Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Tìm hiểu quy trình tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà TP. Hồ Chí Minh (HDB) – chi nhánh Hà Nội.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (508.89 KB, 29 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Ngân hàng là một trong những định chế tài chính quan trọng bậc nhất
của nền kinh tế. Bằng các sản phẩm, dịch vụ của mình, ngân hàng đã giúp
các luồng tiền thông suốt, vận động liên tục và thúc đẩy phát triển nền kinh
tế. Với tầm quan trọng như vậy, sự an toàn trong hoạt động của ngân hàng
có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của nhiều tổ chức, cá nhân trong nền
kinh tế. Trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập thị trường tài chính và nền
công nghiệp dịch vụ tài chính - ngân hàng ngày càng phát triển sự phui
thuộc vào nhau giữ các thành phần kinh tế càng nhiều. Nguồn vốn vay từ
ngân hàng luôn là một nguồn tài trợ quan trọng nhất đối với doanh nghiệp.
Trong quá trình thực tập tại HDBank – chi nhánh Hà Nội, em được
tiếp xúc với các công việc của tín dụng, hiểu được quy trình tín dụng. Dưới
sựn hướng dẫn nhiệt tình của các anh chị tại bộ phận tín dụng tại phòng giao
dịch Hai Bà Trưng em đã tìm hiểu được rất rỏ về mảng tín dụng doanh
nghiệp tai HDBanh – Chi nhánh Hà Nội. Em xin chọn đề tài: Tìm hiểu quy
trình tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần phát triển
nhà TP. Hồ Chí Minh (HDB) – chi nhánh Hà Nội.
Chuyên đề gồm 3 chương:
Chương I: khái quát về đơn vị thực tập và công việc thực tập
Chương II: Quy trình tín dụng doanh nghiệp tại HDB – Chi nhánh Hà
Nội.
Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả trong hoạt
động tín dụng doanh nghiệp tại HDB – Chi nhánh Hà Nội.
Em cũng xin chân thành cảm ơn cô Phạm Thanh Hà, mặc dù rất bận với
công tác giảng dạy nhưng cô đã bớt chút thời gian để hướng dẫn em hoàn
thành bài báo cáo thực tập cuối khóa này. Đồng thời chân thành cảm ơn sự
giúp đỡ nhiệt tình của toàn thể cán bộ nhân viên và hết sức tạo điều kiện của
ban lãnh đạo HDB cho em hoàn thành thực tập tại Phòng Giao dịch Hai Bà
Trưng, Chi nhánh Hà Nội – Ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà
thành phố Hồ Chí Minh.
T ì m h i ể u q u y t r ì n h t í n d ụ n g D N c ủ a H D B - H à N ộ i


Page 1
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP VÀ CÔNG
VIỆC THỰC TẬP
I. Thông tin về đơn vị thực tập
1. Đôi nét về Ngân Hàng TMCP phát triển nhà TP. Hồ Chí Minh
(HDB)
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển.
HDBank được thành lập ngày 04/01/1990, là một trong những ngân
hàng TMCP đầu tiên của cả nước với vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng. Đến
thời điểm cuối năm 2010, HDBank đã đạt được mức vốn điều lệ là 3.000 tỷ
đồng.
Trong xu thế hội nhập của ngành tài chính ngân hàng Việt Nam để
phát triển và hội nhập kinh tế toàn cầu, HDBank đã thực hiện thành công
giai đoạn 1 (2009 – 2010) của dự án Tái cấu trúc (2009 – 2012) nhằm mục
tiêu xây dựng HDBank thành một ngân hàng bán lẻ, đa năng, tiếp cận các
chuẩn mực quốc tế trong quản lý; Tăng cường năng lực tài chính; Phát triển
công nghệ hiện đại; Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực vững mạnh,
chuyên nghiệp; Cung cấp các sản phẩm đa dạng, trọn gói với chất lượng cao
đáp ứng thỏa mãn yêu cầu của mọi đối tượng khách hàng. Song song với
việc xây dựng ngân hàng bán lẻ, HDBank bước đầu xây dựng mô hình ngân
hàng đầu tư để tối đa hóa hiệu quả kinh doanh vốn.
Sau 20 năm phát triển, tính đến tháng 12/2010 HDBank có 96 điểm
giao dịch trên toàn quốc, có mặt tại hầu hết các trung tâm kinh tế lớn của cả
nước như TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Dương, Cần Thơ,
Long An, Vũng Tàu, Đồng Nai, Nghệ An, An Giang, Hải Phòng…
Suốt quá trình hoạt đọng từ khi thành lập cho đến nay, toàn bộ hoạt
động của HDBank đều được thực hiện thống nhất theo các Qui trình, Qui
chế của riêng, tuân thủ nghiêm ngặt theo qui định của pháp luật. HDBank
hoàn toàn đáp ứng được các tiêu chí về sự phát triển nhanh, lành mạnh, bền
vững của một ngân hàng thương mại cổ phần. Toàn bộ tập thể HDB tự hào

nhận nhiều giải thưởng và danh hiệu:
1. Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
2. Giải thưởng chất lượng thanh toán quốc tế (do Wachovia
T ì m h i ể u q u y t r ì n h t í n d ụ n g D N c ủ a H D B - H à N ộ i
Page 1
Bank N.A New York trao tặng)
3. Giải thưởng về quản lý thanh toán toàn cầu (do Citygroup
trao tặng)…
4. Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
5. Thương hiệu Vàng Việt Nam
6. Doanh nghiệp Việt Nam uy tín - chất lượng
7. Bằng khen Công đoàn cơ sở Vững mạnh Xuất sắc
8. Giải thưởng Thương hiệu mạnh Việt Nam
9. Gải thưởng Thương hiệu bền vững
10. Giải thưởng Vì sự phát triển cộng đồng
11. Giải thưởng Chất lượng quốc gia
1.2 Sơ đồ bộ máy tổ chức
Như mọi ngân hàng thương mại cổ phần khác, tổ chức cao nhất của
HDB là đại hội đồng cổ đông . Thứ hai và làm việc độc lạp với nhau là Ban
kiểm soát và hội đồng quản trị của ngân hàng, phòng kiểm soát nội bộ sẽ
giúp việc trực tiếp cho Ban kiểm soát. Dưới Hội đồng quản trị baoi gồm 4
bộ phận chính bao gồm hội đồng quản lý rủi ro, văn phòng hội đồng quản
trị, ban điều hành và hội đồng tín dụng HO. Ban điều hành có nhiệm vụ điều
hành toàn bộ hoạt động của ngân hàng, như thế các phòng ban ở dưới được
phân chia theo nhiệm vụ, bao gồm: khối khách hàng doanh nghiệp, khối
khách hàng cá nhân, khối nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ, khối quản lý rủi
ro và kiểm soát tuân thủ, khối quản trị nguồn nhân lực, văn phòng ban điều
hành, khối tác nghiệp, khối hỗ trợ, trung tâm công nghệ thông tin và các chi
nhánh/ trung tâm kinh doanh. Dưới các chi nhánh là các phòng giao dich,
các phòng giao dịch là nơi ngân hàng tiếp xúc trực tiếp với khách hàng.

(xem sơ đồ tổ chức dưới đây)
T ì m h i ể u q u y t r ì n h t í n d ụ n g D N c ủ a H D B - H à N ộ i
Page 1
2. Phòng giao dịch Hai Bà Trưng – Chi nhánh Hà Nội
Phòng giao dịch Hai Bà Trưng, địa chỉ số 3 Lê Đại Hành, Quận Hai
Bà Trưng, Hà Nội là một phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh Hà Nội của
HDB. Chịu trách nhiệm quản lý mọi hoạt động của phòng giao dịch là
trưởng phòng giao dịch. Phòng giao dịch Hai Bà Trưng bao gồm hai bộ phận
tín dụng và giao dịch viên, bộ phận tín dụng có nhiệm vụ quan hệ khách
hàng doanh nghiệp, quản lý và thu nợ đối với những khoản vay tiêu dùng
lớn như mua nhà, du học, mua xe, còn bộ phận giao dịch viên có nhiệm vụ
tiếp xúc giao dịch trực tiếp với khách hàng cá nhân, thực hiện các nghiệp vụ
T ì m h i ể u q u y t r ì n h t í n d ụ n g D N c ủ a H D B - H à N ộ i
Page 1
thanh toán, mở thẻ tín dụng, nhận gửi tiết kiệm và một vài nghiệp vụ khác
theo quy định của ngân hàng.
II. Giới thiệu công việc thực tập
Đến thực tập tại bộ phận tín dụng của phòng giao dịch Hai Bà trưng –
chi nhánh HDB Hà Nội, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của anh Trịnh Quang
Ninh một chuyên viên tín dụng giàu kinh nghiệm. Công việc chủ yếu và
thường ngày của tôi là tìm hiểu về các quy định của HDB trong mọi hoạt
động từ huy động vốn đến tín dụng, bảo lãnh các dịnh vụ thanh toán .v.v.
Đặc biệt trong thời gian thực tập tại đây, tôi phải tìm hiểu và thông suốt về
quy trình tín dụng doanh nghiệp của HDB.
Mỗi ngày, công việc thực tập tại phòng giao dịch Hai Bà Trưng bắt
đầu từ 8h sáng cho đến 5h chiều, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của anh Ninh
cũng như toàn thể các anh chị chuyên viên tín dụng tại phòng sau hơn một
tháng thực tập tại phòng tôi đã tích góp đủ kiến thức của mình về các nghiệp
vụ ngân hàng và đặc biệt hơn là hiểu rất rỏ về quy trình cấp tín dụng đối với
khách hàng doanh nghiệp của HDB.

T ì m h i ể u q u y t r ì n h t í n d ụ n g D N c ủ a H D B - H à N ộ i
Page 1
CHƯƠNG II: QUY TRÌNH TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI HDB –
CHI NHÁNH HÀ NỘI
I. Quy trình tín dụng doanh nghiệp tại HDB – Chi nhánh Hà
Nội
Sản phẩm tín dụng doanh nghiệp của một ngân hàng thực sự rất da
dạng. Với HDB cũng như vậy, tuy nhiên thì có thể phân loại theo thời hạn
thành 2 nhóm sản phẩn ngắn hạn và trung dài hạn. Tín dụng doanh nghiệp
ngắn hạn có thể coi như một hình thức tài trợ vốn lưu động để hỗ trợ cho
doanh nghiệp trong một hay một vài kì kinh doanh và đương nhiên thời hạn
của các khoản tín dụng này có thời hạn từ 12 tháng trở xuống thôi. Tín dụng
doanh nghiệp trung dài hạn là hình thức tài trợ vốn đầu tư mới, mở rộng sản
xuất hay thực hiện các phương án kinh doanh mới, thời hạn của tín dụng
doanh nghiệp trung hạn có thời hạn từ hơn 12 tháng đến 5 năm, dài hạn là
những khoản tín dụng có thời hạn lớn hơn 5 năm.
Quy trình cho vay được bắt đầu từ khi chuyên viên tín dụng tiếp nhận
hồ sơ khách hàng và kết thúc khi kế toán viên tất toán - thanh lý hợp đồng
tín dụng. Như đã nói ở trên đây, sản phẩm tín dụng doanh nghiệp thực là vô
cùng đa dạng vì vậy mà quy trình tín dụng doanh nghiệp cũng theo đó mà có
những đặc điểm riêng khác biệt.
Trong giới hạn bài viết này, tôi xin trình bày quy trình của tín dụng
doanh nghiệp ngắn hạn mà thôi, tức là quy trình tín dụng doanh nghiệp dưới
hình thức tài trợ vốn lưu động để hỗ trợ sản suất kinh doanh cho doanh
nghiệp với thời hạn dưới 12 tháng. Cũng có rất nhiều cách phân chia các
bước trong quy trình tín dụng này, và sau đây là cách phân chia của HDB
mà tôi dược biết. Quy trình này gồm 6 bước như sơ đồ dưới đây:
T ì m h i ể u q u y t r ì n h t í n d ụ n g D N c ủ a H D B - H à N ộ i
Page 1
Trong cách phân chia quy trình tín dụng của HDB, ta có thể thấy bước

1 đến bước 3 thực hiện nhiệm vụ thẩm định trước cho vay; bước 4 và bước 5
thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát trong khi cho vay; cuối cùng công tác
tổ chức thu hồi nợ sau khi kết thúc cho vay được thiện hiện tại bước 6.
Trong quy trình tín dụng trên, tôi sẽ đặc biệt phận tích và nhấn mạnh trong
bước 2, bởi vì đây là một bước quan trọng nhất, nó quyết định doanh nghiệp
có cung cấp cho doanh nghiệp hay không. Nếu ngân hàng tiến hành bước 2
một cách hoàn thiện nhất, tức là doanh nghiệp đã thẩm định, đánh giá đúng
năng lực tài chính và khả năng trả nợ của doanh nghiệp; đánh giá đúng sự
khả thi của phương án kinh doanh của doanh nghiệp giúp ngân hàng giảm
thiểu rui ro tín dụng.
1. Chuần bị hồ sơ tín dụng
Đối với khách hàng quan hệ tín dụng lần đầu: Chuyên viên tín dụng
hướng dẫn khách hàng đăng ký những thông tin về khách hàng, các điều
kiện vay vốn và tư vấn việc thiết lập hồ sơ vay.
Đối với khách hàng đã cã quan hệ tín dụng: Chuyên viên tín dụng
kiểm tra các điều kiện vay, bộ hồ sơ vay, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện
hồ sơ vay.
Khách hàng đủ hoặc chưa đầy đủ điều kiện hồ sơ vay đều được
chuyên viên tín dụng báo cáo lãnh đạo và thông báo lại cho khách hàng (nếu
T ì m h i ể u q u y t r ì n h t í n d ụ n g D N c ủ a H D B - H à N ộ i
Page 1
Giải ngân
Giám sát tín dụng
Quyết định tín dụng
Thu nợ và thanh lý hợp đồng
tín dụng
Phận tích tín dụng
Chuẩn bị hồ sơ tín dụng
Thẩm định trước cho vay
Kiểm tra, giám sát trong

khi cho vay
Tổ chức thu hồi nợ
không đủ điều kiện vay).
Chuyên viên tín dụng làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra tính đầy
đủ, hợp pháp, hợp lệ với những nội dung thuộc:
- Giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu của HDBank).
- Phương án sản xuất kinh doanh:
+ Tính toán nhu cầu vốn lưu động năm gần nhất.
+ Kế hoạch sử dụng vốn vay Ngân hàng.
+ Phương thức vay.
+ Nguồn trả nợ.
+ Tài sản đảm bảo.
- Hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp:
+ Điều lệ Công ty o
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
+ Mã số thuế
+ Bổ nhiệm Giám đốc
+ CMND, hộ khẩu của Giám đốc (Chủ DN, người đại diện
vay vốn) (Photo)
+ Biên bản họp hội đồng quản trị.
- Hồ sơ tình hình tài chính.
+ Bảng cân đối kế toán, kết quả hoạt động kinh doanh 03
năm gần nhất.
+ Thuyết minh báo cáo quyết toán.
+ Chi tiết khoản phải trả người bán
+ Chi tiết vay ngắn hạn, dài hạn
+ Chi tiết tài sản cố định hữu hình
+ Chi tiết hàng tồn kho
+ Chi tiết khoản phải thu khách hàng
+ Tờ khai thuế GTGT

+ Liệt kê nợ vay tại các ngân hàng trong hiện tại.
- Hồ sơ tài sản đảm bảo tiền vay.
+ Bản sao các giấy tờ tài sản đảm bảo.
+ Những hồ sơ khác cần thiết.
Sau khi chuyên viên tín dụng đã tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ,
pháp lý và hợp lệ của toàn bộ hồ sơ của doanh nghiệp thì chuyển hồ sơ của
khách hàng báo cáo lên lảnh đạo để tổ chức bước tiếp theo là phân tích tín
T ì m h i ể u q u y t r ì n h t í n d ụ n g D N c ủ a H D B - H à N ộ i
Page 1
dụng.
2. Phận tích tín dụng
Phâm tích tín dụng là một bước phức tạp và vô cùng quan trọng trước
khi cho vay. Nó bắt đầu từ việc chuyên viên tín dụng kiểm tra mục đích vay
vốn, điều tra, thu thập và tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án
sản xuất kinh doanh để tiến hành phân tích ngành, phân tích khách hàng vay
vốn, phân tích dự án kinh doanh cho đến chấm điểm và xếp hạng khách
hàng, lập báo cáo thẩm định khách hàng.
Để hiểu một cách sáng tỏ và khao học cac công việc trong bước này ta
có thể chia bước phân tích tín dụng thành các bước nhỏ như sau:
Bước 1: Kiểm tra mục đích vay vốn của khách hàng
Trong bước này, chuyên viên tín dụng phải xem xét tính hợp pháp,
tính phù hợp của phương án kinh doanh của doanh nghiệp. cụ thể chuyên
viên tín dụng cần trả lời cho những vấn đề sau:
- Kiểm tra xem mục đích vay vốn của phương án dự kiến đầu tư có phù
hợp với đăng ký kinh doanh.
- Kiểm tra tính hợp pháp của mục đích vay vốn (đối chiếu nhu cầu xin
vay với danh mục những hàng hóa cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm
thực hiện theo quy định của Chính phủ)
- Đối với những khoản vay vốn bằng ngoại tệ, kiểm tra mục đích vay
vốn đảm bảo phù hợp với quy định quản lý ngoại hối hiện hành.

Bước 2: Điều tra, thu thập và tổng hợp thông tin về khách hàng vay vốn và
phương án kinh doanh
Có nhiều cách để thu thập được thông tin về khách hàng vay vốn và
phương án kinh doanh của họ, nhưng thông thường để có thể thu thập những
thông chính sác nhất HDB thường sử dụng cách phỏng vấn khách hàng, xem
từ báo cáo tài chính, đặc biệt là cử chuyên viên tín dụng đến nơi sản xuất
kinh doanh của công ty để xem xét thực tế hoạt động của khách hàng vay
vốn. Trước hết, để thu thập và tổng hợp thông tin doanh nghiệp vay vốn thì
chuyên viên tín dụng nhất định phải đi thực tế tại nơi sản xuất kinh doanh
của khách hàng để tìm hiểu thêm thông tin về:
- Ban lãnh đạo của khách hàng vay vốn
- Tình trạng nhà xưởng, máy móc thiết bị, kỹ thuật, quy trình
công nghệ hiện có của khách hàng
T ì m h i ể u q u y t r ì n h t í n d ụ n g D N c ủ a H D B - H à N ộ i
Page 1
- Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng
- Đánh giá tài sản bảo đảm nợ vay (nếu có).
Về phương án sản xuất kinh doanh
- Tìm hiểu giá cả, tình hình cung cầu trên thị trường đối với sản
phẩm của phương án sản xuất kinh doanh
- Tìm hiểu qua các nhà cung cấp thiết bị, nguyên vật liệu đầu
vào, các nhà tiêu thụ sản phẩm tương tự của phương án sản xuất kinh doanh
để đánh giá tình hình thị trường đầu vào, đầu ra.
- Tìm hiểu từ các phương tiện đại chúng (báo, đài, mạng máy
tính...); từ các cơ quan quản lý nhà nước, quản lý doanh nghiệp...
- Tìm hiểu qua các báo cáo, nghiên cứu, hội thảo chuyên đề về
từng ngành nghề
- Tìm hiểu từ các phương án sản xuất kinh doanh cùng loại.
Bước 3: Kiểm tra, xác minh thông tin
Sau bước 1 và bước 2, để có thể bắt tay và công việc phân tích khách

hàng vay vốn thì trước hết chuyên viên tín dụng phải kiểm tra và xác minh
lại tấp cả các thông tin liên quan đến doanh nghiệp. Quá trình kiểm tra và
xác minh những thông tin về khách hàng được thực hiện qua các nguồn sau:
- Hồ sơ vay vốn trước đây của khách hàng.
- Thông qua Trung tâm Thông tin Tín dụng.
- Các bạn hàng/đối tác làm ăn, bao gồm các nhà cung cấp nguyên
vật liệu, thiết bị và những khách hàng tiêu thụ sản phẩm của công ty.
- Các cơ quan quản lý trực tiếp khách hàng xin vay (các cơ quan
quản lý nhà nước tại địa phương).
- Các ngân hàng mà khách hàng hiện vay vốn/trước đó đã vay
vốn.
- Các phương tiện thông tin đại chúng và các cơ quan pháp luật
(công an, toà án).
Bước 4: Phân tích ngành
Đây là một bước thực hiện những phân tích quan trọng đầu tiên giúp
cho ngân hàng có thể đánh giá về khả năng sinh lời của ngành mà doanh
nghiệp hoạt động. Bên cạnh đó giúp cho ngân hàng nhận ra những áp lực
trực tiếp mà doanh nghiệp phải chịu trong ngành kinh doanh của mình như
áp lực từ nhà cung cấp, áp lực từ khách hàng và đặc biệt là áp lực cạnh tranh
của hàng hóa thay thế và đối thử cạnh tranh nội ngành. Thông thường thì
T ì m h i ể u q u y t r ì n h t í n d ụ n g D N c ủ a H D B - H à N ộ i
Page 1
HDB sử dụng mô hình 5 áp lực cạnh tranh của M.Poter ( xem mô hình sau):
Theo mô hình của Micheal Poter, để phân tích cường độ cạnh tranh
trên thị trường trong một ngành sản xuất của bất kì doanh nghiệp nào chuyên
viên tín dụng của HDB cần nhìn nhận dưới tác động của 5 lực lượng cạnh
tranh sau:
1. Sức mạnh nhà cung cấp thể hiện ở các đặc điểm sau: Mức độ tập
trung của các nhà cung cấp,tầm quan trọng của số lượng sản phẩm đối với
nhà cung cấp, sự khác biệt của các nhà cung cấp, ảnh hưởng của các yếu tố

đầu vào đối với chi phí hoặc sự khác biệt hóa sản phẩm, chi phí chuyển đổi
của các doanh nghiệp trong ngành, sự tồn tại của các nhà cung cấp thay thế,
nguy cơ tăng cường sự hợp nhất của các nhà cung cấp, chi phí cung ứng so
với tổng lợi tức của ngành.
2. Nguy cơ thay thế thể hiện ở: Các chi phí chuyển đổi trong sử
dụng sản phẩm,xu hướng sử dụng, hàng thay thế của khách hàng, tương
quan giữa giá cả và chất lượng của các mặt hàng thay thế.
3. Các rào cản gia nhập thể hiện ở: Các lợi thế chi phí tuyệt đối, sự
hiểu biết về chu kỳ dao động thị trường, khả năng tiếp cận các yếu tố đầu
vào, chính sách của chính phủ, tính kinh tế theo quy mô, các yêu cầu về vốn,
T ì m h i ể u q u y t r ì n h t í n d ụ n g D N c ủ a H D B - H à N ộ i
Page 1

×