Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thị xã đồng xoài, đề xuất các giải pháp quản lý và kỹ thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 82 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này, trước tiên chúng
em xin trân trọng kính gởi lòng biết ơn sâu sắc đến Th.s Nguyễn Ngọc Châu, thầy
hướng dẫn đề tài nghiên cứu khoa học, đã tin tưởng, tạo cơ hội và tận tình hướng
dẫn, giúp chúng em hoàn thiện ý tưởng, truyền đạt những kiến thức, những kinh
nghiệm và những lời chỉ dạy vô cùng quý báu cho đề tài nghiên cứu khoa học.
Lòng biết ơn xin được gửi đến các thầy cô Khoa Công nghệ sinh học - Môi
trường, trường Đại Học Lạc Hồng đã tận tình giúp dạy dỗ chúng em trong suốt quá
trình học tập và khuyến khích để chúng em hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học
này.
Lòng cảm ơn chân thành xin được gửi đến các anh chị ở Sở Tài Nguyên và
Môi Trường tỉnh Bình Phước, đặc biệt là Th.S Nguyễn Đức Cửu - Phó Chi Cục
Trưởng, Chi cục Bảo vệ Môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình
Phước đã hết lòng giúp đỡ chúng em trong quá trình thu thập thông tin về Thị xã
Đồng Xoài cũng như trong các đợt đi thực địa.
Xin cảm ơn các anh chị ở Xí nghiệp Công Trình Công Cộng Thị xã Đồng
Xoài, Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt Đồng Xoài đã giúp đỡ chúng em thu
thập những thông tin quý báu cho đề tài nghiên cứu.
Sau cùng, lòng biết ơn chân thành nhất xin được dành cho gia đình, những
người bạn thân đã giúp đỡ, động viên trong suốt quá trình học tập và hoàn thành đề
tài nghiên cứu khoa học này.
Chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Thanh Thủy
Ngô Diệu Linh


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ XÃ ĐỒNG XOÀI .....................................3
1.1 Điều kiện tự nhiên ............................................................................................. 3
1.1.1 Vị trí địa lý ................................................................................................. 3
1.1.2 Đặc điểm địa hình ...................................................................................... 3
1.1.3 Đặc điểm khí hậu ....................................................................................... 3
1.1.4 Đặc điểm thuỷ văn ..................................................................................... 4
1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................................4
1.2.1 Điều kiện kinh tế ........................................................................................ 4
1.2.1.1 Sản xuất nông nghiệp ........................................................................ 5
1.2.1.2 Sản xuất công nghiệp-xây dựng ........................................................ 5
1.2.1.3 Thương mại - dịch vụ........................................................................ 6
1.2.1.4 Điều kiện hạ tầng kỹ thuật ................................................................. 6
1.2.2 Điều kiện xã hội ........................................................................................ 7
1.2.2.1 Dân số ................................................................................................ 7
1.2.2.2 Giáo dục- Đào tạo .............................................................................. 7
1.2.2.3 Y tế ..................................................................................................... 8
1.3 Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội Thị xã Đồng Xoài giai đoạn
2006 – 2011 và định hướng đến năm 2020 . ........................................................... 8
CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ
THỊ............................................................................................................................ 11
2.1 Định nghĩa chất thải rắn đô thị ........................................................................11
2.2 Nguồn gốc, thành phần của chất thải rắn đô thị . .........................................11
2.2.1 Nguồn phát sinh chất thải rắn đô thị. ....................................................... 11
2.2.2 Thành phần chất thải rắn đô thị ................................................................ 12


2.3 Hệ thống thu gom, vận chuyển CTR đô thị ...................................................12

2.3.1 Hệ thống thu gom sơ cấp.......................................................................... 13
2.3.2 Hệ thống thu gom thứ cấp ....................................................................... 13
2.3.3 Vạch tuyến thu gom vận chuyển .............................................................. 13
2.4 Một số phương pháp xử lý chất thải rắn đô thị chủ yếu ................................ 14
2.4.1 Phương pháp cơ học ................................................................................. 14
2.4.2 Phương pháp đốt ...................................................................................... 14
2.4.3 Phương pháp chôn lấp chất thải hợp vệ sinh ........................................... 14
2.4.4 Phương pháp chế biến phân compost ...................................................... 14
2.5 Các văn bản pháp luật liên quan đến công tác quản lý chất thải rắn ở Việt
Nam . ..................................................................................................................... 15
2.6 Tình hình quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên thế giới và tại Việt
Nam ....................................................................................................................... 16
2.6.1 Tình hình quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên thế giới .............. 16
2.6.2 Tình hình quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạtở các đô thị Việt Nam.17
CHƢƠNG 3: HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI
THỊ XÃ ĐỒNG XOÀI ............................................................................................ 19
3.1 Hiện trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại Thị xã Đồng Xoài .................19
3.1.1 Nguồn gốc và thành phần chất thải rắn sinh hoạt .................................... 19
3.1.2. Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt. ......................................................... 20
3.2 Hiện trạng thu gom chất thải rắn sinh hoạt của Thị xã Đồng Xoài ................20
3.3 Hiện trạng vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của Thị xã Đồng Xoài. ..........21
3.3 Hiện trạng xử lý chất thải rắn sinh hoạt của Thị xã Đồng Xoài ..................... 23
3.4 Hiện trạng về hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thị xã Đồng xoài.24
3.5 Hiện trạng công tác tuyên truyền và nhận thức của người dân Thị xã Đồng
Xoài về công tác bảo vệ môi trường .....................................................................25
CHƢƠNG 4: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH
HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ ĐỒNG XOÀI VÀ ĐỊNH HƢỚNG ĐẾN
NĂM 2020. ...............................................................................................................28



4.1 Đánh giá hiện trạng thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Thị xã Đồng
Xoài ....................................................................................................................... 28
4.2 Đánh giá hiện trạng vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Thị xã
Đồng Xoài .............................................................................................................29
4.3 Đánh giá hiện trạng xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Thị xã Đồng
Xoài ....................................................................................................................... 30
4.4 Đánh giá về tiềm năng phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. ...............30
4.5 Dự báo về khối lượng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Thị xã Đồng Xoài
đến năm 2020 ........................................................................................................31
CHƢƠNG 5: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN
CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊ



THU T

ÀN THỊ XÃ ĐỒNG XOÀI. ....34

5.1 Đề xuất các giải pháp trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Thị xã
Đồng Xoài .............................................................................................................34
5.1.1 iải pháp về thể chế chính sách ............................................................... 34
5.1.2 Giải pháp về giáo dục ý thức cộng đồng .................................................. 34
5.1.3

iải pháp về tăng cường năng lực quản lý.............................................. 36

5.2 Đề xuất các giải pháp kỹ thuật về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Thị xã
Đồng Xoài .............................................................................................................36
5.2.1 Triển khai công tác xã hội hóa ................................................................. 36
5.2.2 Hệ thống điểm tập kết và tuyến thu gom ................................................. 36

5.2.3 Tăng cường và đầu tư mới cơ sở vật chất phục vụ cho thu gom và vận
chuyển ............................................................................................................... 38
5.2.4 Triển khai công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn .............. 39
KẾT LU N VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................43
1. Kết luận .............................................................................................................43
2. Kiến nghị ...........................................................................................................43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 45
PHẦN PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Phân loại chất thải rắn theo nguồn phát sinh . ..........................................11
Bảng 2.2: Thành phần phân loại của chất thải rắn đô thị. ........................................12
Bảng 3.1: Thành phần chất thải rắn sinh hoạt của thị xã Đồng Xoài năm 2010.......19
Bảng 4.1: Tốc độ phát sinh rác thải được tính theo % dân số được hưởng dịch vụ.
...................................................................................................................................32
Bảng 5.1: So sánh các phương án đề xuất tuyến thu gom với tuyến hiện tại. .........37
Bảng 5.2 : Số xe đẩy tay cần đầu tư cho các xã/phường năm 2013.......................... 39


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Sơ đồ vị trí của Thị xã Đồng Xoài ............................................................ 3
Hình 1.2: Biểu đồ cơ cấu kinh tế của Thị xã qua các năm. ........................................4
Hình 1.3: Biểu đồ thu nhập bình quân đầu người qua các năm ..................................5
Hình 1.4: Biểu đồ diện tích đất nông nghiệp qua các năm .........................................5
Hình 1.5: Biểu đồ giá trị sản xuất công nghiệp-xây dựng qua các năm .....................6
Hình 1.6: Biểu đồ giá trị thương mại- dịch vụ qua các năm .......................................6
Hình 1.7: Biểu đồ dân số Thị xã qua các năm (người). ..............................................7
Hình 3.1: Biểu đồ lượng chất thải rắn sinh hoạt thu gom và phát sinh từ năm 2008
đến 6 tháng năm 2012 ............................................................................................... 20

Hình 3.2: Điểm tập kết rác trên đường Phú Riềng Đỏ .............................................22
Hình 3.3: Công nhân thu gom rác tại điểm tập kết trên đường Nguyễn Huệ .........23
Hình 3.4: Sơ đồ quy trình công nghệ. ......................................................................24
Hình 3.5: Sơ đồ tổ chức hành chính quản lý chất thải rắn sinh hoạt. ....................... 25
Hình 3.6: Biểu đồ đánh giá hình thức tuyên truyền công tác bảo vệ môi trường. ....26
Hình 3.7: Biểu đồ đánh giá sự hiểu biết của người dân về pháp luật bảo vệ môi
trường. ....................................................................................................................... 26
Hình 3.8: Biểu đồ tham gia dịch vụ thu gom chất thải rắn sinh hoạt của các hộ dân.
...................................................................................................................................27
Hình 4.1: Biểu đồ ý kiến của người dân về công tác thu gom chất thải rắn sinh hoạt.
...................................................................................................................................29
Hình 4.2: Biểu đồ đánh giá nhận thức của người dân về công tác phân loại chất thải
rắn tại nguồn. .............................................................................................................31
Hình 4.3: Biểu đồ đánh giá nhận thức của người dân về công tác phân loại chất thải
rắn tại nguồn. .............................................................................................................31
Hình 4.4: Biểu đồ dự báo khối lượng chất thải rắnsinh hoạt của Thị xã Đồng Xoài
đến năm 2020 ............................................................................................................32
Hình 5.1: Danh sách các loại chất thải rắn sinh hoạt phân loại tại nguồn ...............41
Hình 5.2: Hướng dẫn phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn ........................... 41


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BCL

Bãi chôn lấp

BVMT

Bảo vệ môi trường


CNH – HĐH

Công nghiệp hóa – hiện đại hóa

CTR

Chất thải rắn

QL 14

Quốc lộ 14

Phòng QLĐT

Phòng quản lý đô thị

Phòng TNMT

Phòng tài nguyên môi trường

UBND

Ủy ban nhân dân

Xí nghiệp CTCC

Xí nghiệp – công trình công cộng


1


PHẦN MỞ ĐẦU
Thị xã Đồng Xoài là trung tâm Tỉnh Bình Phước với diện tích là 16.769 km² và
dân số là 86.097 người (năm 2011), là vùng có mật độ dân cư đông đúc, tốc độ đô thị
hóa cao, được xác định là một trong những vùng để tạo động lực phát triển kinh tế xã hội chung của tỉnh Bình Phước. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nền kinh
tế xã hội của tỉnh Bình Phước nói chung và Thị xã Đồng Xoài nói riêng đang có
những bước phát triển nhanh chóng, thu nhập bình quân đầu người tăng từ 11,97 triệu
đồng/năm (2007) đến 29,85 triệu đồng/năm (2011), đời sống nhân dân không ngừng
được cải thiện và nâng cao. Bên cạnh sự phát triển kinh tế xã hội thì việc đô thị hóa công nghiệp hóa sẽ dẫn đến nhiều vấn đề về môi trường đặc biệt là vấn đề CTR sinh
hoạt.
Theo thống kê của cơ quan chức năng bình quân mỗi ngày lượng CTR sinh hoạt
phát sinh tại Thị xã Đồng Xoài khoảng 73,3 tấn. Với tỷ lệ CTR sinh hoạt được thu
gom đạt khoảng 75% (6 tháng năm 2012), lượng CTR sinh hoạtcòn lại chưa được thu
gom thì người dân vứt bỏ bừa bãi hoặc đốt tại sân vườn. Việc này đã gây ra các tác
động tiêu cực đến môi trường đất, nước, không khí, làm giảm chất lượng môi trường
sống, gây khó khăn cho công tác xử lý CTR sinh hoạt của nhà máy và đặc biệt là sức
khỏe của người dân trên địa bàn Thị xã.
Do lượng CTR sinh hoạt thải ra môi trường ngày càng nhiều nếu không xử lý
kịp thời, không có những biện pháp quản lý hữu hiệu thì CTR sinh hoạt sẽ ảnh hưởng
rất lớn đối với con người và môi trường. Trong khi đó, công tác quản lý và xử lý CTR
sinh hoạt trên địa bàn Thị xã chưa được quan tâm đúng mức. Vấn đề đặt ra là làm thế
nào để có thể quản lý và xử lý tốt CTR sinh hoạt trong quá trình hình thành và phát
triển các khu đô thị mới văn minh nhằm bảo vệ môi trường và sức khỏe con người.
Từ đó, có thể hình thành một hệ thống quản lý, kiểm soát CTR sinh hoạt phù hợp,
hiệu quả và hướng người dân đến một ý thức cao, tự giác về xây dựng một khu đô thị
xanh, sạch, đẹp.Chính vì đó đề tài: “ Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh
hoạt trên địa bàn Thị xã Đồng Xoài, đề xuất các giải pháp quản lý và kỹ thuật” đã
được thực hiện.



2

I. Mục tiêu của đề tài.
 Tìm hiểu về hệ thống quản lý CTR sinh hoạttại Thị xã Đồng Xoài.
 Phân tích và đánh giá hiện trạng quản lý và xử lý CTR sinh hoạt trên địa bàn
Thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước.
 Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp quản lý và kỹ thuật thích hợp nhằm giảm
thiểu ô nhiễm môi trường xuống mức thấp nhất trong tương lai.
II. Nội dung nghiên cứu.
 Thu thập về tình hình phát triển kinh tế xã hội của Thị xã Đồng Xoài.
 Thu thập các văn bản pháp lý liên quan quản lý CTR sinh hoạt.
 Thu thập các tài liệu, thông tin liên quan đến quản lý CTR sinh hoạt trên địa
bàn Thị xã Đồng Xoài và tỉnh Bình Phước.
 Khảo sát các hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý CTR sinh hoạt trên địa
bàn Thị xã Đồng Xoài.
 Phân tích và đánh giá hiện trạng quản lý và xử lý CTR sinh hoạt của Thị xã
Đồng Xoài.
 Đề xuất các giải pháp quản lý và xử lý CTR sinh hoạt trên địa bàn Thị xã
Đồng Xoài.
III. Phƣơng pháp nghiên cứu.
 Phương pháp kế thừa: Nghiên cứu tài liệu tham khảo, sách, báo và những
công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài để làm cơ sở dữ liệu cho đề tài.
 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu: thu thập thông tin về hiện trạng môi
trường, số liệu về lượng CTR sinh hoạt thu gom, thông tin về quy hoạch phát triển
đô thị…từ các cơ quan ban ngành của tỉnh Bình Phước và Thị xã Đồng Xoài trên cơ
sở đó điều tra đánh giá tình hình quản lý CTR sinh hoạttrên địa bàn Thị xã Đồng
Xoài.
 Phân tích và xử lý số liệu trên cơ sở các số liệu đã tiến hành thu thập được.
 Tham vấn ý kiến cộng đồng.
 Phương pháp so sánh: Dùng để đánh giá các tác động trên cơ sở so sánh với

các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường của Việt Nam.


3

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ XÃ ĐỒNG XOÀI
1.1 Điều kiện tự nhiên
1.1.1 Vị trí địa lý
Thị xã Đồng Xoài nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của tỉnh Bình
Phước, là một trong các vùng kinh tế quan trọng và có vị trí chiến lược, được thành
lập theo Nghị định số 90/NĐ-CP ngày 01/09/1999 của chính phủ với tổng diện tích
đất tự nhiên là 16.769 km2. Ranh giới được xác định như sau: phía Bắc, phía Đông,
phía Nam giáp huyện Đồng Phú; phía Tây giáp huyện Chơn Thành .

Hình 1.1: Sơ đồ vị trí của Thị xã Đồng Xoài [10]
1.1.2 Đặc điểm địa hình
Nằm ở độ cao trung bình là 88,63m so với mặt nước biển, có thể xếp Đồng
Xoài vào vùng cao nguyên dạng địa hình đồi, thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam
với hai dạng địa hình chủ yếu. Dạng địa hình bưng bàu thấp trũng, nằm xen kẽ với
dạng địa hình đồi thấp lượn sóng, thổ nhưỡng thường gặp trên dạng địa hình này là
đất dốc tụ, mùn...
1.1.3 Đặc điểm khí hậu
Thị xã Đồng Xoài thuộc khí hậu miền Đông Nam Bộ mang đặc điểm khí hậu
nhiệt đới xích đạo gió mùa, chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến
tháng 11 và mùa khô thường kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Các đặc điểm
khí hậu thể hiện qua các yếu tố khí tượng như sau:
 Chế độ mưa: lượng mưa trung bình hàng năm biến động từ 2.045 - 2.325
mm. Mùa mưa thường diễn ra từ tháng 5 đến tháng 11 và chiếm 90% lượng mưa cả



4

năm. Số ngày mưa trong năm khoảng 142 ngày, mưa nhiều nhất vào các tháng 7, 8
và tháng 9, các tháng 1, 2, 3 thường ít có mưa.
 Nắng: tổng số giờ nắng trong năm trung bình từ 2.400 - 2.500 giờ. Thời gian
nắng nhiều nhất vào các tháng 1, 2, 3, 4; thời gian ít nắng nhất vào các tháng 6, 7, 8,
9.
 Gió: chịu ảnh hưởng của 3 hướng gió: Chính Đông, Đông - Bắc và Tây –
Nam theo 2 mùa. Mùa khô gió chính Đông chuyển dần sang Đông - Bắc, tốc độ
bình quân 3,5 m/s. Mùa mưa gió Đông chuyển dần sang Tây - Nam, tốc độ bình
quân 3,2 m/s.
1.1.4 Đặc điểm thuỷ văn
Tài nguyên nước Đồng Xoài gồm nước ngầm và nước mặt. Nước ngầm tập
trung ở khu vực phía Nam Thị xã. Nguồn nước mặt trên địa bàn Thị xã có diện tích
khoảng 101,35 ha, với các sông, hồ, đập lớn như: Sông Bé chạy theo ranh giới phía
Tây Thị xã khoảng 10-12 km, Hồ Tà Môn (Tân Thành), Đập Phước Hòa (xã Tiến
Hưng)… là nguồn nước chủ yếu để phục vụ nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt.
1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
1.2.1 Điều kiện kinh tế
Theo Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế- văn hóa xã hội- quốc phòng
an ninh (các năm 2007, 2008, 2009,2010 và 201) thì cơ cấu kinh tế của Thị xã Đồng
Xoài đã chuyển dịch đúng hướng đó là: tăng nhanh tỷ trọng Thương mại- dịch vụ và
Công nghiệp- xây dựng, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, như trình bày trong hình 1.2

Hình 1.2: Biểu đồ cơ cấu kinh tế của Thị xã qua các năm. [9]


5

Với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế như trên thì thu nhập bình quân đầu người

của Thị xã đã tăng đáng kể qua các năm, năm 2011 tăng lên 2,5 lần so với năm 2007
(hình 1.3).

Hình 1.3: Biểu đồ thu nhập bình quân đầu ngƣời qua các năm [9]
1.2.1.1 Sản xuất nông nghiệp
Đất đai của Thị xã Đồng Xoài thích hợp với trồng cây công nghiệp, nhất là cao
su và điều. Tuy nhiên theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Thị xã thì diện
tích đất trồng cây công nghiệp đã giảm mạnh từ 2290 ha năm 2007 xuống còn 1500
ha năm 2011 (hình 1.4).

Hình 1.4: Biểu đồ diện tích đất nông nghiệp qua các năm [9].
Theo định hướng phát triển của Thị xã trong đó tập trung vào phát triển công
nghiệp và dịch vụ thì diện tích đất nông nghiệp sẽ tiếp tục giảm mạnh trong tương lai.
1.2.1.2 Sản xuất công nghiệp-xây dựng
Việc tập trung phát triển kinh tế xã hội theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại
hóa đã giúp tỷ trọng công nghiệp-xây dựng tăng nhanh trong cơ cấu kinh tế của Thị


6

xã. So với năm 2007, giá trị sản xuất công nghiệp-xây dựng năm 2011 đã tăng lên
3,4 lần (hình 1.5), việc này đã góp phần rất lớn trong việc chuyển dịch kinh tế và đô
thị hóa của Thị xã.

Hình 1.5: Biểu đồ giá trị sản xuất công nghiệp-xây dựng qua các năm [9].
1.2.1.3 Thƣơng mại - dịch vụ
Tổng giá trị Thương mại-dịch vụ năm 2011 tăng 2,1 lần so với năm 2007. Tỷ
trọng trong cơ cấu kinh tế Thương mại-dịch vụ tăng từ 47,2% (2007) đến 51%
(2011). Hàng hóa phong phú đa dạng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, với
một siêu thị Coopmart, một chợ Đồng Xoài, các hộ kinh doanh, các nhà hàng, khách

sạn vừa và nhỏ góp phần làm cho Thị xã thêm phồn vinh và phát triển hơn.

Hình 1.6: Biểu đồ giá trị thƣơng mại- dịch vụ qua các năm [9]
1.2.1.4 Điều kiện hạ tầng kỹ thuật
Nguồn điện: sử dụng nguồn điện hiện hữu có cấp điện áp 220V bố trí dọc theo
tuyến đường QL14.
Hệ thống thoát nước trên toàn Thị xã dùng chung cho cả nước thải sinh hoạt và
nước mưa tại khu vực nội ô có khoảng 15 km, trong đó dọc theo đường Phú Riềng


7

Đỏ 04 km, đường Hùng Vương 01 km, đường Trần Hưng Đạo 01 km, khu trung tâm
hành chính tỉnh khoảng 05 km.
Giao thông liên lạc: nằm ngay trung tâm tỉnh Bình Phước nên giao thông đi lại
và vận chuyển hàng hóa rất thuận lợi cho phát triển kinh tế cũng như các dịch vụ
khác. Các trục giao thông quan trọng: đường Hồ Chí Minh, QL 14, đường ĐT 741…
1.2.2 Điều kiện xã hội
1.2.2.1 Dân số
Thị xã Đồng Xoài gồm 5 phường và 3 xã với dân số là 86.097 người (năm
2011), mật độ dân số là 5,13 người/ km2, với thành phần dân cư đa dạng gồm nhiều
dân tộc khác nhau như Kinh, Stiêng, Khơme, Tày…[2]
Trong các năm gần đây, dân sốThị xã tăng nhanh chóng, tổng số dân năm 2011
đã tăng 1,2 lần so với năm 2007. Việc tăng dân số đã góp phần tạo nguồn lực lao
động cho việc phát triển các hoạt động dịch vụ thương mại, sản xuất công nghiệp trên
địa bàn Thị xã (hình 1.3).

Hình 1.7: Biểu đồ dân số Thị xã qua các năm (ngƣời). [2]
1.2.2.2 Giáo dục- Đào tạo
Việc giáo dục và đào tạo cũng được Thị xã chú trọng phát triển. Đến nay, Thị

xã vẫn duy trì và nâng cao tỷ lệ đạt chuẩn về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi
và phổ cập THCS. Tỷ lệ hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%, tốt nghiệp
THCS đạt 97,7%, tỷ lệ tốt nghiệp THPT bình quân đạt 97,78% (Năm 2011). Trong
năm 2011, Thị xã đã có 05 trường đạt chuẩn quốc gia (01 Mầm non, 01 Tiểu học, 02


8

THCS, 01 THPT) và 01 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ II (TH Tân Phú), nâng số
trường đạt chuẩn quốc gia của Thị xã lên 08 trường [9].
1.2.2.3 Y tế
Việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân cũng được Thị xã chú trọng, trong năm
2011 đã khám và điều trị cho 143.400 người, đạt 149% kế hoạch năm 2011; tỷ lệ trẻ
em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm so với năm 2009 3,05%. Khám và điều trị cho
164.020 lượt người, đạt 200% KH, tăng 14% so với năm 2010; Tiêm chủng phòng
ngừa cho trẻ em dưới 1 tuổi đạt 99,8% kế hoạch [9]. Hiện nay trên địa bànThị xã đã
có 7/8 phường/xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Ngoài ra còn có Bệnh viện tỉnh Bình
Phước và Trung tâm y tế dự phòng của tỉnh được đặt trên địa bàn Thị xã.
1.3 Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội Thị xã Đồng Xoài giai đoạn
2006 – 2011 và định hƣớng đến năm 2020 [10].
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội Thị xã Đồng Xoài giai đoạn 2006
- 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban
hành theo Quyết định số 1677/QĐ-UBND ngày 02/10/2006 trong đó với các mục tiêu
và những định hướng như sau:
 Về các mục tiêu phát triển kinh tế
- Đảm bảo kinh tế phát triển ổn định và bền vững với tốc độ tăng trưởng đạt
khoảng 15%/năm giai đoạn 2006-2010, giai đọan 2011-2020 đạt 13%/năm.
- Phấn đấu đến năm 2015 được xếp vào đô thị loại III.
- Đảm bảo thu nhập bình quân đầu người trong Thị xã đạt 18 triệu đồng vào
năm 2010 và 30triệu đồng vào năm 2020 (theo giá hiện hành).

- Phát triển mạnh các ngành dịch vụ, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.
- Đẩy mạnh chương trình sản xuất hàng xuất khẩu, đặc biệt là các loại cây
công nghiệp dài ngày như cao su, hồ tiêu, điều…
 Định hướng phát triển một số ngành và lĩnh vực chủ yếu
 Công nghiệp - xây dựng
Tập trung phát triển một số ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản, sản
xuất vật liệu xây dựng, ưu tiên phát triển ngành sản xuất công cụ cơ khí phục vụ


9

sản xuất nông lâm nghiệp, sửa chữa máy móc, nhất là máy nông nghiệp, công
nghiệp sơ chế, bảo quản sau thu hoạch.
Các chương trình, dự án về công nghiệp:Hình thành khu công nghiệp Đồng
Xoài I (xã Tân Thành), khu công nghiệp Đồng Xoài II ( xã Tân Thành)và khu công
nghiệp Đồng Xoài III, IV (xã Tiến Hưng), Khu công nghiệp Tân Thành.
 Thương mại - du lịch
Huy động vốn đầu tư của nhiều thành phần kinh tế tham gia xây dựng trung tâm
thương mại Thị xã; tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch: khu
suối Cam, các khách sạn, nhà nghỉ, khu vui chơi giải trí cuối tuần …
Các chương trình, dự án về thương mại- du lịch: trung tâm thương mại Thị xã
Đồng Xoài, xây dựng khu du lịch suối Cam; tượng đài chiến thắng Đồng
Xoài;đường vành đai hồ Suối Cam.
 Các ngành, lĩnh vực hạ tầng kinh tế
 Giao thông vận tải
Tiếp tục nâng cấp và phát triển cơ sở vật chất hạ tầng giao thông trên địa bàn thị
xã, nhất là hệ thống giao thông đối ngoại của Thị xã, tập trung xây dựng và nâng cấp
hệ thống giao thông đô thị tại khu vực trung tâm Thị xã. Củng cố và hoàn thiện hệ
thống giao thông gồm mạng lưới quốc lộ, tỉnh lộ và giao thông nông thôn.
 Điện

Tiếp tục đầu tư đẩy nhanh tốc độ xây dựng và nâng cấp mạng lưới điện hiện có,
nâng cao chất lượng phục vụ điện lưới, đưa điện đến các vùng sâu, vùng xa trong Thị
xã, thực hiện tốt chương trình điện khí hoá nông thôn, phấn đấu nâng tỷ lệ sử dụng
điện đạt 100% tổng số hộ vào năm 2020.
 Thủy lợi, cấp thoát nước và CTR sinh hoạt
Duy trì các công trình thuỷ lợi phục vụ sản xuất trên địa bàn đảm bảo đủ nước
tưới cho diện tích cây trồng theo quy hoạch.Đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước thải
đúng tiêu chuẩn đảm bảo tiêu thoát nước không gây ô nhiễm.


10

Thực hiện tốt vệ sinh đường phố, đầu tư hợp lý tăng cường năng lực thu gom
và xử lý CTR sinh hoạt, đảm bảo các chỉ tiêu nghiêm ngặt về môi trường không gây
ô nhiễm môi trường sinh thái.
Các chương trình, dự án về thủy lợi, rác thải: hồ Suối Cam 2; Tưới và cấp
nước trại giống.
Phấn đấu năm 2015: Thu gom 95% CTR sinh hoạt tại các khu vực trong Thị
xã. Định hướng đến năm 2020: Thu gom 100% CTR sinh hoạt, 70% hộ gia đình phân
loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.


11

CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ
CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ.
2.1 Định nghĩa chất thải rắn đô thị
Theo Nghị định số 59/2007/NĐ-CPngày 09/04/2007 của Chính phủ ban hành
về quản lý chất thải rắn, chất thải rắn sinh hoạt được định nghĩa như sau:
Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh

doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Chất thải rắn bao gồm chất thải
rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại.
Chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng được
gọi chung là chất thải rắn sinh hoạt.
Chất thải rắn phát thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp, kinh doanh, dịch vụ
hoặc các hoạt động khác được gọi chung là CTR công nghiệp.
2.2 Nguồn gốc, thành phần của chất thải rắn đô thị [4].
2.2.1 Nguồn phát sinh chất thải rắn đô thị.
Các nguồn chủ yếu phát sinh ra CTR đô thị bao gồm: từ các khu dân cư, trung
tâm thương mại, công sở, trường học, dịch vụ đô thị, các hoạt động công nghiệp, các
hoạt động xây dựng đô thị …
Bảng 2.1: Phân loại chất thải rắn theo nguồn phát sinh .[4]
Nguồn

Các hoạt động và khu vực
liên quan đến việc sản sinh ra
rác

Khu dân cư

Các hộ gia đình

Khu
Thương mại

Cửa hiệu, nhà hàng, chợ, văn
phòng, khách sạn, xưởng in...

Đô thị


Kết hợp cả hai thành phần trên

Khu
công cộng
Khu vực sản
xuất công
nghiệp

Đường phố, khu vui chơi, công
viên,...
CTR sinh hoạt, rác từ quá trình
sản xuất công nghiệp.

Các thành phần của rác
Thức ăn thừa, rác, tro và
các loại khác
Thức ăn thừa, rác, tro,
CTR do quá trình phá vỡ,
xây dựng và các loại khác
Kết hợp cả hai thành phần
trên
CTR và các loại khác


12

2.2.2 Thành phần chất thải rắn đô thị
Thành phần và tính chất của chất thải rắn đô thị khác nhau tùy thuộc vào từng
địa phương, vào các mùa khí hậu, các điều kiện kinh tế và rất nhiều yếu tố khác.
Bảng 2.2: Thành phần phân loại của chất thải rắn đô thị.[7]


Hợp phần
Chất thải thực
phẩm
iấy
Carton
Chất dẻo
Vải vụn
Cao su
Da vụn
Sản phẩm vườn

Thủy tinh
Can hộp
Kim loại không
thép
Kim loại thép
Bụi, tro gạch
Tổng hợp

Trọng lƣợng
%
hoảng
Trung
giá trị
bình
KGT

Độ ẩm
%


Trọng lƣợng riêng
kg/m3

KGT

Trung
bình

KGT

Trung
bình

6-25

15

50-80

70

128-80

228

25-45
3-15
2-8
0-4

0-2
0-2
0-20
1-4
4-16
2-8

40
4
3
2
0,5
0,5
12
2
8
6

4-10
4-8
1-4
6-15
1-4
8-12
30-80
15-40
1-4
2-4

6

5
2
10
2
10
60
20
2
3

32-128
38-80
32-128
32-96
96-192
96-256
84-224
128-20
160-480
48-160

81,6
49,6
64
64
128
160
104
240
193,6

88

0-1

1

2-4

2

64-240

160

1-4
0-10

2
4
100

2-6
6-12
15-40

3
8
20

128-1120

320-960
180-420

320
480
300

2.3 Hệ thống thu gom, vận chuyển CTR đô thị [4]
Thu gom CTR là quá trình thu nhặt CTR sinh hoạt thải từ các hộ dân, các công
sở, các khu công cộng hay từ những điểm thu gom, chất chúng lên các phương tiện
vận chuyển và chở đến địa điểm xử lý, chuyển tiếp, trung chuyển.Thông thường, dịch
vụ thu gom CTR sinh hoạt có thể chia ra thành các dịch vụ “thu gom sơ cấp” và “thu
gom thứ cấp”.


13

2.3.1 Hệ thống thu gom sơ cấp
Những người thu gom CTR sinh hoạt sẽ đi vào từng nhà (sân hay vườn), mang
thùng đầy ra đổ vào xe của họ và sau đó trả thùng không về chỗ cũ. Hệ thống này chủ
yếu chi phí cho nhân công lao động vì mất nhiều thời gian vào từng căn nhà và từ nhà
này sang nhà khác.
Những yếu tố quan trong nhất cần được xem xét khi xây dựng một dịch vụ thu
gom sơ cấp bao gồm: Cấu trúc hành chính và quản lý đối với dịch vụ, cơ quan chịu
trách nhiệm thu gom (chính quyền thành phố, xí nghiệp, cơ quan trong thành phố,
những người nhặt rác, các gia đình), địa điểm thu gom (từ các hộ gia đình, công sở, lề
đường, các thùng rác công cộng…), loại phương tiện thu gom sẽ được sử dụng, tính
khả thi về mặt kinh tế và kỹ thuật của việc phân loại rác tại nguồn, tần suất thu gom.
2.3.2 Hệ thống thu gom thứ cấp
Thuật ngữ thu gom thứ cấp (hay còn gọi là thu gom tập trung) bao hàm không

chỉ việc gom nhặt CTR từ những nguồn khác nhau mà còn cả việc chuyên chở các
chất thải đó tới địa điểm xử lý. Việc dỡ đổ các xe rác cũng được coi là một phần của
hoạt động thu gom thứ cấp. Các loại hệ thống thu gom thứ cấp gồm 2 dạng: hệ thống
thùng chứa di động và hệ thống thùng chứa cố định.
2.3.3 Vạch tuyến thu gom vận chuyển
Thông thường, việc bố trí các tuyến thu gom vận chuyển CTR là bài toán thử
dần, không có những qui luật chung để áp dụng cho tất cả các trường hợp. Vì vậy bài
toán vạch tuyến thu gom hiện nay vẫn là một quá trình thử dần, chủ yếu là sử dụng
khả năng phán đoán và kinh nghiệm của người quy hoạch.
Một số nguyên tắc chung được sử dụng khi vạch tuyến thu gom như sau:
- Tuyến thu gom được vạch sao cho nối tất cả các điểm thu gom trong ngày
hoạt động, phải được bắt đầu ở đỉnh dốc và đi xuống chân dốc khi xe thu gom được
chất tải nặng dần, bố trí sao cho nó bắt đầu gần điểm xuất phát (trạm điều vận) và
kết thúc gần bãi đổ, gần đường phố chính, CTR phát sinh ở những vị trí thường xảy
ra tắt nghẽn giao thông phải được thu gom vào thời điểm sớm nhất trong ngày.


14

- Khi vị trí của bãi đổ cách xa tuyến thu gom và sử dụng các loại xe thu gom
có dung tích thùng chứa nhỏ thì cần phải xây dựng trạm trung chuyển CTR vì nếu
vận chuyển trực tiếp thì không khả thi về mặt kinh tế, chi phí vận chuyển sẽ rất cao.
2.4 Một số phƣơng pháp xử lý chất thải rắn đô thị chủ yếu [4]
2.4.1 Phƣơng pháp cơ học
Giảm kích thước, phân loại theo kích thước, phân loại theo khối lượngvà nén
chất thải rắn.
2.4.2 Phƣơng pháp đốt
Phương pháp đốt là một kỹ thuật được áp dụng khi một lượng lớn chất thải
nguy hại cần được tiêu huỷ. Phương pháp này bảo đảm khả năng phân huỷ chất thải
có hiệu quả cao đối với hầu hết các chất thải hữu cơ và lượng nhỏ khí thải sinh ra có

thể kiểm soát được.
2.4.3 Phƣơng pháp chôn lấp chất thải hợp vệ sinh
Phương pháp chôn lấp là phương pháp lưu giữ chất thải trong một BCL và có
phủ đất lên trên. Chất thải sẽ bị phân hủy nhờ quá trình phân huỷ sinh học để tạo
thành sản phẩm cuối cùng là các chất giàu dinh dưỡng như acid hữu cơ, nitơ, các hợp
chất amon và một số khí như CO2, CH4…
Chôn lấp rác là một phương pháp tương đối đơn giản, được áp dụng khá phổ
biến ở các quốc gia đang phát triển và có nhiều đất trống. Việc chôn lấp được thực
hiện bằng các xe chuyên dụng chở rác tới các bãi rác được quy hoạch trước. Sau khi
rác được đổ xuống, xe ủi sẽ san bằng mặt rác và đổ lên một lớp đất. Tuy nhiên, việc
chôn lấp phải được khảo sát kỹ lưỡng và có quy hoạch môi trường cùng các biện
pháp phòng chống ô nhiễm thích hợp.
2.4.4 Phƣơng pháp chế biến phân compost
Ủ rác hữu cơ nhờ vào sự phân hủy của vi sinh vật hình thành phân bón hữu cơ
là một phương pháp được áp dụng khá phổ biến. Phương pháp này còn được tiến
hành ngay ở các nước phát triển (ở qui mô hộ gia đình). Ví dụ: ở Canada, phần lớn
các gia đình ở ngoại ô các đô thị đều tự ủ rác của gia đình mình thành phân bón hữu


15

cơ (compost) để chăm bón cho cây trong vườn của chính mình. Công nghệ ủ rác có
thể chia làm hai dạng chính: hiếu khí và yếm khí.
2.5 Các văn bản pháp luật liên quan đến công tác quản lý chất thải rắn ở Việt
Nam [11].
- Luật bảo vệ môi trường 2005;
- Quyết định số 194/2006/QĐ-TTg ngày 24 tháng 08 năm 2006 về việc Phê
duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Phước thời kỳ 2006 –
2020;
- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất

thải rắn;
- Nghị định 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về phí BVMT
đối với CTR;
- Nghị định số 81/2007/NĐ-CP7 ngày 23/05/2007 của Chính phủ về quy định
tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường tại cơ quan nhà nước và doanh
nghiệp.
- Quyết định số:13/2007/QĐ-BXD ngày 23 tháng 4 năm 2007 của Bộ trưởng
Bộ Xây dựng, ban hành kèm theo Định mức dự toán thu gom, vận chuyển và xử lý,
chôn lấp rác thải đô thị .
- Thông tư số 13/2007/NĐ-CP ngày 31/12/2007 về hướng dẫn một số điều
của Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 về quản lý chất thải rắn;
- Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ về quy định
tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương.
- Nghị định 117/2009/NĐ-CP Về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo
vệ môi trường;
- Nghị định 23/2009/NĐ-CP Về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động
xây dựng, kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây
dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; nhà và công sở;


16

- Quyết định số 56/2009/QĐ-UBND ngày 10/12/2009 về Phê duyệt Quy
hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Bình Phước đến năm 2015 và định hướng đến năm
2020;
Nhìn chung, Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong quản lý CTR ở nước
ta đã tương đối đầy đủ đặc biệt là về chất thải rắn sinh hoạt, tuy nhiên vẫn tồn tại một
số vấn đề sau: chưa có các quy định về danh mục CTR thông thường; quy định về
điều kiện năng lực cho phép các tổ chức, cá nhân thu gom, vận chuyển, tái chế, tái sử

dụng, xử lý, tiêu hủy CTR thông thường; quy định thẩm định công nghệ xử lý CTR
sinh hoạt do nước ngoài đầu tư.
2.6 Tình hình quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên thế giới và tại Việt
Nam
2.6.1 Tình hình quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên thế giới
Vấn đề quản lý, xử lý CTR sinh hoạt ở các nước trên thế giới đang ngày càng
được quan tâm hơn. Đặc biệt tại các nước phát triển, công việc này được tiến hành
một cách rất chặt chẽ, từ ý thức thải bỏ CTR sinh hoạtcủa người dân, các quy định
đối với việc thu gom, vận chuyển, xử lý từng loại CTR sinh hoạt được quy định rất
chặt chẽ và rõ ràng với đầy đủ các trang thiết bị phù hợp và hiện đại.
 Tại Nhật Bản: chuyển từ hệ thống quản lý chất thải truyền thống với dòng
nguyên liệu xử lý theo một hướng sang xã hội có chu trình xử lý nguyên liệu theo
mô hình 3R (reduce, reuse, recycle).Về thu gom CTR sinh hoạt, các hộ gia đình
được yêu cầu phân chia CTR sinh hoạt thành 3 loại: CTR sinh hoạt hữu cơ dễ phân
hủy, CTR sinh hoạt khó tái chế nhưng có thể cháy và CTR sinh hoạt có thể tái chế.
Các loại CTR sinh hoạt này được yêu cầu đựng riêng trong những túi có màu sắc
khác nhau và các hộ gia đình phải tự mang ra điểm tập kết CTR sinh hoạt của cụm
dân cư vào giờ quy định, dưới sự giám sát của đại diện cụm dân cư. Công ty vệ sinh
thành phố sẽ cho ô tô đến đem các túi CTR sinh hoạt đó đi, CTR sinh hoạt hữu cơ
được thu gom hàng ngày để đưa đến nhà máy sản xuất phân compost, loại rác khó
tái chế, hoặc hiệu quả tái chế không cao, nhưng cháy được sẽ đưa đến nhà máy đốt


17

rác thu hồi năng lượng; CTR sinh hoạt có thể tái chế thì được đưa các nhà máy tái
chế.
 Tại Đức: Có thể nói, ngành tái chế CTR sinh hoạt ở Đức đang dẫn đầu trên
thế giới hiện nay. Việc phân loại CTR sinh hoạt đã được thực hiện nghiêm túc ở
Đức từ năm 1991. Rác bao bì gồm hộp đựng thức ăn, nước hoa quả, máy móc bằng

nhựa, kim loại hay carton được gom vào thùng màu vàng. Bên cạnh thùng vàng,
còn có thùng xanh dương cho giấy, thùng xanh lá cây cho rác sinh học, thùng đen
cho thủy tinh. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ nhỏ bắt đầu từ việc phân
loại CTR sinh hoạt là một trong những phương pháp mà những nhà quản lý tại Đức
đã áp dụng. Rác được phân loại triệt để là điều kiện để quá trình xử lý và tái chế
CTR sinh hoạt trở nên thuận lợi và dễ dàng hơn rất nhiều.
2.6.2 Tình hình quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạtở các đô thị Việt Nam.
 Hệ thống thu gom: việc phân loại CTR tại nguồn vẫn chưa được triển khai
rộng rãi, vì vậy ở hầu hết các đô thị nước ta, việc thu gom rác chưa phân loại vẫn là
chủ yếu. Công tác thu gom thông thường sử dụng 2 hình thức là thu gom sơ cấp và
thu gom thứ cấp .
Theo đánh giá hiện nay, hầu hết các đô thị mới chỉ có các điểm tập kết rác
nhưng các tập kết này cũng chưa đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường. Chỉ
có ở Thành phố Hồ Chí Minh có 2 trạm trung chuyển lớn: trạm trung chuyển Quang
Trung tiếp nhận 1.084 tấn/ngày, trạm trung chuyển Tống Văn Trân tiếp nhận 820
tấn/ngày. Tuy nhiên ở các đô thị khác vẫn có sự tham gia của các công ty cổ phần
hoặc công ty tư nhân, tại các đô thị nhỏ cấp thị trấn, phần lớn là các hợp tác xã, tổ đội
thu gom, tổ chức tư nhân đảm nhiệm việc thu gom vận chuyển với chi phí thu gom
thỏa thuận với người dân đồng thời có sự chỉ đạo của chính quyền địa phương.
 Phương thức xử lý: Tỷ lệ CTR được chôn lấp hiện chiếm khoảng 76 - 82%
lượng CTR thu gom được, trong đó, khoảng 50% được chôn lấp hợp vệ sinh và
50% chôn lấp không hợp vệ sinh [1]. Thống kê trên toàn quốc có 98 bãi chôn lấp
chất thải tập trung ở các thành phố lớn đang vận hành nhưng chỉ có 16 bãi được coi
là hợp vệ sinh. Như vậy, cùng với lượng CTR sinh hoạt được tái chế, hiện ước tính


18

có khoảng 60% CTR sinh hoạt đã được xử lý bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ
sinh và tái chế trong các nhà máy xử lý CTR sinh hoạt để tạo ra phân compost, tái

chế nhựa,...


×