Tải bản đầy đủ (.docx) (75 trang)

đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu của công ty tnhh vận tải quốc tế iti – chi nhánh hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (666.66 KB, 75 trang )

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Đề tài:Đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa xuất
nhập khẩu của công ty TNHH vận tải quốc tế ITI – chi nhánh Hải Phòng.
Mục Lục
Lời mở đầu
Chương 1: Lý luận chung về dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
1. Khái niệm về giao nhận :
- Dịch vụ giao nhận
- Người giao nhận
- Các yêu cầu đối với dịch vụ giao nhận
2. Giới thiệu về nghiệp vụ giao nhận hàng hóa bằng container
- Khái niệm về cont
- Kích thước cont
- Phân loại cont
- Các phương pháp gửi hàng bằng cont
- Các chứng từ sử dụng trong công tác giao nhận hàng hóa XNK
3. Quy trình giao nhận hàng hóa XNK qua cảng biển
4. Cơ sở pháp lý về giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
Chương 2: Thực trạng quy trình giao nhận hàng hóa XNK tại công ty TNHH vận tải
quốc tế ITI- chi nhánh Hải Phòng
1. Giới thiệu về công ty: lịch sử hình thành và phát triển ( tập đoàn và chi nhánh)
2. Phân tích tình hình hoạt động của công ty trong 3 năm gần đây.
3. Quy trình giao nhận hàng hóa XNK mà công ty đang áp dụng
- Quy trình giao nhận hàng nhập khẩu
- Quy trình giao nhận hàng xuất khẩu
4. Đánh giá thực trạng của công ty
- Hợp đồng dịch vụ: số lượng hợp đồng, số hợp đồng hàng FCL, LCL; doanh
thu, chi phí;
- Chứng từ
- Công ty : cơ sở vật chất, nguồn nhân lực


- Quy trình nghiệp vụ, những vướng mắc, bất cập trong các khâu quy trình
Chương 3: Một số đề xuất nhằm hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa XNK của
công ty TNHH vận tải quốc tế ITI
Sinh viên: Phạm Thị Thủy- MSV: 40516- Lớp KTB51ĐH3
GV Hướng dẫn: TS. Nguyễn Hữu Hùng Page 1
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
1. Những thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển của công ty trong
thời gian tới
2. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện quy trình giao nhận của công ty về:
- Hợp đồng dịch vụ
- Chứng từ
- Công ty
- Quy trình nghiệp vụ
Sinh viên: Phạm Thị Thủy- MSV: 40516- Lớp KTB51ĐH3
GV Hướng dẫn: TS. Nguyễn Hữu Hùng Page 2
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA
XUẤT NHẬP KHẨU
1.1. Khái niệm về giao nhận.
1.1.1. Dịch vụ giao nhận.
a) Khái niệm
Giao nhận vận tải là những hoạt động nằm trong khâu lưu thông phân phối, một
khâu quan trọng nối liền sản xuất với tiêu thụ, hai khâu chủ yếu của quá trình tái sản
xuất xã hội. Giao nhận vận tải thực hiện chức năng đưa sản phẩm từ nơi sản xuất tới nơi
tiêu thụ, hoàn thành mặt thứ hai của lưu thông phân phối là phân phối vât chất, khi mặt
thứ nhất là thủ tục thương mại đã hình thành.
Giao nhận gắn liền với vận tải nhưng nó không chỉ đơn thuần là vận tải. Giao nhận
mang trong nó một ý nghĩa rộng hơn, đó là tổ chức vận tải, lo liệu cho hàng hóa được
vận chuyển, rồi bốc xếp, lưu kho, chuyển tải, đóng gói, thủ tục, chứng từ. Với nội hàm
rộng như vậy nên có rất nhiều định nghĩa về giao nhận.

Theo hiệp hội giao nhận hàng hóa quốc tế (FIATA) thì dịch vụ giao nhận được coi
là bất kỳ dịch vụ nào có liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, đóng gói hay
phân loại hàng hóa,dịch vụ phân phối hàng hóa thậm chí cả dịch vụ tư vấn hay các dịch
vụ khác có liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu đều được coi là giao nhận hàng hóa.
Theo luật thương mại Việt Nam, dịch vụ giao nhận hàng hóa là hành vi thương
mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa là người gửi hàng, tổ chức vận
chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ khác có liên quan để liên quan để giao
nhận theo sự ủy thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người làm dịch vụ giao
nhận khác. Mục tiêu của người giao nhận là đáp ứng các nhu cầu do người ủy thác giao
với hiệu quả cao nhất.
b) Đặc điểm của dịch vụ giao nhận.
Do cũng là một loại hình dịch vụ nên dịch vụ giao nhận cũng mang các đặc
điểm của dịch vụ, đó là nó là hàng hóa vô hình nên không có tiêu chuẩn đánh
giá chất lượng đồng nhất, không dự trữ được, sản xuất và tiêu dùng phải diễn ra
đồng thời chất lượng dịch vụ phụ thuộc vào sự đánh giá của người được phục
vụ.
Nhưng do đây là một hoạt động đặc thù nên dịch vụ này có những đặc điểm
riêng sau:
- Dịch vụ giao nhận không tạo ra sản phẩm vật chất, nó chỉ làm cho đối tượng
thay đổi vị trí về mặt không gian chứ không tác động về mặt kỹ thuật làm
Sinh viên: Phạm Thị Thủy- MSV: 40516- Lớp KTB51ĐH3
GV Hướng dẫn: TS. Nguyễn Hữu Hùng Page 3
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
thay đổi các đối tượng đó. Nhưng giao nhận vận tải lại có tác động tích cực
đến sự phát triển của sản xuất và nâng cao đời sống nhân dân.
- Mang tính thụ động: Đó là do dịch vụ này phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu
của khách hàng, các quy định của người vận chuyển, các ràng buộc về pháp
luật, thể chế của chính phủ ( nước xuất khẩu, nước nhập khẩu, nước thứ
ba….)
- Mang tính thời vụ: dịch vụ giao nhận phục vụ chỉ hoạt động xuất, nhập nên

nó phụ thuộc rất lớn vào lượng hàng hóa xuất nhập khẩu. Mà thường hoạt
động xuất nhập khẩu mang tính thời vụ nên hoạt động giao nhận cũng chịu
ảnh hưởng của tính chất thời vụ.
- Ngoài những công việc như làm thủ tục, môi giới, lưu cước, người làm dịch
vụ giao nhận còn tiến hành các dịch vụ khác như gom hàng, chia hàng, bốc
xếp nên để hoàn thành công việc tốt hay không phụ thuộc nhiều vào cơ sở
vật chất kỹ thuật và kinh nghiệm của người giao nhận.
1.1.2. Người giao nhận.
a) Khái niệm.
Chưa có một định nghĩa thống nhất nào về người giao nhận quốc tế chấp nhận.
người ta hiểu người kinh doanh dịch vụ giao nhận hay các doanh nghiệp giao nhận là
người giao nhận ( Forwarder, freight forwarder, forwarder agent). Theo FIATA, “Người
giao nhận là người lo toan để hàng hóa được chuyên chở theo hợp đồng ủy thác và hành
động vì lợi ích của người ủy thác. Người giao nhận cũng đảm bảo thực hiện mọi công
việc liên quan đến hợp đồng giao nhận như bảo quản, lưu kho trong chuyến, làm thủ tục
hải quan, kiểm hóa.
Người giao nhận có thể là chủ hàng ( khi chủ hàng tự đứng ra đảm nhận công việc
giao nhận hàng hóa của mình), chủ tàu ( khi chủ tàu thay mặt chủ hàng thực hiện dịch vụ
giao nhận), công ty xếp dỡ hay kho hàng, người giao nhận chuyên nghiệp hay bất kỳ
người nào khác có đăng ký kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa. Theo luật thương
mại Việt Nam thì người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa là thương nhân có giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa.
Từ các định nghĩa trên ta có thể rút ra nhận xét:
- Người giao nhận hoạt động theo sự ủy thác của chủ hàng và bảo vệ quyền
lợi cho chủ hàng.
- Người giao nhận có thể lo liệu các công việc về vận tải nhưng không phải là
người vận tải, anh ta có thể sử dụng, thuê mướn người vận tải, anh ta cũng
có thể có phương tiện vận tải, có thể tham gia vận tải, nhưng đối với chủ
hàng ủy thác, anh ta là người giao nhận, ký hợp đồng giao nhận, không phải
là người vận tải.

Sinh viên: Phạm Thị Thủy- MSV: 40516- Lớp KTB51ĐH3
GV Hướng dẫn: TS. Nguyễn Hữu Hùng Page 4
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
- Cùng với việc vận tải, người giao nhận có thể đảm nhiệm thêm các công
việc khác nữa theo sự ủy thác của chủ hàng để đưa hàng từ nơi gửi đến nơi
nhận một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Dù ở các nước khác nhau, tên gọi của người giao nhận khác nhau, nhưng tất
cả đều mang một tên chung trong giao dịch quốc tế “ người giao nhận hàng
hóa quốc tế” “ international freight forwarder”, và cũng làm một dịch vụ
tương tự nhau, đó là dịch vụ giao nhận.
b)Phạm vi các dịch vụ của người giao nhận.
Sinh viên: Phạm Thị Thủy- MSV: 40516- Lớp KTB51ĐH3
GV Hướng dẫn: TS. Nguyễn Hữu Hùng Page 5
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Sinh viên: Phạm Thị Thủy- MSV: 40516- Lớp KTB51ĐH3
GV Hướng dẫn: TS. Nguyễn Hữu Hùng Page 6
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
• Hành động thay mặt người xuất khẩu gửi hàng:
Theo chỉ dẫn của người gửi hàng, người giao nhận sẽ:
- Chọn tuyến, phương tiện và người chuyên chở thích hợp, lập nên lịch gửi/
nhận hàng và cung cấp cho người ủy thác.
- Lưu cước với người chuyên chở đã lựa chọn.
- Nhận hàng và cấp các chứng từ như: giấy chứng nhận nhận hàng của người
giao nhận, giấy chứng nhận chuyên chở của người giao nhận.v.v…
- Nghiên cứu những điều khoản trong thư tín dụng và chuẩn bị tất cả những
chứng từ cần thiết.
- Đóng gói hàng hóa( trừ khi việc này đã được thực hiện bởi người gửi hàng)
chú ý tới đặc điểm của phương tiện vận chuyển, tính chất của hàng hóa.
- Thu xếp việc lưu kho ( nếu cần thiết).
- Cân đo và kẻ mác mã hàng hóa.

- Tư vấn cho người gửi hàng về việc mua bảo hiểm hàng hóa, nếu được yêu
cầu có thể mua bảo hiểm cho người gửi hàng.
- Vận chuyển hàng hóa đến cảng, lo liệu các thủ tục hải quan, làm các thủ tục
có liên quan và giao hàng cho người chuyên chở.
- Thanh toán phí và các loại chi phí khác.
- Chuẩn bị vận đơn và nhận vận đơn đã ký từ người chuyên chở.
- Thu xếp việc vận tải trên chặng đường vận chuyển ( nếu cần thiết).
- Giám sát việc chuyên chở trên đường thông qua việc liên hệ với người
chuyên chở và đại lý của họ tại nơi nhận hàng.
- Giúp người gửi hàng tiến hành khiếu nại đối với các bên có liên quan.
• Hành động thay mặt người nhập khẩu:
Theo sự chỉ dẫn của người nhập khẩu, người giao nhận sẽ đảm nhận:
- Giám sát việc vận chuyển hàng hóa.
- Nhận và kiểm tra tất cả các chứng từ có liên quan đến việc vận chuyển.
- Nhận hàng từ người chuyên chở và nếu cần thanh toán cước phí vận chuyển.
- Thu xếp việc khai báo hải quan , trả thuế và các lệ phí.
- Thu xếp việc lưu kho bãi nếu cần.
- Giao hàng sau khi đã làm thủ tục hải quan cho người nhận.
- Tư vấn và nếu cần thiết giúp người nhận hàng khiếu nại với người chuyên
chở về tổn thất hàng hóa nếu có.
- Giúp người nhận hàng lưu kho và phân phối hàng hóa.
• Các dịch vụ giao nhận hàng hóa đặc biệt.
- Vận chuyển hàng công trình, các hàng hóa siêu trường, siêu trọng.
- Dịch vụ vận chuyển các hàng hóa đặc biệt như súc vật sống, các loại thực
phẩm, quần áo…
- Giúp người bán hàng quảng cáo, triển lãm hàng hóa ở nước ngoài.
• Các dịch vụ khác.
Sinh viên: Phạm Thị Thủy- MSV: 40516- Lớp KTB51ĐH3
GV Hướng dẫn: TS. Nguyễn Hữu Hùng Page 7
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Thông báo cho các khách hàng của mình về nhu cầu tiêu dùng, tình hình
cạnh tranh, tình hình biến động về chính trị, văn hóa, các chính sách của Nhà
nước về hoạt động xuất nhập khẩu…
c) Vai trò của người giao nhận
Người giao nhận là kiến trúc sư của quá trình gửi hàng hóa từ nơi gửi đến nơi
nhận với hiệu quả kinh tế cao nhất, do vậy họ vừa có thể là người gửi hàng, vừa
có thể là người nhận hàng và đồng thời có thể là người chuyên chở.
Người giao nhận có thể đảm trách một trách nhiệm duy nhất, các công việc mà
người giao nhận có thể đảm nhận là:
- Môi giới hải quan ( customs broker):
Hàng hóa trước khi được nhập hay xuất khẩu cần phải hoàn thiện các thủ tục
hải quan bởi người giao nhận hoặc uỷ thác cho một đơn vị bất kỳ hợp pháp.
- Làm đại lý ( agent):
Người giao nhận có thể đảm nhận một số công việc sau: trước đây người
giao nhận không đảm nhận vai trò của người chuyên chở mà anh ta chỉ hoạt
động như cầu nối giữa chủ hàng và người chuyên chở, theo đó người giao
nhận nhận ủy thác từ người gửi hàng và người ủy thác để thực hiện các công
việc khác nhau trên cơ sở hợp đồng ủy thác.
- Lo liệu chuyển tải và gửi tiếp hàng hóa( transshipment and on-cariage)
Khi hàng hóa chuyển tải hoặc quá cảnh qua nước người thứ ba, người giao
nhận sẽ lo thủ tục quá cảnh hoặc tổ chức chuyển tải hàng hóa từ phương tiện
này sang phương tiện khác hoặc giao hàng tới tận tay người nhận.
- Lưu kho hàng hóa ( warehousing):
Nếu hàng hóa phải lưu kho trước khi xuất khẩu hoặc sau khi nhập khẩu, người
giao nhận phối hợp với các bộ phận lựa chọn địa điểm và phương thức lưu kho
có hiệu quả cao nhất.
- Gom hàng ( Consolidate/ groupage):
Tiến hành gom các lô hàng nhỏ tại các địa phương khác nhau tạo thành một
lô hàng lớn. Như vậy, người giao nhận đã trở thành người chuyên chở đối
với các chủ hàng nhỏ lẻ và trở thành chủ hàng đối với người chuyên chở

thực sự.
- Là người chuyên chở ( Carrier):
Trong vận tải liên hợp, người giao nhận có thể trở thành một người chuyên
chở , chịu trách nhiệm về việc vận chuyển hàng hóa từ nơi nhận đến nơi gửi
như là một người chuyên chở thực sự. Cơ sở pháp lý về các trách nhiệm,
theo thông lệ quốc tế, là vận đơn do người giao nhận phát hành.
d) Quyền hạn – nghĩa vụ- trách nhiệm của người giao nhận.
Sinh viên: Phạm Thị Thủy- MSV: 40516- Lớp KTB51ĐH3
GV Hướng dẫn: TS. Nguyễn Hữu Hùng Page 8
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Theo điều 167- luật thương mại quy định : quyền và nghĩa vụ người làm dịch
vụ giao nhận hàng hóa như sau:
1. Được hưởng tiền công và các khoản thu nhập hợp lý khác.
2. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình theo hợp đồng.
3. Trong quá trình thực hiện hợp đồng , nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của
khách hàng thì có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng nhưng phải
thông báo ngay cho khách hàng.
4. Sau khi ký kết hợp đồng, nếu xảy ra các trường hợp có thể dẫn đến việc
không thể thực hiện được toàn bộ hay một phần các chỉ dẫn của khách hàng
thì phải thông báo ngay cho khách hàng biết để xin chỉ dẫn thêm.
5. Trong trường hợp , hợp đồng không có thỏa thuận về thời hạn cụ thể thực
hiện nghĩa vụ với khách hàng thì phải thực hiện nghĩa vụ của mình trong
thời hạn hợp lý.
Điều 169 –Luật thương mại quy định: các trường hợp miễn trách cho người
giao nhận:
1. Người làm dịch vụ giao nhận không phải chịu trách nhiệm về những mất
mát , hư hỏng phát sinh trong những trường hợp sau đây:
- Do lỗi của khách hàng hoặc người được khách hàng ủy quyền.
- Đã làm đúng những chỉ dẫn của khách hàng hoặc người được khách hàng ủy
quyền.

- Khách hàng đóng gói và ký hiệu không phù hợp.
- Do khách hàng hoặc người được khách hàng ủy quyền thực hiện việc xếp
dỡ hàng hóa.
- Do khuyết tật của hàng hóa.
- Do đình công.
- Các trường hợp bất khả kháng.
2. Người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa không chịu trách nhiệm về việc
mất khoản lợi đáng lẽ khách hàng được hưởng, về sự chậm trễ hoặc giao
hàng sai địa chỉ mà không phải do lỗi của mình, trừ trường hợp pháp luật
có quy định khác.
Điều 170- Luật thương mại năm 1997 :quy định giới hạn trách nhiệm của người làm
dịch vụ giao nhận như sau:
1. Trách nhiệm của người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa trong mọi trường hợp
không vượt quá giá trị của hàng hóa, trừ khi các bên có thỏa thuận khác trong hợp
đồng.
Sinh viên: Phạm Thị Thủy- MSV: 40516- Lớp KTB51ĐH3
GV Hướng dẫn: TS. Nguyễn Hữu Hùng Page 9
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
2. Người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa không được miễn trách nhiệm nếu không
chứng minh được việc mất mát, hư hỏng hoặc chậm giao hàng không phải do lỗi
của mình gây ra.
3. Tiền bồi thường được tính trên cơ sở giá trị của hàng hóa ghi trên hóa đơn và các
khoản tiền khác có chứng từ hợp lệ. Nếu trong hóa đơn không ghi giá trị hàng hóa
thì tiền bồi thường được tính theo giá trị của loại hàng đó tại nơi và thời điểm mà
hàng được giao cho khách hàng theo giá trị của thị trường; nếu không có giá trị thị
trường thì tính theo giá thông thường của loại hàng cùng loại, cùng chất lượng.
4. Người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa không phải chịu trách nhiệm trong các
trường hợp sau đây:
- Người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa không nhận được khiếu nại của
khách hàng trong thời hạn mười bốn ngày, kể từ ngày giao hàng, không tính

ngày chủ nhật và ngày lễ.
- Người làm dịch vụ giao nhận không nhận được thông báo bằng văn bản về
việc bị kiện tại Trọng tài hoặc Tòa án trong thời hạn chín tháng, kể từ ngày
giao hàng.
5. Khi người giao nhận làm đại lý; khi người giao nhận hàng hóa hoạt động với danh
nghĩa là Agent thì họ phải chịu trách nhiệm về những lỗi lầm hoặc sơ suất của
mình hay người làm thuê cho mình khi thực hiện các dịch vụ:
- Giao hàng trái với chỉ dẫn.
- Quên mua bảo hiểm hoặc sai sót trong việc bảo hiểm cho hàng hóa mặc dù
có chỉ dẫn.
- Lỗi lầm khi làm thủ tục hải quan.
- Giao hàng sai địa chỉ.
- Giao hàng mà không thu tiền của người nhận.
- Tái xuất không theo những thủ tục cần thiết hoặc không hoàn lại thuế.
6. Người giao nhận phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại, mất mát về người hoặc
tài sản mà họ đã gây ra cho người thứ ba trong hoạt động của mình.
Tuy nhiên người giao nhận không chịu trách nhiệm về hành vi lỗi lầm của người
thứ ba như người chuyên chở, hoặc người giao nhận hàng khác nếu họ chứng
minh được là sự lựa chọn cẩn thận.
Khi đại lý là người giao nhận thì phải tuân thủ “ điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn –
standard trading conditions” của mình.
1.1.3. Các yêu cầu đối với dịch vụ giao nhận.
Cũng như với bất kỳ loại hình dịch vụ nào, dịch vụ giao nhận hàng hóa tuy không
có những chỉ tiêu định tính để đánh giá chất lượng nhưng nó cũng có những yêu
cầu, đòi hỏi, tiêu chuẩn riêng mà người giao nhận phải đáp ứng mới thỏa mãn
được nhu cầu của khách hàng như:
Sinh viên: Phạm Thị Thủy- MSV: 40516- Lớp KTB51ĐH3
GV Hướng dẫn: TS. Nguyễn Hữu Hùng Page 10
Phạm vi của người giao nhận
Thay

mặt
T
h
a
y
Các dịch vụ hàng
Dịch vụ khác
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
- Giao nhận hàng hóa phải nhanh gọn. Nhanh gọn thể hiện thời gian hàng đi
từ nơi gửi đến nơi nhận hàng, thời gian bốc xếp, kiểm đếm giao nhận. Giảm
thời gian giao nhận góp phần đưa ngay hàng hóa và đáp ứng nhu cầu của
khách hàng. Muốn vậy người giao nhận phải nắm chắc các quy trình kỹ
thuật, chủng loại của hàng hóa, lịch tàu và bố trí hợp lý phương tiện vận
chuyển.
- Giao nhận chính xác, an toàn. Đây là yêu cầu quan trọng để đảm bảo quyền
lợi cho chủ hàng và người vận chuyển. Chính xác là yếu tố chủ yếu quyết
định chất lượng và mức độ hoàn thành bao gồm chính xác về số lượng, chất
lượng, hiện trạng thực tế, người nhận, nhãn hiệu. Giao nhận chính xác an
toàn, hạn chế đến mức thấp nhất sự thiếu hụt, nhầm lẫn, tổn thất về hàng
hóa.
- Đảm bảo chi phí thấp nhất. Giảm chi phí giao nhận là phương tiện cạnh
tranh hiệu quả giữa các đơn vị giao nhận.
Ngoài ra, để đưa ra quyết định sử dụng dịch vụ giao nhận hàng hóa của một
công ty giao nhận ( forwarder) khách hàng còn dựa vào một số tiêu chí sau:
- Quy mô và phạm vi hoạt động của người giao nhận.
- Vị trí của công ty trên thị trường, các mối quan hệ với đối tác, khách hàng.
- Khả năng giải quyết các vấn đề phát sinh nếu có.
1.2. Giới thiệu về nghiệp vụ giao nhận hàng hóa bằng container.
1.2.1. Khái niệm container.
Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá ( Internation Standard Organnization - ISO)

định nghĩa: Container là một phương tiện vận tải có tính bền chắc đáp ứng được nhu
cầu sử dụng nhiều lần, có cấu tạo đặc biệt ,thuận lợi cho chuyên chở hàng bằng một hay
nhiều phương thức vận tải mà không phải dỡ hàng ra và đóng lại ở dọc đường.
Container có những đặc điểm sau:
 Kích thước thùng chứa được tiêu chuẩn hóa
 Sức chứa hàng hóa lớn
 Có kết cấu bền chắc, nó khác với các loại thùng chứa hàng tạm thời làm bằng gỗ
hoặc bằng carton, vì vậy container cho phép sử dụng nhiều lần để chuyên chở
hàng.
 Có cấu tạo đặc biệt để thuận tiện cho việc chuyên chở bằng một hoặc nhiều
phương tiện vận tải, hàng hóa không phải xếp dỡ ở cảng dọc đường.
Sinh viên: Phạm Thị Thủy- MSV: 40516- Lớp KTB51ĐH3
GV Hướng dẫn: TS. Nguyễn Hữu Hùng Page 11
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
 Có thiết bị riêng để thuận tiện cho việc xếp dỡ và thay đổi từ công cụ vận tải này
sang công cụ vận tải khác.
 Có cấu tạo đặc biệt để thuận tiện cho việc xếp hàng vào và dỡ hàng ra.
 Có dung tích không ít hơn 1m
3
.
1.2.2. Cấu trúc và hệ thống thiết bị khu cảng bốc dỡ container
Khu cảng bốc dỡ container (Container Terinal) là khu vực nằm trong địa giới một
cảng được bố trí và thiết kế xây dựng dành riêng cho việc đón nhận tàu container, bốc dỡ
container, thực hiện việc chuyển tiếp container từ phương tiện vận tải biển sang các
phương tiện vận tải khác. Cấu trúc hệ thống của nó bao gồm:
 Bến tàu container (Wharf): Là nơi đậu tàu container, chiều dài và độ sâu
của bến tàu tuỳ thuộc vào số lượng kích cỡ của các tàu ra vào.
 Thềm bến (Apron): Là khu vực sát liền với bến tàu. Thềm bến được xây
dựng chắc chắn trên mặt thềm có trải nhựa hay láng xi măng.
 Bãi chứa container (Container Yard): Là nơi tiếp nhận và lưu trữ container. Bãi container

có thể phân thành một số khu vực: khu vực bố trí container chuẩn bị bốc xuống tàu, khu
vực dành tiếp nhận container từ tàu dỡ lên bờ, khu vực chứa container rỗng.
 Khu vực tiếp nhận, chất xếp container (Marshalling Yard): Là khu vực bố trí kề bên
thềm bến để tiếp nhận container đi hay đến. Tại đây người ta có thể sử dụng cẩu bờ để di
chuyển hay xếp chồng container lên nhau thành một số tầng nhất định. Tại địa điểm
dành riêng cho chất xếp container chờ xuống tàu, người ta có thể kẻ từng ô chứa
container có đánh số để tiện cho việc nhận dạng và tiến hành bốc xếp.
Trạm container làm hàng lẻ (Container Freight Station): Là nơi tiến hành nghiệp
vụ chuyên chở hàng lẻ, nó có chức năng:
- Tiếp nhận các lô hàng lẻ của chủ hàng nội địa, lưu kho, phân loại, đóng
hàng vào container, hoàn thành thủ tục gửi và giao hàng xuống tàu.
- Tiếp nhận container hàng lẻ từ tàu dỡ lên, rút hàng ra khỏi container, phân
loại và giao trả cho chủ hàng lẻ.
Sinh viên: Phạm Thị Thủy- MSV: 40516- Lớp KTB51ĐH3
GV Hướng dẫn: TS. Nguyễn Hữu Hùng Page 12
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
- Tiếp nhận các container hàng lẻ, rút hàng ra, phân loại, tái đóng hàng vào
container và gửi tiếp đến đích.
Trạm container hàng lẻ (CFS) thường được bố trí bên ngoài, sát bãi chứa
container, tại nơi cao ráo và có kho chứa tạm có mái che, thuận lợi cho việc làm hàng:
đóng hàng vào và rút ra khỏi container dưới sự kiểm soát của Hải quan.
Trung tâm kiểm soát (Control Center): Có nhiệm vụ kiểm soát và giám sát tình
hình bốc dỡ container, tình hình hoạt động và các thao tác nghiệp vụ khác trong bãi chứa
container. Nó thường được bố trí ở địa điểm thuận lợi cho việc quan sát và được trang bị
đầy đủ các phương tiện thông tin liên lạc (điện thoại hữu tuyến, vô tuyến, máy ghi
hình…)
 Cổng cảng (Gate): Là cửa container và hàng hoá ra vào, có sự kiểm soát chặt chẽ theo
quy chế, thủ tục xuất nhập khẩu. Theo tập quán quốc tế cổng cảng được xem như mức
phân định ranh giới trách nhiệm giữa một bên là đại lý thay mặt người chuyên chở và
một bên là người gửi hàng hoặc người nhận hàng hoặc người vận tải đường bộ.

 1Xưởng sửa chữa container (Maintainee shop): Được đặt ở một nơi dành cho việc sửa
chữa, duy tu các container bị hư hỏng.
 Phương tiện bốc dỡ và vận chuyển container tại cảng: Phương tiện dùng để bốc xếp và
vận chuyển container tại cảng gồm:
- Xe chuyên dùng chở container
- Xe nâng chuyên dùng container
- Xe gắp chuyên dùng container
- Xe chuyên dùng để gắp container rỗng
- Cẩu giàn chuyên dùng để cẩu container
 Các trang thiết bị khác: Khu cảng container còn có thể vì yêu cầu nghiệp vụ
mà có thêm một số trang thiết bị như: trạm cung cấp điện năng, trạm cung
cấp nhiên liệu thực phẩm và nước ngọt cho tàu, thiết bị chiếu sáng, y tế,
phòng cháy chữa cháy …
Sinh viên: Phạm Thị Thủy- MSV: 40516- Lớp KTB51ĐH3
GV Hướng dẫn: TS. Nguyễn Hữu Hùng Page 13
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
1.2.2. Kích thước container.
Container có nhiều loại, và kích thước cụ thể từng loại có thể khác nhau ít
nhiều tùy theo nhà sản xuất. Tuy vậy, do nhu cầu tiêu chuẩn hóa để có thể sử
dụng trên phạm vi toàn cầu, kích thước cũng như ký mã hiệu
container thường được áp dụng theo tiêu chuẩn ISO.
Có nhiều bộ tiêu chuẩn ISO liên quan đến container, trong đó ISO 668:1995 quy định
kích thước và tải trọng của công cụ mang hàng này.
Theo ISO 668:1995(E), các container ISO đều có chiều rộng là 2,438m (8ft).
Về chiều dài, container 40’ được lấy làm chuẩn. Các container ngắn hơn có chiều dài
tính toán sao cho có thể xếp kết để đặt dưới container 40’ và vẫn đảm bảo có khe hở 3
inch ở giữa. Chẳng hạn 2 container 20’ sẽ đặt khít dưới 1 container 40’ với khe hở giữa 2
container 20’ này là 3 inch. Vì lý do này, container 20’ chỉ có chiều dài xấp xỉ 20 feet
(chính xác là còn thiếu 1,5 inch).
Về chiều cao, hiện chủ yếu dùng 2 loại: thường và cao. Loại container thường cao 8 feet

6 inch (8’6”), loại cao có chiều cao 9 feet 6 inch (9’6”). Cách gọi container thường,
container cao chỉ mang tính tập quán. Trước đây, người ta gọi loại cao 8 feet là container
thường, nhưng hiện nay loại này không còn được sử dụng nhiều nữa, thay vào đó,
container thường có chiều cao 8’6”.
Theo tiêu chuẩn ISO 668:1995(E), kích thước và trọng lượng container tiêu chuẩn 20’ và
40’ như bảng dưới đây.
Kích thước
Container 20'
(20'DC)
Container 40' thường
(40'DC)
Container 40' cao
(40'HC)
hệ Anh hệ mét hệ Anh hệ mét hệ Anh hệ mét
Bên
ngoài
Dài 19' 10,5" 6,058 m 40' 12,192 m 40' 12,192 m
Rộng 8' 2,438 m 8' 2,438 m 8' 2,438 m
Cao 8'6" 2,591 m 8'6" 2,591 m 9'6" 2,896 m
Bên trong
(tối thiểu)
Dài 5,867 m 11,998 m 11,998 m
Rộng 2,330 m 2,330 m 2,330 m
Cao 2,350 m 2,350 m 2,655 m
Trọng lượng toàn
bộ (hàng & vỏ)
52,900 lb 24,000 kg 67,200 lb 30,480 kg 67,200 lb 30,480 kg
Tiêu chuẩn này cũng chấp nhận rằng tại một số quốc gia, có thể có các giới hạn về mặt
pháp luật đối với chiều cao và tải trọng đối với container.
Chẳng hạn tại Việt Nam, tiêu chuẩn Việt Nam mà Cục Đăng kiểm Việt Nam áp dụng là

TCVN 6273:2003 – “Quy phạm chế tạo và chứng nhận container vận chuyển bằng
Sinh viên: Phạm Thị Thủy- MSV: 40516- Lớp KTB51ĐH3
GV Hướng dẫn: TS. Nguyễn Hữu Hùng Page 14
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
đường biển”, trong đó quy định tải trọng toàn bộ cho container 20’ tối đa là 20,32 tấn
(nhỏ hơn tiêu chuẩn quốc tế nêu trên).
Trên thực tế, hàng đóng container tại Việt Nam chạy tuyến nội địa thường quá tải khá
nhiều. Nhiều chủ hàng có thể đóng trên 25 tấn đối với container 20' và trên 28 tấn đối
với container 40'.
1.2.3. Phân loại container.
Các loại container đường biển được chia thành hai nhóm chính: theo tiêu
chuẩn và không theo tiêu chuẩn ISO.
Loại không theo tiêu chuẩn có thể tương tự container ISO về hình dáng kích thước,
nhưng không được sử dụng rộng rãi và nhất quán do không được tiêu chuẩn hóa.
Ở đây, bài viết này chỉ xem xét các loại container theo tiêu chuẩn ISO(ISO container).
Thông tin về loại container được thể hiện qua Ký mã hiệu trên vỏ container.
Theo tiêu chuẩn ISO 6346 (1995), container đường biển bao gồm 7 loại chính như sau:
• Container bách hóa
• Container hàng rời
• Container chuyên dụng
• Container bảo ôn
• Container hở mái
• Container mặt bằng
• Container bồn
1. Container bách hóa (General purpose container)
Container bách hóa thường được sử dụng để chở hàng khô, nên còn được gọi là
container khô (dry container, viết tắt là 20’DC hay 40’DC).
Loại container này được sử dụng phổ biến nhất trong vận tải biển.
Sinh viên: Phạm Thị Thủy- MSV: 40516- Lớp KTB51ĐH3
GV Hướng dẫn: TS. Nguyễn Hữu Hùng Page 15

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
2. Container hàng rời (Bulk container)
Là loại container cho phép xếp hàng rời khô (xi măng, ngũ cốc, quặng…) bằng cách rót
từ trên xuống qua miệng xếp hàng (loading hatch), và dỡ hàng dưới đáy hoặc bên cạnh
(discharge hatch).
Loại container hàng rời bình thường có hình dáng bên ngoài gần giống với container
bách hóa, trừ 1miệng xếp hàng và cửa dỡ hàng.
Hình bên thể hiện container hàng rời với miệng xếp hàng (phía trên) và cửa dỡ hàng
(bên cạnh) đang mở.
3. Container chuyên dụng (Named cargo containers)
Là loại thiết kế đặc thù chuyên để chở một loại hàng nào đó như ô tô, súc vật sống
- Container chở ô tô: cấu trúc gồm một bộ khung liên kết với mặt sàn, không cần vách
với mái che bọc, chuyên để chở ô tô, và có thể xếp bên trong 1 hoặc 2 tầng tùy theo
chiều cao xe. (Hiện nay, người ta vẫn chở ô tô trong container bách hóa khá phổ biến)
- Container chở súc vật: được thiết kế đặc biệt để chở gia súc. Vách dọc hoặc vách mặt
trước có gắn cửa lưới nhỏ để thông hơi. Phần dưới của vách dọc bố trí lỗ thoát bẩn khi
dọn vệ sinh.
Sinh viên: Phạm Thị Thủy- MSV: 40516- Lớp KTB51ĐH3
GV Hướng dẫn: TS. Nguyễn Hữu Hùng Page 16
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
4. Container bảo ôn (Thermal container)
Được thiết kế để chuyên chở các loại hàng đòi hỏi khống chế nhiệt độ bên trong
container ở mức nhất định.
ách và mái loại này thường bọc phủ lớp cách nhiệt. Sàn làm bằng nhôm dạng cấu trúc
chữ T (T-shaped) cho phép không khí lưu thông dọc theo sàn và đến những khoảng trống
không có hàng trên sàn.
Container bảo ôn thường có thể duy trì nhiệt độ nóng hoặc lạnh. Thực tế thường gặp
container lạnh (refer container)
Sinh viên: Phạm Thị Thủy- MSV: 40516- Lớp KTB51ĐH3
GV Hướng dẫn: TS. Nguyễn Hữu Hùng Page 17

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
5. Container hở mái (Open-top container)
Container hở mái được thiết kế thuận tiện cho việc đóng hàng vào và rút hàng ra qua mái
container. Sau khi đóng hàng, mái sẽ được phủ kín bằng vải dầu. Loại container này
dùng để chuyên chở hàng máy móc thiết bị hoặc gỗ có thân dài.
6. Container mặt bằng (Platform container)
Được thiết kế không vách, không mái mà chỉ có sàn là mặt bằng vững chắc, chuyên
dùng để vận chuyển hàng nặng như máy móc thiết bị, sắt thép…
Container mặt bằng có loại có vách hai đầu (mặt trước và mặt sau), vách này có thể cố
định, gập xuống, hoặc có thể tháo rời.
Sinh viên: Phạm Thị Thủy- MSV: 40516- Lớp KTB51ĐH3
GV Hướng dẫn: TS. Nguyễn Hữu Hùng Page 18
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
7. Container bồn (Tank container)
Container bồn về cơ bản gồm một khung chuẩn ISO trong đó gắn một bồn chứa, dùng để
chở hàng lỏng như rượu, hóa chất, thực phẩm… Hàng được rót vào qua miệng bồn
(manhole) phía trên mái container, và được rút ra qua van xả (Outlet valve) nhờ tác dụng
của trọng lực hoặc rút ra qua miệng bồn bằng bơm.
1.2.4. Các phương pháp gửi hàng bằng container.
a) Phương pháp gửi hàng nguyên container FCL/LCL ( full container load ).
Khi gửi hàng có khối lượng hàng hóa lớn và đông nhất đủ chứa đầy một
hoặc nhiều container thì áp dụng phương pháp FCL/ FCL.
Sinh viên: Phạm Thị Thủy- MSV: 40516- Lớp KTB51ĐH3
GV Hướng dẫn: TS. Nguyễn Hữu Hùng Page 19
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Theo phương pháp này, trách nhiệm của các bên tham gia được phân định
như sau:
• Đối với người gửi hàng: ( shipper)
- Chịu chi phí, yêu cầu người chuyên chở cung cấp container rỗng
hoặc đưa về kho của mình để đóng hàng.

- Đóng hàng vào container đúng yêu cầu kỹ thuật để đảm bảo an toàn
cho hàng hóa và bản thân container trong quá trình chuyên chở.
- Mời hải quan đến làm thủ tục kiểm tra và niêm phong , kẹp chì từng
container.
- Vận chuyển container đã đóng của mình đến “ container yard” hoặc
terminal của cảng theo sự hướng dẫn của người chuyên chở và tại đó
giao cho người chuyên chở.
• Đối với người chuyên chở ( carrier )
Nhận container có hàng tại Container yard hoặc terminal của cảng đã quy
định. Kể từ đó người chuyên chở có trách nhiệm bảo quản, vận chuyển
container đến nơi quy định và giao cho người nhận hàng trong điều kiện
niêm phong, kẹp chì.
- Xếp dỡ container có hàng lên xuống công cụ vận tải kể cả chi phí vận
chuyển container từ CY hoặc terminal ra cầu cảng.
- Cung cấp container rỗng trong điều kiện kỹ thuật tốt cho người gửi
hàng (nếu có ).
• Đối với người nhận hàng ( consignee )
- Làm thủ tục hải quan để nhận hàng.
- Nhận container có hàng của người chuyên chở từ CY hoặc Terminal
của cảng quy định trong điều kiện niêm phong, kẹp chì.
- Chuyên chở container từ CY hoặc Terminal về kho riêng, dỡ hàng ra
khỏi container và nhanh chóng hoàn trả container rỗng cho người
chuyên chở hoặc cho người đã thuê container.
Đặc điểm của phương pháp FCL/ FCL là : trách nhiệm của người chủ
hàng nặng nề hơn so với người chuyên chở; giao nhận hàng hóa giữa
các bên theo nguyên tắc kẹp chì, niêm phong, đạt hiệu quả cao trong
việc tổ chức vận tải đa phương thức.
b) Phương pháp gửi hàng lẻ bằng container LCL/LCL (Less than a Container Load –
LCL):
LCL là những lô hàng đóng chung trong một container mà người gom hàng

(người chuyên chở hoặc người giao nhận) phải chịu trách nhiệm đóng hàng và dỡ hàng
Sinh viên: Phạm Thị Thủy- MSV: 40516- Lớp KTB51ĐH3
GV Hướng dẫn: TS. Nguyễn Hữu Hùng Page 20
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
vào - ra container. Khi gửi hàng, nếu hàng không đủ để đóng nguyên một container, chủ
hàng có thể gửi hàng theo phương pháp hàng lẻ.
Người kinh doanh chuyên chở hàng lẻ gọi là người gom hàng (consolidator) sẽ tập hợp
những lô hàng lẻ của nhiều chủ, tiến hành sắp xếp, phân loại, kết hợp các lô hàng lẻ
đóng vào container, niêm phong kẹp chì theo quy chế xuất khẩu và làm thủ tục hải quan,
bốc container từ bãi chứa cảng gửi xuống tàu chở đi, dỡ container lên bãi chứa cảng đích
và giao cho người nhận hàng lẻ.
Trách nhiệm của người nhận hàng lẻ:
• Thu xếp giấy phép nhập khẩu và làm thủ tục hải quan cho lô hàng.
• Xuất trình vận đơn hợp lệ với người gom hàng hoặc đại diện của người gom hàng
để nhận hàng tại bãi trả hàng ở cảng đích.
• Nhanh chóng nhận hàng tại trạm trả hàng (CFS)
c) Phương pháp gửi hàng bằng container kết hợp FCL/LCL – LCL/FCL.
Tùy theo điều kiện cụ thể , người chủ hàng ( hoặc người giao nhận ) có thể thỏa
thuận với người chuyên chở áp dụng phương pháp gửi hàng kết hợp như
FCL/LCL hoặc LCL/ FCL. Đó là phương pháp gửi hàng kết hợp giữa 2 phương
pháp gửi hàng chính ở trên. Do đó, trách nhiệm của người gửi hàng và người
chuyên chở cũng thay đổi cho phù hợp.
1.1.2.4. Cước phí trong chuyên chở hàng hóa bằng container.
Trong chuyên chở hàng hóa bằng container, cước phí container được ấn định
thành biểu cước như biểu cước của tàu chợ. Cước phí vận chuyển container thường bao
gồm:chi phí vận tải nội địa; chi phí chuyên chở container ở chặng đường chính.; chi phí
bến, bãi container ở cảng xếp, dỡ; chi phí khác
Mức cước phí container phụ thuộc vào những yếu tố sau:
- Loại, cỡ container (lớn hay nhỏ, chuyên dụng hay không chuyên dụng).
Sinh viên: Phạm Thị Thủy- MSV: 40516- Lớp KTB51ĐH3

GV Hướng dẫn: TS. Nguyễn Hữu Hùng Page 21
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
- Loại hàng hóa xếp trong container, nghĩa là căn cứ vào cấp hạng hàng hóa.
- Mức độ sử dụng trọng tải container.
- Chiều dài và đặc điểm của tuyến đường chuyên chở.
Vận chuyển container ra đời đã nhanh chóng làm thay đổi nhiều mặt trong vận tải nội
địa cũng như vận tải quốc tế. Từ điều kiện giao nhận, trang thiết bị bốc dỡ, đến phương
thức vận chuyển đều thay đổi. Ðể phù hợp với phương pháp vận chuyển tiên tiến này,
các công ty vận tải container đã đưa ra biểu cước của mình để phục vụ khách hàng, cước
container gồm 3 loại:
+ Cước vận chuyển container tính theo mặt hàng (CBR: Commodity Box Rate).
Ðây là mức cước khoán gộp cho việc chuyên chở một container chứa một mặt hàng
riêng biệt. Người chuyên chở căn cứ vào khả năng sử dụng trung bình của container mà
tính toán để ấn định mức cước (ví dụ: 14 tấn container loại 20 feet). Với cách tính này
nếu chủ hàng đóng thêm được hàng sẽ có lợi. Thường chủ hàng lớn thích loại cước này
còn chủ hàng nhỏ lại không thích. Ðối với người chuyên chở, cách tính cước tròn
container đơn giản hơn và giảm được những chi phí hành chính.
+ Cước phí container tính chung cho mọi loại hàng (FAK: Freight all kinds
Rate). Theo cách tính này, mọi mặt hàng đều phải đóng một giá cước cho cùng một
chuyến container mà không cần tính đến giá trị của hàng hóa trong container. Người
chuyên chở về cơ bản căn cứ vào tổng chi phí dự tính của chuyến đi chia cho số
container dự tính vận chuyển. Đối với cước phí loại CBR, cước phí FAK hợp lý hơn vì
đơn vị xếp, dỡ hàng và chiếm chỗ trên tàu là container. Ðối với người chuyên chở áp
dụng loại cước này sẽ đơn giản trong việc tính toán. Nhưng ở loại cước này lại cũng có
những bất cập ở chỗ chủ hàng có hàng hóa giá trị cao hơn thì lợi, còn chủ hàng có giá trị
thấp lại bất lợi.
Sinh viên: Phạm Thị Thủy- MSV: 40516- Lớp KTB51ĐH3
GV Hướng dẫn: TS. Nguyễn Hữu Hùng Page 22
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
+ Cước phí hàng chở lẻ: Cước phí hàng chở lẻ, cũng giống như tàu chợ, loại

cước này được tính theo trọng lượng, thể tích hoặc giá trị của hàng hóa đó (tuỳ theo sự
lựa chọn của người chuyên chở), cộng với các loại dịch vụ làm hàng lẻ như phí bên bãi
container (container freight station charges), phí nhồi, rút hàng ra khỏi container (Less
than container load charges). Chính vì thế nên mức cước container hàng lẻ bao giờ cũng
cao hơn các loại cước khác.
Tóm lại, vận chuyển hàng hóa bằng container giữ vị trí quan trọng trong hệ thống
vận tải phục vụ nền kinh tế quốc dân. Ðây là phương thức vận tải tiên tiến đã đang mang
lại hiệu quả cao trong chuyên chở đặc biệt là vận chuyển bằng đường biển. Chính vì vậy,
so với lịch sử phát triển của vận tải đường biển, vận tải container mới ra đời song tốc độ
phát triển khá nhanh. Ðể tạo khả năng áp dụng phương thức chuyên chở hiện đại này,
nhiều nước trên thế giới đã xây dựng đội tàu chuyên dụng có trọng tải lớn để chuyên chở
container. Xây dựng các cảng container với các trang thiết bị xếp dỡ hiện đại, tự động
hóa cùng với hệ thống kho tàng, bến bãi đầy đủ tiện nghi nhằm khai thác triệt để ưu thế
của vận chuyển hàng hóa trong container bằng đường biển.
1.2. BỘ CHỨNG TỪ HÀNG NHẬP KHẨU
Trong buôn bán quốc tế, quan trọng nhất là bộ chứng từ, bộ chứng từ là do người
bán lập. Đối với nhà nhập khẩu, bộ chứng từ là thứ không thể thiếu trong việc đi nhận
hàng. Đối với những người giao nhận hàng nhập khẩu, họ sử dụng bộ chứng từ để khai
tờ khai Hải quan, chuẩn bị các chứng từ Hải quan cần thiết để đi nhận hàng. Bộ chứng từ
để khai báo Hải quan có những chứng từ bắt buộc phải có và những chứng từ khi cần
thiết mới bổ sung.
1.2.1. Các chứng từ bắt buộc phải có:
1.2.1.1. Hợp đồng thương mại
Định nghĩa:
Sinh viên: Phạm Thị Thủy- MSV: 40516- Lớp KTB51ĐH3
GV Hướng dẫn: TS. Nguyễn Hữu Hùng Page 23
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Hợp đồng thương mại là sự thoả thuận giữa bên bán và bên mua, trong đó quy
định trách nhiệm của bên bán là phải giao hàng và bộ chứng từ hàng hoá, trách nhiệm
của bên mua là phải nhận hàng và thanh toán tiền hàng.

Nội dung của hợp đồng:
1. Điều kiện tên hàng (Commodity)
2. Điều kiện quy cách phẩm chất (Specification/Quality)
3. Điều kiện số lượng (Quantity)
4. Điều kiện giao hàng ( Shipment/Delivery)
5. Điều kiện giá cả (Price)
6. Điều kiện thanh toán (Payment)
7. Điều kiện bao bì (Packing) – Ký mã hiệu (Marking)
8. Bảo hiểm (Insurance)
9. Điều kiện bảo hành (Warranty)
10. Điều kiện khiếu nại (Claim)
11. Phạt và bồi thường thiệt hại (Penalty)
12. Bất khả kháng (Force majeure)
13. Trọng tài (Arbitration)
14. Các điều kiện khác (Other terms and conditions)
1.2.1.2. Hoá đơn thương mại
Định nghĩa:
Hoá đơn thương mại là chứng từ hàng hoá do người bán lập trao cho người mua
để chứng minh thật sự việc cung cấp hàng hoá hay dịch vụ sau khi hoàn thành nghĩa vụ
giao hàng.
Hoá đơn thương mại là chứng từ quan trọng, là trọng tâm nhất của bộ chứng từ.
Đa số các chứng từ khác được lập dựa vào hoá đơn thương mại.
Nội dung:
Sinh viên: Phạm Thị Thủy- MSV: 40516- Lớp KTB51ĐH3
GV Hướng dẫn: TS. Nguyễn Hữu Hùng Page 24
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Hoá đơn thương mại tuỳ theo mỗi người lập mà có những hình thức khác nhau.
Nhưng một hoá đơn thương mại thường bao gồm các nội dung sau:
1. Ngày lập hoá đơn.
2. Số hoá đơn thương mại.

3. Tên, địa chỉ người mua, người bán
4. Mô tả hàng hoá: tên, số lượng, đơn giá, tổng giá trị hợp đồng, quy cách, bao
bì, ký hiệu, trọng lượng tịnh…
5. Ngày gửi hàng
6. Tên tàu
7. Ngày rời cảng
8. Ngày dự định đến
9. Cảng đi, cảng đến
10. Điều kiện giao hàng
11. Điều kiện thanh toán
1.2.1.3. Vận đơn đường biển
Định nghĩa:
Vận đơn đường biển (B/L) là chứng từ xác nhận việc chuyên chở hàng hoá bằng
đường biển từ cảng đi đến cảng đến do người vận chuyển cấp cho người gửi hàng.
B/L là bằng chứng duy nhất xác nhận hợp đồng chuyên chở đường biển đã được
ký kết.
B/L là biên lai nhận hàng của người chuyên chở: sau khi cấp vận đơn người
chuyên chở có trách nhiệm đối với toàn bộ hàng hoá ghi trong vận đơn và sẽ giao cho
người cầm vận đơn hợp pháp ở cảng đến.
B/L là chứng từ xác nhận quyền sở hữu hàng hoá ghi trong vận đơn cho nên có thể
dùng cầm cố, vay mượn, chuyển nhượng, mua bán…
Nội dung:
Sinh viên: Phạm Thị Thủy- MSV: 40516- Lớp KTB51ĐH3
GV Hướng dẫn: TS. Nguyễn Hữu Hùng Page 25

×