Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Công nghệ sạch Năng lượng tái tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.39 MB, 105 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA CÔNG NGHỆ
TRUNG TÂM KTMT & NLM
----------o0o----------

Giáo trình

Biên soạn: Nguyễn Xuân Hoàng

Tháng 9 năm 2003


Giáo trình ″Năng lượng tái tạo″

LỜI NÓI ĐẦU

Trải qua mấy ngàn năm lòch sử, loài người chỉ chú trọng đến việc khai thác tài nguyên
thiên nhiên phục vụ cho nhu cầu của cuộc sống. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật trong thời
kỳ hiện đại càng thúc đẩy quá trình khai thác tài nguyên càng triệt để, tốc độ ngày càng
nhanh. Họ chưa có một ý thức giữ gìn, bảo vệ hoặc khôi phục lại nguồn tài nguyên thiên nhiên
mặc dù họ biết rằng nó sẽ cạn kiệt dần. Chỉ vài thập k trở lại đây với sự khủng hoảng dầu ở
Trung Đông, sự ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí, đất,... ở nhiều nơi trên thế giới có
ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và cuộc sống của cộng đồng, con người mới ý thức được
rằng cần phải bảo vệ môi trường, cần phải sử dụng tiết kiệm và hợp lý nguồn tài nguyên thiên
nhiên, cải thiện các dây chuyền sản xuất cũ kỹ, không hiệu quả kinh tế, ứng dụng các công
nghệ không hoặc ít chất gây ô nhiễm: công nghệ sạch, công nghệ xanh, ... để tiến tới phát
triển bền vững.
Hiện nay các nước phát triển đã và đang áp dụng những thành tựu và công nghệ mới
mà mục tiêu môi trường được đưa lên hàng đầu nhằm ngăn ngừa nguồn ô nhiễm phát sinh,
tiến tới một nền công - nông nghiệp bền vững, xã hội văn minh. Các nước đang phát triển như
Việt Nam đang đứng trước cánh cửa của nền công nghiệp; các kỹ thuật sạch, công nghệ sạch,


các khái niệm phát triển bền vững hầu như còn rất mới mẽ. Mặt khác, kinh nghiệm và thử
thách trong các lónh vực xử lý chất thải còn rất hạn chế. Ngành Kỹ thuật Môi trường cũng mới
được khai sinh ở Việt Nam trong một vài năm gần đây, cán bộ đầu ngành rất ít; tài liệu, giáo
trình rất hiếm, kiến thức về chuyên ngành này hầu như còn mới lạ so với cán bộ và sinh viên.
Vì vậy, chúng ta còn phải học hỏi và nghiên cứu rất nhiều, vừa học vừa phải cập nhật những
kiến thức và công nghệ mới mới có thể khắc phục được tình trạng lạc hậu hiện nay.
Bài giảng này nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về những kỹ thuật xử lý chất
thải, và một số công nghệ sạch, tiêu biểu. Bài giảng được dòch từ tài liệu nước ngoài, và được
hoàn thành với sự hướng dẫn tận tình của thầy Lê Hoàng Việt. Nội dung và hình thức sẽ còn
sửa đổi, bổ sung trong quá trình giảng dạy và nghiên cứu cho phù hợp với yêu cầu thực tế, với
khả năng và trình độ của sinh viên. Do khả năng và trình độ chuyên môn có hạn nên khó tránh
khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Q thầy cô và bạn đọc.

Tác giả

Lời nói đầu


Giáo trình “Công nghệ sạch”

MỤC LỤC
i
iv
vi
vi

Mục lục
Danh sách hình
Danh sách bảng
Tài liệu tham khảo

Chương1: GIỚI THIỆU
1.1 Các khái niệm về môn học
1.2 Lợi ích của việc ngăn ngừa ô nhiễm và áp dụng công nghệ sạch
1.3 Tiêu chuẩn môi trường trong lónh vực nghiên cứu
1.4 Vai trò đònh hướng của quốc gia trong việc ngăn ngừa ô nhiễm và
ứng dụng công nghệ sạch
1.5 Tình hình ô nhiễm, thuận lợi và khó khăn trong thực trạng hiện nay
1.5.1 Một số vấn đề cấp bách của thế giới
1.5.2 Thực trạng môi trường Việt Nam

1
1
2
2
5
5
5

Chương 2: QUAN TRẮC, PHÂN TÍCH VÀ LẬP DỰ ÁN
2.1. Thông tin yêu cầu cho việc lập dự án ngăn ngừa ô nhiễm
2.2 Quan trắc và lập dự án (Monitoring and Planning)
2.2.1 Quan trắc
2.2.2 Lập dự án ngăn ngừa ô nhiễm

9
9
10
15

Chương 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGĂN NGỪA Ô NHIỄM

3.1 Giảm thể tích chất thải
3.1.1 Phân loại
3.1.2 Giảm thể tích nước thải
3.1.3 Thay đổi dây chuyền sản xuất
3.1.4 Tái sử dụng nước thải công nghiệp và đô thò trong cấp nước
3.1.5 Sự thải hồi từng đợt và thải bùn
3.2 Giảm nồng độ của chất thải
3.2.1 Thay đổi qui trình sản xuất
3.2.2 Cải tiến trang thiết bò
3.2.3 Phân ly chất thải
3.2.4 Trung hoà chất thải
3.2.5 Thu hồi sản phẩm phụ
3.2.6 Quan trắc dòng chảy
3.2.7 Sự chảy tràn ngẫu nhiên
3.3 Cắt giảm độc tính chất thải
3.3.1 Thay đổi tiến trình
3.3.2 Thay thế trang thiết bò
3.3.3 Thực hiện quản lý tại nguồn
3.3.4 Thay thế nguyên vật liệu
3.4 Kỹ thuật tái sinh chất thải

27
27
28
29
29
31
32
32
33

34
34
35
36
36
37
37
37
37
39
39

Mục lục

i


Giáo trình “Công nghệ sạch”

3.4.1 Nước
3.4.2 Dung môi
3.4.3 Dầu
3.4.4 Chất rắn
3.5 Một số biện pháp giảm thiểu ô nhiễm trong nông nghiệp
3.6 Công nghệ sinh học trong ngăn ngừa ô nhiễm
3.6.1 Nhựa phân hủy sinh học
3.6.2 Thuốc trừ sâu sinh học
3.6.3 Chất CFCs
3.7 Ngăn ngừa ô nhiễm trong thiết kế vòng đời sản phẩm
3.7.1 Đònh nghóa của hệ thống sản phẩm

3.7.2 Mục đích của thiết kế vòng đời sản phẩm
3.7.3 Hoạt động triển khai
3.7.4 Quản lý thiết kế
3.7.5 Thiết kế đồng thời
3.8. Phân tích vòng đời (Life cycle analysis, LCA)
3.8.1. Giới thiệu
3.8.2. Lòch sử của phương pháp LCA
3.8.3. Các bước để tiến hành một LCA
3.8.4. Các hạn chế của LCA
3.8.5. Ai sẽ sử dụng LCA

39
40
40
41
42
44
44
45
45
46
46
49
49
51
52
52
52
53
54

55
55

Chương 4: SẢN XUẤT SẠCH HƠN
4.1 Tổng quan về sản xuất sạch hơn
4.1.1 Đònh nghóa sản xuất sạch hơn
4.1.2 Các lợi ích của sản xuất sạch hơn
4.2 Phương pháp luận đánh giá sản xuất sạch hơn
4.2.1 Phương pháp luận
4.2.2 Các giải pháp sản xuất sạch hơn
4.2.3 Qui trình thực hiện
4.3 Đánh giá và viết báo cáo
4.3.1 Đánh giá sơ bộ các giải pháp
4.3.2 Nghiên cứu khả thi cho giải pháp
4.3.3 Báo cáo kết quả
4.4 Duy trì sản xuất sạch hơn
4.4.1 Tiếp tục giám sát
4.4.2 Các công việc tiếp theo

56
56
57
58
58
59
61
67
67
68
69

69
69
70

Chương 5: CÔNG NGHỆ SẠCH VÀ CÁCH TIẾP CẬN
5.1 Cải tiến công nghệ sản xuất
5.2 Công nghệ sạch
5.3 Đánh giá công nghệ
5.3.1 Đánh giá hiệu quả kinh tế
5.3.2 Đánh giá kỹ thuật
5.3 Một số kỹ thuật và mô hình công nghệ xử lý tiêu biểu

72
73
74
74
74
75

Mục lục

ii


Giáo trình “Công nghệ sạch”

75
78
79
81


5.3.1 Công nghệ xử lý nước - nước thải
5.3.2 Kỹ thuật xử lý chất thải rắn tiêu biểu
5.3.3 Kỹ thuật xử lý khí thải tiêu biểu
5.3.4 Một số mô hình công nghệ sạch khác

Mục lục

iii


Giáo trình “Công nghệ sạch”

DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1 Số lượng mẫu yêu cầu trong hệ thống quan trắc
Hình 2.2 Tổng quan về chương trình ngăn ngừa ô nhiễm
Hình 2.3 Hệ thống tiêu chuẩn ISO 14000
Hình 2.4 Các thành phần của hệ thống quản lý môi trường
Hình 3.1 Sự thay đổi pH theo thời gian ở bể trung hoà
Hình 3.2 Biểu đồ mối quan hệ cơ bản của một vòng đời sản phẩm
Hình 3.3 Các công đọan của một đề án thiết kế tiêu biểu
Hình 3.4 Vòng đời của sản phẩm
Hình 4.1 Các bước cơ bản thực hiện đánh giá sản xuất sạch hơn
Hình 4.2 Ba nhóm giải pháp sản xuất sạch hơn
Hình 4.3 Sơ đồ dòng chi tiết
Hình 5.1 Biểu đồ mối quan hệ hiệu quả - thời gian - chi phí
Hình 5.2 Hệ thống xử lý nước thải truyền thống
Hình 5.3 Xử lý nước thải bằng phương pháp bùn hoạt tính cổ điển
Hình 5.4 Xử lý nước thải bằng phương pháp mương ô xy hoá
Hình 5.5a Sơ đồ nguyên lý hệ thống lọc sinh học 2 giai đoạn

Hình 5.5b Sơ đồ khối hệ thống lọc sinh học 2 giai đoạn
Hình 5.6 Sơ đồ công nghệ XLNT bằng quá trình sinh học kỵ khí
Hình 5.7 Qui trình xử lý nước thải tiêu biểu
Hình 5.8 Qui trình công nghệ xử lý nước cấp nhiễm sắt
Hình 5.9 Qui trình đốt rác tiêu biểu
Hình 5.10 Mô hình công nghệ xử lý bãi chôn lấp rác Gò Cát
Hình 5.11a Lò đốt chất thải rắn đô thò tận dụng nhiệt để phát điện
Hình 5.11b Mô hình lò đốt dăm bào và mùn cưa (có tận dụng nhiệt để phát điện)
Hình 5.12 Tháp rửa khí có đệm
Hình 5.13 Cyclone lọc bụi tổ hợp
Hình 5.14 Thiết bò lọc bụi túi vải
Hình 5.15 Hệ thống lọc bụi bằng cyclone
Hình 5.16 Sơ đồ nguyên lý nhà máy điện đòa nhiệt
Hình 5.17 Mô hình hệ thống hâm nước nóng bằng năng lượng mặt trời
Hình 5.18 Nguyên lý hệ thống phát điện, đun nước, và điều hòa không khí bằng
panel năng lượng mặt trời
Hình 5.19 Mô hình phát điện bằng turbin gió

Mục lục

12
17
18
19
35
42
50
53
59
60

62
71
75
75
76
76
76
77
77
78
78
79
80
80
81
81
82
82
83
83
84
84

iv


Giáo trình “Công nghệ sạch”

DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1

Bảng 2.2
Bảng 2.3
Bảng 2.4
Bảng 3.1
Bảng 3.2
Bảng 3.3
Bảng 3.4
Bảng 3.5
Bảng 3.8
Bảng 4.1
Bảng 4.2

Mục lục

Tóm tắt các mẫu đặc biệt hoặc các yêu cầu bảo dưỡng cần thiết
Phương pháp phân tích mẫu không khí
Các chủ đề chính của chương trình thẩm đònh
Ưu và khuyết điểm của các loại bảng câu hỏi thẩm đònh
Các phân tích tiêu biểu dòng chất thải sau khi xử lý 2 lần
Chất thải trong nhà máy dệt
Các công việc thực hiện để quản lý chất thải tại nguồn
Những dung môi tái chế phổ biến
Chiến lược tổng quát sử dụng đạm có hiệu quả
Thuận lợi và bất lợi của thuốc trừ sâu sinh học với thuốc trừ sâu hoá học
Bảng đánh giá sơ bộ các giải pháp SXSH
Kế hoạch tiếp tục giám sát ở cấp công ty

12
14
21

23
31
34
38
40
43
45
68
69

v


Giáo trình “Công nghệ sạch”

Ì

Û

Í

Allan Johansson, 1992.
. Lewis Publishers.
. Addison - Waesley Publishing Company.
Nelson L Nemerow, 1978.
Michael S. Callahan Bill Green, 1995.
. Mr Graw-Hill, Inc.
Prepered by the Robens Institute University of Surrvey United Kingdom, 1996.
. Mr Graw-Hill, Inc.
. Mr Graw-Hill, Inc.

Harry M. Freeman, 1995.
Michael P. Lagrege, Phillip L. Buckingham, Jeffrey C. Evaus, 1994.
Management. Mr Graw-Hill, Inc.
û
ì . Nh Xút Bn Näng Nghiãûp
Lám Minh Triãút, Nguùn Ngc Sinh, ...
(Củc Mäi Trỉåìng, Viãûn Mäi Trỉåìng v Ti Ngun).
Lã Hong Viãût, 1998.
í
ï
ú
í
ü
û Trỉåìng Âải Hc Cáưn Thå
. McGraw-Hill, Inc.
Harry M. Freeman, 1995.

Mục lục

vi


Giáo trình “Công nghệ sạch”

Chương 1:

GIỚI THIỆU
1.1

CÁC KHÁI NIỆM VỀ MÔN HỌC

Khái niệm “Phòng bệnh hơn trò bệnh” là kinh nghiệm trong lónh vực chữa và trò “bệnh”
nói chung của con người từ xưa. Hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trường cũng có thể được xem
như một căn bệnh thế kỷ cho nhân loại sống trên trái đất này. Để bảo vệ được chính mình,
mỗi người đều phải có ý thức bảo vệ, phòng tránh những khả năng gây nguy hại cho môi
trường; cải thiện và phát triển những công nghệ, dây chuyền sản xuất, ứng dụng các công
nghệ mới không có hoặc có ít tác động đến môi trường sinh thái. Môn học “Công nghệ sạch”
sẽ giúp cho sinh viên hiểu rõ hơn về các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm và đánh giá khả năng
ứng dụng các công nghệ sạch vào thực tiễn công - nông nghiệp của đất nước hiện nay.
Ngăn ngừa ô nhiễm là phương pháp sử dụng các nguyên vật liệu, tiến trình sản xuất
nhằm loại bỏ hoặc làm giảm bớt các chất gây ô nhiễm hoặc chất thải tại nguồn. Nó bao gồm
việc cắt giảm nguyên vật liệu đầu vào, nước và các nguồn năng lượng khác nhằm bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên và nâng cao hiệu quả sử dụng nhưng không làm giảm chất lượng của sản
phẩm. Nói cách khác, ngăn ngừa ô nhiễm là một thuật ngữ diễn giải chiến lược và công nghệ
sản xuất có khả năng loại trừ hoặc cắt giảm nguồn gây ô nhiễm.
Công nghệ sạch là qui trình công nghệ bao gồm các giải pháp kỹ thuật không hoặc ít
gây ô nhiễm cho môi trường (gây ô nhiễm ở mức thấp nhất). Công nghệ sạch đồng nghóa với
sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, năng lượng, nguồn nhân lực.
Môn học này nhằm bổ sung những kiến thức về một số qui trình kỹ thuật, công nghệ
và chiến lược ngăn ngừa ô nhiễm, và việc ứng dụng những công nghệ sạch, hiện đại vào từng
điều kiện cụ thể của nhà máy, phân xưởng, khu chế xuất, khu công nghiệp, ... trong việc giải
quyết vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay.
1.2

LI ÍCH CỦA NGĂN NGỪA Ô NHIỄM VÀ ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ SẠCH
Để hiểu rõ lợi ích của vấn đề này, ta phải trả lời được câu hỏi “Tại sao phải ngăn
ngừa ô nhiễm?”. Trong sổ tay giúp các nhà công nghiệp so sánh khả năng lựa chọn các biện
pháp ngăn ngừa ô nhiễm có trình bày rõ chi phí và lợi ích cơ bản, Cục Môi trường Mỹ (EPA’s
Pollution Prevention Benefits Manual) tuyên bố: Ngăn ngừa ô nhiễm có thể giúp bạn thực
hiện những vấn đề sau:
• Cải tiến điểm cốt yếu của công ty.

• Dễ dàng tuân thủ những qui đònh môi trường.
• Nắm bắt kòp thời các chương trình ngăn ngừa ô nhiễm.
Ngăn ngừa ô nhiễm gọi tắt là “P2” là một chiến lược hoàn hảo với nhiều lý do. Nếu
nguồn ô nhiễm không phát sinh thì sẽ không nảy sinh vấn đề quản lý chất ô nhiễm. Vì thế
những vấn đề ảnh hưởng đến tương lai phải được ngăn ngừa; cũng như việc thải bỏ chất thải
vào trong đất trước đây sẽ là nguồn ô nhiễm môi trường chính hiện nay và trong tương lai.
Ngăn ngừa ô nhiễm trước khi nó phát sinh ngăn chặn được những tình huống nguy hiểm không
chỉ cho công đồng người mà còn cho cả hệ sinh thái trái đất; điều đáng lo hiện nay là vấn đề
quản lý chúng như thế nào?
Một trong những lợi ích đáng kể của P2 là mục đích kinh tế. Khi chất thải được cắt
giảm hoặc giảm thiểu sẽ đồng nghóa với việc tiết kiệm được chi phí vật liệu đầu vào; lượng
Chương 1: Giới thiệu

1


Giáo trình “Công nghệ sạch”

sản phẩm được sản xuất nhiều hơn với cùng một nguồn vật liệu ban đầu, đồng thời giảm được
chi phí xử lý chất thải. Nếu công tác thẩm tra chặt chẽ tiến trình sản xuất, lập kế hoạch cho
một dự án ngăn ngừa ô nhiễm thành công sẽ mang lại những lợi ích phụ đáng kể như: cải
thiện nguồn năng lượng sử dụng, bảo tồn nước, cải tiến hoặc bảo toàn chất lượng sản phẩm.
P2 có thể dẫn đầu về tiết kiệm chi phí điều chỉnh và vận hành, dây chuyền sản xuất
nào có chi phí thấp và ít ô nhiễm hơn thì sẽ được chấp nhận. Kết quả tiết kiệm trên có được từ
việc cắt giảm nguy cơ gây ô nhiễm trong tương lai. Bộ luật Phục hồi và Bảo toàn tài nguyên
thiên nhiên cho rằng “các nhà sản xuất phải chòu trách nhiệm cho loại chất thải mà họ sản
sinh ra từ lúc nằm nôi cho đến khi xuống mồ (cradle to grave)" và điều này đã được ban hành
thành Luật Môi trường: chất thải sinh ra phải được nhà sản xuất bảo đảm cho các nguy cơ ô
nhiễm, các tác nhân gây tổn hại không lường trước được của chúng. Những nguy cơ này bao
gồm các nguyên nhân về quản lý chất thải trong tương lai và sử dụng tốt các hệ thống hiện

có. Mặt khác, việc khôi phục lại một khu ô nhiễm chi phí có thể đến hàng trăm triệu đô la,
những biện pháp ngăn ngừa này có thể làm giảm đi tất cả những chi phí có liên quan đến sản
sinh chất thải và làm cho việc lựa chọn chúng trở nên hấp dẫn hơn.
Những lợi ích môi trường về ngăn ngừa ô nhiễm từ xa là cải thiện hiệu quả, giảm tối
đa những rủi ro có khả năng xảy ra, tránh sự chuyển đổi sang trạng thái ô nhiễm trung gian,
và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên.
1.3

TIÊU CHUẨN MÔI TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU
Phần này trích dẫn một số tiêu chuẩn về chất lượng nước mặt (nước cấp), nước uống,
nước sinh hoạt, vệ sinh ăn uống, … có tham khảo tiêu chuẩn môi trường của Mỹ. Các tiêu
chuẩn này được liệt kê trong phụ lục 1.
1.4
VAI TRÒ ĐỊNH HƯỚNG CỦA CÁC CÔNG TY QUỐC GIA TRONG VIỆC
NGĂN NGỪA Ô NHIỄM VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SẠCH
Vai trò chủ yếu của chương trình quốc gia là cung cấp, hỗ trợ kỹ thuật trực tiếp cho
các ngành công nghiệp nhằm nâng cao hoạt động ngăn ngừa ô nhiễm. Vai trò này không
mang tính chất điều phối. Tuy nhiên, điều này giúp cho việc sửa đổi những qui đònh về môi
trường phù hợp với thực tế qua những yêu cầu cụ thể.
Ngoài việc đóng vai trò giúp đỡ, chương trình quốc gia còn có nhiều vai trò cần thiết
khác về hiệu quả phân tích các vấn đề liên quan, chúng bao gồm:
(1)
chỉ đạo
(2)
giáo dục
(3)
hỗ trợ, ủng hộ
(4)
cải cách
(5)

hợp tác
Những vai trò này chứng minh rằng sự tiến bộ của chiến lược ngăn ngừa ô nhiễm là
yêu cầu của xã hội, của nền kinh tế và nó làm thay đổi cách nhìn của cộng đồng về môi
trường. Thêm vào đó là cung cấp thông tin về kỹ thuật giảm thiểu chất thải hoặc các dự án
phù hợp. Vai trò này liên quan mật thiết đến kỹ thuật cắt giảm chất thải và nó cũng là trọng
tâm cho nỗ lực hoạt động ngăn ngừa ô nhiễm quốc gia. Đây là một đánh giá mới của phương
pháp ước lượng chất lượng và là kết quả khi quyết đònh đầu tư vào ngăn ngừa ô nhiễm.
Vai trò lãnh đạo

Chương 1: Giới thiệu

2


Giáo trình “Công nghệ sạch”

Những chương trình quốc gia cần có sự kết hợp vai trò lãnh đạo quán triệt từ trung
ương đến đòa phương trong các chương trình ngăn ngừa ô nhiễm. Cần xúc tiến hợp tác với các
nước láng giềng, tranh thủ sự ủng hộ của các chương trình quốc tế về phòng chống và ngăn
ngừa ô nhiễm môi trường. Nâng cao tầm quan trọng của chương trình ngăn ngừa ô nhiễm cũng
nói lên được sức mạnh của vai trò lãnh đạo. Mỗi chương trình là một phần chứa các biện pháp
ngăn ngừa ô nhiễm, nó không trực tiếp làm giảm nguồn gây ô nhiễm, mà điều quan trọng là
sự cải tiến những chính sách cho phù hợp và làm tăng sự hiểu biết xác đáng công tác ngăn
ngừa ô nhiễm.
Vai trò giáo dục
Cán bộ của chương trình ngăn ngừa ô nhiễm phải là nhà giáo dục, vai trò này là một
phần nhỏ được đề cập trong chương này. Chương trình quốc gia về giáo dục, giao dòch và xã
hội hóa về công nghệ, kỹ thuật ngăn ngừa ô nhiễm thông qua các cuộc hội thảo, hồ sơ sự
kiện, sự hỗ trợ kỹ thuật và các chương trình phục vụ khác. Những cố gắng này khuyến khích
thay đổi cách nhìn về trình tự đề xuất kế hoạch trên nền tảng ngăn ngừa cơ bản cho việc giải

quyết vấn đề môi trường.
Vai trò tạo điều kiện thuận lợi
Chương trình quốc gia giúp cho việc trao đổi chéo giữa các công ty hay đơn vò liên
doanh (trong và ngoài quốc gia), vai trò then chốt của cán bộ ngăn ngừa ô nhiễm là tạo những
cuộc đối thoại, phát triển mối quan hệ lẫn nhau giữa họ với các cán bộ trung gian hoặc những
người điều hành chương trình. Chương trình ngăn ngừa ô nhiễm tạo điều kiện cộng tác giữa
những nhóm người khác nhau cùng làm công việc kiểm soát, ngăn ngừa ô nhiễm.
Một yêu cầu trong khâu quản lý môi trường là sự am hiểu chức năng trao đổi chéo
trong chiến lược đa chức năng ngăn ngừa ô nhiễm. Tăng dần đàm luận giữa các cá nhân hoặc
giữa những tổ chức điều phối với một lónh vực công nghiệp.
Vận dụng trí tuệ tập thể sẽ có kết quả khá bất ngờ và có tác động quan trọng trong
ngăn ngừa ô nhiễm. Ví dụ: Trung tâm nghiên cứu ngăn ngừa ô nhiễm Tây Bắc Thái Bình
Dương và Tổ chức Môi trường Alaska đỡ đầu cuộc mitting cho ngành công nghiệp chế biến cá
nhằm thăm dò sự cần thiết để tiến hành ngăn ngừa ô nhiễm. Cuộc mitting hy vọng thông báo
cho đại diện các công ty về ngân sách trợ cấp cho các dự án này. Những ngành công nghiệp
này làm đơn nhận mức trợ cấp thích hợp cho vấn đề đánh giá khả năng tái sinh các dung môi
sử dụng thường xuyên trong thòt cá. Hiện nay họ cũng ước lượng các những ô nhiễm khác ở
những công đoạn trong tiến trình hoạt động của họ.
Ví dụ này làm sáng tỏ hai vấn đề quan trọng. Thứ nhất, rất khó đảm đương vai trò tạo
điều kiện thuận lợi trong chương trình quốc gia với việc cắt giảm chất thải. Tuy nhiên, quốc
gia cần biết rằng phải cung cấp một diễn đàn, hoặc cơ hội cho hội thảo, tranh luận về ngăn
ngừa ô nhiễm nhằm:
(1)
thay đổi cách nhìn về tầm quan trọng của việc ngăn ngừa ô nhiễm;
(2)
phát triển mối quan hệ với các ngành công nghiệp.
Thứ hai, diễn đàn này là cơ sở cho lời giải đáp của đề án mới bắt đầu xác đònh số
lượng chất thải cắt giảm. Trong trường hợp trích dẫn, chương trình quốc gia ủng hộ các ngành
công nghiệp cố gắng cắt giảm nhu cầu sử dụng dung môi đặc trưng khó xử lý (tuy nó là ngành
công nghiệp có danh tiếng trong việc cắt giảm chất thải). Hai câu hỏi quan trọng được đặt ra:


Chương 1: Giới thiệu

3


Giáo trình “Công nghệ sạch”

1. Nếu cuộc mitting được kéo dài và chương trình quốc gia không cung cấp thông tin
về nguồn tài trợ thì đề án bao giờ mới được khởi xướng?
2. Nếu không có chương trình tài trợ quốc gia thì đề án cũng sẽ không bao giờ được
khởi động?
Vai trò ủng hộ, cổ vũ
Như đã đề cập, chương trình quốc gia cũng đóng vai trò cổ vũ cho hoạt động ngăn
ngừa ô nhiễm. Hoạt động này bao gồm:
• Cung cấp đường liên lạc, hướng dẫn kỹ thuật
• Chỉ đạo, hướng dẫn tại hiện trường
• Tài trợ các khoá tập huấn về ngăn ngừa ô nhiễm.
Trong những vai trò này, chương trình quốc gia luôn tạo quan hệ tốt với những thính
giả quan tâm đến vấn đề thay đổi công nghệ sản xuất để làm giảm chất thải. Điều này tạo cơ
hội dễ dàng cho việc ước lượng số lượng chất ô nhiễm cần cắt giảm.
Cần phải ghi nhớ rằng kết quả thu được có thể không được công bố khi chương trình
quốc gia nắm giữ vai trò này. Ví dụ những thông tin giá trò có thể được cung cấp, nhưng công
ty có quyền không đưa ra nhận xét hoặc khuyến cáo gì cho trong một thời gian dài, bởi vì nó
cần phải có ngân quỹ cho công cuộc thay đổi. Rất khó liên kết các chương trình quốc gia
nhằm xác đònh việc cắt giảm ô nhiễm, trừ khi chương trình kiên đònh với sự cố gắng của công
ty. Thêm vào đó, hỗ trợ kỹ thuật cũng ảnh hưởng đến việc đầu tư của công ty vào ngăn ngừa
ô nhiễm. Điều này nhấn mạnh khó khăn trong việc tìm ra quan hệ giữa c t giảm chất thải và
các hoạt động của chương trình quốc gia.
Vai trò cải cách

Vai trò đổi mới tạo sự hấp dẫn thì chương trình quốc gia có thể đảm nhiệm được.
Khuôn khổ chương trình hiện hành tạo cơ hội lớn cho chương trình kiểm tra ngăn ngừa ô
nhiễm từ xa. Nhiều quốc gia thăm dò viêïc lựa chọn các khái niệm ngăn ngừa ô nhiễm làm
chức năng trung gian liên kết với môi trường. Một số quốc gia khác nhận ra sự liên kết với chi
nhánh phát triển kinh tế. Cho ví dụ: một quốc gia ở New Jersey đang cố gắng sử dụng ngăn
ngừa ô nhiễm như một công cụ giảm ô nhiễm cuối đường ống đến một giới hạn cho phép. Một
quốc gia ở vùng Alaska có chương trình bồi dưỡng về ngăn ngừa ô nhiễm qua sử dụng mềm
dẽo trong ngân sách trợ cấp của quốc gia của hiệp đònh EPA.
Cải cách là điều kiện cần thiết để thay đổi. Nhiều cải cách có thể có giá trò và hiệu
quả cho quá trình cắt giảm chất thải thành công. Tuy nhiên, các hiệu quả này đóng vai trò
quan trọng ngang nhau như chất xúc tác cho tiến trình ngăn ngừa ô nhiễm được sự chấp nhận
của hệ thống kinh tế, chính trò, xã hội.
Vai trò hợp tác
Vai trò hợp tác nhằm làm tăng thêm tầm quan trọng của chương trình ngăn ngừa ô
nhiễm. Do chỗ dựa hạn chế, cần đẩy mạnh hợp tác, yêu cầu trợ cấp để hướng chương trình
đảm nhiệm được vai trò này. Thêm vào đó nhiều quốc gia biết tầm quan trọng của việc liên
kết với các tổ chức kinh doanh, trọng tài kinh tế, phòng thương mại, và các tổ chức giáo dục
để biến việc ngăn ngừa ô nhiễm thành lựa chọn hàng đầu của chiến lược bảo vệ môi trường.

Chương 1: Giới thiệu

4


Giáo trình “Công nghệ sạch”

Vai trò cộng tác của chương trình có thể thay đổi trên diện rộng. Sự liên kết giữa các
tổ chức hợp tác chỉ đơn thuần ở những ý tưởng hoặc sự cố gắng hiện tại. Chương trình ngăn
ngừa ô nhiễm quốc gia còn đóng vai trò tương tự như chương trình cải cách, nó bao gồm:
• Cải cách đối thoại với các luật sư, các Sở Tài nguyên Môi trường để thực hiện đầy

đủ các chương trình tự nguyện này;
• Nhận biết các nguồn tài trợ để phát triển kế hoạch đề xuất trợ cấp;
• Hợp pháp hóa chương trình (thành viên công tác phải mang lại lợi ích chính đáng
và thiết thực cho kinh tế cộng đồng, chính phủ, môi trường, các hoạt động giải trí);
• Cung cấp công nghệ cho chương trình, tài liệu và các tiêu chuẩn;
• Đánh giá hiệu quả đạt được theo tiêu chuẩn Green Star (một tiêu chuẩn của Hiệp
hội Ngăn ngừa ô nhiễm Hoa kỳ);
• Xây dựng chỗ dựa vững chắc cho chương trình (cả trong và ngoài nước);
• Nỗ lực giúp đỡ không ngừng để đưa chương trình vào hoạt động rộng rãi.
Theo chương trình Green Star thì phần cắt giảm ô nhiễm xác đònh được. Các phân tích
này dựa trên cơ sở những thông tin kinh tế đặc biệt được cung cấp như một phần của thành tựu
Green Star. Tuy nhiên cái nhìn dè dặt về vai trò hợp tác là sự biện hộ quan trọng cho khả
năng đầu tư vào chương trình với nhiều lý do về cắt giảm chất thải.
1.5
TÌNH HÌNH Ô NHIỄM, THUẬN LI VÀ KHÓ KHĂN TRONG THỰC TRẠNG
HIỆN NAY
1.5.1 Một số vấn đề cấp bách của thế giới
Trước đây, khi dân số còn ít con người khai thác bừa bãi các nguồn lợi tự nhiên không
cần chú ý đến việc bảo tồn: họ có thể chặt phá, đốt cháy rừng để lấy gỗ; khai thác khoáng
sản, nước ngầm, ... không bận tâm gì đến hậu quả của nó. Trải qua một thời gian khá dài của
lòch sử con người mới nhận thức đầy đủ rằng: sự phát triển ồ ạt của khoa học kỹ thuật cùng
với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã sản sinh ra một khối lượng khổng lồ chất thải
độc hại, và để lại những hậu quả to lớn:
• Cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên,
• Suy thoái và ô nhiễm môi trường,
• Tác động trực tiếp đến sức khỏe con người (gây ung thư, viêm nhiễm, quái thai,
các bệnh thần kinh, ...),
⇒ uy hiếp và đe dọa sự tồn tại của cộng đồng.
Muốn giải quyết được những vấn đề này đòi hỏi con người cần phải có ý thức, trách
nhiệm về môi trường, cộng tác, phối hợp nghiên cứu, đề xuất các biện pháp xử lý ô nhiễm

không chỉ ở mức độ một nhà máy, phân xưởng; mà phải được thực hiện trên diện rộng giữa
các ngành, các cấp, các quốc gia với nhau.
Hội nghò nguyên thủ của hơn 170 quốc gia (6/1992) tại Rio de Janeiro - Brasil cũng đã
nhất trí lấy “phát triển bền vững” làm mục tiêu phát triển của toàn nhân loại trong thế kỷ
XXI. Từ đó nhiều công nghệ mới, nhiều giải pháp kỹ thuật, luật lệ mới được ban hành nhằm
hạn chế sự tàn phá thiên nhiên, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
1.5.2 Thực trạng môi trường Việt Nam
Trong hơn 15 năm đổi mới (1986 đến nay), nền kinh tế Việt Nam đã vượt qua được
nhiều khó khăn, thách thức và đang bước vào thời kỳ ổn đònh và tăng trưởng cao. Nền kinh tế
đã đạt được một số thành tựu, song cũng đặt ra không ít khó khăn và thách thức mới.
Chương 1: Giới thiệu

5


Giáo trình “Công nghệ sạch”

a)

Hiện trạng công nghệ môi trường ở nước ta
Khái niệm công nghệ môi trường là một khái niệm mới. Có thể hiểu công nghệ môi
trường là công nghệ xử lý khí thải, nước thải, chất thải rắn (công nghệ xử lý vi khí hậu và
tiếng ồn được xếp vào các biện pháp an toàn, vệ sinh lao động). Công nghệ xử lý chất thải
bao gồm cả công nghệ tái sinh, tái sử dụng các phế phẩm và sản phẩm phụ của dây chuyền
sản xuất. Ở các nước phát triển, ngoài khái niệm công nghệ môi trường còn có các khái niệm
công nghệ sạch, công nghệ xanh.
Công nghệ sạch: là công nghệ sản xuất sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu và các biện
pháp kỹ thuật trong dây chuyền sản xuất nhằm đạt được mục đích thải ít chất thải nhất và chất
thải ít chứa các chất gây ô nhiễm nhất.
Công nghệ xanh: là công nghệ sản xuất có áp dụng các biện pháp xử lý chất thải đảm

bảo không thải ra ngoài các chất ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
Hiện nay ở nước ta việc tái sử dụng các loại chất thải hầu như chưa được chú trọng,
còn các khái niệm công nghệ sạch, công nghệ xanh chỉ mới bắt đầu được đề cập trong chiến
lược phát triển lâu bền.
1. Công nghệ xử lý khí thải
Các nguồn ô nhiễm chủ yếu ở nước ta phát sinh từ dây chuyền sản xuất ximăng, nhà
máy nhiệt điện, nhà máy sản xuất tole mạ kẽm, nhà máy hóa chất, nhà máy cao su, nhà máy
ăcquy, ... Hiện nay có các biện pháp xử lý đang được sử dụng như sau:
• Xử lý bụi: dùng phương pháp khô và ướt, xyclon và lọc (túi vải tónh điện).
• Xử lý SOx, NOx: dùng các phương pháp hấp thụ, hấp phụ.
• Xử lý hơi hydrocacbon: dùng phương pháp hấp phụ, hấp thụ, thiêu đốt.
Hiệu quả xử lý thực của các phương pháp này chưa đảm bảo tiêu chuẩn môi trường vì:
• Độ ẩm cao gây tắt nghẽn các thiết bò lọc,
• Thiếu kinh phí nên không xây dựng và lắp đặt các thiết bò theo đúng thiết kế,
• Trình độ kỹ thuật và kinh nghiệm của các trung tâm, viện nghiên cứu trong nước
chưa cao. Do đó việc thiết kế và vận hành các thiết bò chưa đạt hiệu quả mong
muốn.
2. Công nghệ xử lý nước thải
Vấn đề ô nhiễm nguồn nước từ các nhà máy, các khu công nghiệp, khu chế xuất, ... là
mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý môi trường ở nước ta. Các nhà máy chế biến
thực phẩm, nhà máy giấy, nhà máy dệt nhuộm, nhà máy chế biến mủ cao su, hóa chất, phân
bón, ... có thành phần ô nhiễm và tải lượng rất lớn. Các biện pháp, phương án kỹ thuật được
áp dụng hiện nay là:
• Phương pháp cơ học: lắng (cặn lơ lửng), gạn, ly tâm, chiết (tách dầu).
• Phương pháp hóa lý: điều chỉnh pH, keo tụ, tuyển nổi, ôxy hóa - khử, hấp thụ
(màu, mùi), hấp phụ (tách dầu).
• Phương pháp sinh học: hiếu khí, kỵ khí.
Nhìn chung các cơ sở có thành phần nước thải không phức tạp nên áp dụng đúng qui
trình kỹ thuật thiết kế (TCVN 5945-1995). Còn đối với các nhà máy sử dụng nhiều hóa chất
(nhà máy giấy, dệt nhuộm, thuộc da, hóa chất, phân bón, ...) hoặc có tải lượng chất thải lớn,

thành phần phức tạp theo thời gian (nhà máy chế biến mủ cao su, nhà máy công nghệ sinh
học,...) thì hiệu quả của hệ thống xử lý thường không đạt yêu cầu. Có thể kể đến một số
nguyên nhân sau:

Chương 1: Giới thiệu

6


Giáo trình “Công nghệ sạch”

Tải lượng nước thải thường lớn hơn thiết kế gây hiện tượng quá tải, thiếu diện tích
cho hệ thống xử lý, nhà máy mở rộng công suất mà không điều chỉnh lại hệ thống
xử lý.
• Không đủ kinh phí vận hành hệ thống xử lý (đòi hỏi nhiều hóa chất và điện, ...)
• Nước thải có thành phần phức tạp, đặc biệt một số loại chất ô nhiễm có trong
thành phần nước thải ở điều kiện độ ẩm và nhiệt độ cao dể chuyển hóa thành các
sản phẩm phụ, làm vô hiệu hóa hệ thống xử lý - nhất là hệ thống xử lý sinh học.
• Trình độ kỹ thuật và kinh nghiệm của các trung tâm, viện nghiên cứu trong nước
chưa cao. Do đó việc thiết kế và vận hành các thiết bò chưa đạt hiệu quả mong
muốn.
3. Công nghệ xử lý chất thải rắn
Khác với nhiều nước trên thế giới, nước ta chưa có khu xử lý chất thải rắn công
nghiệp, vì vậy phải bắt buộc từng hệ thống doanh nghiệp phải tự đầu tư xử lý. Điều này gây
rất nhiều khó khăn cho chủ đầu tư vì hệ thống xử lý đòi hỏi kinh phí xây dựng rất lớn, vận
hành không hết công suất, không kinh tế. Hiện nay nguồn chất thải rắn phát sinh từ các khu
công nghiệp: nhà máy sản xuất linh kiện điện tử, nhà máy hóa chất - phân bón; phế phẩm của
nhà máy pin ắc-quy, thuốc bảo vệ thực vật, vật liệu chòu lửa từ nhà máy sản xuất ximăng; bùn
từ các nhà máy sử dụng hóa chất chứa kim loại nặng, cặn bồn chứa xăng dầu, ... Tất cả các
phế phẩm này có nguy cơ gây ô nhiễm nước mặt, nước ngầm và ô nhiễm đất rất nghiêm

trọng, cần có biện pháp xử lý cấp bách. Hiện nay đã có một số biện pháp xử lý theo các
phương án chôn lấp, chế biến phân hữu cơ, thiêu đốt.


b)

Đònh hướng công nghệ môi trường trong thời gian tới
Công tác quản lý môi trường nói chung cũng như quản lý công nghệ môi trường còn
tồn tại một số vấn đề như sau:
• Các cấp, các ngành chưa quan tââm đúng mức việc ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp
từ vấn đề qui hoạch phát triển cũng như xây dựng dự án (cơ sở hạ tầng, công nghệ,
thiết bò, ...), chưa đầu tư đúng mức cho việc vận hành, giám sát và quan trắc môi
trường.
• Chưa có chính sách, thiếu vốn đầu tư cho các công trình xử lý chất thải công cộng.
• Kinh nghiệm và trình độ kỹ thuật của các nhà công nghệ môi trường cũng như của
công nhân còn thấp cộng với nguồn kinh phí hạn hẹp.
• Ý thức bảo vệ môi trường của mọi công dân chưa cao, chủ đầu tư thường tìm mọi
cách lẫn tránh hoặc thu nhỏ khả năng hoạt động của các hệ thống xử lý.
Để phục vụ cho phát triển bền vững trong tương lai, yêu cầu đặt ra là các công nghệ
lựa chọn phải mang tính hiện đại, hiệu quả cao phù hợp với thực tế. Hiện nay có một số công
nghệ đã và đang sử dụng, được cải tiến và phát triển thành:
• Công nghệ thích hợp / Công nghệ thông dụng,
• Công nghệ không hoặc ít chất thải,
• Công nghệ sạch.
c)
Đònh hướng
1. Lựa chọn công nghệ sạch, cụ thể hóa các qui đònh về nhập khẩu công nghệ, thiết bò theo
các tiêu chuẩn: hệ số thải, hệ số tiêu hao năng lượng, ...

Chương 1: Giới thiệu


7


Giáo trình “Công nghệ sạch”

2. Xây dựng các chính sách tài chính, khuyến khích miễn giảm thuế hoặc cho vay vốn đối
với việc nhập công nghệ và thiết bò xử lý chất thải,
3. Đối với các đề án phát triển công nghiệp cần đồng thời giải trình phương án cụ thể về
công nghệ và qui trình xử lý chất thải đảm bảo TCVN về Môi trường,
4. Khuyến khích phát triển các cơ sở dòch vụ xử lý chất thải,
5. Nghiên cứu và ban hành các tiêu chuẩn về chất thải cho từng khu vực, từng ngành để
khống chế chặt chẽ việc nhập khẩu thiết bò,
6. Tăng cường đào tạo kỹ sư công nghệ môi trường, đảm bảo việc thiết kế thi công, vận hành
các công trình xử lý chất thải phù hợp với điều kiện Việt Nam,
7. Tăng cường thanh tra giám sát các nguồn thải,
8. Thực hiện kiểm toán môi trường cho các dự án để đánh giá hiệu quả qui trình sản xuất,
hiệu quả của hệ thống xử lý chất thải,
9. Áp dụng thu phí ô nhiễm cho các nhà máy sử dụng tài nguyên thiên nhiên và thải ra môi
trường một lượng lớn khí thải, nước thải.

Chương 1: Giới thiệu

8


Giáo trình “Công nghệ sạch”

Chương 2:


QUAN TRẮC, PHÂN TÍCH VÀ LẬP DỰ ÁN
2.1

THÔNG TIN YÊU CẦU CHO VIỆC LẬP DỰ ÁN NGĂN NGỪA Ô NHIỄM
Sự thành công của chương trình ngăn ngừa ô nhiễm (NNON) nhờ vào thông tin cần
thiết phản hồi cho các tổ chức điều hành, các thông tin phản hồi này có thể được chấp nhận
hay không tùy vào độ tin cậy của chúng. Chương trình ngăn ngừa ô nhiễm phải đảm bảo yêu
cầu phản hồi thông tin này cho các tổ chức kỹ thuật; sự hạn chế sức khỏe, văn hóa, tình hình
chung, vấn đề có thể giải quyết được là không đáng quan tâm. Trong những năm qua các dự
án đầu tư đã phát triển rộng rãi và lớn mạnh tạo điều kiện thuận lợi cho việc chọn lựa dự án
ngăn ngừa ô nhiễm.
Để lựa chọn thông tin chính xác và đầy đủ từ nhiều nguồn thông tin gần giống nhau,
người ta chia ra 2 loại thông tin: thông tin tổng quát và thông tin chi tiết. Trong đó loại thông
tin tổng quát có thể được lưu giữ và không công bố vì nó là thông tin chiến lược; còn thông tin
chi tiết cụ thể hóa vấn đề, được phổ biến và đưa vào thực hiện. Những loại thông tin cần quan
tâm được đề cập như sau:
• Những mẫu thông tin (Form of information);
• Những trang tin (newsletter);
• Nghiên cứu thực tế (Case study);
• Hồ sơ sự kiện (fact sheet);
• Tạp chí và sách báo (journal and publication);
• Cơ sở dữ liệu điện tử và những đường dây nóng (Electronic databases and
hotlines);
• Đánh giá cơ hội (opportunity assessments);
• Lập kế hoạch hỗ trợ (planning assistance);
• Hội thảo (workshop);
• Dữ liệu từ các đại lý phân phối (vendor databases);
• Trợ cấp và ký kết hợp đồng (grant and contract);
• Các chương trình quốc gia (national program);
• Các tổ chức bảo vệ môi trường (Environmental Protection Agency - EPA);

• Công ty năng lượng (Department of Energy);
• Chương trình của tỉnh/thành phố (state program);
• Viện nghiên cứu và chương trình đại học (Uni. program and research institution);
• Chương trình đoàn thể và những cơ sở liên doanh sản xuất or mua bán (corporate
program and trade/ manufacturing association)
• Các công ty tư vấn (consulting companies);
• Các tổ chức nghiên cứu không vụ lợi (non-profit research organization);
2.2

QUAN TRẮC VÀ LẬP DỰ ÁN (MONITORING AND PLANNING)
Để xác đònh hiệu quả của hoạt động cải thiện chất lượng môi trường cần thiết phải xác
đònh các thông số môi trường tương ứng đủ chính xác để phục vụ cho việc phỏng đoán. Tuy
nhiên, việc thành lập và duy trì hệ thống quan trắc bò chi phối bởi thời gian và kinh phí. Vì thế
qui mô cần thiết của hệ thống thực tế được duy trì ở mức độ nhỏ nhất và cũng có thể lớn nhất
khi dữ liệu đủ tin cậy. Kinh nghiệm trong hệ thống quan trắc của chương trình Ngân hàng Thế
Chương 2: Quan trắc, phân tích và lập dự án

9


Giáo trình “Công nghệ sạch”

giới thể hiện ở nhiều hình thái, nhưng các nhân tố chính có thể nhận biết bao gồm mục tiêu
làm sạch, kiểm tra và duy trì chất lượng.
2.2.1 Quan trắc
a)
Quan trắc trong các chương trình của ngân hàng thế giới
Quan trắc chất lượng môi trường thường nằm trong các chương trình thế giới, nhằm
giúp hiểu rõ hơn về môi trường xung quanh hoặc quan trắc và đánh giá việc thải bỏ chất thải
của các quốc gia. Quan trắc thường chỉ là các thành phần nhỏ trong chương trình ngăn ngừa

(không kể các chương trình trợ giúp công nghệ), nhưng nó là thành phần quan trọng nhất để
đo đạc và đánh giá tác động của một đề án. Thông tin phản hồi cho biết sự thành công của
các bộ phận thực hiện ở giai đoạn nào đó, nhưng đây là thông tin có tầm quan trọng và là mốc
đánh giá của dự án. Tuy nhiên, theo một số báo cáo thì các nguồn thông tin môi trường hiện
nay thường thiếu chính xác và kém tin cậy. Trong khi các nhà chuyên môn kỹ thuật khuyên
nên thiết kế hệ thống đảm bảo hiệu lực trong thời gian dài; và như thế bước thực hiện những
hệ thống này khó khăn hơn.
Các nhân tố quan trọng trong việc thành lập và nâng cao chất lượng của hệ thống quan
trắc phải có hợp đồng hay giao kèo với mục đích rõ ràng, và hệ thống quan trắc phải được
thiết kế nhắm vào mục đích này. Một hệ thống quan trắc được thiết kế nhằm cung cấp những
thông tin khoa học vềø quản lý vận hành; những thông tin tốt có khả năng quyết đònh việc cải
thiện môi trường. Việc tập hợp thông tin, bảo quản cơ sở dữ liệu và thực hiện những phân tích
tương ứng (kinh tế và con người) nên được thực hiện trong thời gian này. Những khu vực có
nguồn thông tin cần thiết và hữu ích nhất về nguồn tài nguyên thường chiếm ưu thế.
Quan trắc luôn hàm chứa khâu chuẩn bò và thiết kế những đề án quan trọng nhắm vào
đánh giá môi trường, các trạm cung cấp và các nhà máy xử lý chất thải, danh mục vốn đầu tư,
các tổ chức ủng hộ đặc biệt cho chương trình quan trắc giúp cho sự thành công cao hơn.
b)
Quan trắc các vấn đề liên quan
Quan trắc các vấn đề liên quan được thực hiện bởi nhiều lý do bao gồm đánh giá và
ước lượng các vấn đề môi trường để kòp thời can thiệp. Thiết kế ban đầu của chương trình
thường dựa trên các dữ liệu có sẵn, điều kiện hiện tại hoặc những mô hình đơn giản qua việc
đánh giá nguồn phát sinh. Trong một số trường hợp phức tạp có thể điều chỉnh chút ít các kết
quả ban đầu.
Trong dự án quan trắc cần trình bày các nhân tố cơ bản để chọn lựa số lượng và vò trí
trạm quan trắc thường xuyên và phải có phương pháp lấy mẫu tốt cũng như các đề án kiểm
soát chất lượng. Việc thiết kế hệ thống quan trắc không nên vượt quá tham vọng vì việc quản
lý thông tin có sẵn từ những hệ thống quan trắc qui mô lớn thường kém hiệu quả.
Các thông số quan trắc
Khuynh hướng hiện nay về những thông số quan trắc nên bao gồm (qua những yêu cầu

thực tế sẽ thay đổi theo tình huống):
Không khí
• Thông số cơ bản: những chất lơ lửng (PM10 hoặc PM2.5); sulfur dioxide (SO2);
nitrogen dioxide (NO2); chì; ...
• Thông số khác: ozone; chất hữu cơ bay hơi VOC (volatile organic compound); hạt
sol khí acid.
Nước
Chương 2: Quan trắc, phân tích và lập dự án

10


Giáo trình “Công nghệ sạch”

• Thông số cơ bản: pH; dissolved oxygen (DO); BOD; chất rắn lơ lửng; lưu lượng.
• Thông số khác: coliform; amonia; nitrogen; phospho; chlorophyll; nitrate; kim loại.
Ví dụ: nhằm cung cấp một cái nhìn tổng quan về môi trường ở trên quốc gia đảo,
Singapore qui đònh quan trắc 6 chỉ tiêu ô nhiễm không khí (PM10, SOx, NOx, O3, CO và
hydrocarbon) ở 15 đòa điểm và quan trắc 3 thông số chất lượng nước (nhu cầu oxy DO, BOD
và SS) ở 70 đòa điểm trong hòn đảo này.
c)

Quan trắc như một hệ thống độc lập
Quan trắc thường hướng vào hoạt động ngoài hiện trường nên phải được xem như một
hệ thống bao gồm một số công đoạn mà toàn bộ chất lượng của hệ thống phụ thuộc vào
những công đoạn yếu nhất. Công tác quan trắc bao gồm: lấy mẫu, bảo quản, phân tích mẫu và
quản lý thông tin.
1. Lấy mẫu
Loại mẫu
• Loại mẫu lấy ngẫu nhiên hoặc bất ngờ: mẫu được chọn ở những thời điểm và nơi

có thể đại diện cho từng loại ô nhiễm và phù hợp với từng nguồn ở từng vò trí và
thời đoạn nhất đònh. Tuy nhiên khi một nguồn quan trắc được đem so sánh liên tục
có các thành phần vượt quá thời gian qui đònh hoặc xa rời thực tế thì không thể nói
rằng mẫu đó đại diện cho loại chất thải trong thời gian dài và/hoặc cho thể tích lớn.
Trong một vài trường hợp một nguồn có thể được đại diện bởi việc chọn ngẫu
nhiên một mẫu. Ví dụ như nước cấp, một số nguồn nước mặt, nhưng hiếm khi áp
dụng cho nước thải. Khi một nguồn biến đổi theo thời gian, phương pháp chọn ngẫu
nhiên mẫu ở một thời điểm thích hợp đem phân tích thì kết quả có thể nằm trong
một phạm vi nào đó, cần phải xét đến thời gian tồn tại của biến động này. Thời
gian để chọn một mẫu theo phương pháp này có thể thay đổi từ 5 phút đến 1 giờ
hoặc nhiều hơn. Nếu kể đến sự biến động theo mùa có thể bắt buộc phải lấy mẫu
theo tháng. Khi một nguồn có sự biến đổi theo không gian hơn thời gian thì lựa
chọn mẫu ở những vò trí tương đối nhất. Khi lấy mẫu bùn thải, ao bùn, và bùn, ở
những vò trí trọng yếu có thể lấy một mẫu đại diện, hoặc đối chiếu với tiêu chuẩn
lấy mẫu.
• Loại mẫu phối trộn: là sự kết hợp việc lấy mẫu ngẫu nhiên ở từng điểm thời gian
khác nhau. Thỉnh thoảng người ta dùng phương pháp phối trộn thời gian "timecomposite" để phân biệt với các phương pháp khác. Loại mẫu lấy phối trộn theo
thời gian rất hữu dụng cho khả năng lấy trung bình và tính toán sự thay đổi hàm
lượng và hiệu quả của nhà máy xử lý chất thải. Việc luân phiên phân tích độc lập
một lượng mẫu lớn cho phép ước tính kết quả trung bình và tổng, sử dụng loại mẫu
phối trộn này tiết kiệm tiền của và công sức làm thí nghiệm trong phòng. Vì thế
một mẫu phối trộn đại diện cho một khoảng thời gian 24 giờ được xem như mẫu
chuẩn cho hầu hết các phương pháp xác đònh.
Phương pháp lấy mẫu
• Phương pháp thủ công: cần có những dụng cụ tối thiểu nhất nhưng có thể không
đắc lắm và tốn nhiều thời gian cho các chương trình lấy mẫu có qui mô lớn.
• Phương pháp tự động: lấy mẫu tự động giảm thiểu sai số do công tác lấy mẫu thủ
công, có thể cắt giảm chi phí nhân công, cho giá trò trung bình khi lấy nhiều mẫu,
và phương pháp này càng được sử dụng phổ biến. Nếu các phương pháp lấy mẫu tự
Chương 2: Quan trắc, phân tích và lập dự án


11


Giáo trình “Công nghệ sạch”

động không làm hư hỏng mẫu, chương trình lấy mẫu tự động phù hợp với các yêu
cầu lấy mẫu. Nên cẩn thận trong việc kết hợp giữa tốc độ bơm và kích cở ống lấy
mẫu cho từng loại mẫu.
Số lượng mẫu
• Sự thay đổi ngẫu nhiên trong cả hai việc phân tích và cách tạo mẫu về quan điểm
lấy mẫu, một mẫu có thể không đủ độ tin cậy. Nếu độ lệch của toàn bộ mẫu chuẩn
được biết thì số lượng mẫu yêu cầu có thể được tính theo công thức quan hệ sau:
2

trong đó

⎛ ts ⎞
N ≥⎜ ⎟
⎝U ⎠
N: số lượng mẫu
t: hằng số thống kê độ tin cậy
s: độ lệch tiêu chuẩn
U: mức sai số có thể chấp nhận

Hình 2.1. Số lượng mẫu yêu cầu trong hệ thống quan trắc
Bảng 2.1. Tóm tắt các mẫu đặc biệt hoặc các yêu cầu bảo dưỡng cần thiết
Thành phần

Acidity

Alkalinity
BOD
Boron
Bromide
Carbon, organic, total
Carbon dioxide
COD

Thùng chứa

Kích
thước
tối
thiểu
mL

Loại
mẫu

Bảo quản

Thời gian
lưu trữ lớn
nhất giới
thiệu/ qui
đònh

P, G (B)
P, G
P, G

P
P, G
G

100
200
1000
100
100
100

g
g
g
g,c
g,c
g,c

24h/14d
24h/14d
6h/48h
28d/6m
28d/28d
7d/28d

P, G
P, G

100
100


g
g,c

Đông lạnh
Đông lạnh
Đông lạnh
Không yêu cầu
Không yêu cầu
Phân tích ngay; hoặc đông lạnh và thêm
vào H3PO4 hoặc H2SO4 đến pH < 2
Phân tích ngay
Phân tích nếu có thể; hoặc thêm H2SO4
đến pH < 2; đông lạnh

Chloride

Chương 2: Quan trắc, phân tích và lập dự án

Stat/N.S
7d/28d

12


Giáo trình “Công nghệ sạch”
Chloride, residual
Chloride dioxide
Chlorophyll
Color

Conductivity
Cyanide: total
Amenable to
Chrlorination
Fluoride
Hardness
Iodine
Metals, general
Chrlomium VI
Copper by colorimetry*
Mercury
Nitrogen:
Ammonia
Nitrate
Nitrate + nitrite
Nitrite
Organic, Kjeldahl*
Odor
Oil and grease
Organic compounds
MBAS
Pesticides*
Phenols
Purgeables* by purge
and trap
Oxygen, disolved:
Electrode
Winkler
Ozone
pH

Phosphate
Salinity
Silica
Sluge digester gas
Solids
Sulfate
Sulfide
Taste
Temperature
Turbidity

P, G
P, G
P, G
P, G
P, G
P, G
P, G
P, G

50
500
500
500
500
500
500
500

g,c

g
g
g,c
g,c
g,c
g,c
g,c

Không yêu cầu
Phân tích ngay
Phân tích ngay
Để 30 ngày trong tối
Đông lạnh
Nt
Thêm NaOH đến pH>12,đông lạnh (tối)
Thêm 100g Na2S2O3/L

28d
0.5h/stat
0.5h/N.S
30d/N.S
48h/48h
28d/28d
24h/14d
Star/14d

P
P, G
P, G
P(A),G(A)


300
100
500
500

g,c
g,c
g,c
g

28d/28d
6m/6m
0.5h/N.S
6m/6m

P(A),G(A)

300

g

Không yêu cầu
Thêm HNO3 đến pH<2
Phân tích ngay
Cho kim loại hoà tan qua lọc ngay, thêm
HNO3 đến pH<2
Đông lạnh

P(A),G(A)


500

g,c

Thêm HNO3 đến pH<2, đông lạnh

28d/28d

P, G

500

g,c

7d/28d

P, G
P, G
P, G

100
200
100

g,c
g,c
g,c

Phân tích nếu có thể or thêm H2SO4 đến

pH<2, đông lạnh.
Phân tích ngay nếu có thể or đông lạnh
Thêm H2SO4 đến pH<2, đông lạnh
Phân tích ngay nếu có thể or đông lạnh

48h/48h
none/28d
none/48h

P, G
G
G,widemouth
calibrated

500
500
1000

g,c
g
g,c

Đông lạnh; thêm H2SO4 đến pH<2.
Thêm H2SO4 đến pH<2, đông lạnh
Thêm HCl đến pH<2, đông lạnh

7d/28d
6h/N.S
28d/28d


250
1000

g,c
g,c

500
2x40

g,c
g

300

g

1000
50
100
240
200
--200
100
100

g
g
g
g
g,c

g
g,c
g,c
g,c

500
--100

g
g
g,c

Đông lạnh
Đông lạnh; thêm 1000mg ascorbic
acid/L nếu có lượng Chlor dư.
Đông lạnh; thêm H2SO4 đến pH<2.
Đông lạnh; thêm HCl đến pH<2; thêm
1000 mg ascorbic acid/L nếu có Chlor
dư.
Phân tích ngay
Chuẩn độ có thể trì hoản sau acide hóa
Phân tích ngay
Phân tích ngay
Hoà tan phosphate ngay; đông lạnh
Phân tích ngay or dùng sáp
Làm lạnh, không lạnh cứng
----Đông lạnh
Đông lạnh
Đông lạnh; thêm 4 giọt 2N zinc
acetate/100mL; thêm NaOH đến pH > 9

Phân tích nếu có thể; đông lạnh
Phân tích ngay
Phân tích trong ngày; để trong kho tối
đến 24h, đông lạnh

P, G
G(S)
P, G
G
BOD bottle
G
P, G
G(A)
G, wax seal
P
G, gas
bottle
P, G
P, G
P, G
G
P, G
P, G

24h/24h

48h
7d/7d
*/28d
7d/14d


0.5h/stat
8h/8h
0.5h/N.S
2h/stat
48h/N.S
6m/N.S
28h/28h
N.S
7d/2-7d
28d/28d
28h/7d
24h/N.S
Stat/Stat
24h/48h

Ghi chú:
Chương 2: Quan trắc, phân tích và lập dự án

13


Giáo trình “Công nghệ sạch”
p: thùng chứa nhựa
G (A) hoặc P (A): tẩy với 1+1HNO3
G (S): thủy tinh, rửa với dung môi hữu cơ hoặc nung
c: phối hợp
Stat: không cho phép trữ

G: thùng thủy tinh

G (B): thủy tinh, boresilicate
g: lấy ngẫu nhiên
N.S: không được trích dẫn
Tất cả các trường hợp đông lạnh giữ ở 4oC trong tối

Để đơn giản trong tính toán có thể dùng đường cong kinh nghiệm như hình 2.1 trên.
Trên đường cong ta thấy nếu s = 0.5 mg/L; U = 0.2 mg/L; và mức độ tin cậy mong muốn là
95%, sẽ tương ứng với 25 - 30 mẫu cần lấy.
Chọn 2 vò trí mẫu cho hầu hết các phương pháp phân tích vật lý và hóa học. Để xác
đònh độ tin cậy lượng mẫu lớn là cần thiết. Bảng 2.1 thường dùng để tra số lượng yêu cầu cho
phân tích. Không dùng mẫu từ những thùng chứa cho phân tích chỉ tiêu hóa học (hữu cơ hoặc
vô cơ), kiểm tra vi khuẩn và vi sinh vật nhỏ vì những phương pháp chọn mẫu, lấy mẫu khác
nhau. Luôn luôn chọn đủ số lượng mẫu và phải chứa trong những thùng mẫu kích thước cho
phép và phải tuân theo phương pháp lấy mẫu, lưu trữ, điều kiện bảo dưỡng.
2. Bảo dưỡng mẫu
Khâu bảo dưỡng mẫu cần phải hết sức thận trọng và phải được quan tâm đúng mức.
Nếu điều kiện dưỡng hộ không phù hợp thì có thể dẫn đến sai số rất lớn trong kết quả, mặc
dù các phương pháp phân tích và lấy mẫu được đảm bảo. Có thể tham khảo bảng 2.1 để xem
điều kiện bảo dưỡng của một số loại mẫu. Cần tham khảo thêm các tiêu chuẩn Việt Nam về
phương pháp lấy mẫu, phân tích và bảo dưỡng mẫu. Mỗi loại mẫu đều có phương pháp dưỡng
hộ riêng, các thiết bò phục vụ cho công tác dưỡng hộ mẫu cũng phải đạt tiêu chuẩn và phải
được kiểm tra thường xuyên.
3. Phân tích mẫu
Phân tích mẫu là bước cuối cùng, giá trò của kết quả quan trắc phụ thuộc vào mức tin
cậy cho phép để có thể đặt vấn đề phân tích. Trong nhiều trường hợp, vấn đề chính là khả
năng và mức tin cậy của hệ thống thí nghiệm được dùng cho phân tích.
Bảng 2.2. Phương pháp phân tích mẫu không khí
Phương pháp
Lấy mẫu thụ động


Thuận lợi
Chi phí ít; đơn giản; dể sử dụng
cho nghiên cứu

Lấy mẫu chủ
động

Chi phí thấp; dễ hoạt động; hoạt
động tin tưởng và thực hiện được;
lấy dữ liệu liên tục
Đã qua thử thách; thực thi cao; lấy
dữ liệu hàng giờ; thông tin liên lạc
và chi phí quản lý thấp.
Cung cấp hướng hoặc sắp xếp dữ
liệu phân tích; gần nguồn và đo
được ở áp suất không khí; đo nhiều
thành phần

Dụng cụ phân tích
tự động
Bộ cảm biến từ xa

Khó khăn
Không có bằng chứng cho một vài ô
nhiễm; thường chỉ cung cấp giá trò trung
bình hàng tuần hoặc hàng tháng
Cho giá trò trung bình mỗi ngày; đòi hỏi
nhân lực; đòi hỏi phân tích ở PTN
Phức tạp; đắc tiền; yêu cầu kỹ xảo cao;
chi phí đònh kỳ cao.

Rất phức tạp và đắc tiền; khó chống chòu
rung động, rất khó đònh cở và điều chỉnh;
luôn không so sánh được với dụng cụ phân
tích chuẩn

2.2.2 Lập dự án ngăn ngừa ô nhiễm
Chương 2: Quan trắc, phân tích và lập dự án

14


Giáo trình “Công nghệ sạch”

Để mang lại kết quả tốt về giảm thiểu ô nhiễm cho các ngành công nghiệp cần phải
có kế hoạch thực hiện đảm bảo cho các hoạt động ngăn ngừa ô nhiễm được triển khai tốt
nhất. Để thực hiện lập kế hoạch ngăn ngừa ô nhiễm cần hiểu thật kỹ về các hoạt động sản
xuất và kinh doanh của công ty. Kế hoạch thực hiện khả thi phải bao gồm các hoạt động toàn
diện và liên tục đảm bảo phù hợp với các tiêu chuẩn môi trường. Những công việc này thường
rất khó khăn trong giai đoạn đầu thực hiện vì đa số các nhà quản lý đều không thân thiện với
những công việc này, và các giải quyết cũng có thể đụng chạm đến quyền lợi và nghóa vụ của
một số cá nhân trong công ty. Hiện nay có nhiều chương trình thực hiện thành công để nâng
hiệu suất sản xuất, kinh doanh và giảm tác động môi trường với nhiều tên gọi khác nhau. Các
hoạt động ngăn ngừa ô nhiễm có những tác động lớn đến hoạt động sản xuất và kinh doanh,
nên nó phải được thực hiện song song với kế hoạch sản xuất.
Việc thực hiện các dự án ngăn ngừa ô nhiễm là hoạt động tự nguyện ở nhiều quốc gia,
đặc biệt là Mỹ, nhưng phát triển một kế hoạch ngăn ngừa ô nhiễm thì rất hạn chế. Các thông
tin về môi trường, phương pháp thực hiện giảm thiểu ô nhiễm cần được báo cáo hàng năm
nhưng không nhất thiết các phương pháp đó phải được thực hiện. Ngược lại, ở các quốc gia
châu Âu ủy thác cho công ty phải tự lập kế hoạch giảm thiểu chất thải và phải thực hiện theo
kế hoạch đó. Họ đang dần hình thành qui đònh riêng cho tất cả các quốc gia ở châu Âu, theo

đó các hệ thống quản lý môi trường chung cũng lần lượt được ban hành để tiêu chuẩn hóa
việc quản lý chất lượng môi trường. Đặc biệt là sự ra đời của hệ thống ISO, bộ tiêu chuẩn ISO
14000 là một bô tiêu chuẩn quốc tế nhằm xúc tiến tiếp cận quản lý môi trường, phương pháp
luận để thực hiện đo đạc, đánh giá, và duy trì các hoạt động, …
1. Cấu trúc quá trình lập kế hoạch ngăn ngừa ô nhiễm
Các bước cơ bản trong việc triển khai chương trình ngăn ngừa ô nhiễm được trình bày
trong hình 2.2. Thành phần chính bao gồm việc hỗ trợ lập kế hoạch ngăn ngừa ô nhiễm cho
công ty, tổ chức chương trình, thiết lập mục đích và mục tiêu, thực hiện đánh giá sơ bộ các cơ
hội NNON, xác đònh các vấn đề tiềm năng và cách giải quyết.
Tổ chức chương trình
• Trong phần này nên xác đònh tên các công việc thực hiện và mục tiêu của chương
trình. Nếu chúng không được xác đònh ngay từ đầu thì rất khó đạt được thành công
như mong muốn.
• Xác đònh năng lực, quyền hạn, trách nhiệm, năng lực của nhân viên; xác đònh
nhóm công tác quản lý, thực hiện trực tiếp - gián tiếp. Có bao hàm cả việc thực
hiện, chọn lựa các kỹ sư, người tư vấn cho chương trình, kinh nghiệm của công
nhân, công việc mua bán, và các khía cạnh kiểm soát chất lượng. Tất cả các thông
tin trên sẽ giúp cho việc tổ chức một chương trình hợp lý và có tính khả thi cao.
Đánh giá sơ bộ
• Mục tiêu của giai đoạn này là xem xét và đánh giá lại các dữ liệu hiện có, thành
lập các hạng mục quan trọng, thứ tự ưu tiên, qui trình thực hiện đánh giá chi tiết.
Hai nhân tố chính cần được xem xét trong giai đoạn đánh giá sơ bộ là:
- Dữ liệu môi trường: không khí, nước, nước thải, chất thải rắn, … phục vụ cho
ngăn ngừa ô nhiễm, kể cả năng lượng sử dụng và dòng thải.
- Các mục tiêu phân tích ngăn ngừa ô nhiễm: không bao gồm các dữ liệu tổng
quát và đắc tiền.
Triển khai và thực hiện dự án NNON
Chương 2: Quan trắc, phân tích và lập dự án

15



Giáo trình “Công nghệ sạch”











Dựa trên các số liệu thu được và các kết quả phân tích trong quá trình đánh giá sơ
bộ, chúng ta thực hiện lập dự án NNON. Trong kế hoạch phải xác đònh mục tiêu,
thiết lập các trở ngại và cách giải quyết, và thiết lập qui trình thu thập và phân tích
dữ liệu.
Viết dự án ngăn ngừa ô nhiễm chỉ là bước đònh hướng đầu tiên cho việc thực hiện
chương trình ngăn ngừa ô nhiễm. Nếu những hoạt động của chương trình sau này
không thể thực hiện được thì chương trình có thể bò hủy bỏ hoặc phải thay đổi cho
phù hợp.
Các hạng hoạt động ngăn ngừa ô nhiễm thường bao gồm các nhóm công việc sau:
- Cải thiện quản lý nội vi,
- Phân ly chất thải,
- Thay đổi nguyên liệu,
- Thay đổi quá trình sản xuất,
- Tái sử dụng và tái chế nguyên liệu,
- Xử lý chất thải.
Trong đó, chúng ta phải biết sắp xếp và sàng lọc theo thứ tự ưu tiên các công việc

/hạng mục có ảnh hưởng lớn đến việc cắt giảm chất thải và chi phí xử lý. Ví dụ:
- Giảm lượng chất thải
- Giảm độc tính chất thải,
- Giảm chi phí xử lý/chôn lấp chất thải,
- Giảm chi phí nguyên liệu đầu vào,
- Giảm phí bảo hiểm và phí trách nhiệm,
- Không làm giảm chất lượng sản phẩm,
- Giảm chi phí hoạt động vào bảo trì,
- Lập kế hoạch sản xuất theo giai đoạn ngắn để giảm tổn thất cho hoạt động.
Trong quá trình thực hiện chương trình ngăn ngừa ô nhiễm phải thực hiện đánh giá,
sắp xếp, theo dõi và kiểm tra đúng mức các hoạt động này.

Chương 2: Quan trắc, phân tích và lập dự án

16


Giáo trình “Công nghệ sạch”
Thành lập chương trình NNON





Chính sách
Thống nhất ý tưởng
Quyết đònh mức độ thi hành

Tổ chức chương trình




Tên công việc bắt buộc
Mục đích

Thực hiện đánh giá sơ bộ




Thu thập dữ liệu
Xem xét lại hiện trường
Thiết lập hạng mục ưu tiên






Xem xét các nhóm bên ngoài
Xác đònh mục tiêu
Xác đònh các chướng ngại
Lên kế hoạch (thời gian biểu)

Viết kế hoạch

Thực hiện đánh giá chi tiết





Tên nhóm đánh giá
Xem xét hiện trường và dữ liệu
Sắp xếp/chi nhận thông tin

Xác đònh lựa chọn NNON



Các lựa chọn đề nghò
Sàng lọc lựa chọn

Thực hiện phân tích khả thi




Kỹ thuật
Môi trường
Kinh tế

Viết báo cáo đánh giá
Thực hiện kế họach




Chọn dự án
Ngân sách thực hiện
Thực hiện





Dữ liệu về kết quả đạc được
Phân tích kết quả

Đo đạc tiến độ

Duy trì chương trình NNON

Hình 2.2. Tổng quan về chương trình ngăn ngừa ô nhiễm (US. EPA, 1992)

Chương 2: Quan trắc, phân tích và lập dự án

17


×