Tải bản đầy đủ (.pdf) (492 trang)

Chuyên đề nội khoa nhi khoa nhiễm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.01 MB, 492 trang )

MỤC LỤC
CÁC ĐỀ TÀI KCKH CHUYÊN ĐỀ NỘI – NHI – NHIỄM
TT
1

Nội dung
Khảo sát tỷ lệ nhiễm virus Epstein-barr ở trẻ em viêm họng tại Bệnh viện Nhi đồng
Đồng Nai.

Trang
1

Nguyễn Thị Tuyết Anh, Phạm Thị Minh Hồng
Bệnh viện Nhi đồng - Đồng Nai

2

Hiệu quả thở máy rung tần số cao trong điều trị suy hô hấp nặng ở trẻ sơ sinh tại
Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai từ 6/2013 -11/2014.

7

Huỳnh Thị Thanh và cộng sự
Bệnh Viện Nhi đồng - Đồng Nai

3

Giá trị của thang điểm Blatchford sửa đổi trong xuất huyết tiêu hóa trên cấp không
do tăng huyết áp tĩnh mạch cửa: Kết quả nghiên cứu đàon hệ tiến cứu đa trung tâm.

15



Quách Trọng Đức, Đào Hữu Ngôi, Đinh Cao Minh, Nguyễn Hữu Chung,
Hồ Xuân Linh, Nguyễn Thị Nhã Đoan, Lê Đình Quang,
Võ Hồng Minh Công, Lê Kim Sang
Bệnh Viện Đa khoa Đồng Nai

4

Ứng dụng điện cơ trong chẩn đoán biến chứng thần kinh ngoại biên trên bệnh nhân
đái tháo đường type 2.

21

Nguyễn Thị Thúy Hằng, Phạm Thị Lưu Luyến,
Huỳnh Tấn Phúc,Vi Thị Đựng, Đào Kim Luân
Bệnh Viện Đa khoa Đồng Nai

5

Nghiên cứu đặc điểm bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đợt cấp tại Bệnh viện Phổi
Đồng Nai năm 2015.

29

Nguyễn Ngọc Khánh, Phan Thị Ngọc Vân, Hoàng Thi Thơ
Bệnh viện Phổi Đồng Nai

6

Đánh giá kết quả hoạt động 1 năm khoa tim mạch can thiệp Bệnh viện Đa khoa

Thống Nhất Đồng Nai (01/01-31/12/2015).

34

Trần Minh Thành, Phạm Quang Huy, Võ Thành Nhân
Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai

7

Đề kháng kháng sinh và kết quả tiệt trừ Helicobacter Pylori dựa vào kháng sinh đồ
ở bệnh nhân viêm dạ dày đã điều trị thất bại từ 2 lần trở lên.

43

Đặng Ngọc Quý Huệ, Trần Văn Huy, Trần Đức Anh
Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai

8

Mối tương quan giữa các chỉ số nhân trắc với các yếu tố nguy cơ tim mạch ở trẻ em
thừa cân, béo phì.

51

Hà Văn Thiệu và cộng sự
Bệnh viện Nhi đồng - Đồng Nai

9

Rối loạn lipid máu: Tỷ lệ hiện mắc và kiến thức thái độ thực hành ở cán bộ thuộc

diện quản lý của Ban Bảo vệ sức khỏe tỉnh Đồng Nai.

57

Nguyễn Hữu Long, Hồ Thượng Dũng
Bệnh viện Chợ Rẫy

10

Đặc điểm thính lực trên bệnh nhân đái tháo đường type 2.

66

Lê Thị Phương Trâm, Nguyễn Hoài Sơn ,Phạm Thị Kim Hằng
Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai

11

Nghiên cứu đặc điểm bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ổn định điều trị
ngoại trú tại Bệnh viện Phổi Đồng Nai năm 2014.
Nguyễn Ngọc Khánh, Mai Văn Mạnh, Nguyễn Văn Hai
Bệnh viện Phổi Đồng Nai

72


12

Đánh giá mức độ kiểm soát hen phế quản theo bộ câu hỏi ACT tại Bệnh viện Phổi
Đồng Nai năm 2013.


81

Nguyễn Ngọc Khánh, Mai Văn Mạnh, Nguyễn Văn Hai
Bệnh viện Phổi Đồng Nai

13

Đánh giá đặc điểm bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn tại Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất
Đồng Nai năm 2015.

88

Vũ Thanh Tâm và cộng sự
Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai

14

Nhân một trường hợp nhồi máu cơ tim cấp biến chứng ngừng tuần hoàn, hô hấp
được cứu sống

92

Lâm Hùng Hạnh và cộng sự
Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai

15

Khảo sát rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tăng huyết áp có đái tháo đường type 2 tại
Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai.


95

Đinh Đức Hoà, Dương Hoài Vũ, Trần Thị Thanh Nga
Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai

16

Nghiên cứu biến đổi nồng độ β2-Microglobulin và PTH huyết thanh ở bệnh nhân
suy thận mạn lọc máu chu kỳ kết HDF online.

101

Thái Phạm Thị Hòa,
Nguyễn Thị Kim Phượng,Nguyễn Thị Thoa
Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai

17

Đánh giá mức độ khuyết tật ở bệnh nhân tâm thần phân liệt.

105

Tô Xuân Lân và cộng sự
Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2

18

Khảo sát tần suất các yếu tố nguy cơ và các yếu tố tiên lượng của bệnh nhân đột quỵ
thiếu máu não cục bộ cấp tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Thành


111

Lê Quang Ánh và cộng sự
Sở Y tế Đồng Nai

19

Tình hình gan nhiễm mỡ tại khoa khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa Cẩm Mỹ năm
2013 và một số yếu tố liên quan.

117

Lưu Văn Tường, và cộng sự
Bệnh viện Đa khoa huyện Cẩm Mỹ

20

Khảo sát rối loạn chuyển hóa lipid ở bệnh nhân tăng huyết áp và người bình thường
trên 50 tuổi.

122

Nguyễn Văn Thảo, Nguyễn Văn Hai, Nguyễn Văn Cao
Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Thành

21

CÁC ĐỀ TÀI KCKH CHUYÊN ĐỀ NGOẠI – SẢN
Nhân hai trường hợp hội chẩn qua mạng internet dị tật thừa ngón, dính ngón 2 bàn

chân và hoại tử đốt gần ngón cái do bỏng điện

129

Phạm Đông Đoài, Phạm Văn Khương, Huỳnh Mạnh Nhi
Bệnh viện Nhi đồng - Đồng Nai

22

Nhân một trường hợp xoắn dạ dày ở trẻ sơ sinh.

135
Vũ Công Tầm, Phạm Anh Tuấn
Bệnh viện Nhi đồng - Đồng Nai

23

Tỉ lệ và các yếu tố liên quan đến trầm cảm sau sinh ở phụ nữ nhiễm HIV.

141

Nguyễn Mạnh Hoanvà cộng sự
Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai

24

Một số yếu tố nguy cơ của thai ngoài tử cung tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Long
Khánh.
Nguyễn Thị Lan Phương và cộng sự
Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh


149


25

Đánh giá hiệu quả giảm đau sau mổ lấy thai có phối hợp Morphin tiêm tủy sống tại
Bệnh viện Quốc tế Đồng Nai năm 2015.

155

Nguyễn Thị Hồng Vân, Phan Thị Hồng Loan
Bệnh viện Quốc tế Đồng Nai

26

Hiệu quả của Misoprostol đặt dưới lưỡi trong xử lý thai 9 – 12 tuần ngừng tiến triển
tại Trung tâm CSSKSS Bình Dương.

160

Bao Thị Kim Loan, Huỳnh Nguyễn Khánh Trang và cs
Trung tâm CSSKSS Bình Dương

27

Kết quả điều trị tuyến giáp đơn thuần bằng phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện Đa khoa
Đồng Nai.

167


Lê Đức Nhân, Trần Trung Kiên, Trần Bảo Linh, Phạm Tuấn Lịch,
Văn Thị Hà Ni, Nguyễn Hồng Nhật, Lê Thanh Hiệp
Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai

28

Đánh giá kết quả phẫu thuật thoát vị bẹn nội soi ngoài phúc mạc tại Bệnh viện Đa
khoa Thống Nhất Đồng Nai (7/2013 – 7/2014)

172

Lê Mạnh Trí, Nguyễn Sơn, Trần Kim Long,
Đỗ Quốc Tuyên, Nguyễn Thị Phương
Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai

29

Tình hình chuyển dạ và dự phòng lây truyền HIV của sản phụ có chẩn đoán sàng
lọc HIV (+) sanh tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai 2005-2010.

176

Nguyễn Mạnh Hoan và cộng sự
Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai

30

Đánh giá hiệu quả gây tê tủy sống với Bupivacaine và Fentanyl với Bupivacaine
đơn thuần trong phẫu thuật bụng dưới và chi dưới.


182

Đinh Công Thành, Cao Nguyễn Trường Hải
Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh

31

Mất thị lực đột ngột sau mổ lấy thai – ca lâm sàng.

186

Nguyễn Thị Hồng Vân, Phan Thị Hồng Loan
Bệnh viện Quốc tế Đồng Nai

32

Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị bướu giáp lành tính tại Bệnh viện Đa
khoa Thống Nhất Đồng Nai từ 4/2014 - 10/2015.

191

Nguyễn Sơn, Trần Kim Long và cs
Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai

33

Bước đầu đánh giá kết quả phẫu thuật tái tạo vú tức thì bằng vạt cơ lưng rộng trong
điều trị ung thư vú tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai.


195

Lê Đức Nhân, Văn Thị Hà Ni, Lê Thanh Hiệp, Nguyễn Hồng Nhật,,
Phạm Tuấn Lịch, Trần Trung Kiên, Trần Bảo Linh
Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai

34

Đánh giá kết quả nội soi cắt tử cung hoàn toàn trong bệnh lý phụ khoa lành tính tại
bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, 2010-2015

200

Nguyễn Mạnh Hoan và cộng sự
Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai

35

CÁC ĐỀ TÀI KCKH CHUYÊN ĐỀ CẬN LÂM SÀNG – DƯỢC HỌC
Nghiên cứu căn nguyên vi khuẩn trong đàm và tính nhạy cảm kháng sinh của chúng
trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

205

Nguyễn Văn Nam và cộng sự
Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai

36

Đánh giá ngoại kiểm xét nghiệm huyết học của các phòng xét nghiệm khu vực phía

bắc Đồng Nai năm 2014.
Hồ Văn Thúc và cộng sự
Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh

210


37

Nghiên cứu giá trị chẩn đoán của nội soi sinh thiết chẩn đoán ung thư đại trực trạng
tại Bệnh viên Đa khoa Thống Nhất

216

Nguyễn Thanh Hải, Nguyễn Hoàng Mỹ Lệ, Phan Thuý Nga
Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai

38

Nghiên cứu tính kháng Carbapenem của một số gen blaOXA thường gặp ở
Acinetobacter baumannii.

222

Nguyễn Sĩ Tuấn, Trần Minh Đức,
Ngô Thị Bích Huyền,Phạm Văn Dũng
Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất tỉnh Đồng Nai

39


Nghiên cứu độc tính và đánh giá tác dụng điều hòa rối loạn lipid máu từ dịch chiết
lá chùm ngây (Morings Oleifera Lam) trên thực nghiệm.

227

Nguyễn Thị Thu Hằng, Phạm Văn Long,
Nguyễn Phương Dung, Hồ Văn Hoài
Bệnh viện Y Dược cổ truyền Đồng Nai

40

Phân tích khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn ”thực hành tốt phòng kiểm nghiệm
thuốc GLP” tại Trung tâm Kiểm nghiệm tỉnh Đồng Nai.

238

Võ Thị Quỳnh Như, Nguyễn Lục Thơ
Trung tâm Kiểm nghiệm tỉnh Đồng Nai

41

Mối liên quan giữa thang điểm Karnofsky với kết quả sớm của phẫu thuật ung thư
tiêu hóa.

245

Trương Tấn Chí và cộng sự
Bệnh viện Đa khoa Cao su Đồng Nai

42


Nghiên cứu nghiệm pháp dung nạp glucose ở người rối loạn glucose máu đói.

251

Lê Thị Thu Trang, Nguyễn Ngọc Hải Yến, Nguyễn Thế Hiển
Bệnh viện Đa khoa Mỹ Phước Bình Dương

43

Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tổng thể tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai.

258

Phan Huy Anh Vũ, Nguyễn Văn Phi, Phòng CNTT
Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai

44

Khảo sát nồng độ Procalcitin ở bệnh nhân nhiễm khuẩn điều trị tại Bệnh viện Đa
khoa Thống Nhất Đồng Nai 2015

266

Nguyễn Ngọc Thanh Quyên, Lê Thế Dương, Bùi Thị Nhung
Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai

45

Khảo sát tác dụng bức xạ laser công suất thấp nội tĩnh mạch trong điều trị chứng

mất ngủ.

271

Nguyễn Văn Nghị và cộng sự
Bệnh viện Y dược Cổ truyền Đồng Nai

46

CÁC ĐỀ TÀI KCKH CHUYÊN ĐỀ ĐIỀU DƯỠNG – ĐÀO TẠO
Khảo sát kiến thức, thái độ, hành vi phòng chống bệnh tay chân miệng của các bà
mẹ có con dưới 5 tuổi đến khám tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai năm 2014.

279

Nguyễn Lê Đa Hà, Đoàn Thị Kim Liên, Nguyễn Thị Liên
Bệnh viện Nhi đồng - Đồng Nai

47

Thực trạng sinh mổ và sinh đẻ từ tháng 6 – tháng 12 năm 2014.

289

Nguyễn Thị Đây, Dương Thị Thanh Hằng
Bệnh viện Phụ sản Âu cơ Biên Hòa - Đồng Nai

48

Thực trạng tiêm an toàn và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai

năm 2014.
Đoàn Thị Bông và cộng sự
Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai

295


49

Nhân một trường hợp tai biến mạch máu não có mất ngôn ngữ và giảm chức năng
cao cấp của não được ứng dụng trong hoạt động trị liệu để nâng cao chất lượng cuộc
sống bệnh nhân.

305

Bùi Thị Hương, Saito Akiko, Nguyễn Trọng Châu
Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai

50

Nghiên cứu chất lượng cuộc sống của bệnh nhân suy thận mãn chạy thận nhân tạo
định kỳ tại Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai năm 2014.

310

Cao Thị Hải Yến, Huỳnh Tú Anh, Phạm Văn Dũng và cs
Bệnh viện Đa Khoa Thống Nhất Đồng Nai

51


Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên cao đẳng đào
tạo theo học chế tín chỉ tại Trường cao đẳng Y tế Đồng Nai.

317

Trịnh Hồng Minh, Lê Thị Kim Lượng,
Nguyễn Bình Trọng, Võ Quang Tĩnh, Lai Quốc Hưng
Trường cao đẳng Y tế Đồng Nai

52

49 trường hợp bị rắn cắn điều trị tại bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai năm 2013 –
2014.

324

Đoàn Thị Kim Liên, Phạm Thị Vân Anh, Nguyễn Văn Thành
Bệnh viện Nhi đồng - Đồng Nai

53

Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng tai nạn thương tích và một số yếu tố liên quan ở trẻ em
nhập viện Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai từ 8/2012 – 7/2013.

332

Phan Thanh Nguyệt, Nguyễn Quang Hinh, Nguyễn Thị Hà
Bệnh viện Nhi đồng - Đồng Nai

54


Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh nhân hen phế quản và thực trạng tự chăm
sóc của bệnh nhân hen phế quản đang nằm điều trị tại Bệnh viện Đa khoa thành phố
Biên Hòa.

340

Trần Duy Bảo và cộng sự
Bệnh viện Đa khoa thành phố Biên Hòa

55

Khảo sát thực trạng xin việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên ngành Dược
Trường cao đẳng Y tế Đồng Nai

347

Nguyễn Thị Thanh Thủy,
Trần Hồng Lê, Lê Thị Hạnh,Trương Như Kiều Phượng
Trường cao đẳng Y tế Đồng Nai

56

Kiến thức, thái độ trước và sau khi tập huấn phác đồ điều trị sốc phản vệ của nhân
viên y tế đang công tác tại Bệnh viện Quốc tế Đồng Nai năm 2015

354

Nguyễn Trọng Nơi, Nguyễn Thị Ngọc, Đinh Thiện Hòa
Bệnh viện Quốc tế Đồng Nai


57

Khảo sát sự tuân thủ rửa tay vào 5 thời điểm của WHO của nhân viên y tế tại Bệnh
viện Quốc tế Đồng Nai năm 2015

360

Nguyễn Trọng Nơi, Nguyễn Thị Ngọc, Phạm Thị Thu Huyền
Bệnh viện Quốc tế Đồng Nai

58

Thực trạng quản lý, xử lý chất thải rắn y tế tại các Trạm y tế trên địa bàn thành phố
Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai năm 2013

366

Nguyễn Thị Phương Thảo, Nguyễn Xuân Hùng
Trung tâm y tế thành phố Biên Hòa

59

Nhiễm khuẩn bệnh viện và yếu tố nguy cơ liên quan tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Đồng Nai, Việt Nam
Huỳnh Tú Anh và cộng sự
Supervisor: Professor Neoh, Choo-Aun
Sở Y tế Đồng Nai

373



60

CÁC ĐỀ TÀI KCKH CHUYÊN ĐỀ Y HỌC DỰ PHÒNG
Xác định tỷ lệ sử dụng dịch vụ y tế của người dân tộc ít người và các yếu tố liên
quan tại xã Minh Hòa huyện Dầu Tiếng 2015.

383

Bùi Công Chiến, Huỳnh Minh Chín, Hoàng Thị Thu
Trung tâm y tế huyện Dầu Tiếng - Bình Dương

61

Nghiên cứu đặc điểm nghiện chất dạng thuốc phiện và đánh giá kết quả ban đầu
điều trị thay thế bằng Methadone tại huyện Long Thành năm 2015-2016.

388

Nguyễn Thi Văn Văn, Hồ Thị Như Ý
Trung tâm y tế huyện Long Thành

62

Nghiên cứu tỷ lệ sâu răng và các yếu tố liên quan ở trẻ lứa tuổi nhà trẻ mẫu giáo tại
Xã Đồi 61, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai năm 2013.

396


Nguyễn Đình Công và cộng sự
Trung tâm y tế huyện Trảng Bom

63

Xét nghiệm NS1Ag và đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân sốt xuất
huyết Dengue đến khám tại bệnh viện Đa khoa Dầu Giây, tỉnh Đồng Nai 20122014.

403

Trần Minh Hòa và cộng sự
Trung tâm y tế Dự phòng Đồng Nai

64

Tỷ lệ tuân thủ chế độ điều trị ngoài thuốc và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân tăng
huyết áp tại huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai

410

Trần Ngọc Quang và cộng sự
Trung tâm y tế Dự phòng Đồng Nai

65

Nghiên cứu thực trạng môi trường lao động tại công ty sản xuất gạch men trong tỉnh
Đồng Nai giai đoạn 2010 – 2014 và dự báo mức độ ô nhiễm đến năm 2020.

416


Nguyễn Minh Quang, Trần Văn Hợi
Trung tâm Bảo vệ Sức khỏe Lao động & Môi trường

66

Đánh giá công tác khám giám định bệnh nghề nghiệp tại tỉnh Đồng Nai năm 2011 6/2015.

424

Trần Thanh Nam và cộng sự
Trung tâm Giám định Y khoa Đồng Nai

67

Khảo sát tình hình bệnh nghề nghiệp của cán bộ viên chức lao động TTYT Cẩm
Mỹ, huyện Cẩm Mỹ

431

Nguyễn Hồng Vân và cộng sự
Trung tâm y tế huyện Cẩm Mỹ

68

Tình hình suy dinh dưỡng và các yếu tố liên quan ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân
tộc huyện Định Quán, Đồng Nai năm 2012.

438

Nguyễn Văn Tùng và cộng sự

Trung tâm y tế huyện Định Quán

69

Nghiên cứu chất lượng cuộc sống của bệnh nhân đang điều trị lao tại huyện Trảng
Bom, tỉnh Đồng Nai.

446

Nguyễn Thị Kim Cúc và cộng sự
Trung tâm y tế huyện Trảng Bom

70

Nghiên cứu tình hình ổ bọ gậy nguồn hai loài muỗi Aedes Aegypti và Aedes
Albopictus tại tỉnh Đồng Nai năm 2014.

453

Cao Trọng Ngưỡng và cộng sự
Trung tâm y tế Dự phòng tỉnh Đồng Nai

71

Xây dựng mô hình xã điểm vệ sinh an toàn thực phẩm giai đoạn 2010 – 2012 và giai trò giữ
vũng xã điểm về an toàn vệ sinh thực phẩm năm 2013 trên địa bàn xã Hưng Lộc.
Mông Văn Bắc và cộng sự
Trạm y tế xã Hưng Lộc, Trung tâm y tế huyện Thống Nhất

459



72

Khảo sát kiến thức về bệnh dại của người dân tại phường Tân Mai thành phố Biên
Hòa – Đồng Nai năm 2013

465

Nguyễn Văn Cai và cộng sự

72

Nghiên cứu hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS và tác động của chương trình can
thiệp giảm tác hại trên nhóm đối tượng nguy cơ cao (PNBD,NCMT) tại tỉnh Đồng
Nai năm 2015
Trần Trung Tá, Vũ Thị Ngọc, Nguyễn Thị Ban, Nguyễn Thanh Hải
Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS

470



Chuyên đề:

NỘI KHOA – NHI KHOA – NHIỄM



Hội nghị KHKT ngành Y tế Đồng Nai lần VI - 2016

KHẢO SÁT TỈ LỆ NHIỄM VIRÚT EPSTEIN-BARR Ở TRẺ EM
VIÊM HỌNG TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG ĐỒNG NAI
Nguyễn Thị Tuyết Anh*, Phạm Thị Minh Hồng**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ nhiễm virút Epstein-Barr (EBV), và các đặc điểm lâm sàng, cận lâm
sàng của nhiễm EBV ở trẻ em từ 2 tháng đến 15 tuổi có viêm họng nhập viện điều trị tại Bệnh viện
(BV) Nhi đồng Đồng Nai từ 1/5/201230/4/2013.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang, trên các trẻ từ 2 tháng đến 15 tuổi có viêm họng điều trị
nội trú tại BV Nhi đồng Đồng Nai trong thời gian kể trên, cho làm xét nghiệm real-time PCR tìm
EBV-DNA. Tất cả các ca viêm họng có nhiễm EBV được mô tả đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm
sàng và điều trị.
Kết quả: Có 217 ca viêm họng đưa vào nghiên cứu, trong đó 21 ca có EBV-DNA dương tính,
206 ca EBV-DNA âm tính. Tỉ lệ nhiễm EBV ở trẻ em viêm họng là 9,7%, tập trung ở nhóm từ 1 đến 3
tuổi. Về đặc điểm lâm sàng, ngoài tam chứng sốt, viêm họng, hạch to; có các dấu hiệu phát ban da
(52,4%), phù quanh hốc mắt (47,6%), lách to (47,6%), gan to (19%) và phát ban khẩu cái (19%).
Về đặc điểm cận lâm sàng, có trị tuyệt đối lympho bào ≥ 50% (81%), lympho bào không điển
hình ≥ 10% (42,9%), tăng SGOT (33,3%) và tăng SGPT (23,8%). Các biến chứng của viêm họng có
nhiễm EBV ở trẻ em là giảm tiểu cầu (19%), viêm gan (9,5%), viêm phổi (4,8%) và tắc nghẽn hô hấp
trên (4,8%). Tỉ lệ trẻ em nhiễm EBV có tăng đơn nhân nhiễm khuẩn (TĐNNK) điển hình là 47,6%.
Kết luận: Tỉ lệ nhiễm virút Epstein-Barr ở trẻ em viêm họng là 9,7%.
Từ khóa: Viêm họng, virút Epstein-Barr, tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn.
ABSTRACT
INVESTIGATE THE RATE OF EPSTEIN-BARR VIRUS INFECTION AMONG
CHILDREN WITH PHARYNGITIS ADMITTED TO ĐONG NAI
PEDIATRIC HOSPITAL
Objective: To determine the rate of Epstein-Barr virus (EBV) infection, and describe the
laboratory and clinical features of EBV infection in children from 2 months to 15 years old with
pharyngitis admitted to Dong Nai Pediatric Hospital.
Method: A cross-sectional study was conducted (from May 1st 2012 to April 30th 2013) among
children with pharyngitis admitted to Dong Nai Pediatric Hospital. All of them were tested a realtime PCR of EBV-DNA and described clinical and laboratory features and treatment.

Results: 217 children with pharyngitis were recruited. There were 21 cases infected EBV,
account for 9.7%, highest in the group of 1 to 3 years old. Among clinical features of pharyngitis
infected by EBV, besides the triad of fever, pharyngitis, lymphadenopathy, the most frequent signs
were exanthem (52.4%), palpebral edema (47.6%), splenomegaly (47.6%), hepatomegaly (19%) and
rash on the palate (19%). Laboratory features included a blood lymphocyte proportion greater than
50 percent (81%), with reactive lymphocytes greater than 10% (42.9%) and elevated levels of
transaminase. The complications of children with pharyngitis infected by EBV were
thrombocytopenia (19%), hepatitis (9.5%), pneumonia (4.8%), and obstruction of upper respiratory
(4.8%) Conclusion: The rate of EBV infection among children with pharyngitis was 9.7% and the
typical Infectious Mononucleosis among children with pharyngitis associated with EBV infection was
47.6%.
Key words: Pharyngitis, Epstein-Barr virus, Infectious Mononucleosis.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm họng là tình trạng viêm niêm mạc và các cấu trúc bên dưới của họng, biểu hiện bằng triệu
chứng đau họng. Phần lớn các trường hợp viêm họng ở trẻ em do virút và là bệnh lý lành tính, tự giới
hạn [1]. Các nguyên nhân đáng chú ý bao gồm nhiễm Streptococcus tiêu huyết  nhóm A, tăng bạch
cầu đơn nhân nhiễm khuẩn (TĐNNK) do nhiễm virút Epstein-Barr (EBV), virút Cytomegalo, nhiễm
Toxoplasma gondii, HIV, viêm gan A và Rubella [6].
1


Hội nghị KHKT ngành Y tế Đồng Nai lần VI - 2016
Trong viêm amiđan đi kèm TĐNNK, tác nhân thường gặp nhất là virút Epstein-Barr (chiếm 50%
ở trẻ em và 90% ở người lớn) [6]. Ở trẻ nhỏ, triệu chứng thường nhẹ và biểu hiện bệnh có thể khó
nhận biết. Trẻ thường có phát ban da, giảm bạch cầu hạt và có thể có viêm phổi [10]. Theo một
nghiên cứu ở Anh 30%-40% trẻ em đã bị nhiễm EBV trước 5 tuổi [3] và 80% trẻ em 3 tuổi ở Nhật đã
có kháng thể với EBV [14]. Tần suất chuyển đổi huyết thanh cao ở những nước đang phát triển, các
nước ở miền nhiệt đới - nơi có tình trạng kinh tế xã hội và vệ sinh tương đối thấp.
Tại Việt Nam, hiện chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này. Do đó chúng tôi thực hiện đề tài này
nhằm khảo sát tỉ lệ nhiễm EBV, và các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của nhiễm EBV ở trẻ em

viêm họng để góp phần vào việc chẩn đoán và điều trị bệnh.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu: cắt ngang
Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trong thời gian từ 1/5/2012 đến 30/3/2013, tại BV Nhi đồng Đồng
Nai. Đối tượng là trẻ từ 2 tháng đến 15 tuổi có viêm họng điều trị nội trú tại các khoa Tổng hợp,
Nhiễm và Huyết học-Thần kinh.
Các bước tiến hành
Các bệnh nhân viêm họng sau khi nhập viện nếu đủ tiêu chuẩn đưa vào nghiên cứu sẽ được bác
sĩ giải thích và người nhà ký vào phiếu đồng thuận. Bệnh nhân được khám và cho làm các xét
nghiệm huyết đồ (bao gồm tổng phân tích tế bào máu bằng máy tự động và phết máu ngoại biên tìm
lympho bào không điển hình), real-time PCR với EBV-DNA (gởi làm tại Trung tâm Y khoa Medic
TP. HCM), và men gan SGPT, SGOT. Nếu lâm sàng nghi ngờ tác nhân vi khuẩn cho làm phết họng
soi cấy tìm vi khuẩn, CRP, chụp X-quang ngực nếu nghi có viêm phổi…Bệnh nhân được khám lâm
sàng hàng ngày, điền vào phiếu theo dõi cho đến xuất viện.
Xử lý thống kê
Số liệu được nhập bằng phần mềm EpiData và xử lý bằng phần mềm Stata 10.0. Mô tả các đặc
điểm dịch tễ, lâm sàng và cận lâm sàng bằng tần số và tỉ lệ phần trăm. Dùng phép kiểm Chi bình
phương hoặc Fisher exact để so sánh tỉ lệ giữa các nhóm.
Vấn đề y đức
Những đối tượng trước khi đưa vào nghiên cứu đều được bác sĩ giải thích về mục tiêu, lợi ích và
nguy cơ của nghiên cứu. Số liệu được bảo mật và chỉ được sử dụng vào mục tiêu nghiên cứu. Người
nhà đồng ý tham gia nghiên cứu sẽ ký tên vào bản đồng thuận. Nghiên cứu này chỉ thực hiện sau khi
được phê duyệt của Hội đồng Y đức BV Nhi đồng Đồng Nai
Kết quả
Trong thời gian từ 15/05/2012 đến 31/03/2013, chúng tôi có 217 bệnh nhân thỏa tiêu chí chọn
mẫu, kết quả như sau:
Đặc điểm dân số nghiên cứu
Dân số nghiên cứu tập trung gần một nửa ở nhóm từ 1 đến 3 tuổi, đa số có tình trạng dinh dưỡng
bình thường (chiếm 82,8%). Có 21 ca EBV-DNA dương tính, chiếm tỉ lệ 9,7%. Tất cả 21 ca này đều

được chẩn đoán bằng xét nghiệm định lượng real-time PCR với EBV-DNA, với giá trị trung vị là
12553 copies/ml.
Bảng 1: Đặc điểm dân số nghiên cứu (n=217)
Đặc điểm

Tần số

Tỉ lệ (%)

30
102
51
34

13,8
47,0
23,5
15,7

Tuổi trung vị: 26 (15-56) tháng
­

Dưới 1 tuổi

­

1-3 tuổi

­


3-6 tuổi

­

6-15 tuổi
2


Hội nghị KHKT ngành Y tế Đồng Nai lần VI - 2016
Giới
­ Nữ
­ Nam
Tình trạng dinh dưỡng
­ Bình thường
­ Nhẹ cân
­ Béo phì
­ Dư cân
Tỉ lệ nhiễm EBV
­ Tỉ lệ nhiễm chung

.
83
134

38,3
61,7

178
21
11

5

82,8
9,8
5,1
2,3

21

9,7

Đặc điểm
viêm họng có

nhiễm EBV (n=21)
Đặc điểm lâm sàng
Viêm họng có nhiễm EBV tập trung ở nhóm từ 1 đến 3 tuổi (16 ca, chiếm 76,2%), phân bố
quanh năm, không ưu thế theo giới và nơi cư trú. Đa số có sốt (20 ca, chiếm 95%), có biểu hiện viêm
họng đa dạng, trong đó viêm họng giả mạc chiếm 42,9%. Khoảng một nửa số ca nhiễm EBV có hạch
to (chủ yếu hạch cổ sau và hạch cổ trước), phát ban da, phù quanh hốc mắt và lách to.
Bảng 2: Đặc điểm lâm sàng viêm họng có nhiễm EBV
Đặc điểm
Tuổi trung vị: 17 (14-24) tháng
Nhỏ nhất 5 tháng, lớn nhất 5,5 tuổi
Nhóm tuổi:
Dưới 1 tuổi
1-3 tuổi
3-6 tuổi
Giới:
Nữ

Nam
Nơi cư trú
Thành phố Biên Hòa
Các huyện (thuộc tỉnh Đồng Nai)
Tỉnh khác
Nhiệt độ: trung bình 38,6  0,6C
Thấp nhất: 37,5C
Cao nhất: 40C
Viêm họng: biểu hiện đa dạng
Viêm họng giả mạc
Amiđan to
Họng đỏ
Loét họng
Amiđan quá phát
Hạch to: chủ yếu hạch cổ sau và cổ
trước

Tần số

Tỉ lệ (%)

2
16
3

9,5
76,2
14,3

11

10

52,4
47,6

7
13
1

33,3
61,9
4,8

9
5
3
3
1

42,9
23,8
14,3
14,3
4,7

Phát ban da
Phù quanh hốc mắt
Lách to
Gan to


11
11
10
10
4

52,4
52,4
47,6
47,6
19,0

Phát ban khẩu cái

4

19,0

3


Hội nghị KHKT ngành Y tế Đồng Nai lần VI - 2016
Đặc điểm cận lâm sàng:
Đa số các ca viêm họng có nhiễm EBV công thức máu có trị tuyệt đối lympho bào từ 50% trở
lên, gần một nửa số ca có lympho bào không điển hình trên 10%. Giảm tiểu cầu ở mức độ nhẹ, từ 70120×103/mm3.
Bảng 3: Đặc điểm cận lâm sàng viêm họng có nhiễm EBV
Đặc điểm
Trị tuyệt đối lym ≥ 50%
PMNB có lym KĐH ≥ 10%
Tăng SGOT > 60 U/L

Tăng SGPT ≥ 70 U/L
Giảm tiểu cầu < 150×103/µL

Tần số
17
9
7
5
4

Tỉ lệ (%)
81,0
42,9
33,3
23,8
19,0

*PMNB có lym KĐH: phết máu ngoại biên có lympho bào không điển hình, tỉ lệ tế bào lympho
từ 10% đến 30%, là loại tế bào Downey tưp I, II và III. Các tế bào này thay đổi nhiều về kích thước
và hình dạng, là tế bào lympho T.
Bảng 4: Đặc điểm điều trị viêm họng có nhiễm EBV
Đặc điểm
Dùng kháng sinh
Dùng corticoid (cho tắc nghẽn hô hấp trên
Thời gian cắt sốt trung vị: 3 (2-4) ngày
Kết quả điều trị
- Khỏi, không biến chứng
- Có biến chứng
Biến chứng
- Giảm tiểu cầu

- Viêm gan
- Viêm phổi
- Tắc nghẽn hô hấp trên
Có đồng thời từ 2 biến chứng trở lên

Tần số
19
4

Tỉ lệ
90,5
19,0

14
7

66,7
33,3

4
2
1
1
4

19,0
9,5
4,8
4,8
19,0


Trong nghiên cứu của chúng tôi, 10 ca có TĐNNK điển hình trên tổng số 21 ca viêm họng có
nhiễm EBV, tính ra tỉ lệ TĐNNK điển hình là 47,6%.
BÀN LUẬN
Nhiễm EBV chẩn đoán kinh điển dựa vào tam chứng sốt, viêm họng, hạch to, cùng với trị tuyệt
đối lympho bào từ 50% trở lên, có lympho bào không điển hình, có phản ứng dị kháng thể làm ngưng
kết hồng cầu cừu hoặc VCA-IgM, VCA-IgG dương tính [9]. Tuy phản ứng huyết thanh đặc hiệu với
EBV, nhưng thỉnh thoảng không nhạy và không đáng tin cậy ở trẻ nhỏ do khả năng tạo miễn dịch
chưa hoàn chỉnh [12].
Gần đây, phương pháp định lượng chuỗi polymerase (PCR) được dùng để phát hiện EBV-DNA
trên các bệnh nhân TĐNNK đi kèm nhiễm EBV. Theo Yamamoto, trong giai đoạn cấp các mẫu
huyết tương có kết quả dương tính với EBV-DNA ở tất cả bệnh nhân (100%) và 44% bệnh nhân
trong giai đoạn hồi phục [15]. Trong nghiên cứu này, kết quả dương khi có > 500 copies/ml huyết
tương. Theo Elliot Kieff [5], người lành mang trùng lưu giữ khoảng 1-50 bản sao EBV trong 1 triệu
tế bào lympho, do đó khả năng phát hiện EBV tạp nhiễm từ máu ngoại vi là rất hiếm.
Trung vị định lượng real-time PCR với EBV-DNA là 12553 (1755-43825) copies/ml. Kết quả
này cho thấy huyết tương bệnh nhân nhiễm EBV chứa đựng tải lượng DNA của virút cao nhất trong
7 ngày đầu khởi phát bệnh. Tải lượng EBV có lẽ là phương pháp nhạy cảm hơn để xác định nhanh
nhiễm EBV ở giai đoạn sớm của bệnh, khi đó đáp ứng huyết thanh có thể chưa xuất hiện trong vài
ngày đầu.
Chúng tôi có 21 ca nhiễm EBV trên tổng số 217 ca viêm họng, chiếm 9,7%. Trên thực tế, tỉ lệ
nhiễm EBV trong dân số chung có thể cao hơn vì theo y văn, trẻ nhỏ thường nhiễm dưới mức lâm
sàng.
4


Hội nghị KHKT ngành Y tế Đồng Nai lần VI - 2016
Tỉ lệ nhiễm EBV trên trẻ viêm họng trong nghiên cứu của chúng tôi cao nhất ở nhóm 1 đến 3
tuổi. Theo Gao và cộng sự, trong 1 nghiên cứu hồi cứu gần 4 năm trên 418 trẻ em Trung Quốc
TĐNNK do EBV, tỉ lệ nhiễm cao nhất trong nhóm từ 4 tuổi đến 6 tuổi [7]. Ở Mexico, Gonzalez

Saldana và cộng sự trong 1 nghiên cứu hồi cứu trên 163 bệnh nhi TĐNNK trong hơn 40 năm cho
thấy nhóm tuổi bị tác động nhiều nhất là tuổi tiền học đường, với tuổi trung bình là 5,2 tuổi [13].
Điều này khác biệt với ghi nhận trong y văn tại các nước phương Tây, tỉ lệ nhiễm tập trung ở tuổi từ
12-25 tuổi [11].
Bảng 5: So sánh đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trong các NC* khác nhau trên bệnh nhân TĐNNK
do EBV
Các tác giả
Dữ liệu lâm
NC* hiện tại
Grotto [8]
Balfour [2]
Gao[7] 2011
Saldana [13]
sàng, cận lâm
2003 (%)
2005 (%)
(%)
2012 (%)
2013 (%)
sàng
Sốt
Viêm họng
Hạch to
Gan to
Lách to
Phát ban da
Phù
quanh
hốc mắt
Lympho bào

không điển
hình
Tăng SGPT

79
95
88,9
36,7
53,3
16,7
Không báo
cáo
52,9

57,9

30,0
100
95
25
35
17
10

92,3
83,5
95
58,1
47,4
14,8

11,5

79,7
55,2
89,5
47,2
36,8
16,5
0,6

95
100
52,4
19
47,6
52,4
47,6

Không phân
tích

51,9

24,5

42,9

Không phân
tích


48,6

30,9

23,8

*NC: nghiên cứu
Về dịch tễ, tỉ lệ nhiễm EBV rải đều quanh năm, không ưu thế theo mùa, như y văn ghi nhận. Về
lâm sàng, tỉ lệ phát ban da và phù quanh hốc mắt chúng tôi gặp tương đối nhiều hơn các tác giả khác,
có thể do tỉ lệ nhiễm cao ở nhóm tuổi nhỏ và do chúng tôi thực hiện nghiên cứu tiến cứu nên có chú
trọng đánh giá các dấu hiệu lâm sàng đặc trưng. Tỉ lệ các dấu hiệu lách to, gan to, phát ban khẩu cái
tương tự như trong y văn [9].
Về cận lâm sàng, tăng men gan gặp với tỉ lệ ít hơn so với các tác giả khác, phù hợp với ghi nhận
của Cheng là trẻ nhỏ ít gặp tăng men gan [4].
KẾT LUẬN
Tỉ lệ nhiễm EBV ở trẻ 2 tháng đến 15 tuổi bị viêm họng là 9,7%. Ngoài tam chứng sốt, viêm
họng, hạch to, các dấu hiệu có giá trị gợi ý nhiễm EBV là phù quanh hốc mắt, phát ban da, lách to,
phát ban khẩu cái, trị tuyệt đối lympho bào từ 50% trở lên, phết máu ngoại biên có lympho không
điển hình và tăng transaminase.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Asher MI, Grant CC. Infection of the Upper Respiratory Tract. Taussig, Landau. Pediatric Respiratory
Medicine. 2nd ed 2008. pp.453-480. Mosby Inc.
2. Balfour HH, et al. A prospective clinical study of Epstein- Barr virus and host interactions during acute
infectious mononucleosis. J Infec Dis (2005). 1505-1512
3. Cheeseman SH. Infectious Mononucleosis. Semin Hematol (1998). pp.261
4. Cheng CC, Chang LY, Shao PL. Clinical manifestations and quantitative analysis of viral load in
Taiwanese children with Epstein-Barr virus-associated infectious mononucleosis. J Microbiol
Immunol Infect (2007). 40 (3): 216-221
5. Elliott K. Herpesviruses. Fundamental Virology (2002). pp.1109-1133
6. Endo LH. Tonsils diseases, past, present and future and the impact in clinical practice in Brasil. Adv

Otorhinolaryngol (2011). 136-138

5


Hội nghị KHKT ngành Y tế Đồng Nai lần VI - 2016
7. Gao LW, et al. Epidemiologic and clinical characteristics of infectious mononucleosis associated with
Epstein-Barr virus infection in children in Beijing, China. World J Pediatr (2011). 7: 45-49
8. Grotto I, et al. Clinical and laboratory presentation of EBV positive infectious mononucleosis in young
adults. Epidemiol Infect (2003). 131: 683-689
9. Jenson HB. Infectious Mononucleosis. Wintrobe. Pediatric Infectious Diseases-Principle and Practice
2002. 2nd ed. pp.426-435. Saunders Com.
10. Lanzkowsky P. Disorders of White Blood Cell. Manual of Pediatric Hematology and Oncology 2011.
5th ed. pp.304-309. Elsevier Inc.
11. Lichtman MA, Kaushansky K, Kipps TJ, Prchal JT, Levi MM. The Mononucleosis Syndromes.
Williams Manual of Hematology 2011. 8th ed. pp.370-377. McGraw-Hill Com.
12. Pitetti RD, Laus S, Wadowsky RM. Clinical evaluation of a quantitative real time polymerase chain
reaction assay for diagnosis of primary Epstein-Barr virus infection in children. Pediatr Infect Dis J
(2003). 22: 736-739
13. Saldana GN, Colin Monroy VA, Ruiz GP, Olguin HJ. Clinical and laboratory characteristics of
infectious mononucleosis by Epstein-Barr virus in Mexican children. C Res Notes (2012). 20(5): 361
14. Thorley-Lawson DA. Basic virological aspect of Epstein-Barr virus infection. Semin Hematol (1988).
pp.247
15. Yamamoto M, Kimura H, Hironaka T, Hirai K, Hasegawa S, Kuzushima K, Shibata M and Morishima
T. Detection and quantification of virus DNA in plasma of patients with Epstein-Barr virus-associated
diseases. J Clin Microbiol (1995) 33: 1765-1768.

6



Hội nghị KHKT ngành Y tế Đồng Nai lần VI - 2016
HIỆU QUẢ THỞ MÁY RUNG TẦN SỐ CAO TRONG ĐIỀU TRỊ SUY HÔ HẤP NẶNG Ở
TRẺ SƠ SINH TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG ĐỒNG NAI
TỪ 6/2013 ĐẾN 11/2014
Huỳnh Thị Thanh
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Suy hô hấp là một hội chứng rất thường gặp, là nguyên nhân bệnh tật và tử vong
hàng đầu ở sơ sinh. Vì vậy các biện pháp điều trị suy hô hấp hiệu quả là thật sự cần thiết, trong đó
thở máy rung tần số cao là một chiến lược thông khí bảo vệ phổi với thể tích khí lưu thông thấp, áp
lực trung bình đường thở cao và áp lực đỉnh trong mức chấp nhận được nhằm cải thiện tốt oxy hóa
máu và giảm thiểu chấn thương phổi do áp suất và thể tích.
Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả hiệu quả và biến chứng của thở máy rung tần số cao trong điều trị
suy hô hấp nặng ở trẻ sơ sinh.
Phương pháp nghiên cứu: Tiền cứu, mô tả hàng loạt ca những trẻ sơ sinh được điều trị thở máy
rung tần số cao tại khoa hồi sức Sơ sinh Bệnh Viện Nhi Đồng Đồng Nai từ tháng 06/2013 đến
11/2014.
Kết quả: Có tất cả 31 trẻ sơ sinh đưa vào nghiên cứu. Hầu hết các chỉ định thở máy rung tần số
cao sau thất bại thở máy thông thường, viêm phổi hít phân su có 10 ca (32,2%), suy hô hấp do viêm
phổi có 09 ca (29%), bệnh màng trong có 08 ca (25,8%), thoát vị hoành bẩm sinh có 02 ca (6,5%),
loạn sản phế quản phổi có 02 ca (6,5%). PaO2, PaCO2, pH đều cải thiện sau 6 giở thở máy rung tần
số cao. Tỷ lệ biến chứng là 9,7% và tử vong là 61,3%, tỷ lệ biến chứng và tử vong này khó quy kết do
thở máy rung tần số cao gây ra.
Kết luận: Thở máy rung tần số cao trong điều trị suy hô hấp ở trẻ sơ sinh chỉ định cho đa số
bệnh viêm phổi hít phân su, viêm phổi và bệnh màng trong sau thất bại thở máy thông thường với thở
máy rung tần số cao có thể cải thiện chỉ số khí máu và oxy hóa máu.
ABSTRACT
EFFICIENCY OF HIGH FREQUENCY OSCILLATORY VENTILATION IN NEWBORNS
WITH SEVERE RESPIRATORY FAILURE AT DONG NAI CHILDREN’S HOSPITAL FROM
JUNE 2013 TO NOVEMBER 2014.
Huynh Thi Thanh

Background: Respiratory failure is a common syndrome and is the first causes of morbility and
mortality in newborn infant. Thus, methods need efficient management for respiratory distress, high
frequency oscillatory ventilation is a lung protective strategy with the use of smaller tidal volumes, a
high mean airway pressure while maintaining an acceptable plateau pressure and reduce incidence
of barotrauma and volume trauma.
Objectives: This study to find the efficacy and complications of high frequency oscillatory
ventilation in newborns with severe respiratory failure.
Method: Prospective description case series in newborns treated with high frequency oscillatory
ventilation at neonatal intensive care unit of Dong Nai Children's Hospital from June 2013 to
Novembre 2014.
Results: A total of 31 newborns were enrolled in the study. The most common indication for high
frequency oscillatory ventilation was oxygenation failure, which meconium aspiration in 10 (32.2%),
pneumonia with acute respiratory distress syndrome in 09 (29%), hyaline membrane disease in 08
(25,8%), congenital diaphragmatic hernia in 02 (6.5%), bronchopulmonary dysplasia in 02 (6.5%).
PaO2, PaCO2, pH were significantly improved 6 hours after high frequency oscillation ventilation.
Complication rate in patients was 9.7% and mortality rate in patients was 61.3%, HFOV was not
main cause of complication and mortality rate.
Conclusion: High frequency oscillation ventilation in treatment of respiratory disease of
newborns indicated the most which meconium aspiration, pneumonia and hyaline membrane disease
after failure with conventional ventilation, may improve blood gas and oxygenation index.
7


Hội nghị KHKT ngành Y tế Đồng Nai lần VI - 2016
ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy hô hấp là hội chứng thường gặp nhất và là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở sơ sinh, suy hô hấp
gây 60 - 65%tử vong ở sơ sinh.
Tỉ lệ tử vong những năm gần đây giảm đáng kể do sự tiến bộ của những phương pháp hỗ trợ hô hấp
như thở máy, đặc biệt là thay đổi chiến lược thông khí bằng máy thở tần số cao.
Đặc điểm của máy thở tần số cao là thông khí với thể tích khí lưu thông rất thấp 1-3 ml/kg và đạt áp

lực trung bình đường thở cao, duy trì áp lực đỉnh có thể chấp nhận được nhằm cải thiện tốt oxy hóa máu,
thải CO2 và giảm chấn thương phổi do áp lực và thể tích [14]
Trên thế giới bắt đầu sử dụng máy thở rung tần số cao vào thập niên 70, đầu tiên sử dụng nhằm giảm
áp lực trong phẫu thuật lồng ngực, thanh quản. Sau dùng trong điều trị suy hô hấp nặngở trẻ sơ sinh và
đến ngày nay sử dụng phổ biến cho mọi lứa tuổi [5]
Ở Nhật Bản 90% trẻ sơ sinh suy hô hấp nặng đều được thở máy rung tần số cao
Bệnh viện Nhi Đồng 1 đã sử dụng máy thở rung vào năm 2005, đã điều trị thành công nhiều trường
hợp suy hô hấp nặng mà thất bại với máy thở thông thường. Theo tác giả Võ Đức Trí, sử dụng máy thở
rung tần số cao đã cứu sống thêm 65% trường hợp trẻ sơ sinh suy hô hấp nặng [4]
Tại bệnh viện Nhi Đồng Đồng Nai đã được trang bị máy thở rung tần số cao vào đầu năm 2013.
Bước đầu áp dụng thành công một số trường hợp suy hô hấp nặng thất bại với máy thở thông thường.Để
rõ hơn tính ưu việt của máy thở rung tần số cao, chúng tôi thực hiện đề tài “Hiệu quả của thở máy rung
tần số cao trong điều trị suy hô hấp nặng ở trẻ sơ sinh khi thất bại với máy thở thông thường tại Bệnh viện
Nhi Đồng Nai từ 6/2013 đến 11/2014”.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát
Đánh giá hiệu quả và biến chứng của thở máy rung tần số cao trong điều trị suy hô hấp nặng ở trẻ sơ
sinh khi thất bại với máy thở thông thường.
Mục tiêu cụ thể
Xác định tỉ lệ các bệnh gây suy hô hấp được thở máy rung tần số cao.
Xác định tỉ lệ cải thiện suy hô hấp với các chỉ số khí máu: PaO2, PaCO2, pH sau khi thở
máyHFO.
Xác định tỉ lệ thất bại và biến chứng khi thở máy HFO: sốc, quá căng phồng phổi, tràn khí màng
phổi, loạn sản phế quản phổi…
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Trẻ sơ sinh nhập vào khoa Hồi sức tích cựcSơ sinh bệnh viện Nhi
đồng Đồng Nai từ tháng 6/2013 đến tháng 11/2014
Tiêu chuẩn chọn bệnh: Trẻ suy hô hấp nặng đang giúp thở bằng máy thông thường với các
thông số cao như PIP >28cmH2O, PEEP>6 cmH2O mà SaO2< 90%, PaO2<60 mmHg, PaCO2>
50 mmHg.

Tiêu chuẩn loại trừ
- Trẻ bị xuất huyết não nặng
- Tim bẩm sinh tím
- Đa dị tật
- Tử vong trong 3 giờ đầu thở máy.
Thiết kế nghiên cứu: tiền cứu mô tả hàng loạt ca
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
- Từ tháng 6 năm 2013 đến tháng 11 năm 2014 (18 tháng) lô nghiên cứu gồm 31 bệnh nhân sử
dụng máy thở rung tần số cao sau khi thất bại với máy thở thông thường, có những đặc điểm lâm sau:
8


Hội nghị KHKT ngành Y tế Đồng Nai lần VI - 2016
Thiết kế nghiên cứu: tiền cứu mô tả hàng loạt ca
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Từ tháng 6 năm 2013 đến tháng 11 năm 2014 (18 tháng) lô nghiên cứu gồm 31 bệnh nhân sử
dụng máy thở rung tần số cao sau khi thất bại với máy thở thông thường, có những đặc điểm
lâm sàng sau:
Các yếu tố dịch tể của bệnh nhân nghiên cứu
Giới tính
Biểu đồ Phân bố giới tính

32,3%
67,7%
Tuổi
Tuổi trung bình là 13,3 ± 15.6 ngày tuổi, tuổi thấp nhất là 1 ngày tuổi và tuổi cao nhất là 77
ngày tuổi.
Cân nặng Trung bình là 2.4 ± 0.8 kg.
Biểu đồ Phân bố cân nặng
45.2%

38.7%
16.1%
Nguyên nhân suy hô hấp của bệnh nhân nghiên cứu
6.5% 6.5%

Thoát vị hoành

Loạn sản phổi

29.0%

Viêm phổi nặng

25.8%
32.2%

Bệnh màng trong

Viêm phổi hít phân su

Biểu đồ Tỉ lệ các nguyên nhân thở máy
Hiệu quả của thở máy rung tần số cao
Trước khi thở máy rung tần số cao
Đặc điểm lâm sàng
- 31 ca đều tím (SpO2<85%) chiếm 100%
- Sốc, hạ huyết áp phải sử dụng thuốc vận mạch là 2 ca (1 bệnh màng trong-nhiễm trùng huyết,
1 viêm phổi hít-cao áp phổi tồn tại) chiếm 6.5%.

9



Hội nghị KHKT ngành Y tế Đồng Nai lần VI - 2016
Đặc điểm khí máu:
Bảng Tỉ lệ các chỉ số khí máu trước thở máy HFO
Số lượng
pH
< 7.25
25
≥ 7.25
6
PaO2(mmHg)
Số lượng
<60
31
≥ 60
0
PaCO2(mmHg)
Số lượng
>50
23
≤50
8

Tỉ lệ %
80.6
19.4
Tỉ lệ %
100
0%
Tỉ lệ %

74.2%
25.8

Nhận xét: trẻ đang thở máy cổ điển hoặc đang bóp bóng giúp thở qua nội khí quản mà thất bại
với đặc điểm lâm sàng là 100% trẻ tím, tương xứng với 100% trẻ có khí máu PaO2< 60mmHg, nhưng
chỉ có 74.2% trường hợp có ứ CO2 và toan máu chiếm 80%.
Trong khi thở máy rung tần số cao
Thời gian thở máy rung tần số cao: trung bình là 5.4 ngày ± 4.2
Tỉ lệ cải thiện chỉ số khí máu sau 3 giờ, 6 giờ, 24 giờ và trước khi cai máy thở rung tần số cao
pH
>7.25

Bảng Tỉ lệ cải thiện chỉ số pH máu theo thời gian
Trước HFO
Sau 3 giờ
Sau 6 giờ
Sau 24 giờ
19.4%
61.3%
88.9%
80.1%
(6/31 ca)
(19/31 ca)
(24/27 ca)
(17/21 ca)

Trước cai máy
100%
(14/14 ca)


Nhận xét: trong nhóm nghiên cứu tỉ lệ pH >7.25 trước thở máy rung tần số cao là 19.4%, sau can
thiệp thở máy rung tần số cao thì tỉ lệ này có cải thiện rõ rệt, nhất là sau 6 giờ thở máy, tỉ lệ này tăng
88.9%, trước khí cai máy tỉ lệ bệnh nhân có pH>7.2 là 100%
PaO2
> 60mmHg

Bảng Tỉ lệ cải thiện chỉ số PaO2 máu theo thời gian
Trước HFO
Sau 3 giờ
Sau 6 giờ
Sau 24 giờ
100%
61.3%
81.5%
76.2%
(31/31 ca)
(19/31 ca)
(22/27 ca)
(16/21 ca)

Trước cai máy
85%
(12/14 ca)

Nhận xét: trước thở máy rung tần số cao hầu như tất cả các ca trong lô nghiên cứu thất bại với
máy thở thông thường đều tím và nồng độ oxy trong máu động mạch đều thấp PaO2> 60 mmHg là
0%, nhưng sau thở máy rung tỉ lệ này cải thiện rõ rệt lúc 6 giờ thở máy tỉ lệ này đạt 81.5% và tăng lại
trước cai máy là 85%
PaCO2
<50mmHg


Bảng Tỉ lệ cải thiện chỉ số PaCO2 máu theo thời gian
Trước HFO
Sau 3 giờ
Sau 6 giờ
Sau 24 giờ
25.8%
64.5%
85.2%
80.1%
(8/31 ca)
(20/31 ca)
(23/27 ca)
(17/21 ca)

Trước cai máy
92.8%
(13/14 ca)

Nhận xét: trước thở máy HFO, khí máu động mạch có PaCO2< 50mmHg là 25.8%, nhưng sau
thở máy HFO tỉ lệ này cải thiện rõ nhất là sau 6 giờ đạt 85.2% và hầu hết những ca sống đều cai được
máy thở với PaCO2 trong giới hạn bình thường từ 7.35-7.45 chiếm 92.8%
Biến chứng và tử vong trong khi thở máy rung tần số cao
Biến chứng
Bảng Tỉ lệ các trường hợp biến chứng khi thở máy HFO
Biến chứng
Số lượng (ca)
Tỉ lệ %
Sốc
0

0
Tràn khí màng phổi
0
0
Xuất huyết phổi
2
6.5
Quá căng phồng phổi
1
3.2
Loạn sản phổi
0
0

10


Hội nghị KHKT ngành Y tế Đồng Nai lần VI - 2016
Nhận xét: trong lô nghiên cứu có 2 trường hợp xuất huyết phổi mà 2 trường hợp này đều nằm
trong bệnh cảnh bệnh màng trong nhiễm trùng huyết nặng có rối loạn đông máu và cả 2 đều tử vong.
Nên khó qui kết do thở máy này.
Có 1 trường hợp quá căng phồng phổi chiếm tỉ lệ 3.2%.Không thấy trường hợp nào sốc, tràn khí
màng phổi hay loạn sản phổi trong và sau khi thở máy rung tần số cao.
Thất bại
Thất bại
Số lượng
Tỉ lệ %

Bảng Tỉ lệ thất bại
Sau 3 giờ

Sau 6 giờ
14
10
45.2
32.3

Sau 24 giờ
19
61.3

Nhận xét: tất cả 31 trường hợp suy hô hấp nặng thở máy HFO sau khi thất bại với máy thở thông
thường nếu như không thở mode HFO thì hầu như khó có thể cứu sống được bệnh nhân nào. Trong
lô nghiên cứu này, tỉ lệ tử thất bại là sau 3 giờ còn 45.2% và sau 24 giờ là 61.3%, như vậy tương
đương thành công 38.7%
Thất bại theo nguyên nhân
Bảng Phân bố thất bại theo nguyên nhân
Nguyên nhân
Thất bại (ca)
Viêm phổi hít phân su có/không cao áp phổi
6/9
Bệnh màng trong
5/8
Viêm phổi nặng
4/10
Loạn sản phổi
2/2
Thoát vị hoành
2/2

Tỉ lệ %

66.7
62.5
40
100
100

Nhận xét: trong nghiên cứu cho thấy nguyên nhân viêm phổi cho kết quả thất bại thấp nhất
(40%), kế đến là bệnh màng trong chiếm 62.5%, kế đến là viêm phổi hít phân su có hoặc không có
cao áp phổi tồn tại là 66.7%,2 nhóm thất bại 100% đó là bệnh loạn sản phổi và thoát vị hoành bẩm
sinh.
BÀN LUẬN
Đặc điểm dịch tể học của bệnh nhân
Tuổi
Tuổi trung bình trong nhóm nghiên cứu là 13.3 ngày tuổi. Theo tác giả Diệp Loan (2008) tuổi
trung bình 12.5 ngày [4]
Giới
Nam chiếm 67.7%, nữ chiếm 32.3% cho thấy nam nhiều hơn nữ 2 lần. Ta thấy hội chứng suy hô
hấp nặng xảy ra ở trẻ trai nhiều hơn trẻ gái. Theo tác giả Võ Đức Trí (2005) nghiên cứu trên 20 bệnh
nhân tỉ lệ nam gấp 2.33 lần nữ [5]
Cân nặng
Cân nặng < 2.5kg chiếm 54.8%. Đây là những trẻ có cân nặng thấp nên rất non yếu, dễ nhiễm
trùng, dễ chấn thương phổi nếu thở máy với áp lực cao và nồng độ oxy cao kéo dài. Theo tác giả
Diệp Loan (2008) trong nhóm nghiên cứu có 54.% trẻ có cân nặng <2.5kg.[4]
Các bệnh lý gây suy hô hấp nặng
Trong nhóm nghiên cứu có 3 nhóm nguyên nhân chính gây suy hô hấp nặng là viêm phổi nặng,
viêm phổi hít có hoặc không cao áp phổi tồn tại và bệnh màng trong. Những bệnh này trên x-quang
phổi thường có hình ảnh viêm phổi lan tỏa kết hợp với tràn khí màng phổi (3 trương hợp) làm nặng
thêm trình trạng bệnh, hoặc biểu hiện bệnh màng trong độ III, IV.
Viêm phổi hít có hoặc không có cao áp phổi tồn tại
Viêm phổi hít là một trong nhưng bệnh cảnh nguy kịch nhất ở trẻ sơ sinh và thường kèm tràn khí

màng phổi hoặc kèm cao áp phổi tồn tại, tử lệ tử vong rất cao.Ngoài các thuốc dãn động mạch phổi,
thông khí bằng máy rung tần số cao là một lựa chọn sớm.

11


Hội nghị KHKT ngành Y tế Đồng Nai lần VI - 2016
Trong lô nghiên cứu có 10 trường hợp viêm phổi hít có hoặc không có cao áp phổi tồn tại thất
bại với máy thở thông thường được chuyển qua máy thở rung tần số cao. Kết quả là cứu sống được
4/9 bệnh nhân.
Viêm phổi nặng
Trong lô nghiên cứu có 9 ca viêm phổi thất bại với máy thở thông thường, sau khi thở máy rung
tần số cao đa số đều cải thiện chỉ số PaO2 và PaCO2 và cứu sống được 7/10 trường hợp chiếm 70%, 3
trường hợp tử vong do kết hợp bệnh cảnh nhiễm trùng huyết nặng.
Bệnh màng trong
Có 8 trường hợp bệnh màng trong/sơ sinh non tháng mà thất bại với máy thở thông thường được
chuyển qua máy thở rung tần số cao. Trong đó có 5/8 trường hợp tử vong.Chiến lược thông khí tần
số cao kết hợp với surfactant cải thiện được tình trạng oxy hóa máu rõ ràng giảm nguy cơ loạn sản
phổi. Theo tác giả Sherry E Courtney hiệu quả rõ ràng của thở máy rung tần số cao đối với trẻ sinh
non nhẹ cân [7]
Hiệu quả của thở máy rung tần số cao
Trước thở máy rung tần số cao
Tất cả 31 bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu đã được hỗ trợ hô hấp với máy thở thông thường
nhưng thất bại.
Trong khi thở máy rung tần số cao
Diễn tiến các chỉ số khí máu:
Cải thiện PaO2
Hầu hết các bệnh nhân trong lô nghiên cứu thất bại với máy thở thông thường có
PaO2>60mmHg (0%).Sau thở máy rung, có sự cải thiện rõ rệt, tỉ lệ PaO2>60 mmHg trong máu động
mạch sau 6 giờ thở máy tăng đạt 81.5% trường hợp sau và trước cai máy thở máy tỉ lệ này đạt 85%.

Theo tác giả Diệp Loan trước khi cai máy PaO2 đạt tỉ lệ cải thiện là 88.6% [3]
Cải thiện PaCO2
Trong lô nghiên cứu 31 bệnh nhân cho thấy tỉ lệ PaCO2< 50 mmHg trước thở máy là 25.8%. Sau
thở máy 3 giờ tỉ lệ PaCO2<50 mmHg tăng là 64.5%, sau 6 giờ tỉ lệ tăng đạt 85.2% và trước cai máy
thở là 92.8%. Theo tác giả Diệp Loan tỉ lệ cải thiện trước khi cai máy thở là 93.4% [12]
Cải thiện pH
Trước thở máy rung tần số cao chỉ có 19.4%% bệnh nhân có pH >7.25, sau3 và 6 giờ thở HFO tỉ
lệ này cải thiện rõ rệt, tỉ lệ này tăng đạt 61.3% và 88.9% và trước cai máy tỉ lệ này là 100%. Theo tác
giả Diệp Loan tỉ lệ pH ổn định trước cai máy thở HFO là 28.6%.
BIẾN CHỨNG VÀ THẤT BẠI
Biến chứng
Biến chứng chung trong thở máy rung tần số cao ghi nhận được là 3 trường hợp chiếm 9.6%,
trong đó xuất huyết phổi 2 trường hợp và 1 trường hợp quá căng phồng phổi. 2 trường hợp xuất huyết
phổi xảy ra ở những bệnh nhân bệnh màng trong-nhiễm trùng huyết có rối loạn đông máu và 2
trường hợp này đều tử vong.Nên cũng khó qui kết do thở máy rung gây biến chứng này. 1 trường hợp
quá căng phồng phổi, khi kiểm tra x-quang thấy phổi giãn nở xương sườn sau 11, chúng tôi đã giảm
dần MAP và ổn định sau đó.
Thất bại
Trong nghiên cứu này tỉ lệ thất bại bao gồm bệnh nhân thở máy HFO không cải thiện 1 trong 3
chỉ số khí máu là PaO2, PaCO2, pH và tử vong là 61.3% (19/31ca) như vậy tương đương thành công
là 38.7%. Tỉ lệ thất bại khá cao do tình trạng bệnh nền và bệnh kết hợp rất nặng trước thở máy HFO
và có lẽ ta đưa vào thở máy HFO muộn vì khoa HSSS chỉ có một máy thở HFO nên không thể chỉ
định sớm như định nghĩa của thất bại với máy thở thông thường, nên ta thấy đa số các trường hợp thở
máy chưa đủ 1 ngày đã tử vong. Nhóm tử vong có 17 ca và không cải thiện 1 trong 3 chỉ số khí máu
là 2 ca. Theo tác giả Diệp Loan (2008) tỉ lệ tử vong là 48.6% và tác giả Võ Đức Trí (2005) đã cứu
sống thêm 65% trẻ thất bại với máy thở thông thường.
12


Hội nghị KHKT ngành Y tế Đồng Nai lần VI - 2016

Thất bại theo nguyên nhân: viêm phổi hít phân su có cao áp phổi tồn tại 6 ca (66,7%), bệnh
màng trong 5 ca (62.5%), viêm phổi nặng 4 ca (40%), loạn sản phổi và thoát vị hoành trái đều 2 ca
(100%). Nhóm bệnh lý đáp ứng tốt nhất với thở máy rung là bệnh viêm phổi có tỉ lệ sống cao nhất.
Nhóm bệnh lý tử vong nhiều nhất là thoát vị hoành, loạn sản phổi và viêm phổi hít phân su. Có thể
do bệnh nền quá nặng trước thở máy. Chúng ta thấy tỉ lệ cải thiện rõ rệt chỉ số khí máu động mạch 6
giờ sau thở máy và trước khi cai máy thở, nhưng sau đó một số bệnh nền quá nặng làm trẻ tử vong
như nhiễm trùng huyết, rối loạn đông máu, xuất huyết phổi, bất sản phổi… nên khó qui kết hoàn toàn
do máy thở rung. Mặt khác, khi thất bại với máy thở thông thường (trẻ tím tái/thở máy thường hoặc
bóp bóng NKQ) mà nếu không thở máy rung tần số cao thì cũng khó cải thiện được tỉ lệ thành công
38.7% trường hơp này. Nếu chúng tôi có đủ máy thở dự phòng, sẽ can thiệp sớm hơn thì tỉ lệ tử vong
sẽ cải thiện đáng kể.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 31 trẻ suy hô hấp nặng được thở máy rung tần số cao sau khi thất bại với thở
máy thông thường từ tháng 6/2013 đến 11/2014 tại khoa Hồi sức tích cực Sơ sinh-bệnh viện Nhi
đồng-Đồng Nai, chúng tôi có những kết luận sau:
Tỉ lệ các bệnh lý gây suy hô hấp nặng được thở máy rung tần số cao là viêm phổi nặng chiếm
32.2%, viêm phổi hít phân su chiếm 29%, bệnh màng trong chiếm 25.8%, thoát vị hoành bẩm sinh là
6.5% và 6.5% là bệnh loạn sản phế quản phổi.
Tỉ lệ cải thiện các chỉ số khí máu sau khi can thiệp thở máy rung tần số cao là:
Tỉ lệ PaO2 > 60 mmHg trong máu động mạch bệnh nhân ban đầu trước thở máy rung tần số cao
là 0%, sau 3 giờ tỉ lệ này tăng là 61.3%, sau 6 giờ tỉ lệ này tăng 81.5% và trước cai máy thở tỉ lệ này
tăng đạt 85% .
Tỉ lệ PaCO2 < 50mmHg trong máu động mạch ban đầu trước thở máy rung tần số cao là 25.8%.
Sau 3 giờ thở máy rung tỉ lệ này tăng đạt 64.5%, sau 6 giờ tỉ lệ này là 85.2% và trước cai máy thở tỉ
lệ này tăng là 92.8%.
Tỉ lệ pH >7.25 trước thở máy rung là 19.4%, sau 3 giờ tỉ lệ này tăng 61.3%, sau 6 giờ tỉ lệ này
tăng đạt 88.9% và trước cai máy tỉ lệ này cải thiện 100% trường hợp
Biến chứng: Có 9.6% bệnh nhân có biến chứng: 3.22% quá căng phồng phổi, 6.5% xuất huyết
phổi.
Thất bại: Tỉ lệ thất bại chiếm 61.3% sau thời điểm 24 giờ thở máy, đồng nghĩa với thành công

thở HFO là 38.7%.
Tỉ lệ thất bại theo nguyên nhân: viêm phổi hít phân có hoặc không có cao áp phổi tồn tại cao
nhất chiếm 66.7%, kế đến là bệnh màng trong là 62.5%%, viêm phổi nặng là 40%, thoát vị hoành
bẩm sinh và loạn sản phế quản phổi là 100%.
KIẾN NGHỊ
Cần có thêm máy thở rung tần số cao để sử dụng sớm hơn cho trẻ sơ sinh để cải thiện chỉ số khí
máu, giảm chấn thương phổi về thể tích và áp lực, giảm tỉ lệ tử vong và cũng cần các nghiên cứu với
cỡ mẫu lớn hơn để có thể áp dụng kiểu thở này cho các bệnh nhân suy hô hấp thất bại với máy thở
thông thường cho cả trẻ sơ sinh và trẻ lớn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
[1] Bộ môn Nhi, Đại Học Y Dược TPHCM (2007), Nhi khoa chương trình đại học, tập 2. Nhà xuất bản y
học TP Hồ Chí Minh
[2] Bệnh viện Nhi Đồng 2 thành phố Hồ Chí Minh (2012), Phác đồ điều trị bệnh lý sơ sinh, Nhà xuất bản
Y học chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh,tr.38-44
[3] Diệp Loan, Phan Hữu Nguyệt Diễm (2009), “Chỉ định hiệu quả và biến chứng của thở máy rung tần số
cao trong điều trị suy hô hấp ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện Nhi Đồng I” Tạp chí Y học Tp.Hồ Chí Minh,
(13), tr: 45 – 50.

13


Hội nghị KHKT ngành Y tế Đồng Nai lần VI - 2016
[4] Võ Đức Trí (2005), “Hiệu quả thở máy rung tần số cao trong điều trị suy hô hấp nặng ở trẻ sơ sinh”,
luận văn thạc sĩ y học, trường đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
Tiếng Anh
[5] A. C. Bryan, P. N. Cox (1999), “History of highfrequency oscillation” Schweiz Med Wochenschr
129,pp.1613–1616
[6] Sherry E Courtney (2002), “High-frequency oscillatory ventilation versus conventional mechanical
ventilation for very-low-birth-weight infants “ The New England Journal of Medicine, Vol. 347, No.

9, pp 643-652.
[7] Anthony Courey, Robert C Huzy (2008), “High frequency ventilation”, UpToDate vrsion 16.
[8] Eric C Eichenwald, Ann R. Stark (1999), “High frequency ventilation: Current Status, Respieatoru
Disease High frequency ventilation”, NeoReviews, pp 127-130.
[9] Irena Kessel, Dan Waisman, Ofra Barnet-Grinnes, Tali Zim Ben Ari RN MA1 and Avi Rotschild
(2010), “Benefits of high frequency oscillatory ventilation for Premature Infants” Departments of
Neonatology Technion-Israel Institute of Technology, vol 12,pp. 144-149.
[10] Stephen D Playfor (2005), “ The role of high – frequency oscillatory ventilation in paediatric intensive
care”, CriticalCare, 9:249-250
[11] Joseph Sabella (2002), “High frequency ventilation of pediatric and neonatal patents”, pp.1-10.
[12] Rainer Stachow (1995), Effects of high – frequent oscillations, High – frequency ventilation basics
and practical application,Drager, pp. 7 – 67.
[13] Ching-Chia Wang, Wei-Lun Wu, En-Ting Wu, Hung-Chieh Chou, Frank Leigh Lu (2008), “High
Frequency Oscillatory Ventilation in Children: Experience of a Medical Center inTaiwan”,, J Formos
Med Assoc Vol 107, No 4, Elsevier &Formosan Medical Association, pp. 311 – 315.
[14] Stephen Wimbush (2005), “The Role of High-Frequency Ventilation in the Management of Acute
Respiratory Distress Syndrome-A Critical Review”, Intersive Care Medicine, pp.1-4

14


Hội nghị KHKT ngành Y tế Đồng Nai lần VI - 2016
GIÁ TRỊ CỦA THANG ĐIỂM BLATCHFORD SỬA ĐỔI TRONG
XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA TRÊN CẤP KHÔNG DO TĂNG ÁP TĨNH MẠCH CỬA: KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU ĐOÀN HỆ TIẾN CỨU ĐA TRUNG TÂM
Quách Trọng Đức*, Đào Hữu Ngôi**, Đinh Cao Minh***, Nguyễn Hữu Chung*,
Hồ Xuân Linh****, Nguyễn Thị Nhã Đoan*, Lê Đình Quang*,
Võ Hồng Minh Công****, Lê Kim Sang*****
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: thang điểm Blatchford đã được xác định là có giá trị hơn so với thang điểm Rockall

lâm sàng trong dự đóan khả năng cần can thiệp nội soi ở các bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa trên không
do tăng áp tĩnh mạch cửa (XHTHTKTAC). Một nghiên cứu gần đây cho thấy thang điểm Blatchford
sửa đổi (đã loại bỏ bớt các đánh giá chủ quan trong thang điểm) cũng có giá trị tương đương thang
điểm Blatchford gốc.
Mục tiêu: so sánh giá trị của thang điểm Blatchford sửa đổi (BlatchfordSĐ) với thang điểm
Blatchford gốc (BlatchfordG) và thang điểm Rockall lâm sàng (RockallLS) trong tiên đoán can thiệp
lâm sàng ở bệnh nhân XHTHTKTAC.
Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu, đa trung tâm được thực hiện
từ tháng 05/2013 – 02/2014 tại 5 bệnh viện. Thang điểm BlatchfordSĐ, BlatchfordG, và RockallLS được
tính ở tất cả bệnh nhân. Xác định diện tích dưới đường cong ROC của thang điểm BlatchfordSĐ,
BlatchfordG và RockallLS về khả năng dự đoán can thiệp nội soi và can thiệp lâm sàng (cần truyền máu,
nội soi can thiệp hoặc phẫu thuật). Sử dụng phép kiểm

2 theo phương pháp của DeLong để so sánh diện tích dưới đường cong ROC của các thang điểm
này.
Kết quả: trên tổng 395 bệnh nhân có 199 (50,4%) cần can thiệp y khoa, bao gồm 128 (32,4%) can
thiệp nội soi, 117 (29,6%) truyền máu và 2 (0,5%) cần phẫu thuật. Khả năng tiên đoán cần can thiệp y
khoa của thang điểm BlatchfordSĐ (diện tích dưới đường cong ROC (DTDĐC) = 0,707), tương đương
với thang điểm BlatchfordG (DTDĐC = 0,708, p = 0,87) v| tốt hơn thang điểm RockallLS (DTDĐC =
0,594, p < 0,001). Tuy nhiên, cả 3 thang điểm này ít có giá trị nhận diện các trường hợp không cần
can thiệp nội soi: Tổn thương nội soi nguy cơ cao cần can thiệp nội soi khi tổng điểm bằng 0 gặp ở
5/32 (15,6%) trường hợp với BlatchfordG, 8/36 (22,2%) với BlatchfordSĐ và 55/141 (39%) với
RockallLS.
Kết luận: thang điểm BlatchfordSĐ có giá trị tương đương với BlatchfordG và tốt hơn RockallLS
trong tiên đoán khả năng can thiệp y khoa. Tuy nhiên cả ba thang điểm đều không có giá trị loại trừ
khả năng cần can thiệp nội soi do một tỉ lệ đáng kể bệnh nhân vẫn cần nội soi can thiệp khi có tổng
thang điểm bằng 0.
Từ khóa: xuất huyết tiêu hóa, thang điểm Rockall lâm sàng, thang điểm Blatchford, bảng kiểm
Blatchford sửa đổi.
ABSTRACT

THE PERFORMANCE OF A MODIFIED GLASGOW BLATCHFORD SCORE
IN ACUTE NON-VARICEAL UPPER GASTROINTESTINAL BLEEDING:
A PROSPECTIVE MULTICENTER COHORT STUDY
Quach Trong Duc, Dao Huu Ngoi, Dinh Cao Minh, Nguyen Huu Chung, Ho Xuan
Linh, Nguyen Thi Nha Doan, Le Dinh Quang,
Vo Hong Minh Cong, Lê Kim Sang
Background: The Glasgow Blatchford Score (GBS) has been reported to outperform the clinical
Rockall score (cRS) to predict the need of endoscopic intervention in patients with non-variceal upper
gastrointestinal bleeding (ANVUGIB). In addition, a modified GBS (mGBS) that eliminates the
subjective components of the original GBS has been reported to perform as well as GBS.
Aim: To compare the performance of the mGBS to the GBS and cRS in predicting clinical
intervention in patients with ANVUGIB.

15


×