MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TIẾT BÀI TẬP VẬT
LÍ LỚP 12 HỆ GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
I. Lí do thực hiện SKKN
Vật lí là một môn khoa học tự nhiên, đòi hỏi khả năng tư duy sáng tạo của
người nghiên cứu. Môn vật lí đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình giáo dục
kể từ bậc THCS đến THPT. Do đặc thù của bộ môn là môn có kèm theo các bài tập
ứng dụng nên trong phân phối chương trình vật lí bậc THPT đã có riêng những tiết bài
tập nhằm giúp học sinh hiểu sâu thêm những kiến thức đã được học trong phần lí
thuyết đồng thời đem những lí thuyết đó áp dụng vào thực tế.
Tuy nhiên, đa số học sinh, đặc biệt là những học sinh đang theo học hệ giáo dục
thường xuyên, lại gặp rất nhiều khó khăn trong việc giải quyết các bài tập vật lí, đặc
biệt là bài tập trong chương trình vật lí lớp 12. Vì lý do đó nên tôi viết bài sáng kiến
kinh nghiệm này nhằm đưa ra những kinh nghiệm tôi đã có được trong quá trình giảng
dạy nhằm góp phần đưa ra được một phương pháp giảng dạy tiết bài tập môn vật lí,
giúp học sinh có được những kết quả tốt hơn trong các kỳ thi, đặc biệt là kỳ thi tốt
nghiệp THPT.
II. Nội dung SKKN
1. Những nguyên nhân gây khó khăn cho học viên trong quá trình học bài
tập môn vật lí
- Đa số học viên đang theo học hệ giáo dục thường xuyên có khả năng tiếp thu
tương đối chậm hơn so với đối tượng học sinh đang theo học ở phổ thông nên khi tiếp
cận các bài tập thì khả năng tư duy, suy nghĩ độc lập của học viên cũng bị hạn chế.
- Các học viên đa số vừa tham gia học, vừa tham gia công tác ở địa phương nên
việc rèn luyện thêm ở nhà là rất hạn chế, học viên đa số học bài ở lớp là chính.
- Số lượng kiến thức tương đối nhiều, học viên khó tự nhận ra các dạng bài tập
chính cần nhớ nên gặp khó khăn trong việc làm lại bài tập, đặc biệt là các bài tập của
những chương trước.
- Thời gian tiết bài tập ngắn nên khả năng làm hết tất cả bài tập là không thể.
- Khả năng tính toán của học viên còn hạn chế nên giải quyết các bài tập gặp
nhiều khó khăn, đặc biệt là khả năng chuyển vế và bấm máy tính.
2. Giải pháp thực hiện
- Chuẩn bị các dạng bài tập chính cần giải quyết trong tiết bài tập. Để chuẩn bị
tốt cần phân chia các dạng bài tập theo từng chương, lựa chọn dạng bài tập của chương
phù hợp với kiến thức vừa học ở tiết lý thuyết trước để giảng dạy trong tiết bài tập.
- Phân ra các dạng bài tập cơ bản rồi giảng dạy trong tiết. Việc này góp phần
làm cho học viên dễ nhớ các dạng bài tập hơn, không bị phân tán trong quá trình ôn
tập. Học viên sẽ biết được phần trọng tâm để ôn tập có hiệu quả.
- Soạn tóm tắt lý thuyết và một số bài tập minh họa cho các dạng bài tập đó.
- Photo cho học viên các bài tập để rèn luyện trên lớp và ở nhà nhằm tiết kiệm
thời gian lên lớp.
- Tiến trình các bước chính trong tiết dạy bài tập:
• Tóm tắt lý thuyết: các công thức, các dạng bài tập cần giải quyết trong
tiết.
• Đưa ra từng bài tập ví dụ cho các dạng bài tập vừa nêu
• Cho học viên giải bài tập theo đề bài tập đã photo trước
• Nhận xét, đánh giá bài làm của học viên, rút ra những điểm thường hay
sai sót của học viên khi làm bài, đưa ra những kinh nghiệm giải bài trắc
nghiệm.
• Dặn bài tập về nhà cho học viên
Ví dụ: Phân dạng bài tập phần giao thoa ánh sáng.
Giáo viên cần chuẩn bị trước việc phân ra các dạng bài tập của phần giao thoa ánh
sáng gồm các dạng trọng tâm sau:
Dạng 1: Tìm khoảng vân giao thoa
λD
Công thức tính khoảng vân: i =
a
i: khoảng vân
D: khoảng cách 2 khe sáng tới màn.
a: khoảng cách 2 khe sáng.
λ: bước sóng giao thoa.
Dạng 2: Tìm bước sóng giao thoa.
Công thức tính bước sóng: λ =
a.i
D
Dạng 3: Tìm vị trí vân sáng, vân tối
λD
Vị trí vân sáng: xs = k .i = k
, với k = bậc vân sáng
a
1
1 λD
Vị trí vân tối: xt = k + ÷i = k + ÷
, với k = thứ vân tối – 1.
2
2 a
Dạng 4: Tìm khoảng cách 2 vân:
Tìm vị trí vân sáng 1: x1
Tìm vị trí vân sáng 2: x2
Khoảng cách 2 vân:
Cùng bên vân trung tâm: x = x2 − x1
Khác bên vân trung tâm: x = x2 + x1
Dạng 5: Xác định tại M là vân sáng hay tối
Lập tỷ số K =
xM
i
Nếu K là số nguyên: vân sáng bậc K
1
2
'
Nếu K là số bán nguyên ( K = K + ): vân tối thứ K’
…..
- Sau khi đã phân dạng như trên, ta tiến hành soạn các câu hỏi trắc nghiệm phù
hợp với nội dung các dạng để minh họa cho học viên và hướng dẫn học viên các bài
tập tương tự.
- Trong quá trình giải bài tập học viên có thể mắc một số lỗi như chuyển vế sai,
đổi đơn vị không chính xác, giáo viên tiến hành chữa lỗi cho học viên ngay tại lớp để
học viên khắc sâu kiến thức, đặc biệt là phần mình vừa sai.
- Dù đặc thù môn vật lí khi thi tốt nghiệp được thi ở hình thức trắc nghiệm
nhưng cần rèn luyện khả năng giải bài toán tự luận để khi chuyển sang làm bài trắc
nghiệm, học viên sẽ làm bài tốt hơn vì chỉ cần tính toán, không cần trình bày lời giải.
- Hướng dẫn học viên một số kinh nghiệm khi làm bài trắc nghiệm. Ví dụ trong
quá trình làm bài nếu không nhớ được cách đổi đơn vị có thể để nguyên số và tính để
so sánh với kết quả, chú ý đơn vị thường gặp như a thường là mm, D thường là m, λ
thường là µm và tính ra i thường là mm. Việc đó giúp những học viên yếu kém có thể
kiếm được điểm trong trường hợp không đổi đơn vị được nhưng vẫn chọn được đáp án
giống như kết quả đã tính toán.
- Khi giảng dạy tiết bài tập, giáo viên cần trang bị thêm khả năng bấm máy tính
cho học viên để tiết kiệm thời gian trong quá trình làm bài trắc nghiệm.
III. Kết luận
Những biện pháp trên đã được tôi thực hiện trong quá trình giảng dạy và đạt kết
quả tương đối tốt, phần lớn học viên nhớ được các dạng bài tập, các công thức áp dụng
và vận dụng tương đối tốt để giải các bài tập được giao.
Tùy vào mức độ nhận thức của học viên ta có thể thêm vào những dạng bài tập
khó hơn để những học viên giỏi có thể rèn luyện thêm hoặc chỉ để lại những dạng bài
tương đối dễ nhưng vẫn đảm bảo kiến thức tối thiểu học viên cần đạt được theo chuẩn
kiến thức kỹ năng mà Bộ đã ban hành.
Việc chuẩn bị trước như vậy giúp giáo viên tranh thủ được thời gian trên lớp để
có thể cung cấp cho học viên nhiều kiến thức hơn, giải được nhiều bài tập hơn giúp
học viên có thể nhớ bài ngay trên lớp.
Trên đây là những kinh nghiệm của tôi trong quá trình giảng dạy bài tập môn
vật lí THPT hệ giáo dục thường xuyên.
Người viết sáng kiến
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................