Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

TONG HOP DE THI THU THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (439.38 KB, 39 trang )

ĐỀ THI THỬ SỐ 1
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
“Đọc, trong nghĩa đó là một trò chơi. Nơi mỗi người đọc có ba nhân vật chồng lên nhau, tác động lên nhau.
Một là người đọc bằng xương bằng thịt, hai chân đụng đất, vẫn còn ý thức liên hệ với thế giới bên ngoài. Hai
là, người đọc bị lôi cuốn, đang ngao du trong thế giới tưởng tượng của cảm xúc. Đó là người đang chơi. Ba
là, người đọc suy tư, đưa vào trò chơi sự chú ý, sự suy nghĩ, sự phán đoán của tri thức. Đó là phút giây của
trí tuệ có khả năng đưa người đọc lùi ra khỏi bài văn, mở một khoảng cách để diễn dịch. Người đọc vẫn ý
thức rằng mình đang chơi nhưng biết phán đoán. Ba tay chơi là một trong việc đọc, chơi với nhau một trò
chơi tinh tế khiến người đọc vừa bị lôi cuốn vừa biết dừng lại, vừa tham dự vừa cách biệt với bài văn. Tư thế
của người đọc văn là vậy: tham dự và cách biệt qua lại không đứt quãng.”
(Trích “Chuyện trò” – Cao Huy Thuần, NXB Trẻ, 2013)
1. Xác định thao tác lập luận chính trong đoạn văn? (0.25 điểm)
2. Đoạn văn được viết theo kiểu nào? (0.25 điểm)
3. Nêu nội dung chính của văn bản? (0.5 điểm)
4. Đoạn văn được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? (0.5điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
(…)
“Tuổi thơ chân đất đầu trần
Từ trong lấm láp em thầm lớn lên
Bây giờ xinh đẹp là em
Em ra thành phố dần quên một thời
Về quê ăn Tết vừa rồi
Em tôi áo chẽn, em tôi quần bò
Gặp tôi, em hỏi hững hờ
“Anh chưa lấy vợ, còn chờ đợi ai?”
Em đi để lại chuỗi cười
Trong tôi vỡ… một khoảng trời pha lê.
Trăng vàng đêm ấy bờ đê
Có người ngồi gỡ lời thề cỏ may…”
(Phạm Công Trứ)


5.Xác định các phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ? (0.5đ)
6. Anh/chị hiểu như thế nào về hai câu thơ: (0.5đ)
“Em đi để lại chuỗi cười
Trong tôi vỡ… một khoảng trời pha lê”?
7. Anh/chị nhận xét như thế nào về hai nhân vật trữ tình “tôi” và “em” trong đoạn thơ ? (0.5đ)
PHẦN II. LÀM VĂN (7 điểm)
CÂU 1 (3đ)
Viết bài văn (khoảng 600 chữ), trình bày quan điểm của anh/chị về: Cuộc sống hoàn hảo trong mắt tôi…
CÂU 2: (4đ)
Cảm nhận của anh/chị về những nét tương đồng và khác biệt của hình tượng người chiến sĩ trong hai đoạn văn
sau:


“Việt vẫn còn đây, nguyên tại vị trí này, đạn đã lên nòng, ngón cái còn lại vẫn sẵn sàng nổ súng. Các anh chờ
Việt một chút. Tiếng máy bay vẫn gầm rú hỗn loạn trên cao, nhưng mặc xác chúng. Kèn xung phong của
chúng ta đã nổ lên. Lựu đạn ta đang nổ rộ…
Việt đã bò đi được một đoạn, cây súng đẩy đi trước, hai cùi tay lôi người theo. Việt cũng không biết rằng mình
đang bò đi nữa, chính trận đánh đang gọi Việt đến. Phía đó là sự sống. Tiếng súng đã đem lại sự sống cho
đêm vắng lặng. Ở đó có các anh đang chờ Việt, đạn ta đang đổ lên đầu giặc Mĩ những đám lửa dữ dội, và
những mũi lê nhọn hoắc đang bắt đầu xung phong… ”
(Trích « Những đứa con trong gia đình » - Nguyễn Thi, NXBGDVN, 2014)
“Một ngón tay Tnú bốc cháy. Hai ngón, ba ngón. Không có gì đượm bằng nhựa xà nu. Lửa bắt rất nhanh.
Mười ngón tay đã thành mười ngọn đuốc.
Tnú nhắm mắt lại, rồi mở mắt ra, trừng trừng.
Trời ơi! Cha mẹ ơi! Anh không cảm thấy lửa ở mười đầu ngón tay nữa. Anh nghe lửa cháy trong lồng ngực,
cháy ở bụng. Máu anh mặn chát ở đầu lưỡi. Răng anh đã cắn nát môi anh rồi. Anh không kêu lên. Anh Quyết
nói: “Người cộng sản không thèm kêu van…”. Tnú không thèm, không thèm kêu van. Nhưng trời ơi! Cháy,
cháy cả ruột đây rồi! Anh Quyết ơi! Cháy! Không, Tnú sẽ không kêu! Không!”
(Trích “Rừng xà nu” – Nguyễn Trung Thành, SGK Ngữ Văn 12, tập hai, trang 47, NXBGDVN, 2014)



Đáp án đề thi thử THPTQG SỐ 1
I.PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
1. Xác định thao tác lập luận chính trong đoạn văn: Phân tích
- Điểm 0.25: Xác định đúng thao tác lập luận
- Điểm 0: Xác định sai hoặc không trả lời
2. Đoạn văn được viết theo kiểu: Diễn dịch
- Điểm 0.25: Xác định đúng như đáp án
- Điểm 0: Xác định sai hoặc không trả lời
3. Nêu nội dung chính của văn bản: Cách đọc, tư thế của một người đọc văn thật sự.
- Điểm 0.5 điểm: Trả lời đúng đáp án hoặc có cách diễn đạt tương đồng, hợp lí, thuyết phục
- Điểm 0.25 điểm: Trả lời được một phần đáp án (cách đọc/tư thế người đọc văn) hoặc trả lời chung chung,
chép lại ý trong văn bản.
- Điểm 0: Xác định sai hoặc không trả lời
4. Đoạn văn được viết theo phong cách ngôn ngữ: Phong cách ngôn ngữ khoa học.
- Điểm 0.5điểm: Xác định đúng phong cách ngôn ngữ
- Điểm 0: Xác định sai hoặc không trả lời
5.Xác định các phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ : Tự sự, biểu cảm
- Điểm 0.5đ : Trả lời đúng, đủ hai phương thức.
- Điểm 0.25 : Nêu được 01 phương thức.
- Điểm 0 : Trả lời sai hoặc không trả lời
6. Trình bày cách hiểu của bản thân về hai câu thơ :
“Em đi để lại chuỗi cười
Trong tôi vỡ… một khoảng trời pha lê”
- Sự vô tâm, vô tình của “em”
- Tâm trạng nuối tiếc, hụt hẫng, ngỡ ngàng của “tôi” trước sự thay đổi của “em”
Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, chặt chẽ, có cơ sở từ văn bản thơ.
- Điểm 0.5 : Trả lời đúng đáp án (2 ý trở lên) hoặc có cách trả lời hợp lí, thuyết phục, cách diễn đạt tương
đồng
- Điểm 0.25 : Trả lời được 01 ý hoặc trả lời chung chung, chưa thuyết phục

- Điểm 0 : Trả lời sai (so với ý của văn bản thơ) hoặc không trả lời.
3. Nêu nhận xét về hai nhân vật trữ tình “tôi” và “em” trong đoạn thơ :
+ “Tôi”: giàu tình cảm, thủy chung, hồn nhiên tin yêu và đợi chờ.
+ “Em”: vô tâm, vô tình, dễ đổi thay.
- Điểm 0.5 : Trả lời đúng đáp án (2 ý trở lên) hoặc có cách trả lời hợp lí, thuyết phục, cách diễn đạt tương
đồng
- Điểm 0.25 : Trả lời được 01 ý hoặc trả lời chung chung, chưa thuyết phục
- Điểm 0 : Trả lời sai (so với ý của văn bản thơ) hoặc không trả lời.
II. PHẦN II. LÀM VĂN (7 điểm)
CÂU 1 (3đ)
* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập văn bản.
Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không
mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
* Yêu cầu cụ thể:
a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm):
- Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và
nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ
vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân.


- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ
yêu cầu như trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.
- Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn.
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):
- Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Quan điểm cá nhân về một cuộc sống hoàn hảo
- Điểm 0, 25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, nêu chung chung.
- Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.
c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí,
có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao
tác giải thích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ

thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh động (1,0 điểm)
- Điểm 1,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:
+ Giải thích khái niệm hoàn hảo để thấy được: trong cuộc sống, tất cả mọi người đều có khát vọng hướng
đến sự hoàn hảo ; mỗi người tùy vào tính cách, quan điểm sống khác nhau, có thể nhìn nhận về các mức độ
hoàn hảo của sự việc khác nhau
+ Phân tích, chứng minh những biểu hiện của một cuộc sống hoàn hảo : thành công là hoàn hảo vì nó
giúp ta khẳng định bản thân trước cộng đồng, thôi thúc ta phấn đấu ; thất bại là hoàn hảo vì nó cho ta có cơ
hội nhìn lại sai lầm của chính mình ; đợi chờ là hoàn hảo vì nó sẽ cho ta thấy được giá trị của lòng kiên nhẫn,
thời gian ; khổ đau là hoàn hảo vì sau khổ đau, chúng ta sẽ biết trân trọng hạnh phúc mình đang có ; ….
+ Bình luận để rút ra bài học cho bản thân và những người xung quanh về vấn đề lựa chọn việc làm và
thái độ/quan điểm/cách đánh giá công việc để đạt đến cuộc sống hoàn hảo…
- Điểm 0,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (giải thích, chứng minh,
bình luận) còn chưa đầy đủ hoặc liên kết chưa thật chặt chẽ.
- Điểm 0,5: Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.
- Điểm 0,25: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.
- Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.
d) Sáng tạo (0,5 điểm)
- Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu
cảm,…) ; thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp
luật.
- Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng
không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm,
thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm):
- Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
Câu 2. (4,0 điểm)
* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản.

Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt
trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
* Yêu cầu cụ thể:
a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm):
- Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và
nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ
vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.


- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ
yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.
- Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn.
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):
- Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận – Vẻ đẹp của hình tượng người chiến sĩ cách mạng Việt Nam
thời kháng chiến.
- Điểm 0,25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu chung chung.
- Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.
c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí,
có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao
tác phân tích, so sánh); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng (2,0 điểm):
- Điểm 2,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:
+ Giới thiệu về tác giả, tác phẩm;
+ Phân tích hình tượng người chiến sĩ trong hai văn bản
++ Nhân vật Việt:
Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau, nhưng cần làm nổi bật được tinh thần, ý chí, quyết
tâm chiến đấu của nhân vật trong hoàn cảnh khó khăn, gian khổ nhất của nhân vật : bị thương, bị lạc đồng đội,
một mình nằm lại giữa chiến trường, Việt vẫn hướng về phía có tiếng súng của đồng đội, phân biệt rõ ta –
địch, luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu….
++ Nhân vật Tnú:
Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau, nhưng cần làm nổi bật được tinh thần, ý chí, quyết

tâm chiến đấu của nhân vật trong hoàn cảnh khó khăn, gian khổ nhất của nhân vật : bị đốt cháy mười đầu
ngón tay vẫn cắn răng chịu đựng, nhớ lời anh Quyết dạy, quyết không kêu van….
+ Chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt của hai nhân vật :
++ Sự tương đồng:
Hai nhân vật đều phải chịu đựng những đau đớn về thân xác, đơn độc khi chiến đấu ; là hình mẫu của
người chiến sĩ dũng cảm, kiên cường, tuyệt đối trung thành với cách mạng, đất nước ; là biểu tượng đẹp của
thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mĩ
++ Sự khác biệt:
+++ Nhân vật Việt : Chiến đấu với tinh thần quả cảm, lạc quan, hồn nhiên, yêu đời, tin tưởng vào
cách mạng, đồng đội. Ở Việt, chủ yếu chỉ có nỗi đau về thể xác do bị thương.
+++ Nhân vật Tnú : Chiến đấu bằng ý chí quyết tâm và lòng căm thù giặc sâu sắc, do vừa trải qua
những biến cố, mất mát trong đời sống cá nhân (vợ và con bị giặc giết chết ngay trước mắt). Ở Tnú, đó là nơi
cộng hưởng cả nỗi đau thể xác và tinh thần.
Thí sinh có thể có những cảm nhận và diễn đạt khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục.
- Điểm 1,5 - 1,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (phân tích, so sánh)
còn chưa được trình bày đầy đủ hoặc liên kết chưa thực sự chặt chẽ.
- Điểm 1,0 -1,25 : Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.
- Điểm 0,5 - 0,75: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.
- Điểm 0,25: Hầu như không đáp ứng được yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.
- Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.
d) Sáng tạo (0,5 điểm)
- Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu
cảm,…) ; văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc
nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng
không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.


- Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm,
thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm):
- Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.


ĐỀ THI THỬ SỐ 2
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc phần trích sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 3:
Ngày xưa, Trần Hưng Đạo khuyên vua chước giữ nước hay hơn cả là “lúc bình thời, khoan sức cho
dân để kế sâu rễ, bền gốc”. Nguyễn Trãi chê Hồ Quý Ly để mất nước vì chỉ biết ngăn sông cản giặc,
mà không biết lấy sức dân làm trọng. Các đấng anh hùng dân tộc đều lập nên công lớn, đều rất coi
trọng sức dân để giữ nước, chống giặc.
Ngày nay, Hồ Chủ Tịch kêu gọi: “Diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm”. Người nói: phải
“dựa vào lực lượng của dân, tinh thần của dân”. Khác với người xưa, Hồ Chủ Tịch chỉ rõ: Làm những
việc đó là “để mưu cầu hạnh phúc cho dân”.
(Những ngày đầu của nước Việt Nam mới – Võ Nguyên Giáp)
Câu 1. Đặt nhan đề cho phần trích trên? (0,5 điểm)
Câu 2. Phần trích trình bày ý theo trình tự nào? (0,25 điểm)
Câu 3. Tác giả đưa những nhân vật lịch sử như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Hồ Quý Ly vào đoạn văn
thứ nhất để tạo hiệu quả lập luận như thế nào? Trả lời trong khoảng 4-6 dòng. (0,25 điểm)
Đọc hai đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 4 đến Câu 8:
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.
(Mẹ và quả - Nguyễn Khoa Điềm)
Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nôn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống

Cho con ngày một thêm cao.
(Trong lời mẹ hát – Trương Nam Hương)
Câu 4. Nêu hai phương thức biểu đạt nổi bật trong đoạn thơ thứ nhất. (0,25)
Câu 5. Xác định thể thơ của đoạn thơ thứ hai. (0,25 điểm)
Câu 6. Xác định nghệ thuật tương phản trong từng đoạn thơ trên? (0,5 điểm)
Câu 7. Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép nhân hóa trong câu thơ “Thời gian chạy qua tóc mẹ”? (0,5
điểm)
Câu 8. Những điểm giống nhau về nội dung và nghệ thuật của hai đoạn thơ trên là gì? Trả lời trong
khoảng 6-8 dòng. (0,5 điểm)
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
Viết một bài văn (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về hiện tượng bạo lực học đường và
phương châm hành động: “Nói không với hành vi bạo lực và tệ nạn xã hội” của học sinh hiện nay.
Câu 2. (4,0 điểm)
Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp độc đáo của hai đoạn văn sau:
Hùng vĩ của Sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là những cảnh đá bờ sông, dựng vách
thành, mặt sông chỗ ấy chỉ đúng lúc ngọ mới có mặt trời. Có vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như
một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã
có lần vọt từ bờ này sang bờ kia. Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh,
cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà
thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện.


Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn
luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông Đà nào tóm được
qua đấy. Quãng này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra.
(Người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân)
Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến, hình như chỉ sông Hương là
thuộc về một thành phố duy nhất. Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca
của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc

vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi
màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng. Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của
mình như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại. Rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan
dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng. Nhưng chính rừng già nơi đây, với cấu trúc đặc biệt có thể lí giải
được về mặt khoa học, đã chế ngự sức mạnh bản năng ở người con gái của mình để khi ra khỏi rừng,
sông Hương nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một
vùng văn hóa xứ sở.
(Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Hoàng phủ Ngọc Tường)


ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ SỐ 2
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Câu 1.Nhan đề: Lấy dân làm trọng/ Vì dân/ Tư tưởng “thân dân” của Hồ Chí Minh.
- Điểm 0,5:
+Trả lời đúng theo một trong các cách trên;
+Nhan đề khác nhưng hợp lí.
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 2. Phần trích trình bày ý theo trật tự thời gian/ ngày xưa –ngày nay.
- Điểm 0,25: Trả lời đúng theo 1 trong 2 cách trên.
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 3.Tác giả đưa những nhân vật lịch sử như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Hồ Quý Ly vào đoạn văn
thứ nhất nhằm làm nổi bật những điểm kế thừa và khác biệt với truyền thống trong tư tưởng “thân dân”
của Hồ Chí Minh – được nói đến ở đoạn văn thứ hai. Câu trả lời phải chặt chẽ, có sức thuyết phục.
Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, chặt chẽ.
- Điểm 0,25:
+Trả lời đầy đủ theo cách trên;
+Diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, chặt chẽ.
- Điểm 0 đối với một trong những trường hợp sau:
+ Nêu thiếu một trong hai ý trên;
+ Nêu các ý khác nhưng không hợp lí;

+ Câu trả lời chung chung, không rõ ý, không có sức thuyết phục;
+ Không có câu trả lời.
Câu 4.Hai phương thức biểu đạt nổi bật trong đoạn thơ thứ nhất: Miêu tả, biểu cảm.
- Điểm 0,25: Trả lời đúng theo cách trên.
- Điểm 0 cho một trong những trường hợp sau:
+Nêu thiếu một trong hai phương thức biểu đạt trên;
+Trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 5.Thể thơ của đoạn thơ thứ hai: thơ sáu tiếng hiện đại/ thơ tự do sáu tiếng/ thơ sáu tiếng.
- Điểm 0,25: Trả lời đúng theo 1 trong cáccách trên
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 6.Xác định nghệ thuật tương phản trong đoạn thơ thứ nhất: tương phản giữa “Lũ chúng tôi... lớn
lên” và “bí và bầu lớn xuống”; trong đoạn thơ thứ hai: tương phản giữa “Lưng mẹ... còng dần
xuống” và “con ngày một thêm cao”.
- Điểm 0,5: Trả lời đúng 2 biện pháp nghệ thuật tương phản theo cách trên.
- Điểm 0,25: Trả lời đúng 1 trong 2 biện pháp nghệ thuật tương phản theo cách trên.
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 7.Hiệu quả nghệ thuật của phép nhân hóa trong câu thơ “Thời gian chạy qua tóc mẹ”: Nhân
hóa “Thời gian” qua từ “chạy”, cho thấy thời gian trôi nhanh làm cho mẹ già nua và người con xót xa
thương mẹ.
- Điểm 0,5:
+Trả lời đúng hiệu quả nghệ thuật của phép nhân hóa theo cách trên;
+Diễn đạt khác nhưng hợp lí.
- Điểm 0,25: Trả lời chung chung, chưa thật rõ ý.
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 8.Hai đoạn thơ trên có điểm giống nhau về nội dung: Bộc lộ niềm xót xa và lòng biết ơn của con
trước những hi sinh thầm lặng của mẹ; về nghệ thuật: ngôn ngữ tạo hình, biểu cảm, biện pháp tương
phản, nhân hóa.Câu trả lời phải chặt chẽ, có sức thuyết phục.
Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục.



- Điểm 0,5:
+Nêu đầy đủ và rõ ràng những điểm giống nhau về nội dung và nghệ thuật của hai đoạn thơ theo cách
trên;
+Diễn đạt khác nhưng hợp lí,có sức thuyết phục.
-Điểm 0,25:
+Nêu đúng 1 trong 2 phương diện (nội dung, nghệ thuật) theo cách trên;
+Nêu 2 phương diện (nội dung, nghệ thuật) nhưng chưa thật rõ ý.
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.
II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập
văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính
liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
* Yêu cầu cụ thể:
a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm):
- Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí
và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng
làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân.
- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết bài, nhưng các phần chưa thể hiện
được đầy đủ yêu cầu như trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.
- Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết bài, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn.
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):
- Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Hiện tượng bạo lực học đường và phương châm hành
động: “Nói không với hành vi bạo lực và tệ nạn xã hội” của học sinh hiện nay.
- Điểm 0, 25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, nêu chung chung.
- Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.
c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự
hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó
phải có thao tác phân tích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn
chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh động (1,0 điểm):

- Điểm 1,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:
+ Phân tích hiện tượng bạo lực học đường: thực trạng, nguyên nhân, tác hại.
+ Phương châm hành động: “Nói không với hành vi bạo lực và tệ nạn xã hội” của học sinh hiện nay:
học sinh không tham gia, không tổ chức đánh nhau; khuyên can bạn bè; ứng xử lịch sự với mọi người;
không tham gia các tệ nạn xã hội...; Nhà trường tăng cường giáo dục kĩ năng sống, tuyên truyền pháp
luật, quản lí học sinh; phụ huynh gương mẫu, sâu sát con em,...
+Bài học nhận thức và hành động của bản thân.
- Điểm 0,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm còn chưa đầy đủ
hoặc liên kết chưa thật chặt chẽ.
- Điểm 0,5: Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.
- Điểm 0,25: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.
- Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.
d) Sáng tạo (0,5 điểm)
- Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu
tố biểu cảm,…); thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực
đạo đức và pháp luật.
- Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc
nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.


- Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan
điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm):
- Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
Câu 2. (4,0 điểm)
* Yêu c ầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập
văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn
học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

* Yêu cầu cụ thể:
a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm):
- Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí
và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng
làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm
của cá nhân.
- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết bài, nhưng các phần chưa thể hiện
được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.
- Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết bài, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn.
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):
- Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: vẻ đẹp riêng, độc đáo của hai đoạn văn trích từ bài
Người lái đò sông đà của Nguyễn Tuân và Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
- Điểm 0,25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu chung chung.
- Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.
c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự
hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó
phải có thao tác phân tích, so sánh); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng (2,0 điểm):
- Điểm 2,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:
+ Giới thiệu về các tác giả, tác phẩm;
+ Phân tích vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của hai đoạn văn:
.Đoạn văn trích từ bài Người lái đò sông đà của Nguyễn Tuân:Thí sinh có thể trình bày theo những
cách khác nhau, nhưng cần làm nổi bật được vẻ đẹp hùng vĩ ở đoạn “Cảnh đá bờ sông dựng vách
thành”, quãng sông dài hàng cây số với sự hợp lực của nước, đá và gió; cái tôi nồng nhiệt với thiên
nhiên của Nguyễn Tuân; nghệ thuật độc đáo với ngôn từ mới lạ, phép trùng điệp, so sánh, nhân hóa,
liên tưởng tưởng tượng,...
.Đoạn văn trích từ bài Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường: Thí sinh có thể trình
bày theo những cách khác nhau, nhưng cần làm nổi bật được vẻ đẹp của sông Hương khúc thượng
nguồn như bản trường ca của rừng già với nhiều tiết tấu, như những người phụ nữ đẹp, đầy sức sống và
cá tính; tình yêu quê hương xứ Huế đằm thắm, sâu nặng của Hoàng Phủ Ngọc Tường; nghệ thuật độc
đáo trong việc sáng tạo hình ảnh, câu văn dài mà khúc chiết, nhịp nhàng, nhiều biện pháp tu từ hợp lí.

+ Sự tương đồng: làm sống dậy vẻ đẹp hùng vĩ ở khúc thượng nguồn của dòng sông; tình cảm mãnh
liệt với thiên nhiên, quê hương xứ sở của tác giả; văn xuôi đậm chất trữ tình, giàu hình ảnh, nhạc điệu.
+ Sự khác biệt:
. Đoạn văn của Nguyễn Tuân như khúc hùng ca trận mạc: sự dữ dội của dòng sông ở mức
khủng khiếp; hình tượng vừa là kết quả của sự trải nghiệm, vừa tưởng tượng bay bổng; lời văn giàu
chất văn xuôi, “xương xẩu”, “gồghề”.


. Đoạn văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường là khúc hùng ca – tình ca cuộc sống: dòng sông có vẻ
đẹp phóng khoáng, man dại và trữ tình; hình tượng nghệ thuật có sự tích hợp vốn văn hóa sâu rộng; lời
văn giàu chất thơ, mềm mại, hướng nội.
Thí sinh có thể có những cảm nhận và diễn đạt khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục.
- Điểm 1,5 - 1,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (phân tích, so
sánh) còn chưa được trình bày đầy đủ hoặc liên kết chưa thực sự chặt chẽ.
- Điểm 1,0 -1,25 : Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.
- Điểm 0,5 - 0,75: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.
- Điểm 0,25: Hầu như không đáp ứng được yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.
- Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.
d) Sáng tạo (0,5 điểm)
- Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu
tố biểu cảm,…); văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có quan điểm và thái độ
riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc
nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan
điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm):
- Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.



ĐỀ THI THỬ SỐ 3
Phần I. Đọc hiểu (3.0 điểm):
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
(1) Đưa những cuốn sách về với quê hương mình, với mái trường cũ thân thương của mình, để các em
nhỏ sẽ không còn "khát" sách đọc. Đó là công việc thiện nguyện của những người tham gia chương
trình "Sách hóa nông thôn Việt Nam", đang chung tay đeo đuổi mục tiêu để 10 triệu trẻ em nông thôn
có quyền đọc sách và có sách đọc như trẻ em thành phố.
(2) Anh Nguyễn Quang Thạch, người khởi xướng chương trình hiện đang trong quá trình đi bộ xuyên
Việt từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh. Chuyến đi được khởi hành từ ngày mồng 1 Tết Ất Mùi và dự kiến
sẽ hoàn thành vào trung tuần tháng 6-2015. Anh là cử nhân tiếng Anh, đã từng trải qua nhiều vị trí ở
cơ quan nhà nước và từng làm việc cho một số tổ chức quốc tế. Chuyến đi bộ xuyên Việt của anh lần
này là mong muốn kêu gọi cộng đồng chung tay nhân rộng tủ sách trong trường học, dòng họ... để đạt
con số 300 nghìn tủ sách được xây dựng trên toàn quốc vào năm 2017, giúp hơn 10 triệu học sinh
nông thôn có sách đọc.
(…) (3) Chương trình Sách hóa nông thôn Việt Nam ra đời theo mong muốn của anh là nhằm giải
quyết vấn đề thiếu sách ở nông thôn mà theo anh là để nâng cao dân trí, xây dựng tinh thần chia sẻ
trách nhiệm xã hội trong cộng đồng. Tâm nguyện của anh là tạo ra một hệ thống thư viện mi-ni rộng
khắp cả nước để mọi người dân thôn quê có thể tiếp cận tri thức. Chương trình Sách hóa nông thôn
Việt Nam đến nay đã thực hiện thành công năm loại tủ sách, với hơn 3.800 tủ sách được xây dựng,
giúp hơn 200 nghìn người dân nông thôn, đặc biệt là 100 nghìn học sinh nông thôn có cơ hội đọc 40
đầu sách/năm.”
(Đưa sách về làng, Nhân dân cuối tuần, 26/04/2015)
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. (0,25 điểm)
Câu 2. Đoạn (2) giới thiệu những thông tin gì về hành động “đi bộ xuyên Việt” của anh Nguyễn Quang
Thạch? (0,5 điểm)
Câu 3. Từ nội dung văn bản, hãy nêu mục tiêu và kết quả đạt được của chương trình "Sách hóa nông
thôn ViệtNam". (0,25 điểm)
Câu 4. Theo số liệu của Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch: hiện nay, trung bình người Việt đọc 0,8 cuốn

sách/năm. Từ thực trạng này, anh/chị hãy nhận xét ngắn gọn về anh Nguyễn Quang Thạch và chương
trình "Sách hóa nông thôn Việt Nam" do anh khởi xướng. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. (0,5 điểm)
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:
Tôi đứng lặng giữa cuộc đời nghiêng ngả
Để một lần nhớ lại mái trường xưa
Lời dạy ngày xưa có tiếng thoi đưa
Có bóng nắng in dòng sông xanh thắm.
Thoáng quên mất giữa tháng ngày ngọt đắng
Trưởng thành này có bóng dáng hôm qua
Nhớ được điều gì được dạy những ngày xa
Áp dụng - chắc nhờ cội nguồn đã có.
Nước mắt thành công hoà nỗi đau đen đỏ
Bậc thềm nào dìu dắt những bước đi
Bài học đời đã học được những gì
Có nhắc bóng người đương thời năm cũ
Vun xới cơn mơ bằng trái tim ấp ủ
Để cây đời có tán lá xum xuê


Bóng mát dừng chân là một chốn quê
Nơi ơn tạ là mái trường nuôi lớn
Xin phút tĩnh tâm giữa muôn điều hời hợt
Cảm tạ mái trường ơn nghĩa thầy cô.
(Lời cảm tạ- sưu tầm)
Câu 5. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên? (0,25 điểm)
Câu 6. Nêu rõ phép tu từ được sử dụng trong câu thơ Thoáng quên mất giữa tháng ngày ngọt
đắng (0,25 điểm).
Câu 7. Nêu nội dung chính của bài thơ trên. (0,5 điểm)
Câu 8. Anh chị hiểu hai dòng thơ: “Vun xới cơn mơ bằng trái tim ấp ủ/ Để cây đời có tán lá xum
xuê” như thế nào? Từ ý thơ này, hãy viết một đoạn văn ngắn nêu vai trò của mái trường và thầy cô đối

với cuộc đời của mỗi người. trả lời trong 5-10 dòng. (0,5 điểm)
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
Bàn về đọc sách, có một số bạn trẻ cho rằng: Thời nay, đọc sách là lạc hậu. Sống trong thời đại công
nghệ thông tin thì phải lên mạng đọc vừa nhanh, vừa dễ, vừa đỡ tốn kém. Lại có người khẳng
định: Thời hiện đại, con người càng cần phải đọc sách.
Từ hiểu biết của bản thân về việc đọc sách, anh/chị hãy bình luận các ý kiến trên.
Câu 2. (4,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:
“Sông Mã xa rồi Tây tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi”
(Tây Tiến, Quang Dũng, Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục 2008, trang 88).
“Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già
Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son.”
( Việt Bắc, Tố Hữu, Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục 2008, trang 110)


ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ SỐ 3
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Câu 1. Phong cách ngôn ngữ báo chí
Câu 2. Hành động đi bộ xuyên Việt của anh Nguyễn Quang Thạch:
- về hành trình: từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh
- về thời gian: khởi hành từ ngày mồng 1 Tết Ất Mùi và dự kiến sẽ hoàn thành vào trung tuần tháng 62015.
- về mục đích: kêu gọi cộng đồng chung tay nhân rộng tủ sách trong trường học, dòng họ... để đạt con
số 300 nghìn tủ sách được xây dựng trên toàn quốc vào năm 2017, giúp hơn 10 triệu học sinh nông
thôn có sách đọc.

- Điểm 0,5: nêu đủ 3 ý trên;
- Điểm 0,25: nêu được 2 ý
- Điểm 0: chỉ nêu 1 ý, trả lời sai hoặc không trả lời,
Câu 3. -Mục tiêu: 10 triệu trẻ em nông thôn có quyền đọc sách và có sách đọc như trẻ em thành phố.
- kết quả đạt được của chương trình "Sách hóa nông thôn Việt Nam": thực hiện thành công năm loại tủ
sách, với hơn 3.800 tủ sách được xây dựng, giúp hơn 200 nghìn người dân nông thôn, đặc biệt là 100
nghìn học sinh nông thôn có cơ hội đọc 40 đầu sách/năm
- Điểm 0,25: nêu đủ 2 ý trên;
- Điểm 0: chỉ nêu 1 ý, trả lời sai hoặc không trả lời,
Câu 4. Thí sinh nêu được quan điểm của bản thân về anh Nguyễn Quang Thạch và ý nghĩa của chương
trình "Sách hóa nông thôn Việt Nam". Câu trả lời phải chặt chẽ, có sức thuyết phục.
- Anh Nguyễn Quang Thạch: là một người có tâm huyết với cộng đồng, có lí tưởng sống đẹp, biết chăm
lo cho sự phát triển của thế hệ trẻ, đặc biệt là trẻ em nông thôn.
- chương trình "Sách hóa nông thôn ViệtNam": là một chương trình thiết thực, ý nghĩa, giúp cho mỗi
người có nhận thức đúng hơn về sách và quan tâm nhiều hơn đến việc đọc sách.
- Điểm 0,5: Nhận xét đúng, hợp lí về cả hai đối tượng, diễn đạt gọn, trong sáng;
- Điểm 0,25: Nhận xét đúng, hợp lí về cả hai đối tượng; diễn đạt chưa thật trong sáng.
- Điểm 0: Cho điểm 0 đối với một trong những trường hợp sau:
+ Nhận xét không hợp lý;
+ Câu trả lời chung chung, không rõ ràng, không thuyết phục;
+ Không trả lời.
Câu 5. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: biểu cảm. (0,25 điểm)
Câu 6. Câu thơ Thoáng quên mất giữa tháng ngày ngọt đắng sử dụng phép tu từ ẩn dụ: ngọt đắng: chỉ
những thăng trầm, buồn vui trong cuộc đời.
-- Điểm 0,25: nêu tên phép ẩn dụ; chỉ rõ từ ngữ, hình ảnh ẩn dụ và ý nghĩa của từ ngữ đó.
- Điểm 0: Trả lời sai phép tu từ, chỉ nêu tên phép tu từ mà không chỉ rõ từ ngữ và ý nghĩa hoặc không
có câu trả lời.
Câu 7. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên:
Đoạn thơ ghi lại tâm trạng, suy nghĩ của một người học trò khi đã rời xa mái trường với tình cảm yêu
thương, trân trọng và lòng biết ơn sâu sắc. Càng trưởng thành, càng nếm trải những thăng trầm, buồn

vui trong cuộc sống, mỗi người lại càng thấm thía hơn tấm lòng bao dung, yêu thương và công lao của
thầy cô, mái trường.
- Điểm 0,5: trả lời đúng các ý trên hoặc diễn đạt theo cách khác nhưng hợp lí, diễn đạt gọn, trong sáng;
- Điểm 0,25: trả lời đúng, hợp lí song diễn đạt chưa thật trong sáng.
- Điểm 0: Cho điểm 0 đối với một trong những trường hợp sau:
+ Câu trả lời chung chung, không rõ ràng, không thuyết phục;
+ Trả lời sai hoặc không trả lời.


Câu 8. Hai dòng thơ: “Vun xới cơn mơ bằng trái tim ấp ủ/ Để cây đời có tán lá xum xuê” thể hiện
công lao to lớn của thầy cô đối với học trò: chăm chút, thắp sáng ước mơ, niềm tin cho học trò bằng cả
trái tim yêu thương để từ đây, các em bước ra đời vững vàng, cứng cáp, dâng hiến sức mình cho cuộc
đời. (0,25 điểm)
Đoạn văn cần nêu được vai trò của thầy cô và mái trường đối với cuộc đời mỗi người: giúp mỗi người
hoàn thiện bản thân về trí tuệ, tâm hồn. (0,25 điểm)
- Điểm 0,5: Trả lời đúng như trên hoặc trả lời theo các khác nhưng phải thuyết phục, diễn đạt mạch lạc,
trong sáng;
- Điểm 0,25: Trả lời đúng song diễn đạt chưa chặt chẽ, thiếu mạch lạc.
- Điểm 0: Trả lời sai, không hợp lý, hoặc có ý đúng nhưng diễn đạt yếu.
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
* Yêu cầu chung: Thí sinh phải biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo
lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm
tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
* Yêu cầu cụ thể:
a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm):
- Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp
lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng
làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân.
- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được

đầy đủ yêu cầu như trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.
- Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn.
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm): vai trò của việc đọc sách đối với con người trong
thời hiện đại
- Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận.
- Điểm 0, 25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, nêu chung chung.
- Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.
c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự
hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó
phải có thao tác giải thích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn
chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh động (1,0 điểm):
- Điểm 1,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:
+ Giải thích ý kiến: ý kiến thứ nhất cho rằng việc đọc sách không còn phù hợp trong thời đại công nghệ
thông tin và khẳng định ưu thế của mạng internet trong việc cung cấp kiến thức cho con người.
Ý kiến thứ hai lại khẳng định sự cần thiết của việc đọc sách đặc biệt trong thới hiện đại.
Như vậy, hai ý kiến đưa ra hai quan niệm đối lập nhau về vấn đề đọc sách trong thời hiện đại.
+ Chứng minh tính đúng đắn (hoặc sai lầm; hoặc vừa đúng, vừa sai) của ý kiến bằng việc bày tỏ sự
đồng tình (hoặc phản đối; hoặc vừa đồng tình, vừa phản đối) đối với ý kiến. Lập luận phải chặt chẽ, có
sức thuyết phục.
Cần khẳng định những tác dụng lớn lao của sách trong việc cung cấp kiến thức, bồi dưỡng tâm hồn, rèn
luyện tư duy cho con người. Đọc sách là một việc làm không thể thiếu đối với quá trình hoàn thiên
nhân cách của con người, đặc biệt trong nhịp sống hối hả của thời hiện đại.
Mạng internet có những lợi thế nhất định đối với con người song không thể thay thế được vai trò của
sách.
Cần liên hệ thực tế để phê phán hiện tượng lười đọc sách ở một bộ phận người Việt hiện nay.
Bình luận để rút ra bài học cho bản thân và cho những người xung quanh về vấn đề đọc sách.


- Điểm 0,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các phần (giải thích, chứng minh,
bình luận) còn chưa đầy đủ hoặc liên kết chưa thật chặt chẽ.

- Điểm 0,5: Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.
- Điểm 0,25: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.
- Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.
d) Sáng tạo (0,5 điểm)
- Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu
tố biểu cảm,…) ; thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực
đạo đức và pháp luật.
- Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc
nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan
điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm):
- Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
Câu 2. (4,0 điểm):
* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập
văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn
học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
* Yêu cầu cụ thể:
a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm):
- Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp
lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng
làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm
của cá nhân.
- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được
đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.
- Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn.
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):
- Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của hai đoạn thơ trích

trong hai bài Tây Tiến -Quang Dũng và Việt Bắc- Tố Hữu.
- Điểm 0,25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu chung chung.
- Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.
c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự
hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó
phải có thao tác phân tích, so sánh); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng (2,0 điểm):
- Điểm 2,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:
+ Giới thiệu về tác giả, tác phẩm;
+ Phân tích vấn đề:
1. Đoạn thơ trong bài Tây Tiến của Quang Dũng
- Nội dung: nỗi nhớ da diết, vời vợi về miền Tây và người lính Tây Tiến. Thiên nhiên miền Tây xa xôi
mà thân thiết, hoang vu và thơ mộng, người lính Tây Tiến chiến đấu trong hoàn cảnh vô cùng gian khổ
mà hào hoa.
- Nghệ thuật: thể thơ thất ngôn; hình ảnh thơ có sự hài hoà, nét thực, nét ảo, vừa mông lung, vừa gợi
cảm về cảnh và người; nhạc điệu có sự hoà hợp giữa lời cảm thán với cảm xúc ( câu mở đầu như một


tiếng kêu vọng vào không gian), giữa mật độ dày những âm vần ( rồi; ôi; chơi vơi; hơi), điệp từ (nhớ/
nhớ) và lối đổi uyển chuyển (câu 3 và 4) đã tạo ra một âm hưởng tha thiết ngậm ngùi.
2. Cảm nhận về đoạn thơ trong Việt Bắc của Tố Hữu
- Nội dung: là nỗi nhớ da diết, khôn nguôi về thiên nhiên và con người Việt Bắc. Thiên nhiên sâu tình
nặng nghĩa, từng cùng con người vượt qua bao khó khăn, thiếu thốn giờ đây cũng mang tâm trạng lưu
luyến bâng khuâng trong khoảnh khắc chia tay. Hình ảnh những mái nhà thấp thoáng ẩn hiện trong
khung cảnh núi rừng hắt hiu lau xám lại càng gợi thương gợi nhớ nhiều hơn. Cuộc sống và chiến đấu
càng khó khăn, gian khổ, con người càng thấm thía tấm lòng rộng mở, bao dung, ân tình sâu nặng của
đất và người Việt Bắc.
- Nghệ thuật: thể thơ lục bát mang âm hưởng trữ tình, gần gũi; với nghệ thuật nhân hoá, Tố Hữu đã
biến núi rừng, thiên nhiên thành con người Việt Bắc giàu tình nghĩa (rừng núi nhớ ai), nghệ thuật đối,
điệp tạo âm hưởng tha thiết, lưu luyến, bâng khuâng.
3. So sánh

- Điểm tương đồng: Hai đoạn thơ tiêu biểu cho thơ ca thời kháng chiến chống Pháp, thể hiện vẻ đẹp
của thiên nhiên và con người miền Tây Bắc và đều bộc lộ nỗi nhớ tha thiết, sâu nặng về thiên nhiên và
con người ở những miền quê mà người lính đã đi qua.
- Điểm khác biệt:
+ Đoạn thơ trong Tây Tiến bộc lộ nỗi nhớ cụ thể của người trong cuộc, toát lên vẻ hào hoa, lãng mạn
của người lính, hình ảnh thơ nghiêng về tả thực, trực quan; thể thơ thất ngôn mang âm hưởng vừa cổ
điển vừa hiện đại.
+ Đoạn thơ trong bài Việt Bắc là cái tình, là lòng biết ơn sâu nặng của người cán bộ kháng chiến đối
với đất, người Việt Bắc, vì thế hình ảnh thơ nghiêng về khái quát, tượng trưng; thể thơ lục bát mang âm
hưởng ca dao dân ca.
Thí sinh có thể có những cảm nhận và diễn đạt khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục.
- Điểm 1,5 - 1,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (phân tích, so
sánh) còn chưa được trình bày đầy đủ hoặc liên kết chưa thực sự chặt chẽ.
- Điểm 1,0 -1,25 : Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.
- Điểm 0,5 - 0,75: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.
- Điểm 0,25: Hầu như không đáp ứng được yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.
- Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.
d) Sáng tạo (0,5 điểm)
- Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu
tố biểu cảm,…) ; văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có quan điểm và thái
độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc
nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan
điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm):
- Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.




ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ SÔ 4
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Câu 1. Đoạn thơ gắn với sự kiện Bác lên đường cứu nước (1911).
- Điểm 0,25: Trả lời theo cách trên
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 2. Bài thơ cùng đề tài viết về Bác, ví dụ: Bác ơi (Tố Hữu)
- Điểm 0,25: Trả lời theo cách trên
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 3. Những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ: tự sự, miêu tả, biểu cảm
- Điểm 0,5: Trả lời theo cách trên
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 4. Những tình cảm nhà thơ thể hiện trong khổ thơ thứ 3 là sự xót xa , niềm ngưỡng mộ khi nhắc
tới những khó khăn, gian khổ và nghị lực phi thường của Bác trên đường cứu nước
- Điểm 0,5: Trả lời theo cách trên
- Điểm 0,25: Câu trả lời chung chung, chưa thật rõ ý
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả
Câu 5. Đoạn trích trên thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí (hoặc chính luận)
- Điểm 0,25: Trả lời đúng theo cách trên
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 6. Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung đoạn trích. Ví dụ Cẩn trọng trước một số tác hại của truyền
thông mới
- Điểm 0,25: Trả lời đúng theo cách trên
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 7: Đoạn văn này không phải là đoạn mở đầu của bài viết. Vì đầu đoạn văn có từ nối “Tuy nhiên”,
thể hiện sự liên kết hồi hướng với ý đoạn ở trên
- Điểm 0,5: Trả lời theo cách trên
- Điểm 0,25: Câu trả lời chung chung, chưa thật rõ ý
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời

Câu 8 . Viết tiếp vào dấu […] ở cuối đoạn giải pháp “để tránh được những sai lệch khi sử dụng các
loại hình truyền thông mới” theo quan điểm riêng của bản thân. Câu trả lời phải chặt chẽ, có sức thuyết
phục, hợp với văn cảnh.
- Điểm 0,5: Trả lời theo cách trên
- Điểm 0: Cho điểm 0 đối với một trong những trường hợp sau:
+ Nêu 0 giải pháp nhưng không hợp lí;
+ Câu trả lời chung chung, không rõ ý, không có sức thuyết phục;
+ Không có câu trả lời.
II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập
văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính
liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
* Yêu cầu cụ thể:
1. Giải thích (0,5đ)
Trên đời này không ai tẻ nhạt. Mỗi người sinh ra đều mang trong mình những điều kì diệu. Dù riêng tư
nhỏ bé đến đâu, mỗi cá thể đều góp phần làm nên lịch sử của nhân loại. Do vậy, không hành tinh nào
có thể sánh được với sự cao cả của con người.
Tóm lại: đoạn thơ đề cao vị thế và vai trò của mỗi con người.
2. Bàn luận (2,0đ, mỗi ý nhỏ 0,5đ)


- Mỗi người không tẻ nhạt vì có tâm hồn , trí tuệ, có đời sống nội tâm. Đó là tình cảm đối với con
người; là khả năng rung động trước mọi vẻ đẹp của cuộc sống; là khát vọng chiếm lĩnh những giá trị
của sự sáng tạo… Những tố chất ấy như những hạt mầm quý giá tiềm ẩn trong mỗi con người nên
không có lí gì con người lại tẻ nhạt. Mỗi cá nhân là một giá trị, không gì có thể thay thế.
- Quan niệm trên xuất phát từ cơ cở : mỗi cá nhân là một phần tất yếu của nhân loại. Lịch sử nhân loại
không chỉ được tạo bởi những người ưu tú mà còn được tạo bởi những người vô danh. Mặt khác, mỗi
cá nhân có thể chứa đựng những vui buồn của cuộc sống. Soi vào số phận mỗi con người ta bắt gặp sự
thật của thời đại. Cho nên, thật có lí khi nói Mỗi số phận chứa một phần lịch sử

- Vì sao không hành tinh nào có thể sánh với con người? Mỗi hành tinh , dù có bí ẩn, kì vĩ đến đâu
cũng là vật vô tri, không thể sánh với sự linh diệu của con người – thực thể có tư duy, có tâm hồn, tâm
linh…
- Đánh giá: Tư tưởng của Eptusenko mang tính nhân văn cao đẹp. Nó thể hiện niềm tin của ông về giá
trị và vị thế của con người. Tư tưởng đó buộc ta phải có cái nhìn đúng đắn về con người
3. Bài học (0,5đ)
Tư tưởng của Eptusenko giúp ta tự tin hơn vào chính bản thân mình. Có thể ta không có khả năng phát
minh sáng tạo như những vĩ nhân nhưng ta có thể sống đầy đủ ý nghĩa cuộc sống của một đời người, có
thể trở thành một người hữu ích với cộng đồng.
Với nhận thức Chẳng có ai tẻ nhạt mãi trên đời, mỗi người có thể đánh thức tiềm năng của bản thân để
có thể làm nên những điều kì diệu.
Câu 2. (4,0 điểm)
* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập
văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn
học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
* Yêu cầu cụ thể:
1. Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm và vấn đề
Xuân Quỳnh – nữ thi sĩ tiêu biểu của thơ ca sau 1945, với phong cách thơ ưa hướng nội, giàu nữ tính…
Sóng được sáng tác cuối 1967 là thi phẩm xuất sắc viết về tình yêu…
2. Phân tích cụ thể các vấn đề
a) Trong suy nghĩ của nhân vật trữ tình, tình yêu làm nên giá trị cuộc đời; tình yêu tạo nên những
cung bậc phong phú của mỗi đời người: Dữ dội và dịu êm, Ồn ào và lặng lẽ. Nhờ tình yêu, con người
có khát vọng tìm ra biển lớn , có ý thức xác định cái riêng giữa cái chung: Sông không hiểu nổi mình,
Sóng tìm ra tận bể…
b) Nhờ tình yêu, trái tim tuổi trẻ ý thức được mình đang tồn tại, đang không ngừng “bồi hồi” “nghĩ”
“nhớ” (Bồi hồi trong ngực trẻ; Em nghĩ về anh, em; Lòng em nhớ đến anh). Có tình yêu là có thắc mắc
(Từ nơi nào sóng lên); có tình yêu con người trở nên mạnh mẽ, vượt lên mọi thách thức (Con nào
chẳng tới bờ, Dù muôn vời cách trở)
c) Tình yêu cũng làm cho nhân vật ý thức đuợc sự hữu hạn của đời người (Cuộc đời tuy dài thế,
Năm tháng vẫn qua đi), chính tình yêu đã đem lại cho con người sự nhạy cảm khác thường, cảm nhận

được về lẽ tồn tại trong không gian và thời gian…
d) Tình yêu làm cho cuộc đời của mỗi con người trở nên đáng sống, nhưng quỹ thời gian của mỗi
người không phải là vô tận. Tình yêu tuy gắn với mỗi đời người cụ thể nhưng tình yêu còn là một giá
trị vĩnh hằng. Do đó, mỗi người cần phải làm gì để sống mãi với tình yêu? Đây chính là cội nguồn của
khát vọng:
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ.


Khát vọng được tan thành trăm con sóng nhỏ chỉ là cách nói thể hiện ước muốn được dâng hiến cuộc
đời cho tình yêu. Với một tình yêu bất tử, sự tồn tại mong manh của mỗi đời người không còn đáng sợ.
3. Đánh giá chung
Sóng được viết ra từ những xao động yêu đương của một trái tim tuổi trẻ. Đối diện với muôn ngàn con
sóng thật của đại dương, con sóng lòng vỗ lên bao tâm trạng, dự cảm , lo âu và trên hết là khát vọng.
Để Sóng trở thành một ẩn dụ đẹp về tình yê


ĐỀ THI THỬ SÔ 5
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
“… Nói tới sách là nói tới trí khôn của loài người, nó là kết tinh thành tựu văn minh mà hàng bao thế
hệ tích lũy truyền lại cho mai sau. Sách đưa đến cho người đọc những hiểu biết mới mẻ về thế giới
xung quanh, về vũ trụ bao la, về những đất nước và những dân tộc xa xôi.
Những quyển sách khoa học có thể giúp người đọc khám phá ra vũ trụ vô tận với những qui luật
của nó, hiểu được trái đất tròn trên mình nó có bao nhiêu đất nước khác nhau với những thiên nhiên
khác nhau. Những quyển sách xã hội lại giúp ta hiểu biết về đời sống con người trên các phần đất khác
nhau đó với những đặc điểm về kinh tế, lịch sử, văn hóa, những truyền thống, những khát vọng.
Sách, đặc biệt là những cuốn sách văn học giúp ta hiểu biết về đời sống bên trong tâm hồn của con

người, qua các thời kì khác nhau, những niềm vui và nỗi buồn, hạnh phúc và đau khổ, những khát vọng
và đấu tranh của họ. Sách còn giúp người đọc phát hiện ra chính mình, hiểu rõ mình là ai giữa vũ trụ
bao la này, hiểu mỗi người có mối quan hệ như thế nào với người khác, với tất cả mọi người trong cộng
đồng dân tộc và cộng đồng nhân loại này. Sách giúp cho người đọc hiểu được đâu là hạnh phúc, đâu là
nỗi khổ của con người và phải làm gì để sống cho đúng và đi tới một cuộc đời thật sự.
Sách mở rộng những chân trời ước mơ và khát vọng. Ta đồng ý với lời nhận xét mà cũng là một lời
khuyên bảo chí lí của M. Gorki: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con
đường sống”. Vì thế, mỗi chúng ta hãy đọc sách, cố gắng đọc sách càng nhiều càng tốt”.
( Trích Về việc đọc sách – Nguồn Internet)
Câu 1. Đoạn trích được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?(0,25 điểm)
Câu 2. Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của văn bản trên. (0,5 điểm)
Câu 3. Trong đoạn trích, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? (0,25 điểm)
Câu 4. Anh/chị hãy nêu quan điểm riêng của mình về ý nghĩa của việc đọc sách đối với lớp trẻ ngày
nay. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. (0,5 điểm)
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:
Tình ta như hàng cây
Đã qua mùa gió bão.
Tình ta như dòng sông
Đã yên ngày thác lũ.
Thời gian như là gió
Mùa đi cùng tháng năm
Tuổi theo mùa đi mãi
Chi còn anh và em.
Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại...
- Kìa bao người yêu mới
Đi qua cùng heo may.
(Trích Thơ tình cuối mùa thu – Xuân Quỳnh)
Câu 5: Xác định thể thơ được sử dụng trong đoạn thơ trên. (0,25đ)
Câu 6: Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ: Tình ta như hàng cây / Đã qua

mùa gió bão / Tình ta như dòng sông / Đã yên ngày thác lũ.(0,5đ)
Câu 7: .Điệp khúc “Chỉ còn anh và em” được tác giả lặp lại hai lần trong đoạn thơ mang ý
nghĩa gì? (0,25đ)


Câu 8: Anh/ chị hãy nhận xét quan niệm về tình yêu của tác giả qua những dòng thơ: Thời gian
như là gió/ Mùa đi cùng tháng năm/ Tuổi theo mùa đi mãi/ Chỉ còn anh và em …/Cùng tình yêu ở lại.
Trả lời trong khoảng 5-7dòng. (0,5đ)
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
“Trước tình trạng xảy ra một số vụ bạo lực học đường trong thời gian gần đây, Bộ Giáo dục và Đào
tạo vừa có công văn đề nghị Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường
công tác quản lý học sinh, tổ chức tuyên truyền giáo dục pháp luật, các buổi chuyên đề nhằm nâng cao
nhận thức, ý thức của học sinh trong việc“nói không với hành vi bạo lực và tệ nạn xã hội”, phát huy
vai trò của học sinh trong việc ngăn chặn, tố giác tội phạm, tệ nạn xã hội và hành vi bạo lực xảy ra
đối với bản thân, bạn bè để có biện pháp xử lí kịp thời”.
(Báo Dân
trí – ngày 24 tháng 3 năm 2015)
Với những nỗ lực của ngành Giáo dục nhằm ngăn chặn bạo lực học đường như Báo Dân trí đưa tin, giả
sử là một học sinh tham gia Diễn đàn “Nói không với bạo lực” do Đoàn trường tổ chức, anh/chị hãy
viết một bài tham luận (với hình thức bài văn nghị luận khoảng 600 chữ) trình bày quan điểm của bản
thân về vấn đề trên.
Câu 2. (4,0 điểm)
Tính dân tộc của thơ Tố Hữu qua đoạn thơ sau:
- Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?
- Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…
(Việt Bắc - Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2012)


Phần I. Hướng dẫn chấm
Đọc hiểu
(3,0
điểm)
Câu 1
Trả lời đúng theo một trong các cách: Phong cách ngôn ngữ chính luận/ Phong cách chính luận/ ch
(0,25)
Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 2
Ghi đúng câu văn nêu khái quát chủ đề của văn bản: Nói tới sách là nói tới trí khôn của loài ngườ
(0,5)
lại cho mai sau.
Ghi câu khác hoặc không trả lời.
Cẩu 3
Trả lời đúng theo một trong các cách: Thao tác lập luận phân tích/ thao tác phân tích/ lập luận phâ
(0,25)
Trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 4
Nêu ý nghĩa của việc đọc sách theo quan điểm riêng của bản thân, không lặp lại ý của tác giả trong
(0,5)
-Với những trường hợp sau:
+ Nêu ý nghĩa của việc đọc sách nhưng không phải là quan điểm riêng của bản thân mà lặp lại ý
+ Nêu ý nghĩa của việc đọc sách theo quan điểm riêng nhưng không hợp lí, không thuyết phục.
+ Câu trả lời chung chung, không rõ ý, không thuyết phục.
+ Không có câu trả lời.

Câu 5
Trả lời đúng theo một trong các cách: thơ ngũ ngôn/ thơ tự do
(0,25)
Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 6
Trả lời đúng 3 biện pháp tu từ trong các biện pháp tu từ được sử dụng:
(0,5)
+ so sánh: Tình ta như hàng cây / Tình ta như dòng sông
+ ẩn dụ: mùa gió bão/ ngày thác lũ
+ điệp cấu trúc: Tình ta như…/ Đã qua… Đã yên…
Trả lời đúng 1 -2 biện pháp tu từ trong số nêu trên.
Trả lời sai hoặc không trả lời
Câu 7
Trả lời đúng: Điệp khúc “Chỉ còn anh và em” lặp lại hai lần trong đoạn thơ có ý nghĩa: khẳng địn
(0,25)
-Với những trường hợp:
+ Trả lời sai hoặc chung chung, không rõ ý.
+ Không trả lời
Câu 8
-Trả lời đúng về quan niệm về tình yêu của tác giả: Dù vạn vật có vận động, biến thiên nhưng có m
(0,5)
qua thời gian và mọi biến cải của cuộc đời.(Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, có s
-Từ đó, nhận xét về quan niệm của tác giả: (đúng hay sai, phù hợp hay không phù hợp,.. như thế n
-Với những trường hợp:
+ Nêu đầy đủ quan niệm của tác giả hoặc nhận xét theo hướng trên.
+ Hoặc nêu chưa đầy đủ quan niệm của tác giả theo hướng trên nhưng nhận xét có sức thuyết p
-Với những trường hợp:
+ Chỉ nêu được quan niệm của tác giả nhưng không nhận xét hoặc ngược lại;
+ Nêu không đúng quan niệm của tác giả và không nhận xét hoặc nhận xét không có sức thuyết
+ Câu trả lời chung chung, không rõ ý;

+ Không có câu trả lời.
II. Làm
văn. 7,0
điểm
Câu 1
Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×