Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

KHÁI QUÁT CHẾ độ CHÍNH SÁCH kế TOÁN CÔNG TY TNHH THIẾT bị điện và CHIẾU SÁNG đức HẠNH NGUYÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.79 KB, 24 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, một trong những yếu tố quan trọng
ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp, đó là vốn.
Nhưng việc quan trong đó là sử dụng đồng vốn đó bằng cách nào để mang lại
hiệu quả kinh tế cao nhất cho doanh nghiệp. Đó chính là vấn đề hiện nay các
doanh nghiệp đang đương đầu.
Mục tiêu cuối cùng và cao nhất của doanh nghiệp là vấn đề lợi nhuận tối đa,
đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng nâng cao trình độ quản lý sản xuất kinh
doanh, đặc biệt trong quản lý và sử dụng vốn là yếu tố hết sức quan trọng có ý
nghĩa quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp thông qua các kết quả và hiệu
quả kinh tế đạt được trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Vì vậy nền kinh tế chuyển từ cơ chế hạch toán tập trung sang cơ chế thị
trường theo định hướng XHCN, cùng với sự cạnh tranh gay gắt của các thành
phần kinh tế đòi hỏi các doanh nghiệp phải có các phương án sử dụng sao cho
hợp lý, tiết kiệm và đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, từ đó chọn ra tiền đề vững
chắc cho hoạt động trong tương lai của doanh nghiệp.
Trong báo cáo bao gồm có 2 chương:
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ ĐIỆN VÀ
CHIẾU SÁNG ĐỨC HẠNH NGUYÊN
PHẦN 2: KHÁI QUÁT CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN CÔNG TY ÁP
DỤNG

1


PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ ĐIỆN VÀ
CHIẾU SÁNG ĐỨC HẠNH NGUYÊN
1.1 Giới thiệu chung về Công ty TNHH Thiết bị Điện và Chiếu sáng
Đức Hạnh Nguyên
-Duhan-hp có trụ sở chính tại Gian 2, Kho số 2, Tổng kho 3B, 35 Trần
Khánh Dư, quận Ngô


Quyền, Hải Phòng .
-Đăng ký Doanh nghiệp lần đầu vào ngày 30 tháng 06 năm 2008. Đăng
ký tay đổi lần thứ ba vào ngày 06 tháng 08 năm 2014.
*Giới thiệu
-Công ty TNHH thiết bị điện và chiếu sáng Đức Hạnh Nguyên là nhà
phân phối chuyên nghiệp thiết bị chiếu sáng Duhal tại Hải Phòng và các tỉnh
lân cận, được thanh lập từ năm 2008.
Địa chỉ: Tổng Kho 3B - Ngõ 35 Trần Khánh Dư - Ngô Quyền - Hải
Phòng.
*Hồ sơ công ty
-Tên công ty: Công Ty TNHH Thiết Bị Điện Và Chiếu Sáng Đức Hạnh
Nguyên
-Loại hình: Công Ty Thương Mại
-Mã số thuế: 0200823089
-Năm thành lập: 2008
-Thị trường chính: Miền Bắc
-Số nhân viên: Từ 5 - 10 người.
-Đăng ký Doanh nghiệp lần đầu ngày 30 tháng 06 năm 2008; Đăng ký
thay đổi lần thứ ba ngày 06 tháng 08 năm 2014
-Mã số doanh nghiệp/MST: 0200823089
-Tên Ngân hàng giao dịch: Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – CN
Hải Phòng.
-Số tài khoản (VNĐ): 020.01.01.010220.3
-Đại diện theo pháp luật của công ty: Ông Lâm Trọng Hiền, chức vụ:
Giám đốc
-Vốn điều lệ : 2.000.000.000 VNĐ (Bằng chữ: hai tỷ đồng)
*Trình độ nhân sự chủ chốt
-Kỹ sư Điện tử Viễn thông: 01 người
2



-Cử nhân Quản trị Kinh doanh: 02 người
-Cử nhân Tài chính kế toán: 03 người
-Cao đẳng Cơ điện: 02 người
Công ty cổ phần công nghiệp và thiết bị chiếu sáng Duhal là đơn vị có
20 năm kinh nghiệm về sản xuất thiết bị chiếu sáng. Để đáp ứng với xu thế sử
dụng thiết bị chiếu sáng tiết kiệm điện năng, bền, đẹp, hiệu suất cao…công ty
đã cho ra đời các dòng sản phẩm đèn chiếu sáng bằng công nghệ LED với các
ưu điểm nổi trội:
-Tiêu thụ điện năng thấp: tiết kiệm khoảng 75% điện so với đèn chiếu
sáng thông thường. Bóng đèn truyền thống, đèn neon, đèn halogen ... đều cần
từ 110-220 V mới sáng được, trong khi đèn LED trắng chỉ cần từ 3-24 V để
phát sáng. Do ít tiêu hao năng lượng nên đèn LED có thể sử dụng ở vùng sâu
vùng xa mà không cần nhà máy phát điện công suất cao;
-Thân thiện với môi trường: không tia cực tím, không bức xạ tia hồng
ngoại, phát nhiệt của ánh sánh thấp, không chứa thủy ngân và những chất có
hại, không gây ô nhiễm môi trường;
-Nhiệt độ làm việc thấp: nhiệt độ làm việc của bóng đèn LED cao hơn
nhiệt độ môi trường khoảng 5 – 80C, thấp hơn so với đèn huỳnh quang thông
thường là khoảng 13 – 250C;
-Tuổi thọ cao: vượt qua 50,000 giờ (tương đương với 6 năm thắp sáng
liên tục).
Hiện nay công ty Duhal có tất cả các sản phẩm LED sử dụng cho nhiều
loại công trình dân dụng, công nghiệp và chuyên dùng như đèn LED bóng tròn,
đèn LED tuýp, đèn LED âm trần, đèn LED DOWNLIGHT, đèn đường LED…
Với các dòng sản phẩm:

3



- Đèn chiếu sáng văn phòng (cao ốc, khu thương mại, khách sạn…)
- Đèn chiếu sáng dân dụng (đèn trang trí, cửa hàng, nhà ở…)
- Đèn chiếu sáng công nghiệp (xưởng, nhà kho, nhà xe…)
- Đèn chiếu sáng ngoài trời (sân thi đấu, sân vườn, đèn đường…)
- Đèn chiếu chuyên dùng (đèn thoát hiểm, đèn chống thấm, đèn khẩn
cấp...)
1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Thiết bị Điện
và Chiếu sáng Đức Hạnh Nguyên.
Công ty cổ phần công nghiệp và thiết bị chiếu sáng Duhal là đơn vị có
20 năm kinh nghiệm về sản xuất thiết bị chiếu sáng, Duhal là kết quả của công
nghệ tiên tiến áp dụng trong lĩnh vực chiếu sáng tạo nên sản phẩm: Sáng hơn –
Tiết kiệm hơn – An toàn hơn.
Hầu hết các công trình trọng điểm có sử dụng sản phẩm của Duhal: Hệ
thống văn phòng sân bay quốc tế Nội Bài, sân bay Tân Sơn Nhất, tòa cao ốc Mê
Linh Point, Sài Gòn Trade Center, Khu công nghiệp (KCN) Bắc Thăng Long,
KCN Việt Nam - Singapore, Việt Hương, Sóng Thần, Khu liên hợp Điện Đạm
Phú Mỹ…
Công ty là một trong những đơn vị đi đầu trong cả nước mạnh dạn đầu
tư đổi mới công nghệ chiếu sáng bằng Chip Led tổ hợp thay thế các công nghệ
chiếu sáng truyền thống với nhiều tính năng nổi bật và tiết kiệm năng lượng, góp
phần giảm thiểu tác hại của biến đổi khí hậu, đây là vấn đề đang được nhiều
quốc gia quan tâm.
Bên cạnh đó, công ty cũng không ngừng đổi mới sáng tạo, từ năm
2010 đến nay công ty đã đẩy mạnh đầu tư cho nghiên cứu, thiết kế mẫu mã, kiểu
dáng cho các sản phẩm và tiến hành đăng ký bảo hộ độc quyền kiểu dáng công
nghiệp tại Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ.
Các sản phẩm của Duhal đã đáp ứng các điều kiện để được bảo hộ và
cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp với các tiêu chí: Có tính mới so với
trình độ kỹ thuật trên thế giới; có tính sáng tạo; có khả năng áp dụng công
nghiệp. Vì thế, Công ty Cổ phần Công nghiệp và Thiết bị chiếu sáng Duhal đã

được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) cấp 6 văn bằng
độc quyền kiểu dáng công nghiệp của tác giả Đỗ Lâm.
4


Với các văn bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp này, công ty đã đủ
điều kiện để được chứng nhận là Doanh nghiệp KH&CN với danh mục sản
phẩm hàng hóa hình thành từ kết quả KH&CN là: bộ chia điện 3 đầu ra, bộ chia
điện 4 đầu ra, bộ chia điện 2 đầu ra, bộ quấn dây điện, ổ cắm điện di động chia
4, đèn chiếu sáng sử dụng Chip Led tổ hợp - LDS 30, đèn chiếu sáng sử dụng
Chip Led tổ hợp - LDS 60, đèn chiếu sáng sử dụng Chip Led tổ hợp - LDS 90,
đèn chiếu sáng HDD 250.
Việc chứng nhận Doanh nghiệp KH&CN nhằm tạo điều kiện thuận lợi
cho doanh nghiệp tiếp cận với các nguồn hỗ trợ để triển khai ứng dụng các kết
quả KH&CN vào sản xuất, kinh doanh; đồng thời đẩy mạnh thương mại hóa các
sản phẩm hàng hóa hình thành từ hoạt động KH&CN, góp phần phát triển thị
trường công nghệ, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Để đáp ứng với xu thế sử dụng thiết bị chiếu sáng tiết kiệm điện năng,
bền, đẹp, hiệu suất cao…công ty đã cho ra đời các dòng sản phẩm đèn chiếu
sáng bằng công nghệ Led với các ưu điểm nổi trội:
* Tiêu thụ điện năng thấp: tiết kiệm khoảng 75% điện so với đèn chiếu
sáng thông thường. Bóng đèn truyền thống, đèn neon, đèn halogen… đều cần từ
110-120V mới sáng được, trong khi đèn Led trắng chỉ cần từ 3-24V để phát
sáng. Do ít tiêu hao năng lượng nên đèn Led có thể sử dụng ở vùng sâu vùng xa
mà không cần nhà máy phát điện công suất cao.
*Thân thiện với môi trường: không tia cực tím, không bức xạ tia hồng
ngoại, phát nhiệt của ánh sáng thấp, không chứa thủy ngân và các chất có hại,
không gây ô nhiễm môi trường.
*Nhiệt độ làm việc thấp: nhiệt độ làm việc của bóng đèn Led cao hơn nhiệt
độ môi trường khoảng 5-80C, thấp hơn so với đèn huỳnh quang thông thường là

khoảng 13-150C.
*Tuổi thọ cao: vượt qua 50,000 giờ (tương đương với 6 năm thắp sáng liên
tục).
-Nhà máy được xây dựng hơn 16,000m2 với hệ thống dây chuyền thiết bị
tân tiến, đồng bộ, cùng đội ngũ cán bộ kỹ thuật chuyên nghiệp, công nhân có tay
nghề cao. Chính sách hậu mãi, dịch vụ uy tín, và phương châm: Chiếm Trọn
Niềm Tin Của Khách Hàng.
-Hầu hết các công trình trọng điểm có sử dụng đèn Duhal: Hệ thống văn
phòng sân bay quốc tế Nội Bài, sân bay Tân Sơn Nhất, tòa cao ốc Mê Linh
5


Point, Sài Gòn Trade Center, KCN Bắc Thăng Long, KCN Việt Nam-Singapore,
Việt Hương, Sóng Thần, Khu Liên hợp Điện Đạm Phú Mỹ…
Với chất lượng và giá cả hợp lý nhất, chúng tôi hy vọng sẽ luôn là đối
tác tin cậy của bạn.
1.3 Lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Thiết bị Điện và
Chiếu sáng Đức Hạnh Nguyên.
-Cung cấp các loại đèn: Đèn Pha, Đèn Led Panel, Máng đèn huỳnh quang,
Máng đèn phản quang gắn NỔI, Máng đèn phản quang gắn ÂM, Đèn sân vườn,
Đèn Led Downlight, Đèn Led Âm Tường, Đèn Led Âm Sàn, Đèn Đường Led,
Đèn LED Chiếu Điểm, Bóng LED, Đèn Exit - Đèn khẩn cấp.
-Chiếu Sáng - Thiết Kế Hệ Thống và Thiết Bị Chiếu Sáng
*Sản phẩm dịch vụ
-Đèn led Duhal
-Thiết bị chiếu sáng Duhal
1.4 Đặc điểm cơ cấu tổ chức quản lý của công ty
1.4.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của công ty

GIÁM ĐỐC


P.GIÁM ĐỐC

PHÒNG

PHÒNG

PHÒNG

KỸ THUẬT

KINH DOANH
TỔNG HỢP

KẾ TOÁNNHÂN SỰ

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ kết cấu tổ chức bộ máy công ty
1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận

6


*Giám đốc: Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty là người điều hành
hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng
thành viên về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình.
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có các quyền và nhiệm vụ sau đây:
-Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng thành viên;
-Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của
công ty;
-Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;

-Ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty;
-Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty,
trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên;
-Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của
Chủ tịch Hội đồng thành viên;
-Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty;
-Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Hội đồng thành viên;
-Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;
-Tuyển dụng lao động;
-Các quyền và nhiệm vụ khác được quy định tại Điều lệ công ty, hợp đồng
lao động mà Giám đốc hoặc Tổng giám đốc ký với công ty theo quyết định của
Hội đồng thành viên.
*Phó Giám đốc: Giúp việc cho Giám đốc trong quản lý điều hành các hoạt
động của công ty theo sự phân công của Giám đốc;
-Chủ động và tích cực triển khai, thực hiện nhiệm vụ được phân công và
chịu trách nhiệm trước Giám đốc về hiệu quả các hoạt động.
*Phòng Kỹ thuật:
-Chức năng:
+Phòng Kỹ thuật là đơn vị thuộc bộ máy quản lý của công ty, có chức năng
tham mưu cho HĐQT và Tổng giám đốc về công tác kỹ thuật, công nghệ, định
mức và chất lượng sản phẩm.
+Thiết kế, triển khai giám sát về kỹ thuật các sản phẩm làm cơ sở để hạch
toán, đấu thầu và ký kết các hợp đồng kinh tế.
+Kết hợp với phòng Kế hoạch Vật tu theo dõi, kiểm tra chất lượng, số
lượng hàng hoá, vật tư khi mua vào hoặc xuất ra.
+Kiểm tra, giám sát, nghiệm thu chất lượng sản phẩm.
7


-Nhiệm vụ

+Thiết kế, triển khai thi công sản phẩm ở các khâu sản xuất. Tổ chức quản
lý, kiểm tra công nghệ và chất lượng sản phẩm, tham gia nghiệm thu sản phẩm.
+Căn cứ hợp đồng kinh tế lập phương án kỹ thuật, khảo sát, lên danh mục,
hạng mục cung cấp cho Phòng Kinh doanh để xây dựng giá thành sản phẩm.
Quản lý và kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị thực hiện các mặt hàng, sản phẩm
theo đúng mẫu mã, quy trình kỹ thuật, nhiệm vụ thiết kế theo hợp đồng kinh tế
đã ký kết. Là đơn vị chịu trách nhiệm chính về mặt kỹ thuật đối với các sản
phẩm xuất xưởng.
+Tham gia vào việc kiểm tra xác định định mức lao động trong các công
việc, các công đoạn sản xuất và xác nhận lệnh sản xuất. Trực tiếp làm các công
việc về đăng ký, đăng kiểm chất lượng hàng hóa, sản phẩm thi công tại Công ty.
Quản lý chỉ đạo về an toàn kỹ thuật trong sản xuất.
+Kiểm tra xác định khối lượng, chất lượng, kỹ mỹ thuật của sản phẩm để
xuất xưởng làm cơ sở quyết toán và thanh lý hợp đồng kinh tế. Lưu trữ hồ sơ kỹ
thuật, đảm bảo bí mật công nghệ sản phẩm truyền thống.
+Nghiên cứu cải tiến các mặt hàng, sản phẩm của Công ty đang sản xuất để
nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Quản lý các định mức kỹ thuật
(mức tiêu hao năng lượng, vật tư và nguyên vật liệu của các sản phẩm..vv..).
+Xây dựng kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa lớn thiết bị của các đơn vị theo
định kỳ. Quản lý, lưu trữ hồ sơ kỹ thuật các sản phẩm đã sản xuất, giữ gìn bí mật
công nghệ.
+Nghiên cứu xây dựng danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm và định
mức kỹ thuật áp dụng trong Công ty. Phối hợp với các đơn vị liên quan tham gia
Hội đồng khảo thí thi tay nghề nâng bậc lương công nhân kỹ thuật. Biên soạn tài
liệu về công nghệ kỹ thuật để đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề cho
cán bộ công nhân viên.
+Theo dõi, đối chiếu các hạng mục trong quá trình sản xuất, mức tiêu hao
vật tư nguyên liệu để làm cơ sở thanh lý hợp đồng kinh tế giữa Công ty với
khách hàng.
+Trực tiếp báo cáo Tổng giám đốc Công ty về chất lượng, số lượng, các chỉ

số hao hụt vật tư, nguyên liệu khi mua vào, xuất ra phục vụ sản xuất. Theo dõi
tiêu hao nguyên vật liệu cũng như tiết kiệm vật tư nguyên nhiên liệu trong sản
xuất kinh doanh.
8


+Xác nhận về thời gian hoàn thành chất lượng công việc của tất cả các lệnh
sản xuất để làm cơ sở thanh toán tiền lương, tiền công cho công nhân.
+Soạn thảo, xây dựng quy trình công nghệ để thi công các sản phẩm.
*Phòng Kinh doanh-Tổng hợp:
-Chức năng:
+Tham mưu cho Tổng giám đốc trong lĩnh vực kinh doanh
+Lập các kế hoạch Kinh doanh và triển khai thực hiện
+Quản lý chi phí vật tư, nhiên nguyên vật liệu
+Quản lý doanh thu,công nợ khách hàng
+Soạn thảo hợp đồng kinh tế, hợp đồng mua bán, góp vốn…
+Thủ tục cấp sổ đỏ
+Marketing và chăm sóc khách hàng.
+Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc yêu cầu.
-Nhiệm vụ:
+Lập các kế hoạch Kinh doanh và triển khai thực hiện
Phân tích khách hàng và kênh tiêu thụ
Tìm hiểu thị trường và các đơn vị cạnh tranh trong khu vực
Lập kế hoạch Marketing: + Kế hoạch quảng cáo
+ Kế hoạch tiếp thị, khuyến mại
+ Kế hoạch bán hàng
+Quản lý chi phí vật tư, nhiên nguyên vật liệu:
Chịu trách nhiệm theo dõi vật tư phục vụ trạm trộn bê tông thương phẩm.
Theo dõi lượng tồn xăng, dầu, xi măng, lập lệnh mua trình lãnh đạo duỵêt.
Báo cáo sản lượng, khối lượng sản xuất, xuất bán hàng ngày của bê tông,

xăng dầu,cát đá, gạch.
+Quản lý doanh thu, công nợ khách hàng:
Tổng hợp doanh thu các sản phẩm trong công ty.
Theo dõi công nợ của các khách hàng: đảm bảo chốt công nợ đúng hạn,
chính xác.
Lập kế hoạch thu hồi công nợ ,yêu cầu thanh toán những khoản nợ quá hạn.
Hàng tháng hạch toán lỗ lãi bê tông, xăng dầu .
+Soạn thảo hợp đồng kinh tế, hợp đồng mua bán:
Soạn thảo, làm thủ tục ký kết các hợp đồng mua bán bê tông, gạch, đá cát,
thuê xe- máy, san lấp mặt bằng
9


Lập hợp đồng vay vốn, góp vốn, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng
đất với nhà đầu tư thứ cấp và các hồ sơ liên quan đến mua đất trình Tổng giám
đốc ký
Quản lý, lưu trữ hợp đồng, hồ sơ chứng từ liên quan.
+Làm thủ tục bàn giao đất cho khách hàng:
Bàn giao đất tại thực địa cho khách hàng khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài
chính
+Marketing và chăm sóc khách hàng:
Xây dựng hình ảnh công ty qua hoạt động bán hàng;
Trích hoa hồng và chiết khấu cho khách hàng;
Tặng quà và chịu trách nhiệm về các chi phí đối ngoại;
Gặp gỡ và trao đổi công việc thường xuyên với khách hàng mục tiêu và
khách hàng thông thường;
Khảo sát và đo lường sự hài lòng của khách hàng
*Phòng Kế toán-Nhân sự:
-Chức năng:
+Tham mưu cho Giám đốc quản lý các lĩnh vực sau:

Công tác tài chính;
Công tác kế toán tài vụ;
Công tác kiểm toán nội bộ;
Công tác quản lý tài sản;
Công tác thanh quyết toán hợp đồng kinh tế;
Kiểm soát các chi phí hoạt động của Công ty;
Quản lý vốn, tài sản của Công ty, tổ chức, chỉ đạo công tác kế toán trong
toàn Công ty;
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
-Nhiệm vụ:
Lập kế hoạch thu, chi tài chính hàng năm của Công ty tham mưu cho Giám
đốc trình HĐTV phê duyệt để làm cơ sở thực hiện.
Chủ trì thực hiện nhiệm vụ thu và chi, kiểm tra việc chi tiêu các khoản tiền
vốn, sử dụng vật tư, theo dõi đối chiếu công nợ.
Xây dựng kế hoạch quản lý, khai thác và phát triển vốn của Tổng công ty
giao cho Công ty, chủ trì tham mưu trong việc tạo nguồn vốn, quản lý, phân bổ,
điều chuyển vốn và hoàn trả vốn vay, lãi vay trong toàn Công ty;
10


Tham mưu giúp Giám đốc phân bổ chỉ tiêu kế hoạch tài chính cho các đơn
vị trực thuộc;
Triển khai công tác nghiệp vụ kế toán tài vụ trong toàn Công ty;
Thực hiện quyết toán quý, 6 tháng, năm đúng tiến độ và tham gia cùng với
phòng nghiệp vụ của công ty để hoạch toán lỗ, lãi cho từng đơn vị trực thuộc,
giúp cho ban giám đốc Công ty nắm chắc nguồn vốn, lợi nhuận.
Trực tiếp thực hiện các chế độ, chính sách tài chính, kế toán, thống kê,
công tác quản lý thu chi tài chính của cơ quan Văn phòng Công ty, thực hiện
thanh toán tiền lương và các chế độ khác cho Cán bộ công nhân viên (CBCNV)
khối Văn phòng theo phê duyệt của Giám đốc;

Lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế theo quy định chế độ tài chính hiện
hành của Nhà nước phản ánh trung thực kết quả hoạt động của Công ty;
Phân tích tình hình tài chính, cân đối nguồn vốn, công nợ.. trong Công ty
và báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Giám đốc;
Chủ trì xây dựng, soạn thảo các văn bản có liên quan đến công tác tài
chính, kế toán, các quy định về quản lý chi tiêu tài chính trình Giám đốc ban
hành hoặc đề xuất với Lãnh đạo Công ty trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
Chủ trì làm việc với các cơ quan thuế, kiểm toán, thanh tra tài chính;
Lập hồ sơ vay vốn trung hạn, ngắn hạn Ngân hàng, lập kế hoạch và quy
định huy động vốn từ các nguồn khác phục vụ cho hoạt động công ích và SXTM-DV. Chủ trì trong công tác giao dịch với các tổ chức tài chính có liên quan.
Chủ trì hướng dẫn công tác hạch toán nghiệp vụ kế toán tài chính trong
toàn Công ty theo quy định của pháp luật hiện hành, kiểm tra việc thực hiện chế
độ hạch toán kế toán, quản lý tài chính và các chế độ chính sách khác liên quan
đến công tác tài chính, kế toán của các đơn vị trực thuộc. Tổ chức bồi dưỡng
nghiệp vụ cho hệ công tác kế toán và hướng dẫn các đơn vị thực hiện nghiêm
chỉnh các quy định của cấp trên về công tác tài chính kế toán.
Kiểm tra định kỳ về công tác kế toán, thực hiện chế độ chính sách, kỷ luật
thu chi tài chính, kế toán vốn và các loại tài sản khác trong toàn công ty nhằm
thực hiện đúng các chế độ chính sách của Nhà nước đã quy định. Tham gia kiểm
tra quyết toán năm của các đơn vị trực thuộc.
Tham gia soạn thảo, thẩm định hồ sơ, theo dõi, kiểm tra tiến độ giải ngân,
thanh quyết toán đối với các hợp đồng kinh tế trong Công ty cũng như nguồn

11


vốn đầu tư cho các dự án, các công trình do Công ty làm chủ đầu tư và thực
hiện.
Chủ trì phối hợp các phòng ban thực hiện công tác nghiệm thu thanh quyết
toán theo đúng quy định.

Là đầu mối phối hợp với các phòng, ban tham mưu, đơn vị thành viên
trong việc mua sắm, thanh lý, nhượng bán.. tài sản của Công ty.
Tham gia tổ chuyên gia giúp việc đấu thầu.
Thực hiện các nhiệm vụ khác khi Lãnh đạo yêu cầu.Thực hiện các nhiệm
vụ khác khi Lãnh đạo yêu cầu.

12


13


1.5 Tình hình hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây
Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2012-2014
Chênh lệch 2013/2012
Chỉ tiêu

Năm 2012

Chi phí quản lý kinh
doanh
Doanh thu bán hàng
Doanh thu thuần

Đơn vị tính: 1000 đồng
Chênh lệch 2014/2013
Tương
Tuyệt đối
đối


Năm 2013

Năm 2014

327.665.264
53.686.075

173.431.746
8.022.857.143

578.173.366
7.836.171.752

53% -154.233.518
14.944% 7.969.171.068

76%
97,7%

250.508.102
-186.685.391

53.686.075

8.022.857.143

7.836.171.752

14.944% 7.969.171.068


97,7%

-186.685.391

10.288.724
43.397.351

8.022.857.143

7.138.139.221
697.732.528

78% 8.012.568.419
43.397.351

89%

-884.717.922
697.732.528

1.727.389

136.143

1.256.319

922.8%

1.120.176


-173.295.603

90.000.000
30.815.481

82.2%

90.000.000
204.111.084

Tương đối

Tuyệt đối

Giá vốn bán hàng
Lợi nhuận gộp về bán
hàng & cung cấp dịch
vụ
Doanh thu hoạt động tài
chính
Chi phí tài chính
Tổng lợi nhuận kế toán
trước thuế
Chi phí thuế thu nhập
DN
Lợi nhuận sau thuế
TNDN

254.402.608
-536.826.507


7.9%

-1.591.246

32.3%

254.402.608
363.530.904

32.812.000
-536.826.507

-173.295.603

-2.026.519

32.812.000
32,3%

363.530.904

NGUỒN:BCTC CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ ĐIỆN VÀ CHIẾU SÁNG ĐỨC HẠNH NGUYÊN
14

,2%

171.269.084



*Nhận xét:
Qua bảng Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Thiết
bị Điện và Chiếu sáng Đức Hạnh Nguyên trong 3 năm gần đây ( 2012-2014) ta thấy:
-Về Chi phí quản lý kinh doanh của công ty có xu hướng tăng. Năm 2013
giảm 53% ( tương đương -154.233.518 nghìn đồng). Nhưng đến năm 2014, chi
phí quản lý kinh doanh tăng 76% (250.508.102 nghìn đồng) so với năm 2013.
-Doanh thu bán hàng và Doanh thu thuần về bán hàng-cung cấp dịch vụ
của công ty có xu hướng giảm. Năm 2013 tăng 14.944% ( 7.969.171.068 nghìn
đồng) so với năm 2012. Nhưng từ năm 2013-2014 giảm 97.7%(-186.685.391
nghìn đồng).
-Giá vốn bán hàng của công ty có xu hướng giảm. Từ năm 2012 đến năm
2013 giá vốn bán hàng tăng 78% (8.012.568.419 nghìn đồng), từ năm 2013 đến
2014 giảm 89% (-884.717.922 nghìn đồng).
-Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng tăng 1.607%
(654.335.177 nghìn đồng).
-Doanh thu từ hoạt động tài chính có xu hướng giảm từ năm 2012-2014
giảm 72.7% (-471.070 nghìn đồng)
-Chi phí tài chính của công ty từ năm 2012-2014 giảm 30.4% (164.402.608 nghìn đồng)
-Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế tăng. Năm 2013 tăng 32.3%
( 363.530.904 nghìn đồng) so với năm 2012 và năm 2014 tăng
82.2%(204.111.084 nghìn đồng) so với năm 2013.
-Lợi nhuận sau thuế TNDN tăng: từ năm 2012-2013 tăng 32.3%
( 363.530.904 nghìn đồng); năm 2013-2014 tăng 1.2% ( 171.269.084 nghìn
đồng).
Nhìn chung kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Thiết bị
Điện và Chiếu sáng Đức Hạnh Nguyên không ổn định. Qua một số chỉ tiêu về
doanh thu và lợi nhuận cho thấy chiều hướng kinh doanh của công ty có tiến
triển tương đối tốt. Và để đạt được điều đó, công ty đã có rất nhiều cố gắng và
nỗ lực của toàn thể nhân viên công ty như:
-Tìm kiếm thị trường

-Mở rộng hệ thống đại lý phân phối sản phẩm
-Đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng.....
Có thể nói đây là tỷ lệ tăng trưởng khá tốt cho một công ty mới thành
lập.
15


PHẦN 2: KHÁI QUÁT CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN ÁP DỤNG
TẠI CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ ĐIỆN VÀ CHIẾU SÁNG ĐỨC HẠNH
NGUYÊN
2.1 Bộ máy kế toán và chính sách kế toán của công ty
2.1.1 Bộ máy kế toán:
Kế toán trưởng

Kế toán công nợ
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy kế toán tại Công ty TNHH Thiết
bị Điện và Chiếu sáng Đức Hạnh Nguyên
* Kế toán trưởng: là người phụ trách chung, chịu trách nhiệm về công tác
kế toán của đơn vị, giúp giám đốc chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác kế toán
thống kê của công ty đồng thời lập báo cáo tài chính định kì, cung cấp các
thông tin tài chính định kỳ của công ty cho các đối tượng liên quan như ngân
hàng, chủ đầu tư.
*Kế toán tổng hợp
- Kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các đơn vị nội bộ, dữ liệu chi tiết và tổng
hợp.
- Kiểm tra các định khoản nghiệp vụ phát sinh
-Kiểm tra sự cân đối giữa số liệu kế toán chi tiết và tổng hợp
- Kiểm tra số dư cuối kỳ có hợp lý và khớp đúng với các báo cáo chi tiết
- Hạch toán thu nhập, chi phí, khấu hao, TSCĐ, công nợ, nghiệp vụ khác,

thuế GTGT và báo cáo thuế khối văn phòng CT, lập quyết toán văn phòng công
ty
- Theo dõi công nợ khối văn phòng công ty, quản lý tổng quát công nợ toàn
công ty. Xác định và đề xuất lập dự phòng hoặc xử lý công nợ phải thu khó đòi
toàn công ty.
- In sổ chi tiết và tổng hợp khối văn phòng, tổng hợp theo công ty theo quy
định
- Lập báo cáo tài chính theo từng quý, 6 tháng, năm và các báo cáo giải
trình chi tiết
- Hướng dẫn xử lý và hạch toán các nghiệp vụ kế toán
16


- Tham gia phối hợp công tác kiểm tra, kiểm kê tại đơn vị cơ sở
- Cải tiến phương pháp hạch toán và chế độ báo cáo
- Thống kê và tổng hợp số liệu kế toán khi có yêu cầu
- Cung cấp số liệu cho ban giám đốc hoặc các đơn vị chức năng khi có yêu
cầu
- Giải trình số liệu và cung cấp hồ sơ, số liệu cho cơ quan thuế, kiểm toán,
thanh tra kiểm tra theo yêu cầu của phụ trách văn phòng KT- TV
- Kiến nghị và đề xuất biện pháp khắc phục cải tiến
- Lưu trũ giữ liệu kế toán theo quy định.
* Kế toán công nợ:
- Nhận hợp đồng kinh tế của các bộ phận
- Nhận đề nghị xác nhận công nợ với khách hàng, nhà cung cấp
- Xác nhận hóa đơn bán hàng, chứng từ kế toán
- Kiểm tra công nợ
- Liên lạc thường xuyên với các bộ phận/ Cán bộ quản trị hợp đồng về tình
hình thực hiện hợp đồng
- Theo dõi tình hình thanh toán của khách hàng, khi khách trả tiền tách các

khoản nợ theo hợp đồng, theo hóa đơn bán hàng
- Theo dõi tình hình thực hiện các hợp đồng mua hàng hóa, dịch vụ trong
và ngoài nước của các bộ phận
- Đôn đốc và tham gia trực tiếp tham gia thu hồi nợ với các khoản công nợ
khó đòi, nợ lâu, và các khoản công nợ trả trước cho nhà cung cấp đã quá thời
hạn nhập hàng hoặc nhận dịch vụ
- Lập bút toán kết chuyển công nợ hàng hóa, dịch vụ với các Chi nhánh
công ty
- Định kì làm xác nhận công nợ với các chi nhánh công ty
- Kiểm tra báo cáo công nợ trên soft
- Lập báo cáo công nợ và công nợ đặc biệt
- Lập thông báo thanh toán công nợ
- Lập báo cáo tình hình thực hiện các hợp đồng thông tin chung về công nợ.
- Kiểm tra số liệu công nợ để lập biên bản xác nhận công nợ với từng khách
hàng, từng nhà cung cấp
- Công nợ tạm ứng của cán bộ trong công ty.
- Công nợ ủy khác
- Công nợ khác
- Các khoản vay cá nhân và cán bộ trong công ty
2.2 Chính sách kế toán:
-Chính sách kế toán công ty áp dụng: Theo Quyết định 48/2006/QĐBTC về Chế độ kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa. Phù hợp với tình hình hoạt
động sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH Thiết bị Điện và Chiếu sáng Đức
17


Hạnh Nguyên. Kèm theo thông tư số 200/2015 TT_BTC ban hành ngày
22/12/2014, quy định chế độ kế toán doanh nghiệp mới nhất hướng dẫn kế toán
áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp đối với doanh nghiệp mình, dù ở lĩnh vực
nào đi nữa. Thông tư 200 này cũng bao gồm một số quy định về sổ sách, chứng
từ kế toán, báo cáo tài chính.

-Đơn vị tiền tệ: VNĐ
-Hình thức kế toán: Nhật ký chung
-Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Bình quân gia quyền tại thời
điểm xuất.
Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp có ít doanh điểm
nhưng số lần nhập, xuất mặt hàng lại nhiều, căn cứ vào giá thực tế, tồn đầu kỳ
để kế toán xác định giá bình quân của một đơn vị sản phẩm, hàng hoá
Đơn giá bình quân
Giá thực tế tồn đầu kỳ + Nhập trong kỳ
=
của cả kỳ dự trữ
Số lượng tồn đầu kỳ + Nhập trong kỳ
-Phương pháp tính thuế GTGT: Phương pháp trực tiếp
Đối tượng áp dụng:
• Doanh nghiệp, hợp tác xã có doanh thu hàng năm dưới mức ngưỡng
doanh thu một tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp
khấu trừ thuế quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này (Luật số
31/2013/QH13);
• Hộ, cá nhân kinh doanh;
• Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không có cơ sở thường trú tại
Việt Nam nhưng có doanh thu phát sinh tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ chế
độ kế toán, hoá đơn, chứng từ, trừ tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng
hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác
dầu, khí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ do bên Việt Nam khấu trừ nộp
thay;
•Tổ chức kinh tế khác, trừ trường hợp đăng ký nộp thuế theo phương
pháp khấu trừ thuế quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này (số
31/2013/QH13):
Cách tính:
Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu x tỷ lệ %

Trong đó, tỷ lệ % được quy định như sau:
- Phân phối, cung cấp hàng hoá: 1%;
18


- Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;
- Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu
nguyên vật liệu: 3%;
- Hoạt động kinh doanh khác: 2%.”(Riêng hoạt động mua bán, chế tác
vàng, bạc, đá quý, thì có cách tính khác:
Số thuế giá trị gia tăng phải nộp = (giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý
bán ra - giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào tương ứng) x thuế suất
thuế giá trị gia tăng).
-Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: Khấu hao theo thời gian ( tính theo số
dư giảm dần có điều chỉnh).
*Nội dung của phương pháp:
Tài sản cố định trong doanh nghiệp được trích khấu hao theo phương
pháp khấu hao đường thẳng như sau:
- Xác định mức trích khấu hao trung bình hàng năm cho tài sản cố định
theo công thức dưới đây:
Nguyên giá của tài sản cố định
Mức trích khấu hao
=
--------------------------------------------trung bình hàng năm
Thời gian sử dụng của tài sản cố định
- Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả
năm chia cho 12 tháng.
* Trường hợp thời gian sử dụng hay nguyên giá của tài sản cố định thay
CHỨNG TỪ KẾ TOÁN
đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao trung bình của tài sản cố

định bằng cách lấy giá trị còn lại trên sổ kế toán chia (:) cho thời gian sử dụng
xác định lại hoặc thời gian sử dụng còn lại (được xác định là chênh lệch giữa
Sổ
Nhật
biệtđã đăng ký trừ thời gian đã sử dụng) củaSổ,
chi tiết
thời
giankýsửđặc
dụng
tàithẻ
sảnkếcốtoán
định.
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
* Mức trích khấu hao cho năm cuối cùng của thời gian sử dụng tài sản cố
định được xác định là hiệu số giữa nguyên giá tài sản cố định và số khấu hao luỹ
kế đã thực hiện đến năm trướcSỔ
năm
cuối cùng của tài sản cố định đó.
CÁI
Bảng tổng hợp chi tiết
2.3 Hình thức kế toán của công ty

Bảng cân đối
số phát sinh

19

BÁO CÁO TÀI CHÍNH



ng Huyền.

Sơ đồ 2.2: TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN
NHẬT KÝ CHUNG
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
*Hình thức kế toán: Nhật ký chung
-Đặc trưng cơ bản: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã phản ánh trên
chứng từ kế toán đều phải được ghi vào sổ nhật ký chung theo trình tự thời gian.
Dựa vào số liệu trên sổ Nhật ký chung để vào các sổ Cái theo từng nghiệp vụ
kinh tế phát sinh.
- Ưu điểm
+Mẫu số đơn giản, dễ thực hiện. Thuận tiện cho việc phân công lao động kế
toán.
+ Được dùng phổ biến. Thuận tiện cho việc ứng dụng tin học và sử dụng máy
vi tính trong công tác kế toán.
+Có thể tiến hành kiểm tra đối chiếu ở mọi thời điểm trên sổ Nhật ký chung.
Cung cấp thông tin kịp thời.
-Nhược điểm: Lượng ghi chép nhiều

20


*Quy trình luân chuyển ghi sổ kế toán hình thức kế toán Nhật ký chung
-Hàng ngày: Căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ,
trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã
ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp.
Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký

chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên
quan.
-Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các
chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký
đặc biệt liên quan. Định kỳ (3, 5, 10... ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng
nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào
các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp
vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có).
-Cuối tháng, cuối quý, cuối năm: Cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số
phát sinh.
-Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng
hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo
cáo tài chính.
-Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân
đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ
Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã
loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ.
2.4 Các sổ sách kế toán công ty đang sử dụng
*Sổ chi tiết:
- Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt
- Sổ tiền gửi ngân hàng
- Sổ chi tiết thanh toán với người mua người bán
-Sổ chi tiết vật liệu công cụ sản phẩm hàng hóa
- Sổ tài sản cố định
- Sổ chi tiết các tài khoản
*Sổ tổng hợp
- Sổ nhật ký chung
- Sổ Cái các TK: Tiền gửi NH, Tiền Mặt, Chi phí trả trước, Phải trả người bán,
Nguồn vốn, Doanh thu, Chi phí, XĐKQ…
21



KẾT LUẬN
Qua 3 tháng thực tập tại công ty TNHH Thiết bị Điện và Chiếu sáng
Đức Hạnh Nguyên, tuy thời gian là không nhiều để có thể học hỏi hết những gì
em muốn biết, nhưng đó là khoảng thời gian quý giá để em có thể tiếp cận với
những công việc văn phòng thực tế cũng như theo dõi quá trình làm việc của các
anh chị phòng kế toán. Em cũng rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm cho bản
thân mà sách vở không thể nào giúp em được.
Em đã cố gắng hoàn thành tốt các mục tiêu đề ra:
- Làm tốt các công việc văn phòng và quan sát cách làm việc của các chị kế
toán.
- Nắm bắt được cơ cấu tổ chứ của một công ty thực tế.
Trong quá trình thực tập, em đã được sự chỉ dẫn, giúp đỡ của các cô giáo
bộ môn kế toán doanh nghiệp, trực tiếp là cô giáo Lê Thị Quỳnh Trâm cùng các
cô, bác cán bộ kế toán công ty. Tuy nhiênthời gian thực tế cũng chưa nhiều nên
khó tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ của
các thầy cô giáo và các cô bác phòng kế toán công ty để báo cáo của em được
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

MỤC LỤC
22


1.1 Giới thiệu chung về Công ty TNHH Thiết bị Điện và Chiếu sáng Đức Hạnh
Nguyên..................................................................................................................2
1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Thiết bị Điện và Chiếu
sáng Đức Hạnh Nguyên.........................................................................................4
1.3 Lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Thiết bị Điện và Chiếu

sáng Đức Hạnh Nguyên.........................................................................................6
1.4 Đặc điểm cơ cấu tổ chức quản lý của công ty.................................................6
2.1 Bộ máy kế toán và chính sách kế toán của công ty 2.1.1 Bộ máy kế toán:...16
2.2 Chính sách kế toán:.......................................................................................17
2.3 Hình thức kế toán của công ty.......................................................................19
2.4 Các sổ sách kế toán công ty đang sử dụng....................................................21
KẾT LUẬN.........................................................................................................22

23


24



×