Tải bản đầy đủ (.doc) (126 trang)

RÈN kĩ NĂNG CHÍNH tả CHO học SINH lớp 3 ở hải PHÒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (543.39 KB, 126 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC VÀ MẦM NON

HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN THỊ CẨM MI
NGÀY SINH: 25/10/1994
LỚP: ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TIỂU HỌC K13B

RÈN KĨ NĂNG CHÍNH TẢ
CHO HỌC SINH LỚP 3 Ở HẢI PHÒNG

Chuyên ngành: Giáo dục Tiểu học

Hải Phòng, năm 2016


TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC VÀ MẦM NON

HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN THỊ CẨM MI
NGÀY SINH: 25/10/1994
LỚP: ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TIỂU HỌC K13B

RÈN KĨ NĂNG CHÍNH TẢ
CHO HỌC SINH LỚP 3 Ở HẢI PHÒNG

Chuyên ngành: Giáo dục Tiểu học

Người hướng dẫn khoa học: ThS. Nguyễn Thị Dung


Hải Phòng, năm 2016


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Tên đề tài: Rèn kĩ năng Chính tả cho học sinh lớp 3 ở Hải Phòng
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Cẩm Mi
Ngày sinh: 25/10/1994
Lớp: ĐHSPTH K13.2
Khóa: 2012 – 2016

-

Trường Đại học Hải Phòng

Người hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Dung – GV Khoa GDTH&MN
NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
1. Ý thức tổ chức kỉ luật trong quá trình nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, sinh viên Nguyễn Thị Cẩm Mi luôn thực
hiện tốt các yêu cầu của người hướng dẫn, có thái độ nghiên cứu khoa học
nghiêm túc, có tinh thần học hỏi và cầu tiến cao. Mặc dù tham gia nhiều hoạt
động Đoàn – Hội của nhà trường, khoa và lớp nhưng em đã dành thời gian
khoa học cho việc nghiên cứu đề tài. Với sự nỗ lực, say mê cùng thái độ làm
việc nghiêm túc, em đã hoàn thành khóa luận đúng tiến độ và đảm bảo chất
lượng.
2. Khả năng nghiên cứu và vận dụng phương pháp
Sinh viên Nguyễn Thị Cẩm Mi là một sinh viên có khả năng tự
nghiên cứu khoa học tốt, biết cách tìm tòi tài liệu ở nhiều nguồn khác nhau,

nắm bắt nhanh các vấn đề khoa học và vận dụng vào quá trình nghiên cứu.
Bên cạnh đó, em có khả năng hiểu các phương pháp dạy học, biết
phân tích, tổng hợp kiến thức cũng như vận dụng linh hoạt các kĩ năng chính
tả vào thực tiễn dạy học ở Tiểu học. Bước đầu sinh viên đã khẳng định được


tính khả thi của vấn đề nghiên cứu, góp phần nâng cao chất lượng dạy học
Tiếng Việt ở Tiểu học nói chung và dạy học Chính tả ở lớp 3 nói riêng.
3. Nhận xét khác
Là người hướng dẫn, tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi, say mê
nghiên cứu khoa học và sự linh hoạt nhạy bén của sinh viên Nguyễn Thị Cẩm
Mi khi vận dụng các kĩ năng chính tả vào quá trình nghiên cứu.
Khóa luận đảm bảo tính mới về nội dung và có ý nghĩa thực tiễn cao,
có thể là một tài liệu tham khảo dành cho giáo viên Tiểu học và sinh viên
chuyên ngành Giáo dục Tiểu học. Kính trình hội đồng xem xét!
Hải Phòng, ngày 25 tháng 5 năm 2016
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Th.s Nguyễn Thị Dung


MỤC LỤC
1. Lí do chọn đề tài...........................................................................................1
2. Lich sư nghiên cưu.....................................................................................................5

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................9
3.1. Mục đích nghiên cứu.................................................................................9
3.2. Nhiệm vụ nghiên cưu..................................................................................................9
4. Đôi tương, pham vi nghiên cưu......................................................................................9
4.1. Đôi tương nghiên cưu..................................................................................................9

4.2. Pham vi nghiên cưu.....................................................................................................9
5. Phương phap nghiên cưu..............................................................................................10
5.1. Phương phap nghiên cưu lí luận..............................................................................10
5.2. Phương phap nghiên cưu thưc tiên............................................................................10
6. Đong gop cua đê tai......................................................................................................11
7. Câu truc đê tai..............................................................................................................12

NỘI DUNG....................................................................................................13
CHƯƠNG 1: NHỮNG CƠ SỞ CỦA VIỆC XÂY DỰNG ĐỀ TÀI..............13
1.1. Kĩ năng Chính tả......................................................................................................13
1.1.1. Chính tả la gì?......................................................................................................13
1.1.2. Ren kĩ năng Chính tả.............................................................................................13
1.1.3. Ren kĩ năng Chính tả co vai trò quan trọng trong nha trường Tiểu học................15
1.1.4. Cac nguyên tắc day học Chính tả..........................................................................17
1.1.4.1. Nguyên tắc day học theo khu vưc.......................................................................17
1.1.4.2. Nguyên tắc kết hơp giữa Chính tả co ý thưc va không co ý thưc trong day học
Chính tả...........................................................................................................................18
1.1.4.3. Nguyên tắc phôi hơp giữa phương phap xây dưng cai đung va loai bỏ cai sai
trong day học Chính tả....................................................................................................22
1.2. Chính tả trong chương trình va SGK Tiếng Việt lớp 3............................................22
1.3. Thưc trang day học Chính tả ơ lớp 3 ơ một sô trường Tiểu học trên đia ban thanh
phô Hải Phòng..................................................................................................................24
1.3.1. Đôi tương va đia ban khảo sat................................................................................24
1.3.2. Nội dung va cach thưc tiến hanh............................................................................24
1.3.3. Phân tích thưc trang day học Chính tả cho học sinh lớp 3..................................31

CHƯƠNG 2: RÈN KĨ NĂNG CHÍNH TẢ CHO HS LỚP 3 Ở HẢI PHÒNG
MỘT CÁCH HIỆU QUẢ..............................................................................39
2.1. Ren quy tắc, mẹo chính tả........................................................................................39
2.1.1. Quy tắc chính tả....................................................................................................39

2.1.2. Mẹo chính tả.........................................................................................................45


2.1.2.1. Phân biệt l/n........................................................................................................46
2.1.2.2. Phân biệt tr/ch.....................................................................................................49
2.2. Ren kĩ năng nghe-noi................................................................................................57
2.2.1. Luyện kĩ năng nghe................................................................................................57
2.3. Ren kĩ năng viết chính tả.........................................................................................62
a) Luyện viết từ kho........................................................................................................62
2.4. Ren kĩ năng Chính tả trong phần bai tập chính tả..................................................66

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2................................................................................88
CHƯƠNG 3...................................................................................................89
THỬ NGHIỆM SƯ PHẠM...........................................................................89
3.1. Mục đích..................................................................................................................89
3.2. Đôi tương va đia ban thư nghiệm..............................................................................90
3.3. Nội dung thư nghiệm................................................................................................92
3.4. Cach thưc tiến hanh thư nghiệm...............................................................................93
3.5. Kết quả thư nghiệm...................................................................................................93
3.5.1. Đo nghiệm kết quả thư nghiệm..............................................................................93

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3................................................................................96
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................98
1. KẾT LUẬN....................................................................................................................98
2. KIẾN NGHỊ...................................................................................................................99

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................1
NGUỒN NGỮ LIỆU KHẢO SÁT..................................................................4



Lời cảm ơn
Để thực hiện thành công đề tài này, em đã nhận được rất nhiều sự quan
tâm, giúp đỡ từ các thầy cô giáo, gia đình, bạn bè.
Với tấm lòng thành kính, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới thạc sĩ
Nguyễn Thị Dung, người đã hết lòng tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong
suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận.
Em xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Tiểu
học và Mầm non đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình
học tập và nghiên cứu.
Trân trọng cảm ơn gia đình, bạn bè đã ủng hộ, khuyến khích, động viên
em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Hải Phòng, ngày 25 tháng 5 năm
2016
Sinh viên
Nguyễn Thị Cẩm Mi


Một số từ viết tắt
STT
1
2
3
4
5
6
7
8

Từ viết tắt
HS

GV
SGK
SGV
NXB
Tr
GD&ĐT
ĐHSP

Nghĩa
HS
GV
Sách giáo khoa
Sách GV
Nhà xuất bản
Trang
Giáo dục và đào tạo
Đại học Sư phạm


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Sinh thời, Bác Hồ đã nói: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích
trăm năm trồng người”. Bác luôn quan tâm đến nền giáo dục nước nhà, đặc
biệt là những mầm non tương lai của đất nước, Bác luôn kì vọng thế hệ trẻ sẽ
đưa nước nhà sánh vai với các cường quốc năm châu. Để thực hiện nguyện
vọng đó của Bác, Đảng và Nhà nước ta hiện nay rất chú trọng đến sự nghiệp
trồng người.
Đảng ta nhận định: “Tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo
dục quốc dân”, nền tảng có vững chắc thì toàn hệ thống mới bền vững và
kiên cố. Mục tiêu của giáo dục là hình thành cho HS cơ sở ban đầu cho sự

phát triển đúng đắn và lâu dài về trí tuệ, thể chất, tình cảm và các kĩ năng cơ
bản. Giáo dục tiểu học tạo tiền đề cơ bản để nâng cao dân trí, là tiền đề hết sức
quan trọng để đào tạo thế hệ trẻ trở thành người có ích trong giai đoạn mới.
Sai chính tả là vi phạm chuẩn mực ngôn ngữ. Nó chứng tỏ sự thiếu hụt
tri thức văn hóa của người viết. Viết sai chính tả là không tôn trọng mình và
không tôn trọng người khác, làm giảm hiệu quả thông tin, nhiều khi làm
người đọc hiểu sai ý định của người viết và gây phản cảm khi tiếp nhận văn
bản. Trong nhà trường Tiểu học, GV và HS càng không thể viết sai chính tả,
bởi đây là giai đoạn đặt nền móng cho thế hệ tương lai của một đất nước.
Rèn kĩ năng Chính tả cho HS tiểu học là một việc làm thiết thực nâng cao
chất lượng dạy và học, đồng thời góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng
Việt, tăng thêm tình yêu của mọi người đối với tiếng mẹ đẻ.
Nếu như chúng ta không biết chữ hoặc không viết đúng chuẩn, con
người tự hạn chế hoạt động giao tiếp, làm ảnh hưởng đến năng lực tư duy. Vì
thế dạy chính tả cho HS tiểu học còn giúp cho các em hình thành và phát
triển năng lực tư duy. Qua đó có thể cho mọi người thấy rằng Chính tả là
môn học có tính chất công cụ, có vị trí vô cùng quan trọng trong học tập của
1


HS. Chính tả cũng là môn học đặt nền móng cho sự phát triển ngôn ngữ, văn
hóa nói chung.
Ở tiểu học, Chính tả là một phân môn đặc biệt quan trọng nhằm thực
hiện mục tiêu của môn học “Tiếng Việt” là rèn luyện kĩ năng nghe - nói đọc - viết cho HS, và phát triển tư duy cho HS; mở rộng vốn hiểu biết về
cuộc sống, con người, góp phần hình thành nhân cách con người mới; phát
triển tiếng mẹ đẻ cho HS trong đó có năng lực chữ viết. Dạy chính tả cho HS
tiểu học là góp phần rèn luyện một trong bốn kĩ năng cơ bản mà các em cần
đạt tới. Trong đó có kĩ năng viết đúng là một trong những kĩ năng vô cùng cơ
bản và quan trọng để giúp HS tiểu học tái hiện được những suy nghĩ, tâm tư,
tình cảm của mình ở hình thức chữ viết và thể hiện được nội dung văn bản

theo yêu cầu, mục đích của người viết.
Mặt khác, tiểu học là bậc học cơ sở nền tảng có vị trí quan trọng trong
hệ thống giáo dục nước ta. Bậc học trang bị cho các em hành trang ngôn
ngữ, kĩ năng giao tiếp…để chuẩn bị bước vào trường phổ thông và hòa mình
vào cuộc sống xã hội. Môn Tiếng Việt có vai trò đặc biệt quan trọng trong
công tác giảng dạy ở trường tiểu học cũng như trong thực tiễn cuộc sống. Bộ
môn chủ yếu rèn cho HS bốn kĩ năng cơ bản nghe, nói, đọc, viết để hoạt
động và giao tiếp. Qua đó bồi dưỡng lòng yêu tiếng Việt, chữ viết tiếng Việt,
thói quen giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và giúp các em hoàn thiện nhân
cách.
Trong trường tiểu học tiếng Việt được chia làm bảy phân môn: Tập đọc,
Luyện từ và câu, Học vần, Chính tả, Tập viết, Tập làm văn, Kể chuyện. Các
phân môn có vai trò và nhiệm vụ khác nhau. Ở bậc tiểu học, phân môn
Chính tả càng có vị trí quan trọng bởi vì giai đoạn tiểu học là giai đoạn then
chốt trong quá trình hình thành kĩ năng chính tả cho HS. Không phải ngẫu
nhiên mà ở tiểu học, chính tả được bố trí thành một phân môn độc lập (thuộc
môn Tiếng Việt) có tiết dạy riêng. Trong khi đó, ở trung học cơ sở và phổ
thông trung học, chính tả chỉ được dạy xen kẽ trong các tiết thực hành ở
2


phân môn Tập làm văn chứ không tồn tại với tư cách là một phân môn Chính
tả độc lập như tiểu học. Chính vì vậy, việc dạy chính tả đang là vấn đề quan
tâm của nhiều người, song kết quả HS viết chính tả chưa đáp ứng yêu cầu
hình thành các kĩ năng cơ bản cần có trong quá trình học Tiếng Việt ở bậc
Tiểu học. Nhất là trong quá trình giao tiếp, HS còn nói và viết sai chính tả,
gây hiểu nhầm cho người cùng giao tiếp với mình. Nguyên nhân chính là do
nội dung và phương pháp dạy học chưa hiệu quả.
Cụ thể về mặt nội dung, việc cung cấp hệ thống quy tắc và bài tập chưa
thành hệ thống, chưa đủ để HS có thể dựa vào đó mà sau này tự hoàn thiện

khả năng chính tả. Về mặt phương pháp, việc dạy học chủ yếu là hoạt động
của thầy, trò thụ động tiếp thu nên hiệu quả chưa cao. Trong thực tế quá trình
giảng dạy, người GV vẫn còn phụ thuộc vào khung chương trình có sẵn
trong SGK mà chưa có sự sáng tạo, linh hoạt trong phương pháp truyền thụ,
dẫn dắt HS về cách viết đúng bài chính tả và thực hành những quy tắc, mẹo,
luật chính tả trong quá trình làm bài tập Chính tả. Bên cạnh đó, HS chưa thể
tạo lập được thói quen, kĩ năng chính tả. Vì vậy, “việc rèn kĩ năng Chính tả
cho HS” là việc làm cần thiết, giúp HS phát huy năng lực học tập phân môn
Chính tả và nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường Tiểu học.
Trong thực tế hiện nay, thói quen và kĩ năng Chính tả của HS tiểu học
chưa tốt. Đặc biệt là đối tượng HS tiểu học ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng
xa do điều kiện học tập ở nhà trường còn hạn chế. Các em ít được rèn luyện
về ngôn ngữ qua các phương tiện sách báo. Một trong những nguyên nhân
đưa đến thực trạng HS sai chính tả hiện nay là do các em đọc như thế nào
viết như thế ấy. Các em chưa nắm vững quy tắc ngữ âm của chữ quốc ngữ và
ít được biết đến một số mẹo luật chính tả cơ bản. Các em HS chưa hứng thú
với môn học, chưa có ý thức tự giác, tích cực học tập. Riêng với GV, việc
dạy chính tả chỉ dừng lại ở mức độ truyền đạt hết nội dung của SGK qua bài
viết nhưng chưa chú ý đến đặc điểm ngôn ngữ vùng miền đang ở. Hơn nữa,

3


việc nắm các lỗi chính tả cần dạy cho HS chưa được GV quan tâm đúng mức
dẫn đến hạn chế kết quả giảng dạy của phân môn Chính tả hiện nay.
Mặt khác, lớp 3 là sự chuyển giao giữa đầu và cuối bậc tiểu học nhằm
giúp các em củng cố những kiến thức, kĩ năng đã học, tích lũy được ở lớp 1,
2 và hoàn thiện ở lớp 4, 5 nên việc “rèn kĩ năng Chính tả cho HS lớp 3” luôn
được chú trọng và quan tâm hơn cả.
Tuy nhiên trong thực tế, chất lượng dạy - học Chính tả ở Tiểu học nói

chung, ở Hải Phòng nói riêng trong những năm qua vẫn còn là điều trăn trở.
Hiện tượng HS nói, viết không thành câu, thành chữ và đặc biệt là hiện
tượng HS viết sai lỗi chính tả còn quá nhiều. Sự khác biệt trong cách phát âm
của phương ngữ Hải Phòng so với tiếng phổ thông đã có ảnh hưởng đến khả
năng định hướng viết đúng chính tả của HS phổ thông, đặc biệt là HS Tiểu
học ở vùng này. Bên cạnh đó, chúng tôi tìm hiểu tại Hải Phòng – thành phố
nơi tôi sinh ra và lớn lên thuộc vùng phương ngữ Bắc Bộ, người dân Hải
Phòng nói chung và HS tiểu học trên địa bàn thành phố nói riêng, do mỗi
vùng miền có đặc điểm khác nhau về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội…
nên việc sử dụng ngôn ngữ ở mỗi vùng miền sẽ khác nhau sao cho phù hợp.
Đối với HS Tiểu học tại Hải Phòng, các em thường không phát hiện
được các phụ âm đầu một cách rõ ràng như các vùng phương ngữ Trung và
Nam Bộ nên dẫn đến tình trạng phát âm lẫn lộn và dễ viết sai phụ âm đầu
l/n, s/x, ch/tr, r/d/gi,… đặc biệt là trường hợp sai phụ âm đầu l/n. Cho nên
trong bài viết cũng như hoạt động giao tiếp của mình HS để lại rất nhiều lỗi.
Ngoài ra, khi trẻ mới đến trường vẫn còn hiện tượng nói ngọng phụ âm
đầu, phần vần, nguyên nhân là do các em chưa được rèn luyện phát âm nhiều
tại gia đình cũng như chưa có điều kiện tham gia vào quá trình học tập thực
sự, phần lớn HS đều chưa có đủ các kĩ năng cơ bản để sử dụng một cách có
hiệu quả trong giao tiếp.
Thực trạng nêu trên đặt ra cho các nhà giáo dục mà trước hết là GV,
những người trực tiếp giảng dạy phân môn Chính tả lớp 3 ở Hải Phòng nói
4


riêng một vấn đề quan trọng là: “Làm sao để giúp HS từng bước loại bỏ lỗi
chính tả trong bài viết của mình?” và “Làm thế nào để rèn kĩ năng Chính tả
cho HS ở Hải Phòng một cách hiệu quả?”.
Do vậy, việc nghiên cứu rèn kĩ năng Chính tả cho HS là một việc làm
hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay nhằm góp phần vào việc thực hiện

mục tiêu môn Tiếng Việt ở trường tiểu học. Xuất phát từ những lí do trên, tôi
đã chọn vấn đề: “Rèn kĩ năng Chính tả cho học sinh lớp 3 ở Hải Phòng”
làm đề tài nghiên cứu.
2. Lịch sử nghiên cứu
Chương trình dạy tiếng Việt ở Tiểu học ban hành năm 2001, đánh dấu
một bước phát triển đột phá, đưa việc giảng dạy tiếng Việt tiếp cận với
khuynh hướng tiên tiến và hiện đại trong việc giảng dạy tiếng mẹ đẻ của các
nước trên thế giới. Tiếp đó, chương trình dạy tiếng Việt ở Tiểu học năm
2006 là sự hoàn thiện tiếp tục chương trình dạy tiếng Việt năm 2001. Chính
vì vậy, trong những năm gần đây có nhiều công trình nghiên cứu đưa ra các
biện pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học nói chung và ở
Tiểu học nói riêng.
Trong cuốn Phương pháp dạy học Tiếng Việt tiểu học của nhóm tác
giả Lê Phương Nga (chủ biên) – Lê A – Đặng Kim Nga – Đỗ Xuân Thảo
(NXB Đại học Sư Phạm – 2014) với mục tiêu trang bị cho sinh viên những
kiến thức cơ bản, hiện đại. Giáo trình cung cấp những vấn đề chung của
phương pháp dạy học. Ngoài ra các tác giả còn đưa ra nhiều phương pháp
dạy học và hình thức tổ chức dạy học phát huy tính tích cực của học sinh
trong từng phân môn Tiếng Việt cụ thể.
Trong cuốn Dạy và học môn Tiếng Việt ở tiểu học theo chương trình
mới (NXB Giáo dục – 2007) đã cung cấp những thông tin tổng quát về
chương trình dạy tiếng mẹ đẻ ở cấp Tiểu học của một số nước trên thế giới.
Tác giả Nguyễn Trí cho rằng: việc dạy tiếng Việt phải nhằm cả vào hai chức
năng của ngôn ngữ (công cụ tư duy và công cụ giao tiếp); phải chú trọng vào
5


cả bốn kĩ năng (nghe, nói, đọc, viết); phải hướng tới sự giao tiếp và sử dụng
phương pháp giao tiếp. Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra vấn đề cần tiếp thu
kinh nghiệm và thành tựu dạy tiếng mẹ đẻ trên thế giới cũng như nhược điểm

cần khắc phục của các chương trình Tiếng Việt trong mấy thập niên trước
đó. Đó chính là cơ sở khoa học và thực tiễn của việc xây dựng chương trình
mới, đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Việt nói chung và môn Chính
tả nói riêng.
Trong cuốn Phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học – tài liệu đào
tạo GV - 2007 của Bộ giáo dục và Đào tạo, Dự án phát triển GV Tiểu học đã
tổ chức biên soạn các môđun đào tạo, bồi dưỡng GV nhằm nâng cao năng
lực chuyên môn - nghiệp vụ, cập nhật những đổi mới về nội dung, phương
pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục tiểu học theo chương
trình, SGK tiểu học mới. Điểm mới ở các tài liệu này là đưa ra nhiều phương
pháp dạy học mới như sử dụng băng hình, phương pháp giao tiếp... nhằm
tích cực hóa hoạt động học tập của HS.
Trong cuốn Dạy học Chính tả ở tiểu học (NXB Giáo dục – 2002) đã
cung cấp những thông tin cụ thể chi tiết về đặc điểm ngữ âm và chữ viết
tiếng Việt liên quan tới chính tả cũng như các quy tắc chính tả. Đây thực sự
là tài liệu cần thiết cho các GV tiểu học đang giảng dạy Chính tả theo đặc
điểm phương ngữ của từng vùng miền. Nhìn chung, các tác giả đã đề cập tới
những vấn đề chung nhất của dạy học môn Tiếng Việt ở tiểu học theo
chương trình mới cũng như đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng
dạy và học của từng phân môn, trong đó có Chính tả. Tuy nhiên, các tác giả
chưa đề cập nhiều tới vấn đề rèn kĩ năng chính tả cho HS Tiểu học, chưa
cung cấp cho HS những kiến thức về các quy tắc, mẹo chính tả.
Trong cuốn: “Giải đáp 88 câu hỏi về giảng dạy tiếng Việt ở Tiểu
học” của Lê Hữu Tỉnh – Trần Mạnh Hưởng đã giải đáp những băn khoăn,
thắc mắc của nhiều GV hiện nay về nội dung và phương pháp giảng dạy môn
tiếng Việt nói chung và phân môn Chính tả. Đặc biệt là đưa ra những lỗi
6


chính tả mà HS dễ mắc phải và biện pháp khắc phục, cách chấm chữa bài

chính tả cho HS, cách luyện phát âm đúng, viết đúng chính tả rất hữu ích đối
với mỗi GV. Ta có thể coi đây như một cuốn cẩm nang nhỏ dành cho GV
dạy Tiếng Việt ở tiểu học.
Trong cuốn: “Tiếng Việt thực hành” của GS.TS Bùi Minh Toán –
PGS.TS Nguyễn Quang Ninh – 2004 (NXB ĐHSP – Giáo trình Cao đẳng Sư
phạm) đã dành một chương bàn về việc luyện kĩ năng Chính tả tiếng Việt;
các tác giả đã đưa ra một số nguyên tắc Chính tả tiếng Việt và cách luyện
chữa các lỗi chính tả thường gặp, đưa ra các quy tắc viết hoa và phương thức
biểu đạt các từ ngữ và thuật ngữ nước ngoài; là tài liệu tham khảo thêm
dành cho GV Tiểu học.
Trong cuốn: “Bàn về Tiếng Việt hiện đại” của tác giả Hà Thiên Vạn
(NXB Văn hóa – Văn nghệ TP.HCM) – 2012 cũng đã đưa ra một số lí luận
bàn về vấn đề phương ngữ, bàn về chính tả và quy tắc chính tả tiếng Việt
dùng làm tài liệu cho GV tham khảo thêm rất bổ ích.
Trong cuốn: “Vấn đề Việt – Ngữ” của tác giả Quốc – Bảo (QuảngVạn-Thành - NXB Hà Nội) – 1951 đã đưa ra vấn đề thống nhất Chính tả và
tinh nghĩa Việt Ngữ, đề nghị một số nguyên tắc về Chính tả để tránh hiện
tượng viết không rõ nghĩa hoặc viết sai chính tả, mà đọc nhầm ra chữ khác
dùng làm tài liệu tham khảo cho các nhà văn, nhà thơ, các tác giả trong quá
trình sáng tác tác phẩm rất hữu ích.
Trong “Quy định về chính tả tiếng Việt và về thuật ngữ tiếng Việt”
(Ban hành kèm theo quyết định số 240/CĐ ngày 5-3-1984 của Bộ Giáo dục)
đã đưa ra một số quy định về Chính tả tiếng Việt đối với những từ tiếng Việt
mà chuẩn Chính tả hiện nay chưa rõ nghĩa, đối với tên riêng không phải
tiếng Việt, về tên riêng tiếng Việt dùng làm tài liệu tham khảo thêm, tránh
những sai sót trong quá trình viết Chính tả rất hiệu quả.
Trong luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học “Lỗi chính tả của HS tiểu học
huyện Hải Hậu – Nam Định” của Lâm Thị Hòa, trường Đại học Thái
7



Nguyên đã khảo sát và đưa ra rất nhiều nguyên nhân lỗi chính tả và đề xuất
các biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho HS một cách hiệu quả.
Trong bài khóa luận tốt nghiệp “Sưu tầm và ứng dụng một số trò
chơi rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho HS lớp 2 trường tiểu học Ngọc
Mỹ - Tân Lạc – Hòa Bình” của Bùi Thị Dụt đã đề xuất một số trò chơi rèn
kĩ năng chính tả rất thú vị và hấp dẫn trong quá trình học tập phân môn
Chính tả của HS, kích thích các em sáng tạo và hứng thú học tập phân môn
chính tả nói riêng và môn học Tiếng Việt nói chung. Tuy nhiên, bài nghiên
cứu này cũng chưa đưa ra những biện pháp cụ thể nhằm rèn kĩ năng Chính tả
cho HS Tiểu học.
Trong khóa luận tốt nghiệp đại học “Rèn luyện kĩ năng viết đúng
chính tả cho HS lớp 3 trường Tiểu học Bình Sơn” của Vũ Thị Ngoan –
2014, Bộ GD&ĐT, trường Đại học Tây Bắc mới chỉ nghiên cứu và chú trọng
tới các biện pháp rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho HS lớp 3 khá chi tiết mà
chưa chú ý đến các kĩ năng khác cần rèn cho HS.
Trong khóa luận tốt nghiệp đại học “Một số biện pháp khắc phục lỗi
chính tả cho HS tiểu học trường tiểu học xã Hải Ninh huyện Hải Hậu
tỉnh Nam Định” của Nguyễn Quang Thuần – 2014, Bộ GD&ĐT, trường
Đại học Tây Bắc cũng đưa ra được các biện pháp giúp HS viết đúng chính tả
bằng cách xây dựng hệ thống bài tập như bài tập điền vào chỗ trống, bài tập
tìm từ, tìm tiếng, giải câu đố, lựa chọn và một số bài tập ngoài giờ học chính khóa
rất khoa học và sáng tạo, phù hợp với trình độ nhận thức và năng lực của HS.
Trong mẩu tin “Một vài nhận xét về chính tả Việt Nam” của Mạnh –
Bích trên báo mạng đã nêu lên những sai lầm chính tả trong tiếng nói của
mỗi vùng Bắc, Trung, Nam và vấn đề “thế nào là lỗi chính tả?” cũng là một
tài liệu tham khảo vô cùng hữu ích đối với người nghiên cứu đề tài.
Các sách, tài liệu trên tạo cơ sở tiền đề cho người viết quyết định chọn
đề tài: “Rèn kĩ năng chính tả cho học sinh lớp 3 ở Hải Phòng”. Trên cơ sở
8



đó xây dựng hướng đi mới cho quá trình nghiên cứu nhằm nâng cao chất
lượng dạy học Chính tả trong nhà trường Tiểu học.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm ra các biện pháp khắc phục lỗi và
rèn kĩ năng cho HS lớp 3 trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong quá trình
dạy học phân môn Chính tả trong nhà trường tiểu học một cách hiệu quả. Từ
đó, đề tài là nguồn tài liệu tham khảo giúp cho người GV có sự vận dụng
linh hoạt, đúng đắn vào dạy học Chính tả lớp 3 nhằm nâng cao chất lượng
giảng dạy.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, đề tài cần thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:
- Đưa ra những cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu.
- Tìm ra những lỗi chính tả HS tại Hải Phòng dễ mắc phải trong quá
trình học tập phân môn Chính tả.
- Đề xuất một số biện pháp rèn kĩ năng Chính tả cho HS Tiểu học.
- Tiến hành thử nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi của đề tài.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Rèn kĩ năng Chính tả cho học
sinh lớp 3 ở Hải Phòng” làm đối tượng nghiên cứu nhằm mục đích bổ sung cho
mình kiến thức về phân môn Chính tả nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Bàn về vấn đề dạy học Chính tả là một vấn đề rộng, song, do khuôn khổ
thời gian và năng lực bản thân còn hạn chế nên người viết chỉ tập trung vào
vấn đề tìm hiểu các biện pháp giúp rèn kĩ năng Chính tả cho các em HS lớp 3
tại thành phố Hải Phòng.
9



Bên cạnh đó, chúng tôi tập trung vào nghiên cứu đặc điểm và lỗi chính
tả trên đối tượng HS khối lớp 3. Vì lớp 3 là giai đoạn chuyển giao giữa đầu
và cuối bậc tiểu học, có ảnh hưởng trực tiếp đến các khối lớp sau này.
Mặt khác, chúng tôi chọn HS ở Hải Phòng để nghiên cứu vì qua khảo
sát thực tế, chúng tôi nhận thấy các em còn mắc nhiều lỗi chính tả, đặc biệt
là những lỗi cơ bản sau: Nhiều em vẫn còn phát âm và viết lẫn lộn giữa các
phụ âm đầu l/n, tr/ch và s/x...đặc biệt là trường hợp phát âm ngọng l/n nên
chúng tôi mong muốn xây dựng đề tài để khắc phục những lỗi chính tả đó
cho HS. Vì vậy, chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Rèn kĩ năng Chính tả
cho học sinh lớp 3 ở Hải Phòng” làm đối tượng nghiên cứu.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nhiệm vụ trong đề tài nghiên cứu, tôi sử dụng chủ yếu
các phương pháp sau đây:
5.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp và khái quát hóa các tài liệu có liên
quan làm cơ sở lí luận cho đề tài.
+ Phương pháp phân tích nguồn ngữ liệu trong các SGK và vở bài tập
Tiếng Việt lớp 3 để tìm hiểu hệ thống các bài tập chính tả HS tiểu học được
làm quen và luyện tập thường xuyên, để từ đó đề xuất và hệ thống một số
biện pháp giúp GV rèn kĩ năng Chính tả cho HS một cách hiệu quả trong quá
trình dạy và học.
5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Phương pháp điều tra: Khảo sát nội dung SGK, VBT, thực trạng rèn kĩ
năng chính tả của GV trong quá trình dạy học và năng lực chính tả của HS.
+ Phương pháp trò chuyện: Trao đổi với GV và HS của trường Tiểu học
ở Hải Phòng để tìm hiểu thực trạng dạy và học Chính tả.
+ Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành dạy thực nghiệm để khẳng định
tính khả thi của đề tài.
10



+ Phương pháp xử lí kết quả nghiên cứu bằng thống kê toán học: Sử
dụng toán thống kê để xử lí thông tin, số liệu thu được.
+ Phương pháp quan sát: Tiến hành quan sát quá trình GV và HS dạy và
học phân môn Chính tả.
6. Đóng góp của đề tài
- Bài nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ thêm những cơ sở về rèn kĩ năng
chính tả cho HS ở trường Tiểu học.
- Góp phần giúp HS, đặc biệt là HS ở Hải Phòng hạn chế được các lỗi
chính tả và sửa lỗi một cách hiệu quả.
- Rèn cho HS những kĩ năng cần thiết trong quá trình học phân môn
Chính tả như rèn quy tắc, mẹo chính tả; rèn kĩ năng nghe; luyện phát âm giải nghĩa từ; viết đúng Chính tả,… tạo tiền đề và hành trang cho các em học
tốt các khối lớp sau hiệu quả.
- Nghiên cứu đề tài này, đối với bản thân tôi là một sinh viên của khoa
Giáo dục Tiểu học và Mầm non (hiện đang học tập các học phần Tiếng Việt
và phương pháp dạy học Tiếng Việt) có ý nghĩa rất quan trọng và cần thiết.
Cụ thể việc nghiên cứu thành công đề tài sẽ giúp tôi nắm chắc hơn về
phương pháp dạy học phân môn Chính tả nói riêng và môn học Tiếng Việt
nói chung. Nó không chỉ có ích cho việc học tập tại lớp mà còn giúp tôi có
thêm kiến thức cho việc giảng dạy sau này.
- Công trình nghiên cứu này nếu thành công sẽ là tài liệu nhỏ cho các
bạn sinh viên và GV ngành Tiểu học tham khảo trong quá trình rèn kĩ năng
Chính tả cho HS, nâng cao hiệu quả dạy học Chính tả nói riêng và các môn
học khác trong nhà trường Tiểu học nói chung, đáp ứng yêu cầu của toàn
ngành Giáo dục và của cả xã hội.

11



7. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và phần Phụ lục, phần Nội dung đề tài
gồm ba chương:
Chương 1: Những cơ sở của việc xây dựng đề tài
Chương 2: Rèn kĩ năng Chính tả cho học sinh lớp 3 ở Hải Phòng
một cách hiệu quả
Chương 3: Thử nghiệm Sư phạm

12


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG CƠ SỞ CỦA VIỆC XÂY DỰNG ĐỀ TÀI
1.1. Kĩ năng Chính tả
1.1.1. Chính tả là gì?
Theo cuốn “Vấn đề Việt – Ngữ” của tác giả Quốc – Bảo (Quảng-VạnThành-NXB Hà Nội) – 1951: “Chính tả là viết cho đúng; đúng chữ nào
nghĩa ấy, đúng tiếng nào chữ ấy, không được sai hình thức” [1, tr.14].
Theo giáo trình “Phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học” của Lê
Phương Nga đã đưa ra định nghĩa về Chính tả như sau: “Chính tả là viết
đúng, là cách viết hợp với với chuẩn và những quy định mang tính quy ước
xã hội, được mọi người trong một cộng đồng chấp nhận và tuân thu. Những
quy định đó thường là những thói quen trong vận dụng thực tiễn, nhưng cũng
có thể do các tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để sử dụng
trong xã hội” [13, tr.182].
Hay có thể hiểu Chính tả là hệ thống các quy tắc về cách viết thống nhất
cho các từ của ngôn ngữ. Nói cách khác là những chuẩn mực của ngôn ngữ
được thừa nhận trong ngôn ngữ toàn dân, là phương tiện thuận lợi cho việc
truyền thông tin. Đảm bảo cho người viết, đọc đều hiểu thống nhất những
điều đã viết. Chính tả thống nhất là biểu hiện của trình độ văn hóa phát triển
của một dân tộc.

1.1.2. Rèn kĩ năng Chính tả
Kĩ năng chính tả là tạo thói quen cho HS hình thành kĩ năng nghe và
viết đúng chính tả.
Rèn kĩ năng là quá trình lặp đi lặp lại nhiều lần, thường xuyên, liên tục
nhằm hình thành thói quen và đạt tới kĩ năng nào đó cho con người.
Ở đây, rèn kĩ năng Chính tả là quá trình GV tác động đến HS, tổ chức,
điều khiển quá trình rèn luyện thường xuyên, liên tục, lặp đi lặp lại của HS,

13


đồng thời, cũng là quá trình HS tự rèn luyện, phấn đấu nhằm hình thành thói quen
và các kĩ năng nghe, phát âm và giải nghĩa từ, viết đúng chính tả cho các em.
Ngoài ra, các em còn được rèn luyện các kĩ năng khác như kĩ năng nhận
diện và sửa lỗi chính tả, kĩ năng phân tích từ…nhằm mục đích giúp các em
chiếm lĩnh tri thức một cách tốt nhất, tạo tiền đề cho HS học tập các môn
khác trong trường tiểu học đạt kết quả cao.
Nếu như chỉ dạy mà không rèn luyện cho HS thường xuyên, liên tục để
hình thành thói quen và kĩ năng chính tả, HS sẽ không thể nắm chắc kiến
thức chính tả, càng không thể vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo chúng trong
các hoạt động khác như vui chơi giải trí hay trong các hoạt động ngoại khóa...
Đặc trưng nổi bật của dạy học Chính tả là tính thực hành. Tính chất này
được thể hiện rõ trong quá trình HS luyện tập, thực hành để từ đó hình thành
các kĩ năng và kĩ xảo chính tả. Vì vậy mà trong nội dung chương trình và
SGK luôn có sự lồng ghép, đan xen giữa đơn vị kiến thức lí thuyết và hệ
thống các bài tập Chính tả phù hợp với trình độ nhận thức của HS.
Tính chất thực hành quy định và chi phối việc lựa chọn nội dung,
phương pháp, hình thức dạy học và yêu cầu về kĩ năng khi tổ chức dạy chính
tả cho HS. Có thể thấy bài tập Chính tả là yếu tố không thể thiếu trong hệ thống
bài tập tiếng Việt giúp HS hình thành năng lực ngôn ngữ, phát triển tư duy.

Ví dụ: Trong câu: “GV không được mặc quần, bò đến lớp” ở đây vị trí
của dấu phẩy đặt sai nên dẫn đến ý nghĩa của câu bị thay đổi hoàn toàn so
với ý định của người viết. Mà dấu phẩy phải được đặt khi kết thúc 1 vế hoặc
một ý của câu, cụ thể câu đó phải được viết như sau: “GV không được mặc
quần bò đến lớp”.
Hay trong câu “cô giáo. Lớp em” dấu chấm phải được đặt khi kết thúc
một ý tương đối trọn vẹn thì câu mới có nghĩa và người nghe, người đọc mới
có thể hiểu được ý của người viết, người nói.
Ngoài ra, Chính tả còn đưa ra quy tắc viết hoa chữ cái đầu câu, tên
riêng, đây là chuẩn mực, quy định chung mà toàn dân phải tuân theo.
14


Các chữ cái đứng đầu câu, chương mục, bài… đều phải viết hoa.
+ Đối với tên người, tên địa lí Việt Nam, viết hoa chữ cái đầu của mỗi
tiếng. Ví dụ: Nguyễn Tất Thành, Cao Bá Quát…
+ Đối với tên người, tên địa lí nước ngoài, có hai cách viết:
\ Phiên âm, viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó;
nếu một bộ phận gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng có gạch nối. Ví dụ:
Vích-to Huy-gô, En-ri-cô…
\ Viết như cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam nếu tên nước
ngoài được phiên âm theo âm Hán - Việt. Ví dụ: Bạch Cư Dị, Lỗ Tấn…
+ Đối với tên gọi theo ngôn ngữ của một số dân tộc thiểu số Việt Nam
có bộ phận tạo thành gồm nhiều tiếng thì viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ
phận đó, giữa các tiếng có gạch nối. Ví dụ: Krông A-na, Khơ-me…
+ Tên tất cả các cơ quan, đơn vị, tổ chức…thường là một cụm từ. Áp
dụng quy tắc chung, SGK viết hoa chữ cái đứng đầu mỗi bộ phận cấu thành
tên riêng ấy. Ví dụ: Sở Giáo dục và Đào tạo, Trường Tiểu học Lê Lợi…
1.1.3. Rèn kĩ năng Chính tả có vai trò quan trọng trong nhà trường Tiểu học
Chính tả là phân môn học có vị trí quan trọng trong nhà trường Tiểu

học, vì đây là bậc học nền tảng, khởi đầu nên các em cần nắm chắc kiến thức
trong quá trình học tập và giao tiếp, giúp HS học tập tốt, giao tiếp tốt, dẫn
đến đặt nền móng tốt. Rèn kĩ năng Chính tả trong trường tiểu học góp phần
rèn cho HS các kĩ năng cơ bản nghe – nói – đọc – viết một cách hiệu quả
nhất, giúp các em hình thành, củng cố tri thức và kĩ năng chính tả, phát triển
năng lực sử dụng ngôn ngữ ở các em.
Chỉ khi nào các em nắm chắc các kiến thức và kĩ năng Chính tả mới có
thể học tập hiệu quả các môn học khác. Đồng thời, việc rèn kĩ năng Chính tả
còn góp phần phát triển các cơ quan, vận động các cơ bắp và những thao tác
trí óc của người học.

15


Thực tế cho thấy việc viết đúng chính tả và thực hành tốt các kĩ năng
viết chữ không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong giao tiếp mà còn thể hiện
năng lực tư duy và trình độ văn hóa của mỗi người, được thể hiện trong quá
trình “Luyện nét chữ - rèn nết người” của đối tượng HS cũng như GV.
Không biết chữ hoặc viết không đúng chuẩn sẽ hạn chế khả năng giao tiếp và
năng lực tư duy của HS. Nhờ biết chữ mà HS nắm được các tri thức trong thế
giới khách quan, biết chữ được hiểu ở khía cạnh đọc thông, viết thạo một
ngôn ngữ, cụ thể ở đây là tiếng Việt - tiếng mẹ đẻ. Để biết chữ, HS phải nắm
được chính tả, kĩ năng viết thể hiện qua việc nhận dạng chữ viết, tạo ra chữ
và tiến tới dùng chữ để diễn đạt ngôn ngữ, biết sử dụng ngôn ngữ một cách
linh hoạt. Qua đó có thể thấy được Chính tả là môn học có tính chất công cụ,
có vị trí vô cùng quan trọng trong quá trình học tập của HS.
Trước tuổi đi học, trẻ chưa biết chữ và hoàn toàn không có khả năng
giao tiếp bằng ngôn ngữ viết. Thông qua quá trình dạy và học chữ ở Tiểu học
đã giúp các em hình thành các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ viết trong mọi hoạt
động của bản thân. Qua đó cho ta thấy được vai trò của nhà trường Tiểu học

đã xây dựng được cái nền tốt, tức là khi HS có kiến thức chính tả tốt sẽ giúp
cho các em vận dụng được các kiến thức và kĩ năng vào quá trình học tập và
giao tiếp một cách hiệu quả.
Rèn kĩ năng chính tả cho HS là một việc làm vô cùng cần thiết và quan
trọng trong nhà trường Tiểu học. Chính vì vậy, trong dạy học Chính tả,
người GV cần hướng tới thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Hình thành kĩ năng, kĩ xảo chính tả, cụ thể hơn là hình thành ở HS
năng lực viết đúng chính tả, thể hiện ngôn ngữ và văn bản viết trên các phương
tiện như bảng, vở,… từ đó góp phần hình thành và phát triển nhân cách cho HS.
- Cùng với phân môn Tập viết, phân môn Chính tả có nhiệm vụ giúp
HS nắm vững các quy tắc chính tả, tạo lập các kĩ năng chính tả, giúp HS
hình thành năng lực và thói quen viết đúng chính tả. Qua đó củng cố và hoàn
16


thiện các tri thức cơ bản về tiếng Việt, chuẩn bị cho HS công cụ để học tập
và giao tiếp.
- Đồng thời, thông qua phân môn Chính tả còn bồi dưỡng tình yêu tiếng
Việt, hướng tới giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, giúp HS hình thành thói
quen cẩn thận, kiên trì, góp phần hình thành và phát triển nhân cách người
học, rèn cho HS óc thẩm mĩ, sự quan sát tinh tế và hướng đến các đẹp, cái
chân – thiện – mĩ, nhằm nâng cao chất lượng dạy học Chính tả.
1.1.4. Các nguyên tắc dạy học Chính tả
Do tính chất đặc trưng của Chính tả là mang tính thực hành, vì vậy,
trong dạy học chính tả cần phải tuân theo các nguyên tắc:
1.1.4.1. Nguyên tắc dạy học theo khu vực
Mỗi vùng miền, mỗi khu vực đều có một quy tắc Chính tả nhất định, do
đặc điểm vùng miền, thói quen và do quy tắc Chính tả ở mỗi địa phương chi
phối và quy định. Vì vậy mà nguyên tắc này đòi hỏi dạy học Chính tả phải
bám sát với phương ngữ, tình hình mắc lỗi ở từng địa phương, từng khu vực

để hình thành nội dung giảng dạy cho phù hợp. Có như vậy thì hiệu quả học
tập cũng như năng lực tư duy, giao tiếp của HS mới được nâng cao bởi nội
dung dạy học thiết thực, gần gũi và mang tính sáng tạo, phù hợp với HS từng
địa phương giúp các em dễ nắm bắt và tiếp thu, hướng tới hình thành các quy
tắc, mẹo chính tả, đồng thời, khi dạy học Chính tả không để cho HS bị quá
gò ép khi phát âm.
Cụ thể chúng tôi tìm hiểu tại khu vực Hải Phòng thuộc vùng phương
ngữ Bắc Bộ, người dân Hải Phòng nói chung và HS lớp 3 nói riêng, các em
thường không phân biệt được một số phụ âm đầu một cách rõ ràng như các
vùng phương ngữ Trung và Nam Bộ nên dẫn đến tình trạng phát âm lẫn lộn
và dễ viết sai phụ âm l/n, s/x, ch/tr, r/d/gi,… đặc biệt là trường hợp nói ngọng
l/n là phổ biến hơn cả.
Ví dụ như: l/n: lấp lánh – nấp nánh, nông dân – lông dân, là – nà…
s/x: cánh sen – cánh xen, sao – xao, xuyên suốt – suyên suốt…
17


×