Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Vận dụng hiệu quả bản đồ tư duy trong dạy và học hóa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 16 trang )

BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Vận dụng hiệu quả bản đồ tư duy trong dạy và học hóa học
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Dạy và học môn hóa học lớp 10 ở trường THPT Mạc Đĩnh Chi
3.Tác giả:
Họ và tên: Đoàn Thị Hương
Ngày/tháng/năm sinh: 06/03/1982
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên giảng dạy hóa học trường THPT Mạc Đĩnh Chi
Điện thoại: DĐ:0979522579 Cố định: không có
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: THPT Mạc Đĩnh Chi
Địa chỉ: .........................................................................................................
Điện thoại: ...................................................................................................
I. Mô tả giải pháp đã biết: (Mô tả giải pháp đã biết; ưu điểm, hạn chế của giải pháp đã, đang áp
dụng tại cơ quan đơn vị).
Trong thời đại hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ . Tri thức thay đổi và
bị lạc hậu nhanh chóng cho nên chương trình dạy học theo định hướng nội dung cứng nhắc không
còn phù hợp với thời đại giáo dục. Do đó việc rèn luyện phương pháp học tập ngày càng có ý nghĩa
quan trọng cho việc chuẩn bị cho con người có khả năng học tập mọi lúc mọi nơi và học tập suốt
đời.
Nghị quyết hội nghị trung ương 8 khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) bàn về đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong
điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Để làm được điều đó
phải đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy.
Do đó người giáo viên không chỉ có nhiệm vụ cung cấp, truyền đạt tri thức mà quan trọng hơn là
trang bị cho học sinh khả năng tự làm việc, tự nghiên cứu và tự nắm bắt tri thức hay nói cách khác
là định hướng cho học sinh con đường chiếm lĩnh tri thức mới. Giúp các em nhận thấy được “Học”
là một quá trình kiến tạo, xây dựng, phát hiện, khai thác và xử lí thông tin … để từ đó tự hình thành
năng lực và phẩm chất.
Hóa học là một môn khoa học vừa lí thuyết vừa thực nghiệm với nhiều kiến thức trừu
tượng và được ứng dụng rộng rãi trong đời sống. Do đó, vấn đề đặt ra là làm thế nào để học sinh


không tốn nhiều thời gian ghi chép mà vẫn nắm được những kiến thức trọng tâm để thuận lợi trong
ôn luyện.
Trong các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy
sẽ giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức, xác định được kiến thức cơ bản từ đó đạt hiệu quả cao
trong học tập. Mặt khác sử dụng phương pháp sơ đồ tư duy còn giúp học sinh rèn luyện, phát triển
tư duy logic, khả năng tự học, phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh không chỉ trong học
tập môn Hóa học mà còn trong các môn học khác và các vấn đề khác trong cuộc sống

1

1


Vì thế, tôi chọn đề tài làm sáng kiến “Vận dụng hiệu quả bản đồ tư duy trong dạy và
học môn Hóa học 10”. Với mục đích giúp học sinh tiết kiệm thời gian ghi chép, phát triển tư duy
não bộ, hoạt động tích cực, chủ động và dễ dàng tiếp thu kiến thức, khơi dậy nguồn cảm hứng học
tập đồng thời nâng cao chất lượng bộ môn.
II. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến
II.0. Nội dung giải pháp mà tác giả đề xuất
1. Cơ sở lý luận của vấn đề:
Phương pháp học bằng bản đồ tư duy (BĐTD) được phát triển vào cuối thập niên 60
(của thế kỉ 20) bởi Anthony "Tony" Peter Buzan (sinh năm 1942) như là một cách để giúp học
sinh "ghi lại bài giảng" mà chỉ dùng các từ then chốt và các hình ảnh. Cách ghi chép này sẽ nhanh
hơn, dễ nhớ và dễ ôn tập hơn.
1.1. Bản đồ tư duy là gì? (hay còn gọi là sơ đồ tư duy)
BĐTD duy là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt
những ý chính của một nội dung, hệ thống hóa một chủ đề… bằng cách kết hợp việc sử dụng hình
ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết…Đặc biệt đây là một sơ đồ mở, việc thiết kế sơ đồ là theo mạch
tư duy của mỗi người.


(Trích: Bản đồ Tư duy trong công việc – Tony Buzan )

2

2


BĐTD giúp HS học được phương pháp học: Việc rèn luyện phương pháp học tập
cho HS không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là mục tiêu dạy học. Thực
tế cho thấy một số HS học rất chăm chỉ nhưng hiệu quả chưa cao, các em này thường học bài nào
biết bài đấy, học phần sau đã quên phần trước và không biết liên kết các kiến thức với nhau,
không biết vận dụng kiến thức đã học trước đó vào những phần sau. Phần lớn số HS này khi đọc
sách hoặc nghe giảng trên lớp không biết cách tự ghi chép để lưu thông tin, lưu kiến thức trọng
tâm vào trí nhớ của mình. Do đó, sử dụng thành thạo BĐTD trong dạy học HS sẽ học được
phương pháp học, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy.
BĐTD- giúp HS học tập một cách tích cực: Một số kết quả nghiên cứu cho thấy bộ
não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm cái mà do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra
theo ngôn ngữ của mình vì vậy việc sử dụng BĐTD giúp HS học tập một cách tích cực, huy động
tối đa tiềm năng của bộ não.
BĐTD-

giúp

HS

nhìn

thấy

“bức


tranh

tổng

thể”

của

bài

học

Ý chủ đạo nằm ở vị trí trung tâm thuận lợi trong việc liên kết với những ý phân cấp khác giúp
dễ dàng triển khai một hệ thống hài hòa, đồng thời nó giữ vai trò định hướng chủ đạo, là công cụ
hiệu quả để tạo hình dáng, cấu trúc giúp tư duy hoạt động theo cơ chế tự nhiên, những nhánh rẽ
xung quanh, lại được phân thành các nhánh nhỏ nhằm thể hiện chủ đề được nghiên cứu sâu hơn.
BĐTD- hổ trợ trí nhớ: Với sơ đồ tư duy, những phương pháp ghi nhớ được phát huy
hết tác dụng, cụ thể hơn sơ đồ tư duy có tác dụng xâu chuỗi các kiến thức lại với nhau, các hình
ảnh, kí hiệu trên đó được người thiết kế lựa chọn vô cùng sinh động và đẹp mắt nhưng cũng mô tả
được mục đích đề ra. Do đó, việc ghi nhớ kiến thức trở nên dễ dàng hơn.
Việc HS tự vẽ BĐTD có ưu điểm là phát huy tối đa tính sáng tạo của HS, phát triển
năng khiếu hội họa, sở thích của HS, các em tự do chọn màu sắc (xanh, đỏ, vàng, tím,…), đường
nét (đậm, nhạt, thẳng, cong…), các em tự “sáng tác” nên trên mỗi BĐTD thể hiện rõ cách hiểu,
cách trình bày kiến thức của từng HS và BĐTD do các em tự thiết kế nên các em yêu quí, trân
trọng “tác phẩm” của mình.
1.2. Các bước cơ bản khi vẽ BĐTD:
- Bước 1: Bắt đầu từ trung tâm với hình ảnh của chủ đề, hay có thể với một từ khóa được
viết in hoa, viết đậm.
- Bước 2: Từ chủ đề trung tâm, vẽ các nhánh chính. Trên mỗi nhánh chính viết một khái

niệm, phản ánh một nội dung lớn của chủ đề, viết bằng CHỮ IN HOA. Nhánh và chữ viết trên đó
được vẽ và viết cùng một màu. Nhánh chính đó được nối với chủ đề trung tâm. Chỉ sử dụng các
thuật ngữ quan trọng để viết trên các nhánh.

3

3


- Bước 3: Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ để viết tiếp những nội dung thuộc nhánh
chính đó. Các chữ trên nhánh phụ được viết bằng chữ in thường
- Bước 4: Tiếp tục như vậy ở các tầng phụ tiếp theo
1.3. Cách ghi chép trên BĐTD: HS cần phải:
- Nghĩ trước khi viết.
- Viết ngắn gọn
- Viết có tổ chức
- Viết lại theo ý của mình, nên chừa khoảng trống để có thể bổ sung ý (nếu sau này cần)
* Điều cần tránh khi ghi chép trên BĐTD:
- Ghi lại nguyên cả đoạn văn dài dòng.
- Ghi chép quá nhiều ý vụn vặt không cần thiết.
- Dành quá nhiều thời gian để ghi chép.

(Trích: BĐTD - công cụ hiệu quả hỗ trợ dạy học và công tác quản lý nhà trường)

4

4


1.4. Ưu điểm của việc sử dụng BĐTD đối với bộ môn Hóa học:

- Dễ nhìn, dễ nắm được trọng tâm của vấn đề. Nhìn thấy bức tranh tổng thể mà lại chi
tiết.
- Đỡ tốn thời gian ghi chép hơn so với kiểu ghi chép cũ.
- Kích thích hứng thú học tập của học sinh
- Thuận lợi khi kiểm tra bài cũ hoặc củng cố kiến thức sau mỗi bài, mỗi
chương....giáo viên tiết kiệm thời gian soạn giáo án, học sinh hiểu và nhớ lâu vấn đề hơn...
2. Thực trạng của vấn đề:
Hóa học nói chung, Hóa học 10 nói riêng là môn học đòi hỏi nhiều tư duy để suy luận,
kiến thức môn học đa dạng phong phú, nhiều quá trình và cơ chế nhưng lại mang tính thực tiễn cao,
nên khó khăn khá lớn của học sinh là chưa biết cách học, cách ghi kiến thức vào bộ não mà chỉ học
thuộc lòng, học vẹt, thuộc một cách máy móc, thuộc nhưng không nhớ được kiến thức trọng tâm,
không nắm được “sự kiện nổi bật” trong bài học, hoặc không biết liên tưởng, liên kết các kiến thức
có liên quan với nhau. Mặt khác, học sinh lớp 10 như là giai đoạn chuyển giao giữa cấp THCS với
THPT nên các em còn khó khăn trong việc lựa chọn phương pháp học đúng đắn phù hợp. Do đó
người giáo viên cần phải lựa chọn phương pháp dạy học hợp lí nhằm khơi dậy nguồn cảm hứng học
tập cho học sinh.
3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
Với thực tế đó, tôi mạnh dạn vận dụng phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ vận dụng
BĐTD cho một số bài thuộc chương trình Hóa học 10 đặc biệt là phần củng cố cuối bài và ôn tập
chương, tôi nhận thấy bản đồ tư duy không những giúp học sinh rút ngắn thời gian ghi chép, tăng
thời gian thảo luận mà còn phát triển tư duy não bộ, chủ động tiếp thu kiến thức, khơi dậy nguồn
cảm hứng học tập đồng thời nâng cao chất lượng bộ môn.
3.1. Thiết kế một số BĐTD theo bài

5

5


Trong quá trình giảng dạy, giáo viên nhất thiết phải chuẩn bị giáo án và đồ dùng dạy học thật kỹ. Xong ở đề tài này tôi chỉ đề cập tới việc thiết kế một số

BĐTD và giải pháp thực hiện các BĐTD này trong quá trình giảng dạy chứ không trình bày như một giáo án cụ thê

6

6


7

7


8

8


3.2. Giải pháp cụ thể đối với từng BĐTD:
Dạy học bằng BĐTD quan trọng là phải sử dụng BĐTD như thế nào để
phát huy được hết giá trị. Trước hết cần tạo tình huống có vấn đề để thu hút sự tập
trung chú ý và kích thích hứng thú học tập, tính tích cực hoạt động của học sinh, đặc
biệt là phải sử dụng linh hoạt vấn đáp kết hợp với hoạt động nhóm để hoàn thành nội
dung bài học bằng BĐTD. Giáo viên cần định hướng để học sinh hoạt động nhóm
sau đó lên bảng hoàn thành. Có thể giáo viên cho học sinh về nhà thiết kế trước để
cùng thảo luận trên lớp (thông thường sử dụng ở các bài ôn tập).... Để nâng cao hiệu
quả, giáo viên có thể đánh giá kết quả hoạt động bằng cách cho điểm, cách làm này
vừa khuyến khích HS đồng thời ren đe những HS làm qua loa, lười tư duy.
Đối với bản đồ tư duy dạng điền khuyết: Sau khi dạy xong bài học, giáo viên
củng cố bài học bằng cách cho học sinh nhắc lại các kiến thức trọng tâm của bài từ
đó vẽ sơ bộ bản đồ tư duy theo hướng học sinh trả lời, sau đó cho học sinh tự rèn

luyện vẽ bản đồ tư duy ở nhà. Tiết học hôm sau, dùng bản đồ tư duy dạng điền
khuyết để kiểm tra bài cũ bằng cách gọi học sinh lên bảng điền các nội dung còn
thiếu vào bản đồ tư duy.
9

9


Đối với các bản đồ tư duy dạng đầy đủ dùng để củng cố kiến thức sau tiết học
bằng phương pháp hỏi đáp từ đó hình thành nên bản đồ tư duy và yêu cầu học sinh về
nhà vẽ lại bản đồ tư duy vào trong vở.
4. Hiệu quả của SKKN
Để đánh giá hiệu quả đề tài tôi tiến hành nghiên cứu trên 2 lớp 10C6 và 10C7 Trường
THPT Mạc Đĩnh Chi - Năm học 2015-2016.
4.1. Khách thể nghiên cứu:
Học sinh 2 lớp 10C7 (lớp đối chứng) và 10C6 (lớp thực nghiệm) Trường THPT Mạc
Đĩnh Chi - Năm học 2015-2016.. Hai lớp được lựa chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương
đồng nhau về: Tỷ lệ giới tính, thái độ học tập và kết quả kiểm tra học kỳ đề chung của trường năm
học 2015-2016, cụ thể như sau:
Bảng 4.1: Kết quả học sinh 2 lớp 10 C6 và 10 C7 (Trường THPT Mạc Đĩnh Chi)

Lớp

Sĩ số

Tỉ lệ giới
Nam

Nữ


Học lực (môn Hóa học)
G-K

TB

Yếu

Thực nghiệm (10C6)

48

21

27

21

18

9

Đối chứng(10 C7)

48

26

22

19


23

6

4.2. Thiết kế nghiên cứu:
Chọn hai lớp: lớp 10 C6 là nhóm thực nghiệm và 10 C7 là nhóm đối chứng. Tôi dùng
điểm kiểm tra học kì 1 để lấy điểm trước tác động. Kết quả cho thấy điểm trung bình của hai nhóm
có sự khác nhau, do đó tôi dùng phép kiểm chứng T-Test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm
số trung bình của 2 nhóm trước khi tác động.

Bảng 2. Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương
Thực nghiệm(10C6)
Điểm trung bình

Đối chứng (10C7)

6.0

5,9

(Trước tác động)
Xác xuất xảy ra ngẫu

0,94

nhiên trước tác động (p)

10


10


p = 0,94 > 0,05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai
nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương
đương.
Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương
đương (được mô tả ở bảng 3):
Bảng 3. Thiết kế nghiên cứu
Nhóm

Kiểm tra trước TĐ

Tác động

Thực

O1

Dạy học có sử dụng O3

nghiệm

KT sau TĐ

BĐTD

Đối chứng

O2


Dạy học theo các phương O4
pháp thông thường

Hai thiết kế này tôi sử dụng phép kiểm chứng T-test độc lập.
4.3. Quy trình nghiên cứu: Chuẩn bị của giáo viên:
- Nhóm đối chứng: thiết kế bài dạy theo phương pháp truyền thống
- Nhóm thực nghiệm: Thiết kế các bài dạy theo phương án mới đựợc đề ra.
Thời gian tiến hành dạy thực nghiệm được tiến hành tuân theo thời khóa
biểu, theo kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn và nhà trường.
4.4. Phân tích dữ liệu và kết quả:
- Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra học kỳ một
- Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra 45 phút giữa kỳ hai đề chung
của toàn trường sau khi học xong các nội dung có áp dụng bản đồ tư duy.
- Hình thức kiểm tra là dạng trắc nghiệm khách quan 40%, tự luận 60%
11

11


Sau khi thực hiện dạy xong các bài học trên, tôi tiến hành bài kiểm tra sau
tác động. Sau đó tiến hành chấm bài theo đáp án đã xây dựng và tổng hợp kết quả
như sau:
Bảng 4. So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động
Đối chứng

Thực nghiệm

Tổng số điểm


266

296

Điểm trung bình

6.1

7,1

Độ lệch chuẩn

1,46

1.23

Giá trị p của T- test

0.00045

Mức độ ảnh hưởng (ES)

0.81

Kết quả kiểm tra đầu vào của 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm tương
đương nhau. Sau tác động, kết quả điểm trung bình của nhóm thực nghiệm là 7.1 còn
nhóm đối chứng là 6.1, vậy kết quả điểm trung bình của nhóm thực nghiệm cao hơn
nhóm đối chứng là 1 điểm, có thể kết luận tác động có kết quả, giả thuyết đặt ra là
đúng.
Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương

đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch ĐTB bằng T-Test cho kết quả p =
0,00045, cho thấy: sự chênh lệch giữa ĐTB nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng
có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả điểm trung bình nhóm thực nghiệm cao hơn
điểm trung bình nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động.
Mức độ ảnh hưởng (ES)=(Giá trị TB nhóm TN-Giá trị TB nhóm
ĐC)/Độ lệch chuẩn nhóm thưc nghiệm=(7.1 – 6.1)/1,23=0.81. Điều đó cho thấy mức
độ ảnh hưởng của dạy học theo BĐTD đối với nhóm thực nghiệm là lớn.
Như vậy giả thuyết của đề tài có làm tăng kết quả học tập của HS lớp 10C6 Trường
THPT Mạc Đĩnh Chi, tăng sự hứng thú và thái độ tích cực học tập của học sinh, giúp
HS yêu thích bộ mộn hơn và đã đạt được những kết quả tốt hơn trong học tập.
12

12


II.1. Tính mới, tính sáng tạo:
Đã trình bày cô đọng xúc tích phần tóm tắt
II.2. Khả năng áp dụng, nhân rộng:
Áp dụng cho rất nhiều lĩnh vực như ghi chép khi nghe giảng bài, viết báo cáo, chuẩn
bị cho buổi giảng bài, ôn tập để thi cử …..
II.3. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp
a. Hiệu quả kinh tế:
Phương pháp này đơn giản, ít tốn kém, tiện lợi, dễ thực hiện nhưng lại mang lại lợi
ích rất cao áp dụng được cho mọi cơ sở vật chất từ những nơi đơn giản, cơ bản đến
những vùng công nghệ hiện đại
b. Hiệu quả về mặt xã hội:
Đề tài này được nghiên cứu và áp dụng từ nhiều năm nay khi có chính
sách đổi mới giáo dục cho tất cả các đối tượng học sinh và áp dụng cho tất cả các
môn ở trường THPT Mạc Đĩnh Chi đã góp phần không nhỏ trong việc giúp học sinh
biết cách ghi chép đơn giản ngắn gọn, tránh tình trạng “ đọc chép”, biết cách tư duy,

nắm được trọng tâm kiến thức. Với những giá trị của việc sử dụng BĐTD như đã
trình bày ở trên, đã góp phần thay đổi cả phương pháp giảng dạy “lấy học sinh làm
trung tâm”, đồng thời góp phần thực hiện mục tiêu đổi mới giáo dục một cách toàn
diện hiện nay theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học,
giúp HS tự định hướng để hình thành kiến thức mới và tăng tính hứng thú với môn
học.
c. Giá trị làm lợi khác:
Khi luôn được học tập bằng sơ đồ tư duy sẽ tạo cho người học có thói quen tốt áp
dụng vào trong cuộc sống sau nay.Đứng trước một công việc được giao sẽ lên ý
tưởng đầu tiên, thu thập sắp xếp các ý tưởng sẽ khoa học, logic và trình bày cũng rất
mạch lạc, rõ ràng và sẽ dễ thành công hơn trong cuộc sống.

13

13


PHỤ LỤC 1
BẢNG THỐNG KÊ SỐ LIỆU TRƯỚC VÀ SAU TÁC ĐỘNG
LỚP 10 C6 (Thực nghiệm)
T

Họ và tên

T

LỚP 10 C7(Đối chứng)

Điểm


Điểm

T

trước

sau

T

tác

Họ và tên

Điểm

Điểm

trước

sau tác

tác

tác

động

động


động

động

1

Đoàn Vũ Hải

An

3

4

1

Bùi Hải

Anh

4

5

2

Đỗ Vân

Anh


5

7

2

Bùi Phúc

Anh

5

4

Trịnh Thị

Mai Th

3

Ngọc

Anh

7,5

8

3


Phương

Anh

6

6

4

Lưu Hồng

Ánh

6

7

4

Ng.T.Kim

Chung

8

7

5


Phạm T. Mỹ

Dung

7

7,5

5

Trần Thị

Chung

7

8

6

Hồ Văn

Dự

4

7

6


Trần Thị

Duyên

4

5

7

Thạch

Dương

6,5

7

7

Cao Nguyên Đỉnh

6

5

8

Phạm Ngọc


Hải

6

7

8

Lê Thị

Hằng

5

3

9

Đỗ Ng. Gia

Hân

4

6

9

Đỗ T. Như


Hiền

7

7.5

10

Ng. T. Ngọc

Hân

7

7

10

Trần T. Thu

Hiền

7

8

11

Trần Thị


Hiền

8

8

11

Lâm Thanh

Hinh

6,5

7

12

Ng. Tấn

Hiệp

7

8

12

Trần Thị


Hoa

6

6

13

Tạ Văn

Hoa

7

7

13

Phạm Thị

Hương

5

3,5

14

Ng. Quốc


Huy

6,5

7

14

Huỳnh Anh

Kiệt

3

4

15

Huỳnh Thị

Hương

5

6

15

Ng. Thị Mỹ


Lại

6

6,5

16

Ng. T. Lan

Hương

7,5

8

16

Huỳnh Văn

Lãm

6

5

17

Phạm Duy


Lân

7,5

8

17

Trần Thị

Liễu

8

8,5

18

Võ T. Bích

Liễu

8

9

18

Huỳnh Thị


Loan

4

4

19

Nguyễn Quốc

Minh

7,5

8

19

Cao Thị Ly

Ly

4

3

14

14



Nguyệ
20

Ng. T. Thu

Ngân

5

7

20

Ng. Thanh

n

7

6

21

Ng. Thị

Nguyệt

5


7

21

Trần Hữu

Nhàn

8

8,5

22

Lê Tấn

Phát

7

7

22

Trần Duy

Nhất

4


5

Phượn
23

Nguyễn Tấn

Phát

8,5

9

23

Bùi T. Bích

g

7

7

24

Ng. T. Quỳnh

Quyên

8


9

24

Nguyễn

Quang

5

6

25

Đỗ Như

Quỳnh

8

9

25

Lê Anh

Sinh

5


6

26

Võ Văn

Tài

3

4

26

Nguyễn Thị

Tâm

7

7

27

Nguyễn Minh

Thanh

8


7

27

Trần Văn

Tâm

7

8

28

Lê Phương

Thảo

6

5

28

Vũ Ngọc

Tân

7


7,5

29

Nguyễn Thị

Thảo

6,5

7

29

Lê Đình

Thi

5

6

30

Phan

Thắng

7


8

30

Lê Tuấn

Thiên

6

6

31

Bùi Thị

Thiên

4

6

31

Phạm T.Thu

Thùy

7


7,5

32

Lê Hoàng

Thọ

8,5

9

32

Trần T. Lệ

Thủy

6

7

33

Trần Thị

Thùy

4


6,5

33

Ng. T. Thu

Thúy

4

4

34

Trần Thị

Thủy

6

7

34

Nguyễn T.

Thúy

8


9

35

Nguyễn Thị

Thúy

4,5

6

35

Trần Bích

Trâm

5

5

36

Lê Quốc

Toàn

6


8

36

Trần T. Kim Trâm

5

7

37

Nguyễn Thị

Trâm

7

5

37

Huỳnh Văn

Trường

7

6


38

Nguyễn Văn

Trọng

5

6

38

Huỳnh Duy

Trường

7

8

39

Đặng Thanh

Tuấn

7

7,5


39

Huỳnh Tuấn Tú

5

5,5

40

Hồ T. Thanh

Tuyền

6,5

7

40

Lê Văn

Tuân

6

5

41


Ng. T. Minh

Tuyền

6,5

7,5

41

Ng T. Bảo

Uyên

7

6

Nguyễn
42

Trần Như

Văn

7,5

8


42

Văn

Vang

6

7

43

Ng. Thị Mỹ

Vân

5

6

43

Đoàn Thị

Viên

6

7


44

Ng. Cao Thị

Vỹ

7

7,5

44

Lê T. Tuấn

Viên

7

8

15

15


45

Bùi Thị Cẩm

Vy


6

7

45

Trần Thị

Viên

8

6

46

Ng. Thị Như

Ý

4

6

46

Nguyễn

Vinh


5

6

47

Trần Thị

Yên

5

7

47

Ng. Hoàng

Vinh

6

7

48

Ngô Trịnh

Yến


4

6,5

48

Trần T. Như

Ý

8

8

266

Tổng điểm

233,
5

296

288,
5

Điểm Trung bình

5,9


7.1

6,0

6,1

1.49

1.23

1.31

1,46

Độ lệch chuẩn
Xác suất xảy ra ngẫu
nhiên trước tác động (p)

0,94

Xác suất xảy ra ngẫu
nhiên sau tác động (p)

0,00045

Mức độ ảnh hưởng (ES)
CƠ QUAN ĐƠN VỊ
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
(Xác nhận)

...................................
...................................
...................................
(Ký tên, đóng dấu)

0.82
Hải Phòng, ngày.....tháng.....năm...........
Tác giả sáng kiến
(Ký tên)

16

16



×