Tải bản đầy đủ (.pptx) (16 trang)

TƯ TƯỞNG hồ CHÍ MINH về xây DỰNG NHÀ nước của dân, DO dân, vì dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.95 KB, 16 trang )

Trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Lý Tự Trọng
Khoa Động Lực

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN

SV thực hiện:
Trương Công Tú
Nguyễn Minh Trung
Lý Quốc Vinh
Trần Quốc Việt
Nguyễn Hồng Sang
Nguyễn Chiến Thắng
Nguyễn Hữu Nhật
Nguyễn Hữu Văn


MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU

Biết được thế nào là nhà nước của dân, do dân, vì dân.
Hiểu được như thế nào là nhà nước của dân, do dân, vì dân.
Nắm được các hình thức dân chủ trong lịch sử từ trước tới nay. Từ đó rút ra
được điểm tích cực và hạn chế mỗi hình thức.


Nội Dung

I. Xây dựng nhà nước thể hiện quyền là chủ và làm chủ của nhân dân.
II. Quan điểm của hồ chí minh về sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân
dân và tính dân tộc của nhà nước.

III. Xây dựng nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ.


IV. Xây dựng nhà nước trong sạch, hoạt động có hiệu quả.
V. Kết luận.


I.

Xây dựng nhà nước thể hiện quyền là chủ và làm chủ của nhân dân.
Nhà nước mới ở Việt Nam là một nhà nước do nhân dân lao động làm chủ. Đây là quan điểm cơ bản nhất của Hồ Chí Minh về xây dựng

Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Người sáng lập.
Dân chủ trong xã hội Việt Nam được thể hiền trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa… trong đó, dân chủ thể hiện trên lĩnh vực
chính trị là quan trọng nhất, nổi bật nhất, vì quyền lực của nhân dân được thể hiện trong hoạt động của Nhà nước với tư cách nhân dân có
quyền lực tối cao.
Trong tác phẩm Thường thức chính trị viết năm 1953 Hồ Chí Minh nói rõ: “Ở nước ta chính quyền là của nhân dân, do dân làm chủ…
Nhân dân là ông chủ nắm chính quyền. Nhân dân bầu ra đại biểu thay mặt mình thi hành chính quyền ấy. Thế là dân chủ ‘’.
Trên phương thức tổ chức xã hội Hồ Chí Minh cũng khẳng định “ bao nhiêu lợi ích đều vì dân”, “quyền hành và lực lượng đều ở dân “.

1.

Nhà nước của dân

Quan điểm nhất quán của Hồ Chí Minh là xác lập tất cả mọi quyền lực trong Nhà nước và trong xã hội đều thuộc về nhân dân, được thể hiện
trong Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm 1959 do Người lãnh đạo soạn thảo.


Nhân dân có quyền bãi miễn những đại biểu Quốc hội và dại biểu Hội đồng nhân dân nào nếu những đại biểu đó tỏ ra không xứng đáng
với sự tín nhiệm của nhân dân.

Dân chủ là khát vọng muôn đời của con người. Dân là chủ có nghĩa là xác định vị thế của dân, còn dân làm chủ là xác định quyền,
nghĩa vụ của dân.

Nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa do Hồ Chí Minh khai sinh ngày 2-9-1945 chình là Nhà nước của dân, nhân dân có vai trò
quyết định mọi công việc của đất nước.

2. Nhà nước do dân
do dân lập nên

dân làm chủ

Nhân dân có đủ điều kiện, cả về pháp luật và thực tế, để tham gia quản lý nhà nước.

do dân ủng hộ


Công dân

Quốc hội

Chủ tịch nước

Ủy ban thường vụ quốc hội

Hội đồng Chính phủ

3. Nhà nước vì dân
Là một nhà nước lấy lợi ích chính đáng của nhân dân làm mục tiêu, tất cả đều vì lợi ích của nhân dân, ngoài ra không có bất cứ một
lợi ích nào khác.
Trên tinh thần đó,Hồ Chí Minh nhấn mạnh:mọi đường lối,chính sách đều chỉ nhằm đưa lại quyền lợi cho dân; việc gì có lợi cho dân dù
nhỏ cũng cố gắn làm,việc gì có hại cho dân cũng cố gắng tránh.
Người luôn tâm niệm: phải làm cho dân có ăn,phải làm cho dân có mặc,phải làm cho dân có chỗ ở,phải làm cho dân được học hành.
Một nhà nước vì dân, theo quan điểm của Người, là từ Chủ Tịch nước đến công chức bình thường đều phải làm công bộc , làm đầy

tớ cho nhân dân chứ không phải “làm quan cách mạng “để “đè đầu cưỡi cổ nhân dân.Và đối với chức Chủ tịch nước của mình là do
dân ủy thác cho và như vậy phải phục vụ nhân dân,tức làm đầy tớ cho nhân dân


II. Quan điểm của Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân
và tính dân tộc của nhà nước

1.

Về bản chất giai cấp công nhân của nhà nước

- Là nhà nước dân chủ nhân dân dựa trên nền tảng liên minh công nông, do GCCN lãnh đạo." Bản chất GCCN biểu hiện ở chỗ:
- Nhà nước tà do đảng của GCCN lãnh đạo. Đảng lãnh đạo bằng những chủ trương, đường lối thông qua tổ chức của mình trong
quốc hội, chính phủ, các ngành, các cấp của nhà nước; được thể chế thành pháp luật, chính sách, kế hoạch của nhà nước.
- Bản chất giai cấp còn thể hiện ở định hướng đưa nước ta đi lên CNXH.
" Bằng cách phát triển và cải tạo nền kt quốc dân theo CNXH, biến nền kt lạc hậu thành 1 nền kt XHCN với công nghiệp và nông
nghiệp hiện đại, khoa học và kỹ thuật tiên tiến".
-

Bản chất giai cấp của nhà nước ta còn thể hiện ở nguyên tắc tổ chức cơ bản là nguyên tắc tập trung dân chủ. " Nhà nước ta phát

huy dân chủ đến cao độ. . . mới động viên được tất cả lực lượng của nhân dân đưa cách mạng tiến lên. Đồng thời phải tập trung cao
độ để thống nhất lãnh đạo nhân dân xây dựng CNXH. ”


Bên cạnh dân chủ, bác cũng nhắc đến chuyên chính, " chế độ nào cũng có chuyên chính. Vấn đề là ai chuyên chính với ai?" " Dân
chủ là của quý báu của nhân dân, chuyên chính là cái khúa, cái cửa để đề phòng kẻ phá hoại. . . dân chủ cũng cần chuyên chính để giữ gìn
lấy dân chủ."
2. Bản chất giai cấp công nhân thống nhất với tính nhân dân, tính dân tộc của nhà nước


 Tính thống nhất thể hiện ở chỗ:
- Nhà nước dân chủ mới ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ với sự hy sinh xương máu của bao thể hệ cách mạng
- Nhà nước ta vừa mang bản chất giai cấp vừa có tính nhân dân và tính dân tộc vì nếu lấy lợi ích của dân tộc làm nền tảng và bảo vệ lợi
ích cho nhân dân. Trong thời gian người lãnh đạo đất nước, nhờ sách lược mềm dẻo, cũng như Người dung nạp nhiều nhân sĩ, trí thức, quan
lại cao cấp của chế độ cũ vào bộ máy nhà nước đã thể hiện tư tưởng nhà nước tà là nhà của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
- Nhà nước ta vừa ra đời đã đảm nhiệm vai trò lịch sử là tổ chức toàn dân kháng chiến để bảo vệ thành quả của cách mạng.


III. Xây dựng nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ
Hồ Chí Minh đã sớm thấy được tầm quan trọng của hiến pháp và pháp luật trong quản lý xa hội. Điều này thể hiện trong bản yêu sách
của nhân dân An Nam do người ký tên là Nguyễn Ái Quốc gửi đến hội ngị vécxây (pháp) năm 1919.
1. Xây dựng một nhà nước hợp pháp hợp hiến.
- Chỉ một ngày sau khi đọc bản Tuyên ngôn độc lập, trong phiên hợp đầu tiên của chính phủ lâm thời, Hồ Chí Minh đề ngị tổ chức
Tổng tuyển cử càng sớm càng tốt để lập quốc hội rồi từ đó lập ra Chính phủ và các cơ quan, bộ máy chính thức khác của nhà nước mới.
- Nhà nước hợp hiến: Thể hiện quyền lực tối cao của nhân dân, nước ta mới có cơ sở pháp lý vững chắc để làm việc với quân Đồng
minh, có một mối quan hệ quốc tế bình đẳng, thiết lập được một cơ chế quyền lực hợp pháp.
- 6/1/1946 cuộc tổng tuyển cử được tiến hành thắng lợi.
- Tất cả mọi người dân từ 18tuổi trở lên, không phân biệt nam nữ, giàu nghèo, dân tộc, đảng phái, tôn giáo… đều đi bỏ phiếu bầu những
đại biểu của mình tham gia Quốc hội.


- 2/3/1946 quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã họp phiên đầu tiên. Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Chính phủ
liên hiệp đầu tiên. Đây chính là chính phủ có đầy đủ tư cách pháp lý để giải quyết một cách có hiệu quả những vấn đề đối nội, đối ngoại
của nước ta.

2. Hoạt động quản lý nhà nước bằng hiến pháp, pháp luật và chú trọng đưa pháp luật vào đời sống.
- Quản lý nhà nước là quản lý bằng bộ máy va bằng nhiều biện pháp khác nhưng quan trọng nhất là quản lý bằng hệ thống luật, trong
đó quan trọng bậc nhất là Hiến pháp – đạo luật cơ bản của nhà nước.
- Dân chủ đích thực bao giờ cũng đi liền với kỷ cương, phép nước, tức là đi liền với thực thi Hiến pháp và pháp luật .
- Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật đã trở thành nền nếp,thành thối quên,thành lối ứng xử tự nhiên của Hồ Chí Minh. Mọi

người phải hiểu và tuyệt đối chấp hành pháp luật,bất kể người đó giữ cương vị nào.
- Hồ Chí Minh chú đến vấn đề nâng cao dân trí,phát huy tích cực chính trị của nhân dân,làm cho nhân dân có ý thức chính trị trong
việc tham gia công việc của chính quyền các cấp.
- Trong việc thực hiện hiến pháp và pháp luật,Hồ Chí Minh bao giờ cũng chú ý và đảm bảo tính nghiêm minh và hiệu lự của chúng.


IV. Xây dựng nhà nước trong sạch, hoạt động có hiệu quả
1.Xây dựng đội ngũ cán bộ,công chức đủ đức và tài.
- Hồ Chí Minh luôn luôn đề cao vị trí,vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức. Người coi cán bộ nói chung ‘là cái gốc của mọi việc’ , ‘muôn
việc thành công hay thất bại là do cán bộ tốt hay kém’.
- Yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức:
+ Tuyệt đối trung thành với cách mạng: Là yêu cầu đầu tiên cần có đối với đội ngũ cán bộ, công chức.
+ Hăng hái, thành thạo công việc, giỏi chuyên môn nghiệp vụ: chỉ với lòng nhiệt tình thì chưa đủ và cùng lắm chỉ phá được cái xấu, cái cũ
mà không xây được cái tốt, cái mới.
+ Phải có mối liên hệ mật thiết với nhân dân: Hồ Chí Minh luôn luôn chủ trương xây dựng mối quan hệ bền chặt giữa đội ngũ cán bộ, công
chức và nhân dân.
+ Cán bộ công chức là những người dám phụ trách, dám quyết đoán, dám chiệu trách nhiệm: Đó là những người có ý thức sẵn sàng làm
‘công bộc’, làm ‘đày tớ’, làm ‘trâu ngựa’ cho dân, những người cần,kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, làm việc với tinh thần đầy sáng tạo.


+ Thường xuyên tự phê bình và phê bình, luôn có ý thức và hành động vì sự lớn mạnh,trong sạch của nhà nước: Với chức trách là những
người phục vụ cho nhân dân,thì cán bộ,công chức phải tận tụy, tận trung với nước, tận hiếu với dân.

2.Đề phòng và khắc phục những tiêu cực trong hoạt động của nhà nước.
- Xây dựng một nhà nước của dân, do dân, vì dân không bao giờ tách rời tới việc làm cho nhà nước luôn luôn trong sạch vững mạnh.
-

Hồ Chí Minh chỉ ra sáu căn bệnh cần đề phòng: trái phép, cậy thế, hủ hóa, tư túng, chia rẽ , kiêu ngạo. Người nhắc nhở: ‘ chúng ta

không sợ sai lầm, nhưng đã nhận biết sai lầm thì phải ra sức sửa chữa’

- Đặc quyền, đặc lợi: người trong cơ quan chính quyền để cửa quyền, hách dịch với dân, lạm quyền, đồng thời để vơ vét tiền của, lợi
dụng chức quyền để làm lợi cho cá nhân mình, làm như thế tức là sa vào chủ nghĩa cá nhân.
- Tham ô, lãng phí, quang liêu: là ‘giặc nội xâm’, ‘giặc ở trong lòng’, thứ giặc nguy hiểm hơn giặc ngoại xâm.
- Quan điểm Hồ Chí Minh là: ‘tham ô,lãng phí và bệnh quang liêu, dù cố ý hay không, cũng là bạn đồng minhh của thực dân và phong
kiến.... Tội lỗi ấy cũng nặng như tội lỗi Việt gian, mật thám’.
- ‘Tư túng’, ‘chia rẽ’, ‘kiêu ngạo’: Nhũng hành động trên gây mất đoàn kết, gây rối cho công tác.


3. Tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật đi đôi với đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng.
- Hồ Chí Minh kết hợp nhuần nhuyễn giữa quản lý xã hội bằng pháp luật với phát huy những truyền thống tốt đẹp của
dân tộc việt nam.
- Trong việc thực thi quyền hạn và trách nhiệm của mình với cương vị là chủ tịch nước, Hồ Chí Minh bao giờ cũng thể
hiện là một người sáng suốt thông nhất hài hòa giữa lí trí và tình cảm, nghiêm khắc, bao dung, nhân ái nhưng không bao
che cho những sai lầm, khuyết điểm của bât cứ ai.
- Dưới ngọn cờ đại nghĩa, bao dung của Hồ Chí Minh, nhiều người vồn rất mặc cảm với cách mạng đã dần hiểu ra và
không ‘‘sẩy chân’’ phạm pháp hoặc không đi theo địch.


KẾT LUẬN

Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn, sâu sắc, định hướng cho xây
dựng Nhà nước kiểu mới ở Việt Nam.
Hiện nay, Đảng, toàn dân đang tích cực thực hiện nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân dưới
sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam.

a.

Nhà nước bảo đảm quyền làm chủ thật sự của nhân dân

- quyền làm chủ của nhân dân phải được thể chế hóa bằng Hiến pháp và pháp luật, đưa Hiến pháp và pháp luật vào cuộc sống.

- Bảo đảm mọi người được bình đẳng trước pháp luật, xử phạt nghiêm minh mọi hành động vi phạm pháp luật bất kể là do cá nhân hay tổ
chức nào gây ra.

b. Kiện toàn bộ máy hành chính nhà nước
- Chú trọng cải cách và xây dựng, kiên toàn bộ máy hành chính nhà nước, bảo đảm một nền hành chính dân chủ, trong sạch vững
mạnh.
- kiên quyết khắc phục thói quan liêu, hách dịch, tham nhũng, bộ máy cồng kềnh, kém hiệu lực, đạo đức cách mạng kém, năng
lực thực hành nhiệm vụ kém cỏi.


- cải cách thủ tục hành chính, đề cao trách nhiệm cá nhân trong việc giải quyết khiếu kiện của nhân dân. Xây dựng đội ngũ cán bộ,
công chức đủ đức, đủ tài, trình độ chuyên môn cao.
- Công tác bồi dưỡng cán bộ, công chức phải được dặt lên hàng đầu và phải được tiến hành thường xuyên, đảm bảo chất lượng.

c. Tăng cường hơn nữa sự lành đạo của Đảng đối với Nhà nước
- Công cuộc đổi mới, chỉnh đốn Đảng tất yếu gắn liền với tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước.
- Đảng thống nhất sự lãnh đạo công tác cán bộ trong hệ thống chính trị trên cơ sở bảo đảm chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Nhà
nước theo luật định
- sự trong sạch, vững mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam chính là yếu tố quyết định cho thành công của việc xây dựng Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh


CÁM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE



×