Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Quản lý hồ sơ bệnh án bằng công nghệ thông tin tại bệnh viện quận 2 tp hcm năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1008.47 KB, 65 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƢƠNG TP. HỒ CHÍ MINH

ĐÀO THỊ HUYỀN

QUẢN LÝ HỒ SƠ BỆNH ÁN BẰNG CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 2 TP.HCM

NĂM 2014

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ BỆNH VIỆN

TP. HỒ CHÍ MINH – 8/2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƢƠNG TP. HỒ CHÍ MINH

ĐÀO THỊ HUYỀN

QUẢN LÝ HỒ SƠ BỆNH ÁN BẰNG CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 2 TP.HCM
NĂM 2014

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ BỆNH VIỆN

GVHD: BS.CKII. PHẠM HỮU QUỐC

TP. HỒ CHÍ MINH – 8/2014




i

LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ
trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt
thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay, em đã nhận được
rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè. Với lòng biết
ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý Thầy Cô ở Khoa Quản trị bệnh viện – Trường
Đại Học Hùng Vương đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn
kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường.
Và đặc biệt, em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám đốc Bệnh viện
Quận 2 đã tạo điều kiện cho em được thực tập, em xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình
của Bs. Kiều Ngọc Minh – Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp cùng các anh chị nhân
viên trong phòng đã chỉ bảo em để em cọ sát với thực tế học học nhiều điều, có
nhiều kiến thức giúp em hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này.
Và em cũng xin chân thành cám ơn BS.CKII. Phạm Hữu Quốc đã nhiệt tình
hướng dẫn em hoàn thành tốt khóa luận.
Trong quá trình thực tập, cũng như trong quá trình làm khóa luận. Bước đầu đi
vào thực tế, tìm hiểu về lĩnh vực quản lý Hồ sơ bệnh án kiến thức của em còn hạn
chế và còn nhiều bỡ ngỡ. Do vậy, không tránh khỏi những thiếu sót là điều chắc
chắn, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy Cô và
các bạn học cùng lớp để kiến thức của em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!
Sv. Đào Thị Huyền


ii

DANH SÁCH BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Tình hình nhân sự tại bệnh viện.
Bảng 2.1: Số lƣợng Hồ sơ bệnh án đƣợc đƣa vào lƣu trữ từ năm 2010-2013.
Bảng 2.2: Mục đích và đối tƣợng phục vụ của Hồ sơ bệnh án


iii
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
HSBA: Hồ sơ bệnh án
UBND: Ủy ban nhân dân
SYT: Sở Y tế
CSSKBĐ: Chăm sóc sức khỏe ban đầu
BHYT: Bảo hiểm y tế
TPHCM: Thành phố Hồ Chí Minh
CBCNV: Cán bộ công nhân viên
BN: Bệnh nhân
ĐD: Điều dưỡng
TCCB: Tổ chức cán bộ
KHTH: Kế hoạch tổng hợp
NV: Nhân viên


iv
LỜI MỞ ĐẦU

Trong giai đoạn hiện nay, khi toàn thể nhân loại đang bước vào thế kỷ 21, thế
kỷ với những sử đổi mới và phát triển về mọi mặt thì việc chăm lo đến sức khỏe con
người là mối quan tâm của toàn xã hội. Bởi vì con người là nguồn tài nguyên quý
báu nhất quyết định sự phát triển của đất nước trong đó sức khỏe là vốn quý nhất
của con người và toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và

bảo vệ tổ quốc. Vì vậy, đầu tư cho sức khỏe chính là đầu tư cho sự phát triển.
Phát triển Y tế chính là phát triển chất lượng. Tiêu chuẩn Y tế thế giới đã định
nghĩa “ chất lượng Y tế là đảm bảo cho bệnh nhân một quá trình định bệnh, điều trị
có kết quả tốt nhất, ít nguy cơ bị tai biến, được bệnh nhân hài lòng với giá cả phải
chăng.” Mà bác sĩ muốn điều trị cho bệnh nhân có kết quả tốt nhất, ít bị nguy cơ tai
biến nhất thì bác sĩ phải biết được tiền sử của bệnh nhân đối với bệnh nhân mới
khám, còn đối với bệnh nhân tái khám ngoài việc hỏi bệnh nhân thì nghiên cứu Hồ
sơ bệnh án của bệnh nhân là cần thiết vì trong Hồ sơ bệnh án co đầy đủ các thông
tin về bệnh của bệnh nhân mà bác sĩ cần qua đó bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị
thích hợp. Do đó, để đảm bảo chất lượng, song song với việc xác định tiêu chuẩn
chất lượng khám chữa bệnh thì cần phải có một quy trình quản lý Hồ sơ bệnh án tốt.
Hồ sơ bệnh án là một hồ sơ rất quan trọng đối với bệnh viện và bệnh nhân. Nó
được coi như những bằng chứng chứng tỏ bệnh nhân đã và đang điều trị tại bệnh
viện ( bị bệnh gì, điều trị như thế nào, để là căn cứ nếu bệnh nhân muốn chuyển
viện, và được chuyển viện ). Và nó cũng là những chứng cứ pháp y liên quan đến
người bệnh nếu người bệnh dính lứu đến pháp luật, nó cũng là cơ sở để cho các cơ
quan điều tra, và tòa án ra quyết định. Nên việc làm và bảo quản hồ sơ bệnh án là
một điều cần thiết vì bệnh án làm bằng giấy, rất nhanh hư hại. trong khi đó thời gian
bảo quản một bệnh án thì rất lâu, muốn hủy phải theo các quy định hủy bệnh án.
Trong quá trình bảo quản bệnh án nếu bệnh án bị hư hại thì rất nguy hiểm. Chính vì
điều đó, việc khảo sát và áp dụng những quy trình quản lý bệnh án tiên tiến là một
điều rất cần thiết hiện nay.


v
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguồn tài liệu của Phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện quận 2.
[2] Nguồn tài liệu của Phòng Tổ chức cán bộ Bệnh viện quận 2.
[3] Quản lý bệnh viện (1997), NXB Y học Hà Nội.
[4] Quy chế bệnh viện (1997), NXB Y học Hà Nội.

[5]

BS. Nguyễn Thành Ni, “ Đề cƣơng môn học quản lý Hồ sơ bệnh án

ngày 01/01/2001”.
[6]

/>
[7]

/>
[8] />[9]

/>

vi
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i
DANH SÁCH BẢNG BIỂU..................................................................................... ii
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................... iii
LỜI MỞ ĐẦU .......................................................................................................... iv
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................v
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1)

Đặt vấn đề ..........................................................................................................1

2)

Lý do chọn đề tài ...............................................................................................2


3)

Mục tiêu của đề tài ............................................................................................4

4)

Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................4

5)

Phƣơng pháp nghiên cứu..................................................................................4

6)

Đối tƣợng nghiên cứu........................................................................................4

CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN ..............................................................................5
1.1.

1.2.

KHÁI QUÁT VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN .........................................5
1.1.1.

Công nghệ thông tin là gì ....................................................................5

1.1.2.

Vai trò của CNTT đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta .....5


1.1.3.

Ứng dụng CNTT trong Y tế và chăm sóc sức khỏe ............................9

1.1.4.

Vai trò CNTT trong Y tế và chăm sóc sức khỏe ở nước ta ...............12

1.1.5.

Một số lĩnh vực phát triển CNTT Y tế ở Việt Nam ..........................13

CHỦ TRƢƠNG CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƢỚC TRONG VIỆC TIN

HỌC HÓA TẠI CÁC BỆNH VIỆN GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2010 ĐẾN 2015 ..17

1.3.

1.2.1.

Mục tiêu chung ..................................................................................17

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ..................................................................................17

1.2.3.

Nội dung thực hiện ............................................................................17


KHÁI NIỆM VỀ HỒ SƠ BỆNH ÁN .....................................................18
1.3.1.

Khái niệm ..........................................................................................18

1.3.2.

Hình thức của Hồ sơ bệnh án ............................................................18

1.3.3.

Nội dung của Hồ sơ bệnh án .............................................................19


vii
1.4.

MỤC ĐÍCH CỦA QUẢN LÝ HỒ SƠ BỆNH ÁN ................................20

1.5.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC QUẢN LÝ HỒ SƠ BỆNH ÁN ....21

1.6.

KHÁI NIỆM VỀ QUY TRÌNH QUẢN LÝ ..........................................21

1.7.


QUẢN LÝ HỒ SƠ BỆNH ÁN ................................................................22

1.7.1.

Hồ sơ bệnh án và công tác chăm sóc sức khỏe .................................22

1.7.2.

Hệ thống ghi chép và sổ sách ............................................................22

1.7.3.

Công tác lưu trữ Hồ sơ bệnh án .........................................................23

1.7.4.

Đối tượng quản lý Hồ sơ bệnh án......................................................24

CHƢƠNG II: KHÁI QUÁT VỀ BỆNH VIỆN QUẬN 2 VÀ PHÒNG KẾ
HOẠCH TỔNG HỢP CỦA BỆNH VIỆN ............................................................26
2.1.

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT BỆNH VIỆN QUẬN 2 ............................26

2.1.1.

Quá trình hình thành và phát triển của Bệnh viện .............................26

2.1.2.


Vị trí, chức năng và nhiệm vụ của Bệnh viện ...................................26

2.1.3.

Thành tích – khen thưởng..................................................................29

2.1.4.

Những thành tựu đạt được .................................................................30

2.1.5.

Tình hình nhân sự và cơ cấu tổ chức .................................................30

2.1.5.1. Cơ cấu tổ chức ...............................................................................30
2.1.5.2. Tình hình nhân sự ..........................................................................31
2.1.5.3. Sơ đồ tổ chức Bệnh viện ................................................................32
2.2.

GIỚI THIỆU VỀ PHÒNG KẾ HOẠCH TỔNG HỢP BỆNH VIỆN

QUẬN 2 ................................................................................................................33
2.2.1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Phòng ....................................................33
2.2.2. Sơ đồ tổ chức Phòng ................................................................................34
CHƢƠNG III: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HỒ SƠ BỆNH ÁN TẠI BỆNH
VIỆN QUẬN 2 .........................................................................................................35
3.1.

CÔNG TÁC GIAO BAN ........................................................................35


3.2.

CÁC BƢỚC QUẢN LÝ HSBA HIỆN NAY TẠI BỆNH VIỆN .........35

3.2.1.

Các giai đoạn quản lý HSBA ............................................................35

3.2.2.

Công tác lưu trữ HSBA .....................................................................38

3.2.3.

Công tác bảo quản HSBA .................................................................39


viii
3.2.4.

Sử dụng HSBA ..................................................................................39

3.2.5.

Yêu cầu với việc hủy HSBA .............................................................40

3.2.6.

Yêu cầu với hoạt động khắc phục và phòng ngừa đối với HSBA chưa


phù hợp ...........................................................................................................40
3.3.

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HSBA HIỆN NAY TẠI

BỆNH VIỆN ........................................................................................................42
3.3.1.

Đối với công tác quản lý HSBA bằng giấy .......................................42

3.3.2.

Đối với công tác quản lý HSBA bằng công nghệ thông tin ..............44

3.3.2.1. Phần mềm nhập liệu bệnh nhân tại Khoa Khám bệnh và Khoa Cấp
cứu

.......................................................................................................45

3.3.2.2. Giao diện phần mềm nhập liệu trong lưu trữ HSBA .....................45
3.3.3.

Một số quy trình ................................................................................46

3.3.3.1. Quy trình nhận bệnh tại khoa khám: .............................................46
3.3.3.2. Quy trình nhận bệnh tại Khoa Cấp cứu .........................................48
3.3.3.3. Quy trình nhập/ xuất viện – BN nội trú: ........................................49
3.3.3.4. Quy trình kiểm tra HSBA tại Phòng KHTH..................................51
CHƢƠNG IV: KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN ......................................................54
4.1.


KIẾN NGHỊ .............................................................................................54

4.2.

KẾT LUẬN ..............................................................................................55


Khoa Quản trị Bệnh viện

1

Khoá luận tốt nghiệp đại học

MỞ ĐẦU
1) Đặt vấn đề
Trong giai đoạn hiện nay, khi toàn thể nhân loại đang bước vào thế kỷ 21, thế
kỷ với những sử đổi mới và phát triển về mọi mặt thì việc chăm lo đến sức khỏe con
người là mối quan tâm của toàn xã hội. Bởi vì con người là nguồn tài nguyên quý
báu nhất quyết định sự phát triển của đất nước trong đó sức khỏe là vốn quý nhất
của con người và toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ tổ quốc. Vì vậy, đầu tư cho sức khỏe chính là đầu tư cho sự phát triển.
Phát triển Y tế chính là phát triển chất lượng. tiêu chuẩn Y tế thế giới đã định
nghĩa “ chất lượng Y tế là đảm bảo cho bệnh nhân một quá trình định bệnh, điều trị
có kết quả tốt nhất, ít nguy cơ bị tai biến, được bệnh nhân hài lòng với giá cả phải
chăng.” Mà bác sĩ muốn điều trị cho bệnh nhân có kết quả tốt nhất, ít bị nguy cơ tai
biến nhất thì bác sĩ phải biết được tiền sử của bệnh nhân đối với bệnh nhân mới
khám, còn đối với bệnh nhân tái khám ngoài việc hỏi bệnh nhân thì nghiên cứu Hồ
sơ bệnh án của bệnh nhân là cần thiết vì trong Hồ sơ bệnh án co đầy đủ các thông
tin về bệnh của bệnh nhân mà bác sĩ cần qua đó bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị

thích hợp. Do đó, để đảm bảo chất lượng, song song với việc xác định tiêu chuẩn
chất lượng khám chữa bệnh thì cần phải có một quy trình quản lý Hồ sơ bệnh án tốt.
Hồ sơ bệnh án là một hồ sơ rất quan trọng đối với bệnh viện và bệnh nhân. Nó
được coi như những bằng chứng chứng tỏ bệnh nhân đã và đang điều trị tại bệnh
viện ( bị bệnh gì, điều trị như thế nào, để là căn cứ nếu bệnh nhân muốn chuyển
viện, và được chuyển viện ). Và nó cũng là những chứng cứ pháp y liên quan đến
người bệnh nếu người bệnh dính lứu đến pháp luật, nó cũng là cơ sở để cho các cơ
quan điều tra, và tòa án ra quyết định. Nên việc làm và bảo quản hồ sơ bệnh án là
một điều cần thiết vì bệnh án làm bằng giấy, rất nhanh hư hại. trong khi đó thời gian
bảo quản một bệnh án thì rất lâu, muốn hủy phải theo các quy định hủy bệnh án.
Trong quá trình bảo quản bệnh án nếu bệnh án bị hư hại thì rất nguy hiểm. Chính vì
điều đó, việc khảo sát và áp dụng những quy trình quản lý bệnh án tiên tiến là một
điều rất cần thiết hiện nay.

SVTH: Đào Thị Huyền

BS. CK2. Phạm Hữu Quốc


Khoa Quản trị Bệnh viện

2

Khoá luận tốt nghiệp đại học

2) Lý do chọn đề tài
Khi có vấn đề về sức khỏe, người ta tìm cách chữa trị và phục hồi, có thể tự
chữa lấy nhưng hầu hết là nhờ sự giúp đỡ của người khác – thầy thuốc , bác sĩ.
Một câu hỏi đặt ra: Bác sĩ làm gì? Câu trả lời vắn tắt: tìm; xác định bệnh; chữa
trị hợp lý.

Quá trình diển tiến bệnh lý của một người có thể khác nhau ở từng giai đoạn
khác nhau và quá trình theo dõi bệnh trạng và điều trị của bác sĩ đối với bệnh nhân
muốn đạt được hiệu quả và xác thực thì cơ sở duy nhất để làm tốt, đảm bảo chất
lượng điều trị là phải có các loại giấy tờ, hố sơ, sổ sách được ghi lại hay được lưu
trữ để bác sĩ tham khảo, từ đó mà đề ra phương pháp điều trị hợp lý.
Những loại giấy tờ, hồ sơ, sổ sách nêu trên được sử dụng trong bệnh viện gọi
là Hồ sơ bệnh án. Ngoài chức năng làm cơ sở cho việc theo dõi quá trình điều trị
của bác sĩ, Hồ sơ bệnh án còn thể hiện tình trạng sức khỏe và bệnh tật tại địa
phương (quốc gia, vùng, tỉnh,…) thông qua các động tác thống kê báo cáo từ Hồ sơ
bệnh án tại các cơ sở Y tế. Hồ sơ bệnh án còn được sử dụng vào mục đích nghiên
cứu khoa học và đào tạo bác sĩ. Qua đó, ta thấy công tác quản lý Hồ sơ bệnh án
đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống Y tế nói chung và bệnh viện nói riêng.
Để quản lý Hồ sơ bệnh án tốt, các bệnh viện cần có những quản lý riêng sao
cho khi bệnh án được đưa vào lưu trữ rồi khi cần lấy thì ta lấy được ra ngay. Vì vậy
mỗi bệnh viện cần xây dựng một hệ thống quản lý Hồ sơ bệnh án thật thống nhât,
và logic từ khi nhận bệnh án đến khi được đưa vào cất giữ . Về vĩ mô các bệnh viện
cần xây dựng một quy trình chuẩn, sự hợp tác giữa các khoa với nhau trong việc
quản lý bệnh án. Về vi mô, phòng Kế hoạch tổng hợp cần xem xét một cách kỹ
lượng khi nhận bệnh án và kiểm soát tốt quá trình mượn trả bệnh án của các khoa.
Đây là trọng tâm để bảo quản tốt hồ sơ bệnh án của bệnh viện và tránh được các hệ
lụy của nó sau này.
Bệnh viện Quận 2 là một bệnh viện được xây dựng mới năm 2008 với cảnh ít
bệnh nhân thì đến nay bệnh viện đã khám cho khoảng 1200 lượt bệnh nhân mỗi
ngày, và trở thành cơ sở 2 cho bệnh viện Ung Bướu, và chỉ đạo tuyến của bệnh viện

SVTH: Đào Thị Huyền

BS. CK2. Phạm Hữu Quốc



Khoa Quản trị Bệnh viện

3

Khoá luận tốt nghiệp đại học

Nhi Đồng 2. Bệnh viện quận 2 xứng đáng là một tấm gương để cho các bệnh viện
khác học hỏi. Chính vì điều đó số lượng hồ sơ bệnh viện cũng tăng lên một cách
đáng kể, việc nâng cao và đảm bảo chất lượng quản lý Hồ sơ bệnh án là vô cùng
cần thiết đòi hỏi bệnh viện cần phải có một cách bảo quản hồ sơ hợp lý. Chính vì
điều đó tôi muốn thực hiện đề tài nghiên cứu này với mong muốn được tìm hiểu
công tác quản lý hồ sơ bệnh án tại bệnh viện, qua đó cũng góp một vài ý kiến nho
nhỏ tới ban lãnh đạo bệnh viện để làm cho công tác quản lý hồ sơ được tốt hơn.

SVTH: Đào Thị Huyền

BS. CK2. Phạm Hữu Quốc


Khoa Quản trị Bệnh viện

4

Khoá luận tốt nghiệp đại học

3) Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu tổng quát:
-

Thực trạng việc ứng dụng công nghệ thông tin tại Bệnh viện quận 2.


-

Mô tả được quy trình lập và bảo quản được hồ sơ bệnh án

-

Nêu được tầm quan trọng của công nghệ thông tin trong y tế và chăm sóc
sức khỏe.

Mục tiêu cụ thể:
-

Mô tả được thực trạng ưu khuyết điểm của công tác quản lý hồ sơ bệnh
án.

-

Từ các ưu khuyết điểm đề xuất một số biện pháp tiến bộ trong việc quản
lý hồ sơ bệnh án.

4) Phạm vi nghiên cứu
Do hạn chế về thời gian thực hiện, đề tài chủ yếu đi sâu, nghiên cứu chi tiết
việc thực trạng quản lý Hồ sơ bệnh án tại phòng Kế hoạch tổng hợp của bệnh
viện Quận 2.
5) Phƣơng pháp nghiên cứu
-

Tham khảo sách chuyên ngành.


-

Quan sát trực tiếp và ghi nhận.

-

Tìm hiểu số liệu và tổng hợp

6) Đối tƣợng nghiên cứu
Phòng Kế hoạch tổng hợp bệnh viện Quận 2.

SVTH: Đào Thị Huyền

BS. CK2. Phạm Hữu Quốc


Khoa Quản trị Bệnh viện

5

Khoá luận tốt nghiệp đại học

CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.

KHÁI QUÁT VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

1.1.1. Công nghệ thông tin là gì
CNTT là thuật ngữ dùng để chỉ các ngành khoa học và công nghệ liên quan
đến thông tin và các quá trình xử lý thông tin.

CNTT là hệ thống các phương pháp khoa học, công nghệ, phương pháp, công
cụ bao gồm chủ yếu là các máy tính, mạng truyền thông và hệ thống dữ liệu nhằm
tổ chức, lưu trữ, truyền dẫn và khai thác, sử dụng có hiệu quả trong mọi lĩnh vực
hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa… của con người.
1.1.2. Vai trò của CNTT đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nƣớc ta
Phát biểu khai mạc Diễn đàn cấp cao CNTT-TT Việt Nam năm 2013
(Vietnam ICT Summit 2013) diễn ra ngày 20/6/2013, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính
phủ Nguyễn Tấn Dũng cho biết: Từ năm 2000, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện
nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp nhằm đẩy mạnh ứng dụng phát triển CNTT
phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Trong đó xác định
CNTT là một trong những động lực quan trọng nhất của phát triển, góp phần làm
biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.
Hơn 10 năm qua, CNTT đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc độ tăng
trưởng cao, đóng góp trực tiếp gần 7% GDP của đất nước, có tác động lan tỏa thúc
đẩy phát triển nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế xã hội. Việt Nam đã có vị trí trên bản
đồ CNTT thế giới.
Tuy nhiên, với góc nhìn tổng thể về năng lực cạnh tranh và phát triển của quốc
gia, Thủ tướng lưu ý: Việt Nam đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức như
kinh tế phát triển chưa bền vững, chất lượng tăng trưởng còn thấp, hiệu quả đầu tư
chưa cao, cải cách hành chính còn chậm, không ít chỉ số cạnh tranh quốc gia của
Việt Nam còn thua kém một số nước trong khu vực.

SVTH: Đào Thị Huyền

BS. CK2. Phạm Hữu Quốc


Khoa Quản trị Bệnh viện

6


Khoá luận tốt nghiệp đại học

Trong bối cảnh hiện nay, Thủ tướng cho rằng CNTT là một phương thức phát
triển mới giúp Việt Nam phát triển nhanh, bền vững, gắn với đổi mới mô hình tăng
trưởng, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, đưa Việt
Nam thoát nguy cơ tụt hậu, vượt qua bẫy thu nhập trung bình và phát triển kinh tế
tri thức, tạo nền tảng để đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành nước công
nghiệp theo hướng hiện đại.
Để CNTT thực sự trở thành nền tảng của phương thức phát triển mới, Chính
phủ yêu cầu các các Bộ, ngành, địa phương, và cộng đồng doanh nghiệp, các
chuyên gia, nhà nghiên cứu cùng triển khai 7 nội dung, nhiệm vụ giải pháp.
Một là nâng cao nhận thức, quán triệt quan điểm CNTT là 1 nền tảng của
phương thức phát triển mới trong các cấp quản lý, các ngành kinh tế xã hội, trong
mỗi doanh nghiệp và toàn xã hội. Phát triển và ứng dụng CNTT trong sản xuất, kinh
doanh và quản lý, hướng tới mục tiêu nâng cao toàn diện năng lực cạnh tranh quốc
gia, coi đây là con đường ngắn nhất để Việt Nam tiến kịp các nước phát triển, tiến
cùng thời đại.
Hai là xây dựng hệ thống hạ tầng thông tin quốc gia, ban hành chuẩn thông tin
quốc gia, bảo đảm khả năng kết nối liên thông đồng bộ, chú trọng công tác an ninh,
an toàn bảo mật thông tin quốc gia.
Ba là đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, làm chủ các bí quyết, giải pháp công
nghệ mới, ưu tiên đào tạo phát triển nguồn nhân lực CNTT của từng ngành, lĩnh
vực, từng địa phương, doanh nghiệp và của cả quốc gia.
Bốn là xây dựng cơ chế chính sách tạo thuận lợi và hiệu quả cao nhất nhằm
đảm bảo việc ứng dụng CNTT trở thành một yêu cầu tiên quyết trong mọi ngành,
lĩnh vực, mọi công trình, dự án đầu tư trong tiến trình phát triển.
Năm là tạo môi trường thuận lợi cho phát triển thị trường CNTT, hỗ trợ các
doanh nghiệp phát triển, tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong nước và xây
dựng năng lực cạnh tranh, vươn ra thị trường ngoài nước.


SVTH: Đào Thị Huyền

BS. CK2. Phạm Hữu Quốc


Khoa Quản trị Bệnh viện

7

Khoá luận tốt nghiệp đại học

Sáu là tăng cường hợp tác quốc tế, huy động mọi nguồn lực, đặc biệt là nguồn
lực của người Việt Nam ở nước ngoài để phát triển CNTT.
Bảy là phát triển và ứng dụng CNTT được coi là nhiệm vụ quan trọng của toàn
bộ hệ thống chính trị và toàn xã hội. Người đứng đầu tất cả các cấp, ngành, cơ quan,
đơn vị phải trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm về triển khai ứng dụng hiệu quả
CNTT vì mục tiêu phát triển nhanh và bền vững.
Tiếp thu 7 nội dung giải pháp, nhiệm vụ Thủ tướng nêu ra tại Diễn đàn
Vietnam ICT Summit 2013, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son cho biết: Bộ
TT&TT đang nỗ lực hoàn thành hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế
chính sách về CNTT nhằm tiếp tục tạo hành lang pháp lý để phát triển nhanh
CNTT-TT, góp phần quan trọng đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp
theo hướng hiện đại vào 2020. Thực hiện Nghị quyết của Đảng và sự chỉ đạo của
Chính phủ, Bộ TT&TT sẽ phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương, doanh
nghiệp để nâng cao năng lực, hiệu quả, hiệu lực trong quản lý hạ tầng đồng bộ
thông tin, nội dung thông tin phục vụ cho lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của Đảng và
Nhà nước, phát triển năng lực CNTT quốc gia để đáp ứng yêu cầu cung cấp trao đổi
thông tin của xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an
ninh, bảo đảm chủ quyền quốc gia trên không gian mạng.

Trong xã hội ngày nay, không có một lĩnh vực nào, ngành nào, không có nơi
nào không có sự hiện diện của CNTT. Tác động của CNTT đối với đời sống xã hội
là vô cùng to lớn, không chỉ đẩy mạnh – nhanh quá trình tăng trưởng kinh tế mà còn
kéo theo sự biến đổi về phương thức sáng tạo, tạo ra của cải trong đời sống xã hội
và tư duy của con người. Ở Việt Nam, những năm vừa qua, CNTT đã phát triển
nhanh, mạnh, từng bước ứng dụng rộng rãi trong mọi hoạt động kinh tế - xã hội,
góp phần nâng cao năng lực, năng suất lao động, cải thiện được hiệu quả hoạt động,
thay đổi lối sống của con người. Trong thời gian tới, CNTT sẽ trở thành một động
lực quan trọng và mang tính đột phá của sự phát triển đất nước" Bộ trưởng Nguyễn
Bắc Son nhấn mạnh.

SVTH: Đào Thị Huyền

BS. CK2. Phạm Hữu Quốc


Khoa Quản trị Bệnh viện

8

Khoá luận tốt nghiệp đại học

Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cho biết, tại Hội nghị Trung ương lần thứ 4 Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khóa 11 đã ban hành Nghị quyết số 13 về xây dựng hệ
thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công
nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Trong đó, hạ tầng thông tin là một trong
những hạ tầng quan trọng thuộc hệ thống kết cấu hạ tầng được ưu tiên phát triển.
Thực hiện Nghị quyết số 13, Bộ TT&TT đã đề ra Chương trình hành động cụ thể,
theo đó, đưa ra các quan điểm, định hướng lớn trong phát triển CNTT-TT trong thời
gian tới. Một là tăng tốc phát triển hạ tầng thông tin trên cơ sở tính kế thừa, tận

dụng thành tựu, kết quả phù hợp với các chiến lược, kế hoạch, quy hoạch trong lĩnh
vực TT&TT kết hợp với những đột phá phát triển với những mục tiêu cao hơn và
tốc độ nhanh hơn. Hai là đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào quản lý, khai thác, vận
hành kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội và toàn bộ nền kinh tế, coi thúc đẩy phát triển
ứng dụng CNTT là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong lộ trình công nghiệp hóa – hiện
đại hóa từng ngành, từng lĩnh vực. Ba là phát triển công nghiệp CNTT-TT có giá trị
gia tăng cao, chủ động hội nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu, đáp ứng nhu cầu
trong nước, xuất khẩu ra thị trường thế giới.
"Diễn đàn lần này là cơ hội để giới CNTT-TT trao đổi và đưa ra các giải pháp
góp phần thực hiện thành công Nghị quyết số 13 của Trung ương, nâng tầm và vị
thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, trực
tiếp là sự quan tâm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, tôi tin rằng giới CNTTTT sẽ hiện thực hóa được mục tiêu sớm đưa Việt Nam trở thành nước mạnh về
CNTT-TT và có hạ tầng thông tin ngang tầm khu vực, thế giới" Bộ trưởng Nguyễn
Bắc Son nói.
Diễn đàn năm nay bàn về việc phát huy vai trò của CNTT trong nâng cao năng
lực cạnh tranh, tập trung vào các vấn đề: xây dựng hạ tầng thông tin quốc gia, cải
cách thể chế, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, cải cách giáo dục đào
tạo. Đây là những vấn đề đang được Chính phủ đặc biệt quan tâm giải quyết.

SVTH: Đào Thị Huyền

BS. CK2. Phạm Hữu Quốc


Khoa Quản trị Bệnh viện

9

Khoá luận tốt nghiệp đại học


1.1.3. Ứng dụng CNTT trong Y tế và chăm sóc sức khỏe
Công nghệ thông tin đang dần chứng tỏ tầm ảnh hưởng rất lớn đến mọi mặt
của đời sống xã hội. Đối với hoạt động của ngành y tế, có thể thấy rằng, CNTT
ngày càng đóng vai trò quan trọng, không chỉ giúp ích cho quá trình cải cách hành
chính trong công tác quản lý, điều hành của cơ quan quản lý m2 còn có vai trò quan
trọng trong việc triển khai và ứng dụng thành công các kỹ thuật cao trong công tác
KCB như chụp cắt lớp, mổ nội soi,… rồi trong công tác giảng dạy, đào tạo, gám sát
dịch bệnh, nghiên cứu phát triển thuốc,…
Người bệnh và bệnh viện được lợi gì khi ứng dụng CNTT: Năm 2012, Khoa
Khám chữa bệnh theo yêu cầu của BV Bạch Mai, một trong những đơn vị tiên
phong của BV đã áp dụng thữ nghiệm đưa thẻ KCB điện tử nhỏ gọn như thẻ ATM
với rất nhiều tiện ích cho bệnh nhân. Theo đó chỉ cần sở hữu một thẻ KCB điện tử
mua thẻ tại Khoa KCB theo yêu cầu, bệnh nhân sẽ có mã số, mã vạch và mật khẩu
để có thể truy cập trang web của BV Bạch Mai bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu miễn
là có đường truyền Internet. Hiệu quả của việc ứng dụng CNTT đã thấy rõ, bởi thẻ
KCB điện tử sẽ giống như một bệnh án điện tử, mỗi lần đi KCB, bệnh nhân không
phải mang nhiều giấy tờ, hồ sơ bệnh án, không phải chờ đợi làm các thủ tục, xét
nghiệm, thăm khám lại, mà bác sỹ điều trị vẫn có thể xác định tương đối chính xác
phác đồ điều trị bởi mọi thông tin bệnh án như tiền sử bệnh, triệu chứng, kết quả
xét nghiệm, đơn thuốc, các chất chống chỉ định cũng như tất cả thông tin liên quan
qua các lần KCB, điều trị... đã được lưu giữ tại hệ thống máy tính bệnh viện.
Không những thế, người bệnh qua quá trình KCB còn có thể liên hệ trực tiếp,
gửi e-mail cho các bác sỹ điều trị; vào hệ thống đọc các thông tin liên quan đến
bệnh lý, tự so sánh đánh giá, tự xác định kết quả KCB với các mức chi phí quy định.
Việc này vừa không chỉ tạo ra vô vàn thuận lợi cho người bệnh mà còn góp phần
nâng cao chất lượng KCB và đẩy nhanh việc giải quyết thủ tục hành chính cho
bệnh nhân của Khoa. Tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, thời gian chờ khám khi chưa ứng
dụng CNTT trung bình là 30 phút, đến nay đã giảm hơn nửa; thời gian chờ mua
thuốc trước là 45 phút nay còn khoảng 10 phút; thời gian làm thủ tục xuất viện
SVTH: Đào Thị Huyền


BS. CK2. Phạm Hữu Quốc


Khoa Quản trị Bệnh viện

10

Khoá luận tốt nghiệp đại học

trước từ 2- 4 giờ, nay chỉ còn… 15 phút!. Việc kê đơn thuốc trước đây nhiều người
kêu ca về chữ bác sĩ xấu, khó đọc nay nhờ áp dụng mô hình quản lý bằng CNTT
mà đơn thuốc được in trên giấy vi tính dễ đọc, lãnh đạo BV lại dễ dàng quản lý việc
kê đơn thuốc nhằm giảm tình trạng các đơn thuốc chưa hợp lý đến tay người bệnh.
Với BV Gang thép Thái Nguyên, việc làm chủ CNTT và ứng dụng thành công
CNTT trong quản lý BV đã đem lại những hiệu quả rất thiết thực. Theo đó, 100%
bệnh nhân đã được quản lý trên mạng của BV với mã số riêng giúp cho việc tra cứu
các kết quả xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh từ những lần khám trước rất nhanh
chóng trong thời gian khoảng 1 phút thay cho việc phải chờ đợi các thủ tục hành
chính để rút các hồ sơ bệnh án như trước (kéo dài gần 1 ngày); Các khoa dự trù và
cấp phát thuốc qua mạng do đó người bệnh được công khai thuốc hàng ngày qua
các phiếu in trên mạng có đầy đủ thông tin về tên thuốc, làm lượng, số lượng, nước
sản xuất… đến giá tiền. Không những thế, đối với hoạt động của BV, việc ứng
dụng CNTT đã giúp phòng chức năng kiểm tra được các thất thu về tài chính, làm
giảm tỷ lệ thất thu trong toàn bệnh viện từ trung bình >10 triệu đồng/tháng xuống
còn < 1 triệu đồng/ tháng… CNTT còn làm giảm 2/3 thời gian giải quyết thủ tục
hành chính tạo điều kiện cho cho các thầy thuốc có thêm thời gian chăm sóc và tiếp
xúc bệnh nhân.
Ứng dụng CNTT để đối phó với đại dịch: TS Nguyễn Huy Nga, Cục trưởng
Cục Y tế Dự phòng và Môi trường, Bộ Y tế cho biết, hiện nay trang thiết bị về

CNTT của hệ YTDP cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu bước đầu về cơ sở vật chất,
với 100% TTYTDP tuyến huyện được trang bị máy tính, 100% TTYTDP tỉnh,
thành phố đã kết nối mạng internet… Ngoài ra tại các Viện Vệ sinh dịch tễ và
Pasteur TƯ, khu vực tạo còn được trang bị hệ thống thiết bị hội nghị truyền hình
tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao ban, trao đổi thông tin về phòng, chống dịch
bệnh, kiểm dịch y tế quốc tế, sức khỏe môi trường, y tế lao động… đặc biệt là đối
phó với các dịch bệnh nguy hiểm như SARS, cúm AH5N1 nhanh chóng, kịp thời
và đỡ tốn kém hơn hơn. Bên cạnh đó, các phần mềm chuyên môn về kiểm soát
dịch- quản lý hóa chất, kiểm soát bệnh truyền nhiễm- vaccine, sức khỏe- nghề

SVTH: Đào Thị Huyền

BS. CK2. Phạm Hữu Quốc


Khoa Quản trị Bệnh viện

11

Khoá luận tốt nghiệp đại học

nghiệp và tai nạn thương tích… đã được Cục triển khai áp dụng để nâng cao hiệu
quả công tác kiểm soát, phòng chống dịch bệnh…
Tại Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, trước đây khách hàng phải nộp hồ sơ trực tiếp
và nhận kết quả từ chuyên viên thụ lý riêng của từng lĩnh vực. Quá trình tiếp nhận,
thụ lý hồ sơ này hoàn toàn lệ thuộc vào chuyên viên chuyên trách, vì thế dễ dẫn đến
một số bất cập. Nhưng từ năm 2005, song song với quá trình triển khai thực hiện cơ
chế một cửa trong các dịch vụ hành chính công, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đã ứng
dụng CNTT vào hoạt động qua việc sử dụng phần mềm dùng chung quản lý văn
bản và hồ sơ công việc để quản lý quy trình và hồ sơ của tất cả các dịch vụ hành

chính công mà Sở đang cung ứng cho người dân. Kết quả triển khai CNTT trong
hoạt động dịch vụ hành chính công tại Sở Y tế đã giúp toàn bộ quá trình thụ lý hồ
sơ được thực hiện chặt chẽ trên môi trường mạng LAN, quá trình xử lý được kiểm
soát chặt chẽ, tinh thần trách nhiệm của cán bộ tăng lên… Bên cạnh đó, người dân
cũng có một kênh tra cứu thông tin và giao tiếp với cơ quan quản lý nhà nước thuận
lợi, hạn chế được phần nào tình trạng người dân phải “ăn chực nằm chờ” với thủ
tục hành chính công như trước.
CNTT với cải cách thủ tục hành chính: Mặc dù CNTT đã có những đóng góp
thiết thực đối với sự phát triển trên nhiều mặt hoạt động của ngành y tế trong thời
gian quan, nhưng thực tế cho thấy đầu tư cho CNTT trong ngành y tế vẫn manh mún,
dàn trải và chưa có kiến trúc tổng thể về ứng dụng CNTT của toàn ngành; các chuẩn
thông tin y tế chưa hoàn chỉnh, đồng bộ do đó nhiều đơn vị đã không thành công khi
triển khai ứng dụng CNTT ở cơ sở. Vì vậy tại hội nghị về ứng dụng CNTT trong
ngành y tế vừa được tổ chức vào cuối tháng 2.2009, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Y tế
Nguyễn Quốc Triệu đã nhấn mạnh và yêu cầu: “Với nhận thức sâu sắc vai trò của
CNTT đối với công tác y tế hiện đại, ngành y tế cần phải đẩy mạnh hơn nữa việc ứng
dụng công cụ này vừa để tạo ra những biến chuyển mang tính bước ngoặt trong
chuyên môn, vừa góp phần giảm nhẹ các thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng
công tác quản lý điều hành và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí…”. Trên tinh thần
đó, Ban chỉ đạo CNTT ngành y tế cho hay theo kế hoạch ứng dụng CNTT năm 2009-

SVTH: Đào Thị Huyền

BS. CK2. Phạm Hữu Quốc


Khoa Quản trị Bệnh viện

12


Khoá luận tốt nghiệp đại học

2010, ít nhất 50% thông tin trao đổi, giao dịch giữa Bộ Y tế, các đơn vị y tế tuyến TƯ
và Sở Y tế sẽ thực hiện trên mạng, giảm thiểu sử dụng giấy tờ; 30% hội nghị, hội thảo
của ngành được thực hiện trên môi trường mạng và 100% văn bản phục vụ các cuộc
họp của Bộ được cung cấp thông tin dưới dạng điện tử cho các đại biểu trước cuộc
họp… Theo đó, các dịch vụ hành chính công sẽ được cung cấp ở mức độ 2 trên cổng
thông tin điện tử của Bộ Y tế và website của Sở Y tế để phục vụ người dân, doanh
nghiệp…
1.1.4. Vai trò CNTT trong Y tế và chăm sóc sức khỏe ở nƣớc ta
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho rằng ứng dụng CNTT trong
ngành y tế còn manh mún, dàn trải, thiếu các dự án tổng thể và chất lượng các dự án
không cao; Nhân lực chuyên môn về CNTT tại các cơ sở y tế và các đơn vị y tế
thiếu, mất cân đối, tự phát, không thống nhất và đây được coi là điểm yếu rất cơ bản,
những “nút thắt” cần sớm khắc phục…
Hiện nay Bộ Y tế đã xác định được 247 thủ tục hành chính được thực hiện tại
cơ quan Bộ trong các lĩnh vực như dược, mỹ phẩm; khám chữa bệnh; y học cổ
truyền; sức khỏe sinh sản; trang thiết bị và công trình y tế; y tế dự phòng và môi
trường; an toàn vệ sinh thực phẩm; tổ chức cán bộ… Mục tiêu đặt ra trong thời gian
tới là 100% dịch vụ công đơn giản liên quan đến hành chính phải được cung cấp
thông tin trên môi trường mạng, số dịch vụ công trực tuyến ở mức 2 là 245 dịch vụ
(chiếm 99,2%) phải sớm được hoàn thành.
Về ứng dụng phần mềm, do đặc thù ngành y nên hầu hết các cơ sở y tế đã đưa
vào sử dụng các phần ứng dụng như: quản lý nhân sự, vật tư - tài chính, quản lý
công văn… đều chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc chuyên môn. Thực tế đã
có tới hơn 65% bệnh viện toàn quốc ứng dụng phần mềm báo cáo thống kê của
bệnh viện; 20% bệnh viện ứng dụng phần mềm quản lý tổng thể bệnh viện. Một số
bệnh viện tuyến trung ương đã hình thành bệnh viện vệ tinh có hệ thống y tế từ xa
như Bệnh viện Nhi T.Ư, Việt Đức, Bạch Mai… nhằm tư vấn cho các bệnh viện
tuyến dưới. Tuy nhiên, việc ứng dụng các phần mềm vẫn chưa có được kết quả như

mong muốn. Chính vì vậy, Bộ Y tế xác định các đơn vị cần hỗ trợ để các nhà cung

SVTH: Đào Thị Huyền

BS. CK2. Phạm Hữu Quốc


Khoa Quản trị Bệnh viện

13

Khoá luận tốt nghiệp đại học

cấp dịch vụ tin học xây dựng các phần mềm ứng dụng chuyên biệt trong một số lĩnh
vực như quản lý bệnh viện, quản lý trang thiết bị, quản lý đào tạo,… đồng thời Bộ
Y tế cho sử dụng một số chuẩn quốc tế làm cơ sở xây dựng các phầm mềm ứng
dụng. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long đề nghị việc cần làm ngay là đánh giá đúng
thực trạng về những khó khăn, yếu kém đối với việc ứng dụng CNTT trong ngành y
tế, nhất là ở y tế cơ sở. Như vậy ngay trong năm 2012, Bộ Y tế sẽ tập trung triển
khai một số dự án ưu tiên nhằm tăng cường ứng dụng CNTT phục vụ công tác bảo
vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân như xây dựng trung tâm tích hợp dữ
liệu Bộ Y tế; đăng ký vốn năm 2013 cho dự án “Bệnh án điện tử và quản lý hệ
thống khám chữa bệnh”; xây dựng chuẩn CNTT trong ngành y tế; nâng cao năng
lực hệ thống thông tin y tế; xây dựng dự án quản lý bệnh nhân sử dụng công nghệ
Smartcard với mã bệnh nhân thống nhất; hoàn thiện báo cáo nghiên cứu khả thi cho
dự án "Xây dựng dịch vụ tư vấn y tế, khám chữa bệnh từ xa"...
Đặc biệt năm 2012, Bộ Y tế cũng sẽ gấp rút kiện toàn tổ chức CNTT, như việc
thành lập Cục Công nghệ thông tin thuộc Bộ Y tế và phòng Công nghệ thông tin ở
tất cả các bệnh viện hạng I và hạng đặc biệt; ưu tiên một số dự án trọng điểm quốc
gia như phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện dự án Internet cộng

đồng nông thôn - Hợp phần Bộ Y tế. Bộ Y tế phấn đấu đến năm 2015 có các phần
mềm hỗ trợ 100% hoạt động quản lý, điều hành tại cơ quan Bộ Y tế; 100% cơ quan,
đơn vị trực thuộc Bộ Y tế ứng dụng CNTT để quản lý mọi mặt hoạt động quản lý,
chuyên môn, nghiệp vụ hành chính. Qua đó rút ngắn thời gian cho thủ tục hành
chính, để bác sỹ có điều kiện chuyên tâm vào công tác chuyên môn.
1.1.5. Một số lĩnh vực phát triển CNTT Y tế ở Việt Nam
Trong những năm qua, lĩnh vực viễn thông, Công nghệ thông tin ngày càng
chứng minh vai trò quan trọng làm thay đổi diện mạo của đời sống xã hội với những
giải pháp, dịch vụ tiện ichs. Trong lĩnh vực y tế, có thể thấy rằng, VT, CNTT cũng
đã và đang tạo ra những thay đổi mới mẻ, không chỉ thúc đẩy cho quá trình cải cách
hành chính trong công tác quản lý, hoạt động của đơn vị y tế mà còn hỗ trợ hiệu quả
công tác ứng dụng thành công kỹ thuật cao trong các hoạt động Khám chữa bệnh

SVTH: Đào Thị Huyền

BS. CK2. Phạm Hữu Quốc


Khoa Quản trị Bệnh viện

14

Khoá luận tốt nghiệp đại học

như: chụp cắt lớp, mổ nội soi, khám chữa bệnh từ xa, đào tạo E-Learning, Y tế điện
tử, bệnh viện không giấy tờ.... Đặc biệt trong quá trình triển khai dự án bệnh viện vệ
tinh.
Từ những năm 1998, VNPT đã là doanh nghiệp tiên phong thực hiện các hợp
tác trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ VT, CNTT cho các bệnh viện tuyến trung
ương thực hiện dự án truyền hình hội nghị trong điều trị với các bệnh viện trong

khu vực. Cụ thể từ năm 2005, dự án truyền hình hội nghị trong lĩnh vực y tế
(Telemedicine) đã được VNPT triển khai thành công với việc thực hiện thành công
ca phẫu thuật tại bệnh viện Việt Tiệp (Hải phòng) dưới sự tư vấn từ xa của bệnh
viện Việt Đức tại Hà Nội. Tiếp đó, năm 2006 ca phẫu thuật can thiệp tim mạch đã
được triển khai giữa bệnh viện Tim Việt Nam và chuyên gia Singapore. Cho đến
nay nhiều chương trình Hội thảo truyền hình giữa Bộ Y tế và các đơn vị trên toàn
quốc và giữa các bệnh viện, các cơ sở đào tạo đã được VNPT phối hợp triển khai
thành công.
Bên cạnh đó, những dịch vụ CNTT là các chương trình phần mềm ứng dụng
phát triển mô hình bệnh viện không giấy tờ đã thực hiện thành công tại nhiều bệnh
viện trên toàn quốc. Dịch vụ này đã chứng minh tính ưu việt, hiệu quả rõ rệt trong
công tác quản lý thông tin, dữ liệu, văn bản, quản lý thuốc, khám chữa bệnh… Điều
này đã thúc đẩy quá trình cải cách thủ tục hành chính bao gồm các công tác về đón
tiếp bệnh nhân, thu phí, chỉ định xét nghiệm...vv
Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực y tế, đặc biệt là
khám chữa bệnh không còn là vấn đề mới tại Việt Nam và tính hiệu quả của của mô
hình này mới vẫn mang tính chất đơn lẻ ở từng đơn vị khám chữa bệnh, đào tạo
(chủ yếu là những cơ sở y tế tuyến trung ương). Do đó rất cần năng lực cung cấp
dịch vụ hiện đại, đồng bộ và chuyên nghiệp của các nhà cung cấp dịch vụ. Nắm bắt
nhu cầu này, VNPT đã và đang xây dựng, phát triển các giải pháp, dịch vụ VT,
CNTT theo hướng tích hợp công nghệ hiện đại, chất lượng cao, giá thành phù
hợp. để đáp ứng nhu cầu hội nghị truyền hình và giải pháp khám bệnh từ xa nhằm
phục vụ công tác của Bệnh viện, cơ sở y tế và các trường đào tạo thuộc ngành Y tế.

SVTH: Đào Thị Huyền

BS. CK2. Phạm Hữu Quốc


Khoa Quản trị Bệnh viện


15

Khoá luận tốt nghiệp đại học

Tại Hội thảo “Phát triển ứng dụng CNTT-VT đối với ngành Y tế” là một sự
kiện nằm trong chuỗi các hoạt động của Tuần lễ VNPT 2011. VNPT đã giới thiệu
về một số dịch vu VT, CNTT tiêu biểu phục vụ cho ngành y tế. Về dịch vụ giải
pháp hội nghị truyền hình ứng dụng trong lĩnh vực y tế Telemedicine. Với dịch
Telemedicine, các bệnh viện, cơ sở đào tạo y tế sẽ thu được lợi ích thiết thực thông
qua việc tiết kiệm chi phí tổ chức Hội nghị, rút ngắn thời gian, kết nối được đồng
thời tới nhiều điểm cầu tại các vùng địa lý khác nhau, thông tin hội nghị được lưu
trữ, bảo mật... Hiện với dịch vụ này VNPT đã có hạ tầng rộng khắp với đường
truyền vệ tinh Vinasat 1, tuyến cáp quang biển đi quốc tế, hệ thống truyền dẫn
quang nối đến 100% xã phường trên toàn quốc với tốc độ truyền dẫn cao, chất
lượng âm thanh, hình ảnh rõ nét (hỗ trợ chuẩn HD). Đặc biệt với công nghệ hiện đại,
dịch vụ này của VNPT có thể cung cấp đến gần 800 điểm cầu trong một chương
trình Hội nghị truyền hình. Đặc biệt với phương tiện máy tính cá nhân, các chuyên
gia, cá nhân riêng lẻ có thể tham gia hội nghị tại bất cứ điểm cầu nào. Với hạ tầng
đồng bộ, bề dày kinh nghiệm qua triển khai hệ thống truyền hình trực tuyến phục vụ
Chính phủ, các bộ ngành, địa phương (mạng chuyên dùng) trong những năm qua,
VNPT khẳng định sự sẵn sàng về dịch vụ đáp ứng tốt nhu cầu của ngành Y tế.
Đối với dịch vụ an ninh và lưu trữ, tại Hội nghị VNPT đã giới thiệu khá ấn
tượng về gõi dịch vụ MegaCamera và dữ liệu tập trung. Hiện nay trước những yêu
cầu về giám sát an ninh tại các bệnh viện ngày càng cao, dịch vụ MegaCamera được
đánh giá là một giải pháp tích hợp hiện đại. Với MegaCamera, các bện viện có thể
tiết kiệm được chi phí đầu tư do không phải mua sắm thiết bị mà chỉ cần trả phí
hàng tháng. MegaCamera có tính bảo mật cao, tích hợp với mạng quản trị nội bộ,
điện thoại di động, website. Đối với dịch vụ dữ liệu tập trung, đây là một dịch vụ
thiết yếu đối với yêu cầu quản lý thông tin dữ liệu của các cơ quan quản lý nhà nước

trong lĩnh vực y tế và các đơn vị đào tạo, bệnh viện. Với số lượng dữ liệu y tế ngày
càng tăng, việc lưu trữ và quản lý tốt, an toàn sẽ phục vụ hiệu quả hoạt động quản lý,
đào tạo, khám chữa bệnh. Dịch vụ này còn cho phép hình thành các cổng thông tin
y tế với các dữ liệu tập trung và chính thống để các đơn vị khám chữa bệnh khai
thác sử dụng, người bệnh tham khảo, tra cứu thông tin...

SVTH: Đào Thị Huyền

BS. CK2. Phạm Hữu Quốc


×