Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Xuất bản với xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.1 KB, 34 trang )

MỞ ĐẦU

I/ TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Dòng chảy của thời gian vốn không bao giờ ngừng nghỉ, nó luôn
tiến về phía trước và kéo theo muôn vàn những hình thái khác nhau,
những hiện tượng, những sự vật, những bộ phận khác nhau của cuộc
sống cùng đi lên như một quy luật tất yếu không thể thay đổi. Tất cả
những gì trong cuộc sống này, theo thời gian đều dần biến đổi, hoàn
thiện chính mình để phù hợp với môi trường xung quanh, hòa nhập
với môi trường mà nó đang cùng tồn tại.
Những quan niệm, những giá trị chuẩn mực của con người, những
tinh hoa truyền thống cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Theo bước
chân của thời gian, những tinh hoa truyền thống tốt đẹp, những quan
niệm thẩm mỹ, đạo đức, những giá trị chuẩn mực cũng dần thay đổi
để phù hợp với hoàn cảnh thực tế, phù hợp với xã hội hiện đại. Những
giá trị cả về mặt vật chất và tinh thần ấy từ ngàn xưa đã kết tinh với
nhau và tạo nên “văn hóa”. Văn hóa tồn tại như một khối sức mạnh
vững chắc tác động đến mọi mặt trong xã hội, làm nền tảng, làm
thước đo cho các giá trị trong đời sống.
Văn hóa chính là nền tảng tinh thần của xã hội.
Theo dòng chảy của thời gian, một phần của những giá trị về cả vật
chất và tinh thần ấy cũng sẽ bị mai một, bị đổi thay để phù hợp với
cuộc sống hiện tại. Tuy vậy, có những thay đổi là tốt, nhưng có những
thay đổi là sai lầm. Và khi văn hóa là sự tổng hợp bởi các giá trị của
con người được truyền từ đời này sang đời khác, tác động hằng ngày
đến cuộc sống, tư tưởng, tình cảm của mọi thành viên xã hội bằng môi
trường xã hội – văn hóa, thì những thay đổi xấu có thể ảnh hưởng rất
lớn đến từng cá nhân nói riêng và cả một xã hội nói chung, làm phá vỡ

1



những chuẩn mực, thay đổi những giá trị trong đời sống, dẫn tới hàng
loạt những hệ lụy xấu khác.
Nhận thức rõ được tầm quan trọng của Văn hóa, Đảng và nhà nước đã
có những chính sách, những nghị quyết nằm bảo tồn và phát huy các
giá trị văn hóa của đất nước. Vào tháng 7 năm 1998, hội nghị Ban
Chấp Hành Trung ương 5 (khóa VIII) đã ra nghị quyết về Xây dựng
nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. “Toàn bộ tinh thần của
Nghị quyết đã làm sáng lên bức tranh của nền văn hóa đất nước trong
tương lai. Đó là một nền văn hóa với vai trò là nền tảng tinh thần của
xã hội, là mục tiêu, động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, gắn
với sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, gắn với những vấn đề nảy sinh
trong xu thế toàn cầu hóa và nền kinh tế thị trường.” – Nhạc sĩ Vũ Việt
Hùng (Ban tuyên giáo Trung ương). Qua các kì đại hội IX, X, quan Điểm
của đảng càng ngày càng được làm rõ, các mục tiêu, phương hướng
đều đã dần được vạch ra một cách cụ thể và chính xác hơn trong điều
kiện bối cảnh xã hội hiện tại. Đảng đẩy mạnh công cuộc phát triển văn
hóa , xác định tiếp tục phát triển sâu rộng, nâng cao chất lượng nền
văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ
hơn với nền kinh tế xã hội, làm cho nền văn hóa thấm nhuần vào các
lĩnh vực của đời sống xã hội.
Đến đại hội XI của Đảng, nhiệm vụ chăm lo phát triển văn hóa được
đúc kết cô đọng hơn, cụ thể hơn, tập trung vào 4 nội dung quan trọng:
1) Củng cố và phát triển môi trường văn hóa lành mạnh, phong phú,
đa dạng. 2) Phát triển sự nghiệp văn học, nghệ thuật, bảo tồn, phát
huy giá trị các di sản văn hóa truyền thống cách mạng. 3) Chú trọng
phát huy mạnh mẽ chức năng thông tin giáo dục, tổ chức và phản biện
xã hội của các phương tiện thông tin đại chúng vì lợi ích của nhân dân
và đất nước. 4) Đổi mới, tăng cường việc giới thiệu, truyền bá văn hóa
Việt Nam ra thế giới.


2


Như vậy, việc xây dựng, củng cố và phát triển nền văn hóa Việt
Nam đóng một vai trò rất quan trọng, được Đảng và nhà nước đặt
quan tâm hàng đầu trong sự nghiệp phát triển đất nước. Việc nghiên
cứu, tìm tòi và hiểu được cốt lõi của vấn đề trong quá trình xây dựng
nền văn hóa là một vấn đề cần phải được quan tâm, chú trọng, bởi chỉ
khi có đủ lượng kiến thức, có cơ sở lý luận, ta mới có thể đề ra những
mục tiêu, nhiệm vụ hợp lý, phù hợp với thời điểm và mang tính chính
xác cao. Thêm vào đó, trước tình hình hiện nay, trong quá trình CNH
– HĐH đất nước, cũng có những vấn đề nảy sinh gây ảnh hưởng
không nhỏ đến việc xây dựng văn hóa , nó tạo nên những khó khăn và
thách thức cho những người làm về lĩnh vực văn hóa tư tưởng, trong
đó có hoạt động Xuất bản. Chính vì thế, Xuất bản – với nhiệm vụ
truyền bá văn hóa – đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc
góp sức mình vào công cuộc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc.
Là một sinh viên khoa Xuất Bản, nhận thức được tầm quan trọng
của nền văn hóa trong gian đoạn hiện nay và sự kết nối bền chặt giữa
ngành Xuất bản và lĩnh vực văn hóa. Em chọn đề tài “Xuất bản với
xây dựng nền Văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” nhằm
nghiên cứu, hiểu rõ hơn và đóng góp sức mình vào công cuộc phát
triển nền văn hóa của đất nước, góp tiếng nói của mình trong việc
củng cố những giá trị truyền thống tốt đẹp, xóa bỏ những quan niệm
sai lầm, và phát huy những tinh hoa văn hóa của đất nước.

II/ ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng được nghiên cứu là Văn hóa và Xuất bản

Phạm vi nghiên cứu là những giá trị, những đặc điểm, tính chất,
mối quan hệ và ảnh hưởng giữa văn hóa và xuất bản. Hoạt động xuất
bản trong lĩnh vực văn hóa và văn hóa trong mối quan hệ với xuất bản
cũng như nền văn hóa trong giai đoạn hiện nay.

3


III/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Do yêu cầu của thực tiễn hiện tại : Trong thời điểm hiện nay, khi
những vấn đề mới nảy sinh đòi hòi phải được giải quyết trong mối
quan hệ hài hòa, việc nghiên cứu đề tài là vô cùng cần thiết, vì qua quá
trình tìm hiểu về các mặt của văn hóa – xã hội cũng như hoạt động
xuất bản, ta có thể:

-

Thấy được vai trò quan trọng của văn hóa cùng việc xây dựng một
nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong giai đoạn hiện nay.

-

Nắm được những chức năng, nhiệm vụ của hoạt động xuất bản trong
việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

-

Đề xuất những ý kiến, biện pháp cụ thể nhằm giúp cho hoạt động xuất
bản có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ đã nêu, để xây dựng một đội ngũ
biên tập viên, những người làm trong lĩnh vực xuất bản sáng tạo và

giàu kinh nghiệm, từ đó đẩy mạnh được công tác xuất bản, giúp cho
hoạt động xuất bản có thể hoàn thành tốt được nhiệm vụ của mình.

IV/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Gồm những phương pháp sau:
-

Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu: Tiến hành thu thập thông
tin, thu thập tư liệu từ nhiều nguồn khác nhau để đảm bảo khối
lượng thông tin đầy đủ và chính xác đáp ứng cho việc tìm hiểu về
cơ sở lý luận, tình hình thực tiễn của việc xây dựng nền văn hóa ở
nước ta hiện nay.

-

Phương pháp quan sát khoa học: Thu thập trực tiếp số liệu thông
tin cần thiết trên đối tượng nghiên cứu. Lượng thông tin thu thập
được đảm bảo đúng với thực tế, có mức độ tin cậy cao, tạo cơ sở đề
xuất những định hướng phát triển và giải pháp hợp lý.

4


-

Phương pháp phân tích và tổng hợp: Dựa trên những số liệu, thông
tin đã thu thập được , để đưa ra những đánh giá, nhận xét về đối
tượng và sau đó tổng hợp để dự báo xu hướng.

-


Phương pháp so sánh: So sánh đặc điểm đối tượng với đối tượng
khác từ đó thấy được ưu thế và hạn chế của đối tượng để đưa ra
những giải pháp cần thiết.

V/ BỐ CỤC
Bố cục của bài tiểu luận gồm 3 phần chính:
A.

B.

C.

MỞ ĐẦU
a. Tính cấp thiết của đề tài
b. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
c. Mục đích nghiên cứu
d. Phương pháp nghiên cứu
e. Bố cục
NỘI DUNG
a. Chương I: Cơ sở lý luận
b. Chương II: Thực trạng
c. Chương III: Giải pháp
KẾT LUẬN

5


NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1/ Xuất bản:
Xuất bản là một từ Hán việt. Về từ loại là một động từ, có nghĩa
là phổ biến rộng bằng cách in và phát hành những sách, báo, tranh
ảnh và các văn bản khác. Trong ngôn ngữ châu Âu, xuất bản theo
tiếng Anh là Publish, theo tiếng Pháp là Publier, đều bắt nguồn từ tiếng
Latinh là Publicare, có nghĩa là công bố cho mọi người biết.
Khái niệm xuất bản:
Khái niệm xuất bản với tư cách là khái niệm của khoa học xuất bản là
sự khái quát hóa một quá trình hoạt động vừa là hoạt động sáng tạo
tinh thần, vừa hoạt động sáng tạo vật chất. Tóm lại:
Xuất bản là công việc đứng trung gian giữa tác giả và độc giả.
Xuất bản thực hiện một chức năng gồm ba mặt là: Chức năng tri thức
(văn hóa) để tuyển chọn, tham gia vào hoàn chỉnh tác phẩm văn hóa
và phát hiện tài năng sáng tạo văn hóa tinh thần; chức năng mỹ thuật
và kỹ thuật để thiết kế, đồ họa bản in, vật chất hóa các tác phẩm tinh
thần thành các xuất bản phẩm; chức năng thương mại để lưu hành,
tiêu thụ (bán) xuất bản phẩm cho những người có nhu cầu.
Xuất bản là một hoạt động truyền bá xã hội. Nó không sáng tác
ra tác phẩm mới, mà sử dụng các tác phẩm đã có (hoặc sẽ có) để
truyền bá, phổ biến. Xuất bản là khâu nối tiếp, nâng cao các giá trị văn
hóa, nhân rộng và mang chúng đến với quảng đại quần chúng trong
xã hội.
Xuất bản là một tổ hợp hoạt động văn hóa vật chất và tinh thần,
là một quá trình nối tiếp, đồng bộ và hoàn chỉnh, gồm ba khâu: biên
tập, in (nhân bản) và phát hành các xuât bản phẩm trong xã hội.

6


Ngoài các hiểu trên (các hiểu theo nghĩa rộng), còn có một cách

hiểu xuất bản theo nghĩa hẹp, đó là toàn bộ công việc của một nhà
xuất bản nào đó, mà chủ yếu chỉ là hoạt động gia công biên tập trong
nhà xuất bản.


Xuất bản phẩm: Theo nghĩa thông thường, xuất bản phẩm là sản
phẩm của hoạt động xuất bản. Nói cách khác, xuất bản phẩm là
các tác phẩm sau khi gia công biên tập, qua chế bản, nhân bản để
phát hành tới công chúng.

Xuất bản có một mối quan hệ rất chặt chẽ đối với các lĩnh vực khác
trong xã hội, từ chính trị, kinh tế đến văn hóa.
Đối với lĩnh vực chính trị: Xuất bản là hoạt động sản xuất và truyền
bá các giá trị văn hóa – tư tưởng. Trong xã hội có giai cấp, nó tất yếu
chịu sự rằng buộc và chi phối của hoạt động chính trị. Xuất bản cũng
là công cụ đấu tranh giai cấp trên lĩnh vực tư tưởng. Sự ảnh hưởng của
chính trị đến hoạt động xuất bản biểu hiện ở:
a)

Hệ thống pháp luật, chính sách, chỉ thị của Đảng và nhà nước
quy định phương hướng, quan điểm, nội dung của công tác

b)

xuất bản.
Nhà nước thông qua các công cụ hành chính tổ chức, giám sát
pháp luật, kinh tế để quản lý và điều tiết các hoạt động xuất
bản cụ thể; Lấy quan điểm giai cấp thống trị để đánh giá, lựa
chọn và chỉnh lý các tác phẩm văn hóa tinh thần đưa ra xuất
bản…nhằm bảo vệ chính quyền, bảo về lợi ích giai cấp thống


c)

thị.
Sự biến đổi của đời sống chính trị, thay đổi chế độ chính trị
dẫn đến những ảnh hưởng lay động, sâu xa đối với hoạt động
xuất bản.

Đối với lĩnh vực kinh tế: Nhu cầu phát triển kinh tế quyết định sự ra
đời của hoạt động xuất bản. Sự phát triển của mỗi bước của hoạt động
xuất bản cần gắn liền với những bước phát triển của việc tìm kiếm, sản
7


xuất các vật liệu làm sách và khoa học – công nghệ, nhân bản – in ấn
liên tục đổi mới. Bên cạnh đó, trình độ phát triển của mỗi nền kinh tế
xã hội cũng chi phối quy mô và tốc độ phát triển của hoạt động xuất
bản. Ngược lại, xuất bản cũng tác động trở lại rất mạnh mẽ đối với sự
phát triển của kinh tế trên các mặt lực lượng sản xuất và quan hệ sản
xuất.
Đối với lĩnh vực văn hóa: Mối quan hệ giữa văn hóa và xuất bản là
một mối quan hệ rất quan trọng, chúng tác động qua lại lẫn nhau trên
các mặt của cả hoạt động xuất bản và lĩnh vực văn hóa. Bản chất của
xuất bản là truyền bá văn hóa, lưu giữ các giá trị tinh hoa của dân tộc,
của nhân loại. Những chuẩn mực, nét đẹp, sản phẩm cả về vật chất và
tinh thần do con người sáng tạo ra sẽ được hoạt động xuất bản lưu trữ
thông qua các xuất bản phẩm, sau khi qua chọn lọc và biên tập, được
đem ra phát hành trong thị trường dưới các hình thức xuất bản phẩm
khác nhau, với những gì tinh túy nhất, tốt đẹp nhất đã được sàng lọc
kĩ càng và mang đến cho xã hội nhằm truyền bá và lưu giữ. Bên cạnh

đó, các hoạt động sáng tạo, các hoạt động tác của đời sống văn hóa
cũng tác động lại đối với lĩnh vực xuất bản.

2/ Văn hóa:
“Văn hóa” vốn đã được manh nha từ rất lâu, trong Chu dịch với
định nghĩa từ “văn” với ý văn là của thiên nhiên trời đất, sau là con
người với vẻ đẹp từ đạo đức, tính cách, tri thức và bao gồm cả nét đẹp
từ bên ngoài. Cho đến thời Tây hán, có Lưu Hướng đã lần đầu tiên
ghép hai từ “văn hóa” với ý nghĩa là “văn trị và giáo hóa”.
Đến phương Tây thế kỉ XVIII, “Văn hóa” trở thành một thuật ngữ
được dung trong các ngành học ở châu Âu, và đến thế kỉ XIX là sự
khai sinh đầu tiên với cuốn “Văn hóa nguyên thủy” của E.Tylor. Văn
hóa được đưa vào nghiên cứu như một phần của Khoa học xã hội và
nhân văn.

8


Khái niệm Văn hóa
Văn hóa với nội hàm rộng nhất là tổng thể hệ thống những giá
trị, những chuẩn mực, thói quen, tập quán, quan niệm, những khả
năng, những hoạt động có ý thức, mang tính xã hội và nhân văn, được
sáng tạo, tích lũy nhờ quá trình hoạt động thực tiễn của con người
trong hoàn cảnh nhất định, nhằm thỏa mãn nhu cầu của cuộc sống.
Các yếu tố này được cộng đồng chấp nhận và vận hành trong đời sống
xã hội, được giữ gìn, bổ sung, đổi mới, trao truyền cho thế hệ sau. Văn
hóa thể hiện bản sắc riêng của cộng đồng đó.
-

Văn hóa có bốn chức năng cơ bản, đó là:




Chức năng giáo dục



Chức năng nhận thức



Chức năng thẩm mỹ



Chức năng giải trí.

-

Đặc trưng của văn hóa:


Văn hóa có tính hệ thống: Văn hóa là một tổ chức hữu cơ,
các hiện tượng, sự kiện có quan hệ khăng khít, chi phối và
chế ước lẫn nhau thuộc một nền văn hóa. Nó bao trùm xã
hội và tổ chức xã hội



Văn hóa có tính giá trị: giá trị văn hóa là cái để người ta đạt

tới và trở thành chuẩn mực trong xã hội. Giá trị của văn
hóa được mọi người tin tưởng.



Văn hóa có tính lịch sử: Văn hóa được truyền từ đời này
sang đời khác, mỗi thế hệ đều để lại dấu ấn riêng biệt của
mình vào nền văn hóa chung của dân tộc. Tính lịch sử
được duy trì bằng truyền thống văn hóa. Truyền thống
văn hóa là những giá trị tương đối ổn định, là chuẩn mực

9


xã hội và cố định dưới dạng ngôn ngữ, phong tục tập
quán, nghi lễ, luật pháp, dư luận,…

Nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc:
Nền văn hóa tiên tiến là nền văn hóa của thời đại, ứng với thời
đại mà nó đang cùng tồn tại và phát triển. Nền văn hóa này
mang những đặc điểm, những tính chất của thời đại mới, tiên
tiến hơn, xóa bỏ những hủ tục, những quan niệm sai lầm trong
quá khứ, trong thời kì trước. Nền văn hóa tiên tiến mang trong
mình sự tân tiến, hợp thời đại, phù hợp với các chuẩn mực về
thẩm mỹ, đạo đức… mới, hòa mình vào công cuộc xây dựng
phát triển đất được và hòa nhập vào cộng đồng thế giới.
Nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc có thể hiệu là những tinh
hoa, những giá trị truyền thống quý báu, những giá trị vật chất
và tinh thần vô cùng quý giá của ông cha ta, dân tộc ta gìn giữ
muôn đời nay vẫn được bảo tồn dù cho bao năm tháng có trôi

qua. Đó trở thành một thước đo cho mọi chuẩn mực, trở thành
“tấm thẻ căn cước” để không bị lẫn vào hàng trăm nền văn hóa
khác.
Vậy, nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là nền văn
hóa mà ở đó, ngoài những sự tiên tiến, mang đậm dấu ấn thời
đại, thì cốt lõi của nó vẫn là những bản sắc riêng của dân tộc,
những giá trị văn hóa – tinh thần tồn tại từ ngàn đời nay. Đó là
một nền văn hóa mà cái riêng hòa mình vào cái chung, cái mới
hòa quyện với cái cũ. Nền văn hóa gìn giữ những gì tốt đẹp nhất
của cả quá khứ lẫn hiện tại, cùng gây dựng và phát triển đất
nước.

10


CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG
Như ta đã biết, văn hóa đóng một vai trò rất quan trọng trong
việc phát triển của mỗi quốc gia. Nó đóng vai trò làm nền tảng, định
hướng cho những giá trị tinh hoa của xã hội. Đối với mỗi một dân tộc,
nền văn hóa là kết tinh của toàn bộ những hoạt động sáng tạo và
những giá trị của nhân dân, của dân tộc đó về sản xuất cả về mặt vật
chất và tinh thần, trong thời kì xây dựng và bảo vệ đất nước. Nó là nền
tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu và vừa là động lực cho sự
phát triển.
Để có thể hoàn thành thắng lợi được Nghị quyết Hội nghị lần
thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII Về xây dựng và phát
triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Đảng ta luôn
đặt văn hóa làm mục tiêu quan trọng của xã hội mới, phải làm sao cho
văn hóa thấm nhuần vào đời sống của nhân dân, thấm sâu vào các
hoạt động trong xã hội, và từng thành viên trong cộng đồng, vào mối

quan hệ giữa các thành viên trong cộng đồng ấy.
Chỉ riêng trên lĩnh vực tư tưởng, ta đã có thể thấy rất rõ tầm
quan trọng của văn hóa. Văn hóa và tư tưởng luôn quy định lẫn nhau,
gắn bó hữu cơ và không thể tách rời, mà trong đó, văn hóa tạo cơ sở có
tính quyết định cho tư tưởng và hoạt động tư tưởng. Văn hóa làm nền
tảng cho tưởng, làm cho tư tưởng có cơ sở đứng vững và mang tính
thuyết phục cao. Bởi suy cho cùng, khi xét theo góc độ văn hóa, thì
công tác tư tưởng cũng là một dạng đặc thù của hoạt động văn hóa,
bản thân nó cũng là biểu hiện của văn hóa ở một trình độ nhất định.
Cụ thể hơn:
Văn hóa là giá trị tinh thần của xã hội: Văn hóa mang tính xã hội rất
sâu sắc, nếu chỉ dừng lại ở phạm vi cá nhân thôi thì những giá trị
chưa được cộng động thừa nhận, mà phải được thể hiện ra cho cộng
đồng và được công nhận là một giá trị đích thực. Từ đó được cộng
đồng thừa nhận như một điều tất yếu trong cuộc sống, và từ đó làm
11


theo. Bên cạnh đó, tư tưởng còn là tư cách cốt lõi của văn hóa: Tư tưởng
nằm trong văn hóa như là một thành tố không thể tách rời với văn
hóa. Thành tố này, qua bao thời gian xây dựng và củng cố, từ những
giá trị văn hóa được tìm tòi, khám phá và chọn lọc, cuối cùng chắt lọc
được những tinh hoa tạo thành tư tưởng. Có thể xem, tư tưởng là một
dạng “đỉnh cao” của văn hóa mà nhờ đó, văn hóa từ ảnh hưởng về
nhận thức đã có thể tác động đến cách ứng xử, hoạt động của con
ngường bằng tư tưởng. Chính những hành động, những các ứng xử
ấy đã nhằm thể hiện rất đậm nét hình ảnh văn hóa. Ngoài ra, văn hóa là
mục tiêu cho sự phát triển của xã hội: Bởi văn hóa thấm nhuần, hòa
quyện làm một với con người trong xã hội. Nếu chỉ chăm chút phát
triển kinh tế mà bỏ quên nhiệm vụ phát triển tiến bộ xã hội, nâng cao

giá trị con người thì cũng không đi tới được thắng lợi cuối cùng trong
công cuộc xây dựng đất nước. Trong thời điểm hiện nay, nếu, các hoạt
động tăng trưởng kinh tế cũng phải gắn liền với đời sống của người
dân, chăm lo tới văn hóa và cuộc sống của người dân, đảm bảo cho
nhân dân có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Và, không thể thiếu
một vai trò rất quan trọng, văn hóa là động lực cho sự phát triển: bởi lẽ
văn hóa là sự cô đọng của những giá trị vật chất và tinh thần từ: nhận
thức, trí tuệ, tư tưởng, khoa học, thẩm mỹ….những giá trị ấy kết lại
với nhau và cô đọng trong mỗi cá nhân của xã hội ngay từ lúc được
sinh ra như là một nền tảng vững chắc, được nuôi dưỡng từ trong gia
đình, nhà trường, xã hội, nó tạo nên một sức mạnh vô cùng to lớn.
Chính vì thế mà, nếu không có văn hóa thì sẽ không có được nguồn
sức mạnh lớn lao ấy, không có động lực cho sự phát triển, đi lên của
đất nước.
Nói tóm lại, trong suốt những năm lãnh đạo, Đảng và Hồ Chủ tịch
luôn đánh giá cao vai trò của văn hóa, cố gắng gìn giữ và phát huy
những điều tốt đẹp của nó. Và Xuất bản là một trong những yếu tố để
truyền bá nền văn hóa truyền thống vô cùng quý báu ấy.

12


Trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, thuận theo xu thế
khách quan, đất nước ta mở cửa và hội nhập các mặt của xã hội vào sự
phát triển chung của thế giới. Khi dự báo về tình hình quốc tế trong
những năm đầu của thế kỉ XXI, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ XI đã nêu rõ
“Thế kỉ XXI sẽ tiếp tục có nhiều biến đổi. Khoa học và công nghệ
sẽ có bước tiến nhảy vọt. Kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật
trong quá trình phát triển của lực lượng sản xuất. Toàn cầu hóa kinh

tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia,
xu thế này đang bị một số nước phát triển và các tập đoàn kinh tế tư
bản xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt
tích cực, vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh. Các
mâu thuẫn cơ bản trên thế giới biểu hiện dưới những hình thức và mức
độ khác nhau vẫn tồn tại và phát triển, có mặt sâu sắc hơn.”

I/ Những thuận lợi có được trong lĩnh vực văn hóa thời kì
hội nhập kinh tế quốc tế:
Trước hết, khi nói về thuận lợi. Quá trình hội nhập đã đem lại
những thuận lợi vô cùng to lớn cho các mặt khác nhau của xã hội. Đặc
biệt là trên lĩnh vực văn hóa.
Thứ nhất, về thời cơ, hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo điều kiện vô
cùng thuận lợi cho vấn đề đổi mới tư duy về kinh tế, từ đó tạo ra cơ
hội cho quá trình đổi mới tư duy về văn hóa trong cơ chế thị trường
định hướng XNCN và mở rộng giao lưu văn hóa trong xu thế toàn cầu
hóa. Đây là cơ hội rất lớn để chúng ta xem xét, đánh giá vai trò của
văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội, gắn kết chặt chẽ nhiệm vụ
xây dựng và phát triển văn hóa với nhiệm vụ phát triển kinh tế và xây
dựng Đảng, củng cố hệ thống chính trị. Ta khai thác văn hóa như một
động lực, nguồn lực để phát triển kinh tế xã hội. Đặc biệt là trong thời
kì xuất hiện nền kinh tế thị trường và xã hội thông tin, khoa học –
công nghệ, một thành tự lớn của sáng tạo văn hóa trở thành nguồn lực
13


trực tiếp thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Hội nghị lần thứ 10 của
Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã đẳng định, phát triển
văn hóa gắn liền với phát triển kinh tế và xây dựng Đảng, củng cố hệ
thống chính trị, đảm bảo thực hiện tốt ba lĩnh vực trên là điều kiện

đảm bảo cho sự phát triển bền vững của đất nước.
Nhìn vào tình hình thực tại, ta có thể thấy rất rõ sự giao lưu văn hóa
trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay ở nước ta. Những nền văn hóa Tây
phương, nền văn hóa trong khu vực Châu Á dần tràn vào Việt Nam
trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế như một vấn đề tất yếu không
thể thay đổi. Những suy nghĩ, lối sống, cách ứng xử của các quốc gia
khác nhau trên thế giới được đem về đất nước ta, hòa vào nền văn hóa
riêng của dân tộc, và đã thay đổi không ít đến nhận thức của chúng ta.
Ta có thể rõ sự hội nhập văn hóa này qua lĩnh vực âm nhạc: Hiện nay,
những nhóm nhạc của nước ngoài như Mỹ, Anh, Pháp, Nhật, Hàn…
đổ bộ vào thị trường âm nhạc nước ta gây lên một làn sóng hâm mộ vô
cùng lớn, tác động không nhỏ đến một bộ phận giới trẻ Việt Nam. Bộ
phận thanh niên mà chủ yếu là học sinh, đã tiếp thu những nền văn
hóa ấy và áp dụng lên chính bản thân mình. Những xu hướng trang
phục, màu sắc, kiểu tóc của Hàn Quốc xâm nhập vào Việt Nam và tạo
nên một làn sóng vô cùng mạnh mẽ. Những thanh niên trẻ - bộ phận
có thể dễ dàng tiếp thu những điều mới mẻ - đã nhanh chóng bắt kịp
sự thay đổi của xã hội. Những bộ quần áo hợp thời trang, những kiểu
tóc đẹp đã được đón nhận một cách rất hào hứng. Các bạn trẻ dần biết
cách tự làm đẹp cho chính bản thân mình trong mắt mọi người, thay
đổi hình ảnh của bản thân sao cho phù hợp với cộng đồng, với xã hội.
Người nối tiếp người, những nét đặc sắc trong văn hóa nước bạn, gây
được ấn tượng trong giới trẻ Việt Nam, đã được họ tiếp thu rất nhanh
và tạo nên một hiệu ứng Domino làm thay đổi diện mạo cả một bộ
phận.
Không chỉ riêng về mặt ngoại hình, phong cách sống cũng có một sự
thay đổi nhất định. Nếu ngày xưa, suy nghĩ gia trưởng, cha mẹ đặt
14



đâu con ngồi đấy, hay hình ảnh một cô gái Việt phải nết na thùy mị,
đảm đang công việc gia đình trở thành chuẩn mực trong xã hội, thì
trong giai đoạn hiện nay, với nền văn hóa phương Tây ồ ạt trào vào
nước ta, thì những giá trị, chuẩn mực này cũng dần được thay đổi. Suy
nghĩ gia trưởng dần trở nên ít đi, thay vào đó là sự bình đẳng trong
quan hệ nam nữ, phụ nữ cũng như đàn ông, có thể làm chủ được bản
thân và công việc của mình, đấu tranh cho quyền lợi của họ. Luật
chống chống xâm phạm, chống bạo hành gia đình cũng được lập nên
nhằm thay đổi những suy nghĩ cổ hủ của một bộ phận người xưa,
khiến cho đất nước ta dần tiên tiến hơn trong nhận thức và quan điểm.
Lối sống của Tây phương thoáng hơn nước ta, thoải mái hơn trong
một số vấn đề của cuộc sống, học tập cái hay ấy, xã hội Việt Nam cũng
dần chuyển mình cho phù hợp với quốc tế, xóa bỏ những hủ tục lạc
lậu, thay đổi những suy nghĩ cổ hủ từ lâu đã ăn sâu vào tiềm thức của
người dân, loại bỏ những thành phần mê tín dị đoan gây ảnh hưởng
xấu đến xã hội.
Có thể nói, chính sự hội nhập về văn hóa này đã tạo cho đất nước ta
một diện mạo hiện đại hơn, phù hợp với xu thế chung của thế giới
hơn. Giúp chúng ta có thể dễ dàng tiếp cận với bạn bè năm châu trên
thế giới.
Trong lĩnh vực Xuất bản, sự hội nhập kinh tế quốc tế này cũng đã góp
phần không nhỏ cho bước chuyển mình của Xuất bản trong giai đoạn
hiện nay. Sự đa dạng về văn hóa, sự du nhập của văn hóa đã giúp cho
hoạt động Xuất bản ngày một trở nên năng động hơn, tiên tiến hơn.
Với sự giao lưu kinh tế văn hóa, Xuất bản đã có một sự thay đổi không
nhỏ đến công nghệ với sự tiên tiến về máy móc, trang thiết bị, tạo cho
hoạt động xuất bản trở nên thuận lợi hơn, dễ dàng hơn. Thêm vào đó,
sự giao lưu văn hóa cũng trở thành một đề tài rất nóng hổi, tạo cơ hội
cho Xuất bản tìm hiểu và khai thác.


15


Trước sự phát triển hồ ạt của làn sóng Hàn Quốc, những sách báo,
tranh ảnh, áp phích cũng được tạo ra nhằm đáp ứng được nhu cầu lớn
của xã hội, đặc biệt là ở giới trẻ. Các tờ báo giành cho học sinh, sinh
viên như: Hoa học trò, 2! Sinh viên, Mực tím, Thiên thần nhỏ… liên
tục ra những bài báo về các ca sĩ, diễn viên thần tượng của Hàn Quốc
cũng như các nước khác nhằm đáp ứng thị hiếu của độc giả. Các tờ
báo này cũng đầu tư về mặt hình ảnh với những trang in màu đặc sắc,
những bài báo “hot” đánh vào tâm lý của độc giả, cùng những quà
tặng kèm vô cùng hấp dẫn nhằm thu hút độc giả. Nhìn ở các sạp báo,
ta có thể dễ dàng nhận thấy những tờ báo như “Hoa học trò”, “2! Sinh
viên” luôn có quà tặng kèm là những poster, những thẻ đánh dấu sách
(bookmark) in hình những người nổi tiếng trong và ngoài nước nhằm
thu hút sự chú ý. Không chỉ trên lĩnh vực báo chí, sách cũng không
đứng ngoài cuộc trong quá trình hội nhập văn hóa hiện nay. Những
quyển sách nhằm cung cấp những kiến thức về văn hóa thế giới cũng
dần được đầu tư xuất bản, những quyển sách phân tích, đánh giá về
các hiện tượng văn hóa hiện nay cũng xuất hiện trên các hiệu sách
nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của người đọc. Những quyển sách
“Chicken soup”, “Hạt giống tâm hồn”… mang những mẩu truyện dân
gian, truyện cười cùng những câu danh ngôn của nước ngoài như
Anh, Mỹ.. vào Việt Nam cũng góp một phần không nhỏ trong việc
truyền bá tư tưởng, lối sống, cách suy nghĩ của nước ngoài vào đất
nước.
Sau cái chết của nhà sáng lập thiên tài Steve Jobs – người tạo nên nhãn
hiệu công nghệ “Apple” nổi tiếng, quyển sách tiểu sử của ông cũng đã
được in ra hàng loạt và bày bán trên các sạp báo. Cuốn sách đã mang
đến một góc nhìn về sự tư duy sáng tạo không ngừng nghỉ của con

người, đã phần nào phá vỡ được lối tư duy cũ thiếu sáng tạo của một
bộ phận người dân.
Có thể nói, xuất bản với vai trò thể hiện hình ảnh của văn hóa, truyền
bá văn hóa đã làm rất tốt ở phương diện này. Xuất bản đã cùng với
16


văn hóa đem đến một diện mạo mới, cái nhìn mới cho người dân
trong tình hình hiện nay.
Thứ hai, hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo cho ta có cơ hội để phát
triển giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ, xây dựng và phát triển
nguồn nhân lực con người, đặc biệt là nâng cao trình độ chuyên môn
của đội ngũ những nhà tri thức và nguồn nhân lực chất lượng cao
trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa, góp phần xây
dựng văn minh đô thị và công nghiệp, tạo động lực để hiện đại hóa
văn hóa dân tộc. Hiện đại hóa văn hóa dân tộc trước hết phải được
chuẩn bị hệ thống giáo dục – đào tạo và trong hệ thống giáo dục ngoài
nhà trường để tạo lập môi trường văn hóa lành mạnh cho quá trình
xây dựng con người đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước
và sự biến đổi của tình hình quốc tế.
Trong giai đoạn hiện nay, để tạo được nguồn nhân lực có trình độ cao,
đáp ứng được nhu cầu khát nhân lực có trình độ nhằm tham gia vào
các hoạt động sản xuất, Đảng và nhà nước đã đề ra các nhiệm vụ, các
chính sách nhằm hoàn thiện quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ, đào
tạo lực lượng cán bộ có trình độ cao, cùng với việc nâng cao năng lực
cho đối tượng công nhân, nhân dân lao động của đất nước. Tại Đại hội
Đảng lần thứ XI, đã nêu rõ “Phải đội mới căn bản và toàn diện nền
giáo dục quốc dân, theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa,
dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo
dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt,

song song với việc phát hiện, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài.”
Để thực hiện được nhiệm vụ này, công tác xuất bản cũng đã không
ngừng chuẩn bị những tác phẩm nhằm phục vụ cho việc nâng cao dân
trí, đẩy mạnh chất lượng nguồn nhân lực. Ngay từ trong nhà trường,
các sách giáo khoa, sách tham khảo cũng được đầu tư rất kĩ lưỡng,
trình bày dễ hiểu và gây hứng thú cho học sinh, sinh viên. Sách giáo
khoa cùng sách tham khảo được biên soạn theo chương trình chuẩn và

17


nâng cao, nhằm đảm bảo cho nhu cầu tìm tòi của người đọc, sách luôn
được đổi mới theo hoạt động của Đảng và nhà nước, đáp ứng được
việc thay đổi chương trình học, đổi mới sách giáo khoa nhằm phù hợp
với yêu cầu chung của xã hội. Các quyển sách dạy làm kinh tế, sách
dạy làm khoa học, mẹo vặt, hướng dẫn học tốt… được phổ biến rộng
rãi và đáp ứng rất tốt nhu cầu của người dân .Các sách ngoại văn cũng
dần chiếm lĩnh được thị trường. Theo thời gian, dân trí của đất nước
cũng được cải thiện, cùng với các chính sách hỗ trợ của Đảng và nhà
nước trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hoạt động Xuất
bản như một cánh tay đắc lực hỗ trợ cho Đảng trong nhiệm vụ rất
quan trọng này.
Thứ ba, hội nhập kinh tế quốc tế góp phần tăng trưởng kinh tế,
tạo điều kiện để xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại cho sự
nghiệp phát triển văn háo dân tộc. Hiện nay, các khu vui chơi giải trí,
văn hóa thể thao được nâng cấp, tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu học
tập, thưởng thức văn hóa, nghệ thuật của nhân dân ngày càng cao.
Các thư viện cũng được sửa chữa, làm mới cùng với việc nhập thêm
nhiều đầu sách nhằm hỗ trợ thuận tiện cho việc tìm đọc của người
dân, từ đó cải thiện được nhu cầu đọc sách của con người trong xã hội

hiện đại.
Thứ tư, hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra cơ hội để mở rộng xuất
nhập khẩu văn hóa phẩm, mở rộng hợp tác quốc tế về văn hóa, góp
phần nâng cao trình độ dân trí, đáp ứng nhu cầu về văn hóa tinh thần
ngày càng cao của nhân dân du nhập các loại hình văn hóa, nghệ
thuật, giải trí. Đồng thời, cũng chuyển giao vốn công nghệ, cùng văn
hóa, thúc đẩy quá trình dân chủ hóa về thông tin toàn cầu, kích thích
năng lực sáng tạo của nền văn hóa dân tộc.
Chính điều này cũng đã được thể hiện rất rõ trong sự ảnh hưởng của
đời sống văn hóa đến hoạt động xuất bản: hoạt động sáng tác của các
nhà văn, nghệ sĩ, nhà khoa học tạo ra nhiều tác phẩm văn hóa, khoa

18


học đã dùng chính văn hóa để làm nguồn đề tài, là vật liệu đầu vào
quyết định sự phát triển của hoạt động xuất bản. Bởi xuất bản chính là
sự lựa chọn, gia công các tác phẩm có sẵn cho việc truyền bá xã hội.
Do sự giao lưu tiếp kiến văn hóa, một khối lượng lớn các giá trị vật
chất và tinh thần của văn hóa các nước trên thế giới xâm nhập vào Việt
Nam, đã tạo nên nguồn cảm hứng cùng việc tạo ra một kho đề tài
khổng lồ cho việc sáng tác của các văn, nghệ sĩ. Những tác phẩm dồi
dào được tạo nên, qua quá trình gia công biên tập của Xuất bản, được
đem ra tuyên truyền, giới thiệu, quảng cáo ngoài xã hội nhằm truyền
bá những tư tưởng, hướng dẫn dư luận, lèo lái dư luận theo những
hướng đi đúng và cung cấp đầy đủ tri thức cho cuộc sống. Văn hóa
hiện nay đã tác động rất mạnh mẽ đến mạch cảm xúc của chủ thể sáng
tác, khiến cho chủ thể tiếp nhận ngày càng nhận được nhiều những
sản phẩm có giá trị, tạo cho cuộc sống ngày càng năng động và hiện
đại hơn. Thêm vào đó, do sự đào tạo có bài bản, cùng việc tìm và

khám phá ra các tài năng, những cây bút trẻ, những nhà biên tập trẻ
cũng dần xuất hiện và đóng góp những cái nhìn rất tươi mới đối với
hoạt động văn hóa cũng như hoạt động xuất bản. Những cây bút trẻ
như Cát Tường, Gào, Phan Hồn Nhiên…dần chiếm được cảm tình của
độc giả qua những bài viết, truyện ngắn… của mình như “Mail lạ” –
Cát Tường, “Nhật ký son môi” – Gào, “Mắt bão”, “Những đôi mắt
lạnh” – Phan Hồn Nhiên... Cũng không khó để nhận ra văn phong của
những cây bút trẻ hiện nay đậm hơi thở của thời đại với những lối suy
nghĩ thoải mái hơn, Tây phương hơn, hợp với hiện đại hơn, phù hợp
với thị hiếu của độc giả hơn. Và cũng chính việc nở rộ của những cây
bút trẻ thế này mà đời sống tinh thần của người dân ngày càng được
giàu đẹp hơn, màu mỡ hơn.
Nói tóm lại, để xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc, hoạt động Xuất bản đang rất cố gắng đổi mới chính mình,
tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại và sáng tạo nên những cách
thức riêng cho chính mình nhằm phù hợp với xã hội Việt Nam. Qua

19


những thuận lợi vừa nêu trên, ta đã có thể thấy được Xuất bản đã và
đang rất nỗ lực để làm tốt vai trò xây dựng một nền “văn hóa tiên
tiến”, phù hợp với thời đại, với xu thế chung của thế giới. Những
đóng góp của hoạt động xuất bản trong việc truyền bá, phân phối
những giá trị văn hóa mới hiện đại vào dân chúng, góp phần nâng cao
dân trí, cung cấp tri thức, góp phần tạo điệu kiện thuận lợi cho đất
nước trong công cuộc CNH – HĐH, hội nhập vào nền kinh tế quốc tế.
Bởi lẽ, văn hóa chính là cầu nối giữa dân tộc này và dân tộc khác, và
Xuất bản chính là người xây chiếc cầu ấy một cách vững chãi và tốt
đẹp nhất.


II/ Những khó khăn đang tồn tại trong lĩnh vực văn hóa
thời gian hiện nay:
Cùng với quá trình mở cửa, phát triển kinh tế thị trường, định
hướng XHCN, toàn cầu hoá kinh tế được Đảng nhận định là xu thế
khách quan, một mặt, như trên đã nói, nó tạo ra những điều kiện cho
ta cơ hội để hội nhập quốc tế, thực hiện bước “đi tắt đón đầu”, đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Mặt khác, nó cũng chứa
đựng những nguy cơ khó lường, đe doạ độc lập tự chủ và sự phát
triển đất nước. Và vấn đề văn hóa cũng không nằm ngoài những nguy
cơ ấy.
Trong quá trình hội nhập, chúng ta cũng đã vấp phải không ít
những khó khăn, gây ảnh hưởng không hề nhỏ trong vấn đề xây dựng
và củng cố đất nước. Trước diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ, kẻ thù
đã lợi dụng sự bất đồng về ngôn ngữ và văn hóa giữa các dân tộc ở
các vùng miền khác nhau trên đất nước ta làm công cụ để chia rẽ tình
đoàn kết giữa các dân tộc anh em Việt Nam. Chúng lợi dụng sự thiếu
hiểu biết, trình độ văn hóa kém nhằm kích động, gây nhiễu loạn tinh
thần của đồng bào dân tộc miền núi, như sự việc người dân Tây
Nguyên gây rối đã làm cho Đảng và nhà nước đã mất thời gian tìm
20


hiểu và giải quyết. Đối với lĩnh vực văn hóa cũng tồn tại rất nhiền
những vấn đề gây khó khăn cho xã hội hiện hiện nay. Đó là:
Thứ nhất, sự hội nhập làm cho vấn đề “nhiễu văn hóa” xảy ra
mạnh hơn; nó tạo ra sự chệch hướng về phát triển văn hóa. Mục tiêu
xây dựng nền văn hóa Việt Nam trong thời kì đổi mới là xây dựng nền
văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nhưng mục tiêu này đang
bị cản trở do tính thương mại của hoạt động văn hóa đang diễn ra một

cách xô bồ, hỗn loạn, không chỉ dừng lại ở suy thoái lối sống và đạo
đứng xã hội ở một bộ phận không nhỏ, mà còn có nguy cơ làm biến
dạng cả mục tiêu, lý tưởng chính trị định hướng, vi phạm các nguyên
tắc và chuẩn mực xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc. Sự du nhập tràn lan và hỗn loạn các sản phẩm văn hóa độc hại của
nước ngoài, đặc biệt là chủ nghĩa đế quốc trong văn hóa tác động vào
có thể làm cho văn hóa nước ta suy yếu và lệ thuộc.
Trong giai đoạn hiện nay, ta có thể thấy rất rõ sự suy đồi đạo đức ở
một bộ phận giới trẻ. Nếu việc du nhập văn hóa nước ngoài đã làm
cho đất nước ta mang một diện mạo mới, hiện đại với những suy nghĩ,
lối sống, cách ăn mặc tiên tiến thì bên cạnh đó, vẫn tồn lại rất nhiều
mặt trái. Do thiếu sự chọn lọc trong việc lựa chọn văn hóa phù hợp với
truyền thống, phù hợp với những giá trị chân – thiện – mỹ đã tồn tại
từ hàng nghìn năm nay của dân tộc ta, một bộ phận giới trẻ hiện nay
vì quá đam mê những bộ phim ảnh, âm nhạc của nước ngoài mà đã
dần chạy theo thị hiếu một cách vô thức, dần dần xa rời gia đình, xa
rời tập thể, chạy theo những giá trị “ảo” không hề tồn tại, đam mê vào
những thứ xa rời hiện thực, từ đó dần lấn sâu hơn vào nó đến mức
không thể rút ra được.
Hiện nay, khi văn hóa Hàn Quốc du nhập vào nước ta một cách ồ ạt
đo đáp ứng được thị hiếu “no con mắt” của dân chúng qua những
gương mặt, ca sĩ, diễn viên ăn mặc đẹp, và ngoại hình bắt mắt; không
ít những bạn trẻ đã xây dựng nên cho mình một lối suy nghĩ rất thiển

21


cận, rằng phải nhất nhất làm theo thần tượng, chạy theo những cách
ăn mặc của thần tượng cùng những ước mơ rất viển vông về cung cách
sống của người nổi tiếng. Các bạn trẻ hiện nay không ít người sẵn

sàng nhịn ăn, nhịn mặc, nói dối bố mẹ để có tiền mua các sản phẩm
của thần tượng, kiếm được tấm vé để đi xem buổi ca nhạc có thần
tượng biểu diễn. Thay vì đầu tư cho việc học hành, họ lại dành rất
nhiều thời gian để đọc tạp chí về các ca sĩ diễn viên nổi tiếng, sẵn sàng
học thuộc lòng tiểu sử của thần tượng trong khi không thuộc được
nửa chữ lịch sử Việt Nam. Chưa kể còn có một số bạn trẻ hiện nay sẵn
sàng chê bai những điểm yếu kém của đất nước mình và tôn vinh vô
điều kiện những đất nước khác. Cách đây một thời gian không xa,
chuyên mục “Câu chuyện văn hóa” của VTV phát sóng vào ngày
09/06/2012 đã đề cập đến “Văn hóa thần tượng” trong giới trẻ Việt
Nam hiện nay. Chuyên mục đã chỉ ra rất rõ những hành động nông
nổi, bồng bột, thiếu suy nghĩ của một số thanh thiếu niên đối với thần
tượng với những hành động quá khích và có phần mang tính “sùng
bái”. “Câu chuyện văn hóa” đã đem đến một hồi chuông báo động
cho những hành động thiếu văn hóa của một một bộ phận giới trẻ
trong cuộc sống hiện nay. Bên cạnh đó, vì lợi ích kinh tế, không ít
những doanh nghiệp đã bỏ qua những giá trị đạo đức mà đẩy ngọn
lửa cuồng nhiệt của thanh thiếu nên lên mức cao, tạo cơ hội để những
doanh nghiệp đó có thể tiêu thụ sản phẩm của họ với số lượng lớn
nhằm tăng doanh thu. Họ sử dụng những chiêu bài khơi gợi, kích
thích sự ham muốn của giới trẻ, đánh vào tâm lý của dân chúng để đạt
được mục đích của mình. Một số doanh nghiệp buôn bán đã không
lên tiếng nói nên sự thật, mà thay vào đó là đánh vào tâm lý “thích
dùng hàng ngoại” của một bộ phận dân chúng nhằm tiêu thụ những
sản phẩm tuy gán mác nước ngoài nhưng lại là những sản phẩm lỗi và
kém chất lượng, hoặc nếu không cũng là những sản phẩm với giá
thành quá cao so với mức sống của người dân. Trong thời gian hiện
nay, có rất nhiều bài báo đã lên tiếng về những công ty thiếu nhận
thức về đạo đức văn hóa, đã buôn bán, tung ra thị trường những sản
22



phẩm xuất xứ từ nước ngoài và mang trong mình những chất vô cùng
độc hại, gây ảnh ưởng nghiêm trọng đến cơ thể con người chỉ để thỏa
mãn nguồn lợi cá nhân. Có thể nói, sự du nhập văn hóa đã mang đến
không ít những hệ lụy xấu, ảnh hưởng không nhỏ đến lối suy nghĩ của
người dân hiện nay, nhất là đối với những chủ nhân tương lai của đất
nước.
Thứ hai, sự phân hóa xã hội trên lĩnh vực văn hóa diễn ra mạnh
mẽ cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đời sống văn hóa của
các vùng nông thôn, miền núi, đời sống văn hóa của những nhóm xã
hội nghèo so với các vùng đô thị, các loại hình nghề nghiệp có thu
nhập cao khoảng các ngày càng xa. Đặc biệt là đời sống văn hóa của
công nhân, của nông dân, nhất là ở những vùng dân tộc thiểu số và
miền núi sẽ ngày càng gặp nhiều khó khăn trước quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế. Sự phân hóa giàu nghèo, phân biệt về văn hóa đặc
trưng giữa các vùng miền cũng vì thế mà ngày càng tăng cao.
Thứ ba, sự suy thoái về lối sống, về đạo đức xã hội có nguy cơ
ngày càng gia tăng, nhất là sự sa sút về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống và nếp sống ở một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân; mức
độ trầm trọng của tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, của các tệ nạn
xã hội và các tiêu cực xã hội khác. Đây là một trong những nguyên
nhân dẫn đến sự mất ổn định, thậm chí đe dọa sự tồn tại chế độ chính
trị - xã hội.
Trong thời gian hiện nay, những tệ nạn vẫn xảy ra trong các cơ quan ở
một bộ phận cán bộ, nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói
“Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, Chính phủ giải thích cho
dân chúng hiểu rõ và thi hành, đồng thời đem tình hình của dân chúng báo
cáo cho Đảng, Chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng”. Như vậy, cán
bộ là cái cầu nối quan trọng không thể thiếu được giữa Đảng, Chính

phủ và dân chúng. Những người cán bộ “Xa nhân dân, Khinh nhân dân,
Sợ nhân dân, Không tin cậy nhân dân, Không hiểu biết nhân dân, Không yêu

23


thương nhân dân” sẽ dần trở nên quan liêu, thiếu công bằng, thiếu
minh bạch trong công việc. Những cán bộ này sẽ hành động thiếu
công minh, gây ra những sai lầm, thiếu sót trong việc phục vụ và
chăm lo cho đời sống nhân dân. Dần dần, nhân dân với đời sống
không được đảm bảo sẽ trở nên xa rời Đảng và nhà nước, mất lòng tin
vào chính quyền, từ đó sẽ không đi theo sự lãnh đạo của Đảng và nhà
nước nữa. Trong tình hình hiện nay, vẫn còn xuất hiện một số những
người cán bộ thiếu sót rất lớn về mặt đạo đức như vậy, và đã gây ra
không ít khó khăn cho nhân dân.
Thứ tư, nhận thức về văn hóa vẫn còn có những thiếu sót, đặc
biệt diễn ra trong giới trẻ hiện nay. Như đã nêu ở trên, một số bộ phận
giới trẻ hiện nay trở nên xa rời với văn hóa truyền thống, với tinh hoa
gốc rễ của dân tộc. Do sự du nhập quá mạnh mẽ của văn hóa ngoại
quốc, một bộ phận dân chúng có hành động cổ súy cho những giá trị
văn hóa của dân tộc khác, làm theo một cách thiếu suy nghĩ và không
hề có sự chọn lọc. Những hành động thiếu hiểu biết như vậy đã làm
cho nền văn hóa truyền thống của Việt Nam ngày một bị mai một đi,
bị thay thế bởi những giá trị Tây phương vốn dĩ không phải lúc nào
cũng phù hợp với nền văn hóa phương Đông. Ăn theo Tây, nói theo
Tây, không ít những con người trẻ tuổi hiện nay đã hình thành tư
tưởng sính ngoại một cách thái quá, thiếu đi những chuẩn mực đạo
đức vốn có của người Việt Nam ta. Có những bạn trẻ kiên quyết
không nghe nhạc của dân tộc, không xem phim của dân tộc, không sử
dụng sản phẩm do người Việt làm ra với rất nhiều các lý do khác

nhau. Thay vì tìm cách thay đổi, cải thiện những thiếu sót đang tồn
đọng của đất nước, các bạn trẻ lại đua nhau chạy theo thị hiếu của
người khác, đua theo phong trào, cổ vũ cho các hình ảnh ngoại lai
không phù hợp với thuần phong mỹ tục của người Việt Nam.
Theo thời gian, từ việc không thích, các bạn sẽ dần để những giá trị
tinh túy truyền thống ấy đi vào quên lãng, và dần dần sẽ mất đi bản
sắc riêng của dân tộc. Khi mà văn hóa vốn được xem như một “tấm
24


thẻ căn cước” để phân biệt giữa quốc gia này và quốc gia khác, thì nền
văn hóa lai căng, thiếu bản sắc riêng mà một bộ phận các bạn trẻ đang
chạy theo sẽ dần khiến cho chúng ta bị mờ nhạt và chìm trong những
nền văn hóa đa dạng khác.

25


×