Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Tìm hiểu quy trình xếp dỡ hàng rời tại cảng hoàng diệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (464.31 KB, 25 trang )

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ - BỘ MÔN KINH TẾ CƠ BẢN

BÀI TẬP

LỚN

MÔN: LOGISTICS CẢNG BIỂN
Đề tài: Tìm hiểu quy trình xếp dỡ hàng rời tại cảng Hoàng
Diệu

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
SINH VIÊN
LỚP
MÃ SINH VIÊN
NHÓM

Hải Phòng, năm 2016

: PGS.TS DƯƠNG VĂN BẠO
: NGUYỄN CAO VIỆT HƯNG
: LQC54 – ĐH2
: 52540
: N01


MỤC LỤC

2



DANH MỤC BẢNG BIỂU HÌNH VẼ
Bảng biểu:
Hình vẽ:

3


LỜI MỞ ĐẦU
Xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế hiện nay đã khiến sự trao đổi hàng hóa giữa
các quốc gia, các lục địa nhộn nhịp hơn bao giờ hết, kéo theo đó là sự phát triển của
hệ thống cảng biển trên khắp thế giới.
Hệ thống cảng biển và kết cấu hạ tầng gắn liền với cảng biển là tiền đề cho sự
phát triển nền kinh tế nói chung và các ngành kinh tế khác nói riêng như vận tải
biển, công nghiệp tàu biển, dịch vụ cảng biển,…và ảnh hưởng đặc biệt quan trọng
tới xuất – nhập khẩu hàng hóa quốc tế. Nhận thức được tầm quan trọng đó, em xin
chọn đề tài “Tìm hiểu quy trình xếp dỡ hàng rời tại cảng Hoàng Diệu” làm đề tài bài
tập lớn bộ môn của mình để làm rõ hơn về quy trình phục vụ tàu hàng rời tại cảng
và một số giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện quy trình xếp dỡ hàng rời tại cảng
Hoàng Diệu.
Kết cấu bài tập lớn gồm 3 chương :
Chương 1: Cơ sở lý luận logistics cảng biển.
Chương 2: Quy trình xếp dỡ hàng rời tại cảng Hoàng Diệu.
Chương 3: Giải pháp, kiến nghị.
Sau đây em xin trình bày bài tập lớn của mình.

4


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN LOGISTICS CẢNG BIỂN

1.1. Cơ sở lý luận logistics cảng biển.
1.1.1. Các khái niệm
Cảng biển là khu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng, được xây
dựng kết cấu hạ tầng và lắp đặt trang thiết bị cho tàu biển ra, vào hoạt động để bốc
dỡ hàng hoá, đón trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác
Ngoài ra còn một số định nghĩa khác về cảng như: cảng là nơi ra vào neo đậu
của tàu biển, là nơi phục vụ tàu và hàng hóa chuyên chở trên tàu, là đầu mối giao
thông quan trọng trong hệ thống vận tải và Logistics.
Bến cảng bao gồm cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ
thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, luồng vào bến cảng và các công
trình phụ trợ khác.


Khu bến cảng là một kết cấu hạ tầng giao thông gồm một hay nhiều bến cảng cùng
các công trình liên quan như bãi chứa hàng, kho chứa hàng và các trang thiết bị
phục vụ xếp dỡ hàng như các loại cần trục trục, xe nâng hàng.



Bến cảng thường được xây dựng ở bờ lõm sông, nơi nào nước càng sâu càng tốt
như vậy mới thuận tiện cho việc tàu cập bến.



Cầu cảng là kết cấu cố định thuộc bến cảng, được sử dụng cho tàu biển neo đậu,
bốc dỡ hàng hoá, đón, trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác.
1.1.2.. Phân loại cảng biển
Cảng không phải điểm bắt đầu hoặc điểm kết thúc của quá trình vận tải mà là
điểm luân chuyển hàng hóa và hành khách. Cảng như một mắt xích trong dây
chuyền vận tải của hệ thống logictics. Có 6 cách phân loại cảng biển:




Theo chức năng cơ bản của cảng biển, cảng bao gồm các loại: Thương cảng, cảng
hành khách, cảng công nghiệp, cảng cá, cảng thể thao, quân cảng…



Theo quan điểm khai thác: Cảng tổng hợp và cảng chuyên dụng.



Theo quan điểm tự nhiên: Cảng tự nhiên và cảng nhân tạo.



Theo tính chất kỹ thuật của việc xây dựng cảng: Cảng đóng và cảng mở.

5




Theo quan điểm phạm vi quản lý cảng: Cảng quốc gia, cảng thành phố và cảng tư
nhân.



Theo qui mô: Cảng biển loại I (Cảng đặc biệt quan trọng, có quy ô lớn phục vụ cho
việc phát triển kinh tế- xã hội cả nước hoặc liên vùng), cảng biển loại II ( là cảng

biển quan trọng, có quy mô vừa phục vụ cho việc phát triển kinh tế- xã hội của vùng
hoặc địa phương), cảng biển loại III ( Cảng biển có quy mô nhỏ phục vụ cho hoạt
động doanh nghiệp).
1.1.3. Vai trò của cảng biển



Đối với ngoại thương: Cảng là nhân tố tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển
đội tàu buôn, từ đó cho phép một quốc gia không bị lệ thuộc vào sự kiểm soát của
các quốc gia khác. Ngoài ra cảng còn đóng vai trò trong việc phát triển và giữ vững
quan hệ thương mại với các quóc gia khác.



Đối với công nghiệp: Cảng là nơi diễn ra các hoạt động xuất nhập khẩu máy móc
thiết bị và nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất công nghiệp.



Đối với nông nghiệp: Tác động của cảng mang tính hai chiều, ví dụ như xuất khẩu
lúa gạo, nông sản và nhập khẩu phân bón, máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất
nông nghiệp.



Đối với nội thương: Cảng phục vụ xếp dỡ hàng hóa cho các phương tiện vận tải nội
địa, vận tải ven biển và vận tải àng quá cảnh góp phần tăng cường hiệu quả hoạt
động của nhiều cơ quan kinh doanh và dịch vụ khác, thúc đẩy phất triển ngành công
nghiệp logictics.




Đối với thành phố cảng: Cảng là tiền đề cho thành phố trở thành các khu trung tâm
công nghiệp lớn và tạo công ăn việc làm cho người dân trong thành phố cảng.
1.1.4. Logistics cảng biển
- Ủy ban quản trị Logistics quốc tế đưa ra định nghĩa về logistics như sau:
“Logistics là quá trình hoạch định, tổ chức thực hiện và quản lý hiệu quả dòng chảy
của vốn nhằm kiểm soát quá trình lưu chuyển và dự trữ hàng hóa từ khâu bảo quản
nguyên liệu thô đến khâu hoàn thiện sản phẩm cũng như các thông tin liên quan đến
quy trình này từ điểm xuất phát đầu tiên đến nơi tiêu thụ cuối cùng để thỏa mãn các
yêu cầu của khách hàng”. Điều này có nghĩa là logistics là một chuỗi các hoạt động
6


liên tục, có quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau được thực hiện
một cách khoa học và có hệ thống qua các bước nghiên cứu, hoạch định, tổ chức,
quản lý, thực hiện, kiểm tra, kiểm soát và hoàn thiện. Do đó, logistics là quá trình
liên quan tới nhiều hoạt động khác nhau trong cùng một tổ chức, từ xây dựng chiến
lược cho đến các hoạt động chi tiết,cụ thể để thực hiện chiến lược.
- Cảng là đầu mối quan trọng trong chuỗi logistics và do vậy có vai trò quyết
định trong việc nâng cao hiệu quả của cả quy trình logistics, từ đó thuật ngữ
“logistics cảng biển” được đưa vào nghiên cứu. Mục tiêu của logistics cảng biển là
tập trung xây dựng các hệ thống dịch vụ cảng nhằm tối ưu hóa quy trình logistics
thông qua việc nâng cao tính tương thích của cảng trong chuỗi logistics. Bằng việc
sử dụng các giới hạn logistics đầu ra “trên” và “dưới”, sự tham gia của các dịch vụ
trong cảng có thể tạo nên thị phần đáng kể trong tổng chuỗi giá trị gia tăng thu được
của chuỗi logistics. Nếu một cảng thành công trong việc phát triển các dịch vụ
logistics, cảng đó chắc chắn có được ưuthế cạnh tranh so với các cảng đối thủ khác.
1.2. Cơ sở vật chất tại cảng biển
Tại cảng biển không thể thiếu hai cơ sở vật chất chính đó là cầu tàu và cần trục,

vì vậy sau đây bài sẽ đi nghiên cứu về hai loại cơ sở vật chất đặc trưng này của cảng.
1.2.1. Cầu tàu
1.2.1.1. Khái niệm
Cầu tàu là khu vực dành cho tàu neo đậu và làm hàng tại cảng với kết cấu bến
đài cao trên nền cọc với 2 bộ phận chính:
- Đài là phần kết cấu bên trên: hệ dầm bản, hệ thanh giằng, khối bê tông đổ tại
chỗ, hoặc các khối trọng lực khác trực tiếp tiếp nhận phần lớn các tải trọng khác.
- Nền cọc bao gồm tất cả các cọc đứng hoặc xiên được đóng sâu vào lòng đất
tạo thành một hệ thống móng sâu để truyền lực từ đài xuống nền đất.
1.2.1.2. Phân loại cầu tàu theo hình dáng
a) Cầu tàu bến nhô
Cầu bến nhô là một dạng cầu tàu toàn bộ phần cầu tàu được xây dựng nhô ra
nhiều tàu cùng một lúc nhưng chỉ xây dựng được ở những cảng có bề rộng mặt
nước lớn và ít bị ảnh hưởng của thời tiết.
7


Hình 1. 1. Mô hình cầu bến nhô

Tàu

Cầu tàu

Tàu

b) Cầu tàu bến ngang
Cầu bến ngang là một loại cầu bến rất phổ biến trên thế giới vì việc xây dựng
không tốn kém và thích nghi được với vị trí địa lý vì đa phần các cảng thường ở khúc
sông không quá lớn để xây dựng được cầu bến nhô.Cầu bến ngang này có thể xây
song song với đất liền hoặc gắn liền với đất liền rất thuận tiện cho việc làm hàng.

Hình 1. 2. Mô hình cầu bến ngang

Tàu

Tàu

Cầu tàu

8


1.2.1.3. Lựa chọn cầu cảng, lý do cần lựa chọn cầu cảng
- Lựa chọn cầu cảng là việc nhà quản lý cảng cân nhắc các thông số của tàu
cảng phù hợp nhất, giúp tàu hàng không phải chờ mà nhanh chóng vào cầu cảng để
thực hiện thao tác xếp, dỡ hàng hóa.
- Các tiêu chí lựa chọn cầu cảng:
+ Lịch làm việc, kế hoạch của các cầu cảng: Nhà quản lý cảng cần xác định rõ
lịch làm việc của cầu cảng, xét xem cầu cảng nào đang rỗi để lên kế hoạch cho tàu
cập vào cầu cảng đó để thực hiện quá trình làm hàng một cách hiệu quả nhất.
+ Chiều dài và mớn nước của cầu cảng: Đây là một trong những yếu tố hết sức
quan trọng trong quá trình lựa chọn cầu cảng. Cần phải chọn cầu cảng có chiều dài
và mớn nước phù hợp với thông số kỹ thuật của tàu để đón tàu cập cầu cảng. Chiều
dài của cầu cảng phải lớn hơn chiều dài của tàu để đảm bảo tàu dễ dàng cập vào cầu
cảng và làm hàng nhanh chóng, thuận tiện.Mớn nước của cầu cảng phải lớn hơn
mớn nước của tàu để khi tàu cập vào cầu cảng tàu không bị mắc cạn mà có đủ độ
sâu để có thể vào làm hàng và ra khi công việc làm hàng hoàn tất.
- Lý do cần lựa chọn cầu cảng:
+ Chủ động trong việc sắp xếp và báo kế hoạch đón tàu cho thuyển trưởng, cho
tàu.
+ Đảm bảo sự an toàn của tàu cập cảng.

+ Tăng chất lượng dịch vụ và sự chuyên nghiệp trong khai thác cảng. Không
để tàu phải chờ đợi quá lâu khi vào cảng.
+ Thu hút được tàu vào cảng nhờ việc lựa chọn cầu cảng hợp lý với nhu cầu
của chủ tàu.
+ Tận dụng được tối đa và hiệu quả các nguồn lực của khu vực lựa chọn xây
cảng, từ đó tiết kiệm được chi phí.
1.2.2. cần trục
1.2.2.1. Khái niệm
Cần trục là thiết bị xếp dỡ trên mặt cầu tàu dùng để xếp dỡ hàng từ tàu lên bờ
hoặc ngược lại.

9


1.2.2.2. Phân loại cần trục
a) Cần trục giàn
Là loại thiết bị cầu tàu chuyên dùng để xếp dỡ hàng container tại cảng
container. Cần trục giàn cho năng suất xếp dỡ cao, làm hàng an toàn, không gây ảnh
hưởng đến các khu vực xếp dỡ lân cận. Tuy nhiên do tự trọng của loại cần trục này
rất lớn nên cần tàu phải có sức chịu lực lớn.
b) Cần trục chân đế
Xếp dỡ được nhiều loại hàng khác nhau nhưng năng suất thấp.Sử dụng hiệu
quả tại các cảng nhỏ có nhiều loại hàng đến cảng. Nhờ dễ dàng thay đổi công cụ
mang hàng mà cần trục chân đế có thể được sử dụng để xếp dỡ được hầu hết tất cả
các loại hàng như hàng bách hóa, bao biện, thùng, hàng rời, hàng quá khổ và thậm
chí cả hàng container
Nhược điểm của cần trục chân đế là năng suất xếp dỡ không cao. Khi làm
hàng cần trục phải quay 90 độ hoặc 180 độ nên luôn phải chừa ra một khoảng cách
an toàn giữa các cần trục làm việc cùng nhau.
c) Cần trục bánh lốp (hoặc bánh xích)

Tính cơ động cao, có thể di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác. Cũng giống
như cần trục chân đế, cần trục bánh lốp hoặc bánh xích có thể xếp dỡ được hầu hết
các loại hàng, vì vậy có thể coi đây là những loại cần trục đa năng
Nhược điểm của loại này là làm hàng thiếu an toàn và năng suất xếp dỡ thấp,
vì vậy chỉ phù hợp với các cảng nhỏ, có lượng hàng hóa qua cảng không lớn và tần
suất tàu ghé cảng không nhiều
Cơ sở xác định loại cần trục cho cảng:
Chiều dài cầu cảng là yếu tố quan trọng trong việc xác định số lượng cần trục.
Các cần trục luôn cách nhau một khoảng cách nhất định để đảm bảo an toàn khi xếp
dỡ hàng hóa. Nên khi xác định số lượng cần trục cần chú ý đến khoảng cách an toàn
và chiều dài cầu cảng.
Số lượng hàng về cảng là một yếu tố cần quan tâm. Không nên đầu tư quá
nhiều cần trục dẫn đến tình trạng thừa cần trục gây ra lãng phí lớn cho cảng

10


Đối với cảng tiếp nhận tàu hàng rời thì số lượng cần trục còn phụ thuộc vào
hầm hàng của tàu vì thông thường mỗi hầm hàng chỉ được thiết kế cho 1 cần trục
thực hiện xếp dỡ.
1.2.3 Sơ đồ cơ giới hoá:
1.2.3.1. Khái niệm về sơ đồ cơ giới hoá:
Sơ đồ cơ giới hoá là sự phối hợp nhất định giữa các máy cùng kiểu hoặc khác
kiểu cùng với thiết bị phụ dùng để cơ giới hoá công tác xếp dỡ ở cảng.
1.2.3.2. Biện luận để chọn sơ đồ cơ giới hoá thích hợp:
Việc lựa chọn sơ đồ cơ giới hoá thích hợp nhằm tối đa hoá công tác khai thác
của cảng, để đạt được hiệu quả cao nhất và đảm bảo công tác giải phóng tàu nhanh.
Việc lựa chọn sơ đồ cơ giớ hoá phụ thuộc vào các yếu tố như: lưu lượng hàng hoá
đến cảng, chiều của luồng hàng, đặc trưng của hàng hoá, điều kiện địa chất, điều
kiện thuỷ văn, điều kiện khí hậu, kho và vị trí xếp dỡ của kho, các phương tiện đến

cảng. Do tính chất của phân bón bao, ta có các sơ đồ cơ giới hoá sau:
a) Sơ đồ kết hợp với xe nâng:
Hình 1. 3. Sơ đồ kết hợp với xe nâng

- Ưu điểm: Giải phóng tàu nhanh năng suất cao có thể kết hợp nhiều quá
trình trong dây chuyền sản xuất.
- Nhược điểm: Vốn đầu tư tương đối lớn.
b) Sơ đồ cần trục chân đế kết hợp với ôtô và xe nâng:
Hình 1. 4. Sơ đồ cần trục chân đế kết hợp với ôtô và xe nâng

11


- Ưu điểm: năng xuất xếp dỡ cao, có thể xếp được một lượng hàng lớn, tốc độ
xếp dỡ cao, tầm với hoạt động của sơ đồ lớn, tận dụng tối đa các thiết bị xếp dỡ ở cảng.
- Nhược điểm: vốn đầu tư lớn, chi phí sản xuất lớn. Phải sử dụng nhiều trang
thiết bị xếp dỡ gây lãng phí cho cảng.
c) Sơ đồ cần tàu kết hợp ôtô và xe nâng:
Hình 1. 5. Sơ đồ cần tàu kết hợp ôtô và xe nâng

- Ưu điểm: Tính cơ động cao, giảm thời gian mật độ thiết bị ở tuyến cầu tàu.
- Nhược điểm: Hạn chế tầm với, khó khăn khi làm việc với quá trình lưu kho
khi cần tàu hoạt động, độ ổn định của tàu bị thay đổi liên tục, năng suất không cao
lắm và không áp dụng được cho những tàu không được trang bị cần trục.

12


1.3. Cơ sở lý luận của quy trình tác nghiệp xếp dỡ hàng
1.3.1. Quy trình tác nghiệp tại cảng

1.3.1.1. Khái niệm
Quy trình tác nghiệp tại cảng là việc sắp xếp tổ chức trang thiết bị cho các
hoạt động hàng ngày hoặc trong thời kỳ ngắn hạn, bao gồm bố trí cho tàu vào cầu,
khai thác tàu và cần trục bến.
1.3.1.2. Thành phần, hoạt động của quy trình tác nghiệp
- Lập kế hoạch cầu tàu: yêu cầu phải có kiến thức về đặc tính của cầu tàu như
chiều dài cầu tàu, mớn nước, năng lực cầu tàu và các thông tin cụ thể của từng tàu
như chiều dài tàu, tuyến dịch vụ, thời gian dự kiến đến cảng, thời gian dự kiến rời
cảng. Các thông tin này rất quan trọng cho việc lập kế hoạch và bố trí cầu tàu phù
hợp cho mỗi con tàu dự kiến đến cảng.
- Lập kế hoạch xếp dỡ: yêu cầu các tông tin về hàng hóa, cấu trúc tàu và các
nguồn lực sẵn có của cảng là nhân lực và thiết bị làm hàng của cảng. Lập kế hoạch
xếp dỡ cần xác định số lượng và chủng loại hàng hóa sẽ xếp dỡ nhằm kết hợp một
cách hợp lí các nguồn lực khai thác theo cách thức hiệu quả nhất.
- Lập kế hoạch kho bãi: cần xem xét đến vị trí bố trí và tái bố trí container
theo tình trạng, theo tàu, theo khu xuất khẩu và khu nhập khẩu hoặc khu chuyển tải.
Việc lập kế hoạch kho bãi cần giải quyết được các xung đột về hệ thống phục vụ
kho bãi, tính toán đến việc chuyển container lên/ xuống các hệ thống vận trai khác
nhau như đường bộ, đường sắt, sà lan và các tàu gom hàng.
- Lập kế hoạch khai thác hệ thống vận tải liên phương thức: diễn ra tại khu
vực kết nối với nội địa và có nhu cầu tương tự như lập kế hoạch cầu tàu. Lập kế
hoạch khai thác hệ thống vận tải liên phương thức bao gồm các thông số về hàng
hóa, kiểm soát đến và đi của phương tiện, các kế hoạch xếp và dỡ đối với đường bộ,
đường sắt và đườg thủy nội địa.
- Kiểm soát kết quả: cho phép quá trình xem xét lại các hoạt đọng khai thác
được thực hiện liên tục nhằm mục đích lập kế hoạch cho các hoạt động tương lai.
Kiểm soát kết quả được thực hiện thông qua viiejc phân tích 4 nhóm chỉ tiêu kết
quả hoạt động là đầu ra, sử dụng dịch vu, năng suất, hiệu quả.
13



1.3.2. Quy trình tác nghiệp xếp dỡ hàng
1.3.2.1. Khái niệm
Quy trình tác nghiệp xếp dỡ hàng là toàn bộ quá trình liên quan đến việc tổ
chức, sắp xếp các trang thiết bị xếp dỡ, khai thác các nguồn lực nhân công, có quy
định về thời gian, địa điểm và phối hợp với nhau để phục vụ phương tiện vận tải từ
lúc đến tới lúc rời khỏi cảng.
1.3.2.2. Lí do phải lựa chọn quy trình tác nghiệp xếp dỡ hàng
- Trong quá trình vận chuyển hàng hóa từ nơi này đến nơi khác thì vai trò của
việc xếp dỡ hàng hóa là rất quan trọng, có ảnh hưởng tới việc đảm bảo an toàn và
chất lượng hàng hóa. Nếu khâu xếp dỡ không đúng yêu cầu kĩ thuật sẽ gây mất an
toàn và không đảm bảo chất lượng hàng hóa.
- Trong một ngày làm việc, thời gian xếp dỡ càng ngắn thì thời gian xe lăn
bánh càng lớn và ngược lại, Nên thời gian xếp dỡ có ảnh hưởng rất lớn đến năng
suất vận tải cũng như an toàn về hàng hóa.
- Lập kế hoạch tác nghiệp xếp dỡ là một nhiệm vụ quan trọng của quản trị
cảng và thực hiện thông qua việc tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn lực của các như
các phương tiện xếp dỡ, nhân công,… làm sao không để tình trạng đứt đoạn hoặc
dư thừa trong quá trình xếp dỡ làm cho cảng hoạt động không hiệu quả.
1.4. Chỉ số khai thác xếp/dỡ hàng
1.4.1. Thời gian chờ cầu
Thời gian chờ cầu là tổng số thời gian mà tàu phải đợi bên ngoài đến khi có vị
trí ở một cầu tàu nào đó trong cảng. Nói cách khác là khoảng thời gian chậm trễ kể
từ khi tàu đến cảng cho đến khi tàu neo buộc được vào một cầu tàu nào đó. Chỉ tiêu
đánh giá thời gian chờ cầu gọi là hệ số chờ cầu ()
1.4.2. Thời gian dịch vụ
Thời gian dịch vụ là thời gian tàu nằm trong cầu tàu dù có làm việc hay
không. Chỉ tiêu phản ánh thời gian dịch vụ chính là hệ số thời gian dịch vụ () có thể
sử dụng cho một cầu cảng, một bến cảng hay toàn cảng


14


1.4.3. Thời gian tàu trong cảng
Thời gian tàu trong cảng hay còn được gọi là tổng thời gian quay vòng của tàu
là khoảng thời gian được tính từ lúc tàu đến cảng cho đến thời gian tàu rời đi khỏi
cảng. Để đo hiệu quả thời gian này, ta sử dụng chỉ tiêu hệ số thời gian tàu trong
cảng ()

CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH XẾP DỠ HÀNG RỜI TẠI
CẢNG HOÀNG DIỆU
2.1. Giới thiệu về cảng Hoàng Diệu.
- Tên giao dịch: Công ty TNHH một thành viên cảng Hoàng Diệu.
- Địa chỉ: Số 3 Đường Lê Thánh Tông, Quận Ngô Quyền, Thành phố Hải Phòng, Việt
Nam.
- Điện thoại: 031.3836011 / Fax: +84.31.3747095.
- Cảng Hoàng Diệu là 01 trong số 05 chi nhánh của công ty cổ phần cảng Hải Phòng.
2.1.1 Cơ cấu tổ chức.

Hình 2. 1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức cảng Hoàng Diệu.
(Nguồn: />
15


2.1.2 Cơ sở vật chất
Là một cảng lớn trong chi nhánh cảng Hải Phòng chuyên về xếp dỡ hàng rời,
cảng Hoàng Diệu được trang bị hệ thống cơ sở vật chất hiện đại với 11 cầu tàu, kho
bãi gần 150,000 m2 và nhiều chủng loại phương tiện thiết bị sẵn sàng phục vụ và
cung cấp các loại dịch vụ cho các tàu cập cảng.


Bảng 2. 1. Hệ thống cơ sở vật chất tại cảng Hoàng Diệu.
Cầu tàu
Số lượng cầu tàu

11 Cầu

Tổng chiều dài cầu tàu

1721.0 m

Độ sâu trước bến trung bình

-7.7 m
Kho, bãi

Kho bách hóa

115.354 m2

Kho CFS (Kho 3)

3.304 m2

Bãi

20.100 m2
Phươn tiện, thiết bị

Cần trục chân đế (PC)


27 chiếc

Cần trục bánh lốp

03 chiếc

Xe nâng hàng (Reach Stackers)

04 chiếc

Xe nâng các loại

35 chiếc

16


Đầu kéo container, rơ moóc

23 chiếc

Xe xúc gạt

17 chiếc

Cân điện tử 12 tấn

03 chiếc

(Nguồn: )


2.2. Quy trình xếp dỡ hàng rời tại cảng Hoàng Diệu.
2.2.1. Một số trang thiết bị chuyên dùng để xếp dỡ hàng rời.
a) Cần trục chân đế
Cần trục chân đế là loại thiết bị cầu tàu xếp dỡ được nhiều loại hàng hóa khác
nhau như hàng bách hóa,bao kiện, hàng rời…nhưng cho năng suất thấp. Vì có tầm
với xa cũng như khả năng xoay linh động nên loại cần trục này được sử dụng phổ
biến trong xếp dỡ hàng rời.
Hình 2. 2. Cần trục chân đế

17


b) Gầu ngoạm
Hình 2. 3. Gầu ngoạm.

Gầu ngoạm là thiết bị chuyên dùng để lấy hàng rời là hàng nhẹ, có kết cấu
không dịnh định (cát, quặng, bông,…) ra khỏi hầm tàu.
c) Xe nâng
Xe nâng là loại xe chạy bằng điện hoặc xăng chuyên dùng để di chuyển và
nâng hạ hàng hóa tới những vị trí đã chọn nhất định ở những độ cao nhất định, tùy
mục đích của người sử dụng.
Hình 2. 4. Xe nâng động cơ.

46
18

20



22
30

1520
4620

0

d) Cao bản.
Cao bản trong xếp dỡ hàng rời đóng vai trò như một giá đỡ hàng, tạo một mặt
phẳng để xếp hàng lên, kết nối với dây cáp hoặc xe nâng để tiến hành nâng/hạ, tránh
để rơi hàng hóa trong quá trình xếp dỡ hàng.
Hình 2. 5. Cao bản.

Ngoài ra, tùy từng loại hàng, tùy từng yêu cầu của chủ hàng mà sẽ còn rất
nhiều trang thiết bị phụ trợ phục vụ xếp dỡ hàng rời khác nhau.
2.2.2. Quy trình xếp dỡ
Hình 2. 6. Mô tả quy trình tác nghiệp.

19


Mỗi tàu làm hàng sẽ có tổng cộng 05 đến 07 công nhân tại cảng tham gia xếp dỡ:


1 công nhân điều khiển cần trục (gàu ngoạm).
1 công nhân điều khiển tín hiệu.
02 công nhân xếp hàng trong hầm tàu. ( hoặc 01 công nhân điều khiển xe xúc gạt).
2 công nhân lắp, tháo dây cáp.
1 công nhân điều khiển xe nâng.

2 công nhân dỡ hàng xuống phương tiện vận tải. (nếu có)
Dưới hầm tàu:
- Cần trục làm nhiệm vụ móc vào cửa hầm tàu, mở nắp hầm tàu theo lệnh của
công nhân tín hiệu. Cầu trục cầu tàu di chuyển dây cáp, móc chuyên dụng đến tại
khu vực sân hầm tàu đển lấy hàng, 02 công nhân lắp các móc chuyên dụng vào hai
đầu của tấm cao bản, tùy theo trọng lượng và sức nâng của cần trục mà xếp số
lượng hàng cho phù hợp. Khi công nhân nối cáp vào cao bản chứa hàng xong thì
cần trục sẽ nâng hàng lên, khi chiều cao của lô hàng tầm 2-2.5m thì yêu cầu dừng
lại để kiểm tra độ an toàn, kiểm tra xong công nhân di chuyển cần trục theo yêu cầu
của công nhân tín hiệu, sau khi hàng rời khỏi miệng hầm thì công nhân ở hầm tàu
mới được lập xếp hàng lô hàng tiếp theo.
- Đối với thao tác xếp hàng ở hầm tàu cần tuần thủ các yêu cầu kỹ thuật và an
toàn lao động sau:
+ Hàng lấy từ trên xuống dưới, không được lấy một bên đề phòng gây mất
trọng tâm hầm hàng đang đầy khiến hàng lăn, gây tai nạn.
+ Đối với hàng định hình hoặc các kết cấu kiện dài nặng thì việc thao tao tác
dùng bằng cáp nét hoặc xà beng để nâng hàng khi luồn dây cáp.
+ Nếu nắp hầm tàu được mỡ không hết thì cần lấy hàng từ trên xuống theo
hình bậc thang tại khu vực sân hầm, hàng phía trong dùng xe nâng để nâng hàng
đưa ra khu cực sân hầm để lập mã hàng.



Trên cầu tàu
- Khi hàng được cần trục đưa đến vị trí dỡ tải thì công nhân cần dùng móc đáp
để điều chỉnh cho hàng vào đúng vị trí đã bố trí các vật liệu chèn lót sẵn từ trước,

20



sau khi hàng được hạ xuống thì công nhân mới tiến hành tháo mooc cáp ra khỏi cao
bản để cần trục tiếp tục lập mã hàng mới.
- Hàng tại cầu tàu sẽ được xe nâng vận chuyển đưa về bãi hoặc xếp dỡ lên các
phương tiện vận tải, tùy theo sức tải của phương tiện mà xếp số lượng hàng phụ hợp.
- Xếp hàng lên xe móc hoặc xe tải…: Bố trí 02 công nhân đứng hai đầu cao
bản chứa hàng khi còn cách sàn xe 02m thì yêu cầu dừng lại đế kiểm tra độ an toàn
và điều chỉnh và về đúng vị trí kê lót. Chỉ tháo mooc cáp ra khỏi hàng khi hàng đã
được chèn lót chặt.
- Đối với thao tác cầu tàu cần tuần thủ các yêu cầu kỹ thuật sau và an toàn lao động sau:
+ Hàng được chén lót một cách ổn đinh và chắc chắn mới được tháo móc cáp
ra khỏi cao bản chứa hàng.
+ Công nhân cần giữ khoảng cách thích hợp với cao bản hàng, tránh tình trạng
không an toàn khi hàng bị rơi, rớt.


Trên bãi, kho:
- Xe nâng xếp hàng thành đống: Xe nâng đưa hàng đến vì trí bãi, theo sự
hướng dẫn của quản lý phụ trách tại kho, bãi thành từng lô. Hàng được xếp song
song, hoặc xếp đan xen chồng lên nhau dọc, ngang. Chiều cao mỗi đống không quá
1.5m và khoảng cách giữa các đống là 5m để cho xe thuận tiện ra vào, cần chằng
chống, cố định, chèn lót tránh tình trạng lăn, đổ. Kỹ thuật này cũng có thể áp dụng
được tương tự khi sử dụng cần trục.
 Quy trình cứ diễn ra như vậy cho đến khi tàu hết hàng.

21


CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ.
3.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của cảng
Tuy nhiên để quy trình luôn đạt hiệu quả mong muốn thì một số kiến nghị sau

thiết nghĩ cảng cũng cần lưu tâm:
- Năng suất làm hàng của xe nâng chụp cao hơn so với năng suất của xe nâng
chạc, đồng thời diện tích bãi cần thiết cho loại xe này hoạt động cũng ít hơn nên quá
trình làm hàng container ở bãi chỉ nên dùng loại này, còn loại xe nâng chạc thì nên
dùng cho việc xếp dỡ ở kho CFS, container rỗng và các loại hàng bách hóa khác.
- Cần quy hoạch bãi chứa hợp lí.
- Việc lưu chuyển chứng từ của hoạt động giao nhận hiệu quả cũng sẽ góp
phần tăng hiệu quả quy trình.
- Việc tính toán xây dựng quy trình công nghệ xếp dỡ chủ yếu dựa vào số liệu
thống kê, dựa vào kinh nghiệm và căn cứ vào tình hình cụ thể của cảng ở một giai
đoạn nhất định cho nên trong quá trình thực hiện cảng cũng cần theo dõi để phát
hiện những bất hợp lí của quy trình và tiến hành điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi lại quy
trình cho phù hợp với tình hình của cảng.
- Thiết bị nâng, hạ bãi cho quá trình làm hàng container của cảng chỉ có xe
nâng thì trách nhiệm của phòng bảo trì để đảm bảo cho phương tiện, thiết bị, công
cụ luôn ở tình trạng hoạt động tốt cần phải được tăng cao hơn nữa. Bên cạnh đó
việc thay thế các thiết bị cũ, năng suất kém cũng là một điều cần nên làm.
- Việc học tập, tiếp thu kinh nghiệm từ các cảng khác trong khu vực, trên thế
giới, ở các nước phát triển cũng là một điều hết sức cần thiết nhằm giúp tránh được
những rủi ro mà các cảng khác đã có kinh nghiệm trải qua.
3.2. Kiến nghị nhằm nâng cao hoạt động của cảng
3.2.1. Về phía Nhà nước
• Tăng cường hơn nữa các biện pháp, chính sách hiệu quả nhằm hỗ trợ các
cảng tìm hiểu thị trường, xúc tiến thương mại, hỗ trợ hoạt.
• Thông tin nhanh chóng và chính xác cho các doanh nghiệp về những biến
động bất lợi của thị trường thế giới.

22



• Tăng cường đầu tư nhiều hơn nữa cơ sơ hạ tầng, phát triển hệ thông kho
ngoại quan, trung tâm thương mại để làm bàn đap xuất khẩu.
• Ổn định chính sách về thuế, phụ thu
• Tiếp tục giảm bớt các thủ tục hành chính không cần thiết.
3.2.2. Về phía các Bộ, ngành liên quan
• Bộ thương mại cần có biện pháp hữu hiệu để đưa ra các thông tin về hạn
ngạch phân bổ cho một sô mặt hàng và dịch vụ để các cảng lấy đó làm cơ sở kí kết
hợp đồng dài hạn.
• Bộ giao thông vận tải và Bộ Công an phải có sự nhất trí hợp lí trong vấn đề
“trọng tải đúng” của các phương tiện chở hàng, đặc biệt là xe moóc.
3.2.3. Về phía các tỉnh thành phố
• Nâng cao hệ thống giao thông cầu, đường.Phát triển hệ thống cầu vượt dành
cho các phương tiện chở hàng hóa từ cảng về kho và từ kho đến cảng.
• Liên tục kiểm tra các đoạn đường cho xe chở hàng chạy qua để có biện pháp
sửa chữa, tránh gây tai nạn cho các phương tiện khác lưu thông.
3.2.4. Về phía các cơ quan hữu quan
• Cảng, Hải quan, Kiểm dịch, Phòng Thương mại và Công nghiệp.... cần chỉ
đạo nhân viên thi hành nhiệm vụ có trách nhiệm hơn, tránh gây lãng phí thời gian
cho công tác giao nhận, dễ dẫn đến những hành vi tiêu cực không đáng có.
• Các cơ quan hữu quan nên có chủ trương giảm cước phí khi thực hiện các
hoạt động vận tải và giao nhận.

23


KẾT LUẬN
Qua môn Logistics cảng biển này em có thể hiểu được thế nào là cảng các
khái niệm, đặc điểm, phân loại cảng... Cũng như các thiết bị, các quy trình xếp dỡ
hàng hóa, kiểm duyệt hàng hóa tại cảng.
Ngoài ra em còn có cơ hội tìm hiểu rõ hơn về quy trình xếp dỡ hàng rời tại

cảng Hoàng Diệu thông qua bài tập lớn lần này. Từ đó có thể áp dụng cho kỳ thực
tập chuyên nghành sắp tới cũng như công việc sau này mà trong thời gian tới rất có
thể em sẽ gặp.
Với bài tập lớn này đã giúp ích cho sinh viên ngành logistics nói chung cũng
như bản than em nói riêng rất nhiều kiến thức thực tế cũng như khả năng thực hành
tính toán bổ ích để có thể sử dụng cho công việc liên quan sau này.
Em xin cảm ơn thầy trưởng bộ môn PGS.TS. Dương Văn Bạo và các thầy cô
trong bộ môn Logistics, và đặc biệt là thầy Dương Văn Bạn đã tạo điều kiện và tận
tình chỉ bảo, hướng dẫn cho em trong suốt quá trình em làm bài tập lớn môn học
này. Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng không thế tránh khỏi những sai sót, em rất
mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô để em có thể hoàn thành tốt hơn
các bài tập lớn, đồ án.
Em xin chân thành cảm ơn!

24


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Giáo trình giao nhận vận tải quốc tế - PGS.TSDương Văn Bạo, Nhà xuất
bản Hàng Hải
2. Bài giảng Logistics Cảng Biển – PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Thủy, Trường
Đại Học Hàng Hải Việt Nam
3. Bài giảng Quản lí và Khai thác Cảng - ThS Lê Thị Nguyên, Trường Đại
Học Hàng Hải Việt Nam
Websites
1. Haiphongport, ngày truy cập 30/4/2016,< />
25



×