 52%. [57].
Tác giả Trần Thị Thanh Bình và cs nghiên cứu đánh giá tỷ lệ nhiễm giun tại
4 xã tỉnh Lào Cai năm 2011 với 1053 mẫu phân, cho thấy tỷ lệ nhiễm giun móc là
19.85%[28].
1.3.2.2 Tây Nguyên
Ở Tây nguyên, người dân còn thói quen đi chân đất, đi vệ sinh ngoài rừng,
đời sống người dân còn khó khăn nên vấn đề hiểu biết và phòng bệnh giun móc
chưa được quan tâm, nguy cơ nhiễm giun móc cao.

Trịnh Đình Tuấn, Trịnh Tường điều tra tình hình nhiễm giun đường ruột trên
dân tộc Mơ-Nông huyện Lak tỉnh Đắc Lắc năm 2003 cho thấy tỷ lệ nhiễm giun móc
khá cao 68.7%[29].
Tác giả Nguyễn Xuân Thao tiến hành nghiên cứu trong 3 năm (từ tháng
9/2003-9/2006) tại 3 xã thuộc hai huyện/thị thành phố Ban Mê Thuộc và huyện
KrôngPak (Đắc Lắc) cho thấy tỷ lệ nhiễm giun móc trong cộng đồng là 49,6%[20].


25

Tác giả Thân Trọng Quang và cs nghiên cứu tại Tây Nguyên về “Thực trạng
nhiễm giun truyền qua đất trong cộng đồng người dân tộc Ê đê tại xã Ea-tiêu, tỉnh
Đắc Lắc” năm 2008 cho thấy tỷ lệ nhiễm giun móc là 38,4%.
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thu Hương, Nguyễn Lương Tình về tình
hình nhiễm giun ở học sinh tiểu học tại 5 trường tiểu học của 5 xã thuộc huyện Đức
Trọng, tỉnh Lâm Đồng, ghi nhận vào năm 2012 tỷ lệ nhiễm giun móc là 21,2%[15].
1.3.2.3 Miền Trung
Tác giả Hoàng Văn Hội và cs nghiên cứu tỷ lệ nhiễm giun đường ruột ở
phụ
nữ 15-49 tuổi ở tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2007, tỷ lệ nhiễm giun móc là
38,93%[2]. Năm 2011, tác giả đánh giá tỷ lệ nhiễm giun đường ruột của người dân
6 xã ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế, tỷ lệ nhiễm giun móc 6,43%[3]
Nghiên cứu của tác giả Hoàng Xuân Tư, Nguyễn Văn Văn đánh giá hiệu quả
công tác xổ giun cho học sinh tiểu học tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2004-2010, kết
quả cho thấy tỷ lệ nhiễm giun móc trước xổ giun là 43%, sau xổ giun là 25,9%.
Vùng trung du có tỷ lệ nhiễm giun móc 40,6% so với 26,7% (miền núi) và 16,9%
(đồng bằng).
Nghiên cứu của Lê Hữu Thọ, Nguyễn Hữu Phước được thực hiện trên 418
học sinh tiểu học của trường Tiểu học xã Ninh Quang và Ninh Đông, thị xã Ninh
Hòa, tỉnh Khánh Hòa từ tháng 8/2011 đến 8/2012. Kết quả cho thấy tỷ lệ nhiễm

giun móc là 12,9 %.
1.3.2.4 Miền Nam
Tác giả Nguyễn Văn Cường, Nguyễn Đỗ Nguyên nghiên cứu xác định tỷ lệ
nhiễm giun móc ở học sinh tiểu học toàn tỉnh Tây Ninh năm 2003, cho thấy tỷ lệ
nhiễm giun móc 41,6%.
Năm 2012, Viện Sốt Rét – KST – CT TPHCM đã tiến hành nghiên cứu
“Thực trạng nhiễm giun sán ở một số cộng đồng dân cư khu vực biên giới Việt Nam
– Campuchia”[32], với cỡ mẫu là 8453, từ tháng 04/2012 đến tháng 04/2013, thiết


×