Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Các giải pháp phát triển kinh doanh vàng tại Việt Nam.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.13 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM





ĐẶNG THỊ TƯỜNG VÂN



CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH DOANH VÀNG
TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ






TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2008
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM




ĐẶNG THỊ TƯỜNG VÂN




CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH DOANH VÀNG
TẠI VIỆT NAM


CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 60.31.12
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TIẾN SĨ LẠI TIẾN DĨNH



TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2008


Lời Cam Đoan

Tôi là Đặng Thị Tường Vân, xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế này là do chính tôi
nghiên cứu và thực hiện. Các thông tin, số liệu được sử dụng trong luận văn là trung
thực và chính xác.



Lời Cảm Ơn

Tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy Cô giảng viên Trường Đại học kinh tế Thành phố
Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt quá trình học
Đại học cũng như Cao học tại Trường.
Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Thầy Dĩnh – Giáo viên hướng dẫn và gia đình,
bạn bè đã hỗ trợ tôi trong khi thực hiện luận văn.

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG VÀNG VÀ KINH
DOANH VÀNG 1
1.1 Vai trò của vàng trong đời sống kinh tế – xã hội ...................................................... 1
1.2 Tình hình sản xuất, khai thác và tiêu thụ vàng trên thế giới và Việt Nam – Phân chia lại
bản đồ khai thác và tiêu thụ ............................................................................................... 2
1.2.1 Tình hình khai thác và tiêu thụ trên thế giới: .......................................................... 2
1.2.2 Tình hình nhập khẩu – khai thác – tiêu thụ tại Việt Nam ........................................ 3
1.2.3 Cách quy đổi giá vàng theo VNĐ: ......................................................................... 4
1.3 Các sàn giao dịch vàng hiện nay: ................................................................................. 5
1.4 Các hình thức kinh doanh vàng tại Việt Nam ................................................................ 6
1.4.1 Nghiệp vụ mua bán giao ngay (Spot): .................................................................... 6
1.4.2 Mua bán kỳ hạn (Forward): ................................................................................... 6
1.4.3 Nghiệp vụ quyền chọn (Option): ........................................................................... 6
1.4.4 Tín dụng vàng: ...................................................................................................... 7
1.4.5 Mua bán trực tiếp – môi giới: ................................................................................ 8
1.4.6 Mua bán trạng thái: ............................................................................................... 8
1.4.7 Chốt nguội, mua hộ vàng khách hàng: ................................................................... 8
1.4.8 Kinh doanh phối hợp: ............................................................................................ 9
1.4.9 Kinh doanh vàng trên tài khoản: ............................................................................ 9
1.5 Phân tích những yếu tố làm ảnh hưởng đến giá vàng ................................................... 10
1.5.1 Cung – Cầu ..........................................................................................................10
1.5.2 Do ảnh hưởng của giá DẦU ................................................................................. 11
1.5.3 Tình hình kinh tế của các cường quốc nhất là Mỹ và Châu Âu .............................12
1.5.4 Các nhân tố ảnh hưởng có liên quan đến chính sách tài chính - tiền tệ của các quốc
gia trong điều hành kinh tế – Sức mạnh đồng USD .......................................................14
1.5.4.1 Ảnh hưởng trực tiếp của chính sách tiền tệ tới giá vàng .................................14
1.5.4.2 Ảnh hưởng gián tiếp của chính sách tiền tệ tới giá vàng thông qua sức mạnh
đồng tiền ...................................................................................................................16
1.5.5 Lạm phát ..............................................................................................................17

1.5.6 Các tác động phụ: .................................................................................................18
1.5.6.1 Chính trị: .......................................................................................................18
1.5.6.2 Đầu cơ: ........................................................................................................ 18
1.5.6.3 Thời tiết – Thiên tai – Chu kỳ lễ hội - Khủng bố ............................................19
CHƯƠNG 2: TỔNG HỢP BIẾN ĐỘNG GIÁ VÀNG THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
- THỰC TRẠNG KINH DOANH VÀNG VÀ NHỮNG TỒN TẠI ....................... 20
2.1 Tổng quan tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam từ giữa năm 2007 đến giữa năm
2008 .............................................................................................................................20
2.1.1 Sự xuống dốc của nền kinh tế lớn nhất thế giới: ...................................................20
2.1.2 Giá dầu tăng kỷ lục: .............................................................................................23
2.1.3 Lạm phát đe dọa: ..................................................................................................24
2.1.4 Ảnh hưởng của suy thoái Mỹ đến các nền kinh tế khác: .......................................25
2.1.5 Tình hình kinh tế Việt Nam từ giữa năm 2007 đến nay: ........................................25
2.2 Biến động giá vàng trên thế giới và Việt Nam .............................................................35
2.2.1 Biến động giá vàng trước 2007 trên thị trường quốc tế: ........................................35
2.2.2 Biến động giá vàng Việt Nam trước 2007: ........................................................... 37
2.2.3 Tổng hợp biến động giá vàng thế giới từ năm 2007 đến nay: ................................38
2.2.4 Tổng hợp biến động giá vàng tại Việt Nam từ năm 2007 đến nay: ........................46
2.3 Những tác động đặc trưng riêng khiến giá vàng bị ảnh hưởng không tương ứng với giá
vàng thế giới và những tồn tại ở thị trường kinh doanh tại Việt Nam ................................50
2.3.1 Tác động của chính sách tiền tệ do ảnh hưởng của lạm phát đến giá vàng .............51
2.3.2 Tác động từ quy định cấm nhập khẩu vàng của ngân hàng nhà nước ....................53
2.3.3 Tác động từ quy định hạn chế xuất khẩu vàng của NHNN ....................................54
2.3.4 Những tác động do mội trường kinh doanh còn hạn chế: ......................................54
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH DOANH VÀNG TẠI VIỆT
NAM – KIỂM ĐỊNH BIẾN ĐỘNG GIÁ VÀNG THEO TỶ GIÁ 56
3.1 Những đề xuất đối với chính sách tỷ giá: ....................................................................56
3.2 Những đề xuất đối với cơ quan hữu trách và các ngân hàng ........................................58
3.2.1 Đối với cơ quan hữu trách: ...................................................................................58
3.2.1.1 Về vấn đề xuất nhập khẩu vàng .....................................................................58

3.2.1.2 Phát triển vàng tiền tệ và sản xuất vàng theo tiêu chuẩn quốc tế: ....................59
3.2.1.3 Về quản l ý hoạt động kinh doanh vàng: .........................................................59
3.2.2 Đối với những nghiệp vụ của ngân hàng thương mại: ...........................................60
3.3 Kiểm định biến động giá vàng theo sức mạnh đồng USD và phân tích biến động giá
vàng tại Việt Nam theo tỷ giá. ..........................................................................................62
3.3.1 Kiểm định giá vàng theo sức mạnh đồng USD trong mối tương quan với EUR và
GBP ..............................................................................................................................62
3.3.2 Kiểm định biến động giá vàng tại Việt Nam theo tỷ giá. .......................................64

Chữ Viết Tắt

FED: Federal Reserve System: Cục dự trữ liên bang của Mỹ
ECB: European Central Bank: Ngân hàng trung ương Châu Âu
NHNN: Ngân hàng nhà nước Việt Nam
SJC: Công ty vàng bạc đá qu ý Sài Sòn
WGC: Hội đồng vàng thế giới
SBV: Ngân hàng nhà nước Việt Nam
Danh Sách Bảng – Hình – Đồ Thị
Bảng 1: Các đợt cắt giảm lãi suất của FED
Bảng 2: Một số dữ liệu vĩ mô của các nước thành viên trước và sau khi gia nhâp WTO
Hình 1: Biểu đồ và dữ liệu giá vàng năm 2007
Hình 2: Biểu đồ và dữ liệu giá vàng năm 2008
Đồ thị 1: Đồ thị 1: Tăng trưởng GDP% theo năm
Đồ thị 2: Vốn FDI cam kết và thực hiện theo năm
Đồ thị 3: Tăng trưởng CPI theo năm
Đồ thị 4: Tăng trưởng CPI theo tháng
Đồ thị 5: Cán cân thương mại theo năm
Đồ thị 6: Cán cân thương mại theo tháng
Đồ thị 7: Tài khoản vãng lai
Đồ thị 8: Tài khoản vốn

Đồ thị 9: Cán cân thanh toán
Đồ thị 10: Tỷ giá theo năm
Đồ thị 11: Tỷ giá theo tháng
Đồ thị 12: Lãi suất huy động của các ngân hàng
Đồ thị 13: Lãi suất tiền gửi và cho vay
Đồ thị 14: Tăng trưởng cung tiền
Đồ thị 15: Giá vàng quy đổi và thực tế giao dịch

PHẦN MỞ ĐẦU

1. L ý do chọn đề tài:
Trong thời điểm hiện nay, Việt Nam đang ở bối cảnh kinh tế vô cùng phức tạp,
không chỉ khó khăn và phức tạp cho các nhà điều hành chính sách kinh tế vĩ mô mà
còn ảnh hưởng đến quyết định của các nhà đầu tư đến tìm kiếm lợi nhuận cho mình.
Gia nhập WTO từ tháng 11/2006, kể từ thời điểm đó đến hết năm 2007, kinh tế
Việt Nam đã phát triển với nhiều thành tích vượt trội và thật ấn tượng nhìn trên bề mặt
nói chung và các số liệu báo cáo. Thị trường chứng khoán ở Việt Nam thật sự chưa
báo hiệu đuợc chính xác tình hình nền kinh tế do những đặc trưng hạn chế riêng có của
Việt Nam nhưng cũng là một kênh thông tin tương đối phản ánh niềm tin của nhà đầu
tư. Từ thời điểm cuối năm 2006 VN Index đã tăng từ 753,81 điểm đến đỉnh điểm là
1.170,67 điểm vào thời điểm tháng 3/2007. Chỉ số VN Index trong phiên giao dịch cuối
cùng của năm 2007 đạt 927,02 điểm tuy nhiên qua năm 2008 tình hình tài chính có
nhiều bất ổn làm thị trường chứng khoán đi xuống không phanh VN Index đụng đáy
thấp nhất trong 5 năm trở lại đây còn 364,71 điểm vào ngày 20/6/2008 đã làm nhà đầu
tư ít nhiều mất lòng tin và hiện nay trong giai đoạn phục hồi.
Tháng 05/2007 Ngân hàng ACB chính thức khai trương Sàn Giao Dịch Vàng
Sài Gòn sau khi tham quan Sàn Giao Dịch Vàng Thượng Hải tháng 08/2006, sau đó
mở rộng đối tượng tham gia cho các nhà đầu tư cá nhân và hiện nay đã phát triển thêm
một số sàn vàng nữa như: Việt Á, Phương Nam, Eximbank, Phố Wall… Điều này đã
mở thêm cơ hội kinh doanh cho nhà đầu tư bên cạnh kênh chứng khoán đang bị tác

động bởi tình hình kinh tế khó khăn.
Sự hội nhập và mở rộng cánh cửa chu chuyển vốn quốc tế khi Việt Nam chưa
chuẩn bị đủ tiềm lực có thể nói đã và đang gây tác động xấu đến tình hình kinh tế đất
nước. Do đi sau nên sự ảnh hưởng đối với Việt Nam đã giảm nhẹ hơn so với khủng
hỏang tài chính năm 1997 tại các nước Châu Á.
Tuy sự hội nhập và mở cửa có đem đến khó khăn trước mắt cho nền kinh tế và
tình hình tài chính nhưng có thể nói chính nó sẽ là động lực để Việt Nam nhận thức
được vị thế của mình, nhận ra điểm mạnh, điểm yếu để có thể phát triển bền vững
trong tương lai.
Tìm hiểu để đầu tư một lĩnh vực mới luôn là hoạt động được khuyến khích, Sàn
Giao Dịch Vàng Sài Gòn ra đời sẽ giúp Việt Nam giải quyết được việc nhập khẩu một
khối lượng vàng khổng lồ từ trước đến nay, huy động được lượng vàng trong cư dân,
đồng thời cũng khuyến khích nhà đầu tư Việt Nam làm quen với việc kinh doanh vàng
quốc tế có thể trong thời gian tới sẽ rất phát triển. Lựa chọn đề tài “Những nhân tố ảnh
hưởng đến giá vàng và kinh doanh vàng trên thế giới và tại Việt Nam” để tìm hiểu rõ
hơn lý do nào đã ảnh hưởng đến giá vàng, một loại hàng hóa được người dân cất giữ để
tránh lạm phát và dự báo giá vàng biến động theo tỷ giá như thế nào để phục vụ cho
việc kinh doanh được hiệu quả trong từng giai đoạn.
2. Mục đích nghiên cứu của luận văn:
Nhằm hiểu rõ hơn các nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng, sử dụng đúng các thông
tin và sản phẩm tài chính phái sinh để góp phần giúp nhà đầu tư và doanh nghiệp hạn
chế được rủi ro tiềm ẩn từ sự bất ổn của thị trường tài chính khi Việt Nam phải ngày
càng hội nhập và họat động tuân thủ các luật chơi đáp ứng đòi hỏi chung của thế giới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng thế giới và Việt Nam, dự đóan
xu hướng vàng bằng tác động của các nhân tố cơ bản chính là đối tượng chính của luận
văn này. Mặt khác, phạm vi nghiên cứu là các sản phẩm kinh doanh vàng hiện có tại
các ngân hàng thương mại và Sàn giao dịch vàng trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh.



4. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng chủ yếu các phương pháp như: Phương pháp lịch sử, phương
pháp so sánh, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp phân tích
số liệu bằng hồi quy. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các tài liệu tham khảo từ báo chí,
báo điện tử, các báo cáo của các tổ chức tài chính, các quy định liên quan đến hoạt
động kinh doanh vàng để thu thập thông tin và số liệu.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Với việc nghiên cứu từ tình hình kinh doanh thực tế, việc phân tích các nhân tố
ảnh hưởng đến giá vàng được nghiên cứu bao quát để đưa ra một cái nhìn toàn diện
giúp các nhà đầu tư đánh giá, dự đoán được xu hướng và rủi ro. Đồng thời, dự đoán giá
vàng theo tỷ giá nếu nghiên cứu sâu hơn sẽ có nghĩa khoa học trong việc xây dựng
được mức biến động của giá vàng theo sức mạnh đồng USD.
6. Kết cấu của luận văn:
Phần mở đầu
Chương 1: L ý luận tổng quan về thị trường vàng và kinh doanh vàng
Chương 2: Tổng hợp biến động giá vàng thế giới và Việt Nam – Thực trạng kinh
doanh vàng và những tồn tại
Chương 3: Các giải pháp phát triển kinh doanh vàng tại Việt Nam – Kiểm định biến
động giá vàng theo tỷ giá
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG VÀNG VÀ KINH
DOANH VÀNG
1.1 Vai trò của vàng trong đời sống kinh tế – xã hội
Nhìn vào nhu cầu của con người đối với vàng, ta có thể thấy được giá trị của vàng ảnh
hưởng rất nhiều đến đời sống kinh tế – xã hội. Từ giá trị đơn thuần là một loại kim loại
quý dùng trong sản xuất công nghiệp và chế tạo nữ trang cho đến giá trị tiền tệ dùng
làm vật ngang giá chung và trở thành một loại tiền được lưu hành đầu tiên trong lịch sử

phát triển của loài người.
Trong lịch sử tiền tệ thế giới, vàng được coi là một loại tiền tệ đặc biệt hội đủ 5 chức
năng của đồng tiền: Thước đo giá trị, phương tiện lưu thông, phương tiện thanh toán,
phương tiện cất trữ và tiền tệ quốc tế. Theo chế độ bản vị Bretton Wood ra đời ngày
1/7/1944, chế độ bản vị vàng hối đoái được thiết lập, 1 ounce = 35 USD (1 ounce =
28,349 gram) tạo điều kiện cho đồng USD lên ngôi trở thành đồng tiền được chấp nhận
trên toàn thế giới.
Đối với nền kinh tế: Mặc dù bị tước đi khả năng làm đơn vị tiền tệ, vàng vẫn hấp dẫn
được mọi quốc gia khi mức dự trữ vàng của toàn thế giới gần đây lên đến 160 nghìn
tấn. Các quốc gia, ngân hàng và quỹ đầu tư trên toàn thế giới tăng cường giữ vàng
trong danh mục đầu tư của mình để bảo toàn vốn hoặc đầu cơ tích trữ và mua đi bán
lại.
Đối với đời sống xã hội: Vàng là một kim loại không thể thiếu trong sản xuất máy
tính, thiết bị liên lạc, đầu máy bay phản lực, tàu không gian và nhiều sản phẩm khác.
Đồng thời, vàng cũng được dùng trong nha khoa phục hồi cũng như nhiều tác dụng
khác trong công nghiệp và y khoa trị liệu.
Đối với chính phủ: Hiện nay, các NHTW trên khắp thế giới dự trữ khoảng 130.000 tấn
vàng và không ngừng ý định tăng lên về khối lượng. Hoa Kỳ có số vàng dự trữ cao
nhất thế giới khoảng hơn 8.000 tấn, tổ chức IMF dự trữ hơn 3000 tấn, Trung Quốc hiện
vươn lên vị trí thứ hai với ý định nâng mức dự trữ lên 4000 tấn vàng. Để đối phó với
2
tình trạng mất ổn định trong giá trị các đồng tiền và suy thoái kinh tế, các NHTW trên
khắp thế giới đều muốn dự trữ vàng trong danh mục dự trữ của mình để tránh nguy cơ
giảm giá trị do làm phát và phá giá tiền tệ.

1.2 Tình hình sản xuất, khai thác và tiêu thụ vàng trên thế giới và Việt Nam –
Phân chia lại bản đồ khai thác và tiêu thụ
1.2.1 Tình hình khai thác và tiêu thụ trên thế giới:
Năm 2008, Trung Quốc có thể vượt qua mặt Nam Phi trở thành nước sản xuất
vàng lớn nhất thế giới. Trong hơn 120 năm qua, Nam Phi luôn đứng đầu thế giới về sản

lượng khai thác vàng nhưng trong 10 năm qua tốc độ đã giảm nhiều, từ chỗ chiếm 70%
sản lượng thế giới năm 1970 xuống còn 20% năm 1997 và 11,8% năm 2006. Không
những vượt qua về sản lượng khai thác, Trung Quốc còn mới phát hiện thêm 5 mỏ
vàng có trữ lượng đáng kể. Hiện trữ lượng vàng của Trung Quốc khoảng 15.000 đến
20.000 tấn. Năm 2008, Trung Quốc có khả năng sản xuất được 300 tấn vàng, bốn tháng
đầu năm sản lượng đã đạt 84,039 tấn. Với sản lượng vàng ngày càng tăng dần và công
nghệ ngày càng tốt hơn, Trung Quốc sẽ vượt qua Nam Phi để trở thành quốc gia sản
xuất vàng lớn nhất trên thế giới. Sản lượng vàng của Trung Quốc đã tăng 34,84% trong
5 năm qua. Năm qua, sản lượng tiêu thụ ở Trung Quốc cũng tăng 23%, biến Trung
Quốc thành thị trường tiêu thụ vàng thứ hai thế giới sau Ấn Độ. Sản lượng vàng tiêu
thụ ở Ấn Độ giảm 50% trong khi Trung Quốc tăng 15% (112,1 tấn), Ai Cập là 15%,
Nga 9% và đặc biệt tại Việt Nam với 71% (35 tấn). Giới khai thác và kinh doanh vàng
hy vọng khi có thêm nguồn sản xuất sẽ làm giá vàng hạ và kéo nhu cầu tiêu thụ tăng
trở lại. Ấn Độ là nước tiêu thụ vàng nhiều nhất thế giới, khoảng 722 tấn/năm tăng 7%
trong năm 2007, Mỹ đứng thứ 3 với 278 tấn (giảm 18%), thị trường Italia và Anh cũng
sụt giảm, năm 2007 theo WGC cho thấy doanh số bán vàng trang sức của Trung Quốc
đạt mức cao kỷ lục tăng 34% lên 302,2 tấn trở thành nước tiêu thụ đứng thứ 2 thế giới.

3
1.2.2 Tình hình nhập khẩu – khai thác – tiêu thụ tại Việt Nam
Việt Nam bắt đầu cho phép nhập khẩu vàng vào đầu những năm 1990. Đến năm
1997, do khan hiếm ngoại tệ, chính phủ cấm nhập khẩu vàng. Tới năm 2001, vàng mới
tiếp tục được cho phép nhập khẩu trở lại. Tuy nhiên, chính phủ chỉ cho phép nhập khẩu
theo hạn ngạch do Ngân hàng Nhà nước quy định cho từng đầu mối nhập khẩu và theo
từng năm.
Năm 2008, Ngân hàng Nhà nước chỉ cấp phép cho nhập 73,5 tấn vàng. Tuy
nhiên, trong bối cảnh giá dầu thế giới tăng từng tuần, chứng khoán mất giá, giá USD
thất thường và bất động sản bấp bênh, vàng trở thành phương tiện hiệu quả trong việc
bảo lưu vốn và là kênh đầu tư hiệu quả. Vì vậy, lượng vàng nhập khẩu vào Việt Nam
đã lên tới 43 tấn chỉ trong bốn tháng đầu năm 2008, bằng một nửa khối lượng nhập

khẩu trong cả năm 2007, với trị giá ước tính khoảng 1,2 tỷ USD và được cho là có thể
tăng lên 4 tỷ USD vào cuối năm nay.
Ngoài ra, mức nhập khẩu vàng khối, loại vàng dùng cho đầu tư, tăng hơn 110%
so với năm 2007, đã khiến Việt Nam trở thành nước nhập khẩu vàng khối nhiều nhất
thế giới, vượt cả Ấn Độ và Trung Quốc. Trong quý 1, Việt Nam nhập khẩu 40 tấn
vàng, gấp 3 lần Ấn Độ, quốc gia hàng đầu về tiêu thụ vàng và đông dân hơn Việt Nam
rất nhiều.
Theo số liệu của hội đồng vàng thế giới, trong bảy tháng đầu năm 2008, Việt
Nam đã nhập khẩu 62 tấn vàng, ước tính vào thời điểm mua sắm cao dịp cuối năm có
thể nâng mức nhập khẩu cả năm lên khoảng 100 tấn, đạt mức kỷ lục từ trước đến nay.
Trung bình mỗi năm gần đây Việt Nam nhập khẩu 50-60 tấn vàng, cao nhất là 70-80
tấn, trong khi lượng vàng sa khoáng trong nước chỉ độ 2 tấn/năm. Theo ghi nhận của
văn phòng đại diện Hội đồng vàng thế giới tại Việt Nam, lượng tiêu thụ vàng miếng
của Việt Nam hiện cao hơn Ấn Độ khoảng 15% (đến thời điểm trước tháng 7/2008),
riêng sàn giao dịch vàng đang ở mức gấp 12 – 15 lần lượng vàng vật chất giao dịch
bằng tiền mặt. Trong quý 1, do lo sợ tình hình kinh tế Việt Nam xấu, người dân và cả
4
nhà đầu cơ đổ xô đi mua vàng mặc dù thời điểm đó giá vàng khá cao (18 – 19 triệu
đồng/lượng). Khi vàng giảm dưới 18 triệu đồng lượng, lượng mua cũng tăng mạnh
(27%) so với ngày trước đó nhưng sức mua quý 2 đã giảm 35%. Để giảm nhập siêu
(vàng chiếm gần 2 tỷ USD), nhà nước tạm thời không cấp thêm quota nhập vàng.
Các nhà địa chất dự báo trữ lượng vàng nước ta còn khoảng 1000 đến 3000 tấn.
Việt Nam cũng có nhiều mỏ quặng với nhiều hình thái và quy mô khác nhau có ở Ngân
Sơn, Bắc Cạn, Cao Bằng, Thanh Hóa, Quảng Nam, Hòa Bình … tuy nhiên 95% lượng
vàng tiêu thụ tại thị trường trong nước là được nhập khẩu. Do vậy, mọi biến động về
giá vàng, tỷ giá, lãi suất và các đồng tiền chủ đạo trên thế giới đều gây ra những ảnh
hưởng nhất thời đến thị trường trong nước nhất là trong tình hình nhạy cảm hiện nay
khi vàng được xem là nơi trú ẩn của tài sản để chống lại lạm phát.
1.2.3 Cách quy đổi giá vàng theo VNĐ:
1 lượng = 37,5 gram.

1 lượng = 1,20556 ounce
Giá 1 lượng vàng = (Giá thế giới + Chi phí vận chuyển + Phí bảo hiểm)*(1+Thuế
NK)*1,20556 *Tỷ giá + Phí gia công
Chi phí vận chuyển ước tính: 0,75 USD/ounce
Phí bảo hiểm ước tính: 0,25 USD/ounce
Thuế nhập khẩu vàng: 1%
Phí gia công vàng miếng là 30.000 đồng.
5
1.3 Các sàn giao dịch vàng hiện nay:
Các thị trường vàng trên thế giới hiện nay hầu hết giao dịch nhiều loại hàng hóa
khác nhau như dầu (thô, xăng, dầu cặn), nông sản (đường, cà phê, cacao), các kim loại
qu ý (vàng, bạc, bạch kim…) và các kim loại màu khác (nhôm, kẽm, thiếc, uranium…)
được gọi là sàn giao dịch hàng hóa. Vì tại Việt Nam chưa có nhu cầu nhiều về các sản
phẩm phái sinh về hàng hóa cũng như thiếu hành lang pháp lý cho việc mua bán các
sản phẩm phái sinh nên hiện tại chỉ có sàn giao dịch vàng riêng lẻ (nếu bỏ qua sàn giao
dịch cà phê ở DakLak).
 Sàn giao dịch hàng hóa Tokyo (The Tokyo Commodity Exchange)
Thành lập năm 1984, là sự kết hợp giữa Sàn giao dịch dệt may Tokyo, Sàn giao
dịch cao su Tokyo và Sàn giao dịch vàng Tokyo. Sàn giao dịch hàng hóa Tokyo
(TOCOM) là một tổ chức đi tiên phong trong hoạt động hối đoái. Tiếp theo là sự tham
gia của thị trường nhôm và dầu năm 1997 và 1999 tạo ra một thị trường giao sau hoạt
động đầy đủ. Tại TOCOM có 9 ngành công nghiệp hàng hóa đều là những ngành công
nghiệp mạnh của nền kinh tế, để giao dịch giao sau và quyền chọn trong 4 thị trường
khác nhau là kim loại qu ý, dầu, cao su và nhôm.
 Sàn giao dịch hàng hóa NewYork (NewYork Mercantile Exchange -
NYMEX)
Là sàn giao dịch hàng hóa giao sau lớn nhất thế giới, nơi diễn ra các giao dịch có
giá trị hàng tỉ USD về năng lượng và kim loại. Giá cả niêm yết trên sàn là cơ sở để tính
toán giá cả trên khắp thế giới. Được điều hành bởi Ủy ban hàng hóa giao sau, một cơ
quan độc lập của Chính phủ Hoa Kỳ.

 Sàn giao dịch hàng hóa Chicago (The Chicago Board of Trade – CBOT )
Được thành lập năm 1848, là 1 thị trường giao sau và quyền chọn hối đoái dẫn đầu.
Hơn 3.600 thành viên, cổ đông giao dịch với hơn 50 sản phẩm giao sau và quyền chọn
khác nhau. Trước đây, CBOT chỉ giao dịch các hàng hóa nông nghiệp như ngũ cốc, lúa
mì, yến mạch… Năm 1982, thị trường quyền chọn và giao sau vàng được thành lập,
6
một loạt sản phẩm mới về các hợp đồng giao sau vàng và bạc bằng điện tử được khai
trương vào năm 2001.
Ngoài ra còn có các sàn giao dịch khác như Sàn giao dịch hàng hóa London, Sàn giao
dịch vàng kỳ hạn Thượng Hải (Trung Quốc)…
1.4 Các hình thức kinh doanh vàng tại Việt Nam
Thị trường tài chính Việt Nam phát triển sau nên việc tham gia các sản phẩm
phái sinh cũng như việc đầu tư của nhà đầu tư có nhiều khó khăn so với các thị trường
đã phát triển. Giao dịch tại thị trường quốc tế ngoài đa dạng về hàng hóa (tiền tệ, vàng,
kim loại quý, dầu, sản phẩm nông nghiệp...), còn có tất cả các sản phẩm phục vụ tối đa
yêu cầu đầu tư. Ngoài ra, vì hoạt động lâu đời nên tính chất kinh tế thị trường tức cung
cầu sẽ quyết định giá cả hàng hóa và các khuôn khổ pháp lý rõ ràng có thể giúp nhà
đầu tư yên tâm khi đầu tư. Ngược lại, thị trường tài chính tại Việt Nam hết sức mới mẻ,
có thể thấy một số những khó khăn cho việc kinh doanh như: Chưa có khuôn khổ pháp
l ý nhằm bảo vệ nhà đầu tư khỏi những rủi ro có thể phòng tránh, thiếu các sản phẩm
phái sinh hay có nhưng chi phí quá cao khiến cho việc đầu tư hoặc sử dụng các sản
phẩm này không thể hoặc phát huy tác dụng rất ít, chưa nói đến việc giá cả một số
hàng hóa và tỷ giá được nhà nước giám sát chặt chẽ (giá dầu, tỷ giá…) khiến cho việc
sử dụng các công cụ phái sinh này khó phát huy tác dụng. Sau đây là một số các hình
thức kinh doanh vàng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay:
1.4.1 Nghiệp vụ mua bán giao ngay (Spot): là nghiệp vụ mua bán vàng được thực
hiện theo giá tại thời điểm thỏa thuận, tuy nhiên cần thời gian để thực hiện bút toán và
thanh toán tiền vàng nên có thể mất thời gian nếu số lượng mua lớn.
1.4.2 Mua bán kỳ hạn (Forward): Là cam kết mua bán vàng tại một mức giá xác định
và vào một ngày cụ thể trong tương lai. Mục đích của hợp đồng kỳ hạn là nhằm bảo

hiểm rủi ro về giá của tài sản khi nhà đầu tư có tài sản đó trong tương lai.
1.4.3 Nghiệp vụ quyền chọn (Option): Là quyền được mua hay bán một số lượng
vàng trong một khoảng thời gian xác định trong tương lai với giá được xác định tại thời
7
điểm giao dịch. Có hai quyền chọn: Quyền chọn mua (Call option )và quyền chọn bán
(Put option).
Có hai kiểu quyền chọn:
Quyền chọn kiểu Mỹ: Cho phép người mua quyền thực hiện quyền chọn tại bất
kỳ thời điểm nào trong thời gian còn hiệu lực hợp đồng.
Quyền chọn kiểu Châu Âu: Chỉ có thể thực hiện vào ngày đáo hạn.
1.4.4 Tín dụng vàng: Để đảm bảo nhu cầu thanh toán, tín dụng vàng được sử dụng để
đảm bảo giá trị của tiền. Ví dụ, trong giao dịch bất động sản, người mua khi chưa thanh
toán hoặc chưa mua được nhà thì mua vàng gửi ngân hàng giữ hộ để phòng ngừa khi
giá vàng lên. Ngược lại, người bán nhà khi chưa nhận được tiền mà sợ vàng xuống thì
sẽ vay ngân hàng số vàng sắp được nhận và bán ra bên ngoài thu tiền về trước, khi
nhận được tiền của bên mua sẽ trả lại cho ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng
hiện tại của các ngân hàng rất ít phục vụ mục đích này mà chủ yếu phục vụ nhu cầu
kinh doanh của khách hàng.
Giả sử một nhà đầu tư dự đoán giá vàng tăng, sẽ vay tiền ngân hàng để mua
vàng gửi tiết kiệm. Số tiền vay được là do thế chấp số vàng vừa mua cho ngân hàng,
sau đó, số tiền vay từ ngân hàng sẽ được trả cho cửa hàng vàng đã đem vàng đến bán.
Ngược lại, nếu nhà đầu tư dự đoán giá vàng giảm, họ sẽ đến ngân hàng vay
vàng ra bán cho cửa hàng. Cửa hàng vàng đem tiền đến mua thì số tiền này được đưa
vào ngân hàng trước để làm tài sản thế chấp cho số vàng vay ra. Như vậy, nhà đầu tư
chỉ bỏ ra một số tiền nhỏ bằng 1/10 hoặc ít hơn tùy theo quy định tỷ lệ của ngân hàng
là có thể thực hiện nghiệp vụ này. Ngân hàng thì đơn thuần thực hiện nghiệp vụ tín
dụng nhưng khách hàng lại thực hiện việc đầu tư. Nghiệp vụ này xảy ra rủi ro cho cả
hai phía, nếu sai hướng thì nhà đầu tư phải chịu mất tài sản rất nhiều, vì họ dùng vốn
của mình làm đòn bẩy tài chính. Ngược lại, nếu ngân hàng mua vàng với giá cao đem
cho vay chưa thu hồi được để bán hoặc không mua được khi giá vàng rẻ vì đã cho vay

tiền giữ vàng thì ngân hàng đã thiệt hại. Đồng thời, khi giá vàng biến động, giả sử cho
8
vay vàng thế chấp bằng tiền mặt thì khi giá vàng tăng xảy ra rủi ro tài sản đảm bảo sẽ
không đủ xử l ý nợ, ngược lại khi cho vay tiền đồng thế chấp vàng thì giá vàng hạ sẽ
khiến ngân hàng gặp rủi ro do khách hàng khi bán vàng cũng không thể đủ lượng tiền
mặt đã vay của ngân hàng. Vì lợi nhuận lớn nên nghiệp vụ này thu hút nhiều nhà đầu
tư.
1.4.5 Mua bán trực tiếp – môi giới: Ngân hàng thực hiện mua bán vàng để bảo đảm
nguồn quỹ nên hoạt động này giống như môi giới và giống các doanh nghiệp kinh
doanh vàng, hoạt động này không đem lại lãi nhiều cho ngân hàng.
1.4.6 Mua bán trạng thái: Là việc mua bán vàng của ngân hàng diễn ra không cùng
thời điểm, gọi là trạng thái vì nó sẽ thể hiện số dư dương trên tài khoản (nếu mua vàng)
và số dư âm trên tài khoản (nếu bán vàng). Tài khoản âm nhưng không phải bán khống
mà ngân hàng có thể tận dụng nguồn huy động từ khách hàng, ngược lại ngân hàng có
thể mua vàng dự trữ để phục vụ việc cho vay hay để bán lại vào một thời điểm giá cao
hơn. Bởi hoạt động này cuối cùng ngân hàng phải cân bằng trạng thái nên khác với
việc mua bán khống, tức là có sự vận động của hàng hóa và tiền tệ, việc mua bán vàng
tiền tệ cũng có nghĩa là ngân hàng đang tiến hành hoạt động đầu tư. Do có sự chênh
lệch giữa thời điểm mua và bán nên sẽ có rủi ro về giá rất lớn, và cũng chính sự chênh
lệch này tạo ra lãi hoặc lỗ rất lớn cho ngân hàng. Chính vì vậy, nếu ngân hàng có khả
năng dự đoán được biến động của giá vàng trên thế giới thì hoạt động này rất có lãi.
Hiện nay hoạt động này ít diễn ra và có diễn ra thì thời gian tồn tại cũng tương đối
ngắn để tránh rủi ro. Ngân hàng có được lợi thế rất nhiều do nguồn vốn huy động vàng
từ dân cư nhiều, ngân hàng có thể bán cho nhà đầu tư và sẽ mua lại vào một thời điểm
khác khi giá vàng hạ. Ngược lại, ngân hàng có thể mua vàng lúc giá thấp và giải quyết
nguồn hàng tồn này bằng cách cho khách hàng vay.
1.4.7 Chốt nguội, mua hộ vàng khách hàng: Ngân hàng thực hiện nghiệp vụ này do
lợi thế từ quota nhập khẩu vàng, từ nguồn ngoại tệ sẵn có để thu lợi. Do thời gian nhập
9
vàng và dập vàng khiến xảy ra độ trễ và ngân hàng tiến hành bán lúc giá cao và chọn

thời điểm nhập giá thấp từ quốc tế.
1.4.8 Kinh doanh phối hợp: Hoạt động này là phối hợp các hoạt động được phép thực
hiện để thu lợi nhuận và giảm rủi ro cho ngân hàng. Ví dụ ngân hàng có thể bán nguồn
vàng gửi tiết kiệm huy động được từ khách hàng cho nhà đầu tư, sau đó, để cân bằng
trạng thái, ngân hàng sẽ thực hiện hợp đồng Spot trên tài khoản hoặc Forward đối với
thị trường nước ngoài. Như vậy, ngân hàng đã bảo hiểm trạng thái rủi ro của mình.
Ngược lại, ngân hàng có thể mua vàng trong nước và bán vàng trên tài khoản hoặc thực
hiện hợp đồng Forward để cân bằng trạng thái.
Ngoài ra, khi thị trường option vàng liên hàng chưa có, khi khách hàng trong
nước muốn thực hiện hợp đồng option với ngân hàng thì ngân hàng sẽ tái k ý hợp đồng
option này sang thị trường quốc tế.
Kinh doanh vàng phối hợp thể hiện trình độ và đẳng cấp của ngân hàng nhằm
tối đa hóa lợi nhận với rủi ro thấp nhất bằng việc phối hợp các hoạt động được phép
thực hiện.
1.4.9 Kinh doanh vàng trên tài khoản: Hiện có nhiều ngân hàng và công ty vàng bạc
đá qu ý được phép triển khai nghiệp vụ này gồm: Ngân hàng Eximbank, Sacombank,
Việt Á, Á Châu và Phương Đông Phương Nam; Công ty vàng bạc đá qu ý Sài Gòn –
SJC, Công ty kinh doanh mỹ nghệ vàng bạc đá qu ý Ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn Việt Nam, Công ty vàng bạc đá qu ý Ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn TP.HCM. Đây là nghiệp vụ được Ngân hàng nhà nước và Vụ quản l ý
ngoại hối cho phép triển khai từ năm 2006 nhưng đây là nghiệp vụ rất triển vọng, đang
được các ngân hàng triển khai gấp rút, đến nay có nhiều ngân hàng đang hoạt động,
đầu tiên là ngân hàng Á Châu và mới đây là ngân hàng Việt Á, Eximbank, Phương
Nam. Bởi chưa có quy chế quản l ý cụ thể nên nhà đầu tư hiện tham gia nhưng gặp rất
nhiều khó khăn khi các tổ chức giao dịch vàng thay đổi quy định theo chủ ý. Kinh
doanh vàng trên tài khoản đòi hỏi khoản k ý quỹ rất nhỏ làm yếu tố đòn bẩy để kinh
10
doanh trên 1 khối lượng lớn, đồng thời việc mua bán liên tục theo giá cập nhật công
khai hiện thu hút rất nhiều nhà đầu tư tham gia, mỗi ngày khối lượng giao dịch đạt bình
quân 200.000 đến 300.000 lượng, có ngày lên đến 400.000 lượng.

Các ưu điểm của việc kinh doanh vàng tài khoản như sau:
 Giảm lượng vàng vật chất cất trữ trong dân cư và lượng ngoại tệ trên thị trường
vàng cũng sẽ được hạn chế.
 Nguồn vàng huy động được cải thiện
 Gắn kết giá cả liên thông với thị trường quốc tế, vận động sát theo cung cầu,
ngày càng hội nhập với việc kinh doanh vàng trên tài khoản và các sản phẩm
phái sinh như các thị trường tài chính trên thế giới.
Một sự thật có thể thấy là thống kê giao dịch kinh doanh vàng của các ngân hàng
trong thời gian vừa qua cho thấy lãi từ kinh doanh vàng của ngân hàng mỗi năm gần
đây từ 20 đến 30 tỷ đồng và 1 điều hiển nhiên là khi ngân hàng lãi thì có một bộ phận
lớn nhà đầu tư bị thiệt hại. Điều đó có nghĩa là ngân hàng chưa thật sự hỗ trợ nhà đầu
tư trong việc kinh doanh và mục tiêu của ngân hàng không phải tìm kiếm lợi nhuận
trên thị trường quốc tế mà kiếm lợi nhuận từ chênh lệch giữa giá vàng quốc tế và giá
vàng trong nước khi có những nhân tố tác động.

1.5 Phân tích những yếu tố làm ảnh hưởng đến giá vàng
1.5.1 Cung – Cầu
Sản lượng cung và nhu cầu tiêu thụ vàng là một nhân tố ảnh hưởng đến giá
vàng. Thông thường tháng 8 là vào mùa lễ hội tại Ấn Độ, nhu cầu mua nữ trang tăng
đáng kể khiến lượng nhập khẩu tăng làm giá vàng cũng tăng theo, nơi mà tiêu thụ vàng
trong tháng 8 tăng 45% so với năm rồi và hoạt động nhập khẩu tăng 56% trong tháng 8
năm nay. Nhu cầu ở Trung Đông và Châu Á cũng tác động mạnh đến giá vàng, trong
thời gian qua đã có thời điểm USD mất giá mạnh mẽ, giá dầu tăng đột biến khiến các
11
quốc gia xuất khẩu dầu mỏ lớn trên thế giới tăng cường mua vàng vào để bảo toàn tài
sản thay thế cho dự trữ bằng USD.
Những dấu hiệu tăng giá cũng đã được hình thành khi các chuyên gia cho rằng
sản lượng đang thiếu hụt tại các mỏ tại Nam Phi và Australia. Các mỏ vàng mới có trữ
lượng không đáng kể nhưng nhu cầu thế giới thì đang gia tăng, có thể thấy qua việc
doanh số bán vàng tính theo số lượng tăng 300%/năm và giá trị của doanh số tăng

200% chỉ trong tháng 8.
1.5.2 Do ảnh hưởng của giá DẦU
Dầu cũng là một loại hàng hóa ảnh hưởng trực tiếp đến giá vàng. Khi giá năng
lượng tăng, có thể đẩy các ngành sản xuất dịch vụ nhất là vận chuyển rơi vào khó khăn
vì vậy khi giá dầu tăng quá mức thường gây tác động xấu đến nền kinh tế nhất là gây ra
tình trạng lạm phát, kém tăng trưởng khiến giá cả các loại hàng hóa sản xuất ra trở nên
đắt đỏ, dẫn đến tình trạng lạm phát, chính vì vậy, giá vàng cũng sẽ biến động theo cùng
chiều hướng là tăng theo giá dầu do nhu cầu đầu tư tránh rủi ro. Có thời điểm giá dầu
tăng quá cao từ điểm 100 USD/thùng hồi đầu năm sau đó liên tiếp chinh phục các đỉnh
cao mới là 147,24 USD/thùng thì giá vàng lúc đó cũng lên đến đỉnh kỷ lục là 1032
USD/ounce. Cũng còn một nguyên do khác là khi giá dầu tăng cao do cầu vượt cung
thì các nước trong khối OPEC và các nước xuất khẩu dầu đều thu được nhiều ngoại tệ,
lúc đó họ sẽ chuyển sang mua vàng dự trữ khiến giá vàng bị đẩy lên theo.
Tuy nhiên, trong thời gian từ cuối tháng 8 đầu tháng 9, ảnh hưởng từ tình hình
kinh tế thế giới nhất là Mỹ và Châu Âu suy thoái khiến dự đoán nhu cầu tiêu thụ dầu sẽ
giảm làm giá dầu tụt dốc xuống đến mức 92.21 USD/thùng ngày 15/09/08 ở phiên
Newyork nhưng giá vàng lại phục hồi từ mức 737 USD/ounce ngày 08/09 lên trở lại
mức 782 USD/ounce ngày 15/09. Có thể thấy khoảng thời gian tháng 3 đến tháng 6,
mọi biến động về giá dầu đều có ảnh hưởng ít nhiều cùng chiều với biến động giá vàng
nhưng hiện tại khi OPEC đã cắt giảm bớt sản lượng khiến giá dầu sụt giảm thì vàng lại
tách ra và đi ngược với giá dầu. Các thông tin như dự trữ xăng, dầu, các sản phẩm khác
12
từ dầu và công suất sản xuất có tăng hay giảm cũng còn tác động vô cùng ít đến biến
động giá vàng. Điều này có thể giải thích bởi l ý do khi nền kinh tế thế giới suy thoái và
tăng trưởng chậm khiến giá dầu giảm thì vàng vẫn là loại hàng hóa các nhà đầu tư vẫn
phải nắm giữ trong danh mục của mình bởi tình hình tài chính của nền kinh tế số 1 thế
giới đang trong tình trạng báo động khi hàng loạt các Ngân hàng và tổ chức tài chính
quốc tế, các quỹ đầu tư phải phá sản. Một sự thật có thể thấy hiện nay là OPEC đã mất
đi một phần quyền kiểm soát giá dầu bởi nhu cầu giảm đột ngột mới chính là nguyên
nhân làm giá dầu giảm mạnh.

Như vậy, khi trước giá dầu và vàng thường đi cùng chiều do đều là nguồn tài
nguyên không phục hồi được, tuy nhiên, trong tình hình hiện nay thì giá vàng đôi khi
tách khỏi ảnh hưởng và biến động ngược chiều rất khó dự đoán với giá dầu.
1.5.3 Tình hình kinh tế của các cường quốc nhất là Mỹ và Châu Âu
Tình hình kinh tế Mỹ và các nước Châu Âu cũng góp một phần lớn ảnh hưởng
đến giá vàng. Do đã phát triển nền kinh tế thị trường và một nền tài chính phát triển đa
dạng, một khi nền kinh tế của các quốc gia này biến động thì các quốc gia khác cũng bị
ảnh hưởng do cũng tham gia vào thị trường Châu Âu hoặc Mỹ không ít thì nhiều (đầu
tư trực tiếp, gián tiếp, mua trái phiếu hoặc do các công ty đa quốc gia hoạt động trên
khắp thế giới). Một loạt các chỉ số kinh tế được công bố định kỳ là cơ sở để thấy được
tình hình tài chính của các quốc gia này: Chỉ số đo lường mức độ lạm phát (CPI, PPI,
PCE); GDP; Chỉ số tiêu dùng (Chỉ số bán lẻ, bán sỉ, hàng hóa lâu bền); Chỉ số về sức
sản xuất, Lãi suất và các hoạt động khác của FED công bố; Thị trường lao động (Báo
cáo việc làm, Chỉ số việc làm trong khu vực dịch vụ, Chỉ số thất nghiệp); Thị trường
nhà (Chỉ số nhà hoàn thành, Doanh số nhà mới, Doanh số nhà mua bán, Dự án cấp
phép); Dòng vốn (Báo cáo ngân sách, Cán cân thương mại, Chỉ số niềm tin tiêu dùng);
Chỉ số tổng hợp (Tài khoản vãng lai, ISM). Tùy theo tình hình nền kinh tế mà các chỉ
số này sẽ thể hiện xấu hay tốt, các chỉ số này được dự báo trước, nếu chỉ số chính thức
giống như dự đoán thì thị trường ít biến động còn ngược lại thì thị trường sẽ đảo chiều.
13
Từ ngày 09/09 đến 12/9, giá vàng quốc tế đã chứng kiến một sự sụt giảm
nghiêm trọng từ mức 800 USD/ounce xuống chỉ còn mức thấp nhất là 737 USD/ounce,
sở dĩ có 1 sự dụt giảm đáng kể về giá như trên là do dự đoán tình hình kinh tế Mỹ đang
trên đà phục hồi, đồng USD mạnh lên và nhu cầu tiêu thụ giảm dẫn đến giá cả các mặt
hàng dùng để sản xuất tiêu dùng nhất là kim loại qu ý đặc biệt là vàng bị bán tháo để
mua vào các tài sản khác như chứng khoán và đầu tư vào USD. Đồng thời, thị trường
tài chính đang diễn biến phức tạp đã khiến không ít quỹ đầu tư bán ra một khối lượng
lớn vàng để bù đắp lại những khoản đầu tư thua lỗ. Ngày 12/09, khi những công bố dữ
liệu của Mỹ tương đối không khả quan như cán cân thương mại của Mỹ tiếp tục thâm
hụt trong tháng qua khi giá nhập khẩu đã giảm mạnh hơn nhiều, thị trường lao động

tiếp tục không khả quan khi số người thất nghiệp tăng cao 445.000 người (cao hơn mức
dự báo 440.000 người) đã làm USD trượt giá trở lại so với các đồng tiền khác và vàng
tăng lên mức 750 USD/ounce trong phiên Newyork. Ngày 13/09/08, vàng phục hồi lại
mức 766.50 USD/ounce. Khủng hoảng cho vay thế chấp bất động sản dưới chuẩn đã
khiến con số 5 tập đoàn tài chính lớn trên Phố Wall chỉ còn lại 2. Sau vụ phá sản Ngân
hàng đầu tư lớn nhất của Mỹ Bear Stearns, vụ Chính phủ tiếp quản Fannie Mae và
Freddie Mac, ngày 15/09, Phố Wall chứng kiến sự sụp đổ của Lehman Brothers và
AIG, thương vụ sáp nhập gây chấn động thế giới được coi là lớn nhất kể từ sau khủng
hoảng kinh tế 1929 – 1933: Bank of America mua lại Merrill Lynch với giá 50 tỷ USD.
Vụ sụp đổ các ngân hàng đầu tư lớn nhất Mỹ do cơn suy thoái khủng hoảng tín dụng
dưới chuẩn được coi như là cuộc khủng hoảng thế kỷ đã dẫn đến tâm l ý lo sợ và hoang
mang nơi các quỹ đầu tư và đầu cơ, ngày 17/09/08, vàng biến động lên mức 863
USD/ounce, trong phiên có lúc tăng tới 120 USD/ounce tại phiên Newyork. Lúc này,
Bộ tài chính và Chủ tịch FED buộc phải đệ trình lên quốc hội kế hoạch ứng cứu khẩn
cấp các ngân hàng còn lại bằng cách mua lại các khoản nợ xấu với gói cứu trợ lên đến
700 tỉ USD. Thị trường chứng khoán lao dốc trên khắp thế giới do lo sợ rủi ro, Ủy ban
chứng khoán một số quốc gia buộc phải ban bố tình trạng khẩn cấp, cho vay hỗ trợ
14
đồng thời cấm tạm thời việc bán khống để giảm bớt mối nguy hại lây lan. Chính những
khủng hoảng liên tục này và nghi ngờ khả năng giải quyết của FED mà vàng lại được
coi là tài sản đầu tư an toàn nhất trong giai đoạn hiện nay.
Kịch bản thứ nhất: Nếu kế hoạch cứu trợ 700 tỉ USD trên thất bại, tình hình
kinh tế thế giới sẽ rất xấu, suy thoái và khủng hoảng lan rộng, chắc chắn USD và một
số ngoại tệ mạnh sẽ mất giá, vàng lại trở thành tài sản an toàn nên đầu tư vào vàng lúc
này là lực chọn tối ưu nhất.
Kịch bản thứ 2: Nếu được thông qua thực hiện gói giải pháp trên thì tình trạng
lạm phát là không tránh khỏi do dự kiến sự hỗ trợ này có thể đổ ra thị trường hàng
nghìn tỉ USD. Đứng trong bối cảnh đồng USD dễ bị tổn thương như hiện nay thì các
nhà đầu tư phải chọn vàng để giảm bớt rủi ro so với nắm giữ tiền tệ hay chứng khoán.
Tuy nhiên cũng phải xem xét tới khả năng các NHTW sau khi tung tiền ra

cứu hệ thống tài chính sẽ lợi dụng lúc giá vàng cao bán bớt vàng ra để thu hồi tiền
về và làm hạ nhiệt giá vàng.
1.5.4 Các nhân tố ảnh hưởng có liên quan đến chính sách tài chính - tiền tệ
của các quốc gia trong điều hành kinh tế – Sức mạnh đồng USD
Chính sách tài chính – tiền tệ của một quốc gia thể hiện những biện pháp của
Chính phủ đối với nền kinh tế của đất nước đó. Trong thời gian qua, kể từ tháng 9/2007
đến nay, FED đã tám lần cắt giảm lãi suất từ 5,25% xuống còn 2% như hiện nay. Mỗi
lần cắt giảm lãi suất đều có những mục đích nhất định, thời gian vừa qua là do tình
hình suy thoái của Mỹ bắt nguồn từ khủng hoảng nợ dưới chuẩn, do đó FED buộc phải
có những biện pháp để kích thích tiêu dùng và đầu tư cho tăng trưởng, mỗi lần cắt giảm
lãi suất thì giá vàng lại biến động tăng cao, do lo sợ tình hình kinh tế khó khăn và lạm
phát tăng nên các nhà đầu tư đổ vào vàng như một giải pháp cuối cùng.
1.5.4.1 Ảnh hưởng trực tiếp của chính sách tiền tệ tới giá vàng
Ngày Tăng Giảm Lãi suất
18/09/07 -50 4,75%
15
31/10/07 -25 4,50%
11/12/07 -25 4,25%
22/01/08 -75 3,50%
30/01/08 -50 3,00%
18/03/08 -75 2,25%
05/2008 -25 2,00%

Giá vàng từ tháng 9/07 đến thời điểm hiện nay tăng theo từng đợt cắt giảm lãi
suất của FED, tháng 9/07 giá vàng tăng lên mức 700 USD/ounce khi FED cắt giảm 50
điểm %, tháng 10 giá vàng tăng lên mức 750 USD/ounce khi lãi suất giảm 0,25%,
tháng 11 xoay quanh mức 800 USD/ounce. Tháng 1-2/08 vàng tăng lên mức cao mới là
850 – 900 USD/ounce khi lãi suất chỉ còn 3%. Ngày 18/3, đợt cắt giảm lãi suất xuống
còn 2,25% giá vàng đột biến trước đó lên gần 1030 USD/ounce rồi mới chịu hạ nhiệt
sau đó.

Tuy nhiên, vấn đề chủ yếu ở đây bắt nguồn từ mở rộng cung tiền quá mức trong
thời gian gần đây khiến nguy cơ lạm phát đang rình rập nền kinh tế Mỹ do cung tiền
không dành cho đầu tư mà chủ yếu giải quyết tình trạng sụp đổ của các tổ chức tài
chính đang trong tình trạng chờ phá sản.
Ngược lại, lãi suất tăng cao quá mức cũng không phải thể hiện một nền kinh tế
mạnh, do lo ngại tình trạng lạm phát cản trở kinh tế, ECB kiên định chính sách lãi suất
cao để ngăn chặn lạm phát dù vẫn đối mặt với việc nhu cầu tín dụng của doanh nghiệp
và hộ gia đình sẽ bị hạn chế và sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng (Lãi suất ECB hiện giữ
nguyên ở mức 4,25% trong khi FED vẫn chưa tăng lãi suất và kềm chế ở mức 2% ).
Việt Nam là một ví dụ điển hình và gần gũi cho thấy lãi suất cao nhưng giá trị đồng
tiền không mạnh bởi lãi suất cao để bù đắp cho sự trượt giá của đồng tiền và nhằm mục
đích thu hẹp cung tiền hạn chế lạm phát do tình trạng đầu tư không hiệu quả, năng suất
kém.

×