Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Những lỗi thường gặp khi làm bài thi THPT Quốc gia môn Sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.51 KB, 3 trang )

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Những lỗi thường gặp khi làm bài thi THPT Quốc gia môn Sinh
Để tránh mất điểm khi làm bài thi THPT Quốc gia môn Sinh năm 2016, thí sinh cần
chú ý những lỗi thường gặp sau:
Theo chia sẻ của cô Phan Thị Phú, trong bài thi Sinh học, thí sinh thường mắc những
lỗi khá "ngớ ngẩn", có thể gây "mất điểm oan", trong đó có cả lỗi do các em không đọc kỹ
đề bài. Vì vậy, ngay trong quá trình ôn tập, các em nên lưu tâm đến những lỗi thông
thường để bài thi chính thức đạt kết quả tốt nhất.
Một số lỗi khi đọc đầu bài không kỹ
- Các gen nằm trên các NST khác nhau khác với các gen cùng nằm trên một NST.
- Gen nằm ở ti thể, lập thể hay hệ gen vòng thì các em phải suy ra gen nằm ở tế bào
chất nên sẽ tuân theo quy luật di truyền qua tế bào chất (ngoài nhân) chứ không phải theo
quy luật trong nhân.
- Gen nằm trên vùng tương đồng của NST X và Y hay đọc nhầm với gen nằm trên
vùng không tương đồng của X (không có alen trên Y).
- Mỗi kiểu gen quy định một kiểu hình (tức là hiện tượng trội không hoàn toàn) sẽ
khác với trường hợp trội hoàn toàn trong việc tính số kiểu hình và tỉ lệ kiểu hình.
- Nếu bài hỏi tìm số kiểu gen tối đa, tối thiểu mà không nói gen nằm ở vị trí nào trong
tế bào thì em phải xác định gen nằm ở vùng tương đồng của X và Y là số kiểu gen nhiều
nhất. Còn gen nằm ngoài nhân là số kiểu gen ít nhất.
- Tất cả các tế bào không phân ly trong giảm phân 1 (2) khác với trường hợp một số tế
bào không phân ly trong giảm phân 1 (2).
- Cần chú ý cặp nhiễm sắc thể (NST) giới tính cụ thể của một số loài có khác nhau để
áp dụng làm bài tập. Ở gà, chim, tằm, cá ... thì cặp NST giới tính của giới đực là XX, giới
cái là XY. Còn ở ruồi giấm, động vật thuộc lớp thú thì ngược lại cặp NST giới tính ở giới
cái lại là XX, giới đực là XY.
Cô Phan Thị Phú hi vọng rằng, các thí sinh sẽ ôn tập một cách khoa học, giữ tâm lý
bình tĩnh, tự tin để tránh mất điểm bởi những lỗi không đáng có khi làm bài và giành điểm
cao môn Sinh học trong kỳ thi THPT Quốc gia 2016.
1. Dạng bài tập Phần AND, ARN, nhân đôi AND, phiên mã, dịch mã


Ví dụ: Một plasmit có 104 cặp nuclêôtit tiến hành nhân đội 3 lần, số liên kết cộng hoá


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

trị được hình thành giữa các nuclêôtit của ADN là.
Đây là một plasmit (nằm trong tế bào chất của nhiều loài vi khuẩn) nên chúng có hệ
gen dạng vòng. Vì vậy tính số liên kết hóa trị được hình thành trong quá trình nhân đôi thì
không thể áp dụng công thức thông thường : HTht = HTgen (2n – 1) = (N- 2) (2n – 1) mà
phải tính bằng công thức: N (2n – 1)
a. 160000.

b. 159984.

c. 139986.

d. 140000.

Đáp án: d
2. Dạng bài tập quy luật di truyền.
Ví dụ 1. Cho biết A trội hoàn toàn so với a. Lấy hạt phấn của cây tam bội Aaa thụ
phấn cho cây tứ bội Aaaa, nếu hạt phấn lưỡng bội không có khả năng thụ tinh thì tỉ lệ kiểu
hình ở đời con là:
a. 3 : 1.

b. 8 : 1.

c . 11 : 1.

d . 9 : 1.


Các em sẽ giải bài toán với 2 sự chú ý sau:
- Hạt phấn lưỡng bội (2n) không có khả năng thụ tinh thì sau khi em viết giao tử được
tạo ra của cơ thể tam bội gồm n và 2n thì em phải cho giao tử 2n bị chết, sau đó chia lại tỉ
lệ của các giao tử còn lại tham gia thụ tinh 2/3 a : 1/3 A.
- Khi đọc kết quả bài toán phải chính xác. Với bài này các em tìm tỉ lệ kiểu hình lặn =
1/9; kết quả là 8 trội: 1 lặn chứ không phải là 9 trội: 1 lặn
Đáp án: b
Ví dụ 2. Một cặp vợ chồng đều có nhóm máu A và đều có kiểu gen dị hợp về tính
trạng nhóm máu. Nếu họ sinh hai đứa con thì xác xuất để 1 đứa có nhóm máu A và một
đứa có nhóm màu O là:
a. 3/8

b. 3/16

c. 1/2

d. 1/4

Với bài này đề yêu cầu chỉ cần 1 đứa con nhóm máu A và một 1 đứa con nhóm máu O,
chứ không bắt buộc đứa con đầu phải mang nhóm máu A và đứa con sau phải mang nhóm
máu O. Vì vậy sẽ có 2 trường hợp xảy ra. Và họ đều là con của một cặp bố mẹ nên chúng
ta chỉ lấy sắc xuất 1 lần của bố và mẹ cho cùng cả 2 đứa trẻ.
Kết quả bài toán: (xác suất của bố ) x (xác suất của mẹ ) x (xác suất của 2 con).
1.1 . [ ( 3/4 .1/4) .2] = 3/8.
Đáp án: a


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Ví dụ 3. Ở tằm, hai gen A và B cùng nằm trên một nhóm gen liên kết cách nhau 20cM.
Ở phép lai ♀ABab × ♂ AbaB , kiểu gen abab của đời con có tỉ lệ
a. 0,05.

b. 0,01.

c. 0,04.

d. 0,00.

Các em vẫn quen làm bài tập sự hoán vị gen xảy ra ở con ruồi giấm cái. Tuy nhiên
trong SGK đơn cử ví dụ về con tằm trong bài 12 thì các em phải chú ý sự hoán vị gen lại
xảy ra ở con tằm đực (có cặp NST gới tính là XX).
Đáp án: a
Ví dụ 4. Gen A và B cùng nằm trên một cặp NST thường, trong đó gen A có 5 alen,
gen B có 3 alen. Số kiểu gen dị hợp về cả hai gen là.
a. 30.

b. 105.

c. 45.

d. 60.

Đây là một bài mắc bẫy học sinh vì các gen cùng nằm trên một NST nên số kiểu gen
dị hợp của cả 2 cặp (ngoài trường hợp liên kết đồng AB/ab còn có trường hợp liên kết đối
Ab/aB do hoán vị gen).
Kết quả bài toán trên là: (C25 . C23).2 = 60
3. Dạng bài tập di truyền quần thể
Ví dụ. Ở người, tính trạng nhóm máu ABO do một gen cỏ alen IA, IB, IO quy định.

Trong một quần thể đan cân bằng về di truyền có 25% số người mang nhóm máu O; 39%
số người mang nhóm máu B. Một vặp vợ chồng đều mang nhóm máu A sinh người con,
xác suất để đứa con này mang nhóm máu giống bố mẹ.
a. 25144

b. 119144

c. 1924

d. 34

Với bài này các em dễ dàng tính được p(IA) = 0,2; q(IB) = 0,3; r(IO) = 0,5.
Để tìm được xác suất đứa con này mang nhóm máu giống bố mẹ, ta có 100% - (xác
suất đứa con này mang nhóm máu khác bố mẹ bố mẹ).
Muốn vậy phải tìm được xác suất người cha mà người mẹ đều có kiểu gen IAIO trong
tổng số người mang nhóm máu A chứ không phải tìm trong tổng quần thể. Vì người cha
và mẹ đã sinh ra đời và đầu bài đã khẳng định là nhóm máu A.
- Kết quả bài toán: 100% - ( 5/6 bố . 5/6 mẹ . 1/4 con) = 119/144
Đáp án: b



×