Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Bộ đề thi và lời giải môn chính sách tài chính công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (327.89 KB, 30 trang )

ĐỀ K8
1. Trình bày các phương pháp phân tích thực chứng trong phân tích chính sách tài chính công.
Cho ví dụ tình huống áp dụng từng phương pháp trong điều kiện Việt Nam?
Giải:
Các phương pháp phân tích thực chứng được áp dụng bao gồm:
- Phỏng vấn
- Thực nghiệm XH
- Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm
- Nghiên cứu kinh tế lượng



Phỏng vấn: cách dễ nhất để biết liệu các hoạt động của chính phủ có tác động đến hành vi của con
người hay không là hỏi họ.
Nhược điểm của phỏng vấn: đối tượng của phỏng vấn có thể thực sự không phản ứng với các chính sách
như là họ đã nói.



Thực nghiệm XH: chúng ta không có khả năng thực hiện những thí nghiệm có kiểm chứng đối với nền
kinh tế.
Nhược điểm: phương pháp thực nghiệm cổ điển đòi hỏi các mẫu thực sự phải ngẫu nhiên. Trong thực tế
khó tìm được mẫu ngẫu nhiên như vậy.



Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm: một số dạng hành vi kinh tế cũng có thể nghiên cứu trong
môi trường của phòng thí nghiệm, đây là cách tiếp cận thường được các nhà tâm lý sử dụng.
Nhược điểm chính là môi trường mà hành vi kinh tế quan sát là nhân tạo.




Nghiên cứu kinh tế lượng: là phân tích thống kê các số liệu kinh tế.
Mô hình cung lao động đơn giản cho rằng số giờ làm việc hằng năm (L: cung lao động) phụ thuộc vào tỷ
lệ tiền lương ròng (Wn)
Các thu nhập không từ lao động như cổ tức và tiền lãi (A), độ tuổi (X1), số lượng trẻ em (X2) cũng có
thể tác động đến số giờ làm việc.
Các nhà kinh tế lượng chọn 1 công thức đại số nhất định nào đó để mô tả mối quan hệ giữa số giờ làm
việc với các biến giải thích trên. Một dạng công thức cụ thể là:

Chúng ta bỏ qua tác động của các yếu tố không phải tiền lương ròng, khi này số giờ làm việc được xác
định đơn giản như sau:

Phương trình trên có đặc điểm tuyến tính vì nếu chúng ta vẽ đồ thị L so với trên hệ trục toạ độ, kết quả
là 1 đường thẳng.
Nhược điểm: Có những khó khăn liên quan đến việc tiến hành phân tích kinh tế lượng, các khó khăn này
giải thích vì sao các nhà nghiên cứu có thể có những kết luận trái ngược nhau.

1


2.

Trình bày các tiêu chuẩn đánh giá chi phí lợi ích trong lựa chọn chính sách chi tiêu công

(dựa vào các tiêu chuẩn đánh giá trong khu vực tư nhân). Tiêu chuẩn để cho 1 dự án được
thừa nhận là gì, tiêu chuẩn nào được tin cậy nhất, vì sao?
Đánh giá dự án chính phủ dựa vào khu vực tư nhân theo các tiêu chuẩn:
- Giá trị hiện tại ròng
- Tỷ lệ chiết khấu cho các dự án của chính phủ
- Tỷ lệ chiết khấu XH

- Đo lường chi phí – lợi ích
Gía trị hiện tại ròng:
Giả sử một công ty đang xem xét hai dự án để lựa chọn một trong hai X và Y. Lợi ích và chi phí thực tế
của dự án X là BX và CX, tương tự lợi ích và chi phí của dự án Y là BY và CY
Ta tính lợi tức ròng cho dự án X, BX-CX, và so sánh nó với dự án Y, BY-CY. Một dự án được thừa nhận chỉ
khi nó có lợi tức ròng là số dương, đó là lợi ích lớn hơn chi phí.
Nếu cả hai dự án được thừa nhận và công ty cần chọn 1 trong hai, thì dự án được chọn là dự án có lợi
tức ròng cao hơn
Trên thực tế, hầu hết các dự án kéo theo luồng lợi tức và lợi ích thực tế được xuất hiện theo khoảng thời
gian hơn là tại một thời điểm.



Giả sử rằng những lợi ích và chi phí ban đầu của dự án X là B xo và Cxo, giá trị này sau năm thứ nhất sẽ là
Bx1 và Cx1 , và ,đến cuối năm cuối cùng sẽ là Bxt và Cxt.
Chúng ta có thể mô tả đặc điểm dự án X như là dòng lợi tức thuần (một số chúng có thể là âm):

Giá trị hiện tại của dòng thu nhập (PV X) là:

Trong đó r là tỷ lệ chiết khấu thích hợp đối với dự án của khu vực tư nhân



Tương tự, giả sử rằng dự án Y sinh ra dòng lợi
ích và chi phí BY và CY qua giai đoạn T’ năm. (Không có lý do cho T và T’ phải giống nhau). Giá trị hiện tại
của dự án Y là:

Khi cả hai dự án được đánh giá theo giá trị hiện tại, chúng ta có thể sử dụng cùng một quy tắc đã được
vận dụng đối với dự án tức thời được mô tả trước đây.


Tiêu chuẩn giá trị hiện tại để đánh giá dự án là:
Một dự án được thừa nhận chỉ khi giá trị hiện tại của nó là dương;
Khi một trong hai dự án được lựa chọn, dự án được ưa thích hơn là dự án có giá trị hiện tại cao hơn.

1


Tỷ lệ chiết khấu cho các dự án của chính phủ
CÁC HỆ SỐ DỰA VÀO LỢI TỨC TRONG KHU VỰC TƯ NHÂN



Giả sử khoản đầu tư tư nhân vào nền kinh tế gần đây nhất là 1.000 đô la, thu lợi mỗi năm với suất
sinh lời là 16%.



Nếu chính phủ trích ra 1.000 đô la từ khu vực tư nhân cho một dự án, và 1.000 đô la là hoàn toàn
do khu vực đầu tư tư nhân trả phí tổn, khi đó xã hội sẽ mất đi 160 đô la mà đáng lẽ sẽ được sinh
ra qua dự án của khu vực tư nhân.



Vì vậy chi phí cơ hội của dự án chính phủ là 16% suất sinh lời trong khu vực tư nhân.



Bởi vì suất sinh lời đo chi phí cơ hội nên 16% là tỷ lệ chiết khấu phù hợp. Song, điều đó sẽ không
phù hợp khi ta xem trường hợp lợi tức này có bị đánh thuế hay không




Trong thực tế, các nguồn vốn tài trợ cho một dự án quy định được huy động từ các loại thuế khác
nhau, trong đó mỗi loại thuế có tác động khác nhau đến tiêu dùng và đầu tư



Bởi vì các quỹ cho khu vực công làm giảm cả hai: tiêu dùng và đầu tư của khu vực tư nhân, nên
một giải pháp tự nhiên là sử dụng trọng số bình quân của suất sinh lời trước và sau thuế, với trọng
số cho suất sinh lời trước thuế bằng tỷ lệ các quỹ hình thành từ đầu tư, và trọng số cho suất sinh
lời sau thuế là tỷ lệ các quỹ được hình thành từ tiêu dùng



Trong thí dụ trước, nếu ¼ của các quỹ hình thành từ phí tổn của đầu tư và ¾ đến từ việc chịu phí
tổn của tiêu dùng, khi đó tỷ lệ chiết khấu của khu vực công là 10% (1/4 x16% +3/4 x 8%)

Tỷ lệ chiết khấu XH

• Có một quan điểm cho là việc đánh giá chi phí công sẽ liên quan đến tỷ lệ chiết khấu xã hội, nó đo
lường các giá trị vị trí xã hội về tiêu dùng mà phải hy sinh trong hiện tại

• Nhưng tại sao quan điểm xã hội về chi phí cơ hội của việc từ bỏ tiêu dùng khác với chi phí cơ hội
bộc lộ theo các suất sinh lời thị trường? Tỷ lệ chiết khấu xã hội có thể thấp hơn do một số nguyên
nhân dưới đây:
Liên quan đến các thế hệ tương lai
Sự không hiệu quả của thị trường
Đo lường chi phí – lợi ích




Vấn đề đánh giá là phức tạp hơn đối với chính phủ bởi vì các lợi ích và chi phí xã hội có thể không
được phản ánh theo giá cả thị trường



Dưới đây là một số biện pháp đo lường lợi ích và chi phí của các dự án thuộc khu vực công:
Đa số các nhà kinh tế tin rằng dù có thiếu vắng sự không hoàn hảo hiển nhiên nào, thì giá cả thị
trường phải được sử dụng để tính toán các chi phí và lợi ích công
Giá cả của hàng hoá được kinh doanh trong các thị trường không hoàn hảo nhìn chung không
phản ánh chi phí xã hội biên tế của nó. Giá ngầm của loại hàng hoá như vậy là nằm dưới chi phí xã
hội biên tế

1


Một Dự án được thừa nhận có 3 tiêu chuân sau:

-

Giá trị hiện tại

-

Suất sinh lời nội bộ

-

Tỷ lệ lợi ích và chi phí




Giá trị hiện tại: đã trình bày ở trên



Suất sinh lời nội bộ: Nếu dự án sinh lời với dòng lợi ích là (B) và chi phí là (C) qua giai đoạn T, thì suất
sinh lời nội bộ (p) sẽ là:

Tỷ lệ hoàn trả nội bộ là tỷ lệ chiết khấu mà sẽ tạo ra giá trị hiện tại của dự án đúng bằng không.
Tiêu chuẩn để thừa nhận dự án: nếu p vượt quá chi phí cơ hội của vốn hay quỹ tài chính của cty, r.
Nếu 2 dự án có quan hệ loại trừ lẫn nhau đều được thừa nhận, chọn dự án nào có giá trị p cao hơn.



Tỷ lệ Lợi Ích-Chi Phí
Giả sử rằng một dự án thu được dòng lợi ích là B 0, B1, B2,…, BT và dòng chi phí là C0, C1, C2,…,CT. Khi đó

giá trị hiện tại của lợi ích B là:

và giá trị hiện tại của chi phí C là:
Tỷ lệ Lợi ích-Chi phí = B/C.
Một dự án có thể được thừa nhận yêu cầu tỷ lệ lợi ích-chi phí của nó lớn hơn1
Dự án được chọn khi có giá trị B/C lớn hơn.
Chúng ta kết luận rằng tỷ lệ hoàn trả nội bộ và tỷ lệ lợi ích-chi phí có thể dẫn đến suy luận
sai. Tiêu chuẩn giá trị hiện tại là đáng tin cậy nhất.
Bài tập:
Một khoản đầu tư hôm nay là 1000 USD sẽ tạo ra lợi ích mỗi năm là 90 USD bắt đầu từ năm sau và tiếp
tục mãi mãi (năm bắt đầu có lợi tức thuần = 0). Không có lạm phát và lãi suất thị trường trước thuế là
10%, lãi suất thị trường sau thuế là 5%.

(Cho biết nếu như lợi ích thuần mỗi năm không ngừng (vĩnh viễn) là B, năm bắt đầu là 0 và lãi suất là r,
khi đó giá trị hiện tại là -1000+B/r)

1


a. Suất sinh lời nội bộ là bao nhiêu? Nếu chi phí cơ hội của vốn hay lãi suất thị trường bằng 10% dự
án có được thừa nhận không?

b. Các khoản thuế có thể thu được để tài trợ cho dự án là thuế nhận được hoàn toàn từ người tiêu
c.

dùng, khi đó giá trị hiện tại của dự án là bao nhiêu? Dự án có được thừa nhận không? Tại sao?
Giả sử rằng, dự án có được nhờ qua thu thuế các cty tư nhân, giá trị hiện tại của dự án là bao

nhiêu? Dự án được thừa nhận trong trường hợp này?
d. Cuối cùng, trong 1 USD đầu tư có 60 xen lấy từ người tiêu dùng và 40 xen tiết kiệm từ nhà đầu
tư tư nhân, giá trị hiện tại của dự án là bao nhiêu? Dự án được thừa nhận lúc này? Hãy giải thích
các tính toán của bạn.

e. Nếu lạm phát mỗi năm là 15%, các kết quả tính toán trên có thay đổi?
Giải:
Gọi B là lợi ích ròng cố định mỗi năm và vĩnh viễn, r là tỷ lệ chiết khấu.
Theo đề bài ta có: PV = -1000 + B/r

a. Suất sinh lời nội bộ p, tại đó tạo ra giá trị dự án đúng bằng 0, tức là:

PV = -1000 + B/p = 0
 -1000 + 90/p = 0
 90/p = 1000  p = 90/1000 = 0.09 = 9%

Nếu chi phí cơ hội của vốn hay lãi suất thị trường là 10%  dự án không được thừa nhận vì
r = 10% > p = 9%.

b. Các khoản thuế có thể thu được để tài trợ dự án là thuế nhận được từ người tiêu dùng, khi đó tỷ
lệ chiết khấu XH sẽ là lãi suất thị trường sau thuế (r = 5%)
PV = -1000 + B/r = -1000 + 90/0.05 = 800 >0
 Dự án được thừa nhận.

c. Dự án có được nhờ qua thu thuế các cty tư nhân, thì tỷ lệ chiết khấu sẽ là lãi suất thị trường
trước thuế (r =10%)
PV = -1000 + B/r = -1000 + 90/0.1 = -100 < 0

 Dự án không được thừa nhận.
d. Nếu trong 1 USD thu được có 0.6 USD lấy từ người tiêu dùng và 0.4 USD lấy từ tiết kiệm của các
nhà đầu tư tư nhân, thì tỷ lệ chiết khấu sẽ là:
r = 0.6 * 5% + 0.4 * 10% = 7%
PV = -1000 + 90/0.07 = 285.7 > 0

 Dự án được thừa nhận.
e. Nếu lạm phát mỗi năm là 15% thì theo công thức tính PV có tỷ lệ lạm phát (π) sẽ là:
PV = -1000 + B * (1+ πt)/ r * ((1+ πt) = -1000 + B/r

 Các kết quả tính toán không thay đổi.


1


3. Gánh nặng tăng thêm của thuế - định nghĩa và đo lường gánh nặng tăng thêm với đường cầu
(đ/n gánh nặng tăng thêm, vẽ đồ thị, xác định gánh nặng tăng thêm theo đồ thị, viết cơng

thức?
Khi thuế làm méo mó các quyết định kinh tế, nó tạo ra gánh nặng tăng thêm – là số phúc lợi mất đi vượt
q và xa hơn số thuế thu được. Gánh nặng tăng thêm đơi khi còn gọi là chi phí phúc lợi (hoặc khối
lượng tính hữu dụng mất đi)
Hầu hết các loại thuế đều tạo nên gánh nặng tăng thêm
Gánh nặng tăng thêm nhiều hay ít phụ thuộc vào mức thuế
Thuế tổng (lump-sum tax) là khoản tiền thuế nhất định phải trả khơng phụ thuộc vào hành vi của người
đóng thuế.
Tỷ lệ giá của người sản xuất và người tiêu dùng bằng nhau thì khơng tạo nên gánh gặng tăng thêm.
Đo lường gánh nặng tăng thêm với đường cầu

 Khái niệm gánh nặng tăng thêm có thể giải thích lại việc sử dụng các đường cầu đền bù. Việc giải thích
này đặt cơ sở chủ yếu trên khái niệm thặng dư người tiêu dùng – là khoảng chênh lệch giữa những gì
mọi người sẵn sàng chi trả cho một loại hàng và số tiền mọi người thực sự trả cho số hàng đĩ

 Thặng dư người tiêu dùng được xác định bằng diện tích của đường cầu và đường nằm ngang song song
với trục hồnh tại điểm giá thị trường

 Giả sử đường cầu được đền bù cho thịt là đường thẳng Db trong hình 3.2.5.
 Để tiện lợi ta tiếp tục giả thiết rằng chi phí xã hội biên tế của thịt là khơng đổi tại P b, do đó đường cung
là đường nằm ngang Sb. Tại điểm cân bằng người ta tiêu thụ lượng thịt là q1. Thặng dư người tiêu dùng
là diện tích giữa giá và đường cầu là tam giác aih.

a
Giá mỗi
kg thòt

(1+tb)Pb
g


S’b

f

Số thu thuế
Gánh
nặng
tăng thêm của thuế
d
i

Pb h

Sb

Db
q2

q1

 Tổng thặng dư của người tiêu dùng sau thuế và số thuế thu được (diện tích hafd) là bé hơn thặng dư
ban đầu của người tiêu dùng (diện tích của ahi) là diện tích của tam giác fid. Tam giác này là gánh nặng
tăng thêm của thuế

 Cơng thức tính gánh nặng tăng thêm
½(η* Pb* q1 * t2b)

1



Trong đó η (eta) là giá trị tuyệt đối của độ co giãn giá đền bù của lượng cầu đối với thịt.
Pb: giá bán thịt
Qt: sản lượng tiêu dùng trươc thuế
T: thuế suất
Ý nghĩa của các đại lượng




η có giá trị cao (giá trị tuyệt đối) cho thấy rằng lượng cầu đền bù là rất nhạy cảm với những
thay đổi của giá  thuế càng làm sai lệch quyết định tiêu dùng (đền bù) thì gánh nặng tăng
thêm càng lớn.
Pb × q1 là tổng thu nhập được tiêu dùng trên thịt ban đầu. Việc nó được thể hiện trong công
thức cho thấy nếu chi tiêu ban đầu trên hàng hoá bị đánh thuế càng lớn thì gánh nặng tăng



thêm càng lớn
Cuối cùng, sự hiện diện của t 2b cho thấy rằng khi thuế suất tăng thì gánh nặng tăng thêm cũng
tăng với tỷ lệ bình phương của chính nó. Tăng thuế suất gấp đôi sẽ làm tăng gánh nặng tăng
thêm lên gấp bốn lần, với các yếu tố khác là không đổi.

Bài tập
Những loại thuế nào sau đây có thể tạo gánh nặng tăng thêm? Loại thuế nào tạo gánh nặng tăng thêm
lớn nhất? Cho biết DT của đất = 4 lần DT điện thoại, DT điện = 3 lần DT điện thoại, DT máy tính = 2 lần
DT điện thoại.

a.
b.
c.

d.

Thuế
Thuế
Thuế
Thuế

5% trên đất đai
25% trên việc sử dụng điện thoại di động
10% trên điện
15% trên máy tính.

Giải

Gọi A là DT điện thoại
 Doanh thu của đất = 4A
 Doanh thu của điện = 3A
 Doanh thu máy tính = 2A
Theo công thức gánh nặng tăng thêm ta có:

½(η* Pb* q1 * t2b)

-

Doanh thu điện thoại thấp nhất cho thấy đây là mặt hàng phổ thông, nhu cầu cao, độ co dãn

-

cao. Thuế đánh trên điện thoại di động lại cao nhất  tạo gánh nặng tăng thêm lớn nhất.
Kế đến là thuế 15% trên máy tính sẽ tạo gánh nặng tăng thêm lớn thứ 2 do bởi doanh thu máy


-

tính cũng cho thấy độ co dãn cao, và thuế đánh vào cũng cao.
Kế nữa là thuế đất đai 5%. Độ co giãn thấp vì nhà ở là nhu cầu thiết yếu, nên gánh nặng thuế

-

tạo ra cũng thấp hơn những loại thuế của 2 trường hợp trên.
Cuối cùng là thuế lợi tức kinh tế - điện. Điện là thị trường độc quyền. Nhà độc quyền phải chia sẻ
gánh nặng thuế với người tiêu dùng. Vì vậy, gánh nặng tăng thêm sẽ ít hơn.

1


Đề k7
Đề 1:

1. Các công cụ hay phương pháp thực chứng. Ưu nhược điểm. Nêu ví dụ (Xem lý thuyết K8)
2. Ngoại tác tích cực. Khi có ngoại tác tích cực thì ch/s của chính phủ là gì? Vd đối với ngoại tác
tích cực tại VN.
K/n ngoại tác: Khi hoạt động của một chủ thể (một cá nhân hay công ty) tác động trực tiếp lên

-

phúc lợi của các chủ thể khác bằng những cơ chế hoạt động nằm ngoài thị trường, tác động này

-

được gọi là ngoại tác .

Ngoại tác tích cực là ngoại tác có tác động tốt đến đối tượng chịu tác động. Với một hoạt động
có ngoại tác tích cực, lợi ích xã hội sẽ lớn hơn lợi ích cá nhân, còn với hoạt động có ngoại tác tiêu
cực, chi phí xã hội ắt hẳn sẽ lớn hơn chi phí cá nhân. Nói cách khác, các ngoại tác khác nhau sẽ dẫn
tới các mức chênh lệch khác nhau giữa chi phí hay lợi ích của cá nhân và xã hội. Chính vì vậy, tác
động nhằm nội hóa ngoại tác trong mọi quyết định sản xuất và tiêu dùng của cá nhân là công việc
mà các chính phủ cần thúc đẩy để mỗi cá nhân và toàn xã hội đều đạt được những lợi ích tối ưu do

-

hoạt động của họ mang lại
Chính sách của chính phủ khi có ngoại tác tích cực:



Giả sử một công ty thực hiện nghiên cứu và phát triển (R&D), đồ thị lợi ích biên tế tư nhân



(MPB) và chi phí biên tế (MC) thể hiện trên hình
Công ty chọn mức hoạt động R&D tại R1, là nơi MC=MPB. Giả sử tiếp rằng R&D của công ty này
làm cho các công ty khác sản xuất ra được sản phẩm rẻ hơn, nhưng các công ty này không hề



chi trả đồng nào cho việc sử dụng các thành tựu nghiên cứu khoa học
Trong hình, lợi ích biên tế đối với các công ty khác cho mỗi lượng nghiên cứu R&D là MEB (cho
lợi ích biên tế ngoại tác). Lợi ích biên tế xã hội của nghiên cứu là tổng của MPB và MEB được thể




hiện là MSB.
Tính hiệu quả đòi hỏi chi phí biên tế và lợi ích biên tế xã hội phải bằng nhau, điều này xảy ra tại



R*. Do vậy, R&D được cung cấp ít hơn cần thiết
Giống như ngoại tác tiêu cực có thể được chỉnh sửa lại bằng thuế Pigou, còn ngoại tác



tích cực ta có thể chỉnh lại bằng trợ cấp Pigou.
Cụ thể, nếu công ty thực hiện R&D được cấp một khoản trợ cấp bằng với lợi ích ngoại tác biên tế



tại điểm tối ưu – là khoảng cách của ab trong hình – nó sẽ sản xuất hiệu quả
Bài học đã rõ: khi một công ty hay cá nhân tạo ra ngoại tác tích cực, thị trường sẽ cung cấp ít
hơn (dưới mức cần thiết) lượng hàng hoá dịch vụ đang xét, nhưng một khoản trợ cấp phù hợp có



thể cải thiện được tình hình
Một vài nghiên cứu kết luận rằng suất sinh lợi tư nhân đối với R&D là khoảng 10%, trong khi tỷ
lệ sinh lời xã hội là khoảng 50%. Nếu các con số trên là chính xác thì ngoại tác tích cực của R&D
là rất lớn.

1


$


MC

a
MSB
b = MPB + MEB

O

MPB
MEB
R1R* cứu mỗi năm
Nghiên

Ví dụ minh họa
dự án: Thu gom, xử lý và thốt nước TP Vũng Tàu. Dự án do Cơng ty Thốt nước và Phát triển đơ thị
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Busadco) thực hiện. Đây là cơng trình phúc lợi xã hội, để bảo vệ mơi trường, có
tổng vốn đầu tư lớn nhất tại tỉnh này, với mức gần 900 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn đối ứng ngân sách
là hơn 500 tỷ đồng và vốn vay ODA của Chính phủ Pháp gần 400 tỷ đồng
Ngoại tác tích cực của dự án:
Ngồi những nguồn thu từ dự án như thu phí thu gom, phí xử lý nước, phí thốt nước…, dự án còn có
những lợi ích:
- Tạo ra mơi trường trong sạch, tạo cho khu vực có được mơi trường tốt và sạch hơn.
- Giảm các chi phí chữa bệnh do ơ nhiễm mơi trường gây ra.
- Cải thiện nguồn nước xunh quanh cũng như nguồn nước biển từ đó tạo an tâm cho du khách đến Vũng
Tàu, gián tiếp thúc đẩy du lịch Thành phố.
- Giảm phí cung cấp nước cho tưới tiêu.

3. Gánh nặng tăng thêm là gì? Xác định gánh nặng tăng thêm với đường cầu và nêu cơng thức
gánh nặng tăng thêm. Giải thích cơng thức.

Nếu tdđ = 25%, doanh thu trước thuế dđ: A
tđất = 5%, doanh thu trước thuế đất: 4A
Độ co dãn của ĐTDĐ cao hơn hay thấp hơn độ co dãn của đất? Xác định gánh nặng tăng thêm
của hàng hóa nào lớn hơn. Vì sao?
Giải:
Lý thuyết: xem bài giải K8
Thuế trên đất 5%: Độ co giãn của cầu thấp vì nhà ở là nhu cầu thiết yếu. Nên gánh nặng tăng thêm tạo
ra cũng thấp.
Thuế 25% trên việc sử dụng điện thoại: Điện thoại là hàng tương đối cao cấp nên độ co giãn của cầu
cao.

1


Dđ: t = 25%, PxQ = A  Gánh nặng = ½ ή A x 0.0625 = 0.03125 ή A
Dất : t = 5%, PxQ = 4A  gánh nặng = ½ ή 4A x 0.0025 = 0.005 ή A
Gánh nặng tăng thêm của thuế đánh trên điện thoại di động cao hơn trên thuế đất.

4. Phân tích tác động tích cực và tác động tiêu cực của nợ, chứng minh qua thực tế vay nợ của
VN
Cập nhật tình hình nợ công VN



Theo báo cáo của Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, tính đến ngày 31/12/2010, tổng số dư
nợ công ở mức 1.122 nghìn tỷ đồng, tương đương 56,7% GDP năm 2010 và dự kiến tổng số nợ



công sẽ ở mức khoảng 1.375 nghìn tỷ đồng, bằng khoảng 58,7% GDP năm 2011.

Cũng theo báo cáo này, ước tổng số dư nợ nước ngoài của quốc gia ở mức 835 nghìn tỷ đồng,
bằng 42,2% GDP năm 2010 và dự kiến nợ nước ngoài của quốc gia sẽ ở mức 44,5% GDP năm
2011

Phân tích nợ công



Nợ công vừa có nhiều tác động tích cực nhưng cũng có một số tác động tiêu cực. Nhận biết
những tác động tích cực và tiêu cực nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực là điều
hết sức cần thiết trong xây dựng và thực hiện pháp luật về quản lý nợ công.



Những tác động tích cực chủ yếu của nợ công bao gồm:
- Nợ công làm gia tăng nguồn lực cho Nhà nước, từ đó tăng cường nguồn vốn để phát triển cơ
sở hạ tầng và tăng khả năng đầu tư đồng bộ của Nhà nước. Việt Nam đang trong giai đoạn tăng
tốc phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó cơ sở hạ tầng là
yếu tố có tính chất quyết định. Muốn phát triển cơ sở hạ tầng nhanh chóng và đồng bộ, vốn là
yếu tố quan trọng nhất. Với chính sách huy động nợ công hợp lý, nhu cầu về vốn sẽ từng bước
được giải quyết để đầu tư cơ sở hạ tầng, từ đó gia tăng năng lực sản xuất cho nền kinh tế.
- Huy động nợ công góp phần tận dụng được nguồn tài chính nhàn rỗi trong dân cư. Một bộ
phận dân cư trong xã hội có các khoản tiết kiệm, thông qua việc Nhà nước vay nợ mà những
khoản tiền nhàn rỗi này được đưa vào sử dụng, đem lại hiệu quả kinh tế cho cả khu vực công lẫn
khu vực tư.
- Nợ công sẽ tận dụng được sự hỗ trợ từ nước ngoài và các tổ chức tài chính quốc tế. Tài trợ
quốc tế là một trong những hoạt động kinh tế – ngoại giao quan trọng của các nước phát triển
muốn gây ảnh hưởng đến các quốc gia nghèo, cũng như muốn hợp tác kinh tế song phương.
Nếu Việt Nam biết tận dụng tốt những cơ hội này, thì sẽ có thêm nhiều nguồn vốn ưu đãi để đầu


1


tư phát triển cơ sở hạ tầng, trên cơ sở tôn trọng lợi ích nước bạn, đồng thời giữ vững độc lập,
chủ quyền và chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước.



Bên cạnh những tác động tích cực nêu trên, nợ công cũng gây ra những tác động tiêu cực nhất
định. Nợ công sẽ gây áp lực lên chính sách tiền tệ, đặc biệt là từ các khoản tài trợ ngoài nước.
Nếu kỷ luật tài chính của Nhà nước lỏng lẻo, nợ công sẽ tỏ ra kém hiệu quả và tình trạng tham
nhũng, lãng phí sẽ tràn lan nếu thiếu cơ chế giám sát chặt chẽ việc sử dụng và quản lý nợ công.

5. Xem bài giải của K8
Đề 2:

1. Định nghĩa hàng hóa công. Điều kiện cung cấp hàng hóa công hiệu quả. Liệt kê hàng hóa
công tại VN, những hàng hóa công có thể chuyển giao cho tư nhân cung cấp là hiệu quả. Cho
thí dụ về mô hình quan hệ Nhà nước, tư nhân tại VN.

-

Định nghĩa hàng hóa công: Hàng hóa công là hàng hóa được xác định bởi tính chất không cạnh tranh
và không loại trừ trong tiêu dùng. Do vậy, mỗi người cùng tiêu dùng một số lượng hàng hóa công nhưng
không nhất thiết là với số lượng tối ưu.
Định nghĩa về hàng hóa công thuần túy: Khi hàng hoá công thuần tuý được cung cấp, chi phí nguồn
lực bổ sung của người khác để được hưởng hang hoá này là bằng không – sự tiêu thụ là không cạnh

tranh. Ngăn cản người khác sử dụng hàng hoá này là rất tốn kém hay hoàn toàn không thực hiện được.
– sự tiêu thụ là không loại trừ


-

Điều kiện cung cấp hàng hóa công hiệu quả: Cung cấp hàng hoá công hiệu quả tổng các MRS của
các cá nhân là bằng MRT. Không như hàng hoá tư khi mỗi MRS là bằng MRT

MRSraAdam +MRSraEva = MRTra
Giả sử rằng cộng đồng xã hội chỉ bao gồm hai người, Adam và Eva. Có hai loại hàng hoá tư nhân, đó là
táo và lá nho, - Tổng tỷ lệ thay thể biên bằng biên tế phải bằng tổng tỷ lệ chuyển đổi biên tế)
Kết luận: tính hiệu quả đòi hỏi rằng sự cung cấp hàng hoá công được mở rộng cho đến khi đạt đến mức
mà tại đó tổng giá trị biên tế trên đơn vị hàng hoá cuối cùng của mỗi người là bằng chi phí biên tế.

1


Hình 4.3: Tổng theo chiều dọc của các đường cầu

Pr

A

Hình 4.4: Cung cấp hiệu quả hàng hoá công

Pr

6

A

6

4

DrA
20
Pr

r mỗi năm

B

20

-

B

DrE

2

r mỗi năm

C

- 10
-

-

r mỗi năm


45

4

DrE

-

20
Pr

4

Pr

DrA

20
Pr

10

r mỗi năm

45
C

Sr


Liệt kê hàng hóa cơng tại VN: quốc phòng, bắn pháo hóa, dịch vụ thu gom rác cơng cộng,
6
truyền hình cáp…
Những hàng hóa cơng có thể giao cho tư nhân cung cấp là hiệu quả: vận tải đường sắt, dự
DrA+E
án cấp nước sạch, chươngDrA+E
trình cung cấp việc làm cho người thất nghiệp…
Cho thí dụ về mơ hình quan hệ Nhà nước, tư nhân tại VN.
Theo ADB, thuật ngữ “mối quan hệ đối tác Nhà nước – tư nhân” - PPP miêu tả một loạt các mối



20 hệ có thể có giữa cácr mỗi
năm
mỗivực
năm
quan
tổ chức
nhà nước và tổ chức20tư nhân45liên quan đếnr lĩnh
cơ sở hạ
tầng và các lĩnh vực dịch vụ khác.

1




PPP thể hiện một khuôn khổ có sự tham gia của khu vực tư nhân nhưng vẫn ghi nhận và thiết
lập vai trò của chính phủ đảm bảo đáp ứng các nghĩa vụ xã hội và đạt được thành công trong cải
cách của khu vực nhà nước và đầu tư công.


Mối quan hệ đối tác nhà nước – tư nhân chặt chẽ phân định một cách hợp lý các nhiệm vụ, nghĩa vụ và
rủi ro mà mỗi đối tác nhà nước và đối tác tư nhân phải gánh vác.

DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CẦU RẠCH CHIẾC THEO HÌNH THỨC BOT
DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CẦU RẠCH CHIẾC TRÊN ĐƯỜNG VÀNH ĐAI 2 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH,
ĐOẠN TUYẾN PHÍ ĐÔNG.
Giới thiệu chung dự án:
Dạng kết cấu có dáng vẻ kiến trúc hiện đại, nhịp dầm vượt được khẩu độ lớn.
- Cảnh quan đẹp, hài hòa với khung cảnh chung của khu vực xây dựng cầu.
+ Tuyến đường được xây dựng có tác dụng phân luồng giao thông ra vào thành phố về phía Đông
Bắc, giảm áp lực lưu lượng xe và các phương tiện vận tải ra vào thành phố phía tỉnh Đồng Nai, Bình
Dương hiện tập trung chủ yếu vào đường Xa Lộ Đại Hàn, Hà Nội và do đó làm giảm tình trạng ách tắc
giao thông của các đường trong thành phố vào các giờ cao điểm.
+ Do phân tán được các luồng xe trong thành phố và từ thành phố ra bên ngoài, đồng thời tạo điều
kiện chỉnh trang lại đo thị nen nó có tác dụng cải thiện môi trường sống.
+ Khai thác triệt để quỹ đất hai bên đường khi dự án được xây dựng.
+ Thúc đẩy kinh tế phát triển, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.
Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Tp.Hồ Chí Minh (CII)
UBND thành phố đã giao Sở Tài chính ký hợp đồng chuyển nhượng quyền quản lý, thu phí giao thông
trên xa lộ Hà Nội cho Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM (CII). Theo đó, công ty này sẽ
ứng trước 1,000 tỷ đồng để có vốn xây dựng, thực hiện dự án cầu Rạch Chiếc và tổ chức thu phí để hoàn
vốn sau.
Tổng mức đầu tư của dự án:
Giai đoạn 1:
Giai đoạn hoàn chỉnh:

1,025,489,000,000 đồng, trong đó bao gồm

473,270,000,000 đồng.

552,219,000,000 đồng.

Tiến độ:
-

Hoàn thành đưa vào sử dụng hai nhánh cầu biên, mỗi nhánh rộng 9.8m gồm 2 làn xe và 1 lề bộ

hành 1m vào ngày 25/12/2010. Tổng dự toán giai đoạn 1: 346 tỷ (xây lắp 293 tỷ, dự phòng phí 31 tỷ).
-

Xây dựng nhánh cầu giữa rộng 26.5m gồm 6 làn xe. Tổng dự toán là 585 tỷ (xây lắp 397 tỷ, dự

phòng phí 42 tỷ). Khởi công vào ngày 25/12/2010.
CII đã ứng vốn 380 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 38%.

2. Nêu các tiêu chuẩn để đánh giá 1 dự án, phân tích sự khác biệt khi thẩm định 1 dự án công
và dự án tư.
- Các tiêu chuẩn để đánh giá dự án: xem bài giải k8.

1


-

Sự khác biệt khi thẩm định dự án công và dự án tư

Sự khác biệt

Dự án tư


Dự án công

Chi phí

Chi phí tài chính: Nhà xưởng,

Chi phí kinh tế XH: ngoại tác tiêu

MMTB, nguyên vật liệu…

cực 1,2,3…

Lợi ích tài chính: NPV>0

Lợi ích kinh tế XH: ngoại tác tích

Lợi ích

cực 1,2,3…

Tỷ lệ chiết khấu

Tỷ lệ chiết khấu tư nhân: có thể

Tỷ lệ chiết khấu XH: thường thấp

dựa vào lãi suất, lạm phát…

hơn tỷ lệ chiết khấu của dự án tư


Bài tập: Một dự án sinh lời với doanh thu thuần mỗi năm là 75 $ bắt đầu từ năm sau và tiếp tục mãi mãi
(B0 = 0). PV = ? nếu r = 15%, p = 10%, dự án có được thừa nhận? Lạm phát là 20%/năm. Kết quả ntn?
Vì sao?
(Cho biết nếu như lợi ích thuần mỗi năm không ngừng (vĩnh viễn) là B, lãi suất là r. Khi đó, PV = B/r.
Giải:
Gọi B là lợi ích thuần mỗi năm và vĩnh viễn.
r là tỷ lệ chiết khấu.
Ta có: PV = B/r = 75/0.15 = 500
Nếu r = 15%, p = 10% thì dự án không được thừa nhận vì r > p
Nếu tỷ lệ lạm phát là 20%/năm thì theo công thức PV có lạm phát, ta có:
PV = B * (1+ π)t/r*(1+π)t = B/r  kết quả không thay đổi.
3. Đánh thuế hiệu quả và công bằng dựa vào Ramsey, giải thích bằng đồ thị,… diễn giải, viết
công thức và giải thích quy tắc co dãn nghịch.
- Quy tắc Ramsay: Để tối thiểu hoá toàn bộ gánh nặng tăng thêm thì gánh nặng tăng thêm biên tế của

mỗi đô la cuối cùng của thu nhập thuế được tăng thêm từ mỗi loại hàng hoá phải như nhau . Nói cách
khác, có thể giảm toàn bộ gánh nặng tăng thêm bằng cách tăng thuế suất lên hàng hoá có gánh nặng

tăng thêm biên tế bé hơn và ngược lại.
Giả sử X và Y là hai loại hàng hoá không liên quan với nhau – chúng không phải là 2 loại hàng hoá thay
thế cho nhau và cũng không bù đắp cho nhau. Do vậy, thay đổi về giá của mỗi loại hàng sẽ tác động lên
lượng cầu của chính nó mà không tác động lên lượng cầu của các loại hàng khác.

1


f

+ux


Hình: Gánh nặng tăng thêm biên tế

Px
X0

+(ux+1)

g
h

P0

j

Gánh nặng tăng t

i

b

e

a
x
X2

X
X1

1



Dx đường cầu đền bù của Stella đối với X

.

Sx: đường cung của X là nằm ngang (mua tất cả X với giá P0,)
Trước khi đánh thuế: cân băng tại c, tiêu dùng tại X0, giá P0
Thuế đơn vị ux áp lên X:

-

Làm giảm lượng cầu từ X0 thành X1, ∆X=X0 - X1 .

-

Gánh nặng tăng thêm của thuế là Sabc.

-

Số thuế thu được Shbaj

-

Giá hàng hoá X: P0+ ux

Giả sử chúng ta tăng thuế lên 1, do đó thuế trở thành (ux+1).

-


Giá của hàng hoá X là P0+(ux+1)

-

Lượng cầu giảm đi bằng ∆x thành X2

-

Gánh nặng tăng thêm là: Sfec.

-

Gánh nặng tăng thêm biên tế là: Sefc - Sabc = Sfeab.

-

Sfeab = ½ ∆x [ux+ (ux+1) = ½ ∆x [2ux +1) ≈ ∆X (13.5) (∆X = gánh nặng tăng thêm biên tế.)

-

số thu thuế là Sgfej

-

Số thu thuế biên tế là: Sgfih–Sibae = X2 (ux+1) - X1ux)

~ X1 - ∆X

Gánh nặng tăng thêm biên tế trên mỗi đồng số thu thuế tăng thêm:
Với cách suy luận tương tự, ta thấy nếu một loại thuế đơn vị uy áp lên hàng hoá Y, gánh nặng


tăng thêm biên tế trên mỗi đồng cuối cùng của doanh thu thuế là:
Bởi vì điều kiện để tối thiểu hoá toàn bộ gánh nặng tăng thêm là gánh nặng tăng thêm biên tế
trên mỗi đồng của số doanh thu thuế là như nhau đối với mỗi loại hàng hoá, ta phải đặt:

=

nghĩa là:

=

(13.7)

Ý nghĩa:

% thay đổi của hàng hoá X khi tăng thuế lên 1 đơn vị

% thay đồi của hàng hoá Y khi tăng thuế lên 1 đơn vị
Kết luận:

-

Sự thay đổi của một biến số chia cho tổng giá trị của nó là phần trăm thay đổi của một biến.

-

Để tối thiểu hoá tổng gánh nặng tăng thêm, cần đặt thuế suất sao cho phần trăm biến đổi giảm

lượng cầu của mỗi loại hàng hoá là như nhau.
1



Qui tắc này cũng được áp dụng ngay cả cho các trường hợp khi X, Y và l là các loại hàng hóa có quan hệ
với nhau – (thay thế hay đền bù lẫn nhau).

(1) Tính hiệu quả
Tính hiệu quả của hệ thống thuế được xét trên các mặt sau:
- Thứ nhất, hiệu quả đối với nền kinh tế là lớn nhất:
Xét trên phương diện kinh tế, hành vi đánh thuế của Nhà nước bao giờ cũng ảnh hưởng đến việc phân
bổ nguồn lực của xã hội và chịu sự chi phối của hai tác nhân có xu hướng vận động không đồng nhất là:
Nhà nước và các lực lượng thị trường. Sự phân bổ nguồn lực dưới tác động của các lực lượng thị trường
thường dựa trên yêu cầu của các quy luật kinh tế thị trường, còn sự phân bổ nguồn lực dưới tác động
của Nhà nước thường dựa trên yêu cầu của xã hội và yêu cầu của quản lý, điều chỉnh theo chức năng
của Nhà nước. Nói chung sự phân bổ các nguồn lực dưới tác động của các lực lượng thị trường thường
đạt hiệu quả hơn. Tuy nhiên do động cơ chủ yếu là lợi nhuận, nên xét ở tầm vĩ mô việc phân bổ nguồn
lực dưới tác động của các lực lượng thị trường, trong nhiều trường hợp không đem lại hiệu quả chung
cho nền kinh tế quốc dân. Chính vì vậy, tất yếu cần phải có sự kết hợp với hệ thống phân bổ nguồn lực
của Nhà nước, trong đó có công cụ thuế để điều chỉnh các xu hướng vận động khác nhau nhằm đạt hiệu
quả chung của nền kinh tế quốc dân.
Như vậy tính hiệu quả của hệ thống thuế được xét dưới hai góc độ: giảm tối thiểu những tác động tiêu
cực của thuế trong phân bổ các nguồn lực vốn đã đạt hiệu quả dưới tác động của các lực lượng thị
trường; tăng cường vai trò của thuế đối với việc phân bổ các nguồn lực chưa đạt được hiệu quả dưới tác
động của các lực lượng thị trường.
- Thứ hai, hiệu quả thu thuế là lớn nhất:
Thể hiện tính hiệu quả của thuế là tổng số thuế thu được là lớn nhất với chi phí hành chính thuế là thấp
nhất. Chi phí hành chính thuế bao gồm các khoản chi phí trực tiếp quản lý của cơ quan thuế và những
chi phí gián tiếp do người nộp thuế gánh chịu; các khoản chi phí này phụ thuộc vào: tính phức tạp hay
đơn giản của hệ thống thuế, số lượng và mức độ phân biệt của thuế suất đối với người nộp thuế cũng
như cơ sở tính thuế, sự lựa chọn các loại thuế. Nói chung các loại thuế có cơ sở tính thuế phức tạp, yêu
cầu quản lý cao thường có chi phí hành chính lớn.

Nhằm giảm bớt chi phí hành chính đòi hỏi hệ thống thuế phải đơn giản, chứa đựng ít mục tiêu. Mặt khác
hệ thống thuế đơn giản, dễ hiểu thì việc quản lý, kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước đối với người nộp
thuế mới dễ dàng thuận lợi.

(2) Tính công bằng
Tính công bằng là một đòi hỏi khách quan trong việc phân chia gánh nặng của thuế khoá đối với các
tầng lớp dân cư trong xã hội. Có công bằng trong nghĩa vụ nộp thuế mới động viên các thành phần kinh
tế trong xã hội hăng hái lao động, do đó mới đảm bảo được các mục tiêu kinh tế và chính trị của đất
nước. Người ta cho rằng tính công bằng của thuế phải dựa trên nguyên tắc công bằng theo chiều ngang
và nguyên tắc công bằng theo chiều dọc.
- Hệ thống thuế được coi là công bằng theo chiều ngang, nếu các cá nhân có điều kiện về mọi mặt đều
như nhau thì được đối xử như nhau trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế. Tuy nhiên, nguyên tắc này khó

1


áp dụng trong thực tiễn không thể chỉ rõ được tiêu thức nào để xác định hai cá nhân có điều kiện về mọi
mặt như nhau, mặt khác cũng khó xác định việc đối xử như nhau trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế là
như thế nào.
- Hệ thống thuế được coi là công bằng theo chiều dọc, nếu người có khả năng nộp thuế nhiều hơn thì
phải nộp thuế cao hơn những người khác có khả năng nộp thuế ít hơn. Trong thực tế, để áp dụng
nguyên tắc này cần xác định rõ hai vấn đề: tiêu thức xác định khả năng và mức độ nộp thuế cao hơn.
Hiện nay, người ta thường dùng tiêu thức thu nhập hoặc tiêu dùng để đánh giá khả năng nộp thuế của
người nộp thuế.
Có thể nói, vấn đề công bằng trong thuế khoá là một đòi hỏi khách quan, nhưng việc đánh giá một hệ
thống thuế được coi là công bằng không phải là công việc dễ dàng. Do đó, công bằng trong thuế khoá
vẫn thuộc về nhận thức và quan điểm của mỗi quốc gia.




Giải thích lại qui tắc Ramsey
Mối liên hệ giữa qui tắc Ramsey và độ co dãn của lượng cầu.

-

Đặt ηx là độ co dãn lượng cầu đối với X,

-

tx là thuế suất trên X.

-

tx ηx là phần trăm thay đổi của giá nhân với phần trăm thay đổi của lượng cầu khi giá tăng một phần
trăm. Đây là phần trăm giảm xuống của lượng cầu đối với X tạo ra bởi thuế.

-

Tương tự, tyηy là tỷ lệ giảm xuống theo Y.

 Theo qui luật Ramsey, để tối thiểu hoá gánh nặng tăng thêm, phần trăm giảm xuống này phải bằng
nhau:

txηx = tyηy

Chia hai vế cho tyηx ta có:

(*)

Biểu thức (*) là qui tắc co dãn nghịch đảo: chừng nào mà hàng hoá không liên quan với nhau


trong tiêu dùng, thuế suất phải tỷ lệ nghịch đối với độ co dãn. Nghĩa là ηy càng lớn trong quan hệ
đối với ηx thì ty càng nhỏ trong quan hệ với tx. Tính hiệu quả không đòi hỏi rằng tất cả các tỷ lệ phải được
đặt một cách đồng dạng.
Ý nghĩa của quy tắc độ co dãn nghịch đảo rất đơn giản: các loại thuế hiệu quả làm sai lệch các quyết

định của chủ thể càng ít càng tốt. Khả năng làm sai lệch càng lớn thì độ co giãn của lượng cầu hàng hoá
càng lớn. Do vậy, thuế hiêu quả đòi hỏi rằng thuế suất cao tương đối được áp dụng đối với các hàng hoá
tương đối không co dãn.

4. Nêu quản lý nợ và nội dung của quản lý nợ.
Theo cách hiểu chung của cộng đồng tài chính quốc tế “quản lý nợ nước ngoài là một phần của công tác
quản lý kinh tế vĩ mô. Nó bao gồm việc hoạch định, triển khai, duy trì và từ bỏ các khoản nợ nước ngoài
để tạo điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng KT, giảm tình trạng đói nghèo và tiếp tục duy trì sự phát triển
mà không tạo ra những khó khăn trong thanh toán’’

1


Như vậy, nợ nước ngoài không chỉ đơn thuần là vay và trả mà phải nhằm vào mục tiêu sử dụng hiệu quả
nhất và tương xứng với khả năng thanh toán của nền kinh tế

-

Nội dung quản lý nợ:



Quản lý nợ bao gồm khía cạnh kỹ thuật và khía cạnh thể chế.




Khía cạnh kỹ thuật tập trung vào định mức nợ nước ngoài cần thiết và đảm bảo các điều khoản và
điều kiện vay mượn sao cho phù hợp với khả năng trả nợ trong tương lai.



Khía cạnh thể chế liên quan đến lĩnh vực hành chính, tổ chức, luật lệ, kế toán nhằm giám sát danh
mục nợ

• Khía cạnh kỹ thuật quản lý nợ :
 Chiến lược quản lý quy mô và cơ cấu nợ, chính sách quản lý quy mô nợ và cơ cấu nợ được thực thi
nhằm đảm bảo tính bền vững về nợ. Để làm được điều này quản lý nợ cần quan tâm đến nhiều
khía cạnh sẽ liệt kê dưới đây trong đó có ba yếu tố then chốt và gắn kết với nhau chặt chẽ nhất là
khả năng trả nợ, nhu cầu vay mượn và nguồn tài trợ.

 Nhu cầu vay mượn phải được xây dựng phù hợp với chính sách kinh tế vĩ mô để đảm bảo sử dụng
vốn vay theo đúng định hướng ưu tiên phát triển kinh tế đã đề ra

 Khả năng trả nợ, liên quan đến việc phân tích dư nợ hiện tại và luồng trả nợ trong tương lai trong
mối quan hệ với tình hình kinh tế với việc phân tích các biến tốc độ tăng trưởng kinh tế, tăng
trưởng xuất khẩu, nhu cầu nhập khẩu, mức dự trữ quốc tế trong trung hạn. Ngoài ra, còn phải dự
kiến giải ngân các khoản vay đã cam kết và dự kiến các cam kết mới và giải ngân những cam kết
này. Khả năng trả nợ được đánh giá bằng nhiều chỉ tiêu như Nợ/ xuất khẩu, Nợ/GNI.

 Nguồn tài trợ, các khoản vay sẽ được cung cấp bởi phần viện trợ không hoàn lại, cho vay ưu đãi hay
vay thương mại. Các nguồn tài trợ khác nhau đòi hỏi cách thức quản lý khác nhau để sử dụng hiệu
quả nhất nguồn tài trợ.

 Đánh giá danh mục nợ thường xuyên theo cơ cấu tiền tệ, theo thời hạn, theo cấu trúc lãi suất

để phục vụ việc xây dựng cơ sở cho mức nợ hợp lý và điều khoản vay mới. Xem xét danh mục nợ
phải gắn liền với quản trị rủi ro. Đối với cơ cấu tiền tệ không nên tập trung các khoản nợ vào một
đồng tiền duy nhất hoặc một số đồng tiền đặc biệt là các đồng tiền thường xuyên biến động để
tránh rủi ro tỷ giá dẫn đến gia tăng gánh nặng nợ.

 Lựa chọn dự án phù hợp, ở các nước công nghiệp thấp trước đây việc tài trợ cho các dự án kém
hiệu quả và không khả thi đã làm gia tăng gánh nặng nợ nhanh chóng. Do vậy, lựa chọn đúng các
dự án và chương trình cần tài trợ vốn đặc biệt quan trọng trong việc ra quyết định vay mượn. Một
chương trình đầu tư công nên đưa ra một quan điểm để ủng hộ việc lựa chọn dự án cần tài trợ
bằng cách xây dựng các tiêu chí đánh giá và dành ưu tiên cho các dự án.

1


 Giám sát và duy trì thông tin nợ. Các chi tiết giám sát bao gồm:
 Loại công cụ, người cho vay (định chế tài chính, quốc gia); loại hình tài trợ (đa phương,
song phương, thương mại, tín dụng người cung cấp…) nhằm tối đa hóa lợi ích có được
từ nguồn vốn ưu đãi và ít bị ràng buộc.

 Chủ thể đi vay chính phủ, chính quyền địa phương, doanh nghiệp nhà nước, các khoản
vay có hay không có bảo lãnh của chính phủ nhằm có biện pháp quản lý thích hợp.

 Lượng tiền cam kết, loại tiền, phí cam kết, lãi suất, thời gian ân hạn, thời gian hoàn trả, số lần hoàn
trả mỗi năm và các điều khoản đặc biệt khác

 Ngày kí kết, ngày hiệu lực, ngày tính phí cam kết, xử lý khi vỡ nợ, ngày giải ngân cuối cùng nhằm
hạn chế đến mức thấp nhất việc trùng lắp ngày trả nợ để tránh gây áp lực lên khả năng thanh
toán nợ.

 Mục đích vay, các điều kiện tiên quyết để khoản vay có hiệu lực. Việc xem xét này nhằm đánh giá

tính tương thích với các tiêu chí đã đặt ra ở trên khi lựa chọn dự án.

 Bên cạnh đó, giám sát thông tin nợ còn phải xem xét tính khả thi của các điều kiện giải ngân và tính
hiệu quả của dự án nhằm thu thập thông tin cần thiết tư vấn cho bộ phận có liên quan can thiệp
kịp thời khi khoản vay không phát huy tác dụng

• Khuôn khổ thể chế của quản lý nợ
 Khung pháp lý, khuôn khổ luật pháp về quản lý vay và trả nợ vay phải phù hợp với quản lý tài
chính và quản lý kinh tế vĩ mô của quốc gia

 Đối với các quốc gia khác nhau cơ sở pháp lý cho việc vay nợ được xác định dựa vào một trong hai
dạng: (i) quốc hội phê chuẩn giới hạn được phép vay trong và ngoài nước; (ii) có luật riêng về vay
nợ nhà nước

 Khung pháp lý bao gồm:
(i) thiết lập các luật lệ, làm rõ trách nhiệm, mục tiêu của tất cả các cơ quan tài chính chịu trách
nhiệm quản lý nợ.
(ii) quy định việc phân cấp vay nợ quy định rõ cấp nào được vay loại tín dụng nào, các điều
kiện kèm theo. Một số quốc gia không thực hiện phân cấp mà buộc chính quyền địa phương
hoặc các doanh nghiệp nhà nước phải vay lại qua Ngân hàng Trung ương hoặc Bộ Tài chính
(iii) công bố rộng rãi mục tiêu chính sách quản lý nợ, giải thích việc áp dụng các biện pháp
nhằm giảm chi phí và rủi ro

1


 Cơ cấu tổ chức, một cơ cấu tổ chức quản lý nợ thường có các cấp từ thấp lên cao và theo chuẩn
mực quốc tế các cấp và sắp xếp các cấp thường là:

 Hệ thống quản lý nợ quốc gia là một hệ thống phức tạp liên quan đến nhiều chức năng có quan hệ

và phụ thuộc lẫn nhau và các chức năng này được thực hiện bởi một số cơ quan chính phủ

 Cơ quan quản lý nợ có thể là Kho bạc, Ngân hàng Trung ương, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu
tư, Tổng cục Thống kê, có chức năng xác nhận các khoản nợ chính phủ, công bố các văn bản có
liên quan đến thanh toán nợ, trả lãi, xử lý tranh chấp có liên quan đến các khâu trong hệ thống
vay và quản lý nợ

 Một hệ thống quản lý nợ lý tưởng thường gồm 5 đơn vị:
(i) đơn vị chính sách thường quyết định nhu cầu vay mượn của khu vực tư và công. Cơ quan này
phối hợp hoạt động với tất cả các đơn vị của chính phủ đảm nhiệm việc quản lý nợ;
(ii) đơn vị kiểm soát phân tích tác động của vay mượn: thực hiện bảo lãnh khi cần; quyết định
trả lại hay vay bắc cầu; đảm bảo các hướng dẫn và chính sách liên quan đến các hiệp định đàm
phán và bảo lãnh, các điều khoản cho vay lại được ban hành bởi đơn vị chính sách đến được đến
các đơn vị hoạt động nhằm điều chỉnh việc nên vay của ai, kiểm soát đến mức nào;
(iii) đơn vị tư vấn có chức năng trung tâm, theo dõi xu hướng thay đổi của thị trường tài chính
quốc tế, theo dõi sự thay đổi của lãi suất và tỷ giá hối đoái, phân tích đánh giá các công cụ tài
chính khác nhau và khả năng áp dụng từng loại công cụ phù hợp với quốc gia;
(iv) đơn vị hoạt động đàm phán khoản vay với các chủ nợ. Cơ quan này có thể nằm trong Bộ Tài
chính điều chỉnh việc ai sẽ đi vay, nộp đơn, thương thuyết, thụ hưởng, báo cáo;
(v) đơn vị thống kê đăng ký các hiệp định và hợp đồng đã được đàm phán theo từng bên đi vay,
thu thập các thông tin chi tiết khoản vay và cung cấp một thời biểu trả nợ và trả lãi đúng hạn.

5. Giả sử rằng lượng cầu đối với thuốc lá trong 1 quốc gia là Q D = 2000 – 200P, trong đó QD là
số gói thuốc lá yêu cầu và P là giá mỗi gói thuốc lá. Cung thuốc lá là Q S = 200P.
a/Tìm giá và sản lượng của thuốc lá, giả sử thị trường là cạnh tranh.
b/Để giảm hút thuốc, Chính phủ áp thuế 2$/bao thuốc. Số lượng thuốc lá sau thuế? Giá mà
người tiêu dùng chi trả và giá nhà sản xuất nhận được. Chính phủ huy động được số thuế bao
nhiêu?
c/Mô tả kết quả bằng đồ thị.
Gải


1


a/ giá thuốc lá khi chưa có thuế (Po), ta có:
Qd = Qs  2000 – 200P0 = 200P0  400P0 = 20000  P0 = 5
Mức sản lượng thuốc lá Qo = 200 x 5 = 1000 bao thuốc lá
b/ Gọi Pg là giá người mua phải trả sau khi có thuế
Pn là giá người sản xuất phải trả
Ta có đường cầu thay đổi theo giá Pg, nhưng đường cung vẫn ở mức giá Pn, khi đó:
2000 – 200 Pg = 200 Pn  Pg + Pn = 10 (1)
Khi đánh thuế đơn vị u = 2, tức giá người mua trả = giá người sản xuất + thuế
Pg = Pn + 2 (2)
Giải hệ pt (1) và (2) ta có Pg = 6, Pn = 4
Số lượng thuốc lá sau thuế: Q1 = 200Pn = 200 x 4 = 800
Số thuế chính phủ thu được bằng diện tích hình chữ nhật PgFHPn = 800 x 2 = 1600
Mô tả bằng đồ thị: (thay đơi vị trên trục tung và trục hoành)

ĐỀ K9
ĐỀ 1
1.

Định lý nào liên quan đến phân bổ nguồn lực hiệu quả Pareto? Hãy sử dụng “điều kiện cần
cho phân bổ nguồn lực hiệu quả Pareto” để giải thích tại sao sự can thiệp của chính phủ qua
chính sách trợ cấp cho sữa nội và đánh thuế vào sữa ngoại là không hiệu quả.
Gải:
Các giả thiết:

(1) Tất cả các nhà sản xuất và tiêu dung đều hành động như những người cạnh tranh hoàn hảo, nghĩa là
không ai có được sức mạnh thị trường.


(2) Một thị trường tồn tại cho mỗi loại và tất cả các hang hóa.
 Với các giả thiết trên , định lý nền tảng thứ nhất của kinh tế học phúc lợi phát biểu rằng sẽ xuất hiện một
phân bổ hiệu quả Pareto

Điều kiện cho hiệu quả Pareto

1


Hiệu quả Pareto đòi hỏi rằng các mức giá phải có cùng tỷ lêï như chi phí biên tế, và cạnh
tranh bảo đảm thoả mãn điều kiện này. Chi phí biên tế của một hàng hoá là chi phí gia tăng
đối với xã hội để cung cấp hàng hoá đó. Tính hiệu quả đòi hỏi rằng chi phí gia tăng của mỗi
hàng hoá được thể hiện trong giá của nó

 Giải thích sự can thiệp của chính phủ qua chính sách trợ cấp cho sữa nội và đánh thuế sữa
ngoại là khơng hiệu quả
Gọi Pn1 và Png1 lần lượt là giá sữa nội và sữa ngoại trước thuế và trợ cấp
MRS

n-ng

là tỷ lệ thay thế biên của sữa nội với sữa ngoại

MCn1 là chi phí biên tế của sữa nội
MCng1 là chi phí biên tế của sữa ngoại
MRT1 là tỷ lệ chuyển đổi biên tế của sữa nội và sữa ngoại

-


Trước khi có sự can thiệp của chính phủ:
MRS1 = Pn1/Png1
MRT1 = MCn1/MCng1

 Pn1/Png1 = MCn1/MCng1
-

Khi có sự can thiệp của chính phủ
+) Chính phủ trợ cấp cho hàng trong nước thì: Pn1 giảm thành Pn2:
Pn2 = Pn1 +) Chính phủ đánh thuế vào thàng nhập khẩu thì Png1 tăng lên thành Png2:
Png2 = Png1 +

 MRS2 = Pn2/ Png2 = (Pn1 - )/ (Png1 + ) < MRS1
Trong khi đó, MRT khơng thay đổi  MRT1 = MRT2 = MRT
Nên: MRT ≠ MRS2  vi phạm điều kiện cho hiệu quả Pareto.
2. Hãy liệt kê một số ngoại tác tích cực tại Việt Nam và mơ tả đồ thị trợ cấp của 1 ngoại tác
tích cực tại Việt Nam dựa trên đồ thị về ngoại tác tích cực đã học

 Ví dụ: xây dựng dự án KCNC TPHCM thì các ngoại tác tích cực là: tạo nên một cảnh quan đẹp quanh Khu
cơng nghệ cao, thu hút thêm nguồn vốn FDI cho TPHCM (tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước), tạo
1


thêm nguồn thu nhập cho các hộ dân quanh khu công nghệ cao từ kinh doanh nhà trọ và buôn bán các
loại hàng hóa, nhận được sự chuyển giao công nghệ (tức tiết kiệm chi phí từ việc có thể tự sản xuất máy
móc thiết bị so với phải nhập khẩu máy móc thiết bị).

 Mô tả ngoại tác tích cực bằng đồ thị:
• Gọi MC là chi phí biên tế
• MPB là lợi ích biên tế của công ty

• MEB là lợi ích biên tế ngoại vi
• MSB là lợi ích biên tế của xã hội, gồm MPB và MEB
• Theo đồ thị, ta thấy:
 Công ty vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận thì họ sẽ sản xuất tại điểm a, nơi mà chi phí
biên tế bằng với lợi ích biên tế của các công ty, tức MC cắt MPB, khi đó MC = MPB. Tại
đó, Q là sản lượng tối ưu của thị trường.
 Khi dự án thành công thì tính hiệu quả đòi hỏi chi phí biên tế bằng lợi ích biên tế xã hội.
Khi đó MC cắt MSB tại c, nơi mà sản lượng đạt mức Q*. Diện tích abc là mức tăng thêm
của lợi ích ròng xã hội khi tăng mức sản lượng Q đến Q*
 Đồ thị:

3.

Hãy nêu tiêu chuẩn đánh giá, thẩm định 1 dự án công và phân tích sự khác biệt khi đánh giá
dự án công và dự án tư trong tính toán, đo lường các lợi ích, chi phí và tỷ lệ chiết khấu

-

Các tiêu chuẩn đánh giá, thẩm định 1 dự án công:

+) Dựa vào các tiêu chuẩn đánh giá dự án
của KV tư nhân: tiêu chuẩn giá trị hiện tại, suất sinh lời nội bộ, tỷ lệ lợi ích-chi phí



Tiêu chuẩn giá trị hiện tại:
Một dự án được thừa nhận chỉ khi giá trị hiện tại của nó là dương;
Khi một trong hai dự án được lựa chọn, dự án được ưa thích hơn là dự án có giá trị hiện tại cao
hơn.




Suất sinh lời nội bộ: Nếu dự án sinh lời với dòng lợi ích là (B) và chi phí là (C) qua giai đoạn T, thì
suất sinh lời nội bộ (p) sẽ là:

1


Tỷ lệ hoàn trả nội bộ là tỷ lệ chiết khấu mà sẽ tạo ra giá trị hiện tại của dự án đúng bằng không.
Tiêu chuẩn để thừa nhận dự án: nếu p vượt quá chi phí cơ hội của vốn hay quỹ tài chính của cty,
r.
Nếu 2 dự án có quan hệ loại trừ lẫn nhau đều được thừa nhận, chọn dự án nào có giá trị p cao
hơn.
Nhược: không xét đến quy mô dự án, có nhiều kết quả khi gặp dòng ngân lưu bất đồng, dễ gặp
sai lầm khi so sách các dự án loại trừ nhau

• Tỷ lệ Lợi Ích-Chi Phí
Giả sử rằng một dự án thu được dòng lợi ích là B 0, B1, B2,…, BT và dòng chi phí là C 0, C1, C2,…,CT.

Khi đó giá trị hiện tại của lợi ích B là:
và giá trị hiện tại của chi phí C là:
Tỷ lệ Lợi ích-Chi phí = B/C.
Một dự án có thể được thừa nhận yêu cầu tỷ lệ lợi ích-chi phí của nó lớn hơn1
Dự án được chọn khi có giá trị B/C lớn hơn.
Nhược: dễ mắc sai lầm khi so sánh các dự án loại trừ nhau, việc phân loại lchi phí và lợi ích luôn
có sự nhập nhằng vì lợi ích luôn được coi là chi phí âm và ngược lại.

+) Tỷ lệ chiết khấu cho các dự án chính phủ




Các hệ số dựa vào lợi tức KV tư nhân:
Sử dụng suất sinh lời tư nhân trước thuế
Sử dụng trọng số bình quân của suất sinh lời trước và sau thuế, với trọng số cho suất sinh lời
trước thuế bằng tỷ lệ các quỹ hình thành từ đầu tư, và trọng số cho suất sinh lời sau thuế là tỷ lệ
các quỹ hình thành từ tiêu dùng.



Tỷ lệ chiết khấu XH: nó đo lường các giá trị XH về tiêu dùng phải hi sinh trong hiện tại, và nó có
thể thấp hơn suất sinh lời thị trường do 1 số nguyên nhân sau:

 Liên quan đến các thế hệ tương lai: KV tư nhân chỉ quan tâm đến phúc lợi của họ, vì thế
từ quan điểm XH, KV tư nhân dành quá ít các nguồn lực cho tiết kiệm, áp dụng tỷ lệ
chiết khấu quá cao cho khu vực tương lai.

 Chủ nghĩa gia trưởng: không lo xa nên chiết khấu những lợi ích với tỷ lệ quá cao.
 Sự không hiệu quả của thị trường.
-

Phân tích sự khác biệt khi đánh giá dự án công và dự án tư trong tính toán, đo lường các lợi
ích, chi phí và tỷ lệ chiết khấu



Tính toán, đo lường chi phí lợi ích

1



×