Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

mau thuyet minh do dung day hoc tu lam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.16 KB, 2 trang )

SỞ GDĐT VĨNH LONG
Trung tâm GDTX Bình Tân

BẢN THUYẾT MINH THIẾT BỊ DẠY HỌC TỰ LÀM
HỘI THI ĐỒ DÙNG DẠY HỌC TỰ LÀM NĂM HỌC 2013 – 2014
1. Tên thiết bị dạy học tự làm: Hai mặt phẳng trong không gian
2. Tên tác giả : Nguyễn Phước Thanh
3. Đơn vị: Trung tâm GDTX Bình Tân, Huyện Bình Tân
I/ Thông tin chung:
- Giáo viên tự làm nhầm giúp học viên quan sát trực quan về mặt phẳng và đường
thẳng trong không gian ở hình học không gian lớp 11.
- Đồ dùng dạy học này theo nghiên cứu của bản thân là chưa có ai làm.
II/ Công dụng của TBDH tự làm:
- Dạy cho lớp 11
- Sử dụng cho môn Toán hình học 11 chương II, minh họa trực quan các Định lý
của chương bằng cách kết hợp đồ dùng với nam châm và đường thẳng ( bằng căm
xe đạp cũ)
III/ Quy trình thiết kế TBDH tự làm:
1. Nguyên tắc và cấu tạo :
- Đặt một mặt trên bàn hoặc trên bảng ( gắn với nam châm) và di chuyển mặt còn
lại theo yêu cầu, khi cần đường thẳng thì dùng nam châm với căm xe đạp gắn trên
mặt phẳng di chuyển bằng tay.
- Chi tiết gồm hai bảng nhôm hình vuông cạnh 2 dm, gắn với nhau bởi một bảng
nhôm nhỏ sau cho hai hình vuông di chuyển được, các Nam châm và một số Căm
xe đạp ( trực quan cho đường thẳng).
2. Nguyên vật liệu:
- Bảng Nhôm , Nam châm, Căm xe đạp với tổng số tiền là 100.000 đồng
3. Cách làm:
Gấp các cạnh 2 hình vuông ( bằng nhôm và tác dụng với nam châm) trong có 2
cạnh gấp bên trong, có dây chì để giữ mặt phẳng không bị cong khi dùng, hai hình
vuông được gắn với nhau bởi một miếng nhôm nhỏ dài 1,5 dm sau cho hai hình


vuông quay tự do quanh hai cạnh. Chuẩn bị thêm nam châm và một số căm xe đạp
khi cần cho tiết dạy cụ thể.
4. Lắp ráp và bố trí ĐDDH tự làm
Không cần lắp ráp gì thêm và bố trí trên bàn giáo viên hoặc trên bảng hoặc địa
điểm thích hợp theo yêu cầu.


IV/ Hướng dẫn khai thác và sử dụng ĐDDH tự làm:
Cố định một mặt hoặc không cố định theo yêu cầu nội dung, sử dụng trực quan
2 mặt phẳng hoặc gắn thêm đường thẳng trên mặt phẳng nhờ 2 nam châm và căm
xe đạp.
V/ Những điểm cần lưu ý khi sử dụng, bảo quản:
Đồ dùng khó sử dụng cho tính vuông góc trong không gian, một số định lý
không quay mặt phẳng được do gắn với cạnh của 2 mặt. Bảo quản dễ dàng và dễ
làm mới hoàn toàn, nếu cần có thể thêm hoa văn trên mặt phẳng để đồ dùng thu
hút học viên hơn.
Bình Tân, ngày 14 tháng 04 năm 2014
TÁC GIẢ

Nguyễn Phước Thanh



×