GÓP PHẦN TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH
BẰNG PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
I. Cơ sở lý luận và thực tiễn:
Dạy văn là quá trình hướng dẫn học sinh khám phá, rung động với vẻ đẹp nội dung
và hình thức của tác phẩm, từ đó, trang bị năng lực sử dụng tiếng mẹ đẻ với các kĩ năng
nghe, nói, đọc, viết và bồi dưỡng tình người, lẽ đời cho học sinh.
Để thực hiện tốt phương pháp dạy học tạo hứng thú sáng tạo cho học sinh, bên cạnh
việc đổi mới một số phương pháp giảng dạy (như cách đặt câu hỏi, cách kiểm tra, đánh
giá...) thì việc sử dụng các phương tiện, đồ dùng dạy học cũng rất quan trọng. Việc sử
dụng đúng, sử dụng hợp lí đồ dùng dạy học trong các giờ dạy với những hình ảnh, âm
thanh sinh động làm cho người học dễ dàng tiếp thu, khắc sâu kiến thức và sẽ đem lại sự
hứng thú trong học tập cho học sinh; tăng tính tích cực, chủ động sáng tạo ; tăng khả năng
tự học; tăng bản lĩnh tự tin; chất lượng, hiệu quả dạy học cao.
Đồ dùng dạy học bao gồm các thiết bị dạy học mà nhờ đó giáo viên minh hoạ truyền
thụ kiến thức cho học sinh, là một trong những điều kiện quan trọng góp phần nâng cao
chất lượng dạy - học. Giá trị lớn nhất của việc sử dụng hợp lý đồ dùng dạy học là sự tác
động tích cực của chúng đến các giác quan của học sinh.
II. Các phương pháp sử dụng đồ dùng dạy học:
Trong bài viết này, chúng tôi chỉ tập trung vào một số tiết dạy trong chương trình
Ngữ văn lớp 11
1. Lập kế hoạch sử dụng đồ dùng dạy học:
- Trước hết, chúng ta cần xác định bài dạy có thể sử dụng đồ dùng dạy học. Sau đó, xác
định loại đồ dùng có thể sử dụng trong giảng dạy bài học đó.
- Tiếp theo, chúng ta xác định loại đồ dùng nào đã có sẵn, loại đồ dùng nào phải tự làm và
lên kế hoạch sử dụng cũng như kế hoạch làm đồ dùng.
KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC CỦA GIÁO VIÊN
MÔN NGỮ VĂN LỚP 11
Tuần Tiết CT
2
7
Tên bài dạy
Câu cá mùa thu
Loại đồ dùng
Ghi chú
Chân dung tác giả
Nguyễn
Cảnh mùa thu Bắc bộ
Khuyến
Sơ đồ hóa điểm nhìn cảnh thu của
tác giả
Thuyết minh về tác giả văn học
Tuần Tiết CT
Tên bài dạy
Loại đồ dùng
Ghi chú
Nguyễn Khuyến
13
4
Bài ca ngất
ngưởng
22- 23- Văn tế nghĩa sĩ
24
Cần Giuộc
6
10
37- 38- Hai đứa trẻ
39
Chân dung tác giả
Đoạn thuyết minh về hát nói
Chân dung tác giả
Đoạn thuyết minh về chùa Tôn
Nguyễn
Công Trứ
Nguyễn
Đình
Thạnh
Chiểu
Chân dung tác giả
Thạch
Ảnh về phố huyện Cẩm Giàng
Biểu bảng về nghệ thuật đối lập
Lam
giữa ánh sáng và bóng tối
11
41-42-
Chữ người tử tù
43- 44
Chân dung tác giả
Ảnh về chữ thư pháp
Nguyễn
Tuân
Ảnh về cảnh cho chữ
12
45-4647
Hạnh phúc một
Chân dung tác giả
tang gia
Trích phim Số đỏ
Sơ đồ hóa quan hệ giữa các nhân
Vũ Trọng
Phụng
vật
14
54- 55- Chí Phèo
56
Chân dung tác giả Phim Làng Vũ
Nam Cao
Đại ngày ấy
Sơ đồ tóm tắt tác phẩm
Sơ đồ hóa quá trình tha hóa của
Chí Phèo
24
89-90
Đây thôn Vĩ Dạ
Chân dung tác giả
Hình ảnh tấm bưu thiếp
Hàn Mặc
Tử
Tranh ảnh về xứ Huế
Đoạn clip diễn ngâm bài thơ
25
92
Chiều tối
Chân dung tác giả
Bản đồ chuyển lao
Biểu bảng sự vận động của mạch
thơ
2.
Một số minh họa cụ thể:
a.
Tranh ảnh, phim ảnh:
-
Chân dung tác giả:
Hồ Chí
Minh
Hồ Chí Minh
Nam Cao
- Phim ảnh:
+ Phim thuyết minh di tích lịch sử chùa Tôn Thạnh (sử dụng trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần
Giuộc – Nguyễn Đình Chiểu)
+ Phim thuyết minh về tác giả văn học Nguyễn Khuyến (sử dụng trong bài Câu cá mùa
thu – Nguyễn Khuyến)
+ Phim chuyển thể từ tác phẩm văn chương: Làng Vũ Đại ngày ấy (tác phẩm Chí Phèo),
phim Số đỏ (trích Hạnh phúc của một tang gia)
+ Clip về một số loại hình văn học khác: Clip diễn ngâm bài Đây thôn Vĩ Dạ
b. Biểu bảng:
Lập biểu bảng về mạch vận động thơ trong Chiều tối
Hai câu đầu
Khung cảnh thiên nhiên
Hai câu sau
……
Cảnh vật : trời mây, chim muông
……
Không gian núi rừng hoang vu
……
Thời gian : chiều tà
……
c.Sơ đồ:
Sơ đồ hóa mối quan hệ giữa các nhân vật trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia:
+ Bước 1 : GV đặt câu hỏi : Những ai vui vẻ, hạnh phúc trước cái chết của cụ cố tổ?
Họ có mối quan hệ như thế nào với nhau?
+ Bước 2 : HS trả lời
+ Bước 3 : GV yêu cầu HS lập sơ đồ hóa về mối quan hệ giữa các nhân vật trong
đoạn trích.
+ Bước 4 : HS thực hiện và trình bảy
+ Bước 5 : GV nhận xét đánh giá
Cái chết của cụ cố Tổ
Niềm vui của những người tang
quyến
Niềm vui của đám con
cháu
Cụ cố
Hồng
Văn
Minh
Phán
mọc
sừng
Tuyết
Tú
Tân
Cản
h
sát
Cả một xã hội bất nhân
- Ảnh sơ đồ:
Sơ đồ chuyển lao trong bài Chiều tối của Hồ Chí Minh
Bạn
cụ
Hồng
Đám
trai
gái
Sư
Tăng
Phú
+ Bước 1 : cho học sinh quan sát ảnh sơ đồ chuyển lao để nêu cảm nhận về các chặng
đường chuyển lao vất vả, gian khổ của Bác.
+ Bước 2 : GV nêu câu hỏi: những nơi Bác đi qua trong quá trình chuyển lao? nêu nhận
xét về quá trình chuyển lao của Bác?
+ Bước 3 : HS trình bày
+ Bước 4 : GV nhận xét, bổ sung, khái quát thành các luận điểm, giảng bình.
III. Kết luận:
Như vậy, có thể coi việc sử dụng các đồ dùng dạy học là một trong những biện pháp
hiệu quả trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy giờ học Ngữ văn. Việc sử dụng đúng
lúc, đúng chỗ, phù hợp với nội dung bài dạy sẽ góp phần kích thích hứng thú học tập của học
sinh. Các em sẽ tích cực hơn, thích phát biểu bài, theo dõi bài chăm chú hơn, ghi chép cẩn
thận hơn vì có những mẫu quan sát trực quan. Giáo viên hoàn toàn có khả năng tự làm được
các đồ dùng phục vụ giảng dạy trên giấy Trôki, bìa cứng, bảng viết... mà không cần phải sử
dụng những phương tiện giảng dạy hiện đại tốn kém. Cần có kế hoạch làm và sử dụng đồ
dùng dạy học để các đồ dùng ấy ngày càng phát huy hiệu quả trong giảng dạy bộ môn Ngữ
văn nói riêng cũng như các bộ môn khác trong nhà trường nói chung.
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ mà tổ văn trường đã đúc rút qua quá trình giảng
dạy bộ môn Ngữ văn. Vì thế, khó tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận đuợc những ý
kiến đóng góp của các thầy cô giáo.