Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Quy trình giao nhận hàng container của chi nhánh cảng chùa vẽ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (466.12 KB, 32 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Sự giao thương giữa các nước ngày càng phát triển dẫn đến sự đòi hỏi của
thị trường về dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, cũng như nhu cầu
chuyên chở hàng hóa cũng không ngừng phát triển theo. Trên thực tế cho thấy bản
thân các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu không thể thực hiện đầy đủ và hiệu quả
nhất việc đưa hàng hóa của mình ra nước ngoài và ngược lại do sự hạn chế trong
chuyên môn và nghề nghiệp. Chính vì vậy việc ra đời của các Công ty cảng Hải
Phòng đang là nhu cầu cần thiết.
Dịch vụ giao nhận vận tải hàng hoá quốc tế gắn liền với sự phát triển của
mỗi nước. Trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới và khu vực, cùng với sự tác
động của quá trình toàn cầu hoá, tự do hoá thương mại quốc tế, việc phát triển các
hoạt động thương mại quốc tế có một ý nghĩa hết sức quan trọng. Việc nghiên cứu
một cách có hệ thống các vấn đề liên quan đến giao nhận vận tải hàng hoá quốc tế
đang là một yêu cầu cấp thiết đối với những cán bộ làm công tác giao nhận vận tải,
xuất nhập khẩu hàng hoá. Giao nhận vận tải cũng là một môn học quan trọng của
những sinh viên khoa Kinh tế ngoại thương. Do đó các sinh viên cần phải trang bị
cho mình những kiến thức thực tế bổ ích và cần thiết.
Trong đợt thực tập nghiệp vụ, em đã thực tập tại công ty cổ phần cảng Hải
Phòng.Sau đây là báo cáo kết quả của em trong thời gian thực tập.
Bài báo cáo gồm 2 chương:
Chương I: Giới thiệu về công ty cổ phần Cảng Hải Phòng và chi nhánh Cảng
Chùa Vẽ.
Chương II: Quy trình giao nhận hàng container của chi nhánh Cảng Chùa Vẽ


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG HẢI PHÒNG VÀ CHI NHÁNH
CẢNG CHÙA VẼ
A . Giới thiệu công ty cổ phần Cảng Hải Phòng.
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần Cảng Hải Phòng
1.1.1 Các thông tin cơ bản


Tên đầy đủ: CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG HẢI PHÒNG
Giấy phép đăng ký kinh doanh: …..do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành Phố Hải
Phòng cấp.
Địa chỉ: Số 8A đường Trần Phú, phường Máy Tơ, quận Ngô Quyền, T.P Hải
Phòng.
Tel: (+84-31) 3859945/3652192
Fax: (+ 84-31) 3859973/3652192
Email:
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Năm 1857: Cảng Hải Phòng có tên gọi là Cửa Cấm
Năm 1874: Cảng Hải Phòng được thực dân Pháp xây dựng với quy mô lớn bao
gồm 6 nhà kho (gọi là Bến Sáu kho)
Năm 1929: 24/11/1929: Cuộc đấu tranh đòi tăng lương, nước uống, giảm giờ làm,
chống đánh đập của 500 công nhân Cảng giành thắng lợi.
● Ngày 24/11 trở thành ngày truyền thống "Đoàn kết - Kiên Cường - Sáng
tạo" của Cảng Hải Phòng
Năm 1946: 20/10/1946 Lần thứ nhất Bác Hồ về thăm Cảng Hải Phòng (tại Bến
Cầu Ngự)
Năm 1955:30/05/1955 Lần thứ hai Bác Hồ về thăm Cảng Hải Phòng .
● 02 tàu quốc tịch Pháp (tàu SAINT VALERY EN CAUX và LE
VERDON) cập cảng an toàn .


● 05/1955 Cảng Hải Phòng được ghi danh vào bản đồ hàng hải quốc tế với
vị trí là thương cảng lớn nhất miền Bắc cả nước
Năm 1956: 21/03/1956 Cảng Hải Phòng là một xí nghiệp do Ngành vận tải thủy
phụ trách và quản lý
Năm 1960: 10/01/1960 Lần thứ ba Bác Hồ về thăm Cảng Hải Phòng (đón 922 kiều
bào ta từ Thái Lan về nước tại Cảng Hải Phòng)
Năm 1965: 10/7/1965 Cảng Hải Phòng là xí nghiệp trực thuộc Cục vận tải đường

biển
Năm 1978: 28/11/1978 Cảng Hải Phòng trực thuộc Tổng cục đường biển
Năm 1995: 29/4/1995 Cảng Hải Phòng trực thuộc Tổng công ty hàng hải Việt
Nam
Năm 2007: 12/10/2007 Cảng Hải Phòng chuyển sang hoạt động theo mô hình
Công ty TNHH một thành viên Cảng Hải Phòng trực thuộc Tổng công ty hàng hải
Việt Nam
Năm 2014: 01/07/2014 Cảng Hải Phòng chuyển sang hoạt động theo mô hình
Công ty cổ phần .
1.2 Chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề của công ty
1.2.1 Chức năng
- Giao nhận quốc tế hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển, đường hàng
không và cả đường bộ, kết hợp nhiều phương thức vận tải và dịch vụ giao nhận
khai thuế Hải quan, nhận ủy quyền làm đại diện cho khách hàng làm mọi quy trình
và thủ tục hải quan cho hàng xuất nhập khẩu.
- Tự vấn và hỗ trợ quy trình, chứng từ và thủ tục hải quan hàng hóa xuất nhập
khẩu, cả vấn đề bảo hiểm tàu biển.
- Đại lý cho các hãng tàu.Cung cấp cho khách hàng cước phí ưu đãi nhất và
dịch vụ tốt nhất của các tuyến mà các hãng tàu này sở hữu.
- Thiết lập, kết nối mối quan hệ kinh doanh giữa khách hàng trong nước và
khách hàng nước ngoài.
- Giao nhận hàng hóa nội địa.


1.2.2 Nhiệm vụ
- Kinh doanh xuất nhập khẩu và hoạt động thương mại trong phạm vi ngành
nghề được ghi trong giấy phép kinh doanh của công ty.
- Giám đốc công ty có trách nhiệm xây dựng và ban hành quy chế tổ chức
hoạt động của công ty, làm đầy đủ các thủ tục để kinh doanh.
-


Tích cực chủ động trong việc tăng vốn hoạt động. Nghiên cứu, thực hiện

các biện pháp cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng kinh doanh, dịch vụ,
mở rộng thị trường trong nước và quốc tế, từng bước tăng dần hiệu quả kinh
doanh.
-

Chấp hành nghiêm túc các chế độ chính sách pháp luật nhà nước và tập

quán quốc tế về lĩnh vực có liên quan đến công tác giao nhận vận tải, các quy định
về tài chính tài sản cố định tài sản lưu động của công ty phải được bảo vệ và sử
dụng đúng mục đích .
-

Bảo đảm an ninh trật tự an toàn xã hội và phòng cháy chữa cháy trong khu

vực hoạt động của công ty.
-

Quản lý toàn bộ nhân viên của công ty theo chính sách chế độ hiện hành

của nhà nước, không ngừng cải thiện tình hình lao động, sinh hoạt của nhân viên.
-

Có kế hoạch bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ của nhân viên

nhằm phục vụ tốt cho sự nghiệp phát triển của công ty.
1.2.3 Ngành nghề kinh doanh
-Bốc xếp, giao nhận, lưu giữ hàng hóa

-Lai dắt, hỗ trợ tàu biển
-Trung chuyển hàng hóa, container quốc tế
-Dịch vụ vận tải
-Đại lý tàu biển và môi giới Hàng Hải
-Dịch vụ đóng gói, vận tải hàng hải đường bộ, đường sông.
-Dịch vụ logistic container chuyên tuyến Hải Phòng – Lào Cai bằng đường
sắt


1.3 Tình hình nhân sự và cơ cấu tổ chức của công ty
1.3.1 Tình hình nhân sự
-Tổng số cán bộ công nhân viên: Hơn 4000 công nhân viên.
Cơ cấu biên chế của công ty do Giám đốc quyết định theo nguyên tắc: gọn
nhẹ và hiệu quả, phù hợp với thực tế hoạt động cụ thể của công ty trong thời kỳ
hiện nay. Tổng số nhân viên của công ty là 4000 người, tất cả điều có trình độ cao
đẳng đến đại học, chuyên môn nghiệp vụ và mọi nhân viên đều có trình độ về
ngoại ngữ. Công ty thực hiện công tác quản lý cán bộ chính sách, chế độ lao động
– tiền lương , bảo hiểm xã hội ...theo qui định của nhà nước đối với các doanh
nghiệp Nhà nước và qui định chế phân cấp quản lý cán bộ của công ty.
1.3.2 Cơ cấu tổ chức của công ty

• Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất của công
ty gồm tất cả các cổ đông. Cổ đông có thể trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia đại
hội đồng công ty. Là cơ quan tập thể, đại hội đồng không làm việc thường


xuyên mà chỉ tồn tại trong thời gian họp và chỉ ra quyết định khi đã được các
cổ đông thảo luận và biểu quyết tán thành.Đại hội đồng cổ đông được triệu tập
để thành lập công ty. Luật không quy định Đại hội đồng cổ đông phải họp
trước hay sau khi có giấy phép thành lập nhưng phải tiến hành trước khi đăng

ký kinh doanh. Đại hội đồng thành lập hợp lệ phải có nhóm cổ đông đại diện
cho ít nhất 3/4 số vốn điều lệ của công ty và biểu quyết theo đa số phiếu quá
bán.
• Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty, Hội đồng Quản
trị chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông, có toàn quyền nhân
danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của
Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. HĐQT
có trách nhiệm giám sát Tổng Giám đốc điều hành và những người quản lý
khác. Quyền và nghĩa vụ của HĐQT do Luật pháp và điều lệ Công ty, các quy
chế nội bộ của Công ty và Nghị quyết ĐHĐCĐ quy định.
• Ban kiểm soát: Là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội đồng
cổ đông bầu ra. Ban Kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp
pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty.
Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Tổng Giám đốc


nhằm đảm bảo lợi ích cho các cổ đông.
Ban Giám đốc: Tổng Giám đốc là người điều hành và có quyền quyết định
cao nhất về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty
và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Đại hội đồng cổ đông về việc
thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
- Là người đại diện hợp pháp của công ty ký kết các hợp đồng kinh tế trong và

ngoài nước, liên doanh liên kết hoạt động đầu tư theo đúng khả năng pháp lý của
mình.
- Đào tạo và tuyển dụng lao động, khen thưởng và kỷ luật, ban hành quy chế
nội bộ, bổ nhiệm và miễn nhiệm các chức danh trong công ty. Chăm lo đời sống
vật chất cho toàn thể nhân viên trong công ty.
• Phòng kinh doanh:



Bộ phận sales & Makerting: đây là một bộ phận đi đầu và là bộ phận quan trọng
của công ty. Bộ phận này hoạt động tốt thì các bộ phận khác mới hoạt động được
và công ty mới hoạt động và tồn tại.
Các thành viên trong bộ phận Kinh doanh luôn hoạt động tích cực nhằm tìm
nguồn hàng từ những khách hàng của công ty sẵn có và mở rộng thị phần đến các
khách hàng mới, chú trọng đến nhất là thị trường châu Á bao gồm BANGKOK
(Thái Lan), PORT K’LANG (Malaysia), YANGON (Mianmar), SHANGHAI
(Trung Quốc) và CHENNAI, NHAVA SHEVA (ẤN ĐỘ)…. vì đây là những
tuyến công ty có giá cạnh tranh và dịch vụ tốt.
Bên cạnh đó Bộ phận sales & Marketing luôn cập nhật những thông tin mới
nhất liên quan đến giá cả, thị trường,... để báo cho khách hàng và giải quyết, đáp
ứng yêu cầu của khách hàng như tư vấn giá, các vấn đề giao nhận, hàng hóa và thị
trường.
• Phòng kế toán:
Chịu trách nhiệm về các khoản thu và chi của công ty. Bộ phận kế toán gồm
có kế toán chuyên công nợ và kế toán theo dõi hoạt động thu chi của công ty.
Nhiệm vụ chủ yếu như sau:
- Theo dõi sổ sách kế toán và các giấy báo nợ của các đại lý nước ngoài và
từ khách hang, kiểm soát công nợ, ghi giấy báo nợ đến các khách hàng chưa thanh
toán.
- Linh động dự trữ một lượng tiền mặt nhất định để cung cấp kịp thời các
khoản chi và tạm ứng hằng ngày.
- Nhận, kiểm tra chứng từ về: tổng phí, giá bán cước hay dịch vụ, điều kiện
thanh toán, và lưu trữ các chứng từ và hóa đơn liên quan đến hoạt động kinh doanh
của công ty và ghi chép các vấn đề phát sinh.
- Liên lạc, giao dịch với ngân hàng, thuế vụ.
- Tính lương và thanh toán tiền lương cho nhân viên. Mua bảo hiểm và chi
trả bảo hiểm cho các nhân viên theo quy định.



- Kiểm tra và xuất hóa đơn cho khách hàng.
- Luôn tổng kết, báo cáo tình hình kinh doanh của công ty để hỗ trợ và tham
mưu cho ban giám đốc giúp ban giám đốc hiểu rõ tình hình tài chính của công ty,
tình hình sử dụng vốn để tìm ra hướng giải quyết và kinh doanh tốt, mạnh dạng
đầu tư có hiệu quả khi có cơ hội.
- Kết hợp và hỗ trợ tài chính cho các phòng ban khác trong việc thanh toán
các chi phí dịch vụ, cước phí vận chuyển. Tính toán và chi tiền hoa hồng cho
khách hàng đối với lô hàng tự khai thác. Ứng tiền khi cần thiết để thực hiện hoàn
thành các nhiệm vụ.
B. Giới thiệu về chi nhánh Cảng Chùa Vẽ
2.1 Các thông tin cơ bản


CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CẢNG

HẢI PHÒNG - XÍ NGHIỆP XẾP DỠ CHÙA VẼ


Mã số thuế: 0200236845-002



Địa chỉ: Số 5 Đường Chùa vẽ - Phường Đông hải 1, Quận Hải An,

Hải Phòng


Giấy phép kinh doanh: 0214001387 - ngày cấp: 25/12/1998




Ngày hoạt động: 02/06/2008



Giám đốc: VŨ NAM THẮNG / NGÔ BẮC HÀ



Điện thoại: 766030/3766030

2.2 Sơ đồ tổng thể


2.3. Cơ sở vật chất
a, Các phương tiện thiết bị

b, Luồng tàu, hệ thống giao thông:
Chi nhánh Cảng Chùa Vẽ được đầu tư hệ thống cầu tàu, kho, bãi và các
phương tiện thiết bị đồng bộ với mục đích chuyên xếp dỡ hàng container.


Luồng tàu vào Cảng Chùa Vẽ -5,5m, độ sâu trước bến -8,0m, nhũng tàu có
trọng tải lớn hơn 10.000 DWT phải chờ nước lớn mới ra vào được. Cảng Chùa Vẽ
có thể tiếp nhận các tàu có chiều dài đến 175m, trọng tải 20.000 DWT với điều
kiện giảm tải.
Hệ thống giao thông: Có hệ thống đường bộ nằm sát quốc lộ 5, hệ thống
đường sắt trong Cảng và hệ thống đường thủy rất thuận lợi cho việc khai thác
Cảng.

c, Diện tích kho bãi, số lượng cầu tàu kho bãi
Tổng diện tích bãi 220.000m2, trong đó 179.000m2 bãi quy hoạch xếp
container, khoảng 11.700 TEU và 1 kho kín 3.200 m2.
Hệ thống cầu tàu gồm 5 cầu tàu, với tổng chiều dài 848 m, hiện cầu 5 không
có thiết bị do điều chuyển xuống Cảng Tân Vũ.
d, Loại hàng và năng suất xếp dỡ
Năm 2014: Sản lượng container thông qua 378.027 TEU, năng suất xếp dỡ
đạt bình quân 42 container/giờ-tàu, ngoài ra xếp dỡ 23 tàu hàng ngoài container
sản lượng 35.200 tấn.
2.4. Tình hình nhân sự
a, Thông tin ban lãnh đạo
Họ và tên

Chức vụ

Vũ Nam Thắng

Giám đốc

Nguyễn Đình Thắng

Phó Giám đốc

Hà Văn Quảng

Phó Giám đốc

Lê Mạnh Cường

Phó Giám đốc


b, Số lượng cán bộ công nhân viên

Địa chỉ liên hệ
Điện thoại: 031.3827102
Email:
Điện thoại: 031.3629144
Email:
Điện thoại: 031.3765224
Email:
Điện thoại: 031.3765117


Tổng số cán bộ công nhân viên bình quân năm 2014: 769 người và quý
I/2015: 696 người.
Số lượng lao động thuê ngoài bình quân: Năm 2014: 58 người, quý I/2015:
51 người.
1.4 Đặc điểm thị trường của chi nhánh Cảng Chùa Vẽ
Thị trường giao nhận hàng hoá của công ty phân bố khắp các tỉnh trong và
ngoài nước như ở Châu Âu, Châu Á.
Bạn hàng của Công ty rất đông đảo. Đó là các công ty có nhu cầu vận
chuyển qua đường biển, đường hàng không và các dịch vụ về xuất nhập khẩu.
Trong đó, khách hàng lớn nhất và thường xuyên của công ty là: BINAWOOD, ,
HOÀNG ANH T3, GIANG PHAN, THUẬN PHÁT, LONG ĐẠT ...
Cho tới nay, công ty AP TRANSCO đã có quan hệ đại lý với nhiều hãng tàu lớn
như SITC, SITR, China Shipping, K-Line, Hanjin, NYK, WM Container line,
ZIM,…
Đối thủ cạnh tranh của Cảng là các Công ty dịch vụ giao nhận trên cả nước.
Cảng phải cạnh tranh gay gắt về giá cả, cước phí vận chuyển. Cảng phải lựa chọn
một mức giá thích hợp, dịch vụ tốt để tạo niềm tin, uy tín để thu hút khách hàng và

cạnh tranh lại các công ty giao nhận khác.
1.5 Tình hình tài sản của Cảng Chùa Vẽ
Nguồn vốn

Năm 2012 (VNĐ)

Năm 2013 (VNĐ)

Năm 2014 (VNĐ)

1.259.597.853.097

1.233.887.677.610

1.306.140.715.721

-Tiền mặt

22.159.657

24.061.799

25.328.702

-Vật tư

14.108.765.234

15.035.763.755


16.157.632.408

1, Vốn cố định
-Tài sản
2, Vốn lưu động

(Nguồn: phòng Tài chính – Kế toán)
Nhìn vào bảng trên ta thấy nguồn vốn gần như tăng đều qua các các năm:


-Vốn cố định thay đổi qua các năm: Năm 2013 vốn cố định giảm
25.710.175.487 đồng so với năm 2012. Nhưng đến năm 2014 nguồn vốn cố định
tăng 72.253.038.111 đồng so với năm 2013, tăng 46.542.862.624 đồng so với năm
2012.
-Về vốn lưu động gồm có tiền mặt và vật tư đều tăng qua các năm:
+Năm 2013 tiền mặt tăng 1.902.142 đồng so với năm 2012, năm 2014 tiền
mặt tăng 1.266.903 đồng so với năm 2013 và tăng 3.169.045 đồng so với năm
2012.
+Về vật tư: Năm 2013 tăng 1.926.998.521 đồng so với năm 2012. Năm 2014
tăng 1.121.868.653 đồng so với năm 2013 và tăng 2.048.867.174 đồng so với
năm 2012.
1.6 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh những năm2012
-2014

CÁC CHỈ TIÊU

ĐƠN

KẾ


THỰC HIỆN

VỊ

HOẠCH

NĂM 2014

NĂM 2013

NĂM 2012

5.400.000 5.210.000

5.347.581

6.225.000 96

97

- Xuất khẩu

1.350.000

1.445.153

1.913.607

93


- Nhập khẩu

2.010.000

2.005.134

2.880.621

100

- Nội địa

1.850.000

1.897.294

1.430.772

98

374.772

400.221

445.000

I/ CHỈ TIÊU SẢN LƯỢNG

1. Tổng sản lượng


% SO SÁNH
TH/KH 14/13

TÍNH NĂM 2014

Tấn

2. Các m/ hàng chủ yếu Tấn
- Container

- Teu

Teu

400.000

- Tấn

Tấn

4.791.646

5.079.881

5.848.987

94,3

Máy móc, thiết bị


Tấn

13.034

1.024

2.419

1.273

- Sắt thép

,,

75.755

-

1.949

94

94


- Phân bón
-Lương

,,
thực,


thực ,,

86.276

22.555

712

-

11.716

383

3.587

phẩm
- Xi măng, lưu huỳnh

,,

10.081

- Than

,,

8.466


- Quặng

,,

191.049

233.255

322.987

82

- VLXD

,,

27.741

9.381

5.646

296

- Hàng hoá khác

,,

5.24


263

483

1.992

II/ CHỈ TIÊU KD

Tr.đ 375.000

334.004

369.482

489.000

- Bốc xếp hàng hóa

Tr.đ

194.666

216.155

269.357

90

+ Đầu ngoài


,,

164.997

177.761

189.281

93

+ Đầu trong

,,

29.669

38.394

80.076

77

- Lưu kho bãi

5.965

9.357

2.334


64

- Lưu cont lạnh

38.506

42.996

126

90

- Cân hàng

1.617

1.805

1.933

90

- Cầu bến

4.861

4.468

6.693


109

- Nâng cont

55.536

56.464

49.352

98

- Hạ cont

20.997

22.766

19.482

92

- Giao nhận

19

904

- Buộc cởi dây


552

537

587

103

- Thuê kho bãi

2.304

2.281

1.706

101

- Thuế phương tiện

2.486

3.456

-

- Dịch vụ khác

6.493


8.293

DT do đơn vị đăng ký
HĐ và TN

1.222
-

684
1.542

-

11.556

89

90

2

78


IV/ TỔNG CHI PHÍ

275.043

301.000


411.000

91

- Tiền lương

Tr.đ

74.033

72.076

92.417

103

- BHXH

,,

7.298

7.437

8.307

98

- Nhiên liệu


,,

21.422

22

26.054

97

- Vật liệu

,,

14.375

15.289

20.9926

94

- Điện năng

,,

7.152

6.872


13.148

104

- Nước

,,

445

566

475

79

- KHCB

,,

34.397

90.481

131.217

82

- Chi phí SC


,,

33.833

39.212

37.734

86

- Chi phí khác

,,

14.144

13.439

19.424

105

- Chi phí quản lý phân ,,

27.944

33.628

61.298


83

58.961

68.482

78

86

bổ
V/ LÃI (+), LỖ (-)

Tr.đ

*Nhìn vào bảng trên ta thấy:
- Tổng sản lượng giảm dần qua các năm:
+ Năm 2012 tổng sản lượng là 6.225.000 tấn nhưng đến năm 2013 tổng sản lượng
chỉ có 5.347.581 tấn như vậy giảm 877.419 tấn.
+ Năm 2014 theo kế hoạch tổng sản lượng cần đạt được là 5.400.000 tấn nhưng
trên thực tế chỉ đạt được 5.210.000 tấn, không hoàn thành chỉ tiêu đặt ra. Và năm
2014 tổng sản lượng giảm so vơi năm 2012 là 1.015.000 tấn, so với năm 2013 là
137.581 tấn.
-Chỉ tiêu kinh doanh cũng giảm qua các năm:
+ Năm 2012 chỉ tiêu kinh doanh là 489.000 triệu đồng và đến năm 2013 chỉ tiêu
kinh doanh đạt được là 369.482 triệu đồng, giảm 119.518 triệu đồng.
+ Năm 2014 chỉ tiêu kinh doanh đặt ra là 375.000 triệu đồng nhưng thực tế chỉ đạt
được 334.004 triệu đồng, không hoàn thành chỉ tiêu đặt ra. Năm 2014 giảm so với
năm 2012 là 154.996 triệu đồng, giảm so với năm 2013 là 35.478 triệu đồng.



-Tổng chi phí cũng giảmva việc giảm chi phí sẽ giúp cho công ty thu được nhiều
lợi nhuận hơn:
+ Năm 2012 là 411.000 triệu đồng, đến năm 2013 chỉ còn 301.000 triệu đồng,
giảm 140.000 triệu đồng.
+ Năm 2014 là 275.043 triệu đồng, giảm so với năm 2012 là 135.957 triệu đồng,
so với 2013 là 25.957 triệu đồng.
-Về lãi và lỗ của chi nhánh Cảng Chùa Vẽ: Năm 2012 doanh nghiệp lãi 78.000
triệu đồng .Năm 2013 lãi là 68.482 triệu đồng. Năm 2014 doanh nghiệp lãi 58.961
triệu đồng. Số lãi giảm qua các năm do tổng sản lượng và chỉ tiêu kinh doanh đều
giảm từ năm 2012 đến năm 2014.

CHƯƠNG 2.
TÌM HIỂU QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG CONTAINER CỦA CHI
NHÁNH CẢNG CHÙA VẼ
2.1 Cơ sở lí thuyết về quy trình giao nhận hàng hóa
2.1.1 Khái niệm và một số thuật ngữ dùng trong giao nhận
* Khái niệm giao nhận
Giao nhận là một tập hợp các nghiệp vụ có liên quan đến quá trình vận tải
nhằm mục đích chuyên chở hàng hóa từ nơi gửi hàng đến nơi nhận hàng.
Theo hiệp hội giao nhận hàng hóa quốc tế (FIATA) thì dịch vụ giao nhận
được coi là bất kì dịch vụ nào có liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho,
đóng gói hay phân loại hàng hóa, dịch vụ phân phối hàng hóa thậm chí cả các dịch
vụ tư vấn hay các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu đều
được coi là giao nhận hàng hóa.


Theo luật thương mại Việt Nam thì giao nhận hàng hóa là hành vi thương
mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển,
lưu kho,lưu bãi,làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ hàng hóa khác có liên quan

để giao hàng cho nhận theo sự ủy thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của
người giao nhận khác.
Nói một cách ngắn gọn giao nhận là tập hợp những nghiệp vụ, thủ tục có
liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi
hàng (người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng). Người giao nhận có
thể làm các dịch vụ một cách trực tiếp hoặc thông qua đại lý và thuê dịch vụ của
người thứ ba khác.
* Một số thuật ngữ dùng trong giao nhận:
- Hàng nhập khẩu: Là hàng hoá được vận chuyển bằng tàu biển từ nước ngoài
đến Cảng và dỡ tại Cảng của Việt nam.
- Hàng xuất khẩu: Là hàng hoá được đưa ra Cảng để bốc xuống tàu biển vận
chuyển ra nước ngoài.
- Hàng nội địa: Là hàng hoá được vận chuyển bằng tàu biển giữa các Cảng
Việt nam và được bốc xuống tàu hoặc dỡ lên khỏi tàu tại các Cảng đó.
- Hàng Transhipment: Là hàng hoá được vận chuyển bằng tàu biển từ nước
ngoài đến Cảng và dỡ tại Cảng của Việt nam, sau đó được bốc lên tàu khác và dỡ
tại một cảng của nước khác.
- Contaner nhập bãi: là container được nhập vào bãi cảng từ các phương tiện
của chủ hàng, chủ tàu ( tàu biển, sà lan, ô tô, toa xe . . .)
- Container xuất bãi: là container được xuất từ bãi cảng lên các phương tiện
của chủ hàng, chủ tàu ( tàu biển, sà lan, ô tô, toa xe . . .)
- Container rút đi thẳng (hàng nhập qua kho): là container được giao thẳng từ
tàu, sà lan ( đỗ tại cầu cảng ) lên phương tiên chủ hàng.
- Container xuất thẳng (hàng xuất qua kho): là container được giao thẳng từ
phương tiện chủ hàng lên tàu, sà lan ( đỗ tại cầu cảng).
- Cargo manifest: Là bộ lược khai hàng hoá bao gồm các thông tin về hàng
hoá nhập cảng.
- Cargo list: Là danh sách hàng hoá container lược kê thông tin về hàng xuất
cảng.



2.1.2 Vai trò của hoạt động giao nhận
Trong xu thế toàn cầu hóa đời sống xã hội hiện nay cũng như là sự mở rộng
giaolưu hợp tác thương mại giữa các nước đã khiến cho giao nhận ngày càng có
vai trò quan trọng. Điều này được thể hiện:
- Giao nhận tạo điều kiện cho hàng hoa lưu thông nhanh chóng, an toàn và tiết
kiệm mà không có sự tham gia hiện diện của người gửi cũng như người nhận
vào tác nghiệp.
- Giao nhận giúp cho người chuyên chở đẩy nhanh tốc độ vòng quay của các
phương tiện vận tải, tận dụng một cách tối đa và có hiệu quả dung tích và tải
trọng của các phương tiện vận tải, các công cụ vận tải cũng như các phương
tiện hỗ trợ khác.
- Giao nhận làm gia tăng giá thành hàng hóa xuất nhập khẩu.
- Bên cạnh đó giao nhận cũng giúp các nhà xuất nhập khẩu giảm bớt các chi phí
không cần thiết như chi phí xây dựng kho tàng bến bãi của người giao nhận
hay do người nhận thuê, giảm chi phí đào tạo nhân công.
2.1.3 Nguyên tắc chung về giao nhận hàng hóa
1. Trách nhiệm giao nhận hàng hóa là của chủ hàng với người vận chuyển
(tàu). Trường hợp chủ hàng ủy quyền cho cảng thay mặt nhận hàng với tàu và
giao lại cho chủ hàng thì cảng và chủ hàng phải kí hợp đồng kinh tế để thỏa
thuận chọn phương thức giao nhận phù hợp và thực hiện theo phương thức
giao nhận đã thỏa thuận.
2. Nguyên tắc chung về giao nhận hàng hóa là “ Nhận bằng phương thức nào
thì giao bằng phương thức ấy”. Trường hợp do đặc thù của hàng hóa dẫn đến
phương thức nhận và giao khác nhau thì cảng và chủ hàng phải thỏa thuận cụ
thể trong hợp đồng kinh tế và thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng.
2.1.4 Quy trình giao nhận hàng hóa
* Phương thức giao nhận
- Phương thức giao nhận do các bên lựa chọn và thỏa thuận cụ thể trong hợp
đồng. Cảng nhận hàng với tàu và giao lại cho chủ hàng (đối với hàng nhập cảng),

Cảng nhận hàng với chủ hàng và giao lại cho tàu (đối với hàng xuất cảng).
- Các phương thức giao nhận cụ thể bao gồm:
+ Giao nhận nguyên bao, kiện, bó, tấm, thanh, cây, chiếc.
+ Giao nhận nguyên hầm cặp chì.
+ Giao nhận theo số lượng, trọng lượng, thể tích theo phương thức cân, đo,
đếm.
+ Giao nhận theo mớn nước


+ Kết hợp các phương thức giao nhận nói trên
+ Các phương thức giao nhận khác.
*Ghi chú:
+ Hàng nguyên lành trọng lượng giao nhận theo lược khai hàg hoá (Cargo
Manifest)
+ Hàng rời đóng bao, bịch rách vỡ giao qua cân để xác định trọng lượng.
+ Hàng hòm, kiện, bó,… đổ vỡ giao theo chi tiết
+ Các loại xe ô tô, xe chuyên dùng giao nhận theo chiếc và chi tiết theo biên
bản giám định của cơ quan giám định
2.1.5 Quy trình giao nhận nhập khẩu hàng hóa tại các cảng biển
a, Ðối với hàng không phải lưu kho, bãi tại cảng
Trong trường hợp này, chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác đứng ra giao
nhận trực tiếp với tầu
* Ðể có thể tiến hành dỡ hàng, 24 giờ trước khi tầu đến vị trí hoa tiêu, chủ hàng
phải trao cho cảng một số chứng từ:
- Bản lược khai hàng hoá (2 bản)
- Sơ đồ xếp hàng (2 bản)
- Chi tiết hầm hàng (2 bản)
- Hàng quá khổ, quá nặng (nếu có)
- Chủ hàng xuất trình vận đơn gốc cho đại diện của hãng tầu
- Trực tiếp nhận hàng từ tầu và lập các chứng từ cần thiết trong quá trình nhận

hàng như:
- Biên bản giám định hầm tầu (lập trước khi dỡ hàng) nhằm quy trách nhiệm cho
tầu về những tổn thất xảy sau này.
- Biên bản dỡ hàng (COR) đối với tổn thất rõ rệt
- Thư dự kháng (LOR) đối với tổn thất không rõ rệt
- Bản kết toán nhận hàng với tầu (ROROC)
- Biên bản giám định
- Giấy chứng nhận hàng thiếu (do đại lý hàng hải lập)….
* Khi dỡ hàng ra khỏi tầu, chủ hàng có thể đưa về kho riêng để mời hải quan kiểm
hoá. Nếu hàng không có niêm phong cặp chì phải mời hải quan áp tải về kho
* Làm thủ tục hải quan


* Chuyên chở về kho hoặc phân phối hàng hoá
b, Ðối với hàng phải lưu kho, lưu bãi tại cảng
b1, Cảng nhận hàng từ tầu:
- Dỡ hàng và nhận hàng từ tầu (do cảng làm)
- Lập các giấy tờ cần thiết trong quá trình giao nhận (nhân viên giao nhận phải
cùng lập)
- Ðưa hàng về kho bãi cảng
b2, Cảng giao hàng cho các chủ hàng
* Khi nhận được thông báo hàng đến, chủ hàng phải mang vạn đơn gốc, giấy giới
thiệu của cơ quan đến hãng tầu để nhận lệnh giao hàng (D/O - delivery order).
Hãng tầu hoặc đại lý giữ lại vận đơn gốc và trao 3 bản D/O cho người nhận hàng
* Chủ hàng đóng phí lưu kho, phí xếp dỡ và lấy biên lai
* Chủ hàng mang biên lai nộp phí, 3 bản D/O cùng hoá đơn và phiếu đóng gói đến
văn phòng quản lý tầu tại cảng để ký xác nhận D/O và tìm vị trí hàng, tại đây lưu
1 bản D/O
* Chủ hàng mang 2 bản D/O còn lại đến bộ phận kho vận để làm phiếu xuất kho.
Bộ phận này giữ 1D/O và làm 2 phiếu xuất kho cho chủ hàng

* Làm thủ tục hải quan qua các bước sau:
- Xuất trình và nộp các giấy tờ:
+ Tờ khai hàng NK
+ Giấy phép nhập khẩu
+ Bản kê chi tiết
+ Lệnh giao hàng của người vận tải
+ Hợp đồng mua bán ngoại thương
+ Một bản chính và một bản sao vận đơn
+Giấy chứng nhận xuất xứ
+ Giấy chứng nhận phẩm chất hoặc kiểm dịch nếu có
+ Hoá đơn thương mại
- Hải quan kiểm tra chứng từ
- Kiểm tra hàng hoá


- Tính và thông báo thuế
- Chủ hàng ký nhận vào giấythông báo thuế (có thể nộp thuế trong vòng 30 ngày)
và xin chứng nhận hoàn thành thủ tục hải quan
* Sau khi hải quan xác nhận “hoàn thành thủ tục hải quan” chủ hàng có thể mang
ra khỏi cảng và chở về kho riêng
c, Hàng nhập bằng container
* Nếu là hàng nguyên (FCL)
- Khi nhận được thông báo hàng đến (NOA) thì chủ hàng mang vận đơn gốc và
giấy giới thiệu của cơ quan đến hãng tầu để lấy D/O
- Chủ hàng mang D/O đến hải quan làm thủ tục và đăng ký kiểm hoá (chủ hàng có
thể đề nghị đưa cả container vè kho riêng hoặc ICD để kiểm tra hải quan nhưng
phải trả vỏ container đúng hạn nếu không sẽ bị phạt)
-Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan, chủ hàng phải mang bộ chứng từ nhận hàng
cùng D/O đến Văn phòng quản lý tầu tại cảng để xác nhận D/O
- Lấy phiếu xuất kho và nhận hàng

* Nếu là hàng lẻ (LCL):
Chủ hàng mang vận đơn gốc hoặc vận đơn gom hàng đến hãng tầu hoặc đại lý của
người gom hàng để lấy D/O, sau đó nhận hàng tại CFR quy định và làm các thủ
tục như trên.
2.2 Tìm hiểu thực trạng quy trình giao nhận hàng container tại chi nhánh
Cảng Chùa Vẽ
2.2.1. Phương thức giao nhận
- Phương thức giao nhận container là “Giao nhận nguyên container niêm chì”.
- Ghi chú: Trong công tác giao nhận container cần lưu ý các trường hợp sau
đây:
+ Trường hợp nhận container từ tàu bị đứt chì hoặc cặp chì không nguyên
vẹn, Cảng phải ký biên bản với tàu và nhận container theo số chì do tàu hoặc
Hãng tàu kẹp lại.
+ Container hàng trước khi nhập bãi cặp chì phải trong tình trạng tốt, số rõ
ràng. Tất cả các cặp chì tình trạng không đảm bảo như: bị mờ, số không rõ
phải được lập biên bản và kẹp lại bằng chì mới, và phải được thể hiện trên
các chứng từ giao nhận.


+ Ngoài việc kiểm tra niêm chì, cần phải lưu ý đến tình trạng bên ngoài của
container, và phải được ghi trên phiếu giao nhận hàng.
+ Đối với container lạnh: Cảng thực hiện giao nhận container lạnh tại bãi xếp
container lạnh của cảng. Cảng ghi nhận nhiệt độ (độ C, độ F), các bảng điện
điều khiển, chú ý thông gió container, độ dài dây điện, tấm chia gió và tình
trạng vỏ container.
+ Đối với container hàng là loại mở nóc (Open Top): ghi nhận tình trạng bạt
phủ nóc, màu sắc bạt, dây chằng bạt, chì bạt. Đối với vỏ phải ghi nhận số
lượng thanh xà nóc.
+ Đối với container bồn (Tank container): Số lượng các đồng đồ kiểm tra
thông số, tình trạng các đồng hồ đo, tình trạng vỏ tank, dàn thao tác…

+ Đối với container sàn phẳng (Platform/ Flatrack container): nếu tỡnh trạng
cỏc thanh nhíp hoặc lò xo trợ lực thiếu phải ghi nhận trên chứng từ giao nhận.
2.2.2. Các chứng từ sử dụng trong công tác giao nhận:
2.2.2.1. Các chứng từ giao nhận:
1. Giấy kiểm nhận hàng với tàu (Tally Report hoặc Tally Sheet) hoặc Phiếu
trình tự dỡ (Working Sequence Sheet)
2. Biên bản kết toán nhận hàng với tàu (Report On Receipt Of Cargo ROROC)
3. Biên bản xác nhận hàng hóa hư hỏng đổ vỡ (Cargo Outurn Report - COR).
4. Lệnh giao nhận hàng
5. Phiếu giao nhận container (Equipment Interchange Report - EIR)
6. Phiếu giao hàng kiêm phiếu xuất kho
7. Phiếu nhập kho
8. Phiếu ra/ vào cổng
2.2.2.2 Quy định về sử dụng chứng từ giao nhận
- Giao nhận với tàu: Sử dụng “ Giấy kiểm nhận hàng với tàu (Tally Report)”,
“Phiếu trình tự dỡ hàng (Working Sequence Sheet)”, “Biên bản xác nhận
hàng hóa hư hỏng đổ vỡ (COR)”, “Biên bản kết toán nhận hàng với tàu
(ROROC)”.
- Giao nhận với chủ hàng: sử dụng “Phiếu giao nhận container - EIR”, Phiếu
giao hàng kiêm phiếu xuất kho”, “Phiếu nhập kho” và “Phiếu ra/ vào cổng”.
Ghi chú:
- Đối với giao nhận hàng nhập tàu: có thể sử dụng “Phiếu trình tự dỡ hàng
(Working Sequence Sheet)” thay cho “Giấy kiểm nhận hàng với tàu (Tally
Report)”
- Đối với hàng container, Cảng sử dụng “Phiếu giao nhận container - EIR” để
giao nhận với chủ hàng thay cho “Lệnh giao nhận hàng”.


- Các phương án giao nhận cụ thể, quy định sử dụng chứng từ giao nhận
tương tự như đối với hàng ngoài container.

2.2.3. Các thủ tục giao nhận và kết toán hàng hoá:
2.2.3.1. Giao nhận với tàu
a. Thủ tục:
- Giao nhận hàng nhập từ tàu: Căn cứ bản lược khai hàng hoá (cargo
manifest) và các chứng từ liên quan (nếu có)
- Giao nhận hàng xuất xuống tàu: Căn cứ bản khai hàng xuất (cargo list) và
các chứng từ liên quan (nếu có)
b. Giao nhận và kết toán:
- Đối với hàng nhập từ tàu:
+ Cảng tiến hành giao nhận với tàu theo phương thức giao nhận thoả
thuậntrong hợp đồng.
+ Từng ca, nhân viên giao nhận phải cấp 01 tờ “Giấy kiểm nhận hàng với
tàu” cho tàu hoặc cho kiểm kiện của tàu.
+Trước khi dỡ hàng và trong quá trình dỡ hàng nếu phát hiện hàng hóa có
hiện tượng bị tổn thất, đổ vỡ,… so với lược khai thì phải thiết lập “Biên bản
xác nhận hàng hóa hư hỏng đổ vỡ (Cargo Outurn Report - COR)” để quy
trách nhiệm cho tàu.
+ Sau khi tàu dỡ hàng xong Xí nghiệp xếp dỡ phải thiết lập “Biên bản kết
toán giao nhận hàng với tàu (ROROC)” để xác nhận số hàng thực tế cảng đã
nhận với tàu.
- Đối với hàng xuất lên tàu:
+ Từng ca, nhân viên giao nhận cấp 01 tờ “Giấy kiểm nhận hàng với tàu
(Tally Report)” cho kiểm kiện hoặc chủ hàng
+ Sau khi xuất xong hàng, căn cứ vào “Giấy kiểm nhận hàng với tàu (Tally
Report)”, chủ hàng và tàu tự kết toán.
+ Trường hợp hàng xuất nội địa từ kho bãi của cảng lên tàu: cảng giao hàng
bằng “Lệnh giao hàng” và “Phiếu giao hàng kiêm phiếu xuất kho”.
- Trình tự thủ tục, giao nhận và kết toán tương tự như hàng ngoài container.
- Kết thúc nhâp,xuất tùng chuyến tầu tầu bộ phận kết toán tầu phải lập báo
cáo xếp dỡ tổng hợp số lượng,chủng loại cont thực nhập,thực xuất theo từng

phương án các ghi chú đặc biệt khác nếu có ;Đối chiếu,xác nhận với hãng tầu
để làm cơ sở thanh toán cước xếp dỡ
2.2.3.2. Giao nhận với chủ hàng:


a. Giao container lên phương tiện chủ hàng:
- Thủ tục: căn cứ vào các chứng từ sau:
+ Lệnh giao hàng của Hãng tàu (bản chính).
+ Giấy mượn vỏ của Hãng tàu (bản chính).
+ Bill hoặc packing list (bản copy)
+ Tờ khai Hải quan đã hoàn thành thủ tục (bản photo và bản chính để đối
chiếu)
+ Đối với giao vỏ container: căn cứ Lệnh giao vỏ của Hãng tàu (bản chính).
- Giao nhận:
+ Bộ phận thủ tục thu các chứng từ trên, cấp “Phiếu giao nhận container EIR” cho chủ hàng
+ Chủ hàng mang “Phiếu giao nhận container - EIR” xuống văn phòng Bãi/
Đội giao nhận để nhận container
b. Giao hàng rút từ container lên phương tiện chủ hàng:
- Thủ tục và giao nhận như giao nguyên container
- Trường hợp hàng trong một container được rút làm nhiều lần giao lên
nhiều phương tiện chủ hàng (ô tô): Nhân viên giao nhận sẽ viết thêm “phiếu
giao hàng kiêm phiếu xuất kho” và “ phiếu ra cổng” để bảo vệ cổng cảng
kiểm soát từng xe. Đến xe cuối cùng, bảo vệ cổng cảng sẽ kiểm tra và thu lại
phiếu EIR liên vàng
c. Container nhập bãi từ phương tiện chủ hàng:
- Thủ tục: Căn cứ các chứng từ sau:
+ Đối với container hàng hạ bãi: chủ hàng mang theo lệnh hạ container vào
bãi cảng theo chỉ định của Hãng tàu.
+ Đối với vỏ container hạ bãi: chủ hàng mang theo giấy mượn vỏ có chỉ định
hạ vỏ về bãi cảng của Hãng tàu.

+ Đối với vỏ container của chủ hàng (SOC): khách hàng phải có giấy yêu cầu
và được sự chấp thuận của cảng.
- Giao nhận
+ Bộ phận thủ tục thu các chứng từ trên, cấp “Phiếu giao nhận container EIR” cho chủ hàng
+ Chủ hàng mang “Phiếu giao nhận container - EIR” xuống văn phòng Bãi/
Đội giao nhận để hạ container tại bãi cảng.


d. Đóng hàng vào container tại bãi:
- Thủ tục: căn cứ vào các chứng từ sau:
+ Lệnh đóng hàng xuất của hãng tàu (bản chính).
+ Các tài liệu hàng hoá khác (nếu cần thiết).
- Giao nhận:
+ Bộ phận thủ tục thu các chứng từ trên, cấp “Phiếu giao nhận container EIR” cho chủ hàng
+ Chủ hàng mang “Phiếu giao nhận container - EIR” xuống văn phòng Bãi/
Đội giao nhận để đóng hàng tại bãi cảng.
+ Sau khi đóng hàng xong, chủ hàng kẹp chì và bàn giao container đã kẹp chì
cho nhân viên giao nhận của Đội/ Bãi container của cảng.
e. Khai thác container hàng chung chủ tại kho CFS:
- Hàng lẻ gom tại kho chờ xuất:
+ Thủ tục, giao nhận đối với hàng gom tại kho tương tự hàng tập kết kho bãi.
+ Khi đóng hàng vào container tại kho: căn cứ Lệnh giao hàng (đóng hàng
xuất) của Hãng tàu, bộ phận thủ tục làm “Lệnh xuất kho”, “Phiếu giao nhận EIR’ để kho đóng hàng vào container.
+ Khi xuất container ra khỏi cảng: thủ tục tương tự giao container.
+ Khi xuất tàu: thủ tục tương tự như xuất container lên tàu.
- Hàng chia lẻ tại kho:
+ Căn cứ vào yêu cầu khai thác container hàng chung chủ của Hãng tàu, Lệnh
giao hàng của Hãng tàu, Lược khai và chi tiết các vận đơn từng chủ lẻ của
Hãng tàu cấp, Cảng thay mặt Hãng tàu/ Chủ khai thác container làm thủ tục
Hải quan, mời giám định để làm thủ tục khai thác container tại Kho CFS.

+ Bộ phận thủ tục cấp “Phiếu giao nhận container” để Kho chuyển container
từ bãi xếp container về Kho CFS khai thác container.
+ Sau khi khai thác xong container: Kho CFS thiết lập “biên bản khai thác
container chung chủ” và gửi cho Hãng tàu/ chủ khai thác container.
+ Căn cứ vào Lệnh giao hàng của Hãng tàu cấp cho các chủ hàng lẻ, bộ phận
thủ tục cấp Lệnh giao nhận hàng cho các chủ hàng lẻ nhận hàng tại kho. Thủ
tục tiếp theo tương tự như giao hàng từ kho bãi đi đối với hàng ngoài
container.
2.2.4. Luân chuyển chứng từ giao nhận:
2.2.4.1. Phiếu giao nhận container - EIR: gồm 04 liên


- Liên trắng lưu tại nơi cấp lệnh.
- Liên xanh chuyển cho Kho/ Bãi/ Đội giao nhận lưu.
- Liên hồng giao cho khách hàng.
- Liên vàng giao cho Đội Bảo vệ cổng cảng kiểm soát.
2.2.4.2. Các chứng từ còn lại luân chuyển tương tự như hàng ngoài container.
2.2.5 Bảo quản hàng tai kho bãi cảng
2.2.5.1 Quy định chung
- Cảng có trách nhiệm bảo quản nguyên trạng hàng hóa hoặc nguyên
container niêm chì từ khi nhận hàng với tàu và giao lại hàng cho chủ hàng
đầy đủ số lượng, trọng lượng và mác mã (nếu có).
- Cảng có quyền từ chối việc nhận bảo quản và lưu kho bãi cảng đối với hàng
hoá không có ký mã hiệu hoặc ký mã hiệu không rõ ràng hay bao bì không
bảo đảm an toàn cho việc lưu giữ hàng hoá.
- Trường hợp phát hiện hàng lưu kho bãi cảng có hiện tượng hư hỏng, tổn
thất, cảng phải thông báo ngay cho chủ hàng và mời chủ hàng đến cảng cùng
giải quyết, đồng thời phải tiến hành những biện pháp cần thiết để ngăn chặn
và hạn chế tổn thất. Cảng phải chịu trách nhiệm bồi thường hàng hóa cho chủ
hàng nếu để tổn thất, thiếu hụt so với khối lượng đã nhận với tàu.

- Khi có bão, dông, lốc: Cảng phải thực hiện các biện pháp bảo quản hàng
hoá an toàn theo đúng quy trình, quy định của Cảng.
2.2.5.2 Một số trường hợp cần lưu ý trong công tác bảo quản hàng container tại
cảng:
- Việc xếp dỡ container tại bãi Cảng Hải phòng được tuân thủ theo “Quy
trình công nghệ xếp dỡ vào bảo quản hàng container tại Cảng Hải phòng”.
Trong quá trình bảo quản container tại Cảng, cần tuân thủ các quy định sau:
- Thực hiện việc thông báo cho các Hãng tàu/ chủ container về tình trạng
container lưu tại bãi cảng bằng các báo cáo hàng ngày.
- Trong quá trình container được bảo quản tại bãi cảng: các hư hại vỏ
container, chì do các yếu tố bất khả kháng, thời tiết gây ra như: bão lốc, thiên
tai, địch hoạ,… hoặc do container lưu tại kho bãi cảng quá lâu, hoặc đã có
dấu hiệu đã hư hỏng trước khi dỡ hàng thì Cảng sẽ không chịu trách nhiệm về
các tổn thất hư hỏng liên quan.
- Đối với các container rút ruột tại bãi: Cảng yêu cầu chủ hàng vệ sinh vỏ sau
khi rút hết hàng, chỉ nhận và xếp vào khu vực bảo quản vỏ (trừ các trường
hợp Cảng có hợp đồng vệ sinh riêng với Hãng tàu/ chủ vỏ).
- Container lạnh (bao gồm cả container hàng và vỏ) khi nhận vào bãi phải
được cắm điện để kiểm tra tình trạng thiết bị, máy lạnh.


×