Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống lây nhiễm HIVAIDS của sinh viên trường đại học y dược hải phòng năm học 2014 – 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (537.64 KB, 74 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đã hơn 2 thập kỷ trôi qua kể từ khi trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được
phát hiện tại Mỹ, loài người vẫn đã và đang đứng trước hiểm họa của đại dịch
HIV/AIDS. Những năm gần đây tình hình dịch HIV/AIDS có vẻ lắng xuống,
số ca nhiễm mới và tử vong đều giảm nhưng theo báo cáo của Chương trình
phối hợp phòng chống HIV/AIDS của Liên Hiệp Quốc ( UNAIDS) năm 2013
vẫn có khoảng 35 triệu người đang chung sống với HIV trên toàn cầu, trong
đó có khoảng 19 triệu người không biết mình đang nhiễm HIV. Ước tính mỗi
ngày trên thế giới có khoảng 14.000 người nhiễm mới, số người nhiễm mới
chủ yếu là thanh niên trong độ tuổi 15 – 24 và tập trung chủ yếu ở những nước
đang phát triển.
Ở Việt Nam, sau khi trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện vào
tháng 12/1990 dịch nhanh chóng lan rộng ra khắp các tỉnh, thành phố trong cả
nước[1]. Tính đến hết 30/11/2013, số lũy tích các trường hợp báo cáo hiện
nhiễm HIV là 216.254 trường hợp, số bệnh nhân AIDS là 66.533 và đã có
68.977 trường hợp tử vong do AIDS. Các tỉnh có số người nhiễm HIV còn
sống hiện nay nhiều nhất cả nước: thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải
Phòng, Thái Nguyên, Sơn La, Nghệ An…….Tập trung chủ yếu ở những đối
tượng nghiện chích ma túy (NCMT), nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM),
phụ nữ bán dâm ( PNBD) và ở lứa tuổi trẻ 20- 39 tuổi chiếm tới 79% tổng số
những người nhiễm.
Nằm trên địa bàn thành phố Hải Phòng - cửa ngõ giao thông quan trọng trong
tam giác Hà Nội — Hải Phòng - Quảng Ninh, cũng là nơi tập trung nhiều tệ
nạn xã hội trong đó phải kể đến tệ nạn ma tuý, mại dâm trường Đại học Y
Dược Hải Phòng sau 36 năm xây dựng và phát triển góp phần to lớn cho sự
nghiệp giáo dục và sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.
1


Trường đào tạo nhiều đối tượng khác nhau và gồm nhiều lứa tuổi khác nhau
nhưng số lượng lớn sinh viên trong độ tuổi thanh niên. Những sinh viên này


sẽ là nguồn nhân lực cho ngành y tế sau này đồng thời cũng là độ tuổi dễ bị
ảnh hưởng bởi HIV/AIDS nhất. Nhằm đánh giá thực trạng kiến thức phòng,
chống và các yếu tố ảnh hưởng để định hướng cho việc xây dựng các biện
pháp giúp nâng cao nhận thức và các hoạt động phòng lây nhiễm HIV/AIDS
cho sinh viên trong thời gian tới chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Thực
trạng kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS
của sinh viên Trường Đại học Y Dược Hải Phòng năm học 2014 – 2015”.
Nghiên cứu này được tiến hành với các mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống lây
nhiễm HIV/AIDS của sinh viên năm thứ nhất và năm cuối trường Đại
học Y Dược Hải Phòng năm học 2014 – 2015.
2. Mô tả các yếu tố liên quan đến kiến thức phòng chống lây nhiễm
HIV/AIDS của sinh viên năm thứ nhất và năm cuối trường Đại học Y
Dược Hải Phòng năm học 2014 -2015.

2


Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình dịch HIV/AIDS hiện nay
1.1.1. Tình hình dịch HIV/AIDS trên thế giới
HIV/AIDS được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1981. Tháng 6/1981 trung
tâm kiểm soát các bệnh truyền nhiễm Atlata( Hoa Kỳ) bác sĩ Michel Gotlieb
đã phát hiện 5 người đồng tính luyến ái nam bị nhiễm trùng Pneumocysits
carini ở Los Angeles (Mỹ) do suy giảm miễn dịch mắc phải đồng thời bác sĩ
Friedman Alnis phát hiện 1 bệnh nhân mắc sarcoma Kaposi vốn lành tính mà
chết do suy giảm miễn dịch. Sau đó nhiều nơi trên thế giới cũng công bố lần
lượt những ca bệnh đầu tiên trên những bệnh nhân ưa chảy máu và phải

truyền máu nhiều lần. Tiêm chích ma túy cũng có dấu hiệu của suy giảm miễn
dịch [3].
Sau khi phát hiện ra những ca bệnh đầu tiên, nó nhanh chóng lan rộng ra
khắp toàn cầu và trở thành đại dịch nguy hiểm nhất trong lịch sử loài người.
Theo UNAIDS công bố: đến cuối năm 2013 có 35 triệu người sống chung với
virus HIV trên toàn cầu ( 19 triệu người không biết mình bị lây nhiễm) trong
đó có 1,5 triệu người đã tử vong do AIDS đưa con số tử vong do AIDS trên
toàn cầu do AIDS lên 39 triệu người tính từ đầu vụ dịch HIV. Số ca lây nhiễm
mới là 2,1 triệu người lớn và 240.000 trẻ em giảm 38% so với mức trên 3 triệu
ca so với năm 2011 [4].
Khu vực cận Sahara của Châu Phi vẫn là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất
với gần 25 triệu người nhiễm HIV chiếm khoảng 2/3 tổng số người hiện
nhiễm HIV/AIDS đang còn sống trên thế giới. số ca lây nhiễm mới được phát
hiện 1,5 triệu người và 1,1 triệu người tử vong mỗi năm do AIDS. Trong đó,
tập trung chủ yếu ở Nam Phi và sau đó là Nigeria [4].
3


So với các châu lục khác trên thế giới thì ở Châu Á HIV/AIDS xuất hiện
muộn hơn và mức độ nhiễm ở từng nước trong khu vực cho đến nay vẫn được
ghi nhận là tương đối thấp. Tuy nhiên, do dân số của nhiều nước Châu Á rất
đông nên thậm chí chỉ cần một tỷ lệ rất nhỏ người nhiễm HIV thì tính ra con
số này người nhiễm ở châu lục này cũng đã ở mức “khổng lồ”. Các ước tính
gần đây nhất cho thấy, tính đến cuối năm 2012, ở Châu Á có 4,9 triệu người
đang chung sống với HIV/AIDS trong đó Campuchia, Trung quốc, Ấn Độ và
Thái Lan là bốn trong số 12 quốc gia có tỷ lệ bị nhiễm HIV/AIDS cao nhất thế
giới ( trên 90%). Nguyên nhân chính làm lây truyền HIV trong phần lớn các
nước Châu Á vẫn là NCMT và quan hệ tình dục không an toàn[4] . Đáng chú
ý nhất là Ấn Độ và In-đô-nê-si-a với số ca nhiễm mới ở In-đô-nê-si-a tăng
48% kể từ năm 2005.

Tuy nhiên, ngày 16/7/2014, Liên Hợp Quốc đã thông báo số ca lây nhiễm
vi-rút HIV mới và tử vong vì bệnh AIDS trên toàn cầu đã giảm hơn 1/3 trong
thập kỷ qua, làm dấy lên hy vọng có thể loại bỏ được căn bệnh thế kỷ này
trong hai thập niên tới. UNAIDS cho biết, số ca tử vong liên quan đến căn
bệnh này giảm từ 1,7 triệu người trong năm 2012 xuống 1,5 triệu người trong
năm 2013. Đây là sự sụt giảm mạnh nhất kể từ khi tỷ lệ người chết vì AIDS
lên đến đỉnh điểm trong các năm 2004 - 2005. Bên cạnh đó, số ca lây nhiễm
mới cũng giảm xuống 2 triệu ca trong năm 2013, giảm 38% so với mức trên 3
triệu ca trong năm 2011.

4


Hình 1.1. Tình hình nhiễm HIV trên toàn cầu năm 2013
1.1.2. Tình hình nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam
Tháng 12 năm 1990 phát hiện người nhiễm HIV/AIDS đầu tiên tại Việt
Nam là ở thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1991 không phát hiện thêm ca nhiễm
mới nào, năm 1992 phát hiện mới được 11 người nhưng đến cuối năm 1993
số người nhiễm mới nhảy vọt lên 1.148 người. Từ đó đến nay, số người
nhiễm mới và số người phát triển thành AIDS liên tục tăng, đặc biệt từ năm
2000 trở lại đây số người nhiễm mới phát hiện hàng năm đều trên 10.000
người [1].
Tính đến ngày 30/9/2014, toàn quốc hiện có 224.223 trường hợp báo cáo
hiện nhiễm HIV (trong đó số bệnh nhân chuyển sang giai đoạn AIDS là
69.617) và tính từ đầu vụ dịch HIV/AIDS đến nay có 70.734 trường hợp
người nhiễm HIV/AIDS tử vong. Số người nhiễm HIV phát hiện mới có xu
hướng giảm trong 7 năm gần đây, tuy nhiên vẫn ở mức cao khoảng 12.00014.000 ca mỗi năm. Mặc dù số nhiễm HIV phát hiện mới có xu hướng giảm,
nhưng tổng số người đang nhiễm HIV ngày càng gia tăng. Hiện đã có
5



80,3% số xã, phường, thị trấn và 98,9% số quận, huyện đã báo cáo có
người nhiễm HIV. Dịch HIV ở Việt Nam bao gồm nhiều hình thái dịch
khác nhau trên toàn quốc và vẫn đang tập trung chủ yếu ở ba nhóm
quần thể có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV cao: người nghiện chích ma túy
(NCMT), nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) và phụ nữ bán dâm
(PNBD). Trong thời gian gần đây, bạn tình của người nghiện chích ma túy
được coi là quần thể có nguy cơ cao mới, được bổ sung vào các can thiệp dự
phòng. Việc gia tăng các trường hợp phụ nữ nhiễm HIV mới được báo cáo,
chiếm đến 32,5% các ca nhiễm mới trong năm 2013, phản ánh sự lây truyền
HIV từ nam giới có hành vi nguy cơ cao sang bạn tình. Tỷ lệ hiện nhiễm
HIV trong nhóm NCMT giảm dần trong giai đoạn từnăm 2004 đến
2013, lần đầu tiên xuống dưới 11% trong năm 2013 kể từ năm 1997. Tuy tỉ
lệ hiện nhiễm trong nhóm NCMT đang giảm dần ở một số tỉnh, nhưng ở
hầu hết các tỉnh thực hiện giám sát, dịch HIV/AIDS vẫn đang cao ở mức
đáng báo động. Theo kết quả giám sát trọng điểm HIV năm 2013, tỉ lệ hiện
nhiễm HIV trong nhóm NCMT đặc biệt cao ở các tỉnh Thái Nguyên (34%),
Lai Châu (27,7%), Hà Nội (24%), Quảng Ninh (22,4%) và Thành phố Hồ
Chí Minh (18,2%). Đối với nhóm phụ nữ bán dâm tỉ lệ này là 2,6%. Tuy
nhiên tỉ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm PNBD tương đối cao trên 10%, tại
Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ, và Thành phố Hồ Chí Minh. Bằng chứng
cũng cho thấy tỉ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm PNBD đường phố cao
hơn so với PNBD nhà hàng, và ước tính có khoảng 3-8% PNBD tiêm chích
ma túy. Trong số PNBD tiêm chích ma túy, tỉ lệ hiện nhiễm HIV là 25-30%.
Trong những năm gần đây, dịch HIV trong nhóm MSM ngày càng được
ghi nhận rõ hơn. Số lượng các nghiên cứu và giám sát về hành vi trong
nhóm

6



MSM ngày càng tăng. Số liệu giám sát trọng điểm HIV trong nhóm MSM
năm 2013 (ở 8 tỉnh), cho thấy tỉ lệ hiện nhiễm trung bình là 3,7%. Quan hệ
tình dục qua đường hậu môn không được bảo vệ là con đường lây
truyền HIV chính trong nhóm MSM. Bên cạnh đó, tỉ lệ hiện nhiễm HIV
trong nhóm MSM tiêm chích ma túy khá cao. Tại 8 tỉnh thực hiện giám sát
trọng điểm năm 2013, tỉ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm MSM có tiêm chích
ma túy là 6% và nhóm MSM không tiêm chích ma túy là 1,8%. Với số lượng
người nghiện chích túy, phụ nữ bán dâm ở các khu vực khác nhau, nên nguy
cơ lây nhiễm phụ thuộc nhiều vào tỷ lệ nhiễm HIV trong các nhóm này và số
lượng nhiễm HIV ở mỗi khu vực.
1.2. Những kiến thức về HIV/AIDS
1.2.1. Khái niệm HIV[5]
HIV ( Human Immunodeficiency Virus) được gọi là virus gây suy giảm
miễn dịch mắc phải ở người.
HIV lần đầu tiên do một nhóm các nhà khoa học Pháp ở viện Pasteur Pari
phân lập từ máu của một bệnh nhân vào năm 1983. Đến 1986 các nhà khoa
học Pháp lại phân lập được một loại virus khác ở Tây Phi cũng gây ra hội
chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người gọi là HIV- 2 có cấu trúc kháng
nguyên khác với HIV-1. Trong khi HIV-1 phân bố trên toàn thế giới thì HIV2 chỉ khu trú ở một số nước Tây Phi và Tây Ấn Độ. So với HIV-1 thì HIV-2
có thời gian ủ bệnh dài hơn, khả năng lây truyền thấp hơn và bệnh cũng diễn
biến nhẹ hơn nên khi nói đến HIV ngụ ý HIV-1 [3].
1.2.2. Đặc điểm sinh vật học[5]
 HIV thuộc họ Retroveridae, genus Lentivirus. Họ này có những đặc
điểm chung :

7


- Hình cầu, đường kính khoảng 100nm. HIV có thể nuôi cấy được trên

các tế bào lympho của người( với điều kiện đã được kích thích phân bào) và
tế bào thường trực Hela CD4( +).
- Dưới kính hiển vi điện tử virus có dạng hình cầu, cấu tạo gồm vỏ ngoài
và lõi capsit ở trong. Vỏ của virus tạo bởi 72 núm gai là các glycoprotein 120
( gp120) của vỏ ngoài, thành phần này là receptor gắn vào receptor CD4+ của
tế bào và một protein xuyên màng glycoprotein 41 (gp 41). Lõi của virus hình
cầu chứa các protein cấu trúc của gen Gag, trong capsit chứa 2 phân tử ARN
giống nhau, và các enzyme ADN polymerase. Cấu trúc chi tiết của virus và
genom của HIV như hình sau:

Hình 1.2. Hình ảnh minh họa cấu tạo virus HIV hoàn chỉnh
 Sức đề kháng: Cũng như các loại virus khác có vỏ ngoài lipid, HIV dễ
bị bất hoạt bởi các yếu tố vật lý, hóa học, nhiệt độ:
-

Bị bất hoạt ở

C trong vòng 30’.

8


-

Dễ dàng bị tiêu diệt bởi các hóa chất sát khuẩn thông thường: cồn

,

aldehyd, phenol, javel….
- Tuy nhiên, trong điều kiện hanh khô, virus có thể sống vài ngày ở bên

ngoài cơ thể.
- Vài tháng trong dung dịch ở nhiệt độ phòng thí nghiệm.
- 3 ngày trong máu bệnh nhân khi để ngoài trời.
- Có khả năng đề kháng với nhiệt độ lạnh, tia cực tím, tia gama….
1.2.3. Các phương thức lây truyền HIV/AIDS[5]
1.2.3.1. Lây nhiễm theo đường máu
 Qua bơm kim tiêm, dụng cụ tiêm chích:
- Là hình thức lây truyền phổ biến, và chủ yếu ở nước ta. Lây nhiễm HIV
qua đường tiêm chích ma túy chiếm từ 40 – 70% các trường hợp nhiễm ở Việt
Nam.
- Đặc trưng: liên quan phần lớn đến các đối tượng NCMT và chính là
vấn đề dùng chung bơm kim tiêm khi chích.
 Qua tiêm truyền máu và sản phẩm máu nhiễm HIV: từ năm 1985 do
việc tiến hành sàng lọc một cách hệ thống máu và sản phẩm máu nên
lây nhiễm qua truyền máu hiện nay là ngoại lệ. chỉ những mẫu máu có
kết quả huyết thanh âm tính mới được truyền. Mặc dù nguy cơ lây
nhiễm thấp( 1/600000 đơn vị máu) vẫn có thể xảy ra do những người
cho máu mới lây nhiễm có thể có kết quả huyết thanh âm tính.
 Các hình thức khác liên quan đến tiếp xúc với máu như: dùng chung
kim châm cứu, xăm trổ, dao cạo râu…có thể lây nhiễm HIV, tuy nhiên
tỷ lệ lây nhiễm qua những đường này không nhiều trong cộng đồng,
thực tế chưa có báo cáo chính thức về trường hợp lây nhiễm qua những
hình thức này.
9


1.2.3.2. Lây nhiễm qua quan hệ tình dục
 Quan hệ tình dục theo đường âm đạo, hậu môn ở đồng giới hay khác
giới đều có thể lây nhiễm HIV: do các cơ quan sinh dục yếu dễ bị viêm
nhiễm, tổn thương vi thể cho phép tiếp nhận virus có trong tinh dịch

hay dịch tiết âm đạo vào máu và lympho. Tuy nhiên sự lây nhiễm có
thể diễn ra ngay khi cơ thể còn nguyên vẹn không có tổn thương.
 Quan hệ tình dục theo đường hậu môn là dễ lây nhiễm nhất vì dễ tổn
thương nhất.
 Nguy cơ lây nhiễm tăng cao theo số lần quan hệ tình dục với người
nhiễm, nhưng có thể lây nhiễm với một lần và ngay lần đầu tiên.
1.2.3.3. Mẹ truyền cho con
 Sự lây nhiễm có thể diễn ra trong thời gian mang thai hoặc trong khi
sinh. Nguy cơ tích lũy của lây truyền mẹ - con từ khi mang thai đến hết
thời kỳ cho con bú là vào khoảng 36%( 20% - 50%). Do đó khuyên các
bà mẹ có HIV không nên có thai.
 Nguy cơ còn lại là sau khi sinh, sữa mẹ có khả năng là nguồn lây nhiễm
HIV. Theo kết quả của nhiều nghiên cứu, việc các bà mẹ nhiễm HIV
không nuôi con bằng sữa mẹ làm giảm nguy cơ lây truyền cho con
khoảng 13%. Vì vậy, hiện nay nhiều quốc gia khuyến cáo các bà mẹ
nhiễm HIV không nên cho con bú. Tuy nhiên tổ chức y tế thế
giới( WHO) khuyến cáo duy trì cho con bú tại các nước đang phát triển
vì nguy cơ liên quan đến sữa nhân tạo cao hơn so với nguy cơ lan
truyền HIV qua sữa mẹ.
1.2.3.4. Các phương thức không lây truyền

10


 Virus không lan truyền qua nước bọt, nước mắt, mồ hôi. Mặc dù tìm
thấy sự có mặt của virus trong các dịch này nhưng không có một
trường hợp nào lây nhiễm qua phương thức này được thông báo.
 Không có lây nhiễm khi tiếp xúc trong cùng gia đình dùng chung thìa,
cốc…với người nhiễm HIV, bể bơi, trường học, phương tiện vận
chuyển công cộng, nơi làm việc, không lây nhiễm HIV qua tiếp xúc

thông thường.
 Muỗi không lây truyền HIV.
 Gia cầm, vật nuôi như chó, mèo, chim…không mang virus HIV nên
không lây nhiễm.
1.2.3.5. Các yếu tố làm tăng lây nhiễm HIV
 Tiêm chích ma túy dùng chung bơm kim tiêm.
 Quan hệ tình dục đồng tính nam, quan hệ tình dục qua đường hậu môn.
 Quan hệ tình dục qua đường âm đạo, đặc biệt khi có bệnh truyền nhiễm
qua đường tình dục, quan hệ với nhiều người.
 Trẻ em mắc bệnh ưa chảy máu do phải sử dụng máu và sản phẩm máu.
 Trẻ em sinh ra từ bà mẹ HIV.
 Nhân viên y tế do tính chất nghề nghiệp tiếp xúc thường xuyên với dịch
cơ thể, máu, tổ chức nhiễm HIV. Nguy cơ lây nhiễm có thể xảy ra sau
tai nạn lao động như đâm kim, vêt thương chảy máu do dụng cụ tiêm
chích. Nguy cơ lây nhiễm qua tai nạn là 4/1000.
1.2.4. Các giai đoạn lâm sàng của HIV.
Bệnh do HIV là một nhiễm trùng do virus tiến triển chậm. thời hạn trung
bình để xảy ra AIDS ở người dinh dưỡng tốt, không điều trị ARV là 7- 10
năm.
 Giai đoạn sơ nhiễm: kéo dài 3 – 6 tuần sau khi nhiễm virus. Đây là thời
kỳ virus nhân lến mạnh mẽ nhất và có nồng độ rất cao trong máu.
11


Trong giai đoạn này, cơ thể chưa tạo ra được kháng thể. Thường sau 3
tháng trở đi kể từ khi bị nhiễm virus mới có thể phát hiện được các
kháng thể kháng các kháng nguyên của HIV trong máu. Vì vậy, giai
đoạn này còn được là giai đoạn nhiễm virus cấp hay giai đoạn cửa sổ
 Giai đoạn không triệu chứng: kéo dài từ 2 – 10 năm. Trong giai đoạn
này nếu xét nghiệm tìm ra các kháng thể kháng HIV trong máu sẽ cho

kết quả dương tính. Thời kỳ này, virus tồn tại nhiều hơn trong hạch
bạch huyết.
 Giai đoạn AIDS: kéo dài 1- 2 năm. Đây là giai đoạn thể hiện tình trạng
suy giảm miễn dịch của cơ thể. Bệnh nhân thường có các biểu hiện lâm
sàng chủ yếu của các bệnh nhiễm trùng cơ hội hoặc ung thư cơ hội và
dẫn đến tử vong.
1.2.5. Các tác hại của nhiễm HIV/AIDS
 Đối với bản thân:
- Giảm sức đề kháng cơ thể dễ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội: lao,
nấm… và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, đường máu khác:
viêm gan B, viêm gan C….
- Giảm sức lao động, sức sản xuất ra các sản phẩm vật chất và tinh thần.
- Tăng các gánh nặng về kinh tế do giảm sức lao động, thiếu cơ hội việc
làm và tăng chi phí cho các hoạt động y tế, điều trị bệnh
- Bị xã hội kỳ thị làm cho có xu hướng sống thu hẹp, khép kín…
- Ảnh hưởng đến đạo đức, hạnh phúc gia đình, dễ tan vỡ…..


Đối với xã hội:
- Ảnh hưởng về kinh tế: Số người nhiễm HIV chủ yếu ở lứa tuổi lao
động. Khi nhiều người bị nhiễm HIV và bị chết vì AIDS sẽ ảnh
hưởng đến sự phát triển kinh tế của từng gia đình, cộng đồng và của
đất nước. Chi phí cho công tác phòng chống AIDS sẽ rất tốn kém.

12


- Ảnh hưởng về tâm lý xã hội: Mọi người sợ hãi dễ dẫn đến tình trạng
phân biệt đối xử. Cuộc sống của gia đình có người bị nhiễm HIV
hoặc bệnh AIDS sẽ trở nên căng thẳng, xuất hiện nhiều mâu thuẫn

và dần tiến tới sự mất ổn định trong cuộc sống.
- Ảnh hưởng nặng nề cho hệ thống y tế: Phần nhiều hệ thống y tế bị
quá tải, phát sinh các nguy cơ lây nhiễm HIV trong môi trường y tế.
Thuốc đặc trị không có nhưng vẫn phải tiến hành việc điều trị cho
các bệnh nhân bị nhiễm HIV/AIDS dẫn đến chi phí cho điều trị lớn
nhưng không đạt hiệu quả, bệnh nhân vẫn tử vong.
- HIV làm giảm tuổi thọ trung bình. Tăng tỷ lệ chết sơ sinh, tỷ lệ chết
mẹ..... làm nảy sinh các vấn đề về trẻ mồ côi, bảo tồn nòi giống
- Ảnh hưởng đến văn hóa, chính trị, xã hội: tăng các tệ nạn xã hội,
trộm cắp, mại dâm…..
1.2.6. Các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS[5]
1.2.6.1. Phòng lây nhiễm qua đường máu
 Đối với người NCMT: không dùng chung bơm, kim tiêm, sử dụng
bơm, kim tiêm 1 lần hoặc có thể được tiệt trùng bằng cách ngâm rửa
bơm, kim tiêm trong nước Javel hoặc luộc sôi trong vòng 10 phút.
 Không sử dụng kim châm cứu, các dụng cụ xăm trổ, dụng cụ đâm
xuyên khác nếu không được tiệt trùng đúng kỹ thuật.
 Các dụng cụ vệ sinh cá nhân: dao, kéo, bấm móng tay…. Không nên
dùng chung, nếu dùng chung nên sát khuẩn đúng cách.
 Thực hiện an toàn khi truyền máu: các sản phẩm, chế phẩm của máu
cần phải được đảm bảo xét nghiệm HIV trước khi truyền.
1.2.6.2. Phòng lây nhiễm qua đường tình dục
 Quan hệ tình dục an toàn: cách tốt nhất là sử dụng bao cao su khi quan
hệ tình dục sẽ giúp phòng lây nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua
đường tình dục khác.
13


 Khi quan hệ phải hiểu biết rõ về bạn tình, không quan hệ với nhiều bạn
tình. Sống chung thủy một vợ một chồng vừa giúp làm giảm nguy cơ

lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục, vừa thể hiện nhân cách đạo
đức con người.
1.2.6.3. Phòng lây nhiễm mẹ - con
 Các bà mẹ bị nhiễm HIV thì nên tư vấn ý kiến của thầy thuốc trước khi
quyêt định mang thai. Tốt nhất là không nên có thai.
 Sử dụng thuốc ARV điều trị dự phòng cho con trước, trong và ngay sau
sinh theo chỉ định cảu thầy thuốc.
 Không nên cho con bú mẹ. tuy nhiên, ở những nước có điều kiện kinh
tế kém phát triển và cân nhắc giữa những rủi ro giữa sữa nhân tạo so
với rủi ro do HIV thì lại khuyên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ
1.2.6.4. Dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS do rủi ro nghề nghiệp cho nhân viên
y tế
Phơi nhiễm với HIV là 1 trong 3 phơi nhiễm nghề nghiệp thường xảy ra
nhất ( HIV, HBV, HCV).
Phơi nhiễm nghề nghiệp với HIV là các tiếp xúc với máu hoặc dịch cơ thể
có thể chứa HIV dẫn đến nguy cơ lây nhiễm HIV xảy ra trong quá trình chăm
sóc, chẩn đoán, điều trị bệnh nhân. Các dạng phơi nhiễm như qua da bị tổn
thương do kim tiêm, vật sắc nhọn đâm xuyên; qua da bị tổn thương do kim
tiêm hoặc vật sắc nhọn; qua niêm mạc da trầy xước, loét, nhiễm trùng; do bị
người khác dùng kim tiêm chứa máu đâm hoặc trong khi truy bắt tội phạm.[6]
Dự phòng lây nhiễm HIV nghề nghiệp cho nhân viên y tế áp dụng cả trước
và sau khi phơi nhiễm với HIV:[5][6]
 Trước khi phơi nhiễm:
- Áp dụng các phương pháp phòng ngừa chuẩn: mang các phương tiện
phòng hộ cá nhân, đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn trong khám, chữa
14


bệnh; khử khuẩn các dụng cụ; chất thải bệnh nhân……. Giúp làm giảm
nguy cơ lây nhiễm.

- Thực hiện đúng quy trình khi thao tác.
- Chỉ định điều trị đúng, phù hợp, không lạm dụng tiêm.
- Dự phòng sau khi phơi nhiễm:
- Xử trí vết thương tại chỗ đúng cách, không lặn vết thương tránh làm
cho tổn thương sâu hơn và virus vào máu nhanh hơn.
- Đánh giá nguy cơ phơi nhiễm theo mức độ tiếp xúc, đánh giá nguồn
phơi nhiễm và điều trị dự phòng bằng ARV theo đúng phác đồ điều trị.

15


Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm nghiên cứu
Trường Đại học Y Dược Hải Phòng địa chỉ 72A, Nguyễn Bỉnh Khiêm,
Ngô Quyền, Hải Phòng.
2.2. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 1/2015 đến tháng 5/2015
2.3. Đối tượng nghiên cứu
Sinh viên các năm thứ nhất và năm cuối đang học tập tại trường Đại học Y
Dược Hải Phòng. Bao gồm sinh viên các ngành: bác sĩ đa khoa, bác sĩ y học
dự phòng, bác sĩ răng hàm mặt, cử nhân điều dưỡng, cử nhân kỹ thuật y học
đảm bảo các tiêu chuẩn sau:
 Đang học tập tại trường.
 Tình nguyện tham gia nghiên cứu.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1.Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang.
2.4.2. Mẫu nghiên cứu
2.4.2.1. cỡ mẫu nghiên cứu
Cỡ mẫu cho điều tra KAP được tính theo công thức:


n=
n: cỡ mẫu tối thiểu cần nghiên cứu.
=
p: tỷ lệ sinh viên có hiểu biết đúng về HIV/AIDS( p = 0,5).
16


q= 1-p
∆: sai số mong muốn( ∆=0,07).
Cỡ mẫu tính được n= 196, cỡ mẫu dự kiến nghiên cứu sinh viên năm thứ
nhất: 301, năm cuối: 198 sinh viên
2.4.2.2. Cách chọn mẫu
Mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống:
Bước 1: chọn lớp đưa vào nghiên cứu
Năm học 2014 – 2015
Năm thứ nhất có 12 lớp trong đó các ngành đào tạo bác sỹ y học dự
phòng, bác sỹ răng hàm mặt, cử nhân kỹ thuật y học, cử nhân điều dưỡng đều
chỉ có 1 lớp, riêng bác sỹ đa khoa có 8 lớp.
Năm cuối có 12 lớp, trong đó các ngành đào tạo bác sỹ y học dự phòng,
bác sỹ răng hàm mặt, cử nhân kỹ thuật y học, cử nhân điều dưỡng đều chỉ có
1 lớp, riêng bác sỹ đa khoa có 8 lớp.
Đối với các ngành đào tạo bác sỹ y học dự phòng, bác sỹ răng hàm mặt,
cử nhân kỹ thuật y học, cử nhân điều dưỡng chọn cả lớp.
Đối với y đa khoa, đánh số thứ tự theo các số tự nhiên từ 1 đến 8
Bốc ngẫu nhiên ở mỗi khối ra 1 lớp.
Bước 2: chọn đối tượng đưa vào nghiên cứu
Trong mỗi khối, lập danh sách sinh viên theo vần A,B,C….. rồi lấy số
sinh viên từ số đầu tiên đến khi đủ cỡ mẫu thì thôi.

17



2.4.3. Biến số và chỉ số nghiên cứu
Biến số và chỉ số nghiên cứu
Mục tiêu

pháp

thu thập thông
Nguyên nhân


Mô tả kiến

Phương

tả

thức, thái độ kiến thức
và thực hành

tin
Điều
tra/phỏng

vấn
Các phương thức lây truyền Điều tra/phỏng
HIV/AIDS
vấn
Những đối tượngcó nguy cơ Điều tra/phỏng


về

lây nhiễm HIV/AIDS
vấn
Các biện pháp phòng tránh lây Điều tra/phỏng

HIV/AIDS

nhiễm HIV/AIDS
Xét nghiệm phát hiện HIV

vấn
Điều tra/phỏng

vấn
Mô tả thái Thái độ bạn bè hoặc người thân Điều tra/phỏng
độ

nhiễm HIV/AIDS
vấn
Thái độ đối với các phong trào Điều tra/phỏng
phòng chống HIV/AIDS trong vấn

Mô tả thực
hành

cộng đồng
Hành vi để tránh lây nhiễm Điều tra/phỏng
HIV/AIDS cho bản thân

vấn
Thực hành tham gia các hoạt Điều tra/phỏng
động phòng chống HIV/AIDS vấn
trong cộng đồng
Các hành vi dự phòng lây Điều tra/phỏng

nhiễm HIV nghề nghiệp
Mô tả các yếu tố liên Giới tính

18

vấn
Điều tra/phỏng


quan đến kiến thức phòng
chống

lây

nhiễm

Điểm đầu vào đại học

vấn
Điều tra/phỏng

Khu vực

vấn

Điều tra/phỏng

Khối học

vấn
Điều tra/phỏng

Ngành học

vấn
Điều tra/phỏng

Nguồn thông tin

vấn
Điều tra/phỏng
vấn

2.5.Phương pháp thu thập thông tin
Nhóm điều tra viên: 3 người.
Phương pháp phỏng vấn, sử dụng công cụ là bộ câu hỏi có sẵn.
Chỉ tiêu đánh giá:
Bằng việc cho điểm mỗi trả lời đúng, với mỗi ý trả lời đúng sẽ được cộng 1
điểm vào tổng điểm. đánh giá trên cả 3 phương diện, đánh giá kiến thức, thái
độ và thực hành phòng chống HIV/AIDS. Nếu:
• ≥ 50% => đạt
• < 50% => không đạt
2.6. Phương pháp hạn chế sai số, hạn chế số nhiễu:
Tập huấn cho người thu thập thông tin cách hướng dẫn sinh viên trả lời các
câu hỏi.

Giải thích kỹ các câu hỏi, cách trả lời cho sinh viên.
Tiến hành điều tra thử, giám sát quá trình điều tra thử để hoàn thành công
cụ thu thập rồi mới tiến hành điều tra.
Làm sạch số liệu trước khi nhập liệu.
2.7. Phương pháp xử lý số liệu
Nhập số liệu bằng epidata 3.1 và xử lý số liệu trên phần mềm SPSS 20.0
19


2.8. Đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu chỉ nhằm mục đích tìm hiểu những kiến thức, thái độ, và
thực hành về phòng chống HIV/AIDS nên không gây tổn thương cho đối
tượng nghiên cứu.
Đối tượng tham gia nghiên cứu hoàn toàn tự nguyện.
Các thông tin cá nhân của đối tượng tham gia nghiên cứu được đảm bảo
giữ bí mật, chỉ phục vụ cho nghiên cứu

20


Chương 3

KẾT QUẢ
3.1. Thực trạng kiến thức, thái độ và thái độ thực hành về phòng chống
lây nhiễm HIV/AIDS của sinh viên năm thứ nhất và năm cuối trường
Đại học Y Dược Hải Phòng năm học 2014 – 2015
Bảng 3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu:
Kết quả nghiên cứu

Số lượng


Đặc điểm đối tượng nghiên cứu

Tỷ lệ
(%)

Giới tính

Nam
138
Nữ
361
Tổng
499
Khu vực
Nông thôn
434
Thành thị
65
Khối học
Năm thứ nhất
301
Năm cuối
198
Ngành học
Bác sỹ đa khoa
122
Bác sỹ răng hàm mặt
72
Bác sỹ y học dự phòng

109
Cử nhân kỹ thuật y học
84
Cử nhân điều dưỡng
112
Điểm đầu vào đại ≤ 21
261
21 – 25
218
học
≥ 25
20
Nhận xét: Tổng số sinh viên tham gia nghiên cứu là 499 sinh

27,7
72,3
100
87,0
13,0
60,3
39,7
24,4
14,4
21,8
16,8
22,4
52,3
43,7
4,0
viên, trong đó


số sinh viên nữ chiếm ưu thế với 72,3%. Sinh viên năm thứ nhất tham gia với
60,3%, sinh viên năm cuối là 39,7%. Trong đó ngành bác sỹ đa khoa chiếm tỷ
lệ cao nhất( 24,4%) và thấp nhất là ngành răng hàm mặt( 14,4%). Chủ yếu các
em xuất thân từ nông thôn ( 87%) và có điểm đầu vào đại học trong khoảng
21-25 điểm với 66,9% và lượng sinh viên có số điểm ≥25 là thấp nhất( 4%).
Biểu đồ 3.1. Sự tiếp cận của sinh viên với các nguồn thông tin ( n= 499):

21


Nhận xét: Tỷ lệ tiếp cận thông tin của sinh viên bằng phương pháp gián tiếp
thông qua các phương tiện thông tin đại chúng nhìn chung cao hơn so với
phương pháp trực tiếp. Trong đó, tiếp cận qua tivi là cao nhất 91,4%; tiếp đến
là sách, báo, tờ rơi với 89,8%; loa truyền thanh (71,9%); đài (69,5%); CBYT
(71,5%); những người xung quanh (75,7%); và 0,4% chủ yếu là từ nguồn
internet.
3.1.2. Hiểu biết của sinh viên về HIV/AIDS (n=499):
Biểu đổ 3.2. Tỷ lệ hiểu biết chung của sinh viên về HIV/AIDS (n= 499):

22


Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ hiểu biết chung về HIV/AIDS của sinh viên
Nhận xét: đa số sinh viên có hiểu biết đúng về HIV/AIDS với tỷ lệ hiểu biết
chung là 84,4%, chỉ có số ít sinh viên (15,6%) còn chưa đạt yêu cầu.
Bảng 3.2. Hiểu biết của sinh viên về nguyên nhân gây HIV/AIDS ( n=499)
Kiến thức về HIV
Đã từng nghe đến HIV Đã từng
Chưa từng

HIV là gì
Virus
Các nguyên nhân khác

Số lượng
499
0
494
5

Tỷ lệ(%)
100,0
0,0
99,0
1,0

và không biết
Nhận xét: bảng 3.2 cho thấy tỷ lệ sinh viên đã từng nghe đến HIV rất cao
(100%) và 99% biết được tác nhân gây bệnh chính là virus HIV.
Bảng 3.3. Hiểu biết của sinh viên về các phương thức lây truyền HIV/AIDS
(n=499):
Kiến thức về HIV
HIV có lây Có
Không
không?
Giai
đoạn Giai đoạn sơ nhiễm
nhiễm HIV làm
23


Số lượng
499
0
125

Tỷ lệ (%)
100,0
0,0
25,1


Giai đoạn không triệu chứng
237
47,5
Giai đoạn AIDS
72
14,4
Không biết
65
13,0
Các
phương Quan hệ tình dục không an toàn
498
99,8
Đường máu
498
99,8
thức lây truyền
Mẹ truyền sang con
496

99,4
HIV
Cả ba đường
496
99,4
Không biết
0
0,0
Nhận xét: Mặc dù 100% sinh viên nhận thức được HIV có lây nhiễm nhưng
chỉ 25,1% sinh viên nhận thức đúng về giai đoạn có khả năng lây lan mạnh
nhất cho cộng đồng là giai đoạn sơ nhiễm. Tỷ lệ sinh viên nhận thức đúng
HIV lây truyền theo cả 3 phương thức: tình dục không an toàn, đường máu và
mẹ truyền cho con là rất cao với 99,4%. Trong đó, tình dục không an toàn và
đường máu chiếm tỷ lệ cao nhất 99,8%, còn mẹ truyền sang con là 99,4%.

24


Bảng 3.4.Hiểu biết của sinh viên về các giai đoạn mẹ truyền HIV cho con
(n=499):
Kiến thức
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Thời kỳ mang thai
349
69,9
Trong khi sinh
370
74,1
Thời kỳ cho con bú

306
61,3
Cả 3 thời kỳ
190
38,1
Không biết
13
2,6
Nhận xét: bảng 3.4 cho thấy tỷ lệ hiểu biết toàn diện về cả 3 thời kỳ mẹ đều
có thể truyền virus HIV cho con còn rất thấp( 38,1%) mà hầu như chỉ biết
một, hai thời kỳ: cao nhất là trong khi sinh (74,1%), tiếp đến là thời kỳ mang
thai (69,9%) và cho con bú (61,3%), vẫn còn 2,6% không biết là thời kỳ nào.
Bảng 3.5. Hiểu biết của sinh viên về những đối tượng có nguy cơ lây nhiễm
dHIV/AIDS cao hơn những người khác (n=499)
Kiến thức
Người NCMT
Phụ nữ bán dâm
Trẻ sinh ra từ mẹ bị nhiễm HIV
Người mua dâm
Nhân viên y tế, cán bộ nhà giam, CSHS..
Người có nhiều bạn tình…
Những người thường xuyên phải truyền

Số lượng
496
485
401
442
191
321

206

Tỷ lệ ( % )
97,4
97,2
80,4
88,6
38,3
64,3
41,3

máu nhiều lần…..
Không biết
4
0.8
Khác
3
0,6
Nhận xét: Đa số sinh viên nhận thức người nghiện chích ma tuý và phụ nữ
bán dâm là những người có nguy cơ nhiễm HIV cao hơn những người khác
nhưng lượng sinh viên biết được những người thường xuyên phải truyền máu,
nhân viên y tế , cán bộ nhà giam, cảnh sát hình sự…. cũng là những người có
nguy cơ lây nhiễm HIV cao còn thấp.
Bảng 3.6. Hiểu biết của sinh viên về các hành vi có nguy cơ lây nhiễm
HIV/AIDS ( n=499)
25


×