Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

TÀI LIỆU ÔN THI THPT NGỮ VĂN 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (355.71 KB, 28 trang )

TÀI LIỆU ÔN THI THPT QUỐC GIA

MÔN NGỮ VĂN


CẤU TRÚC ĐỀ THI TỐT NGHIỆP – HỆ GDTX
I. Cấu trúc đề (Gồm 2 phần thời gian làm bài 180 phút)
Phần 1: Đọc hiểu văn bản (3 điểm)
- Gồm hai câu
- Kiến thức về: từ, biện pháp nghệ thuật, phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ…
Phần 2: Tập làm văn
Câu 1. (3,0 điểm): Vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài nghị luận xã hội ngắn (không
quá 400 từ).
- Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
- Nghị luận về một hiện tượng đời sống.
Câu 2. (4,0 điểm).Vận dụng khả năng đọc - hiểu và kiến thức văn học để viết bài nghị luận văn học.

2 - Tuyên ngôn Độc lập - Hồ Chí Minh
3 - Tây Tiến – Quang Dũng
4 - Việt Bắc (trích) - Tố Hữu
5 - Đất Nước (trích Trường ca Mặt đường khát vọng) - Nguyễn Khoa Điềm
6 - Sóng – Xuân Quỳnh
7 - Người lái đò Sông Đà (trích) - Nguyễn Tuân
8 - Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) - Hoàng Phủ Ngọc Tường
9 - Vợ nhặt – Kim Lân
10 - Vợ chồng A Phủ (trích) - Tô Hoài
11 - Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành
12 - Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu
13 - Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) – Lưu Quang Vũ



CÁC DẠNG ĐỀ VÀ CÁCH LÀM BÀI
1. Đề nghị luận về một nhân vật
Bố cục
Nội dung
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm
Mở bài
- Giới thiệu những nét chính về nhân vật
- Chuyển ý
- Ngoại hình nhân vật
- Cuộc đời, số phận
Thân bài
- Phân tích các biểu hiện tính cách, phẩm chất nhân vật (dựa vào các biến cố
tâm trạng, thái độ nhân vật…)
- Đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả
- Khái quát lại vấn đề nghị luận
Kết bài
- Nêu cảm nhận bản thân về nhân vật
2. Nghị luận về giá trị nhân đạo
Bố cục
Mở bài

Thân bài

Nội dung
- Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm
- Nêu yêu cầu đề
- Chuyển ý
- Giải thích khái niệm: Giá trị nhân đạo là giá trị cơ bản của văn học chân
chính được tạo nên bởi sự cảm thong cho nỗi đau sâu sắc của con người, sự nâng
niu, trân trọng những nét đẹp trong tâm hồn của con người và lòng tin vào khả năng

vươn dậy của họ
- Phân tích các biểu hiện của giá trị nhân đạo
+ Cảm thông sâu sắc với nỗi thống khổ của con người bất hạnh
+ Sự trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của họ
+ Sự phê phán những thế lực chà đạp lên quyền sống của con người trong tác
phẩm

+ Kết thúc có hậu của tác phẩm (giải phóng con người, mở tương lai..)
- Khái quát lại vấn đề nhân đạo trong tác phẩm
Kết bài
- Cảm nhận bản thân
3. Nghị luận về giá trị hiện thực
Bố cục
Mở bài
Thân bài

Kết bài

Nội dung
- Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm
- Nêu yêu cầu đề
- Chuyển ý
- Giải thích khái niệm: Giá trị hiện thực của tác phẩm là khả năng phản ánh
trung thành đời sống xã hội vào tác phẩm một cách khách quan, trung thực
- Hoàn cảnh lịch sử xã hội khi tác phẩm ra đời
- Phân tích các biểu hiện của giá trị hiện thực:
+ Chế độ xã hội trong tác phẩm (tốt- xấu)
+ Sự lên án và tố cáo các thế lực chà đạp quyền sống con người
+ Phản ánh đời sống người nông dân
- Khái quát lại giá trị nhân đạo trong tác phẩm

- Cảm nhận bản thân


4. Nghị luận về tình huống truyện
Bố cục
Mở bài
Thân bài

Kết bài

Nội dung
- Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm
- Giới thiệu khái quát tình huống cần nghị luận
- Chuyển ý
- Giới thiệu. mô tả tình huống
- Phân tích các vấn đề xoay quanh tình huống truyện (tính cách nhân vật
thông qua tình huống, diễn biến truyện..)
-Phân tích giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo, nghệ thuật của tình huống
- Đánh giá ý nghĩa của vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm
- Cảm nhận bản thân

5. Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học
Dạng đề này kết hợp được cả năng lực đọc-hiểu tác phẩm văn học, cả về kiến thức xã hội và
khả năng nghị luận ở dạng thức: Từ một tác phẩm văn học đề yêu cầu viết bài viết bàn về một ý
nghĩa xã hội nào đó. Cũng có thể là từ một tác phẩm chưa được học, từ một mẫu chuyện nhỏ để bàn
về ý nghĩa xã hội đặc ra trong đó
Bố cục
Mở bài
Thân bài


Kết bài

Nội dung
- Giới thiệu về tác phẩm
- Nêu vấn đề xã hội mà tác phẩm đặt ra
- Chuyển ý
- Khái quát vấn đề xã hôi trong tác phẩm phản ánh (giải thích)
- Phân tích các khía cạnh biểu hiện, vấn đề xã hội mà tác phẩm đặt ra
- Bình luận vấn đề xã hội mà tác giả đặt ra đúng sai như thế nào? Có ý nghĩa
với cuộc sống hiện tại không?
- Khẳng định ý kiến bản thân về vấn đề đó
- Nêu suy nghĩ của bản thân đối với vấn đề


PHẦN I: THƠ

KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM 1945
ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX
1.Những chặng đường phát triển của
VHVN từ 1945 đến 1975:
+1945-1954: Vh thời kì KC chống TD Pháp
+1955-1964: … ………XDCNXH ở miền
Bắc và ĐT thống nhất ĐN ở miền Nam
+1965 -1975: ............ chống Mĩ cứu nước
2. Những thành tựu và hạn chế của VHVN
từ 1945 đến 1975:
+ Thực hiện xuất sắc nhiệm vụ lịch sử giao
phó; thể hiện hình ảnh con người VN trong
LĐ, CĐ
+ Tiếp nối và phát huy những truyền thống tư

tưởng lớn của dân tộc: YN, Nđ, AH
+ Những thành tựu Nt lớn về thể loại, về KH
thẩm mĩ, đội ngũ sáng tác, những TP mang
tính thời đại
+ hạn chế: giản đơn, phiến diện, công thức
3. Những đặc điểm cơ bản của VHVN từ
1945 đến 1975:
+ Văn học chủ yếu vận động theo hướng
cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận
mệnh chung của đất nước.
-VH phục vụ CM, cổ vũ chiến đấu:.
-Khuynh hướng tt chủ đạo là tư tưởng cm, vh
là vũ khí…
-VH ăn nhịp với từng chặng đường ls …
+ Nền Vh hướng về đại chúng.
- Đc vừa là đối tượng phản ánh và đối tượng
phục vụ, vừa là nguồn cung cấp, bổ sung lực
lượng sáng tác cho văn học
+ Nền vh chủ yếu mang khuynh hướng sử
thi và cảm hứng lãng mạn.
Khuynh hướng sử thi:

+ Đề tài: những vấn đề có ý nghĩa lịch sử
và tính chất toàn dân tộc
+ Nhân vật chính: đại diện cho tinh hoa và
khí phách, phẩm chất và ý chí của dt; gắn bó
số phận cá nhân với số phận đất nước; luôn
đặt bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ công
dân, ý thức chính trị, tình cảm lớn, lẽ sống lớn
lên hàng đầu

+ Lời văn: mang giọng điệu ngợi ca, trang
trọng và đẹp tráng lệ, hào hùng.
Cảm hứng lãng mạn:
+ Ngợi ca cs mới, con người mới
+ Ca ngợi chủ nghĩa anh hùng CM
+ Tin tưởng vào tương lai tươi sáng của
đn.
2. Những chuyển biến và một số thành tựu
ban đầu của VHVN từ 1975 đến hết TK
XX
+ Những chuyển biến ban đầu: VH của cái ta
cộng đồng bắt đầu chuyển hướng về cái tôi
muôn thuở: tính chất hướng nội, quan tâm
nhiều hơn tới số phận cá nhân trong hoàn
cảnh phức tạp,đời thường, cách nhìn nhận,
tiếp cận con người và hiện thực đời sống
trong những mối quan hệ đa dạng và phức
tạp, thể hiện con người ở nhiều phương diện
của đời sống, kể cả đs tâm linh.
+ Thành tựu cơ bản nhất: Ý thức về sự đổi
mới, sáng tạo trong bối cảnh mới của đời
sống: Vh vận động theo hướng dân chủ hóa ,
mang tính nhân bản và nhân văn sâu sắc. Đề
tài, chủ đề đa dạng; thủ pháp nghệ thuật
phong phú; cá tính sáng tạo của nhà văn được
phát huy

TÂY TIẾN - QUANG DŨNG



PHẦN HAI: VĂN XUÔI
VỢ CHỒNG A PHỦ
(TÔ HOÀI)
A. Kiến thức trọng tâm
1. Tác giả Tô Hoài
a. Cuộc đời:
- Tô Hoài tên khai sinh là Nguyễn Sen, sinh năm 1920.
- Sinh ra ở quê ngoại làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ
Hoài Đức, tỉnh Hà Đông.
- 1943 tham gia hội văn hóa cứu quốc.
- 1945 hoạt động trong lĩnh vực báo chí và văn nghệ
b. Tác phẩm chính: Dế mèn phiêu lưu kí (1941), O chuột
(1942), Truyện Tây Bắc (1953)
c. Phong cách:
- Có vốn hiểu biết sâu sắc, phong phú về phong tục tập
quán của nhiều vùng khác nhau của đất nước.
- Lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động nhờ vốn từ vựng giàu
có.
 Nhà văn lớn của văn học Việt Nam hiện đại. 1996
được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học
nghệ thuật
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
-Xuất xứ: Vợ chồng A Phủ (1952) là một trong ba tác
phẩm (Vợ chồng A Phủ, Mường Giơn và Cứu đất cứu
mường) in trong tập Truyện Tây Bắc.
- Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm là kết quả của chuyến đi
cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc năm 1952. Đây là
chuyến đi thực tế dài tám tháng sống với đồng bào các dân
tộc thiểu số từ khu du kích trên núi cao đến những bản làng
mới giải phóng của nhà văn.

3. Tóm tắt tác phẩm; ý nghĩa văn bản
a. Tóm tắt
- Tác phẩm kể về cuộc đời của đôi trai gái người Mèo là
Mị và A Phủ. Mị là một cô gái trẻ, đẹp. Cô bị bắt làm vợ A
Sử - con trai thống lý Pá Tra để trừ một món nợ truyền kiếp
của gia đình. Lúc đầu, suốt mấy tháng ròng, đêm nào Mị
cũng khóc, Mị định ăn lá ngón tự tử nhưng vì thương cha
nên Mị không thể chết. Mị đành sống tiếp những ngày tủi
cực trong nhà thống lí. Mị làm việc quần quật khổ hơn trâu
ngựa và lúc nào cũng “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó
cửa”. Mùa xuân đến, khi nghe tiếng sáo gọi bạn tình thiết
tha Mị nhớ lại mình còn trẻ, Mị muốn đi chơi nhưng A Sử
bắt gặp và trói đứng Mị trong buồng tối.
- A Phủ là một chàng trai nghèo mồ côi, khoẻ mạnh, lao
động giỏi. Vì đánh lại A Sử nên bị bắt, bị đánh đập, phạt vạ
rồi trở thành đầy tớ không công cho nhà thống lí. Một lần,
do để hổ vồ mất một con bò khi đi chăn bò ngoài bìa rừng
nên A Phủ đã bị thống lí trói đứng ở góc nhà. Lúc đầu, nhìn
cảnh tượng ấy, Mị thản nhiên nhưng rồi lòng thương người
cùng sự đồng cảm trỗi dậy, Mị cắt dây cởi trói cho A Phủ
rồi theo A Phủ trốn khỏi Hồng Ngài…
b. Ý nghĩa văn bản
Tố cáo tội ác của bọn phong kiến thực dân; thể hiện số
phận đau khổ của người lao động miền núi; phản ánh con
đường giải phóng và ca ngợi vẻ đẹp, sức sống tìm tàng,
mãnh liệt của họ.
4. Nội dung chính của tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”
a. Hình tượng nhân vật Mị

- Cuộc sống thống khổ: Mị là cô gái trẻ đẹp, yêu đời và

hiếu thảo, giàu lòng tự trọng nhưng vì món nợ “truyền
kiếp”, cô bị bắt làm dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra, bị
đối xử tàn tệ, mất ý thức về cuộc sống (lời giới thiệu về Mị
ở đầu truyện; công việc của Mị ở nhà thống lí, không gian
căn buồng của Mị…”
- Sức sống tiềm tàng và khát vọng hạnh phúc: Tác
động của ngoại cảnh – mùa xuân về trên đất Hồng Ngài
(thiên nhiên; tiếng sáo gọi bạn, bữa rượu,…) Mị đã thức
tỉnh (kỉ niệm sống dậy, nhẩm thầm theo tiếng sáo, ý thức về
thời gian, thân phận – muốn chết…) và Mị muốn đi chơi
(thắp đèn, quấn tóc, lấy váy hoa…) khi bị A Sử trói đứng
vào cột nhà, Mị như không biết mình bị trói vẫn thả hồn
theo tiếng sáo.
- Sức phản kháng mạnh mẽ: Lúc đầu, thấy A Phủ bị trói,
Mị dửng dưng “vô cảm”. Nhưng khi nhìn thấy “dòng nước
mắt chảy xuống hai hõm má đã xám đen lại” của A Phủ. Mị
xúc động, nhớ lại mình, đồng cảm với người và nhận ra tội
ác của bọn thống trị. Tình thương, sự đồng cảm giai cấp,
niềm khát khao tự do mãnh liệt…đã thôi thúc Mị cắt dây
trói cứu A Phủ và tự giải thoát cho cuộc đời mình.
b. Hình tượng nhân vật A Phủ:
- Số phận éo le: là nạn nhân của hủ tục lạc hậu và cường
quyền phong kiến miền núi (mồ côi cha mẹ, lúc bé bị bắt
bán làm người ở, khi trốn được thì phải đi làm thuê hết nhà
này đến nhà khác, lớn lên nghèo đến nỗi không lấy được
vợ)
- Phẩm chất tốt đẹp: có sức khỏe phi thường, dũng cảm;
yêu tự do, yêu lao động; có sức sống mãnh liệt; không sợ
cường quyền…
5. Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của truyện

a. Giá trị hiện thực
- Miêu tả chân thật số phận cực khổ của người dân nghèo
Tây Bắc dưới sự thống trị của bọn cường quyền phong kiến
miền núi
- Phơi bày bản chất tàn bạo của giai cấp thống trị ở miền
núi
- Tái hiện một cách sinh động bức tranh thiên và phong tục
tập quán của người dân miền núi Tây Bắc ( cảnh mùa xuân;
cảnh xử kiện A Phủ)
b. Giá trị nhân đạo
-Yêu thương, đồng cảm sâu sắc với thân phận đau khổ của
người dân lao động miền núi trước CM.
-Tố cáo, lên án phơi bày bản chất xấu xa tàn bạo của giai
cấp thống trị
-Trân trọng ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn, sức sống mãnh liệt và
khả năng CM của nhân dân Tây Bắc. Dù trong hoàn cảnh
khắc nghiệt đến mức nào con người vẫn không mất đi khát
vọng sống tự do và hạnh phúc (Mị trong đêm tình mùa xuân
và cởi trói cho A Phủ)
- Thông qua câu chuyện, nhà văn đã chỉ ra cho nhân dân
miền núi Tây Bắc nói riêng; những số phận đau khổ nói
chung con đường giải phóng chính mình đó là đấu tranh,
làm cách mạng
6. Đặc sắc nghệ thuật


- Nghệ thuật xây dựng nhân vật có nhiều điểm đặc sắc (A - Biệt tài miêu tả thiên nhiên và phong tục tập quán của
Phủ được miêu tả qua hành động, Mị chủ yếu khắc họa tâm người dân miền núi.
tư,…).
- Ngôn ngữ sinh động, chọn lọc và sáng tạo, câu văn giàu

- Trần thuật uyển chuyển, linh hoạt; cách giới thiệu nhân tính tạo hình.
vật đầy bất ngờ, tự nhiên mà ấn tượng; kể chuyện ngắn gọn,
dẫn dắt tình tiết khéo léo.
B. Luyện tập:
Đề 1: Qua tác phẩm “Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài” Anh/chị hãy phân tích diễn biến tâm lí nhân vật Mị khi mùa
xuân về trên đất Hồng Ngài.
* Ý chính cần phân tích:
Mở
bài

Thâ
n bài

Kết
bài

- Tô Hoài có vốn hiểu biết sâu sắc, phong phú về phong tục tập quán của nhiều vùng khác nhau của đất nước.
- Tác phẩm là kết quả của chuyến đi cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc năm 1952
- Qua tác phẩm “VCAP” Tô Hoài đã miêu tả diễn biến tâm lí của nhân vật Mị hết sức độc đáo khi mùa xuân về trên
đất Hồng Ngài thể hiện được sức sống tiềm tàng và khát vọng hạnh phúc trong cô.
- Cuộc sống thống khổ: làm dâu gạt nợ
- Tác động của ngoại cảnh: thiên nhiên, tiếng sáo gọi bạn, bửa rượu cúng ma..
- Tâm hồn thức tỉnh: nhẩm thầm theo tiếng sáo, ý thức về thời gian, thân phận => muốn chết
- Mị muốn đi chơi: thắp đèn, quấn tóc, lấy váy hoa, bị A Sử trói không biết mình bị trói vẫn thả hồn theo tiếng sáo
=> thể xác bị trói buộc nhưng khát vọng tự do, hạnh phúc không mất đi
- Nghệ thuật: xây dựng nhân vật;trần thuật uyển chuyển, linh hoạt; biệt tài miêu tả thiên nhiên và phong tục tập quán
của người dân miền núi; ngôn ngữ sinh động, chọn lọc và sáng tạo, câu văn giàu tính tạo hình.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật có nhiều điểm đặc sắc. Trần thuật uyển chuyển, linh hoạt
- Tố cáo tội ác của bọn phong kiến thực dân; thể hiện số phận đau khổ của người lao động miền núi; phản ánh con
đường giải phóng và ca ngợi vẻ đẹp, sức sống tìm tàng, mãnh liệt của họ.


* Bài tham khảo:
Là một nhà văn lớn của văn học Việt Nam hiện
đại, Tô Hoài có vốn hiểu biết sâu sắc, phong phú về
phong tục tập quán của nhiều vùng khác nhau trên đất
nước ta. Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” là kết quả của
chuyến đi cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc năm 1952
của ông. Qua tác phẩm “VCAP” Tô Hoài đã miêu tả diễn
biến tâm lí của nhân vật Mị hết sức độc đáo và đặc sắc
nhất là khi mùa xuân về trên đất Hồng Ngài thể hiện
được sức sống tiềm tàng và khát vọng hạnh phúc trong
cô.
Mị một cô gái Hmông đẹp từ ngoại hình đến
tính cách, nhưng có một cuộc sống thống khổ: bị đọa
đày trong kiếp sống nô lệ. Mị trước khi về làm dâu nhà
thống lí Pá Tra là một cô gái có ngoại hình đẹp, có
nhiều phẩm chất tốt. Một cô gái trẻ có tài thổi sáo “Trai
đến đứng nhẵn chân vách đầu buồng Mị” và “ có biết
bao người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị” Mị
một cô gái chăm làm yêu lao động, không ham giàu
sang phú quí “biết cuốc nương làm ngô” và sẵn sàng
“làm ngô giả nợ thay cho bố”. Nhưng hạnh phúc không
đến với Mị, cô rơi vào số phận của con dâu gạt nợ ở nhà
Thống lí Pá Tra. Ở nhà thống lí Pá Tra, Mị bị tê liệt cả
lòng yêu đời, yêu sống lẫn tinh thần phản kháng. Một
nạn nhân khi còn nghĩ đến cái chết là còn lòng ham
sống, còn sức phản kháng. Nhưng Mị thì “ở lâu trong
cái khổ - nên quen khổ rồi”, không còn có ý niệm về sự
khổ sở. Bây giờ trong Mị chỉ còn một ý niệm duy nhất
đó là thân trâu ngựa của mình. Mị không chỉ bị đày đọa

về thể xác mà còn phải chịu nỗi đau về tinh thần đến
mất tri giác về cuộc sống. Căn buồng cưới của Mị
không phải là căn buồng hạnh phúc mà giống như một
gan ngục thất để để giam cầm một tù nhân mất ý niệm
về thời gian, cuộc sống “ Ở cái buông Mị nằm, kín mít,
có một chiếc cửa sổ, một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc

nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là
sương hay là nắng”
Mùa xuân về trên đất Hồng Ngài đã tác động
tích cực đối với cuộc đời tăm tối và giá lạnh của Mị.
Trước hết đó là khung cảnh mùa xuân vui tươi, tràn đầy
sức sống và màu sắc “Trong các làng Mèo đỏ những
chiếc váy hoa đac đem ra phơi trên những mỏn đá xòe
như con bướm sặc sở… đám trẻ đợi Tết, chơi quay cười
ầm trên sân chơi trước nhà”. Tiếp đó là tiếng sáo gọi
bạn tình “tiếng ai thoit sáo, rũ bạn đi chơi” tiếng sáo gọi
bạn đã vọng vào tâm hồn Mị “thiết tha bổi hổi”. Từng lời
hát giản dị mọc mạc nhưng lại có sức mời gọi lớn lao đối
với Mị. Cùng với bữa cơm cúng ma đón năm mới rộn rã
“chiêng đánh ầm ĩ” bữa rượu tiếp ngay bữa cơm bên bếp
lửa. Những biểu hiện của ngoại cảnh không thể không tác
động đến Mị nhất là tiếng sáo, vì ngày xưa cô cũng là
người thổi sáo giỏi, có biết bao người say mê tiếng sáo
của cô. Tiếng sáo gọi bạn tình, tiếng ca hạnh phúc, biểu
hiện của tình yêu đôi lứa đã làm thức tỉnh sức sống bấy
lâu vẫn được bảo lưu trong cõi lòng người thiếu nữ Tây
Bắc.
Sức sống tiềm tàng trong Mị trỗi dậy Đầu tiên
Mị “ngồi nhẫm thầm bài hát của người đang thổi”. Cô

Mị sau bao ngày câm lặng đã cất tiếng, dù đó chỉ là
những lời thì thầm. Bản tình ca Tây Bắc của những người
yêu nhau, của khát vọng hạnh phúc đã nở trên môi Mị, đã
đánh dấu bước trở lại của người con gái yêu sống, yêu
đời ngày nào trong Mị. Trong cái không khí của đêm tình
xuân “Mị cũng uống rượu. Mị lén lấu hũ rượu, cứ uống
ừng ực từng bát”. Cái cách uống rượu của Mị khiến
người đọc phải ngạc nhiên nhưng không cảm thấy vô lí.
Bởi sau bao tháng ngày đou đớn, giờ cô đã sống lại với
chính con người mình. Mị uống như quên đi cái phần đời
cay đắng vừa qua, để sống lại mạnh mẽ phần đời tươi trẻ
đã có. Lòng ham sống trong Mị trỗi dậy, khát vọng hạnh
phúc trong Mị bừng tỉnh. Tình trạng sống như đã chết ở


Mị được cởi bỏ, Mị “thấy phơi phới trở lại, trong lòng
đột nhiên phơi phới như những đêm tết ngày trước” và
sau những ngày tháng mất hết ý niệm về thời gian, không
gian giờ đây “Mị thấy mình trẻ lắm, Mị vẫn còn trẻ, Mị
muốn đi chơi”
Mị cảm thấy rõ hơn hết bao giờ về cái vô
nghĩa của cuộc sống thực tại. Nếu trước đây Mị quen
khổ đến mức chai sạn không còn tưởng đến việc ăn lá
ngón tử tự thì giờ đây “Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc
này Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại
nữa”. Đâu chính là biểu hiện của sự phản kháng với hoàn
cảnh, của sự xung đột gây gắt giữa một bên là khát vọng
chân chính đã thức tỉnh và một bên là thực tại đau đớn
vẫn đang hiện hữu. Chính suy nghĩ đó đã chứng tỏ Mị
đang thực sự hồi sinh và Mị đang ý thức rất rõ hoàn cảnh

đau xót của mình.
Mị muốn đi chơi. Tiếng sáo gọi bạn tình vẫn
lững lơ bay ngoài đường, từ chỗ là một âm thanh bên
ngoài, giờ đây đã trở thành những nốt nhạc trong tâm hồn
Mị “Trong đầu Mị rập rờn tiếng sáo” và tiếng sáo trong
tâm hồn giống như một chất xúc tác để phản ứng đi chơi
của Mị diễn ra nhanh hơn. Mị “quấn lại tóc, với tay lấy
chiếc váy hoa ở phía trong vách” để đi chơi. Ta có thế
thấy một sự biến động mạnh mẽ đang diễn ra trong tâm
hồn người thiếu nữ Tây Bắc đi từ thức tỉnh đến kháo khát
sống và muốn sống tự do, hạnh phúc. Giữa lúc hoạt
động sống đang trào sôi thì cũng là lúc nó bị vùi dập
dã man. A Sử đã phát hiện ra Mị muốn đi chơi và hắn đã
bắt trói đứng Mị vào cột và quấn tóc Mị lên khiến cho
“Mị không cúi, không nghiêng được đầu” . Tuy nhiên
hành động này của A Sử chỉ có thể trói được thể xác của
Mị nhưng không thể trói được khát vọng sống đang trào

dâng mãnh liệt trong cô “ Mị vùng bước đi như không
biết mình đang bị trói” bởi Mị đang sống với ước mơ,
với tiếng sáo của những đêm tình xuân ngày trước và
đang muốn tìm lại tuổi xuân, tháng ngày hạnh phúc của
đời mình. Dù bị trói đứng nhưng Mị như quên mình đang
bị trói cô vẫn thả tâm hồn theo tiếng sáo và theo những
cuộc chơi. Đến đây ta mới biết sức sống của cô tiềm tàng
mãnh liệt đến chừng nào. Sức sống khiến Mị quên hết
xung quanh cô không thấy, không biết mình bị trói, cô
chỉ biết tiếng sáo của yêu thương và khát vọng hạnh
phúc. Tô Hoài đã đặt sự hồi sinh của Mị vào một tình
huống bi kịch: khát vọng mãnh liệt, hiện thực phủ phàng

khiến cho sức sống của Mị càng thêm dữ dội. Qua đây
nhà văn muốn phát biểu một tư tưởng: sức sống con
người dù bị dẫm đạp hay trói chặt vẫn không thể chết mà
luôn âm ỉ chỉ chờ có dịp là bùng lên
Tô Hoài đã rất thành công khi xây dựng nhân vật
với: nghệ thuật miêu tả tâm lí và phát triển tính cách nhân
vật đặc sắc- nhà văn ít tả hành động mà chủ yếu khắc họa
tâm tư, nhiều khi chỉ mới là ý nghĩa chập chờn trong tiềm
thức nhân vật. Giọng kể có lúc hòa tan vào nhân vật tạo
nên các giọng điệu khác nhau: tự tin, ai oán, giận dỗi, uất
ức. Cùng với nghệ thuật tả cảnh đặc sắc: cảnh thiên nhiên
mơ mộng được miêu tả bằng ngôn ngữ giàu chất thơ chất
tạo hình đặc biệt là cảnh xuân về trên đất Hồng Ngài.
Nghệ thuật xây dựng nhân vật có nhiều điểm đặc
sắc, trần thuật uyển chuyển, linh hoạt; Tô Hoài đã xây
dựng một nhân vật Mị với sức sống tiềm tàng và khát
vọng hạnh phúc. Đồng thời qua đó tố cáo tội ác của bọn
phong kiến thực dân; thể hiện số phận đau khổ của người
lao động miền núi; và ca ngợi vẻ đẹp, sức sống tìm tàng,
mãnh liệt của họ.

Đề 2: Qua tác phẩm “Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài” Anh/chị hãy phân tích diễn biến tâm lí nhân vật Mị khi cởi
trói cho A Phủ.
* Ý chính cần phân tích:
Mở
bài

Thâ
n bài


Kết
bài

- Tô Hoài có vốn hiểu biết sâu sắc, phong phú về phong tục tập quán của nhiều vùng khác nhau của đất nước.
- Tác phẩm là kết quả của chuyến đi cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc năm 1952
- Qua tác phẩm “VCAP” Tô Hoài đã miêu tả diễn biến tâm lí của nhân vật Mị hết sức độc đáo qua hành động cởi trói
cho A Phủ thể hiện được sức phản kháng mạnh mẽ của cô.
- Cuộc sống thống khổ: làm dâu gạt nợ => Cam chịu số phận, tê liệt về tinh thần.
- Lúc đầu nhìn thấy cảnh A Phủ bị trói Mị hoàn toàn dửng dưng => tâm hồn cô dường như chay sạn đến cái khổ
của mình mà cô còn không màng nghĩ tới thì cái khổ của người khác cũng thế thôi
- Mị trở nên đồng cảm với số phận của A Phủ và thương mình, thương người
- Mị lại nhận ra được tội ác của cha con thống lí nói riêng và của gia cấp thống trị miền núi nói chung “Cơ
chừng chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Chúng nó thật ác”
- Hành động cắt dây trói cứu A Phủ và theo A Phủ trốn khỏi Hồng Ngài : Mị rút dao cắt nút dây cởi trói cho A
Phủ, rồi thì thào một tiếng “Đi ngay…” cô nghẹn lại…đứng lặng trong bóng tối…rồi chạy vụt ra…băng đi, rồi nói
trong hơi gió thóc những lời vội vã, bộc phát giống như hành động lúc nãy “A Phủ cho tôi đi…ở đây thì chết mất
- Nghệ thuật: xây dựng nhân vật;trần thuật uyển chuyển, linh hoạt; ngôn ngữ sinh động, chọn lọc và sáng tạo.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật có nhiều điểm đặc sắc. Trần thuật uyển chuyển, linh hoạt
- Tố cáo tội ác của bọn phong kiến thực dân; thể hiện số phận đau khổ của người lao động miền núi; phản ánh con
đường giải phóng và ca ngợi vẻ đẹp, sức sống tìm tàng, mãnh liệt cùng với sức phản kháng mãnh liệt của họ.

* Bài tham khảo:
Là một nhà văn lớn của văn học Việt Nam hiện lí của nhân vật Mị hết sức độc đáo và đặc sắc nhất là qua
đại, Tô Hoài có vốn hiểu biết sâu sắc, phong phú về phong hành động cởi trói cho A Phủ thể hiện được sức phản
tục tập quán của nhiều vùng khác nhau trên đất nước ta. kháng mạnh mẽ của cô.
Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” là kết quả của chuyến đi
Mị một cô gái Hmông đẹp từ ngoại hình đến tính
cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc năm 1952 của ông. cách, nhưng có một cuộc sống thống khổ: bị đọa đày
Qua tác phẩm “VCAP” Tô Hoài đã miêu tả diễn biến tâm trong kiếp sống nô lệ. Mị trước khi về làm dâu nhà thống



lí Pá Tra là một cô gái có ngoại hình đẹp, có nhiều phẩm
chất tốt. Một cô gái trẻ có tài thổi sáo “Trai đến đứng
nhẵn chân vách đầu buồng Mị” và “ có biết bao người
mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị” Mị một cô gái
chăm làm yêu lao động, không ham giàu sang phú quí
“biết cuốc nương làm ngô” và sẵn sàng “làm ngô giả nợ
thay cho bố”. Nhưng hạnh phúc không đến với Mị, cô rơi
vào số phận của con dâu gạt nợ ở nhà Thống lí Pá Tra.
Mị bị tê liệt cả lòng yêu đời, yêu sống lẫn tinh thần phản
kháng. Mị không chỉ bị đày đọa về thể xác mà còn phải
chịu nỗi đau về tinh thần đến mất tri giác về cuộc sống.
“Mị tưởng mình cũng là con trâu” và “mỗi ngày Mị chỉ
biết lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”.
Có thể nói đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài với sự
trỗi dậy của sức sống mãnh liệt cùng khát vọng tự do của
Mị đã giúp ta nhận ra những bí ẩn trong cuộc đời và con
người Mị nói riêng và đời sống tâm hồn tình cảm của
con người nói chung. Tuy nhiên tất cả vẫn chưa dừng lại
ở đó đêm tình mùa xuân và khát vọng đi chơi chỉ là bước
chuẩn bị cho hành động phản kháng mãnh mẽ và táo bạo
diễn ra tiếp theo – Mị cởi trói cho A Phủ để cứu người và
giải thoát chính mình.
Ban đầu trước cảnh tượng A Phủ bị trói đứng Mị
hoàn toàn dửng dưng cô “thản nhiên thổi lửa hơ tay” và
cô nghĩ “nếu A Phủ là cái xác cũng thế thôi” Mị vẫn sưởi
lửa. Phản ứng này của Mị cũng là hiển nhiên vì những
cảnh trói người và trói đến chết như thế ở nhà Pá Tra vốn
là chuyện bình thường. Với lại có lẽ “ở lâu trong cái khổ
Mị quen rồi” tâm hồn cô dường như chay sạn đến cái

khổ của mình mà cô còn không màng nghĩ tới thì cái khổ
của người khác cũng thế thôi.
Nhưng dần cô không thể thờ ơ, cái sự thật quá dữ
dội tàn nhẫn cư phơi bày trước mắt, do đó ý nghĩa tình
cảm của Mị thay đổi dần. Cô bắt đầu đồng cảm và
thương mình thương người. Nhìn A Phủ bị trói, và “một
giọt nước mắt lăn dài trên hai hõm má đã xám đen lại”
của A Phủ, Mị bổng nhớ những lần mình bị trói: Mị
thương mình thương cho người đàn bà ngày trước cũng
chết trong cái nhà này, Mị đau cho mình và cảm nhận
được nỗi đau của người khác “Trời ơi, nó bắt trói đứng
người ta đến chết”.
Cô suy nghĩ “Cơ chừng chỉ đêm mai là người kia
chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Chúng nó thật
ác” và nhận ra được tội ác của cha con thống lí nói riêng

và của gia cấp thống trị miền núi nói chung “ chúng nó
thật độc ác”. Đây chính là bước ngoặt quan trọng trong
nhận thức của cô gái vốn giàu sức sống, để đi đến đỉnh
cao của tâm trạng là những suy nghĩ đối chứng khá sâu
sắc “Ta là thân đàn bà nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi
thì chỉ còn biết chờ ngày rũ xương ở đây thôi…Người kia
việc gì mà phải chết thế?”. Cô gái đã thức tỉnh,cô ý thức
khá rõ về hiện thực bất công, phi lí để rồi đi đến hành
động cuối cùng dù trong lo sợ.
Cuối cùng Mị đi đến hành động cứu A Phủ và
cùng A Phủ bỏ trốn khỏi Hồng Ngài: Mị rút dao cắt nút
dây cởi trói cho A Phủ, rồi thì thào một tiếng “Đi ngay…”
cô nghẹn lại…đứng lặng trong bóng tối…rồi chạy vụt
ra…băng đi, rồi nói trong hơi gió thóc những lời vội vã,

bộc phát giống như hành động lúc nãy “A Phủ cho tôi
đi…ở đây thì chết mất”, ý nghĩ , hành động lời nói của
nhân vật diễn ra nhanh như tia chớp, hành động ấy diễn ra
tức thời những tất yếu hoàn toàn phù hợp với tính cách
Mị. Cắt dây trói cho A Phủ cũng chính là cắt đứt sợi dây
vô hình trói buộc Mị với gia đình thống lí Pá Tra, cắt dây
để cứu người vô tội và cũng để tự cứu mình. Khi sức sống
tiềm tàng trong tâm hồn con người được hồi sinh, nó sẽ là
ngọn lửa không thể dập tắt. Nó tất yếu chuyển hóa thành
hành động phản kháng táo bạo, chính họ sẽ đứng lên
chống lại cường quyền áp bức, chống lại mọi sự chà đạp.
Tô Hoài đã rất thành công khi xây dựng diễn biến
tâm lí nhân vật Mị khi cởi trói cho A Phủ và bỏ trốn cùng
A Phủ với: nghệ thuật miêu tả tâm lí và phát triển tính
cách nhân vật đặc sắc bằng ngôn ngữ sinh động, chọn lọc
và sáng tạo - nhà văn ít tả hành động mà chủ yếu khắc họa
tâm tư, nhiều khi chỉ mới là ý nghĩa chập chờn trong tiềm
thức nhân vật, tác giả soi rọi vào tâm linh con người, làm
sáng hơn ngõ ngách sâu kín trong tâm hồn nhân vật.
Giọng kể có lúc hòa tan vào nhân vật tạo nên các giọng
điệu khác nhau: tự tin, ai oán, giận dỗi, uất ức.
Nghệ thuật xây dựng nhân vật có nhiều điểm đặc
sắc, trần thuật uyển chuyển, linh hoạt; Tô Hoài đã xây
dựng một nhân vật Mị với sức phản kháng mãnh mẽ qua
hành đồng cởi trói cho A Phủ. Ngòi bút nhà văn thấm
nhuần tinh thần nhân đạo, thể hiện trong niềm tin, sự trân
trọng đối với khát vọng sống của những con người sống
trong đọa đày, đau khổ.

Đề 3: Qua tác phẩm “Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài” anh/chị hãy phân tích hình tượng nhân vật Mị.

* Ý chính cần phân tích:
- Tô Hoài có vốn hiểu biết sâu sắc, phong phú về phong tục tập quán của nhiều vùng khác nhau của đất nước.
Mở
- Tác phẩm là kết quả của chuyến đi cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc năm 1952
bài

Thân
bài

- Qua tác phẩm “VCAP” Tô Hoài đã xây dựng hình tượng nhân vật Mị tiêu biểu cho số phận và tính cách của
người dân miền núi Tây Bắc trong chiến tranh: số phận đau khổ, sức sống tiềm tàng và khát vọng hạnh phúc cùng
sức phản kháng mạnh mẽ.
- Mị một cô gái Hmông đẹp từ ngoại hình đến tính cách, nhưng có một cuộc sống thống khổ: bị đọa đày
trong kiếp sống nô lệ (Mị xuất hiện ngay từ những dòng đầu tiên của truyện. Là một cô gái âm thầm sống lẻ loi
như gắn vào những vật vô tri vô giác; Mị trước khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra là một cô gái có ngoại hình đẹp,
có nhiều phẩm chất tốt: cô gái trẻ đẹp, có tài thổi sáo, yêu lao động và hiếu thảo; Mị số phận của con dâu gạt nợ, bi
kịch cuộc đời bởi cường quyền bạo lực và thần quyền hủ tục)
- Sức sống tiềm tàng và khát vọng hạnh phúc (mùa xuân về trên đất Hồng Ngài với khí xuân, sắc xuân và tiếng
xuân đã tác động mạnh đến tâm hồn Mị => sống lại chất người, sống lại tuổi trẻ và muốn đi chơi…)
- Sức phản kháng mạnh mẽ ( chứng kiến cảnh A Phủ bị trói đứng tâm hông Mị đi từ vô cảm sang đồng cảm và


Kết
bài

nhận thức được tội ác của cha con Pá Tra để đi đến hành động cắt dây cởi trói cho A Phủ và bỏ trốn cùng A Phủ =>
giải thoát cho người bị áp bức và giải thoát chính mình)
- Nghệ thuật: Nghệ thuật xây dựng nhân vật có nhiều điểm đặc sắc ( Mị chủ yếu khắc họa tâm tư,…). Trần thuật
uyển chuyển, linh hoạt; cách giới thiệu nhân vật đầy bất ngờ, tự nhiên mà ấn tượng; kể chuyện ngắn gọn, dẫn dắt
tình tiết khéo léo. Biệt tài miêu tả thiên nhiên và phong tục tập quán của người dân miền núi. Ngôn ngữ sinh động,

chọn lọc và sáng tạo, câu văn giàu tính tạo hình.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật có nhiều điểm đặc sắc. Trần thuật uyển chuyển, linh hoạt
- Tố cáo tội ác của bọn phong kiến thực dân; thể hiện số phận đau khổ của người lao động miền núi; phản ánh con
đường giải phóng và ca ngợi vẻ đẹp, sức sống tìm tàng, mãnh liệt cùng với sức phản kháng mãnh liệt của họ thông
qua nhân vật Mị

* Bài tham khảo:
Là một nhà văn lớn của văn học Việt Nam hiện
đại, Tô Hoài có vốn hiểu biết sâu sắc, phong phú về phong
tục tập quán của nhiều vùng khác nhau trên đất nước ta.
Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” là kết quả của chuyến đi
cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc năm 1952 của ông.
Qua tác phẩm “VCAP” Tô Hoài đã xây dựng hình tượng
nhân vật Mị tiêu biểu cho số phận và tính cách của người
dân miền núi Tây Bắc trong chiến tranh: số phận đau khổ,
sức sống tiềm tàng và khát vọng hạnh phúc cùng sức phản
kháng mạnh mẽ.
Mị một cô gái Hmông đẹp từ ngoại hình đến tính
cách, nhưng có một cuộc sống thống khổ: bị đọa đày trong
kiếp sống nô lệ. Mị xuất hiện ngay từ những dòng đầu tiên
của truyện. Là một cô gái âm thầm sống lẻ loi như gắn vào
những vật vô tri vô giác “ Ai ở xa về có việc vào nhà
thông lí Pá Tra thường trông thấy có một cô gái ngồi
quay sợi bên tảng đá trước cửa cạnh tàu ngựa”. Một cô
con dâu nhà thống lí giàu sang “ nhiều nương nhiều bạc,
nhiều thuốc phiện” nhất làng nhưng lúc nào cũng “ cúi
mặt – buồn rười rượi”. Hình ảnh Mị hoàn toàn tương
phản với cái gia đình mà Mị đang ở. Sự tương phản ấy báo
hiệu một cuộc đời không bằng phẳng, một số phận nhiều
ấm ức và một bị kịch của cõi nhân thế nơi miền núi cao

Tây Bắc
Mị trước khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra là
một cô gái có ngoại hình đẹp, có nhiều phẩm chất tốt. Một
cô gái trẻ có tài thổi sáo “Trai đến đứng nhẵn chân vách
đầu buồng Mị” và “ có biết bao người mê, ngày đêm đã
thổi sáo đi theo Mị” Tô Hoài không miêu tả vẻ đẹp cụ thể
của Mị nhưng chỉ cần một chi tiết đậm chất phong tục của
người dân miền núi Tây Bắc, nhà văn đã giúp bạn đọc
nhìn thấy được Mị đang sống những ngày tháng tươi đẹp
của tuổi tròn trăng, vừa có nhan sắc và tài năng, lại tràn trề
cơ hội hưởng tình yêu và hạnh phúc. Mị một cô gái chăm
làm yêu lạo động, không ham giàu sang phú quí “biết
cuốc nương làm ngô” và sẵn sàng “làm ngô giả nợ thay
cho bố”, Mị từng đề nghị bố đừng gả bán cho người giàu.
Khi bị ép về làm dâu nhà thống lí Mị đã khóc hàng tháng
trời và có ý định ăn lá ngón để giải thoát cuộc sống thiếu
tự do không tình yêu. Mị một người con hiếu thảo. Mị sẵn
sàng lao động vất vả để trả món nợ truyền kiếp cho cha
mẹ. Nếu chỉ sống cho mình Mị đã chết, nhưng vì thương
cha nên Mị chấp nhận cuộc sống con dâu gạt nợ, con rùa
nơi xó cửa, con trâu, con ngựa ở nhà Pá Tra.
Mị số phận của con dâu gạt nợ, bi kịch cuộc đời
bởi cường quyền bạo lực và thần quyền hủ tục. Mị một
con dâu gạt nợ tại nhà thống Lí Pá Tra. Bề ngoài là con
dâu nhưng bên trong cô lại là một thứ gán nợ, bắt để trừ

nợ bù đắp cho khoản tiền mà bố mẹ cô đã vay của nhà
thống lí nhưng chưa trả được: nếu chỉ là con nợ thay cho
bố mẹ thì cô có thể hy vọng vào một ngày nào đó sẽ
được giải thoát sau khi món nợ đã được thanh toán (bằng

tiền, vật chất hoặc ngày công lao động); nhưng Mị là con
dâu bị bắt về “cúng trình ma” ở nhà thống lí, linh hồn cô
bị con ma ấy cai quản. Đến hết đời dù đã trả hết món nợ
truyền kiếp Mị cũng sẽ không bao giờ được giải thoát,
được trở về với cuộc sống tự do. Ở nhà thống lí Pá Tra,
Mị bị tê liệt cả lòng yêu đời, yêu sống lẫn tinh thần phản
kháng. Một nạn nhân khi còn nghĩ đến cái chết là còn
lòng ham sống, còn sức phản kháng. Nhưng Mị thì “ở
lâu trong cái khổ - nên quen khổ rồi”, không còn có ý
niệm về sự khổ sở. Bây giờ trong Mị chỉ còn một ý niệm
duy nhất đó là thân trâu ngựa của mình. Ở nhà thống lí
Mị chỉ là một công cụ lao động “ Tết xong thì lên núi hái
thuốc phiện, giữa năm thì gặt đay, xe đay, đến mùa thì đi
nương bẻ bắp, …” Thân phận của Mị không bằng con
trâu, con ngựa trong nhà “Con ngựa con trâu làm còn có
lúc. Đêm nó còn được đứng gãi chân, dứng nhai cỏ, đàn
bà con gái nhà này thì vùi vào làm việc cả đêm lẫn
ngày”. Mị không chỉ bị đày đọa về thể xác mà còn phải
chịu nỗi đau về tinh thần đến mất tri giác về cuộc sống.
Căn buồng cưới của Mị không phải là căn buồng hạnh
phúc mà giống như một gan ngục thất để để giam cầm
một tù nhân mất ý niệm về thời gian, cuộc sống “ Ở cái
buông Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ, một lỗ
vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy
trăng trắng, không biết là sương hay là nắng”
Mị một sức sống tiềm tàng, một khát vọng hạnh
phúc mãnh liệt: Mùa xuân về trên đất Hồng Ngài đã tác
động tích cực đối với cuộc đời tăm tối và giá lạnh của
Mị. Trước hết đó là khung cảnh mùa xuân vui tươi, tràn
đầy sức sống và màu sắc “Trong các làng Mèo đỏ

những chiếc váy hoa đac đem ra phơi trên những mỏn
đá xòe như con bướm sặc sở… đám trẻ đợi Tết, chơi
quay cười ầm trên sân chơi trước nhà”. Tiếp đó là tiếng
sáo gọi bạn tình “tiếng ai thoit sáo, rũ bạn đi chơi” tiếng
sáo gọi bạn đã vọng vào tâm hồn Mị “thiết tha bổi hổi”.
Từng lời hát giản dị mọc mạc nhưng lại có sức mời gọi
lớn lao đối với Mị. Cùng với bữa cơm cúng ma đón năm
mới rộn rã “chiêng đánh ầm ĩ” bữa rượu tiếp ngay bữa
cơm bên bếp lửa. Những biểu hiện của ngoại cảnh không
thể không tác động đến Mị nhất là tiếng sáo, vì ngày xưa
cô cũng là người thổi sáo giỏi, có biết bao người say mê
tiếng sáo của cô. Tiếng sáo gọi bạn tình, tiếng ca hạnh
phúc, biểu hiện của tình yêu đôi lứa đã làm thức tỉnh sức
sống bấy lâu vẫn được bảo lưu trong cõi lòng người thiếu


nữ Tây Bắc. Sức sống tiềm tàng trong Mị trỗi dậy Mị nghĩ tới thì cái khổ của người khác cũng thế thôi.Nhưng
“ngồi nhẫm thầm bài hát của người đang thổi”. Cô Mị dần Mị không thể thờ ơ cái sự thật quá tàn nhẫn và phủ
sau bao ngày câm lặng đã cất tiếng, dù đó chỉ là những phàng cứ phơi bày trước mắt cô, do đó ý nghĩa và tình
lời thì thầm. Bản tình ca Tây Bắc của những người yêu cảm của Mị thay đổi hẳn Mị trở nên đồng cảm với số phận
nhau, của khát vọng hạnh phúc đã nở trên môi Mị, đã của A Phủ và thương mình, thương người. Nhìn A Phủ bị
đánh dâu bước trở lại cuảt người con gái yêu sống, yêu trói và “giọt nước mắt lăn dài trên hai hõm má đã xám
đời ngày nào trong Mị. Trong cái không khí của đêm đen lại của A phủ” Mị bổng nhớ những lần mình bị trói
tình xuân “Mị cũng uống rượu. Mị lén lấu hũ rượu, cứ ngày trước, cô thương mình và thương cho số phận người
uống ừng ực từng bát”. Cái cách uống rượu của Mị đàn bà bạc phận đã bị trói đến chết trong cái nhà này để
khiến người đọc phải ngạc nhiên nhưng không cảm thấy rồi cô cảm nhận được nỗi đau của người “Trời ơi nó bắt
vô lí. Bởi sau bao tháng ngày đau đớn, giờ cô đã sống lại trói đứng người ta đến chết” .Mị lại nhận ra được tội ác
với chính con người mình. Mị uống như quên đi cái phần của cha con thống lí nói riêng và của gia cấp thống trị
đời cay đắng vừa qua, để sống lại mạnh mẽ phần đời tươi miền núi nói chung “Cơ chừng chỉ đêm mai là người kia
trẻ đã có. Lòng ham sống trong Mị trỗi dậy, khát vọng chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Chúng nó thật

hạnh phúc trong Mị bừng tỉnh. Tình trạng sống như đã ác” để quyết định đi đến một hành động táo bạo: Mị cắt
chết ở Mị được cởi bỏ, Mị “thấy phơi phới trở lại, trong dây trói cứu A Phủ và theo A Phủ trốn khỏi Hồng Ngài.Mị
lòng đột nhiên phơi phới như những đêm tết ngày trước” rút dao cắt nút dây cởi trói cho A Phủ, rồi thì thào một
và sau những ngày tháng mất hết ý niệm về thời gian, tiếng “Đi ngay…” cô nghẹn lại…đứng lặng trong bóng
không gian giờ đây “Mị thấy mình trẻ lắm, Mị vẫn còn tối…rồi chạy vụt ra…băng đi, rồi nói trong hơi gió thóc
trẻ, Mị muốn đi chơi”. Mị “quấn lại tóc, với tay lấy những lời vội vã, bộc phát giống như hành động lúc nãy
chiếc váy hoa ở phía trong vách” để đi chơi. Giữa lúc “A Phủ cho tôi đi…ở đây thì chết mất”. Lời nói và hành
hoạt động sống đang trào sôi thì cũng là lúc nó bị vùi dập động diễn ra nhanh như một tia chớp được thuật tả một
dã man. A Sử đã phát hiện ra Mị muốn đi chơi và hắn đã cách tài tình. Đây là hành động diễn ra tất thời nhưng tất
bắt trói đứng Mị vào cột và quấn tóc Mị lên khiến cho yếu, phù hợp với tính cách Mị. Cắt dây trói cho A Phủ
“Mị không cúi, không nghiêng được đầu” . Tuy nhiên cũng chính là cắt đứt những sợi dây vô hình đã trói buộc
hành động này của A Sử chỉ có thể trói được thể xác của Mị với gia đình thống lí pá Tra:cắt dây để cứu người vô
Mị nhưng không thể trói được khát vọng sống đang trào tội và cũng để cứu mình. Khi sức sống tìm tàng trong con
dâng mãnh liệt trong cô. Dù bị trói đứng nhưng Mị như người được hồi sinh, nó sẽ là ngọn lửa không thể dập tắt
quên mình đang bị trói cô vẫn thả tâm hồn theo tiếng sáo và sẽ chuyển hóa thành hành động phảng kháng, chính họ
và theo những cuộc chơi, Tô Hoài đã đặt sự hồi sinh của sẽ đứng lên chống lại cường quyền bạo lực và thần quyền
Mị vào một tình huống bi kịch: khát vọng mãnh liệt, hiện áp bức để cứu cuộc đời mình.
thực phủ phàng khiến cho sức sống của Mị càng thêm dữ
Nghệ thuật xây dựng nhân vật có nhiều điểm đặc
dội. Qua đây nhà văn muốn phát biểu một tư tưởng: sức sắc (Mị chủ yếu khắc họa tâm tư,…). Trần thuật uyển
sống con người dù bị dẫm đạp hay trói chặt vẫn không chuyển, linh hoạt; cách giới thiệu nhân vật đầy bất ngờ, tự
thể chết mà luôn âm ỉ chỉ chờ có dịp là bùng lên
nhiên mà ấn tượng; kể chuyện ngắn gọn, dẫn dắt tình tiết
Mị một sức phản kháng mạnh mẽ ( Mị cởi trói khéo léo. Biệt tài miêu tả thiên nhiên và phong tục tập
cho A Phủ) . Lúc đầu nhìn thấy cảnh A Phủ bị trói Mị quán của người dân miền núi. Ngôn ngữ sinh động, chọn
hoàn toàn dửng dưng. Đêm đêm Mị thức dậy, sưởi lửa… lọc và sáng tạo, câu văn giàu tính tạo hình.
nhìn sang thấy A Phủ mắt trừng trừng, biết A Phủ vẫn còn
sống cô “thản nhiên thổi lửa hơ tay” cô nghĩ nếu A Phủ là
Qua tác phẩm ta thấy bằng ngòi bút nghệ thuật tài
cái xác cũng thế thôi cô vẫn thỏi lửa hơ tay. Phản ứng này hoa của mình Tô Hoài đã xây dựng nên một nhân vật Mị

của Mị là hiển nhiên vì cảnh trói người đến chết ở nhà đại diện cho số phận của bết bao người lao động nghèo
thống lí là chuyện bình thường. Vả lại “ở lâu trong cái khổ miền núi với: số phận éo le, bất hạnh, thống khổ
khổ Mị quen khổ rồi” nên gời đây tâm hồn cô dừng như nhưng trong họ vẫn tìm tàng một sưc sống, một khát khao
chay sạn đến cái khổ của mình mà cô còn không màng hạnh phúc và tinh thần phản kháng mãnh liệt.
Đề 4: Qua tác phẩm “Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài” anh/chị hãy phân tích hình tượng nhân vật A Phủ.
* Ý chính cần phân tích:
Mở
bài
Thân
bài

Kết
bài

- Tô Hoài có vốn hiểu biết sâu sắc, phong phú về phong tục tập quán của nhiều vùng khác nhau của đất nước.
- Tác phẩm là kết quả của chuyến đi cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc năm 1952
- Qua tác phẩm “VCAP” Tô Hoài đã xây dựng hình tượng nhân vật A Phủ có số phận éo le nhưng chứa nhiều
phẩm chất tốt đẹp: yêu lao động, không sợ cường quyền và thần quyền, yêu tự do.
- Số phận éo le: là nạn nhân của hủ tục lạc hậu và cường quyền phong kiến miền núi (mồ côi cha mẹ, lúc bé bị
bắt bán làm người ở, khi trốn được thì phải đi làm thuê hết nhà này đến nhà khác, lớn lên nghèo đến nỗi không lấy
được vợ)
- Phẩm chất tốt đẹp: có sức khỏe phi thường, dũng cảm; yêu tự do, yêu lao động; có sức sống mãnh liệt; không
sợ cường quyền…
- Nghệ thuật: xây dựng nhân vật;trần thuật uyển chuyển, linh hoạt; ngôn ngữ sinh động, chọn lọc và sáng tạo.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật có nhiều điểm đặc sắc. Trần thuật uyển chuyển, linh hoạt
- Tố cáo tội ác của bọn phong kiến thực dân; thể hiện số phận đau khổ của người lao động miền núi; phản ánh con
đường giải phóng và ca ngợi vẻ đẹp, sức sống tìm tàng, mãnh liệt cùng với sức phản kháng mãnh liệt của họ thông


qua nhân vật A Phủ


* Gợi ý làm bài:
Là một nhà văn lớn của văn học Việt Nam hiện đại, Tô
Hoài có vốn hiểu biết sâu sắc, phong phú về phong tục tập
quán của nhiều vùng khác nhau trên đất nước ta. Tác
phẩm “Vợ chồng A Phủ” là kết quả của chuyến đi cùng bộ
đội vào giải phóng Tây Bắc năm 1952 của ông. Qua tác
phẩm “VCAP” Tô Hoài đã xây dựng hình tượng nhân vật
A Phủ có số phận éo le nhưng chứa nhiều phẩm chất tốt
đẹp: yêu lao động, không sợ cường quyền và thần quyền,
yêu tự do.
A Phủ với số phận đặc biệt, éo le. Chú bé A Phủ
sớm mồ côi cha mẹ, không người thân thích từ những
ngày thơ ấu – gia đình A Phủ, cả làng A Phủ không mấy ai
qua được trận dịch lớn. Mọi người đều chết duy chỉ còn
lại A Phủ - đây không phải là sự ngẫu nhiên mà vì chú bé
này là một mầm sống khỏe đã vượt qua được sự sàng lọc
nghiệt ngã của số phận. Bởi thế nên có người bắt A Phủ
đem bán đổi thóc của người Thái dưới cánh đồng thấp.
Mười tuổi nhưng A Phủ đã gan bướng, trốn thoát lên núi
và lưu lạc tới Hồng Ngài tự sinh sống bằng sức lao động
của mình.
Ngay từ nhỏ A Phủ đã thể hiện được mình là
người yêu tự do không thích sự ràng buộc, thích ở miền
cao không thích ở dưới thấp và có đời sống tự lập. Chính
cuộc sống cùng cực này đã hun đút nên ở A Phủ một sức
sống mạnh mẽ, lòng ham chuộng tự do với tài năng lao
động đáng quý “lao động giỏi giang thạo công việc, cần cù
chịu khó, biết đúc lưỡi cày, đục cuốc, lại cày giỏi, đi săn
bò tót rất bạo” con gái trong làng nhiều người mê. Nhưng

số phận nghiệt ngã không buông tha A Phủ giỏi giang,
thạo việc, tài năng chưa phải là cơ hội cho anh cưới vợ
xây dựng hạnh phúc “A Phủ không có ruộng, không có
bạc, A Phủ không lấy được vợ”. Nhưng không phải vì
những tập tục đó mà anh mất đi niềm vui sống khi mùa
xuân về trân đất Hồng Ngài, khi tiếng sáo gọi bạn tình đã
vang lên ở đầu ngõ thì A Phủ cũng đi chơi xuân, cũng thổi
sáo gọi bạn tình với trai bản điều này cho ta thấy được
trong con người của A Phủ có một niềm tin và một khát
vọng sống mãnh liệt.
Hoàn cảnh sống như thế đã khiến A Phủ trở thành
một con người mạnh mẽ và bộc trực không sợ cường
quyền, đỉnh cao của nét tính cách này là đánh A Sử.

Thông thường chỉ cần nhìn vào cái vòng cổ có những sợi
tua rua xanh đỏ là mọi người có thể biết A Sử là con nhà
quan và A Phủ cũng vậy anh cũng biết điều đó nhưng sự
bộc trực thẳng thắng lớn hơn nỗi sợ cường quyền. Để rồi
hậu quả tất yếu đã đến với anh. A Phủ bị bắt về nhà thống
lí Pá Tra, bị đánh đập dã man, bị buộc làm người ở gạt
nợ, bị trói khi để hổ ăn mất một con bò…đã cho ta thấy sự
độc ác và sức mạnh của cường quyền đã biến một chàng
trai tự do không nợ nần thành một kẻ nô lệ suốt đời. Tuy
nhiên có một điều ta không thể bỏ qua ở con người A Phủ
đó là cường quyền bạo lực chỉ có thể biến thể xác A Phủ
thành một người nô lệ nhưng tâm hồn anh thì không. A
Phủ vẫn gan góc trong cuộc xử kiện “Người thì đánh,
người thì quỳ lạy, kể lể chửi bới. Xong một lượt đánh kể
chửi, lại hút suốt như thế cứ từ trưa đến đêm. Còn A Phủ
gan góc quỳ chụi đòn chỉ im như cái tượng đá”.

Khi đi chăn bò, để hổ vồ mất một con A Phủ vẫn
rất thật thà xin với Pá Tra cho mượn súng đi bắn hổ. Suốt
mấy ngày đêm bị trói đứng vào cọc chờ chết, người con
trai gan góc ấy cũng có lúc tuyêt vọng “ một dòng nước
mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại”. Khi
được Mị cắt dây cởi trói “ A Phủ đã khụy xuống, không
bước nổi” nhưng rồi chính lòng ham sống đã thôi thức
anh đứng dậy và vùng bỏ chạy. Điều này cho ta thấy được
khát vọng sống mãnh liệt của A Phủ.
Nghệ thuật xây dựng nhân vật có nhiều điểm đặc
sắc ( Tô Hoài miêu tả A Phủ chỉ chủ yếu thể hiện qua
hành động…)Trần thuật uyển chuyển, linh hoạt; cách giới
thiệu nhân vật đầy bất ngờ, tự nhiên mà ấn tượng; kể
chuyện ngắn gọn, dẫn dắt tình tiết khéo léo. Biệt tài miêu
tả phong tục tập quán của người dân miền núi ( cảnh xử
kiện của A Phủ..). Ngôn ngữ sinh động, chọn lọc và sáng
tạo, câu văn giàu tính tạo hình.
Bằng nghệ thuật xây dựng nhân vật có nhiều điểm
đặc sắc, trần thuật uyển chuyển, linh hoạt. Tác phẩm “Vợ
Chồng A Phủ - Tô Hoài” đã tố cáo tội ác của bọn phong
kiến thực dân; thể hiện số phận đau khổ của người lao
động miền núi; phản ánh con đường giải phóng và ca ngợi
vẻ đẹp, sức sống tìm tàng, mãnh liệt cùng với sức phản
kháng mãnh liệt của họ thông qua nhân vật A Phủ.

VỢ NHẶT
(Kim Lân)
A. Kiến thức trọng tâm:
1. Tác giả
-Kim Lân (1920-2007),tên thật Nguyễn Văn Tài,quê

quán Bắc Ninh .
-Do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên chỉ học hết tiểu
học đã phải đi làm .
-Kim Lân bắt đầu viết truyện từ 1941 tham gia Hội
Văn hoá cứu quốc,liên tục hoạt động văn nghệ phục vụ
KC và CM .

- Đề tài chính:tái hiện sinh hoạt văn hoá ở nông
thôn,vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân –tuy cực
nhọc nhưng vẫn yêu đời,trong sáng,tài hoa .
-Chuyên viết truyện ngắn về người nông dân và cuộc
sống nông thôn bằng tình cảm,tâm hồn của một người
là con đẻ của đồng ruộng .
-Tác phẩm chính : Nên vợ nên chồng(1955),Con chó xấu
xí (1962)
 2001,được tặng Giải thưởng Nhà nước về VHNT.
2. Hoàn cảnh sáng tác:


Tiền thân là tiểu thuyết “ Xóm ngụ cư”, được viết sau CM
tháng 8 nhưng dang dở và thất lạc bản thảo.Sau khi hoà
bình lập lại (1954) ông dựa vào một phần cốt truyện cũ để
viết lại truyện ngắn này. In trong tập “Con chó xấu xí “
3 Ý nghĩa nhan đề: “ Vợ nhặt”
-Vợ (lấy vợ) tạo dựng hạnh phúc,việc hệ trọng của đời
người .Nhặt:lượm một thứ đồ vật bỏ đi ở ven đường
Ý nghĩa : vợ được nhặt nơi đầu đường xó chợ chứ không
được cưới hỏi theo truyền thống  cái giá rẻ mạt của
hạnh phúc thân phận thấp kém, tủi nhục của người nông
dân nghèo trong nạn đói khủng khiếp năm 1945. Tên

truyện “Vợ nhặt” kết hợp với tình huống nhặt vợ vừa tạo
nên sức hấp dẫn góp phần làm nên chiều sâu tư tưởng của
tác phẩm: giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo.
4 Tóm tắt tác phẩm, nêu ý nghĩa văn bản
- Tóm tắt: Giữa lúc nạn đói đang hoành hành, Tràng dẫn
một người đàn bà lạ về xóm ngụ cư khiến mọi người đều
ngạc nhiên Trước đó chỉ với hai lần gặp mặt, với mấy câu
đùa vu vơ, vài bát bánh đúc thị theo Tràng về nhà Về đến
nhà, Tràng vẫn còn ngỡ ngàng; mẹ Tràng tử ngạc nhiên
đến lo lắng, xót thương, rồi cũng mừng long đón nhận
người con dâuSáng hôm sau, vợ và mẹ Tràng thu dọn nhà
cửa; Tràng thấy thương yêu, gắn bó với gia đình của
mình; trong bữa cơm ngày đói, nghe tiếng trống thúc thuế,
hình ảnh đoàn người đi phá kho thóc và lá cờ đỏ hiện lên
trong óc Tràng
- Ý nghĩa văn bản:
Tố cáo tội ác của bọn thực dân, phát xít đã gây ra nạn đói
khủng khiếp năm 1945 và khẳng định: ngay trên bờ vực
của cái chết, con người vẫn hướng về sự sống, tin tưởng ở
tương lai, khát khao tổ ấm gia đình và thương yêu đùm
bọc lẫn nhau.
5. Tình huống truyện:
- Tình huống truyện : Anh Tràng vừa nghèo, vừa xấu lại
là dân ngụ cư thế mà nhặt được vợ ngay giữa lúc đói khát,
ranh giới giữa sự sống và cái chết hết sức mong manh.
- Tình huống lạ, độc đáo : người như Tràng mà lấy được
vợ, thậm chí có vợ theo ! Thời buổi đói khát này, người
như Tràng nuôi thân chẳng xong mà dám lấy vợ ! Chẳng
phải thế mà việc Tràng có vợ đã tạo ra sự lạ lùng, ngạc
nhiên với tất cả mọi người trong xóm ngụ cư, với bà cụ

Tứ, thậm chí đã có những thời điểm chính Tràng cũng
chẳng thể nào tin được vào điều đó.
- Tình huống truyện tạo ra một hoàn cảnh “có vấn đề”
cho câu chuyện mà còn nén trong đó ý đồ nghệ thuật của
nhà văn “ Ngay trong hoàn cảnh khốn cùng con người vẫn
khao khát yêu thương và trân trọng hạnh phúc. Tình
huống truyện đã làm nên giá trị hiện thực và nhân đạo đặc
sắc của tác phẩm, có sứuc tố cáo tội ác của giặc một cách
mạnh mẽ.
6. Nội dung chính
a. Hình tượng nhân vật Tràng:
- Là người lao động nghèo (bản thân là dân ngụ cư, làm
nghề kéo xe thóc thuê), tốt bụng và cởi mở (giữa lúc đói,
anh sẵn lòng đãi người đàn bà xa lạ một bữa ăn)
- Luôn khát khao hạnh phúc và có ý thức xây dựng
cuộc sống hạnh phúc: Câu nói đùa “chứ có về với tớ thì
ra khuân hàng lên xe rồi cùng về” đã ẩn chứa niềm khát

khao tổ ấm gia đình của anh và Tràng đã “liều” đưa người
đàn bà xa lạ về nhà. Buổi sáng đầu tiên khi có vợ, thấy
nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng, Tràng cảm thấy yêu thương và
gắn bó, có trách nhiệm với gia đình, nhận ra bổn phận
phải lo lắng cho vợ conbsau này.
- Anh đã nghĩ tới sự đổi thay của cuộc đời dù chưa ý
thức thật đầy đủ hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng tung bay
phất phới trên đê Sộp trong đầu Tràng ở kết thức truyện.
b. Hình tượng nhân vật thị (người vợ nhặt)
- Nạn nhân của cái đói: không tên, không nhà, không
nghề nghiệp (ngồi vêu ở của nhà kho đói rách).
- Bị những xô đẩy dữ dội của cuộc đời (nạn đói) khiến

“thị” trở nên thô tục đánh mất sĩ diện, sự e thẹn cần có
để đòi ăn và được ăn ( gợi ý để được ăn; cắm đầu ăn một
chập bốn bát bánh đúc chẳng trò chuyện gì) và chấp nhận
làm người vợ nhặt (như người ta nhặt đồ rơi)
- Tuy nhiên trong sâu thẳm trong con người này vẫn
khao khát một mái ấm gia đình nên “thị” hoàn toàn thay
đổi khi trỏ thành người vợ trong gia đình (người vợ đảm
đang, con dâu hiếu thảo, chăm lo công việc nhà chồng)
- Là người thắp lên niềm tin, hy vọng cho mọi người,
khi kể chuyện Bắc Giang, Thái Nguyên phá kho thóc Nhật
chia cho người đói.
c. Hình tượng nhân vật bà cụ Tứ:
- Người mẹ nghèo khổ, rất mực thương con (ngạc nhiên
khi lần đầu tiên thấy con trai giới thiệu người phụ nữ lạ là
vợ mình, tủi phận và tự trách thân mình khi không lo được
cho con);
- Một người phụ nữ Việt Nam nhân hậu, bao dung và
giàu lòng vị tha (chấp nhận “thị” làm dâu không chỉ vì
tình mẫu tử mà vì động cơ lớn lao hơn đó là tình người, sự
cảm thông cho người trong cảnh khổ)
- Một con người lạc quan có niềm tin vào tương lai,
hạnh phúc tươi sáng (trong bửa cơm đầu tiên, bửa cơm
ngày đói (chỉ có một lùm rau chuối thái và món chè khoán
nhưng bà toàn nói chuyện tương lai, chuyện vui. Bà dự
tính về một tương lai tươi sáng chuyện nuôi gà…)
7. Giá trị của tác phẩm:
a. Giá trị hiện thực:
- Truyện đã dựng lại một cách chân thực những ngày
tháng bi thảm trong lịch sử dân tộc, đó là khoảng thời
gian diễn ra nạn đói năm 1945

- Truyện phơi bày bản chất tàn bạo của thực dân Pháp
và phát xít Nhật đã gây ra nạn đói năm 1945.
- Tuy nhiên, còn có một hiện thực được phản ánh trong
tác phẩm: hiện thực mang tính xu thế, đó là tấm lòng của
người dân khi đến với cách mạng.
b. Giá trị nhân đạo
+ Thái độ đồng cảm xót thương với số phận của người
lao động nghèo khổ.
+ Lên án tội ác dã man của thực dân Pháp và phát xít
Nhật đã gây ra nạn đói khủng khiếp.
+ Trân trọng tấm lòng nhân hậu, niềm khao khát hạnh
phúc bình dị những người lao động nghèo.
+ Dự báo cho những người nghèo khổ con đường đấu
tranh để đổi đời, vươn tới tương lai tươi sáng
8. Đặc sắc nghệ thuật


- Xây dựng được tình huống truyện độc đáo :Tràng - Lối trần thuật tự nhiên, hấp dẫn làm nổi bật sự đối lập
nghèo, lại là dân ngụ cư, giữa lúc đói khát nhất, khi cái giữa hoàn cảnh và tính cách nhân vật.
chết đang cận kề lại nhặt được vợ, có vợ theo. Tình huống
-Nhân vật được khắc họa sinh động, đặc biệt là ngòi bút
éo le nầy là đầu mối phát triển của truyện, tác động đến miêu tả tâm lý nhân vật tinh tế.
tâm trạng, hành động của nhân vật và thể hiện chủ đề của -Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị nhưng chắt lọc và giàu sức
truyện.
gợi và đậm chất Bắc Bộ.
B. Luyện tập
Đề 1: Qua tác phẩm “Vợ nhặt – Kim Lân” Anh/chị hãy phân tích nhân vật Tràng .
* Gợi ý làm bài:
Mở
- Kim Lân là một cây bút chuyên viết truyện ngắn về người nông dân và cuộc sống nông thôn bằng tình

bài
cảm,tâm hồn của một người là con đẻ của đồng ruộng .
- “Vợ Nhặt” lấy bối cảnh là nạn đói năm 1945, được in trong tập “Con chó xấu xí”
- Qua tác phẩm KL đã thể hiên số phận đau thương của con người trong nạn đói và nhân cách cao

đẹp: giàu tình thương, khát khao hạnh phúc qua nhân vật Tràng.
Thân
bài

- Là người lao động nghèo (bản thân là dân ngụ cư, làm nghề kéo xe thóc thuê), tốt bụng và cởi mở
(giữa lúc đói, anh sẵn lòng đãi người đàn bà xa lạ một bữa ăn)
- Luôn khát khao hạnh phúc và có ý thức xây dựng cuộc sống hạnh phúc: Câu nói đùa “chứ có về
với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về” đã ẩn chứa niềm khát khao tổ ấm gia đình của anh và Tràng
đã “liều” đưa người đàn bà xa lạ về nhà. Buổi sáng đầu tiên khi có vợ, thấy nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng,
Tràng cảm thấy yêu thương và gắn bó, có trách nhiệm với gia đình, nhận ra bổn phận phải lo lắng cho vợ
con sau này.
- Anh đã nghĩ tới sự đổi thay của cuộc đời dù chưa ý thức thật đầy đủ hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng
tung bay phất phới trên đê Sộp trong đầu Tràng ở kết thức truyện.

- Nghệ thuật: Xây dựng được tình huống truyện độc đáo; lối trần thuật tự nhiên, hấp dẫn; nhân
vật được khắc họa sinh động
Kết
bài

- Với nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo, tự nhiên, hấp dẫn
- KL đã xây dựng thành công nhân vật Tràng một người lao động nghèo khổ nhưng tốt bụng và luôn
khát khao hạnh phúc gia đình.
* Bài làm tham khảo:
Kim Lân là một cây bút chuyên viết truyện ngắn
về người nông dân và cuộc sống nông thôn bằng tình cảm,

tâm hồn của một người là con đẻ của đồng ruộng .Tác
phẩm “Vợ Nhặt” lấy bối cảnh là nạn đói năm 1945, được
in trong tập “Con chó xấu xí” ghi lại số phận của con
người nhất là người nông dân trong nạn đói. Qua tác phẩm
KL đã thể hiên số phận đau thương của con người trong
nạn đói và nhân cách cao đẹp của họ: giàu tình thương,
khát khao hạnh phúc qua nhân vật Tràng.
Tràng hiện ra trên trang văn của KL là một nạn
nhân của số phận: một nhân vật có ngoại hình xấu xí thô
kệch: thân hình to lớn, hai con mắt nhỏ tí, cái đầu cạo trọc
nhẵn, cái lưng to như lưng gấu. Tính tình lại hơi ngờ
nghệch, hay cười một mình, nói năng cọc cằn “làm đếch
gì có vợ…” sống với mẹ già ở xóm ngụ cư nghèo khổ,
làm nghề kéo xe bò thóc cho liên đoàn. Đặc biệt Tràng là
nạn nhân của nạn đói, cái đói bao trùm cả xóm làng
“Người chết như ngã rạ…không khí bốc lên …mùi gây
của xác người”.
Ở nhân vật Tràng nhà văn chủ yếu tập trung vào
khát khao về một mái âm gia đình trong người đàn ông
nghèo khổ này qua hành động “nhặt vợ”. Tràng nhặt thị
trước hết là sự chia sẽ của những người nghèo cùng hoạn
nạn. Miếng ăn lúc bấy giờ là cả mạng sống của con người,
thế nhưng người kéo xe bò thuê, cuộc sống bấp bênh như
Tràng đã dám sẵn sàng bỏ tiền ra để đãi thị bốn bát bánh
đúc, đưa thị về làm vợ, tức là gánh thêm một gánh nặng
nữa vào cái gia đình vất vả của mình. Cho nên có lúc anh

cmar thấy “chợn” khi nghĩ về tương lai. Thóc cao gạo kém
thế này đến thân mình chưa chắc đã qua nổi, lại còn “ rước
thêm cái của nợ đời về”.Nhưng anh vẫn chia sẽ với thị bởi

đó là tấm lòng nhân hậu là tình cảm của những người
đồng cảnh ngộ.
Song phía sau câu nói tưởng đùa bật ra từ người
đàn ông nghèo khổ đó “Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra
khuân hàng lên xe rồi cùng về” là khát vọng cháy bỏng có
thật về một mái nhà hạnh phúc, về tổ ấm gia đình. Cái
quyết định có vẻ liều lĩnh ấy nói lên rằng, từ trong sâu
thẳm của tiềm thức, con người vẫn khao khát hạnh phúc,
bất chấp sự đe dọa của cái đói, cái chết.
Hạnh phúc giản đơn, có một mái ấm gia đình dù
“nhặt vợ” đã làm anh hoàn thay đổi. Có đến gần hai mươi
lần trong tác phẩm nhà văn miêu tả gương mặt Tràng biểu
lộ niềm vui có vợ. “ Mặt hắn có vẻ gì phớn phở khác
thường. Hắn tủm tỉm cười một mình và hai mắt sáng lên
lấp lánh” hạnh phúc thật mới mẻ, lạ lẫm làm người đàn
ông cục mịch thô kệch cảm thấy xốn xang và quên đi cái
đói khát trước mắt “Trong một lúc Tràng như quên hết
những cảnh sống ê chề tối tăm hằng ngày, quên cả cái đói
khát đang đe dọa” để chỉ còn tình nghĩa giữa hắn và người
đàn bà đi bên cạnh “Một cái gì mới mẻ lạ lẫm chưa từng
thấy ở người đàn ông ấy”.
Sáng hôm sau Tràng thấy mình như bước ra từ
giấc mơ, trong người “êm ái lơ lửng”. Từ buổi sáng đó
anh mới thấy mình nên người. Anh nghĩ đến tương lai,
đến sự sinh sối nảy nở của hạnh phúc để rồi vui sướng


phấn chấn tràng ngập trong lòng “Tràng thấy thương yêu mình và đặc biệt là về hình ảnh “ lá cờ đỏ sau vàng trên đê
gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia Sộp” tung bay phất phới trong đầu anh. Đã cho ta thấy
đình. Hắn cũng sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy….Bây được Tràng đã nghĩ về sựu đổi thay của cuộc đời dù chưa

giờ hắn thấy hắn nên người hơn, hắn thấy có bổn phận ý thức thật đầy đủ.
phải lo cho vợ con sau này”. Và khi nhìn thấy vợ cùng mẹ
KL đã rất thành công khi thể hiện nhân vật Tràng
đang sửa sang lại nhà cửa thì “hắn xăm xăm chạy ra giữa qua một tình huống truyện độc đáo: Tràng nghèo, xấu xí
sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để tu sửa ngôi nhà”. lại nhặt được vợ ngay giữa những ngày đói khủng khiếp.
Tổ ấm gia đình như một liều thuốc công hiệu đã Tình huống éo le này đã là đầu mối cho sự phát triển tâm
làm thay đổi cuộc đời của người nông dân nghèo khổ cô lý nhân vật; kết hợp với cách kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn,
đơn này và đưa anh sang một cuộc đời mới có nghĩa hơn dựng cảnh sinh động có nhiều tình tiết đặc sắc và ngôn từ
và cũng là bước ngoặt có giá trị mới của cuộc đời anh. mộc mạc giản dị giàu sức gợi.
Tuy vẫn cái cảnh đói khát thê thảm bửa cơm ngày cưới chỉ
Với nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc
với “lùm rau chuối thái rối” ăn cùng với lưng bát cháo đáo, tự nhiên, hấp dẫn. KL đã xây dựng thành công nhân
loảng và món “chè khoáng” đắng chát nhưng niềm vui, vật Tràng một người lao động nghèo khổ nhưng tốt bụng
niềm hy vọng và niềm tin đã đến trong Tràng khi anh nghĩ và luôn khát khao hạnh phúc gia đình.
về tương lai về vợ con, về mái nhà, về bổn phận của chính
Đề 2: Qua tác phẩm “Vợ nhặt – Kim Lân” anh/chị hãy phân tích nhân vật “thị – người vợ nhặt”
* Gợi ý làm bài:
Mở
- Kim Lân là một cây bút chuyên viết truyện ngắn về người nông dân và cuộc sống nông thôn bằng tình
bài
cảm,tâm hồn của một người là con đẻ của đồng ruộng .
- “Vợ Nhặt” lấy bối cảnh là nạn đói năm 1945, được in trong tập “Con chó xấu xí”
- Qua tác phẩm KL đã thể hiên số phận đau thương của con người trong nạn đói và khát khao
Thân
bài

Kết
bài

hạnh phúc của họ qua nhân vật Thị - người vợ nhặt.

- Nạn nhân của nạn đói: không tên, không nhà, không quê, không nghề
- Bị những xô đẩy của cuộc đời trở nên thô tục đanh đá, đánh mất xỉ diện, sự e thẹn
- Khát khao mái ấm gia đình và hoàn toàn thay đổi khi trở thành người vợ
- Là người thắp lên niềm tin và hy vọng cho mọi người.
- Nghệ thuật: Xây dựng được tình huống truyện độc đáo; lối trần thuật tự nhiên, hấp dẫn; nhân
vật được khắc họa sinh động
- Với nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo, tự nhiên, hấp dẫn

- Số phận đau thương của con người trong nạn đói và nhân cách cao đẹp: giàu tình thương, khát
khao hạnh phúc của người Việt Nam; tố cáo tội ác giặc Pháp qua nhân vật thị - người vợ nhặt

* Bài làm tham khảo:
Kim Lân là một cây bút chuyên viết truyện ngắn
về người nông dân và cuộc sống nông thôn bằng tình
cảm, tâm hồn của một người là con đẻ của đồng ruộng
.Tác phẩm “Vợ Nhặt” lấy bối cảnh là nạn đói năm 1945,
được in trong tập “Con chó xấu xí” ghi lại số phận của
con người nhất là người nông dân trong nạn đói. Qua tác
phẩm KL đã thể hiên số phận đau thương của con người
trong nạn đói và khát vọng hạnh phúc của họ qua nhân
vật Thị - người vợ nhặt.
“Vợ nhặt” trong suốt tác phẩm, người phụ nữ này
không được giới thiệu tên tuổi, có lẽ không phải là tthij
không có tên. Trong hoàn cảnh đói khát và chết chóc vì
đói khát lúc bấy giờ con người cần có nhiều điều để lo
nghĩ hơn hỏi thăm hay giới thiệu tên mình. Đồng thời
nhân vật không được giới thiệu tên cũng là cách để người
đọc suy nghĩ về sức khát quát của nhân vật – thị là một cá
thể trong xã hội, nhưng cũng là đại diện cho biết bao
người phụ nữ bị đẩy đến đường cùng chấp nhận bỏ qua

tất cả lễ nghi như thị. Thi trước hết là nạn nhân của cái
đói, cái đói đã khiến thị biến đổi hẳn vầ ngoại hình. Lần
thứ hai gặp lại Tràng, “Hôm nay thị rách quá, áo quần
tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp đi trên cái gương mặt lưỡi
cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt”. Cách đói đáp của
thị với Tràng lại chứa đựng một sự chua ngoa, chao chát
“ Điêu người thế mà điêu” và trơ trẽn đến mức đòi ăn

“có ăn gì thì ăn, chả ăn giàu” khi được mời ăn thì “
ngồi sà xuống…cắm đầu ăn một chập bốn bát bánh
đúc liền chẳng trò chuyện gì”. Và thậm chí vì miếng
ăn thị đã chấp nhận theo về làm vợ Tràng bằng một
câu nói “tầm phơ tầm phào” và bốn bát bánh đúc.
Người phụ nữ này ban đầu có vẻ không gây đươc ấn
tượng đẹp với người đọc và rất khác với quan niệm thông
thường về người phụ nữ Á Đông. Nhưng nó lại cho ta
một cái nhìn khác quát về thân phận con người và hiện
thật khốc liệt lúc bấy giờ cái đói làm con người bị biến
dạng về nhân hình lẫn nhân tính.
Tuy nhiên nếu nhìn thị trong cái nhìn tổng quát
của toàn truyện ta sẽ thấy ẩn sau hành động theo không
Tràng vì miếng ăn vì tìm nơi nương tựa là một khát khao
hạnh phúc. Thị thay đổi dần trên đường về nhà Tràng
không còn chua ngoa đanh đá nữa mà cũng ngại ngùng
khi bị bọn trẻ trêu chọc “ thị có vẻ rón rén e thẹn” và khi
thấy những người xung quanh đang dòm ngó mình thị “
ngượng nghịu chân nọ bước díu cả vào chân kia”. Về
đến nhà Tràng “thị khép nép chỉ dám ngồi mớm ở mép
giường”; khi bà cụ Tứ ở hàng xóm về thị đứng dậy lễ
phép chào. Suốt trong câu chuyện của bà cụ thị vẫn

không dám ngồi, đến khi bà cụ bảo ngồi xuống thị vẫn
“khép nép đứng nguyên chỗ cũ”.


Nhà văn không miêu tả nhiều về tâm lí của thị
nhưng trong bức tranh gia đình của Tràng vào sáng ngày
hôm sau, chúng ta thấy hiện lên hình ảnh của thi khác
biệt hoàn toàn so với ấn tượng ban đầu về thị. Người đàn
bà tội nghiệp đã thật sự tìm được hạnh phúc và hạnh phúc
đêm đến sự thay đổi trong tính cách của người đàn bà,
đến nổi làm cho Tràng phải ngạc nhiên. “Tràng nom thị
hôm nay khác hẳn, rõ ràng là người đàn bà hiền hậu
đúng mực không còn vẻ gì chao chát chỏng lỏn như mấy
lần Tràng gặp ở ngoài tỉnh”. Thị dọn dẹp nhà cửa, ăn nói
có đầu cuối với mẹ chồng và chồng. Hạnh phúc và tình
yêu thương của bà cụ Tứ và chông đã làm cho người phụ
nữ trở lại đúng là mình. Qua chi tiết này ta thấy
Thị là người thắp lên niềm tin, hy vọng cho mọi
người, khi kể chuyện Bắc Giang, Thái Nguyên phá kho
thóc Nhật chia cho người đói. Hình ảnh người vợ nhặt
không được Kim Lân miêu tả nhiều nhưng có sức gợi rất
lớn. Chị xuất hiện làm xóm ngụ cư như được tiếp nhận
thêm một sức sống mới, cũng chính chị đã làm cho Tràng
và bà cụ Tứ nhận ra được ý nghĩa của hành động phá kho

thóc của Việt Minh, gợi lên niềm hy vọng trong Tràng và
bà cụ Tứ với hình ảnh lá cờ đỏ bay phấp phới.
KL đã rất thành công khi thể hiện nhân vật thị
qua một tình huống truyện độc đáo: “nhặt vợ”. Tình
huống éo le này đã là đầu mối cho sự phát triển tâm lý

nhân vật đi từ chao chát, chỏng lỏn đánh mất sĩ diện vì
cái ăn đến khát khao hạnh phúc và xây dựng hạnh phúc;
kết hợp với cách kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn, dựng cảnh
sinh động có nhiều tình tiết đặc sắc và ngôn từ mộc mạc
giản dị giàu sức gợi.
Với nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo, tự
nhiên, hấp dẫn. KL đã xây dựng thành công nhân vật thị
thể hiện số phận đau thương của con người trong nạn đói
và nhân cách cao đẹp: giàu tình thương, khát khao hạnh
phúc của người Việt Nam; tố cáo tội ác giặc Pháp qua
nhân vật thị - người vợ nhặt. Thể hiênh một quan niệm
nhân văn “không phải người giàu mới cứu được người
đói mà những người đói có thể cứu được nhau bằng tình
thương”.

Lưu ý: Nhân vật Bà cụ Tứ học viên tự phân tích
dựa theo phần bài học
RỪNG XÀ NU
(Nguyễn Trung Thành)
A. Kiến thức trọng tâm
1. Tác giả
♠. Cuộc đời:
- Tên khai sinh Nguyễn Văn Báu, bút danh khác là
Nguyên Ngọc. Là nhà văn trưởng thành trong hai
cuộc kháng chiên, gắn bó mật thiết với mảnh đất Tây
Nguyên.
- Ông sinh năm 1932, quê ở Thăng Bình, Quảng Nam.
- Nguyễn Trung Thành là bút danh ông dùng trong thời
gian hoạt động ở chiến trường miề Nam thời chống Mĩ.
- 1950 ông vào bộ đội sau đó làm phóng viên báo quân

đội nhân dân liên khu V
- 1962 tình nguyện trở về chiến trường miền Nam, là
Chủ tịch hội văn nghệ giải phóng Trung Trung Bộ.
- Ông có nhiều hoạt động thúc đẩy cong cuộc đổi mới
văn học.
♠. Tác phẩm chính: Đất nước đứng lên(1954-1955),
Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc(1969)
♠. Phong cách: Truyện ngắn mang tính sử thi, thể hiện
chủ nghĩa anh hùng cách mạng, giọng văn mạnh mẽ, hào
hùng, giàu cảm xúc.
2. Hoàn cảnh sáng tác
a. Xuất xứ:
Rừng xà nu viết năm 1965 ra mắt lần đầu tiên trên Tạp
chí văn nghệ quân giải phóng Trung Trung Bộ (số 21965), sau đó in trong tập Trên quê hương những anh
hùng Điện Ngọc
b. Hoàn cảnh sáng tác:
Tác phẩm được viết năm 1965 khi giặc Mĩ đổ quân ào ạt
vào niềm Nam nước ta. Trong hoàn cảnh ấy nhà văn viết

“Rừng xà nu” như một biểu tượng cho tinh thần kiên
cường bất khuất của người dân Tây Nguyên nói riêng và
đồng bào ta nói chung.
3. Tóm tắt tác phẩm và ý nghĩa văn bản
*Tóm tắt
- Sau ba năm đi bộ đội Tnú trở về thăm làng Xô- Man.
Làng nằm trong tầm đại bác của giặc nhưng rừng xà – nu
vẫn xanh thẳm bạt ngàn che chở cho làng. Tối đó bên bếp
lửa nhà ưng cụ Mét kể cho mọi người nghe vè cuộc đời
của Tnú và sự quật khởi của làng Xô- Man
- Tnú mồ côi từ nhỏ lớn lên nhờ sự nuôi dưỡng của làng

Xô-Man. Khi giặc khủng bố làng Tnú và Mai vào rừng
tiếp tế cho cán bộ Quyết khi mới 7- 8 tuổi, anh giác ngộ
và tham gia cách mạng. Tnú thông minh dũng cảm bị
giặc bắt vẫn không khai báo, anh bị chúng tra tấn dã man.
Vượt ngục trở về anh lãnh đạo dân làng chuẩn bị vũ khí
chống giặc. Giặc đến làng, để bắt Tnú chúng bắt và tra
tấn mẹ con Mai một cách dã man. Để cứu vợ và con Tnú
đã xông vào bọn giặc, anh bị chúng bắt và tẩm nhựa xà
nu vào 10 đầu ngón tay và đốt. Đêm đó dân làng Xô Man
dưới sự chỉ huy của cụ Mết đã cầm giáo mác nỗi dậy giết
giặc cứu Tnú. Sau đó Tnú tham gia vào lực lượng cách
mạng và trở về thăm làng.
- Truyện kết thúc vào buổi sáng ngày hôm sau khi cụ
Mết và dân làng tiễn Tnú về đơn vị dưới cánh rừng Xô
Man bạt ngàn vươn tới tận chân trời.
* Ý nghĩa văn bản: Tác phẩm ca ngợi tinh thần chiến
đấu quật khởi của đồng bào Tây Nguyên nói riêng, dân
tộc Việt Nam nói chung trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc;


giải phóng dân tộc và khẳng định chân lí thời đại “để giữ
gìn sự sống của đất nước và nhân dân, không có cách
nào khác là phải cầm vũ khí chiến đấu chống lại kẻ
thù”
4. Nội dung chính
a Hình tượng cây xà nu:
- Vị trí xuất hiện: nhan đề, đầu và cuối tác phẩm, xuất
hiện trong sự đối chiếu so sánh với các nhân vật ở trong
truyện. Đây là một loài cây có thật ở vùng đất Tây
Nguyên.

- Cây xà nu trở thành một phần máu thịt trong đời
sống vật chất và tinh thần của dân làng Xô Man và
nhân dân Tây Nguyên.(Cây xà nu gắn bó với cuộc sống
hằng ngày của con người Tây Nguyên; thấm sâu vào nếp
nghỉ và cảm xúc của họ; cụ Mết nói về cây xà nu với cả
sự yêu thương và tự hào “không có gì mạnh bằng cây xà
nu đất ta”
- Cây xà nu tượng trưng cho số phận và phẩm chất
của con người Tây Nguyên trong chiến tranh cách
mạng:
+ Thương tích mà cây xà nu gánh chịu do đại bác của
giặc tượng trung cho những mất mát đau thương mà dân
làng Xô Man và nhân dân Tây Nguyên phải gánh chịu
(làng ở trong tầm đại bát không cây nào không bị
thương….)
+ Đặc tính ham ánh sáng của cây xà nu tượng trưng cho
khát khao tự do, lòng tin vào lý tưởng cách mạng của
người dân Tây Nguyên …
+ Khả năng sinh sôi nảy mãnh liệt của cây xà nu gợi sự
tiếp nối của các thế hệ dân làng Xô Man và nhân dân
trong chiến tranh cách mạng (cụ Mết, Dít, Mai..)
+Sự tồn tại kì diệu của rừng xà nu qua những hành động
hủy diệt của kẻ thù tượng trưng cho sức sống bất diệt, sự

bất khuất, kiên cường và sựu vươn lên mạnh mẽ của con
người Tây Nguyên
b. Hình tượng nhân vật Tnú:
* Số phận cuộc đời: Đầy đau thương và chịu nhiều mất
mát do chiến tranh gây ra
* Phẩm chất, tính cách:

- Tnú là người có tính cách trung thực, gan góc, dũng
cảm, mưu trí
- Tnú là người có tính kỷ luật cao, tuyệt đối trung thành
với cách mạng
- Một trái tim yêu thương và sục sôi căm giận giặc:
sống rất nghĩa tình và luôn mang trong tim ba mối thù
(thù của bản thân, của gia đình và thù buôn làng)
- Hình tượng Tnú điển hình cho con đường đấu tranh
đến với cách mạng của người dân Tây Nguyên làm sáng
tỏ chân lí của thời đại đánh Mĩ : “chúng nó đã cầm súng
mình phải cầm giáo”, đấu tranh vũ trang là con đường tất
yếu để tự giải phóng mình.
Tóm lại, câu chuyện về cuộc đời và con đường đi lên
của Tnú mang ý nghĩa tiêu biểu cho số phận và con
đường của các dân tộc Tây Nguyên trong cuộc kháng
chiến chống đế quốc Mĩ. Vẻ đẹp và sức mạnh của Tnú là
sự kết tinh vẻ đẹp và sức mạnh của con người Tây
Nguyên nói riêng và người Việt Nam nói chung trong
thời đại đấu tranh cách mạng.
5. Nghệ thuật:
- Không khí, màu sắc đậm chất Tây Nguyên, thể hiện ở
các bức tranh thiên nhiên, ở ngôn ngữ; tâm lí và hành
động của các nhân vật.
- Xây dựng thành công những nhân vật có cá tính mạnh
mẽ và mang nét tính cách khái quát
- Lời văn giàu tính tạo hình và giàu nhạc điệu khi trầm
khi bổng, khi tha thiết trang nghiêm.

B. LUYỆN TẬP
Đề 1: Phân tích hình tượng cây xà nu trong tác phẩm “Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành”

Gợi ý làm bài
Mở
bài

Thân
bài

Kết
bài

- Nguyễn Trunh Thành là nhà văn trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ cứu nước, gắn bó mật
thiết với mãnh đất Tây Nguyên
- Tác phẩm được viết năm 1965 khi giặc Mĩ đổ quân ào ạt vào niềm Nam nước ta.
- Qua tác phẩm NTT đã xây dựng hình tượng cây xà nu là biểu tượng cho số phận, phẩm chất tinh thần quật khởi của
dân làng Xô Man, nhân dân Tây Nguyên trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc.
- Vị trí xuất hiện: nhan đề, đầu và cuối tác phẩm, xuất hiện trong sự đối chiếu so sánh với các nhân vật ở trong
truyện. Đây là một loài cây có thật ở vùng đất Tây Nguyên.
- Cây xà nu trở thành một phần máu thịt trong đời sống vật chất và tinh thần của dân làng Xô Man và nhân
dân Tây Nguyên.(Cây xà nu gắn bó với cuộc sống hằng ngày của con người Tây Nguyên; thấm sâu vào nếp nghỉ và
cảm xúc của họ; cụ Mết nói về cây xà nu với cả sự yêu thương và tự hào “không có gì mạnh bằng cây xà nu đất ta”
- Cây xà nu tượng trưng cho số phận và phẩm chất của con người Tây Nguyên trong chiến tranh cách mạng:
mất mát, đau thương, khả năng sinh sôi nảy nở, sức sống bất diệt, khát vọng tự do.
- Không khí, màu sắc đậm chất Tây Nguyên; lời văn giàu tính tạo hình, nhạc điệu…
- Không khí đậm màu sắc Tây Nguyên, lối hành văn giàu nhạc điệu
- Hình tượng cây xà nu tượng trưng cho số phận và phẩm chất của người Tây Nguyên trong chiến tranh.

Bài tham khảo
Nguyễn Trung Thành là nhà văn trưởng thành
trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ cứu nước,
gắn bó mật thiết với mãnh đất Tây Nguyên. Tác phẩm

“Rừng xà nu” được ông viết năm 1965 khi giặc Mĩ đổ
quân ào ạt vào niềm Nam nước ta. Qua tác phẩm NTT đã
xây dựng hình tượng cây xà nu là biểu tượng cho số

phận, phẩm chất tinh thần quật khởi của dân làng Xô
Man, nhân dân Tây Nguyên trong chiến tranh bảo vệ tổ
quốc.
Cây xà nu xuất hiện trong toàn bộ truyện ngắn, tác
giả đã nhắc lại khoảng hai mươi lần cây xà nu dưới nhiều
dạng thức khác nhau “rừng xà nu, cây xà nu, nhựa xà nu,


đuốc xà nu…”. Truyện mở đầu và kết thúc đều bằng hình
ảnh “cánh rừng xà nu bạt ngàn nối tiếp nhau trãi dài đến
tận chân trời”. Cây xà nu xuất hiện trong sự đối chiếu với
các nhân vật của truyện. Tác giả đã xây dựng cây xà nu
thành một hình tượng trung tâm chứa đựng ý nghĩa tư
tưởng sâu sắc của tác phẩm, sự hợp lại của nó thành
những cánh rừng tạo nên không gian nghệ thuật đậm
hương vị sử thi cho câu chuyện.
Cây xà nu đã trở thành một phần máu thịt trong đời
sống vật chất và tinh thần của người dân Tây Nguyên.
Cây xà nu có mặt trong đời sống hàng ngày của người
dân làng Xô Man tự ngàn đời qua: lửa xà nu “cháy giần
giật” trong mỗi bếp, trong đóng lửa ở nhà ưng để tập hợp
dân làng; khói xà nu xông bản nứa để Mai và Tnú học
chữ; khi Tnú trở về đơn vị cụ mết và Dít đưa anh ra đến
rừng xà nu gần con nước lớn.
Cây xà nu tham dự vào những sự kiện trọng đại của
dân làng Xô Man: giặc đốt mười đầu ngón tay của Tnú

bằng giẻ tẩm nhựa xà nu và cũng từ chính cảnh tượng đau
thương ấy dân làng Xô Man đã nổi dậy để rồi “đống lửa
xà nu lớn giữa nhà” soi rõ “xác mười tên lính giặc ngỗn
ngang”, cây xà nu có mặt trong đêm làng Xô Man đồng
khởi để cứu Tnú “cả rừng Xô Man ào ào rung động, lửa
cháy khắp rừng…”. Cây xà nu gắn với cuộc sống dân
làng Xô Man đến mức nó thắm sâu vòa nếp nghĩ và cảm
xúc của họ: ấy là khi Tnú cảm nhận về cụ Mết – ngực cụ
“căng như một cây xà nu lớn”.
Cây xà nu tượng trưng cho số phận và phẩm chất
của con người Tây Nguyên trong chiến tranh cách mạng:
Thương tích mà rừng xà nu phải gánh chịu do đại bác của
kẻ thù “cả rừng xà nu hàng vạn cây không cây nào không
bị thương…”tượng trưng cho những mất mát , đau
thương vô bờ mà dân làng Xô Man nói riêng đồng bào
Tây Nguyên nói chung phải trải qua trong cuộc chiến
đấu.

Cây xà nu có khả năng sinh sôi mãnh liệt “Trong
rừng có ít loại cây sinh sối nảy nở khỏe như vậy. Cạnh
một cây mới ngã gục đã có bốn măn cây con mọc lên,
ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu
trời..Cây mẹ ngã, cây con mọc lên”gợi nghĩ đến sự tiếp
nối của nhiều thế hệ người dân Tây Nguyên trong chiến
đấu (cụ Mết, Tnú, Mai, Dít, Heng)đoàn kết bên nhau
trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ.
Cây xà nu rất ham ánh sáng mặt trời “Cũng có ít
loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế…nó phóng lên rất
nhanh để tiếp lấy ánh nắng…”tượng trưng cho niềm khát
khao tự do, lòng tin vào lí tưởng cách mạng của người

dân Tây Nguyên và đồng bào miền Nam trong cuộc
kháng chiến. Sự tồn tại kì diệu của rừng xà nu qua hành
động hủy diệt của kẻ thù “Đạn đại bác không giết nổi
chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên
một thân thể cường tráng…”tượng trưng cho sức sống bất
diệt, sự kiên cường bất khuất và sự vươn lên mạnh mẽ
của con người Tây Nguyên trong cuộc chiến tranh chống
kẻ thù.
Khi viết về loài cây và cánh rừng mang tên xà nu
Nguyên Ngọc đã thường xuyên sử dụng phép tu từ nhân
hóa, so sánh. Cây xà nu được nói đến như người ta vẫn
nói về con người, kết hợp với không khí, màu sắc đậm
chất Tây Nguyên; lời văn giàu tính tạo hình, nhạc điệu
kết hợp với thủ pháp miêu tả ứng chiếu tạo nên sự hòa
nhập và tương ứng giữa con người và thiên nhiên trong
một chất thơ hào hùng, tráng lệ. Qua đó ta thấy được khi
viết về cây xà nu nhà văn đã xây dựng nó thành một biểu
tượng, một nhân vật sinh động tượng trung cho phẩm
chất tính cách, số phận của con người Tây Nguyên trong
chiến tranh: chịu nhiều đau thương mất mát, anh hùng và
bất diệt trong chiến đấu.

Đề 2: Phân tích hình tượng nhân vật Tnú trong tác phẩm “Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành”
Gợi ý làm bài:
Mở
bài

Thân
bài


Kết
bài

- Nguyễn Trung Thành là nhà văn trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ cứu nước, gắn bó mật
thiết với mãnh đất Tây Nguyên
- Tác phẩm được viết năm 1965 khi giặc Mĩ đổ quân ào ạt vào niềm Nam nước ta.
- Qua tác phẩm NTT đã xây dựng hình tượng nhân vật Tnú đại diện cho số phận và con đường của các dân tộc Tây
Nguyên trong thời đại đấu tranh giải phóng đât nước
- Số phận cuộc đời: Đầy đau thương và chịu nhiều mất mát do chiến tranh gây ra
- Tnú là người có tính cách trung thực, gan góc, dũng cảm, mưu trí
- Tnú là người có tính kỷ luật cao, tuyệt đối trung thành với cách mạng
- Một trái tim yêu thương và sục sôi căm giận giặc: sống rất nghĩa tình và luôn mang trong tim ba mối thù (thù của
bản thân, của gia đình và thù buôn làng)
- Hình tượng Tnú điển hình cho con đường đấu tranh đến với cách mạng của người dân Tây Nguyên làm sáng tỏ
chân lí của thời đại đánh Mĩ : “chúng nó đã cầm súng mình phải cầm giáo”, đấu tranh vũ trang là con đường tất yếu
để tự giải phóng mình.
- Nghệ thuật: Không khí, màu sắc đậm chất Tây Nguyên; xây dựng thành công những nhân vật có cá tính mạnh mẽ
và mang nét tính cách khái quát.
- Xây dựng thành công nhân vật có cá tính mạnh mẽ và mang nét tính cách khái quát.
- Câu chuyện về cuộc đời Tnú mang ý nghĩa tiêu biểu của người anh hùng đại diện cho số phận và con đường của các
dân tộc Tây Nguyên đến với cách mạng trong thời kì đấu tranh giải phóng dân tộc.

Bài tham khảo
Nguyễn Trung Thành là nhà văn trưởng thành
trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ cứu nước,
gắn bó mật thiết với mãnh đất Tây Nguyên. Tác phẩm

“Rừng xà nu” được ông viết năm 1965 khi giặc Mĩ đổ
quân ào ạt vào niềm Nam nước ta. Qua tác phẩm NTT đã
xây dựng hình tượng nhân vật Tnú đại diện cho số phận



và con đường của các dân tộc Tây Nguyên trong thời đại
đấu tranh giải phóng đât nước
Số phận cuộc đời Tnú chịu nhiều đau thương và
mất mát do chiến tranh gây ra: Tnú mồ côi cha mẹ, lớn
lên nhờ sự nuôi dưỡng của dân làng Xô Man. Khi anh
trưởng thành thì lại phải chứng kiến cảnh vợ con anh bị
bọn thằng Dục giết hại. Bản thân Tnú bị sự đọa đày đau
khổ do chiến tranh gây ra mười đầu ngón tay anh bị bọn
thằng Dục đốt bằng nhựa xà nu, thân thể anh hằn ngang
dọc những vết thương do giặc tra tấn. Số phận Tnú tượng
trưng cho số phận của dân làng Xô Man, con đường đến
với cách mạng của Tnú cũng là con đường đến với cách
mạng của dân làng Xô Man và nhân dân Tây Nguyên tìm
đến để tự giải phóng mình.
Tnú là người có tính cách gan góc, dũng cảm và
mưu trí: lúc nhỏ giặc giết bà Nhan, anh Xút nhưng Tnú
không sợ vẫn cùng Mai xung phong vào rừng nuôi giấu
cán bộ; học chữ thua Mai lại hay quên Tnú đập vỡ bản,
lấy đã đập vào đầu đến chảy máu để tự hứa với lòng sẽ
quyết tâm học cái chữ; khi đi liên lạc , Tnú không đi
đường mòn mà “xẻ rừng mà đi” qua sông không lội chỗ
nước êm “lựa chỗ thác mạnh mà bơi ngang, vượt lên trên
mặt nước, cỡi theo thác băng băng như một con cá kình”
bởi theo Tnú những chỗ nguy hiểm giặc không ngờ tới.
Tnú là người có tinh thần kỉ luật cao, tuyệt đối
trung thành với cách mạng: tham gia lực lượng vũ trang
nhớ nhà nhớ quê hương nhưng khi được phép của cấp
trên anh mới về thăm và chỉ về đúng một đêm theo lệnh

của chỉ huy trong giấy phép. Tính kỉ luật cao trong mối
quan hệ với cách mạng biểu hiện thành lòng trung thành
tuyệt đối trong Tnú: khi bị kẻ thù đốt mười đầu ngón tay,
ngọn lửa như thiêu đốt ruột gan anh “Máu anh mặn chát ở
đầu lưỡi. Răng anh đã cắn nát môi anh rồi..”nhưng Tnú
không kêu nữa lời, anh luôn tâm niệm lời dạy của anh
Quyết “Người cộng sản không thèm kêu van..”Lòng
trung thành của Tnú cũng giống như cụ Mết trở thành
niềm tin tuyệt đối vào Đảng vào cách mạng “ Đảng còn,
núi nước này còn”. Mang thao niềm tin tuyệt đối chàng
lên đường chiến đấu với niềm tin vào ngày mai chiến
thắng.
Tnú mang trong mình một trái tim yêu thương và
sục sôi căm thù giặc. Tnú là người sống rất nghĩa tình,
anh là người can tình nghĩa của buôn làng: anh lớn lên
trong sự yêu thương, chở che của buôn làng Xô Man, anh

gắn bó mật thiết với mãnh đất quê hương, yêu tha thiết
những cánh rừng xà nu và người dân Strá, anh luôn cố
gắn phấn đấu để xứng đáng với dân làng Xô Man, xứng
đáng là tấm gương để giáo dục thế hệ trẻ. Lòng căm thù
của Tnú mang đậm chất Tây Nguyên, Tnú mang trong
tim ba mối thù: mối thù của bản thân – lưng Tnú dọc
ngang vết dao chém, mười đầu ngón tay Tnú bị đốt là
chứng tích tội ác của giặc mà Tnú sẽ mang theo suốt đời;
mối thù của gia đình – vợ con anh chết thảm khốc dưới
trận mưa gậy sắc của giặc; mối thù của buôn làng – Tnú
không bao giờ những cánh rừng xà nu bị tàn phá, những
người dân vô tội bị sát hại.
Hình tượng Tnú còn điển hình cho con đường đấu

tranh đến với cách mạng của người dân Tây Nguyên,
đồng thời làm sáng tỏ chân lí của thời đại đánh Mĩ
“Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”. Bi kịch
của Tnú khi chưa cầm vũ khí là bi kịch của người dân S
Trá khi chưa giác ngộ chân lí như bà Nhan, anh Xút. Tnú
có thừa sức mạnh cá nhân nhưng với bàn tay không có vũ
khí trước kẻ thù hung bạo, anh đã không bảo vệ được vợ
con và bản thân mình. Tnú chỉ được cứu khi dân làng đã
cầm vũ khí đứng lên. Cuộc đời bi tráng của Tnú chứng
minh cho chân lí: phải dùng bọa lực cách mạng để tiêu
diệt bạo lực phản cách mạng. Con đường đấu tranh của
Tnú là đi từ tự phát đến tự giác cũng là con đường đấu
tranh đến với cách mạng của làng Xô Man nói riêng và
người dân Tây Nguyên nói chung.
Tác giả đã rất thành công khi xây dựng hình tượng
nhân vật Tnú mang không khí và màu sắc đậm chất Tây
Nguyên thể hiện ở bức tranh thiên nhiên; ở ngôn ngữ tâm
lí, hành động của các nhân vật. Xây dựng thành công
nhân vật vừa có những nét cá tính sống động vừa mang
những phẩm chất có tính khái quát tiêu biểu. Kết hợp lời
văn giàu tính tạo hình, nhạc điệu, khi thâm trầm, khi thâm
trầm tha thiết trang nghiêm…
Xây dựng thành công nhân vật có cá tính mạnh mẽ
và mang nét tính cách khái quát. Câu chuyện về cuộc đời
Tnú mang ý nghĩa tiêu biểu của người anh hùng đại diện
cho số phận và con đường của các dân tộc Tây Nguyên
đến với cách mạng trong thời kì đấu tranh giải phóng dân
tộc. Vẻ đẹp và sức mạnh của Tnú là sự kết tinh vẻ đẹp và
sức mạnh của con người Tây Nguyên nói riêng và người
Việt Nam nói chung trong thời đại đấu tranh cách mạng.


CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
(Nguyễn Minh Châu)
A. Kiến thức trọng tâm
1. Tác giả
- Nguyễn Minh Châu (1930-1989)
- Trước 1975 là ngòi bút sử thi với cảm hứng trữ tình
lãng mạn
- Từ thập kỉ 80 của thập niên XX chuyển sang cảm hứng
thế sự với những vấn đề đạo đức và triết lí nhân sinh.
Thuộc trong số những người mở đường tinh anh và
tài năng nhất của văn học Việt Nam thời kì đổi mới”
2. Hoàn cảnh sáng tác
- Hoàn cảnh sáng tác: Viết vào năm 1983; tác phẩm
“Chiếc thuyền ngoài xa” tiêu biểu cho xu hướng chung

của văn học Việt Nam thời kì đổi mới: hướng nội, khai
thác sâu sắc số phận cá nhân; than phận con người trong
cuộc sống đời thường.
3. Tóm tắt tác phẩm và nêu ý nghĩa văn bản
* Tóm tắt
- Để xuất bản được một bộ ảnh nghệ thuật về thuyền và
biển thật ưng ý. Nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đã được trưởng
phòng gợi ý trở về vùng chiến trường xưa nơi anh từng
chiến đấu
- Sau một tuần lẽ tìm kiếm Phùng đã chụp được một bức
ảnh thật đẹp và toàn bích “ cảnh thuyền đánh cá trong


sương sớm”. Nhưng anh không ngờ từ chiếc thuyền ngoài

xa thật đẹp ấy lại bước xuống một đôi vợ chồng hành
chài nghèo khổ và gả đàn ông thẳng tay đánh vợ chỉ để
giải tỏa nỗi uất ức trong lòng mình.
- Phùng chưa kịp can ngăn thì thằng Phát con lão hàng
chài đã tới kịp để che chở cho người mẹ đáng thương.
Biết Phùng đã chứng kiến cảnh cha nó đánh mẹ nó nên
nó đã đâm ra ghét Phùng
- Ba hôm sau, cũng trong làng sương sớm Phùng lại
chứng kiến cảnh người đàn ông đánh vợ, cảnh cô chị tước
đoạt con dao găm mà thằng Phát định dùng để làm vũ khí
bảo vệ mẹ. Phùng xông ra buộc lão đàn ông phải chấm
dứt hành động độc ác.
- Bị lão hành chài đánh trọng thương Phùng được đưa
về tòa án huyện. Tại đây anh đã được nghe câu chuyện
của người đàn bà hang chài với sự ngỡ ngàng và cảm
thông. Anh hiểu được người phụ nữ ấy dù bị đánh đập
đến đâu thì cô cũng không thể bỏ chồng vì cuộc sống của
cô cần phải có một người đàn ông mạnh mẽ để kiếm tiền
nuôi đàn con. Phùng thấm thía không thể nhìn đời một
phía mà phải quan sát nó toàn diện.
* Ý nghĩa văn bản
+ Thể hiện những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về
nghệ thuật và cuộc đời: nghệ thuật chân chính phải luôn
gắn bó với cuộc đời; người nghệ sĩ cần phải nhìn nhận
cuộc sống và con ngườ một cách toàn diện.
+ Tác phẩm cũng rung lên một hồi chuông báo động về
tình trạng bạo lực gia đình và hậu quả khôn lường của nó.
4. Ý nghĩa nhan đề tác phẩm
- Nhan đề “Chiếc thuyền ngoài xa” một ẩn dụ về mối
quan hệ giữa cuộc đời và nghệ thuật. Đó là chiếc thuyền

có thật trong cuộc đời, là không gian sinh sống của một
gia đình hàng chài
- Ở ngoài xa chiếc thuyền là biểu hiện của sự hoàn mỹ,
khi vòa bờ nó được phát hiện với nhiều oái oăm và
nghịch lí
=> Khi tiếp cận nghệ thuật chân chính người nghệ sĩ
cần:
+ Phải nhìn cuộc đời đa diện, nhiều chiều
+ Cần nhìn xa và gần, nhìn bên ngoài và chiều sâu để
phát hiện được bản chất thật của sự việc, con người.
5. Nội dung chính
* Hai phát hiện của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng
- Một cảnh đắc trời cho “chiếc thuyền lưới vó ẩn hiện
trong sương sớm có pha chút ánh sáng màu hồng do mặt
trời đem lại” => xúc cảm thẩm mĩ và anh cảm thấy tâm
hồn như được gột rửa và thanh lọc.
- Một cảnh tượng phi thẩm mỹ “ người đàn bà hành
chài xấu xí, gã đàn ông thô kệch và dữ dằn”; và một cảnh

tượng phi nhân tính “ người chồng đánh vợ tàn nhẫn, đứa
con thương mẹ đánh lại cha…” => Phùng ngơ ngác
=> Cuộc đời chứa đựng nhiều mâu thuẫn nghịch lí.
Không thể đánh giá con người qua dáng vẻ bên ngoài của
họ mà phải đi sâu tìm hiểu bản chất bên trong.
* Câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở tòa án
huyện
- Câu chuyện về cuộc đời của người đàn bà đầy éo le và
bí ẩn
+ Cuộc đời bất hạnh ngay khi còn bé
+ Sống cam chịu không chấp nhận bỏ chồng vì: hiểu

được nỗi lòng của chồng; vì tình yêu của người mẹ dành
cho con
=> Câu chuyện giúp nghệ sĩ Phùng hiểu thêm về:
+ Người đàn bà hàng chài (nghèo khổ, sống nhẫn nhục;
kín đáo và thấu hiểu lẽ đời; có tâm hồn đẹp đẽ và lòng vị
tha; giàu đức hi sinh)
+ Người chồng hàng chài ( bất kể lúc nào thấy khổ là lôi
vợ ra đánh)
+ Chánh án Đẩu (có tấm lòng trong sáng và luôn muốn
bảo vệ công lí; nhưng thiếu kinh nghiệm trong cuộc sống)
+ Chính bản thân mình ( sẵn sàng làm tất cả vì sự công
bằng; nhưng lại đơn giản trong cách nhìn nhận và suy
nghĩ)
=> Thông điệp: Đừng nhìn cuộc đời và con người một
cách phiến diện và đơn giản; phải đánh giá sự vật hiện
tượng trong các mối quan hệ đa dạng nhiều chiều
* Tấm ảnh được chọn trong bộ lịch năm ấy
- Bức ảnh đen trắng – “Màu hồng của ánh sương mai”
=> chất họa, chất thơ vẻ đẹp lãng mạn của cuộc đời và
cũng là biểu tượng của nghệ thuật; “người đàn bà hang
chài bước ra khỏi tấm ảnh” => hiện than của lam lũ và
nghèo khó; sự thật của cuộc đời.=> Ý nghĩa: Nghệ thuật
chân chính không thể tách rời khỏi cuộc đời, thoát li cuộc
sống. Nghệ thuật chính là cuộc đời và phải vì cuộc đời
6. Đặc sắc nghệ thuật
- Tình huống truyện độc đáo, tình huống nhận thức có ý
nghĩa khám phá, phát hiện về chân lí đời sống, nghệ
thuật.
- Ngôi kể, điểm nhìn nghệ thuật sắc sảo, đa diện.
- Lời văn giản dị mà sâu sắc, dư ba.

7. Quan điểm nghệ thuật NMC đã gởi gắm qua tác
phẩm
- Nghệ thuật không thể tách trời cuộc sống và con
người.
- Nghệ thuật chân chính phải chứa đựng các giá trị của
cuộc sống: Chân, Thiện, Mĩ.
- Nghệ thuật phải phản ánh được muôn mặt của đời
sống

B. LUYỆN TẬP
Đề 1: Phân tích hai phát hiện của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa - NMC
Gợi ý làm bài
Mở
bài

Thân

- NMC thuộc trong số những người mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học Việt Nam thời kì đổi mới
- Viết vào năm 1983; tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” tiêu biểu cho xu hướng chung của văn học Việt Nam thời kì
đổi mới: hướng nội, khai thác sâu sắc số phận cá nhân; thân phận con người trong cuộc sống đời thường.
- Nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đã có hai phát hiện hết sức độc đáo: một cảnh đắc trời cho – chiếc thuyền lưới vó ẩn hiện
trong sương sớm; một cảnh tượng dã man – chồng đánh vợ.
- Một cảnh đắc trời cho “chiếc thuyền lưới vó ẩn hiện trong sương sớm có pha chút ánh sáng màu hồng do mặt trời


bài

Kết
bài


đem lại” => xúc cảm thẩm mĩ và anh cảm thấy tâm hồn như được gột rửa và thanh lọc.
- Một cảnh tượng phi thẩm mỹ “ người đàn bà hành chài xấu xí, gã đàn ông thô kệch và dữ dằn”; và một cảnh
tượng phi nhân tính “ người chồng đánh vợ tàn nhẫn, đứa con thương mẹ đánh lại cha…” => Phùng ngơ ngác
- Nghệ thuật: Tình huống truyện độc đáo, tình huống nhận thức có ý nghĩa khám phá, phát hiện về chân lí đời sống,
nghệ thuật. Ngôi kể, điểm nhìn nghệ thuật sắc sảo, đa diện. Lời văn giản dị mà sâu sắc, dư ba
- Tình huống truyện độc đáo, tình huống nhận thức có ý nghĩa khám phá, phát hiện về chân lí đời sống, nghệ thuật
- Cuộc đời chứa đựng nhiều mâu thuẫn nghịch lí. Không thể đánh giá con người qua dáng vẻ bên ngoài của họ mà
phải đi sâu tìm hiểu bản chất bên trong.

Bài tham khảo
Nguyễn Minh Châu thuộc trong số những nhà văn
mở đường tinh anh cho văn học Việt Nam thời kì đổi
mới. Năm 1953 ông đã viết tác phẩm “Chiếc thuyền
ngoài xa” đây là tác phẩm tiêu biểu cho xu hướng chung
của văn học Việt Nam thời kì đổi mới: hướng nội, khai
thác sâu sắc số phận cá nhân; thân phận con người trong
cuộc sống đời thường. Qua tác phẩm Nguyễn Minh Châu
đã xây dựng lên một tình huống độc đáo hai phát hiện đối
lập của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng: một cảnh đắc trời cho –
chiếc thuyền lưới vó ẩn hiện trong sương sớm; một cảnh
tượng dã man – chồng đánh vợ, con đánh cha.
Để có tấm ảnh nghệ thuật về thuyền và biển theo
yêu cầu của trưởng phòng Phùng đã tới vùng biển từng là
chiến trường cũ của anh, đã phục kích mấy buổi sáng để
chộp được một cảnh thật ưng ý. Phùng đang đứng trước
cảnh biển sớm khi mặt trời bình minh đi qua những đám
mây ánh hồng, anh thực sự rung động và phát hiện ra trên
mặt biển mờ sương “một cảnh đắc trời cho”mà suốt đời
cầm máy anh chưa bao giờ thấy. Cảnh chiếc thuyền lưới
vó ẩn hiện trong sương sớm – “ Mũi thuyền in một nét

mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sửa có pha
đôi chút màu hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng
người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc trên chiếc mui
khum khum, đang hướng vào bờ. Tất cả khung cảnh ấy
nhìn qua những cái mắt lưới”
Với anh đây là “một cảnh đắc trời cho” nó là
một sản phẩm quí hiếm của hóa công mà trong cuộc đời
nghệ thuật của mình không phải nghệ sĩ nào cũng chộp
được. Mặt khác như chính cảm nhận của người nghệ sĩ,
cái cảnh tượng ấy giống như “bức tranh mực tàu của một
danh họa thời cổ”. Toàn bộ khung cảnh “từ đường nét
đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thật đơn
giản và toàn bích”.
Đứng trước một sản phẩm nghệ thuật tuyệt tác
của hóa công, người nghệ sĩ đã thật sự rung động “đứng
trước nó tôi trở nên bối rối trong trái tim như có cái gì
bóp thắt vào” bức ảnh đã làm cho tâm hồn người nghệ sĩ
rung động thật sự, và một cảm xúc thẩm mĩ đang dấy lên
trong người anh. Chưa hết trong giây lát người nghệ sĩ
còn “khám phá thấy cái chân lí của sự toàn thiện, khám
phá thấy khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn” và lần
đầu Phùng phát hiện “bản thân cái đẹp chính là đạo
đức”. Niềm hạnh phúc của một nghệ sĩ chân chính là cái
hạnh phúc của khám phá và sáng tạo, của cảm nhận cái
đẹp tuyệt diệu. Đứng trước vẻ đẹp đó anh thấy tâm hồn
mình như được thanh lọc trở nên trong trẻo và thanh cao
tinh khiết. Phùng là một nghệ sĩ chân chính anh đi tìm và
để khám phá ra cái đẹp của thiên nhiên, cảnh vật, con
người từ đây ta thấy người nghệ sĩ phải là người phát
hiện và mang cái đẹp đến cho đời.


Phát hiện thứ nhất của Phùng là một bức tranh
toàn bích thì phát hiện thứ hai của anh lại như một trò đùa
trớ trêu của cuộc sống. Phùng đã từng có “cái khoảnh
khắc hạnh phúc ngập tràn tâm hồn mình, do cái đẹp tuyệt
đỉnh của ngoại cảnh đem lại” vậy mà đằng sau cái đẹp
toàn bích anh vừa phát hiện trên mặt biển lại chẳng phải
là đạo đức. Anh đã chứng kiến từ trên chiếc thuyền ngư
phủ đẹp như trong mơ ấy bước ra một người đà bà xấu xí
mệt mõi và cam chịu, một lão đàn ông to lớn, dữ dằn coi
việc đánh vợ là việc để giải tỏa những nỗi đau và uất ức.
Cảnh mà Phùng chứng kiến là một cảnh tượng tàn nhẫn:
gã chồng đánh vợ một cách thô bạo… đứa con thương
mẹ đã đánh lại cha để rồi nhận lấy từ ông bố hai cái tát
tay ngã dúi xuống cát… Phùng đã từng là người lính cầm
súng để bảo vệ vẻ đẹp thanh bình của thuyền và biển
mênh mông, anh không thể chịu được cảnh bạo hành như
thế. Nạn bạo hành ấy diễn ra thường xuyên “ba ngày một
trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”. Bạo lực ấy diễn ra
phía sau chiếc xe rà phá mìn của công binh Mĩ, còn đển
lại trên bãi cát đã nói lên bao vấn đề, rằng cuộc chiến
tranh giành độc lập tự do đã được giải quyết trọn vẹn
nhưng xã hội vẫn còn bao vấn đề phải đối mặt: đối kém,
bệnh tật, bạo lực gia đình.
Hiện thực cuộc sống phơi bày ra trước mắt khiến
người đọc phải mủi lòng…cặp vợ chồng hàng chài là nạn
nhân của nghèo khổ, vất vả lao động cật lực mà vẫn ngặt
nghèo vì miếng cơm manh áo. Đông con là nguyên nhân
dẫn đến đói nghèo “Vợ chồng con cái ăn xương rồng
luộc chấm muối” rồi thiên tai, trời làm biển động do cái

lẽ ở đời đã ăn sâu ngàn đời nay mà người đàn bà phải
chịu khổ. Người đàn ông vì vất vả cực nhọc không biết
đổ cái bực tức vào đâu, chỉ còn biết trúc lên người vợ.
Phùng không ngờ đằng sau cái vẻ đẹp kiêu kì của tạo hóa
lại là bi kịch của cuộc đời biểu hiện của cái ác, cái xấu.
Nguyễn Minh Châu đã thành công khi xây dựng
một tình huống truyện độc đáo có ý nghĩa nhận thức sâu
sắc qua hai phát hiện đối lập của Phùng. Bên cạnh đó tác
giả còn lựa chọn ngôi kể, điểm nhìn thích hợp, kết hợp
với lời văn giản dị, sâu sắc mà đa nghĩa làm cho câu
chuyện trở nên gần gũi chân thực và có sức lay động lòng
người.
Qua hai phát hiện đối lập của nghệ sĩ nhiếp ảnh
Phùng: một cảnh đắc trời cho – chiếc thuyền lưới vó ẩn
hiện trong sương sớm và một cảnh tượng phi thẩm mĩ –
chồng đánh vợ dã man Nguyễn Minh Châu đã thể hiện
những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về nghệ thuật
và cuộc đời: nghệ thuật chân chính phải gắn bó với cuộc
đời và vì cuộc đời, người nghệ sĩ phải nhìn nhận sự việc
một cách toàn diện và sâu sắc, không nên nhìn nhận sự


việc qua dáng vẻ bên ngoài mà phải đào sâu tìm tòi cái ẩn
chứa bên trong.
Đề 2: Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh
Châu.
Gợi ý làm bài
Mở
bài


Thân
bài

Kết
bài

- NMC thuộc trong số những người mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học Việt Nam thời kì đổi mới
- Viết vào năm 1983; tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” tiêu biểu cho xu hướng chung của văn học Việt Nam thời kì
đổi mới: hướng nội, khai thác sâu sắc số phận cá nhân; thân phận con người trong cuộc sống đời thường.
- Qua tác phẩm NMC đã xây dựng hình ảnh người đàn bà hàng chài với số phận bất hạnh nhưng có nhiều phẩm chất
tốt đẹp: nhẫn nhịn, cam chịu; thương con vô bờ bến; thấu hiểu lẽ đời.
- Cuộc đời éo le, bất hạnh
- Sống cam chịu, nhẫn nhục
- Yêu chồng, thương con
- Thấu hiểu lẽ đời
- Nghệ thuật: Ngôi kể, điểm nhìn nghệ thuật sắc sảo, đa diện. Lời văn giản dị mà sâu sắc, dư ba
- Với lối kể chuyện dung dị đời thường nhưng lôi cuốn, hấp dẫn và nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật sắc sảo, tinh
tế, cùng với tình huống truyện độc đáo có ý nghĩa khám phá
- Nguyễn Minh Châu đã xây dựng thành công hình tượng nhân vật người đàn bà hàng chài trong “Chiếc thuyền ngoài
xa”tiêu biểu cho hình ảnh những người mẹ Việt Nam nhân hậu, yêu chồng thương con, giàu đức hy sinh và thấu hiểu
lẽ đời

HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT
(Lưu Quang Vũ)
A. Kiến thức trọng tâm
1. Tác giả
- Lưu Quang Vũ (1948 -1988) sinh tại Phú Thọ, quê
gốc Đà Nẵng.
- Tuổi thơ gắn liền với vùng Phú Thọ, đến năm 1954 về
sống và đi học ở Hà Nội.

- Từ 1965-1970: Lưu Quang Vũ vào bộ đội, phục vụ
trong quân chủng Phòng không – Không quân.
- Từ 1978 đến khi mất ông là Biên tập viên tạp chí Sân
khấu, bắt đầu sang tác kịch.
- Sự nghiệp sáng tác: Sống mãi với thủ đô; Lời nói dối
cuối cùng…
- Là người nghệ sĩ đa tài, không chỉ viết văn làm thơ
mà còn sáng tác kịch
…Là một trong những hiện tượng đặc biệt của sân
khấu kịch của những năm 80 của thế kĩ XX.
- Năm 2000 ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về
Văn học nghệ thuật
2. Hoàn cảnh sáng tác
Hồn Trương Ba, da hàng thịt là một trong những tác
phẩm gây nhiều tiếng vang nhất của Lưu Quang Vũ. Vở
kịch được viết năm 1981, nhưng đến năm 1984 mới bắt
đầu ra mắt công chúng.
3. Ý nghĩa văn bản
Một trong những điều quí giá nhất của mỗi con người
đó là được sống là chính mình, sống trọn vẹn với những
giá trị của mình. Sống chỉ thật sự có ý nghĩa khi con
người được sống hài hòa giữa thể xác và tâm hồn.
4. Nội dung chính
a. Màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng
thịt:
- Hồn Trương Ba có cuộc sống hổ thẹn khi phải sống
chung với phần thể xác dung tục và bị sự dung tục đồng
hóa.
=> Lời cảnh báo của tác giả: khi con người phải sống
trong dung tục thì sớm hay muộn những phẩm chất tốt

đẹp sẽ bị cái dung tục đồng hóa, ngự trị và tàn phá. Vì

thế để tồn tại buộc con người phải biết đấu tranh để loại
bỏ sự dung tục, giả tạo để cuộc sống trở nên đẹp đẽ hơn,
nhân văn hơn.
b. Màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba với người
thân:
- Trong thân xác anh hàng thịt Hồn Trương Ba dầu
không muốn vẫn phải làm những điều trái với tư tưởng
của mình để thỏa mãn đòi hỏi thể xác
- Những người thân trong gia đình người thì xa lánh, sợ
hãi, thậm chí ghét bỏ, ghê tởm (cái Gái); người lại buồn
bã, đau khổ (vợ Trương Ba); người thì đồng cảm (con
dâu Trương Ba)… song tất cả đều không thể giúp gì
được và hồn Trương Ba rơi vào sự hụt hẫng và cô đơn.
Vì thế, Hồn Trương Ba phải lựa chọn một thái độ dứt
khoát.
c. Màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích:
- Hồn Trương Ba không chấp nhận cảnh sống bên trong
một đàn, bên ngoài một nẻo. Ông muốn được sống theo
đúng bản chất của mình “Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”
- Đế Thích khuyên hồn Trương Ba nên chấp nhận cuộc
sống hiện tại “hồn Trương Ba trong xác hàng thịt”.
Nhưng Hồn Trương Ba kiên quyết chối từ và kêu gọi Đế
Thích sửa sai bằng việc làm cho cu Tị sống lại
=> Qua câu chuyện ta thấy vẻ đẹp tâm hồn của con
người trong cuộc đấu tranh chống lại sự dung tục, giả
tạo, bảo vệ quyền được sống trọn vẹn, tự nhiên. Đó
chính là chất thơ trong kịch của Lưu Quang Vũ.
d. Đoạn kết: Hồn Trương Ba chấp nhận cái chết, một

cái chết làm bừng lên nhân cách đẹp đẽ của Trương Ba,
thể hiện sự chiến thắng của cái thiện , cái đẹp và sự sống
đích thực.
5. Đặc sắc nghệ thuật
-Sáng tạo lại cốt truyện dân gian.
-Nghệ thuật dựng cảnh, dựng đối thoại, độc thoại nội
tâm.


-Hành động của nhân vật phù hợp với hoàn cảnh, tính
cách, góp phần phát triển tình huống truyện
B. Luyện tập
Đề 1: Phân tích đoạn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt
Gợi ý làm bài
Mở
bài

Thân
bài

Kết
bài

- Là một trong những hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch của những năm 80 của thế kĩ XX.
- Vở kịch được viết năm 1981, nhưng đến năm 1984 mới bắt đầu ra mắt công chúng là một trong những tác phẩm gây
nhiều tiếng vang nhất của Lưu Quang Vũ.
- Qua đoạn đối thoại của hồn Trương Ba cùng xác hàng thịt tác giả đã tạo nên lời cảnh báo : khi con người phải sống trong
dung tục thì sớm hay muộn những phẩm chất tốt đẹp sẽ bị cái dung tục đồng hóa, ngự trị và tàn phá.
- Hồn Trương Ba cho rằng “ Ta vẫn có một đời sống riêng nguyên vẹn, trong sạch và thẳng thắn” nên quyết định thoát
khỏi cái xác âm u đui mù của tên hàng thịt

- Xác đã dùng những lý lẽ và minh chứng để chứng tỏ uy quyền và sự chi phối khủng khiếp của nó đối với hồn
- Hồn Trương Ba bất lực nhập trở vào xác hàng thịt
- Nghệ thuật: Sáng tạo lại cốt truyện dân gian, nghệ thuật dựng cảnh, dựng đối thoại, độc thoại nội tâm, hành động của
nhân vật phù hợp với hoàn cảnh, tính cách, góp phần phát triển tình huống truyện
- Sáng tạo cốt truyện dân gian
- Tác giả đã thành công khi xây dựng đoạn đối thoại giữa xác và hồn thể hiện một quan niệm sống “Khi con người phải
sống trong dung tục thì tất yếu sẽ bị cái dung tục lấn áp, tàn phá những gì thanh cao trong sạch

Bài tham khảo
Lưu Quang Vũ là một trong những hiện tượng đặc
biệt của sân khấu kịch Việt Nam những năm 80 của thế kĩ
XX. “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” được viết năm 1981
là một trong những tác phẩm gây nhiều tiếng vang nhất
của ông. Qua đoạn đối thoại của hồn Trương Ba cùng xác
hàng thịt tác giả đã tạo nên lời cảnh báo : khi con người
phải sống trong dung tục thì sớm hay muộn những phẩm
chất tốt đẹp sẽ bị cái dung tục đồng hóa, ngự trị và tàn
phá.
Do sự vô tâm và tắc trách của Nam Tào, Trương Ba
phải chết một cách vô lí, Đế Thích đã buọc Nam Tào sửa
sai bằng cách cho hồn Trương Ba sống nhờ vào xác anh
hàng thịt. Linh hồn nhân hậu, trong sạch và bản tính thẳng
thắn của Trương Ba dần bị xác hàng thịt sai khiến, nhiểm
những tính xấu của xác hàng thịt. Ý thức được điều đó hồn
Trương Ba dằn vặt đau khổ “ Không. Không!Tôi không
muốn sống như thế này mãi”. Để rồi đi đến quyết định
chống lại bằng cách tách khỏi thể xác hàng thịt để tồn tại
độc lập không còn bị lệ thuộc. Sau khi tách khỏi xác hàng
thịt , hồn Trương Ba và xác hàng thịt đã đưa ra những lí lẽ
gì để bảo vệ mình? Phần thắng thuộc về ai?

Hồn Trương Ba cho rằng “Ta vẫn có một đời sống
riêng, nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn”. Xác hàng thịt
không có tiếng nói không có tư tưởng, cảm xúc chỉ là xác
hàng thịt âm u, đui mù, chỉ là cái vỏ bên ngoài không có
tiếng nói nếu có tiếng nói thì đó là tiếng nói của con thú,
tiếng nói của bản năng do vậy không thể chi phối, tác
động hay ảnh hưởng gì đến đời sống trong sạch cao khiết
của linh hồn.
Xác hàng thịt khẳng định “Ông không tách khỏi tôi
được đâu dù tôi chỉ là thân xác hàng thịt”. Lí lẽ mà xác
hàng thịt đưa ra là “hai ta đã hòa với nhau làm một” và “
ông phải tồn tại nhờ tôi và chiều theo những đòi hỏi của
tôi” ; “chẳng có cách nào chối bỏ được tôi” vì “tôi là cái
hoàn cảnh mà ông phải quy phục”, là cái bình để chứa linh
hồn. Và xác hàng thịt chứng minh sức mạnh ghê gớm, lấn
át cả linh hồn cao khiết bằng những dẫn chứng cụ thể
“Khi ông ở bên nhà tôi, khi ông đứng cạnh vợ tôi tay chân
run rẩy, hơi thở nóng hực..” hay “cơn giận của ông lại có

thêm sức mạnh của tôi” để “ông tát thằng con trai tóe máu
mồm, máu mũi”.
Hồn phủ nhận những dẫn chứng mà xác hàng thịt
nêu ra không phải là hành động xuất phát từ ý thức của
mình mà đó là những hành động thấp hèn của thể xác
hàng thịt “Đấy là mày chứ, tay chân mày, hơi thở của
mày..”. Hồn cho rằng đó là những lí lẽ ti tiện không thể
chấp nhận được và phủ nhận những hành động thô bạo,
dung tục cho rằng nó không phải là do mình làm.
Xác “ tìm kiếm giải pháp” cho sự tồn tại “hòa bình”
mang tên “hồn Trương Ba , da hàng thịt” bằng “trò chơi

tâm hồn” luật chơi là hòn cứ nghĩ mình cao khiết, thánh
thiện, làm điều gì xấu thì cứ đổ tội cho xác để được thanh
thản, bù lại hồn phải làm đủ mọi việc để đáp lại những
khát thèm của xác.
Hồn Trương Ba trở thành người đuối lí trong cuộc
đối thoại này. Từ chỗ cao giọng phủ nhận “vô lý mày
không thể biết nói” đến chỗ chấp nhận xác thịt có tiếng
nói nhưng đó là tiếng gọi nơi hoang dã của bản năng thấp
kém tầm thường. Từ chỗ phủ định quyết liệt lên giọng khi
xác đưa ra những bằng chứng về sức mạnh sai khiến của
nó đến chỗ khong dám trả lời, lúng túng trong câu nói đứt
quảng “Ta…ta..đã bảo mày im đi”. Từ chỗ hăng hái đấu lí
đáp lại tất cả những lí lẽ xác đưa ra đến chỗ “bịt tai lại”
“Ta không muốn nghe mày nữa”. Từ cách xưng hô mày –
ta ở đầu cuộc đối thoiaj thì đến cuối cuộc đối thoại xác đã
tinh ý nhận ra “đấy đấy ông đã gọi tôi là anh rồi đấy”. Từ
mạnh mẽ đầy khí thế đâu tranh đến kêu trời tuyệt vọng và
dáng dâp bần thần tội nghiệp nhập lại thân xác anh hàng
thịt cho người đọc cảm giác dường như hồn đã bị dồn vào
ngõ cụt không lối thoát đành phải chấp nhận sự an bài hòa
thuận “hồn Trương Ba da hàng thịt”.
Trong cuộc đối thoại xác hàng thịt mỗi lúc một lấn
lướt hồn Trương Ba chủ động tuyên chiến khi hồn khao
khát được tồn tại độc lập riêng mình. Xác thách thức, giễu
cợt, mĩa mai hồn “có đấy”; “có tiếng nói đấy”. Xác co
giọng khoái chí đòi hồn phải thành thật trả lời. Xác biết rõ
người ta nghĩ gì về mình đồng thời cũng tỏ ra thấu hiểu từ
điệu bộ lúng túng bên ngoài, đến những biện luận bên



trong để tìm kiếm sự thanh thản và vô tội của hồn. Xác lợi thể xác hàng thịt hồn Trương Ba đã có những dằn vặt, đau
khẩu khi đưa ra lí lẽ, mền dẻo khi thuyết phục tranh luận. đớn, và khi hồn quyết định rời khỏi xác thì cuộc đối thoại
Khi thì sử dụng lí lẽ, lúc đưa ra bằng chứng, khi cao giọng giữa hồn và xác vô cùng gây giữa một bên phủ nhận sự
thách thức lúc buồn rầu thanh minh; khi đắc ý tinh quái
tồn tại của thể xác âm u, đui mù và một bên bảo vệ sự tồn
lúc vuốt ve, xoa dịu an ủi. Xác đã chứng tỏ được ưu thế
tại và sứu mạnh chi phối của mình. Hành động của các
của nó; sự chi phối khủng khiếp của nó bằng kết cục màn nhân vật phù hợp với hoàn cảnh, tính cách góp phần phát
thoại là “cái hồn ương bướng” lại tìm về chỗ trú thân là
triển tình huống truyện
xác anh hàng thịt
Qua đoạn đối thoại giữa “Hồn Trương Ba xác hàng
Tác giả Lưu Quang Vũ đã rất thành công trong việc thịt” bằng việc sáng tạo cốt truyện dân gian tác giả đã thể
sáng tạo cốt truyện dân gian thành một vở kịch độc đáo
hiện một quan niệm sống “Khi con người phải sống trong
hấp dẫn. Kết hợp với nghệ thuật dựng cảnh, dựng đối
dung tục thì tất yếu sẽ bị cái dung tục lấn áp, tàn phá
thoại, độc thoại nội tâm: trước khi quyết định thoát khỏi
những gì thanh cao trong sạch”.
Đề 2: Phân tích đoạn đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích
Gợi ý làm bài
Mở
bài

- Là một trong những hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch của những năm 80 của thế kĩ XX.
- Vở kịch được viết năm 1981, nhưng đến năm 1984 mới bắt đầu ra mắt công chúng là một trong những tác phẩm gây
nhiều tiếng vang nhất của Lưu Quang Vũ.
- Qua đoạn đối thoại của hồn Trương Ba cùng Đế Thích đã khẳng định được vẻ đẹp tâm hồn của con người trong cuộc đấu
tranh chống lại sự dung tục, giả tạo, bảo vệ quyền được sống toàn vẹn, là chính mình – hồn Trương Ba từ chối không chấp
nhận phải sống bên trong một đằng bên ngoài một nẻo.

- Gặp Đế Thích, Trương Ba kiên quyết từ chối không chấp nhận cuộc sống bên trong một đằng bên ngoài một nẻo. “Tôi
muốn được là tôi trọn vẹn”
- Đề Thích lúc đầu ngạc nhiên nhưng khi hiểu ra khuyên Trương Ba nên chấp nhận vì thế giới vốn không tròn vẹn. Cuối
cùng lại tìm cách sửa sai bằng việc yêu cầu Trương Ba nhập vào xác cu Tị để được sống tiếp
- Trương Ba đã thẳng thắn từ chối và kêu gọi Đế Thích sửa sai bằng cách cho cu Tị sống lại còn mình thì được chết hẳn
chứ không nhập vào thân thể ai nữa
- Nghệ thuật: Sáng tạo lại cốt truyện dân gian, nghệ thuật dựng cảnh, dựng đối thoại, độc thoại nội tâm, hành động của
nhân vật phù hợp với hoàn cảnh, tính cách, góp phần phát triển tình huống truyện
- Sáng tạo cốt truyện dân gian
- Qua đoạn đối thoại của hồn Trương Ba cùng Đế Thích đã khẳng định được vẻ đẹp tâm hồn của con người trong cuộc đấu
tranh chống lại sự dung tục, giả tạo, bảo vệ quyền được sống toàn vẹn, là chính mình

Thân
bài

Kết
bài

Đề 3: Phân tích nhân vật hồn Trương Ba
Gợi ý làm bài
Mở
bài

- Là một trong những hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch của những năm 80 của thế kĩ XX.
- Vở kịch được viết năm 1981, nhưng đến năm 1984 mới bắt đầu ra mắt công chúng là một trong những tác phẩm gây
nhiều tiếng vang nhất của Lưu Quang Vũ.
- Xây dựng nhân vật hồn Trương Ba với hoàn cảnh trớ trêu hồn Trương Ba da hàng thịt với những đấu tranh gây gắt, dằn
vặt lương tâm: tiếp tục tồn tại trong thân xác không phải của mình, làm những điều mình không muốn làm, bị người thân
xa lánh hay quyết định từ bỏ thể xác để được là chính mình,
- Hoàn cảnh trớ trêu của hồn Trương Ba qua đoạn đối thoại với xác hàng thịt

- Thái độ của những người thân đối với Trương Ba
- Sự lựa chọn cuối cùng của Trương Ba: Đế Thích cứu sống cu Tị còn mình thì được chết hẳn chứ không nhập vào thân thể
ai nữa
- Nghệ thuật: Sáng tạo lại cốt truyện dân gian, nghệ thuật dựng cảnh, dựng đối thoại, độc thoại nội tâm, hành động của
nhân vật phù hợp với hoàn cảnh, tính cách, góp phần phát triển tình huống truyện
- Sáng tạo cốt truyện dân gian
- Qua đoạn trích đã khẳng định được vẻ đẹp tâm hồn của con người trong cuộc đấu tranh chống lại sự dung tục, giả tạo,
bảo vệ quyền được sống toàn vẹn, là chính mình

Thân
bài

Kết
bài

.


VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI
THUỐC
(Lỗ Tấn)
Câu 1: Nêu ngắn gọn cuộc đời và sự nghiệp sáng tác
ngăn cách bởi con đường mòn). Hai người rất ngạc
của tác giả Lỗ Tấn?
nhiên, băn khoăn tự hỏi “Thế này là thế nào?” khi nhìn
- Lỗ Tấn (1881-1936), Tên thật : Chu Chương Thọ
thấy một vòng hoa không có gốc đặt trên mộ Hạ Du. Và
(Chu Thụ Nhân)
bà mẹ của thằng Thuyên đã bước qua con đường mòn cố
- Bút danh: Lỗ Tấn (ghép từ họ mẹ –bà Lỗ Thụy, và

hữu ngăn cách giữa nghĩa địa để an ủi mẹ Hạ Du.
chữ “Tấn hành”- nghĩa là: đi nhanh lên)
* Ý nghĩa văn bản: Người Trung Quốc cần có một thứ
- Quê ở Chiết Giang (Trung Quốc), xuất thân trong gia
thuốc để chữa trị tận gốc căn bệnh mê muội về tinh thần.
đình quan lại sa sút, hiểu rất rõ bản chất của giai cấp PK.
Nhân dân không nên “ngủ say trong cái nhà hộp bằng
- Những lần chọn nghề của Lỗ Tấn đều xuất phát từ
sắt” và người cách mạng thì “không nên bôn ba trong
lòng yêu nước thương dân :
chốn quạnh hiu”, mà phải bám sát quần chúng để vận
+ Nghề hàng hải mở mang kiến thức
động họ và giác ngộ họ.
+ Nghề khai mỏ  góp phần làm giàu cho Tổ quốc
Câu 4: Nêu ý nghĩa nhan đề “thuốc” (hình tượng
+ Nghề y chữa bệnh cho những người nghèo (năm
“chiếc bánh bao tẩm máu người”)
13 tuổi chứng kiến cảnh người cha lâm bệnh, vì không
- “Thuốc”: bánh bao tẩm máu người để trị bệnh lao
có thuốc mà chết nguyện vọng học nghề thuốc)
- Tầng nghĩa thứ nhất: là phương thuốc trị bệnh lao
+ Nghề viết văn chữa bệnh tinh thần cho quốc dân
truyền thống của người Trung Quốc. Thứ mà ông Bà
(học ở Nhật, xem phim, ông thấy những người TQ khỏe
Hoa Thuyên xem là tiên dược để cứu mạng thằng con đã
mạnh, hăm hở xem quân Nhật chém người TQ làm gián
không cứu được nó mà ngược lại còn làm cho nó chết
điệp cho quân Nga nhận ra: chữa bệnh thể xác không
=> thứ thuốc của mê tính dị đoan => chủ đề của tác
quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần chuyển sang làm

phẩm là chống mê tín dị đoan
văn nghệ)
- Tầng nghĩa thứ hai: Bố mẹ thằng Thuyên và mọi
- Tác phẩm chính: Gào thét (1923); Bàng hoàng
người hoàn toàn tin và áp đặt cho nó một phương thuốc
(1926); Chuyện cũ viết lại (1939)
quái gỡ nhưng khi ăn vào nó vẫn chết =>Mọi người
=> Làm văn nghệ, ông dung ngòi bút để phanh phui các
Trung Hoa phải giác ngộ được rằng: thuốc ở đây chỉ là
“can bệnh tinh thần” của quốc dân, lưu ý mọi người tìm
thuốc độc. Người Trung Quốc phải tỉnh giấc, không
phương thuốc chữa chạy => Lỗ Tấn là nhà văn cách
được “ngủ mê trong cái nhà hộp bằng sắt không có cửa
mạng vĩ đại của Trung Quốc thế kỉ XX. Năm 1981 được
sổ”.
phong tặng danh hiệu “Danh nhân văn hóa thế giới.
- Tầng nghĩa thứ ba: Chiếc bánh bao tẩm máu người
Câu 2: Nêu xuất xư và hoàn cảnh sáng tác tác phẩm
cách mạng xã than vì nghĩa vfa sự nghiệp giải phóng dân
Thuốc – Lỗ Tấn?
tộc, nhân dân Trung Hoa (trong đó có Cả Khang, ông bà
*Trích tập “Gào thét”
Hoa Thuyên) nhưng họ lại dửng dưng gọi họ là giặc =>
*Cuối TK XIX đầu TKXX, TQ bị các nước đế quốc
Phải tìm ra một phương thuốc làm cho quần chúng giác
xâu xé => XH nửa PK, nửa thuộc địa. Nhân dân cam
ngộ cách mạng và làm cho cách mạng gắn bó với quần
phận chịu nhục => căn bệnh đớn hèn cản trở giải phóng
chúng.
dân tộc =>1919 tác phẩm ra đời ( cuộc vận động Ngũ Tứ

Câu 5: Phân tích hình tượng nhân vật Hạ Du
nổ ra) => lời cảnh báo: người TQ cần suy nghĩ về 1
- Nguyên mẫu của nhân vật Hạ Du là nữ chiến sĩ cách
phương thuốc để cứu dân tộc
mạng Thu Cận (cuối đời Thanh – cùng thời với Lỗ Tấn)
Câu 3: Tóm tắt tác phẩm và nêu ý nghĩa văn bản tác
- Là người tù bị chết chém, máu Hạ Du được tẩm bánh
phẩm Thuốc – Lỗ Tấn
bao – một phương thuốc được người dân Trung Hoa
* Tóm tắt:
dung để chửa bệnh lao.
- Truyện bắt đầu vào một đêm thu trời gần sáng, theo
- Là một kẻ ngang ngược, ngông cuồng trong con mắt
lời Cả Khang, lão Hoa trở dậy đi đến pháp trường để
của nhân dân.
mua “thuốc” chữa bệnh cho thằng Thuyên con trai lão,
- Ý nghĩa hình tượng:
đang bị mắc bệnh lao. Người bị chem. Hôm đó ở pháp
+ Tiêu biểu cho người cách mạng giác ngộ lí tưởng
trường là Hạ Du, một người làm cách mạng – do bị cụ
sớm (lật đổ ngai vàng, đánh đuổi ngoại tộc, giành lại độc
Ba Hạ tố giác với chính quyền để kiếm hai mươi lạng
lập dân tộc) và hiên ngang dũng cảm tuyên truyền lí
bạc- nên bị bắt và hành hình. Buổi sang hôm ấy tại quán
tưởng cách mạng (đáng trân trọng và kính phục)
trà vợ chồng lão Hoa cho con ăn bánh bao tẩm máu
+ Tiêu biểu cho bi kịch của người chiến sĩ tiên phong
người với niềm tin con mình sẽ hết bệnh, mọi người tại
=> phê phán sự xa rời quần chúng của những người cách
quán trà thì bàn tán về Hạ Du tên tử tù. Mặc dù được

mạng lúc bấy giờ.
chữa bằng bánh bao tẫm máu người cách mạng nhưng
Câu 6: Nêu ý nghĩa hình ảnh vòng hoa trên mộ Hạ
cuối cùng thằng Thuyên cũng chết.
Du
- Truyện kết thúc vào một buổi sớm mùa xuân, trong
- Hình ảnh vòng hoa: “ Hoa không có gốc, không phải
tiết thanh minh, tại nghĩa trang, mẹ của Thuyên và mẹ
dưới đất mọc lên! Ai đã đến đây? Trẻ con không thể đến
Hạ Du đều đến thăm mộ con (mộ Hạ Du nằm bên trái
chơi. Bà con họ hang nhất định là không ai đến rồi!...Thế
của nghĩa địa, mộ thằng Thuyên nằm bên phải và được
này là thế nào?”


×