TIỂU LUẬN
Môn:
CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI BẠO LỰC GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY
Sinh viên:
Lớp: Cao học PR
Hà Nội, tháng 7/2014
MỞ ĐẦU
Bạo hành gia đình hay bạo lực gia đình là thuật ngữ dùng để chỉ
các hành vi bạo lực giữa các thành viên trong cùng một gia đình. Hành vi
bạo lực thường thấy nhất là giữa vợ và chồng nhưng bạo lực giữa cha mẹ
với con cái hay ông bà, anh em ruột với nhau hoặc giữa mẹ chồng và con
dâu cũng có xảy ra và được xếp vào nhóm các hành vi này. Nạn nhân của
bạo lực thân thể thường là phụ nữ- vợ hoặc mẹ của đối tượng, với nam giới
họ là nạn nhân của bạo lực tinh thần nhiều hơn.Bạo lực gia đình xảy ra ở
mọi quốc gia, nền văn hóa, tôn giáo không ngoại lệ giàu nghèo và trình độ
học vấn cao hay thấp.
Theo Luật Phòng chống bạo lực gia đình, đây là hành vi cố ý của
thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất,
tinh thần, kinh tế đối với các thành viên khác trong gia đình. Nạn nhân của
bạo lực thân thể thường là phụ nữ, còn nam giới thường là nạn nhân của
bạo lực tinh thần.
Nạn bạo hành trong gia đình diễn ra đều khắp ở cả nông thôn và
thành thị. Tuy nhiên nếu ở nông thôn tình trạng bạo hành gia đình diễn ra
thường xuyên với mức độ dễ thấy là cha, mẹ đánh đập, chửi mắng, miệt thị
con công khai thì trái lại, ở thành thị, nạn bạo hành gia đình diễn ra âm
thầm, kín đáo. Nhất là trong gia đình trí thức thì điều này càng khó nhận
biết, vì họ thường sống hết sức hình thức, che đậy bằng một hình ảnh gia
đình hạnh phúc, đầm ấm. Nạn bạo hành ở gia đình trí thức phần lớn là
những nguyên do như không vâng lời, nhận thức kém, điểm thấp, thi
trượt… họ miệt thị, cho rằng trẻ là một người thất bại, bỏ đi, là kẻ làm xấu
hổ gia đình… Từ suy nghĩ chuyện cha mẹ cãi nhau, đánh con cái là chuyện
nội bộ gia đình đã hình thành một thói quen có hại.Nhận thức sai lầm
“thương cho roi cho vọt”, nhiều cha mẹ đã làm nhiều trẻ bị tổn thương
nghiêm trọng.Nhiều trường hợp bạo hành bị giấu giếm, hoặc phủ nhận.
2
Hơn nữa, hầu hết các vụ bạo hành gia đình khi bị đưa ra ánh sáng, và bị
pháp luật trừng trị chỉ ở mức độ truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý
gây thương tích. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến nạn bạo hành
không suy giảm mà còn tăng lên.
Trước tình hình cấp bách về bạo lực gia đình ngày càng gia tăng
trong xã hội hiện đại, em chọn đề tài “Công tác xã hội với bạo lực gia
đình ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài tiểu luận.
3
NỘI DUNG
Hàng ngày, trên các phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta nghe,
thấy không ít các trường hợp bệnh nhân nhập viện vì chấn thương do các
tác nhân bạo lực gia đình gây ra, có những trường hợp rất man rợ và đáng
thương tâm. Nhiều vụ ly hôn ra toà là nguyên nhân của nạn bạo lực gia
đình. Phụ nữ là những đối tượng nhạy cảm, vì vậy, các triệu chứng trầm
cảm, stress mạnh, nguy hại hơn là sự suy giảm thần kinh đã trở thành bệnh
là những di hậu của nạn bạo hành gia đình. Không chỉ thế, người phụ nữ
còn là đối tượng hứng chịu những tổn hại về sinh lý dưới tác động của hành
vi bạo lực về tình dục.
Trong những năm gần đây, nạn bạo lực gia đình vẫn chưa được ngăn
chặn, không nói là có dấu hiệu gia tăng. Một mặt của vấn đề này là do
phong tục truyền thống, một bộ phận người Việt Nam chúng ta vẫn coi đây
là vấn đề riêng tư, mang tính chất gia đình thuần túy, người phụ nữ chịu tác
động của nạn bao hành vẫn còn đơn độc. Mặt khác, công tác tuyên truyền,
phổ biến, giáo dục về hành vi bạo lực gia đình, sự tham gia của cộng đồng
cho vấn đề xã hội này còn hạn chế, chưa thật sự đi vào chiều sâu, chưa
thường xuyên; lực lượng tham gia công tác này còn thiếu về số lượng, chưa
được đảm bảo an toàn trước những tác nhân có hành vi bạo lực gia đình
nguy hiểm.
Để ngày càng giảm thiểu thấp nhất nạn bạo lực gia đình, đảm bảo an
sinh xã hội, cả cộng động cần phải chung tay giải quyết, xem và nhận thức
được rằng đây là vấn đề xã hội cần được quan tâm. Cùng với sự vào cuộc
của các cơ quan chức năng, chính quyền, đoàn thể, hội, đặc biệt Hội phụ
nữ; của các chương trình, chính sách của Đảng, Nhà nước, của hệ thống
Luật phòng, chống bạo lực gia đình, Nghị định quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình; của công tác
tuyên truyền, giáo dục xã hội, thì tác nhân gây bạo lực gia đình cần được
4
giáo dục và đi đến nhận thức được rằng nạn bạo hành gia đình là vấn đề
mang tính xã hội, đã có sự can thiệp của các cấp chính quyền, và đó là hành
vi phi nhân bản, xa rời mục tiêu phát triển con người trong xã hội hiện đại.
Riêng đối với cá nhân là nạn nhân bạo lực gia đình cần phải thẳng thắn
nhìn nhận vấn đề, chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng, với các
lực lượng, đoàn thể xã hội để giải quyết vấn nạn xã hội này.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ
nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”. Vì vậy,
mỗi cá nhân và cả cộng đồng hãy góp sức hạn chế, đẩy lùi nạn bạo lực gia
đình đối với phụ nữ nói riêng, bạo lực gia đình nói chung, góp phần xây
dựng xã hội ngày càng tươi đẹp, văn minh.
I. Một số vấn đề về nạn bạo lực gia đình
Nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại Việt Nam
năm 2010 thu thập thông tin chi tiết về tỷ lệ bạo lực, tần suất, những yếu tố
nguy cơ và hậu quả của bạo lực gia đình đối với phụ nữ. Đây là nghiên cứu
đầu tiên trên phạm vi toàn quốc cũng như 6 vùng kinh tế xã hội. Ngoài ra
nghiên cứu còn đánh giá các chiến lược đối phó, nhận thức về bạo lực gia
đình đối với phụ nữ và kiến thức của phụ nữ về quyền pháp lý của họ.Kết
quả của nghiên cứu này tạo điều kiện cho các cơ quan Chính phủ và các tổ
chức xã hội dân sự nâng cao nhận thức và xây dựng những chính sách và
chương trình nhằm ngăn ngừa và giải quyết vấn đề về bạo lực gia đình đối
với phụ nữ một cách hiệu quả hơn.
1. Bạo lực đối với phụ nữ do chồng gây ra
Tại Việt Nam, 99% phụ nữ từng có bạn tình đều thuộc nhóm những
phụ nữ "từng kết hôn" và chỉ có 1% cho biết có hình thức bạn tình khác
(hẹn hò/sống chung như vợ chồng). 1% này được đưa chung vào kết quả
của báo cáo, để thuận tiện cho việc sử dụng thuật ngữ "đã từng kết hôn" và
"chồng" để chỉ tất cả phụ nữ có bạn tình trong nghiên cứu.
5
Bạo lực thể xác
Có 32% phụ nữ từng kết hôn cho biết họ đã phải chịu bạo lực thể xác
trong đời và 6% đã từng trải qua trong vòng 12 tháng trở lại đây. Kết quả
nghiên cứu cho thấy bạo lực thể xác – được đo lường bởi tỷ lệ bạo lực hiện
tại – bắt đầu sớm trong mối quan hệ và giảm dần theo độ tuổi. Có sự khác
biệt giữa các khu vực và trình độ học vấn và với phụ nữ có trình độ học vấn
thấp hơn thì tỷ lệ bị bạo lực thể xác cao hơn so với phụ nữ có trình độ học
vấn cao hơn và trong số những phụ nữ bị bạo lực cao hơn thì mức độ
nghiêm trọng của những hành vi bạo lực cũng cao hơn. Trong số những
phụ nữ đã từng mang thai, tỷ lệ bị bạo lực thể xác trong ít nhất một lần
mang thai là 5% và tỷ lệ bị bạo lực khi đang mang thai cao nhất ở những
phụ nữ chưa từng đến trường.
Bạo lực tình dục
Phụ nữ gặp khó khăn hơn khi tiết lộ những trải nghiệm bạo lực tình
dục so với những trải nghiệm bạo lực thể xác.Tương tự như vậy, việc nói
về bạo lực tình dục trong hôn nhân được xem như một chủ đề không phù
hợp. Tuy nhiên, trong các phỏng vấn có 10% phụ nữ từng kết hôn cho biết
họ đã từng bị bạo lực tình dục trong đời và 4% trong 12 tháng qua. Đáng
chú ý là bạo lực tình dục hiện tại không thay đổi nhiều ở những nhóm tuổi
khác nhau (tới 50 tuổi) và trình độ học vấn của phụ nữ.
Bạo lực tinh thần và kinh tế
Bạo lực tinh thần và kinh tế cũng không kém phần quan trọng so với
bạo lực tình dục và thể xác và thường ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn bạo
lực tình dục và thể xác. Kết quả chỉ ra rằng tỷ lệ bị bạo lực tinh thần rất
cao: 54% phụ nữ cho biết đã phải chịu bạo lực tinh thần trong đời và 25%
cho biết đã bị bạo lực tinh thần trong 12 tháng qua. Tỷ lệ bị bạo lực về kinh
tế trong đời là 9%.
Kết hợp bạo lực thể xác, tình dục và tinh thần
Tỷ lệ bạo lực thể xác và tình dục là chỉ tiêu quan trọng về bạo lực do
chồng gây ra và được sử dụng để so sánh quốc tế. Các chỉ tiêu về tỷ lệ bạo
6
lực hiện tại và trong cuộc đời tương ứng là 9% và 34%. Tỷ lệ bạo lực trong
cuộc đời khác nhau theo vùng và giữa các nhóm dân tộc và thay đổi từ 8%
đến 38%.
Khi kết hợp ba loại bạo lực chính: thể xác, tình dục và tinh thần do
chồng gây ra đã có hơn nửa phụ nữ (58%) trả lời từng bị ít nhất một trong
ba loại bạo lực này trong cuộc đời. Tỷ lệ này trong 12 tháng qua là 27%.
2. Bạo lực đối với phụ nữ do đối tượng khác không phải là chồng
gây ra
Bạo lực thể xác đối với phụ nữ sau tuổi 15
Khoảng 10% phụ nữ cho biết đã từng bị bạo lực thể xác bởi một
người khác không phải là chồng kể từ khi 15 tuổi, tuy nhiên có sự khác biệt
khá lớn giữa các vùng với khoảng dao động từ 3% đến 12%. Người gây
bạo lực chủ yếu là các thành viên trong gia đình (65% phụ nữ bị bạo lực là
do thành viên trong gia đình gây ra).
Bạo lực tình dục đối với phụ nữ sau tuổi 15
Khoảng 2% tổng số phụ nữ cho biết bị bạo lực tình dục kể từ sau 15
tuổi.Hầu hết phụ nữ cho biết rằng người gây bạo lực là người lạ và bạn trai
và hiếm khi là các thành viên gia đình.
Lạm dụng tình dục trước tuổi 15
Khoảng 3% tổng số phụ nữ cho biết bị lạm dụng tình dục trước khi
đến tuổi 15.Hầu hết phụ nữ nói rằng người lạm dụng là người lạ và một số
trường hợp là thành viên gia đình và "người khác".
Khi so sánh bạo lực do chồng gây ra và bạo lực không phải do chồng
gây ra, thì điều có thể thấy rõ là phụ nữ tại Việt Nam có khả năng bị bạo
lực do chồng cao gấp ba lần so với bạo lực do một người khác gây ra.
3. Hậu quả của bạo lực đối với phụ nữ
Thương tích do bạo lực:
Trong khảo sát, 26% phụ nữ từng bị chồng gây bạo lực thể xác hoặc
tình dục cho biết đã bị thương tích do hậu quả trực tiếp từ hành vi bạo lực.
7
Trong số này, 60% cho biết họ bị thương tích hai lần trở lên và 17% bị
thương tích 5 lần trở lên.
Mối liên hệ giữa bạo lực thể xác hoặc tình dục với hậu quả về sức khỏe
Tất cả phụ nữ trong khảo sát đã trả lời một số câu hỏi về sức khỏe
chung, sức khỏe tâm thần và sức khỏe sinh sản. Trong phần phân tích tình
trạng sức khỏe, những hậu quả này được so sánh giữa những phụ nữ từng
bị bạo lực thể xác hoặc tình dục với những phụ nữ chưa bao giờ bị bạo lực
thể xác hoặc tình dục. Phụ nữ bị bạo lực do chồng gây ra thường trả lời là
tình trạng sức khỏe của họ là "kém" hoặc "rất kém" nhiều hơn. Họ cũng
gặp phải nhiều hơn những vấn đề về đi lại hoặc thực hiện những hoạt động
thường ngày, bị đau và mất trí nhớ, căng thẳng tinh thần và suy nghĩ tiêu
cực, sảy thai, nạo thai và thai chết lưu. Phụ nữ có con từ 6 đến 11 tuổi từng
bị bạo lực do chồng gây ra cho biết con cái họ cũng có những vấn đề về
hành vi (như ác mộng, đái dầm, hành vi hung hăng và kết quả học tập kém)
so với những phụ nữ không bị bạo lực do chồng gây ra.
4. Bạo lực đối với trẻ em, khía cạnh liên thế hệ của bạo lực
Có khoảng 1/4 phụ nữ có con dưới 15 tuổi cho biết con của mình đã
từng bị bạo lực về thể xác do chồng gây ra. Hình thức bạo lực thể xác trẻ
em phổ biến thường là tát, xô, đẩy trẻ. Khảo sát cũng cho thấy bạo lực đối
với trẻ em có mối liên hệ chặt chẽ với bạo lực đối với phụ nữ do cùng một
đối tượng gây ra. Phụ nữ có chồng bạo hành có nguy cơ trả lời rằng con
của mình cũng bị đánh đập cao gấp hai lần và thậm chí là cao hơn nếu
người chồng bạo hành vợ nghiêm trọng. Hơn nữa, số phụ nữ bị chồng gây
bạo lực thể xác cũng cho biết con cái họ đã từng chứng kiến ít nhất một lần
cảnh bạo lực này. Phụ nữ từng bị bạo lực do chồng gây ra có nguy cơ mẹ
mình cũng từng bị cha đánh đập cao gấp hai lần so với những phụ nữ khác.
Nguy cơ này tăng gấp ba lần nếu họ có mẹ chồng bị bố chồng đánh hoặc
bản thân chồng cũng bị đánh đập khi còn nhỏ. Trải nghiệm thơ ấu của
người chồng là một yếu tố nguy cơ quan trọng dẫn tới việc anh ta trở thành
người gây bạo lực trong đời sống sau này.
8
5. Chiến lược đối phó của phụ nữ và phản ứng đối với bạo lực
Một nửa số phụ nữ từng bị chồng gây bạo lực chưa từng nói với bất
cứ ai về vấn đề mà mình phải hứng chịu cho tới khi được phỏng vấn.Nếu
họ đã từng nói điều này với ai đó thì thường là thành viên trong gia
đình.Nhiều phụ nữ nghĩ bạo lực trong quan hệ vợ chồng là chuyện "bình
thường" và rằng phụ nữ phải làm quen và chịu đựng những gì đang diễn ra
vì hạnh phúc gia đình.
Hầu hết phụ nữ bị bạo lực (87%) chưa bao giờ tìm kiếm sự hỗ trợ từ
các dịch vụ chính thống hoặc từ những người có thẩm quyền.Nếu họ có tìm
kiếm sự hỗ trợ thì cũng là khi bạo lực đã nghiêm trọng và người họ thường
tìm đến là lãnh đạo địa phương.Khoảng 1/5 số phụ nữ bị bạo lực đã từng
rời khỏi nhà ít nhất là một đêm.Thực tế gần như không có một lựa chọn nào
cho phụ nữ đi đâu và người phụ nữ thường quay về nhà vì gia đình. Trong
khảo sát khoảng 60% phụ nữ từng bị bạo lực thể xác và tình dục do chồng
gây ra nói rằng họ có nghe về Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Tuy
nhiên, phỏng vấn định tính cho thấy phụ nữ không nắm được chi tiết luật
và ngay cả các cấp chính quyền địa phương cũng không nắm được Luật
Phòng, chống bạo lực gia đình.
6. Kết luận và khuyến nghị
Kết quả nghiên cứu cho thấy bạo lực gia đình đối với phụ nữ là
tương đối phổ biến, đặc biệt là bạo lực tinh thần và những tác động
nghiêm trọng của bạo lực đối với trẻ em và phụ nữ.Bạo lực đã được bình
thường hóa, người phụ nữ đã phải chịu đựng và chấp nhận bạo lực và phải
giữ im lặng về những điều mà họ đang phải hứng chịu.Đây thật sự là một
vấn đề xã hội cần được nhìn nhận đúng bản chất. Báo cáo cũng cho thấy
tính cấp bách của việc phá vỡ sự im lặng, nâng cao nhận thức của người
dân về phạm vi của vấn đề và quan điểm rằng bạo lực đối với phụ nữ và
bạo lực gia đình là không thể chấp nhận được, đồng thời cần có những
hành động cấp bách để ngăn ngừa và đối phó với vấn đề bạo lực đối với
9
phụ nữ. Bước tiếp theo phụ thuộc vào hành động của các cơ quan Chính
phủ, các tổ chức phụ nữ, phương tiện truyền thông, các nhà nghiên cứu,
những người làm công tác giáo dục, cộng đồng và tất cả mọi người hoạt
động trong lĩnh vực này.
II. Một số giải pháp để ngăn chặn hiện tượng bạo lực gia đình
1. Hạ nhiệt hành vi bạo lực
Hạ nhiệt có nghĩa là khi chồng nóng thì vợ bớt lời, làm cho chồng
nguôi ngoai, sau đó tìm cơ hội thích hợp khuyên lơn để người chồng thấy
rằng hành vi bạo hành vừa qua là một sai lầm cần thay đổi. Ngược lại nếu
người vợ cũng nóng tính vì muốn chứng minh mình chính là nạn nhân oan
ức của sự sai lầm do chồng gây ra, đứng trên cương vị người vợ, chúng ta
cũng hành động nói năng như người chồng thì chỉ “đổ dầu vào lửa”. Lúc
đó, chúng ta có thể thực tập câu quán niệm sau:
Đó là nghệ thuật để hạ nhiệt cảm xúc bất an do lòng sân đang khống
chế. Chúng ta biết rõ con người không phải là tác nhân, học thuyết vô ngã
không cho phép chúng ta nhận diện như thế, mà phải thấy rõ nhận thức của
lòng tham sân si thể hiện qua các hành động là kẻ thù của nhân loại nói
chung. Như vậy thay vì ghét bỏ, phản kháng, chống đối thì chúng ta phải
cố gắng giúp người kia hạ nhiệt lòng sân, từ đó quay về đường chân chính.
Đó mới là cách cứu giúp người mình thương ra khỏi con đường sai lầm. Do
đó người vợ khôn ngoan trong tình huống này có thể kiểm soát được tình
thế, biến lửa nóng bức trở thành nước thanh lương.
2. Giúp đỡ thay đổi tâm tính
Sau khi đã hạ nhiệt được cơn nóng giận của người chồng thì người
vợ phải biết tư vấn, bao gồm lắng nghe lý do tại sao chồng mình lại hành
động như vậy, sau đó tâm sự giải bày. Qua tâm sự, người chồng có thể nhận
ra vợ chính là người lo lắng, thương mình nhiều nhất.Tuy nhiên, thực tế
nhiều người vợ lại không hiểu và cư xử như tâm hạnh bồ tát để tháo gỡ tình
huống đổ nát trở thành lành lặn.
10
3. Nhu cầu trợ giúp
Nếu hai nỗ lực nhường nhịn và tư vấn hỗ trợ không thành công thì
không còn cách nào khác, nạn nhân cần sáng suốt để có thái độ cầu viện
trợ. Rất nhiều người hiểu sai rằng bạo hành gia đình chỉ là vấn đề nội bộ,
do đó nên đóng cửa nhà mà dạy nhau.Đóng cửa nhà thì làm sao dạy?!Cần
phải có tác động của xã hội thì bạo hành mới có thể chấm dứt.Một số chị
em nữ còn hiểu sai rằng việc cầu viện hàng xóm và người thân can thiệp
chứng tỏ mình bất lực trong việc duy trì hạnh phúc và tình cảm của chồng,
đó là nỗi xấu hổ lớn nhất của chị em. Từ quan niệm sai lầm ấy mà họ ngậm
bồ hòn làm ngọt, cắn răng chịu đựng. Càng chịu đựng, người chồng càng
có cơ hội lấn tới.Vì thế trước nhất, những nạn nhân nên nhờ gia đình phía
tác nhân gây nạn bạo hành như cha, mẹ, anh, chị, em; sau đó nhờ hàng
xóm, hội phụ nữ, hoặc thậm chí là công an.
Tuy nhiên, nỗ lực của chính tác nhân gây bạo hành gia đình mới
được xem là yếu tố quan trọng nhất.Chúng ta cần phát triển những trung
tâm dành cho người có thói quen bạo lực có cơ hội quay đầu.
Đối với người thực hiện bạo lực bằng hành động thì phải bị phạt làm
các công tác từ thiện chăm sóc người già, bệnh, xấu xí. Trong lúc chăm sóc
từ vệ sinh cá nhân đến dìu dắt người già, người có hành vi bạo lực sẽ khởi
ý niệm so sánh rằng vợ mình đẹp hơn nhiều, đáng nâng niu hơn nhiều, để
rồi từ đó tự thay đổi cá tính của bản thân. Luật pháp cần nghiêm minh buộc
các tác nhân bạo hành đi cải tạo theo cách đó trong ba đến sáu tháng để sau
khi quay về, họ thay đổi cách nhìn nhận vợ của mình.
Đối với những người có bạo hành ngôn ngữ, tức là chửi mắng, nhục
mạ, cần cải tạo họ bằng cách buộc làm bồi bàn.Khi làm bồi bàn, những lời
nói bậy trước đây sẽ không còn được dùng đến mà thay vào đó là những lời
chào hỏi, mời mọc một cách lịch sự với khách hàng.Về nhà được vợ lo lắng
ở mọi phương diện thì không lý gì chúng ta phải đối xử với vợ như đã từng.
11
Đối với những người chồng bạo hành về tình dục, tức là cưỡng ép
quan hệ trong khi vợ đang mệt hoặc không muốn.Biện pháp hữu hiệu nhất
là đưa vào chùa tu một thời gian.Trong chùa họ được học hỏi, bắt chước
các thầy tu kìm hãm dục vọng và thấy rõ mình có được những hạnh phúc
cao thượng hơn.Tu một thời gian, về nhà sẽ không đòi hỏi quá nhiều mà
ngược lại còn học nghệ thuật sống dưỡng tinh khí thần để được thọ và có
sức khỏe phục vụ xã hội.
Đối với nạn bạo hành mang tính phong tỏa về kinh tế thì người đó
nên buộc đi làm công quả một thời gian, tức là làm việc mà không được
nhận lương, để nới rộng tâm mình phụng sự người khác.Dĩ nhiên điều này
rất khó làm, nhưng ai quyết tâm thì sẽ thành công trong việc chuyển hóa
tâm keo kiết của mình.Nhiều đấng mày râu có thái độ phong tỏa kinh tế, sợ
vợ có tiền đi giao lưu với người khác, vì vậy họ rất chi li tính toán khi đưa
tiền cho vợ chi tiêu việc gì đó.Kinh Thiện Sinh nói, chăm sóc vợ, làm vợ
vui và hạnh phúc đồng nghĩa việc mang hạnh phúc đến cho bản thân.Chúng
ta phải thực tập tính cách rộng lượng, nếu vợ là người trăng hoa thì có giữ
thế nào cũng mất. Tính bao dung rộng lượng đem đến bình an cho bản thân
mà vợ mình cũng được an vui hạnh phúc, gia đình được vững bền.
Sau những nỗ lực cá nhân thì nỗ lực xã hội cũng cần lưu tâm. Chúng
ta cần phát triển những trung tâm lánh nạn để nạn nhân của bạo hành gia
đình cảm thấy bình an khi tạm trú. Dĩ nhiên công việc phục hồi bệnh trầm
cảm của nạn nhân trong thời gian ở trung tâm rất quan trọng, nhưng sau khi
phục hồi thì công tác hòa giải lại hiếm khi được để ý. Sau đó nếu cần thiết
mới tính đến chuyện ly hôn. “Giang sơn dễ đổi, bản tánh khó dời”, phần lớn
trách nhiệm của các trung tâm giúp đỡ nạn nhân chỉ chú trọng đến công tác
phục hồi sức khỏe tâm sinh lý chứ không màng nhiều về việc tư vấn phục
hồi hạnh phúc gia đình và hàn gắn tình cảm vì nghĩ rằng hàn gắn và nối kết
chưa chắc đảm bảo hạnh phúc. Các nỗ lực hòa giải của các hội cứu trợ và cơ
quan thẩm quyền phải biết phối hợp chặt chẽ bao gồm những lời khuyên,
12
phân tích đúng sai kể cả các hình phạt thì nhiều người nam mới có thể hồi
đầu.Trên thực tế, phần lớn người nam thường cho rằng mình đúng, mình có
quyền mắng và đánh đập vợ vì mình là người lãnh đạo trong gia đình.
4. Trừng phạt bạo hành gia đình
Thứ nhất, luật hôn nhân gia đình của Việt Nam năm 2000, điều 107
quy định tóm lược như sau: “Người vi phạm các điều kiện kết hôn: Hành
hạ, ngược đãi; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của chồng, vợ hoặc con và
các thành viên khác trong gia đình thì tùy theo tính chất mức độ vi phạm
mà bị xử phạt hành chính hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự trước pháp
luật. Nếu gây thiệt hại nặng thì phải bồi thường”. Rõ ràng điều lệ 107 này
có một sơ hở là không đề cập chi tiết mức án như thế nào, dẫn đến sự tùy
nghi trong công việc giải quyết các tình huống vi phạm. Điều này làm cho
nhiều người không coi trọng và để ý đến luật.Có trường hợp người chồng
hành hạ đánh đập vợ mà chỉ bị cảnh cáo, phạt qua loa với mức phạt năm
bảy chục nghìn. Do vậy chúng tôi nghĩ điều luật này cần phải được mở
rộng chi tiết hơn với các hình phạt thích đáng đến từng hành vi vi phạm
bạo hành gia đình.
Thứ hai, là luật hình sự xuất bản năm 1999, điều 151 quy định như
sau: “Người ngược đãi hoặc hành hạ ông, bà, cha mẹ, vợ chồng, con cháu,
hoặc người có công nuôi dưỡng mình gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt
cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến
ba năm”. Ở đây chúng ta thấy khung hình phạt có phần chi tiết hơn và điều
này dĩ nhiên có tác dụng trong việc răn đe và làm giảm thiểu nạn bạo hành
gia đình.
Đó là những hỗ trợ từ luật pháp mà chúng ta thấy có những giá trị rất
nhất định. Theo chúng tôi, muốn nạn bạo hành gia đình giảm thiểu một
cách tối đa thì quan trọng nhất là các tác nhân bạo hành phải nhận thức rõ
đó là những hành vi vi phạm luật pháp, vi phạm nhân quyền, chà đạp nhân
phẩm để từ đó có quyết tâm thay đổi đích đáng. Bản thân họ phải nhập
13
cuộc trong nỗ lực tháo gỡ nạn bạo lực gia đình nói chung, còn nếu chỉ có
chị em phụ nữ xoay sở thì không giải quyết triệt để vấn đề. Thái độ nhường
nhịn không phải là giải pháp, nó chỉ có tác dụng làm giảm hậu quả mà thôi.
Vì vậy tu tập chuyển hóa tâm và xóa bỏ lòng tham, lòng sân, lòng si thì nạn
bạo lực sẽ bị phá bỏ, mặc dù từ tám đến chín phần của nạn bạo lực gia đình
đều do lòng sân và lòng si, chỉ có một hai phần là do ngoại tình ghen tuông,
tức là lòng tham dẫn đến đổ nát hạnh phúc. Do đó chuyển hóa tham, sân, si
theo khuynh hướng của Phật giáo là một trong những phương thức rất hữu
hiệu trong khi các trung tâm và cơ quan chưa quan tâm đúng mức.
Trong xã hội hiện nay vẫn còn tồn tại khá phổ biến tình trạng bất
bình đẳng giới, đặc biệt là ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, phụ nữ
vẫn còn chịu nhiều thiệt thòi.Tư tưởng trọng nam, khinh nữ vẫn còn phổ
biến ở nhiều địa phương.
Đây chính là “mảnh đất màu mỡ” để bạo lực gia đình tồn tại. Có rất
nhiều công việc trong gia đình mà đáng lý cả 2 vợ chồng phải cùng gánh
vác, nhưng do tính gia trưởng, định kiến giới mà người đàn ông, người
chồng như đứng ngoài cuộc, họ tự cho đó là công việc của vợ. Nếu người
vợ không hoàn thành được thì họ tự cho mình “có quyền” trách móc, sỉ
nhục, thậm chí là đánh đập.
Bạo lực gia đình dù ở bất kỳ hình thức nào cũng để lại những tác
động tiêu cực đến sức khỏe về thể chất, tinh thần không chỉ của nạn nhân
mà còn thành viên khác trong gia đình; tác động tiêu cực đến lực lượng lao
động, hoạt động kinh tế. Bạo lực gia đình đặt ra yêu cầu trợ giúp vào bảo
vệ nạn nhân.
Để góp phần ngăn chặn bạo lực gia đình, cần phải tuyên truyền sâu
rộng về luật pháp, xây dựng mô hình phòng chống bạo lực gia đình ở địa
phương, làm cho mỗi gia đình hiểu rõ vai trò, trách nhiệm của mình để xây
dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, bền vững. Cần xem đây là trách nhiệm
của toàn xã hội chứ không của riêng ai.
14
III. Những nỗ lực của Việt Nam trong việc xóa bỏ bạo lực với
phụ nữ và trẻ em gái
Bạo lực giới, trong đó bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái là nguy
cơ tiềm tàng phá vỡ sự ổn định, bền vững của gia đình.
1. Xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật
Tại Việt Nam, việc bảo đảm quyền con người và bình đẳng giới đã
được khẳng định trong Hiến pháp năm 2013. Cụ thể Điều 20 quy định:
"Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ
về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức,
nhục hình hay bát kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thể, sức khỏe,
xúc phạm danh dự, nhân phẩm". Điều 26 quy định: Công dân nam, nữ bình
đẳng về mọi mặt.... Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới.Việt Nam được
đánh giá là một trong những quốc gia đi tiên phong trong khu vực về việc
xây dựng chính sách và luật pháp nhằm thúc đẩy bình đẳng giới và chấm
dứt bạo lực đối với phụ nữ. Chính phủ Việt Nam Nam đã phê việc tham gia
Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAVV)
năm 1982 và ký kết một số hiệp ước, công ước quốc tế khác về quyền con
người có liên quan đến bạo lực trên cơ sở giới cũng như các cam kết quốc
tế khác. Sự ra đời của Bộ luật Lao động, Bộ luật Hình sự, Luật Bình đẳng
giới (2006) và Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (2007), Luật Phòng
chống mua bán người, Pháp lệnh phòng, chống mại dâm, nghị định số
110/2009/ NĐ-CP ngày 10/12/2009 Quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình.... Những văn bản này đã thể
hiện sự nỗ lực và cam kết của Chính phủ Việt Nam với Liên Hợp quốc
trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết nạn bạo lực trên cơ sở giới
bao gồm cả bạo lực gia đình.
Tuy nhiên, hiện nay các chính sách và chương trình phòng chống bạo
lực trên cơ sở giới tại Việt Nam dường như mới đang chú trọng nhiều vào
giải quyết các dạng bạo lực gia đình mà vẫn còn khoảng trống trong việc
15
giải quyết các dạng bạo lực trên cơ sở phân biệt đối xử về giới nằm ngoài
phạm vi gia đình như bạo lực đối với bé gái trong trường học, lạm dụng
tình dục với phụ nữ nơi công sở, hoặc bạo lực đối với phụ nữ di, nhập cư,
buôn bán phụ nữ và trẻ em gái...
2. Các chương trình can thiệp cụ thể
Về phía Chính phủ, Bộ LĐ - TBXH cùng các bộ, ngành chức năng
liên quan đã tham mưu để Thủ tướng Chính phủ ký ban hành nhiều
Chương trình, Đề án cụ thể nhằm can thiệp ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạo
bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, cụ thể như: Quyết định số 130/QĐTTg về Chương trình hành động phòng chống mua bán người giai đoạn
2011-2015; Quyết định số 2351/ QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia
về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020, Quyết định số 1241/QĐ- TTg phê
duyệt Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015,
Quyết định 215/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hành động quốc gia
phòng, chống bạo lực gia đình đến năm 2020...Bên cạnh đó, với trách
nhiệm là cơ quan quản lý Nhà nước về bình đẳng giới đồng thời là cơ
quan thường trực của Ủy ban quốc vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, Bộ
LĐ -TBXH đang tích cực phối hợp với các Bộ ngành chức năng, các tổ
chức quốc tế; tổ chức phi Chính phủ để triển khai các văn bản nêu trên
cũng như cam kết quốc tế về bình đẳng giới, trong đó có Công ước
CEDAVV nhằm giải quyết vấn đề bạo lực nằm ngoài môi trường gia đình,
trong đó chú trọng các hoạt động sau:
- Đẩy mạnh công tác truyền thông nâng cao nhận thức về bình đẳng
giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới, làm rõ tác hại, nguyên nhân
và nguy cơ của bạo lực; tập huấn kỹ năng cho chị em để giúp phòng tránh
bạo lực (đã phối hợp với các bộ, ngành chức năng và NGO để thực hiện).
Đặc biệt, trong 2 năm 2012-2013, Bộ đã phối hợp với các cơ quan, tổ chức
liên quan tổ chức thành công một số cuộc thi tìm hiểu về bình đẳng giới.
Năm 2013, đã tổ chức Triển lãm giới thiệu 54 bức tranh cổ động về bình
16
đẳng giới của các họa sĩ chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp, được lựa
chọn qua cuộc thi "Sáng tác tranh cổ động về bình đẳng giới" do Bộ LĐ THXH phối hợp với Bộ Văn hóa,Thê’Thao và Du lịch tổ chức. Các tác
phẩm tham gia triển lãm đã thể hiện sâu sắc tính nhân văn, lời kêu gọi
chung tay thực hiện bình đẳng giới đồng thời tuyên truyền xóa bỏ bạo lực
đối với phụ nữ và trẻ em gái.
- Tổ chức các nghiên cứu liên quan tới vấn đề bạo lực trên cơ sở
giới: Nghiên cứu rà soát chính sách về bạo lực trên cơ sở giới ở Việt Nam,
Nghiên cứu quấy rối tình dục tại nơi làm việc ở Việt Nam: Bức tranh khái
quát và Khung pháp lý để giải quyết, Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ và bảo
vệ trong bạo lực gia đình với phụ nữ(VAW) ở Việt Nam. Các nghiên cứu
này sẽ là cơ sở quan trong cho việc hoạch định và thực thi chính sách liên
quan tới lĩnh vực bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới
- Phát triển các mô hình hỗ trợ can thiệp ở cộng đồng: 1. Xây dựng
Mô hình ngăn ngừa và giảm thiểu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới (tại
63/63 trên xã, phường); 2. Mô hình hỗ trợ xây dựng, phát triển dịch vụ tư
vấn, hỗ trợ về bình đẳng giới được thực hiện tại các Trung tâm công tác xã
hội của một số địa phương (Dự án 4 và 5, Chương trình quốc gia về bình
đẳng giới); 3. Mô hình Nhóm tư vấn cộng đông (do UNHCR tài trợ) chủ
yếu tập trung giải quyết các vấn đề của hôn nhân có yếu tố nước ngoài.
- Đặc biệt, hiện nay từ góc độ là cơ quan quản lý Nhà nước về bình
đẳng giới, Bộ LĐTB – XH đang nghiên cứu và dự tính sẽ đề xuất xây dựng
Để án can thiệp nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu bạo lực trên cơ sở giới trình
Chính phủ phê duyệt trong thời gian gần nhất. Hiện nay, bạo lực trên cơ sở
giới/bạo lực đốì với phụ nữ và trẻ em gái đang là vấn đề nóng được Liên
Hợp quốc quan tâm giải quyết, đặc biệt là chuẩn bị cho việc xây dựng các
chương trình sau năm 2015
- Có thể nói, trước khi có Luật Bình đẳng giới và Luật Phòng, chống
bạo lực gia đình, các sáng kiến hỗ trợ ngăn ngừa, phòng chống bạo lực với
17
phụ nữ ở cộng đồng chủ yếu là do các tổ chức phi Chính phủ trong nước và
quốc tế thực hiện. Sau khi Luật Bình đẳng giới và Luật Phòng chống bạo
lực gia đình được thông qua, các tổ chức NGO tiếp tục cùng với các cơ
quan Chính phủ triển khai nhiểu hoạt động can thiệp như nêu trên. Chúng
ta đánh giá cao những hoạt động tích cực của các tổ chức phi Chính phủ
trong việc xâỵ dựng mô hình can thiệp, tuyên truyền, vận động chính sách
phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới nói chung, bạo lực đối với phụ nữ và
trẻ em gái nói riêng và sẵn sàng hỗ trợ, hợp tác để công tác này ngày một
tốt hơn. Đặc biệt, để triển khai thành công các hoạt động liên quan tới bạo
lực trên cơ sở giới, chúng ta cũng ghi nhận và đánh giá cao sự hợp tác chặt
chẽ của các tổ chức quốc tế (tiêu biểu như UN Women, UNFPA, UNHCR)
trong triển khai các hoạt động nêu trên.
Tuy nhiên, ngoài giải pháp về pháp luật, những giải pháp về giáo
dục cũng không kém phần quan trọng. Vấn đề đặt ra là, cần giáo dục cho
mỗi người, với tư cách là thành viên của gia đình, nhận thức được rằng,
xâm phạm đến các thành viên khác trong gia đình là vi phạm quyền con
người; rằng, nhân cách con người đòi hỏi mỗi thành viên của gia đình phải
biết chia sẻ, cảm thông, hy sinh cho nhau để cùng xây dựng một cuộc sống
gia đình hòa thuận, có văn hóa; rằng, cuộc sống gia đình có những đặc
trưng văn hóa, đạo đức, tâm lý đặc thù đòi hỏi mỗi thành viên phải có
những hiểu biết và ứng xử một cách có văn hóa.
18
KẾT LUẬN
Bạo lực gia đình là vấn đề mang tính toàn cầu, để lại nhiều hậu quả
nghiêm trọng cho con người, nhất là đối với phụ nữ, nó làm hạn chế sự
tham gia của họ vào đời sống cộng đồng, không chỉ gây hậu quả về thể
chất, tâm lý cho bản thân phụ nữ mà còn với cả trẻ em, gia đình, toàn xã
hội và vi phạm nghiêm trọng các quyền con người.
Ở Ấn Ðộ, mỗi năm có khoảng hơn 5.000 phụ nữ bị cướp đi mạng
sống của mình vì nhà chồng cho rằng của hồi môn không đủ. Ở Băng-la-đét,
theo thống kê tội giết vợ chiếm 50% trong số vụ giết người. Như vậy, bạo
lực gia đình đã vi phạm nghiêm trọng tới quyền sống của người phụ nữ.
Ở Việt Nam, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 đã định
nghĩa: 'Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại
hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các
thành viên khác trong gia đình'. Như vậy, bạo lực gia đình bao gồm các yếu
tố bạo hành về thể chất, tinh thần và cả về kinh tế; ngoài ra, theo phân loại
các hình thức bạo lực gia đình còn có cả yếu tố bạo lực tình dục.
Nhiều thập kỷ qua, cùng với các chủ trương phát triển kinh tế, chính
trị, an sinh xã hội Nhà nước và nhiều cấp ở địa phương chú trọng; vấn đề
phụ nữ, giới và bình đẳng giới. Nhiều phụ nữ nay được tín nhiệm, đề cử
vào nhiều vị trí quan trọng trong chính quyền và xã hội. Theo Ủy ban về
Các vấn đề xã hội của Quốc hội, nguyên nhân sâu xa của bạo lực gia đình
là do tư tưởng bất bình đẳng giới, lối xử sự gia trưởng từng tồn tại dai dẳng
ở nước ta. Từ lâu nay, chế độ phụ hệ, tư tưởng 'trọng nam, khinh nữ' kéo
theo sự bất bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới. Trước đây, người phụ nữ bị
hành hạ do sống phụ thuộc chủ yếu vào chồng. Khi nền kinh tế thị trường,
vai trò của phụ nữ có nhiều thay đổi và thành đạt hơn chồng thế nhưng họ
vẫn bị chồng ngược đãi. Theo nghiên cứu của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt
Nam, những trường hợp này chiếm 72% trong số những vụ xung đột gia
19
đình mà nguyên nhân là một số ông chồng cảm thấy địa vị trụ cột gia đình
bị lung lay.
Theo thống kê của Tòa án Nhân dân tối cao, trung bình một năm trên
cả nước có tới 8.000 vụ ly hôn mà nguyên nhân do bạo lực gia đình. Cũng
theo số liệu thống kê của bệnh viện, các trung tâm, phòng cấp cứu lớn của
cả nước, có hơn 27% phụ nữ bị ngược đãi nhập viện, hơn 10% điều trị y
khoa nghiêm trọng hằng năm do nguyên nhân bạo lực gia đình.
Theo báo cáo của Bộ Công an, trên cả nước cứ khoảng 2-3 ngày lại
có một người bị giết có liên quan đến bạo lực gia đình. Riêng năm 2005, có
14% số vụ giết người liên quan đến bạo lực gia đình (151/1.113 vụ giết
người), trong đó có 39 vụ chồng giết vợ, tám vụ vợ giết chồng); sáu tháng
đầu năm 2006, tỷ lệ này là 30,5% (26/77 vụ). Theo báo cáo của sở y tế một
số tỉnh gần đây số bệnh nhân là nạn nhân của bạo lực gia đình ở An Giang
có 1.319 bệnh nhân, trong đó có 1.011 người tự tử với 30 người chết; Gia
Lai có 3.944 bệnh nhân, trong đó có 715 người tự tử với 27 người chết; Bắc
Giang có 464 bệnh nhân, trong đó có 174 người tự tử với ba người bị chết...
Những năm gần đây một số tổ chức quốc tế đã giúp Việt Nam xây
dựng mô hình Ngôi nhà bình yên để hỗ trợ phụ nữ và trẻ em là nạn nhân
của bạo hành gia đình, cố gắng xoa dịu nỗi đau của những con người
không may mắn đó; tuy nhiên mô hình này chỉ là giải pháp cuối khi chưa
có lối thoát.
Mặc dù ở nước ta Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã có hiệu lực
từ tháng 7-2008 nhưng hiện tượng bạo lực vẫn chưa thuyên giảm.Làm thế
nào để đưa luật vào cuộc sống, ngăn chặn được tình trạng bạo lực gia đình.
Số liệu khảo sát điều tra xã hội học cho biết: Bạo lực gia đình ảnh hưởng
đến sự phát triển nhân cách của trẻ chiếm 91,0%, gây tổn hại về sức khỏe,
thể chất: 87,5%, gây tổn thương về tâm lý, tinh thần: 89,4%, gây tan vỡ gia
đình: 89,7% và làm rối loạn trật tự, an toàn xã hội: 89%. Với tuổi thơ hậu
quả là hết sức nguy hại vì nó làm cho các em mất niềm tin vào các thành
20
viên gia đình, từ đó chán học, sa ngã vào các tệ nạn xã hội hoặc có hành vi
phạm pháp.
Nguyên nhân bạo lực gia đình do các tệ nạn xã hội mà người chồng
hoặc vợ mắc phải, như nghiện rượu, sa vào cờ bạc, con cái vi phạm pháp
luật... Ðây là nhóm nguyên nhân được nhiều người đồng thuận nhất, bởi ai
cũng dễ thấy tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình thì thường dẫn đến vợ
chồng lục đục, kinh tế khó khăn, suy sụp, mâu thuẫn vợ chồng gay gắt và
khi đó, bạo hành đối với vợ con là điều khó tránh khỏi.
Ðiều đáng quan tâm nữa là một số nạn nhân của bạo lực gia đình có
tâm lý cam chịu, không muốn tố cáo, sợ 'vạch áo cho người xem
lưng'.Nhiều vụ bạo lực gia đình gây hậu quả nghiêm trọng nhưng hình phạt
dường như còn quá nhẹ. Vì vậy tính phòng ngừa răn đe hạn chế.
Phòng, chống bạo lực gia đình phải được kết hợp đồng bộ với nhiều
giải pháp, song lấy phòng ngừa là chính; cần chú trọng trước hết là công
tác tuyên truyền, giáo dục về gia đình và làm tốt công tác tư vấn hòa giải và
đi đôi với phòng, chống tệ nạn xã hội.
Làm tốt công tác tuyên truyền sẽ giúp thay đổi nhận thức, hành vi
trong ứng xử về gia đình, từ đó dần xóa bỏ bạo lực gia đình, đề cao truyền
thống tốt đẹp của con người, gia đình Việt Nam. Hoạt động truyền thông
cần nêu rõ nguyên nhân bạo lực gia đình là sự bất bình đẳng giới, là tư
tưởng 'trọng nam khinh nữ', phân biệt địa vị, vai trò của phụ nữ và nam giới
trong gia đình. Những năm gần đây chiến dịch truyền thông phòng, chống
bạo lực gia đình đã được phát động với khẩu hiệu: 'Mình là đàn ông, mình
chống bạo lực gia đình' hướng tới số đông nam giới.
Xây dựng các thiết chế gia đình bền vững được xem là giải pháp nội
lực để phòng tránh bạo lực gia đình. Vì vậy đòi hỏi các tổ chức đảng, chính
quyền, mặt trận đoàn thể xây dựng được quy chế, quy ước nhằm hạn chế
mâu thuẫn có thể bùng nổ thành xung đột, tạo dựng hình ảnh gia đình
chuẩn mực: no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và phát triển bền vững.
21
Có thể thấy, hiện tượng bạo hành gia đình là một thực tế xã hội, nó
đã có từ lâu đời, được xem là một trong những giá trị trong gia đình truyền
thống. Vì vậy, không thể trong một lúc mà có giải quyết dứt điểm được, mà
đòi hỏi phải có sự nỗ lực, tham gia của rất nhiều cấp, nhiều ngành, và cần
có sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức đoàn thể và cộng đồng xã hội.
Ngoài việc ban hành Luật phòng chống bạo lực gia đình, còn phải tiến hành
đồng thời nhiều hoạt động, trong đó đặc biệt nhấn mạnh công tác tuyên
truyền, giáo dục nhằm mục đích nâng cao nhận thức của lãnh đạo các cấp
về tầm quan trọng của cuộc đấu tranh, ngăn chặn bạo lực gia đình.
22
MỤC LỤC
23