Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

tổ chức hạch toán vốn bằng tiền tại công ty cổ phần thương mại và dịch vụ thành tâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (475.79 KB, 39 trang )

MỤC LỤC
- Phần mở đầu
- Chương 1: Tổng quan về đơn vị thực tập
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của đơn vị
1.2. Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị
1.3. Một số chỉ tiêu kinh tế tài chính của đơn vị
1.4. Tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị
1.5. Tổ chức bộ máy kế toán của đơn vị
1.6. Một số chính sách kế toán tài chính của đơn vị
- Chương 2: Thực trạng công tác kế toán tại công ty cổ phần thương mại và dịch
vụ Thành Tâm
2.1. Khái quát chung về các phần hành kế toán cụ thể của đơn vị
2.1.1: Về hạch toán kế toán vốn bằng tiền
2.1.2: Về hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
2.1.3: Về hạch toán tài sản cố định
2.1.4: Về hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
2.1.5: Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm
2.1.6: Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
2.2. Thực trạng hạch toán kế toán vốn bằng tiền
2.2.1: Chứng từ sử dụng
2.2.2: Tài khoản sử dụng
2.2.3: Quy trình hạch toán
2.2.4: Ví dụ minh họa cụ thể
2.3. Một số nhận xét chung
2.3.1: Những vấn đề tích cực và những vấn đề còn tồn tại về thực trạng kế toán
vốn bằng tiền
2.3.2: Những bài học kinh nghiệm rút ra cho bản thân

1



LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Với sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp đang gặp sự
cạnh tranh gay gắt và ngày càng rõ nét, đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn luôn
nhận thức, đánh giá được tiềm năng của doanh nghiệp mình trên thị trường để
có thể tồn tại, đứng vững và ngày càng phát triển, để đạt được điều đó thì Kế
toán là một bộ phận không thể thiếu trong việc cấu thành doanh nghiệp. Có thể
nói Kế toán là một công cụ đắc lực cho nhà quản lý, không ngừng phản ánh toàn
bộ tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp mà còn phản ánh tình hình chi phí, lợi
nhuận hay kết qủa kinh doanh cho nhà quản lý nắm bắt được. Bên cạnh đó đòi
hỏi doanh nghiệp phải có sự chuẩn bị cân nhắc thận trọng trong quá trình sản
xuất kinh doanh của mình.
Hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải có sự quản lý
chặt chẽ về vốn, đảm bảo cho việc sử dụng vốn một cách hiệu quả nhất, hạn chế
đến mức thấp nhất tình trạng ứ đọng vốn hoặc thiếu vốn trong kinh doanh, từ đó
đảm bảo hiệu quả kinh doanh tối ưu nhất. Vì vậy không thể không nói đến vai
trò của công tác kế toán trong việc quản lý vốn, cũng từ đó kế toán vốn bằng tiền
đóng vai trò quan trọng, là cơ sở ban đầu, đồng thời theo suốt quá trình sản xuất
kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải do đặc thù, chức năng nhiệm vụ trong
nền sản xuất kinh tế vĩ mô.
Xét về tầm quan trọng và tính cấp thiết của “kế toán vốn bằng tiền” nên em
đã chọn đề tài này để nghiên cứu trong suốt quá trình thực tập tại Công ty cổ
phần thương mại và dịch vụ Thành Tâm.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Về mặt lý luận : Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về kế toán vốn bằng tiền
trong các doanh nghiệp
- Về mặt thực tế: Mô tả và phân tích được thực trạng kế toán vốn bằng tiền tại
Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Thành Tâm

2



- Đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại công
ty
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Việc tổ chức hạch toán vốn bằng tiền nhằm đưa ra những thông tin đầy đủ
nhất, chính xác nhất về thực trạng và cơ cấu vốn bằng tiền, về các nguồn thu và
chi của chúng trong quá trình kinh doanh để nhà quản lý có thể nắm bắt được
những thông tin kinh tế cần thiết, đưa ra những quyết định tối ưu nhất về đầu tư,
chỉ tiêu trong tương lai như thế nào. Bên cạnh nhiệm vụ kiểm tra các chứng từ,
sổ sách về tình hình lưu chuyển tiền tệ, qua đó chúng ta biết được hiệu quả kinh
tế của đơn vị mình.
4. Nội dung khái quát của báo cáo thực tập
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của báo cáo thực tập gồm 2 chương:
- Chương 1: Tổng quan về đơn vị thực tập
- Chương 2: Thực trạng công tác kế toán tại công ty

3


Chương 1: Tổng quan về đơn vị thực tập
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của đơn vị
- Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Thành Tâm được thành lập theo giấy
phép đăng ký kinh doanh số 0203295113 ngày 11/04/2011
- Đại diện cho Công ty là Ông : Nguyễn Anh Tú
- Chức vụ: Giám đốc
- Mã số thuế: 0201295113
- Trụ sở chính: số 355 Ngô Gia Tự , Đằng Lâm , Đằng An ,Hải Phòng
1.2. Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị
- Ngành nghề hoạt động: quảng cáo

1.3. Một số chỉ tiêu kinh tế tài chính của đơn vị
Chênh lệch
Chỉ tiêu

Năm 2013

Năm 2014

Số tuyệt đối

5.160.279.091

31.952.013.857

26.791.734.766

2. Lợi nhuận gộp
bán hàng

126.666.647

837.657.941

710.991.294

3. Lợi nhuận từ
hoạt động kinh
doanh

122.558.839


446.747.060

324.188.221

1. Doanh thu
thuần bán hàng

Số tương đối

619,19%
661,3%

364,6%

4. Lợi nhuận khác

7.434

7.434

5. Tổng lợi nhuận
kế toán trước thuế

122.558.839

446.754.494

324.195.655


6. Lợi nhuận sau
thuế thu nhập
doanh nghiệp

122.558.839

406.427.131

283.868.292

364,6%
331,7%

Bảng 1.1: Bảng thống kê tình hình doanh thu qua 2 năm 2013- 2014
* Tình hình sản xuất của công ty
4


- Qua bảng 1.1, ta thấy tình hình doanh thu của công ty được tăng lên đáng kể.
Cụ thể diễn biến như sau:
+ Doanh thu thuần bán hàng năm 2013 đạt 5.160.279.091 tỷ đồng, năm 2014 đạt
31.952.013.857 tỷ đồng tăng so với năm 2013 là 26.791.734.766 tỷ đồng
+ Lợi nhuận gộp bán hàng năm 2013 đạt 126.666.647 triệu đồng, năm 2014 đạt
837.657.941 triệu đồng tăng so với năm 2013 là 710.991.294 triệu đồng
+ Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2013 đạt 122.558.839 triệu đồng,
năm 2014 đạt 446.747.060 triệu đồng tăng so với năm 2013 là 324.188.221 triệu
đồng
+ Lợi nhuận khác năm 2013 đạt 0 đồng, năm 2014 tăng lên 7.434 nghìn đồng
+ Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2013 đạt 122.558.839 triệu đồng, năm
2014 đạt 446.754.494 triệu đồng tăng so với năm 2013 là 324.195.655 triệu

đồng
+ Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2013 đạt 122.558.839 triệu
đồng, năm 2014 đạt 406.427.131 triệu đồng tăng so với năm 2013 là
283.868.292 triệu đồng
=> Có được những kết quả trên là do sự cố gắng của toàn thể ban lãnh đạo và
tập thể lao động trong công ty đã không ngừng mở rộng mối quan hệ làm ăn và
không ngừng nỗ lực để làm hài lòng khách hàng
* Tình hình kinh doanh của công ty
- Qua bảng 1.1, ta thấy tình hình kinh doanh của công ty trong 2 năm từ năm
2013-2014 được diễn biến cụ thể như sau:
+ Doanh thu thuần bán hàng đạt 619,19%
+ Lợi nhuận gộp bán hàng đạt 661,3%
+ Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh đạt 364,6%
+ Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế đạt 364,6%
+ Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp đạt 331,7%
=> Từ đây ta có thể thấy tình hình kinh doanh của công ty ngày càng phát triển,
từ năm 2013 còn rất nhiều khó khăn, thách thức nhưng bằng sự đoàn kết nhất trí,
nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên với những bước đột phá
5


trong sản xuất kinh doanh đã giúp công ty đững vững hơn, tiếp tục khẳng định
được vị thế và uy tín thương hiệu của mình trên thị trường.
1.4. Tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị
Công ty cổ phần và thương mại và dịch vụ Thành Tâm là Công ty mới thành
lập nên quy mô còn nhỏ, số lượng lao động ít, chưa phân thành các phòng, ban
riêng biệt. Hiện nay, Công ty chia ra các bộ phận nhỏ theo sơ đồ 1.2 và dần hoàn
thiện bộ máy tổ chức cùng với sự phát triển của công ty.

Sơ đồ 1.2: Bộ máy tổ chức của công ty

• Giám đốc
- Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty trung hạn và dài hạn, chỉ
đạo triển khai thực hiện kế hoạch
- Theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty
- Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và đưa ra các biện pháp điều chỉnh để
thực hiện tốt kế hoạch
- Quản lý, lưu trữ hồ sơ, tài liệu liên quan
• Bộ phận kế toán
6


- Xây dựng kế toán để thực hiện công việc được giao
- Theo dõi quá trình thực hiện công việc được giao
- Tổng hợp và báo cáo kết quả thực hiện công việc được giao
- Quản lý, lưu trữ hồ sơ, tài liệu theo quy định
- Chịu sự chỉ đạo của cấp trên trực tiếp của Giám đốc
• Bộ phận kỹ thuật
- Nắm rõ tất cả các công việc của công việc
- Sắp xếp, điều động cho công nhân làm việc theo yêu cầu của công việc
- Thi công quảng cáo
1.5. Tổ chức bộ máy kế toán của đơn vị

Kế toán trưởng

Kế toán
tiền,
TSCĐ,
lương và
BHXH


Kế toán
chi phí và
tính giá
thành sản
phẩm

Kế toán
nguyên
vật liệu,
công nợ,
thanh
toán

Thủ quỹ

Sơ đồ 1.3: Bộ máy kế toán của công ty
: Quan hệ quản lý
: Quan hệ công việc
• Kế toán trưởng: Trực tiếp tổng hợp các số liệu để lập BCTC. Là người giúp
giám đốc DN tổ chức thực hiện và kiểm tra toàn bộ công tác kế toán, thống kê
tài chính ở công ty, chịu trách nhiệm trước giám đốc và cơ quan cấp trên
• Kế toán theo dõi TSCĐ, tiền mặt, tiền gửi, lương và BHXH: Theo dõi biến
động của TSCĐ, trích lập khấu hao. Đồng thời theo dõi lương và các khoản trích
7


theo lương của cán bộ công nhân viên trong công ty, thanh toán BHXH với cơ
quan bảo hiểm cấp trên. Theo dõi các khoản thu chi tiền mặt, tiền gửi, tiền vay
ngân hàng
• Kế toán nguyên vật liệu: Theo dõi việc nhập, xuất, tồn kho từng loại nguyên

vật liệu, quyết toán nguyên vật liệu. Theo dõi công nợ với các khách hàng và
thanh toán công nợ
• Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm kiêm kế toán bán hàng: Có nhiệm
vụ tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ để tính giá thành sản phẩm. Đồng
thời theo dõi việc nhập xuất tồn kho thành phẩm, tình hình tiêu thụ sản phẩm và
xác định kết quả kinh doanh
• Thủ quỹ: Phụ trách nghiệp vụ thu chi các khoản tiền được duyệt theo quyết
định của giám đốc, kế toán trưởng
1.6. Một số chính sách kế toán tài chính của đơn vị
• Điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật, tài chính lao động
- Tài sản cố định của công ty bao gồm: khu phòng làm việc, bến bãi, máy móc
thiết bị, nhà kho, ....phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Trong quá trình sử dụng TSCĐ, khấu hao TSCĐ là việc tính chuyển phần giá trị
hao mòn TSCĐ trong quá trình sử dụng vào chi phí sản xuất kinh doanh của đối
tượng sử dụng TSCĐ đó. Nhằm thu hồi vốn đầu tư để tái sản xuất mở rộng trong
công ty việc trích khấu hao TSCĐ được thực hiện theo phương pháp khấu hao
tuyến tính (khấu hao đường thẳng). Đây là phương pháp tính khấu hao đơn giản
được sử dụng rộng rãi ở các doanh nghiệp.
+ Phương pháp hạch toán thuế GTGT: phương pháp khấu trừ
+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên
+ Phương pháp khấu hao TSCĐ: nhập trước- xuất trước

Chương 2: Thực trạng công tác kế toán tại công ty cổ phần và thương mại
dịch vụ Thành Tâm
2.1. Khái quát chung về các phần hành kế toán cụ thể của đơn vị
8


2.1.1. Về hạch toán kế toán vốn bằng tiền
• Quy trình:

- Giám đốc thường xuyên theo dõi tình hình thực hiện chế độ quản lý tiền mặt,
kỷ luật thanh toán, kỷ luật tín dụng
- Hướng dẫn và kiểm tra việc ghi chép của thủ quỹ, thường xuyên kiểm tra đối
chiếu số liệu của thủ quỹ và kế toán tiền mặt
- Tham gia vào công tác kiểm kê quỹ tiền mặt, phản ánh kết quả kiểm kê kịp
thời.
• Nội dung: Trong quá trình sản xuất kinh doanh vốn bằng tiền vừa được sử dụng để đáp
ứng nhu cầu về thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp hoặc mua sắm vật tư, hàng hoá sản
xuất kinh doanh, vừa là kết quả của việc mua bán hoặc thu hồi các khoản nợ. Chính vì vậy,
quy mô vốn bằng tiền là loại vốn đói hỏi doanh nghiệp phải quản lý hết sức chặt chẽ vì vốn
bằng tiền có tính luân chuyển cao nên nó là đối tượng của sự gian lận và ăn cắp. Vì thế trong
quá trình hạch toán vốn bằng tiền, các thủ tục nhằm bảo vệ vốn bằng tiền khỏi sự ăn cắp hoặc
lạm dụng là rất quan trọng, nó đòi hỏi việc sử dụng vốn bằng tiền cần phải tuân thủ các
nguyên tắc chế độ quản lý tiền tệ thống nhất của Nhà nước. Chẳng hạn tiền mặt tại quỹ của
doanh nghiệp dùng để chi tiêu hàng ngày không được vượt quá mức tồn quỹ mà doanh nghiệp
và Ngân hàng đã thoả thuận theo hợp dồng thương mại, khi có tiền thu bán hàng phải nộp
ngay cho Ngân hàng.

2.1.2. Về hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
• Quy trình: Trên cơ sở những chứng từ có liên quan kế toán tiến hành ghi chép,
phản ánh chính xác, kịp thời số lượng, chất lượng và giá trị thực tế của từng loại
từng thứ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nhập, xuất, tồn tiến hành vào các sổ
chi tiết và bảng tổng hợp
- Vận dụng đúng đắn các phương pháp hạch toán vật liệu, công cụ dụng cụ.
Hướng dẫn kiểm tra các bộ phận , đơn vị thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban
đầu về nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thu mua, tình hình dự trữ và tiêu hao vật liệu,
công cụ dụng cụ. Phát hiện và xử lý kịp thời vật liệu, công cụ dụng cụ thừa
thiếu, ứ đọng, kém phẩm chất, ngăm ngừa việc sử dụng lãng phí


9


- Tham gia kiểm kê đánh giá lại vật liệu, công cụ dụng cụ theo chế độ quy định
của Nhà nước, lập báo cáo kế toán về vật liệu, dụng cụ phục vụ cho công tác
lãnh đạo và quản lý, điều hành phân tích kinh tế
• Nội dung
- Nguyên vật liệu: Là khi tham gia vào từng chu kỳ sản xuất và chuyển hóa
thành sản phẩm, do đó giá trị của nó là một trong những yếu tố hình thành nên
giá thành sản phẩm
+ Về mặt giá trị: Giá trị của nguyên vật liệu khi đưa vào sản xuất thường có xu
hướng tăng lên khi nguyên vật liệu đó cấu thành nên sản phẩm
+ Về hình thái: Khi đưa vào quá trình sản xuất thì nguyên vật liệu thay đổi về
hình thái và sự thay đổi này hoàn toàn phụ thuộc vào hình thái vật chất mà sản
phẩm do nguyên vật liệu tạo ra
+ Giá trị sử dụng: Khi sử dụng nguyên vật liệu dùng để sản xuất thì nguyên vật
liệu đó sẽ tạo thêm những giá trị sử dụng khác

- Công cụ dụng cụ:
+ Giá trị: Trong quá trình tham giá sản xuất giá trị công cụ dụng cụ được chuyển
dần vào chi phí sản xuất kinh doanh
+ Hình thái: Tham gia nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên
hình thái vật chất ban đầu
+ Giá trị sử dụng: Đối với công cụ dụng cụ thì giá trị sử dụng tỉ lệ nghịch với
thời gian sử dụng
• Chứng từ sử dụng:
- Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh liên quan đến việc nhập, xuất vật tư đều phải lập chứng từ đầy đủ kịp
thời, đúng chế độ quy định.
- Theo chế đọ chứng từ kế toán ban hành theo QĐ 1141/TC/QĐ/ CĐKT ngày

01/11/1995 và theo QĐ 885/ 198/QĐ/BTC ngày 16/7/1998 của Bộ trưởng Bộ
Tài Chính, các chứng từ kế toán vật tư bao gồm:
10


+ Phiếu nhập kho (Mẫu 01- VT)
+ Phiếu xuất kho (Mẫu 02- VT)
+ Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (Mẫu 03- VT)
+ Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hóa (Mẫu 08- VT)
+ Hóa đơn (GTGT)- MS 01 GTKT- 2LN
- Đối với các chứng từ này phải lập kịp thời, đầy đủ theo đúng quy định về mẫu
biểu, nội dung, phương pháp lập, người lập chứng từ phải chịu trách nhiệm về
tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ về các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh.
• Tài khoản sử dụng
* Tài khoản 611- Mua hàng: (tiểu khoản 6111-“Mua nguyên vật liệu”).
Dùng để phản ánh tình thu, mua, tăng giảm nguyên vật liệu, công cụ…theo giá
thực tế (giá mua và chi phí thu mua)
Kết cấu TK 611
- Bên Nợ: Phản ánh giá trị thực tế vật liệu, dụng cụ…xuất dùng, xuất bán, thiếu
hụt…trong kỳ và tồn kho cuối kỳ.
- TK này không có số dư và có 2 TK cấp 2:
+ TK 6111: Mua nguyên vật liệu
+ TK 6112: Mua hàng hóa
Tài khoản 152- Nguyên vật liệu: Dùng để phản ánh giá trị thực tế nguyên vật
liệu tồn kho chi tiết cho từng loại.
Khác với phương pháp KKTX đối với doanh nghiệp áp dụng kế toán theo
phương pháp KKĐK thì 2 TK151, TK152 không thể theo dõi tình hình nhập
xuất trong kỳ mà chỉ dùng để kết chuyển giá trị thực tế vật liệu và hàng mua
đang đi đường vào lúc đầu kỳ, cuối kỳ vào TK611 “mua hàng”.
- Kết cấu TK152

+ Bên Nợ: Giá thực tế nguyên liệu tồn kho cuối kỳ
+ Bên Có: Kết chuyển giá thực tế vật liệu tồn đầu kỳ sang TK611
+ Dư Nợ: Giá thực tế vật liệu tồn kho

11


* Tài khoản 151- Hàng mua đang đi đường: Dùng để phản ánh trị giá số hàng
mua (thuộc sở hữu của đơn vị) nhưng đang đi đường hay đang gửi tại kho người
bán, chi tiết theo từng loại hàng, từng người bán.
- Kết cấu TK151
+ Bên Nợ: Giá trị thực tế hàng đang đi đường cuối kỳ
+ Bên Có: Kết chuyển giá trị thực tế hàng đang đi đường đầu kỳ
+ Dư Nợ: Giá trị thực tế hàng đang đi đường
Ngoài ra trong quá trình hạch toán, kế toán còn sử dụng một số tài khoản khác
có liên quan như: 133, 331, 111, 112,…Các tài khoản này có nội dung và kết
cấu giống như phương pháp KKTX.
• Quy trình hạch toán
Trình tự hạch toán kế toán nguyên vật liệu theo phương pháp KKĐK tính thuế
GTGT theo phương pháp trực tiếp
Sơ đồ:

12


Trình tự hạch toán kế toán nguyên vật liệu theo phương pháp KKĐK tính thuế
GTGT theo phương pháp khấu trừ

13



Sơ đồ:

2.1.3 Về hạch toán tài sản cố định
• Quy trình:
- Ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời số lượng, giá trị TSCĐ hiện có, tình

hình tăng giảm và hiện trạng TSCĐ trong phạm vi toàn đơn vị, cũng như tại
từng bộ phận sử dụng, cung cấp thông tin cho kiểm tra, giám sát thường xuyên
việc bảo quản, giữ gìn TSCĐ và kế hoạch đầu tư mới cho tài sản cố định.

14


- Tính toán và phân bổ chính xác mức khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh
doanh theo mức độ hao mòn của tài sản cố định và chế độ quy định.
- Tham gia lập kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa tài sản cố định,
giám sát việc sửa chữa TSCĐ về chi phí và công việc sửa chữa.
- Tính toán và phản ánh kịp thời, chính xác tình hình xây dựng trang bị thêm,
đổi mới, nâng cấp hoặc tháo gỡ bớt hệ thống làm tăng giảm nguyên giá tài sản
cố định.
- Tham gia kiểm tra đánh giá TSCĐ theo quy định của nhà nước và yêu cầu bảo
toàn vốn, tiến hành phân tích tình hình trang bị, huy động, bảo quản, sử dụng
TSCĐ tại đơn vị.
• Nội dung:
- TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh
- Giá trị của TSCĐ được chuyển dịch vào chi phí sản xuất kinh doanh thông qua
việc doanh nghiệp trích khấu hao. Hàng tháng, hàng quý doanh nghiệp phải tích
lũy phần vốn này để hình thành nguồn vốn khấu hao cơ bản
- TSCĐ hữu hình giữ nguyên hình thái ban đầu cho đến khi bị hư hỏng còn

TSCĐ vô hình khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì cũng bị hao
mòn do tiến bộ của khoa học kỹ thuật, giá trị của TSCĐ vô hình cũng dịch
chuyển dần dần, từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
• Chứng từ sử dụng
- Biên bản giao nhận TSCĐ
- Biên bản thanh lý TSCĐ
- Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành
- Biên bản đánh giá lại TSCĐ
- Biên bản kiểm kê TSCĐ
- Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
- Phiếu xuất kho, Biên bản bàn giao tài sản giữa bên bán và bên mua
- Giấy báo nợ ngân hàng.
- Hóa đơn GTGT
• Tài khoản sử dụng
15


* TK 214- Hao mòn TSCĐ

- Bên Nợ:
+ Giá trị hao mòn TSCĐ, BĐS đầu tư giảm do TSCĐ, BĐS đầu tư thanh lý,
nhượng bán, điều động cho đơn vị khác, góp vốn liên doanh.
- Bên Có:
+ Giá trị hao mòn TSCĐ, BĐS đầu tư tăng do trích khấu hao TSCĐ, BĐS đầu
tư.
- Số dư bên Nợ:
+ Giá trị hao mòn luỹ kế của TSCĐ, BĐS đầu tư hiện có ở đơn vị.
- Tài khoản 214 - Hao mòn TSCĐ, có 4 tài khoản cấp 2:
+ Tài khoản 2141 - Hao mòn TSCĐ hữu hình: Phản ánh giá trị hao mòn của
TSCĐ hữu hình trong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ và những

khoản tăng, giảm hao mòn khác của TSCĐ hữu hình.
+ Tài khoản 2142 - Hao mòn TSCĐ thuê tài chính: Phản ánh giá trị hao mòn của
TSCĐ thuê tài chính trong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ thuê tài
chính và những khoản tăng, giảm hao mòn khác của TSCĐ thuê tài chính.
+ Tài khoản 2143 - Hao mòn TSCĐ vô hình: Phản ánh giá trị hao mòn của
TSCĐ vô hình trong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ vô hình và
những khoản làm tăng, giảm hao mòn khác của TSCĐ vô hình .
+ Tài khoản 2147 - Hao mòn BĐS đầu tư: Tài khoản này phản ánh giá trị hao
mòn BĐS đầu tư trong quá trình nắm giữ chờ tăng giá, cho thuê hoạt động các
BĐS đầu tư của doanh nghiệp.
* TK 211- TSCĐ hữu hình
- Bên Nợ:
+ Nguyên giá của TSCĐ hữu hình tăng do XDCB hoàn thành bàn giao đưa vào
sử dụng, do mua sắm, do nhận vốn góp liên doanh, do được cấp, do được tặng
biếu, tài trợ. . .;
+ Điều chỉnh tăng nguyên giá của TSCĐ do xây lắp, trang bị thêm hoặc do cải
tạo nâng cấp. . .;
+ Điều chỉnh tăng nguyên giá TSCĐ do đánh giá lại.
16


- Bên Có:
+ Nguyên giá của TSCĐ hữu hình giảm do điều chuyển cho đơn vị khác, do
nhượng bán, thanh lý hoặc đem đi góp vốn liên doanh,. . .;
+ Nguyên giá của TSCĐ giảm do tháo bớt một hoặc một số bộ phận;
+ Điều chỉnh giảm nguyên giá TSCĐ do đánh giá lại.
- Số dư bên Nợ:
+ Nguyên giá TSCĐ hữu hình hiện có ở doanh nghiệp.
- Tài khoản 211 - Tài sản cố định hữu hình, có 6 tài khoản cấp 2:
+ Tài khoản 2111 - Nhà cửa vật kiến trức: Phản ánh giá trị các công trình XDCB

như nhà cửa, vật kiến trúc,...
+ Tài khoản 2112 - Máy móc thiết bị: Phản ánh giá trị các loại máy móc, thiết bị
dùng trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm những máy móc
chuyên dùng, máy móc, thiết bị công tác, dây chuyền công nghệ và những máy
móc đơn lẻ.
+ Tài khoản 2113 - Phương tiện vận tải, truyền dẫn: Phản ánh giá trị các loại
phương tiện vận tải, gồm phương tiện vận tải đường bộ, dắt, thuỷ, sông, hàng
không, đường ống và các thiết bị truyền dẫn (Thông tin, điện nước, băng chuyền
tải vật tư, hàng hoá).
+ Tài khoản 2114 - Thiết bị, dụng cụ quản lý: Phản ánh giá trị các loại thiết bị,
dụng cụ sử dụng trong quản lý, kinh doanh, quản lý hành chính (Máy vi tính,
quạt trần, quạt bàn, bàn ghế, thiết bị, dụng cụ đo lường, kiểm tra chất lượng hút
ẩm hút bụi, chống mối mọt. . .).
+ Tài khoản 2115 - Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm: Phản ánh
gái trị các loại TSCĐ là các loại cây lâu năm (Cà phê, chè, cao su, vườn cây ăn
quả. . .) súc vật làm việc (Voi, bò, ngựa cày kéo. . .) và súc vật nuôi để lấy sản
phẩm (Bò sữa, súc vật sinh sản. . .).
+ Tài khoản 2118 - TSCĐ khác: Phản ánh giá trị các loại TSCĐ khác chưa phản
ánh ở các tài khoản nêu trên (Như tác phẩm nghệ thuật, sách chuyên môn kỹ
thuật. . .).

17


• Quy trình hạch toán
- Sơ đồ hạch toán tăng giảm TSCĐ (TK 211)

18



- Sơ đồ hạch toán hao mòn TSCĐ (TK 214)

2.1.4. Về hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
• Quy trình:
- Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu về số lượng lao động, thời gian
kết quả lao động, tính lương và trích các khoản theo lương, phân bổ chi phí lao
động theo đúng đối tượng sử dụng lao động
- Hướng dẫn, kiểm tra các nhân viên hạch toán ở các bộ phận sản xuất- kinh
doanh, các phòng ban thực hiện đầy đủ các chứng từ ghi chép ban đầu về lao
động, tiền lương đúng chế độ, đúng phương pháp
- Theo dõi tình hình thanh toán tiền lương, tiền thưởng, các khoản phụ cấp, trợ
cấp cho người lao động

19


- Lập báo cáo về lao động, tiền lương, các khoản trích theo lương, định kỳ tiến
hành phân tích tình hình lao động, tình hình quản lý và chi tiêu quỹ lương, cung
cấp các thông tin về lao động tiền lương cho bộ phận quản lý một cách kịp thời
• Nội dung:
- Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, các doanh nghiệp
sử dụng tiền lương làm đòn bẩy kinh tế để khuyến khích tinh thần tích cực lao
động, là nhân tố thúc đẩy để tăng năng suất lao động
- Đối với các doanh nghiệp tiền lương phải trả cho người lao động là một yếu tố
cấu thành nên giá trị sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp sáng tạo ra hay nói
cách khác nó là yếu tố của chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm. Do vậy,
các doanh nghiệp phải sử dụng sức lao động có hiệu quả để tiết kiệm chi phí lao
động trong đơn vị sản phẩm, công việc dịch vụ và lưu chuyển hàng hóa
- Quản lý lao động tiền lương là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý
sản xuất kinh doanh. Tổ chức tốt hạch toán lao động và tiền lương giúp cho

công tác quản lý lao động của doanh nghiệp đi vào nề nếp, thúc đẩy người lao
động chấp hành tốt kỷ luật lao động, tăng năng suất lao động, đồng thời nó là cơ
sở giúp cho việc tính lương theo đúng nguyên tắc phân phối theo lao động
- Tổ chức công tác hạch toán lao động tiền lương giúp doanh nghiệp quản lý tốt
quỹ lương, đảm bảo việc trả lương và trợ cấp bảo hiểm xã hội đúng nguyên tắc,
đúng chế độ khuyến khích người lao động hoàn thành nhiệm vụ được giao, đồng
thời tạo cơ sở cho việc phân bổ chi phí nhân công vào giá thành sản phẩm được
chính xác
• Chứng từ sử dụng
- Bảng chấm công
- Bảng thống kê khối lượng sản phẩm
- Đơn giá tiền lương theo sản phẩm
- Biên bản nghiệm thu khối lượng công việc
- Hợp đồng giao khoán
- Danh sách người lao động theo nhóm lao động thời vụ
- Bảng lương đã phê duyệt
20


- Phiếu chi/ UNC trả lương
- Phiếu lương từng cá nhân
- Bảng tính thuế TNCN

- Bảng tính BHXH, BHYT, BHTN
- Các quyết định lương, tăng lương, quyết định thôi việc, chấm dứt hợp đồng,
thanh lý hợp đồng
- Các hồ sơ giấy tờ khác có liên quan
• Tài khoản sử dụng
* TK 334 (Phải trả cho người lao động)
TK này dùng để thanh toán cho công nhân viên chức của doanh nghiệp về tiền

lương cộng các khoản thu nhập của họ.
- Kết cấu Tài khoản ( TK334)
- Nợ:
+ Các khoản khấu trừ vào tiền lương, công của người lao động (trừ tiền tạm ứng
nếu có) hoặc thanh toán tiền bồi thường thuế TNCN, thu các khoản bảo hiểm
theo quy định.
- Số dư Nợ: Trả các khoản cho người lao động
- Có:
+ Tiền lương, tiền công và các khoản phải trả cho công nhân viên

• Quy trình hạch toán

21


2.1.5. Về kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm
• Quy trình:
- Xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành và
tổ chức tập hợp chi phí theo đúng đối tượng
- Xác định chính xác chi phí của sản phẩm dở dang cuối kỳ
- Ghi chép phản ánh chính xác, đầy đủ các khoản chi phí thực tế phát sinh trong
quá trình sản xuất => Kiểm tra tình hình thực hiện các định mức chi phí, các dự
toán chi phí nhằm hạ thấp giá thành sản phẩm.
- Tính chính xác, kịp thời giá thành sản phẩm, công việc, lao vụ hoàn thành =>
Xác định hiệu quả kinh doanh
- Thực hiện phân tích tình hình chi phí, giá thành => Phục vụ việc lập báo cáo
kế toán.
• Nội dung:
22



* Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
- Kế toán chi phí NVL trực tiếp: Sau khi xác định đối tượng kế toán tập hợp chi
phí, kế toán tiến hành xác định chi phí NVL trực tiếp trong từng đối tượng tập
hợp chi phí tổng hợp theo từng đối tài khoản sử dụng, lập bảng phân bổ NVL
làm căn cứ hạch toán tổng hợp chi phí NVL trực tiếp
- Kế toán chi phí nhân công trực tiếp: chi phí về tiền lương được xác định cụ thể
tùy thuộc hình thức tiền lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) tính vào chi phí nhân
công trực tiếp, căn cứ vào tổng số tiền lương nhân công sản xuất và tỷ lệ trích
quy định theo quy chế tài chính hiện hành cảu từng thời kỳ
- Kế toán chi phí sản xuất chung: là những chi phí phát sinh trong phạm vi các
phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp
* Tính giá thành sản phẩm
Để tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp người ta sử dụng nhiều phương
pháp tính giá thành sản phẩm khác nhau:
- Phương pháp giản đơn (trực tiếp)
- Phương pháp tổng cộng chi phí
- Phương pháp hệ số
- Phương pháp tỉ lệ
- Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng
- Phương pháp tính giá thành theo định mức
- Phương pháp tính giá thành phân bước
- Phương pháp tính giá thành loại trừ
• Chứng từ sử dụng
- Phiếu xuất kho NVL, vật tư, công cụ, dụng cụ
- Bảng phân bổ NVL và công cụ, dụng cụ
- Các tờ kê chi tiết ở các bộ phận khác chuyển đến
• Tài khoản sử dụng
* TK 621( Chi phí NVL trực tiếp)
Nội dung: Phản ánh chi phí NVL trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm, lao vụ,

dịch vụ
23


Kết cấu TK:
- Bên nợ: Phản ánh chi phí thực tế của NVL xuất dùng trực tiếp cho sản xuất sản
phẩm hoặc thực hiện lao vụ, dịch vụ trong kỳ
- Bên có:
+ Phản ánh giá trị NVL dùng không hết nhập kho
+ Trị giá phế liệu thu hồi (nếu có)
+ Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp vào tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh
dở dang (TK154)
+ Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp vượt trên mức bình thường
TK 621 cuối kỳ không có số dư, nó được mở cho từng đối tượng tập hợp chi phí
* TK 622 (Chi phí nhân công trực tiếp)
Nội dung: Phản ánh chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp và phân bổ trong
kỳ
Kết cấu TK:
- Bên nợ: Phản ánh chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp trong kỳ
- Bên có:
+ Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho các đối tượng chịu
chi phí
+ Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường
- TK 622 cuối kỳ không có số dư và được mở chi tiết cho từng đối tượng tập
hợp chi phí
* TK 627 (Chi phí sản xuất chung)
Nội dung: Phản ánh những chi phí quản lý phục vụ cho quá trình sản xuất trong
phạm vi phân xưởng hoặc tổ, đội sản xuất
Kết cấu tài khoản:
- Bên nợ: Tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ

- Bên có:
+ Ghi các khoản giảm chi phí sản xuất chung (nếu có)
+ Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất chung cho các đối tượng chịu chi
phí
24


+ Chi phí sản xuất chung không được phân bổ, kết chuyển vào chi phí sản xuất
kinh doanh trong kỳ
- TK 627 không có số dư cuối kỳ, chi tiết có 6 TK cấp 2:
+ TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng
+ TK 6272: Chi phí vật liệu
+ TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất
+ TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ
+ TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài
+ TK 6278: Các chi phí khác bằng tiền
• Quy trình hạch toán

25


×