Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

Luận văn đánh giá thực trạng gây trồng cây chùm ngây (moringa oleifera) tại thị xã sông công tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (795.04 KB, 52 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÙ VĂN TRUNG

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG GÂY TRỒNG CÂY CHÙM NGÂY
(MORINGA OLEIFERA) TẠI THỊ XÃ SÔNG CÔNG
TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo Chuyên

: Chính quy : Lâm

ngành Khoa Khóa học

nghiệp : Lâm nghiệp

Giảng viên hướng dẫn

: 2011 - 2015 : TS.
Vũ Văn Thông

THÁI NGUYÊN - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi, các số liệu
được thu thập khách quan và trung thực. Kết quả nghiên cứu chưa được sự dụng công
bố trên tài liệu nào khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm !.



Thái Nguyên, ngày tháng
XÁC NHẬN CỦA GVHD

năm 2015

NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN

LÙ VĂN TRUNG

XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN
Giáo viên chấm phản biện xác nhận cho sinh viên
đã sửa sai sót sau khi hội đồng chấm yêu cầu!
(Ký, Họ và tên)
LỜI CẢM ƠN

Trong các trường Đại học, thời gian thực tập tốt nghiệp là khoảng thời gian rất
quan trọng vì mỗi sinh viên đều có điều kiện, thời gian tiếp cận đi sâu vào thực tế,
củng cố lại kiến thức đã học, học hỏi kinh nghiệm, phương pháp nghiên cứu, trau dồi


kiến thức, kỹ năng của thực tế vào trong công việc.
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân, được sự nhất trí của nhà trường và Ban
chủ nghiệm khoa Lâm nghiệp, tôi về thực tập tại Thị Xã Sông Công với tên đề tài:
“Đánh giá thực trạng gây trồng cây Chùm ngây (Moringa Oleífera) tại Thị xã
Sông Công Tỉnh Thái Nguyên” Sau một thời gian nghiên cứu,
hoàn thành khóa

luận tốt nghiệp. Có được


tôi đã
kết quả này

trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ tận tình của Ts.VŨ VĂN
THÔNG trong suất qúa trình thực hiện đề tài. Nhân dịp này tôi cũng xin cảm ơn toàn
thể thầy cô giáo trong khoa Lâm nghiệp, các cấp chính quyền và bà con nhân dân Thị
Xã Sông Công đã giúp tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày tháng
Sinh viên

LÙ VĂN TRUNG

năm 2015


4

DANH MỤC CÁC BẢNG


I

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

X


6


MỤC LỤC


7

PHẦN 1
MỞ ĐẦU

1.1.

Đặt vấn đề
Hiện nay xã hội ngày càng phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được nâng

cao, kèm theo đó là nhu cầu về thực phẩm và an toàn thực phẩm ngày càng được trú
trọng, đặc biệt là những loài thân thiện với môi trường có khả năng
tốt

với

nhiều

thích

nghi

kiểu khí hậu lại vừa có hàm lượng dinh

dưỡng cao so với những thực phẩm thong thường. Nhiều đề tài nghiên cứu khoa học
cả trong nước và thế giới đã chứng minh cây Chùm ngây là loài thực phẩm có nhiều

công dụng. Loài cây này mới chỉ xuất hiện ở việt nam tại một số vùng như: Nha
Trang, Phan Thiết, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Phước, Phú Quốc, trồng để cung
cấp lá cây làm rau, chế biến làm trà túi lọc cung cấp cho thị trường trong nước và xuất
khẩu sang 3 thị trường chính đó là Đài Loan, Nhật Bản và Trung Quốc. Với nhu cầu
tiêu thụ ở thời điểm hiện tại, với thực tế nguồn cung nhỏ, hẹp và rải rác hiện nay thì
việc phát triển vùng nguyên liệu với quy mô lớn là cần thiết. Nhất là việc phát triển
giống cây Chùm ngây ra các tỉnh miền Trung, miền Bắc.
Chùm ngây là cây có giá trị kinh tế cao, nhiều nhà hoạch định cho rằng chum
ngây là “cây xoá đói giảm nghèo”. Cây có thế thích ứng với nhiều điều kiện khí hậu
nên có thể trồng ở vùng đất bạc màu, khô cằn, yêu cầu kĩ thuật chăm sóc loài cây này
không quá cao nên người dân dễ dạng áp dụng và thực hiện được, việc mở ra một
hướng kinh tế mới đem lại hiệu quả và tăng thêm thu nhập cho người dân, tuy nhiên
tại các tỉnh vùng núi phía bắc nói chung cũng như tỉnh Thái nguyên nói riêng việc
phát triển loài cây này mới chỉ là bước mở đầu, quy mô còn nhỏ lẻ chưa thống kê
được. Vì vậy được sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo TS. Vũ Văn Thông, tôi lựa
chọn đề tài nghiên cứu:
“Đánh giá thực trạng gây trồng cây Chùm ngây (Moringa Oleífera) tại Thị xã Sông


8

Công Tỉnh Thái Nguyên 1.2 Mục đích nghiên cứu.
Đánh giá thực trạng gây trồng làm cơ sở đề xuất giải pháp phát triển cây Chùm
ngây tại địa bàn nghiên cứu.

1.3.

Mục tiêu nghiên cứu.

-


Xác định được các đặc điểm sinh thái học của loài cây Chùm ngây.

-

Xác định được thực trạng gây trồng phân bố loài Chùm ngây tại địa bàn.

-

Đề

xuất

được các giải pháp khắc

phục những khó khăn trong

việc

phát triển vào cây này tại địa phương và các vùng lân cận.

1.4.
1.4.1.
-



Ý nghĩ đề tài.
Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
cơ hội


giúp sinh viên

biết cách nghiên

cứu khoa học, áp

dụng
những kiến thức đã học của nhà trường vào thực tế.

-

Nâng cao kiến thức thực tế.

-

Bo sung tư liệu cho học tập.

-

Tích lũy kinh nghiệm cho công việc sau khi ra trường.

1.4.2.
-

Ý nghĩa thực tiễn

Đánh giá và thống kê được tình hình gây trồng cây Chùm ngây tại địa bàn nghiên cứu
và khả năng cung ứng cũng như nhu cầu thị trường về nguồn thực phẩm này.


-

Xác định được khó khăn, tồn tại trong việc phát triển loài cây này. Tìm được giải pháp
cụ thể để loài cây này được mở rộng trở thành cây thực phẩm pho biến.
PHẦN 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1.
-

Khái quát cây Chùm ngây

Tên thông dụng: Chùm ngây (VN), Moringa (international) ,
Drumsticktree(US),Horseradishtree,Behen,DrumstickTree,IndianHorseradish, Noix de


9

Bahen.

-

Tên Khoa học: Moringa oleífera hay M. Pterygosperma thuộc họ Moringaceae.

-

Nhà Phật gọi là cây Độ Sinh (Tree of Life )

-


Nguồn gốc: Cây xuất xứ từ vùng Nam Á, có lịch sử hơn 4 ngàn năm, nhưng phổ biến
rất nhiều ở cả Châu Á và Châu Phi. Cây Chùm ngây rất phổ thông ở Ản Độ và được
dân tộc Ản trân trọng đặt tên là cây Độ sinh. Là loài cây ưa sáng, mọc nhanh, giai
đoạn đầu ưa bóng nên có thể trồng xen, khi cây lớn điều chỉnh ánh sáng, phân cành
cao, vỏ màu hơi xanh khi còn non, màu trắng mốc khi đã già, tái sinh chồi mạnh với
những nơi có độ ẩm cao, đất xốp, những nơi tầng mùn dày tái sinh hạt yếu. Cây chịu
hạn tốt, chịu được những nơi đất xấu cằn cỗi.
Cây Chùm ngây ( Moringa Oleífera) hiện được trồng ở 80 quốc gia trên thế
giới , những quốc gia tiên tiến sử dụng rộng rãi và đa dạng trong công nghệ dược
phẩm, mỹ phẩm, nước giải khát dinh
năng. Các

quốc gia đang phát triển sử

dưỡng và thực phẩm chức

dụng Moringa như dược liệu kỳ diệu

kết hợp chữa những bịnh hiểm nghèo, bệnh thông thường và thực phẩm dinh dưỡng.
Các bộ phận của cây chứa nhiều khoáng chất quan trọng, và là một nguồn
cung cấp chất đạm, vitamins, beta-carotene, acid amin và nhiều hợp chất phenolics.
Cây Chùm ngây cung cấp một hỗn hợp pha trộn nhiều hợp chất như zeatin, quercetin,
beta-sitosterol caffeoylquinic acid và kaempferol, rất hiếm gặp tại các loài cây khác.
Các bộ phận của cây như lá, rễ, hạt, vỏ cây,
quả và hoa.. có những hoạt tính như kích thích hoạt động của tim và hệ tuần hoàn,
hoạt tính chống u-bướu, hạ nhiệt, chống kinh phong, chống sưng viêm, trị ung loét,
chống co giật, lợi tiểu, hạ huyết áp, hạ cholesterol, chống oxy- hóa, trị tiểu đường, bảo
vệ gan, kháng sinh và chống nấm.. Cây đã được dùng để trị nhiều bệnh trong Y-học
dân gian tại nhiều nước trong vùng Nam Á. Gỗ cây Chùm ngây rất nhẹ, có thể dùng
làm củi nhưng năng lượng không cao. Nó được xem là nguồn nhiên liệu tiềm năng



1

cho kĩ nghệ giấy với chất lượng bột giấy được so sánh ngang với cây
dương( Poputus.sp). Vỏ cây thường làm thảm chùi chân hay bện làm dây thừng ở châu
Phi, ngoài ra tại Jamaica và Senegal, người ta còn sử dụng vỏ cây làm thuốc nhuộm
vải.(Foil, 2006). Cây Chùm ngây thuộc loại cây mọc nhanh và dễ tính, sống được ở
những nơi khô cằn và trong

điều

kiện khí hậu khắc

nghiệt,

chịu

đượchạn
hán. Vì vậy,

nhiều nơi trên thế giới, cây Chùm ngây được trồng làm hàng rào xanh che
chắn cho các khu sản xuất nông nghiệp, che bóng cho các cây công nghiệp
dài ngày, chắn gió, chắn cát bay. Ngoài ra, cây có lá nhỏ, thân thon , tán đẹp
nên được trồng làm cảnh, ngoài ra cây còn chữa nhiều chất dinh dưỡng có
trong lá Chùm ngây như sau:


Bảng 2.1 : Phân tích hàm lượng dinh dưỡng của Moringa
rp r •

Trái
Thành phần dinh
ST
dưỡng/100gr
tươi
T
Lá tươi
86,9
01
02

Water ( nước ) %
Calories

03

%

Bột lá
khô

26

75,0 %
92

Protein ( g )

2,5


6,7

27,1

04

Fat ( g ) ( chất béo )

0,1

1,7

2,3

05

Carbohydrate ( g )

3,7

13,4

38,2

06

Fiber ( g ) ( chất xơ )

4,8


0,9

19,2

07

Minerals ( g ) ( chất khoáng )

2,0

2,3



08

Ca ( mg )

30

440

2003

09

Mg ( mg )

24


25

368

10

P ( mg )

110

70

204

11

K ( mg )

259

1324

12

Cu ( mg )

3,1

1,1


0,054

13

Fe ( mg )

5,3

7,0

28,2

14 )

S(g)

137

870

101
6,0
6,8
2,1
423

113
1,6
1,33 %
1,6

0,61%
-

4,3
0,21
1,9
0,05

1,32%
2,64

6,4

1,39 %

2,0
0,8
4,9
220
9,3

0,35%
8,2
1,19
17,3%

6,3

0,83%


7,1

1,06%

259

137

Vitamin
E - (tocopherol
acetate
152
Oxalic acid
mg )
10
2
2
Arginine ( g/16gN )
3,66
163 Vitamin A - Beta Carotene ( mg )
0,11
Histidine
1,1
172
Vitamin B( -g/16gN
choline) ( mg )
423
4
2
Lysine

g/16gN
)
1,5
Vitamin( B1
- thiamin
( mg )
0,05
185
Tryptophan
) ( mg )
0,8
192
Vitamin B2 (- g/16gN
Riboflavin
0,07
6
2
Phenylanaline ( g/16gN )
4,3
m )
Vitamin
B3
nicotinic
acid
(
g
7
2
Methionine ( g/16gN )
1,4

208
0,2
2
Threonine
(- g/16gN
)acid ( mg
3,9
Vitamin
C
ascorbic
21
120
9
3
Leucine ( g/16gN )
6,5
0
3
Isoleucine ( g/16gN )
4,4
1
3
Valine ( g/16gN )
5,4
2
1
1
\ 1
(nguồn : />
7,5 %

205

0,43%
20,5

1,95%


Qua bảng phân tích giá trị dinh dưỡng ta thấy Cây Chùm Ngây (Moringa oleifera) chứa hơn 90 chất dinh dưỡng tong
hợp. Những chất dinh dưỡng cần thiết để gìngiữ

sức

khỏe con người

,

chống giảm

nguy

cơ từ

những chứng bệnh suy thoái, chữa trị bách bệnh thông thường.

.

Trên thế giới
Chùm ngây được xem là một cây đa dụng, rất hữu ích tại những quốc gia nghèo, vì
cứu rất


nhiều

về

trồng trọt, thu hái,

vậy

nó được

nghiên

cũng

như nghiên cứu về các hoạt tính y dược học, giá trị dinh dưỡng... Đa số các nghiên cứu được thực hiện tại Ản Độ, Philippines,
và Châu Phi.

Nghiên cứu nhiều nhất về giá trị của Moringa oleifera Lam. được thực hiện tại Đại Học Nông Nghiệp FalsalabadPakistan. Theo nghiên cứu tại Đại học Nông Nghiệp Falsalabad- Pakistan: Moringa oleifera Lam. (Moringaceae) vừa là một
nguồn dược liệu vừa là một nguồn thực phẩm rất tốt. Các bộ phận của cây chứa nhiều khoáng chất quan trọng, và là một nguồn
cung cấp chất đạm, vitamin, beta - carotene, acid amin và nhiều hợp chất phenolics...
Nghiên cứu tại Institute of Bioagricultural Sciences, Academia Sinica, Đài Bắc: dịch chiết từ lá và hạt Chùm Ngây có

các hoạt tính diệt được nấm gây bệnh loại Trichophyton rubrum, Trichophyton mentagrophytes, Epidermophyton floccosum và
Microsporum canis, dầu trích từ lá Chùm Ngây có đến 44 hóa chất (Bioresource Technology Số 98-2007).
Nghiên cứu tại ĐH Baroda, Kalabhavan, Gujarat (Ản Độ): Kết quả cho thấy Chùm Ngây có tác dụng gây hạ
cholesterol, phospholipid, triglyceride, làm tăng sự thải loại cholesterol qua phân (Journal of Ethnopharmacology Số 86 2003). Nghiên cứu tại Trung Tâm Nghiên cứu Kỹ Thuật (CEMAT) tại thủ đô Guatemala, nước Guatemala ở phía Nam Mêhicô:
Dịch trích bằng nước nóng của hoa, lá, rễ, hạt..vỏ thân Chùm Ngây có hoạt tính chống co giật, hoạt tính chống sưng và tác
dụng lợi.
Nước trích từ hạt cho thấy tác động ức chế khá rõ sự co giật gây ra bởi acetylcholine ở liều ED50 = 65.6 mg/ml môi

trường, tác động ức chế phụ gây ra do carrageenan được định ở 1000mg/kg và hoạt tính lợi tiếu cũng ở 1000 mg/kg.
trích

từ

rễ

cũng cho

một

số kết

quả

Nước

(Journal of

Ethnopharmacology Số 36 - 1992).
Một số

các hợp chất, các chất gây đột biến gen

đã được tìm thấy trong

hạt Chùm Ngây rang chín: Các chất quan trọng nhất được xác định là 4 (alpha Lrhamnosyloxy) phenylacetonitrile, 4 hydroxyphenylacetonitrile và 4 - hydroxyphenyl - acetamide(Mutation Research Số 224-1989).


Nghiên cứu tại ĐH Jiwaji, Gwalior (Ản độ) về các hoạt tính estrogenic, kháng estrogenic, nước chiết từ rễ Chùm ngây có

tác dụng ngừa thai(Journal of Ethnopharmacology Số 22 - 1988). Hạt Chùm Ngây có chứa một số hợp chất “đa điện giải”
(polyelectrolytes) tự nhiên có thể dùng làm chất kết tủa để làm trong nước.
Kết quả thử nghiệm lọc nước: Nước đục (độ đục 15 - 25 NTU, chứa các vi khuẩn tạp 280-500 cfu ml (-1), khuẩn coli từ
phân 280-500 MPN 100 ml (1)) dùng hạt Chùm ngây làm chất tạo trầm lắng và kết tụ, đưa đến kết quả rất tốt (độ đục còn 0.3 1.5 NTU, vi khuẩn tạp còn 5 - 20 cfu, và khuẩn coli còn 5-10 MPN..) Phương pháp lọc này rất hữu dụng tại các vùng nông
thôn của các nước nghèo và được áp dụng khá rộng rãi tại Ản độ (Journal of Water and Health Số 3 - 2005).

Thử nghiệm tại ĐH Dược K.L.E.S, Nehru Nagar, Karnakata (Ản Độ) ghi nhận dịch chiết bằng nước và alcohol rễ cùng
lõi gỗ Chùm Ngây làm giảm rõ rệt nồng độ oxalate trong nước tiểu bằng cách can thiệp vào sự tong hợp oxalate trong cơ thể.
Đây được xem như một một biện pháp phòng ngừa bệnh sạn thận. Dr. Reyes, 1990: đã nghiên cứu trồng trọt bằng hạt để thu
hái làm dược liệu theo phương pháp luân phiên như sau: mỗi cây con trồng cách nhau từ 10 đến 50 cm, sau 75 ngày thu hái lá
và cành non ở phía trên bằng cách cắt ngang thân cây cách gốc 20 - 30 cm, sau đó chăm sóc tiếp và thu hái, cây sẽ cho ra
nhánh và cành non sau đó. Trung bình mỗi năm thu hoạch được 4 lần, năng xuất trung bình thu được 100 tấn/1 hecta/năm đầu
tiên và 57 tấn /hecta/ năm thứ hai.

.

.1.

Tại Việt Nam
Nghiên cứu về đặc điểm sinh lý, sinh thái
Theo Võ Văn Chi (1997), (2003) [3], [4] viết về cây Chùm ngây như sau:
Tên khoa học Moringa oleífera Lam., là một loại cây gỗ nhỏ, nửa rụng lá, thuộc họ Moringaceae. Cây Chùm ngây có

dạng sống là cây phân cành thấp, cao từ 10 - 12 m. Hệ thống rễ phát triển mạnh, nếu được trồng từ hạt, rễ cái phình to như củ,
màu trắng với hệ thống những rễ bên thưa, dài, đâm sâu, lan rộng. Nếu trồng bằng cách giâm cành, hệ thống rễ sẽ không được
như vậy.
Thân có vỏ màu trắng xám, dày, mềm, sần sùi nứt nẻ, gỗ mềm và nhẹ. Khi bị thương ton, thân rỉ ra nhựa màu trắng, sau
chuyển dần thành nâu. Lá kép lông chim 3 lần, lá trưởng thành có thể dài đến 45 cm, rộng 20 - 30 cm. Các lá phụ dài khoảng
1.2 - 2.5 cm, rộng 0.6 - 1 cm.


Cụm hoa to, dạng hơi giống hoa đậu, tràng hoa gồm 5 cánh, màu trắng, vểnh lên, rộng khoảng 2,5 cm. Bộ nhị gồm 5 nhị
thụ xen với 5 nhị lép. Bầu noãn 1 buồng do 3 lá noãn, đính phôi trắc mô. Hoa có mùi thơm thoang thoảng.
Quả dạng nang treo, dài 20 - 50 cm, có quả dài đến 1 m nhưng rất hiếm, rộng 2 - 2.5 cm, khi khô mở thành 3 mảnh dày.


Hạt nhiều (khoảng 26 hạt/trái), tròn dẹp, màu nâu hoặc đen, đường kính khoảng 1 cm, mỗi hạt có 3 góc cạnh
cánh

mỏng màu

hơi trắng, trọng

với

những

lượng mỗi hạt khác

nhau, trung bình khoảng 3.000 - 9.000 hạt/kg.
Cây Chùm ngây thuộc loài mọc nhanh, phát triển nhanh chóng ở những vùng có điều kiện thuận lợi, có thể tăng trưởng
chiều cao từ 1 - 2 m/năm trong vòng 3 đến 4 năm đầu. Tuy nhiên, trong một thử nghiệm ở Tanzania, cây trồng từ hạt có thể đạt
được chiều cao trung bình 4,1 m trong năm đầu tiên.. Cây bắt đầu cho quả từ thân và nhánh sau 6 đến 8 tháng trồng, quả sẽ
chín sau khi hoa nở khoảng 3 tháng.
Theo Phạm Hoàng Hộ (1999) [6] cây Chùm Ngây có khả năng phân bố rộng từ vùng cận nhiệt đới
ẩm
vùng

cho đến vùng nhiệt

đới rất khô


rừng ẩm. Chịu lượng mưa từ 480 - 4000 mm/năm,

khô

đến

đến
nhiệt độ 18,7 -

28,5oC và độ pH 4,5 - 8. Chịu được hạn và có thể sinh trưởng tốt trên đất cát khô ở Việt nam, Chùm ngây có thể sống và phát
triển tốt trên nhiều loại đất, từ loại đất đỏ bazan ở Tây Nguyên đến đất sét pha cát hoặc trên đất cát của vùng ven biển (Trung
bộ, Nam Trung bộ).
Theo Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Văn Luật, vào những năm cuối thế kỉ 20, Đại sứ Hoàng gia Anh đã tài trợ cho Viện lúa
Đồng Bằng Sông Cửu Long nghiên cứu trồng cây Chùm ngây dùng làm rau xanh và thuốc nam tại Ô Môn và một số tỉnh ở
Nam bộ. Giống cây Chùm ngây đã nghiên cứu là Moringa Oleífera Lam. được nhập nội từ Ản Độ, Hà Lan.. ..[21].
Kỹ sư Nguyễn Hữu Thành và cộng sự (1997) nghiên cứu và có kết luận cây Chùm ngây là cây dễ trồng, có thể trồng
bằng hạt hay bằng cách giâm cành, cây tăng trưởng nhanh: Cao từ 4 - 5 m, đường kính co rễ từ 5 - 6 cm sau 1 năm trồng và ra
hoa kết trái ngay trong năm đầu tiên và cao từ 7 - 8 m, đường kính cổ rễ từ 7 - 9 cm khi cây được 2 năm tuổi [23].

Theo nghiên cứu của Lương y Nguyễn Công Đức và Lương Y Vũ Quốc Trung( 2006), lá Chùm ngây có chứa vitamin C
gấp 7 lần trong trái cam, 4 lần vitamin A trong cà rốt, gấp 4 lần canxi trong sữa, gấp 0.75 lần hàm lượng sắt trong cải bó xôi,
gấp 2 lần lượng đạm trong sữa, gấp 3 lần lượng kali trong
trái chuối.
Theo [21], [22], qua điều tra khảo sát, tháng 2/2009 ngành kiểm lâm An Giang đã phát hiện cây Chùm ngây ở các vườn
rừng đồi núi hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, một số vườn nhà vùng đông đồng bào Khmer cư trú có trồng cây Chùm ngây
nhưng chỉ là để làm hàng rào chứ không biết được đặc tính quí hiếm của
mới cho đời sống

của


cây. Từ

đây

đã

mở

ra một hướng


người dân hai huyện này.
Theo [24], hội Làm Vườn & Trang Trại TPHCM với nguồn kinh phí của hội và sự đóng góp
trang

trại

đã thực

của

một

số

chủ

hiện dự án nhỏ “ Phát


triển cây Chùm ngây (Moringa oleífera Lam.) trong các hộ dân xã Tân Phú Trung - Huyện Củ Chi làm nguồn rau xanh dinh
dưỡng”. Dự án có sự tham gia của 144 hộ dân trồng 1002 cây Chùm ngây và đã kết thúc giai đoạn đầu rất thành công. Hiện
Hội đang tìm nguồn kinh phí để hỗ trợ người dân nhân rộng mô hình mỗi hộ dân trồng cây Chùm ngây sử dụng trong gia đình.
Trạm khuyến nông liên quận 12 - Gò Vấp đã xây dựng mô hình trình diễn “Trồng cây Chùm ngây” tại phường Thạnh
Xuân và phường Thạnh Lộc quận 12 từ tháng 8/2009 đến tháng 5/2010. Tại Tỉnh Đồng Nai, Chùm ngây đã được
đìnhThạc sĩ

- Dược

sĩ Phạm Quang Vinh

(trường ĐH

gia

Dược-

TPHCM) trồng trên một diện tích rộng, nơi này không chỉ cung cấp rau sạch cho các siêu thị trong thành phố Hồ Chí Minh, mà
còn mở rộng thành công ty Hanh Thông chuyên sản xuất trà Chùm ngây.

.

Tổng quan khu vực nghiên cứu

.1.

Điều kiện tự nhiên

.1.1.


Vị trí địa lí khu vực nghiên cứu
Thị xã Sông Công có vị trí khá thuận lợi, nằm ở phía Bắc thủ đô Hà Nội, trong vùng công nghiệp xung quanh thủ đô

Hà Nội với bán kính 60 km, cách thành phố Thái Nguyên 20 km về phía Nam, cách sân bay quốc tế Nội Bài 40 km, cách hồ
Núi Cốc 17 km, có các tuyến đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, đường Quốc lộ 3 và đường sắt Hà Nội - Quan Triều chạy
qua phía Đông thị xã, là thị xã công nghiệp nằm ở phía Nam của tỉnh Thái Nguyên, là đô thị bản lề trung chuyển giao lưu hàng
hóa giữa tỉnh Thái Nguyên với các đô thị xung quanh và nhất là vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Địa giới hành chính thị xã
Sông Công:
Phía Đông, Tây, Nam giáp huyện Phổ Yên.
Phía Bắc giáp thành phố Thái Nguyên.

.1.2.

Địa hình, địa mạo
Thị xã Sông Công được dòng sông Công chia làm 2 khu vực phía Đông và phía Tây tạo 2 nhóm cảnh quan chính:

Khu vực phía Đông có địa hình đồng bằng, xen lẫn gò đồi nhỏ và thấp, có độ cao trung bình từ 25 - 30 m, phân bố dọc theo
thung lũng sông thuộc các xã Bá Xuyên, xã Tân Quang và các phường Lương Châu, Thắng Lợi, Cải Đan, Phố Cò, Bách
Quang.


Khu vực phía Tây có địa hình chủ yếu là gò đồi và núi thấp với độ cao 80 - 100 m, một số đồi cao khoảng 150 m và núi thấp
trên 300 m, phân bố dọc theo ranh giới phía Tây thị xã trên địa phận các xã Bình Sơn và Vinh Sơn.

.1.3.

Khí hậu thủy văn

Khí hậu
Thị xã Sông Công nằ m trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 220C, nhiệt độ cao nh ất

vào các tháng 7, tháng 8, trung bình khoảng 380C, thấp nhất là tháng 1, trung bình khoảng từ 150C - 160C.
Thời tiết trong năm có hai mùa rõ rệt: Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, thường có gió Đông Nam thoi về, mang theo
hơi nước từ biển Đông vào, gây ra những trận mưa lớn. Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, thường có gió mùa Đông
Bắc tràn xuống, nhiệt độ hạ thấp, tiết trời giá rét.
Thủy văn
Chảy qua địa bàn thị xã theo hướng Bắc - Nam là dòng sông Công. Sông Công là con sông chính chảy qua địa bàn thị
xã là một trong 3 phụ lưu của sông Cầu, bắt nguồn từ một số hợp lưu nhỏ ở thượng nguồn khu vực miền núi phía Đông tỉnh
Tuyên Quang, phía Bắc huyện Định Hóa. Sông Công chảy qua thị xã có chiều dài14,8 km.
Dòng sông Công được chặn lại tại huyện Đại Từ, tạo nên một hồ Núi Cốc nhân tạo rộng lớn. Đây là nguồn cung cấp
nước chính cho sản xuất công, nông nghiệp và nước sinh hoạt của thị xã Sông Công. Sông Công - hồ Núi
Cốc là công trình thuỷ lợi lớn có ý nghĩa trong phát triển kinh tế nông nghiệp, bảo vệ môi sinh, tạo thắng cảnh noi tiếng trong
địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Ngoài ra, trên địa bàn thị xã, hệ thống sông Công còn có 7 suối lớn đổ vào: Phía Tây có 2 suối lớn chảy qua địa phận
các xã Bá Xuyên và Cải Đan, phía Đông có 5 suối chảy qua địa phận các xã Bá Xuyên, Cải Đan, các phường Lương Châu và
Thắng Lợi.

.1.4.

Tài nguyên thiên nhiên

a. Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt của thị xã Sông Công chủ yếu từ Sông Công dài 95km, bắt nguồn từ huyện Định Hoá, qua huyện Đại
Từ, thị xã Sông Công, huyện Phổ Yên, rồi nhập vào sông Cầu tại khu vực Đa Phúc. Sông Công chảy qua thị xã theo hướng
Bắc - Nam với tổng chiều dài là 14,8 km.

b. Tài nguyên khoáng sản
Trên địa bàn thị xã không có các khoáng sản trữ lượng lớn như một số nơi khác trong tỉnh, chỉ có các loại đá xây dựng,


đá phiến sét, đất giàu sét có độ kết vốn lớn (trên 30%), các bãi cát sỏi ở dọc sông Công, có thể khai thác với quy mô nhỏ.


c. Tiềm năng du lịch, nhân văn
Mặc dù có diện tích tương đối nhỏ, xong thị xã Sông Công có tài nguyên du lịch khá phong phú. Là vùng đất thoải
thuộc phía Tây của dãy Tam Đảo nối liền hàng trăm quả đồi bát úp màu xanh với những đồi chè, rừng cây và các thung lũng tự
nhiên, những hồ nước quanh năm trong xanh (hồ Ghềnh Chè, hồ Núc Nác), là tiềm năng lớn cho phát triển du lịch sinh thái và
nghỉ dưỡng. Thị xã nổi tiếng với khu di tích lịch sử Căng Bá Vân, đây là một trong những khu di tích lịch sử được Bộ Văn hoá
công nhận. Nhà nước đã công nhận xã Bình Sơn là xã anh hùng trong thời kỳ kháng chiến.
Cán bộ và nhân dân các dân tộc thị xã Sông Công với truyền thống cách mạng
hoá lâu đời, giàu bản

sắc, đa dạng

kiên

cường, lịch

sử

văn

loại

hình, chính vì thế, tài nguyên nhân văn của thị xã rất độc đáo giàu chất dân gian, có 26 di tích văn hóa lịch sử với nhiều lễ hội
truyền thống mang đậm bản sắc

dân

tộc

được khôi phục và


to

chức

hàng

năm.

Người dân thị

xã có
truyền thống lao động sáng tạo và khả năng tiếp cận nhanh các tiến bộ kinh tế, khoa học kỹ thuật của thời đại, tiếp thu các tinh
hoa văn hoá của nhân loại. Những truyền

thống đó tạo

nên các giá

trị phi

vật

thể

đóng góp cho sự

phát
triển của thị xã.


.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội

2.3.2.1. Tình hình dân sinh kinh tế

a. Diện tích tự nhiên
Thị xã Sông Công là 8.276,27 ha diện tích tự nhiên. Trong đó:
Diện tích đất nông nghiệp: 6.320,91 ha, chiếm 76,4%.
Diện tích đất phi nông nghiệp: 1.895,47 ha, chiếm 22,9%.
Diện tích đất chưa sử dụng: 59,89 ha, chiếm 0,7%.

b. Dân số, lao động
Tính đến ngày 31/12/2013, sau khi quy đổi thị xã Sông Công có 85.544 người, trong đó dân khu vực nội thị là 59.568
người. Mật độ dân số trung bình của toàn thị xã là 1.033 người/km2.
Năm 2013, thị xã có tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,701%. Nhìn chung biến động dân số của thị xã từ năm 2006 đến nay


khá lớn, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên và tăng cơ học có biến động mạnh do quá trình đô thị hóa của thị xã Sông Công.
Tổng số lao động toàn thị xã là 34.892 người, trong đó lao động khu vực nội
11.546

người. Trong khu vực nội thị,

thị

23.346 người, ngoại thị

lao động nông, lâm, ngư nghiệp có 3.186 người (chiếm 13,65%), lao


động phi nông nghiệp 20.160 người (chiếm 86,35%).

.2.2.

Văn hóa xã hội

a. về văn hoá: Trong những năm gần đây, công tác văn hoá thông tin tuyên
truyền của thị xã sông công được quan tâm rõ rệt. xã đã to chức tốt các hoạt động văn hoá thông tin, thể dục thể thao nhằm
nâng cao sức khoẻ, thể lực và tinh thần cho nhân dân. Tổ chức các

buổi

dao

lưu

văn

nghệ, mời

các

đoàn
nghệ thuật về phục vụ để đáp ứng nhu cầu văn hoá tinh thần của nhân dân. An ninh quốc phòng được dữ vững và ổn định. Tệ
nạn xã hội từng bước được đẩy lui. về công tác xã hội, xã tập chung chỉ đạo về thực hiện công tác thăm hỏi, tặng quà các gia
đình chính sách, trợ cấp cho các hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn.

b. về giáo dục: Trong những năm qua lĩnh vực giáo dục, đào tạo của thị xã
có bước phát triển toàn diện, chất lượng dạy và học không ngừng được nâng cao, quy mô trường lớp được mở rộng, huy động
tối đa trẻ em trong độ tuổi đến trường, công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia, phổ cập giáo dục được coi trọng, duy trì

thường xuyên và hiệu quả phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên thường xuyên được tăng
cường, đổi mới phương pháp dạy và học, làm tốt công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu. Thị xã đã hoàn thành
phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở năm 2001, tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi đến nhà trẻ đạt
100%, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp đạt 99,8%. Đến nay, toàn thị xã đã có 28 trường (05 trường THCS, 10 trường Tiểu học,
13 trường Mầm non với 312 lớp học và 9.673

học

sinh), trong đó

có 24/28

trường đạt

chuẩn quốc

gia,
chiếm 85,7%.
Hệ thống trường lớp các cấp học được sắp xếp và đầu tư xây dựng ngày càng khang trang hơn, cơ sở vật chất phục vụ
cho việc dạy và học được tăng cường. Cơ cấu các ngành học được nâng cấp bổ sung. Ngoài hệ thống giáo dục phổ thông, đã
hình thành nhiều loại hình đào tạo như các lớp dạy nghề, trung tâm ngoại ngữ, tin học, hướng nghiệp...
Về y tế: Hệ thống y tế từ xã, phường đến thị xã được đầu tư mở rộng cả về cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế hiện đại cùng
với đội ngũ thầy thuốc có trình độ chuyên môn, có y đức đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ban đầu và


điều trị bệnh cho nhân dân. Trên địa bàn thị xã có Bệnh viện C, Trung tâm y tế thị xã và các Trạm Y tế của các xã, phường.

Hàng năm, đã thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia tại các cơ sở y tế trên địa bàn. Xây dựng xã đạt chuan về y tế
theo Bộ tiêu chí Quốc gia, tăng cường công tác kiểm tra, quản lý nhà nước về y, dược, đảm bảo an toàn vệ sinh thực pham.
Nâng cao chất lượng chăm sóc, sức khỏe cho nhân dân. Đay mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân trong thực hiện chính sách

dân số, kế hoạch hoá gia đình. Năm 2013, thị xã có 08/10 cơ sở y tế đạt chuan quốc gia.

.3.

Tình hình sản xuất
Thực hiện các giải pháp hỗ trợ, khuyến khích phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, tích cực chuyển giao khoa học kỹ

thuật và nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả như: Mô hình bí xanh, cây thanh long ruột đỏ, chè cao sản... Đay nhanh
chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tăng nhanh giá trị trên đơn vị diện tích, đồng
thời mở rộng thị trường tiêu thụ. Quy hoạch các vùng sản xuất chuyên canh, phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng
hóa, năm 2013:
- Tổng sản lượng lương thực cây có hạt đạt 17.901 tấn, tăng 3,35% kế hoạch tỉnh giao,
thị
Trong đó,

xã,

sản lượng thóc 14.635

tăng3,95% so với

cùng

tăng

3,18%

kế

hoạch


kỳ.

tấn, tăng 2,2% so với cùng kỳ, ngô 3.266

tấn, tăng 12,4% so với cùng kỳ, sản lượng một số cây hoa màu đạt khá so với kế hoạch đề ra; diện tích chè trồng mới và trồng
lại đạt 21,85 ha, bằng 109,3%
kế hoạch tỉnh giao,

tăng 9,3% so với cùng kỳ, nâng diện tích chè

của thị xã

lên 730 ha.
- Tong diện tích rừng sản xuất trên địa bàn thị xã đạt 153,35 ha, trong đó trồng rừng theo chương trình 147 của Thủ
tướng Chính phủ 100 ha, đạt 100% kế hoạch tỉnh giao. Công tác quản lý nhà nước về lâm sản được kiểm tra chặt chẽ, công tác
phòng chống cháy rừng được thực hiện nghiêm túc.
* Nhận xét chung về thuận lợi và khó khăn
Qua điều tra tình hình thực tế của thị xã chúng tôi nhận thấy xã có một số những khó khăn thuận lợi như sau:
Thuận lợi
Thị xã Sông Công nằm ở vùng trung du Bắc bộ, tiếp giáp giữa vùng rừng núi và đồng bằng bắc bộ, dân cư đông là tiền
đề để phát triển kinh tế nông nghiệp. Hơn nữa thị xã lại có nhiều đường giao thông thủy bộ ngang dọc, có Quốc lộ 3, đường
cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên và tuyến đường sắt Hà Nội - Quan Triều chạy qua nên thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán, tiêu


thụ các sản phẩm nông lâm nghiệp, ứng dụng các tiến độ kĩ thuật và vận chuyển, đi lại của người dân.
Thị xã còn có lợi thế là diện tích tương đối bằng phang nên thuận lợi cho việc phát triển các mô hình nông lâm kết hợp
và các loại hình kinh tế trang trại. Thêm vào đó thị xã còn có mạng lưới ao hồ kênh rạch rộng lớn thuận tiện cho việc tưới tiêu
vào mùa khô và phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản.
Thị xã có sự lãnh đạo, chỉ đạo của các ban ngành đoàn thể thị xã Sông Công, sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Đảng Uỷ,

chính quyền địa phương. Sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các đoàn thể chính trị xã hội đã đẩy mạnh các hoạt động
chuyên môn, phối hợp thực hiện tốt các nhiệm vụ đề ra.
Đội ngũ cán bộ chuyên môn và các cơ sở của xã giỏi về chuyên môn, không ngừng năng lực, năng động, sáng tạo và rất
có trách nhiệm trong việc chỉ đạo các trương trình, đề án phát trien kinh tế xã hội.
Đối với người dân, nhiều hộ đã biết được các thành tựu của khoa học kĩ thuật, việc tiếp thu và ứng dụng tiến bộ khoa học
kĩ thuật trong sản xuất cũng dễ dàng hơn. Nhận thức của bà con ngày càng được nâng cao nên việc đưa các tiến bộ khoa học kĩ
thuật vào thực tiễn sản xuất một cách phù hợp và kịp thời luôn được bà con hưởng ứng nhiệt tình.
Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi đó, thị xã còn gặp nhiều khó khăn sau:
Là một thị xã công nghiệp nên trong lĩnh vực nông nghiệp chưa được chú trọng, vốn đầu tư còn hạn chế, điều này làm
cho việc ứng dụng khoa học kĩ thuật ngày càng khó khăn.
Sự biến động về giá cả hàng hoá phục vụ cho tiêu dung hàng ngày tăng quá cao, nhất là phân bón, thức ăn gia súc và các
loại giống lúa khan hiếm.
Bên cạnh đó mặt hàng nông sản quan trọng là chè búp giá lại không on định dẫn đến thu nhập của nhân dân trong xã còn
chưa cao.
Sự phân bố dân cư không đều nên ảnh hưởng tới việc tuyên chuyền phổ cập khoa học kỹ thuật trong sản xuất tới từng hộ
nông dân.
Mạng lưới thú y cơ sở còn yếu trong tổ chức và quản lý, do vậy nên việc kiểm soát dịch bệnh chưa được tốt. Tập quán
chăn nuôi còn lạc hậu nên việc áp dụng các biện pháp vệ sinh thú y và phòng bệnh còn khó thực hiện.

.

Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.


.1.

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là cây Chùm ngây (Moringa Oliefera)

.2.

Phạm vi nghiên cứu
Thực trạng gây trồng, tình hình sinh trưởng của Cây Chùm ngây tại thị xã Sông Công

.

Địa điểm và thời gian tiến hành.

.1.

Địa điểm nghiên cứu
Địa điếm thực tập điều tra nghiên cứu trên toàn bộ các xã phường có trồng cây Chùm ngây của thị xã Sông công.

.2.

Thời gian tiến hành
Từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2015

.

Nội dung nghiên cứu

-

Thực trạng gây trồng cây Chùm ngây tại Thị xã Sông công

-


Khả năng sinh trưởng của cây Chùm ngây trên địa bàn nghiên cứu + Sinh trưởng Hvn và D00.
+ Khả năng ra chồi sau mỗi lần thu hoạch lá + Tình hình sâu bệnh hại.

- Tình hình khai thác, sơ chế và tiêu thụ sản phẩm + Tình hình khai thác
+ Kỹ thuật sơ chế, bảo quản + Thị trường tiêu thụ sản phẩm

-

Đánh giá hiệu quả của cây Chùm ngây trên địa bàn nghiên cứu + Hiệu quả kinh tế
+ Tác động xã hội + Tác động về môi trường

.5.

Đánh giá những thuận lợi, khó khăn

.6.

Đề ra các giải pháp để phát triển và mở rộng diện tích trồng Chùm ngây tai địa bàn nghiên cứu

.

Phương pháp nhiên cứu

.1.

Phương pháp thu thập số liệu

.1.1.


Phương pháp kế thừa

Kế thừa và sử dụng các tài liệu, số liệu thứ cấp của các đề tài trước có liên quan
Thu thập các số liệu thứ cấp từ các website về chương trình nghiên cứu có liên quan tới cây Chùm ngây

.1.2.
-

.1.2.

Phương pháp phỏng vấn người dân.
Sử dụng mẫu bảng hỏi ở phụ lục.
Phươngpháp điều tra, khảo sát, đánh giá trên thực địa


-

Chỉ tiêu sinh trưởng Hvn và D00

-

Khả năng ra chồi sau mỗi lần thu hoạch lá
Đe thu thập được số liệu của đề tài tiến hành các công việc như sau:

Tiến hành phỏng vấn người dân trên địa bàn Thị Xã Sông Công ở các xã khác nhau. Số liệu ghi vào phụ biểu 1.
Sau khi phỏng vấn xong ta tiến hành đo đường kính, sinh trưởng Hvn ở giai đoạn chưa thu hoạch lần đầu và D00 . Số liệu điều
tra ghi vào phụ biểu 2.
+ Chiều cao vút ngọn (Hvn): là chiều cao tính từ mặt đất đến ngọn cây trong đề tài tôi đo chiều cao vút ngọn của cây
bằng thức dây.
+ Đường kính gốc trung bình (D ): là đường kính đo ở gốc của cây.

00

Điều tra phỏng vấn hộ gia đình tham gia trồng cây Chùm ngây tại địa phương về những khó khăn, thuận lợi và những rủi ro
gặp phải khi trồng cây
Chùm ngây (Điều tra các hộ trồng cây Chùm ngây trong xã dự kiến khoảng 15 hộ) số liệu ghi vào phụ biểu 2.

.2.

Phương pháp xử lí số liệu
Từ những số liệu thu thập qua các mẫu biểu điều tra, tiến hành tong hợp và phân tích kết quả thí nghiệm bằng phương

pháp thống kê toán học lâm nghiệp và tính toán được sử lí trên các phần mềm chuyên dụng như excel...
Trị số trung bình được tính theo trung bình cộng.Hvn, DC1.3, tỷ lệ cây sống.
n
Trong đó:

-

X: là trị số trung bình

-

xi: là trị số của các cá thể theo i

-

n: là dung lượng mẫu

Tính hiệu quả kinh tế
VA = GO - IC

Trong đó:

-

VA là giá trị gia tăng thêm của mô hình

-

GO là tổng thu nhập


-

IC là Chi phí sản xuất

Hiệu quả kinh tế được xác định bằng hiệu số giá trị kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để được kết quả đó
H=Q-C
Trong đó:

-

H là hiệu quả kinh tế

-

Q là kết quả thu được

-

C là chi phí sản xuất


Cách xác định hiệu quả về mặt xã hội và môi trường

Sau khi tiến hành điều tra phỏng vấn thu thập thông tin từ cán bộ và
người dân và qua nghiên cứu tài liệu , sách , báo, truyền hình......................Quan sát
thực tế tại địa phương. Khu vực địa bàn trồng cây Chùm ngây mang lại hiệu quả kinh tế có tác động đến đời sống của người
dân tại địa phương tại địa bàn nghiên cứu tác động đến hiệu quả môi trường ra làm sao từ đó có thể đánh giá được hiệu quả về
mặt xã hội và môi trường.


PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1.

Thực trạng gây trồng cây Chùm ngây tại Thị xã Sông công.
Khu vực trồng cây Chùm ngây của hai địa điểm nghiên cứu nhằm phát triển

cây trồng nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày cũng như đem ra buôn bán trên
thị trường đã được gây trồng tại hai nơi của địa bàn xã Vinh Sơn, Phường Lương
Châu thị xã Sông Công tỉnh Thái Nguyên. Đây là hai địa điểm đang được gây trồng
cây Chùm ngây với tong diện tích gây trồng của hai khu vực là:
Bảng 4.1. Diện tích cây Chùm ngây
Tuổ
Tổng diện tích điều
Diện tích từng xã (ha)
i
STT
cây
tra của 2 xã (ha)

Xã Vinh Sơn
Phường Lương Châu
1

1

2.79

1.17

1.62

Qua điều tra thu thập số liệu tại xã Vinh Sơn và Phường Lương Châu cây
Chùm ngây đã được trồng vào năm 2014 cây Chùm ngây đã được đưa vào trồng và
được chọn làm cây thực phẩm . Điều kiện đất đai của xã Vinh Sơn và Phường Lương
Châu có khả năng sinh trưởng phù hợp và cho cây sinh trưởng phát triển tốt tuy nhiên
diện tích trồng cây Chùm ngây trồng còn ít do người dân còn chưa biết đến giá trị
dinh dưỡng và hiệu quả kinh tế mà cây đem lại. Mặc dù cây Chùm ngây có giá trị kinh
tế rất cao và đã được gây trồng nhiều tại địa bàn.
- Quá trình phát triển cây Chùm ngây trên địa bàn thị xã Sông công + Vì là cây
trồng mới đưa vào gây trồng nên chưa được sự hưởng ứng của bà con nông dân trên
địa bàn thôn Tân Sơn và Phường Lương Châu nên diện tích trống cây còn ít và nhỏ lẻ
ở hộ gia đình. Mối hộ chỉ đưa vào trồng thử ở gia đình vài trăm cây để thử nghiệm cây
trồng mới.
+ Mặc dù số hộ dân nhiều nhưng diện tích trồng cây Chùm ngây rất nhỏ trên
địa bàn thị xã Sông Công và một số hộ không gia đình trồng Chùm ngây trong quá


trình phỏng vấn người dân có một số hộ dân còn không biết tới cây Chùm ngây.
+ Mỗi xã chỉ có trên dưới chục hộ gây trồng cây Chùm ngây vơi diện tích cũng

khá khiêm tốn chỉ từ 1000 - 6000m2.Chỉ có một số hộ trồng với diện tích lớn trên địa
bàn, cụ thể có hộ gia đình:
+ Hà Duy Văn ở to 6 phường Lương Châu thị xã Sông Công trồng với diện
tích là 6000m2. Với 3000 cây chuẩn bị cho gia đình được thu hoạch rau Chùm ngây.
+ Nguyễn Duy Hà ở thôn Tân Sơn Xã Vinh Sơn trồng với diện tích 3000m2.có
hơn 1000 cây ở các độ tuổi sắp cho thu hoạch, từ trồng cây Chùm ngây giúp cho gia
đình được on kinh tế.
+ Dương Ngọc Tuân ở thôn Tân Sơn xã Vinh Sơn trồng với diện tích là
2000m2. Với 700 cây Chùm ngây chuẩn bị cho gia đình được thu hoạch.


×