Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

Đánh giá hiện trạng quản lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn đô lương huyện đô lương tỉnh nghệ an và đề xuất một số biện pháp quản lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (310.59 KB, 53 trang )

MỤC LỤC

1

1


DANH MỤC BẢNG

2

2


3

3


I. MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay mơi trường đã trở thành vấn đề tồn cầu. Sự ô nhiễm môi
trường đang là mỗi đe dọa tới cuộc sống con người và cả trái đất nói chung.
Mơi trường Việt Nam đang bị hủy hoại nghiêm trọng gây nên nguy cơ mất
cân bằng sinh thái, sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên, làm ảnh hưởng đến chất
lượng cuộc sống và sự phát triển bền vững của đất nước. Một trong những
nguyên nhân chính của vấn đề là nhận thức và thái độ của con người đối với
mơi trường cịn nhiều hạn chế. Tại các tỉnh thành trên cả nước, việc thu gom,
xử lý rác thải sinh hoạt là một trong những nhiệm vụ cơ bản đối với công tác
quản lý môi trường. Trong bối cảnh nền kinh tế đang tăng trưởng, sự phát
triển của các ngành công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ...đáp ứng


nhu cầu tinh thần, vật chất ngày càng cao của con người, cùng với đó thì
lượng rác thải phát sinh ngày một tăng lên.Theo số liệu báo cáo diễn biến môi
trường Việt Nam 2004, tổng lượng chất thải rắn phát sinh ở các đô thị trong
cả nước là 8,266 triệu tấn/năm trong đó rác thải sinh hoạt chiếm trên 80%.
Lượng rác trong một ngày thu gom được ở đô thị dao động trong khoảng
0,30-0,8kg/ngày/người. Hiệu suất thu gom ở các thành phố lớn đạt khoảng
70%, ở các đô thị nhỏ 20-40% và ở khu vực nông thôn là dưới 20%. Công tác
thu gom, quản lý, xử lý chất thải ở hầu hết các tỉnh thành là chưa cao, chưa có
sự quan tâm đúng mức của cấp lãnh đạo và người dân.Mặt khác việc thu gom
rác thải còn hạn chế do nguồn nhân lực và phương tiện thu gom còn thiếu,
chủ yếu là các phương tiện thơ sơ(xe đẩy tay), bãi tập kết rác chưa thích hợp...
Ngồi ra cơng nghệ xử lý rác thải cũng là một vấn đề.
Chính vì thế, nếu cơng tác quản lý chất thải rắn không được thực hiện
một cách chặt chẽ, đồng bộ và hợp lý thì khơng những làm mất vệ sinh cơng
cộng, cảnh quan mơi trường mà cịn gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không
khí và đặc biệt là gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.
4

4


Tỉnh Nghệ An thuộc Bắc Trung Bộ nước ta. Huyện Đơ lương nằm về
phía Tây bắc tỉnh Nghệ An, nơi tiếp giáp giữa các huyện đồng bằng với các
huyện miền núi tạo thành ngã tư kinh tế với 3 tuyến giao thông quan trọng. Đô
Lương trở thành một trung tâm kinh tế - văn hố, thương mại có nhiều tiềm
năng, triển vọng phát triển kinh tế và không gian đô thị có tầm cỡ một thị xã
trong tương lai. Trong những năm qua cùng với quá trình hội nhập phát triển
kinh tế thì chất lượng cuộc sống của người dân trong tỉnh không ngừng được cải
thiện, nâng cao. Tuy nhiên cùng với sự phát triển kinh tế thì lượng rác thải phát
sinh trong sản xuất, sinh hoạt ngày một gia tăng gây khó khăn cho cơng tác vệ

sinh mơi trường, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân.
Trong khi rác thải ra môi trường ngày càng nhiều,việc quản lý về vấn đề
này chưa cao,người dân còn đổ rác bừa bãi.Điều này đã làm mất cảnh quan đô
thị, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân.
Xuất phát từ thực tế trên, để góp phần nâng cao nhận thức của bản thân
về vấn đề môi trường trong thị trấn và đề xuất một số giải pháp trong công tác
quản lý rác thải sinh hoạt tại địa phương, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá hiện trạng quản lý rác thải sinh hoạt tại Thị Trấn Đô Lương
Huyện Đô Lương Tỉnh Nghệ An và đề xuất một số biện pháp quản lý”.
1.2 Mục đích
- Đánh giá thực trạng quản lý chất thải sinh hoạt tại Thị Trấn Đô Lương
huyện Đô Lương tỉnh Nghệ An.
- Đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải sinh hoạt tại Thị Trấn Đơ
Lương
1.3 u cầu
-Tìm hiểu thực trạng quản lý rác thải sinh hoạt tại Thị Trấn.
- Đánh giá được ưu, nhược điểm của công tác quản lý.
- Giải pháp đưa ra phải có tính khả thi trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt
tại Thị Trấn.
5

5


II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Khái niệm môi trường
2.1.1 Các khái niệm môi trường
- Khái niệm môi trường
Theo Điều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam: Môi trường bao
gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với

nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại,
phát triển của con người và thiên nhiên.
Khái niệm ơ nhiễm mơi trường.

-

+Ơ nhiễm mơi trường là hiện tượng suy giảm chất lượng môi trường
qua một giới hạn cho phép, đi ngược lại mục đích sử dụng môi trường, ảnh
hưởng đến sức khỏe con người và sinh vật (Lê Huy Bá, 2004) [6].
+ Theo Luật Bảo vệ Mơi trường của Việt Nam: Ơ nhiễm mơi trường là
sự làm thay đổi tính chất của mơi trường, vi phạm Tiêu chuẩn môi trường.
+ Theo tổ chức y tế Thế giới (WHO): Ơ nhiễm mơi trường là việc
chuyển các chất thải hoặc nguyên liệu vào môi trường đến mức có khả năng
gây hại cho sức khỏe con người, sinh vật làm suy giảm chất lượng môi trường
(Lê Huy Bá, 2004) [6].
Khái niệm chất thải rắn

-

Chất thải rắn là toàn bộ các loại tạp chất được loại bỏ trong các hoạt động
kinh tế - xã hội (bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì
sự tồn tại của cộng đồng). Trong đó quan trọng nhất là các loại chất thải sinh ra
từ các hoạt động sản xuất và hoạt động sống (Lê Văn Nhương) [9].
Rác thải sinh hoạt

-

RTSH là chất thải có liên quan đến các hoạt động của con người, nguồn
tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm
dịch vụ thương mại. Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại,


6

6


giấy vụn, sành sứ. . .(Lê Văn Nhương) [9].
2.1.2 Những thách thức mơi trường tồn cầu
2.1.2.1 Khí hậu tồn cầu biến đổi với tần suất thiên tai gia tăng
Các nhà khoa học đã cho biết trong vòng 100 năm trở lại đây, trái đất
đã nóng lên trên 0.5oC và trong thế kỷ này sẽ tăng 1.5 – 4.5 oC. Sự nóng lên
của trái đất gây nên một số nguy cơ:
+Mực nước biển có thể dâng lên 0.25 – 1.4 m, sẽ nhấn chìm một vùng
ven biển rộng lớn,làm mất đi nhiều vùng đất nông nghiệp.
+ Sự gia tăng thiên tai như: gió, bão, lũ lụt, hạn hán.. .(Lê Văn khoa,
2004) [7].
Sự nóng lên của trái đất là do các hoạt động của con người dẫn tới sự
gia tăng nồng độ CO2, SO2, CH4. Thiên tai không những không nhưng xuất
hiện với tần suất gia tăng mà quy mô tác gây thiệt hại cho con người cũng
ngày càng lớn.Tháng 12/1999, hai trận mưa lớn ở Venezuela đã làm cho
50.000 người chết và 20.000 người khơng có nhà ở. Ngày 26/01/2001, thảm
họa động đất ở Ân Độ đã làm cho khoảng 30.000 người chết và hàng vạn
người bị thương, gây thiệt hại lớn về người và của (Lê Văn khoa, 2004) [7].
2.1.2.2 Nguồn tài nguyên bị suy giảm
Cùng với tốc độ phát triển của nền kinh tế thị trường là sự khái thác
quá mức nguồn tài nguyên
+ Tài nguyên đất đang bị suy thoái một cách nghiêm trọng, đất đang
biến thành sa mạc. Sa mạc Sahara, với diện tích 8 triệu km 2, mỗi năm mở
rộng thêm 5 – 7 km2. Sự biến đổi khí hậu đang gây nên tình trạng xói mòn đất
ở nhiều khu vực. Theo FAO, trong vòng 20 năm tới sẽ có 140 triệu ha đất bị

mất đi giá trị trồng trọt và chăn nuôi (Lê Văn khoa, 2004) [7].
+ Sự phá hủy rừng vẫn đang diễn ra ở mức độ cao, trên thế giới diện
tích rừng có khoảng 40 triệu km 2, song cho đến nay diện tích này đã mất đi
một nửa. Sự phá hủy rừng xẩy ra mạnh ở các nước đang phát triển. và đã có
tới 65 triệu ha rừng bị mất trong thời gian 1990-1995 (Lê Văn khoa, 2004)
7

7


[7].
2.1.2.3 Sự gia tăng dân số
Đầu thế kỷ XIX dân số thế giới mới chỉ 1 tỷ người, nhưng đến năm 1927
dân số đã lên tới 2 tỷ người, 5 tỷ vào năm 1987 và 6 tỷ vào năm 1999. Theo dự
tính năm 2015 dân số thế giới sẽ ở mức 6,9-7,4 tỷ người, năm 2025 là 8 tỷ và
năm 2050 sẽ là 10,3 tỷ người. Với mức tăng dân số như hiện nay nó đã gây ra
áp lực mạnh mẽ lên tài nguyên và môi trường (Lê Văn khoa, 2004) [7].
2.2 Nguồn gốc và phân loại chất thải rắn
2.2.1 Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn
Chất thải rắn chủ yếu phát sinh từ :
+ Từ các khu dân cư
+ Từ các trung tâm thương mại, trường học, công sở. . .
+ Từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thương mại,
dịch vụ.
2.2.2 Phân loại chất thải rắn
Để phân loại chất thải rắn có nhiều tiêu chí khác nhau: phân loại theo
thành phần vật lý,thành phần hóa học, theo tính chất rác thải,phân loại theo vị
trí hình thành. . .Nhưng hiện nay phân loại chất thải rắn thường dựa vào 2 tiêu
chí sau đây.
2.2.2.1 Phân loại theo mức độ nguy hại

+ Chất thải không nguy hại là những chất thải khơng chứa các chất và
các hợp chất có một trong những đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác
thành phần
+ Chất thải nguy hại bao gồm: các loại háo chất dễ gây phản ứng, độc
hại, chất thải sinh học dễ thối rữa, các chất dễ cháy, nổ, các chất phóng xạ, các
chất thải nhiễm khuẩn dễ lây lan. . . có nguy cơ đe dọa sức khỏe con người,
động vật và thực vật ( UBNN huyên Đô Lương, 2010 ) [21].
+ Nguồn phát sinh chất thải nguy hại chủ yếu từ hoạt động y tế, công

8

8


nghiệp, nông nghiệp.
2.2.2.2 Phân loại theo nguồn gốc tạo thành
+ Chất thải rắn sinh hoạt: Là những chất thải liên quan đến các hoạt
động con người. Nguồn gốc chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường
học, các trung tâm dịch vụ thương mại. Chất thải rắn sinh hoạt bao gồm kim
loại, sành sứ, thủy tinh, đất đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quá
hạn sử dụng. . . (UBNN huyên Đô Lương, 2010)[21].
+ Chất thải rắn công nghiệp: Là chất thải phát sinh từ các hoạt động sản
xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
+ Chất thải xây dựng: Là các phế thải như đất đá, gạch ngói, bê tơng vỡ
do các hoạt đơng tháo gỡ, xây dựng cơng trình.
+ Chất thải nơng nghiệp: Là những chất thải phát sinh từ hoạt động
nông nghiệp như trồng trọt, chế biến thực phẩm. . . Hiện nay việc quản lý
CTNN không thuộc về trách nhiệm của các công ty đô thị của các địa
phương.
2.3 Thành phần rác thải sinh hoạt

Thành phần rác thải sinh hoạt rất đa dạng đặc trương cho từng đô thị,
mức độ văn minh, tốc độ phát triển của xã hội. Việc phân tích thành phần rác
thải sinh hoạt có vai trị quan trọng trong việc quản lý, phân loại, thu gom và
lựa chọn công nghệ xử lý (Nguyễn Xuân Thành, 2004) [14].
Khác với rác thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt là hỗn hợp khơng
đồng nhất. Tính khơng đồng nhất biểu hiện ngay ở sự khơng kiểm sốt được
của các ngun liệu ban đầu dùng cho sinh hoạt và thương mại. Sự không
đồng nhất này tạo nên một số khác biệt trong thành phần rác thải sinh hoạt
(Nguyễn Xuân Thành, 2004) [14].
2.3.1 Thành phần cơ học
Một trong những điểm khác biệt ở rác thải sinh hoạt là thành phần chất
hữu cơ trong đó. Thành phần này thường rất cao, khoảng 55-65%. Các cấu tử
phi hữu cơ chiếm khoảng 12-15%, phần còn lại là các cấu tử khác. Tỷ lệ
9

9


thành phần rác thải sinh hoạt ở Việt Nam không phải là những tỷ lệ bất biến,
mà nó ln biến động theo các tháng trong năm, và thay đổi theo mức sống
của người dân (Lê Văn Nhương)[8].
Thành phần rác thải sinh hoạt rất khác nhau tùy thuộc vào từng địa
phương, các điều kiện kinh tế xã hội, khí hậu và các điều kiện khác.
Ở các nước phát triển, do mức sống của người dân cao nên tỷ lệ thành
phần hữu trong rác thải sinh hoạt thường chỉ chiếm khoảng 35-40%. Như vậy
so với thế giới thì rác thải sinh hoạt ở Việt Nam có tỷ lệ hữu cơ cao hơn rất
nhiền so với các nước trên thế giới (Trần Hiếu Nhuệ, 2001) [17].
Thành phần rác thải sinh hoạt nói chung là không ổn định và luôn luôn
thay đổi. Chất dẻo dưới dạng túi nilon, bao bì ngày một nhiều trở thành nguy
cơ gây ô nhiễm trong những năm gần đây. Gạch, ngói, đất, đá. . .ngày càng

chiếm tỷ lệ lớn. Các thành phần này phụ thuộc vào vận tốc xây dựng, cải tạo
nhà cửa ở các khu dân cư.
Bảng 2.1 Thành phần rác sinh hoạt ở Hà Nội, Hải Phòng, TP. HCM
Thành phần (%)

Hà Nội

Hải Phòng

TP.HCM

Lá cây,vỏ hoa quả, xác động vật

50,27

50,07

62,24

Giấy
Giẻ rách, củi, gỗ
Nhựa, nilon,cao su,da
Vỏ ốc, xương
Thủy tinh
Rác xây dựng
Kim loại
Tạp chất khó phân hủy

2,72
6,27

0,71
1,06
0,31
7,42
1,02
30,21

2,82
2,72
2,02
3,69
0,72
0,45
0,14
23,29

0,59
4,25
0,64
0,50
0,02
10,04
0,27
15,27

Nguồn: Đặng Kim Cơ, 2004 [3]

10

10



Bảng 2.2 Thành phần rác thải sinh hoạt ở một số địa phương.
Thành phần

Cầu diễn –Hà

Việt Trì – Phú

Nội
53
4-5,5
1-1,5
4-5
5-7
0,1-0,5
30-35

Hữu cơ
Giấy vụn
Giẻ rách, gỗ vụn
Cao su, ni lon
Sành sứ, vỏ ốc
Kim lọai, vỏ hộp
Rác vụn khác

Lại xá

Thọ
78-80

1
1-1,5
2.5-3
2-4
0,1
8-10

80-82
4,2
1,3
5,9
1,6
<0,1
5-10

Nguồn: Nguyễn Thị Anh Thư, Chu Thị Thu Hà, 2005
2.3.2 Thành phần hóa học
Thành phần chủ yếu của rác thải sinh hoạt là C, H, O, N, S và các chất
tro. Tùy thuộc thành phần rác thải mà hàm lượng các nguyên tố trên dao động
khác nhau
Bảng 2.3 Thành phần hóa học trong rác thải sinh hoạt
Thành phần (%)
Các chất
Thực phẩm
Giấy
Cattông
Chất dẻo
Vải
Cao su
Da

Rác làm vườn
Gỗ

Cacbon

Hydro

Oxy

Nito

Lưu huỳnh

Tro

48,0
43,5
41,0
60,0
55,0
78,0
60,0
49,5
49,5

6,4
6,0
5,9
7,2
6,6

10,0
8,0
6,0
6,0

37,6
44,6
44,6
22,8
31,2
11,6
38,0
42,7

2,6
0,3
0,3
1,6
2,0
10,0
3,40
0,2

0,4
0,2
0,2
0,15
0,4
0,3
0,1


5,0
6,0
5,0
10,0
10,0
10,0
4,5
1,5

Nguồn: Nguyễn Xuân Thành, 2004 [14]
Qua bảng số liệu trên cho thấy thành phần hóa học trong rác thải sinh
hoạt được tạo thành chủ yếu từ cacbon và oxy. Tỷ lệ cacbon dao động từ 41,078,0%, còn oxy là 11,6-42,7%, còn lại là các thành phần khác. Độ tro của chất
dẻo, cao su là cao nhất(10%), độ tro của gỗ là thấp nhất 1,5%.
11

11


Như vậy rác thải sinh hoạt là một hỗn hợp khơng đồng nhất và mỗi
thành phần có thành phần hóa học, cấu trúc hóa học khác nhau. Do đó việc xử
lý chúng cũng sẽ rất khác nhau, bởi vậy mà công việc phân loại rác thải sinh
hoạt là một khâu rất quan trọng để tiết kiệm kinh phí cho vấn đề xử lí rác. Rác
thải sinh hoạt nếu khơng được quản lý, xử lý ,tốt thì nguy cơ ơ nhiễm mơi
trường là khơng thể tránh khỏi.
2.4 Tình hình ơ nhiễm chất thải rắn
2.4.1 Tình hình ơ nhiễm chất thải rắn trên thế giới
Trong vài thập kỷ vừa qua do sự phát triển của kho học kỹ thuật dẫn
đến sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế và sự bùng nổ dân số, vấn đề chất thải
gây ô nhiễm môi trường sống đã trở thành vấn đề lớn của hầu hết các nước

trên thế giới (Đặng Kim Cơ, 2004) [3].
Nếu tính bình quân mỗi người mỗi ngày thải ra khoảng 0.5 kg chất thải
thì với dân số thế giới khoảng 6 tỷ người thì mỗi ngày thải ra khoảng 1.08 tỷ
tấn rác và mỗi năm sẽ có hàng tỷ tấn rác được thải ra đưa vào môi trường
(Đặng Kim Cơ, 2004)[3].
Tùy theo mức sống mà lượng rác thải cũng sẽ khác nhau ở mỗi nước.
+ CHLB Nga là 300kg/người/năm và mỗi năm có khoảng 50 triệu tấn.
+ Ở Pháp là 1 tấn/ người/ năm và một năm Pháp có khoảng 35 triệu tấn
( Đặng Kim Cơ, 2004)[3].

12

12


Bảng 2.4 Thành phần rác thải ở một số nước trên thế giới
Thành phần (%)
Các chất dễ cháy
Giấy
Thực phẩm
Vải
Gỗ
Chất dẻo
Cao su
Da
Kim loại
Thủy tinh
Đất cát

Nhật Bản

28,2
12,1
8,1
5,1
1,9
19,8
1,4
0,8
20
22,7
3,9

Pháp
0
30
34
2
4
0
10
7
0
13
0

Singapo
0
20-20
26-45
0

23-26
0
1-2
2-4
3-7
5-9
0

Mỹ
0
30-40
9,4
2,0
0,5
7,0
0,5
0,5
0,5
7,9
0

Nguồn: Nguyễn Xuân Thành, 2004 [14]
2.4.2 Tình hình ơ nhiễm chất thải rắn trong nước
Ở Việt Nam lượng rác thải tùy thuộc vào từng khu vực và dao động
0.35-0.8 kg/người/ngày. Lượng chất thải rắn trung bình phát sinh từ các đô thị
năm 1996 là 16.237 tấn/ngày, năm 1997 là 19.315 tấn /ngày và con số này đạt
đến 22.210 tấn/ ngày vào năm 1998. Hiệu suất thu gom dao động từ 40-67% ở
các thành phố lớn và từ 20-40% ở các đô thị nhỏ (Trần Hiếu Nhuệ, 2001)
[17].


13

13


Bảng 2.5 Lượng chất thải rắn tạo thành và tỷ lệ thu gom trên toàn quốc
từ 1997-1999
Loại chất thải
Chất thải sinh hoạt
Bùn, cặn cống
Phế thải xây dựng
Chất thải y tế nguy hại
Chất thải công nghiệp nguy hại
Tổng cộng

Lượng chất thải

Tỷ lệ thu gom

(Tấn/ ngày)
1997
1998
1999
14.525 16.558 18.879
822
920
1.049
1.798 2.049 2.336
240
252

277
1.930 2.200 2.508
19.315 21.979 25.049

(%)
1998
68
92
65
75
50
70

1997
55
90
55
75
48
56

1999
75
92
65
75
60
73

Nguồn: số liệu quan trắc- CEETTA

Qua bảng trên cho thấy
+ Nguồn phát sinh chất thải lớn nhất là nguồn chất thải sinh hoạt : năm
1997 lượng phát sinh chất thải từ nguồn này chiếm tới 75,2%, năm 1998 là
75,3% và năm 1999 là 75,4%, còn lại là các nguồn khác.
+ Tỷ lệ thu gom các loại chất thải là rất thấp: năm 1997 mới thu gom
được 56%, năm 1998 là 70% và năm 1999 là 73%. Trong đó tỷ lệ thu gom
chất thải sinh hoạt chưa cao: Năm 1997 thu gom được 55 %, năm 1998 là
68% và năm 1999 là 75%.
+ Tỷ lệ thu gom chất thải công nghiệp nguy hại là thấp nhất: năm 1997
thu gom được 48%, năm 1998 thu gom được 50% và năm 1999 là 60%.
Như vậy ta thấy trong giai đoạn này, lượng phát sinh chất thải lớn
nhưng lượng thu gom lại thấp. Điều này dẫn tới việc ô nhiễm chất thải rắn là
điều khơng thể tránh khỏi.
Nhìn chung, trên địa bàn tồn quốc rác thải rắn có xu hướng biến
động mạnh cả về chất và lượng. Trong đó rác thải sinh hoạt tăng lên một
cách đáng kinh ngạc do sự gia tăng dân số ở các đô thị lớn. Rác thải công
nghiệp và y tế cũng có xu hướng tăng lên. Tình hình ơ nhiễm chất thải rắn
thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.6 Tình hình phát sinh chất thải rắn
14

14


Các loại chất thải rắn
Toàn quốc
Tổng lượng phát sinh CTRSH (tấn/năm) 12.800.000
CTNH từ công nghiệp (tấn/năm)
128.400
CTKNH từ công nghiệp (Tấn/năm)

2.510.000
CTYT lây nhiễm
21.000
Tỷ lệ thu gom trung bình(%)
Tỷ lệ phát sinh CTĐT trung bình theo
đầu người (kg/người/ngày)

Đơ thị
Nơng thơn
6.400.000 6.400.000
125.000
2.400
1.740.000
770.000
71
20
0.8

0.3

Nguồn: Báo cáo diễn biến Môi trường Việt Nam 2004- Chất thải rắn
2.4.3 Hiện trạng chất thải rắn nông thôn ở tỉnh Nghệ An
Rác thải, đặc biệt là nhựa phế liệu, đang trở thành gánh nặng cho xã
hội. Ai cũng biết rác là chất thải, là thứ bỏ đi. Nhưng không phải ai cũng biết,
rác thải ngày càng nhiều và là hiểm hoạ đối đối với con người và nguy hại
gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Ở Nghệ An, theo thống kê khu vực đơ thị thải ra mơi trường trung bình
khoảng 0,9 kg/người/ngày, lượng CTR sinh hoạt khu vực đô thị của tỉnh Nghệ
An vào năm 2006 có 109.281 tấn, trong đó CTR nguy hại là 655,7 tấn. Thành
phần CTR sinh hoạt chủ yếu là các chất có nguồn gốc hữu cơ (tới 50-65%) và

tỉ lệ CTR nguy hại (dầu mỡ, nhựa PVC…) chiếm trung bình 0,6%.

15

15


Bảng 2.7 Lượng CTR khu vực đô thị và công nghiệp tỉnh Nghệ An
năm 2006
Loại chất thải rắn
CTR sinh hoạt
CTR công nghiệp
CTR y tế
Tổng

Tổng lượng (tấn)
109.281
21.856,2
1.044
132.181,2

Lượng CTR nguy hại (tấn)
655,7
8.305
261
9.221,7

Vùng nơng thơn của tỉnh Nghệ An có diện tích là 1.638.916 ha (chiếm
99,4 % diện tích tự nhiên) với dân số là 2.730.609 người (chiếm 89,21% tổng
dân số toàn tỉnh). Ở nơng thơn ước tính lượng rác thải phát sinh là

0,3kg/người/ngày và có xu hướng tăng đều theo từng năm.
Trên thực tế, rác thải hiện nay đang là vấn đề bức xúc, nhiều gia đình
đã phản ánh khơng biết đổ rác ở đâu, nên buộc phải vứt rác trên đường, xuống
ao, hồ, sơng ngịi, mương máng. Lượng rác thải này tập trung nhiều gây ô
nhiễm môi trường trầm trọng, ách tắc dòng chảy, ảnh hưởng đến đời sống,
sinh hoạt hàng ngày của người dân.
Nguyên nhân của vấn đề là do ý thức của người dân cịn thấp, cơng tác
tun truyền chưa hiệu quả và đặc biệt là lực lượng tổ chức thu gom rác thải ở
nơng thơn rất ít, thậm chí có xã chưa có tổ thu gom rác dẫn đến khơng thể thu
gom tồn bộ rác ở các thơn, xóm trong khu dân cư.
Về nơng thơn, chúng ta cũng có thể dễ dàng nhận thấy ven làng, các
bờ sơng, các túi rác, có khi cả là một tải rác hay đống rác khơng có người thu
gom, mới đầu cịn là một vài túi rác nhỏ, dần dần tập kết thành đống và lớn
dần qua từng ngày dọc vệ đường liên làng, liên xã, mương máng, có khi cịn
làm tắc dòng chảy.
Trước đây rác hữu cơ chỉ là giấy hay lá dùng để gói hàng hóa dễ phân
hủy nhưng nay chủ yếu là rác vô cơ (chai, lọ nhựa, thủy tinh, túi ni lơng, hộp
thiếc...) rất khó xử lý, tái chế hay cần thời gian rất dài để phân hủy,khó tái chế.
Đặc biệt hơn là các làng nghề, nơi có tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh thì rác thải
16

16


đã trở thành vấn đề bức xúc, rác thải sinh hoạt, rác thải sản xuất đa dạng vẫn còn
chưa được xử lý, tồn tại một cách ngẫu nhiên trong nhà, trong làng.
Cảnh quan nông thôn đã bị thay đổi theo chiều hướng tiêu cực và nghiêm
trọng hơn là người nông dân đã tác động xấu tới môi trường sống của chính
mình, trực tiếp phá hủy mơi trường trong lành của làng q. Hầu hết các dịng
sơng, mương tiêu hủy nước, hồ ao ở nông thôn hiện nay đều bị ô nhiễm từ nhẹ

đến nặng, tạo điều kiện cho các vi sinh vật và tảo lam phát triển làm cho nguồn
nước ngọt dần trở nên khan hiếm. Đây chính là nơi ủ mầm bệnh gây ra những
bệnh về da, bệnh đường ruột hay phụ khoa cho phụ nữ... dễ mắc vào mùa hè và
bùng phát thành dịch ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng.
Trước thực trạng đó, rác thải nơng thơn khơng cịn là chuyện nhỏ, nó
thực sự cần được sự quan tâm của các cấp, các ngành, nếu không chỉ một vài
năm nữa xử lý rác thải sẽ rất tốn kém, phức tạp và ảnh hưởng tới sức khỏe,
môi trường sống của người nông dân.
2.5 Các phương pháp xử lý chất thải rắn trên thế giới và ở Việt Nam
Lâu nay, rác thải đang trở thành vấn đề tất cả mọi người đều phải quan
tâm.Rác thải không chỉ là vấn đề của các khu đơ thị mà nó cịn vươn tới các
vùng q xa xơi. Tuy chẳng ai muốn dính đến rác, song cũng khơng ai tránh
được rác vì nó là một phần trong hoạt động sống của con người. Theo số liệu
báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam 2004, tổng lượng chất thải rắn phát
sinh trong các đô thị trên cả nước là 8,266 triệu tấn/ năm, trong đó rác thải
sinh hoạt chiếm hơn 80 % (Nguyễn Xn Thành và cộng sự 2004) [13].
Khơng ít các nhà khoa học , các cơ quan, ban ngành đã đầu tư nghiên
cứu và đã thực hiện một số biện pháp xử lý rác thải, song cịn có nhiều vấn đề
như vốn đầu tư, đất đai và đặc biệt là ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng.
Trên thế giới và Việt Nam đã và đang áp dụng nhiều biện pháp xử lý rác thải
sinh hoạt .
2.5.1 Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp chôn lấp
Đây là phương pháp phân hủy kỵ khí với khối lượng cơ chất lớn. Chơn
17

17


lấp là phương pháp lâu đời. Hiện nay nhiều nước trên thế giới kể cả một số
nước như Anh, Mỹ, CHLB Đức vẫn cịn áp dụng phương pháp chơn lấp để xử

lý rác thải sinh hoạt. Phương pháp này khá đơn giản và hiệu quả đối với một
khối lượng rác thải lớn ở các thành phố đông dân cư (Lê Văn Nhương) [17].
Chất thải rắn được chôn lấp là các chất thải khơng nguy hại có khả
năng phân hủy tự nhiên theo thời gian bao gồm:
-

Rác thải gia đình

-

Rác thải chợ, đường phố

-

Giấy bìa, cành cây, lá cây

-

Rác thải nhà hàng, khách sạn, nhà hàng ăn uống

-

Phế thải sản xuất nông nghiệp: rơm rạ, thực phẩm. . .

Tuy nhiên, chôn lấp rác thải hiện nay đang gây ra nhiều vấn đề MT nếu
không được quản lý và xử lý đúng phương pháp của bãi chôn lấp hợp vệ sinh:
hệ thống thu khí sinh học, nước thải từ bãi rác. . .
Nhưng một thực trạng hiện nay, hầu hết các bãi rác chưa đạt tiêu chuẩn
môi trường đối với việc lựa chọn địa điểm xây cũng như quá trình vận hành
bãi chơn lấp theo đúng quy trình kỹ thuật, đã gây nên tình trạng ơ nhiễm mơi

trường nghiêm trọng. Đặc biệt các bãi rác ở Hà Nội như: Mễ Trì, Vạn Phúc,
Thủ Lệ, Văn Điển. . .Một số bãi rác được quy hoạch nằm trong thành phố
( Bãi rác Cát Bà- TP Hải Phòng, bãi rác TP Vinh – tỉnh Nghệ An), (Nguyễn
Xuân Thành và cộng sự 2004) [13].
Các yếu tố cần xem xét khi lựa chọn bãi chôn lấp.
+ Quy mơ bãi rác.
+ Ví trí bãi chơn lấp.
+ Địa chất cơng trình, thủy văn.
+Các chỉ tiêu kinh tế.

18

18


Bảng 2.8 Quy mô bãi chôn lấp
Quy mô bãi
chôn lấp
Loại nhỏ
Loại vừa
Loại lớn
Loại rất lớn

Dân số

Lượng chất thải

Diện tích

Thời gian tái


(ha)
sử dụng (năm)
(1000 người)
(Tấn/ năm)
5-10
2.000
5
<100
100-150
6.5000
10-30
10-30
350-1000
20.000
30-50
30-50
>1000
>20.000
>50
>50
Nguồn: Nguyễn Đức Lương, Nguyễn Thùy Dương.

Qua trên ta nhận thấy rằng, nếu lượng phế thải càng lớn thì quy mơ bãi
chơn lấp càng lớn và thời gian tái sử dụng càng dài. Tuy nhiên mức tái sử
dụng đất của bãi chôn lấp tùy thuộc vào tính chất, thành phần của tường loại
chất thải.
2.5.1.1 Xử lý chất thải răn bằng phương pháp sinh học
* Ủ sinh học (compots) là q trình ổn định sinh hóa các chất hữu cơ để
hình thành các chất mùn, với thao tác sản xuất và kiểm soát một cách khoa

học tạo mơi trường tối ưu đối với q trình.
Q trình ủ hữu cơ từ rác hữu cơ là một phương pháp truyền thống
được áp dụng phổ biến ở các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Quá
trình ủ được coi như q trình lên men yếm khí mùn hoặc chất mùn. Sản
phẩm thu được là hợp chất mùn không mùi, không chứa VSV gây bệnh và hạt
cỏ. Để đạt mức độ ổn định như lên men, việc ủ đòi hỏi năng lượng để tăng
nhiệt độ đống ủ. Trong quá trình ủ oxy sẽ được hấp thụ hàng trăm lần và hơn
nửa so với bể aeroten. Qúa trình ủ áp dụng với chất hữu cơ không độc hại, lúc
đầu là khử nước, sau là xử lý cho đến khi nó thành xốp và ẩm. Độ ẩm và nhiệt
độ được kiểm tra và giữ cho vật liệu ủ luôn ở trạng thái hiếu khí trong suốt
thời gian ủ. Q trình tự tạo ra nhiệt riêng nhờ q trình oxy hóa các chất thối
rữa. Sản phẩm cuối cùng là CO2, nước và các hợp chất hữu cơ bền vững như:
lignin, xenlulo, sợi. . .(UBNN tỉnh Ninh Bình-Sở KHCN, 2010) [23].
* Phương pháp xử lý khí sinh học (biogas)
Sản xuất khí sinh học là phương pháp đã được sử dụng từ lâu ở các nước phát
19

19


triển thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong vài chục năm gần đây
với mục đích giới hạn ở vùng quê làm chất đốt và thắp sáng. Gần đây cơng
nghệ này càng ngày càng được hồn thiện và chuyển hướng sang sử dụng các
loại nguyên liệu là rác thải nông – công – nghiệp và rác thải sinh hoạt để sản
xuất khí sinh học, đa dạng hóa nguồn năng lượng và giảm thiểu ô nhiễm môi
trường (Nguyễn Xuân Nguyên, 2004) [12].
-

Cơ sở khoa học:
Cơ sở của phương pháp này là nhờ sự hoạt động của các VSV mà các


hợp chất khó tan như: Xenluloza, lignin,hemixeluloza và các hợp chất cao
phân tử khác được chuyển thành chất dễ tan. Qúa trình này xẩy ra trong điều
kiện kỵ khí nhờ một quần thể VSV được gọi chung là VSV lên men metan.
Quần thểt này chủ yếu là vi khuẩn kỵ khí hội sinh. Chúng biến đổi chất hữu
cơ thành CH4, CO2 và một vài khí khác(Lê Văn Khoa, 2004) [7].
2.5.1.2 Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp đốt
Xử lý rác bằng phương pháp đốt có ý nghĩa quan trọng là làm giảm tới
mức thấp nhất chất thải cho khâu xử lý cuối cùng, nếu sử dụng công nghệ
đốt rác tiên tiến cịn có ý nghĩa trong bảo vệ mơi trường. Nhưng đây cũng là
phương pháp xử lý tốn kém nhất và so với phương pháp chôn lấp hợp vệ
sinh thì chi phí để đốt một tấn rác có thể cao hơn 10 lần (Trần Hiếu Nhuệ,
2001) [17].
Phương pháp đốt rác được sử dụng rộng rãi ở những nước như: Đức,
Thụy Sỹ, Hà Lan . . .là những nước có diện tích đất cho khu vực thải rác bị
hạn chế.
Cơng nghệ đốt rác thường sử dụng ở các quốc gia phát triển và phải có
một nền kinh tế đủ mạnh để bao cấp cho việc thu đốt rác sinh hoạt như là một
hoạt động phúc lợi cho toàn dân .
-

Cơ sở khoa học:

Cơ sở của phương pháp này là quá trình oxy hóa ở nhiệt độ cao, với sự có
mặt của oxy trong khơng khí trong đó có rác độc hại được chuyển hóa thành
20

20



khí và các chất thải rắn khơng cháy. Các chất khí được làm sạch hoặc khơng
được làm sạch thốt ra ngồi khơng khí. Chất thải rắn cịn lại được chơn lấp.
Hiện nay ở các nước châu Âu có xu hướng giảm việc đốt rác thải do
hàng loại vấn đề kinh tế và môi trường. Phương pháp này hiện tại đang được
dùng cho việc xử lý rác thải bệnh viên.
Tồn tại của phương pháp này là tốn nhiên liệu đốt và gây ơ nhiễm mơi
trường khơng khí, nếu như quy trình công nghệ không đảm bảo kỹ thuật.
2.5.2 Một số phương pháp xử lý chủ yếu ở Việt Nam
Tuy nhiên đối với chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam, phương thức xử
lý chủ yếu hiện nay vẫn là đổ thải ở các bãi đổ lộ thiên khơng được chèn lót
kỹ hoặc chôn lấp (nhưng không hợp vệ sinh) hoặc chôn lấp hợp vệ sinh tuy
nhiên số lượng các bãi chôn lấp hợp vệ sinh so với các bãi chôn lấp và bãi đổ
tự nhiên trong cả nước còn thấp (< 25%) mà chủ yếu thuộc về vùng đô thị.
Điều đáng nói ở đây là chưa có đơ thị nào có phương tiện đầy đủ và thích hợp
để xử lý chất thải nguy hại từ cơng nghiệp và y tế.
Ngồi ra, gần đây ở nước ta đã thử nghiệm công nghệ SERAPHIN để
xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Ưu điểm nổi bật của công nghệ này là hiệu quả xử
lý đạt trên 90%, giảm thiểu tối đa việc chôn lấp rác. Do đó, tiết kiệm được đất
đai và xố bỏ được các bãi rác chôn lấp để thu hồi sử dụng cho các mục đích
khác. Q trình nghiên cứu và thực tế áp dụng đã cho thấy đây là giải pháp được
xem là hiệu quả nhất hiện nay, không xuất hiện nước rỉ rác và mùi hơi thối vì rác
thải sinh hoạt được xử lý ngay trong ngày, chứ không chôn lấp rác tươi. Sau khi
tách lọc được rác hữu cơ làm phân vi sinh như mùn hữu cơ, phân hữu cơ sinh
học, những loại rác vơ cơ cịn lại, dây chuyền tự động sẽ chuyển loại rác này về
một bộ phận khác để tạo sản phẩm như nhựa Seraphin, bát đựng mủ cao su và
các loại xô chậu... Khi áp dụng công nghệ này vào việc xử lý rác thải vô cơ (túi
nilông, nhựa...) sẽ tiết kiệm được một lượng rửa lớn, hạn chế việc ô nhiễm môi
trường do nước thải công nghiệp gây nên. Hiện nay nước ta đã có các nhà máy
sử dụng cơng nghệ này: Nhà máy xử lý rác Thùy Phương (TP. Huế) hoạt động từ


21

21


tháng 06/2004 với công suất 150 tấn/ngày; Nhà máy xử lý rác Đông Vinh - Nghệ
An, bắt đầu vận hành từ tháng 06/2004 với công suất đạt 100 tấn/ngày, tách lọc
rác khô thành mùn hữu cơ và nguyên liệu thô để sản xuất vật liệu xây dựng. Dây
chuyền số 2 xử lý rác tươi đã đi vào hoạt động từ tháng 9/2004, với công suất xử
lý 150 tấn/ngày.... (nguồn Việt báo)
2.6 Hoạt động tái sử dụng, tái chế CTR sinh hoạt
Việc tái chế tái sử dụng chất thải ở Việt Nam diễn ra rất phổ biến nhưng
vẫn hoàn toàn mang tính tự phát và do các thành phần tư nhân thực hiện. Quá
trình này được thực hiện bởi người thu gom, đồng nát và buôn phế liệu nhằm
thu hồi từ các thành phần có thể tái sử dụng cho hoạt động sinh hoạt và sản
xuất. Hoạt động này đã tạo ra nhiều làng nghề, việc làm cho người lao động,
tiết kiệm tài nguyên, giảm khối lượng rác chôn lấp, thu hồi vật liệu có giá trị
và những lợi ích nhất định cho xã hội. Điều đáng nói là cơng tác tái chế, tái sử
dụng lại các chất thải ở nước ta chưa được quan tâm đúng mức, việc thu gom
nhỏ lẻ, tự phát đã gây ra những bất cập trong công tác quản lý CTR.
Tỷ lệ tái chế chất thải rắn sinh hoạt ở nước ta tương đối cao. Rác thải
sau khi được thu gom, phân loại tách các hợp phần hữu cơ sẽ được tái sử
dụng lại làm phân bón nhờ q trình lên men VSV. Tuy nhiên, do nhiều
nguyên nhân khác nhau nên chế biến phân compost từ chất thải hữu cơ vẫn
chưa được phổ biến rộng rãi. Nguyên nhân chủ yếu là công tác phân loại chưa
tốt dẫn đến nguồn nguyên liệu đầu vào chất lượng kém, chất lượng phân hữu
cơ chưa cao, tiếp thị sản phẩm chưa tốt.

22


22


III . NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu là rác thải sinh hoạt và những vấn
đề liên quan ở thị trấn Đô Lương huyện Đô Lương tỉnh Nghệ An
3.2 Nội dung nghiên cứu
3.2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của Thị Trấn Đô Lương
- Dân số và sự phân bố dân cư
-

Cơ cấu dân cư – lao động, việc làm

-

Kinh tế - xã hội

-

Môi trường
3.2.2 Thực trạng rác thải sinh hoạt tại thị trấn Đô Lương.
-

Các nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt (cơ quan, trường học, khu dân
cư..)

-

Định lượng lượng rác thải từ các nguồn thải chính


3.2.3 Nghiên cứu tình hình cơng tác xử lý rác thải sinh hoạt tại Thị Trấn
Đô Lương huyện Đơ Lương tỉnh Nghệ An.
-

Tình hình cơng tác thu gom, phân loại rác thải của các hộ gia đình

-

Tình hình cơng tác thu gom, quản lý rác thải sinh hoạt của các cơ quan
chuyên môn, cơ quan quản lý

3.2.4 Đánh giá công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại Thị Trấn Đô Lương
huyện Đô Lương tỉnh Nghệ An.
-

Công tác phân loại và thu gom rác thải sinh hoạt

-

Các biện pháp quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt tại Huyện Đô Lương

-

Ý thức của người dân trong công tác QL&XL chất thải sinh hoạt

-

Tác động của rác thải sinh hoạt tới mơi trường (đất, nước, khơng khí).


23

23


3.2.5 Các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý và xử lý rác thải
sinh hoạt tại Thị Trấn Đô Lương huyện Đô Lương tỉnh Nghệ An.
-

Giải pháp về chính sách

-

Giải pháp về đầu tư

-

Giải pháp quản lý, xử lý rác thải của cơ quan chức năng

-

Giải pháp nhằm nâng cao ý thức của người dân

-

Giải pháp cải tiến công nghệ quản lý và xử lý chất thải.
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Thu thập tại cơ quan chuyên môn:
+ Thu thập số liệu tại phịng Tài ngun & Mơi trường.

+ Số liệu tại công ty Môi trường và Đô thị…
- Thu thập tại địa phương:
+ Thu thập tại UBND thị trấn.
+ Số liệu tại các khối phố.
3.3.2 Phương pháp điều tra phỏng vấn bằng bảng hỏi
- Phỏng vấn chính thức: Dùng bảng hỏi để hỏi các hộ gia đình nhằm thu
thập các thơng tin cần thiết cho q trình điều tra, nghiên cứu. Phân ra 3 nhóm
hộ để hỏi: Hộ khá giả, hộ trung bình, hộ nghèo.
- Phỏng vấn khơng chính thức: Thu thập them những thông tin mà những
phương pháp thu thập khác chưa mang lại kết quả. Có thể hỏi vào bất cứ thời
gian nào thuận tiện, ghi chép vào sổ.
- Quan sát thực địa, hiện trường để có cái nhìn tổng thể và khách quan về
vấn đề đang nghiên cứu, tìm hiểu.
3.3.3 Tính tốn số liệu đã thu thập được bằng bảng tính.
+ Tính giá trị trung bình
+ Tính độ lệch chuẩn

24

24


IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
Thị trấn Đô Lương là đô thị loại 5 và là một trong 33 đơn vị hành chính
cấp huyện của tỉnh Nghệ An ,mặc dù có quy mơ nhỏ nhưng có vị trí vơ cùng
quan trọng
4.1.1.1 Vị trí địa lý
Thị trấn Đơ Lương là trung tâm huyện lị của huyện Đô Lương,cách

thành phố Vinh khoảng 60 km về phía Tây Bắc.Có vị trí khoảng 18 054’7” vĩ
độ Bắc,108018’20” kinh độ Đơng
- Phía Bắc giáp xã Đơng Sơn
- PhíaNam giap xã n Sơn
- Phía Tây giáp xã Lưu Sơn
- Phía Đơng giáp xã Đà Sơn
Tổng chiều dài ranh giới hành chính khoảng 15km
4.1.1.2 Địa hình, địa mạo
Địa hình thị trấn Đơ Lương tương đối bằng phẳng, trên địa bàn thị trấn
khơng có đồi núi , hệ thơng sơng ngịi bao bọc ,có dịng sơng Lam chảy qua
địa bàn thị trấn kéo dài khoảng 5km, theo hướng Đơng Tây
4.1.1.3 Đặc diểm khí hậu
Đơ Lương có chế độ khí hậu phức tạp, mang tính chất khí hậu nhiệt đới
nóng ẩm mưa nhiều song phân bố khơng đều giữa các tháng trong năm, khí
hậu được chia làm hai mùa, đó là mùa mưa và mựa khơ, ngồi ra cũng chịu
ảnh hưởng của gió Tây Nam (gió Lào).
- Nhiệt độ: trung bình hàng năm từ 23 - 24 oC, nhiệt độ cao nhất trong
năm là 40 - 41oC (tháng 7) và thấp nhất trong năm là 12oC (tháng 1).
- Nắng: số giờ nắng trung bình trong năm khoảng 1.500 - 1.700 giờ,
bình quân trong tháng khoảng 1.668 giờ. Tháng cú nhiều nắng nhất là tháng 5,
25

25


×