Tải bản đầy đủ (.docx) (141 trang)

Luận văn phân tích chuỗi giá trị ngành hàng miến dong nhằm đề xuất giải pháp nâng cao thu nhập cho người nông dân sản xuất miến dong tại huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 141 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN ^

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

DƯƠNG TUẤN
VIỆT

PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ
NGÀNH HÀNG MIÉN DONG NHẰM ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP NÂNG CAO THU NHẬP CHO NGƯỜI
NÔNG DÂN SẢN XUẤT MIÉN DONG
TẠI HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

THÁI NGUYÊN - 2015


DƯƠNG TUẤN
VIỆT

PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ
NGÀNH HÀNG MIẾN DONG NHẰM ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP NÂNG CAO THU NHẬP CHO NGƯỜI
NÔNG DÂN SẢN XUẤT MIẾN DONG
TẠI HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG
Ngành: Phát triển nông thôn
Mã số: 60 62 01 16

LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐINH NGỌC LAN


3

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài "Phân tích chuỗi giá trị
ngành hàng miến dong nhằm đề xuất giải pháp nâng cao thu nhập cho người nông dân sản
xuất miến dong tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng" đều được thu thập điều
khảo

sát

thực

tế một cách trung thực, đánh giá thực

tra,

trạng của

địa
phương nơi nghiên cứu.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện nghiên cứu đã được cảm ơn, các thông tin tham
khảo trong luận văn đều được trích dẫn và chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày 25 tháng 12 năm 2015
Học viên

Dương Tuấn Việt
LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực tập và nghiên cứu tại huyện Nguyên Bình - Tỉnh Cao Bằng, tôi
đã hoàn thành xong luận văn tốt nghiệp của mình. Để có được kết quả này, ngoài sự nỗ lực
của bản thân, tôi luôn nhận được

sự giúp đỡ chu đáo,

tận tình của nhà

trường, các cơ quan, thầy cô, gia đình và bạn bè. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới:
Ban giám hiệu Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Phòng Đào Tạo, cùng toàn
thể các thầy cô đã tận tụy giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập cũng như thời gian hoàn
thành luận văn tốt nghiệp.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lỏng biết ơn sâu sắc tới cô giáo PGS.TS. Đinh Ngọc Lan đã
tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của cấp ủy, chính quyền cán bộ các ban, cán
bộ phòng Thống kê, phòng Nông nghiệp, phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Nguyên Bình,
các xã Phan Thanh, Thành Công, thị trấn Tĩnh Túc và các hộ tham gia vào chuỗi giá trị
ngành hàng miến dong tại huyện Nguyên Bình và thành phố Cao Bằng nơi tôi nghiên cứu


4

đề tài, đã tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt thời gian thực tập.
Trong thời gian nghiên cứu vì nhiều lý do chủ quan và khách quan cũng như hạn
chế về mặt thời gian cho nên không tránh khỏi sai sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp
của các thầy cô giáo để đề tài này được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2015
Học viên


Dương Tuấn Việt

PHỤ LỤC

MỤC LỤC


Từ viết tắt

Diễn giải

BQ
BVTV

Bình quân
Bảo vệ thực vật

ĐVT
GDTH

Đơn vị tính
Giáo dục tiểu học

GO
GPr

Gross output
Gross profit

GTSX


Giá trị sản xuất

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTX
IC

Hợp tác xã
Intermediate Cost

IFAD

Quỹ Nông nghiệp quốc tế

KHHGĐ

Kế hoạch hóa gia đình

KHTSCĐ

Khấu hao tài sản cố định

MTQG

Mục tiêu quốc gia

NNPTNT


Nông nghiệp phát triển triển nông thôn

PSARD

Chương trình cải thiện dịch vụ công trong nông nghiệp

SWOT

Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức

SX

S ản xuất

THCS

Trung học cơ sở

TNHH
TPCB

Trách nhiệm hữu hạn
Thành phố Cao Bằng

TSCĐ

Tài sản cố định

TTNB


Thị trấn Nguyên Bình

VA

Value added

VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm

VTV

Truyền hình Việt Nam


Bảng 3.16. Đặc điểm chung của các hộ thu gom miến dong trên địa bàn huyện


7

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Là một huyện miền núi còn nhiều khó khăn, những năm qua Đảng bộ, chính quyền
các cấp huyện Nguyên Bình đã tập trung chỉ đạo phát triển những lĩnh vực mà huyện có
tiềm năng, phát huy tối đa mọi nguồn lực sẵn có của địa phương, tăng cường mở rộng hợp
tác phát triển kinh tế, thu hút các nguồn lực từ bên ngoài nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế
- xã hội của huyện.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, bên cạnh việc phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên để
phát triển các loài cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao trong đó đặc biệt huyện chú trọng

tới khôi phục và phát triển nghề trồng và chế biến miến dong. Dong riềng là một trong
những cây trồng có độ che phủ khá lớn, do cây được trồng vào mùa xuân, thu hoạch vào
cuối năm sẽ có tác dụng hạn chế dòng chảy, chống xói mòn đất.
riềng

còn có giá

Ngoài

ra,

dong

trị trong y học, trong chăn nuôi, có

năng suất cao, thích hợp với đất đai thổ nhưỡng của huyện, là cây trồng được chọn để xóa
đói, giảm nghèo và tiến tới làm giàu cho người dân Nguyên Bình hôm nay và mai sau.
Nhận thấy hiệu quả to lớn của cây dong riềng về kinh tế và môi trường đồng thời
phát huy lợi thế sẵn có, trong những năm qua huyện Nguyên Bình đã tuyên truyền vận động
người dân mở rộng diện tích trồng, chăm sóc và chế

biến miến

dong theo hướng áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất. Xây dựng chương trình sản
xuất hàng hóa theo hướng chuyên canh để tạo ra thu nhập cao cho người dân góp phần xóa
đói giảm nghèo, nâng cao đời sống hộ nông dân, phát triển kinh tế tại chỗ.
Đến năm 2015, nhãn hiệu tập thể "Miến dong Nguyên Bình" được xác lập, bảo hộ
bởi Cục sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Sau khi được công nhận, sản
phẩm "Miến dong Nguyên Bình" sẽ khẳng định được vị thế của mình trên thị trường tiêu
thụ, trở thành một trong những sản phẩm đặc sản của huyện. Sản phẩm miến dong Nguyên

Bình có tính đặc trưng nên có ưu thế riêng biệt so với sản phẩm cùng loại ở các địa phương
khác. Bên cạnh đó nhu cầu về các sản phẩm sạch, truyền thống trên thị trường hiện nay rất
lớn nên cơ hội để sản xuất chế
biến miến dong của địa phương là rất lớn. Do vậy, Đảng bộ, Hội đồng, Ủy ban nhân dân
huyện

đã xác định dong riềng

là cây kinh tế

mũi nhọn của huyện, đưa nghề

trồng, chế biến miến dong vào chương trình sản xuất hàng hóa nông lâm nghiệp giai đoạn


8

2011 - 2015.
Cấu trúc và hoạt động thị trường miến dong đã thay đổi theo hướng chuyên môn
hóa. Trên thị trường đã xuất hiện một số điểm thu mua, đại lý phân phối các mặt hàng
chế biến từ

củ dong riềng. Cùng

với sự phát triển của ngành nông

nghiệp nói chung và ngành hàng miến dong nói riêng trong thời gian qua đã vấp phải những
khó khăn thách thức lớn làm ảnh hưởng đến giá trị gia tăng của ngành hàng nhất là phân
phối lợi ích và chi phí giữa các tác nhân tham gia chuỗi giá trị ngành hàng.
Để đánh giá, phân tích xác định lợi ích các tác nhân tham gia thị trường và đề xuất

những giải pháp cho việc phát triển bền vững của môi trường, ổn định các vấn đề kinh tế xã hội và cạnh tranh gay gắt trên thị trường nông sản. Trên cơ sở kết hợp giữa lý luận và
tình hình thực tiễn, nhằm nghiên cứu thực trạng chuỗi giá trị ngành miến dong của huyện để
tìm ra những điểm mạnh điểm yếu, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất chế biến miến dong
trong thời gian tới. Từ những vấn đề trên, việc nghiên cứu đề tài "Phân tích chuỗi giá trị
ngành hàng miến dong nhằm đề xuất giải pháp nâng cao thu nhập cho người nông dân
sản xuất miến dong tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng" hiện nay là rất cần thiết.
2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
2.1.

Mục đích nghiên cứu của đề tài

Nghiên cứu thực trạng chuỗi giá trị ngành hàng miến dong tại huyện Nguyên Bình,
để thấy được sự tham gia và phân chia lợi nhuận của các tác nhân, các yếu tố ảnh hưởng đến
chuỗi giá trị ngành hàng, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao thu nhập cho người nông
dân sản xuất miến dong tại địa bàn nghiên cứu.
2.2.
-

Mô tả

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
được thực trạng ngành hàng sản xuất miến dong trên địa bàn huyện

Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.
-

Xác định được các tác nhân tham gia vào chuỗi miến dong trên địa bàn Nguyên
Bình - Cao Bằng.

-


Xác định được sự phân chia lợi nhuận giữa các tác nhân tham gia chuỗi giá trị ngành
hàng miến dong.

-

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị ngành hàng miến dong. Xác định
những lợi thế và cơ hội, những cản trở và nguy cơ thách thức tác động đến chuỗi giá
trị ngành hàng.


9

-

Đưa ra được một số giải pháp nhằm nâng cao thu nhập cho người sản xuất miến
dong tại huyện Nguyên Bình trong thời gian tới.

3. Ý nghĩa của đề tài
3.1.

Ý nghĩa khoa học

Bổ sung và hệ thống hóa một số kiến thức về chuỗi giá trị, các yếu tố ảnh hưởng đến
sự phát triển của chuỗi giá trị ngành hàng nông sản.
Cung cấp những dẫn liệu về thực trạng chuỗi giá trị ngành hàng miến dong trên địa
bàn huyện Nguyên Bình, từ đó đưa ra những giải pháp nâng cao thu nhập cho người nông
dân sản xuất miến dong nơi đây.
Là tài liệu tham khảo cho các độc giả quan tâm nghiên cứu khoa học về vấn đề
chuỗi giá trị sản xuất nông sản.

3.2.

Ý nghĩa trong thực tiễn

Đề tài có thể góp phần khắc phục những vấn đề khó khăn mà các tác nhân tham gia
trong chuỗi giá trị ngành hàng miến dong tại huyện Nguyên Bình đang gặp phải, nhất là tác
nhân người sản xuất, cũng như chỉ ra những yếu tố cản trở đến sự phát triển của chuỗi giá trị
ngành hàng. Từ đó đưa ra những định hướng, giải pháp cụ thể giúp người nông dân nâng
cao thu nhập, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của chuỗi giá trị ngành hàng miến dong trên
địa bàn nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở cho các nhà quản lý, lãnh đạo các ban ngành
ở địa phương đưa ra phương hướng nhằm phát huy những tiềm năng thế mạnh, giải quyết
những khó khăn, trở ngại để phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển ngành nông
nghiệp nói riêng.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1.

Cơ sở lý luận

1.1.1.

Những khái niệm cơ bản

1.1.1.1.

Chuỗi sản xuất - Cung ứng

Đây là khái niệm mới sử dụng trong kinh tế thị trường với mục tiêu là sản xuất hàng
hóa theo ngành hàng. Từ quan điểm của các nhà kinh tế khác nhau chúng tôi cho rằng, một

chuỗi sản xuất được hiểu đó là tất cả các bên tham gia vào một hoạt động kinh tế có sử dụng


1
0
các yếu tố đầu vào để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh và chuyển giao sản phẩm đó tới
người tiêu dùng cuối cùng [11].
Trong một chuỗi sản xuất - Cung ứng: Dòng luân chuyển thông tin thường không
phải là chủ yếu mà mục tiêu chính hướng đến là chi phí và giá. Chiến lược sản xuất thường
tập trung vào sản phẩm, hàng hóa cơ bản. Định hướng của chuỗi sản xuất - Cung ứng chủ
yếu là hướng cung... Vấn đề trọng tâm của chuỗi sản xuất chính là khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp và kết cấu tổ chức trong chuỗi là các tác nhân tham gia độc lập [11].
1.1.1.2.

Chuỗi giá trị

Chuỗi giá trị hàng hóa - Dịch vụ là nói đến những hoạt động cần thiết để biến một
sản phẩm (hoặc một dịch vụ) từ lúc còn là khái niệm khác nhau, đến khi phân phối tới người
tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏ sau khi đã sử dụng. Một chuỗi giá trị tồn tại khi tất cả những
người tham gia trong chuỗi hoạt động và có trách nhiệm tạo ra giá trị tối đa trong toàn chuỗi
[6].
Chúng ta có thể hiểu khái niệm này theo nghĩa hẹp hoặc nghĩa rộng:
Nếu hiểu chuỗi giá trị theo nghĩa hẹp thì chuỗi giá trị là một khối liên kết dọc hoặc
một mạng liên kết giữa một số tổ chức kinh doanh độc lập trong một chuỗi sản xuất. Hay
nói cách khác một chuỗi giá trị gồm một loạt các hoạt động thực hiện trong một đơn vị sản
xuất để sản xuất ra một sản phẩm nhất định. Tất cả các hoạt động này tạo thành một "chuỗi"
kết nối người sản xuất với người tiêu dùng, mặt khác mỗi hoạt động lại bổ xung giá trị cho
sản phẩm cuối cùng [11].
Nếu hiểu


Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng thì đó là một phức hợp những hoạt

động do nhiều người tham gia khác nhau thực hiện để biến một nguyên liệu thô thành sản
phẩm được bán lẻ. Kết quả của chuỗi có được sản phẩm đã được bán cho người tiêu dùng
cuối cùng [11].
Như vậy, khái niệm về chuỗi giá trị đã bao hàm cả tổ chức và điều phối, các chiến
lược và quan hệ quyền lực của những người tham gia khác nhau trong chuỗi.
1.1.1.3.

Ngành hàng

Theo Fabre "Ngành hàng được coi là tập hợp các tác nhân kinh tế quy tụ trực tiếp
vào việc tạo ra sản phẩm cuối cùng. Như vậy ngành hàng đã vạch ra sự kế tiếp của các hoạt
động, xuất phát từ điểm ban đầu đến điểm cuối cùng của một nguồn lực hay một sản phẩm


1
1
trung gian, trải qua nhiều giai đoạn của quá trình gia công, chế biến để tạo ra một hay nhiều
sản phẩm hoàn chỉnh ở mức độ người tiêu thụ" [20]. Nói cách khác: Ngành hàng là tập hợp
những tác nhân kinh tế đóng góp trực tiếp vào
sản phẩm,

chế

biến và

sản xuất, tiếp
đi


đó là

gia

công

đến một thị trường

hoàn tất của các sản phẩm nông nghiệp.
Nói chung, ngành hàng bao gồm toàn bộ các hoạt động được gắn kết chặt chẽ với
nhau trong một quá trình từ sản xuất, vận chuyển, chế biến đến phân phối sản phẩm nhằm
thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Chúng ta thấy rằng ngành hàng là một chuỗi
tác nghiệp, chuỗi các tác nhân và cũng là một chuỗi những thị trường, nó kéo theo những
luồng vật chất và những bù đắp bằng giá trị tiền tệ.
1.1.1.4.

Sản phẩm

Trong một ngành hàng, mỗi tác nhân đều tạo ra sản phẩm riêng của mình, trừ những
sản phẩm bán lẻ cuối cùng. Sản phẩm của mọi tác nhân khác chưa phải là sản phẩm cuối
cùng của ngành hàng mà chỉ là kết quả hoạt động kinh tế, là đầu ra quá trình sản xuất của
từng tác nhân. Do tính chất phong phú về chủng loại sản phẩm nên trong phân tích ngành
hàng

thường chỉ phân tích sự vận hành của các sản phẩm

chính. Sản phẩm của ngành hàng thường lấy tên sản phẩm của tác nhân đầu tiên [20].
1.1.1.5.

Tác nhân


Tác nhân là một "tế bào" sơ cấp với các hoạt động kinh tế là trung tâm, hoạt động
độc lập và tự quyết định hành vi của mình. Tác nhân có thể là những hộ hay doanh nghiệp...
tham gia trong các ngành hàng thông qua hoạt động kinh tế của họ [20]. Có thể chia tác
nhân làm 2 loại: Tác nhân là người thực hiện và tác nhân tinh thần có tính tượng trưng. Nếu
theo nghĩa rộng, người ta dùng tác nhân để nói một tập hợp các đơn vị có cùng một hoạt
động.
1.1.2.

Nội dung phân tích chuỗi giá trị ngành hàng

Nội dung phân tích chuỗi giá trị gồm 8 nội dung hay còn được gọi là công cụ dùng
để phân tích. Trong đó 4 công cụ đầu tiên được coi là "Công cụ cốt yếu" cần được thực hiện
để đạt được phân tích tối thiểu về chuỗi giá trị. Bốn công cụ tiếp theo là "các công cụ nâng
cao" có thể tiến hành để có một bức tranh tổng thể hơn về một số mặt của chuỗi giá trị.
1.1.2.1.

Lựa chọn các chuỗi giá trị ngành hàng ưu tiên phân tích


1
2
Trước khi tiến hàng phân tích chuỗi giá trị, chúng ta cần phải quyết định xem sẽ ưu
tiên lựa chọn tiểu ngành nào, sản phẩm hay hàng hóa nào để phân tích. Vì nguồn lực để tiến
hành phân tích lúc nào cũng hạn chế nên cần phải lập ra phương pháp để lựa chọn
số nhất

định các chuỗi giá trị để phân tích trong

một


số nhiều lựa

chọn chúng ta có thể đạt được.
1.1.2.2.

Lập sơ đồ chuỗi giá trị

Để hiểu được chuỗi giá trị mà chúng ta muốn phân tích, cần thiết sử dụng các mô
hình, bảng, biểu đồ, số liệu và các hình thức khác để mô tả các tác nhân, đặc điểm và kết quả
hoạt động của từng tác nhân. Việc sử dụng các sơ đồ vẽ các chuỗi giá trị sẽ giúp chúng ta dễ
nhận thấy và dễ hiểu hơn trong quy trình nghiên cứu [6].
1.1.2.3.

Xác định chi phí và lợi nhuận

Sau khi đã lập sơ đồ chuỗi giá trị bước tiếp theo là nghiên cứu sâu một khía cạnh của
chuỗi giá trị. Có rất nhiều khía cạnh có thể lựa chọn để nghiên cứu tiếp. Nhưng xác định chi
phí và lợi nhuận xác định số tiền mà một người tham gia trong chuỗi giá trị bỏ ra và số tiền
mà một người tham gia chuỗi giá trị nhận được có ý nghĩa hơn cả [6].
Chi phí trong chuỗi giá trị ngành hàng miến dong tại huyện Nguyên Bình được xác
định bao gồm: Các khoản chi phí vật chất đầu tư trực tiếp và các khoản chi phí dịch vụ đây
chính là mức vốn đầu tư cần thiết trong quá trình kinh doanh.
Để làm rõ cách xác định chi phí, lợi nhuận của từng tác nhân trong chuỗi giá trị ngành hàng
miến dong huyện Nguyên Bình tác giả sẽ phân tích chi tiết hơn trong phần hệ thống các chỉ
tiêu nghiên cứu của đề tài.
1.1.24. Phân tích công nghệ, kiến thức
Công nghệ áp dụng trong sản xuất là nói đến công nghệ truyền thống, công nghệ
cao. Phân tích công nghệ và kiến thức nhằm phân tích hiệu quả và hiệu lực của công nghệ,
kiến thức dùng trong chuỗi giá trị. Trên cơ sở xác định loại hình công nghệ đang áp dụng so

với những đòi hỏi công nghệ, kiến thức của chuỗi giá trị để thấy được mức độ hợp lý của
công nghệ đang áp dụng. Từ đó đưa ra các giải pháp cho sự lựa
nâng cấp công nghệ nhằm đáp

chọncải

ứng nhu cầu chất lượng sản

phẩm đầu ra, tiếp kiệm chi phí và nâng cao thu nhập cho chuỗi giá trị [6].
1.12.5.

Phân tích thu nhập

tiếp


1
3
Mục tiêu của phân tích thu nhập: Phân tích tác động, phân bổ thu nhập trong và giữa
các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị theo cấp bậc. Phân tích tác động của hệ thống quản
trị chuỗi giá trị tới sự phân bổ thu nhập và giá sản phẩm cuối cùng. Miêu tả sự đa dạng của
thu nhập, rủi ro thường gặp và tác động đến chuỗi giá trị.
1.12.6.

Phân tích việc làm

Mục đích của phân tích việc làm trong chuỗi giá trị nhằm: Phân tích tác động của
chuỗi giá trị tới việc phân bổ việc làm giữa các tác nhân tham gia chuỗi. Miêu tả sự phân bổ
của việc làm theo chuỗi giá trị, miêu tả sự năng động của việc làm dọc theo chuỗi giá trị.
Phân tích tác động của hệ thống quản trị khác nhau của chuỗi giá trị đến sự phân bổ việc

làm. Phân tích sự tác động của các chiến lược khác nhau của chuỗi giá trị lên sự phân bổ
việc làm.
1.12.7.

Quản trị và dịch vụ

Việc phân tích quản trị và các dịch vụ nhằm: Phân tích các nhà tham gia trong chuỗi
giá trị phối họp với các hoạt động của họ như thế nào thông qua các nguyên tắc chính thức
và không chính thức. Hiểu sự tuân thủ nguyên tắc được giám sát như thế nào, phân tích
những nhóm khác nhau của những người tham gia chuỗi giá trị nhận những hình thức hỗ trợ
đầy đủ như thế nào để có thể giúp họ đạt được các tiêu chuẩn yêu cầu. Đánh giá tác động
của các nguyên tắc tới các nhóm khác nhau.
1.1.2.8. Sự liên kết giữa các tác nhân
Trong nghiên

cứu chuỗi giá trị cần thiết miêu tả mối liên kết giữa những

người tham gia trong chuỗi giá trị và mối liên kết của họ với các tác nhân ngoài chuỗi. Miêu
tả những cam kết, trách nhiệm và lợi ích giữa những người tham gia, sự áp dụng đối với sự
phát triển chung của chuỗi.
1.1.3.

Ý nghĩa của phân tích chuỗi giá trị

Phân tích chuỗi giá trị giúp chúng ta xác định những khó khăn của từng khâu trong
chuỗi, từ đó có các giải pháp khắc phục để sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của thị trường
và phát triển bền vững. Bốn khía cạnh cần lưu ý trong phân tích chuỗi giá trị nông nghiệp
[6].
-


Thứ nhất: ở mức độ cơ bản nhất, một phân tích chuỗi giá trị cần: lập được sơ đồ
một cách hệ thống các bên tham gia vào sản xuất, phân phối, tiếp thị và bán một


1
4
(hoặc nhiều) sản phẩm cụ thể. Việc lập sơ đồ này đánh giá các đặc điểm của những
người tham gia, cơ cấu lãi và chi phí, dòng hàng hóa trong chuỗi, đặc điểm việc làm,
khối lượng và điểm đến của hàng hóa được bán trong nước cũng như nước ngoài.
-

Thứ hai: phân tích chuỗi giá trị có vai trò trung tâm trong việc: xác định sự phân
phối lợi ích của những người tham gia trong chuỗi. Có nghĩa là, phân tích lợi
nhuận và lợi nhuận biên trên một sản phẩm trong chuỗi để xác định ai được hưởng
lợi nhờ tham gia chuỗi và những người tham gia nào có thể được hưởng lợi nhờ được
tổ chức và hỗ trợ nhiều hơn.

-

Thứ ba, phân tích chuỗi giá trị có thể dùng để: xác định vai trò của việc nâng cấp
trong chuỗi giá trị. Nâng cấp gồm cải thiện chất lượng và thiết kế sản phẩm giúp
nhà sản xuất thu được giá trị cao hơn hoặc đa dạng hóa dòng sản phẩm. Phân tích
quá trình nâng cấp gồm đánh giá khả năng sinh lời của các bên tham gia trong chuỗi
cũng như thông tin về các cản trở đang tồn tại. Các vấn đề quản trị có vai trò then
chốt trong việc xác định những hoạt động nâng cấp đó diễn ra như thế nào. Ngoài ra,
cơ cấu của các quy định, rào cản gia nhập, hạn chế thương mại, và các tiêu chuẩn có
thể tiếp tục tạo nên và ảnh hưởng đến môi trường mà các hoạt động nâng cấp diễn ra.
- Thứ tư: phân tích chuỗi

giá trị có thể:


nhấn mạnh vai trò của quản trị

trong chuỗi giá trị. Quản trị trong chuỗi giá trị nói đến cơ cấu các mối quan hệ và cơ chế
điều phối tồn tại giữa các bên tham gia trong chuỗi giá trị. Quản trị quan trọng từ góc độ
chính sách thông qua xác định các sắp xếp về thể chế có thể cần nhắm tới để nâng cao năng
lực trong chuỗi giá trị, điều chỉnh các sai lệch về phân phối và tăng giá trị gia tăng trong
ngành.
Như vậy, phân tích chuỗi giá trị có thể làm cơ sở cho việc hình thành các dự án,
chương trình hỗ trợ cho một chuỗi giá trị hoặc một số chuỗi giá trị nhằm đạt được một số
chuỗi kết quả phát triển mong muốn hay nó là động thái bắt đầu một quá trình thay đổi chiến
lược hoạt động sản xuất, kinh doanh theo hướng ổn định, bền vững.
1.2.

Cơ sở thực tiễn

1.2.1.

Tình hình nghiên cứu và phát triển chuỗi giá trị trên thế giới

Trên thế giới người ta đã áp dụng lý thuyết chuỗi giá trị vào việc nghiên cứu các sản
phẩm nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ nhằm nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm và
cải thiện giá trị gia tăng cho sản phẩm cũng như đem lại lợi nhuận nhiều hơn cho các bên


1
5
tham gia. Người ta đã nhận thấy tầm quan trọng của liên kết giữa các bên tham gia trong
thương mại quốc tế như trường hợp thành công của ô tô Nhật Bản vào những năm 1970.
Trong thập niên 80 và 90 trên thế giới người ta quan tâm nhiều đến chuỗi giá trị, đặc biệt là

quản lý chuỗi cung cấp, chuỗi giá trị quan tâm đến việc chia sẻ thông tin giữa các bên tham
gia để giảm chi phí về mặt thời gian, giảm giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả trong việc đáp
ứng nhu cầu khách hàng và tăng giá trị cho sản phẩm đó.
Trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu về chuỗi giá trị nói chung và các chuỗi giá trị
hàng nông sản nói riêng. Ví dụ: Ản Độ có các nghiên cứu các chuỗi giá trị về nông nghiệp
hữu cơ, gia cầm, ở Indonesia nghiên
Philippin nghiên cứu về các chuỗi

cứu về chuỗi giá trị hạt cacao,

giá trị tảo biển, đồ thủ công mỹ

nghệ, cừu non,

Senegal nghiên cứu về chuỗi giá trị thịt bò, rau xanh, Bhutan nghiên cứu chuỗi giá trị mặt
hàng quýt và du lịch...
Các phương pháp phân tích chuỗi giá trị trên thế giới: Đã có rất nhiều nghiên cứu về
chuỗi giá trị thành công và được ứng dụng rộng rãi trong phân tích các chuỗi giá trị ngành
hàng tại các quốc gia trên thế giới. Trong đó có thể nhắc tới ba luồng nghiên cứu chính về
chuỗi giá trị đã xây dựng nên những phương pháp nghiên cứu mang tính hệ thống. Các
phương pháp phân tích này đã được áp dụng rộng rãi trong phân tích chuỗi giá trị không chỉ
trong lĩnh vực nông nghiệp, trong phạm vi một công ty, một quốc gia mà nó còn được dùng
phân tích chuỗi giá trị, hệ thống chuỗi giá trị trên phạm vi toàn cầu. Các phương pháp phân
tích chuỗi giá trị đó là: Phương pháp chuỗi, khung khái niệm do Prorter lập ra (1985) và
phương pháp toàn cầu do Kaplinsky đề xuất (1999), gereffi (1994, 1999, 2003) và
Korzeniewicz (1994).
Phương pháp chuỗi (Filière): Phương pháp chuỗi của Hugon (1985), Moustier và
Leplaideur (1989) gồm các trường phái tư duy và truyền thống nghiên cứu khác nhau. Sử
dụng phương pháp phân tích chuỗi giá trị chủ yếu làm công cụ để nghiên cứu cách thức tổ
chức của các hệ thống sản xuất nông nghiệp ở những nước đang phát triển.

Khung chuỗi chú trọng đặc biệt đến cách các hệ thống sản xuất địa phương được kết nối với
công nghiệp chế biến, thương mại, xuất khẩu và tiêu dùng cuối cùng [6].
Việc đánh giá chuỗi về mặt kinh tế và tài chính chú trọng vào vấn đề tạo thu nhập và
phân phối thu nhập trong chuỗi hàng hóa, phân tích các chi phí và thu nhập giữa các thành


1
6
phần kinh doanh nội địa và quốc tế để phân tích sự ảnh hưởng của chuỗi đến nền kinh tế
quốc dân và sự đóng góp của nó vào GDP theo phương pháp ảnh hưởng.
Phân tích có tính chú trọng vào chiến lược, nghiên cứu một cách có hệ thống sự tác
động lẫn nhau giữa các mục tiêu, các cản trở và kết quả của mỗi bên có liên quan trong
chuỗi.
Khung phân tích của Porter (năm 1985)
Trường phái nghiên cứu thứ hai liên quan đến công trình của Micheal Porter (1985)
về các lợi thế cạnh tranh. Porter đã dùng khung phân tích chuỗi giá trị để đánh giá xem một
công ty nên tự định vị mình như thế nào trên thị trường và trong mối quan hệ với các nhà
cung cấp, khách hàng và đối thủ cạnh tranh khác. Ý tưởng về lợi thế cạnh tranh của một
doanh nghiệp có thể được tóm tắt như sau: Một công ty có thể cung cấp cho khách hàng một
mặt hàng (hoặc dịch vụ) có giá trị tương đương với đối thủ cạnh tranh của mình nhưng với
chi phí thấp hơn (chiến lược giảm chi phí) như thế nào? Cách khác là làm thế nào để một
doanh nghiệp có thể sản xuất một mặt hàng mà khách hàng sẵn sàng mua với giá cao hơn
(chiến lược tạo sự khác biệt)?
Trong bối cảnh này, khái niệm chuỗi giá trị được sử dụng như một khung khái niệm
mà các doanh nghiệp có thể dùng để tìm ra các nguồn lợi thế cạnh tranh (thực tế và tiềm
tàng) của mình. Đặc biệt, Porter lập luận rằng các nguồn lợi thế cạnh tranh không thể tìm ra
nếu nhìn vào công ty như một tổng thể. Một công ty cần được phân tách thành một loạt các
hoạt động và có thể tìm thấy lợi thế cạnh tranh trong một (hoặc nhiều hơn)
hoạt


động đó.

Porter phân

biệt giữa các hoạt

những
động sơ cấp,

trực tiếp góp phần tăng thêm giá trị cho sản xuất hàng hoá (hoặc dịch vụ) và các hoạt động
hỗ trợ có ảnh hưởng gián tiếp đến giá trị cuối cùng của sản phẩm.Trong khung phân tích của
Porter, khái niệm chuỗi giá trị không trùng với ý tưởng về chuyển đổi vật chất. Porter giới
thiệu ý tưởng theo đó tính cạnh tranh của một công ty không chỉ liên quan đến quy trình sản
xuất. Tính cạnh tranh của doanh nghiệp có thể phân tích bằng cách xem xét chuỗi giá trị bao
gồm thiết kế sản phẩm, mua vật tư đầu vào, hậu cần, hậu cần bên ngoài, tiếp thị, bán hàng,
các dịch vụ hậu mãi và dịch vụ hỗ trợ như lập kế hoạch chiến lược, quản lý nguồn nhân lực,
hoạt động nghiên cứu v.v.
Do vậy, trong khung phân tích của Porter, khái niệm chuỗi giá trị chỉ áp dụng trong
kinh doanh. Kết quả là phân tích chuỗi giá trị chủ yếu nhằm hỗ trợ các quyết định quản lý và
chiến lược điều hành. Ví dụ, một phân tích về chuỗi giá trị của một siêu thị ở châu Âu có thể


1
7
chỉ ra lợi thế cạnh tranh của siêu thị đó so với các đối thủ cạnh tranh là khả năng cung cấp
rau quả nhập từ nước ngoài [6]. Tìm ra nguồn lợi thế cạnh tranh là thông tin có giá trị cho
các mục đích kinh doanh. Tiếp theo những kết quả tìm được đó, doanh nghiệp kinh doanh
siêu thị có lẽ sẽ tăng cường củng cố mối quan hệ với các nhà sản xuất hoa quả nước ngoài và
chiến dịch quảng cáo sẽ chú ý đặc biệt đến những vấn đề này.


Một cách để tìm ra lợi thế cạnh tranh là dựa vào khái niệm “hệ thống giá trị”. Có
nghĩa là: Thay vì chỉ phân tích lợi thế cạnh tranh của một công ty duy nhất, có thể xem các
hoạt động của công ty như một phần của một chuỗi các hoạt động rộng hơn mà Porter gọi là
“hệ thống giá trị”. Một hệ thống giá trị bao gồm các hoạt động do tất cả các công ty tham gia
trong việc sản xuất một hàng hoá hoặc dịch vụ thực hiện, bắt đầu từ nguyên liệu thô đến
phân phối đến người tiêu dùng cuối
giá

trị rộng

cùng. Vì vậy, khái niệm
hơn so

hệ thống

với khái

niệm “chuỗi giá trị của doanh nghiệp”. Tuy nhiên, cần chỉ ra rằng trong khung phân tích của
Porter, khái niệm hệ thống giá trị chủ yếu là công cụ giúp quản lý điều hành đưa ra các
quyết định có tính chất chiến lược.

------------►

Chuỗi giá trp của nhà
cung cấp

Chuỗi giá trp của công ty
/- ------------►

Chuỗi giá trp của người

mua

------------►

Hình 1.2. Hệ thống giá trị của Porter (1985) [6]
Phương pháp tiếp cận toàn cầu:
Gần đây nhất, khái niệm các chuỗi giá trị được áp dụng để phân tích toàn cầu hoá.


1
8
Các nhà nghiên cứu Kaplinsky và Morris, (2001) đã quan sát được rằng trong quá trình toàn
cầu hoá, người ta nhận thấy khoảng cách trong thu nhập trong và giữa các nước tăng lên.
Các tác giả này lập luận rằng phân tích chuỗi giá trị có thể giúp giải thích quá trình này, nhất
là trong một viễn cảnh năng động:
-

Thứ nhất, bằng cách lập sơ đồ một loạt những hoạt động trong chuỗi, phân tích
chuỗi giá trị sẽ phân tích được tổng thu nhập của chuỗi giá trị thành những khoản mà
các bên khác nhau trong chuỗi giá trị nhận được.

-

Thứ hai, phân tích chuỗi giá trị có thể làm sáng tỏ việc các công ty, vùng và quốc gia
được kết nối với nền kinh tế toàn cầu như thế nào?
Trong khuôn khổ chuỗi giá trị, các mối quan hệ thương mại quốc tế được coi là một

phần của các mạng lưới những nhà sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu và bán lẻ, trong đó tri
thức


và quan

hệ được phát triển để tiếp cận được các thị

trường và các nhà cung cấp. Trong bối cảnh này, sự thành công của các nước đang phát triển
và của những người tham gia thị trường ở các nước đang phát triển phụ
khả năng tiếp

cận các mạng

lưới này. Muốn

thuộc

vào

tiếp cận được

mạng lưới này thì sản phẩm phải đạt được các yêu cầu của toàn cầu hoá.
1.2.2.

Công tác nghiên cứu và phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp ở Việt Nam

Ở Việt Nam, việc áp dụng chuỗi giá trị trong thực tế đã được nhiều tổ chức quốc tế
phối hợp cùng các cơ quan chính phủ Việt Nam tiến hành nghiên cứu và triển khai. Tổ chức
phát triển Hà Lan (SNV) đã nghiên cứu chuỗi giá trị ngành cói của tỉnh Ninh Bình nhằm
năng cao năng lực cạnh tranh ngành cói qua phát triển chuỗi giá trị trình bày ở hội thảo
“Ngành cói Việt Nam - Hợp tác để tăng trưởng” ngày 04/12/2008 tại Ninh Bình bởi Nico
Janssen, cố vấn cao cấp - SNV. Sau khi tiến hành chương trình nghiên cứu tổ chức SNV đã
giúp chuyển giao kiến thức từ nhà nghiên cứu đến nông dân, nâng cao năng lực của nhóm kỹ

thuật địa phương về cung cấp dịch vụ khuyến nông, hỗ trợ quá trình hoạch định chính sách
liên quan đến ngành cói của tỉnh, hỗ trợ thành lập các nhóm đại diện như nông dân trồng và
chế biến cói, hiệp hội cói, phát triển thị trường cho công nghệ sau thu hoạch, cải thiện việc
tiếp cận thị trường...
Trung tâm Tin học Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (ICARD), Viện Nghiên cứu
Rau quả Việt Nam (IFFAV) và Công ty Tư vấn Nông sản Quốc tế (ACI) phối hợp thực hiện


1
9
dưới sự tài trợ của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB). Nghiên cứu về chuỗi giá trị chè
trong khuôn khổ dự án nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường cho người nghèo do ngân
hàng phát triển Châu Á và quỹ phát triển Quốc tế của Anh đồng tài trợ. Khi nghiên cứu
chuỗi giá trị ngành chè Việt Nam, Công ty tư vấn nông sản quốc tế đã đưa ra nhận xét
“Chuỗi giá trị ngành chè Việt Nam là một chuỗi giá trị hết sức phức tạp. Mặc dù chỉ có 3
hoạt động chính - sản xuất chè lá, chế biến và bán chè khô - song số lượng các tác nhân
tham gia vào mỗi một quá trình


lại

rất

khác

biệt,

về

quy




về chủ thể. Nhìn chung,

chuỗi giá trị chè gồm các mối quan hệ tương tác, tham gia của các tác nhân khác nhau, từ
người sản xuất, thương nhân/người thu gom chè lá tới người chế biến, nhà xuất khẩu,
thương nhân chè khô, người bán lẻ và người tiêu dùng”.
Chương trình hợp tác phát triển doanh nghiệp nhỏ giữa Bộ kế hoạch đầu tư và Tổ
chức hỗ trợ phát triển kỹ thuật

Đức (GTZ) đã triển khai dự án “Phát triển

chuỗi giá trị trái bơ Đắk Lăk” từ tháng 3/2007 có sự tham gia của công ty Fresh Studio
Innovation Asia Ltd. Mục đích của dự án là xây dựng chuỗi giá trị trái bơ nhằm khắc phục
những điểm yếu trong chuỗi, ví dụ như nguồn cung không đồng đều, sản xuất và vận hành
không chuyên nghiệp dẫn đến tỷ lệ hư hại cao, lợi nhuận cho các tác nhân tham gia thấp.
Trước đây ở Đắk Lăk cây bơ chủ yếu được trồng để làm bóng mát và chắn gió xung quanh
cánh đồng cà phê, lĩnh vực quả bơ ở Đăk Lăk chưa được các nhà hoạch định chính sách để
ý. Sau khi triển khai dự án “Phát triển chuỗi giá trị Đắk Lăk” đã làm nâng cao nhận thức
giữa người lập chính sách ở tỉnh về tầm quan trọng kinh tế của quả bơ ở Đắk Lăk.
Tại khu vực phía Bắc chương trình GTZ cũng hỗ trợ triển khai dự án “Phân tích
chuỗi giá trị rau cải ngọt tại tỉnh Hưng Yên” từ đầu năm 2008 với sự tham gia của công ty
Fresh Studio Innovation Asia Ltd, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên.
Mục đích của dự án là cùng các bên liên quan đến chuỗi cải ngọt tạo ra phương hướng phát
triển và lập kế hoạch can thiệp trên cơ sở yêu cầu thị trường nhằm thúc đẩy chuỗi giá trị rau
cải ngọt thành công hơn, có khả năng cạnh tranh cao hơn từ đó mang lại lợi ích cho tất cả
các bên tham gia
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã tổ chức tuần lễ “Nâng cao hiệu quả thị



2
0
trường cho người nghèo” [16] đã tham gia tích cực vào việc nghiên cứu chuỗi giá trị ở Việt
Nam. Như: “Chuỗi giá trị ngành lúa gạo Việt Nam. Triển vọng tham gia của người nghèo”
với hai mục tiêu chính là: Thứ nhất, tiến hành phân tích chức năng của
và người nghèo có thể
trường? thứ hai, là xây dựng

thị

trường

nhận được lợi ích gì từ thị

năng lực cho phát triển thị trường vì người nghèo

thông qua các hoạt động nghiên cứu, xây dựng hệ thống và tăng cường thảo luận chính sách.
Họ đã đưa ra được các chuỗi giá trị khác nhau, các kênh tiêu thụ khác nhau như: kênh tiêu
thụ có liên kết, kênh tiêu thụ dựa vào thị trường, các kênh tiêu thụ khác như hợp tác xã, mức
độ giao dịch trong các chuỗi giá trị, so sánh các chuỗi giá trị. Các kết luận về chi phí, lợi
nhuận, những kết luận về các
trở ngại,

những định hướng chiến lược cho chuỗi giá

trị như: tăng cường mối

quan hệ giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị để nâng cao chất lượng, đa dạng hoá thị trường



sản phẩm,... Như vậy, những “mối

quan hệ” ở đây được nhắc

đến như những vấn đề quan trọng cần được giải quyết trong nghiên cứu này, nó đã vượt
qua giới hạn của một sản phẩm nhất

định và đi vào giải

quyết các mối

quan hệ trao đổi thông tin, những quan hệ phi giá cả giữa các bên tham gia.
Người nông dân đóng một vai trò hết sức quan trọng trong mỗi chuỗi giá trị, quyết
định đến số lượng và chất lượng sản phẩm, khi nghiên cứu chuỗi giá trị ngành thanh long ở
Bình Thuận, Công ty Axis Research (2005) [1], đã chỉ ra rằng giữa người sản xuất và người
thu mua thanh long chỉ quan hệ với nhau thông qua hợp động miệng trong việc mua bán sản
phẩm. Vì vậy không có sự ràng buộc nào trong việc đảm bảo số lượng và chất lượng sản
phẩm.
Tại Cao Bằng, từ năm 2009, được sự hỗ trợ của Cơ quan hợp tác phát triển
Luxembourg (LuxDev) và Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế (IFAD), đề án nghiên cứu và
xây

dựng chiến lược phát triển chuỗi giá trị cho tỉnh Cao Bằng đã

chính thức được khởi động [24]. Một trong những chiến lược phát triển nông nghiệp nông
thôn của Cao Bằng là tập trung phát triển mô hình “3 cây 2 con” đó là cây ngô, cây thuốc lá,
cây lạc, con bò và con lợn. Các nhóm chuyên gia quốc tế và chuyên gia trong nước đã dành
nhiều thời gian tìm hiểu tình hình thực tế, phân tích và lựa chọn các chuỗi giá trị tiềm năng



2
1
cho tỉnh Cao Bằng. Từ đó đề xuất bản chiến lược phát triển chuỗi giá trị cho toàn tỉnh cũng
như giúp 10 huyện dự án xây dựng bản kế hoạch hành động chi tiết.
Như vậy, với một số minh chứng nêu trên, chứng tỏ rằng nghiên cứu chuỗi giá trị ở
Việt Nam đã được quan tâm ở cấp độ vĩ mô và vi mô, được tiến hành triển khai rộng rãi trên
nhiều ngành, đặc biệt là các sản phẩm nông sản và rau quả. Tuy nhiên, việc nghiên cứu
chuỗi giá trị cho các sản phẩm nông sản của đồng bào dân tộc vùng cao các tỉnh miền núi
phía bắc còn ít được đề cập, đặc biệt là các sản phẩm có khả năng phát triển thành hàng hoá,
tạo thu nhập kinh tế ổn định, giúp người dân xoá đói giảm nghèo tại các vùng khó khăn,
vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
1.2.3.

Cơ sở thực tiễn ngành hàng miến dong

1.2.3.1.

Vài nét về lịch sử nguồn gốc, phân bố cây dong riềng và sản phẩm chế biến

từ củ dong
Cây dong riềng có tên khoa học là Canna edulis (Indica), thuộc nhóm cây nông
nghiệp có nguồn gốc phát sinh ở Nam Mỹ. Ngày nay, dong riềng được trồng rộng rãi ở các
nước nhiệt đới và á nhiệt đới trên thế giới. Nam Mỹ là trung tâm đa dạng của dong riềng
nhưng châu Á, châu Úc và châu Phi là những nơi trồng và sử dụng dong riềng nhiều nhất.
Dong riềng có nhiều tên địa phương khác nhau tại Việt Nam như: khoai chuối, khoai lào,
dong tây, củ đao, khoai riềng, củ đót, chuối nước.
Trên thế giới dong riềng được trồng ở quy mô thương mại tại các nước vùng Nam
Mỹ, Châu Phi, và một số nước Nam Thái Bình Dương. Tại Châu Á, dong riềng được trồng
tại Thái Lan, Indonesia, Nam Trung Quốc, Úc và Đài Loan. Mặc dù vậy đến nay chưa có số

liệu thống kê về diện tích loài cây trồng này.
Tuy nhiên cho đến nay, tại các nước có trồng dong riềng thì nó vẫn chưa được quan
tâm nghiên cứu. Ở châu Á, Trung Quốc và Việt Nam là những nước trồng và sử dụng dong
riềng hiệu quả nhất.
Dong riềng được nhập vào Việt Nam đầu thế kỷ 19. Năm 1898, người Pháp đã trồng
thử dong riềng ở nước ta nhưng rồi công việc đã bị dừng lại vì thời gian đó chưa biết cách
chế biến

tinh bột dong riềng. Từ năm 1961 đến 1965 một số nghiên cứu về

nông học với cây dong riềng đã được thực hiện tại Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp
(INSA) nhằm mục đích mở rộng diện tích dong riềng, tuy nhiên vấn đề trồng dong riềng vẫn


2
2
chưa được quan tâm vì thiếu công nghệ chế biến và tiêu thụ thấp. Từ năm 1986 do nhu cầu
sản xuất miến từ tinh bột dong riềng ngày càng tăng đã đi kèm theo với việc mở rộng diện
tích tự phát trồng loại cây này. Những địa phương trồng dong riềng với diện tích lớn là: Hòa
Bình, ngoại thành Hà Nội, Sơn La, Lai Châu, Thanh Hóa, Hưng Yên, Tuyên Quang và Đồng
Nai. Vào những năm 60 của thế kỷ XX, dong riềng được trồng chủ
bảo

an ninh lương

yếu để

đảm

thực và có năm đã đạt trên 21


nghìn ha. Hiện nay, loại cây trồng này không được đưa vào danh mục thống kê Quốc gia,
tuy

vậy một số nhà nghiên cứu cũng đưa ra con

số ước đoán về diện tích dong

riềng nước ta những năm gần đây vào khoảng 30 nghìn ha với các giống dong riềng lấy
củ và dong

riềng cảnh vẫn được trồng phổ biến khắp

cả nước, từ vùng đồng bằng,

trung du đến các vùng cao như: Sa Pa, tỉnh Lào Cai, Bắc Hà, tỉnh Hà Giang, Phó Bảng, tỉnh
Tuyên Quang, Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng...
Một số nước nghiên cứu về dong riềng cho thấy cây dong riềng là loài cây triển
vọng cho hệ thống nông lâm kết hợp vì nó có những đặc điểm quý như: chịu bóng râm,
trồng được những nơi khó khăn như thiếu nước, thời tiết lạnh.
Củ dong riềng tại một số nước được chế biến với nhiều hình thức khác nhau trở
thành thực phẩm hàng ngày của người dân như luộc để người ăn, làm bột, nấu rượu. Bột
dong riềng dễ tiêu hóa vì thế là nguồn thức ăn rất tốt cho trẻ nhỏ, người ốm đặc biệt rất tốt
cho người bị bệnh tiểu đường. Ngoài ra bột dong riềng còn dùng làm hạt trân châu, làm
bánh, bánh mì, bánh bao, mì sợi, kẹo và thức ăn chăn nuôi.
Nhiều vùng có truyền thống trồng dong riềng chế biến thành bột thì bã dong có thể
dùng để nấu rượu. Nấu rượu xong có thể dùng bã rượu cho chăn nuôi. Bã thải của chế biến
tinh bột cũng có thể ủ làm phân bón cho cây trồng và làm giá thể để trồng nấm ăn. Ngoài ra,
hoa dong riềng có màu sặc sỡ, bộ lá đẹp nên có thể sử dụng dong riềng làm cây cảnh trong
vườn nhà.

1.2.3.2.

Thực trạng ngành hàng miến dong ở Việt Nam

* Tỉnh Bắc Kạn
Bắc Kạn là tỉnh thuộc vùng Đông Bắc của nước ta, là một tỉnh miền núi còn nhiều
khó khăn. Những năm qua, Đảng bộ, chính quyền các cấp tỉnh Bắc Kạn đã tập trung chỉ đạo
phát triển những lĩnh vực mà tỉnh có tiềm năng, phát huy tối đa mọi nguồn lực sẵn có của


2
3
địa phương, đặc biệt chú trọng đầu tư phát triển cây dong riềng. Cây dong riềng là một trong
những cây trồng có tiềm năng, năng suất cao, thích hợp với đất đai Bắc Kạn, là cây trồng
được chọn để xóa đói, giảm nghèo và tiến tới làm giầu cho người dân Bắc Kạn.
Diện tích trồng cây dong riềng tỉnh Bắc Kạn hàng năm đều tăng đồng đều tập trung
chủ yếu ở các huyện Na Rì, Ba Bể, Chợ Mới, Bạch Thông và thị xã Bắc Kạn, trong đó Na
Rì có diện tích trồng lớn nhất là 374 ha.
Sản phẩm miến dong của tỉnh Bắc Kạn đặc trưng bởi sợi miến làm bằng tinh bột
dong nguyên chất, sợ miến không pha trộn bột tạp, dai và có hương thơm đặc trưng của bột
dong. Sợi miến sau khi nấu có thể để lâu mà không bị bở, nát và không có sạn mang thương
hiệu đặc trưng riêng được nhiều vùng biết đến.
* Tỉnh Hưng Yên.
Ở một số làng quê của tỉnh Hưng Yên thì làng nghề làm tinh bột và chế biến miến
dong truyền thống đã tồn tại và phát triển gần nửa thế kỷ. Nhắc đến miến dong Hưng Yên du
khách gần xa không khỏi nhắc đến sản phẩm miến dong Khoái Châu, Lai Trạch.
Sản phẩm miến dong Hưng Yên mà đặc sản là miến dong Khoái Châu, miến dong
Lai Trạch, thường được thương lái đen đi bán ở các tỉnh lân cận như: Bắc Ninh, Quảng
Ninh, Hải Dương và có mặt ở cả một số tỉnh miến Trung như: Nghệ An, Hà Tĩnh. Nhờ nghề
làm tinh bột và miến dong duy trì và phát triển, những năm gần đây đời sống của nhân dân ở

một số làng nghề đã và đang thay đổi từng ngày, kinh tế không ngừng được cải thiện.
1.2.4.

Một số công trình nghiên cứu gần đây về chuỗi giá trị ngành hàng miến

dong ở Việt Nam
Các công trình nghiên cứu gần đây đã được công bố rộng rãi có thể kể đến như:
-

Luận văn thạc sỹ kinh tế của tác giả Đỗ Thị Thanh Huyền [12], (Trường đại học
Nông nghiệp I, Hà Nội) về Sản xuất và chế biến củ dong riềng ở tỉnh Hưng Yên,
hoàn thành năm 2010. Công trình đã thực hiện nghiên cứu đầy đủ thực trạng quá
trình canh tác, chế biến, sản xuất miến dong và tình hình tiêu thụ sản phẩm trên địa
bàn tỉnh Hưng Yên và đưa ra được một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cho
người nông dân tham gia trồng và chế biến miến dong.

-

Luận văn thạc sỹ kinh tế của tác giả Lý Thị Tuyết Mai [18], (Trường đại học Nông


2
4
nghiệp I, Hà Nội) về Phân tích ngành hàng miến dong Bình Liêu tại huyện Bình
Liêu, tỉnh Quảng Ninh, hoàn thành năm 2013. Công trình đi sâu phân tích ngành
hàng miến dong Bình Liêu, từ đó định hướng giải pháp đề xuất để phát triển ngành
hàng miến dong nhằm tăng thu nhập cho người dân sản xuất miến dong.
-

Kế hoạch phát triển chuỗi giá trị miến dong tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2013 - 2015,

hoàn thành năm 2013 [24], (sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Cao Bằng).
Công trình đã thực hiện nghiên cứu, phân tích thực trạng những thuận lợi và khó
khăn trong quá trình canh tách, chế biến và sản xuất miến dong tại tỉnh Cao Bằng từ
đó đưa ra kế hoạch hành động theo giai đoạn 2013 - 2015 với nguồn kinh phí hỗ trợ
từ dự án DBRP Cao Bằng.
- Kế hoạch thực hiện chuỗi giá trị dong riềng tỉnh Tuyên Quang năm 2012, hoàn

thành năm 2013 [25], (sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang). Công
trình đã chỉ ra thực trạng quá trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ miến dong trên địa
bàn tỉnh Tuyên Quang,

đồng thời xây dựng được kế hoạch hành động

trong thời gian 2013 - 2015.
Ngoài ra còn có một số các nghiên cứu nhỏ và các đề tài tốt nghiệp đại
học của sinh viên các trường đại học Nông nghiệp I, đại học Nông lâm
Thái Nguyên, đại học Nông lâm Bắc Giang, cũng đã dành nhiều sự quan
tâm tới chủ đề này.


Chương 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1.

Đối tượng nghiên cứu


Các tác nhân tham gia vào quá trình sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm miến dong tại huyện Nguyên Bình và
tỉnh Cao Bằng bao gồm: Người sản xuất, người thu gom, người bán buôn, người bán lẻ và người tiêu dùng.
2.1.2.
-

Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện Nguyên Bình và thành phố Cao Bằng, một số nội dung
chuyên sâu nghiên cứu tại một số xã đang sản xuất và chế biến miến dong trên địa bàn huyện có diện tích trồng, chế
biến miến dong lớn như: Thành Công, Phan Thanh và thị trấn Tĩnh Túc.

-

Phạm vi thời gian: Đề tài được thực hiện từ tháng 10/2014 đến tháng 7/2015. Số liệu thứ cấp được thu thập trong 3
năm gần đây từ 2012 - 2014, số liệu sơ cấp được tiến hành thu thập điều tra vào năm 2014 và đầu năm 2015.

2.2. Nội dung nghiên cứu của đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung chính sau:
-

Đánh giá một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.

-



tả thực trạng chuỗi giá trị ngành hàng miến

dong tại huyện Nguyên


Bình, tỉnh Cao Bằng.
-

Đánh giá một số tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị ngành hàng miến dong trên địa bàn huyện Nguyên Bình và tỉnh
Cao Bằng.

-

Phân tích chi phí, lợi nhuận của các tác nhân tham gia trong chuỗi ngành hàng miến dong để thấy được sự phân
chia lợi nhuận của các tác nhân.

-

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị ngành hàng miến dong tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.

-

Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao thu nhập cho người sản xuất miến dong tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao
Bằng.

2.3.

Phương pháp nghiên cứu

2.3.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

2.3.1.1.


Chọn huyện nghiên cứu

Cây dong riềng được trồng và chế biến miến dong chủ yếu tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Hiện nay, toàn
huyện có 5/20 xã, thị trấn có trồng cây dong riềng và đồng thời cũng là địa phương có diện tích trồng dong riềng nhiều nhất


×