Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

TRỒNG cây THUỐC và THU hái dược LIỆU HOANG dã

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.64 KB, 10 trang )

TRỒNG CÂY THUỐC VÀ THU HÁI DƯỢC LIỆU HOANG DÃ
THEO TIÊU CHUẨN GACP
(Cultivation of medicinal plants and collection of wild medicinal herbal materials
according to GACP)
1. Đặt vấn đề
Đã từ lâu, vấn đề ổn định chất lượng dược liệu, bán thành phẩm Đông dược (ví
dụ như cao dược liệu) và các loại thuốc thành phẩm từ dược liệu ở Việt Nam đã và
đang được các nhà khoa học và các cơ sở sản xuất thuốc trong ngành Dược tìm cách
giải quyết nhưng vẫn chưa có giải pháp thỏa đáng. Cho đến nay, thị trường dược liệu
ở Việt Nam vẫn trong tình trạng thả nổi, thiếu sự quản lý của các cơ quan y tế (về
chủng loại, chất lượng, tính chuẩn xác, quy trình chế biến, cách bảo quản, …) và cơ
quan quản lý thị trường (về giá cả).
Cũng như thuốc Tân dược, để thuốc Đông dược có hiệu lực, an toàn và chất
lượng ổn định thì toàn bộ quy trình sản xuất phải được tiêu chuẩn hóa. Trong đó, tiêu
chuẩn hóa nguyên liệu đầu vào (nấm, động vật, thực vật, khoáng vật) là khâu cơ bản
nhất. Riêng đối với dược liệu có nguồn gốc thực vật thì việc tiêu chuẩn hóa phải bắt
đầu từ quy trình trồng trọt và thu hái cây thuốc hoang dã trong tự nhiên.
Hiện nay, các dây truyền sản xuất thuốc nói chung, trong đó có thuốc Đông
dược ở Việt Nam đang được xây dựng, hoặc từng bước nâng cấp để đạt tiêu chuẩn
“Thực hành tốt sản xuất thuốc – GMP”. Đây là một yêu cầu cần thiết để có thuốc tốt.
Riêng đối với thuốc Đông dược, nếu nguyên liệu (đầu vào) không ổn định về chất
lượng thì thành phẩm thuốc (đầu ra) cũng không đạt yêu cầu về chất lượng, cho dù
thuốc đó được sản xuất ở nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP theo Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO). Đó chính là nguyên nhân khiến cho chất lượng của nhiều loại thuốc Đông
dược ở Việt Nam hiện nay thất thường, kể cả chất lượng của các gói thuốc thang ở các
cơ sở khám, chữa bệnh và kinh doanh thuốc Đông y.
Đặc biệt, trước xu thế hội nhập kinh tế khu vực và trên thế giới, các xí nghiệp
Dược của nước ngoài sẽ đưa sản phẩm của họ vào Việt Nam, và ngược lại, chúng ta
cũng cần đưa dược liệu và thuốc Đông dược của Việt Nam ra thị trường nước ngoài.
Để cho thuốc của ta giữ được thương hiệu và cạnh tranh được với các sản phẩm cùng
loại của nước ngoài (thậm chí ngay trên thị trường trong nước) thì quá trình trồng trọt,


thu hái nguyên liệu làm thuốc không thể coi nhẹ việc tiêu chuẩn hóa. Điều này có
nghĩa là phải tạo ra nguồn dược liệu có hàm lượng hoạt chất cao theo tiêu chuẩn của
GACP.
2. Khái niệm và nội dung chủ yếu của GACP
GACP là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Good Agricultural and Collection
Practices”, nghĩa là “Thực hành tốt trồng trọt và thu hái”. Với nội dung như vậy thì
tiêu chuẩn GACP có thể áp dụng chung cho cả cây lương thực, cây rau, cây ăn quả, …
và đặc biệt cây làm thuốc.
Xuất phát từ tiêu chuẩn của thuốc là phải có chất lượng tốt, an toàn và hiệu
quả, nên nguồn nguyên liệu làm ra thuốc cũng phải đạt các yêu cầu này. GACP có vai
trò rất quan trọng trong việc tạo ra nguồn nguyên liệu làm thuốc đạt các tiêu chuẩn
trên. Nó bao gồm hai nội dung chính:

1


- Thực hành tốt trồng cây thuốc (GAP)


- Thực hành tốt thu hái cây thuốc hoang dã (GCP)

Mỗi quy trình có nhiều công đoạn, mỗi công đoạn lại có những tiêu chuẩn
riêng cho từng loài cây thuốc cụ thể. Nó phụ thuộc vào môi trường tự nhiên, điều kiện
sinh thái, nguồn giống, đất trồng, biện pháp canh tác, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh,
thu hái, vận chuyển, xử lý sau thu hoạch đến cách đóng gói và bảo quản dược liệu
trong kho. Qua đó, ta thấy nội dung của GACP rất rộng và khá phức tạp, nó liên quan
đến nhiều ngành khoa học kỹ thuật như sinh học, nông học, dược học và khoa học
quản lý.
GACP không đơn thuần là các trang giấy viết về tiêu chuẩn và quy trình trồng
cây thuốc hoặc thu hái từ cây thuốc hoang dã. Đó chỉ là phần mềm. Để bảo đảm các

điều kiện thực hiện tốt phần mềm này, GACP còn có các phần cứng, bao gồm:
- Cơ sở vật chất phải phù hợp điều kiện tự nhiên và đối tượng trồng trọt/ thu hái
như nhà làm việc, nơi phơi sấy, kho chứa, công cụ sản xuất, mặt bằng làm nơi sơ chế,
phòng thực nghiệm với các thiết bị đo đạc và kiểm tra chất lượng sản phẩm.
- Nhân lực: những người trực tiếp trồng trọt/ thu hái cũng phải được đào tạo để
có sự hiểu biết và kỹ năng thực hiện đúng các yêu cầu kỹ thuật của GACP liên quan
đến công việc mà họ đang làm. Họ cũng phải biết những điều gì cần tránh (ví dụ
không được hoặc phải giảm đến mức tối thiểu tác động đến môi trường) và những gì
phải tuân theo (duy trì và tăng cường đa dạng sinh học trong nông trại của họ, hoặc
nơi khai thác nguyên liệu, …)
Hai phần này quan trọng như nhau, phối hợp với nhau, bổ sung và hỗ trợ cho
nhau.
3. Nguyên tắc chung của GACP đối với cây thuốc
Người trồng trọt cây thuốc và người thu hái nguyên liệu làm thuốc trong tự
nhiên cần đảm bảo sản phẩm mà họ làm ra phải phù hợp với mục đích sử dụng để làm
thuốc, đó là:
- Có nguồn gốc rõ ràng và chính xác về mặt phân loại thực vật. Cây thuốc hay
nguyên liệu thu hái làm thuốc phải đúng loài, đôi khi là dưới loài và giống cây trồng.
- Chỉ thu hái khi cây, hoặc bộ phận cây đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy
định, sạch và không lẫn tạp chất.
- Không gây tác động xấu đến môi trường, nguồn nước trong khu vực. Hạn chế
tối thiểu ảnh hưởng đến sinh cảnh và hệ thực vật nơi thu hái cây thuốc. Đảm bảo giữ
cho cây, hoặc quần thể loài cây thu hái còn khả năng tái sinh tự nhiên.
- Phải tuân thủ pháp luật và các quy định của địa phương về trồng trọt và khai
thác tài nguyên thiên nhiên.
Quy trình GACP áp dụng trong trồng trọt, thu hái, chế biến, sản xuất, đóng gói,
vận chuyển dược liệu, nhằm bảo đảm cung cấp nguồn nguyên liệu thực vật làm thuốc
có chất lượng tốt nhất và hiệu lực chữa bệnh cao nhất, cố gắng làm giảm đến mức
thấp nhất nguy cơ bị giả mạo và pha trộn.
Các tiêu chuẩn của GACP đối với từng loài cây làm thuốc sẽ định kỳ được xem

xét lại và bổ sung, bởi những yêu cầu về chất lượng dược liệu ngày càng cao và nhờ

2


có sự hỗ trợ của các phương pháp phân tích hiện đại trong việc kiểm tra chất lượng
sản phẩm nên mới thực hiện được.
4. Thực hành tốt trồng cây thuốc (GAP)
GAP có liên quan đến toàn bộ quá trình trồng cây thuốc, từ chọn giống, đất
trồng, nước tưới, phân bón, chăm sóc, đến thu hái, chế biến sau thu hoạch, đóng gói,
lưu kho và lập hồ sơ của dược liệu. Trên cơ sở bản hướng dẫn GACP của WHO,
những nội dung sau đây chỉ nêu những nguyên tắc chung theo điều kiện của Việt
Nam. Đối với từng loài cây thuốc cần đưa ra những quy trình trồng trọt và yêu cầu kỹ
thuật cụ thể riêng cho phù hợp.
4.1. Giống cây trồng
Thành phần hoạt chất trong cây phụ thuộc vào yếu tố di truyền, đó là vật liệu
nhân giống (hữu tính hoặc vô tính). Chất lượng của cây trồng và sản phẩm của nó bắt
đầu từ chất lượng của giống. Do đó, giống phải có nguồn gốc rõ ràng và có chứng
nhận đúng tên loài, kèm với bản mô tả đặc điểm nhận dạng của loài, có khi đến các
bậc phân loại dưới loài như thứ, giống cây trồng, hoặc type hóa học (trường hợp cần
thiết). Giống phải tốt, có khả năng nảy mầm cao, không được mang mầm bệnh, côn
trùng và không được lẫn giống tạp.
Thường ở mỗi vùng khí hậu, thổ nhưỡng, phải có những cơ sở cung cấp giống
cây thuốc phù hợp với từng địa phương khác nhau. Nhà cung cấp hạt giống và các vật
liệu nhân giống cần cung cấp các thông tin cần thiết như lý lịch giống, chất lượng và
tính năng các sản phẩm của họ.
Thực tế ở Việt Nam hiện nay, nhiều loài cây thuốc đã được thuần hóa và trồng
lâu đời như Quế, Hồi, Thảo quả, … đều dựa vào các nguồn giống của địa phương,
hoặc của từng gia đình. Do đó, chúng không đồng nhất, không được chọn lọc, bị thoái
hóa, dẫn đến giá trị của sản phẩm không cao (hiệu quả chữa bệnh và giá trị kinh tế).

Ví dụ cây Thảo quả, một cây thuốc mà nguồn gốc của nó tưởng như không còn gì phải
bàn, nhưng đến nay vẫn phải xem lại vấn đề chọn giống. Dược điển Việt Nam (xuất
bản lần thứ ba, 2002) và các sách về cây thuốc mới xuất bản gần đây đều viết tên khoa
học của loài Thảo quả là Amomum aromaticum Roxb., họ Gừng (Zingiberaceae). Với
tên khoa học như vậy thì được hiểu cây Thảo quả chỉ là một loài. Nhưng thực tế thì
cây Thảo quả (tiếng Dao là L’hảo) đang được người Dao Đỏ trồng ở xã Bản Khoang
(huyện Sa Pa – Lào Cai) thuộc về 3 loài (T.V. Ơn và cs., 2004), đó là: Amomum
aromaticum Roxb., A. hongtsaoko C.F. Liang & D. Fang và A. scarlatinum H.T. Tsai
& P.S. Chen. Riêng loài A. aromaticum ở Bản Khoang đã phát hiện có 8 giống cây
trồng, chúng khác nhau về số lượng quả trên một cụm quả, hình dạng, kích thước,
màu sắc của quả và về tỷ lệ, thành phần tinh dầu trong mỗi loại quả.
Qua đó cho thấy vấn đề giống cây trồng hết sức quan trọng để tạo ra sản phẩm
có chất lượng tốt và giá trị kinh tế cao.
4.2. Trồng trọt cây thuốc
4.2.1. Điều kiện môi trường tự nhiên
Cây thuốc cũng như các loại cây trồng khác đều sinh trưởng và phát triển trong
những điều kiện môi trường tự nhiên thích hợp như khí hậu (trung bình lượng mưa,
nhiệt độ, độ ẩm), độ chiếu sáng, địa hình (kiểu địa hình, độ dốc), địa mạo, chất đất
(cấu trúc, thành phần đất), khả năng cung cấp nước. Đặc biệt, một số loài cây thuốc

3


còn có tính địa phương và khu vực rất cao. Ví dụ cây Sâm Việt Nam (Panax
vietnamensis) mọc tự nhiên trên núi Ngọc Linh (tỉnh Kon Tum), cây Hoàng liên
(Coptis quinquesecta) mọc ở dãy Hoàng Liên Sơn (tỉnh Lào Cai), cây Hồi (Illicium
verum) mọc ở Lạng Sơn, hoặc cây Nhân sâm (Panax ginseng) mọc ở Triều Tiên,
Trung Quốc, … Những cây này không thể sinh trưởng và phát triển bình thường trên
đồng ruộng ở đồng bằng Bắc Bộ.
Mặt khác, khi cây thuốc được trồng ở những địa điểm khác nhau, do sự thay

đổi môi trường sống, do ảnh hưởng của chất đất, khí hậu, phân bón và các yếu tố liên
quan khác nên ảnh hưởng đến sự tích lũy hoạt chất. Điều đó dẫn đến hệ quả là dược
liệu thu hái tuy cùng một loài nhưng chất lượng có thể khác nhau, cho dù hình dạng,
kích thước và năng suất của sản phẩm có thể không thay đổi.
Đến nay, chúng ta đã di thực thành công nhiều loài cây thuốc từ nước ngoài,
nhưng cũng cần phải lưu ý đến vấn đề chất lượng của các loại dược liệu này so với
sản phẩm thu hoạch từ nơi mọc truyền thống của nó.
4.2.2. Chọn địa điểm
Nguyên tắc chung là phải chọn địa điểm phù hợp với điều kiện sinh thái và môi
trường sống của mỗi loài, để cây thuốc trồng cho sản phẩm với chất lượng cao. Nhằm
tránh nguy cơ bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến sự an toàn của sản phẩm, cơ sở trồng trọt
cần phải nắm được quá trình sử dụng đất trước đây, gồm các nội dung:
- Loại cây trồng sau cùng tại nơi lựa chọn?
- Cây đã và đang trồng xung quanh?
- Các loại thuốc diệt sâu bọ, nấm bệnh và cỏ dại đã sử dụng?
- Đã dùng làm bãi chăn thả gia súc?
Nếu không biết quá trình sử dụng đất trước đây, hoặc những vấn đề nêu trên
không có câu trả lời rõ ràng thì phải kiểm tra đất trước khi trồng cây thuốc để bảo đảm
an toàn cho sản phẩm trồng trọt.
4.2.3. Phân bón
Trong nông nghiệp, thường không thể tránh được việc dùng phân bón để cây
trồng đạt sản lượng cao. Tuy nhiên, cần phải dùng phân bón đúng loại, đúng thời điểm
và số lượng theo yêu cầu phát triển của từng loài cây thuốc. Cần sử dụng phân bón thế
nào để giảm đến mức tối thiểu sự thất thoát. Trong thực tế, các loại phân bón hữu cơ
và hóa học (đã được cơ quan nông nghiệp chấp nhận) đều được sử dụng, nhưng phải
có ý kiến của cán bộ kỹ thuật, và được tiến hành một thời gian trước khi thu hoạch
theo yêu cầu của người sử dụng sản phẩm.
Phân bón phải định kỳ kiểm tra mầm bệnh. Không được dùng chất thải của
người làm phân bón, vì có thể mang vi sinh vật hoặc ký sinh trùng gây bệnh. Phân súc
vật (phân chuồng) cần được ủ kỹ để đạt tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn đối với dược liệu.

4.2.4. Tưới tiêu nước
Cần kiểm tra và xử lý việc tưới nước và thoát nước theo nhu cầu tăng trưởng
của cây thuốc. Phải biết rõ chất lượng của nguồn nước tưới, từ đâu đến, sông, suối, hồ
nước hay nước đã qua sử dụng, … Nếu không có nguồn nước sạch thì phải kiểm tra
các loại vi khuẩn đường ruột (E. coli), kim loại nặng và dư lượng kim loại nặng.

4


4.2.5. Chăm sóc và bảo vệ cây trồng
Tùy theo đặc điểm sinh trưởng và phát triển của mỗi loài cây thuốc và bộ phận
sử dụng của chúng mà đề ra các biện pháp quản lý và chăm sóc phù hợp. Việc áp
dụng đúng lúc các biện pháp như che nắng, bấm ngọn, tỉa cành, hái nụ, … là rất cần
thiết để có sản phẩm đạt yêu cầu sử dụng làm thuốc với chất lượng cao.
Khi cần thiết phải dùng thuốc trừ sâu hoặc thuốc diệt cỏ dại thì phải có cán bộ
kỹ thuật hướng dẫn, phải theo quy định mức tồn dư tối đa chất hóa học cho phép và
mỗi lần sử dụng phải được ghi rõ trong hồ sơ theo dõi.
4.3. Thu hoạch dược liệu
Sự hình thành và tích lũy hoạt chất có liên quan với quá trình sinh trưởng và
phát triển của cây thuốc. Trong cây nói chung, hoạt chất thường được tích tụ ở những
bộ phận nhất định và đạt tỷ lệ cao nhất trong giai đoạn phát triển nhất định của cây.
Xác định được chính xác giai đoạn này, đó là thời kỳ thu hoạch sản phẩm. Việc xác
định năm thu hái (đối với những cây nhiều năm) và thời kỳ thu hái phải tính đến hàm
lượng hoạt chất và năng suất sản phẩm để đạt giá trị kinh tế tổng thể lớn nhất trên một
đơn vị diện tích canh tác.
Cũng cần chú ý, tuy cùng một loài cây thuốc nhưng trồng ở các khu vực khí
hậu, thổ nhưỡng khác nhau, điều kiện canh tác khác nhau thì thời điểm thu hoạch
cũng có khi khác nhau.
Về cách thu hoạch nói chung cần tuân theo nguyên tắc sau:
- Không tiến hành khi trời mưa, đất ướt, sương ướt và độ ẩm không khí cao.

- Bao bì dùng khi thu hoạch phải sạch, khô và không có tạp chất.
- Dụng cụ dùng thu hái cũng phải sạch sẽ, phù hợp để không làm gẫy, giập nát,
làm xuống cấp dược liệu.
- Tránh lẫn đất cát, cỏ dại và cây độc hại.
4.4. Chuyên chở
Dược liệu sau khi thu hoạch cần được vận chuyển ngay về nơi sơ chế tại chỗ để
loại bỏ những phần không dùng làm thuốc, rửa sạch đất (nếu cần) và chặt nhỏ hoặc
thái thành miếng tùy theo yêu cầu. Khi vận chuyển dược liệu cần theo nguyên tắc sau:
- Thùng chứa để chuyên chở dược liệu phải được kiểm tra, đảm bảo phù hợp
với tiêu chuẩn chuyên chở thực phẩm (sạch, không có côn trùng, lỗ thủng, mùi hôi
hoặc ô nhiễm chất hóa học, …)
- Thùng chứa phải thoáng gió để tránh sản phẩm bị ủ nóng, lên men hoặc bị
mốc khi vận chuyển xa.
4.5. Sơ chế
Nơi sơ chế dược liệu phải sạch, tránh nhiễm bẩn bởi vật lạ hữu cơ. Dược liệu
không được chất đống hoặc đậy tấm che bằng nilon rồi để ngoài trời, làm cho củ bị
mọc mầm, quả, lá bị thâm đen. Nhiều khi dược liệu chuyên chở về đến nơi sơ chế đã
bị mốc hoặc đổi màu, làm chất lượng của dược liệu bị xuống cấp.
Làm khô dược liệu càng nhanh càng tốt (đảm bảo khô kiệt) để tránh nguyên
liệu bị hư hỏng hoặc bị lây nhiễm vi sinh vật. Cách làm khô như sấy ở các lò sấy thủ

5


công, phơi nắng, phơi trong bóng râm và thời gian làm khô đều có ảnh hưởng đến chất
lượng dược liệu.
4.6. Đóng gói, bảo quản
Chất liệu dùng bao gói tùy thuộc vào từng loại dược liệu. Nói chung, phải là
nguyên liệu dùng cho thực phẩm, tốt nhất là loại mới và sạch, để tránh nhiễm bẩn.
- Đóng gói nguyên liệu thực vật phải kín, không để dược liệu thò ra ngoài để

tránh ô nhiễm từ bên ngoài trong khi bảo quản hoặc vận chuyển.
- Bao bì phải có nhãn ghi tên sản phẩm, người/ nơi phân phối, số lô sản xuất.
Nhãn phải rõ ràng, dán chắc, làm từ nguyên liệu không độc và làm theo quy định của
nhãn thuốc.
- Kho chứa phải khô, thoáng gió, mát, nhiệt độ ít thay đổi trong 24h, chống
mốc, mọt để không làm thay đổi màu sắc, mùi vị và chất lượng của dược liệu.
4.7. Nhân lực
Nói chung, mọi người liên quan đến tất cả các giai đoạn tạo nguồn dược liệu từ
trồng cây thuốc, thu hoạch, vận chuyển, sơ chế, bảo quản, … đều phải được huấn
luyện những hiểu biết và kỹ năng chuyên môn liên quan đến công việc để thực hiện
đúng và đầy đủ quy trình GAP.
Người làm ngoài đồng ruộng phải biết bảo vệ và giữ vệ sinh môi trường (ví dụ:
chất thải cá nhân phải đúng nơi quy định, nước thải không dẫn qua nơi trồng cây).
Việc ngăn ngừa sự thoái hóa môi trường là một yêu cầu để đảm bảo việc sử dụng bền
vững nguồn tài nguyên cây thuốc.
Người làm việc trong các kho dược liệu phải khỏe mạnh, đảm bảo vệ sinh cá
nhân tốt để tránh ô nhiễm cho sản phẩm. Người bị bệnh truyền nhiễm, bệnh ngoài da
không được làm ở nơi chế biến sản phẩm.
4.8. Lập hồ sơ của dược liệu
Nguyên liệu cho sản xuất thuốc Tân dược thường được đựng trong các thùngm
bao bì kín, có nhãn hiệu rõ ràng. Qua đó, người sản xuất biết rõ tên sản phẩm, tính
chất, khối lượng, tạp chất và các đặc điểm khác của nó. Đối với dược liệu đã được tiêu
chuẩn hóa cũng cần phải như vậy. Khi người thầy thuốc Đông y hay người sản xuất
thuốc Đông dược nhận nguyên liệu để dùng cũng cần phải biết rõ tên sản phẩm (gồm
tên Latin, tên thường dùng), chất lượng, độ ẩm, tạp chất và các đặc điểm liên quan
khác như hình dạng, màu sắc, mùi vị của dược liệu, thông qua nhãn hiệu trên bao bì
và bộ hồ sơ của dược liệu đi kèm. Nội dung hồ sơ còn có các phần sau:
- Tên và địa chỉ của cơ sở hoặc người trồng cây thuốc, các thông tin đầu vào
cho từng lô sản phẩm, quy trình có thể tác động vào sản phẩm cần phải ghi chép và
lưu giữ ít nhất 3 năm (kỹ thuật canh tác, phân bón, chất diệt sâu bọ, thời gian thu

hoạch, sơ chế, đóng gói, vận chuyển).
- Các văn bản thỏa thuận và hướng dẫn sản xuất, … giữa cơ sở/ người sản xuất
và người tiêu thụ sản phẩm.
5. Thực hành tốt thu hái cây thuốc hoang dã (GCP)

6


Nguyên tắc chung của GCP là phải thu hái cây thuốc hoang dã trong tự nhiên
đúng loài và đúng bộ phận dùng. Đồng thời phải bảo đảm sự tồn tại bền vững của loài
cây bị thu hái và bảo vệ môi trường sống của chúng.
5.1. Loài cần thu hái
5.1.1. Xác định đúng tên loài cây thuốc đã ghi trong Dược điển Quốc gia (trường hợp
cần có thể tham khảo Dược điển của các nước trong cùng khu vực phân bố của cây
thuốc), hoặc những tư liệu tin cậy về mặt khoa học như các từ điển chuyên ngành,
sách về cây thuốc, thực vật chí, …
5.1.2. Xác định thời vụ và thời gian (trong ngày) thu hái để đạt hoạt chất cao nhất.
5.1.3. Xác định bộ phận, mức độ và cách thu hái phù hợp với từng loài cây thuốc để
đảm bảo sự tái sinh của cây.
5.1.4. Không được khai thác những loài hiếm và loài có nguy cơ tuyệt chủng đã được
ghi trong “Sách đỏ Việt Nam”
5.2. Địa điểm thu hái
5.2.1. Trước khi tổ chức thu hái, cần xác định vùng phân bố và mật độ của loài cây
thuốc cần thu hái trong quần thể tại mỗi địa điểm thu hái.
5.2.2. Cần khảo sát tác động xã hội của việc thu hái dược liệu đối với các cộng đồng
dân cư địa phương. Phải đảm bảo được sự ổn định môi trường sống tự nhiên và duy trì
được sự phát triển bền vững của quần thể hoang dã trong khu vực thu hái.
5.2.3. Không nên thu hái cây thuốc ở trong/ gần khu vực đang có nồng độ thuốc trừ
sâu cao, có chất độc dioxin do Mỹ rải trước đây, hoặc những yếu tố gây ô nhiễm khác
như bãi rác, nơi chăn thả súc vật (để tránh ô nhiễm vi khuẩn từ chất phế thải của

chúng).
5.3. Giấy phép thu hái
5.3.1. Trước khi thu hái cây thuốc, cá nhân hoặc tổ chức (các công ty Dược, công ty
xuất nhập khẩu dược liệu, …) đều phải tiến hành xin phép chính quyền và cơ quan
quản lý tài nguyên địa phương.
5.3.2. Nộp lệ phí khai thác tài nguyên theo quy định.
5.3.3. Đối với dược liệu dùng cho xuất khẩu thì phải xin giấy phép xuất khẩu trước
khi tổ chức khai thác và giấy kiểm dịch thực vật.
5.4. Người thu hái
5.4.1. Phải được đào tạo hoặc có kinh nghiệm để nhận biết chính xác cây thuốc cần
thu hái, tránh nhầm lẫn với những loài có hình thái tương tự. Nếu không chắc chắn thì
phải mang theo mẫu tiêu bản cây thuốc để đối chiếu.
5.4.2. Biết cách thu hái đối với từng loài cây thuốc. Biết sử dụng các phương tiện,
dụng cụ thu hái và vận chuyển dược liệu về nơi sơ chế.
5.4.3. Phải được hướng dẫn về các vấn đề liên quan đến thu hái cây thuốc như bảo vệ
môi trường, bảo tồn tài nguyên sinh vật và thu hái bền vững, an toàn lao động và sức
khỏe đối với người trực tiếp thu hái cây thuốc (cây độc, cây gây dị ứng, …)

7


5.4.4. Không được thu hái ở những nơi mà cây cần thu hái mọc rải rác, hoặc nơi mới
bị khai thác, chưa phục hồi. Không được tận thu để đảm bảo cho cây có thể tái sinh tự
nhiên.
5.5. Chuyên chở, sơ chế, đóng gói và bảo quản dược liệu sau thu hái cũng áp dụng
theo quy định như đối với GAP.
6. Kết luận
Đến nay, ở nước ta chưa có nơi nào thực hiện đầy đủ tiêu chuẩn hóa việc trồng
và thu hái cây thuốc theo GACP. Từ giữa năm 2002, ở Hà Nội người ta bắt đầu nói về
“dược liệu sạch” theo nghĩa là dược liệu được sản xuất theo phương pháp nông

nghiệp hữu cơ. Cây thuốc được trồng theo phương pháp này thì dược liệu không bị
nhiễm độc bởi các chất hóa học dùng phòng trừ sâu bệnh và có tính an toàn cao. Điều
đó là cần thiết, nhưng “sạch” chỉ là một tiêu chuẩn. Vì dược liệu không giống các loại
rau, quả để ăn. Nếu dược liệu sạch mà tiêu chuẩn hoạt chất không đạt, hoặc lẫn các tạp
chất khác thì cũng không thể dùng làm thuốc.
Ở Trung Quốc, việc tiêu chuẩn hóa quy trình trồng cây thuốc theo GAP đã
được triển khai từ năm 1998. Riêng tỉnh Quý Châu (ở tây nam Trung Quốc) với diện
tích 170.000 km2 (bằng gần nửa diện tích Việt Nam), đã có 13 khu vực trồng 16 cây
thuốc theo GAP, chưa kể một số cây thuốc của các công ty Dược cũng được trồng
theo GAP để cung cấp nguyên liệu cho sản xuất. Ví dụ công ty Guizhou Warmen
Pharmaceutical Co. cũng có một cơ sở trồng loài Nghể đầu (Polygonum capitatum),
một cây thuốc dân tộc của người Miao (H’Mông) ở địa phương để làm thuốc.
Ở Việt Nam, vấn đề này đã đến lúc cần phải triển khai, không chỉ vì nhu cầu
phát triển bền vững của thuốc Đông dược ở nước ta, mà còn là nhu cầu của hội nhập
vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Nếu nguyên liệu cho sản xuất thuốc Đông dược
không qua GACP thì chất lượng thuốc sẽ không đảm bảo, không ổn định và sẽ không
cạnh tranh được trên thị trường.
Đây là một vấn đề hoàn toàn mới, phải xây dựng từ đầu, nên về phía Nhà nước
cần có chính sách, đường lối phát triển kịp thời, cần đầu tư (con người và tài chính)
xây dựng một số mô hình để rút kinh nghiệm và từng bước phát triển trên quy mô lớn,
nhằm đáp ứng một phần nhu cầu về dược liệu đạt tiêu chuẩn chất lượng làm thuốc cho
các cơ sở điều trị của Đông y và các xí nghiệp sản xuất Đông dược ở Việt Nam.
Đồng thời, Nhà nước cũng cần thành lập “Tổ chức đánh giá, thẩm định tiêu
chuẩn GACP” để cấp giấy chứng nhận cho những cơ sở trồng trọt hoặc thu hái cây
thuốc hoang dã đạt tiêu chuẩn GACP của Việt Nam, hoặc theo tiêu chuẩn khu vực.
Trước mắt, có thể mời một tổ chức ở nước ngoài làm việc này để đánh giá, thẩm định
tiêu chuẩn GACP để chúng ta học tập và rút kinh nghiệm.

8



Phụ lục:
MẪU HỒ SƠ ĐỐI VỚI CÂY THUỐC TRỒNG THEO GAP
(Theo hướng dẫn của WHO về GACP đối với cây thuốc)
1. Loài cây trồng
o Tên, họ khoa học
o Tên địa phương và các tên khác
o Bộ phận sử dụng
o Mã số vụ trồng
2. Nơi trồng
o Địa điểm trồng và địa chỉ
3. Cơ sở / người trồng
o Tên cơ sở hoặc họ tên và địa chỉ
4. Ngày bắt đầu trồng
5. Ngày thu hoạch
6. Vật liệu nhân giống (loại giống)
o Nguồn gốc của giống
o Địa chỉ nơi cung cấp giống
7. Trồng trọt
o Phương pháp nhân giống (gieo hạt, giâm hom, chiết, ghép, …)
o Ngày gieo hạt, tỷ lệ nảy mầm
o Khoảng cách giữa các cây và các hàng trên đồng ruộng
o Diện tích trồng
o Loại đất (đất sét, cát, phù sa, …)
o Tình trạng màu mỡ của đất (tốt/ xấu, độ pH, % chất hữu cơ, …)
o Tình trạng giữ ẩm của đất, khả năng thoát nước
o Nguồn và chất lượng nước tưới
o Tên cây cỏ xung quanh khu vực trồng cây thuốc
o Tên côn trùng và sâu bệnh trên các cây cỏ xung quanh
8. Các hóa chất nông nghiệp đã sử dụng

o Phân bón: loại phân bón, cách dùng, tỷ lệ và thời gian dùng
o Thuốc diệt cỏ: loại thuốc, cách dùng, tỷ lệ và thời gian dùng
o Thuốc trừ sâu bệnh: loại thuốc, cách dùng, tỷ lệ và thời gian dùng
9. Thu hoạch/ thu hái

9


o Ngày thu sản phẩm, thời gian trong ngày
o Phương pháp và phương tiện thu hái
o Sản lượng (tươi, khô), năng suất
10. Các yếu tố bất thường có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
Ví dụ: điều kiện thời tiết khắc nghiệt, tiếp xúc với hóa chất nguy hiểm, bùng phát
sâu bọ, côn trùng gây hại, …

10



×